ÐỐI THOẠI LIÊN TÔN VỚI DO THÁI GIÁO

 

Đại diện Tòa Thánh tham dự việc khai trương tân Bảo Tàng Viện Lịch Sử Về Cuộc Thảm Sát Do Thái

ĐHY Jean-Louis Tauran, vị thủ thư viện của Tòa Thánh, đã đến Giêrusalem vào ngày 15/3/2005 để đại diện ĐTC tham dự cuộc khai trương tân Bảo Tàng Viện Lịch Sử Về Cuộc Thảm Sát Do Thái ở Yad Vashem Mausoleum. Ngài đã ngỏ lời hôm 16/3 trong cuộc khai trương này, những lời được Tòa Thánh phổ biến hôm 17/3 với những ý tưởng chính yếu tiêu biểu như sau:

Ngài nói với cử tọa về “việc gần gũi thiêng liêng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng như sự liên kết của Giáo Hội Công giáo”. ĐTC GPII đã viếng thăm Yad Vashem hôm 23/3/2000 trong chuyến hành hương Thánh Địa của ngài. Đó là một đài tưởng niệm nạn nhân Bị Thảm Sát và chứa đựng một số tro cốt của các nạn nhân thuộc các trại tập trung khác nhau.

“Dinh thự chúng ta vừa khánh thành, đối với toàn thế giới, là một cảnh giác, một chứng từ và là một lời kêu gọi. Trong việc nhìn nhận nỗi đau khổ muôn vàn của người Do Thái, chúng ta đối diện với trách nhiệm cần phải tỉnh táo, với nhu cầu cần phải loại trừ thái độ dửng dưng lãnh đạm cũng như với cái trống rỗng kinh hoàng của một thế giới phi thần linh”.

Trích lại sứ điệp của ĐTC GPII nhân dịp 60 năm kỷ niệm việc giải tỏa trại tập trung Auschwitz-Birkenau, vị hồng y này cho biết “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II một lần nữa lập lại vào buổi sáng hôm nay cho tất cả những ai muốn lắng nghe là khi chúng ta nhớ đến ‘tội ác ghê rợn phạm đến nước Do Thái’ là cuộc Thảm Sát, chúng ta làm như thế bởi vì ‘những biến cố kinh khủng này, đối với những con người nam nữ hiện đại, là một lời kêu gọi ý thức trách nhiệm để xây dựng lịch sử của chúng ta’.

“Giáo Hội Công giáo, khi tôn trọng cái đặc thù của Do Thái giáo và liên kết với gia sản của Do Thái giáo trong đức tin, dạy rằng không có vấn đề hay lý do nào để hận ghét người Do Thái cả. Điều ấy sẽ là một tội phạm đến Thiên Chúa và nhân loại”.

 

Phái đoàn Tôn sư Do Thái khắp Thế Giới về Vatiacan để cảm tạ ĐTC GPII

Vào ngày Thứ Ba 18/1/2005, ĐTC GPII tiếp phái đoàn Do Thái gồm 160 vị lãnh đạo, tôn sư cùng ca trưởng, những người đến để ngỏ lời cám ơn ngài về những nỗ lực ngài thực hiện để hòa giải hai niềm tin giữa hai tôn giáo. Sở dĩ có cuộc triều kiến này là để mừng kỷ niệm 40 năm Tuyên Ngôn “Nostra Aetate” về việc Giáo Hội Công Giáo với Tôn Giáo Ngoài Kitô Giáo được Công Đồng Chung Vaticanô II công bố ngày 28/10/1965.

Phái đoàn Do Thái này gồm có những nhân vật đặc biệt như Obed Ben-Hur, lãnh sự Do Thái ở Tòa Thánh; Amire Ofek, lãnh sự Do Thái về truyền thông ở Nữu Ước; Tôn sư Adam Mintz, chủ tịch Hội Đồng Chư Tôn Sư Ở Nữu Ước; Shmuel Rene Sirot, cựu tôn sư trưởng ở Âu Châu và Pháp quốc; David Lincoln, tôn sư trưởng Hội Đường ở Park Avenue Nữu Ước; Shlomo Riskin, tôn sư trưởng ở Efrat Giêrusalem; và Tôn sư Joseph Arbid ở Đại Hội Đường Rôma. Ngoài ra còn có 12 ca trưởng Do Thái, thành phần đã có mặt trong buổi hòa nhạc ở Đại Hội Đường Rôma từ hôm trước để trình diễn cho phái đoàn đại biểu và đại diện của Vatican cũng như cộng đồng Do Thái ở Rôma.

Theo bản công bố của Tổ Chức Mở Đường là cơ quan xin được có cuộc triều kiến này thì vị chủ tịch sáng lập của tổ chức là Gary Krupp nói:

“Sứ vụ Mở Đường của chúng tôi đó là việc mang những con người thiện tâm lại với nhau, bất kể tôn giáo của họ, cũng như việc khéo léo phá đổ những bức tường cản trở vấn đề gặp gỡ ấy.

“Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã từng làm điều này cả mấy thập niên. Thật là xứng hợp để chúng tôi khiêm tốn ngỏ lời cám ơn ngài về tất cả những gì ngài đã thực hiện cho nhân dân Do Thái của Trái Đất, nhờ đó, mở đường tiến đền hòa bình đích thực trên Mặt Đất”.

Tôn sư Jack Bemporad, giám đốc Trung Tâm Tìm Hiểu Liên Tôn cũng đã lên tiếng như sau:

“Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các vị tôn sư đại diện cho tất cả mọi ngành Do Thái giáo từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau để chung tiếng tạ ơn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng như Giáo Hội Công giáo về tất cả những gì họ đã thực hiện để xây dựng những chiếc cầu nối cảm thông và tương kính giữa các người Do Thái và Công giáo.

“Trong lịch sử thế giới, 40 năm qua được thấy như là thời gian cách mạng nhất và đáng kể nhất đối với việc tiến bộ nơi mối liên hệ giữa Do Thái và Công Giáo. Từ Công Đồng Chung Vaticanô II và với sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo Hội Công giáo đã thực hiện những bước tiến rất xa trong việc xây dựng những mối liên kết mới với nhân dân Do Thái dựa trên hỗ tương tính và lòng cảm mến chân thực.

“Không có một vị giáo hoàng nào đã từng thực hiện nhiều hay để ý nhiều đến vấn đề thiết lập một mối liên hệ huynh đệ giữa những người Công giáo và Do Thái như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên đến viếng thăm hội đường Do Thái ở Rôma. Ngài đã ban hành văn kiện “Chúng Ta Tưởng Niệm” về Cuộc Tàn Sát Người Do Thái.

“Ngài đã thiết lập những liên hệ ngoại giao trọn vẹn với quốc gia Do Thái. Và ngài đã xin người Do Thái thứ tha cho tất cả những hành động quá khứ chống Do Thái giáo của con cái nam nữ thuộc Giáo Hội Công giáo, trong cuộc ngài hành hương đến Do Thái trong năm 2001. Đối với tôi, đó thực là một cuộc cách mạng. Tôi tin rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được coi là một đại chuyên viên chữa lành mối liên hệ giữa người Công giáo và Do Thái.

“Những nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Giáo Hội Công giáo vươn đến nhân dân Do Thái là những gì hết sức đáng kể, vì những nguồn quan trọng nhất liên quan đến vấn đề bài Do Thái chủng và chống Do Thái giáo suốt giòng lịch sử vẫn là các giáo huấn của Công giáo.

“Bằng việc từ khắp nơi trên thế giới về Vatican, thành phần tôn sư chúng tôi muốn nói rằng ‘xin cám ơn ngài’”.

 

Đại Diện Phái Đoàn Do Thái ngỏ lời cảm tạ ĐTC GPII về giáo triều hòa giải của ngài

ĐTC GPII, trong buổi tiếp phái đoàn Do Thái 160 vị tôn sư và đại diện khắp thế giới này, đã nhắc nhở rằng:

“Năm nay chúng ta sẽ cử hành đệ tứ thập chu niên Tuyên Ngôn ‘Nostra aetate’ của Công Đồng Chung Vaticanô II, một tuyên ngôn đã đóng góp quan trọng vào việc củng cố vấn đề đối thoại Do Thái và Công Giáo. Chớ gì đây là dịp để lập lại việc quyết tâm gia tăng hiểu biết và cộng tác việc xây dựng một thế giới được đặt nền tảng vững chắc hơn trên sự tôn trọng hình ảnh thần linh nơi hết mọi con người”.

Sau đây là lời ngỏ cùng ĐTC của ông Gary Krupp, vị chủ tịch kiêm sáng lập Tổ Chức Mở Đường, thay mặt phái đoàn tôn sư và đại diện Do Thái:

“Thưa Ngài Giáo Hoàng:

“Chúng tôi là nhóm người đại diện một phần tiêu biểu cho Do Thái giáo, thành phần về đây mang theo các phúc lộc của cả hằng triệu người thuộc đức tin chúng tôi để cảm tạ ngài.

“Vừa lên ngai tòa Thánh Phêrô, ngài đã thực hiện chuyến đi tới Auschwitz để tôn kính các nạn nhân của Cuộc Tàn Sát. Ngài đã bênh vực nhân dân Do Thái trong mọi hoàn cảnh, như là một vị linh mục ở Balan cũng như trong giáo triều 26 năm của mình. Ngài đã lên án việc bài Do Thái Chủng như là một “tội phạm đến Thiên Chúa và nhân loại”. Chiều hướng hòa giải này đã là nền tảng cho vai trò làm giáo hoàng của ngài cũng như cho mối liên hệ của vai trò này với nhân dân Do Thái.

“Vào ngày 13/4/1986, ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên kể từ Thánh Phêrô đã đến viếng thăm một hội đường Do Thái. Trong dịp trình ủy nhiệm thư cho ngài vào tháng 6/2003, Vị Lãnh Sự Do Thái là Obed Ben-Hur đã bày tỏ cử chỉ hết sức tốt đẹp này khi nói: ‘Vào ngày hôm đó ngài đã gánh trên vai mình một Giáo Hội 2 ngăn năm, từ hồi hội đường Capernaum ở thế kỷ thứ nhất, nơi Chúa Giêsu thường nguyện cầu, nhờ đó ngài đã khép lại một giai đoạn lịch sử’.

“Ngài đã thôi thúc Tòa Thánh hãy bắt đầu tiến trình bình thường hóa liên hệ ngoại giao với Quốc Gia Do Thái vào năm 1992, với quê hương thánh kinh thân yêu của nhân dân Do Thái, nói lên việc nhìn nhận sự hiện hữu của Eretz Ysrael hôm qua, hôm nay và vĩnh viễn.

“Việc ngài hành hương đến Do Thái và Thánh Địa vào ngày 21/3/2000 đã là những gì bất tử trong tâm trí của nhân dân Do Thái khắp thế giới, khi ngài đặt lời nguyện cầu xin tha thứ của mình vào Bức Tường Phía Tây.

“Những lời nói long trọng của ngài trong cuộc ngài viếng thăm Sảnh Đường Tưởng Nhớ Yad Vashem đã khiến chúng tôi hết sức cảm động và tác động tâm can của chúng tôi.

“Không thể nào diễn tả hết cái âm cảm được những việc làm tiêu biểu này vang động nơi người Do Thái khắp thế giới. Thưa Đức Giáo Hoàng, những hành động hòa giải này thực sự là mấu chốt cho giáo triều của ngài, như ngài cũng đã cố gắng để sửa chữa lại những rạn nứt cổ thời nơi tất cả mọi tôn giáo trên thế giới.

“Huấn Giáo Do Thái về Các Vị Giáo Phụ đã tuyệt vời diễn tả thành lời mối tình yêu thương ngài đã bày tỏ với toàn thể nhân loại. Tôn sư Hillel nói: ‘Hãy là một trong thành phần môn đệ của Aaron, bằng cách làm một con người yêu chuộng hòa bình, một con người theo đuổi hòa bình, một con người yêu thương toàn thể nhân loại và mang nhân loại gần lại với tôn giáo’.

“Vì những hành động yêu thương của ngài đối với toàn thể nhân loại cũng như việc ngài hăng say theo đuổi hòa bình và hòa giải tất cả mọi niềm tin, Đức Giáo Hoàng thực sự là hiện thân của những lý tưởng và tinh thần của Aaron, vị thượng tế của dân Do Thái ngày xưa.

