Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc
2004
Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm Ngày Kỷ Niệm Đệ Thập Chu Niên Năm Quốc Tế về Gia Đình
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Hai 6/12/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo trước Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm đệ thâp chu niên Năm Quốc Tế về Gia Đình. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thưa Ngài Chủ Tịch,
Đại biểu tôi lấy làm sung sướng được trình bày vào lúc kết thúc việc mừng kỷ niệm đệ thập chu niên Năm Quốc Tế về Gia Đình, và việc kỷ niệm này ở trong bối cảnh của khóa họp thứ 59 của Tổng Hội Đồng đang bàn luận với nhau về hai ưu tiên đối với thế giới của chúng ta hôm nay đây, đó là vấn đề an ninh và phát triển.
Vấn đề chúng ta tranh luận và chương trình chúng ta thực hiện tập trung vào một quan niệm bao rộng về vấn đề an ninh, dung hòa những gì theo kiểu nói lối của chúng ta ở Liên Hiệp Quốc chúng ta gọi là “những thứ đe dọa dữ”, như nạn khủng bố và các thứ vũ khí đại công phá; và “các thứ đe dọa hiền”, tức là nạn thất nghiệp, nghèo khổ, nạn dịch Vị Khuẩn Liệt Kháng và Hội Chứng Liệt Kháng, vấn đề khai thác trẻ em và nữ giới, phương tiện khan hiếm về vấn đề nhà cửa và vệ sinh, giáo dục và thuốc men, những thứ ảnh hưởng đến toàn thể xã hội loài người trong sinh hoạt thường nhật của nó. Vì cái viễn cảnh gia tăng mức độ nghèo khổ và chênh lệch nơi nhiều xứ sở không mấy sáng sủa mà chẳng lạ gì vấn đề giảm nghèo hiện nay được nhẩy lên đầu những việc thực hiện phát triển.
Bởi thế, đại biểu tôi đây xin hướng việc ủng hộ của mình về vấn đề gia đình, một đơn vị nền tảng của xã hội theo bản chất của nó cũng như bởi sự góp phần bất khả thiếu trong việc chiếm đạt tình trạng an ninh và phát triển.
Gia đình, một thứ gia đình là việc hiệp nhất vững vàng và lâu bền giữa một người nam và một người nữ, trước hết đóng vai trò như là một đường lối tự nhiên nhất và xứng hợp nhất trong việc bảo đảm vấn đề sinh sản, nhờ đó canh tân các thế hệ. Để thực hiện việc phát triển về kinh tế, tối thiểu cần phải có một động lực về nhân số học, một thứ động lực xẩy ra bởi việc sinh sản để bảo đảm cho việc thay thế các thế hệ. Thế nhưng, ngoài chiều kích nhân số này, chúng ta cần phải lưu ý là nơi lòng của cộng đồng tự nhiên đầu tiên ấy mà cá nhân con người sẽ có được một số tính chất, thói quen, thái độ giúp cho họ một ngày kia có thể trở thành một nhà sản xuất, tức là một tay kiến trúc sáng tạo của xã hội.
Thật vậy, không phải vấn đề chỉ cần sinh ra con cái trong thế giới này mà còn cần phải giáo dục chúng nữa; khái niệm có tính cách kinh tế về “cái vốn liếng nhân bản” này đặc biệt thích hợp nơi đây, ở chỗ, là nơi đầu tiên cho việc hình thành cái vốn liếng nhân bản ấy, gia đình thực sự là những gì bất khả thiếu đối với vấn đề phát triển. Bởi thế mà phải hết sức chú trọng đến việc sử dụng những phương tiện cần thiết để nhìn nhận một cách chân chính sự kiện là gia đình không phải chỉ là nơi hưởng thụ mà còn là nơi kiến tạo nên một kho tàng đích thực là những gì ngày nay người ta đã hoàn toàn quên lãng.
Do đó, chỉ có thể tỏ ra hành động đề cao gia đình là ở chỗ trước hết có một ý muốn thực sự về phương diện chính trị để cổ võ một thứ mô phạm về gia đình. Đặc biệt là lời diễn đạt “đơn vị căn bản của xã hội” là lời diễn đạt muốn nói tới quan niệm chính xác nhất về cấp trật của xã hội dựa trên việc hiện hữu của các cộng đồng con người vững chắc, những cộng đồng cần phải được tái nhìn nhận và công nhận ở tất cả mọi lãnh vực về cơ cấu.
Có thế, chính sách về gia đình mới là một cái nội dung tổng quan cần phải có những đường lối rõ ràng trong việc đáp ứng những thách đố về xã hội cũng như về kinh tế của thời đại chúng ta đây; việc nhìn nhận vấn đề cổ võ cần thiết đối với gia đình, một việc nhìn nhận được xuất phát như là một qui chế ngăn ngừa, không được trở thành tiêu biểu cho vấn đề quốc gia hóa gia đình; nó không phải là một thứ quyền lợi mới của xã hội cần phải được chế ra mà là những điều kiện của công lý cần phải được thể hiện.
Cũng cần phải rõ ràng phân biệt về qui chế xã hội nữa. Thật vậy, qui chế xã hội giúp cho tâm trí tiến đến chỗ làm nhẹ bớt tính cách trầm trọng của một tình trạng nào đó, làm suy yếu những tác dụng của nó lúc ban đầu và cuối cùng bảo đảm lối thoát cho khỏi một quốc gia được coi là xấu. Chính sách gia đình, ngược lại, cần phải làm sao để cho việc phát triển về kinh tế có thể bền lâu: Mục tiêu này chắc chắn không phải là những gì “triệt hạ” gia đình!
Nói cho cùng thì chính sách về gia đình cần phải là một chính sách hoàn toàn tách biệt, ở chỗ, trước hết, các mục tiêu của nó đó là cổ võ một thứ mô phạm ít là không trừng phạt những ai muốn có con cái; thế rồi, những phương thức của nó đó là bồi hoàn chính đáng những phí tổn liên quan tới vấn đề giáo dục, cùng thực sự nhìn nhận hoạt động nội trợ tại gia; và sau cùng, những đòi hỏi riêng của nó đó là hoạt động dài hạn dựa vào tiêu chuẩn về công lý và về sự hiệu nghiệm, vì gia đình là một thứ đầu tư cho ngày mai. Chỉ khi nào lương tâm con người thực sự ý thức được tầm quan trọng của những khía cạnh khác nhau này họ mới có thể thực hiện hiệu nghiệm chính sách về gia đình mà thôi.
Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 7/12/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Việc Chống Nghèo Khổ trong vấn đề “Kiểm Điểm Thành Quả Thượng Hội Ngàn Năm”.
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Ba 23/11/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo trước Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong vấn đề: “Kiểm Điêăm Thành Quả Cuộc Họp Thượng Đỉnh Ngàn Năm”. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Đại biểu tôi đây xin cám ơn ông và văn phòng của ông chẳng những về việc làm dễ dàng hóa vấn đề kiểm điểm xem việc dấn thân của mọi người để thực hiện các mục đích được quốc tế đồng ý ở Cuộc Họp Thượng Đỉnh Ngàn Năm, mà còn tạo cơ hội để nâng đỡ ý muốn chính trị rất cần cho vấn đề này.
Xin cũng cho tôi được lên tiếng mừng cho những quốc gia đã nộp các bản tường trình hành sự cho thấy những qui chế và chương trình quốc gia và toàn cầu của họ liên quan tới vấn đề giảm nghèo, bản tường trình chứng thực trong tiến trình này uy tín và liêm tính của họ. Những qui chế ấy, hướng đến việc đạt được mục tiêu cũng như đến lộ trình đặc biệt của những đích điểm phát triển ngàn năm (MDGs: millennium development goals), là những gì bảo đảm rằng các đích điểm vào năm 2015 không phải chỉ là một bản liệt kê ước muốn suông.
Thật là phấn khởi khi nghe thấy từ các vị đại biểu trước đây nói đến việc họ dấn thân cho vấn đề phát triển mang bộ mặt con người. Thật vậy, những mối liên hệ hình thành giữa các thứ nhân quyền và việc phát triển, cũng như việc nhìn nhận các quyền tự do căn bản và bình đẳng trước luật pháp, là những gì loại trừ đi nhiều cuộc xung khắc võ lực đe dọa những niềm hy vọng mong thể hiện các thứ quyền lợi về kinh tế và xã hội.
Mức tiến bộ trong việc hoàn thành những đích điểm phát triển ngàn năm đã được đạt tới nơi những xứ sở vốn đã có thể đề ra được một tiến trình quan trọng cho việc phát triển về kinh tế, giúp họ có thể tự trả cho cái giá về kinh tế của những đích điểm phát triển ngàn năm. Người ta nói rằng việc viện trợ hiếm hoi về kinh tế cùng với những điều kiện kinh tế trên thế giới đã không giúp cho các quốc gia nghèo khổ nhất có thể đạt được những mục tiêu quan trọng nhất nơi vấn đề giáo dục, sức khỏe và phương tiện nước nôi và vệ sinh.
Năm ngoái, tổng số viện trợ chính thức là 68.5 tỉ Mỹ kim, tức là vào khoảng .25% từ tổng lợi tức quốc gia của các nước góp phần ủng hộ, nên vẫn còn xa với đích điểm viện trợ dài hạn đã được thỏa thuận với nhau là .7% tổng sản lượng quốc gia. Thật vậy, nhiều việc viện trợ thực tế sắp tới cho thấy không nhắm vào các nhu cầu căn bản của các xứ sở nghèo khổ nhất. Khả năng của các quốc gia nghèo khổ nhất này, hầu hết ở Phi Châu, trong việc kiếm được lợi tức xuất cảng và tài chính bị bớt xén bởi các thứ tiền trợ cấp xuất cảng của các quốc gia giầu có cũng như bởi những thứ quan thuế đánh trên các thứ đồ xuất cảng của Phi Châu, đôi khi 10 lần cao hơn những thứ quan thuế đánh trên các sản vật trong khối các quốc gia OECD.
Bởi thế, việc thành đạt của các nỗ lực toàn cầu hướng về hòa bình và phát triển được Đích Điểm thứ 8 nhấn mạnh ấy là những gì chắc chắn có liên quan tới nhãn quan chính xác về vai trò của Liên Hiệp Quốc cũng như về trách nhiệm tối hậu của các chính phủ.
Liên Hiệp Quốc hoàn thành một phần quan trọng trong sứ vụ của mình khi tỏ ra ủng hộ và phấn chấn các quốc gia, khiến họ có thể thực hiện tốt đẹp hơn những quyết tâm họ tỏ ra trong các cuộc diễn đàn quốc tế. Cũng thế, chắc hẳn các quốc gia phát triển nắm giữ một vai trò chín h yếu trong việc tăng quyền lực cho các quốc gia nghèo khổ nhất để đạt tới những đích điểm phát triển ngàn năm. Nếu vấn đề này được thực hiện một cách đúng đắn thì các nhà lãnh đạo quốc gia phải tái ý thức quan niệm về chủ quyền theo nhãn quan liên hệ với một thứ trách nhiệm toàn cầu mới. Nhờ đó, vấn đề chủ quyền sẽ bao gồm cái quan niệm là các quốc gia đang phát triển bao giờ cũng phải tham dự vào các quyết định về các dự phóng liên quan tới những lãnh thổ riêng của họ.
Ngoài ra, Liên Hiệp Quốc cũng cần phải đóng vai trò lãnh đạo khôn ngoan nữa. Vấn đề này bao gồm việc xây dựng việc hợp tác mạnh mẽ và loại trừ đi các thứ đối đầu và tranh đua bất lợi giữa các cơ quan với nhau, trái lại, nhắm đến các đích điểm chung.
Vai trò quan trọng khác của Liên Hiệp Quốc nữa đó là giúp làm sao để bảo đảm được rằng các tư tưởng quan trọng mới mẻ cần phải được nói lên thay vị bị loại trừ. Vai trò lãnh đạo mạnh mẽ trong Liên Hiệp Quốc cũng có nghĩa là cần phải thực hiện những việc để làm cho việc cai trị quốc gia và quốc tế thích thuận với nhau hơn nữa. Nói cách khác, việc quản trị quốc gia tốt đẹp cần phải được bù đắp và nâng đỡ bởi việc quản trị tốt đẹp trong lãnh vực quốc tế.
Những cuộc họp cao cấp của ECOSOC với những tổ chức Bretton Woods và WTO cần phải tiếp tục hoạt động hướng đến việc điều hợp hơn nữa cho lợi ích của người nghèo, hướng đến những thứ thành quả không được coi chúng như là một thứ hành sử về lý trí mà là một thứ trách nhiệm đích thực bất khả đảo ngược.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Khi 171 chính phủ, từ Bắc và Nam ký kết vào Bản Tuyên Ngôn Ngàn Năm trong Tổng Hội Đồng hồi Tháng 9/2000 thì bấy giờ người ta đã cảm thấy vấn đề khẩn trương rồi. Tòa Thánh liên kết mình với những đích điểm có tính cách thánh đố Năm Thánh ấy. Về sau cái động lượng này được linh động khắp thế giới bởi những thứ chuẩn hiệu, những hạn định, những cuộc vận động, những mục tiêu cùng những lời bảo chứng đo đếm được được bộc tỏ ở hằng loạt các cuộc họp sau đó. Việc thi hành hướng đến các đích điểm ngàn năm sẽ được kiểm điểm vào năm tới để xem những lời hứa quyết đang tiến hành thế nào trong việc tiến đển chỗ đạt được những mục tiêu. Tuy nhiên, những cuộc họp thượng đỉnh này sẽ phát động lý tưởng hòa bình chỉ khi nào những quyết tâm tỏ bày trong các cuộc họp ấy thực sự được tôn trọng mà thôi.
Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 24/11/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Giám Mục Balan đặt vấn đề phán quyết về tính cách đúng sai nơi Nhân Quyền với Liên Hiệp Quốc
Trong một bản tường trình của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cho biết là hiện nay Ba Lan không bảo đảm cho nữ giới quyền được phá thai. Theo bản báo cáo “hết sức quan tâm” này về luật lệ phá thai hiện nay ở Balan thì từ năm 1993 chỉ cho phép phá thai “cho tới 12 tuần lễ trong trường hợp bị hiếp, trường hợp hư hại trầm trọng của thai nhi, hay nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ mà thôi”.
ĐGM Tadeusz Pieronek, khoa trưởng sắp giải nhiệm của Giáo Hoàng Thần Học Viện ở Krakow, qua tớ nhật báo Ý Avvenire hôm Thứ Năm 11/11/2004, đã đặt vấn đề này với Liên Hiệp Quốc như sau: “Tôi thắc mắc là ai trao cho Liên Hiệp Quốc trách nhiệm quyết định những gì là đúng và những gì là sai đây”.
Vị giám mục này nhấn mạnh là quyền sống là một trong những nguyên tắc căn bản của Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền Của Liên Hiệp Quốc.
Tòa Thánh với Liên Hiệp Quốc về “Cơ Quan Cứu Trợ Và Tác Vụ Của Liên Hiệp Quốc Lo Cho Những Người Tị Nạn Ở Cận Đông”.
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Hai 1/11/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo trước Ủy Ban thứ bốn của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về: “Cơ Quan Cứu Trợ Và Tác Vụ Của Liên Hiệp Quốc Lo Cho Những Người Tị Nạn Ở Cận Đông”. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thưa Ông Trưởng Ban,
Đại biểu tôi đây xin được bắt đầu bằng việc bày tỏ lòng biết ơn của mình về Bản Tường Trình của Tổng Ủy Viên Cơ Quan Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Cứu Trợ Và Hoạt Động Cho Thành Phần Tị Nạn Palestine Ở Cận Đông, cũng như về hoạt động của chính cơ quan này trong năm qua.
Đối những người chúng ta theo dõi vấn đề này thì đều việc hài lòng về vấn đề này là tất cả những gì quá hiển nhiên. Chúng ta trở lại với cuộc diễn đàn này một lần nữa để kiểm điểm lại việc cung cấp các dịch vụ nhân bản giữa một tình trạng quay cuồng bất tận của bạo loạn và khủng bố, của quân hành và phản động, thực sự là một chuỗi những hận thù trả đũa càng gây thêm bạo loạn. Ở vào giai đoạn này, Cơ Quan Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Cứu Trợ Và Hoạt Động Cho Thành Phần Tị Nạn Palestine Ở Cận Đông (UNRWA) cùng với nhiều cơ quan khác, bao gồm cả Cơ Quan Truyền Giáo Của Tòa Thánh Cho Palestine, nhờ lòng quảng đại của cộng đồng quốc tế, đang cung cấp các dịch vụ cho thành phần tị nạn mà trong các trường hợp bình thường thuộc về trách nhiệm của các thẩm quyền địa phương.
Việc thực tế phân tích tình trạng này cho thấy rằng có nhiều ngôn từ về việc xây dựng hòa bình nhưng lại ít ý muốn chính trị tỏ ra muốn giải quyết những vấn đề khác biệt. Thái độ lưỡng lự của cộng đồng quốc tế trong việc thách đố vai trò lãnh đạo của người Do Thái cũng như Palestine ngồi lại thương thảo với nhau một cách chân thành đã khiến cho Lộ Trình Hòa Bình chưa được thực hiện.
Thiếu những cuộc thương thảo rất cần thiết như thế sẽ không có các cơ hội để hòa giải, để thứ tha, để dung hợp hay để cộng tác, về tất cả những điều kiện tiên quyết cho một nền hòa bình bền bỉ ở vùng này. Việc đả thông là những gì thiết yếu để mang đôi bên lại với nhau ở những gì khác biệt. Không thể nào một chính sách tiếp tục phân rẽ lại có thể góp phần hòa bình được cả. UNRWA cùng với các cơ quan nhân đạo khác cần phải tiếp tục cung cấp những dịch vụ cho thành phần tị nạn ở một môi trường tiêu cực như thế.
Thưa Ông Trưởng Ban, đại biểu tôi đây hết sức ý thức được những khó khăn của UNRWA trong việc cung cấp những dịch vụ ý nghĩa cho thành phần tị nạn bị ảnh hưởng quá bất lợi bởi “cuộc chiến bất tuyên chiến” này. Cơ quan Truyền Giáo Của Tòa Thánh Cho Palestine, hợp với các cơ quan Công Giáo hợp tác viên khắp Hoa Kỳ và Âu Châu, trong 55 năm qua vẫn còn đang phục vụ cũng thành phần tị nạn khổ đau này, bằng việc giải quyết các vấn đề về thất nghiệp, về phương tiện giáo dục cũng như về các dịch vụ y khoa.
Để phục hồi phẩm giá của thành phần thất nghiệp trong vùng này, cơ quan của Tòa Thánh đây khởi xướng những chương trình gia tăng lao động để cung cấp cho họ việc làm ý nghĩa. Nhờ những dự án ở đô thị những chương trình này phục hồi và cải tạo cơ sở hạ tầng thường bị hư hoại bởi tình trạng bạo loạn và xung đột võ trang. Những chương trình này cũng giúp vào việc củng cố cho cả các cơ cấu địa phương nữa.
Thưa Ông Trưởng Ban, đại biểu tôi đây hy vọng rằng bất cứ giải pháp nào cần phải có để giải quyết vấn đề đa diện này cũng cần phải được bao gồm cả vấn đề thành thánh Giêrusalem. Theo chiều hướng của nhiều vụ bất trắc bạo loạn xẩy ra cùng với cái khó khăn trong việc tự do di chuyển gây ra bởi Bức Tường rào cản, với những trạm kiểm soát và giờ giới nghiêm, Tòa Thánh xin lập lại lời kêu gọi của mình về “những điều khoản được quốc tế bảo đảm cho việc làm sao bảo toàn được vấn đề tự do tôn giáo và lương tâm của cư dân ở đây, cũng như vấn đề di chuyển thường xuyên, tự do không bị cản trở tới các nơi thánh của tín hữu thuộc mọi tôn giáo và quốc tịch” (A/RES/ES-10/2). Giêrusalem, thành thánh, là một gia sản chung của thế giới tín ngưỡng và bất cứ ai nắm quyền quản thủ thành thánh này đều mang trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế. Việc quản trị thành thánh này không được coi là một vấn đề thuần túy đối với thẩm quyền này hay thẩm quyền nọ.
Những mức độ bạo loạn hiện nay đã khiến cho thành phần hành hương lánh xa Thánh Địa, gây ra những sát phạt về kinh tế trầm trọng hơn bao giờ hết trên tất cả mọi thành phần ở trong miền này, ngoài việc ngăn cản quyền lợi của dân chúng từ khắp nơi trên thế giới đến viếng thăm và nguyện cầu ở các địa điểm tôn giáo. Đại biểu tôi đặc biệt ghi nhận rằng thành phần dân chúng địa phương không luôn được tự do lui tới các đền thánh và nơi thánh.
