ÐỐI THOẠI LIÊN TÔN VỚI HỒI GIÁO
Morocco là nơi Kitô hữu và Hồi hữu có thể sống với nhau
Qua cuộc phỏng vấn của cơ quan Chân Lý, ĐTGM Vincent Landel TGP Rabat Tây Ban Nha đã nói về việc ngài nỗ lực giúp cho 30 ngàn Kitô hữu thuộc giáo phận của ngài sống hợp hòa với những anh chị em Hồi giáo.
Vấn: Có thể nào xẩy ra được việc hiệp thông giữa Kitô hữu với tín đồ Hồi giáo hay chăng?
Đáp: Có. Chúng ta có thể chia sẻ nhân tính của mình, dù không chia sẻ đức tin của chúng ta. Chúng ta không nói nhiều đến vấn đề đối thoại liên tôn như là vấn đề hội họp, bởi vì, trước khi nói người ta cần phải gặp gỡ, cần phải cảm nghiệm được việc cùng nhau chung sống mang lại tình thân hữu và huynh đệ.
Sau đó chúng ta mới nói về đức tin của mình. Giáo Hội cần phải giúp vào việc tạo nên việc chung sống và tình thân hữu này, nhờ đó một ngày nào đó chúng ta thấy được một con đường mới mở ra.
Ở Âu Châu người ta nói nhiều về những người Hồi giáo, thế nhưng ai biết được họ là người thế nào và họ tin tưởng những gì? Ở Pháp và Ý chẳng hạn, người ta cảm thấy sợ hãi bất cứ điều gì về người Hồi giáo. Cần phải thay đổi ý nghĩ này. Không phải tất cả mọi người Hồi giáo đều là thủ cựu; họ đa số tỏ ra trung hòa.
Không có vấn đề đụng độ về tôn giáo mà là đụng độ vì không triệt thấu, một thứ đụng độ về chính trị và truyền thông. Nếu một vị giám mục Công giáo bị bắt cóc ở Iraq mọi người đều nói về sự kiện ấy. Thế nhưng, chính trị và tôn giáo bị lẫn lộn, ngay cả ở Hoa Kỳ đi nữa, chẳng hạn, khi George Bush nói về việc bắt đầu cuộc chiến tranh nhân danh Thiên Chúa. Đôi khi những gì nói lên phạm tới những tín đồ Hồi giáo mà Kitô hữu cũng nói, người ta không thể nào vơ đũa cả nắm.
Người ta cũng rất cần phải hiểu biết đức tin của mình để có thể hiểu biết đức tin của người khác. Kitô hữu chúng ta có trách nhiệm phải hiểu biết sâu xa về căn tính của mình và chấp nhận những người Hồi giáo. Tín đồ Hồi giáo chính thức là các tín đồ, thế nhưng, ở Âu Châu, nhiều người đã bỏ mất đức tin của họ.
Vấn: Giờ đây chúng ta hãy nói đến một số sáng kiến trong giáo phận của ngài đã được thực hiện để có thể làm phát triển mối hiệp thông này?
Đáp: Ở Morocco chúng tôi có một dự án giáo dục hỗn hợp Công giáo Hồi giáo bao gồm 15 trường học với con số 12 ngàn học sinh Hồi giáo, nơi giảng dạy Kinh Coran. Tôi, vị giám mục Công giáo, có thẩm quyền trên hết. Tình trạng hiệp thông vẫn diễn tiến ở đó chẳng có vấn đề gì hết.
Chúng tôi cũng có những trung tâm văn hóa, được điều hành bởi các vị linh mục và tu sĩ, những trung tâm được tín đồ Hồi giáo sử dụng. Nhờ đó, Giáo Hội giúp đỡ tín đồ Hồi giáo; chúng tôi cởi mở với thế giới Hồi giáo, một thế giới chấp nhận chúng tôi, vì tất cả tín đồ Công giáo chúng ta đều là những người ngoại quốc.
Ngoài ra, nhiều Kitô hữu hợp tác, học hỏi hay làm việc với các hiệp hội, với các thương vụ v.v. do người Hồi giáo điều hành. Đó là những kinh nghiệm rất tốt đẹp giúp chúng ta có thể hiểu biết những người Hồi giáo trong việc sinh hoạt thường nhật và thấy rằng có thể sống vui vẻ ở thế giới Hồi giáo.
Kinh nghiệm của chúng tôi là một Giáo Hội Công giáo ở Morocco không phải là những gì khuôn mẫu hay mô phạm. Nó thật ra cũng tương tự như Giáo Hội ở Âu Châu thôi, vì lãnh giới Hồi giáo có thể được so sánh với thế giới trần thế là nơi Giáo Hội cần phải hiện diện một cách dễ dàng, bằng việc cho họ thấy được đường lối chân thật, để giúp họ khám phá ra Thiên Chúa và tính cách quan trọng của tôn giáo trong đời sống của họ.
Vấn: Giáo Hội ở Rabat ra sao?
Đáp: Chúng tôi gồm có 30 ngàn Kitô hữu, trong đó có 40 linh mục và 150 tu sĩ. Tất cả chúng tôi đều là người ngoại quốc, vì một người Morroco không thể là một tín đồ Kitô giáo nơi một nước mà Hồi giáo là quốc giáo này. Thế nhưng, các nhà thờ của chúng tôi vẫn mở cửa và chúng tôi không gặp trục trặc gì cả, miễn là chúng tôi không dụ giáo. Chúng tôi sống đức tin của mình một cách tự do thoải mái.
Giáo Hội của chúng tôi ở đây có tính cách công giáo khá nhiều, vì nó bao gồm thành phần dân chúng thuộc 80 quốc tịch khác nhau.
Trước khi được độc lập thì có nhiều người Công giáo hơn, đa số là người Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Hiện nay có nhiều người Phi Châu, Hoa Kỳ và Á Châu, làm nên cả một thách đố khó khăn. Việc hiệp thông nơi Kitô hữu không phải là chuyện dễ, nhất là vì họ đến từ các nơi khác nhau như thế.
Một đặc tính khác của cộng đồng Kitô hữu chúng tôi ở đây đó là luôn luôn thay đổi. Hằng năm có khoảng 20% đổi thay, vì nhiều Kitô hữu, như sinh viên và lao động nhân, chỉ sống ở Rabat một thời gian thôi. Bởi thế, vấn đề rất quan trọng ở đây là chương trình mục vụ để đón nhận các Kitô hữu, để giúp họ sống đức tin của họ, cũng như để hiểu biết thế giới Hồi giáo là thế giới cần phải được hiểu biết để có thể cùng chung sống với họ.
Vấn: Có vấn đề kỳ thị ở đó hay chăng?
Đáp: Có những loại kỳ thị khác nhau. Ở Morocco chẳng hạn, một số người khó lòng chấp nhận được vấn đề bình đẳng của những người Phi Châu, trong khi đó họ đối xử với thành phần di dân Tây Ban Nha chỉ là một thiếu số lại bình đẳng.
Trái lại, những người Morocco di dân đến Tây Ban Nha sống ở một hoàn cảnh xã hội khác hẳn. Họ có một cảm quan mạnh mẽ thuộc về gia đình và cộng đồng văn hóa của họ hơn, và có nguy cơ hình thành một thứ hạ tầng văn hóa. Âu Châu không được để cho những người Hồi giáo hình thành nên “những khu biệt lập”.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 21/1/2005
Những bóng tối của trào lưu cực thủ Hồi Giáo
Ông Massimo Introvigne, sáng lập viên kiêm giám đốc của Trung Tâm Nghiên Cứu Các Tân Giáo đề cập đến hiện tượng phức tạp liên quan đến trào lưu cực thủ Hồi Giáo trong cuốn sách của mình "Fondamentalismi. I Diversi Volti dell'Intransigenza Religiosa – Những trào lưu cực thủ: Các Bộ Mặt Khác Nhau của Tính Cách Bất Dung Nhượng Về Tôn Giáo”, do Piemme xuất bản bằng Ý ngữ. Ông cũng là tác giả của cuốn “Thời Mới, Thời Tới” và “Thiên Chúa Đã Trở Lại”. Sau đây là cuộc phỏng vấn của Zenit với vị tác giả này về những vấn đề nghiên cứu chuyên môn được phổ biến trong sách vở của ông.
Vấn: Phải chăng cái thế giới bất ổn và mỏng dòn này đã làm bùng lên trào lưu cực thủ về tôn giáo?
Đáp: Tất cả đều tùy thuộc vào sự định nghĩa về trào lưu cực thủ, một định nghĩa không đồng nhất. Trong tác phẩm của tôi, tôi phân biệt 5 loại thái độ về đạo giáo, đó là cực cấp tiến, cấp tiến, bảo thủ, cực thủ, và cực bảo thủ. Tiêu chuẩn để phân tích những thái độ này khác nhau và một số tiêu chuẩn hoàn toàn có tính cách kỹ thuật.
Vấn: Ông cho thể trưng dẫn thí dụ điển hình được không?
Đáp: Thái độ liên hệ tới việc phân biệt tôn giáo và văn hóa được bắt đầu từ Thời Minh Trí, và bởi thế cũng là việc tách biệt giữa tôn giáo và chính trị.
Thành phần cấp tiến chấp nhận sự phân biệt này như là những gì bất khả tránh, còn thành phần cực cấp tiến thì lại nhiệt liệt chấp nhận nó.
Thành phần cực thủ bác bỏ việc phân ly này theo nguyên tắc, nhưng sẵn sàng dung hòa. Thành phần cực bảo thủ không chấp nhận bất cứ một thứ dung hòa nào và hoàn toàn tách mình khỏi xã hội, cố gắng thay đổi xã hội bằng bạo lực.
Chủ trương bảo thủ, mà về số lượng, đa số dân chúng trên thế giới xưng mình có đạo nắm giữ, không chấp nhận việc phân ly thực sự của Thời Minh Trí hay tình trạng hỗn hợp sâu đậm giữa tôn giáo và văn hóa.
Chủ trương bảo thủ thích sự phân biệt hơn là phân rẽ, thích cái độc lập của văn hóa và chính trị không ngăn cản tôn giáo trong việc bày tỏ chủ trương của tôn giáo về lãnh vực phân biệt này.
Đối với những lý do về chính trị, dù nó là vấn đề của Hồi Giáo hay Âu Châu thì một số truyền thông cũng gán cho là thành phần bảo thủ, cực thủ và cực bảo thủ là cực thủ, thế nhưng những chủ trương của họ rất khác nhau.
Ở thế giới Hồi Giáo, Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là một người bảo thủ, nhà giảng thuyết Sheikh Youssef al-Qaradawi nhóm Al Jazeera là một người cực thủ, và Osama bin Laden là một người cực bảo thủ. Ở lãnh giới Kitô Giáo, cả Bush lẫn Rocco Buttiglione đều là những người bảo thủ, thế nhưng cuộc bút chiến về chính trị lại gán cho họ là những người cực thủ.
Vấn: Thành phần cực thủ về tôn giáo mong muốn điều gì? Mong muốn những gì vững chắc, một cuộc quay trở về quá khứ, chết đi và tái sinh?
Đáp: Cả ở đây nữa, cái khác nhau giữa thành phần bảo thủ, cực thủ và cực bảo thủ cũng rất khác nhau. Tôi có thể nói rằng chẳng có thành phần nào trong 3 thành phần này muốn trở về với quá khứ hết.
Đặc biệt là theo Hồi Giáo, thành phần cực thủ là một hình thức tân thời muốn kiếm cách phục hồi luật lệ Hồi Giáo bằng các phương tiện chính trị của thế kỷ 20. Vấn đề cần phải phân biệt với những hình thức của thành phần truyền thống là thành phần sử dụng những phương tiện truyền thống và tập trung vào vấn đề luân lý hơn là chính trị.
Vấn: Kinh tế có dính dáng gì đến thành phần cực thủ hay chăng?
Đáp: Tôi được cảm hứng từ trường phái xã hội học là trường phái đề cập tới “thị trường tôn giáo” hay “kinh tế tôn giáo”. Chúng tôi sử dụng những dụng cụ và kiểu mẫu về kinh tế để nghiên cứu tôn giáo.
Thế nhưng, đây là một thái độ có tính cách phương pháp học là phương pháp không hế có ý muốn biến tôn giáo hay khuynh hướng cực thủ thành một hiện tượng bị các động lực về kinh tế chi phối.
Vấn: Phải chăng Tây Phương phải chịu trách nhiệm một phần nào đó về việc xuất hiện của thành phần cực thủ Hồi Giáo?
Đáp: Đúng thế, vì qua một thời gian dài, thành phần cực thủ này đã ủng hộ chủ nghĩa dân tộc cũng như những chế độ trần tục, như những chế độ quân đội độc tài ở Maghreb hay của chính Saddam Hussein, là những chế độ ra tay đàn áp với những thay bảo thủ, cực thủ và cực bảo thủ nhiệt liệt như nhau. Nếu tất cả thành phần này bị trừ diệt thì thành phần duy nhất có thể ngầm hoạt động đó là thành phần cực bảo thủ.
Việc trừ diệt mà ra tay làm cỏ chủ nghĩa cực thủ thật sự gây thuận lợi cho những hình thức cực đoan nhất của nó.
Nói chung, Tây Phương đang trải qua một thứ hội chứng Voltaire, một cách đột biến, nhất là ở Pháp, một hội chứng dẫn Tây Phương đến chỗ cho những người Hồi Giáo cấp tiến và cực cấp tiến một là không có, hai là những tay tướng lãnh sửa soạn cai trị bằng họng súng, hay là những tay trí thức tham dự các cuộc hội nghị ở Âu Châu, mà không màng chi tới tí nào ở các quốc gia của họ, hoặc ở nơi các cộng đồng di dân.
Trào lưu thay thế cho trào lưu cực thủ không phải là Hồi Giáo cấp tiến mà là Hồi Giáo bảo thủ.
Vấn: Ông có thấy trước việc tăng phát của trào lưu cực thủ Hồi Giáo trong tương lai trước mắt hay chăng?
Đáp: Tôi có thể nói là không. Nếu các cộng đồng tôn giáo được cởi mở và nền dân chủ được dịp thi hành thì Hồi Giáo bảo thủ sẽ làm chủ trào lưu cực thủ, như được thấy trong những trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ, Mã Lai và Nam Dương.
Vấn: Ông nghĩ thế nào về trào lưu cực thủ cổ thời? Phải chăng đó là một hiện tượng mới?
Đáp: Trào lưu phản giáo sĩ là một hiện tượng cổ. Dù sao những trào lưu cực thủ cổ thời chúng ta thấy ở Pháp, như trường hợp những luật lệ chống lại những gì được gọi là những thứ sùng bái hay chống lại những biểu tượng của đạo giáo phái, hay ở Khối Âu Châu, như xẩy ra trong trường hợp Buttiglione, đều là phản ứng cho sự kiện là tôn giáo, một tôn giáo theo thành phần cực thủ cổ thời cần phải biến mất, có những lúc trở lại qua những hình thức mới không ngờ.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 8/11/2004
Tòa Thánh Vatican gửi Sứ Điệp kết Mùa Chay Tịnh Hồi Giáo 2004: “Trẻ Em là Quà Tặng Thiên Chúa ban cho Tương Lai Nhân Loại”.
ĐTGM Michael Fitzgerald, chủ tịch hội đồng tòa thánh về Đối Thoại Liên Tôn đã gửi sứ điệp hằng năm cho tín đồ Hồi Giáo nhân dịp Mùa Chay Tịnh Ramadan của họ. Đề tài của sứ điệp năm nay ('Id al-Fitr 1425 A.H/2004 D.C.) mang tựa đề “Trẻ Em là Quà Tặng Thiên Chúa ban cho Tương Lai Nhân Loại”. Sau đây là nguyên văn sứ điệp của Tòa Thánh qua vị TGM chủ tịch này.
Quí bạn thân mến,
1. Năm nay, một lần nữa, vào lúc quí bạn đang sửa soạn cử hành 'Id al-Fitr để kết thúc tháng chay tịnh Ramadan, tôi xin gửi đến quí bạn những lời chúc tốt đẹp nhất thay cho Hội Đồng Giáo Hoàng Đối Thoại Liên Tôn, một văn phòng của Đức Giáo Hoàng đặc trách những liên hệ với các tôn giáo khác. Trong lời nguyện cầu của mình, nhiều Kitô hữu vẫn nghĩ đến quí bạn và đồng hành với quí bạn trong tháng chay tịnh này, một tháng chiếm ưu tiên nơi đời sống của cộng đồng quí bạn. Ở vào tuổi thơ dại nhất quí bạn đã dạy cho con cái của mình tuân giữ tháng chay tịnh đây, nhờ đó phát triển nơi chúng một cảm quan về Thiên Chúa cũng như một tinh thần tuân phục đạo giáo, đồng thời cũng giúp chúng biết làm chủ và kiềm chế bản thân chúng. Như thế, gia đình thực sự là một nơi đầu tiên con cái của quí bạn được giáo dục về đạo nghĩa.
2. Hôm nay, tôi xin quí bạn hãy chú trọng tới trẻ em nói chung, cũng như chú trọng tới việc đón nhận chúng cần có nơi cha mẹ, gia đình và xã hội ở vào những lúc khác nhau trong cuộc đời của chúng. Hết mọi con trẻ đều có quyền sống bất khả nhượng, và vì thế, nếu có thể, chúng cần phải được đón nhận ở trong một gia đình bình thường vững chắc. Ngoài ra, các em tất cả đều có quyền được dinh dưỡng, ăn mặc và bảo vệ, nhất là được giáo dục hầu mọi khả năng của chúng được phát triển nơi chúng rồi sau đó được phát triển nơi chúng với nhau. Theo quan điểm này thì một con trẻ, bị bệnh hay là nạn nhân của một tai nạn, có quyền lãnh nhận tất cả mọi thứ chăm sóc cần thiết. Sự sống của trẻ em, giống như của hết mọi người, là những gì linh thánh.
3. Quí bạn coi trẻ em là một phúc lành Thiên Chúa ban, nhất là cho thành phần làm cha làm mẹ. Là Kitô hữu, chúng tôi có cùng một thái độ đạo giáo này như quí bạn, thế nhưng, đức tin Kitô giáo của chúng tôi còn dạy chúng tôi khám phá ra nơi trẻ em một mô phạm cho việc chúng tôi liên hệ với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã cống hiến cho chúng tôi một gương về tính cách giản dị đơn sơ và tin tưởng của con trẻ, tính chân thành và hồn nhiên của chúng, cho chúng tôi thấy nơi những tính chất này cách chúng tôi cần phải sống tin tưởng thuận phục Thiên Chúa.
4. Trong một số dịp ở những năm vừa qua, các vị đại diện của Tòa Thánh cũng như của các xứ sở đa số là người Hồi Giáo đã cùng nhau bênh vực ở các diễn đàn quốc tế các thứ giá trị làm người căn bản. Vấn đề này thường là việc bênh vực quyền lợi của thành phần yếu kém nhất, đặc biệt của gia đình là môi trường tự nhiên để trẻ em được nuôi dưỡng và là nơi bảo trì quyền lợi của các em.
5. Mặc dù trẻ em đã được hưởng lợi ích, ít là ở một số phần đất trên thế giới và ở một số lãnh vực trong đời sống, về vấn đề tiến bộ đối với nhân quyền vẫn còn xẩy ra nhiều sự dữ gây nên khổ đau. Quá nhiều trẻ em đã bị bắt làm việc nặng nhọc nguy hại đến việc phát triển thể lý và tâm lý của các em, làm ngăn trở việc chúng đến trường, do đó khiến chúng bị hụt hang việc giáo dục theo quyền lợi của chúng. Nhiều em khác bị bắt lính hay tham gia vào các cuộc chiến tranh và xung đột. Các em cũng là những nạn nhân trước hết của tình trạng gia tăng việc làm dụng tình dục và mãi dâm ở những năm vừa rồi.
Đặc biệt hơn hết là việc các em trở thành những nạn nhân của một số đổi thay trong xã hội. Khi gia đình tan vỡ thì chính các em là thành phần đầu tiên phải hứng chịu khổ đau. Việc gia tăng sử dụng á phiện và buôn lậu thuốc phiện, nhất là ở các nước nghèo, thường dính dáng đến cả trẻ em, gây cho chúng nhiều tai hại. Cũng thế, việc buôn lậu ghê tởm các bộ phận con người liên quan đặc biệt đến các em, và thảm trạng hội chứng liệt kháng thường nhiễm lây cho các em từ bẩm sinh.
6. Đối diện với những sự dữ ảnh hưởng đến các em như thế, quí bạn thân mến, chúng ta cần phải liên hợp nỗ lực lại với nhau, nhắc nhở dân chúng về phẩm vị của hết mọi người được thừa hưởng sự sống theo như ý muốn của chính Thiên Chúa. Chúng ta cần phải hết sức vạch trần hết những gì làm hạ giá trị các em, chiến đấu bằng tất cả khả năng có được để thu hẹp “các thứ ngóc ngách tội lỗi”, thành ngữ được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sử dụng. Chúng ta ý thức được rằng tương lai loài người tùy thuộc vào tương lai của các em. Bởi thế, tôi hy vọng rằng nỗ lực chúng của chúng ta giành cho trẻ em sẽ tiếp tục và thực sự gia tăng. Có thế chúng ta mới chứng tỏ hơn nữa những gì tôn giáo có thể mang lại thiện ích cho toàn thể cộng đồng nhân loại.
7. Trong tháng chay tịnh Ramadan này, chớ gì con cái của quí bạn được mạnh mẽ hoàn tất những việc thiện hảo. Chớ gì chúng cũng biết chống trả những hứa hẹn hão huyền về hạnh phúc cùng với những thỏa mãn mau qua, nhờ đó được thanh thoát nội tâm hơn và hoàn hảo hơn trong việc thuận phục Thiên Chúa. Chớ gì nhờ đó đời sống của chúng làm sáng tỏ tầm quan trọng của các giá trị đạo giáo. Một lần nữa tôi hứa cầu cùng Thiên Chúa cho quí bạn và cho con cái của quí bạn. Xin Chúa tuôn đổ phúc lành của Ngài xuống trên quí bạn. Xin Ngài củng cố gia đình quí bạn và làm cho gia đình quí bạn thấm nhiễm tinh thần quảng đại phục vụ vinh hiển của danh thánh Ngài. Xin Ngài ban cho mỗi người trong quí bạn bìn h an của Ngài.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 5/11/2004
Người Công Giáo bị Những Tay Hồi Giáo Cực Thủ Tấn Công ở Nam Dương
Những tay cực thủ Hồi Giáo đã tấn công một cộng đồng Công Giáo, gây trở ngại cho việc cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật 3/10/2004, đồng thời cũng làm xáo trộn các sinh hoạt của một học đường Công Giáo Sang Timur trong khu vực truyền giáo của cộng đồng Thánh Bernadette ở Cileduk thuộc vùng Benten, khoảng 40 cây số phía tây Jakarta, thủ đô Nam Dương.