“Để kết thúc, ngài đã nói đến chúng tôi là con cái của Abraham, như những người anh thân yêu của ngài. Niềm ước mong đầy nguyện cầu của tôi là Do Thái, Kitô Giáo và Hồi Giáo, ba con cái của Abraham, sớm thắt kết lại với nhau nên một lý tưởng và tiếng nói chung để bênh vực tất nhân loại chống lại thành phần làm ô danh Chúa Trời bằng những hành động bạo lực nhân danh Ngài.

“Thưa Ngài Giáo Hoàng, xin cám ơn Ngài, tạ ơn Ngài, tri ân Ngài. Bình an, Bình an, Bình an”.

Để kết thúc, ba vị tôn sư đã chúc lành cho ĐTC và tất cả đã xướng lên 1 bài hát.

 

 

Bản Công Bố của Ủy Ban Liên hệ Tôn Giáo Với Những Người Do Thái: 3 Điểm Công Bố Chung

Từ ngày 17/10/2004, tại Grottaferrata Ý Quốc, đã diễn ra những cuộc họp và đối thoại giữa các đại biểu của Tòa Tôn Sư Trưởng Do Thái dưới sự lãnh đạo của Tôn Sư Shar Yishuv Cohen, với Ủy Ban Tòa Thánh Đặc Tránh Liên Hệ Về Đạo Giáo Với Người Do Thái do ĐHY Jorge Mejia cầm đầu, về đề tài: “Nhãn Quan Chung về Công Lý Xã Hội và Vấn Đề Tác Hành Theo Đạo Lý”. Ngày 19/10/2004, tức sau cuộc họp, cuộc họp này đã phổ biến mấy điều sau đây:

Từ cuộc họp mặt của chúng tôi ở Grottaferrata (Rôma), từ ngày 17 đến 19 tháng 10 năm 2004, chúng tôi phổ biến bản tuyên ngôn này.

Ý thức sự kiện là chưa hiểu biết rộng rãi đủ nơi cộng đồng của mình về việc đổi thay hệ trọng từng xẩy ra nơi mối liên hệ giữa những người Công Giáo và Do Thái; và theo chiều hướng hoạt động của Tiểu Ban chúng tôi cũng như những bàn luận hiện thời về một nhãn quan chung đối với một xã hội công chính và đạo lý; chúng tôi xin tuyên bố:

1. Chúng tôi không phải là kẻ thù của nhau, mà là những đồng bạn bất khả vãn hồi trong việc nói lên các giá trị luân lý thiết yếu để giúp xã hội loài người được tồn tại và phúc hạnh.

2. Giêrusalem mang một tính chất linh thánh đối với tất cả mọi thành phần con cái của Abraham. Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi thẩm quyền đương nhiệm hãy tôn trọng tính chất này và hãy tránh những hành động phạm đến những gì là tinh tế của các cộng đồng tôn giáo ở Giêrusalem và tha thiết với thành này.

3. Chúng tôi kêu gọi các thẩm quyền tôn giáo hãy công khai chống lại những hành động tỏ ra bất kính đối với những con người theo đạo, những biểu hiệu và những Nơi Thánh, như việc làm mất đi tính cách linh thánh của các nghĩa trang và việc tấn công mới đây Đức Thượng Phụ Armenian ở Giêrusalem. Chúng tôi kêu gọi những thẩm quyền tôn giáo này hãy giáo dục các cộng đồng của mình trong việc tác hành một cách trân trọng và xứng đáng đối với con người cũng như đối với việc họ sống gắn bó với niềm tin của họ”.

Phái Đoàn Đại Biểu Do Thái

1. Rabbi Shar Yishuv Cohen, Chief Rabbi of Haifa
2. Rabbi Rasson Arussi, Chief Rabbi of Kiryat Ono
3. Rabbi Yossef Azran, Chief Rabbi of Rishon-Lezion
4. Rabbi David Brodman, director general of the Center for Jewish Education in Savyon
5. Rabbi David Rosen, international director for Interreligious Affairs
6. Mr. Oded Wiener, director general of the Grand Rabbinate of Israel in Jerusalem

Phái Đoàn Đại Biểu Công Giáo


1. His Eminence Cardinal Jorge María Mejía, Archivist and Librarian emeritus of the Holy Roman Church
2. His Eminence Cardinal Georges Cottier, O.P., former Papal Household theologian
3. His Excellency Monsignor Pietro Sambi, apostolic delegate in Jerusalem
4. His Excellency Monsignor Giacinto-Boulos-Marcuzzo, auxiliary bishop of the Latin Patriarchate of Jerusalem
5. Reverend Monsignor Pier Francesco Fumagalli, consultor for the Holy See's Commission for Religious Relations with the Jews
6. Reverend Father Norbert Hofmann, S.D.B., secretary of the Holy See's Commission for Religious Relations with the Jews


Đức Thánh Cha Phaolô VI đã thiết lập Ủy Ban Đặc Trách Liên Hệ Tôn Giáo Với Người Do Thái vào ngày 22/10/1974. ĐHY Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, được đi với ĐHY Mejia và phái đoàn đại biểu của ủy ban này, sẽ viếng thăm hội đường ở Rôma vào ngày Thứ Sáu 22/10/2004 là dịp cộng đồng Do Thái qui tụ lại để cử hành mừng Ngày Vượt Qua.

 

Tòa Thánh và Do Thái giải quyết vấn đề giấy thông hành, thuế má và nhà tiệc ly

Ngày Thứ Ba 14/9/2004, Bộ Trưởng Nội Vụ Do Thái là ông Avraham Poraz đã gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ở nhà nghỉ mát của Ngài, sau khi đã ngỏ lời cùng một số phụ tá của Ngài ở Rôma về mấy vấn đề đang được thương thảo giữa Tòa Thánh Rôma và chính phủ Do Thái. Theo văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết thì trong những cuộc trao đổi với các viên chức của Tòa Thánh này, vấn đề giấy thông hành cũng như về vấn đề thuế má liên quan đến các cơ sở của Giáo Hội Công Giáo đã được đề cập tới.

Trong những tháng vừa qua, chính quyền Do Thái đã từ chối không cấp chiếu khán cho đặc biệt thành phần linh mục hay tu sĩ từ các quốc gia Ả Rập tới. Một số vị còn gặp trục trặc về vấn đề làm lại giấy thông hành của mình. Vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã phổ biến một công báo liên quan đến “vấn đề chiếu khán nhập cảnh vào Do Thái cho các viên chức tôn giáo của Giáo Hội Công Giáo”. Vị bộ trưởng này “đã hứa ban bố những chỉ dẫn cần thiết để giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng”.

ĐTGM Pietro Sambi, đại diện tòa thánh ở Giêrusalem, cũng vào ngày Thứ Bảy 14/9, đã cho biết rằng “giờ đây tất cả mọi nhân viên tôn giáo đều được cấp phát giấy thông hành”. Tuy nhiên, trong một lời phát biểu với tờ nhật báo Ý Avvenire, vị TGM này còn thêm rằng cần phải có những biện pháp “để tránh lệ thuộc vào những thứ rắc rối quá cỡ hằng năm trong việc làm lại phép cư trú. Cần phải có những qui tắc thành văn về việc tự động tái cho phép này”.

Bản công bố của văn phòng báo chí của Tòa Thánh còn cho biết thêm rằng những vị đại diện đôi bên còn bàn đến “việc tiến triển trong vấn đề thương lượng đang diễn ra ở Giêrusalem để đi đến những thỏa thuận về các vấn đề tài chính của các cơ sở giáo hội ở Do Thái”.

Luật Do Thái, được Tối Cao Pháp Viện xác nhận, công nhận việc châm chước về tài chính cho các tài sản của giáo hội. Tuy nhiên, vào Tháng 12/2002, trong khi hai bên đang thương lượng thì chính phủ Do Thái đã quyết định rút lại khá nhiều về việc châm chước tài chính ấy. Sau một năm không chính thức liên lạc gì với nhau giữa đôi bên, các vị đại diện của đôi bên đã gặp nhau hôm 6-9/9/2004 ở Giêrusalem để xét lại các khía cạnh về vấn đề áp dụng Bản Hiệp Ước Cốt Yếu Năm 1993.

Đại diện của ĐTC đã nói rằng cần nhiều cuộc họp hơn nữa giữa các vị đại diện Do Thái và Vatican để viết một văn kiện thỏa ước cuối cùng. Các vị đại biểu của đôi bên gồm có: bên Do Thái với ông bộ trưởng nội vụ trên, ông Oded Ben-Hur, lãnh sự Do Thái ở Tòa Thánh, ông Paltiel Varon, tham vấn viên, và Cesare Marjeh, giám đốc Bộ Liên Hệ Với Kitô Hữu; bên Tòa Thánh với ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano, với ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư đặc trách liên hệ với các quốc gia, và các đức ông Franco Coppola và Joseph Murphy là hai viên chức của văn phòng Quốc Vụ Khanh.

Cuộc xung đột Do Thái và Palestine không được nói đến ở các buổi gặp gỡ khi Tòa Thánh bày tỏ chủ trương về hòa bình Trung Đông trong việc viếng thăm Tòa Thánh gần đây của vị lãnh đạo và ngoại trưởng Do Thái.

Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Vatican, vị Bộ Trưởng Nội Vụ nói rằng trong việc ông gặp gỡ ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano: “Tôi hứa rằng bộ của chúng tôi sẽ làm dễ dãi tất cả mọi phương thức để cho thành phần dân giáo sĩ có thể dễ dàng đến Tòa Thánh.

“Tôi chỉ muốn cho biết rằng một số người đến từ các quốc gia ở trong tình trạng hận thù với Do Thái. Tiếc thay, chúng tôi không thuận hòa với các nước láng giềng của chúng tôi và nếu người ta đến từ chẳng hạn như Lebanon, Syria hay Jordan, chúng tôi phải kiểm soát họ kỹ lưỡng.

“Chúng tôi cũng đồng ý rằng, ở một số trường hợp, Tòa Thánh Vatican ở Rôma sẽ cho biết thành phần dân chúng nào chúng tôi tin được, bảo đảm là chúng tôi không có vấn đề gì với họ.

“Bởi thế, nếu chúng tôi nhận được Tòa Thánh cho biết những người ấy Tòa Thánh công nhận, không nguy hiểm gì, thì d6ẽ dàng hơn nhiều và chúng tôi sẽ cắt bớt tất cả mọi việc kiểm soát về an ninh.

Về vấn đề thuế má, linh mục Jaeger dòng Phanxicô cho biết “Giáo Hội không bao giờ hưởng cũng như không bao giờ xin chước thuế má về các công trình hay những cơ sở thương mại thuộc về Giáo Hội nếu có ở Do Thái. Điều này không hề có vấn đề gì hết. Tuy nhiên, đối với những cơ cấu có bản chất tôn giáo hay bác ái, Giáo Hội luôn được hưởng những thứ châm chước thuế má về tài sản. Tất cả mọi châm chước này đã được xác nhận bởi đạo luật năm 1938.

“Tuy nhiên, gần 2 năm trước đây, trong khi những cuộc thương thảo đang diễn ra về vấn đệ hiệu lực của đạo luật này, thì chính quyền Do Thái đã điều chỉnh nó khi giảm sút hết cỡ một cách đơn phương những thứ châm chước vốn có của Giáo Hội, thậm chí trước cả việc thương thảo thỏa thuận.

Vị bộ trưởng nội vụ Do Thái đã nói với các vị đại diện Tòa Thánh rằng: “Trên căn bản chúng tôi đồng ý rằng những hoạt động về thương mại, như các tiệm, các ký viện, các khách sạn v.v. đều phải đóng thuế như mọi người. Dĩ nhiên. Các nhà thờ, những nơi nguyện cầu, đều được miễn trừ mọi thứ thuế má. Các học đường không phải trả bất cứ khoản nào”. Về các đan viện, ông bộ trưởng này nói: “Họ phải trang trải những dịch vụ của thành phố như rác rưới, điện lực, nước nôi, quét đường v.v., nó không phải là thuế”, mà chỉ là vấn đề “trang trải những thứ chi phí vậy thôi”.