Thưa ông Trưởng Ban, Lộ Trình Hòa Bình được phác họa chưa mang lại hòa bình cho miền đất này. Khi chúng ta chú ý tới tình trạng bạo loạn đang diễn tiến, tình trạng khủng hoảng về kinh tế, những hạn chế về việc di chuyển và vấn đề không dễ dàng lui tới với các nơi thánh, thì chẳng có gì là lạ khi nhiều người cảm thấy bắt buộc phải vĩnh viễn rời bỏ miền đất này. Thật là đau lòng khi thấy một mảnh đất đã một thời được chất chứa sứ điệp yêu thương, sự sống, huynh đệ và an bình, được nhiều người gọi là Thánh Địa, vào những lúc này đây lại tung ra trước mắt thế giới một sứ điệp khác hẳn, một sứ điệp của chia rẽ, hủy diệt và chết chóc.
Gia đình của các dân nước cần phải thách thức tất cả mọi diễn viên còn quan tâm đến việc tái lập những nỗ lực của họ trong việc mang lại hòa bình cho miền đất ấy. Chỉ có nền hòa bình chân chính và bền vững, chứ không phải bị áp đặt mà là được bảo toàn bằng việc thương thảo, mới làm mãn nguyện những khát mong hợp lý của tất cả mọi dân tộc ở vùng đất này thôi. Một thành quả như thế lệ thuộc rất nhiều vào việc can đảm sẵn sàng của những ai hữu trách trong việc tỏ ra những thái độ giải hòa mới là những gì thuận hợp với các đòi hỏi của công lý.
Xin cám ơn Ông Trưởng Ban.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 2/11/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề “Văn Hóa Hòa Bình”
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Ba 26/10/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo trước Đại Hội Đồng LHQ về vấn đề “Văn Hóa Hòa Bình”. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Cho đến nay, qua nhiều thập niên, phần đông đã công nhận rằng cần phải cổ võ một thứ hòa bình có tác hiệu, và từ năm 1967, các vị Giáo Hoàng đã thực hiện phần của mình, bằng việc gửi một sứ điệp hằng năm vào ngày đầu tiên của Tháng Giêng cho tất cả mọi người thành tâm thiện chí, mỗi lần nêu lên một đề tài mới liên quan đến hòa bình và làm thế nào để đạt được hòa bình. Những sứ điệp này đã khởi công xây dựng nên một tấm ghép vụn thạch về các đề tài cùng với những kinh nghiệm để hiện thực một thứ văn hóa hòa bình theo chiều hướng được bàn đến hôm nay đây.
Rõ ràng là hiện nay thế giới cần đến hòa bình hơn bao giờ hết. Đại biểu tôi đây hân hạnh lợi dụng cơ hội này để lập lại lòng tin tưởng của mình vào Tổ Chức Liên Hiệp Quốc như là một trong những cơ cấu chính trong tầm tay loài người để truyền bá thứ văn hóa hòa bình này.
Như vị tổng thư ký đã đề cập tới trong bản tường trình của ông mới đây về hoạt động của tổ chức Liên Hiệp Quốc, chúng ta chỉ cần lưu ý tới việc gia tăng những hoạt động bảo trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc trong năm qua cũng đủ. Tương tự như thế, năm nay còn có việc thiết lập một Ban Giám Đốc Điều Hành Việc Chống Khủng Bố để nỗ lực bênh vực và bảo vệ các thứ nhân quyền cũng như qui tắc về luật lệ. Được tất cả mọi phần tử của mình hợp tác đầy đủ, Liên Hiệp Quốc có thể thực sự trở thành một phương tiện hiệu nghiệm cho ý muốn chính trị của các quốc gia trên thế giới.
Bất chấp những thành đạt của mình, cùng với những sáng kiến chẳng hạn như các mục tiêu toàn cầu hóa trong Thập Niên Quốc Tế Về Một Nền Văn Hóa Hòa Bình Và Phi Bạo Lực Đối Với Trẻ Em Trên Thế Giới này, thì đôi khi thứ văn hóa thường đóng vai lấn lướt vẫn xuất hiện để tạo nên các phản ứng về văn hóa phản lại với nền hòa bình thực sự, khiến con người ngờ vực về nền hòa bình chân thực ấy. Cũng thế, vấn đề toàn cầu hóa xem ra không thể ngăn chặn được những đe dọa xẩy ra cho hòa bình, vì khuynh hướng tái thức tỉnh về văn hóa muốn tạo nên những bức tường ngăn cách giữa con người với nhau. Việc chỉ trích nhau xuất phát từ việc hiểu lầm nhau nơi con người là thành phần phải chấp nhận những chướng ngại không nên có. Chính quan niệm về vấn đề an ninh đã đi đến chỗ tạo nên một tình trạng căng thẳng liên tục nơi những quan tâm về nền an ninh của quốc gia, quốc tế và toàn cầu.
Để giải quyết các vấn đề về an ninh với bất cứ giá nào, cần phải không ngừng nuôi dưỡng mọi nỗ lực hướng về nền hòa bình chân chính, bằng việc quân bình những quan tâm chung về vấn đề an ninh trước những mối đe dọa. Cần phải củng cố việc bảo vệ hòa bình là một vấn đề thường rất mong manh. Điều này có thể đạt được bằng việc gieo vào tâm trí của tất cả những con người thành tâm thiện chí sứ mệnh làm sao để trở thành những tác nhân hòa bình. Họ là những kiến trúc sư hòa bình, những tay xây dựng hòa bình, thậm chí là những cây cầu nối của hòa bình. Vẫn có thể làm cho hòa bình trở thành hiện thực, qua việc giáo dục lương tâm con người để làm cho họ có thể cởi mở và tôn trọng người khác.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Kỳ họp thứ 58 của GA đã cứu xét những quyết nghị về Thập Niên Quốc Tế Cho Một Nền Văn Hóa Hòa Bình Và Phi Bạo Lực Đối Với Trẻ Em Trên Thế Giới, về Đại Học Đường Hòa Bình, cũng như về Việc Hiểu Biết, Hòa Hợp Và Hợp Tác Về Tôn Giáo Và Văn Hóa. Tất cả ba vấn đề này đều là những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hòa bình trên thế giới, nhưng yếu tố cuối cùng kéo chú ý một cách đặc biệt vào lúc này đây. Chúng tôi đồng ý quyết nghị của năm vừa rồi là “những hành động bạo lực, đe dọa và áp bức phát xuất từ việc bất dung nhượng về tôn giáo là những gì đang gia tăng ở nhiều phần đất trên thế giới và là những gì đe dọa đến việc hoan hưởng nhân quyền cùng với các quyền tự do căn bản” (A/RES/58/128).
Tuy nhiên, chúng tôi phải công nhận rằng dầu sao cũng đã có một cái nền móng để xây dựng về lãnh vực hợp tác liên tôn; chẳng hạn, những cuộc họp khác nhau được UNESCO tổ chức ở Trung Á, ở vùng Địa Trung Hải, ở cả Miền Bắc Phi lẫn Tây Phi, và ở vùng Thái Bình Dương Á. Những cuộc bàn luận này bao gồm những vấn đề như nạn khủng bố, vấn đề nghị quyết xung khắc, vấn đề hội chứng liệt kháng hay vi khuẩn liệt kháng, vấn đề vai trò của các vị lãnh đạo tôn giáo trong việc làm giảm bớt những tình trạng căng thẳng, trong việc đối đầu chống lại hành động cướp đoạt các giá trị tôn giáo để làm bình phong che giấu hành động bạo động, và trong việc ủng hộ vấn đề giải giới và leo thang võ khí.
Những hậu quả tàn hại của tình trạng xung đột thường kéo dài từ các thế hệ trước, khiến cho việc hòa giải và bất cứ những gì giống như cuộc sống bình thường đã trở nên hết sức khó khăn, nếu không muốn nói là không thể thực hiện được. Mặc dù đã chú trọng rất nhiều đến các thứ vũ khí đại công phá, chúng ta vẫn không thể làm ngơ trước nhiều hình thức vũ khí khác được sử dụng trong các cuộc xung đột trên thế giới. Ở đây, trong cuộc luận bàn này, Tòa Thánh muốn nêu lên vấn đề này để kêu gọi một cuộc dấn thân nhiệt nhiệt hơn trong việc chú trọng tới vấn đề liên hệ sâu xa giữa việc cỗ võ văn hóa hòa bình với việc củng cố vấn đề giải giới cùng tiến trình thôi leo thang thu đua vũ khí.
Thư Ông Chủ Tịch,
Quả thực danh xưng khác của hòa bình là việc phát triển đích thực cho tất cả mọi dân tộc, đại biểu tôi đây còn tin rằng động lực quan trọng cho nền hòa bình này đó là ý muốn chính trị. Việc kiên cường ý muốn chính trị này sẽ là những gì giúp rất nhiều cho hội đồng này trong việc tiến lên từ quan niệm được qui trách chỉ là một thứ diễn đàn phân tích, hay là một thứ guồng máy sản xuất những quyết nghị, thành một trọng điểm thực sự cần thiết cho việc vun trồng tính cách liêm khiết cũng như cho việc xây dựng niềm tin tưởng. Bằng ý muốn chính trị, những nguồn tài nguyên về luân lý của quốc gia chưa được khai thác có thể xuất phát để biến đổi các thứ văn minh, nhờ đó, cuối cùng, những thứ văn minh này biết trân quí sự sống và cổ động hòa bình.
Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 28/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh với Liên Hiệp Quốc về “Việc loại trừ tất cả mọi hình thức bất dung nhượng tôn giáo”
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Hai 25/10/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo trước Ủy Ban thứ ba của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về điều 105B: “Việc loại trừ tất cả mọi hình thức bất dung nhượng tôn giáo”. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thư Ông Trưởng Ban,
Tự do tôn giáo, qua tất cả mọi hình thức của nó, đã ở vào một thời điểm sôi bỏng qua nhiều tuần, nhiều tháng qua. Thật sự là như thế, vì tự do tôn giáo là điều kiện để theo đuổi sự thiện hảo và hạnh phúc đích thực; tự do tôn giáo đặc biệt là việc con người theo đuổi “những điều sau hết”, những gì thỏa mãn những thao thức khát mong sâu xa nhất, thăm thẳm nhất và thanh thoát nhất của tâm linh con người. Bởi thế, theo ý nghĩa ấy, các niềm tin và quyền tự do tôn giáo cần phải được thực hiện và cần phải được coi như một giá trị tích cực, chứ không bị lèo lái hay được coi như là một thứ de dọa cho việc thuận hòa chung sống và tương nhượng; nó là một thứ giá trị am hợp với các quyền tự do khác, nhờ đó, nó giúp phần vào chính việc hiện hữu của nó nữa.
Các vị lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm đặc biệt trong việc xua tan bất cứ lạm dụng hay trình bày sai trái nào về các niềm tin và quyền tự do tôn giáo. Họ nắm trong tay một phương tiện mãnh lực và vững bền để chiến đấu với nạn khủng bố; và họ được kêu gọi để kiến tạo và truyền bá một cảm tính tôn giáo, văn hóa và xã hội, và là một cảm tính không bao giờ đi đến chỗ gây ra những hành động khủng bố, mà là loại trừ và lên án những hành động tục hóa tôn giáo như thế.
Cũng thế, các thẩm quyền dân sự, các lập pháp gia, các vị thẩm phán và các viên chức hành chính mang một trách nhiệm nặng nề và hiển nhiên đối với việc chung sống hòa bình giữa các nhóm tôn giáo cũng như phải sẵn sàng chấp nhận việc hợp tác của các nhóm ấy để xây dựng xã hội, hơn là hạn chế họ hay loại trừ căn tính của họ, nhất là đối với những nỗ lực của các nhóm tôn giáo chú trọng đến thành phần nghèo khổ nhất trong xã hội. Thật là ngược đời khi phải nói rằng trong thời đại toàn cầu hóa này mà lại xẩy ra những hình thức bất dung nhượng mới về tôn giáo.
Việc thực thi các quyền tự do cá nhân càng nhiều thì càng đưa đến tình trạng bất dung nhượng hơn và hạn chế về pháp lý hơn những điều diễn đạt công khai của những gì dân chúng tin tưởng. Thái độ của những ai muốn thu hẹp việc bày tỏ về tôn giáo vào lãnh vực thuần riêng tư là thái độ coi thường và chối bỏ bản chất của những niềm xác tín thực sự về tôn giáo. Thật vậy, những gì đang gặp khó khăn thường xẩy ra đó là quyền của các cộng đồng tôn giáo được tham dự vào cuộc tranh luận chung theo kiểu dân chủ như các lực lượng về xã hội khác được phép làm.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, càng ngày càng xẩy ra hơn, dường như thái độ của ngành tư pháp và lập pháp đối với quyền tự do tôn giáo có khuynh hướng muốn làm cho nó chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
Theo tinh thần của Bản Tuyên Ngôn Về Việc Loại Trừ Tất Cả Mọi Hình Thức Bất Dung Nhượng Và Kỳ Thị đối với Quyền Tự Do Và Niềm Tin Tôn Giáo, những phác họa về pháp lý đối với quyền tự do tôn giáo cũng như những qui định cùng với những hành động quan trọng khác của chính quyền cần phải duy trì việc góp phần của các tín hữu vào việc xây dựng công ích xã hội và cho phép họ “bảo tồn những cơ cấu bác ái hay nhân đạo thích hợp”.
Vấn đề thích hợp ở đây còn có nghĩa là chẳng những cho phép các hiệp hội và các nhóm tôn giáo hoạt động trong lãnh vực xã hội, giáo dục và nhân đạo, và cũng theo tính cách tôn giáo chuyên biệt của mình hoạt động hợp với sứ vụ tương xứng, mà còn không gạt bỏ bất cứ việc dấn thân nào về tôn giáo hay coi thường các giá trị về luân lý mang lại thiện ích cho xã hội. Những nỗ lực tục hóa hay nhúng tay vào nội bộ của các cơ cấu tôn giáo là những gì làm suy yếu căn tính của những cơ cấu này cũng như chính cơ cấu của xã hội. Mặt khác, việc hòa điệu tính cách đa dạng về tôn giáo khi việc hòa điệu ấy phục vụ quần chúng, dĩ nhiên, trừ trường hợp nó trở thành một mối đe dọa cho tình trạng sức khỏe và an toàn của quần chúng, là việc hòa điệu tôn trọng một khía cạnh đặc biệt của quyền tự do tôn giáo, là những gì làm phong phú nền văn hóa có tính cách đa diện thực sự, và là những gì cung ứng một dịch vụ rất cần thiết mà đôi khi bất khả thiếu đối với thành phần nghèo khổ, thành phần mềm yếu dễ bị tổn thương và thành phần cần thiết.
Việc nhìn nhận tầm quan thiết của lương tâm con người, một lương tâm hướng về chân lý, là những gì nồng cốt đối với phẩm vị của con người. Tòa Thánh tiếp tục kín múc được sức mạnh từ niềm xác tín này để mạnh mẽ bênh vực quyền tự do của lương tâm cũng như quyền tự do về tôn giáo, ở cả lãnh vực cá nhân lẫn cộng đồng. Ngày nay, việc bênh vực này vẫn còn cần thiết, vì những diễn tiến bạo động đã gây ra tình trạng khổ đau một cách thê thảm, hủy hoại các địa điểm tôn giáo, bạo hành thậm chí sát hại viên chức tôn giáo, và bách hại cộng đồng tôn giáo.
Xin cám ơn Ông Trưởng Ban.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 27/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh về Vấn Đề Tạo Sinh Sao Bản Phôi Bào Con Người
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Năm 21/10/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo với Tiểu Ban Thứ Sáu về vấn đề 150: “Công ước quốc tế chống lại việc tạo sinh sao bản con người”. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thưa Ông Trưởng Ban,Việc tạo sinh sao bản con người cho tới nay đã có trong chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc từ cuối năm 2001.
Từ ban đầu, vấn đề rõ ràng là, mặc dù vấn đề nghị sự này mang danh xưng “Công ước quốc tế chống lại việc tạo sinh sao bản sản xuất con người”, nhưng mục đích của việc làm này thực sự là để tìm kiếm một cơ sở về pháp lý cho phép và tăng gấp cái tiến bộ của khoa y học trong việc tạo thu và sử dụng các thân bào, cũng như để vạch mặt và cấm đoán những việc bất kính đối với phẩm vị của con người.
Theo quan điểm thuần khoa học thì việc tiến bộ về trị liệu đã đạt được với những thân bào được gọi là phát triển, tức là các thân bào từ tủy xương, từ máu sợi và từ những mô thịt già giặn khác đã cho thấy rất hứa hẹn. Về việc tạo sinh sao bản thân bào từ phôi bào con người còn xa vời đối với mức tiến bộ được thành phần ủng hộ nêu lên. Tuy nhiên, người ta đã thành công một cách rõ ràng về bệnh lý khi sử dụng thân bào được sao bản từ phôi bào ngay ở cả những cuộc thí nghiệm nơi loài vật. Công việc giúp an toàn trong việc thí nghiệm về con người bằng cách này có thể sẽ cần đến một thời gian rất lâu, và những trở ngại ấy có thể không bao giờ vượt qua nổi.
Ngoài ra, đôi khi cần phải thực hiện việc phân biệt giữa vấn đề tạo sinh sao bản sản xuất và trị liệu là việc phân biệt đáng quí. Cả hai đều dính dáng đến cùng một tiến trình tạo sinh sao bản về kỹ thuật mà chỉ khác nhau ở mục đích mà thôi. Cả hai hình thức tạo sinh sao bản đều tỏ ra bất kính với phẩm vị của con người. Thật vậy, theo quan điểm luân thường đạo lý và nhân loại học thì việc tạo sinh sao bản được gọi là trị liệu, việc tạo nên những phôi bào con người có chủ ý hủy hoại chúng đi, cho dù việc thực hiện nhắm đến mục đích có thể giúp đỡ các bệnh nhân trong tương lai, dường như là một việc hoàn toàn không xứng hợp với sự tôn trọng phẩm vị con người, ở chỗ biến sự sống của người này trở thành phương tiện cho người kia. Hơn nữa, nếu căn cứ vào sự kiện là những phôi bào được tạo sinh sao bản không khác gì với những phôi bào được tạo nên bằng việc cấy thai trong ống nghiệm để sửa soạn gieo vào bụng dạ người phụ nữ rồi sinh nó ra, chúng ta tin rằng về phương diện thực hành không thể nào lại bắt tuân hành một thứ phương tiện cho phép kiểu tạo sinh sao bản mà lại cấm kiểu tạo sinh khác.
Nếu việc nghiên cứu thân bào tăng trưởng đã cho thấy những điều kiện thành công và không gây ra những vấn đề gì về luân thường đạo lý, thì nó cần phải theo đuổi thực hiện trước khi khoa học bắt đầu tạo sinh sao bản những phôi bào như nguồn sản xuất ra các thân bào, một điều vẫn gặp rắc rối về cả khoa học lẫn luân thường đạo lý.
Phải chăng như thế có nghĩa là chúng tôi chống lại sự tiến bộ của khoa học? Trái lại, chúng tôi xin nói rằng việc chọn lựa này không phải là việc chọn lựa giữa khoa học và luân thường đạo lý mà là giữa khoa học có tính cách hữu trách về luân thường đạo lý và khoa học không có tính cách luân thường đạo lý. Hằng ngàn sự sống đã được cứu vãn bằng những thân bào tăng trưởng, hầu hết thường trong việc chữa trị chứng bệnh bạch cầu cũng như các chứng bệnh ung thư khác. Chứng cớ vững chắc về khoa học hiện nay đã cho thấy rằng những cuộc thay bộ phận thân bào tăng trưởng là những gì an toàn, và các thành quả sơ khơi cho thấy là chúng có thể giúp cho các thành phần bị bệnh Run Lẩy Bẩy, bị thương tích ở xương sống, bị hư tim và cả chục chứng bệnh khác nữa. Cái nguy hiểm ở đây là sự tiến bộ đối với những việc chữa trị này sẽ bị cản trở hay bị trì chậm bởi sự thiếu chú trọng cùng nguồn liệu đối với việc tạo sinh sao bản con người như là một tiềm xuất các thứ thân bào.
Thưa Ông Trưởng Ban, đại biểu tôi đây xin kết thúc những trình bày của mình bằng việc nêu lên 2 điểm cuối cùng.
Thứ nhất, Tiểu Ban này và Tổng Hội Đồng là những diễn đàn thích hợp cho những cuộc bàn cãi của chúng ta, vì các vấn đề chung quanh việc tạo sinh sao bản con người là những gì phi biên giới, văn hóa hay thời gian. Thế nhưng, quan trọng hơn nữa, đó là chủ đề của việc đặc biệt theo đuổi về khoa học này liên quan tới bản tính và sự hiện hữu của chính sự sống con người. Bởi thế, một cơ cấu siêu quốc có tầm vóc xứng hợp d8ể bao gồm tất cả chiều kích của vấn đề này. Vấn đề này – vấn đề về lợi ích hệ trọng đối với loài người ngày nay và trong tương lai – xứng hợp thuộc về cơ cấu hoàn cầu này.