Theo cơ quan AsiaNews, có khoảng 50 tay hiếu chiến võ trang thuộc nhóm Tiên Phong Bênh Vực Hồi Giáo (FPI: Islamic Defender Front), có cả nữ giới, đã xâm lược các cơ sở của cộng đồng Thánh Bernadette này. Thành phần tấn công đã đốt cổng trước, chặn các ngõ ra khác, bắt các người đi tham dự Thánh Lễ phải rời khỏi sảnh đường chính của trung tâm này vốn được dùng làm nhà nguyện, và đe dọa họ với những khí giới sắc nhọn. Hôm Thứ Sáu trước đó có những bài giảng nay lửa ở một đền thờ Hồi Giáo địa phương lên tiếng chống lại cộng đồng Công Giáo này.
Một số chứng nhân Công Giáo cho biết họ thấy có khoảng 50 nhân viên cảnh sát tại hiện trường bấy giờ không mạnh tay can thiệp để ngăn cản cuộc xâm lược này của nhóm FPI khi nhóm ấy bắt đầu ra tay hành động. Về phần mình, vị linh mục coi cộng đồng này đã phải hủy bỏ Thánh Lễ Chúa Nhật và Thứ Hai. Ngôi trường học của cộng đồng, khoảng 3000 học sinh, trong đó có cả nhiều học sinh Hồi Giáo, do các Tu Sĩ Dòng Chúa Hài Nhi Giêsu, đã phải đóng cửa hôm Thứ Hai và Thứ Ba sau đó.
Biến động xẩy ra hôm Chúa Nhật 3/10/2004 này không phải là lần đầu tiên diễn tiến ở Cileduk là nơi đang tăng phát các tay cực thủ Hồi Giáo. Những tay này cho việc cử hành Thánh Lễ ở dinh thự học đường là một cách “dụ giáo”, như tờ nhật báo L’Osservatore Romano tường trình cho biết hôm Thứ Ba 5/10/2004.
Một Thứ Ý Hệ Nhẩy Vọt nơi Thành Phần Cực Thủ Hồi Giáo
Vị giáo sư ở Học Viện Tòa Thánh Nghiên Cứu về Ả Rập và Hồi Giáo là Francesco Zannini đã cho AsiaNews biết rằng chúng ta đang chứng kiến thấy “một thứ nhẩy vọt về ý hệ” của “thành phần cực thủ Hồi Giáo, của các nhóm quá khích và những tay khủng bố”, thành phần coi Tây Phương là kẻ thù. Theo ngài nhận định thì những vụ lấy đầu các con tin Tây Phương ở Iraq là cách bắt “Tây Phương phải quì gối xuống”.
Mặc dù việc lấy đầu là một việc “xẩy ra trong lịch sử Hồi Giáo”, nhưng “việc cắt thủ cấp ấy không phải là một trừng phạt được ngờ trước theo luật lệ Hồi Giáo. Nó có thể xẩy ra trong quá khứ nhưng nó không phải là một trừng phạt đặc biệt, nhất là một trừng phạt giành cho các kẻ địch thù. Có những đoạn truyền khiến sát hại các kẻ thù của Hồi Giáo, nhưng những đoạn ấy không lệnh phải lấy đầu. Kinh Koran không đề cập đến nó. Những câu châm ngôn (của Tiên Tri Mahommed) cũng không luôn”.
Theo ông giáo sư này thì “việc muốn lấy đầu và dùng truyền thông để loan tải những thứ sát hại ấy chính là để kéo chú ý và gây hăm dọa”, cũng như “để bắt người Tây Phương phải quì gối xuống” và gây chi phối “tâm lý quần chúng”.
Vị giáo sư này xác định rõ là “các bản văn Hồi Giáo rõ ràng là lên án việc sát hại thành phần nữ giới. Những câu châm ngôn (của Tiên Tri Mahommed) đáng tín cẩn nhất nói rằng không thể sát hại nữ giới, trẻ em, hàng giáo sĩ và thậm chí cả các nông gia, hoặc giới trẻ ở vào tuổi đi lính nhưng không tại ngũ. Thế nhưng, những tay khủng bố này đã nhẩy vọt về ý hệ, ở chỗ, họ đã xác định lại hình ảnh của thành phần ‘kẻ thù’. Đối với trào lưu cực thủ, với những nhóm và những tên khủng bố cực đoan quá khích thì kẻ thù là tất cả những người Tây Phương vậy”, bởi thế, hết mọi người Tây Phương, thậm chí kể cả con nít là kẻ tấn công Hồi Giáo”, và do đó, “cần phải bị hủy diệt”.
Theo vị giáo sư này, “đó là một chủ trương ý hệ biện minh cho tất cả cuộc Thánh Chiến”, mặc dù quả thực có xẩy ra ở Iraq, những ai sát hại có thể là những người Hồi Giáo, nhưng “cũng có cả những người vô thần nấp ở đằng sau Hồi Giáo nữa, hay có những cơ quan mật vụ hoặc những gì khác nữa”.
Trước tình trạng này, chính những người Hồi Giáo cũng “lấy làm kinh ngạc. Họ thấy mình đối diện với một cái gì đó mới mẻ chưa từng xẩy ra”, và mặc dù họ “không quên được những cuộc chiến đấu trong quá khứ”, họ cũng “cảm thấy bàng hoàng trước những gì hiện đang xẩy ra hôm nay đây”.
Vị giáo sư này cho biết thêm “Có một người Hồi Giáo bạn của tôi ở Bangladesh, một nhà trí thức, thú với tôi về mối quan tâm của ông ta rằng, ông cảm thấy là có một nhu cầu khẩn trương cần phải củng cố vấn đề giáo dục sống theo lý tưởng nơi giới trẻ là thành phần bằng không sẽ trở thành những người lãnh đạo một tương lai tăm tối sau này”.
“Thậm chí có cả một số phần tử thuộc tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ở Ai Cập cũng đã thú nhận về sự bàng hoàng của họ. Tổ Chức Huynh Đệ Hồi Giáo ấy thấy rằng những tay khủng bố Iraq đã phần nào thực hiện theo ý hệ của những tay này, nhưng tổ chức này cảm thấy rằng…’những tay khủng bố ấy đã làm cho Hồi Giáo trở thành công khai xấu xa”.
Các Nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo Nam Dương Viếng Thăm ĐTC GPII
Một phái đoàn đại biểu 24 vị thuộc 5 cộng đồng tôn giáo lớn nhất nước này là Hồi Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo và Ấn Giáo, đã đến triều kiến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hôm Thứ Tư 23/6/2004.
Phái đoàn này cũng gặp cả ĐTGM Michael Fitzgerald, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn, cũng như Cộng Đồng Sant’ Egidio trụ sở ở Rôma.
Đức ông Felix Machado, phó thư ký của hội đồng này đã nói với cơ quan Fides rằng: “Chúng tôi khuyến khích những nỗ lực cho thấy các tôn giáo có thể cùng nhau hoạt động để xây dựng hòa bình trên thế giới. Ngày nay Nam Dương là một xứ sở chính ở Đông Nam Á và cần phải có một loại chứng từ như thế”.
Văn Phòng Tôn Giáo Vụ Nam Dương đã tổ chức cuộc viếng thăm này với Tòa Lãnh Sự Nam Dương làm việc với Tòa Thánh.
Trong số những vị đại biểu có Cha Ignazio Ismartono, một viên chức thuộc hội đồng giám mục Nam Dương. Trong năm 2003 đã có một phái đoàn đại biểu do ĐHY Julius Darmaatmadja, TGM Jakarta, hướng dẫn đã viếng thăm Rôma và phái đoàn này tỏ ra ủng hộ việc Đức Thánh Cha chống lại chiến tranh ở Iraq.Cuộc Đối Thoại giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo dưới con mắt của một phụ nữ Hồi Giáo
Có nhiều phụ nữ học ở các đại học tòa thánh, (nhưng rất hiếm là Hồi Giáo), trong đó có Lejla Demiri, một sinh viên đang học thần học Kitô giáo ở Đại Học Đường Gregorian, người đã đồng ý chia sẻ với Zenit về việc chị thấy như thế nào đối với Kitô Giáo và Hồi Giáo cũng như với cuộc đối thoại giữa hai tôn giáo này.
Chị có bằng cử nhân và cao học về thần học Hồi Giáo ở Đại Học ở Marnara, Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ. Chị đang trình luận án tiến sĩ ở đó. Chị đã học thần học ở Đại Học Thánh Tôma Aquinas, the Angelicum. Cảm tưởng của chị là chị không hiểu được tại sao người ta lại phê phán tôn giáo của chị: “Thành thực mà nói, tôi thật sự không hiểu được tại sao là một phụ nữ Hồi Giáo tôi lại bị áp đảo”.
Vấn Tại sao chị tới Rôma để học về Kitô Giáo?
Đáp Tôi đã bắt đầu một cuộc nghiên cứu về hàn lâm trực tiếp liên quan tới Kitô Giáo. Bởi thế, đối với tôi, nơi hay nhất cho việc học hỏi Kitô giáo này là Rôma.
Quí vi có thể hỏi tôi rằng điều gì đã khiến tôi quyết định thực hiện cuộc nghiên cứu về Kitô Giáo? Đúng thế, tôi có thể nói rằng câu trả lời đơn giản cho vấn đề này đó là bối cảnh cuộc đời của tôi. Tôi xuất thân từ Macedonia, nơi mà những người Kitô hữu Chính Thống và Hồi Giáo sống chung với nhau trong cùng một xã hội, và tôi đã sống lâu ở Croatia nơi đa số là Công Giáo. Bởi vậy, khi để ý tới bối cảnh cuộc đời của mình, tôi dễ thấy được câu trả lời cho vấn đề này.
Đó là lý do, sau khi tôi đã học thần học Hồi Giáo ở Istanbul, tôi đã quyết định dấn thân học về thần học Kitô Giáo, và như tôi đã đề cập tới nơi tốt nhất để làm điều này đó là ở tại Rôma.
Ngoài hoạt động và nghiên cứu về hàn lâm ở Đại Học Đường Gregorian của tòa thánh, tôi cũng đã có dịp sống ở một cộng đồng Kitô giáo, đó là Trung Tâm Giáo Dân ở Foyer Unitas, để chia sẻ đời sống hằng ngày với các thân hữu bạn bè Kitô giáo, những người đã giúp tôi có được những minh thức.
Vấn Là một phụ nữ Hồi Giáo, chị nghĩ cái khó khăn nhất nơi cuộc đối thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo là gì?
Đáp Trước hết, tôi không gọi đó là một cuộc đối thoại giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo, mà là giữa những người Kitô Hữu và những người Hồi Giáo. Chính con người ta thực hiện việc đối thoại, những phần tử thuộc hai tôn giáo này, chứ không phải là hai tôn giáo làm điều ấy.
Là một phụ nữ Hồi Giáo, tôi nghĩ rằng, đặc biệt cần phải có việc đóng góp của nữ giới vào việc đối thoại này. Mặc dù tôi không muốn cho đó như là một cái gì kỳ thị, song tôi vẫn chủ trương rằng chiều kích nữ giới sẽ góp thêm những khía cạnh tích cực vào nỗ lực đối thoại, nhất là cuộc đối thoại hằng ngày, nói cách khác, cuộc đối thoại trong cuộc sống.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất người ta có lẽ sẽ phải chạm trán nhiều nhất trong lãnh vực này đó là vấn đề thiên kiến. Bởi thế, tôi có thể nói rằng điều kiện tiên quyết cho việc đối thoại là ở chỗ tương kiến.
Nhiều thứ ghen ghét và hận thù có thể rõ ràng thấy được đã phát xuất từ từ việc thiếu hiểu biết và vô ý thức. Tôi có thể trưng dẫn một trong những thành kiến và lầm tưởng chúng ta thường thấy. Tiếc thay, thành phần nữ giới Hồi Giáo, ở lãnh vực truyền thông đại chúng, rất thường được cho như là bị đàn áp và là đối tượng của bạo hành.
Vấn Chị làm sao giải thích được rằng Hồi Giáo không bạo động?
Đáp Đáng buồn thay, cả về điều này nữa, chúng ta thấy lãnh vực truyền thông rất thường được song hành với vấn đề khủng bố, và những người Hồi Giáo với những tay khủng bố. Điều này thật sự đã làm méo mó và lu mờ thực tại của nó, nhất là tạo nên những thành kiến sai lầm.
Là một người Hồi Giáo, khi nghĩ về hòa bình và tôn giáo, tôi luôn bao giờ cũng nghĩ đến ý nghĩa của “Hồi Giáo” theo chiều hướng này. “Hồi Giáo” tức là “tùng phục Thiên Chúa”, một chữ có căn ngữ Ả Rập “s-l-m” nghĩa là “hòa bình”.
Ngoài ra, “Sâlam”, hòa bình, là một trong 99 danh xưng của Thiên Chúa theo truyền thống của người Hồi Giáo. Hết mọi người Hồi Giáo đều kết thúc 5 buổi cầu nguyện hằng ngày bằng kinh nguyện ngắn này: “Ôi Thiên Chúa, Ngài là hòa bình; hòa bình từ Ngài mà có”.
Thêm vào đó, nơi một trong những lời mình nói Tiên Tri Muhammad đã bảo rằng: “Các người sẽ không được vào thiên đàng trừ khi các người tin tưởng; và các người sẽ không phải là những tín đồ thực sự trừ phi các người yêu thương nhau”.
Bởi thế, Hồi Giáo, một tôn giáo có thể được định nghĩa như là một tôn giáo của hòa bình, khiển trách các phần tử của mình rằng không thể nào hoàn trọn thực sự đức tin và niềm tin của mình nếu không tuân giữ và cổ võ hòa bình.
Liên quan đến vấn đề này, tôi cũng xin nói rằng một trong những yếu tố thiết yếu trong việc hiểu biết lẫn nhau và đối thoại với nhau đó là tránh đi tất cả những gì tổng quát hóa một cách gọn ghẽ, vì ngày nay không có tôn giáo nào là nguyên vẹn cả; mỗi một đạo giáo đều chất chứa nơi mình cái tính chất đa biệt về tư tưởng cũng như về việc dẫn giải.
Nói cách khác bao giờ cũng có cái đa tính nơi việc tự hiểu biểu trong hết mọi truyền thống và văn hóa. Chẳng hạn, như có nhiều cái khác nhau giữa Kitô hữu ở phần đất này trên thế giới với những người sống ở những phần đất khác, cũng thế có nhiều cái đa dạng giữa những người Hồi Giáo ở các địa dư khác nhau.
Hơn nữa, thật là vô lý khi lấy một số vấn đề ở một xứ sở nào đó để gán chúng vào Hồi Giáo hay Kitô Giáo, hơn là xét tới những yếu tố về chính trị, kinh tế xã hội, chủng tộc hay những yếu tố khác.
Tóm lại, thay vì vơ đũa cả nắm về con người của một tôn giáo nào đó để rồi vẽ thành một bức tranh toàn diện, thì cần phải chú ý tới cả sự kiện liên quan đến tính cách đa biệt và đa dạng nữa.
Vấn Chị hoạch định tương lai của chị ra sao sau khi học hỏi ở Rôma?
Đáp Dự án đẹp nhất của tôi trong tương lai đó là dạy giảng và đóng góp vào việc cổ võ việc đối thoại liên tín giữa những người Hồi Giáo và Kitô Giáo với tư cách là một học giả.
Tôi hy vọng những thứ nghiên cứu tôi đã học hỏi nơi cả thần học Hồi Giáo và Kitô Giáo, bối cảnh cuộc đời của tôi, và những kinh nghiệm sống của tôi sẽ giúp tôi hoàn thành những dự án này của tôi.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 3/6/2004
Hội Nghị Liên Tôn giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo ở Qatar kết thúc với đầy hy vọng
Hội nghị liên tôn giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo ở Qatar đã kết thúc vào Thứ Bảy 29/5/2004, một hội nghị được diễn tiến với ba buổi họp kín cả ngày, giữa các phần tử của Ủy Ban Tòa Thánh Về Liên Hệ Tôn Giáo với Hồi Giáo với những phần tử (tương đương về con số tham dự) bên Hồi Giáo được mời tham dự, một cuộc họp báo vào buổi chiều và một cuộc họp mặt vào buổi tối giữa ĐTGM Michael Fitzgerald, chủ tịch của ủy ban này và các ký giả Công Giáo được mời đến tham dự hội nghị này.
ĐTGM chủ tịch chủ sự cuộc họp báo, có cả giáo sư Youssef El-Hage dạy ở Đại Học Đức Bà ở Lebanon và là một phần tử của ủy ban này, và tiến sĩ Aysha Al-Mannai, phân khoa trưởng về Sharia, Lề Luật và Việc Nghiên Cứu Hồi Giáo ở Đại Học Qatar.
ĐTGM chủ tịch ủy ban cho biết đây là hội nghị liên tôn Qatar lần thứ hai giữa hai tôn giáo này, sáng kiến của ông Emir Abdullah bin Khalifa Al-Thani ở Qatar. Qatar là một quốc gia đã thiết lập liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh vào Tháng 11/2002.
Bà tiến sĩ Al Mannai nói rằng cuộc họp rất phấn khởi và cả hai tôn giáo đều hy vọng tiếp tục đi sâu vào việc đối thoại trao đổi với nhau hơn. Còn vấn đề tại sao hội nghị này phải kín đáo là vì vấn đề nói chuyện thẳng thắn không e dè cũng như để đạt được những mục tiêu ấn định. Còn vấn đề hiện diện của một số người Do Thái trong hội nghị năm tới đã được bà tiến sĩ này cho biết có thể xẩy ra “nếu Chúa muốn”.
Ý tưởng về sự hiện diện của một số người Do Thái trong những cuộc hội nghị liên tôn này là của Emir Kalifa Al-Thani, vị khởi xướng nên hội nghị này. Trong lời khai mạc hội nghị, ông đã nói rằng “có lẽ sẽ có ích lợi trong việc biến cuộc đối thoại này vào cuộc hội luận năm tới thành một cuộc đối thoại HồiGiáo-KitôGiáo-DoTháiGiáo, với sự tham dự của các đại diện Do Thái Giáo, một tôn giáo cũng tin tưởng vào một Thiên Chúa duy nhất như Hồi Giáo và Kitô Giáo. Đó là đường lối để xây dựng đời sống con người một cách đứng đắn, một đời sống thịnh hành những nguyên tắc yêu thương, dung nhượng và bình đẳng đối với thiện ích của nhân loại”.
Tiến sĩ El-Hage nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đầu tiên chưa từng có này giữa đôi bên, vì mọi phiên họp đều rất minh bạch và thân tình. Vị tiến sĩ này cho biết 4 năm trước đây ủy ban mà ông là phần tử đã đặt vấn đề về quyền tự do tôn giáo và cảm thấy cần phải có một cuộc họp với những người Hồi Giáo. Vấn đề của ủy ban này luôn quan tâm và muốn đặt ra như thế này: phải chăng tự do tôn giáo là một trong những quyền lợi của những tín đồ ở nơi họ sống, nhất là khi họ thuộc về thành phần của một cộng đồng thiểu số?
Trong cuộc họp mặt buổi tối với các ký giả Công Giáo, ĐTGM chủ tịch ủy ban Công Giáo, để trả lời cho câu hỏi được đặt ra, đã bày tỏ cảm nhận của mình về cuộc hội nghị này rằng ngài cảm thấy có một cái gì đó quằn quại nơi cộng đồng Hồi Giáo thế giới về vấn đề tự do tôn giáo, nhất là khi vấn đề này được cắt nghĩa theo quan điểm cá nhân, chứ không phải là một tiếng nói duy nhất hay là một thẩm quyền duy nhất lên tiếng về vấn đề ấy. Ngài cho biết ngài cảm thấy rằng những người Hồi Giáo được mời tham dự những cuộc họp kín đáo này rất lấy làm hài lòng về tính cách thân tình và cởi mở của những cuộc họp cũng như với những gì đạt được. Vì không ai muốn đạt được những mục đích trần gian mong manh dòn mỏng nên không ai cảm thấy thất vọng theo chiều hướng ấy. Ngài nói những cuộc bàn luận quan trọng được diễn tiến dễ dàng hơn với những lần họp bàn kín đáo.
ĐTGM cho biết phần lý thuyết của cuộc họp này bao gồm cả việc xét lại Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền. Trong việc trả lời cho một số vấn đề được đặt ra, ĐTGM cho biết là định nghĩa về nhân quyền của Bản Tuyên Ngôn này, cũng như một số nơi khác trong bản tuyên ngôn ấy, liên quan đến các thứ tự do và quyền lợi của con người, thực sự không được đồng ý với nhau một cách chung chung. Có một số người Hồi Giáo cảm thấy rằng Bản Tuyên Ngôn này do Tây Phương phác họa và đối với họ như là một thứ áp đặt.
Phần thứ hai của cuộc họp này là phần xét tới Huấn Quyền của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề tự do tôn giáo, và phần thứ ba là phần bàn tới những tác giả và tư tưởng gia hiện đại về tôn giáo liên quan đến đề tài tự do tôn giáo này theo luật Hồi Giáo. Phần bốn là phần xét tới tiến trình thanh tra vấn đề tự do tôn giáo trên thế giới qua những cơ quan như Helsinki Watch và Tổ Chức Hợp Tác Và An Ninh Ở Âu Châu OSCE (Organization for Cooperation and Security in Europe).
Khi phân tích về những khác biệt giữa giáo huấn Công Giáo và luật Hồi Giáo về vấn đề tự do tôn giáo, ĐTGM cũng nhận định rằng “chúng tôi đã đồng ý với nhau rằng vấn đề tự do tôn giáo là yếu tố thuộc phẩm vị phát xuất từ Thiên Chúa của con người”. Ngài cũng nhận định về cái khác nhau nơi vấn đề tự do của tôn giáo (như tự do tin tưởng và thực hành đức tin) với vấn đề tự do trong tôn giáo. Trong khi vấn đề tự do của tôn giáo là vấn đề của một thứ quyền lợi trọn vẹn thì vấn đề tự do trong tôn giáo lại không được như thế, vì là một tín đồ đạo giáo bao hàm cả việc sống theo một loạt những luật phép, tác hành chuyên biệt, không được tự do thay đổi chúng.
Để kết thúc, ĐTGM cho thấy rằng cái vấn đề khó khăn ở đây là bên Hồi Giáo không có một thẩm quyền trung ương hay cơ cấu phẩm trật như Giáo Hội Công Giáo, mà chỉ có những người đại diện cho chính họ, chứ không phải cho một Giáo Hội hay một phái nhóm nào cả thuộc thế giới Hồi Giáo.
Tiểu Ban Hỗn Hợp Công Giáo và Hồi Giáo Gặp Nhau ở Rôma
Tiểu Ban Hỗn Hợp Công Giáo và Hồi Giáo, hay giữa Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn và Tiểu Ban Thường Trực của al-Ahzar Đặc Trách Đối Thoại với Các Tôn Giáo Độc Thần, được thiết lập tại Rôma ngày 28/5/1998, sẽ gặp nhau ở Rôma ngày 24-25/2/2004, về đề tài “Tránh Vơ Đũa Cả Nắm khi Nói Về Tôn Giáo hay Cộng Đồng Khác, Khả Năng Tự Kiểm”.