Vị bộ trưởng này tin tưởng rằng “rất cần phải cải tiến vấn đề liên hệ. Chúng tôi biết rằng Tòa Thánh rất chú trọng đến Thánh Địa. Do Thái và các nơi thánh không phải như những nơi khác. Mục đích của chúng tôi và nhiệm vụ của chúng tôi là làm sao để cho mọi sinh hoạt được dễ dàng thực hiện. Dĩ nhiên chúng tôi gặp trục trace với vấn đề an ninh. Nếu xẩy ra vụ phong tỏa Bêlem thì khó lòng qua lại đó. Thế nhưng mục đích của tôi là cho phép tất cả mọi nhà thờ và mọi tôn giáo ở Giêrusalem được sinh hoạt tự do bao nhiêu có thể”.

Ngoài ra, vị bộ trưởng nội vụ này còn cho biết một trong những vấn đề được đề cập đến trong các phiên họp này là vấn đề Nhà Tiệc Ly ở Thánh Địa. Theo ông, Nhà Tiệc Ly này “thuộc về những người Công Giáo cho tới thời gian 500 năm trước đây, khi nhà tiệc ly này bị những người Hồi Giáo chiếm. Vấn đề hiện nay là việc bàn luận, một cuộc tranh luận giữa các giáo hội ở Giêrusalem. Vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng nếu các giáo hội ở Giêrusalem đồng ý với nhau về cách giải quyết vấn đề này”.

Vị bộ trưởng nội vụ này cho biết ông sẵn sàng làm trung gian nếu chưa có thỏa ước nào cả. Nhà Tiệc Ly đang được sử dụng bởi một trường học đạo Do Thái. Ngôi nhà này đã được những người Hồi Giáo sử dụng cho tới năm 1948. Từ năm 1335 đến 1551, nhà tiệc ly đã là một nữ tu viện của Núi Sion và là những tổng hành dinh ban đầu của Việc Trông Coi Thánh Địa.

 

Kết Thúc Cuộc Họp của Tiểu Ban Giao Liên của Giáo Hội Công Giáo và Người Do Thái: Chấp Thuận 2 Mục Đích


Cuộc họp lần thứ 18 của Tiểu Ban Giao Liên Quốc Tế Công Giáo và Do Thái ở Buenos Aires Á Căn Đình về vấn đề công lý và bác ái 4 ngày được kết thúc hôm Thứ Năm 8/7/2004, với bản tuyên cáo chung bao gồm những lý tưởng chính sau đây:


“Trước chiều kích toàn cầu về tình trạng nghèo khổ, bất công và kỳ thị, chúng ta có một trách nhiệm rõ ràng trong việc bày tỏ sự quan tâm đối với thành phần nghèo khổ cũng như với thành phần bị tước đoạt những quyền lợi của họ về chính trị, xã hội và văn hóa”.


Sau khi nhắc lại “những thay đổi lớn lao” nơi mối liên hệ giữa Do Thái và Công Giáo từ bản tuyên ngôn “Nostra Aetate” của Công Đồng Chung Vaticanô II, bản tuyên cáo đã tỏ lòng tri ân đối với Đức Gioan XXIII về “khai mở con đường chính yếu này nơi mối liên hệ Công Giáo và Do Thái”.


“Cuộc trao đổi đối thoại huynh đệ này đã dẫn đến việc hiểu biết và tương kính. Chúng ta hy vọng tiến đến những lãnh vực rộng lớn hơn và chạm tới tâm trí của người Công Giáo và Do Thái, cũng như của toàn thể cộng đồng”. Bản văn cũng không quên những đóng góp của Đức Gioan Phaolô II về vấn đề ấy.


Bản tuyên cáo nhấn mạnh đến “việc dấn thân hỗ tương cho công lý và bác ái”, “việc con người hợp tác với dự án thần linh để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.


Theo chiều hướng ấy, “chúng ta nhận thấy nhu cầu cần phải tìm giải pháp cho những thách đố lớn lao này: đó là tình trạng chênh lệch về kinh tế gia tăng giữa các dân tộc, việc tàn phá cả thể về môi sinh, những khía cạnh tiêu cực về vấn đề toàn cầu hóa, và nhu cầu khẩn trương cần phải hoạt động cho hòa bình và hòa giải”.


Bản tuyên cáo này cũng đề cao việc “hoàn toàn bác bỏ vấn đề bài Do Thái trong tất cả mọi hình thức tỏ hiện của vấn đề”, và lấy làm tiếc trước “hiện tượng chống Công Giáo ở tất cả mọi hình thức của họ được bộc lộ trong toàn thể xã hội loài người chúng ta”.


Những người Công Giáo và Do Thái cũng cần phải dấn thân để chiến đấu với nạn khủng bố “là tội phạm đến con người cũng như đến Thiên Chúa”, như vụ khủng bố tấn công Hoa Kỳ 11/9/2001, và “hai cuộc khủng bố thảm hại ở Buenos Aires đây, một thập niên về trước, nhắm vào người Do Thái”.


“Chúng ta dấn thân thực hiện và làm sáng tỏ nơi cộng đồng của chúng ta chúng ta đã hứa quyết với nhau ở Buenos Aires, nhờ đó công việc hoạt động cho công lý và bác ái của chúng ta giúp cho chúng ta có thể đạt được tặng ân cao cả nhất là hòa bình”.


Bản tuyên cáo này được phổ biến bởi ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo; ĐHY William Keeler, TGM Baltimore và là điều hợp viên của hàng giám mục về liên hệ Do Thái và Công Giáo ở Hiệp Chủng Quốc; Israel Singer, chủ tịch Tiểu Ban Giao Liên Quốc Tế Công Giáo Và Do Thái, và Joel Meyer phó chủ tịch của tổ chức này.

 

ĐTC GPII với sứ điệp gửi mừng bách chu niên Hội Đường Do Thái ở Rôma

Chiều ngày Chúa Nhật 23/5/2004, ĐHY Camillo Ruini, Giám Mục Tổng Đại Diện Giáo Phận Rôma, đã thay mặt ĐTC đến tham dự buổi mừng bách chu niên thành lập Hội Đường Do Thái ở Rôma, và đã đọc sứ điệp ĐTC gửi vị Tôn Sư Trưởng ở đây là Riccardo Di Segni. Đại diện Ngài còn có ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Ủy Ban Liên Hệ Tôn Giáo với Do Thái Giáo.

Trong sứ điệp của mình, ĐTC cũng gửi lời chào vị nguyên Tôn Sư Trưởng Rabbi Elio Toaff là người đã đón tiếp Ngài đến hội đường này ngày 13/4/1986, việc (vị Giáo Hoàng đến Hội Đường Do Thái) này là một biến cố vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo. ĐTC cảm nhận về biến cố 18 năm trước đó như sau: “Biến cố này vẫn còn rung động nơi ký ức cũng như trong lòng của Tôi như là một biểu hiệu mới mẻ đánh dấu những mối liên hệ ít thập niên vừa qua giữa dân Do Thái và Giáo Hội Công Giáo, sau những giai đoạn đôi khi xẩy ra những khó khăn và buồn thảm”.

ĐTC còn nhận định và lên án nạn bài Do Thái. Ngài viết rằng mặc dù Giáo Hội Công Giáo và Công Đồng Chung Vaticanô II đã bài bác “một cách rõ ràng và dứt khoát nạn bài Do Thái dưới tất cả mọi hình thức,… vẫn không đủ để khiển trách và lên án cái hận thù phạm đến dân Do Thái; … rồi cũng cần phải nuôi dưỡng cả tình thân hữu, sự tôn trọng và mối liên hệ huynh đệ với họ nữa”.

Liên hệ tới vấn đề này, ĐTC nhắc lại thành phần nạn nhân bị thảm sát thời Thế Chiến II, nhất là những phần tử thuộc cộng đồng Do Thái ở Rôma vào tháng Mười năm 1943 bị bắt tới Auschwitz. “Chớ gì việc nhớ đến họ làm cho chúng ta làm việc như là những người anh em của nhau”.

Ngài còn viết tiếp: “Bởi thế cũng cần phải nhớ đến tất cả những Kitô hữu… thành phần can đảm hoạt động, cả ở tại thành phố Rôma đây, trong việc giúp đỡ những người Do Thái bị bách hại, tỏ tình đoàn kết của mình, đôi khi giúp đỡ tới độ liều cả mạng sống của mình… Chúng ta cũng không thể nào quên được, ngoài những tuyên bố chính thức, Tòa Thánh còn tìm nhiều cách giúp đỡ những người Do Thái gặp nguy hiểm, thường trong âm thầm kín đáo, những việc cũng được thành phần đại diện của họ nhìn nhận”.

Đức Thánh Cha xác nhận rằng Giáo Hội đã cảm thấy phiền trách về những lầm lỗi của con cái nam nữ của mình và đã xin tha thứ “vì họ có trách nhiệm liên quan tới nạn dịch bài Do Thái”. Ngài cũng nhắc lại việc Ngài bù đắp bằng cách đến kính viếng vào Tháng 3/2000 các nạn nhân bị thảm hại ở Yad Vashem.

Về tình hình hiện nay tại Thánh Địa, Ngài nhận định rằng “tiếc thay, việc nghĩ đến Thánh Địa khiến cho lòng chúng ta lo âu và buồn thảm trước tình trạng bạo loạn đang diễn ra ở đó, vì biết bao nhiêu là máu vô tội của những người Do Thái và Palestine đã đổ ra… Bởi thế, ngày hôm nay chúng ta hãy dâng lên Thiên Chúa Hằng Sống lời nguyện cầu tha thiết… để lòng hận thù… bị thắng vượt bởi tâm thức minh tường về những mối tương quan thắt kết họ lại với nhau cũng như bởi trách nhiệm đè nặng trên vai của hết mọi người.

“Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tiến bước trên con đường dài: Vị Thiên Chúa của sự công chính và của bình an, của tình thương và của hòa giải, kêu gọi chúng ta hãy hợp tác với nhau, không bị chao đảo trong thế giới tân tiến đầy xung khắc và hận thù của chúng ta đây. Nếu chúng ta biết hiệp nhất lòng trí và nắm lấy tay nhau để đáp lại ơn gọi thần linh thì ánh sáng của Đấng Hằng Hữu sẽ chiếu sáng tất cả mọi dân tộc, tỏ cho chúng ta thấy những đường lối hòa bình, những đường lối Shalom. Chúng ta cần đồng tâm đi theo những con đường ấy”.

 

Hai ĐHY Đại Diện đến tham dự mừng bách chu niên Hội Đường Do Thái ở Rôma


Ngày 23/5/2004 là dịp mừng kỷ niệm 100 năm Hội Đường Do Thái ở Rôma. Vị Tôn Sư Trưởng ở đây là Riccardo Di Degni đã mời ĐTC viếng thăm hội đường này lần nữa vào dịp mừng kỷ niệm này. Vì lần nhất Ngài đã đến với hội đường này vào tháng tư năm 1986.


Tuy không đến được, ĐTC đã chỉ định hai vị hồng y thay Ngài đến tham dự là ĐHY
Camillo Ruini, đương kim chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý và là đại diện Giáo Hoàng cai quản Giáo Phận Rôma, và ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Ủy Ban Liên Hệ Tôn Giáo với Người Do Thái. Văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã loan báo tin này vào chiều ngày Thứ Ba 20/4/2004.


Vị Tôn Sư Trưởng Di Segni tỏ ra bất mãn vì ĐTC không thể thực hiện cuộc viếng thăm lần này, nhưng ông vẫn nói rằng: Các vị hồng y Ruini và Kasper cũng sẽ được tiếp đón với tất cả trân trọng”.

 

 

ĐTC GPII với JDC về Mối Liên Hệ Chặt Chẽ hơn với Dân Do Thái


Ngày Thứ Hai 29/3/2004, ĐTC GPII đã tiếp các phần tử thuộc Ủy Ban Phân Phối Hỗn Hợp Người Hoa Kỳ Gốc Do Thái (JDC: American Jewish Joint Distribution Committee). Từ năm 1914, tổ chức JDC này đã phục vụ như một ngành của cộng đồng Người Hoa Kỳ Gốc Do Thái ở hải ngoại trong việc phục vụ người Do Thái thiếu thốn trên khắp thế giới. Tổ chức này bảo trợ các chương trình và dịch vụ cấp cứu, trợ giúp và cải tiến người Do Thái trong những trường hợp khốn khó nhất về mặt xã hội. Vào thập niên 1990, tổ chức này đã giúp vào việc bảo trì sự sống cho 15 ngàn người Do Thái ở Ethiopia. Tổ chức này cũng giúp cho cả những ai không phải là Do Thái khi gặp thiên tai, chiến tranh và đói khát nữa.