Thứ hai, chúng tôi tin rằng chủ đề tạo sinh sao bản phôi bào con người có thể được giải quyết hay nhất bằng phương tiện pháp lý, vì qui tắc của luật lệ là những gì thiết yếu đối với vấn đề cổ võ và bảo vệ sự sống con người. Chính bởi qui tắc luật lệ căn cứ vào lý trí đúng đắn, mà các xã hội có thể điều hành một cách thích hợp những gì có vẻ thách thức những quan niệm căn bản của chúng ta về sự sống và phẩm giá con người. Chính về vấn đề này mà, Thưa Ông Trưởng Ban, đại biểu tôi đây đã dựa vào Tờ tín liệu để qui chiếu về lý lẽ của lý trí đúng chứ không phải về các niềm tin tôn giáo.
Tóm lại, Tòa Thánh vẫn tin rằng cái khôn ngoan của một dụng cụ pháp lý quốc tế sẽ cấm toàn diện việc tạo sinh sao bản phôi bào con người.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 22/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh kêu gọi Cộng Đồng Quốc Tế giúp cải tiến Phi Châu
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Ba 19/10/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo với Khóa Họp thứ 59 của Đại Hội Đồng LHQ bàn đến vấn đề Vai Trò Tân Đồng Chí Cho Việc Phát Triển Phi Châu (NEPAD: New Partnership for Africa's Development). Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Đại biểu tôi đây lấy làm hân hạnh được góp phần về vấn đề này liên quan đến sự tiến bộ trong việc áp dụng Vai Trò Tân Đồng Chí Cho Việc Phát Triển Phi Châu NEPAD cũng như việc quốc tế ủng hộ đối với Vai Trò Tân Đồng Chí Cho Việc Phát Triển Phi Châu NEPAD. Vấn đề này là vấn đề thuộc nhiệm vụ của cộng đồng thế giới, nhất là của các quốc gia có thế lực hơn, trong việc tái lên tiếng về những tình trạng chênh lệch đang hành hạ Phi Châu, cũng như trong việc giúp giải quyết những xung đột ở cấp vùng và ở cấp quốc gia Phi Châu, những cuộc xung đột không phải chỉ cần bàn đến những căn nguyên gây ra chúng mà thôi. Những cuộc xung đột ở Phi Châu là những gì quá là hiển nhiên. Tuy nhiên, những nguyên do gây ra những cuộc xung khắc này thì phức tạp và những diễn viên hay những động lực bên trong những cuộc xung khắc này không hẳn chỉ do bởi những quốc gia Phi Châu hay những bè phái ở Phi Châu, mà còn được thấy nơi cả ở ngoài Phi Châu cùng với những thứ lợi lộc của nó nữa.
Đại biểu tôi đây phải công nhận rằng, về vấn đề xây dựng hòa bình, vấn đề an ninh chung, vấn đề ngăn ngừa những cuộc xung đột, vấn đề kiến tạo và bảo trì hòa bình, thì Phi Châu mỗi ngày một khá hơn, bất chấp nó có phải chạm trán với nhiều thứ nghịch cảnh và thiếu cả phương tiện để thắng vượt những nghịch cảnh ấy. Bản tường trình của tổng thư ký về Vấn Đề Cổ Võ Hòa Bình Bền Vững Và Phát Triển Khả Thủ Ở Phi Châu (A/59/285) đã cho thấy một cái nhìn tổng quan tích cực về việc hợp tác hiệu nghiệm đang diễn tiến về chính trị và quân sự giữa Liên Hiệp Quốc, Khối Hiệp Nhất Âu Châu và các cơ quan thuộc vùng Phi Châu, như Cộng Đồng Kinh Tế Các Quốc Gia Tây Phi (ECOWAS: Economic Community of West African States), Thẩm Quyền Liên Chính Phủ Về Vấn Đề Phát Triển (IGAD: Intergovernmental Authority on Development) và nhiều tổ chức khác nữa.
Việc giải quyết những cuộc xung đột ở Tây Phi cũng đáng được đặc biệt nhắc đến. Chiều hướng hiện nay trong việc hòa hợp ở tầm mức quốc tế, tầm mức toàn vùng Phi Châu và tầm mức thuộc vùng Phi Châu chẳng những là một thứ đo lường của sự thành công đạt được bởi những phần tử của Khối Hiệp Nhất Phi Châu; nó còn là một thứ thành đạt chất chứa những bài học giá trị trong việc giải quyết những cuộc khủng hoảng ở các vùng khác trên thế giới cũng như trong việc cải tiến chính tổ chức Liên Hiệp Quốc nữa.
Tương tự như thế, ở tầm mức quốc gia, cũng cần phải nhìn nhận rằng có nhiều tấm gương về việc quản trị tốt đẹp, về qui tắc luật lệ, về việc chiến đấu chống tình trạng bại hoại được thúc đẩy bởi Hệ Thống Kiểm Điểm Đồng Hữu Phi Châu (APRM: African Peer Review Mechanism), về hệ thống tự giám sát Phi Châu được thiết lập bởi Khối Hiệp Nhất Phi Châu để hiện thực hơn nữa Vai Trò Tân Đồng Chí Cho Việc Phát Triển Phi Châu NEPAD là tổ chức có nhiều quốc gia đã tỏ rat ha thiết gắn bó. Việc điều động về tình liên đới trong những sự vụ của Phi Châu do những người Phi Châu ấy sẽ giúp thực hiện những bước tiến quan trọng trong việc cung cấp những nhu cầu căn bản, như nước sạch sẽ, đồ ăn, nhà cửa, phương tiện chăm sóc sức khỏe và giảm bớt tình trạng lan tràn bệnh sốt rét và vị khuẩn liệt kháng HIV, đó là chưa nhắc đến vấn đề môi trường bảo đảm để sống, làm việc và sống đời sống gia đình. Đi đôi với việc hợp tác theo vùng hoạt động cho hòa bình, một vai trò hữu dụng mà Hệ Thống Kiểm Điểm Đồng Hữu Phi Châu APRM có thể thực hiện được trong việc cổ võ những qui chế cũng như những thực hành lành mạnh thuộc lãnh vực quốc gia là một tấm gương và là những gì đi tiên phong cho các vùng khác trên thế giới.
Cần phải đón nhận việc thông qua Những Điều Tháng Bảy của WTO là những gì tái mở đường cho những cuộc thương thảo ở hội nghị Bàn Tròn về Phát Triển ở Doha, nhất là vì Những Điều này đã được những quốc gia Phi Châu trình bày cho thấy một số khó khăn. Việc thực hiện những qui chế về kinh tế xứng hợp cho Phi Châu, cho tình trạng phúc hạnh của những gia đình ở ngoại ô và làng quê như nhau cũng như cho việc bảo trì những giá trị của người Phi Châu, thực sự là một trách nhiệm khẩn trương của quốc tế. Bởi thế mới đáng tiếc là những Hội Đồng Quản Trị IMF và Ngân Hàng Thế Giới, cũng như cuộc họp của các Tác Viên Tài Chính ở Thượng Nghị G-7 trước đó, đã không đồng ý về việc hoàn toàn bãi nợ cho 27 quốc gia nghèo. Ít ra cũng có thể nói rằng vấn đề đồng thuận đã được bàn đến lần đầu tiên trong lịch sử về nhu cầu bãi bỏ thứ nợ nần ấy.
Ngoài ra, cũng cần phải chú trọng tới vấn đề điều hành các tài nguyên thiên nhiên, cả từ những người dân Phi Châu lẫn cộng đồng thế giới. Khi những cuộc xung đột chấm dứt thì việc kéo dài nền hòa bình sẽ lệ thuộc rất nhiều vào khả năng của mỗi chính phủ trong việc kiểm soát các tài nguyên thiên nhiên cũng như điều hành cái phong phú của quốc gia một cách liêm chính mang lại lợi ích cho toàn dân. Hơn nữa, cộng đồng quốc tế còn phải tăng gia việc hỗ trợ của mình đối với những đường lối ngăn chặn việc sản xuất các thứ sản phẩm châm ngòi chiến tranh ở các thị trường quốc tế. Về vấn đề này, Tiến Trình Kimberley đối với việc thông thương trao đổi bất hợp pháp kim cương hột xoàn vừa là một thành đạt quan trọng vừa là một mở đường thiết yếu cần phải được áp dụng vào các thứ sản phẩm về chiến lược hay đắt giá khác.
Còn nhiều điều cần phải làm để tái thiết lòng tin tưởng nơi các dân tộc cũng như nơi những nhóm sắc tộc ở mỗi quốc gia xứ sở, nhờ đó một tân cơ cấu về tình đoàn kết mới có thể mở đường cho việc phát triển. Chứng cớ về vai trò chủ động của chính những người Phi Châu trong việc giải quyết những cuộc xung đột gần đây cho thấy rằng những giải quyết Phi Châu cho các vấn đề Phi Châu đã xuất đầu lộ dạng. Cái gia sản phong phú về tình thân hữu cũng như về tình đoàn kết gia đình ở Phi Châu, nếu được nở hoa, có thể đóng một vai trò trong việc giải quyết các cuộc xung khắc cũng như trong việc xây dựng hòa bình. Việc cổ võ hợp tác hơn nữa nơi các tôn giáo ở Phi Châu cũng có thể là một yếu tố quyết liệt trong việc xây dựng hòa bình và bảo trì hòa bình.
Thưa Ông Chủ Tịch, đại biểu tôi đây thành thực hy vọng rằng việc hợp tác hoạt động cho hòa bình được hoàn thành bởi Liên Hiệp Quốc, bởi Khối Hiệp Nhất Âu Châu cũng như bởi các nhóm toàn vùng Phi Châu và thuộc vùng Phi Châu, cũng như hoạt động của Vai Trò Tân Đồng Chí Cho Việc Phát Triển Phi Châu NEPAD, sẽ trở thành một liên minh thực sự, một liên minh được xây dựng trên cảm quan chung về trách nhiệm. Những khó khăn hiện tại ở Phi Châu, những khó khăn không khác gì với những khó khăn đang trải qua ở các miền khác trên thế giới, cần phải được thấy như là một thời cơ để tạo nên một đổi thay mới của tình đoàn kết toàn cầu. Tổ chức Liên Hiệp Quốc cần phải chộp lấy cơ hôi này để chứng tỏ rằng nó thực sự là một gia đình Chư Quốc, sẵn sàng hỗ trợ những quốc gia cần đến nó.
Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 20/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh với vấn đề Dân Số và Phát Triển nhân dịp Kỷ Niệm 10 Năm Hội Nghị Về Dân Số ở Cairô Ai Cập
ĐTGM Celestino Migliore, với tư cách là quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Năm 14/10/2004, đã ngỏ lời cùng phiên họp thứ 59 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm 10 Năm Hội Nghị Về Dân Số ở Cairô Ai Cập. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thư Ngài Chủ Tịch,
Trong việc kỷ niệm 10 năm Hội Nghị Quốc Tế Về Dân Số Và Phát Triển, chúng ta nhắc lại tầm quan trọng khẩn thiết đối với tình trạng phúc hạnh và tiến bộ của hết mọi phần tử thuộc gia đình nhân loại. Đề tài này của Hội Nghị Cairô vẫn tiếp tục có một ý nghĩa đặc biệt trước sự kiện là khoảng cách giữa thành phần giầu có và thành phần nghèo khổ trên thế giới này vẫn còn xa cách, một tình trạng càng ngày càng đe dọa đến nền hòa bình vẫn được nhân loại trông mong. Đề tài ấy của Hội Nghị Cairô nhấn mạnh đến thực tại mà tất cả mọi quan tâm về dân số con người có liên hệ chặt chẽ với việc phát triển và thăng hoa của hết mọi con người.
Mốc điểm quan trọng ở Hội Nghị Dân Số ấy là mối liên hệ giữa việc di dân và việc phát triển là những gì từ đó đến nay đã tác động một cảm thức hơn nữa, tác động việc nghiên cứu, việc hợp tác cùng với những chính sách hiệu nghiệm nơi lãnh vực này. Việc di dân hiện nay được nhận thấy như là một thách đố chính yếu đối với hết mọi người, một thách đố dính dáng tới tình trạng phát triển và nghèo khổ, cũng như đến việc an ninh về tài chính và sức khỏe. Đặc biệt là các người di dân hiện nay được coi như là những tác nhân nắm phần chủ động của việc phát triển nữa. Trong khi cảm nhận được tầm quan trọng xứng đáng của những thành quả ấy, các quốc gia hiện nay cũng vẫn phải chú trọng hơn nữa đến vấn đề kiếm việc làm ở những nơi dân chúng sống.
Các chính quyền và xã hội dân sự cần phải có ý muốn về chính trị và mạnh mẽ quyết tâm duy trì một môi trường xứng hợp về văn hóa, xã hội và pháp lý có khả năng thắng vượt được những hiện tượng kéo dài về vấn đề kỳ thị, bạo lực, buôn bán con người và bài ngoại. Vấn đề di dân, giờ đây đã trên 10 năm kéo chú ý của thế giới vì vấn đề nhân khẩu học ở thế giới mở mang phát triển.
Thập niên trước đây, chúng ta được những nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho biết là cần phải giảm bớt nhanh chóng mức phát triển về dân số hoàn vũ bắt đầu từ thập niên 1990 và tiếp tục như thế trong thế kỷ mới. Giờ đây vấn đề là việc phát triển về dân số đã bị giảm sút đáng kể nơi nhiều quốc gia phát triển kỹ nghệ hóa, và tình trạng suy giảm này là một mối đe dọa cho tương lai. Tòa Thánh vẫn thận trọng tiếp tục theo dõi những vấn đề này, trong khi khích lệ thực hiện những việc thẩm lượng chính xác và khách quan về các vấn đề dân số cũng như về mối liên đới hoàn vũ liên quan tới những chính sách phát triển, nhất là vì những chính sách này ảnh hưởng tới các quốc gia đang phát triển trên thế giới. Tòa Thánh lo ngại đến tình trạng không luôn luôn chú trọng một cách thích đáng đối với bộ nguyên tắc tổng quan, bao gồm những nguyên tắc về luân thường đạo lý thiết yếu để thực hiện việc đáp ứng xác đáng những phân tích về nhân khẩu học, xã hội học và qui chế xã hội liên quan đến các dữ kiện về chiều hướng của dân số.
Qui chế về dân số là một phần duy nhất trong toàn bộ chính sách liên quan tới việc cải tiến nhân loại. Bất cứ bàn luận nào về các qui chế dân số cũng cần phải đồng thời xét tới việc phát triển thực sự và dự phóng của nhân loại. Tất cả mọi sự phát triển xứng với danh xưng của nó cần phải toàn vẹn, chứ không thể chỉ ở tại chỗ tăng bổ giầu thịnh với đầy những thứ thuần thuận lợi về sản vật và dịch vụ, trái lại, phải được theo đuổi theo chiều hướng chú trọng tới những chiều kích về xã hội, văn hóa và tâm linh của hết mọi người. Những chương trình phát triển phải tôn trọng gia sản văn hóa của các dân tộc và các quốc gia, phải duy trì những cấu trúc tham dự và chia sẻ trách nhiệm chung, cũng như phải làm tăng phát khả năng của con người, nhờ đó, mỗi người trong chúng ta có thể trở thành một con người như đã được tạo dựng nên vậy.
Bởi thế, cần phải khôn ngoan hơn trong việc chú trọng tới vấn đề phác họa những qui chế về dân số có thể cổ võ một thứ quyền tự do cá nhân hữu trách, thay vì một thứ quyền tự do cá nhân được định nghĩa một cách quá hẹp hòi.
Từ đó, mới thấy rằng, trong số những điều khác nữa, nhiệm vụ cần phải bảo toàn gia đình đòi phải đặc biệt chú trọng đến việc bảo đảm cho vợ chồng quyền tự do quyết định, theo trách nhiệm của họ, không bị áp lực gì về xã hội hay pháp lý, số con cái họ sẽ có và khoảng cách sinh con đẻ cái. Chính phủ và các cơ quan khác cần phải có ý giúp vào việc tạo nên những điều kiện xã hội làm cho các đôi phối ngẫu có thể thực hiện những quyết định thích đáng theo trách nhiệm của họ. Chúng ta biết rằng vai trò làm cha mẹ một cách hữu trách không phải là vấn đề sinh sản vô hạn định hay thiếu ý thức về những gì trong việc nuôi dưỡng con cái, song cũng bao gồm cả quyền làm cha mẹ trong việc khôn ngoan sử dụng quyền tự do của họ. Hơn thế nữa, các đôi phối ngẫu muốn có một gia đình đông đảo cũng xứng đáng được nâng đỡ.
Cái nghiêm trọng của những thứ thách đố mà các chính phủ, nhất là các bậc làm cha mẹ, phải đương đầu trong vấn đề giáo dục thể hệ trẻ có nghĩa là chúng ta không thể trốn trút trách nhiệm của mình trong việc dẫn dắt giới trẻ hiểu biết sâu xa hơn phẩm vị và tiềm năng làm người của chúng. Nhiệm vụ của chúng ta vẫn là việc thách đố chúng theo những đòi hỏi về luân thường đạo lý cần thiết, là những gì hoàn toàn tôn trọng phẩm vị của họ và cũng là những gì dẫn họ đến chỗ khôn ngoan cần phải có để đương đầu với nhiều đòi hỏi trong cuộc sống.
Xin cám ơn Ngài Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 18/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về “Tổng Giải Giới Và Hoàn Toàn Giải Giới”.
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Năm 7/10/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo trước Ủy Ban Giải Giới của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về đề tài: “Tổng Giải Giới Và Hoàn Toàn Giải Giới”. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thưa Ông Trưởng Ban,
Tôi xin hợp với các vị đại biểu khác để chúc mừng ông và văn phòng làm việc của ông về việc ông được tuyển chọn.
Giờ đây chúng ta đang ở vào thời điểm áp niên hướng đến cuộc mừng kỷ niệm 60 năm thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc. Những lý tưởng được thể hiện trong Bản Hiến Chương, đó là việc tìm kiếm hòa bình bằng tổ chức và việc hợp tác quốc tế, đã từng là nguồn hy vọng qua những tháng năm này. Những lý tưởng ấy cần phải hết sức tác động chúng ta hiện nay cũng như vào năm 1945 vậy. Tuy nhiên, gần đây, một cảm giác hãi sợ dường như đã bao phủ nhãn quan của chúng ta: lo sợ những cuộc khủng bố tấn công, lo sợ những thứ chiến tranh mới, lo sợ một cuộc lũng đoạn trong các tiến trình luật lệ quốc tế.
Một trong những dấu hiệu của mối lo sợ này đó là tình trạng vượt trổi ở việc chi tiêu về quân sự toàn cầu lên đến 956 tỉ vào năm vừa rồi, tăng hơn năm 2002 là 11% và hơn năm 2001 là 18%. Vấn đề chi tiêu cho quân sự, một chi tiêu sẽ lên quá 1 muôn (tức 1 tỷ tỷ - trillion) trong năm nay, chẳng mấy chốc sẽ qua mặt ngay cả mức chi cao nhất của thời Chiến Tranh Lạnh. Nhiều quốc gia đang tăng thêm việc chi tiêu này của mình, vì họ nghĩ rằng có những kho lớn chứa vũ khí chiến tranh mới bảo đảm an ninh. Việc càng ngày càng cậy dựa vào súng đạn, lớn hay nhỏ, đang dẫn thế giới lìa khỏi, chứ không phải hướng tới, tình trạng an ninh.
Một hậu quả rõ ràng cho thấy việc chi tiêu quá nhiều cho những khí cụ chết chóc đó là các chính phủ lại càng ít có thể đáp ứng việc dấn thân dài hạn cho vấn đề giáo dục, vấn đề chăm sóc sức khỏe, và vấn đề gia cư. Những mục tiêu của Thiên Kỷ này đã bị trì trệ trong khi các ưu tiên về quân sự lại đòi những khoản tài trợ hiếm có. Liên Hiệp Quốc đã đi tiên phong trong việc thực hiện những nghiên cứu cho thấy mối liên hệ toàn vẹn giữa việc giải giới, việc phát triển và tình trạng an ninh. Tình trạng an ninh cho tất cả mọi ngươiụ được gia tăng khi việc giải giới và việc phát triển sánh bước bên nhau. Chúng ta cần phải đề cao những lợi ích về kinh tế của những biện pháp giải giới. Việc phát triển thay cho chích sách quân sự cần phải là một hoạt động liên tục của tiểu ban này.