Mục đích của Tiểu Ban Hỗn Hợp này, theo ĐTGM Michael Fitzgerald, chủ tịch hội đồng tòa thánh đặc trách đối thoại liên tôn, “là để nuôi dưỡng việc tìm kiếm những giá trị chung, để hoạt động cổ võ công lý và hòa bình cũng như cổ võ việc tôn trọng tôn giáo. Nó trở thành một diễn đàn để trao đổi những vấn đề lợi ích chung, như vấn đề bênh vực phẩm giá của con người cũng như bênh vực các quyền lợi của con ngươiụi, và cổ võ việc hiểu biết nhau cùng tôn trọng nhau nơi thành phần Công Giáo và Hồi Giáo. Tiểu Ban này chú trọng tới vai trò của các vị lãnh đạo tôn giáo trong việc cổ võ những thứ giá trị ấy”.
ĐTGM Fitzgerald và Sheikh Fawzy al-Zafzaf, chủ tịch của tiểu ban bên Hồi Giáo là hai vị đồng chủ tịch của Tiểu Ban Hỗn Hợp này. Các phần tử khác của Tiểu Ban Hỗn Hợp này bao gồm vai trò đồng bí thư và tối đa là 3 phần tử mỗi bên. Các chuyên gia được mời tham dự khi cần. Tiểu Ban này họp nhau ít là 1 năm 1 lần, thay phiên nhau, năm ở Cairô Ai Cập, năm ở Rôma. Cuộc họp thường diễn ra vào chính ngày hay trước ngày 24/2, để tưởng niệm ngày ĐGH GPII thăm viếng al-Azhar vào tháng ấy trong năm 2000.Bản tuyên cáo của Tiểu Ban Liên Tôn Hồi Giáo và Công Giáo
Sau đây là nguyên văn Bản Tuyên Cáo của Tiểu Ban Liên Tôn này, sau khi kết thúc phiên họp hằng năm của mình, một văn kiện được văn phòng báo chí của Tòa Thánh phổ biến vào ngày Thứ Hai 8/3/2004.
“Đừng Vơ Đũa Cả Nắm mà Hãy Tự Kiểm Điểm Mình”
Tiểu Ban Hỗn Hợp giữa Tiểu Ban Thường Trực al-Azhar Về Đối Thoại Với Các Tôn Giáo Độc Thần với Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn tổ chức cuộc họp hằng năm của mình tại văn phòng của Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn ở Vatican vào ngày 24-25 tháng Hai năm 2004 A.D., tương đương với ngày 4-5 tháng Muharram năm 1425 A.H.
Có hai bài trình bày trong cuộc họp này về vấn đề Loại Trừ Việc Vơ Đũa Cả Nắm và Tầm Quan Trọng của Việc Tử Kiểm Điểm Bản Thân, theo quan điểm của Kitô giáo qua bài của Tiến Sĩ Youssef Kamal El-Hage, Giáo Sư Đại Học Đức Bà Louaizeh ở Lebanon, và theo quan điểm của Hồi Giáo qua bài của Sheikh Fawzi al-Zafzaf, Chủ Tịch Tiểu Ban Thường Trực al-Azhar Về Đối Thoại Với Các Tôn Giáo Độc Thần.
Các phần tử của Tiểu Ban này đã cứu xét và bàn luận về nội dung của hai bài trình bày. Họ nhận thấy rằng hai tôn giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo, đều đồng ý với nhau phủ nhận vấn đề vơ đũa cả nắm trong việc phán xét người ta, cũng như đồng ý rằng tội phạm ở đâu, hoặc bởi một cá nhân hay một cộng đồng nào đó, thì chỉ cá nhân đó hay cộng đồng đó lãnh chịu tránh nhiệm chứ không phải là những người khác hay những cộng đồng khác. Cả hai tôn giáo đều chủ trương vấn đề tự kiểm điểm ở cấp độ cá nhân và cộng đồng, cùng với việc xét lại lương tâm cũng như xin lỗi, một cách bày tỏ làm gương cho kẻ khác.
Bằng việc phổ biến lời tuyên bố chung này, Tiểu Ban Hỗn Hợp đây muốn lên tiếng kêu gọi tất cả mọi người hãy tránh tah1i độ vơ đũa cả nắm khi phán xét người ta và hãy chỉ qui trách cho những ai vấp phạm lỗi lầm mà thôi, chứ đừng đổ lỗi cho người vô tội về những việc làm sai trái của người khác. Tiểu Ban Hỗn Hợp đây cũng kêu gọi tất cả mọi người hãy thực hiện việc xét lại lương tâm mình và hãy nhận lỗi nếu vấp phạm như là một cách chứng tỏ cho thấy mình muốn trở lại làm những việc ngay chính.
Trong việc lên tiếng kêu gọi này, Tiểu Ban Hỗn Hợp có ý nhắm đến việc phổ biến công lý, hòa bình và yêu thương nơi tất cả mọi người.
Sheikh Fawzi al-Zafzaf
Chủ Tịch
Permanent Committee of al-Azhar for Dialogue with Monotheistic Religions
Archbishop Michael L. Fitzgerald
Chủ Tịch
Pontifical Council for Interreligious DialogueĐaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 8/3/2004
Những Then Chốt Cần Thiết cho Việc Chung Sống giữa Người Hồi Giáo và Kitô Hữu
Cha Samir Khalil Samir là tác giả của cuốn sách “Một Trăm Câu Hỏi Về Hồi Giáo”, một cuộc phỏng vấn dài bằng một cuốn sách do Giorgio Paolocci và Camille Eid thực hiện. Vị linh mục này là giáo sư dạy ở Đại Học Thánh Giuse nước Beirut và ở Học Viện Đông Phương của Tòa Thánh ở Rôma. Trong cuộc phỏng vấn được phổ biến trong cuốn sách này, vị linh mục giáo sư đã đề nghị những điểm khả dĩ có thể liên hệ với 12 triệu tín đồ Hồi Giáo thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu.
Vấn Câu hỏi nào quan trọng nhất người ta cần phải hỏi về Hồi Giáo?
Đáp Câu hỏi đó giản dị thôi: Hồi giáo là gì? Hồi giáo là một tôn giáo vừa giống lại vừa khác với Kitô giáo. Nhiều giá trị chính yếu có những điểm giống với Kitô giáo.
Chúng ta đừng quên rằng Hồi Giáo được phát sinh trong một môi trường địa dư, văn hóa và lịch sử vốn đã có sự hiện hữu của Do Thái Giáo và Kitô Giáo. Có nhiều Kitô hữu ở Mecca, và nhiều người Do Thái ở Medina, thành phố thứ hai của Hồi Giáo.
Bối cảnh văn hóa Bedouin, trong môi trường Ả Rập, đã làm cho đường lối hiểu biết về Thiên Chúa và tôn giáo khác đi. Khi tôi nói khác nhau tôi không có ý nói đến phẩm chất; mà chỉ là vấn đề khác nhau mà thôi.
Đối với người Tây phương, có một khuynh hướng muốn đồng hóa Hồi giáo thành một hình thức của Kitô giáo, hay coi tôn giáo này như một cái gì đó hoàn toàn khác biệt. Nhưng không, không phải là một trong hai điều này. Chúng ta cần phải bắt đầu bằng việc nhận biết xem tôn giáo này là gì.
Vấn Hồi giáo có tự coi mình là “truyền giáo” theo bản chất hay chăng?
Đáp Kitô giáo quan trọng vấn đề truyền đạt Phúc Âm cho hết mọi người thế nào thì người Hồi Giáo cũng quan trọng vấn đề truyền đạt Sách Koran như thế. Cho đến chỗ này thì Hồi Giáo chính đáng và xác đáng.
Vấn đề xẩy ra đó là cách thức tiến hành lại hung hăng. Các thứ trục trặc xẩy ra khi một Kitô hữu, vì muốn rao giảng Đức Kitô và Phúc Âm cho toàn thế giới, lại thực hiện một cách, dù một chút xíu đi nữa, hung hăng hay tỏ ra khinh bỉ những ai không có cùng một vũ trụ quan với mình.
Khi tôi khám phá ra được một điều gì tuyệt vời rồi vì yêu thương và thân tình muốn truyền đạt nó thì không có vấn đề gì cả, bao lâu tôi làm điều này trong sự triệt để tôn trọng tự do của tất cả mọi người.
Vấn Có người muốn làm điều này bằng những đường lối không ôn hòa cho lắm.
Đáp Ngày nay chúng ta thường thấy cách thức được một số người muốn sử dụng để lan truyền Hồi Giáo bằng phương tiện không phải lúc nào cũng ôn hòa. Có lúc đã sử dụng đến cả chiến tranh.
Tôi nghĩ rằng khi chúng ta nói về chiến tranh chúng ta không được nói “Thế nhưng Kitô hữu cũng đã từng thực hiện những Cuộc Thánh Chiến”, vì, theo như tôi hiểu về lịch sử, đối tượng của các Cuộc Thánh Chiến không phải là để làm cho những người Hồi Giáo trở về Kitô Giáo; mục đích của những Cuộc Thánh Chiến này là tự vệ. Các mục tiêu đều là những gì về quân sự và xã hội, chứ không bao giờ nhắm đến việc làm cho các người Hồi Giáo trở lại cả. Trái lại, những Cuộc Thánh Chiến xẩy ra là để bênh vực các người Kitô hữu cũng như các đạo lộ được thành phần hành hương sử dụng trong việc đi đến các nơi thánh…
Hồi Giáo không chấp nhận nguyên tắc “sử dụng bạo lực vì bạo lực”, cũng như không sử dụng chiến tranh để truyền bá đức tin.
Đức tin của người Hồi Giáo được truyền bá trước hết nhờ những tay lái buôn, chỉ cần nghĩ đến Ấn Độ hay Mã Lai, cũng như nhờ những nhà thần bí. Hồi Giáo có một số phương pháp truyền bá: ước muốn truyền bá đức tin và việc chia sẻ đức tin là một hành động cao quí. Chúng ta phải nhìn thấy những gì đã được thực hiện để điều chỉnh quan niệm truyền bá này, một quan niệm đối với họ là “dawa” và đối với Kitô hữu là “truyền giáo”.
Vấn Phải chăng bạo động và bất bạo động trong Sách Koran đều được coi như nhau?
Đáp Bạo động có nói đến trong Sách Koran cũng như xẩy ra trong đời sống của giáo tổ Mohammed, nên ai nói ngược lại là chưa đọc Sách Koran và không biết gì về giáo tổ Mohammed. Những cuốn truyện đầu tiên của ông được gọi là những cuốn sách của các cuộc chiến thắng; đó là cách những người Hồi Giáo xưng mình.
Thế nhưng, trong lúc tôi nói rằng bạo lực có trong Sách Koran thì tôi cũng phải nói rằng bất bạo động cũng có trong sách này cũng như trong đời sống của giáo tổ Mohammed. Tôi không tự mẫu thuẫn đâu; đó là một thực tại.
Một mặt thì bạo động là một phần của Hồi Giáo sơ khai. Vấn đề sâu xa hơn nữa chúng ta cần phải tự hỏi mình đó là làm thế nào dung hòa được những biến cố bạo động hiện hữu trong Sách Koran và là những biến cố bắt buộc, phải, tôi nói là bắt buộc, hầu như phải ra tay sát hại trong một số trường hợp.
Đồng thời, ở những đoạn khác lại bắt buộc, tôi xin lập lại là bắt buộc, người ta không được gây thiệt hại gì và phải tôn trọng tính cách khác biệt. Đó là hai quan niệm chúng ta thấy được, và chỉ khi nào chúng ta tự hỏi mình về vấn đề này và tìm được câu giải đáp chúng ta mới bắt đầu hiểu được tất cả thực tại của người Hồi Giáo mà thôi.
Vấn Các Kitô hữu càng ngày càng tỏ ra thắc mắc về Hồi giáo. Phải chăng những người Hồi giáo cũng tự hỏi nhau về Kitô hữu?
Đáp Phải, Kitô hữu đang lấy làm thắc mắc về Hồi giáo. Sống trong một môi trường hỗn tạp ở Beirut, tôi phải nói rằng họ đang thắc mắc về Hồi Giáo, và ngược lại cũng thế. Thật sự là như thế, ở Lebanon họ luôn luôn nói với tôi rằng Kitô hữu chúng ta biết Hồi Giáo hơn là họ biết Kitô giáo. Thật vậy, chúng ta gặp khá nhiều khó khăn khi tổ chức những hội nghị mà muốn có một phát ngôn viên Hồi Giáo biết rõ về Kitô giáo.
Vấn Phải chăng Hồi Giáo vẫn còn là một tôn giáo chưa đươc biết đến ở Âu Châu?
Đáp Âu Châu không được phạm lỗi lầm vì không biết tới Hồi Giáo; Hồi Giáo là những gì tỏ tường. Thế nhưng, Âu Châu cũng không biết đến Phật Giáo hay các tôn giáo khác. Đối với tôi, vấn đề không phải ở tại chỗ không biết mà là ở chỗ muốn biết.
Cần phải tích cực cùng nhau làm việc, ở chỗ bình phẩm những gì chúng ta không thích về văn hóa của những người Hồi Giáo, tương tư như thế, họ cũng có quyền đối chất những khía cạnh của văn hóa Tây Phương họ không thích.Chẳng hạn, họ nghĩ rằng quan niệm về chủ nghĩa biệt lập khỏi giáo hội dường như loại trừ hiện tượng đạo giáo, một hiện tượng dù sao vẫn tái xuất hiện. Đây là một lời phê bình đúng, và bởi thế cần phải đảo ngược lại.
Tôi xin nhắc độc giả là sự hiện diện của người Hồi Giáo ở Âu Châu là những gì mới có đây; thật là vô lý khi cho rằng các nguồn gốc của người Âu Châu là các nguồn gốc của tất cả mọi tôn giáo.
Theo quan điểm của tôi, sự hiện diện của những người Hồi Giáo ở Âu Châu có thể trở thành một ân phúc nếu hội đủ một số điều kiện: chẳng hạn, nếu trường hợp có một thứ Hồi Giáo Âu Châu được thiết lập thì phải là một tín đồ Hồi Giáo theo đức tin và là một người Âu Châu theo văn hóa tức là theo Kitô Giáo.
Như thế người ta sẽ đi đến chỗ đọc lại Sách Koran, bắt đầu bằng sự bình quyền giữa nam và nữ, giữa tín hữu và vô thần, bao gồm cả những nguyên tắc về dân chủ cũng như của nền văn minh Tây Phương, nhất là vấn đề phân biệt giữa tôn giáo và chính trị.
Vấn Một số người đã phê bình cuốn sách của cha, cho rằng nó nhấn mạnh nhiều đến những khía cạnh tích cực của Hồi Giáo, chẳng hạn như khía cạnh Sufism (biệt chú của người dịch bản Việt ngữ đây, chữ này có nghĩa là “thần hiệp” bằng yêu mến và từ bỏ).
Đáp Nhận định này cũng đúng; sự thật là tôi không nói về Sufism. Thế nhưng, sự thật là phái Hồi Giáo chính thống Sunni thấy nó như là một cái gì đó riêng tư, thậm chí như là một cái gì lệch lạc. Nó không có giá trị cho lắm.
Nếu chúng ta nhìn thấy những cuốn sách được phổ biến ở thế giới Hồi Giáo Ả Rập, chúng ta thực sự chẳng thấy gì về Sufis cả. Trái lại, ở Tây Phương lại có nhiều. Tại sao? Tại vì Tây Phương chú trọng đến những thứ khác bắt đầu là bản thân mình, và không muốn hiểu biết Hồi Giáo thực sự ra sao.
Nơi Hồi Giáo, những gì thiết yếu nơi các thứ giáo huấn cũng như trong đời sống là những gì thuộc về pháp lý. Đây không phải là một thứ cáo buộc hay là một khía cạnh tiêu cực mà là một thực tại, và người ta phải tôn trọng người khác theo thực chất của họ.
Để hiểu được thế giới của người Hồi Giáo, chúng ta cần phải biết đến nguồn gốc của thế giới này hơn là đến khía cạnh Thần Hiệp. Chẳng hạn biết đến “haddit” là những lời nói của Vị Tiên Tri giáo tổ, và những lời này thực sự không được chuyển dịch cho dù những lời ấy rất quan trọng.
Vấn Phải chăng việc đọc lại Sách Koran là những gì khẩn trương?
Đáp Điều quan trọng hiện nay là làm sáng tỏ cách thức đọc và giải thích Sách Koran ngày nay. Đáng buồn thay chỉ có một ít người Hồi Giáo nêu lên việc đọc lại Sách Koran mà thôi.
Kitô Giáo đã bắt đầu cẩn thận đọc các nguồn của Sách Koran này từ nhiều thế kỷ trước đây. Việc cẩn thận đọc lại này đã xẩy ra ở thế giới Hồi Giáo và trở thành một nhu cầu cần thiết.
Việc nghĩ lại Sách Koran không có nghĩa là thay đổi bản văn mà là ý nghĩa của sách này. Các nhà trí thức Hồi Giáo muốn làm điều này nhưng họ bất khả vì sức mạnh của đa số truyền thống quá ư là khổng lồ.
Điều này có thể xẩy ra ở Âu Châu, miễn là những nhóm cực thủ được các nước vùng Vịnh giầu có chăm nuôi không thắng thế; những gì họ làm là xuất cảng một thứ Hồi Giáo sang Âu Châu không phải là thứ Hồi Giáo được những người Hồi Giáo Âu Châu mong muốn.
Họ kiểm soát nhiều đền đài. Không phải những người di dân đã xây dựng những đền đài này mà là những tay cực thủ cùng với những kẻ giảng thuyết của họ từ Ả Rập tới hay từ những miền đất của các nhà thủ lãnh Hồi Giáo mà tới.
Vấn Hồi Giáo là điều tự nhiên đối với cha, vì cha là một người Ả Rập Kitô Giáo. Cha có cảm thấy cha là một chiếc cầu nối hay chăng?
Đáp Tôi rất thích những người Hồi Giáo, tôi thuộc về văn hóa này. Tôi là một người Ả Rập Kitô Giáo sống trong một nền văn hóa của người Hồi Giáo, song đức tin của tôi là Kitô Giáo, và tôi cảm thấy hạnh phúc với cả văn hóa Hồi Giáo lẫn niềm tin Kitô Giáo.
Dĩ nhiên Hồi Giáo đối với tôi là xa lạ. Những người Kitô Giáo Ả Rập chúng tôi đã biết cảm nhận được những khía cạnh tích cực và tiêu cực của việc chung sống. Chúng tôi cũng có thể giúp những người Kitô Giáo Tây Phương hiểu biết tất cả Hồi Giáo và chung sống với Hồi Giáo. Chúng tôi là một chiếc cầu nối và chúng tôi có thể đóng góp những gì chúng tôi đã nhận được như thành quả của một thứ kinh nghiệm ngàn năm của chúng tôi.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu do Zenit phổ biến ngày 16-17/2/2004.
Hồi Giáo bạo động tấn công các cơ sở Công Giáo ở Ấn Ðộ
Gần đây ở giáo phận Jhabua đã xẩy ra những vụ bạo động tấn công các cơ sở Công Giáo bởi các nhóm Hồi Giáo bảo thủ, như ĐHY Telesphore Toppo cho biết như thế.
Theo các quan sát viên Công Giáo thì các tay bảo thủ này thuộc về những phong trào Vishwa Hindu Parishad, Bajragdal và Durga Vahini đã kích động các cuộc nổi loạn mới đây ở tiểu bang Madhya Pradesh. Họ nói các tay Hồi Giáo quá khích này vẫn tìm kiếm lý do để tấn công các cộng đồng Công Giáo. Họ đã tố cáo các nữ tu và vị lãnh đạo một trường học Công Giáo ở Jhabua về cái chết của một em gái bị sát hại tại trường này vào ngày 11/1/2004. Cảnh sát đã giam giữ kẻ bị tình nghi nội trong mấy ngày chứ không phải trước khi những tay quá khích thi hành những việc bạo động.
ĐHY tổng giám mục Delhi và là chủ tịch hội đồng giám mục Ấn Độ trong cuộc họp báo ở New Delhi đã lên tiếng như sau:
“Cuộc bạo động ở Jhabua không phải xẩy ra như thể tình cờ. Nó đã được chủ ý phác họa bởi những kẻ bảo thủ để làm cho bầu khí càng căng thẳng. Tình hình trở nên trầm trọng”.
Các chứng nhân cho biết thêm là hầu hết những tay quá khích Hồi Giáo này không ở địa phương ấy, nhiều tay thuộc về tiểu bang lân cận là Gujarat. ĐGM Chancko Thottumarickal giáo phận địa phương Jhabua đã gửi một bức thư đến cơ quan Fides của Vatican để bày tỏ mối quan tâm sâu xa của ngài về cuộc vận động tuyên truyền ý hệ chống Kitô giáo ở giáo phận của ngài.
Cuộc bạo động tấn công các cơ sở và những nơi thờ phượng của người Công Giáo bắt đầu xẩy ra sau cái chết của em gái này 2 ngày.
Ngày 14/1/2004, hơn 1 ngàn người đã tấn công trường Jhabua là nơi đang có 10 vị linh mục, 10 nữ tu và 75 nữ sinh đang ở bên trong.
Ngày 15/1, ông Uma Bharti, một phần tử của Đảng Bharatiya Janata, Chief Minister ở Madhya Pradesh, đã đến thăm khu vực này và kêu gọi lắng dịu. Ông thực hiện một số cuộc họp có sự hiện diện của vị giám mục địa phương. Trong cùng ngày này, cảnh sát cho biết họ đã giam nhốt một kẻ bị tình nghi gây ra án mạng là Manoj Yadav, một nhân viên làm việc ở văn phòng gần một nhà thờ Công Giáo. Tuy nhiên vẫn không thể ngăn chặn cuộc bạo động.
Ở làng Ambut, 80 cây số (hay 50 dặm) cách Jhabua, có 1 tín đồ Ấn giáo và 2 người Kitô hữu đã bị chết trong cuộc đụng độ giữa các tín đồ Ấn Giáo và những người Tin Lành Lutherô. Ở Alirajpur, cha dòng Don Bosco Stanny Ferreira cũng đã bị đánh đập bởi các tay bảo thủ và đã bị thương trầm trọng. Trong khi báo chí địa phương cho rằng tình hình dường như trở lại bình thường thì ĐGM địa phương cho cơ quan Fides biết rằng:
“Hiện nay vẫn tiếp tục xẩy ra cuộc vận động bôi nhọ chống Kitô hữu. Những tờ bích chương bôi nhọ chống Kitô giáo đã được dán lên tường ở khắp mọi nơi trong thành phố, ném bùn bôi bẩn vào Giáo Hội. Có nguy cơ xẩy ra những cuộc bạo động mới”.