Ngỏ lời với họ bằng Anh ngữ, ĐTC đã nhận định về việc viếng thăm của họ “là một dấu hiệu khác cho thấy những mối liên hệ thân hữu giữa dân tộc Do Thái và Giáo Hội Công Giáo, những mối giây chúng ta hy vọng rằng sẽ càng ngày càng chặt chẽ hơn nữa. Thiên Chúa đã tạo nên con người theo hình ảnh Ngài và đã trang bị cho họ khả năng yêu thương. Chính nhờ yêu thương mà chúng ta hoàn tất định mệnh của chúng ta trong việc tác hành tương tự như Thiên Chúa. Từ đó chúng ta có nhiệm vụ phải phục vụ lẫn nhau theo giới luật của Sách Lêvi: ‘Các ngươi phải yêu thương tha nhân như bản thân mình. Ta là Chúa’. Chúng ta nhất là được kêu gọi để phục vụ những ai cần đến việc giúp đỡ của chúng ta để sống an ninh, công chính và tự do. Xin Thiên Chúa chúc lành cho những nỗ lực của quí vị và giúp quí vị thành đạt trong việc giúp đỡ những ai cần đến sự giúp đỡ của quí vị”.

 

ĐTC GPII tiếp Tiểu Ban Người Hoa Kỳ Gốc Do Thái ngày 5/2/2004: những lời lẽ trao đổi

Chủ tịch ủy ban ngỏ lời cùng ĐTC: “Ngài thật là một phúc lành”.

Trọng Kính Ngài,

Hôm nay chúng tôi hết sức hân hạnh được Ngài tiếp đón nơi đây.

Chúng tôi biết rằng, chúng tôi không cần phải giới thiệu cho Ngài biết về Tiểu Ban Người Hoa Kỳ Gốc Do Thái. Những đại biểu chính thức thuộc thành phần lãnh đạo của tổ chức chúng tôi đã được Ngài cho diễm hạnh tiếp kiến vào 4 dịp khác nhau trong Giáo Triều của Ngài, và những vị Giám Đốc Các Liên Tôn Vụ đương kim của chúng tôi cũng đã được hân hạnh gặp gỡ Ngài trong nhiều môi trường khác. Điều này trước hết cho thấy thiện chí và tình thân hữu đặc biệt của Ngài đối với cộng đồng nói chung và tôi tin rằng nó còn cho thấy Ngài cũng cảm nhận được việc dấn thân của AJC nơi lãnh vực liên hệ giữa Kitô hữu và người Do Thái cùng với những gì AJC thực hiện ở lãnh vực này.

Mục đích của chúng tôi hôm nay là muốn bày tỏ lòng tri ân sâu xa và lời ca ngợi hết mình của chúng tôi về việc Ngài đóng góp riêng tư đặc biệt vào tiến trình này trong hơn một phần tư thế kỷ của Giáo Triều Ngài. Việc Ngài đến thăm hội đường ở thành phố này vào năm 1986 sẽ đi vào lịch như là một biến cố có một tầm ảnh hưởng và quan trọng mạnh mẽ. Cũng thế, việc Ngài viếng thăm Giêrusalem trong năm 2000, sau biến cố thiết lập liên hệ trọn vẹn giữa Tòa Thánh và Quốc Gia Do Thái, là một chứng từ hùng hồn nhất về một cuộc biến đổi thực sự nơi mối liên hệ của Giáo Hội đối với Nhân Dân Do Thái. Dĩ nhiên chúng tôi hết sức biết ơn về rất nhiều lời lẽ của Ngài liên quan đến mối liên hệ đặc thù giữa hai Tín Ngưỡng của chúng ta, và việc Ngài diễn tả nhân dân Do Thái như là tiền bối yêu dấu của Giáo Hội trong Cuộc Giao Ước liên tục trường tồn.

Ngài cũng đặc biệt thẳng thắn lên tiếng kết án tất cả mọi thành kiến nhất là cuồng tín bài Do Thái. Chúng tôi biết rằng đó không phải là những gì phù hợp với nhân cách của Ngài, với cuộc đời cũng như với kinh nghiệm của Ngài, nên Ngài đã nhấn mạnh rằng chúng ta phải nhiệt tình hoạt động để bảo đảm rằng ký ức về một Shoah cùng với những gì nó muốn cho nhân loại nói chung biết cần phải được tìm hiểu và giảng dạy cho các thế hệ tương lai. Thế nhưng, vì chúng tôi đang mang những thương tích của cái kinh nghiệm riêng này, dĩ nhiên chúng tôi đặc biệt bị nhiễu loạn trong những ngày này đây bởi làn sóng hiện nay của việc bộc phát và bạo động bài Do Thái. Bởi thế chúng tôi hết lòng cám ơn Ngài về những tuyên ngôn dứt khoát của Tòa Thánh lên án tình trạng bại hoại này.

Chúng tôi cũng nhớ đến buổi hòa nhạc đáng kể do Ngài tổ chức để tưởng niệm biến cố Shoah, và đặc biệt Ngài vừa sắp xếp thực hiện một buổi hòa nhạc nói lên niềm hy vọng và mục tiêu hòa giải giữa ba tín ngưỡng độc thần là Do Thái Giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo. Theo tự nhiên chúng tôi hết lòng chia sẻ với ước vọng ấy, nhưng xin biết cho rằng con đường trước mặt còn dài trước khi chúng ta tiến đến mục tiêu ấy.

Theo chiều hướng này, chúng tôi đặc biệt lấy làm ghê rợn khi tôn giáo bị lợi dụng ở Trung Đông và trên khắp thế giới trong việc biện minh, thậm chí, trong việc tôn vinh việc sát hại thành phần vô tội. Chúng tôi xin cám ơn về những lời phát biểu mạnh mẽ của Ngài trong việc lên án bạo lực nấp dưới chiêu bài tôn giáo, và chúng tôi cầu xin cho thế giới nói chung biết lắng nghe và chấp nhận sự thật của những lời Ngài nói.

Thưa Ngài, chúng tôi cũng muốn lợi dụng dịp này để cám ơn Ngài về Giáo Hội của Ngài ở Hiệp Chủng Quốc. Tôi tin rằng thật sự mà nói không có một cộng đồng Do Thái nào ở bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu lại được hưởng một mức độ thân hữu nồng hậu cùng với sự hợp tác thân hữu chúng tôi vẫn nhận được từ Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ. Chúng tôi biết rằng việc này là do một phần không nhỏ bởi tinh thần lãnh đạo can trường của Ngài, nên chúng tôi hết lòng cám ơn Ngài về điều ấy. Chúng tôi xin Đấng Toàn Năng ban cho Ngài sức mạnh để tiếp tục vai trò lãnh đạo này cũng như cho Giáo Hội của Ngài trên khắp thế giới được tiếp tục thăng tiến trên con đường Ngài đã phác họa, theo gương mẫu của Ngài trong những năm tới đây.

Như chính Ngài đã nói liên quan đến lời hứa Thần Linh cho Abraham trở thành một phúc lành trên thế giới, một phép lành chúng ta đều có trách nhiệm chung. Thế nhưng, để chiếm được phúc lành này, trước hết chúng ta phải là phúc lành cho nhau.

Ngài đã thực sự là phúc lành cho cộng đồng Do Thái, chúng tôi thật lòng tri ân về phúc lành này.

ĐTC GPII đáp từ: "Tôi cầu xin tặng ân hòa bình xuống trên tất cả quí vị 'Shalom aleichem'."

Thưa Quí Tôn Hữu,

Với lòng cảm mến Tôi xin chào quí vị, những phần tử thuộc Tiểu Ban Người Hoa Kỳ Gốc Do Thái dịp quí vị tới Vatican đây. Tôi lấy làm biết ơn khi nhớ lại lần quí vị viếng thăm vào năm 1985 để đánh đấu 20 năm kỷ niệm ban hành sắc lệnh “Nostra Aetate” là sắc lệnh đã đóng góp rất nhiều vào việc củng cố những mối liên hệ giữa Do Thái và Công Giáo.

Giờ đây khi chúng ta đang tiến đến thời điểm 40 năm mừng kỷ niệm văn kiện lịch sử này, chúng ta rất cần phải lập lại việc lên án nạn kỳ chủng và bài Do Thái. Việc bạo lực nhân danh tôn giáo bào giờ cũng là một thứ tục hóa tôn giáo. Việc đương đầu với chiều hướng nguy hiểm này cần chúng ta phải cùng nhau nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục tôn giáo là việc cổ võ lòng tôn trọng và yêu thương đối với nhau.

Trong những ngày này đây, chúng tôi vẫn chú trọng tới Thánh Địa là nơi tiếp tục bị quằn quại bởi bạo loạn và khổ đau. Tôi tha thiết cầu xin để tìm thấy được một giải pháp chân chính biết tôn trọng quyền lợi và an ninh của cả người Do Thái lẫn Palestine.

Tôi cầu xin tặng ân hòa bình xuống trên tất cả quí vị. "Shalom aleichem."

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 5/2/2004.

 

Các Vị Tôn Sư Do Thái với ĐTC GPII về những vấn đề nối kết Do Thái giáo và Công Giáo

Tôn Sư Ashkenazi Yona Metzger và tôn sư Sephardic Shlomo Amaralso đã bày tỏ với ĐTC GP II 3 ước muốn của các vị. Thứ nhất, người Công Giáo khắp thế giới nên tổ chức Ngày Đối Thoại với Người Do Thái. Thứ hai ĐTC nên bày tỏ một cử chỉ đặc biệt nào với “Năm Maimonides”. Thứ ba, Giáo Hội Công Giáo nên tặng một đồ vật thờ phượng của người Do Thái mà Giáo Hội Công Giáo đang có cho người Do Thái.

Các vị tôn sư này, sau khi các vị gặp ĐTC 35 phút, đã tiết lộ những điều yêu cầu này của mình với ĐTC cho báo chí biết hôm Thứ Sáu ở Sảnh Đường Hội Đồng của Đại Hội Đường Do Thái ở Rôma.

Về Ngày Đối Thoại như thế này đã được tổ chức ở Ý nhiều năm nay. Ngày này năm nay đã được tổ chức hôm Thứ Bảy 17/1/2004, áp Tuần Lễ Cầu Cho Việc Hiệp Nhất Kitô Giáo. Vào những ngày đối thoại này, người Do Thái và Công Giáo gặp nhau để nghị hội, viếng thăm các hội đường hay qui tụ lại để quen biết nhau hơn.

Về Năm Maimonides, nhân dịp kỷ niệm 800 qua đời của Moses Maimonides là một đại triết gia kiêm thần học gia ở Cordoba, Tây Ban Nha, sống vào những năm 1135-1204, Tòa Thánh cho mượn một số bản thảo quí giá của đại triết gia kiêm thần học gia này, những văn bản đang được giữ ở Thư Viện Vatican, để trưng bày ở Do Thái. Vị đại triết gia kiêm thần học gia Do Thái này đã được nhìn nhận là một triết gia người Do Thái quan trọng nhất thời Trung Cổ. Ông đã viết “13 Điều Đức Tin”, một trong những kinh tin kính vẫn được nhiều người Do Thái chính thống sử dụng cho đến nay. Trong tác phẩm “Hướng Dẫn Kẻũ Bối Rối” được viết năm 1190, vị này đã cố gắng hòa hợp giữa đức tin và lý trí, dung hòa những tín điều của Do Thái giáo kinh điển với duy trí thuyết của triết lý Aristote trong bản viết bằng tiếng Ả Rập, một bản bao gồm cả các yếu tố Tân Triết Plato. Tác phẩm được vị này bàn về bản tính của Thiên Chúa và việc tạo dựng, về ý muốn tự do, về vấn đề thiện ác, đã ảnh hưởng rất nhiều nơi những đại triết gia Kitô giáo như Tôma Aquinas và Albêtô Cả.