Ngoài ra, chắc chắn không thể nào nói rằng tình trạng nghèo khổ là những gì trực tiếp dẫn đến nạn khủng bố, thế nhưng sự thật đó là những tay khủng bố khai thác những tình trạng nghèo khổ bằng nhiều cách để gây ra tình trạng xung khắc và bạo động đặc biệt. Tính cách dã man của các cuộc khủng bố tấn công trong năm vừa rồi là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy một nền văn hóa sợ hãi và chết chóc. Trong việc đáp ứng với bản chất của nạn khủng bố quốc tế có tính cách tôn giáo theo ý hệ và giả mạo, Tòa Thánh vẫn lên án những cuộc tấn công phạm thượng này. Đại biểu tôi đây xin lập lại rằng, không được sử dụng danh Thiên Chúa để biện minh cho việc khủng bố dưới bất cứ hình thức nào, đồng thời tôi cũng xin kêu gọi tất cả mọi vị lãnh đạo tôn giáo hãy lên tiếng và tỏ ra thái độ chống lại khủng bố.
Thành phần khủng bố sử dụng một loạt các thứ vũ khí để sát hại, để làm tật nguyền và để tàn sát. Việc làn tràn toàn cầu của họ có nghĩa là những loại vũ khí này đang được sản xuất và buôn bán khắp thế giới, ở chợ đen cũng như bởi các quốc gia bảo trợ việc làm này. Liên kết với Tiểu Ban Chống Khủng Bố, các quốc gia phải tìm những đường lối để giảm bớt tình trạng thuận lợi của những vũ khí này, bằng việc tăng thêm những cuộc kiểm soát xuất cảng cùng với việc canh chừng hơn nữa những kho dự trữ khí giới.
Thế giới cũng tiến tới chỗ càng ngày càng biết được mối đe dọa trầm trọng gây ra bởi thành phần khủng bố đang tìm chiếm những thứ vũ khí đại công phá, nhất là các thứ vũ khí nguyên tử. Tình trạng mong manh của Hiệp Ước Không Thi Đua Vũ Khí vào lúc này đây là những gì rất đáng lo ngại, khi việc thi đua những loại vũ khí ấy gia tăng rất nhiều cơ hội xẩy ra khủng bố.
Hiện lên ở chân trời trước mặt đó là Hội Nghị Kiểm Điểm Năm 2005 Về Hiệp Ước Không Thi Đua Võ Trang. Như ba cuộc họp sửa soạn cho Hội Nghị này cho thấy, bản hiệp ước này đang gặp khủng hoảng. Tình trạng bất lực, cho dù ở việc đồng ý về một hoạt trình hay về tính cách thích hợp liên tục của Bản Văn Kiện Tổng Kết Của Hội Nghị Kiểm Điểm Hiệp Ước Không Thi Đua Võ Trang Năm 2000 đã cho thấy các quan điểm khác nhau nơi các quốc gia phần tử. Tuy nhiên, tình trạng khủng hoảng này lại còn xẩy ra trầm trọng hơn nơi những bất đồng về vấn đề phương thức. Nó là vấn đề tương giao về trách nhiệm giữa các quốc gia có vũ khí nguyên tử với những quốc gia không có vũ khí nguyên tử. Các phần tử không có vũ khí nguyên tử của Hiệp Ước Không Thi Đua Võ Trang có nhiệm vụ không được tham gia vào cuộc thi đua các thứ vũ khí nguyên tử, trong khi các quốc gia có vũ khí nguyên tử có nhiệm vụ tham gia vào việc thương thảo dẫn đến việc loại trừ các thứ vũ khí nguyên tử của họ. Đây là cái mặc cả nguyên thủy của Hiệp Ươớ Không Thi Đua Võ Trang, ở chỗ, không thi đua võ trang thay cho việc giải giới nguyên tử.
Từ khi bản hiệp ước này được ký kết vào năm 1968, vẫn liên tục xẩy ra cuộc đối chọi giữa những phần tử có vũ khí nguyên tử và không có vũ khí nguyên tử. Cuộc đối chọi này đã phân chia việc chú ý của chúng ta giữa vấn đề thi đua “theo chiều dọc” và “theo chiều ngang”, nên những ý hướng hay nhất về việc mặc cả này không mang lại kết quả như lòng mong ước về một thế giới phi các thứ vũ khí nguyên tử. Trái lại, đang có những nỗ lực tân thời hóa các thứ vũ khí nguyên tử, làm cho chúng có một khả năng chiến đấu. Tình trạng này càng ngày càng trở nên bất khả cưỡng và bất khả chấp. Có thể đạt được tiến bộ chỉ khi nào những chọn lựa về sách lược đối với việc giải giới nguyên tử, việc không thi đua võ trang và việc tái cứu xét các chính sách về nguyên tử được tất cả mọi phần tử chấp nhận thực hiện.
Hy vọng rằng tính cách trầm trọng của cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ dẫn các quốc gia tới chỗ hoạt động để làm sao bảo đảm được rằng bản Hiệp Ước Không Thi Đua Võ Trang được xuất phát từ cuộc hội nghị kiểm điểm vào năm tới trong một điều kiện vững chắc hơn hiện nay. Cần phải có sự đồng ý sớm sủa để bắt đầu những vấn đề thương thảo cho một hiệp ước loại trừ fissile; cho việc đặt để các chất liệu fissile dưới sự kiểm soát của Cơ Quan Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA: International Atomic Energy Agency); cho những phương sách kiểm chứng việc giải giới nguyên tử; cho những biện pháp báo động; cho việc thiết lập một tiểu ban đặc nhiệm về việc giải giới nguyên tử ở Hội Nghị Về Giải Giới; cho việc bảo trì vấn đề hoãn ngưng việc thử nguyên tử của Bản Hiệp Ước Cấm Tất Cả Mọi Cuộc Thử Nguyên Tử; và cho tính cách phổ quát của bản Hiệp Ước Không Thi Đua Võ Trang.
Cảm thấy run sợ trước cuộc thi đua võ trang các loại vũ khí đại công phá cũng như việc những thứ vũ khí đại công phá này có thể lọt vào tay thành phần khủng bố, mà những loại vũ khí ấy vẫn không làm cho chúng ta hết quan tâm tới việc giải giới. Việc lan tràn các thứ vũ khí qui ước, nhất là trong những trường hợp xung đột hay hậu xung đột ở Phi Châu, là những gì hết sức đáng quan ngại. Liên Hiệp Quốc và các quốc gia phần tử của tổ chức này cần phải hoàn toàn ủng hộ việc giải giới, việc động viên và việc tái thống nhất những nỗ lực ở Phi Châu, cũng như ở khắp mọi nơi, nhu cầu của những hoạt động như thế. Chúng ta cần phải chú ý riêng tới việc giải quyết nhu cầu đặc biệt của trẻ em bị ảnh hưởng bởi những cuộc xung đột võ trang, nhất là việc tái đoàn tụ các em với gia đình của các em, việc tái hội nhập các em vào xã hội cũng như việc tái phục hồi các em một cách thích hợp, như đã được nhấn mạnh trong Chương Trình Hành Động Của Liên Hiệp Quốc Trong Việc Ngăn Ngừa, Chiến Đấu Và Nhổ Tận Rễ Vấn Đề Thương Vụ Bất Hợp Pháp Đối Với Các Thứ Vũ Khí Nhỏ Cũng Như Các Thứ Vũ Khí Nhẹ Ở Tất Cả Mọi Chiều Kích Của Nó.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Trong vòng 2 tháng nữa, Naiobi sẽ điều hành Hội Nghị Kiểm Điểm đầu tiên về Công Ước Gài Mìn Giết Người, cũng được gọi là Cuộc Họp Thượng Đỉnh Ở Nairobi Về Một Thế Giới Phi Mìn Nổ. Ngay từ đầu, Tòa Thánh đã ủng hộ tiến trình của Công Ước Ottawa là công ước đã làm trổ sinh một số những hoa trái tích cực trong việc chống lại vấn đề gài mìn giết người. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần phải làm nếu nhân loại muốn được thoát khỏi những thứ thiết bị kinh hoàng và hiểm nghèo ấy.
Cuộc họp thượng đỉnh này sẽ là một cơ hội quan trọng để kiểm điểm lại những nỗ lực của chúng ta trong việc cổ võ vấn đề hoàn vũ hóa cũng như vấn đề áp dụng công ước ấy để hiện thực, trong một tương lai không xa, giấc mơ về một thế giới phi mìn nổ giết người. Tòa Thánh kêu gọi toàn thể cộng đồng thế giới hãy hoàn thành những nỗ lực này và hứa sẽ hoàn toàn chủ động tham phần.
Thưa Ông Trưởng Ban, qua nhiều năm tháng, Tòa Thánh đã ủng hộ những sáng kiến của Liên Hiệp Quốc trong việc xây dựng một thứ “văn hóa hòa bình”. Việc bàn luận về vấn đề hoạt trình này bao giờ cũng được diễn tiến trong công nghị thường niên hơn là trong tiểu ban này, mặc dù tầm vóc quan trong của nó đối với việc giải giới là những gì hiển nhiên. Việc thành thạo về kỹ thuật của các thương thảo viên và chuyên viên kiểm soát vũ khí là vấn đề đáng đón nhận và cần thiết, đại biểu tôi đây cũng xin nhấn mạnh đến các khía cạnh bao rộng hơn về việc giáo dục và huấn luyện, cũng như lập lại việc cương quyết dấn thân của mình cho vấn đề ấy.
Xin cám ơn Ông Trưởng Ban.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 10/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh Vatican với vấn đề Hỗ Trợ và Nâng Đỡ Thành Phần Yếu Kém Nhất
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Ba 5/10/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo với tiểu ban của Đại Hội Đồng LHQ phụ trách nghiên cứu về “Việc Phát Triển Xã Hội, bao gồm Những Vấn Đề Liên Quan Đến Tình Trạng Xã Hội Trên Thế Giới cũng như Đến Giới Trẻ, Người Già, Thành Phần Khuyết Tật và Gia Đình”. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thưa Ông Trưởng Ban,
Ở Liên Hiệp Quốc, chúng ta thường nghe về việc phát triển nói chung, nhưng có lẽ cần phải nhấn mạnh riêng đến việc phát triển về xã hội. Một khi chúng ta nghĩ đến những mục tiêu của tổ chức cao quí này, chúng ta nhận thức rằng con người là tâm điểm của tất cả những gì chúng ta làm. Vấn đề phát triển con người là vấn đề hợp với việc thiết lập hòa bình và an ninh và đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập hòa bình và an ninh.
Qua giòng thời gian, một số lực lượng toàn cầu hóa đã làm trầm trọng hơn nữa những gì là bất an ninh liên quan tới tình trạng nghèo khổ và mỏng dòn yếu kém. Giới trẻ, người già, thành phần khuyết tật, thành phần bản xứ, thành phần di dân, nữ giới và gia đình, tất cả đã bị loại trừ ở một mức độ khác nhau nào đó, và càng ngày càng đi đến chỗ nghèo khổ. Việc tiến bộ về kinh tế tự nó không đủ, mà còn phải được kèm theo cả sự tiến bộ về xã hội chính trị nữa, một thứ tiến bộ sẽ bảo đảm là yếu tố về những lợi lộc chung đều có mục đích xã hội. Theo ý nghĩa này thì những cơ cấu qui chế và những dự án phát triển, cả ở lãnh vực quốc gia lẫn quốc tế, phải tạo nên một môi trường thuận lợi giúp vào việc hòa hợp xã hội, vào phương tiện hưởng những dịch vụ xã hội căn bản, giáo dục và việc chăm sóc sức khỏe cần thiết, vào việc bảo trì đời sống gia đình, vào việc cổ võ và bảo vệ quyền lợi cùng những quyền tự do nồng cốt của con người, nhờ đó tất cả mọi người làm chủ được việc phát triển của họ.
Chúng ta cũng được một số tuyên ngôn quan trọng do tổ chức Liên Hiệp Quốc ban hành trong thập niên vừa qua nhắc nhớ đến động lực thúc đẩy việc thực hiện phát triển xã hội.
Đại biểu tôi đây lấy làm mãn nguyện khi thấy chúng xuất hiện ở các văn kiện từ Hội Nghị Copenhagen đến Hội Nghị Johannesburg, vì chúng tôi tin tưởng nơi việc phát triển tập trung vào con người cũng như nơi việc phát triển làm hiện thực khả năng của con người. Một nhãn quan như thế đòi phải tiến từ chỗ duy hỗ trợ đến chỗ tăng quyền lực. Tức là xa lìa một thức chính sách làm cho con người hay nhóm người được coi như là những đối tượng cần phải nhúng tay vào can thiệp, đến chỗ họ trở thành những vai chính trong việc phát triển của họ. Việc làm cho họ trở thành tâm điểm của mối quan tâm cũng bao gồm cả việc nhìn nhận những khả năng của họ và những tiềm năng của họ nữa.
Thưa Ông Trưởng ban, xin cho phép tôi được tập trung vào một số vấn đề đặc biệt liên quan đến việc phát triển xã hội. Các chính sách về xã hội để bảo vệ những cá nhân yếu kém sẽ có ý nghĩa và hiệu nghiệm nếu chúng có khả năng củng cố những nhóm tự nhiên về xã hội, như những cộng đồng nhỏ và gia đình, và nếu chúng làm phát sinh một cảm quan về trách nhiệm nơi xã hội dân sự hướng về thành phần yếu kém. Người ta cũng phải nhìn nhận bản chất xã hội của trẻ em, của người già và của thành phần khuyết tật. Chỉ có việc kiến tạo và tăng quyền lực của một hệ thống xã hội đa diện, được bắt đầu từ gia đình và được thấy ở những tầng lớp khác nhau khắp xã hội, mới tăng thêm quyền lực cho những ai vốn bị bỏ mặc.
Tòa Thánh, một lần nữa, kêu gọi việc chú trọng đến vấn đề bảo vệ gia đình. Đại biểu tôi đây hết sức tin tưởng rằng “Con người nam nữ thành nhân, bất kể chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo, đều có quyền lập thành hôn và lập gia đình”. Bởi thế, đại biểu tôi đây đã hăng say tham dự vào cuộc kỷ niệm 10 năm Năm Quốc Tế Về Gia Đình, một cuộc kỷ niệm được coi như là một cơ hội ý nghĩa nhất để tiếp tục bàn bạc những vấn đề có thể giúp kiên cường vai trò của gia đình trong thế giới ngày nay.
Tòa Thánh chủ động dấn thân vào công việc hiện nay để soạn dọn một Bản Hiến Chương Quốc Tế Tổng Quan Và Thống Nhất Về Việc Bảo Vệ Và Cổ Võ Các Quyền Lợi Và Phẩm Vị Của Thành Phần Khuyết Tật, và mong sao cho việc soạn thảo bản hiến chương này sẽ góp phần bảo vệ hơn nữa quyền lợi của những ai liên hệ. Những gì đáng lo âu hiện nay chính là làm sao để những cá nhân ấy được quyền hoàn toàn trở thành phần tử của xã hội. Công việc soạn dọn bản hiến chương này phải trở thành động cơ giúp chúng ta chú trọng đến những lợi ích thực sự cũng như những quan tâm của thành phần khuyết tật.
Trong một xã hội giầu về kiến thức khoa học và kỹ thuật, hiện nay người ta có thể làm hơn thế nữa bằng nhiều cách thức khác nhau cần thiết cho việc dân chúng chung sống: từ việc nghiên cứu về sinh bệnh học đến việc ngăn ngừa các thứ tật nguyền, đến việc chữa trị, trợ giúp, phục hồi và tân hội nhập mới vào xã hội. Bản hiến chương này đang đưoơc soạn thảo thuận lợi cho thành phần khuyết tật, nhờ đó họ có thể hoàn toàn hưởng được quyền sống, những gì cần phải được bảo đảm cho tất cả mọi người.
Tôi xin đoan hứa cùng các vị đại biểu là Tòa Thánh sẽ tiếp tục hoạt động hướng về một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, bằng việc nhìn nhận phẩm vị con người mà tất cả chúng ta đều có.
Xin cám ơn Ông Trưởng Ban.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 10/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh về Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Ba 5/10/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo với Tiểu Ban về Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thưa Ông Trưởng Ban,
Với Cuộc Họp Thượng Đỉnh Johannesburg vừa qua, chúng ta không thể quên rằng vấn đề phát triển khả thủ là một đề tài quan trọng và khẩn thiết trong những vấn đề bàn luận của Liên Hiệp Quốc.
Nếu Cuộc Họp Thượng Đỉnh Về Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ (WSSD: World Summit on Sustainable Development) là điểm xuất phát cho việc tái định nghĩa vấn đề hợp tác quốc tế bao gồm tất cả chúng ta là thành phần hữu trách, thì chúng ta rất cần phải nhớ lại rằng: “con người là tâm điểm của các thứ quan tâm về vấn đề phát triển khả thủ. Họ được quyền hưởng một đời sống mạnh khỏe và sinh lợi hợp với tự nhiên”. Vì thế chúng tôi tin rằng vấn đề phát triển khả thủ bao giờ cũng phải được cứu xét theo chiều hướng môi sinh nhân bản đích thực.
Thưa Ông Trưởng Ban,
Trong Bản Tường Trình về Hoạt Động của Tổ Chức, vị tổng thư ký đã bàn đến những liên hệ giữa các khía cạnh khác nhau của vấn đề phát triển khả thủ. Hiển nhiên đó là một cái màng nhện tương liên cho tất cả những gì kiến tạo nên vấn đề phát triển khả thủ.
Tất cả chúng ta đều biết đến những loại liên hệ khác nhau được nhấn mạnh vào Tháng Ba vừa rồi ở Jeju, trong khóa họp đặc biệt thứ tám của UNEP, cũng như vào Tháng Tư vừa rồi ở Nữu Ước trong Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ (UNCSD), một điều gì đó cần phải được khai triển thêm vào khóa họp tới của cùng Ủy Ban này về Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ vào Tháng 5/2005.
Khi chúng ta để ý tới những vấn đề như việc bảo vệ và sử dụng các thủy nguồn, đến việc dự phòng vệ sinh, đến việc cải tiến vấn đề định cư của con người và vấn đề sức khỏe quần chúng, đến việc giảm nghèo và chiếm đạt những mục tiêu phát triển của tân thiên kỷ (MDGs: Millennium Development Goals), chúng ta phải đối diện với cái phức tạp của những tương liên và những tương động cần phải được thường xuyên tái xét. Tòa Thánh ủng hộ tiến trình này hướng về khóa họp 2005 của UNCSD cũng như về phiên họp sửa soạn cho nó vào Tháng Hai tới đây.
Cũng thế, Tòa Thánh muốn nâng đỡ Hội Nghị Thế Giới Về Vấn Đề Giảm Thiểu Thảm Họa sẽ được tổ chức vào Tháng Giêng tới đây ở Kobe, một hội nghị được tổ chức với mục đích phát động việc hòa hợp những hoạt động giảm thiểu tại họa thành những chương trình hướng về việc chống nghèo khổ, việc bảo vệ môi trường và việc ủng hộ vấn đề phát triển khả thủ.
Thưa Ngài Trưởng Ban,
Để tiến hành mau chóng hơn tới việc phát triển khả thủ, cần phải thực hiện những bước tiến hữu ích bằng việc tham dự rộng rãi nhất của thành phần hữu trách. Qua việc họ chủ động tham gia, những nguyên tắc chính yếu về mối liên đới và trợ thuộc sẽ được tôn trọng. Chính nhờ hai nguyên tắc này mà thành phần hữu trách sẽ tiến đến chỗ nhận thấy được rằng cần phải luôn được chú trọng đến nhu cầu của tất cả mọi người, chứ không phải chỉ của một số người. Như thế, vấn đề quan trọng đó là làm sao bảo đảm được uy tín thích đáng nơi những ai điều hành các chương trình cũng như các dự án về vấn đề phát triển khả thủ, nhờ đó những quyết định mới phản ảnh các thứ quan tâm của dân chúng được các chương trình này muốn giúp đỡ.
Theo chiều hướng ấy thì thật là hữu ích nếu những người sống trên hay sống ngoài lề xã hội thực sự được coi như những diễn viên đích thật trong việc phát triển của mình. Con người không phải là dụng cụ mà là những tham dự viên chính vào việc quyết định tương lai của họ. Trong những hoàn cảnh đặc biệt về kinh tế và chính trị của mình, họ cần phải thực thi cái óc sáng tạo làm nên đặc tính của con người và là những gì cho phối sự thịnh đạt của quốc gia. Vấn đề phát triển khả thủ, như thế, phải nhắm đến việc bao gồm những gì chỉ có thể đạt được bằng việc hợp tác, tham dự và đồng minh một cách bình đẳng trên bình diện quốc tế.
Thành phần bị loại ra rìa xã hội thường thiếu tiếng nói của mình ở những cuộc thương thảo, trong khi thành phần hữu trách lại có. Chỉ có mối liên kết mới có thể bảo đảm được một cuộc đổi thay thực sự về vấn đề này mà thôi. Nền thịnh vượng và sự tiến bộ thực sự của thế giới về các vấn đề phát triển khả thủ tùy thuộc vào việc liên kết các lợi ích của tất cả mọi dân tộc lại với nhau. Tòa Thánh nhân cơ hội này kêu gọi một sách lược chung có thể củng cố loại đoàn kết mà trong đó tất cả mọi người, chứ không phải chỉ một số người, có thể hành sử vai trò quản lý chung.