ĐTC GPII với hội nghị Liên Tôn Kitô-Hồi giáo: Đừng nhân danh Thiên Chúa để bạo động và khủng bố
Sáng hôm 2/12/2003, ĐTC GPII đã tiếp thành phần tham dự viên cuộc họp liên tôn về đề tài: “Sự Thật, Công Lý, Yêu Thương và Tự Do: Các Trụ Cột Hòa Bình”, do Hội Đồng Tòa Thánh Về Đối Thoại Liên Tôn cùng với Tổ Chức Văn Hóa Hồi Giáo và Truyền Thông ở Teheran Iran tổ chức (có 8 đại biểu được ông Ayatola Mahmood Mohammadi Araqi dẫn đầu). Đức Thánh Cha đã ngỏ lời như sau:
“Ngày nay rất cần phải đối thoại với nhau, thông cảm nhau và cộng tác với nhau giữa các đại tôn giáo trên thế giới, nhất là giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Tôn giáo thực sự được kêu gọi để làm thành chiếc cầu nối liền các cá nhân với nhau, các dân tộc với nhau và các văn hóa với nhau, để làm dấu hiệu hy vọng cho nhân loại. Tôi kêu gọi quí vị cũng như kêu gọi tất cả mọi con người nam nữ của Thiên Chúa, hãy cùng Tôi lên tiếng lập lại là không bao giờ được sử dụng thánh danh Thiên Chúa để kích động bạo lực hay khủng bố, để phát động hận thù hay loại trừ… Tôi tin tưởng rằng việc quí vị tiếp tục đối thoại và hợp tác với nhau, như cuộc họp này là một thí dụ điển hình cho thấy, sẽ giúp rất nhiều cho Kitô hữu và Hồi hữu trong việc trở thành những dụng cụ hữu hiệu hơn nữa phục vụ nền hòa bình trên thế giới của chúng ta. Xin Thiên Chúa Toàn Năng chúc lành cho nỗ lực của quí vị, và xin Ngài ban cho tất cả mọi người lòng can đảm và sức mạnh để thiết tha gắn bó với sự thật, công lý, yêu thương và tự do là những trụ cột thực sự của hòa bình”.
Thần Học về Thánh Chiến của Hồi Giáo
Robert Spencer là một chuyên viên về Hồi giáo, vừa viết chung với một Hồi hữu trở lại Kitô giáo là Daniel Ali tác phẩm: “Bên trong lòng Hồi giáo: Một hướng dẫn cho người Công Giáo”, do nhà xuất bản Ascension phát hành, đã chia sẻ với màn điện toán Zenit nhận định của mình về vấn đề liên tôn giữa Kitô giáo và Hồi giáo, một tôn giáo đang phát triển mạnh nhất và bị hiểu lầm nhiều nhất trên thế giới, một tôn giáo chẳng những là đối thủ chính của Giáo Hội trong việc chiếm đoạt các linh hồn mà còn là một mối đe dọa trầm trọng cho an bình và phúc hạnh của Giáo Hội cũng như của Tây Phương nói chung. Vị tác giả này còn là giám đốc của cơ quan “Canh Chừng Thánh Chiến”, là tác giả của hai tác phẩm trước đây về Hồi giáo, là phần tử hải ngoại của Diễn Đàn Hồi Giáo Kitô Giáo, và là một hợp tác viên của Free Congress Foundation.
Vấn Cái gì đã thúc đẩy ông viết tác phẩm này?
Đáp Daniel và tôi đã viết cuốn sách này với mục đích để giúp người Công giáo hiểu biết về Hồi giáo – để làm sáng tỏ những hiểu lầm chung và những lệch lạc cũng như để hiến cho người Công giáo một thứ nhập đề chính xác và hoàn toàn về đức tin Hồi giáo cùng với những thách đố gây ra cho Kitô giáo.
Vấn Tại sao người Công giáo cần phải hiểu biết về Hồi giáo?
Đáp Hồi giáo đang càng ngày càng trở thành một thách đố cho Giáo Hội cũng như cho hết mọi Kitô hữu. Về số đông thì Hồi giáo là một tôn giáo lớn mạnh nhất trên thế giới. Cho dù chưa bao giờ gặp một người Hồi giáo nào, lại càng chưa bao giờ rao giảng Phúc Âm cho một người nào trong họ đi nữa, hết mọi Kitô hữu có nhiệm vụ phải hiểu biết về Hồi giáo, vì đức tin của Hồi giáo là một đối thủ chính yếu và năng động nhất hiện nay đối với Giáo Hội trong việc chiếm đoạt các linh hồn.
Vấn Thần học về thánh chiến Hồi giáo (theology of Islamic jihad) là gì?
Đáp Jihad theo nghĩa chữ là “đối chọi”. Nó là nhiệm vụ chính yếu của hết mọi người Hồi giáo. Các thần học gia tân thời Hồi giáo đã nói nhiều điều như những tay đối chọi, chẳng hạn việc bênh vực đức tin trước những kẻ phê bình chỉ trích, việc nâng đỡ phát triển đức tin và bênh vực nó về tài chính, ngay cả việc di dân đến những miền đất không phải của người Hồi giáo với mục đích truyền bá Hồi giáo.
Tuy nhiên việc đối chọi bạo động luôn là một vấn đề trong lịch sử Hồi giáo. Nhiều đoạn trong Sách Koran và những lời của Tiên Tri Mohammed được những tay cực thủ Hồi giáo ngày nay sử dụng để biện minh cho các hành động của họ cũng như để tuyển mộ người theo họ. Không có một nhóm Hồi giáo chính nào đã từng chối bỏ những huấn điều về vấn đề đối chọi bằng vũ khí này. Thần học về đối chọi, một thứ thần học không cho những kẻ không tin tưởng (như người Hồi giáo) được hưởng những thứ nhân quyền và phẩm giá như họ, thịnh hành ngày nay đối với những ai có ý muốn và phương tiện để thực hiện nó.
Theo một truyền thống dài được chứng thực đàng hoàng, thì Mohammed đã mô tả ba thứ chọn lựa cho thành phần vô tín ngưỡng Hồi giáo, những thứ chọn lựa phát xuất từ Kinh Sura trong Sách Koran đoạn 9 câu 29 như thế này: “Hãy chống lại những ai không tin tưởng vào Allah hay vào Ngày Tận Thế, hoặc không tuân giữ những thứ bị Allah và Sứ Giả của Ngài cấm đoán, hay không nhìn nhận tôn giáo của Chân Lý này, (cho dù họ thuộc về) Dân của Sách đây, cho đến khi họ tự ý nộp thuế Jizya (một thứ thuế đặc biệt đối với người không phải Hồi giáo được luật Hồi giáo qui định) và cảm thấy thuần phục”.
Mohammed đã nói: “Hãy chiến đấu chống lại những kẻ không tin tưởng vào Allah…. Khi các con gặp thành phần vô thần kẻ thù của các con, hãy mời gọi họ tỏ ra ba hành vi cử chỉ. Nếu họ đáp lại một trong ba hành vi cử chỉ này thì các con cũng hãy chấp nhận hành vi cử chỉ ấy và đừng làm gì hại đến họ. Các con hãy kêu mời họ (chấp nhận) Hồi giáo; nếu họ đáp ứng các con, các con hãy chấp nhận hành động ấy từ họ và đừng chống lại họ…. Nếu họ từ chối không chịu chấp nhận Hồi giáo, các con hãy bắt họ đóng thuế Jizya. Nếu họ đồng ý trả các con hãy chấp nhận việc này và đừng đụng đến họ. Nếu họ không chịu trả thuế ấy, các con hãy xin Allah giúp đỡ mà chống lại họ”.
Vấn Ông có thể cho chúng tôi biết một số trường phái khác nhau trong Hồi giáo, chẳng hạn phái Sunni và Shiite, và họ hiểu về Hồi giáo khác nhau thế nào?
Đáp Phái Sunnis chiếm 85% người Hồi giáo trên thế giới. Chữ “Sunni” liên quan tới “Sunna”, hay đến truyền thống. Những người Hồi giáo theo phái Sunni tuân giữ những tín lý và thực hành phát xuất từ Truyền Thống của Vị Tiên Tri, tức là phát xuất từ Sách Hadith như được các vị học giả Hồi giáo suốt giòng lịch sử cắt nghĩa.
Thành phần Wahhabis, những người vừa nổi tiếng về vai trò của họ ở Saudi Arabia và việc khủng bố toàn cầu, là một thứ phụ phái Sunni. Mohammed ibn Abd al-Wahhab, sống trong thời khoảng 1703-1792, là vị cải cách. Ông muốn giải phóng Hồi giáo khỏi những gì đã được phát triển sau một ít thế kỷ đầu tiên của nó. Ông nhấn mạnh đến việc đọc Sách Koran và Hadith theo nghĩa đen là những gì khiến cho thành phần Wahhabis trở thành một giáo phái dữ dằn, bạo động, thậm chí gây chiến cả với những nhóm Hồi giáo khác bị họ coi là lạc giáo. Thành phần Wahhabis hiện nay kiểm soát Saudi Arabia là nơi cáng ngày cáng xuất cảng khắp thế giới những tay Wahhabis.
Phái Hồi giáo đông thứ hai là phái Shiites. Chữ “Shia” là chữ tắt của “Shiat Ali”, hay “đảng phái của Ali”. Đây là giáo phái đông nhất không phải là giáo phái Sunni. Nhóm người Hồi giáo thuộc giáo phái này tin rằng Ali, chồng của người con gái tên Fatima của Tiên Tri Mohammed, là vị duy nhất có quyền thừa kế vị Tiên Tri này trong việc lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo mà thôi.
Những người Hồi giáo thuộc phái Shiites có những truyền thống và thực hành rất khác với truyền thống và thực hành của những người Hồi giáo thuộc giáo phái Sunni. Trong số những điều khác biệt này là niềm tin tưởng cho rằng những vị Imams kế thừa Ali theo giòng tiên tri Mohammed có được tinh thần tiên tri của Mohammed. Hầu hết những người Shiites tin rằng có 12 vị Immams, và vị cuối cùng khuất tịch khỏi trái đất sẽ trở lại như là một Mahdi, một nhân vật Thiên Sai, vào ngày cùng tháng tận.
Thành phần Sufis là một giáo phái thần bí của Hồi giáo, mặc dù thành phần Hồi giáo Shiite cũng có những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy họ cũng bị ảnh hưởng về thần bí. Thành phần Sufis nhấn mạnh đến lòng yêu mến đối với Allah và mối hiệp nhất với Ngài hầu như gần giống như kiểu thần nhiệm Kitô giáo. Họ đã từng bị và vẫn còn đang bị bắt bớ dữ dội như là những kẻ lạc giáo nơi nhiều phần đất thuộc thế giới Hồi giáo.
Những giáo phái đáng kể khác bao gồm cả giáo phái Bahais ở Iran, thành phần cũng có mặt ở Hoa Kỳ nữa; giáo phái Kharijites ở Oman; và Alawites ở Syria. Những nhóm Hồi giáo lớn coi những giáo phái này là những thứ bè rối.
Vấn Khi chúng ta nói về Islam, nhiều người nghĩ về Trung Đông. Đâu là những tương phản chính yếu nơi hình thức Hồi giáo được thực hành ở những xứ sở Phi châu và Á châu?
Đáp Có một số điều khác nhau ở việc người Hồi giáo thực hành tùy từng nơi, song vẫn có một cái gì tương đối đồng nhất giữa những người Hồi giáo phái Sunni trong việc hiểu biết về những đòi hỏi của đức tin như được phác họa bởi Sách Koran và Sách Sunna (Sách Truyền Thống của Tiên Tri Mohammed có thẩm quyền ngay sau Sách Koran). Những tay cực thủ Hồi giáo hiện diện ở bất cứ nơi nào có Hồi giáo, từ Nigeria đến Nam Dương, cũng như ở Tây Âu và Hoa Kỳ.
Vấn Liệu những yếu tố ôn hòa nơi Hồi giáo có thể nào đánh bại những cắt nghĩa cực đoan đang được một số nhóm phát động hay chăng?
Đáp Tôi hy vọng là thế, song đó là một vấn đề khó khăn. Như nhà đại học giả cũ của Hồi giáo là Ibn Warraq đã nhận định, thần học Hồi giáo cực thủ “đã phát xuất từ Sách Koran, từ Sách Hadith cũng như từ truyền thống Hồi giáo…. Chúng ta phải hết sức lưu ý tới những gì được các tay Hồi giáo kích động này nói để hiểu được nguyên nhân tác động họ hành động, đó là nhiệm vụ được thần linh qui định cho tất cả mọi người Hồi giáo trong việc phải chiến đấu, theo nghĩa đen, cho đến khi luật lệ của con người được thay thế bằng lề luật của Thiên Chúa, bằng Shariah, và lề luật Hồi giáo đã từng chiến thắng toàn thế giới…. Đối với hết mọi bản văn được những người Hồi giáo cấp tiến phát hành, thành phần mullahs sẽ sử dụng hàng loạt những gương mẫu tương phản về dẫn giải, triết lý và lịch sử rất ư là hợp tình hợp lý”.
Vấn Ông thấy như thế nào về tình trạng hiện nay và tương lai nơi những liên hệ giữa người Kitô giáo và Hồi giáo? Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Công Đồng Chung Vaticanô II đã ảnh hưởng ra sao đến mối liên hệ giữa Giáo Hội và Hồi giáo?
Đáp Nhiều người tin rằng ĐTC, bằng việc hôn Sách Koran, và Công Đồng Chung Vaticanô II đã dạy rằng tất cả mọi tôn giáo tôn thờ một vị Thiên Chúa chân thật duy nhất ở một mức độ hơn kém nào đó, và những người Hồi giáo được bao gồm trong dự án cứu độ nên không cần phải được truyền bá phúc âm hóa. Điều này thực sự lại không phải là thế.
Sách Giáo Lý, căn cứ vào sắc lệnh “Nostra Aetate” của Công Đồng Vaticanô II, thực sự chủ trương là: “dự án cứu độ cũng bao gồm cả những ai nhìn nhận Đấng Hóa Công, trước hết là những người Hồi giáo. Những người này tuyên xưng việc họ giữ đức tin của Abraham, và cùng với chúng ta họ tôn thờ một Vị Thiên Chúa duy nhân Nhân Hậu, vị thẩm phán con người vào ngày sau hết”.
Đó là một lời phát biểu được cẩn thận sử dụng từ ngữ. Nó không thực sự nói rằng những người Hồi giáo tin theo đức tin của Abraham, mà chỉ nói rằng họ cho là họ nắm giữ đức tin của Abraham mà thôi.
Việc tuyên bố và việc nắm giữ là hai điều khác nhau: Thật sự có nhiều Kitô hữu tuyên xưng Chúa Kitô hơn là những Kitô hữu thực sự sống cho Người. Sách Giáo Lý không có một chỗ nào nói rằng những người Hồi giáo không hợp lệ để được ơn cứu rỗi trong Chúa Kitô, hay nói rằng không cần phải rao giảng Phúc Âm cho họ.
Có một bài viết mới đây trên tờ La Civiltà Cattolica rất hay. Không gì được phổ biến trên tờ này mà lại không có phép của Bộ Nội Vụ Vatican, nên bài báo này có lẽ phản ảnh những quan điểm của một số viên chức rất cao cấp của Vatican, nếu không muốn nói là của chính vị Giáo Hoàng khổ đau.
Bài viết trên tờ báo này nói lên nhận định đầu tiên là bất cứ viên chức nào của Giáo Hội Công giáo cũng nhìn nhận các chiều kích xung khắc về tôn giáo do thành phần thánh chiến Hồi giáo đang sử dụng để gây chiến với những người Kitô hữu và những người khác ở khắp nơi trên thế giới.Bài báo này đã bỏ ra ngoài những thập niên chủ nghĩa duyệt lại về lịch sử lầm lạc về những cuộc chiến thắng của người Hồi giáo, bằng việc dám vạch ra rằng “ở tất cả những nơi Hồi giáo áp đặt lực lượng quân sự, một lực lượng quân sự hiếm có những trường hợp lịch sử tương tự về việc phát triển nhanh chóng và bao rộng như thế, Kitô giáo, một tôn giáo đã hết sức vững vàng và cắn rễ qua các thế kỷ, trên thực tế đã bị biến mất hay bị suy giảm xuống thành những hải đảo nhó bé trong một đại đương Hồi giáo mênh mông”.
Đức bác ái là những gì thiết yếu; song không được lẫn lộn với khuynh hướng coi thường hay phủ nhận những sự thật bất hạnh. Bài báo trên tờ Civiltà Cattolica này là một tiến bước theo đúng hướng đi vậy.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 27/11/2003
Kiến Tạo Hòa Bình Ngày nay
(Sứ Điệp của Tòa Thánh Vatican gửi Tín Đồ Hồi Giáo dịp Bế Mạc Tháng Chay Tịnh Ramadan)
Quí Bạn Hồi Giáo thân mến,1. Thời gian Tháng Chay Tịnh Ramadan lại gần hết, nên tôi lấy làm hân hạnh gửi lời chào đến anh chị em nhân dịp này cùng với những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi. Trong tháng đặc biệt này, bữa ăn chung, ift âr, chấm dứt việc chay tịnh vào cuối ngày đem các phần tử và bạn hữu lại với nhau trong một bầu không khí vui tươi. Dân chúng thuộc các tôn giáo khác thường được mời đến tham dự vào giây phút hân hoan này, và càng ngày Kitô hữu càng có thói quen tổ chức bữa ăn chung ift âr này cho các Hồi hữu của mình. Những dấu hiệu thân tình như vậy đáng cảm phục nhất là trong lúc này, khi thế giới đang xẩy ra rất nhiều thứ bất ổn và căng thẳng. Chính trong tinh thần huynh đệ này tôi xin gửi lời chào của tôi cũng như của những người thuộc Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn đến với tất cả mọi tín đồ Hồi giáo khắp thế giới, nhất là vào dịp ‘Id al-Fitr, Lễ kết thúc tháng Chay Tịnh Ramadan.
2. Như thông lệ của sứ điệp hằng năm này, tôi xin chia sẻ với quí bạn một vài suy tư, những suy tư có thể là thích hợp khi nhắm đến vấn đề cần phải kiến tạo hòa bình. Tôi bắt đầu bằng bức thông điệp của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII gửi cho tất cả mọi con người thiện chí 40 năm trước đây, năm 1963. Trong bức thông điệp này, với nhan đề “Hòa Bình Dưới Thế”, “Pacem in Terris”, hòa bình được cho là một lâu đài được xây dựng trên bốn trụ cột là Sự Thật, Công Lý, Yêu Thương và Tự Do. Cần phải hội đủ từng yếu tố này nếu muốn có những mối liên hệ hòa hợp và tốt đẹp giữa các dân tộc cũng như giữa các quốc gia.
3. Sự thật là cột trụ thứ nhất, vì nó bao gồm việc nhìn nhận là loài người không phải là chủ nhân ông của chính mình, mà được kêu gọi để hoàn trọn ý muốn của Thiên Chúa, Đấng Hóa Công của tất cả mọi người, Đấng là Sự Thật Tối Cao. Nơi mối liên hệ loài người, sự thật bao hàm lòng chân thành cần thiết cho việc tin tưởng lẫn nhau cũng như việc đối thoại hiệu năng mang lại hòa bình. Hơn nữa, sự thật làm cho mỗi người nhìn nhận các thứ quyền lợi riêng của mình, đồng thời cũng nhìn nhận các thứ nhiệm vụ của mình đối với những người khác nữa.
4. Tuy nhiên, hòa bình không thể nào có được nếu không có công lý, nếu không biết tôn trọng phẩm vị và các thứ quyền lợi của mỗi một con người. Chính vì thiếu công lý, nơi những mối liên hệ cá nhân, xã hội và quốc tế, đã đi đến chỗ xẩy ra quá nhiều bất ổn gây ra bạo loạn trên thế giới của chúng ta ngày nay.
5. Tuy nhiên công lý cần phải được hòa hợp với yêu thương. Nghĩa là cần phải có khả năng nhìn nhận là tất cả chúng ta đều thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất, nên phải nhìn đồng loại của mình như là anh chị em của chúng ta. Nó có khả năng để chia vui sẻ buồn. Nó làm cho người ta cảm thấy nhu cầu của người khác như là của mình, và mối cảm thông này khiến họ chia sẻ cho nhau những tặng ân của mình, không những về các thứ sản vật thế lý mà còn cả những giá trị về tâm trí và tinh thần nữa. Tình yêu cũng chấp nhận nỗi yếu đuối nân bao gồm cả khả năng thứ tha. Việc thứ tha này cần thiết cho việc phục hồi hòa bình khi xẩy ra xung đột, vì nó hướng chiều về cơ hội bắt đầu lại một mối liên hệ cải tiến theo đường lối mới mẻ.
6. Tất cả những điều ấy đưa đến tự do, một đặc tính thiết yếu của con người. Vì tự do khiến con người tác hành theo lý trí và chịu trách nhiệm về các hành động của mình. Thật vậy, mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm trước Thiên Chúa về việc chúng ta góp phần vào xã hội.
7. Thêm vào 4 trụ cột này, tôi xin thêm một trụ cột thứ năm nữa, đó là nguyện cầu. Vì chúng ta biết rằng, là con người, chúng ta cảm thấy mình yếu đuối. Chúng ta thấy mình khó lòng sống trọn những lý tưởng ấy. Chúng ta cần đến ơn trợ giúp của Thiên Chúa bằng việc khiêm tốn nài xin. Tôi xin trích lại nơi đây mấy lời của Đức Gioáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Nếu hòa bình là tgặng ân của Thiên Chúa và được bắt nguồn từ Ngài thì chúng ta phải tìm kiếm nó ở đâu và chúng ta cần phải xây dựng nó như thế nào, nếu không phải từ mối liên hệ sâu xa và thân tình với Thiên Chúa hay sao? Việc xây dựng một thứ hòa bình có trật tự, công chính và tự do, bởi thế, trước hết cần phải thiết tha nguyện cầu, đó là cởi mở, lắng nghe, trao đổi và sau cùng hiệp nhất với Thiên Chúa là nguồn mạch chính của hòa bình đích thực” (Diễn Từ trong Ngày Cầu Nguyện cho Hòa Bình ở Assisi 24/1/2002).
Vị Giáo Hoàng này tiếp tục nói rằng việc cầu nguyện ấy không phải là một hình thức tránh né. Trái lại, nó khiến chúng ta đối diện với thực tại bằng một sức mạnh phát xuất từ Thiên Chúa.
8. Tháng Chay Tịnh Ramadan không phải chỉ là một thời gian chay tịnh mà còn là một thời đoạn thiết tha nguyện cầu. Tôi xin bảo đảm với anh chị em, hỡi quí bạn Hồi Giáo thân mến, là chúng tôi liên kết với anh chị em trong lời cầu nguyện cùng Vị Thiên Chúa Tòan Năng và Thương Xót. Xin Ngài chúc lành cho mỗi một người trong anh chị em cũng như cho hết mọi phần tử thuộc gia đình của anh chị em. Chớ gì phép lành này của Ngài sẽ trở thành nguồn ủi an nhất là cho những ai bị khổ đau, hay những ai vẫn đang phải chịu đau khổ, vì cuộc đụng độ vũ khí. Xin Thiên Chúa Lòng Lành ban cho tất cả chúng ta sức mạnh để chúng ta trở thành những kẻ chân chính kiến tạo hòa bình.
Nguyện chúc quí bạn hưởng trọn Mùa Lễ Phúc Đức ‘Id mubârak.