Trong cuộc hội kiến riêng với ĐTC, các vị tôn sư này nói bằng tiếng tân Do Thái, và được vị lãnh sỉ Do Thái ở Tòa Thánh Vatican là Obed Ben-Hur thông dịch. Cùng tham dự buổi triều kiến này với những vị tôn sư ấy có cả Tôn Sư Trưởng Roccardo Di Segni ở Rôma. Trong cuộc họp báo, các vị tôn sư cho biết cuộc triều kiến này là một cuộc gặp gỡ “chân tình” và “thân ái”, Tôn sư Metzger cho biết ĐGH rất chú trọng tới những điều được phát biểu và tỏ ra niềm nở với khách của ngài. Tôn sư Amar cho rằng cuộc gặp gỡ này giúp làm tăng thêm “niềm hy vọng hòa giải và tình huynh đệ giữa hai tôn giáo” cũng như “tăng thêm các mối liên hệ”, vì ĐTC và các vị cộng sự viên của Ngài trong quá khứ đã sử dụng những lời nói mạnh mẽ để lên án nạn bài Do Thái.

Nhân dịp kỷ niệm năm thứ 18 việc ĐTC GPII đến viếng thăm hội đường ở Rôma, Tôn Sư Metzger lập lại lời ông mời ĐTC viếng thăm Giêrusalem và nhắc lại rằng năm nay là năm kỷ niệm đệ lục chu niên “hiệp ước căn bản” giữa Tòa Thánh và Nước Do Thái.

Đối với Tôn Sư Amar, cái khó khăn nhất giữa các cá nhân cũng như các cộng đồng đó là “việc thiếu đả thông nhau”, đó là việc không thể “hiểu” nhau hay “nghe” nhau, nên mỗi người cứ khư khư với chủ trương riêng của mình. Bởi thế, vì tôn sư này nhấn mạnh: “Chúng ta phải nói”. Theo ông, những cuộc gặp gỡ liên tôn có thể “thắng vượt những khó khăn phát xuất ở lãnh vực chính trị”.

Tôn Sư Metzger cho biết là trong cuộc triều kiến với ĐGH, họ đã nói đến vấn đề đối đầu với nạn bài Do Thái và khủng bố: “Hôm qua họ bắt bớ chúng tôi vì chúng tôi không có quốc gia và hôm nay đây chúng tôi đã có đất nước”. Vị tôn sư này cũng cho biết là ông đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi giáo hãy ngăn chặn việc tăng thêm khủng bố dưới chiêu bài tôn giáo. Ông nói tất cả chúng ta đều là “con cái của Abraham”, không thể nào “người Cha này lại sung sướng khi trông thấy rằng cảnh anh em sát hại nhau. Máu đã chảy ra đủ rồi!”

Tôn sư Amar nhấn mạnh là cần phải ngồi xuống thương thảo với nhau, vì vấn đề giải quyết chỉ bắt đầu khi biết đối thoại mà thôi. Điều cần đó là sự nhẫn nại và tương nhượng để xây những chiếc cầu dẫn đến việc đối thoại làm cho nhau “nghe được sự khôn ngoan của nhau”. “Nếu tất cả chúng ta đều có thái độ này thì thế giới chắc hẳn là đã khác rồi”.

 

ĐTC GPII với các Tôn Sư Do Thái về Vấn Đề Đối Thoại Liên Tôn giữa Công giáo và Do Thái giáo

Hôm Thứ Sáu, 16/1/2004, ĐTC đã tiếp hai vị tôn sư trưởng Jona Metzgher và Slomo Amar cùng với vị giám đốc của Văn Phòng Trưởng Tôn Sư là ông Oded Wiener, những người đến Rôma để tham dự buổi Hòa Nhạc Hòa Giải đực trình diễn bởi Ban Đại Hợp Tấu Pittsburgh ở Sảnh Đường Phaolô VI vào tối hôm sau, Thứ Bảy 17/1.

ĐTC ghi nhận rằng “trong 25 năm giáo triều của mình, Tôi đã nỗ lực phát động việc đối thoại Do Thái giáo và Công giáo cũng như bồi dưỡng việc thông cảm, tôn trọng và hợp tác giữa chúng ta. Thật vậy, một trong những cao điểm của giáo triều của Tôi vẫn là cuảc Hành Hương Năm Thánh của Tôi tới Thánh Địa, một cuộc bao gồm những giây phút linh thiêng cho việc tưởng nhớ, suy niệm và nguyện cầu ở Đài Tưởng Niệm Biến Cố Tế Thần Yad Vashem cũng như ở Bức Tường Than Khóc.

“Cuộc đối thoại chính thức được thiết lập giữa Giáo Hội Công Giáo và Văn Phòng Tôn Sư Trưởng của Do Thái là một dấu hiệu hết sức hy vọng. Chúng ta không được bỏ qua một nỗ lực nào để cùng nhau hoạt động dựng xây một thế giới công chính, an bình và hòa giải cho tất cả mọi dân tộc. Xin Đấng Quan Phòng Thần Linh chúc lành cho hoạt động của chúng ta và làm cho chúng đạt được thành quả!”


Bài Diễn Từ của ÐTC GPII trong buổi “Tấu Nhạc Hòa Giải”

Trong buổi “Tấu Nhạc Hòa Giải” hôm Thứ Bảy 17/1/2004, tại Sảnh Đường Phaolô VI, ĐTC GPII đã lên tiếng như sau.

Trong đoạn 1, ĐTC đã nhắc đến mục đích của buổi tấu nhạc hòa giải giữa ba Thiên Chúa Giáo là Do Thái Giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo. Ngài ngỏ lời chào các quí chức và đại diện của các tổ chức của 3 tôn giáo này hiện diện trong buổi tấu nhạc hòa tấu này. Ngài cám ơn tổ chức Hiệp Sĩ Columbus bảo trợ cho buổi tổ chức này. Ngài cũng chào ban hòa tấu Pittsburgh cũng như các ca đoàn Ankara, Krakow, London và Pittsburgh. Ngài nhắc đến “hai điểm là việc tôn kính Tổ Phụ Abraham và việc phục sinh của kẻ chết. Trong đoạn thứ 2 và 3, ĐTC nói đến mối liên hệ giữa ba tôn giáo này như sau:

2.     Lịch sử của các mối liên hệ giữa những người Do Thái, Kitô hữu và Hồi giáo được đánh dấu bằng ánh sáng và bóng tối, đáng buồn thay, đã trải qua những thời điểm đau thương. Hôm nay đây, rất cần phải thực hiện một cuộc hòa giải chân thành giữa các tín đồ tin vào một Vị Thiên Chúa duy nhất.

Buổi tối hôm nay, chúng ta qui tụ lại đây cho thấy việc cụ thể biểu lộ việc dấn thân tiến đến mối hòa giải này, bằng sứ điệp phổ quát của âm nhạc. Chúng ta đã được nhắc nhở về lời cảnh giác “Ta là Thiên Chúa Toàn Năng. Hãy bước đi trước nhan Ta và sống liêm chính” (Gen 17:1). Hết mọi con người nghe thấy những lời này âm dội trong bản thân họ: Họ biết rằng một ngày kia họ sẽ phải trả lẽ với Thiên Chúa là Đấng từ trời cao nhín thấy lối sống của họ trên trần gian.

Chúng ta cùng nhau bày tỏ niềm hy vọng là con người sẽ được thanh tẩy cho khỏi hận thù và sự dữ là những gì hằng đe dọa hòa bình, nhờ đó họ mới có thể cùng nhau nối vòng tay lớn bất bạo động để sẵn sàng giúp đỡ và an ủi những ai cần thiết.

3.     Người Do Thái tôn kính Đấng Toàn Năng như “vị bảo vệ con người” và là Thiên Chúa “của những lời hứa sự sống”. Kitô hữu biết rằng tình yêu là lý do tại sao Thiên Chúa đã thiết lập mối liên hệ với con người và tình yêu là đáp ứng cần con người phải tỏ ra. Đối với tín đồ Hồi giáo thì Thiên Chúa là Đấng tốt lành và hết sức xót thương tín hữu. Được nuôi dưỡng bằng những niềm xác tín ấy, người Do Thái, Kitô hữu và Hồi giáo không thể nào chấp nhận được trái đất này lại bị hành hạ bởi hận thù, nhân loại bị quằn quại bởi những cuộc chiến tranh không cùng.

Đúng thế! Chúng ta phải tạo lấy cho mình lòng can đảm hòa bình. Chúng ta phải nài xin trời cao tặng ân hòa bình. Và hòa bình này sẽ loang ra như dầu xoa dịu, nếu chúng ta không ngừng bước đi trên con đường hòa giải. Bấy giờ sa mạc sẽ biến thành một khu vườn là nơi công lý ngự trị, và hoa trái của công lý sẽ là hòa bình (x Is 32:15-16).

“Omnia vincit amor!” – Tình yêu chiến thắng hết mọi sự!

 

Bản Tuyên Ngôn Chung của Ủy Ban Do Thái Giáo và Công Giáo

Sau ba ngày họp ở Giêrusalem, giữa phái đoàn đại biểu Tôn Sư Trưởng Do Thái Liên Hệ với Giáo Hội Công Giáo và Uỷ Ban của Tòa Thánh về Liên Hệ Tôn Giáo với Những Người Do Thái, Ủy Ban Chung này đã đúc kết bằng một bản tuyên ngôn chung được ký hôm Thứ Tư 3/12/2003, như sau:

1.     Sau hai cuộc họp, ở Giêrusalem (Tháng 6 năm 2002, hay Tháng Tammuz năm 5762) và ở Grottaferrata/Rôma (Tháng 2 năm 2003, hay tháng Shvat năm 5763), những vị đại biểu cao cấp đương nhiệm đã tụ họp ở Giêrusalem để bàn đến đề tài “Tính Cách Thuận Hợp của Các Giáo Huấn Chính Yếu – Những Cuốn Sách Thánh Chúng Ta Dùng Để Chia Sẻ Với Xã Hội Hiện Đại và Để Theo Đó Giáo Dục Các Thế Hệ Tương Lai”.

2.     Những điều cân nhắc được diễn ra trong một bầu khí tương kính và thân tình, hai phái đoàn đại biểu lấy làm hài lòng về những cơ cấu vững chắc đã được thiết lập giữa họ với nhau đầy những hứa hẹn tiếp tục hoạt động và hợp tác tốt đẹp.

3.     Tham dự viên bày tỏ lòng cảm mến sâu xa đối với những lời phát biểu thẳng thắn của Tòa Thánh trong việc lên án bạo lực phạm đến những kẻ vô tội và cáo giác những hình thức bài Do Thái tái nổi lên hiện nay, như đã được công bố trong những lời phát biểu của Chư Hồng Y thuộc phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh Vatican trong Ủy Ban Chung là các ĐHY Walter Kasper, Jorge Mejía và Georges Cottier.

Theo tinh thần này, ĐHY Jorge Mejia đã viết cho Các Tôn Sư Trưởng Do Thái rằng: “Thật sự chẳng những là tàn ác mà còn hèn hạ và hoàn toàn bất hợp với những tiêu chuẩn nhân bản khả chấp trong việc tấn công con người ở những nơi cầu nguyện của họ”. Đúng thế, vào lúc xẩy ra cuộc họp của Ủy Ban Chung này, ĐGH Gioan Phaolô II đã phổ biến lời kêu gọi mãnh liện “tất cả mọi con người nam nữ thiện chí hãy hợp tiếng của mình với của Tôi để lập lại rằng không bao giờ được nhân danh Thiên Chúa để kích động bạo lực hay khủng bố, để phát động hận thù hay loại trừ”.

4.     Những bài trình bày nhắm vào giáo huấn căn bản trong các Sách Thánh chúng ta cùng nhau có, những cuốn sách tuyên xưng niềm tin vào Đấng Hóa Công duy nhất và là Vị Hướng Đạo của Vũ Trụ, Đấng đã hình thành tất cả mọi con người có ý muốn tự do theo hình ảnh Thần Linh của Ngài.

