VỚI CHÍNH PHỦ CỘNG SẢN VIỆT NAM
VN được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lập thêm Giáo Phận Bà Rịa
Bình thường hóa liên hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam?
Thông báo về Phái Đoàn Đại Biểu của Tòa Thánh sau cuộc viếng thăm Việt Nam thập niên
Việt Nam được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lập thêm Giáo Phận Bà Rịa
Theo cơ quan Tín Liệu Á Châu, hôm Chúa Nhật 20/11/2005, chính phủ Việt Nam đã loan báo rằng sẽ có một giáo phận mới ở Bà Rịa “vì có quá nhiều người Công giáo” ở giáo phận Xuân Lộc. Và Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Giám Mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc là Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, 63 tuổi, cai quản tân giáo phận này.
Các viên chức ở Hà Nội cho biết là quyết định này được thực hiện bởi Thủ Tướng Phan Văn Khải hôm 13/5/2005, “theo lời yêu cầu của Vatican và hội đồng giám mục Việt Nam”.
Giáo phận mới này rộng 1.975 cây số vuông (hay 762 dặm vuông), bao gồm 224.000 ngàn người Công giáo trong tổng số dân 908.000, với 191 vị linh mục và 598 tu sĩ. Tân giáo phận này là giáo phận thứ 26 ở Giáo Hội Việt Nam.
Cơ quan Tín Vụ Á Châu khẳng định là biến chuyển này cần có bởi con số gia tăng tín hữu ở một miền đã mang danh là “Vatican ở Việt Nam”. Biến chuyển này xẩy ra sau chuyến viếng thăm 27/6-2/7/2005 Rôma của một phái đoàn đại biểu Hà Nội, chuyến viếng thăm đầu tiên từ năm 1992.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo VIS và Zenit ngày 22/11/2005
Bình thường hóa liên hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam?
Hôm Thứ Bảy 2/7/2005, Tòa Thánh phổ biến tin tức cho biết là Việt Nam vừa gửi 1
phái đoàn đại biểu thuộc Ủy Ban Tôn Vụ (kể cả bộ ngoại giao) của nhà nước đến
Vatican viếng thăm từ ngày 27/6 đến 2/7/2005. Bản văn phổ biến tin tức này cho
biết:
“Phiên họp hoạt động ở Văn Phòng Quốc Vụ Khanh, được điều hợp trong bầu không
khí thân ái tôn trọng và đối thoại tốt đẹp của Đức Ông phụ tá thư ký văn phòng
liên hệ chư quốc Pietro Parolin, đã tập trung như thường lệ về một số khía cạnh
liên quan đến sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam, khi bàn tới một số
tiến hóa xẩy ra từ cuộc họp vừa rồi và những trục trặc vẫn chưa được giải quyết.
Chính phủ Việt Nam không cho phép Tòa Thánh trực tiếp bổ nhiệm các vị giám mục.
Trái lại, họ đòi Tòa Thánh cho họ biết một số tên để nhà nước chọn lựa tùy nghi.
Nhà nước cũng quyết định về thành phần tuyển sinh vào chủng viện nữa, nơi phải
dạy cả chủ thuyết Mát Xít, và về cả thành phần được thụ phong linh mục.
Bản văn viết tiếp rằng các vị giám mục Việt Nam “đặc biệt chú ý đến đạo luật mới
được chính quyền ban hành về các niềm tin và tôn giáo hôm Tháng 11 năm ngoái”.
Đến nỗi, như linh mục Hoàng Minh Thắng, vị làm việc cho Đài Phát Thanh Vatican
đặc trách chương trình Việt ngữ, cho biết: “Nếu đạo luật này được áp dụng đúng
như phác họa thì không còn quyền tự do tôn giáo gì nữa”.
Văn bản của Tòa Thánh cho biết thêm là các cuộc họp ở Rôma cũng phản ảnh “vấn đề
liên hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, hy vọng rằng vấn đề sẽ tiến triển nhanh
chóng theo chiều hướng bình thường hóa của đôi bên”.
Đây là chuyến viếng thăm thứ hai của phái đoàn đại biểu chính quyền Việt Nam đến
Vatican từ năm 1992. Các cuộc gặp gỡ hằng năm giữa Tòa Thánh và chính quyền cộng
sản Việt Nam là để làm sáng tỏ những vấn đề cụ thể liên quan tới những mối liên
hệ với nhau.
Bản văn của Tòa Thánh còn viết phái đoàn đại biểu của Việt Nam “đã có thể biết
thực tại về Vatican trực tiếp hơn và sâu xa hơn”.