TGM Michael L. Fitzgerald
Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 17/11/2003
Bị tù 6 tháng vị đe dọa tính mạng Giáo Hoàng
Trong chuyến tông du 101 sang Bosnia hồi Tháng Sáu vừa qua, ĐTC đã bị một người Hồi giáo ở đây đe dọa. Người này là Almir Abdulah, 23 tuổi, đã gửi những điện thư, với chữ ký của Mujahedin Islamic Front, cho cơ quan Hina nước này cũng như cho cơ quan báo chí Công giáo IKA, đe dọa lấy mạng vị giáo hoàng này. Thẩm phán Branko Peric cho biết việc điều tra vụ này thấy rằng con người trẻ này thật sự không có ý định thi hành những lời đe dọa của mình. Tuy nhiên, con người này vẫn bị 6 tháng tù, vị thẩm phán cho biết thêm, “vì đây là một xúc phạm nặng nề tới vị Giáo Hoàng ở vào lúc cả thế giới đang lo âu bởi tình trạng tăng phát nạn khủng bố”.
Kitô hữu Hoa Kỳ truyền giáo ở Iraq có thể gây thêm họa
Đức Tổng Giám Mục thuộc lễ nghi Latinh ở thủ đô Baghdad là Jean Benjamin Sleiman, vị đã gắn bó với đoàn chiên của mình trong thời chiến cũng như thời hậu chiến, đã lên tiếng cảnh giác thành phần Kitô hữu từ Hoa Kỳ tới truyền giáo, khi nói với cơ quan truyền giáo Misna rằng “Các nhà giảng thuyết Kitô giáo đã đến…. Thành phần muốn làm cho các người Hồi giáo trở lại Kitô giáo. Họ là những nhóm kêu gọi dân chúng trên đường phố và xin tiền. Họ dán thông báo khắp nơi và lập nhà thờ. Họ không nhận thấy rằng họ đang tạo nên một bầu khí không thể chấp nhận được, một bầu khí vì phạm đến cảm giác của dân chúng sẽ làm bùng lên trào lưu quá khích Shiite”. Thật vậy, theo vị TGM này thì những vấn đề rắc rối của Iraq có thể dẫn tới các vấn đề rắc rối đối với Kitô hữu. Tình trạng bất ổn và lo sợ có thể “gây ra việc phát triển các lực lượng cực đoan Hồi giáo, khi thành phần dân chúng không nhiều thì ít đồng hóa Kitô hữu với người Tây phương, và vì thế với người Hoa Kỳ. Tôi không thể thấy được một giải pháp chính trị nào. Cho dù Hoa Kỳ có tất cả các nhà phân tích đi nữa, người Hoa Kỳ vẫn không thấy được rằng Iraq là một quốc gia phức tạp hơn họ nghĩ tưởng rất nhiều… Không có bất cứ một cơ quan an ninh hay cảnh sát hoặc bất cứ một dấu hiệu nào về việc hiện hữu của chính quyền, dù lâm thời, trên đường phố cả”.
Tiến trình đối thoại liên tôn với Hồi Giáo sau biến cố khủng bố tấn công Hoa Kỳ 911 và Hoa Kỳ tấn công khủng bố A Phú Hãn và tấn công giải giới khủng bố Iraq.
Có hai hiện tượng vẫn đang xẩy ra song song với nhau, đó là một Âu Châu Kitô giáo bị tục hóa và một thế giới Hồi giáo chẳng những công khai bách hại Kitô giáo ở địa phương mình mà còn đang lan tràn ở Âu Châu nữa, một tôn giáo có thể nói là địch thủ của Kitô giáo và là mối đe dọa cho Kitô giáo. Có thể nói, cuộc khủng bố tấn công Hoa Kỳ, một đệ nhất cường quốc về kinh tế và chính trị, tiêu biểu cho một Tây Phương Kitô giáo bị tục hóa, là dấu chỉ thời đại cho thấy cuộc xung khắc bắt đầu trở thành công khai. Và cuộc Hoa Kỳ tấn công khủng bố ở A Phú Hãn vào ngày Lễ Mẹ Mân Côi 7/10/2001, nhất là cuộc Hoa Kỳ ngang nhiên qua mặt Liên Hiệp Quốc đơn phương tấn công giải giới ở Iraq vào ngày Lễ Thánh Giuse 19/3/2003, đã càng khiến cho cuộc đụng độ này trở thành trầm trọng và càng gây khó khăn cho việc đối thoại liên tôn với tôn giáo này.
Thật vậy, trước những biến cố khủng bố tấn công và tấn công khủng bố vấn đề đối thoại với Hồi giáo đã là một vấn đề khó khăn, sau các cuộc đụng độ xẩy ra từ ngày 11/9/2001, giữa Ả Rập và Tây Phương, hay giữa Hồi giáo và Kitô giáo, kể cả những cuộc ôm bom tự sát khủng bố ở Do Thái đã làm cho mối liên hệ giữa người Công giáo và Hồi giáo càng trở nên khó khăn hơn nữa ở các lãnh thổ truyền giáo, như trường hợp ở Pakistan. Sau đây là một số cảm nghĩ của các vị thừa sai ở các khu vực truyền giáo này đã được phát biểu trên tờ nguyệt san Viện Giáo Hoàng về Những Việc Truyền Giáo Hải Ngoại.
Trước hết là cảm nghĩ của cha Rocus Patras, 40 tuổi, vị linh mục phục vụ tại Giáo Xứ Thánh Đaminh ở Bahawalpur, nơi đã có 17 Kitô hữu bị sát hại ngày 28/10/2001: “Ở xứ sở này, cũng như ở các quốc gia Á Châu khác, việc tuyên truyền của các trào lưu cuồng tín thuộc bất cứ giáo hệ nào cũng đều có khuynh hướng muốn gán ghép cho những ai trở lại Kitô giáo như là thành phần thứ năm của Tây Phương, mặc dù những người trơ ũ lại ấy có cùng một huyết thống và quê hương. Đối với những trào lưu này thì Kitô hữu tiếp tục là kẻ thù cần phải đươcỉc đối đầu, vì họ dấn thân dụ giáo ở mọi nơi và mọi lúc. Việc Giáo Hội nhìn nhận các lầm lỗi vấp phạm ở một số trường hợp trong quá khứ cũng vô bổ. Việc thay đổi quan điểm do Công Đồng Chung Vaticanô II phát động hoàn toàn bị coi thường đối với những ai mang ác tâm tìm cách trả đũa”.
Cha James Channan, vị linh mục phó tỉnh dòng Đaminh ở Pakistan, cũng đụng độ những vấn đề của mình: “Tôi đi cử hành lễ ở một tỉnh Công Giáo Mian Channu. Thật là khó khăn. Có trên 50 người trẻ võ trang vây chung quanh Nhà Thờ này. Họ có nhiệm vụ bảo đảm là chúng tôi thực hiện việc cử hành ‘ôn hòa’. Tôi có cảm tưởng như đi vào vùng chiến tranh, mặc dù cũng chỉ là nơi tôi đã theo học 32 năm trước đây. Bấy giờ không có gì là sơ ỉ hãi cả. Đó là những ngày an bình. Những cuộc rước kiệu được tổ chức và các ngày lễ. Những cuộc đấu túc cầu và các sinh hoạt khác được cử hành trong bầu không khí yên tĩnh”. Thật vậy, vị linh mục dòng Đaminh này cho biết, các cửa nhà thờ bao giờ cũng mở, vào những đêm mùa hè, các vị linh mục và trả em trường học nằm ngủ lộ thiên trên mặt đất. Ngày nay tất cả đều cảm thấy lo âu. Cửa đóng lại. Không còn rước kiệu hay các cuộc đấu bóng. Tại sao dân chúng thay đổi quá nhanh như thế. Tại sao cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta lại quá sợ hãi như vậy? Tại sao giới trẻ của chúng ta cần phải võ trang để bảo vệ Kitô hữu cầu nguyện? Tại sao chúng ta cần cảnh sát canh chừng học đường và thánh đường của chúng ta?”
Cha Channan nói rằng sự thù ghét đối với những người Kitô hữu không thể được đổ cho những kẻ ngoại thù: “Những kẻ tội hình chịu trách nhiệm về hành động khủng bố đang ở chung quanh chúng ta và đang cố gắng tạo nên một cuộc đối chọi giữa những tôn giáo và các nền văn minh. Họ muốn hiến mạng sống mình cho ‘các cuộc thánh chiến’”.
Ở Pakistan, con số người Công giáo hơn 1 triệu một chút, trong tổng số dân 147 triệu, và hầu hết tất cả đều thuộc về thành phần hạ cấp hay bên lề xã hội. Để ngăn ngừa tình trạng lan tràn võ lực, Ủy ban Quốc Gia Về Hòa Bình và Công Bằng Xã Hội đã được thiếp lập, bao gồm cả thành phần các Kitô hưũ khác lẫn các vị đại diện Hồi giáo”.
Hội Đồng Tòa Thánh Về Đối Thoại Liên Tôn đã tổ chức một cuộc họp vào ngày 7-9/7/2003, qui tụ các phần tử của mình, các tham vấn viên và một số khách, tại Nữ Tu Viện Thánh Tôma thuộc Tòa Thượng Phụ Greek-Melkite ở Saydnaya. Các tham dự viên đến từ các xứ Lebanon, Jordan, Thánh Địa, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Phi, Pháp và Gia Nã Đại. Danh sách các đáng bậc được liệt kê như sau: ĐTGM Michael L. Fitzgerald, chủ tịch hội đồng điều hành cuộc họp, và các vị tham dự lễ nghi khai mạc là Đức Ignace Zakka I Iwas, Thượng phụ Chính Thống Syria, Gregory II Lahham, Thượng Phụ Công Giáo Greek-Melkite, Ignace Pierre VIII Abdel-Ahad, Thượng Phụ Công Giáo Syria, Jean Pierre XVIII Kasparian, Thượng Phụ hồi hưu Công Giáo Armeni, ĐTGM Diego Causero, Khâm Sứ Tòa Thánh ở Syria Syria, Đức Ông Ghattas Hazim, đại diện Đức Ignace IV Hazim, Thượng Phụ Antioch Chính Thống Hy Lạp.
Theo bản thông báo của Tòa Thánh hôm 14/7/2003 thì ngày đầu tiên của hội nghị có ba cuộc họp về “vấn đề đối thoại liên tôn với việc phát triển xã hội”, “vấn đề đối thoại liên tôn với nhân quyền”, và “vấn đề đối thoại liên tôn với việc tìm kiếm các giá trị chung”. Các tham dự viên trình bày về tình hình liên hệ giữa Hồi hữu và Kitô hữu ở những xứ sở liên hệ và bày tỏ lòng tri ân cảm mến đối với “vai trò của Đức Gioan Phaolô II, với các vị lãnh đạo Công giáo và các vị lãnh đạo các Giáo Hội khác trên thế giơiùi, nhất là những vị ở Trung Đông, về nền hòa bình thế giới, về việc lên án chiến tranh tấn công Iraq và về yêu cầu một nền hòa bình chân chính hoàn cầu cho Trung Đông, nhất là ở Palestine”. Ngoài ra, các tham dự viên cũng nhận định thấy được “tầm quan trọng nơi hoạt động của Hội Đồng Về Đối Thoại Liên Tôn này cũng như vai trò của hội đồng ấy trong việc cổ võ những liên hệ huynh đệ với các người Hồi giáo trên khắp thế giới, là những gì càng klhẩn trương hơn sau biến cố 911, sau chiến tranh ở Iraq cũng như sau cuộc thoái hóa về tình hình ở Palestine.
“Một Âu Châu bại hoại Kitô giáo là thứ mồi ngon cho người Hồi Giáo lặng lẽ xâm chiếm”
Cha Piero Gheddo, một vị thừa sai Ý thuộc PIME (Pontifical Institute of Foreign Missions), với một nửa thế kỷ kinh nghiệm làm linh mục và truyền giáo, đã từng là giám đốc của một số báo chí truyền giáo có tiếng vang nhất, như tờ Tin Á Châu và tờ Mondo e Missione. Nói về tình trạng của các nhà truyền giáo ở các xứ sở Hồi Giáo bảo thủ, vị linh mục này cho biết khoảng 40 hay 50 năm về trước không có cái thứ cảm giác thù ghét này, căn cứ vào những gì ngài đã biết được từ các vị thừa sai ở 20 quốc gia của người Hồi Giáo.
Có nhiều căn nguyên phức tạp, theo cha, “cuộc chiến đấu giữa giầu và nghèo không phải là nguồn gốc của vấn đề mà là sự kiện các dân tộc Hồi giáo đang sống ở một thời đại dường như linh thánh đối với họ, như Âu Châu ở vào những năm 1300 đến 1400 vậy. Thế giới tân tiến, với truyền hình, hưởng thụ chủ nghĩa, trào lưu nữ giới v.v., đều là những gì đụng đến niềm tin và các cộng đồng Hồi giáo. Những người Hồi giáo coi chúng ta như thành phần vô thần và là những dân tộc vô luân; chúng ta thắng vượt họ bằng kỹ thuật, họ thắng vượt chúng ta bằng niềm tin. Việc thù ghét và khủng bố là phản ứng khi cảm thấy bất lực trước một thế giới tân tiến phát xuất từ Tây Phương, một thế giới loại trừ tôn giáo ra khỏi đời sống của các dân tộc ấy. Chúng ta nói đến việc đối thoại, đến việc giáo dục yêu thương, thông cảm và tôn trọng lẫn nhau. Ở các xứ sở Hồi giáo khác nhau, kể cả các nước ‘ôn hòa’, các thứ sách giáo khoa, các tờ nhật báo và truyền hình đều mạnh mẽ chống Tây phương, và xẩy ra cả những cuộc tấn công thành phần Kitô hữu và Kitô giáo. Đó không phải là đối thoại mà là khiêu khích thù hằn hận ghét. Chẳng hạn, Bangladesh là một xứ sở rất nghèo, lệ thuộc vào tài chính của các xứ sở Tây phương và của các tổ chức của Liên Hiệp Quốc do Tây phương tài trợ. Mặc dù thế, ở Bangladesh, cho tới ngày 11/9/2001, đã có cả hằng trăm ‘madrasas’ (trường học Koran) được tài trợ bởi các nước dầu hỏa là những nước vẫn nói đến việc chống lại Tây phương, và sáu trung tâm huấn luyện các tay chiến đấu của người Hồi giáo. Những đám giới trẻ ưu tú nhất được gửi đến Taliban ở A Phú Hãn, mục đích là để chiến đấu trong nhóm chiến đấu quân của người Palestine”.
Vị linh mục thừa sai đầy kinh nghiệm này chia sẻ nhận định tiếp: “Ở các xứ sở Kitô giáo, các người Hồi giáo được tự do”, tình trạng mà không phải thường xẩy ra ở các nước Hồi giáo. Kể cả trường hợp Nam Dương, một quốc gia đông tín đồ Hồi giáo nhất thế giới, cũng là một trong những nơi có những hình thức Hồi giáo ôn hòa nhất và cởi mở nhất, thế mà các nguyện đường và nhà cửa của Kitô hữu cũng bị đốt phá, thành phần Kitô hữu cũng bị kỳ thị ở sinh hoạt công cộng nữa”. Nhà truyền giáo này cho biết thêm tình trạng kỳ thị cũng xẩy ra cả ở Mã Lai, Pakistan, Sudan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Arab Emirates. “Ở Nam Dương có những ‘pesantren’, tức là có những trường huấn luyện cho các vị lãnh đạo Hồi giáo, thành phần dẫn dắt trẻ em từ tiểu học tới trình độ đại học. Họ lệ thuộc vào Thừa Tác Vụ Đạo Giáo chứ không phải Thừa Tác Vụ Giáo Dục”. Theo vị linh mục này thì có rất nhiều trường huấn luyện kiểu này. Những trường sở ấy áp dụng kỷ luật sắt, giáo dục chuyên về Hồi giáo, và thành lập “những tay cuồng tín Hồi giáo, thành phần hoạt động phục vụ Thừa Tác Vụ Đạo Giáo: Họ dạy Hồi giáo ở các trường học, kể cả tiểu học, ghi danh những cuộc thành hôn và những cuộc hành hương đến Mecca”.
“Có thể nào một xứ sở ‘Hồi giáo ôn hòa’”, được tài trợ bởi Tây phương mà lại huấn luyện các nhà lãnh đạo tôn giáo theo tinh thần này hay chăng? Nếu thế thì, vị linh mục vừa hỏi vừa trả lời, “chiều hướng của Kitô hữu đã hiển nhiên, Đức Giáo Hoàng đã mạnh mẽ kêu gọi chiều hướng ấy là đối thoại, gặp gỡ huynh đệ, chấp nhận, đoàn kết, kiên trì trong đời sống, và loan báo về Chúa Kitô bằng đường lối thích hợp nhất có thể. Đặc biệt là bác ái đối với thành phần nghèo khổ nhất; đó là chứng từ thượng hạng của tinh thần Kitô hữu. Chúng ta phải quay trở về với Chúa Giêsu Kitô nếu, là những người Âu Châu, chúng ta muốn có được một căn tính thực sự cũng như được sức mạnh luân lý đạo giáo. Một Âu Châu bại hoại Kitô giáo là mồi ngon cho việc xâm chiếm lặng lẽ của người Hồi giáo; họ có sức mạnh của niềm tin; chúng ta có một thứ văn minh rỗng tuyếch. Hỡi người Âu Châu, nếu mất đi Kitô giáo thì chúng ta còn lại những gì đây? Tại sao các nhà trí thức và các ký giả soạn dọn tranh biện về bất cứ đề tài nàomà chẳng để ý gì đến thảm trạng của Âu Châu nhỉ? Các dân tộc ‘Kitô giáo’ chúng ta phải nhận thức rằng, như tình trạng chúng ta hiện nay, chúng ta sẽ tiến đến chỗ tiêu biến! Không thể nào tránh nổi: vì ở đâu xuất hiện cái trống rỗng thì ở đấy luôn có người sẵn sàng muốn làm đầy cái trống rỗng đó vậy”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch tín liệu của Zenit ngày Thứ Sáu 20/6/2003
Người Công Giáo ở Iraq đang phải đối diện với cuộc bách hại
Cha Ángel García, sáng lập viên của tổ chức Công Giáo Những Sứ Giả của Hòa Bình, vừa trở về từ Iraq là nơi cha coi sóc việc phân phối viện trợ nhân đạo cho xứ sở này. Cha cho biết cha đã tận mắt chứng kiến thấy những khổ đau và khốn khó dân chunùng ở Baghdad và Basra đã phải chịu đựng: “Baghdad là một thành phố vô loài, nơi sợ bị tấn công hay đánh đập còn hơn là sợ bị chết vì súng đạn nữa. Những nhân công chưa được trả lương cả ba tháng trời nay. Rác rến chất đống ở các đường phố, nhiệt độ thì quá cỡ, và hiện nay lại thiếu xăng nhớt nữa”.
Về những người Công Giáo, theo vị linh mục này nhận địng thì “Họ sợ hãi, vị họ thấy họ bị bách hại”. Ở Barsa là nơi cha García đã gặp vị giám mục theo lễ nghi Chaldean đã có hai Kitô hữu bị giết chết. Hàng giáo sĩ Iraq cũng đang bị những tay cực bảo thủ bách hại, cha cho biết: “Một số thậm chí đã bị giầy đạp lên thánh giá của họ, vì ở đó chẳng có gì là an ninh cả. Chúng ta phải la lên hết cỡ để trật tự công cộng và tình trạng an ninh được vãn hồi. Đã đến lúc phải nói lên để đạt được nền hòa bình ở Iraq vì nó đã bị mất mát đi mất rồi”.
“Chúng tôi đang làm việc với những người Hồi Giáo để trợ giúp nhân dân Iraq”
Ông Karel Zelenka, vị lãnh đạo Phân Bộ Về Hợp Tác Quốc Tế của Tổ Chức Caritas đã nhận định về nhưnõng nỗ lực nhân đạo tại Iraq từ ngày chấm dứt chiến tranh đến nay: “Chúng tôi đã thiết lập được việc hợp tác tốt đẹp với thế giới những người Hồi Giáo, mặc dù gặp những khó khăn gây ra bởi thiếu an ninh. Sau đây là những gì ông cho biết qua cuộc phỏng vấn với cơ quan Fides của Tòa Thánh Vatican:
Vấn Tổ Chức Caritas đang làm gì ở Iraq? Qúi vị đã có được những liên hệ hợp tác nào với những người Hồi Giáo?
Đáp Chúng tôi đã mở những trung tâm ở Baghdad, Basra, Mosul, Kirkuk, Najaf và ở một số làng mạc vùng bắc Iraq. Hết mọi trung tâm đều có một bác sĩ nhi khoa, một y tá và một nhóm cán sự xã hội. Hoạt động chính của chúng tôi là trợ giúp trẻ em và các bà mẹ. Chúng tôi phân phát sữa và rau tương để cải tiến thực đơn của trẻ em. Chúng tôi cũng mở lớp dạy cho các bà mẹ trẻ biết cách chăm sóc con em mình trong tình trạng khó khăn mà hầu hết họ đang trải qua. Chúng tôi đã thiết lập được những mối liên hệ tuyệt vời với thành phần những người Hồi Giáo; thật vậy, 90% những người nhận được sự giúp đỡ ở các trung tâm chúng tôi phục vụ là người Hồi Giáo.
Vấn Vấn đề trục trặc chính về vấn đề chăm sóc sức khỏe là gì? Giai cấp xã hội nào đang gặp nguy khốn nhất?
Đáp Các bệnh viện thiếu thốn thuốc men, nhất là những thứ thuốc cho thành phần bị bệnh kinh niên. Ở Iraq nhiều người bị bệnh tim và họ cần phải uống một số thuốc hằng ngày. Tình trạng thiếu điện và nước cũng ảnh hưởng đến các bệnh viện trong việc ngăn trở việc sử dụng dụng cụ quang tuyến. Đối với thành phần bị ảnh hưởng nhất, tôi có thể nói đặc biệt là các người già sống ở các thành phố. Không hề có vấn đề bồi thường vì các văn khố bảo hiểm đã bị hủy hoại. Giải quyết tình trạng này, thẩm quyền Hoa Kỳ hiện trấn đóng đã quyết định hết mọi người đang giữ cuốn sổ bồi thường sẽ được lãnh 40 Mỹ kim mỗi tháng.
Vấn Vấn đề bất an ảnh hưởng đến tiến trình tái thiết xứ sở này ra sao?
Đáp Chiến tranh làm rỗng tuyếch quyền lực là những gì vẫn cần phải điền khuyết. Thẩm quyền quân đội Hoa Kỳ cảm thấy khó lòng bảo toàn những điều kiện an ninh. Thật sự họ làm một công việc rắc rối gây ra bởi một loạt những yếu tố. Chẳng hạn, rất khó có thể giữ trật tự cho một thành phố 6 triệu dân như Baghdad. Iraq là một xứ sở có rất nhiều ngoại ô; hầu như 2/3 dận chúng sống ở các tỉnh lị hay thành phố, làm cho càng khó khăn hơn nữa cho những ai có trách nhiệm giữ trật tự. Ngoài ra còn bị ngăn trở về vấn đề ngôn ngữ nữa. Các thông dịch viên được chỉ định cho các đoàn lính Hoa Kỳ để giúp cho việc liên lạc với dân chúng địa phương được dễ dàng, song không thể cắt đặt một thông dịch viên cho hết mọi nhóm quân đội được.