Như thế nhân loại là một gia đình duy nhất có trách nhiệm luân lý đối với nhau. Việc nhận thức thực tại này mang lại trách nhiệm về tôn giáo và luân lý là những gì có thể được coi là một bản hiến chương thực sự về các thứ nhân quyền và phẩm giá làm người trong thời đại tân tiến của chúng ta, cũng như cống hiến một nhãn quan đích thực về một xã hội chân chính, một hòa bình và phúc hạnh phổ quát.

5.     Chúng ta sống trong một ngôi làng hoàn vũ của những tiến bộ về kỹ thuật và khoa học chưa từng có. Những tiến bộ này trở thành những thách đố cho chúng ta trong việc sử dụng chúng để phục vụ sự thiện và nên ân phúc, chứ không phải phục vụ sự dữ và bị nguyền rủa, không hợp với những gì Thiên Chúa muốn. Về vấn đề này, hệ thống truyền thông đại chúng toàn cầu đóng vai trò chính yếu trong việc cải tiến. Chúng ta cần phải có tinh thần xây dựng trong việc sử dụng cơ hội này để cải tiến toàn cầu trong vấn đề giữ lấy những khát vọng về đạo giáo và luân lý chung đã được chúng ta đề cập tới trước đây.

6.     Cần phải nhấn mạnh là việc đáp ứng thách đố trong vấn đề phát động đức tin tôn giáo trong xã hội đương thời đòi chúng ta phải có những tấm gương sống động về đức công chính, lòng từ ái, sự khoan nhượng và khiêm tốn, hợp với lời của Tiên Tri Mica.

“Ôi con người, ngươi đã từng được cho biết điều gì là thiện hảo và những gì Chúa muốn nơi ngươi: Thế nhưng ngươi hãy thực hiện đức công chính và yêu chuộng nhân ái, cùng khiêm tốn bước đi với Thiên Chúa của ngươi” (Mic 6:8).

7.     Việc giáo dục về đạo giáo có thể cũng như cần phải cống hiến cho con người niềm hy vọng và hướng sống tích cực nơi tình đoàn kết của con người cùng với tình trạng họ sống hòa hợp với nhau trong thời đại tân tiến phức tạp của chúng ta đây. Thật thế, chính lòng tin tưởng vào Thiên Chúađã cống hiến cho chúng ta sự an ninh và niềm vui thực sự, hợp với câu Thánh Vịnh 16: “Tôi luôn đặt Chúa ở trước mặt tôi… và lòng tôi hân hoan vui sướng” (8-9).

8.     Nhất là những vị lãnh đạo tôn giáo và các nhà giáo dục tôn giáo có nhiệm vụ đặc biệt trong việc hướng dẫn cộng đồng của mình theo đuổi những đường lối hòa bình cho phúc hạnh của đại đồng xã hội.

Chúng tôi phổ biến lời kêu gọi này cách riêng cho gia đình của Abraham và chúng tôi kêu gọi tất cả mọi tín hữu hãy bỏ khí giới chiến tranh xuống và hủy hoại chúng đi – “để tìm kiếm hòa bình và theo đuổi hòa bình” (Ps 34:15).

9.     Là những nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng tôi xin chia sẻ nỗi đớn đau và buồn thương của tất cả những ai đang chịu khổ ở Thánh Địa ngày nay, cá nhân, gia đình và cộng đồng, cũng như chúng tôi xin bày tỏ cho thấy vị giáo hoàng nhiệt tâm của chúng tôi cùng với những lời nguyện cầu của chúng tôi mong muốn chấm dứt những cuộc thử thách và tai ương xẩy ra nơi mảnh Đất thánh hảo đối với tất cả chúng ta.

10.     Sau hết, chúng tôi xin kêu gọi riêng các cộng đồng của chúng tôi, học đường và gia đình, hãy sống với nhau trong sự tương kính và cảm thông, cũng như đào sâu việc học hỏi cùng các giáo huấn của Sách Thánh của chúng tôi, cho việc thăng hóa nhân loại, cho nền hòa bình và công lý hoàn cầu. Nhờ đó, những lời của vị Tiên Tri này sẽ được nên trọn: “và họ sẽ biến gươm kiếm thành lưỡi cầy, và thương đao thành lưỡi hái; nước này sẽ không tuốt gươm chống lại nước kia và họ sẽ không còn biết đến chiến tranh là gì nữa” (Is 2:4).

Tại Giêrusalem ngày 3/12/2003 (theo Kitô giáo). Tức ngày 8 tháng Kislev năm 5764 (theo Do Thái giáo)

ĐHY Jorge Cardinal Mejia (Lãnh đạo phái đoàn đại biểu Công Giáo)
ĐGM Giacinto-Boulos Marcuzzo
P. Elias Chacour
Pier Francesco Fumagalli
P. Norbert Hofmann S.D.B.
ĐTGM Pietro Sambi

Tôn Sư Shear Yashuv Cohen (Lãnh đạo phái đoàn đại biểu Do Thái)
Tôn Sư Rasson Arussi
Tôn Sư David Brodman
Tôn Sư Yossef Azran
Tôn Sư David Rosen
Oded Wiener
Shmuel Hadas

 

Mẹ Maria và Việc Đối Thoại Liên Tôn với Do Thái Giáo

Nếu Hồi Giáo là một tôn giáo không có liên hệ với Kitô giáo bằng Do Thái giáo mà có một liên hệ như thế với Mẹ Maria của chúng ta thì hẳn Do Thái giáo còn có một liên hệ hơn nữa với Mẹ Maria, vì như Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo thế nào Kitô giáo theo lịch sử cũng bắt nguồn từ Do Thái giáo như vậy?

ĐTGM chủ tịch các Cuộc Hành Hương tới Ngai Tòa Phêrô tác giả cuốn “Maria, Mẹ Ngôi Lời, Mô Phạm của Việc Đối Thoại giữa Các Tôn Giáo”, sau khi cho biết cuốn Thánh Kinh Koran của Hồi giáo và tín đồ Hồi giáo đối với Mẹ Maria thế nào, đã cho biết về Do Thái giáo đối với Mẹ như sau.

“’Maria’ và ‘Giêsu’ là những diễn tả của truyền thống thánh kinh cố kính nhất của Do Thái giáo. Những cội rễ chung giữa con cháu của Abraham và thành phần môn đệ của Chúa Kitô thì nhiều hơn là những khác nhau và cách nhau. Nếu truyền thống Do Thái giáo hiện đại tiến đến biên giới Chúa Kitô, để rồi ngay sau đó, trở về với các nguồn gốc chung, thì sẽ có nhiều cơ hội đồng ý với nhau hơn. Thiên Chúa của Chúa Giêsu cũng chính là Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và của Giacóp, ‘Vị Thiên Chúa của cha ông chúng ta’. Bởi thế, lời diễn tả ‘Tất cả chúng ta đều có cùng một Vị Thiên Chúa’ là một lời diễn tả hết sức chân thực cho cả con cái Do Thái lẫn thành phần môn đệ Chúa Kitô. Sinai là ngọn núi thánh và Giêrusalem là thành thánh cho một dân tộc cũng như cho tất cả mọi dân tộc”.

Đó là lý do, theo vị TGM này, “những cái khác nhau hiện nay cần phải trở thành những thứ phụ thuộc cho nhiều điều làm cho chúng ta liên kết với nhau, chẳng những để biện minh cho vấn đề đối thoại còn để thiết lập một bầu khí thân tình nữa. Một cách sâu xa trong tuyên ngôn ‘Nostra Aetate’, Công Đồng Chung Vaticanô II, sau khi nhấn mạnh đến các nguồn gốc Do Thái của Mẹ Maria, đã ghép cho Mẹ một danh hiệu mới, khi gọi Mẹ là ‘Người Nữ Tử Sion cao vời’ (Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 55)”. Đối với việc đối thoại, nhất là vấn đề liên quan tới nhân vật Maria, ĐTGM tác giả này chủ trương là “việc đối thoại giữa Kitô hữu và người Do Thái cho đến nay tập trung vào nhân vật Thiên Sai, chỉ lờ mờ nói đến Mẹ Maria thôi. Thật vậy, Do Thái giáo cũng đang vượt qua giai đoạn tranh luận, như được lịch sử ghi nhận, cũng như giai đoạn thinh lặng, giai đoạn trải qua nhiều thế kỷ quanh quẩn với một người phụ nữ được gọi là Myriam. Chẳng hạn như Avital Wohlmann, vị giáo sư ở Đại Học Giêrusalem, ‘chấp nhận Maria là người Do Thái nhưng bác bỏ Người là một Kitô hữu’. Thế nhưng hy vọng là từ trường hợp này Do Thái giáo sẽ tiến hơn nữa. Một chứng từ đáng chú ý về việc tiến thêm hơn nữa này của họ được thấy nơi Lea Sestieri Scazzocchio, một tác giả người Do Thái đã coi Mẹ Maria như là ‘một Nữ Tử của dân Do Thái’, ‘một phụ nữ đạo hạnh không lầm lỗi’, ‘một người đàn bà nhân đức và tận hiến’, một đàn bà ‘hát cho dân Do Thái’. Ở một trong những tác phẩm của mình, Lea Sestieri đã kết luận như sau: ‘Phải chăng vì thế mà Maria là một người mẹ Do Thái? Chắc chắn là thế, nơi lòng tin tưởng của bà, nơi nỗi sâu thương thảm thiết trước cái chết của con mình; cũng như nơi niềm hy vọng thiên sai cao cả nữa’”.

ĐTGM chủ tịch này kết luận: “Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi hướng tín hữu về gương anh hùng của Thánh Edith Stein, một nữ tu Camêlô thánh thiện nạn nhân của một Đức Quốc Xã dã man tàn bạo ở Trại Auschwitz, đã nói: ‘Những người Do Thái và Kitô hữu không thể quên được tình huynh đệ chuyên biệt của mình, một tình huynh đệ đã đâm rễ sâu nơi dự án quan phòng của Thiên Chúa, một tình huynh đệ đã đồng hành với lịch sử của họ. Hỡi Maria, Nữ Tử Sion và là Mẹ Giáo Hội, cầu cho chúng con!’”.

Người Ả Rập và Do Thái cùng hành hương đến địa điểm của Trại Tế Thần Auschwitz

Ba tháng trước đây, Cha Emile Shoufani, vị linh mục coi xứ ở cộng đồng Công Giáo Hy Lạp Melkite ở Bêlem, đã phát động sáng kiến hành hương này, và nghĩ rằng chắc có khoảng 300 người tham dự là cùng. Thế nhưng, sự kiện đã xẩy ra ngoài dự tưởng. Con số cho thấy có 125 người Ả Rập Do Thái, 25 Kitô hữu, 100 người Hồi Giáo và 135 Do Thái đã ghi danh tham dự cuộc hành hương 4 ngày, bắt đầu từ ngày Thứ Hai 26/5/2003, một cuộc hành hương đến địa điểm Trại Auschwitz, một trong những Trại Tế Thần Do Thái nổi tiếng nhất thời Đức Quốc Xã ở Thế Chiến Thứ Hai, cuộc hành hương không phải chỉ để tưởng niệm một biến cố đau thương đã qua mà là để tiến đến cuộc hòa giải trong tương lai giữa hai dân tộc Do Thái và Palestine.

Tham dự đoàn hành hương này còn có 100 phóng viên, cùng với 200 người Pháp và Bỉ, trong 200 người này đó có 140 người Ả Rập (một nữa số này là Kitô hữu và một nửa là Hồi Giáo). Đoàn hành hương này ngoài việc hành hương tới trại tế thần Auschwitz ở Balan còn viếng thăm cả thành phố Wadowice, nơi sinh trưởng của Đức Gioan Phaolô II, vị “ban những giáo huấn và việc dấn thân hòa giải giữa những ngươiụi Ả Rập và Do Thái đã đánh động tôi”, vị linh mục tổ chức gốc Palestine nhưng có công dân Do Thái này cho biết như thế.