Thưa Ông Trưởng Ban,
Sau hết, về bản Thập Niên Quốc Tế Về Hoạt Động, “Nước để Sống”, Tòa Thánh xin hợp với tất cả những ai nhìn nhận vị trí chính yếu của nước trong việc phát triển lấy con người làm chính và thực sự khả thủ.
Đại biểu tôi đây nhìn nhận rằng nước chẳng những là một yếu tố thiết yếu của sự sống và phát triển, mà hết mọi người còn có quyền được hưởng một thứ nước trong sạch, an toàn và đầy đủ để bồi bổ sự sống. Mặc dù nó không phải là vấn đề đặc biệt thuộc về đề tài đang được bàn đến trong việc tìm hiểu vấn đề phát triển khả thủ đây, Tòa Thánh cũng tin rằng vấn đề làm sao có được nước uống là một lợi ích căn bản của con người và là dụng cụ chính yếu mang lại phát triển lấy con người làm chính và khả thủ vậy.
Xin cám ơn Ông Trưởng Ban.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 6/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh về Việc Củng Cố Hệ Thống Tổ Chức Liên Hiệp Quốc
Hôm Thứ Hai 4/10/2004, ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, đã bày tỏ chủ trương của Tòa Thánh về vấn đề củng cố hệ thống tổ chức của Liên Hiệp Quốc, với Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong cuộc Tranh Luận Chung về “Việc Tái Sinh Động Hóa Hoạt Động Của Đại Hội Đồng” và “Việc Củng Cố Cơ Cấu Liên Hiệp Quốc”. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thưa Ngài Chủ Tịch,
Tòa Thánh nhín vào tiến trình của việc củng cố tổ chức Liên Hiệp Quốc với một niềm hy vọng, hết sức chú tâm và sẵn sàng đóng góp phần của mình. Nó là một vấn đề phức tạp cần nhiều nỗ lực bao gồm ba đối tượng khác nhau là các cơ cấu, phương tiện và các đích điểm.
Trong những tháng vừa rồi, cả quần chúng lẫn các quốc gia phần tử đều có lý tập trung vào cơ cấu của các thành phần thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc. Gói ghém trong cuộc bàn luận này bao giờ cũng là vấn đề về cách thức để làm sao cho cơ cấu và hoạt động của tổ chức này xứng hợp với những mục đích của Bản Hiến Chương cũng như làm cách nào chúng ta có thể tin tưởng được việc áp dụng thực hành của những mục đích ấy. Chính vì cái ý nghĩa này mà chúng ta thiết tha với việc bàn luận đang diễn tiến về tính cách “effective multilateralism”: tức là về khả năng làm trọn các công việc được phác họa trong Bản Hiến Chương mà một số đã được nhấn mạnh ở MDGs.
Vì tính cách vai trò là phần tử quốc tế của mình, tổ chức này cần phải được thích ứng với những mục đích hoàn vũ tương đương với nhau. Theo kinh nghiệm, chúng ta biết rằng việc hình thành đời sống chính trị và tầm ảnh hưởng do việc cai trị của công quyền không phải bao giờ cũng hướng đến việc cổ võ công ích. Ngày nay, công ích phổ quát đang phải đụng độ với những vấn đề thuộc các chiều kích toàn cầu; những vấn đề mà vì thế chỉ có thể được giải quyết bằng một thẩm quyền có quyền lực, tổ chức và phương tiện tương đương với những vấn đề ấy và là một thẩm quyền có tầm hoạt động quốc tế. Bởi vậy mà cần phải thành hình những cơ cấu của cộng đồng quốc tế để chúng có thể hiện thực công ích bằng những đường lối và phương tiện xứng hợp với các điều kiện đổi thay của lịch sử.
Cho đến nay, cuộc tranh luận đã nhấn mạnh đến nhiều lý do, động lực và suy tư đáng giá về việc cấu tạo về cơ cấu của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Về khía cạnh này, có lẽ điểm chính chúng ta muốn lập lại ở đây đó là những cấu trúc cần phải phản ảnh nhiệm vụ của mình. Để cải tiến những cơ cấu này, đại biểu tôi xin đề nghị một số điều để suy nghĩ.
Trước hết, chúng ta cần phải nhớ rằng Liên Hiệp Quốc là một cộng đồng các quốc gia chủ trương cùng những giá trị nồng cốt, những gì đã được rõ ràng liệt kê trong Bản Tuyên Ngôn Thiên Kỷ, đó là tự do, bình đẳng, đoàn kết, tương nhượng, tôn trọng thiên nhiên và chia sẻ trách nhiệm.
Việc củng cố hệ thống Liên Hiệp Quốc bao gồm cả việc nhìn nhận rằng đây là một tổ chức được thành lập trên căn bản hợp tác hơn là đấu tranh giữa các quốc gia và được tích cực nuôi dưỡng bằng ý muốn xây dựng, bằng lòng tin tưởng, bằng việc tiếp tục dấn thân và hợp tác nơi các quốc gia phần tử một cách đồng trách và tương trách. Công việc chính yếu ở đây là làm sao cho những nguyên tắc nồng cốt này trở thành những gì bất khả vãn hồi.
Trong tiến trình cải cách và thích ứng tổ chức này, cần phải xác định những nguyên tắc hướng dẫn, cũng như những qui chuẩn khách quan, chính đáng và công bằng được tất cả mọi quốc gia phần tử chấp thuận, những gì sẽ mở đường cho việc chia sẻ xây dựng về vấn đề thiết lập những cơ cấu khác nhau.
Vấn đề nồng cốt ở đây là việc nhìn nhận nguyên tắc tất cả mọi quốc gia tự bản chất đều bình đẳng về phẩm vị. Chúng ta quá biết rằng nơi tổ chức này, cho dù các quốc gia có khác nhau rất nhiều nơi mức tiến bộ về vật chất cũng như nơi quyền lực về quân sự, tất cả các nước đều ý thức được tính cách bình đẳng về pháp lý của mình. Tuy nhiên, quả thực các quốc gia đạt tới một mức độ siêu vượt nơi việc phát triển về khoa học, văn hóa và kinh tế phải có trách nhiệm đóng góp nhiều hơn cho lợi ích chung.
Một nhận định thực tế hơn, đó là những qui chuẩn thiết yếu, những qui chuẩn cần phải chú trọng tới về việc tái hình thành các cấu trúc cũng như về việc tái cứu xét những phương thức của tổ chức này, là những qui chuẩn như thế này: về cấu trúc, phải có tính cách đại diện và bao hàm; về phương thức, phải vô tư, hiệu lực và hiệu năng; về thành quả, phải có tính cách khả tín và hữu trách.
Tính cách hợp lệ của những quyết định ở Liên Hiệp Quốc, kể cả ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, thật sự được phát xuất, như bất cứ một tổ chức chính trị nào, từ hai cột trụ, đó là mức độ và phạm vi đại diện, cũng như tiến trình thực hiện việc quyết định. Bởi thế, nói chung, việc thực hiện quyết định tiến đến chỗ được đồng ý nhiều hơn nơi những cuộc bàn cãi.
Vẫn biết, trên thực tế, không phải tất cả mọi phần thể của Liên Hiệp Quốc đều có thể được sắp xếp theo khuôn mẫu của Đại Hội Đồng. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là bộ nguyên tắc và qui chuẩn vừa được đề cập tới không thể nào áp dụng cho Hội Đồng Bảo An được, hoàn toàn không phải là như thế. Trong việc tái cấu trúc hội đồng này, ngươờ ta có thể để ý tới việc cấu tạo nó cần phải phản ảnh bao nhiêu có thể sự đại diện của dân số toàn cầu, của các miền theo địa dư, của những mức độ khác nhau về việc phát triển kinh tế cũng như về nền văn minh khác nhau.
Bản liệt kê này vẫn chưa đầy đủ, nhưng nó bao gồm những qui chuẩn thiết yếu để cải tiến uy tín và tính cách hiệu lực của một Hội Đồng Bảo An được canh tân đổi mới. Sau hết, cũng cần phải để ý tới khả năng thực sự cũng như tới ý muốn chính trị trong việc góp phần thiết yếu vào việc đạt được những mục đích liên quan đến mối ưu tiên đối với đại đa số các quốc gia phần tử.
Đồng thời, như nhóm về Những Liên Hệ Giữa Liên Hiệp Quốc Và Xã Hội Dân Sự đề nghị trong bản tường trình của mình với vị tổng thư ký, Liên Hiệp Quốc cần trở thành một tổ chức hướng ngoại hơn nữa, có khả năng chuyên chú lắng nghe hơn nữa về những nhu cầu và đòi hỏi của cộng đồng hoàn vũ.
Theo chiều hướng ấy, chúng ta còn được nhóm này nhắc nhở về đề nghị “nối kết toàn cầu với địa phương”. Tiêu chuẩn này có thể thấy như là một thứ ấn bản tân thời về quan niệm trợ thuộc quá hiển nhiên, một thứ đánh dấu khác nơi tiến trình canh tân vậy. Thật vậy, hầu hết các vấn đề trên thế giới ngày nay, vì tính cách trầm trọng của chúng, tính cách rộng lớn và khẩn trương của chúng, thường rất khó lòng cho những nhà cai trị ở từng quốc gia có thể giải quyết một cách thành công chút nào đó.
Chúng ta đồng thời cũng phải làm sáng tỏ vấn đề là mục đích chính yếu của Liên Hiệp Quốc đó là tạo điều kiện toàn cầu có thể giúp cho các công quyền của mỗi quốc gia, thành phần công dân của nó và những tổ chức trung gian, có thể thi hành công việc của mình, chu toàn nhiệm vụ của mình và hành sử quyền lợi của mình một cách an toàn hơn.
Chúng tôi hy vọng rằng một số những ý nghĩ này có thể giúp bảo đảm là việc cải tiến tổ chức này chẳng những giúp hiện thực các thứ công ích của chúng ta, mà còn đầu tư Liên Hiệp Quốc bằng một thẩm quyền cần thiết, về phương diện uy tín và thẩm quyền về luân lý, trong việc tác hành phục vụ thiện ích của cộng đồng thế giới. Đó phải là lý do chính yếu cho việc hiện hữu của tổ chức Liên Hiệp Quốc vậy.
Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 6/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh về vấn đề Dung Nhượng và Chiến Đấu chống lại Nạn Chủng Tộc và Bài Ngoại
Hôm Thứ Ba 14/9/2004, ĐTGM Michael Fitzgerald, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Đối Thoại Liên Tôn, đã bày tỏ lập trường của Tòa Thánh tại Brusselss ở Hội Nghị Về Việc Dung Nhượng và Cuộc Chiến Đấu Chống Nạn Chủng Tộc, Bài Ngoại và Kỳ Thị của Tổ Chức Về An Ninh và Hợp Tác ở Âu Châu. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thưa Bà Điều Hợp cùng Tôn Vị Đại Biểu,
Với tư cách là Chủ Tịch của Hội Đồng Tòa Thánh Về Đối Thoại Liên Tôn, tôi xin hợp với các vị phát ngôn viên trước đây để chúc mừng Chính Phủ Bỉ Quốc về việc điều hợp Cuộc Hội Nghị Quốc Tế này về một đề tài rất quan trọng và tinh tế, một đề tài đã được OSCE đặc biệt chú trọng từ Công Đồng Thừa Tác Vụ Porto năm 2002.
Tất cả chúng ta đều quá biết rằng những căn gốc của nạn chủng tộc, bài ngoại, kỳ thị và bất dung nhượng là ở chỗ vô ý thức, thành kiến và hận thù, những điều thường phát xuất từ việc giáo dục sai lầm và què cụt, cũng như từ việc lạm dụng các phương tiện truyền thông đại chúng.
Vai trò của việc giáo dục như là một “thứ việc làm tốt cần phải được cổ võ” trong việc chiến đấu chống lại những sự dữ ấy là một vai trò trọng yếu. Nó cống hiện một cơ hội đặc biệt để trình bày, nhất là với giới trẻ, một số những giá trị chính yếu, như mối hiệp nhất loài người, phẩm vị bình đẳng của tất cả con người ta, tình liên đới thắt kết tất cả mọi phần tử của gia đình nhân loại lại với nhau. Bởi thế, cần phải thực hiện việc liên tục thanh tra, và sửa sai nếu cần, những thứ trình bày trong các sách giáo khoa được sử dụng ở các học đường. Những chương trình của các tổ chức giáo dục thực sự phải truyền đạt một thứ kiến thức khách quan về các nền văn hóa khác nhau, cũng như cần phải khuyến khích các thế hệ mới chú ý tới những truyền thống khác nhau về lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa ở miền đất riêng của họ, ở địa lục Âu Châu và thật ra ở toàn thế giới. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường nhấn mạnh rằng việc giảng dạy về tôn giáo nói riêng có thể mang lại niềm hy vọng là loài người có một khả năng thực sự sống chung với nhau một cách đoàn kết và an bình.
Về vấn đề này, Giáo Hội Công Giáo, qua nhiều thế kỷ và ở mọi châu lục, đã đóng một vai trò hết sức chủ động “trên khấu trường”. Trung thành với những giá trị hằng được ấp ủ, Giáo Hội thi hành sứ vụ giáo dục của mình để phục vụ mọi người và con người toàn diện. Ở nhiều xứ sở, nơi đa số không phải là Kitô hữu, các học đường Công Giáo là nơi trẻ em và giới trẻ thuộc các tín ngưỡng khác nhau, các nền văn hóa khác nhau, tầng lớp xã hội khác nhau và sắc tộc khác nhau, giao tiếp với nhau và được giáo dục với nhau. Điều này cũng xẩy ra cả ở những vùng thuộc các xứ sở đa số là Kitô hữu, nhưng cũng bao gồm cả một sự hiện diện quan trọng của các cộng đồng đức tin khác nữa.
Bản Tuyên Ngôn “Nostra Aetate” về những mối liên hệ giữa Giáo Hội Công Giáo với những tôn giáo khác đã nhấn mạnh rằng: “chúng ta không thể nào thực sự cầu nguyện cùng Thiên Chúa là Cha của tất cả mọi người mà lại không đối xử huynh đệ với bất cứ một người nào (…) Bởi thế, thật là vô lý đối với bất cứ một lý thuyết hay thực hành nào dẫn tới việc kỳ thị giữa con người với nhau, hay giữa dân tộc với nhau, nếu còn quan tâm tới phẩm vị con người của họ cùng với các quyền lợi từ đó mà ra”. (Nostra Aetate, 5).
Căn cứ vào những gì đã được đề cập đến, Tòa Thánh tin rằng việc giáo dục cũng như việc dấn thân chống lại vấn đề kỳ thị cần phải được căn cứ vào những căn cớ được Liên Hiệp Quốc và OSCE hiện nay đồng ý với nhau về vấn đề kỳ thị. Những nỗ lực nới rộng những thứ loại căn cớ ấy để bao gồm cả những căn cớ đối chọi với cả hệ thống pháp luật, với văn hóa và với các truyền thống tôn giáo của phần đông đa số các phần tử ở Liên Hiệp Quốc và ở OSCE, là những gì tỏ ra thiếu tôn trọng, thậm chí tỏ ra bất chấp những truyền thống ấy. Những nỗ lực này tương phản với những gì đã được ấn định bởi Hội Nghị Vienna năm 1993 về nhân quyền (cf. Vienna Declaration, para. 5).
Ngoài ra, việc tôn trọng căn tính đạo giáo của mỗi cá nhân đòi phải có một sự giáo dục hướng dẫn về một số kiến thức liên quan tới tính cách chuyên biệt của các Giáo Hội và các cộng đồng tôn giáo, so với các tổ chức thuộc xã hội dân sự là những tổ chức không tương đương với các tổ chức tôn giáo trên đây. Những cộng đồng tôn giáo đóng góp cho văn hóa của các xã hội chúng ta sống cũng như cho luận đề về dân chủ ở chính những xã hội này, thế nhưng các cộng đồng tôn giáo ấy còn vạch vẽ cho thấy một chiều kích thiêng liêng là những gì không phải tất cả mọi người đều nhận thấy song có một tầm mức quan trọng tỏ tường đối với cuộc sống của thành phần công dân. Hơn nữa, cái căn tính đặc biệt của các cộng đồng tôn giáo còn ở chỗ không được mang những giá trị của các cộng đồng ấy ra tính toán, căn cứ vào qui chuẩn chính trị được chấp thuận một cách thiếu nghiêm chỉnh từ những tiêu chuẩn được sử dụng để thẩm giá những loại hiệp hội khác. Truyền thông có một trách nhiệm nặng nề ở đây, và trở thành một nguồn hữu dụng cho việc kiến tạo nên sự nhận thức về tính chất chuyên biệt này để làm cho tính chất ấy được tôn trọng.
Đối với căn tính ấy, tôi muốn sau hết nhấn mạnh rằng khi nó được thực hiện một cách đứng đắn việc giáo dục về sự tôn trọng và tương nhượng thì không có nghĩa là bao gồm việc hạ giá những nguyên tắc nền tẳng của mọi tôn giáo và văn hóa xuống tầm mức tử số chung thấp nhất. Như Bản Tuyên Ngôn UNESCO về Việc Dung Nhượng đã chủ trương, thì Việc Dung Nhượng không có nghĩa là từ bỏ những nguyên tắc của mình hay làm suy yếu việc gắn bó của con người với những nguyên tắc ấy. Việc giáo dục về sự tương nhượng, kể cả qua phương tiện truyền thông, tức là giáo dục việc thực thi quyền tự do gắn bó với niềm xác tín của con người, trong khi vẫn chấp nhận rằng những người khác vẫn được gắn bó với những niềm xác tín của họ nữa, cũng như tôn trọng những việc thực hành tương xứng với niềm tin đạo giáo của mỗi người, miễn là những thực hành ấy không vi phạm đến quyền lợi của người khác, hay với nền an ninh quốc gia, với sức khỏe quần chúng hay với luân lý.
Xin cám ơn Bà Điều Hợp Viên.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 24/9/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh trước Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về Hiện Tình Thế Giới
ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư của Văn Phòng Liên Hệ Chư Quốc của Tòa Thánh hôm Thứ Tư 29/9/2004 đã lên tiếng trong khóa họp thứ 59 của Tổng Hội Đồng LHQ. Bài diễn văn của vị đại diện Tòa Thánh này đề cập đến một số vấn đề quan trọng liên quan đến hiện tình thế giới như sau.
Thưa Ông Chủ Tịch,
1. Tòa Thánh lấy làm vinh dự được tham dự vào cuộc tranh luận chung của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên từ Quyết Nghị 1/7 vừa qua là quyết nghị chính thức hóa và chi tiết hóa các quyền lợi và các đặc quyền nơi vai trò làm Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh, một vai trò Tòa Thánh đã được hưởng từ năm 1964. Bởi thế, tôi có nhiệm vụ bày tỏ lòng biết ơn chân thành với tất cả mọi quốc gia phần tử. Trong việc chuẩn nhận Quyết Nghị nói trên, họ cho thấy một lần nữa mối liên hệ đặc biệt nơi sự hợp tác giữa Tòa Thánh và Liên Hiệp Quốc, một mối liên hệ đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh vào lần viếng thăm đầu tiên của Ngài tới hội đồng này đúng 25 năm trước đây. Đó là một liên hệ có một nghĩa tương đồng với nhau, ở chỗ, cả Tòa Thánh lẫn Liên Hiệp Quốc đều có một ơn gọi phổ quát; không một quốc gia nào trên trần gian này là xa lạ đối với cả hai. Cả Tòa Thánh lẫn Liên Hiệp Quốc cùng có một mục tiêu trổi vượt về hòa bình: thật vậy, hòa bình, sự thiện tối hậu này, đã được viết trong Bản Hiến Chương thành lập của Liên Hiệp Quốc, và nằm ở tâm điểm của sứ điệp Phúc Âm là sứ điệp Tòa Thánh có trách nhiệm phải loan báo cho tất cả mọi dân nước.
Ở trong một hoàn cảnh ý nghĩa này, tôi hân hạnh gửi tới Ông Chủ Tịch cũng như tới tất cả quí vị đang qui tụ nơi đây đại diện cho các quốc gia cao quí của quí vị, lời chào trân kính và thân ái của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tôi gửi lời chào đặc biệt đến vị tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ông Kofi Annan cũng như đến những vị phụ tá của ông. Công việc của họ, như được ghi trong Bản Tường Trình Hằng Năm của Tổng Thư Ký A/59/1, trước hết, liên quan tới việc ngăn ngừa xung khắc và bảo trì hòa bình trên thế giới, đáng được tất cả chúng ta cảm nhận và tri ân.