Vấn Vậy thì làm sao ông có thể nói là các thứ đồ đạc trong nhà được chở trên một chiếc xe vận tải thực sự là của chủ nhân hay là đồ ăn trộm?
Đáp Tình trạng mất an ninh làm lũng đoạn cuộc sống hằng ngày. Nhiềm cửa tiệm vẫn đóng cửa; phương tiện chuyên chở công cộng lúc có lúc không v.v. Nhiều vùng vẫn chưa có điện, nước và hấu hết các đường giây điện thoại vẫn bị đứt đoạn. Tóm lại, nhiều người hiện không có việc làm nên không có tiền bạc gì cả. Theo quan điểm nhân đạo thì tình trạng này đang ở vào thời điểm vượt qua, nhất là vấn đề cung cấp thực phẩm, vì chế độ cũ đã bắt đầu phân phát các phần lương thực trước khi chiến tranh xẩy ra. Thế nhưng, thấy trước được rằng trong những tháng tới đây sẽ xẩy ra nhiều vấn đề nữa, vì từ khi “chương trình đổi dầu lấy lương thực” của Liên Hiệp Quốc chấm dứt thì Liên Hiệp Quốc không có cách nào để mua lương thực cho nhân dân Iraq bằng việc bán dầu của Iraq cả.
Vấn Vậy thì từ nay trở đi dân chúng Iraq sẽ phải tùy thuộc vào thị trường, mà nếu dân không có tiền thì làm sao họ có cái ăn đây?
Đáp Đó là lý do tại sao cần phải tái thiết lập tình trạng an ninh sớm bao nhiêu có thể để kinh tế hoạt động.
Vấn Là một chuyên viên của một cơ quan nhân đạo lớn của Công Giáo, ông nghĩ thế nào về tình trạng an ninh có thể được bảo toàn để nền kinh tế Iraq được tiếp tục và phát triển?
Đáp Các lực lượng cảnh sát, nhất là từ các xứ sở Ả Rập, cần phải bắt tay vào việc. Điều này có nghĩa là cần phải có một lực lượng cảnh sát nói được ngôn ngữ Iraq và quen thuộc với văn hóa Iraq. Ngoài ra những người lính không có có kinh nghiệm làm cảnh sát thì làm những việc khác. Còn nữa, tình trạng ở mỗi tỉnh lại khác nhau. Chẳng hạn, ở Mosul, cảnh sát Iraq và quân đội Hoa Kỳ cùng nhau kiểm soát các đường phố. Một khi xứ sở này có được lại một lực lượng cảnh sát thì mới tiến đến chỗ phục hồi tình trạng ổn định vững chắc.
Liên Hiệp Quốc tặng thưởng một vị linh mục Công Giáo về nỗ lực hòa giải hai dân tộc Trung Đông
Tổ Chức về Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc UNESCO (United Nations Educational, Scientific, and Cultural Organization) đã tưởng thưởng cho linh mục Emile Shoufani, một người Palestine có quốc tịch Do Thái, Phần Thưởng Về Giáo Dục Hòa Bình về những nỗ lực hòa giải không ngừng vị linh mục này đã thực hiện nơi hai dân tộc Palestine và Do Thái. Cơ quan UNESCO này đã công bố việc tưởng thưởng này hôm Thứ Tư 28/5/2003. Cha Shoufani vào đời năm 1947, thuộc lễ nghi Greek-Melkite. Ngài đã từng là giám đốc cho Trường Công Giáo Hy Lạp Thánh Giuse ở Nazarét từ năm 1976. Năm 1988, ngài đã viết một chương trình mang tựa đề “Giáo Dục Sống Hòa Bình, Nền Dân Chủ và Việc Chung Sống” để áp dụng ở trường ấy. Trong nỗ lực kéo hai dân tộc Do Thái và Palestine xích lại gần nhau, ngài đã ghép trường của ngài với trường Lyada của người Do Thái ở Giêrusalem. Ngài đã tổ chức việc trao đổi học sinh, với niềm tin tưởng là tính cách đa dạng về văn hóa và tôn giáo không phải là một trở ngại song là một đường lối dẫn đến hòa bình. Vào cuối năm 2002, vị linh mục này đã tổ chức dự án Tượng Niệm Cho Hòa Bình ở Do Thái và Pháp. Dự án này là một cuộc hành hương chung của cả người Ả Rập lẫn Do Thái đến Auschwitz-Bierkenau để tưởng niệm biến cố Tế Thần cũng như để phát động việc hòa giải giữ ahai dân tộc này. Cuộc hành hương này bắt đầu hôm Thứ Hai 26/5/2003 vừa rồi.
Hồi Giáo cũng nhìn thấy nơi Mẹ Maria, vị đã được đề cập đến 34 lần trong cuốn Thánh Kinh Koran, tấm gương cho tất cả mọi tín hữu.
ĐTGM Francesco Gioia, vị chủ tịch về những Cuộc Hành Hương thăm viếng Ngai Tòa Phêrô, đã vạch ra một điều rất đặc biệt về Hồi Giáo, trong tác phẩm của ngài, “Maria, Mẹ Ngôi Lời, Mô Phạm Đối Thoại giữa Các Tôn Giáo”, do Città Nuova xuất bản. Theo vị TGM tác giả này thì “Thiên Chúa là điểm qui chiếu duy nhất đối với tín đồ Hồi Giáo, thế nhưng, sau Ngài là những ai phản ảnh sự thánh thiện của Ngài. Đức Maria là một trong những vị ấy. Đức Maria đã chiếm được một chỗ đứng nổi bật nơi Hồi Giáo. Người là phụ nữ duy nhất được cuốn Koran nhắc đến tên tuổi 34 lần”.
Đức Maria, theo vị TGM này, đặc biệt đã làm cho những người Hồi Giáo ngưỡng phục: “Người là mô phạm cho tất cả mọi tín hữu, bởi đức tin tuyệt đối của Mẹ và việc Mẹ ‘thuận phục’ trọn hảo trước ý muốn của Thiên Chúa. Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhận định về thái độ ưu ái này của tín đồ Hồi Giáo với Mẹ Maria, và trong Tuyên Ngôn ‘Nostra Aetate’ (về mối liên lạc giữa Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô Giáo), người ta đọc thấy viết ‘Họ tôn kính Đức Maria, người mẹ đồng trinh của Chúa Giêsu, và có những lúc sốt sắng kêu cầu Người’”.
Vị TGM tác giả này còn nêu bằng chứng về lòng tôn sùng của tín đồ Hồi Giáo đối với Mẹ Maria khi nêu lên những cuộc hành hương của họ đến những đền thờ Thánh Mẫu, nhất là Fatima, và nhất là dữ kiện nhiều người phụ nữ Hồi Giáo được gọi là Maria.
Theo cuốn Koran viết thì “một vị thiên thần, theo lệnh của Thiên Chúa, đã truyền tin cho Đức Maria rằng bà sẽ hạ sinh một người con trai tinh tuyền nhất, một sứ điệp đã làm cho bà bối rối. Bà đã sinh con dưới một cây dừa, một cây đã nuôi dưỡng bà một cách lạ lùng. Bà là một trinh nữ và là một người tinh tuyền. Bà đã bảo toàn đức đồng trinh của mình và đã được Thiên Chúa thấm nhập Thần Linh của Ngài, làm cho bà và con của bà thành một dấu hiệu cho các tạo sinh”.
Vị TGM cho biết thêm: “Cuốn Koran viết rằng Mẹ Maria ‘là một trong những phụ nữ đạo hạnh và là một vị thánh. Bà được Thiên Chúa yêu thích, thanh tẩy và tuyển chọn hơn tất cả mọi phụ nữ tạo thành’. Trong cuốn Koran, Mẹ Maria có một vai trò ấn định liên quan đến Kitô học, vì vấn đề Chúa Giêsu được gọi là ‘con trai của bà Maria’”.
Tuy nhiên, những yếu tố về hạnh tích và linh đạo của cuốn Koran về Mẹ Maria khác với truyền thống Kitô giáo: “Thánh Mẫu Học của người Hồi Giáo được giới hạn một cách vô phương cứu vãn bởi sự kiện là cuốn Koran minh nhiên chối bỏ thần tính của Chúa Giêsu Kitô”. Theo vị TGM tác giả này thì dù đối với nhân vật Maria, “giữa những người Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo có những điểm tương đồng và tương dị, nhưng vẫn không được coi thường vấn đề là truyền thống của người Hồi Giáo vẫn coi Đức Maria như là một mô phạm cho tín hữu Hồi Giáo”.
Vấn đề khó khăn trong việc đối thoại với Hồi Giáo
Cha Maurice Borrmans, giáo sư Viện Giáo Hoàng Nghiên Cứu về Ả Rập đã từng chủ động trong việc đối thoại liên tôn với những người Hồi Giáo, qua một cuộc phỏng vấn được Zenit phổ biến ngày 23/3/2003, đã cho biết về những khó khăn trong mối liên hệ với Hồi Giáo như sau.
Vấn Hồi giáo cáo buộc Tây Phương là thiếu hiểu biết? Điều này có đúng không?
Đáp Lời cáo buộc này có thể lật ngược và theo chiều hướng phản hồi. Về khía cạnh này, tôi muốn nói đến một bài viết của Edward Said là người chủ trương rằng chúng ta phải nói đến “cái đụng độ của tình trạng vô tri thức”. Để thắng vượt điều này, người ta phải nhớ rằng những nỗ lực của cả đôi bên trong việc hiểu biết nhau là nhờ những bản dịch chẳng hạn. Tuy nhiên, trong khi chúng ta có nhiều bản dịch bằng các ngôn ngữ Aâu Châu của những tác phẩm chính về văn hóa Ả Rập, thì lại có rất ít bản dịch bằng tiếng Ả Rập về những tác phẩm chính thuộc gia sản Kitô Giáo. Có lẽ là vì bên người Hồi giáo có thể đi sâu vào các thứ ngôn ngữ của chúng ta dễ dàng hơn và những bản văn có thể đọc bằng nguyên ngữ. Hơn nữa, bên nào cũng muốn cho nhau biết về tôn giáo của mình ở những khía cạnh tốt đẹp và thu hút, không muốn bình phẩm mình hay bình phẩm nhau.
Vấn Cha đang có ý nói về vấn đề phương pháp tìm hiểu các sách thánh trân quí?
Đáp Đúng thế. Kitô hữu chúng ta thường dùng phương pháp bình luận chẳng hạn trong việc học hỏi Thánh Kinh cũng là phương pháp thanh tẩy đức tin và cảm nghiệm tôn giáo. Tuy nhiên, bên phía người Hồi Giáo thì chủ trương Koran là một cuốn sách hoàn toàn được Allah phán và tỏ cho Mohammed, nên không thể áp dụng phương pháp bình luận theo khoa học. Ngoài ra, những người Tây Phương chúng ta bị cáo buộc là không có khả năng hiểu được chính cuốn Koran, dĩ nhiên là điều không đúng. Đó là nguồn gốc của việc hiểu lầm giữa những vấn đề quan điểm khác nhau. Siêu việt tính của Thiên Chúa đã được qui cho Koran, rồi cho xã hội và cho lề luật Hồi Giáo. Với những đặc tính này thì việc đối thoại sẽ gặp khó khăn, trừ phi chúng ta muốn nói về phẩm giá của con người, các quyền lợi và nghĩa vụ của con người.
Vấn Chính quyền Saudi đang nói đến việc loại trừ thành phần cảnh sát đặc biệt đóng vai trò buộc phải tôn trọng luật Koran ở ngoài đường phố. Cha có nghĩ rằng Tây Phương phải công nhận cử chỉ này là một dấu hiệu tiến bộ hay chăng?
Đáp Trong tất cả các nước Hồi Giáo thì Saudi Arabia là một kiểu mẫu bất bình thường vì điều kiện của những người không phải là Hồi Giáo ở dưới những gì có thể được đòi hỏi nhân danh quyền lợi con người. Nếu hiện nay nước này có ý điều chỉnh kiểu mẫu của mình, bằng việc có lẽ loại bỏ đi cơ cấu tình nguyện viên này thì tình hình có thể đổi thay. Tuy nhiên, nhu cầu quan trọng, nhu cầu đối với nhiều người Hồi Giáo, vẫn là việc cập nhật hóa sách thánh của họ và truyền thống lưu tồn của họ. Điều này có nghĩa là được quyền tự do bày tỏ. Lề Luật linh thánh ở tất cả mọi chi tiết của mình hay chỉ ở các nguyên tắc của lề luật này thôi? Đó là những vấn đề cần phải được giải quyết bằng việc đối thoại liên văn hóa. Vấn đề còn đúng ở chỗ thành phần tha hương ở Aâu Châu hay ở Hiệp Chủng Quốc có lẽ mang lại việc thích ứng với chiều hướng dân chủ và tính cách đa dạng.
Vấn Trong vấn đề đối thoại, phải chăng Tây Phương không được chú trọng tới vấn đề hợp tác hơn là vấn đề xung khắc?
Đáp Chắc chắn xã hội của chúng ta phải xét lại lương tâm của mình. Sau ngày 11/9/2001, vấn đề được thấy là thành phần hiểu biết hơn trong vấn đề đối thoại liên văn hóa đã chứng tỏ cho thấy họ đã sốngvà truyền đạt niềm tin của họ ra sao, và họ đã đánh giá niềm tin của những người khác như thế nào. Ở Âu Châu chúng ta có những xã hội được dân chúng hóa, trong đó, có những phân biệt rất rõ ràng giữa tôn giáo, chính quyền và luật pháp, và thực sự trong các quốc gia của mình, chúng ta cũng có những thành phần thiểu số Hồi Giáo đủ loại khác nhau, từ cấp tiến nhất đến cực đoan. Họ phát động những mục đích của họ trước chiều hướng dân chúng hóa của chúng ta là chiều hướng không còn biết làm thể nào để định vị chính mình, và họ thượng tôn một đạo Hồi Giáo có những thứ loại lỗi thời đối với chúng ta; từ đó nẩy sinh ra những khó khăn trong việc hiểu biết lẫn nhau. Đối với chúng ta thì đây vẫn còn là một lý do khác để hiểu biết lẫn nhau; thế nhưng, nói cho chính xác hơn thì chiều hướng dân chúng hóa của chúng ta không được làm cho chúng ta quá dung hợp với những người cực bảo thủ, lại càng không được như thế khi một phần lớn những ai đang ở bên chúng ta đang có thể sống một cuộc đời đạo đức riêng tư bằng một đường lối chung song không cố ý nhắm đến việc Hồi Giáo hóa xã hội của chúng ta.
Vấn Vậy thì cần phải hiểu ở những thứ giá trị nào?
Đáp Tất cả các đạo Thiên Chúa giáo đều công nhận phẩm vị của con người, thành phần phải tôn trọng các tạo vật và phát triển thế giới với lòng tôn trọng dự án thần linh. Bởi thế, tất cả mọi lãnh vực về môi sinh làm nên một phần của một thứ đối thoại cần phải được khai triển, cũng như vấn đề tôn trọng sự sống, vấn đế những khám phá khoa học, vấn đề các thứ kỹ thuật. Tất cả những thứ này thuộc về dự án thần linh. Khi để ý đến vấn đề cùng đích của lịch sử được qui hướng về Thiên Chúa, theo tôi thì còn nhiều điều phải làm lắm.Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Hòa Bình bất khả tách biệt với công lý đòi phải làm trọn tất cả những gì quốc tế đòi hỏi
(Bản Văn Liên Tôn Hồi Giáo và Công Giáo về Vấn Đề Khủng Bố và Hòa Bình)
Tiểu Ban Liên Hợp giữa Tiểu Ban Thường Trực Al-Azhar Đối Thoại với Các Tôn Giáo Độc Thần và Hội Đồng Tòa Thánh về Vấn Đề Đối Thoại Liên Tôn đã thực hiện cuộc họp thường niên của mình ở Cairô, năm nay do Al Azhar al-Sharif chủ hội, vào những ngày 24-25/2/2003 cũng là ngày 23-24 tháng Dhu-I-Hijja năm 1423. Những vị hiện diện trong cuộc họp thường niên này gồm có Sheikh fawzi al-Zafzaf, Tiến Sĩ Ali Elsamman, Tiến Sĩ Mustafa al-Shak a, H.E. Nabil Badr, H.E. Fathi Marie, H.E. Đức Ông Michael Fitzgerald, H.E. Đức Ông Marco Dino Brogi, Đức Ông Khaled Akasheh, Đức ông Jean-Marie Speich và Linh Mục Daniel Madigan.
1. Đề tài chính để bàn giải là hiện tượng về khủng bố và trách nhiệm của các tôn giáo trong việc đối đầu với nó. Sau đây là những điểm đã được nhấn mạnh đến trong niên nghị này.
• Hai tôn giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo, loại trừ việc đàn áp và tấn công phạm đến con người, cùng với việc vi phạm đến quyền sống hợp lý của mọi người cũng như quyền được sống trong tình trạng an ninh và hòa bình.
• Các sách thánh nơi cả hai tôn giáo này phải được hiểu đúng với nội dung của chúng. Việc tách rời những đoạn văn khỏi nội dung của chúng và áp dụng những đoạn văn này để biện minh cho việc bạo động là trái với tinh thần của các tôn giáo chúng ta.
• Phải cẩn thận phân biệt giữa các sách thánh và giáo huấn của tôn giáo chúng ta với thái độ và các hành động gây ra bởi một số tín đồ của các tôn giáo này. Các thẩm quyền tôn giáo có phận sự phải đưa ra việc dẫn giải chân thực về các sách thánh, nhờ đó bảo toàn được hình ảnh thực sự của mỗi tôn giáo.
• Vì tầm quan trọng đối với việc hiểu biết xác đáng về tôn giáo của nhau, đề nghị thực hiện những cuộc gặp gỡ để trình bày về tương quan tôn giáo, để chia sẻ cảm nghiệm theo chiều hướng tôn giáo của nhau, cũng như để tạo cơ hội cùng nhau suy tư về giáo huấn của một tôn giáo không phải là của mình. Những cuộc gặp gỡ này còn có thể là những cơ hội cho những cuộc hội họp công cộng.
2. Tình hình hiện nay trở thành vấn đề cần thiết để Tiểu Ban Liên Hợp này suy nghĩ về những hậu quả có thể xẩy ra về cuộc chiến tranh đe dọa Iraq. Tiểu Ban này lên án việc sử dụng chiến tranh như đường lối để giải quyết những xung khắc giữa các quốc gia với nhau. Chiến tranh là chứng cớ cho thấy nhiên loại đã thảm bại. Nó gây ra tình trạng sát hại khủng khiếp mạng sống con người, tình trạng thiệt hại nặng nề cho các cơ cấu căn bản của đời sống con người cũng như của môi trường, tình trạng phân tán phần lớn dân chúng, và tình trạng bất ổn chính trị hơn nữa.
Trong những hoàn cảnh hiện tại còn gây ra tình trạng căng thẳng giữa những người Hồi Giáo và Kitô Hữu vì việc đồng hóa lầm lẫn về một số quyền lực Tây Phương với Kitô Giáo cũng như quyền lực Iraq với Hồi Giáo.
Chúng tôi mạnh mẽ xác nhận là cần phải tránh những lưỡng chuẩn. Hòa bình không thể tách rời công lý đòi phải làm trọn tất cả những gì quốc tế đòi buộc. Nguyên tắc này áp dụng một cách tổng quát và bởi thế cũng áp dụng vào trường hợp của cuộc xung khắc giữa Do Thái và Palestine. Việc giải quyết cuộc xung khắc này sẽ góp phần vào việc giải quyết nhiều vấn đề còn lại ở Trung Đông.
Các phần tử Hồi Giáo của Tiểu Ban này đón nhận chính sách rõ ràng cùng với những nỗ lực nhiệt tình của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc cổ võ hòa bình. Các phần tử Công Giáo của Tiểu Ban này đã tỏ lòng cảm mến những nhà lãnh đạo Hồi Giáo, trong đó có Grand Imam, Sheikh al-Azhar M. Sayyid Tantawi, vị đã dùng thẩm quyền của mình lên tiếng bênh vực hòa bình.
3. Tiểu Ban Liên Hợp này đã được thông báo về hội nghị đã được tổ chức ở Vienna Áo Quốc vào ngày 3/7/2002, trong đó Tiểu Ban Thường Trực Đối Thoại của al-Azhar đã đề nghị về việc sửa soạn một bản hiến chương cho việc đối thoại liên tôn. Trong bản hiến chương này, hai điểm có tính cách hết sức quan trọng cho việc đối thoại sẽ là 1) việc loại trừ vấn đề tổng quát hóa khi nói về các tôn giáo và cộng đồng của nhau, và 2) khả năng tự kiểm. Bản dự thảo này đã được Tiểu Ban Liên Hợp này đón nhận.
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu do Zenit phổ biến ngày 2/3/2003
Cơ hội truyền giáo như thế nào ở một nước Hồi Giáo?
Màn Điện Toán Zenit đã phỏng vấn ĐTGM José Antonio Peteiro Freire, TGP Tangier, dòng Anh Em Hèn Mọn, về việc làm sao các nhà thừa sai Kitô Giáo có thể truyền giáo trong tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở một số quốc gia đa số là Hồi Giáo, với câu trả lời của ngài đó là nhờ ở việc làm chứng.
Vấn Chúng ta hãy bắt đầu với câu hỏi căn bản, đó là liệu có thể trở thành một nhà truyền giáo ở một xứ sở Hồi Giáo được chăng?