 

ĐTC với Phái Đoàn Do Thái: “Liên kết với nhau để hoạt động cho hòa bình và công lý trên thế giới”

Sáng nay, 22/5/2003, ĐTC Gioan Phaolô II đã tiếp một nhóm đại diện Hội Nghị Thế Giới Do Thái và Ủy Ban Do Thái Quốc Tế Về Tham Vấn Liên Tôn. Trong bài chia sẻ của mình, ĐTC đã xác định là “Cho dù thế giới ngày nay có bị đánh dấu bằng bạo lực, đán áp và khai thác thì những thực tại này cũng không phải là những gì nói lên phán quyết cuối cùng về định mệnh của thế giới chúng ta. Thiên Chúa hứa hẹn một Trời Mới và một Đất Mới. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa sẽ lau khô tất cả mọi giọt nước mắt, và không còn than van đau khổ nữa. Người Do Thái và Kitô hữu tin rằng cuộc sống của chúng ta là một cuộc hành trình tiến tới chỗ hoàn tất những lời hứa hẹn của Thiên Chúa. Theo chiều hướng của gia sản tôn giáo chung phong phú của mình, chúng ta có thể coi thời hiện đại đây như là một cơ hội thử thách cho những nỗ lực liên kết với nhau để hoạt động cho hòa bình và công lý trên thế giới. Việc bênh vực phẩm giá của hết mọi người được dựng nên theo hình ảnh và tương tự Thiên Chúa là lý do liên kết tất cả mọi tín hữu lại với nhau. Loại cộng tác cụ thể này giữa Kitô hữu và Do Thái hữu đòi phải có lòng can đảm và nhãn giới, cũng như cần phải có lòng tin tưởng rằng chính Thiên Chúa là Đấng làm cho nỗ lực của chúng ta phát sinh thiện hảo”.

ĐTC nhận thấy tiến bộ nơi việc hiểu biết giữa Công Giáo và Do Thái

Hôm nay, Thứ Sáu 14/2/2003, ĐTC đã tiếp vị tôn sư trưởng ở Rôma là Riccardo Di Segni cùng với các vị tôn sư và lãnh đạo Do Thái khác trong thành Rôma. Đây là lần đầu tiên vị tân tôn sư trưởng này đến thăm ĐTC sau khi lãnh đạo cộng đồng Do Thái hơn một năm qua. Vị tiền nhiệm của ông là tôn sư Elio Toaff, một người bạn của Đức Gioan Phaolô II.

Trong cuộc gặp gỡ này, ĐTC đã nhấn mạnh đến “ước muốn thiết tha được thấy Giáo Hội Công Giáo nuôi dưỡng việc thắt chặt tình thân hữu và sự hợp tác hỗ tương với cộng đồng Do Thái một cách sâu đậm hơn”. ĐTC cũng nhắc đến chuyến viếng thăm “lịch sử không thể nào quên được” mà Ngài đã thực hiện năm 1986 tại hội đường Do Thái ở Rôma. Biến cố ấy, “một tặng ân của Đấng Toàn Năng”, nói lên “một giai đoạn quan trọng trên con đường hướng tới việc hiểu biết nhau giữa những người Do Thái và Công Giáo. ĐTC nhìn nhận là trong quá khứ hai cộng đồng này hận thù nhau. Thế nhưng, Ngài nói rằng việc từ từ áp dụng bản văn của Công Đồng Chung Vaticanô II về vấn đề Giáo Hội với các tôn giáo không phải Kitô Giáo, Nostra Aetate, cùng với những cử chỉ thân hữu giữa hai cộng đồng “đã góp phần hướng dẫn những mối liên hệ của chúng ta hướng tới việc hiểu biết nhau hơn nữa”.

 

Đối Thoại Liên Tôn Với Do Thái Giáo

Màn Điện Toán Zenit ngày Thứ Hai 27/1/2003 đã phổ biến cuộc phỏng vấn sau đây về diễn tiến đối thoại giữa Do Thái Giáo và Công Giáo như sau với Cha Norbert Hofmann, dòng Don Bosco, vị trong hai tháng vừa qua, đã giữ vai trò thư ký của Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, lo vấn đề liên hệ với những người Do Thái. Vị linh mục này có phận sự phác họa chương trình cho các hội nghị và quan tâm đến các trung tâm trao đổi giữa Công Giáo và Do Thái Giáo, cũng như các công việc khác trong việc cải tiến và phát động việc họp hội giữa các tôn giáo.

Vấn     Chúng ta có thể lạc quan về vấn đề trao đổi đối thoại giữa những người Do Thái và Công Giáo chăng?

Đáp     Để mở đầu, tôi cần phải nói với quí vị rằng, là một tu sĩ dòng Don Bosco, lúc nào tôi cũng lạc quan. Ngoài ra, trong 40 năm đối thoại trao đổi với những người Do Thái chúng ta đã thấy được nhiều tiến bộ. Trước Công Đồng Chung Vaticanô II thì không thể nào nghĩ tới điều này; không có một tiến bộ nào cả. Điều đáng chú trọng nhất là việc đối thoại trao đổi này đã tiến tới cấp độ quốc tế. Chẳng hạn, như chúng ta biết, ở Hoa Kỳ đã có lệ gặp gỡ giữa những người Công Giáo và Do Thái Giáo. Cái mới mẻ là ở chỗ việc đối thoại trao đổi này đang xẩy ra ở các cấp độ khác nhau, như với thành phần Do Thái Chính Thống, với thành phần cực chính thống, với thành phần Bảo Thủ, và với thành phần thuộc Phong Trào Cải Cách Hội Đường.

Vấn     Có việc nào được thực hiện ở cấp độ chung hay chăng?

Đáp     Có một công việc đáng được nhắc đến, đó là Tiểu Ban Do Thái Quốc Tế Đặc Trách Tham Vấn Về Liên Tôn. Từ năm 1970, chúng tôi đã thành lập việc đối thoại trao đổi theo cơ cấu với nhóm của các tổ chức này. Hai hay ba năm chúng tôi tổ chức hội nghị một lần. Mấy ngày nữa, vị giám đốc của tổ chức này sẽ đến để tổng kết các chi tiết về cuộc hội nghị mới. Uũy Ban Tòa Thánh Về Liên Hệ Tôn Giáo Với Những Người Do Thái và Tiểu Ban Quốc Tế này làm thành một Tiểu Ban Giao Liên Quốc Tế Giữa Công Giáo Và Do Thái, một tiểu ban đã phổ biến những bản tuyên cáo chung rất đáng chú ý về các vấn đề như gia đình, môi sinh và việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo cũng như bảo vệ các nơi thánh.

Vấn     Có xẩy ra những khó khăn nào trong cuộc đối thoại trao đổi này hay chăng?

Đáp     Đôi khi chúng tôi hy vọng nói đến những tranh luận về thần học, nhưng chúng tôi phải nhìn nhận là khó thực hiện. Vấn đề dễ dàng hơn nhiều khi tập trung vào các vấn đề chung về xã hội, như vấn đề văn hóa, gia đình, sự sống là tặng ân của Thiên Chúa, việc bảo vệ môi sinh như là những gì được Thiên Chúa dựng nên. Những khó khăn càng nhiều hơn về lãnh vực tín lý và đỡ hơn về vấn đề luân lý. Một điểm khó khăn khác nữa là, trong một số trường hợp, chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta có rất nhiều điều tương đồng với người Do Thái mà quên đi rằng cũng có những cái khác nhau trọng yếu và sâu xa. Chẳng hạn, người Công Giáo chúng ta nghĩ rằng Thành Kinh Cựu Ước của chúng ta giống như của người Do Thái song lại không phải như vậy. Chúng ta có thêm một số sách nữa, được gọi là Ngoại Thư, ngoài ra, việc giải thích của chúng ta rất khác với của các vị tôn sư. Chúng ta cần phải ý tứ và đừng lẫn lộn.

Vấn     Cha có nhận thấy những tổ chức Do Thái tái trở lại với vấn đề muốn cởi mở đối thoại trao đổi với Giáo Hội Công Giáo hay chăng?

Đáp     Khuynh hướng này là một khuynh hướng hỗ tương. Điều xẩy ra là những người Do Thái rất để ý đến việc họ đang nói chuyện với Tòa Thánh Vatican, song chúng ta lại không có một phát ngôn nhân duy nhất nào của Do Thái để nói với cả. Do Thái Giáo có nhiều nhóm khác nhau, và điều này đã tạo nên cho chúng ta một sự khó khăn nào đó. Điều mừng là đã bắt đầu có những liên hệ với Tòa Đại Tôn Sư ở Giêrusalem. Đó là một dấu hiệu tốt hiện lên trong những khó khăn về chính trị hiện nay. Cuộc gặp gỡ này sẽ xẩy ra ở cả cấp độ Giáo Hội Công Giáo địa phương cũng như ở cấp độ quốc tế với Tòa Thánh Vatican. Đó là một thành quả rất phấn khởi phát xuất từ sau cuộc viếng thăm Do Thái của Đức Giáo Hoàng trong Năm Thánh 2000. Tôi nghĩ đó là một dấu hiệu hy vọng cả thể theo ơn quan phòng.

Vấn     Việc tranh cãi liên tục về vấn đề được gọi là im lặng của Đức Piô XII (đối với việc cứu những người Do Thái khỏi bị Hitler thảm sát) có làm mờ mịt việc đối thoại trao đổi này hay chăng?

Đáp     Những cuộc tranh cãi về Đức Piô XII đã lắng xuống rất nhiều. Chúng rất căng thẳng trong năm 2001, nhất là vì vụ đổ vỡ của Uũy Ban Nghiên Cứu Chung của Những Người Do Thái và Công Giáo. Mặc dù cuộc tranh cãi này đã lắng xuống, việc phong chân phước cho Đức Piô XII vẫn có thể là một trở ngại cho việc phát động cuộc đối thoại trao đổi. Tuy nhiên, với tình trạng tiến bộ cho tới nay, chúng ta không thể lùi bước được nữa. Vào ngày 15/2 tới đây, Tòa Thánh Vatican sẽ công khai mở văn khố mật chứa đựng các thư tín trao đổi giữa Tòa Thánh và tòa khâm sứ ở Bá Linh cũng như Giáo Hội ở Munich trong những năm khốn khó nhất với chế độ Nazi. Chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn nữa về vấn đề này.

Vấn     Chúng ta có thể nói thế này hay chăng, giáo triều hiện nay đã trở thành một giáo triều dũng cảm nhất trong lịch sử đối với vấn đề liên hệ với thế giới Do Thái?

Đáp     Đức Giáo Hoàng này chắc chắn đã thiên về việc đối thoại trao đổi, có lẽ là do kinh nghiệm bản thân của Ngài. Đức Gioan Phaolô II đã trải qua cảm nghiệm của cuộc diệt chủng Do Thái ở Ba Lan và lúc nào cũng tranh đấu cho việc hòa giải. Vào những lần viếng thăm khắp thế giới của mình, Đức Giáo Hoàng đã luôn luôn để ý tới việc gặp gỡ các vị đại diện Do Thái. Ngài là vị Giáo Tông đầu tiên trong lịch sử viếng thăm Hội Đường Do Thái ở Rôma năm 1986. Trong khi ở đó, Ngài đã gọi những người Do Thái là “những vị sư huynh trong đức tin Abraham”. Đó là những dấu hiệu tỏ tường cho thấy Ngài cảm mến dân chúng Do Thái. Thật là cảm động đối với một người Do Thái khi thấy Vị Giáo Hoàng này cầu nguyện tại Bức Tường Khóc ở Thánh Địa trong cuộc viếng thăm của Ngài hồi Tháng Ba năm 2000. Và chúng ta cũng đừng quên rằng trước đây Ngài đã xin lỗi về tất cả những gì sai lầm Giáo Hội đã phạm đến dân chúng Do Thái. Chắc chắn đó là một dấu hiệu rất mãnh liệt. Đức Gioan Phaolô II là một dấu hiệu tỏ tường cho vấn đề cổ võ đối thoại trao đổi giữa những người Do Thái và Công Giáo vậy.

Bản Tuyên Cáo của Công Giáo và Do Thái Giáo

về Sự Sống Con Người cũng như về Những Giá Trị Gia Đình

Sau cuộc họp sơ khởi ở Giêrusalem hôm 5/6/2002, những vị đại biểu cao cấp của Ủy Ban Tòa Thánh về Những Liên Hệ Tôn Giáo với Người Do Thái và của Văn Phòng Tôn Sư Trưởng của Do Thái đã gặp nhau ở Grottaferrata gần Rôma ngày 23-27/2/2003, cả hai đã phổ biến một bản tuyên cáo chung vào chiều ngày Thứ Hai 3/3/2003. Bản tuyên cáo này được viết bằng tiếng Anh và đề ngày 26/2/2003, với chữ ký của Tôn Sư Ratzon Arrusi, Tôn Sư David Brodman, Oder Wiener và Shmuel Hadas về phía đại biểu Do Thái, và ĐGM Giacinto-Boulos Marouzzo, Cha George Cottier, OP, Cha Elias Shacour, Đức Ông Pier Francesco Fumagalli, Cha Norbert Hofmann, SDB, và TGM Pietro Sambi, khâm sứ tòa thánh ở Do Thái về phía đại biểu Công Giáo.