Phái đoàn đã được ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư văn phòng liên hệ chư quốc tiếp
đón. Họ đã viếng thăm cả ĐHY Cresceszio Sepe, tổng trưởng thánh bộ truyền bá
phúc âm hóa các dân tộc, cũng như Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình và Hội Đồng Đối
Thoại Liên Tôn.
Họ còn thăm chương trình tiếng Việt của Đài Phát Thanh Vatican và nói chuyện với
các chủng sinh Việt Nam học ở Đại Học Urbanô ở Rôma.
Phái đoàn này cũng tham dự đại lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô ở Đền Thờ
Thánh Phêrô, và chứng kiến việc TGM Ngô Quang Kiệt TGP Hà Nội lãnh nhận giây
choàng tông phẩm từ ĐTC BĐXVI.
Trong số 80 triệu dân Việt Nam, có 7 triệu Kitô hữu, trong đó có 6 triệu Công
giáo, Phật giáo 50 triệu, và tín hữu Cao Đài 4 triệu.
Tâm Phương, theo Zenit ngày 3/7/2005
Thông báo về
Phái Đoàn Đại Biểu của Tòa Thánh sau
cuộc viếng thăm Việt Nam thập niên
Chiều ngày Thứ Hai 3/5/2004, một bản thông báo của văn phòng báo chí Tòa Thánh
cho biết phái đoàn của Tòa Thánh viếng thăm Việt Nam 6 ngày đã trở về Rôma vào
ngày của bản thông báo này. Phái đoàn đại biểu gồm có các Đức ông Pietro
Parolin, phó bí thư của văn phòng Liên Hệ Với Các Quốc Gia, Luis Mariano
Montemayor, cố vấn khâm sứ và Barnaba Nguyễn Văn Phương, trưởng văn phòng ở
Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc.
Bản thông báo cho biết: “Phái đoàn đại biểu đã gặp tổng thống và các phần tử
của Hội Đồng Thường Trực của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng như các vị giám
mục thuộc giáo tỉnh Hà Nội.
“Trong bầu khí tích cực, phái đoàn đại biểu đã bàn đến đời sống và sinh hoạt
của Giáo Hội Công Giáo ở xứ sở này với Văn Phòng Tôn Giáo Vụ do ông Ngô Yến
Thi làm đầu.
“Sau đó phái đoàn đại biểu đã họp với ông Lê Công Phụng, thứ trưởng Ngoại Quốc
Vụ, và ông Nguyễn Huy Quang, phó chủ tịch Ủy Ban Ngoại Quốc Vụ của Tiểu Ban
Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ở một số trường hợp vấn đề liên hệ giữa
Việt Nam và Tòa Thánh đã được bàn đến, liên quan tới những bước tiến tới tình
trạng bình thường hóa vấn đề liên hệ.
“Sau hết, phái đoàn đại biểu đã viếng thăm các giáo phận Xuân Lộc và Ban Mê
Thuộc, nơi các vị đã cử hành Thánh Lễ trong bầu không khí hết sức hiệp thông
giáo hội và là nơi các vị nhận được những bày tỏ hết sức cảm mến và trung
thành với ĐTC. Tuy nhiên, ở Xuân Lộc, chính phủ không cho phép tất cả mọi
người được tham dự Thánh Lễ 29/4/2004 tại vương cung thánh đường của giáo phận
này. Các vị cũng gặp gỡ những viên chức thẩm quyền địa phương. Những cuộc gặp
gỡ khác xẩy ra ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Những cuộc viếng thăm này xẩy ra 10 năm 1 lần. Theo cơ quan AsiaNews thuộc
Viện Tòa Thánh Về Các Việc Truyền Giáo Hải Ngoại (PIME: Pontifical Institute
for Foreign Missions) đã cho biết là thành quả khả quan từ chuyến viếng thăm
lần này là chính quyền đã chấp thuận bổ nhiệm cho Thanh Hóa một vị giám mục,
giáo phận đã thiếu chủ chăn trong 2 năm qua. Giáo Phận Hà Nội và Xuân Lộc cũng
cần một vị giám mục phụ tá hay phó để thay thế cho những vị giám mục đã cao
niên.
Chính phủ cho phép phái đoàn đại biểu viếng thăm Buôn Mê Thuột nhưng các vị
không gặp được một tín hữu nào ở đây. Vì thành phần Dân Thượng ở đấy vừa mới
có những xung khắc với chính quyền trong mấy tuần vừa qua.