2. Một số đề tài trong lịch trình bàn luận của Tổng Hội Đồng này có thể được coi là thiết yếu đối với việc đạt đến mục tiêu hòa bình tối hậu cũng như đối với tương lai của nhân loại. Chỉ cần trích lại một ít đề tài như: Liên Hiệp Quốc và trật tự thế giới nhân bản mới; theo đuổi Những Mục Đích Thiên Niên Kỷ; hoàn toàn giải giới chung; vấn đề phát triển khả thủ; vấn đề toàn cầu hóa và liên thuộc; tình trạng di dân quốc tế và phát triển; các thứ nhân quyền; việc tạo sinh sao bản. Tôi sẽ trình bày ngắn gọn chủ trương của Tòa Thánh về một số những vấn đề này.
3. Trong số những mục đích Thiên Niên Kỷ, ưu tiên phải là đề tài về vấn đề nghèo khổ và phát triển. Tôi nói là ưu tiên, vì nó ảnh hưởng đến quyền sinh tồn của hằng trăm triệu con người, sống còn, hết sức có thể, dưới cả mức độ cần thiết, cũng như cả chục triệu trẻ em thiếu dinh dưỡng bị hụt hẫng quyền sống một cách bất chính. Để tìm một giải pháp vững bền cho những tình trạng phi nhân bản ấy, nó cần phải, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, tiến đến một cơ cấu mậu dịch quốc tế linh động hơn và chính đáng hơn. Hơn nữa, cần phải có những cơ cấu về tài chính thiên về việc phát triển cũng như việc hủy nợ nần hải ngoại cho các quốc gia nghèo khổ nhất. Cũng thế, cần phải quảng đại chia sẻ những thành quả của việc nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, nhất là trong lãnh vực sức khỏe. Về vấn đề này tôi không cần phải nói thêm, vì chủ trương của Tòa Thánh đã được chính ĐHY Angelo Sodano Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh bày tỏ ở hội nghị về đói khổ và nghèo khổ ở Nữu Ước ngày 20/9 vừa rồi. Tôi chỉ muốn lập lại điều này là: cái khẩn trương của tình trạng này không thể trì hoãn nữa. Nó là vấn đề công lý chứ không phải vấn đề bác ái, cho dù nhu cầu thực hiện đức bác ái vẫn còn đó và vẫn mãi luôn là như thế.
4. Đề tài về việc hoàn toàn tổng giải giới liên quan trực tiếp tới sự thiện hòa bình tối hậu. Nếu quả thực việc sản xuất và bán vũ khí cho các nước khác là những gì nguy hại cho hòa bình thì cần phải thực hiện những cuộc kiểm soát nghiêm ngặt và hiệu hiệu của quốc tế. Việc dấn thân của Liên Hiệp Quốc về phương diện này được chứng thực bằng những Công Ước khác nhau cho thấy LHQ đã ủng hộ việc hủy hoại các thứ vũ khí đại công phá cũng như các thứ vũ khí thông dụng. Thế nhưng, chúng ta chỉ mới bắt đầu một tiến trình dài, đầy những lợi lộc về kinh tế hiện lên như những chướng ngại làm cản trở bước đường của chúng ta.
Về vấn đề để hòa bình được thể hiện trên thế giới, cần phải hoàn toàn tổng giải giới: “Vấn đề các thứ vũ khí đại công phá cần phải được phân biệt một cách rõ ràng với các thứ vũ khí thông dụng; thế nhưng, những thứ vũ khí thông dụng này có một tính cách đương đại kinh hoàng và khôn cùng đang xẩy ra hiện nay nơi nhiều cuộc xung đột về võ trang làm thế giới vấy máu cũng như nơi nạn khủng bố”.
5. Những cuộc xung đột võ trang từng vùng nhiều đến độ không có giờ để liệt kê chúng ra. Tuy nhiên, tôi không thể bỏ qua một số cuộc xung đột.
Trước hết là cuộc xung đột Do Thái và Palestine một cuộc xung đột chi phối tất cả hậu bán thế kỷ vừa rồi. Cuộc xung đột này không phải chỉ được giới hạn trong biên giới địa dư hạn hẹp ở chính vùng đất này. Thành phần trực tiếp trong cuộc đó là Chính Quyền Do Thái và Thẩm Quyền Palestine, thành phần có nhiệm vụ hệ trọng trong việc bày tỏ ước muốn xây dựng hòa bình của mình. Bởi nhắm đến mục đích ấy mà “lộ trình hòa bình” đã được phác họa ra và đã được đôi bên chính thức công nhận; chớ gì họ tiến bước theo lộ trình hòa bình này một cách dứt khoát và can trường! Thế nhưng, cuộc xung đột ấy vẫn còn được chú tâm rất nhiều và thường được phần đông nhân loại cảm thương. Giáo Hội Công Giáo hiện diện ở Palestine 2 ngàn năm, kêu gọi mọi người hãy từ bỏ bất cứ hành động nào có thể hủy hoại lòng tin tưởng, và hãy nói lên những lời lẽ hòa bình bao dung cùng với những cử chỉ hòa bình mạnh mẽ. Nếu hòa bình là hoa trái của công lý thì xin đừng quên rằng… không có công lý nếu không biết thứ tha. Thật vậy, nếu không biết tha thứ cho nhau. Vấn đề này thực sự cần phải có một tấm lòng can đảm về phương diện luân lý hơn là việc sử dụng vũ khí”.
Thế rồi tới cuộc xung đột ở Iraq. Chủ trương của Tòa Thánh về hành động quân sự 2002-2003 đã quá rõ. Hết mọi người có thể thấy rằng hành động quân sự này đã làm cho thế giới an toàn hơn, cả bên trong lẫn bên ngoài Iraq. Tòa Thánh tin tưởng rằng giờ đây cần phải nâng đỡ chính phủ đương nhiệm trong việc họ cố gắng làm cho xứ sở này đạt đến mức độ bình thường hóa cũng như đến một cơ chế chính trị thực sự dân chủ, hòa hợp với các giá trị của những truyền thống lịch sử của nó.
Tòa Thánh hết sức quan tâm tới những quốc gia Phi Châu khác nhau là Sudan, Somalia, các quốc gia ở vùng Đại Hô, Ivory Coast, v.v. đang bị đổ máu bởi những cuộc xung đột với nhau, nhất là bởi cuộc tranh chấp nội bộ. Những nước này cần đến việc chủ động liên kết của quốc tế…, và khối Hiệp Nhất Phi Châu cần lấy thẩm quyền để can thiệp hầu giúp cho tất cả mọi phía có liên hệ hợp pháp ngồi lại thương thảo với nhau. Khối Hiệp Nhất Phi Châu đã chứng tỏ khả năng của mình trong việc tác hành một cách thành công ở một số trường hợp: nó đáng được nhìn nhận và ủng hộ.
6. Tôi đã đề cập đến vấn đề nạn khủng bố, một hiện tượng dị thường, hoàn toàn bất xứng với con người, đã có một tầm vóc quốc tế: ngày nay không một Quốc Gia nào có thể cho rằng mình thoát được nó. Bởi thế, không gây tổn thương đến quyền lợi và nhiệm vụ của mỗi Quốc Gia trong việc áp dụng những biện pháp chính đáng để bảo vệ thành phần công dân của mình cũng như các cơ sở của mình, hiển nhiên là chỉ có thể hiệu lực đương đầu với nạn khủng bố bằng một đường lối liên hợp đa phương, tôn trọng ‘ius gentium’ quyền lợi của các dân nước, chứ không phải bằng thứ chính trị của đơn phương chủ nghĩa.
Không ai nghi ngờ gì về vấn đề chiến đấu chống khủng bố nghĩa là, trước hết và trên hết, hóa giải những lý do làm cho nó trở thành chủ động. Thế nhưng những lý do chính thì nhiều và phức tạp: về chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo; vì thế, cái quan trọng hơn nữa vẫn là một hành động dài hạn, trực diện, nhìn xa trông rộng và nhẫn nại, đi vào tận căn gốc của nó, với mục đích ngăn chặn nó khỏi lan rộng và tiêu diệt những hậu quả chết chóc nhiễm lây của nó.
Tòa Thánh và toàn thể Giáo Hội Công Giáo chủ động dấn thân vào công cuộc này. Giáo Hội dấn thân bằng những cơ cấu giáo dục và bác ái của mình, những cơ cấu mà có mặt ở đâu là góp phần vào việc nâng cao mức độ văn hóa và xã hội của dân chúng, bất biệt phân, nhất là vì lý do tôn giáo; Giáo Hội dấn thân bằng việc đối thoại liên tôn, một hoạt động gia tăng từ Công Đồng Chung Vaticanô II: một cuộc đối thoại hướng đến chỗ khách quan tương kiến, đến tình hữu nghị chân thành, và ở nơi nào có thể, đến việc tự nguyện hợp tác để phục vụ nhân loại. Tòa Thánh luôn biết ơn các thẩm quyền của các tôn giáo khác tỏ ra cởi mở đối với việc đối thoại như thế, cũng như biết ơn các thẩm quyền dân sự tỏ ra khuyến khích việc này, không pha phôi chính trị, tôn trọng cái biệt phân giữa lãnh vực tôn giáo và lãnh vực dân sự, cũng như tôn trọng quyền tự do tôn giáo nồng cốt của con người.
7. Quyền tự do tôn giáo, cùng với các quyền lợi căn bản khác, đã được qui định trong Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền, một bản tuyên ngôn được Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận ngày 10/12/1948. Trên thực tế thì các quyền lợi thiết yếu ấy của con người sống chết có nhau. Và con người sống còn với chúng. Bởi thế, theo quan điểm của Tòa Thánh, cần phải thực hiện hết mọi nỗ lực để bênh vực chúng ở tất cả mọi lãnh vực. Để thực hiện điều ấy, cần phải tránh một nguy hiểm đặc biệt ngày nay được thấy xuất hiện nơi một số quốc gia và những môi trường xã hội. Đó là ý nghĩ cho rằng những quyền lợi thiết yếu này của con người, như được chuẩn nhận trong Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền năm 1948 là những biểu hiệu cho một thứ văn hóa riêng do đó có một giá trị rất ư là tương đối mà thôi. Không: chúng thực sự là những biểu hiện của con người, cho dù sự thật đó là, ở những thời điểm khác nhau và nơi những thứ văn hóa khác nhau, chúng có thể và vẫn được áp dụng khác nhau, bằng những đường lối xứng hợp và khả chấp hơn kém.
8. Trong số những quyền lợi căn bản, hay quyền lợi hơn hết trong các quyền lợi này, như Bản Tuyên Ngôn Chung này rõ ràng xác định, đó là quyền sống của mỗi một con người. Tòa Thánh có thể nói nhiều về quyền sống của hết mọi con người, vì yếu tính của sứ điệp Tòa Thánh đó là “Phúc Âm sự sống”. “Evangelium Vitae” là nhan đề của bức thông điệp nổi tiếng được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/3/1995. Vấn đề về việc tạo sinh sao bản xuất hiện dưới cùng một nhan đề bao rộng này. Vào một ít tuần nữa Tổng Hội Đồng này sẽ trở lại việc tranh luận về vấn đề tạo sinh sao bản. Về vấn đề này, Tòa Thánh lấy làm hãnh diện tái khẳng định việc Tòa Thánh cương quyết ủng hộ việc tiến bộ của một khoa y học luôn tác hành một cách tôn trọng phẩm vị con người, vì nó cống hiến cho con người việc chữa trị và chữa lành những bệnh nạn khác nhau. Theo chiều hướng ấy, Tòa Thánh lập lại việc Tòa Thánh ủng hộ việc tạo được và sử dụng các thân bào tăng trưởng, và tin rằng con đường tiến tới đó là phác họa và áp dụng một Công Ước rõ ràng đưa đến việc bãi bỏ toàn diện vấn đề tạo sinh sao bản con người.
9. “Việc nhìn nhận phẩm vị bẩm sinh cùng với các quyền lợi bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả mọi phần tử thuộc gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới”: Lời Dẫn Nhập của Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền đã mở đầu như thế. Nó là một trong nhiều những công nghiệp bất khả chối cãi của Liên Hiệp Quốc trong việc phác họa, cho lương tâm của toàn thể nhân loại trên 50 năm trước, những nguyên tắc vững chắc cho việc tiến tới hòa bình. Tuy nhiên, qua năm tháng, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, như hết mọi tổ chức của nhân loại khác, cần phải thích ứng các phương thức của nó căn cứ vào những tiến triển trên bình diện chính trường thế giới, nhờ đó, hoạt động của nó trong việc cỗ võ hòa bình mới trở thành hiệu nghiệm hơn. Những thành quả đầu tiên của ủy ban cao cấp được thiết lập vì mục đích này do ông Tổng Thư Ký Kofi Annan phổ biến vào Tháng 6 vừa rồi. Tòa Thánh sẽ cống hiến một số thẩm định chuyên biệt trong dịp tranh luận về vấn đề được tổ chức vào tuần tới này.
Giờ đây, tôi chỉ xin nhắc lại những lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho Ngày Thế Giới Hòa Bình năm nay. Ngài đã nhắc nhở chúng ta rằng “nhân loại ngày nay đang ở trong một giai đoạn khó khăn đối với việc phát triển chân thực của nó”, và vì lý do ấy, lập lại tiếng nói của các vị tiền nhiệm của mình, Ngài đã kêu gọi “một mức độ cao hơn nữa trong việc tổ chức quốc tế”. Điều này chỉ có thể thực hiện bằng việc ban cho những tổ chức như Liên Hiệp Quốc những đặc quyền để dễ dàng hành sử việc ngăn chặn các cuộc xung đột có những lúc gây nên khủng hoảng quốc tế, và nếu thật sự cần thiết, có thể thực hiện “cuộc can thiệp nhân đạo”, tức là hành động nhắm đến chỗ giải giới kẻ tấn công. Tuy nhiên, “mức độ cao hơn trong việc tổ chức quốc tế” có thể đạt được một cách hiệu năng hơn nữa nếu LHQ chỗi dậy từ “tình trạng lạnh lùng của một cơ cấu quản trị”, như lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói, đến tình trạng của “một trung tâm về luân lý, nơi mà tất cả mọi quốc gia trên thế giới cảm thấy thân tình như trong gia đình và phát triển một nhận thức chung về tư cách nó có thể thực sự là một gia đình các quốc gia”.
10. Thưa Ông Chủ Tịch, hiện nay và trong tương lai, Liên Hiệp Quốc bao giờ cũng có thể tin tưởng vào Tòa Thánh chẳng những là một quan sát viên thường trực mà còn là một người bạn đồng hành, lúc nào cũng sẵn sàng nâng đỡ hoạt động phức tạp và khó khăn của nó hợp với bản chất xứng hợp và theo những gì có thể của Tòa Thánh, và là một người bạn đồng hành cũng hợp tác với tất cả mọi quốc gia phần tử bằng một tinh thần tự do và thân hữu.
Cám ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 1/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về nhận định “cuộc thi đua võ trang đang trên đà phát triển”
Đức Ông Leo Boccardi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Tư 22/9/2004, đã trình bày quan điểm của Giáo Hội Công Giáo trước Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế (IAEA: International Atomic Energy Agency) về nhận định “cuộc thi đua võ trang đang trên đà phát triển”. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thưa Ông Chủ Tịch,Nhân danh phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh, tôi xin chúc mừng ông về việc ông được chọn lạm chủ tịch Tổng Hội Nghị lần thứ 48 này và tôi hứa cùng ông và văn phòng làm việc của ông là đại biểu tôi đây sẽ hoàn toàn ủng hộ để giúp cho hội nghị này thành đạt.
Thoáng nhìn vào một số hoạt động được thực hiện trong năm 2003 chúng ta thấy rõ ràng là lãnh vực hoạt động của cơ quan này vẫn tiếp tục được nới rộng. Với vai trò lãnh đạo không tầm thường của Ông Tổng Giám Đốc ElBaradei cùng với việc dấn thân của tất cả văn phòng làm việc của ông, IAEA đã có thể đáp ứng một cách hiệu nghiệm trước nhiều thách đố thuộc toàn thể lãnh vực hoạt động của cơ quan này, chẳng hạn như việc ngăn ngừa cuộc thi đua vũ khí nguyên tử, việc cải tiến và củng cố tình trạng an ninh nguyên tử, và việc giúp tăng tiến cách thức sử dụng kỹ thuật nguyên tử an toàn vào vấn đề phát triển khả thủ, nhờ đó, nó đã góp phần chuyên biệt của mình vào những mục tiêu hòa bình và thịnh vượng trên thế giới vậy.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Những hoạt động bạo lực gần đây đã tác hại ở Nga Sô cũng như ở các phần đất khác trên thế giới đã trầm trọng phạm đến toàn thể nhân loại. Những việc khủng bố tiếp tục vi phạm đến phẩm vị con người và thành phần vô tội đã làm cho tất cả mọi người chú trọng tới nhu cầu cần phải đương đầu với các căn nguyên gây ra những hình thức man di mọi rợ tân thời như thế để giải quyết chúng cho có hiệu nghiệm. Chúng ta cũng phải tiếp tục tin tưởng vào việc đối thoại như là những gì thiết yếu để thiết lập hòa bình và an ninh.
Những đe dọa liên tục xẩy ra cho hòa bình và tình trạng ổn định vì việc leo thang của các thứ vũ khí đại công phá, cũng như vì những vấn đề khẩn trương về nhân đạo và môi trường, đòi chúng ta phải có những đáp ứng mạnh mẽ và bao rộng. Ông Tổng Giám Đốc ElBaradei mới đây không lâu đã tuyên bố rằng: “Chúng ta cũng phải bắt đầu phải nói lên những căn nguyên sâu xa của tình trạng mất an nình. Ở những miền hằng xẩy ra cuộc xung đột lâu đời như Trung Đông, Nam Phi và Bán Đảo Hàn Quốc, thì không thể nào thoát được vấn đề tìm kiếm các thứ vũ khí đại công phá, dù không bao giờ chính đáng, bao lâu chúng ta thiếu những giải pháp cải tổ lại cái yếu kém về tình trạng an ninh”. Việc đáp ứng của cộng đồng quốc tế cần phải là một đáp ứng trọn vẹn, bao gồm vấn đề an ninh, đoàn kết và bênh vực sự sống con người.
Chúng ta đã được cảnh giác trong những thập niên khác nhau là vấn đề leo thang vũ khí nguyên tử đang trên đà tăng phát và có những quốc gia theo đuổi một cách bất hợp pháp việc chiếm hữu những thứ vũ khí đại công phá. Vấn đề còn nguy hiểm ở chỗ những tay khủng bố sẽ tìm cách có được những chất liệu và kỹ thuật của các thứ vũ khí đại công phá này. Thế nên, chúng ta cần đồng ý với nhau về một số những phương sách để bảo đảm không để tiếp tục “thương vụ bình thường” về nguyên tử. Bản Hiệp Ước Không Thi Đua Võ Trang (NPT: Non-Proliferation Treaty) đã góp phần cho nền hòa bình và an ninh quốc tế, nhưng vẫn còn nhiều điều cần phải được hoàn tất, và cộng đồng quốc tế cần phải hoạt động cực lực hơn nữa để làm giảm bớt đi những nguy cơ leo thang nguyên tử, cũng như phát triển một dự trù xứng hợp hơn với các thực tại của thế kỷ 21. Cần phải kiểm soát kỹ hơn việc xuất cảng chất liệu nguyên tử cũng như việc hoàn vũ hóa hệ thống kiểm soát xuất cảng này. Như thế, cần phải trao cho những thanh tra viên nhiều thẩm quyền hơn, như rõ ràng cho thấy trong việc khám phá mới đây về một thị trường buôn bán bất hợp pháp chất liệu và máy móc nguyên tử.
Về tình hình Trung Đông, đại biểu tôi cũng quan tâm đến những dấu hiệu gia tăng về tình trạng bất an ninh gây ra bởi cuộc chiền tranh đang diễn tiến ở Iraq cũng như những liên quan về an ninh đối với toàn vùng này cùng với cuộc xung đột bất ổn định ở Thánh Địa. Tôn trọng những ước vọng hợp lý của cả đôi bên, nhưng vấn đề ngồi lại thương thảo với nhau cùng với việc cụ thể dấn thân của cộng đồng quốc tế mới là những gì có thể dẫn đến một giải quyết khả chấp đối với tất cả mọi người. Bởi thế, tất cả mọi quốc gia trong vùng và cộng đồng quốc tế cần phải bắt đầu một cuộc trao đổi nghiêm cẩn để tạo cho Trung Đông thành một vùng phi các thứ vũ khí đại công phá. Việc làm này, cùng với những hạn chế về vấn đề võ trang qui ước và vấn đề an ninh thích đáng cùng với những đường lối xây đắp lòng tin tưởng, mới là những gì góp phần vào việc thiết lập hòa bình ở vùng ấy. Chương Trình Hợp Tác Về Kỹ Thuật của Cơ Quan đây là một trong những dụng cụ chính yếu để chuyển khoa học và kỹ thuật nguyên tử sang cho các quốc gia hội viên hầu cổ võ việc phát triển về xã hội và kinh tế. Những sáng kiến của cơ quan này, khi được đáp ứng những nhu cầu của các quốc gia thụ nhận cũng như của những cộng tác viên thuộc những quốc gia thụ nhận ấy căn cứ vào những ưu tiên của quốc gia, mới là những gì giúp vào việc chống nghèo, và nhờ đó mới có thể góp phần giải quyết một cách êm đẹp hơn nữa những vấn đề hệ trọng đang gây khó dễ cho nhân loại.