“Chúng tôi đang đối thoại với nhau với tư cách là con người tin tưởng có cùng những gốc rễ thiêng liêng và gia sản. Việc đối thoại tự nó có giá trị và không có ý hướng nào về vấn đề trở lại đạo cả. Chúng tôi chú trọng đến những truyền thống khác nhau của chúng tôi và tôn trọng cái khác của nhau.
Sau đây là phần riêng về sự sống con người cùng với các giá trị về gia đình:

“Sự Thánh Hảo của Sự Sống Con Người. Sự sống con người có một giá trị chuyên nhất và cao cả nhất trong thế giới của chúng ta đây. Bất cứ nỗ lực nào muốn hủy diệt sự sống con người đều phải được loại trừ, và cần phải hết sức nỗ lực để cổ võ các thứ nhân quyền, tình đoàn kết nơi tất cả loài người, tôn trọng tự do lương tâm

“Động lực tôn giáo chung của chúng tôi đối với niềm xác tín chính yếu này được căn cứ vào lời thánh kinh cho thấy con người được tạo dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa hằng sống, tưởng tự như Ngài. Thiên Chúa là Đấng Thánh và là Đấng Tạo Dựng sự sống con người, và con người được chúc phúc và thắt buộc với sự thánh thiện của Ngài. Thế nên hết mọi sự sống con người đều thánh hảo, linh hóa và bất khả phạm.

“Việc bảo vệ sự sống con người là thành quả hiển nhiên về luân thường đạo lý của niềm xác tín này. Hết mọi tín hữu, nhất là các vị lãnh đạo tôn giáo, phải hợp tác với nhau để bảo vệ sự sống con người. Bất cứ điều gì phạm đến sự sống con người đều đi ngược lại với ý muốn của Thiên Chúa, là tục hóa Danh Thiên Chúa, trực tiếp phản lại giáo huấn của các vị tiên tri. Việc lấy mạng sống con người, kể cả chính bản thân mình, cho dù nhân danh Thiên Chúa, đều là những gì bất kính.

“Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh, nhất là trong sứ điệp cho Ngày Thế Giới Hòa Bình 2002, là không một vị lãnh đạo tôn giáo nào có thể coi thường việc khủng bố (bất cứ ở đâu) trên thế giới. Thật là tục hóa tôn giáo khi cho mình là một tay khủng bố nhân danh Thiên Chúa, bạo lực với kẻ khác nhân danh Ngài. Việc bạo động khủng bố khắp nơi trên thế giới là tình trạng tương phản với niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng nên con người, Đấng chăm sóc con người và yêu thương con người.

“Chúng ta không được ra tay sát hại nhân danh Thiên Chúa là Đấng đã truyền ‘Các ngươi không được giết hại’, tránh việc lạm dụng tôn giáo một cách cuồng tín hay bạo động, như các vị lãnh đạo Do Thái, Kitô Hữu và Hồi Giáo đã công bố trong bản tuyên cáo chung Alexandria (1/2002).

“Tất cả mọi nhà giáo dục phải củng cố nỗ lực của mình trong việc phác họa những chương trình giáo dục giới trẻ trong việc tôn trọng giá trị cao cả nhất nơi sự sống con người. Trước khuynh hướng bạo lực và sát hại hiện nay trong các xã hội của mình, chúng ta cần phải duy trì việc hợp tác với các tín hữu của tất cả mọi tôn giáo cũng như với tất cả mọi người thiện tâm trong việc cổ võ một thứ ‘văn hóa sự sống’.

“Đời sống gia đình. Cơ cấu gia đình phát xuất từ ý muốn của Đấng Toàn Năng, Đấng dựng nên con người theo hình ảnh Thiên Chúa; ‘Ngài đã dựng nên họ có nam có nữ’. Theo quan điểm tôn giáo thì hôn nhân có một giá trị cao cả vì Thiên Chúa đã chúc lành cho việc hiệp nhất này và thánh hóa nó.

“Gia đình và mối hiệp nhất gia đình tạo nên một hoàn cảnh ấm cúng và an toàn cho việc nuôi dưỡng con cái và bảo đảm cho việc giáo dục xứng hợp của chúng theo truyền thống và niềm tin. Mối hiệp nhất gia đình là nền tảng cho toàn thể xã hội.

“Cuộc cách mạng về điện tử và truyền thông đại chúng chắc chắn đã mang lại nhiều đổi thay trong xã hội. Tuy nhiên, đồng thời cũng quá thường làm lan tràn những ảnh hưởng tiêu cực về hành vi cử chỉ của xã hội. Người lớn cũng như giới trẻ đều bị phô bày cho thấy những khía cạnh méo mó và tệ hại của đời sống, như vấn đề bạo động và khiêu dâm. Là những vị lãnh đạo tôn giáo, chúng ta phải đối đầu với những biến chuyển gây hủy hoại ấy.

“Hơn bao giờ hết, chúng ta buộc phải thực hiện việc giáo dục ở gia đình cũng như ở học đường về những giá trị của gia đình theo truyền thống tôn giáo phong phú của chúng ta. Cha mẹ phải giành nhiều giờ hơn nữa để tỏ tình yêu thương con cái mình và hướng dẫn chúng tỏ ra những thái độ tích cực. Trong số những giá trị quan trọng gia đình, chúng ta phải nhấn mạnh đến tình yêu thương, lòng vị tha, việc chăm sóc sự sống và trách nhiệm hỗ tương đối với con cái và gia mẹ”

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu của VIS 4/3/2003

 

29/1/2002, Thứ Ba. ĐTC thôi thúc mối liên hệ mới giữa Do Thái Giáo và Giáo Hội Công Giáo: “Người Do Thái và Kitô Hữu vốn có những liên hệ đặc biệt. Sứ điệp của Vị Thiên Chúa Giáo Ước gửi cho chúng ta qua Moisen, qua các vị tổ phụ và tiên tri, đều thuộc về gia sản chung của chúng ta và kêu gọi chúng ta hợp tác với nhau”. Hôm nay là ngày chấm dứt cuộc họp đầu tiên giữa các vị lãnh đạo Do Thái Giáo và Công Giáo ở Âu Châu. Cuộc họp hai ngày ở Paris này được tổ chức bởi Hội Đồng Do Thái Âu Châu, với chủ đề tâm niệm là: “Sau Công Đồng Chung Vaticanô II: Những Tiến Triển Liên Hệ Giữa Người Do Thái và Công Giáo Dưới Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II”. ĐTC đã gửi cho cuộc họp này một sứ điệp hoan hô tinh thần của nó, một tinh thần được Ngài cho là tiếp nối tinh thần của Ngày Liên Tôn Hội Ngộ Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới hôm Thứ Năm tuần trước. ĐTC đã đề nghị lấy Tuyên Ngôn “Nostra Aetate” của Công Đồng Chung Vaticanô II để làm địa bàn cho mối liên hệ mới giữa Công Giáo và Người Do Thái. Bức thư của ĐTC được ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Ủy Ban Liên Hệ Tôn Giáo Với Người Do Thái của Tòa Thánh, đọc tại Sảnh Đường Balê Tỉnh.

“Sau những biến cố đau thương đánh dấu lịch sử Âu Châu, nhất là trong thế kỷ 20, cần phải khôn ngoan theo hướng động mới trong mối liên hệ của chúng ta, để truyền thống tôn giáo vốn ảnh hưởng đến văn hóa và sinh hoạt của Địa Lục này được tiếp tục làm hồn sống của nó. Chúng ta cần phải truyền đạt những bảo vật và giá trị chung cho những thế hệ mới, để con người không bao giờ còn khinh thường anh em nhân loại của mình nữa, và những cuộc chiến tranh cùng xung đột không bao giờ còn bùng nổ nhân danh một thứ ý hệ coi thường văn hóa hay tôn giáo. Ngược lại, các truyền thống tôn giáo khác nhau được kêu gọi để mang gia sản của mình ra phục vụ cho tất cả mọi người, với niềm hy vọng cùng nhau xây đắp một ngôi nhà Âu Châu chung trong công lý, thái hòa, bình đẳng và hợp đoàn. Người Do Thái và Kitô Hữu vốn có những liên hệ đặc biệt. Sứ điệp của Vị Thiên Chúa Giáo Ước gửi cho chúng ta qua Moisen, qua các vị tổ phụ và tiên tri, đều thuộc về gia sản chung của chúng ta và kêu gọi chúng ta hợp tác với nhau”.

Sứ điệp của ĐTC được các vị lãnh đạo Do Thái Giáo nhiệt liệt tán thành. Ngài được một phát ngôn viên Do Thái gọi là “Vị Giáo Hòang Hòa Giải” giữa các phần tử của hai niềm tin. Vị nguyên chủ tịch của Hội Đồng Do Thái Âu Châu là Henri Hajdenberg đã cho biết Đức Gioan Phaolô II “đã hiểu được chiều kích của hai biến cố quan trọng nhất thế kỷ 20 đối với người Do Thái, đó là biến cố Thiêu Tế và biến cố tái sinh của quốc gia Do Thái”. Cuộc họp này được điều hợp bởi vị nguyên chủ tịch này, nhắm đến việc phân tích cuộc tiến hóa nơi mối liên hệ giữa Người Do Thái và Công Giáo, nhất là đưới giáo triều của Đức Gioan Phaolô II.

Trong số tham dự viên có những nhân vật quan trọng sau đây: ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Ủy Ban Liên Hệ Tôn Giáo Với Người Do Thái của Tòa Thánh; ĐHY Jean-Marie Lustiger, TGM Paris; nguyên Đại Tôn Sư Rene Samuel Sirat ở Pháp Quốc; và Đại Tôn Sư Pinchas Goldschmidt ở Moscow. Có khoảng 900 người quyết tâm theo đuổi việc đối thoại giữa Do Thái và Công Giáo đã tham dự phần khai mạc tối Thứ Hai, một nghi thức khai mạc được kết thúc bằng việc tôn vinh các vị đi tiên phong trong cuộc đối thoại này, kể từ Thế Chiến Thứ Hai đến nay. ĐHY Lustiger, vị sinh ra từ một gia đình Do Thái gốc Balan, đã phát biểu: “Chúng ta đã tiến đến một giây phút lịch sử mà cuộc đối thoại đích thực bị gián đoạn 2000 năm nay lại được tái diễn”. ĐTGM Paris này cũng hy vọng rằng Kitô Hữu và Do Thái Hữu không chỉ bằng lòng với việc giải quyết “những tranh cãi không ngừng tái diễn” mà còn đi xa hơn nữa trong việc cùng nhau đối diện với những vấn đề thần học quan trọng đối với cả hai, như vấn đề về “tội lỗi, đau khổ, ơn tuyển chọn, và ơn cứu chuộc”. Đại Tôn Sư Sirat, một trong những vị lãnh đạo tôn giáo đọc bản Tuyên Ngôn Hòa Bình của Liên Tôn tại Assissi ngày 24/1 vừa qua, đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng Do Thái làm sao để nám lấy “thời cơ lịch sử” chất chứa nơi cuộc đối thoại này: “Đây không phải là lúc khóa trái những cánh cửa của khu vực tri thức và tâm linh lại như một số người muốn chúng ta sống như vậy”. Còn vị Đại Tôn Sư ở Moscow cho biết rằng ĐGH “đã bắt đầu vẽ ra một con đường mẫu mực cho nhiều người, những vị lãnh đạo tôn giáo cũng như dân sự ở Đông Âu. Từ biến cố sụp đổ của Cộng Sản đến nay, cả ở Nga Sô cũng như các quốc gia hậu Cộng Sản khác, chưa từng thấy có một cuộc tìm kiếm sự thật về lịch sử và luân lý tương tự như thế”.