Đáp Thánh Phanxicô đã sai 5 tu sĩ Phanxicô người Ý đến Morroco. Các tu sĩ Phanxicô này đã rao giảng Phúc Âm một cách công khai và tuyên bố rằng Hồi Giáo là một đạo sai lầm, Mohammed là một tiên tri giả. Các vị đã làm nhục đến các đền đài và đó là lý do các vị bị sát hại vào năm sau, tức năm 1220. Vào năm 1219, Thánh Phanxicô đến gặp vị Đạo Trưởng ở Damieta gần Cairo, và xin cho Kitô hữu được viếng thăm các nơi thánh. Sự kiện thánh nhân đi đến gặp vị Đạo Trưởng chắc chắn là một hành vi ngôn sứ. Vào lúc cao điểm của các cuộc Thánh Chiến, khi mà đạo quân của Hồi Giáo và Kitô Giáo đang đụng độ nhau, Thánh Phanxicô đã gặp khó khăn trong việc xin phép vị đại diện của Đức Thánh Cha là Pelagius để gặp vị Đạo Trưởng. Tuy nhiên, thánh nhân thật sự đã đối xứ tốt với ông ta và tặng cho ông ta một cái kèn bằng vàng. Việc chúng tôi hiện diện nơi những người Hồi Giáo có hai mục đích. Thứ nhất là để giúp cho những người Kitô hữu được trở thành môn đệ thực sự của Chúa Giêsu. Về mục đích thứ hai, Thánh Phanxicô đã viết vào năm 1221 một khoản qui luật 23 chương. Chương 16 nói về “những ai đi đến với dân Saracens (người Ả Rập Hồi Giáo - biệt chú của người dịch) và những người vô tín ngưỡng khác”. Bản văn viết: “Bởi vậy cho nên bất cứ Anh Em nào muốn đi đến với dân Saracens và những người vô tín ngưỡng đều phải có phép từ vị thừa tác viên cũng như từ người nô lệ của mình… Ngoài ra, những người Anh Em ra đi ấy có thể sống đạo nơi họ bằng hai cách. Thứ nhất, đó là đừng gây nên những cuộc tranh luận và tranh cãi, song hãy vì yêu Chúa phục tùng hết mọi tạo vật… và thú nhận rằng mình là Kitô hữu. Thứ hai đó là khi thấy đẹp lòng Chúa, những người anh em này phải loan báo lời Chúa, để họ, những người vô tín ngưỡng, nhờ đó tin tưởng vào vị Thiên Chúa Toàn Năng là Cha và Con và Thánh Thần…” Cách đầu tiên bao giờ cũng đúng trong mọi trường hợp. Thế nhưng, ở cách thứ hai, Thánh Phanxicô đã cẩn trọng là “khi thấy đẹp lòng Chúa”. Không phải bao giờ cũng đẹp lòng Chúa khi chúng ta loan báo Phúc Âm bằng lời nói. Điều này gây nên những tranh biện và cãi cọ.
Vấn Ở Morocco có tự do thờ phượng cho những người Do Thái và Kitô Hữu, nhưng tất cả mọi thứ dụ giáo và trở lại Kitô Giáo đều bị cấm đoán. Vị thừa sai phải làm sao ở những nơi tỏ ra cấm cản việc truyền bá phúc âm hóa như vậy?
Đáp Người Kitô hữu phải là một người anh em đại đồng, cởi mở với tất cả mọi người không trừ ai, bảo trì căn tính của mình, nhưng thiết lập những chiếc cầu của lòng tôn trọng, của tình thân hữu, của sự đoàn kết với cả thế giới. Đó là một đường lối khác của việc truyền bá phúc âm hóa, có lẽ còn đắt giá hơn và xác đáng hơn là truyền bá phúc âm hóa bằng lời nói. Chúng ta được kêu gọi để sống các giá trị Phúc Âm như yêu thương, chân chính, thứ tha, đoàn kết với hết mọi người, nhất là với thành phần nghèo khổ nhất.
Vấn Tình hình của Kitô hữu ở Morocco có thay đổi gì không từ ngày 11/9/2001?
Đáp Một cuộc gặp gỡ cầu nguyện đã được tổ chức ở vương cung thánh đường Rabat để cầu cho các nạn nhân. Chính quyền Morocco đi theo Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dân chúng đã chống lại người Hoa Kỳ. Những người Morocco có khuynh hướng đồng hóa Tây Phương với Kitô Giáo, vì họ phủ nhận cả hai quan niệm.
Vấn Có chỗ giành cho việc đối thoại liên tôn ở Morroco hay chăng?
Đáp Những vị lãnh đạo người Hồi Giáo tin tưởng rằng Hồi Giáo là tôn giáo của Thiên Chúa. Họ có khuynh hướng chỉ nói tiếng Ả Rập mà thôi và tránh việc đối thoại liên tôn, vì, theo họ, họ không có gì để học hỏi từ các tôn giáo khác cả. Tuy nhiên, một số cơ cấu về văn hóa, một số cơ quan phi chính phủ, về các lãnh vực thể thao, nghệ thuật, văn hóa và giáo dục lại có khuynh hướng thích hợp tác để phát động xứ sở.
Vấn Làm thế nào để một xứ sở với 95% người Hồi Giáo được hưởng lợi từ sự hiện diện của Kitô hữu?
Đáp Sự kiện đó là việc Kitô hữu được phép có mặt ở Morocco đang làm phong phú xứ sở này. Trước hết, ở xã hội Morocco có một số cái khác nhau, theo tôi, làm lợi cho tất cả mọi người và là một dấu hiệu tích cực. Ngoài ra, Giáo Hội cung cấp nhiều dịch vụ cho những thành phần nghèo khổ nhất trong dân chúng. Thêm vào đó, nó làm xã hội cởi mở với các thứ ngôn ngữ khác, văn hóa khác và văn minh khác thuộc thế giới văn chương, nghệ thuật và khoa học là những gì tiêu biểu cho thấy tình trạng phong phú cho xử sở này. Thật là quá tệ khi mà quyền tự do tôn giáo không được chấp nhận ở bất cứ một quốc gia Hồi Giáo nào. Hơn nữa, theo nhà sử gia người Tunisia là Mohammed Talbi gần đây có nói là giả sử họ sống ở những chế độ độc tài, thì việc canh tân Hồi Giáo sẽ phát xuất từ các cộng đồng Hồi Giáo thiểu số đang sống ở Tây Phương là nơi có tự do.
Vấn Những đặc điểm nào ĐTGM muốn đề cao nơi công việc của Anh Em Hèn Mọn ở các xứ sở Hồi Giáo?
Đáp Có người nói rằng đó là đặc sủng ở đặc sủng Phanxicô. Dĩ nhiên chúng tôi đã sống với những người Hồi Giáo cả 8 thế kỷ. Chỉ có hai thời kỳ, 4 năm một, là chúng ta bị trục xuất ra khỏi Morocco mà thôi. Trong suốt 8 thế kỷ này, chúng tôi thấy được các kiểu anh em hèn mọn khác nhau; đó là những vị tử đạo, những người anh em hèn mọn phục vụ các kẻ bị đầy ải, những vị làm môi giới hòa bình, những vị dấn thân vào thừa tác mục vụ, những vị hoạt động cho việc phát triển của đất nước này. Trong số những người khác, phải kể đến Cha Joseph Lerchundi. Việc phục vụ cho những người bị đầy ải ở Marrakech, Fez và Mequinez rất cảm kích, nơi các vị sống với những tù nhân, chia sẻ cùng lao ngục với họ, tức là một nơi dưới lòng đất, cao vút, thâm u và ẩm thấp. Trong những lao ngục này, người tu sĩ có những khu sinh sống riêng, có nhà nguyện và phòng bệnh. Các vị chia sẻ tất cả mọi vấn đề với các tù phạm và cố gắng giúp họ với tất cả mọi phương tiện có trong tay. Từ năm 1217, sứ vụ Thánh Địa được coi là “hòn ngọc của các sứ vụ”. Tòa Thánh đã ký thác cho nhà dòng này trách nhiệm bảo quản các nơi thánh, phát động việc thờ phượng nơi những nơi ấy, nuôi dưỡng lòng đạo của những người hành hương, thi hành việc truyền bá phúc âm hóa, và thiết lập cùng cổ võ tính cách xã hội nơi các hoạt động tông đồ.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 3/2/2003)
Thủ Tướng Hồi Giáo Lebanon đến thăm Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và chia sẻ quan điểm về Liên Tôn Thiên Chúa Giáo
Thứ Sáu, 31/1/2003, Thủ Tướng Rafiq Hariri, vị chủ tịch Hội Đồng Nội Các này đã đến tỏ lòng ngưỡng phục ĐTC. Căn cứ vào những lời phát biểu với Đài Phát Thanh Vatican, vị thủ tướng này cho biết là ông đến Rôma hôm nay vì Hội Đồng Lêbanon “phải duy trì những liên hệ chặt chẽ với Tòa Thánh Vatican. Tôi cũng muốn để để tỏ lòng kính phục của tôi với Đức Gioan Phaolô II, vị tôi đã ngưỡng mộ trong 10 năm vừa rồi. Thật là hết sức vinh dự cho chúng tôi khi Vị Giáo Hoàng này đến Lebanon để thăm chúng tôi”. Thật vậy, ĐTC đã đến thăm nước này vào Tháng Năm năm 1997, một nước chỉ có 25% Công Giáo trong tổng số 3 triệu dân. Vị thủ tướng đến thăm Vatican với vợ và đoàn tùy tùng này còn cho biết “Những vấn đề chính trị mà chúng tôi muốn bàn với những vị có trách nhiệm ở Vatrican là vấn đề Iraq và vấn đề hòa bình ở Trung Đông. Có nhiều điều nói về Hồi Giáo, về thành phần cực bảo thủ và thành phần quá khích. Thế nhưng, thành phần sau không phải là thành phần Hồi Giáo; đó là thái độ của con người điên khùng không có liên quan gì tới niềm tin của chúng tôi cả. Chúng tôi mạnh mẽ tin tưởng là tôn giáo cần phải khoan dung, hòa thuận chung sống và tôn trọng tha nhân của mình. Một số người nói đến cuộc đối chọi giữa những người Kitô Giáo, Hồi Giáo và Do Thái, cũng như giữa Kitô Giáo và Do Thái Giáo. Tôi không thể hiểu được làm sao lại có thể xẩy ra cho một người Hồi Giáo có quyền lập gia đình với một người phụ nữ Kitô Giáo hay Do Thái và có con cái với người phụ nữ ấy, rồi coi người chú của những đứa trẻ này, dù là Do Thái hay Kitô Hữu, như kẻ thù. Điều này không đúng tí nào cả! Không thể nào lại như thế được! Bởi thế, bao lâu chúng ta đã cho phép, như vẫn đã xẩy ra trong giòng lịch sử, một gia đình được hình thành, tức là được biểu lộ hết cỡ những mối liên hệ giữa con người với nhau, và một gia đình được hình thành bởi một người nam Hồi Giáo và một người nữ Kitô Giáo hay Do Thái Giáo, thì điều này nói lên cho thấy việc biểu lộ hết cỡ của những mối liên hệ liên bản vị. Chúng tôi không xung khắc với người nào cả. Chúng tôi tôn trọng các tôn giáo khác, chúng tôi tôn trọng Kitô Giáo, chúng tôi tôn trọng Do Thái Giáo”.
Cơ hội truyền giáo như thế nào ở một nước Hồi Giáo?
Màn Điện Toán Zenit đã phỏng vấn ĐTGM José Antonio Peteiro Freire, TGP Tangier, dòng Anh Em Hèn Mọn, về việc làm sao các nhà thừa sai Kitô Giáo có thể truyền giáo trong tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở một số quốc gia đa số là Hồi Giáo, với câu trả lời của ngài đó là nhờ ở việc làm chứng.
Vấn Chúng ta hãy bắt đầu với câu hỏi căn bản, đó là liệu có thể trở thành một nhà truyền giáo ở một xứ sở Hồi Giáo được chăng?
Đáp Thánh Phanxicô đã sai 5 tu sĩ Phanxicô người Ý đến Morroco. Các tu sĩ Phanxicô này đã rao giảng Phúc Âm một cách công khai và tuyên bố rằng Hồi Giáo là một đạo sai lầm, Mohammed là một tiên tri giả. Các vị đã làm nhục đến các đền đài và đó là lý do các vị bị sát hại vào năm sau, tức năm 1220. Vào năm 1219, Thánh Phanxicô đến gặp vị Đạo Trưởng ở Damieta gần Cairo, và xin cho Kitô hữu được viếng thăm các nơi thánh. Sự kiện thánh nhân đi đến gặp vị Đạo Trưởng chắc chắn là một hành vi ngôn sứ. Vào lúc cao điểm của các cuộc Thánh Chiến, khi mà đạo quân của Hồi Giáo và Kitô Giáo đang đụng độ nhau, Thánh Phanxicô đã gặp khó khăn trong việc xin phép vị đại diện của Đức Thánh Cha là Pelagius để gặp vị Đạo Trưởng. Tuy nhiên, thánh nhân thật sự đã đối xứ tốt với ông ta và tặng cho ông ta một cái kèn bằng vàng. Việc chúng tôi hiện diện nơi những người Hồi Giáo có hai mục đích. Thứ nhất là để giúp cho những người Kitô hữu được trở thành môn đệ thực sự của Chúa Giêsu. Về mục đích thứ hai, Thánh Phanxicô đã viết vào năm 1221 một khoản qui luật 23 chương. Chương 16 nói về “những ai đi đến với dân Saracens (người Ả Rập Hồi Giáo - biệt chú của người dịch) và những người vô tín ngưỡng khác”. Bản văn viết: “Bởi vậy cho nên bất cứ Anh Em nào muốn đi đến với dân Saracens và những người vô tín ngưỡng đều phải có phép từ vị thừa tác viên cũng như từ người nô lệ của mình… Ngoài ra, những người Anh Em ra đi ấy có thể sống đạo nơi họ bằng hai cách. Thứ nhất, đó là đừng gây nên những cuộc tranh luận và tranh cãi, song hãy vì yêu Chúa phục tùng hết mọi tạo vật… và thú nhận rằng mình là Kitô hữu. Thứ hai đó là khi thấy đẹp lòng Chúa, những người anh em này phải loan báo lời Chúa, để họ, những người vô tín ngưỡng, nhờ đó tin tưởng vào vị Thiên Chúa Toàn Năng là Cha và Con và Thánh Thần…” Cách đầu tiên bao giờ cũng đúng trong mọi trường hợp. Thế nhưng, ở cách thứ hai, Thánh Phanxicô đã cẩn trọng là “khi thấy đẹp lòng Chúa”. Không phải bao giờ cũng đẹp lòng Chúa khi chúng ta loan báo Phúc Âm bằng lời nói. Điều này gây nên những tranh biện và cãi cọ.
Vấn Ở Morocco có tự do thờ phượng cho những người Do Thái và Kitô Hữu, nhưng tất cả mọi thứ dụ giáo và trở lại Kitô Giáo đều bị cấm đoán. Vị thừa sai phải làm sao ở những nơi tỏ ra cấm cản việc truyền bá phúc âm hóa như vậy?
Đáp Người Kitô hữu phải là một người anh em đại đồng, cởi mở với tất cả mọi người không trừ ai, bảo trì căn tính của mình, nhưng thiết lập những chiếc cầu của lòng tôn trọng, của tình thân hữu, của sự đoàn kết với cả thế giới. Đó là một đường lối khác của việc truyền bá phúc âm hóa, có lẽ còn đắt giá hơn và xác đáng hơn là truyền bá phúc âm hóa bằng lời nói. Chúng ta được kêu gọi để sống các giá trị Phúc Âm như yêu thương, chân chính, thứ tha, đoàn kết với hết mọi người, nhất là với thành phần nghèo khổ nhất.
Vấn Tình hình của Kitô hữu ở Morocco có thay đổi gì không từ ngày 11/9/2001?
Đáp Một cuộc gặp gỡ cầu nguyện đã được tổ chức ở vương cung thánh đường Rabat để cầu cho các nạn nhân. Chính quyền Morocco đi theo Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dân chúng đã chống lại người Hoa Kỳ. Những người Morocco có khuynh hướng đồng hóa Tây Phương với Kitô Giáo, vì họ phủ nhận cả hai quan niệm.
Vấn Có chỗ giành cho việc đối thoại liên tôn ở Morroco hay chăng?
Đáp Những vị lãnh đạo người Hồi Giáo tin tưởng rằng Hồi Giáo là tôn giáo của Thiên Chúa. Họ có khuynh hướng chỉ nói tiếng Ả Rập mà thôi và tránh việc đối thoại liên tôn, vì, theo họ, họ không có gì để học hỏi từ các tôn giáo khác cả. Tuy nhiên, một số cơ cấu về văn hóa, một số cơ quan phi chính phủ, về các lãnh vực thể thao, nghệ thuật, văn hóa và giáo dục lại có khuynh hướng thích hợp tác để phát động xứ sở.
Vấn Làm thế nào để một xứ sở với 95% người Hồi Giáo được hưởng lợi từ sự hiện diện của Kitô hữu?
Đáp Sự kiện đó là việc Kitô hữu được phép có mặt ở Morocco đang làm phong phú xứ sở này. Trước hết, ở xã hội Morocco có một số cái khác nhau, theo tôi, làm lợi cho tất cả mọi người và là một dấu hiệu tích cực. Ngoài ra, Giáo Hội cung cấp nhiều dịch vụ cho những thành phần nghèo khổ nhất trong dân chúng. Thêm vào đó, nó làm xã hội cởi mở với các thứ ngôn ngữ khác, văn hóa khác và văn minh khác thuộc thế giới văn chương, nghệ thuật và khoa học là những gì tiêu biểu cho thấy tình trạng phong phú cho xử sở này. Thật là quá tệ khi mà quyền tự do tôn giáo không được chấp nhận ở bất cứ một quốc gia Hồi Giáo nào. Hơn nữa, theo nhà sử gia người Tunisia là Mohammed Talbi gần đây có nói là giả sử họ sống ở những chế độ độc tài, thì việc canh tân Hồi Giáo sẽ phát xuất từ các cộng đồng Hồi Giáo thiểu số đang sống ở Tây Phương là nơi có tự do.
Vấn Những đặc điểm nào ĐTGM muốn đề cao nơi công việc của Anh Em Hèn Mọn ở các xứ sở Hồi Giáo?
Đáp Có người nói rằng đó là đặc sủng ở đặc sủng Phanxicô. Dĩ nhiên chúng tôi đã sống với những người Hồi Giáo cả 8 thế kỷ. Chỉ có hai thời kỳ, 4 năm một, là chúng ta bị trục xuất ra khỏi Morocco mà thôi. Trong suốt 8 thế kỷ này, chúng tôi thấy được các kiểu anh em hèn mọn khác nhau; đó là những vị tử đạo, những người anh em hèn mọn phục vụ các kẻ bị đầy ải, những vị làm môi giới hòa bình, những vị dấn thân vào thừa tác mục vụ, những vị hoạt động cho việc phát triển của đất nước này. Trong số những người khác, phải kể đến Cha Joseph Lerchundi. Việc phục vụ cho những người bị đầy ải ở Marrakech, Fez và Mequinez rất cảm kích, nơi các vị sống với những tù nhân, chia sẻ cùng lao ngục với họ, tức là một nơi dưới lòng đất, cao vút, thâm u và ẩm thấp. Trong những lao ngục này, người tu sĩ có những khu sinh sống riêng, có nhà nguyện và phòng bệnh. Các vị chia sẻ tất cả mọi vấn đề với các tù phạm và cố gắng giúp họ với tất cả mọi phương tiện có trong tay. Từ năm 1217, sứ vụ Thánh Địa được coi là “hòn ngọc của các sứ vụ”. Tòa Thánh đã ký thác cho nhà dòng này trách nhiệm bảo quản các nơi thánh, phát động việc thờ phượng nơi những nơi ấy, nuôi dưỡng lòng đạo của những người hành hương, thi hành việc truyền bá phúc âm hóa, và thiết lập cùng cổ võ tính cách xã hội nơi các hoạt động tông đồ.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 3/2/2003)
Việc Đối Thoại Liên Tôn với Hồi Giáo là “một nghệ thuật cần thiết”
Vào ngày Thứ Sáu 6/12/2002, các vị đại diện Kitô Giáo và Hồi Giáo sẽ gặp nhau tại Rôma để đối thoại về đề tài “Biết Nhau để Sống Với Nhau”, liên quan đến những kinh nghiệm trải qua liên quan đến những vấn đề cùng nhau chung sống, nhân quyền và hòa bình. Đức Ông Piero Coda, nhà thần học ở Viện Đại Học Lateran đã bày tỏ nhận định của mình về vấn đề đối thoại liên tôn với Hồi Giáo như sau:
Việc đối thoại liên tôn là “một nghệ thuật hết sức cần thiết đòi buộc phải biết cách để làm sao liên hệ với nhau”. Thái độ cần phải có trước khi đi đến việc đối thoại đó là “tin rằng người khác cũng tin tưởng vào việc đối thoại nữa”. Việc đối thoại sắp tới đây là “một dấu hiệu cho thấy một điều gì ấy đang được mở ra”.
Phần Cha Daniel Madigan, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Tôn Giáo và Văn Hóa của Viện Đại Học Gregorian cho biết: “Không có việc đối thoại giữa các tôn giáo; mà là việc đối thoại giữa những con người với nhau”. Theo vị linh mục này thì “việc đối thoại liên tôn” cần phải nêu lên những vấn đề về tôn giáo trong khi đó thực tế cho thấy những thứ tín lý lại không phải là những vấn đề khẩn trương nhất; vấn đề khẩn trương nhất đây lại là vấn đề nhân quyền và việc hỗ trợ.
Ông Omar Camiletti, vị đại diện Trung Tâm Văn Hóa Hồi Giáo ở Rôma cho biết: “Đối thoại là một yếu tố quan trọng của Hồi Giáo. Hồi Giáo luôn luôn sống chung với các niềm tin khác. Hội Giáo tự bản chất là thiêng liêng và có một lối sống đạo bảo vệ sự sống”.
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Nigeria lên tiếng về vụ xung đột liên quan đến tổ chức hoa hậu
Cuộc bạo động bùng nổ tuần vừa qua không phải chỉ liên quan đến chính việc tổ chức hoa hậu thế giới, một tổ chức bị người Hồi Giáo cho là trần tục, mà còn nhất là vì tờ nhật báo Ngày Nay nói động đến vị sáng lập tôn giáo này, khi cho rằng nếu tiên tri Mohammed còn sống cũng sẽ cho phép tổ chức cuộc thi hoa hậu và có thể sẽ chọn một người trong họ làm vợ. Hằng trăm người Hồi Giáo chống đối đã nổi lửa đốt tổng hành dinh của tờ nhật báo này ở Kaduna. Sau đó, cuộc xuống đường tiến đến chỗ tấn công các nhà thờ và dinh thự Kitô Giáo. Đức Tổng Giám Mục John Olorunfemi Onuaiyekan ở Abuja nói với cơ quan Misna rằng:
“Cộng đồng Hồi Giáo phải lãnh trách nhiệm về người chết cũng như về những nhà thờ bị đốt cháy ở Kaduna. Cho đến nay các vị lãnh đạo người Hồi Giáo hay chính quyền tỏ ra muốn chấp nhận điều này, nhưng một người nào đó phải làm điều này. Chúng tôi muốn biết ai đứng đằng sau những gì đã xẩy ra. Trên 200 người bị giết và nhiều nhà thờ bị đốt cháy. Chúng tôi yêu cầu phải cho biết và trừng phạt những tay tội phạm. Xin đừng có nói rằng đó là một bọn trẻ ngông cuồng”.
Hằng trăm người đã bị bắt nhốt ở Kaduna. Những người Hồi Giáo bị giam giữ này sẽ bị các tòa án Hồi Giáo xử tội. Nhưng ĐTGM nói: “Ai giết người trên đường phố phải ra trước tòa án của liên bang Nigeria; chúng tôi không thể nào chấp nhận phán quyết của một tòa án Hồi Giáo. Ai sẽ bù đắp lại cho cái chết của hằng trăm con người đây? Ai sẽ tái thiết lại những ngôi nhà thờ bị phá hủy đây? Cuộc bạo động này không xẩy ra mà không có tính toán. Bởi thế, những vị lãnh đạo người Hồi Giáo phải bảo đảm cho chúng tôi rằng những sự vụ này sẽ không được tái diễn nữa. Những con người ấy chẳng phải tự nhiên nhào ra đường để cướp giật và phá hoại đâu. Rõ ràng là họ đã bị xui bẩy; có người đã bảo họ những gì họ phải làm”.