Đại biểu tôi đây lấy làm mãn nguyện nhận thấy những nỗ lực đã được các quốc gia phần tử thực hiện để cải tiến chương trình và việc hợp tác, những gì được tỏ ra cho thấy nơi các phương tiện trở nên thuận lợi đối với vấn đề cải tiến những tình trạng kinh tế xã hội qua việc sử dụng kỹ thuật nguyên tử vào những mục đích hòa bình, mang lại thiện ích cho 110 quốc gia ở tất cả mọi lục địa. Để bảo đảm thành đạt, tất cả mọi quốc gia hội viên cần phải góp phần chung, nhờ đó tỏ ra việc họ dấn thân thắng vượt cái bất định chi phối ngân quĩ hợp tác về kỹ thuật.
Những kỹ thuật về nguyên tử và đồng vị càng ngày càng chứng tỏ hữu dụng trong việc phục vụ các nhu cầu của con người cũng như trong việc giải quyết những thách đố lớn lao, nhất là ở thế giới đang phát triển. Những hoạt động nghiên cứu cùng với các dự án hợp tác về kỹ thuật được thực hiện trong những năm gần đây hay vẫn còn đang diễn tiến là những gì tiếp tục trổ sinh những thành quả khả quan và cho thấy những đường lối mới mẻ trong việc khắc phục các thứ trục trặc ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của một phần đông dân chúng. Những nỗ lực của IAEA trong lãnh vực này thật là đáng kể và cần phải tiếp tục trong việc hợp tác và đồng lực hữu hiệu với các quốc gia thụ nhận.
Những áp dụng êm đẹp này đối với các thứ kỹ thuật về nguyên tử có thể góp phần đáng kể bằng nhiều cách thức vào việc đáp ứng những quan tâm khẩn trương nhất, chẳng hạn như việc điều hành những việc cung cấp nước uống, việc gặt hái mùa màng có một thu hoạch cải tiến hay có một độ mặn nhiều hơn ở các vùng khí hậu khô cằn, việc nhổ tận gốc rễ, một cách có lợi cho môi trường, những con sâu bọ truyền bệnh hay tác hại. Ngoài ra, những áp dụng của các kỹ thuật về nguyên tử này còn có thể được sử dụng một cách hữu hiệu trong việc nghiên cứu vấn đề dinh dưỡng trẻ em cũng như trong việc chẩn bệnh cùng trị bệnh. Đại biểu tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình về những gì đã đạt được nơi ngành y khoa nguyên tử nhờ sự giúp đỡ của IAEA. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điều cần phải làm, và cơ quan này cần phải tiếp tục theo đuổi những nỗ lực đáng kể của mình nơi lãnh vực ấy.
Gần đây, cơ quan này, cùng với tổ chức WHO, còn chú ý tới một cuộc khủng hoảng lơ lửng khác đang ảnh hưởng tới cả hằng triệu triệu con người, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Con số bệnh nhân bị bệnh ung thư đang gia tăng khủng khiếp, trong khi đó, các phương tiện và dụng cụ chẩn bệnh và trị bệnh này lại rất eo hẹp, thậm chí thiếu thốn ở nhiều quốc gia. Gần 13% những nạn nhân tử vong trên khắp thế giới là do bị ung thư (hơn cả bị lao phổi, sốt rét và hội chứng liệt kháng cộng chung lại với nhau). Ngày nay lại càng có nhiều trường hợp ung thư mới mỗi năm ở các quốc gia đang phát triển hơn là ở những quốc gia kỹ nghệ hóa, và con số ung thư ở những nơi ấy sẽ tăng lên thật nhiều vào những thập niên tới đây.
Việc trị liệu bằng quang tuyến là một trong những trị liệu chính của bệnh ung thư, và trên 50% bệnh nhân được chẩn bệnh mắc chứng ung thư đã hưởng lợi ích từ loại trị liệu hoặc áp dụng nguyên như thế hay áp dụng cùng với việc giải phẫu và việc hóa trị liệu (chemotherapy). Tuy nhiên, ở thế giới đang phát triển, hơn một nữa bệnh nhân mắc chứng ung thư không có thể được trị liệu bằng quang tuyến ấy, vì thiếu máy móc thích hợp và thiếu nhân viên được huấn luyện đầy đủ chuyên môn về ngành vật lý bệnh học và y học.
Tòa Thánh cám ơn tất cả mọi hoạt động và nỗ lực của IAEA cũng như của các cộng sự viên của cơ quan này trong việc phác họa và nới rộng các chương trình kiểm soát ung thư, những chương trình bao gồm việc cung cấp dụng cụ máy móc và dụng cụ máy móc cần thiết cập nhật hóa, cũng như việc huấn luyện đầy đủ cho các bác sĩ y khoa, các nhà vật lý và các chuyên viên kỹ thuật, cùng với việc trao đổi tín liệu giá trị khắp thế giới. Một trong những công việc chính của IAEA từng làm đó là khai triển và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn cũng như các Mật Mã Về Việc Thực Hành liều lượng học quang tuyến y khoa. Cơ cấu tổ chức trên thế giới của các phòng thí nghiệm liều lượng học tiêu chuẩn, những phòng thí nghiệm đã được các cơ quan IAEA và WHO hỗ trợ nhiều năm, đang cung cấp những dịch vụ định cỡ cho các bệnh viện, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, để giúp phần phẩm chất cho những chương trình của các nước ấy.
Cơ quan này hy vọng tiếp tục theo đuổi và củng cố tất cả mọi hoạt động quan trọng tức thời này. Việc cơ quan ấy mới bắt đầu Chương Trình Hoạt Động Cho Việc Trị Liệu Ung Thư (PACT: Program of Action for Cancer Therapy), một chương trình nhắm đến chỗ làm gia tăng khả năng của cơ quan ấy trong việc giúp cho các quốc gia hội viên thực hiện công việc trầm kha chống lại ung thư, cũng như nhắm đến chỗ thiết lập những trung tâm vùng chuyên môn về trị liệu quang tuyến, sẽ đạt được thành quả, nếu các quốc gia cũng như những tổ chức cống hiến quảng đại ủng hộ sáng kiến này.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Những nỗ lực đáng kể của IAEA trong việc gia tăng tình trạng an toàn về nguyên tử và quang tuyến, trong việc vạch ra cho thấy những đường lối và những phương pháp an toàn để sử dụng những nguồn phóng xạ, cũng như trong việc giúp phục hồi những nguồn phóng xạ bị bỏ bê là những gì đóng góp quan trọng để làm giảm thiểu những thứ nguy hiểm và ngăn ngừa cái nguy hại gây ra cho quần chúng cũng như cho cá nhân. Cơ quan này đang chủ động dấn thân vào việc duy trì một nền văn hóa an toàn khi áp dụng các kỹ thuật về nguyên tử cũng như trong việc phân tử hóa chất phóng xạ, cần phải tiếp tục hoạt động của mình nơi lãnh vực này. Mức tiến bộ ở những cơ sở hạ tầng trong việc bảo vệ chất phóng xạ được cập nhật hóa nơi nhiều miền đất đã góp phần cho tình trạng an toàn hơn nữa và mang lại thiện ích thực sự, thế nhưng, mục đích này vẫn chưa đạt được, cần phải tiếp tục theo đuổi.
Ngoài ra, một công việc cam go khác đó là việc tăng bổ vấn đề an ninh của chất liệu nguyên tử cùng với bộ phận nguyên tử, một công việc vẫn còn là một mối quan tâm, cần phải có sự hợp tác hiệu nghiệm và thật nhiều giữa các tổ chức quốc tế và những quốc gia riêng.
Những hoạt động của cơ quan này đang vươn ra nhiều lãnh vực. Tuy nhiên, sự thành đạt của nó không thể khiến chúng ta lấy làm mãn nguyện. Chúng ta không thể cho rằng việc làm của chúng ta đã xong, nhưng chúng ta cần phải liên lỉ nỗ lực tiến đến đích điểm của mình.
Xin cám ơn ông chủ tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 28/9/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc về việc chống lại tình trạng đói khổ: “Người nghèo chỉ không có những gì bất khả thiếu để sống, còn người khốn khổ không có ngay cả những gì bất khả thiếu”.
Hôm 20/9/2004, tại Tổng Hành Dinh Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano đại diện Tòa Thánh Vatican đã ngỏ lời cùng cuộc họp của tổ chức quốc tế này về vấn đề những đường lối mới để giải quyết những vấn đề nghèo khổ và đói khổ trên thế giới.
Thưa Chủ Tịch,
Tôi hân hạnh bày tỏ việc thiết tha của Tòa Thánh cũng như sự tha thiết riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về việc khởi xướng quan trọng tổ chức cuộc họp này, một cuộc họp được phát động bởi tổng thống Cộng Hòa Liên Bang Ba Tây, người đã được nhiều chính phủ có đại biểu ở đây ủng hộ.
Với lòng trọng kính ấy, tôi xin được bày tỏ vắn gọn một chút suy tư sau đây.
1. Tất cả chúng ta đều ý thức được tầm quan trọng của vấn đề nghèo khổ trên thế giới. Tòa Thánh đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, và muốn bày tỏ lòng cương quyết nơi đây về tất cả mọi nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo trong việc nhổ tận gốc cái tai ương hoạn nạn này khỏi thế giới. Thật vậy, hết mọi Kitô hữu đều phải thực hiện thái độ của Chúa Kitô đối với anh chị em đồng hương thiếu thốn của ăn thức uống của mình: "Misereor super turbam, quia [...] nec habent quod manducent" “Thày thương hại dân chúng vì họ chẳng có gì ăn uống cả” (Mk 8:2).
Về phần mình, Tòa Thánh bao giờ cũng ủng hộ nhiều sáng kiến chung riêng trong việc giải quyết thảm kịch ấy. Bởi vậy cần phải nhắc đến hoạt động nhân đạo bao rộng của các cơ cấu Công Giáo trên khắp thế giới, nhất là ở những miền truyền giáo cũng như ở những xứ sở nghèo khổ nhất.
2. Cũng thế, Tòa Thánh còn ủng hộ những sáng kiến của các tổ chức khác nhau của Liên Hiệp Quốc, nhất là FAO (Food and Agricultural Organization of the United Nations), IFAD và WFP là những cơ cấu trực tiếp liên quan tới việc chiến đấu chống lại tình trạng nghèo khổ và bấp bênh về lương thực.
Những nguyên tắc chi phối chủ trương của Tòa Thánh theo chiều hướng này đã được diễn giải rộng rãi trong bài diễn văn của tôi năm 1996 ở FAO, những nguyên tắc đề cập đến việc tôn trọng phẩm vị con người, đến việc áp dụng thi hành nguyên tắc liên đới kết đoàn, đến việc thực thi nguyên tắc về mục đích chung của các sản vật của trái đất này, và đến việc cổ võ hòa bình.
Năm 1996 chính là năm mà tất cả mọi quốc gia long trọng quyết tâm, những xứ sở sau đó liên kết lại để cử hành thời điểm vọng đệ tam thiên niên kỷ. Tòa Thánh cũng liên hợp với những quyết tâm trọng thể ấy của tất cả mọi vị lãnh đạo quốc gia và chính quyền được gói ghém trong “Bản Tường Trình Năm 1996 Về Thượng Nghị Thực Phẩm Thế Giới”, rồi sau đó trong văn kiện "2000 U.N. Millennium Declaration”.
3. Như thế, một liên minh đã được khai sáng để chống lại tình trạng đói khổ trên thế giới, thế nhưng, sau đó, từ từ mới khám phá ra rằng không đủ ngân quĩ để thực hiện một chương trình bảo toàn long thực thế giới. Những nỗ lực thực hiện để đối đầu với các trường hợp khẩn gây ra bởi thiên tai hay chinh chiến đều đáng khen. Thế nhưng, dĩ nhiên là vấn đề còn bao rộng hơn thế nữa. Cuộc chiến đấu chống lại tình trạng đói khổ, tôi có thể nói chống lại tình trạng khát nữa, còn vượt ra ngoài những trường hợp thuần túy khẩn cấp; cuộc đối chọi này cần phải giải quyết một chuỗi những yếu tố phức tạp, chẳng hạn như nhu cầu cần phải đầu tư vào cái vốn liếng về nhân bản của dân chúng địa phương (tôi đang nghĩ đến các lãnh vực giáo dục và sức khỏe), của việc cần phải thuyên chuyển các thứ kỹ thuật xứng hợp cũng như của việc bảo toàn tính cách cân bằng nơi vấn đề thương vụ quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề này không được làm nản chí việc thiết lập một chương trình đưa đến chỗ nhổ tận gốc tình trạng đói khát trên thế giới.
4. Bởi thế, chúng tôi hoan nghênh một nỗ lực mới trong việc "aumentar a disponibilidade de recursos para enfrentar aqueles desafios (tăng thêm những nguồn tài nguyên thuận lợi để giải quyết những thách đố này)”, và hơn thế nữa, trong việc "examinar fontes alternativas de financiamento ao desenvolvimento (cứu xét những nguồn thay nhau để tài trợ việc phát triển)” (Letter of the President of Brazil to His Holiness John Paul II, June 25, 2004).
Thực sự là một trong những vấn đề chính làm cho một chương trình như thế bị chao đảo đó là vấn đề tài trợ. Mặt khác, chúng tôi cũng cần nhắc nhở một lần nữa cho tất cả mọi quốc gia ban phát về quyết tâm của họ trong việc tăng viện trợ chung cho vấn đề phát triển lên 0.7% từ Tổng Sản Lượng của mỗi quốc gia. Bởi thế cần phải theo đuổi thực hiện những đường lối mới đang được bàn đến ở đây, cũng như chú ý tới việc thỏa thuận đã được bày tỏ ở Monterrey và nâng đỡ những hoạt động đặc biệt như những hoạt động của Cơ Quan Tài Chính Quốc Tế.
5. Về phần mình, Tòa Thánh sẽ ủng hộ đối với vấn đề ấy. Đây sẽ là một công cuộc to tát, cùng với những gì đã được thực hiện chống lại các thứ bệnh nạn và bần cùng nói chung. Nhờ đó, những gì bất khả thiếu để sống sẽ được dễ dàng hơn cho hết mọi con người tạo sinh được Thiên Chúa yêu thương bởi phẩm vị cao cả theo hình ảnh và tương tự như Ngài. Tôi đã nói đến tình trạng bần cùng chứ không nói nhiều đến tình trạng nghèo khổ, vì tình trạng nghèo khổ, mặc dù cần phải tăng thêm nỗ lực để giải quyết nó, bao giờ cũng liên quan với chúng ta không cách này thì cách khác. Đó là lý do đây là những lời nói bao giờ cũng hợp thời của một vị đại giám mục ở xứ sở của ngài Chủ Tịch, đó là Đức Ông Helder Câmara rất đáng nhớ: “Người nghèo chỉ không có những gì bất khả thiếu để sống, còn người khốn khổ không có ngay cả những gì bất khả thiếu”.
Chính cái bất khả thiếu này là những gì chúng ta cần phải cống hiến trao ban cho hết mọi con người tạo sinh vậy!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 21/9/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Nhổ Tận Gốc Tình Trạng Bần Cùng
Thứ Ba ngày 29/6/2004, vị đại diện của Tòa Thánh là bà Mary Ann Glendon, tân chủ tịch Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Học Xã Hội, đã lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh tham dự hội nghị 2004 High Level Segment of Least Developed Countries (LDC) của Hội Đồng Về Kinh Tế Và Xã Hội Của Liên Hiệp Quốc. Đề tài vị tân chủ tịch này muốn phát biểu đó là “Việc Sử Dụng Nguồn Liệu và Môi Trường Khả Dĩ Để Nhổ Tận Gốc Rễ Tình Trạng Bần Cùng Theo Chiều Hướng Áp Dụng Chương Trình Hoạt Động Cho Các Quốc Gia Kém Phát Triển Nhất Trong Thập Niên 2002-2010”.
Thưa Bà Chủ Tịch:
Trước dấu hiệu cho thấy rằng các quốc gia ít phát triển nhất đang gặp nguy hiểm trong việc không đạt được những mục tiêu ấn định nhắm đến vấn đề nhổ tận gốc rễ tình trạng nghèo khổ, Tòa Thánh muốn hợp tiếng với những ai đang thiết tha kêu gọi gia đình các quốc gia hãy chú ý tới những nhu cầu của các phần tử dễ bị tổn thương nhất của mình.
Phái đoàn đại biểu chúng tôi chú ý thấy rằng, căn cứ vào sự tiến bộ cho tới nay, hầu hết những quốc gia chậm phát triển nhất không thể đạt được, chẳng hạn, những mục tiêu của Chương Trình Hành Động Brussels (Brussels Program of Action [BPOA]). Mức độ phát triển về kinh tế của các quốc gia chậm phát triển ở sâu dưới mức cần để bắt đầu tiến vào con đường giảm nghèo thì những cuộc đầu tư không gia tăng mấy, những Việc Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức (ODA: Official Development Assistance) và Việc Trực Tiếp Đầu Tư Nước Ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) không đầy đủ. Ngoài ra, nhiều quốc gia chậm phát triển nhất thấy mình rơi vào tình trạng hậu xung khắc, lên tới con số 80% trong 20 các quốc gia chậm phát triển nhất đã thoát khỏi tình trạng nội chiến trong vòng 15 năm qua.
Thế nhưng, những khó khăn và thách đố ấy không được coi như là những thứ chữa mình, mà là những gì thôi thúc những đồng bạn phát triển cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Vì như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh là “thành phần nghèo khổ không thể đợi chờ”. Không ai có thể phủ nhận được rằng cái thách đố để bảo tồn những gì thường cho thấy như là một cái vòng lẩn quẩn nghèo khổ tự kéo dài, nhất là ở các quốc gia chậm phát triển nhất, là những gì ghê gớm.
Đôi khi trong số những trở ngại cho việc tiến bộ không được chú trọng lắm đó là sự kiện vấn đề toàn cầu hóa đã tăng bội tình trạng lũng đoạn hết mọi lối sống. Khi mà những mẫu mực cổ xưa về vấn đề làm việc và đời sống gia đình đã bị phân tán thì cảm quan về sự bất lực lại gia tăng. Khi mà những hình thức mới về nghèo khổ xuất hiện thì những bộ mặt của thành phần nghèo khổ là những bộ mặt nữ giới và trẻ em gia tăng. Tóm lại, thế giới hiện nay đang trải qua một giai đoạn chao đảo, đầy những nguy hiểm lẫn hứa hẹn. Thành phần bị nguy hiểm nhất giữa cơn náo động về kinh tế và xã hội này thường là thành phần bị lãng quên nhất.
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế đã phác họa ra một đường lối hợp tác có tổ chức để các quốc gia chậm phát triển nhất có thể phát triển nền kinh tế của mình và để nhập cuộc sản xuất và trao đổi. Những yếu tố của đường lối này đã được đa số đồng ý: đó là vấn đề giảm nợ, là những việc mậu dịch công bằng, là qui tắc luập pháp, là việc đầu tư giáo dục, là việc chăm sóc sức khỏe căn bản, là vấn đề dinh dưỡng và phương tiện vệ sinh.
Về vấn đề này, Tòa Thánh nhận thấy rằng Chương Trình Hành Động Brussels, một chương trình hoạng động nhắm đến việc nhổ tận gốc rễ vấn đề nghèo khổ và đói ăn ở 50 quốc gia chậm phát triển nhất trên thế giới, nơi có 7 trăm triệu người nghèo trên thế giới đang sống. Những cuộc dấn thân đặc biệt được phác họa ra nơi Chương Trình Hành Động này có thể đẩy mạnh việc gia tăng vấn đề viện trợ phát triển, vấn đề cổ võ việc đầu tư nước ngoài, vấn đề giảm gánh nặng nợ nần, và vấn đề mở thị trường ở các nước kỹ nghệ cho việc xuất cảng của các quốc gia chậm phát triển nhất.
Những chương trình hành động được quốc tế chấp thuận, như BPOA, có thể cống hiến cho con người chiếc chìa khóa để mở toang ngục tù nghèo khổ. Vì lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta thậm chí đã tiến đến chỗ phác họa những điều kiện cho hết mọi em gái và em trai phát triển tất cả khả năng về con người của các em. Thế nhưng, chiếc chìa khóa để mở những cửa ngục tù này không thể trao cho bất cứ một đảng phái duy nhất nào. Thật là một gương mù và là một thảm trạng khi các quốc gia không chung ta vặn chiếc chìa khóa này.