Từ Thứ Năm đến Thứ Bảy tuần vừa rồi, 21-22/11/2002, Kaduna đã bàng hoàng trước cơn giận dữ của những người cực bảo thủ Hồi Giáo, thành phần đã tấn công những người Kitô hữu. ĐTGM nói tiếp: “Tôi đã gặp rất nhiều người Hồi Giáo, họ lấy làm xấu hổ về những gì đã xẩy ra. Vì một nhóm những tay cực đoan này mà cộng đồng thế giới đang có một ấn tượng về Nigeria như là một xứ sở không biết chấp nhận tôn giáo hay xã hội”.
Tình hình này một lần nữa lại nêu lên vấn đề khôn ngoan áp dụng Shariah, tức luật Hồi Giáo ở Nigeria. ĐTGM nói: “Cho đến khi chúng tôi đồng ý bỏ đi luật Koran ở những tiểu bang chấp nhận thi hành nó, bằng không chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích nạn cuồng tín mà thôi”.
Chính Quyền Hồi Giáo Sudan Tưởng Thưởng 1 Nữ Tu Công Giáo
Nguồn tin của Màn Điện Toán đề ngày 8/11/2002 và ở Khartoum Sudan cho biết, theo cơ quan truyền giáo Misna, Chính quyền Hồi Giáo cực đoan nhất Phi Châu ở Sudan vào cuối Tháng 10 vừa rồi đã tặng bằng khen tặng cao cấp của Tổng Thống Omar Hassan al-Beshir cho Nữ Tu Callista Cozzi, 81 tuổi, người từ năm 1946 đã quyết định hiến đời mình cho nước Sudan. Họ đã trao bằng tiến sĩ danh dự cho nữ tu này về hoạt động hộ sinh không ngừng của nữ tu tại phân khu sinh nở ở Omdurman, một tỉnh gần thủ đô Khartoum. Chính vị nữ tu này đã mở một bệnh viện 200 chỗ, một trong những trung tâm sức khoẻ chính ở Sudan. Nữ tu cho biết “Việc tuyên dương này làm tôi vinh dự, nhưng chẳng phải riêng tôi song cả cộng đồng Comboni mà tôi là phần tử nữa”.
Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Hồi Giáo của tổng thống al-Beshir tuyên dương công trạng của vị nữ tu này. Vào Tháng Giêng vừa rồi, vị lãnh thủ quốc gia đã “nhân danh Allah nhân hậu” trao cho nữ tu này một bằng danh dự quan trọng nhất, Đệ Nhất Huân Công, để bù đắp “cho hoạt động tuyệt hảo của nữ tu trong việc phục vụ bền lâu và không ngừng đối với các bà mẹ và con trẻ”. Năm 1995 Bộ Sức Khoẻ Quốc Gia cũng đã tôn vinh hoạt động của nữ tu này.
Nữ tu Callista không nhớ nổi bao nhiêu con trẻ đã được bàn tay nữ tu giúp sinh ra đời: “Tôi không bao giờ đếm xem bao nhiêu em. Có khoảng chừng từ 40 đến 45 em sinh ra đời mỗi ngày tại bệnh viện của chúng tôi. Như thế cũng đủ tính ra rồi”. Nữ tu này đã khấn hứa ở Hội Dòng của Các Chị Em Comboni ngày 26/4/1945. Trước đó ít lâu, người chị cả của nữ tu, cũng là một nhà truyền giáo dòng Comboni ở Phi Châu bị chết vì bệnh sốt rét. Những năm sau đó nữ tu này đã đến Sudan và được bài sai đến làng Abbara, 400 cây số (250 dặm) cách thủ đô. Năm 1945, nữ tu được bài sai đến Khartoum là nơi nữ tu bắt đầu công việc hộ sinh năm sau đó. Nữ tu bắt đầu xây một bệnh viện hộ sinh ở những vùng phụ cận Omdurman. Nữ tu sẽ giã biệt Sudan vào Tháng 12 để trở về Ý tiếp tục hoạt động truyền giáo của mình ở gần Como.
Cái gì đã ngăn chặn việc Đối Thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo?
Cha Maurice Borrmans, một vị thừa sai ở thế giới Ả Rập 20 năm, vẫn còn là tham vấn viên cho Hội Đồng Tòa Thánh Về Đối Thoại Liên Tôn, hiện đang dạy luật Hồi Giáo và linh đạo Hồi Giáo tại Viện Tòa Thánh Nghiên Cứu Về Ả Rập, và là giám đốc của tờ Điểm Báo Islamochristiana, một tờ báo bao gồm những bài viết của thành phần học giả Hồi Giáo và Kitô Giáo, đã trả lời một cuộc phỏng vấn như sau:
Vấn Cha thẩm định thế nào về tình hình đối thoại hiện nay giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo? Có những khó khăn nào trong vấn đề này hay chăng?
Đáp Từ năm 1964, tức là từ khi có sắc lệnh “Nostra Aetate” của Công Đồng Chung Vaticanô II thì cuộc đối thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo đã có những thành quả tích cực. Cái khó khăn trước nhất chúng ta phải đối diện hiện nay phát xuất từ một cuộc xa lìa khỏi những qui chuẩn được ấn định về văn hóa, chính trị và tôn giáo. Chúng ta đang chứng kiến thấy khắp nơi cái được Mohammed Arkoun gọi là “chính trị qua mặt tôn giáo”. Mối liên hệ phức tạp giữa tôn giáo và quốc gia ảnh hưởng sâu xa đến việc đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo.
Vấn Nói cách khác, phải chăng hết mọi cuộc đối thoại theo chiều kích tôn giáo đều chất chứa chính trị?
Đáp Thật vậy, nếu ai nghiên cứu kỹ lịch sử Hồi Giáo, họ sẽ nhận thấy rằng luôn luôn khó có thể phân biệt được giữa những người nắm quyền chính trị với những vị lãnh đạo tôn giáo, một tổng hợp quyền bính không lẫn lộn. Tuy nhiên, nơi nhiều người Hồi Giáo thì lý tưởng này vẫn còn hiện diện ở một quốc gia Hồi Giáo thực hiện việc cổ võ, truyền đạt, dẫn giải và tổ chức Hồi Giáo. Điển hình là giai đoạn Medina, thời tiên tri Mohammed trở thành một con người chính trị và là vị thủ lãnh quân sự. Khi thời đại mới mở ra, Hồi Giáo được cho rằng đó chỉ là một biến cố tôn giáo, nhưng Hồi Giáo liền cho thấy mình còn là một biến cố chính trị nữa. Chúng ta đừng quên rằng nơi cả thế giới Kitô giáo, cần phải có thời gian để chấp nhận một thứ tân thời thách đố những hình thức truyền thống của việc thể hiện đức tin, việc tôn thờ, nền luân lý và đời sống, cũng như để nhận ra cơ hội thanh tẩy đức tin cá nhân và cơ hội truyền giáo của các tổ chức tu trì. Về phía Hồi Giáo, sự việc dường như phức tạp hơn, như cái tân tiến đến với họ “từ bên ngoài”, nhất là từ Kitô Giáo Tây Phương. Như Giáo Hội Công Giáo đã có thể theo Công Đồng Chung Vaticanô II định nghĩa truyền bá phúc âm hóa (evangelization) là gì theo Giáo Hội hiểu thì ngày nay những người Hồi Giáo cũng đang tự hỏi họ phải hiểu thế nào về ý nghĩa Hồi Giáo Hóa (Islamization).
Vấn Những người Hồi Giáo nghĩ gì về việc Kitô Giáo dấn thân trong việc đối thoại liên tôn?
Đáp Cả hai bên đều hơi hồ nghi nhau một cách nào đó. Những tờ nguyệt san của người Hồi Giáo tỏ ra không có thiện cảm với những việc truyền giáo của người Kitô hữu, và những in ấn phổ biến của người Kitô hữu lại quan tâm về sự tiến bộ của việc “da’wa” (Hồi Giáo truyền giáo) nơi tất cả mọi xứ sở cũng như việc thiết dựng các đền đài ở Âu Châu. Vấn đề chính yếu đó là chúng ta không được quên rằng nhiều người Hồi Giáo luận chống Kitô hữu về một trong những hình thức của việc cùng nhau đến với “dân của Sách Thánh”, cũng như không được quên rằng lời kêu gọi đối thoại, ngay cả hoạt động nhân đạo của Kitô hữu, đối với nhiều người Hồi giáo lại bị họ cho như là một thứ mưu mẹo để làm cho việc truyền giáo tiến bộ.
Vấn Ngoài ra còn những trở ngại nào khác đối với việc đối thoại này chăng?
Đáp Kitô hữu có những cơ cấu đòi phải có trách nhiệm chung. Những người Hồi Giáo thực sự không có những thực thể đại diện. Họ thường tự mình dấn thân cho việc đối thoại thôi. Ngoài ra, Kitô hữu vẫn thực hiện một nỗ lực đáng kể, được người Hồi Giáo công nhận, trong việc hiểu biết tư tưởng của người Hồi Giáo qua sách vở và truyền thông. Những nguồn liệu Hồi Giáo, như Sách Kinh Koran và Sunna, và những loại văn chương cổ điển về tư tưởng đạo giáo của họ đã được dịch sang những ngôn ngữ chính của Âu Châu. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng cần phải ghi nhận ở đây là những bản văn chính yếu của tư tưởng Kitô giáo thực sự không được chuyển dịch sang tiếng Ả Rập, và những sách của các nhà tư tưởng người Hồi Giáo nói về Chúa Giêsu Kitô đã được viết ở Ai Cập từ giữa năm 1945 tới 1954, tức là trong giai đoạn vẫn còn dân chủ. Từ đó đến nay, những khó khăn về việc phát triển kinh tế cũng như về việc bày tỏ dân chủ, cùng với cuộc xung khắc giữa Do Thái và Palestine, đã làm cho cuộc đối thoại trở nên cẩn trọng và suy giảm hơn nữa.
Vấn Trong một tình trạng như vậy thì còn chỗ nào cho việc đối thoại hay chăng?
Đáp Để đáp ứng những sáng kiến về việc đối thoại của Kitô hữu chúng ta, cũng như đồng thời để bắt đầu đối thoại đó là vấn đề tỏ ra tôn kính quyền bính của người Hồi Giáo ở Cairô, Tunis hay Beirut. Trong vòng 30 năm qua, chúng ta đã chứng kiến thấy thăng thêm những cuộc nói chuyện và hội nghị liên tôn, nhưng hầu hết bao giờ cũng được chấm dứt với những ý hướng tốt lành. Biết bao nhiêu lần đã từng bàn đến vấn đề điều chỉnh lại các sách giáo khoa để thay đổi cách nhìn về tôn giáo khác! Về phía chúng ta có một sự thay đổi nho nhỏ, còn về phía người Hồi Giáo thì không.
Vấn Cha có nghĩ là tình hình này lại còn tệ hơn nữa sau ngày 11/9 hay chăng?
Đáp Chắn chắn là như thế rồi, Cuộc Chiến Vùng Vịnh đã làm chậm lại nỗ lực đối thoại. Các nhà trí thức cởi mở nhất đã bị tố cáo trong nước của họ là quá thân thiện với một thứ Tây Phương được gọi là “Kitô hữu”. Từ ngày 11/9, chúng ta có thể nói đến vấn đề bị khựng lại, mặc dù thế giới Ả Rập nhìn nhận rằng Tòa Thánh không ủng hộ những thái độ của Bắc Mỹ Châu. Còn về vấn đề chiến tranh và hòa bình thì phải công nhận rằng những nhà tư tưởng người Hồi Giáo bất đồng với nhau. Việc họ đọc Sách Kinh Koran thật sự khác nhau, từ những người đề cao giá trị của hòa bình và công lý đến những người bộc lộ cho thấy những khuynh hướng đối chọi và chủ quan. Vả lại, đây không phải cũng là trường hợp đã xẩy ra ở một số sách Cựu Ước hay sao?
Vấn Theo ý nghĩa của Cha thì Hồi Giáo sẽ gây ra thách đố mới nào nữa?
Đáp Ngày nay, hơn bao giờ hết, Hồi Giáo đã được suy nghĩ sâu xa, đã được hành đạo, được tổ chức và được truyền đạt bằng nhiều hình thức khác nhau. Không kể vấn đề cắt nghĩa và thực hành khác nhau, những người Hồi Giáo có một niềm xác tín sâu xa rằng họ thuộc về một cộng đồng tốt lành nhất được Thiên Chúa tạo dựng nên trên mặt đất này. Vấn đề truyền thông và thông tin tân thời, việc hiện hữu của một hệ thống phong phú về văn hóa, những cơ cấu tổ chức về tôn giáo và nhân đạo, cũng như việc tham dự hành hương đến Mecca càng ngày càng đông, là những gì đang làm vững mạnh niềm hy vọng của họ là cuối cùng họ sẽ đạt đến tình trạng hiệp nhất nên một với nhau. Hồi Giáo hiện đại đang cố gắng để chứng tỏ là họ có thể trở nên đường lối thứ ba để cân bằng giữa những cái thái quá giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, dung hòa một cách tốt đẹp nhất giữa các quyền lợi của Thiên Chúa với các quyền lợi con người được hưởng. Đó là thách đố Hồi Giáo đặt ra trước thế giới, nhất là cho Kitô hữu.
Vấn Có bao giờ Cha cảm thấy mình bị bi quan chăng?
Đáp Trong vấn đề đối thoại, quí vị không chọn đứng về phía bên kia. Vấn đề là phải chấp nhận thế thôi. Cuộc đối thoại Hồi Giáo Kitô Giáo có phận sự phải thử những gì bất khả cũng như phải chấp nhận những gì cẩn trọng. Chính vì phía bên kia trở nên khó khăn hơn mà chúng ta cần phải thực hiện những sáng kiến mới, chẳng hạn có một ủy ban liên tôn làm cho người Hồi Giáo và Kitô Giáo hợp lại thành những hiệp hội bác ái; vì trong ba năm vừa rồi, Đại Học Đường ở Cairô (Al-Azhar) đã thiết lập một văn phòng đối thoại với các tôn giáo độc thần, tức là, đối với một đại học quan trọng bậc nhất Hồi Giáo này thì thế giới Công Giáo là một tôn giáo độc thần: Đây là một vấn đề không còn tranh luận gì nữa. Thêm vào đó, chuyến đi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến thăm các nước Ả Rập đã gây được ảnh hưởng trên quần chúng Hồi Giáo. Ở Cairo vào tháng Hai năm 2002, truyền hình quốc gia đã phổ biến Thánh Lễ từ đầu đến cuối. Ở Đamascô cũng xẩy ra như vậy vào tháng Năm năm 2001.
Vấn Làm sao người ta có thể đối thoại với những gì được Hồi Giáo tin tưởng?
Đáp Massignon thường nói rằng để hiểu được người khác quí vị phải là khách của họ. Bởi thế vấn đề quan trọng ở đây là học hỏi, nghiên cứu, lắng nghe. Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần những con người sẵn sàng tìm hiểu những gì Hồi Giáo tin tưởng. Trong xã hội được toàn cầu của chúng ta, chúng ta không còn dạy một thứ giáo lý không để ý gì đến cảm nghiệm tôn giáo của người khác nữa. Bởi thế, vấn đề đối thoại đòi phải can đảm dấn thân để gặp gỡ người khác, cho dù người ta có yêu sách đi nữa. Có những người Hồi Giáo tìm cách làm bạn với những người Kitô hữu, vị họ trực giác thấy một thực tại lờ mờ là thành phần môn đệ của Đức Giêsu có thể nói chuyện khi họ đặt những câu hỏi quan trọng về mầu nhiệm Thiên Chúa, về việc phát triển con người, và về ý nghĩa của sự chết. Phải chăng đây không phải là cái trục chính cho bất cứ một cuộc đối thoại thực sự nào giữa những người tín hữu chân thành hay sao?
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 27/11/2002)
Sứ điệp gửi tín đồ Hồi Giáo dịp chấm dứt Mùa Lễ Ramadan
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
tổng hợp và chuyển dịch tài liệu và tín liệu theo Zenit)
Theo tinh thần và truyền thống Đối Thoại Liên Tôn, Tòa Thánh Vatican bao giờ cũng gửi một sứ điệp cho các tôn giáo lớn trên thế giới vào những dịp lễ chính hay đặc biệt của họ. Chẳng hạn Lễ Phật Đản của Phật Giáo vào Tháng Tư, Lễ Ánh Sáng của Ấn Giáo vào đầu Tháng 11, và Mùa Lễ Chay Tịnh của Hồi Giáo vào cuối Tháng 11.
Thứ Sáu 22/11/2002, tại Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, ĐTGM Michael Fitzgerald, người Hiệp Vương Quốc, tân chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Đối Thoại Liên Tôn, đã phổ biến sứ điệp đề ngày 31/10/2002 gửi tín đồ Hồi Giáo dịp chấm dứt Mùa Lễ Ramadan của họ. Mùa Lễ Ramadan của Hồi Giáo rời vào tháng thứ chín hằng năm theo lịch của Hồi Giáo, một tháng tín đồ Hồi Giáo phải giữ chay tịnh, như người lớn không được ăn uống, hút thuốc và giao hợp từ bình minh cho tới chiều tà. Chủ đề của sứ điệp này là “Tín hữu Kitô Giáo và Hồi Giáo và Những Con Đường Hòa Bình”.
“Tín hữu Kitô Giáo và Hồi Giáo và Những Con Đường Hòa Bình”Quí Bạn Hồi Giáo thân mến,
1. Tôi sung sướng được ngỏ lời cùng quí bạn vào dịp Mùa Lễ ‘Id al-Fitr, một mùa lễ bao gồm nguyên cả tháng Ramadan, để nhân danh Hội Đồng Đối Thoại Liên Tôn và thực sự nhân danh toàn thể Giáo Hội Công Giáo gửi đến quí bạn lời chào thân ái.
Chúng tôi lấy làm vui mừng khi nhận được mỗi ngày một nhiều những thư hồi âm cho Sứ Điệp của chúng tôi, cũng như những lời chúc mừng vào dịp những ngày lễ của chúng tôi, nhất là Lễ Giáng Sinh. Chúng tôi cũng lấy làm mãn nguyện khi thấy ở nhiều nơi, ở cấp địa phương, đang tăng triển những mối liên hệ giữa những người Kitô hữu và những người Hồi Giáo.
2. Quí bạn thân mến, quí bạn đã quá biết rằng vấn đề hòa bình trong thế giới của chúng ta hôm nay đây đã trở thành một vấn đề nhức nhối. Tình hình xẩy ra ở những vùng chiến tranh giống như một vết thương toác ra nơi con tim nhân loại, nhất là những xung khắc này đã từng diễn tiến qua nhiều năm, dù ở Trung Đông, ở Phi Châu hay ở Á Châu. Nơi một số quốc gia, những xung khắc như vậy đã gây thiệt hại cho nhiều nạn nhân vô tội, khiến dân chúng cảm thấy chán nản thất vọng trước một nền hòa bình trở lại với quê hương của họ vào một thời cận lai.
3. Nguồn gốc gây ra những căn nguyên xung khắc ấy thường được phát xuất từ những cõi lòng không chịu mở ra trước Thiên Chúa. Những con tim này nặng về cái tôi, thiên về một tham vọng quyền bính, thống trị và giầu thịnh, bất chấp giá phải trả của những người khác và chẳng lưu tâm gì đến tiếng kêu khốn khổ của những người đói khát công lý và hòa bình. Vì những căn nguyện sâu xa của chiến tranh đã quá rõ ràng, nên trước hết chúng ta cần phải cùng nhau tìm kiếm những đường lối dẫn đến hòa bình.
4. Là những tín hữu tin vào Một Thiên Chúa Duy Nhất, chúng ta cảm thấy phận sự của chúng ta là nỗ lực xây dựng hòa bình. Những người Kitô hữu và những người Hồi Giáo chúng ta tin rằng hòa bình trước hết là tặng ân của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao hai cộng đồng của chúng ta cầu nguyện cho hòa bình; đó là những gì họ luôn luôn được kêu gọi để thực hiện. Như quí bạn biết, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã mời các vị đại diện tôn giáo khác nhau đến Assissi, thành phố của Thánh Phanxicô, vào ngày 24/1/2002, để cầu nguyện và dấn thân cho hòa bình thế giới. Nhiều vị Hồi Giáo đến từ các xứ sở khác nhau đã góp phần cho việc thành đạt của ngày này. Tất cả mọi người hiện diện đều được kêu gọi đừng để cho ngọn lửa hy vọng, được biểu hiệu bằng cây đèn mỗi vị đại diện cầm trên tay, bị tắt đi. Về phần Hội Đồng Đối Thoại Liên Tôn chúng tôi đang cứu xét cách thức tốt nhất để hoàn thành điều quyết tâm này.
5. Trong việc xây dựng và bảo trì hòa bình, các tôn giáo đóng một vai trò quan trọng, một vai trò trong những ngày này đây, hơn bao giờ hết, đang được xã hội dân sự và các Chính Quyền nhìn nhận. Về khía cạnh này, các tôn giáo có thể đóng góp ở lãnh vực giáo dục. Chúng tôi thực sự xác tín rằng những con đường dẫn đến hòa bình bao gồm cả việc giáo dục, vì nhờ đó, con người mới biết nhìn nhận căn tính riêng của mình cũng như của người khác. Căn tính này sẽ được sáng tỏ chứ không thể nào lại đối chọi với căn tính của anh chị em chúng ta, như thể nhân loại được tạo nên bởi những đảng phái đối thủ với nhau. Hòa bình đòi phải có những đường lối liên quan đến con người trong sự thật và công lý. Việc giáo dục về hòa bình cũng bao gồm cả vấn đề nhìn nhận và chấp nhận tính cách đa diện, như thể nó dạy cho biết cách hành sử trong tình trạng khủng hoảng, để ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng khỏi đi đến chỗ xung đột. Chúng tôi lấy làm sung sướng khi thấy ở một số xứ sở việc hợp tác về lãnh vực này đang tăng tiến giữa những người Hồi Giáo và Kitô hữu, nhất là về vấn đề điều chỉnh quân bình những cuốn sách giáo khoa cho các học đường.
6. Chính vì thời gian rất đặc biệt này của quí bạn, thời gian của tháng Ramadan, một tháng chay tịnh, nguyện cầu và đoàn kết là những gì làm cho quí bạn cảm thấy bằng an trong tâm hồn, mà tôi chia sẻ những suy tư về những đường lối hòa bình này với quí bạn đây. Đó là lý do tôi xin gửi đến quí bạn những lời mến chúc an bình, an bình trong tâm hồn của quí bạn, trong gia đình của quí bạn cũng như trong các xứ sở khả kính của quí vị, xin Thiên Chúa Bình An ban Phép Lành cho quí bạn.
TGM Michael L. Fitzgerald,
Chủ Tịch