Bởi thế mà cộng đồng quốc tế cần phải kêu gọi các nước tân tiến hãy dẫn đầu trong việc tỏ ra lãnh nhận trách nhiệm nhiều hơn và tình đoàn kết hơn cũng như tỏ ra từ bỏ những lợi lộc và mục tiêu thuần túy phái nhóm trước lợi lộc cao quí của công ích. Thiếu việc triệt để dấn thân này của các quốc gia tân tiến trong việc chia sẻ hy sinh thực hiện tiến trình này, LDC vẫn tiếp tục bị bó tay trong tình trạng khó khăn hiện nay của mình.
Bởi thế, tính cách khẩn trương của Tầm Cấp Cao này đó là: Làm thế nào để những việc dấn thân sẵn có này được tái sinh động? Làm thế nào để sự tiến bộ cùng với đường lối đã được phác định cẩn thận có thể tiến triển nhanh chóng hơn? Là một đồng bạn hằng đặc biệt quan tâm đến thành phần nghèo khổ nhất trong các quốc gia nghèo khổ nhất, Tòa Thánh nhìn thấy rằng cần phải có một đường lối hợp tác rộng rãi về kinh tế và chính trị.
Về vấn đề mục tiêu được quốc tế chấp thuận trong việc giảm thiểu tình trạng nghèo khổ xuống còn một nửa ở các quốc gia chậm phát triển nhất vào năm 2015, Tòa Thánh nhận thấy rằng hiện nay hết sức cần phải thực hiện một cuộc dấn thân toàn cầu cách hiệu năng hơn trong việc vận động thêm những số lượng nguồn tài trợ phát triển để giải quyết tình trạng nghèo khổ đang lan tràn ở các quốc gia chậm phát triển nhất. Tuy nhiên, vì việc hỗ trợ về tài chính cần phải giúp ích cho các quốc gia chậm phát triển nhất mà nó cần phải thực hiện một cách hiệu nghiệm hơn những cuộc đầu tư chín chắn sinh lợi, mang lại thiện ích rõ ràng cho các cộng đồng được nhắm đến.
Tương tự như thế, cũng cần phải thực hiện một nỗ lực chính yếu trong việc xây dựng khả năng địa phương hầu giúp vào việc sửa soạn và thi hành những cuộc đầu tư này, trong khi đó, cần phải thực hiện những phương thức minh bạch và khả tín để xem xét xem những nguồn lợi này đã được sử dụng ra sao. Khi thực hiện những nỗ lực để phác ra những điều kiện đầy đủ về tài chính và thương mại, cộng đồng quốc tế cần phải tiếp tục tìm kiếm những đường lối và phương tiện giúp vào việc phân phối công bằng những thứ bổng lợi cũng như giúp vào việc thiết lập những điều kiện có thể bảo toàn việc phát triển thật sự của nhân loại.
Tuy nhiên Tòa Thánh muốn nhấn mạnh là bất cứ một đường lối nào muốn cổ võ việc phát triển chân thực và bền vững đều phải bảo vệ phẩm vị và văn hóa của con người.
Nhu cầu cần phải tôn trọng phẩm vị và văn hóa của con người gợi lên vấn đề liên quan đến những thứ nguyên tắc về đạo lý cần thiết để bảo trì việc phát triển chân thực. Trong khi người ta thường nhận thấy những môi trường thiên nhiên đang gặp nguy biến trong thời hỗn loạn hiện nay, những lại ít chú trọng đến cuộc khủng hoảng đang phát triển nơi những môi trường mong manh về xã hội của con người. Những thay đổi nhanh chóng về xã hội và kinh tế, và những cuộc xung đột võ trang ở một số nơi, đã nghiêm trọng báo động cho các gia đình cũng như cho những cơ cấu về xã hội liên quan đến các gia đình. Ở nhiều quốc gia nghèo, các gia đình đã bị tàn phá bởi nạn dịch hội chứng liệt kháng HIV/AIDS và bị lũng đoạn bởi việc di dân. Vì gia đình là môi trường cơ bản, nơi con người trước hết có được những phẩm chất của tính chất cũng như của khả năng để làm nền móng cho những thứ kinh tế và chính trị lành mạnh, mà những chính sách phát triển cần phải chú trọng đến ảnh hưởng của nó đối với những môi trường xã hội gặp nguy hiểm.
Việc đầu tư vào cái vốn liếng nhân bản cần phải được đề cao trong những gì cần phải thực hiện về việc phát triển. Mặc dù các nước chậm phát triển nhất nghèl khổ về vật chất, họ lại giầu có khi thực hiện khả năng theo con người. Con người là nơi mà tất cả mọi chiều kích phát triển qui tụ, việc phát triển chẳng những như là một thứ loại trừ đi tình trạng nghèo khổ mà còn như là một việc giải phóng cho những tặng ân cùng những tài năng ở nơi hết mọi con người nữ nam, bằng sức khỏe dồi dào hơn, giáo dục tốt đẹp hơn và có nhiều cơ hội hơn. Việc giải phóng của khả năng này cần phải bao gồm việc cẩn thận lưu ý tới những tình trạng của nữ giới và các em gái, bảo đảm cho họ được có phương tiện bình đẳng về vấn đề học vấn cùng sức khỏe, cũng như được hưởng những quyền lợi về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Để tiến đến những mục đích ấy, phải hết sức sử dụng kinh nghiệm và các nguồn hoạt động theo đức tin, như là thành phần đồng bạn trong các lãnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và nâng đỡ.
Giờ đây, với phương tiện khả dĩ đánh bại những kẻ thù xa xưa của con người là đói khổ và nghèo khổ, không còn có thể chữa mình về việc không tiến bước. Cái trở ngại chính yếu đã được vị Tổng Thư Ký vạch ra cho thấy khi ông nói rằng: “Trong khi có đủ các nguồn lực để chiến đấu với tình trạng đói ăn thì lại thiếu ý muốn chính trị để thực hiện điều này”. Những gì làm ngăn trở cho việc động viên ý muốn cần thiết này? Nó không phải chỉ là cái vòng tệ hại bởi nghèo khổ về vật chất ở những quốc gia chậm phát triển nhất, mà còn là một cái nghèo về tâm tưởng nơi những con người may mắn hơn trên thế giới, đó là thiếu đồng cảm, là không thể nhận ra tính cách liên thuộc của tất cả mọi phần tử thuộc gia đình nhân loại, là quên lãng việc lệ thuộc sâu xa của chúng ta vào trái đất này, là mùa màng, và là trẻ em thành phần tiêu biểu cho tương lai của nhân loại.
Bởi thế, Tòa Thánh lợi dụng dịp này để tái xác nhận những cuộc dấn thân lịch sử của mình về cả hai chiều kích: đó là việc Giáo Hội dấn thân trong việc cung cấp vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và các dịch vụ căn bản khác cho thành phần nghèo khổ nhất trong gia đình nhân loại, và việc Giáo Hội thực hiện sứ vụ mở lòng của thành phần may mắn.
Thưa Bà Chủ Tịch, vấn đề cần thiết đó là việc thay đổi tâm can, một việc mà cộng đồng quốc tế có thể chưa bao giờ hiên ngang hơn, quảng đại hơn, sáng tạo hơn, nhiệt tình hơn trong cuộc tranh đấu của mình để hoàn toàn chấm dứt việc chia rẽ thế giới thành những miền bần cùng và giầu thịnh.
Xin cám ơn Bà Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh do Zenit phổ biến ngày 1/7/2004.
Tòa Thánh tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Thương Mại và Phát Triển:
"Mục đích duy nhất của phát triển không phải là làm cho con người 'sản xuất nhiều hơn' mà là bảo đảm phẩm vị của họ và cải tiến khả năng hoạt động một cách tự nhiên của họ".
Trong phiên họp thứ 11 của Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Giao Thương và Phát Triển ở Ba Tây trong những ngày 13-18/6/2004, ĐTGM Silvano Tomasi, đại diện Tòa Thánh đã ngỏ lời về vấn đề này như sau:
Thưa Ông Chủ Tịch,
Đại Biểu Tòa Thánh chúng tôi xin hợp với các phát ngôn viên trước đây để chúc mừng ông và Văn Phòng được ông tuyển lựa cho việc điều hành Hội Nghị Tác Vụ quan trọng này trong dịp mừng kỷ niệm 40 năm thành lập UNCTAD đây. Chúng tôi cũng xin cám ơn Chính Phủ và Nhân Dân Ba Tây về sự đón tiếp và đãi ngộ nơi đây.
1. Bốn mươi năm trước đây những Quốc Gia tham dự Hội Nghị đầu tiên của LHQ về Giao Thương và Phát Triển ở Geneva đã bày tỏ quyết tâm “tìm kiếm một đường lối hiệu nghiệm hơn trong việc hợp tác quốc tế về kinh tế, nhờ đó xóa bỏ tình trạng chia rẽ trên thế giới thành những miền nghèo khổ và những vùng dồi dào, và tất cả mọi người được trở nên thịnh vượng. Họ đã kêu gọi khử trừ cảnh nghèo khổ ở khắp nơi, và họ đã thấy được nhu cầu là “những mạch giao thương thế giới cần phải giúp loại trừ đi những cái khác biệt giữa các quốc gia…. Công việc phát triển này nhắm đến thiện ích của toàn thể dân chúng” (Final Act of UNCTAD I, adopted on June 15, 1964. Preamble, 1,4).
Ngày nay, UNCTAD vẫn còn là một dụng cụ thực sự để chiếm đạt những ước nguyện ban đấu ấy của mình, cũng như trong việc cổ võ vấn đề phát triển và đối thoại giữa các xứ sở đã phát triển và đang phát triển. Mục đích của hội nghị hiện nay cho thấy tầm quan trọng của việc liên kết sẵn có giữa vấn đề những chính sách phát triển của quốc gia với những tiến trình kinh tế hoàn cầu.
2. Vấn đề toàn cầu hóa thật sự là một thực tại. Trong 15 năm qua, tiến trình này đã được tăng phát bởi những đổi thay theo địa dư quốc tế về chính trị, bởi việc giảm thiểu nhanh chóng các thứ tốn phí về vấn đề chuyên chở, nhất là việc lan tràn các kỹ thuật thông tin và truyền thông. Nhiều nền kinh tế trên thế giới đang hội nhập lại với nhau. Về vấn đề tiến bộ và khó khăn, tốn kém và lợi ích, thì mỗi một xã hội và mỗi một nền kinh tế cần phải theo chiều hướng thị trường chung toàn cầu.
3. Tính cách quan trọng của chiều kích kinh tế, dựa vào tình trạng thống nhất của thị trường, là một tính cách quan trọng mà nhiều tổ chức quốc tế coi nó như là một đặc tính nổi bật của vấn đề toàn cầu hóa. Tuy nhiên, vấn đề toàn cầu hóa còn có những chiều kích khác nữa, như chiều kích về văn hóa và chiều kích về đạo lý. Trước những vấn đề nghèo khổ, vấn đề bảo vệ môi siunh, vấn đề an ninh và quyền phát triển, cộng đồng thế giới đang bắt đầu đặt ra những mục đích chung cho tất cả mọi quốc gia cũng như cho toàn thể xã hội dân sự. Việc chấp nhận quyền phát triển, và tầm quan trọng của việc tham dự của hết mọi người như phương tiện thực hiện quyền này, là một số bước tiến trong việc phát triển một nhận thức chung về các khía cạnh đạo lý và văn hóa liên quan đến tiến trình thống nhất. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Về phần mình, Giáo Hội tiếp tục khẳng định là việc nhận thức về đạo lý liên quan tới vấn đề toàn cầu hóa cần phải được dựa vào hai nguyên tắc bất khả phân ly: Nguyên tắc thứ nhất đó là giá trị bất khả chuyển nhượng của con người, nguồn mạch cho tất cả mọi quyền lợi của con người cũng như cho hết mọi cơ cấu xã hội…. Nguyên tắc thứ hai đó là giá trị của văn hóa con người mà không một quyền lực nào có quyền coi thường và thậm chí hủy hoại” (John Paul II, Address to the 7th Plenary Session of the Pontifical Academy of Social Sciences, 25-28 April, 2001).
4. Chúng ta cần phải nhìn nhận rằng những thành đạt hiện nay ở dưới mức độ rất sâu đối với những gì cần phải có, và guồng máy toàn cầu hóa đã đưa đến tình trạng loại trừ, nếu không muốn nói là bần cùng hóa, đối với nhiều người trên thế giới này. Đó là lý do mà những khía cạnh khác nhau của vấn đề toàn cầu hóa, dù tích cực hay tiêu cực, đều phải được đối đầu bởi những diễn viên khác nhau thi hành cùng một trách nhiệm. Vấn đề toàn cầu hóa mang lại những thành quả khác nhau ở những môi trường khác nhau. “Vấn đề toàn cầu hóa tự mình không tốt mà cũng chẳng xấu. Nó sẽ trở thành những gì con ngươiụi làm nên nó. Không có một đường lối nào lại là cùng đích của mình, nên cần phải nhấn mạnh rằng vấn đề toàn cầu hóa, giống như bất cứ một đường lối nào khác, cần phải phục vụ cho con người; nó phải phục vụ cho tình đoàn kết cũng như cho công ích” (John Paul II, Address to the 7th Plenary Session of the Pontifical Academy of Social Sciences, 25-28 April, 2001).
5. Con số người sống dưới mức 1 Mỹ kim mỗi ngày mỗi người đã được giảm bớt từ những năm 1980. Việc gặt hái kết quả tích cực này là do tiến trình hội nhập kinh tế được một số quốc gia áp dụng.
Tuy nhiên, vẫn còn một thứ chênh lệch đáng kể theo miền. Có một số quốc gia đã giảm thiểu một cách đáng kể con số rất cao dân chúng sống trong nghèo khổ nhờ việc tăng trưởng mạnh mẽ, thì ở những miền khác, nhất là ở Hạ Mạc Sahara Phi Châu và Mỹ Châu Latinh, con số này lại gia tăng.
Nói chung, mối liên hệ của việc cởi mở về kinh tế với việc giảm thiểu nghèo khổ dường như không phải là một liên hệ hiệu nghiệm. Vấn đề tăng phần tham dự và hội nhập là những gì tiêu biểu cho một đường lối quan trọng đối với một đời sống xứng đáng hơn. Cần phải đào sâu và cải tiến việc hiểu biết về mối liên hệ giữa vấn đề hội nhập kinh tế với việc giảm thiểu nghèo khổ.
6. Vấn đề được nhận thấy là việc hội nhập kinh tế, ở một số mô thức hiện nay, càng dẫn đến chỗ chênh lệch hơn nữa. Khoảng cách nơi lợi tức tính theo đầu người giữa thành phần giầu nhất và nghèo nhất đã gia tăng đáng kể, và không có một dấu hiệu nào cho thấy có thể đảo ngược được khuynh hướng này.
Hơn thế nữa, tiến trình này thường liên hệ tới tình trạng chênh lệch gia tăng trong quốc gia. Chúng ta thấy các quốc gia phát triển kinh tế mạnh mẽ được kèm theo cả tình trạng gia tăng mức chênh lệch về lợi tức cũng như gia tăng khoảng cách giữa những thành phần dân chúng nơi những khía cạnh nghèo khổ khác, như khía cạnh giao dịch thị trường, khía cạnh điều kiện sức khỏe, khía cạnh tử vong – nhất là trẻ em tử vong – và khía cạnh giáo dục. Tình trạng chênh lệch này, nếu tồn tại, sẽ dẫn đến chỗ mạnh mẽ loại trừ hết mọi thành phần dân chúng và gây ra một thứ khó khăn lưỡng đôi về cấu trúc vốn đã suy sụp. Chẳng hạn như tình trạng dân chúng bị đẩy ra ngoài lề xã hội ở những miền làng quê rộng lớn, và việc gia tăng con số thất nghiệp nơi khu vực bán chính thức so với các khu vực chính thức ở những miền đô thị của các quốc gia phát triển, thì những vấn đề về cấu trúc là những gì cần phải được giải quyết một cách thích hợp.
7. Kiểu bị đẩy ra ngoài lề xã hội này là những gì vi phạm đến phẩm vị con người, tước đoạt con người quyền được tham dự hoàn toàn trọn vẹn vào những cơ hội phát triển, và dập tắt đi việc phát triển, từ đó gây nên hậu quả tai hại, ở chỗ, nhiều quốc gia không được giao tiếp mau chóng với những gì năng động phức hợp của một nền kỹ nghệ toàn cầu và bị đẩy đến chỗ sống trong những hình thức bần cùng mới.
8. Tình trạng chênh lệch là căn nguyên gây ra vấn đề xung khắc. Những niềm mong đợi bị khước từ trong một số trường hợp và theo những điều kiện nào đó gây ra tình trạng bất ổn về xã hội, thậm chí tiến đến chỗ bạo động như một hình thức bày tỏ phản ứng vậy.
9. Tóm lại, mặc dù việc hội nhập kinh tế có thể dẫn đến chỗ gia tăng phát triển, và “nhờ phát triển, vấn đề giao thương có lợi cho thành phần nghèo”, vẫn phải chú trọng tới tình trạng chênh lệch trong tiến trình phát triển. Dù tự mình vấn đề cởi mở của kinh tế là một chính sách chống nghèo, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu những cách thức để làm sao cho những chính sách hội nhập giao thương này có thể thực sự trở thành những chính sách giảm nghèo.
10. Việc loại trừ tình trạng nghèo khổ làm gia tăng mối liên kết về xã hội và trở thành một phương tiện cho việc phát triển khả thủ. Để đạt được thành quả này, chúng ta cần phải mạnh mẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “việc nhổ tận gốc rễ cảnh nghèo khổ” như là một mục đích chung, và con đường để chiếm được mục đích này nó cần trải qua đó là việc củng cố thị trường quốc gia, nhất là bằng việc đầu tư vào việc phát triển nguồn lực nhân loại, cũng như bằng việc cải tiến khả năng tham dự vào các cơ hội có được từ vấn đề hội nhập kinh tế, trước hết cho thành phần dân chúng năng động rồi tới cho chung cộng đồng dân chúng.
11. Mục đích duy nhất của phát triển không phải là làm cho con người “sản xuất nhiều hơn” mà là bảo đảm phẩm vị của họ và cải tiến khả năng hoạt động một cách tự nhiên của họ.
Nói đến vốn liếng nhân bản và nguồn lực nhân bản là muốn nhắm đến yếu tố chính yếu trong tiến trình phát triển. Việc phát triển không phải chỉ để loại trừ tình trạng nghèo khổ, mà còn nhắm đến cả tình trạng sức khỏe và giáo dục được tốt đẹp hơn nữa, đến việc bao gồm trong xã hội cũng như đến việc trọn vẹn hoan hưởng nmhững quyền lợi về dân sự và chính trị. Những khía cạnh về kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị của việc phát triển là những gì liên kết với nhau bất khả phân ly. Cái mấu chốt của những chiều kích này đó là con người trong tất cả mọi liên hệ của họ.
12. Nếu những con người nam nữ cần phải trở thành những nhân vật đóng vai chính, trước hết họ cần có một gia đình và môi trường xã hội họ có thể được hướng dẫn để đáp ứng những thách đố của cuộc đời một cách hữu trách. Bởi thế, những chính sách phát triển cần phải mới mẻ hơn khi chú ý tới những khía cạnh ấy. Vấn đề bình đẳng để bảo đảm việc phát triển cân bằng là vấn đề phái tính. Việc giải quyết các vấn đề phái tính tức là việc chấp thuận những chính sách và những mẫu hành sử bảo đảm việc tham dự trọn vẹn của nữ giới, nhất là giới phụ nữ trẻ, nơi guồng máy xã hội, từ đó bảo đảm cho họ được bình đẳng về các thứ quyền lợi và về phương tiện học hành, sức khỏe và phát triển. Vấn đề tăng quyền cho nữ giới là những gì góp phần thay đổi và mang lại thành quả trước mắt đối với tính cách hiệu năng, tăng gia lợi tức, và tăng gia vấn đề đầu tư vào vốn liếng nhân bản.
13. Tất cả mọi lãnh vực, quốc gia và quốc tế, công cộng và tư riêng, có thể nắm được sự thành công tốt đẹp hơn, nếu theo mục đích chung của mình, họ ôm ấp một quan niệm về vấn đề phát triển, cùng một lúc, lưu ý tới khía cạnh vừa hỗ trợ ngành tiểu kinh tế cho việc phát triển cá nhân cũng như xã hội dân sự, vừa có những qui chế nâng đỡ ngành đại kỹ nghệ của quốc gia và quốc tế.
14. Trên lãnh vực quốc tế, các qui chế nâng đỡ này cần phải bao gồm: việc cải tổ vấn đề phân phối ODA, việc chấp nhận những hình thức tân tiến trong vấn đề giảm nợ để bảo đảm cho vấn đề phát triển xã hội, việc chấp thuận những qui lệ chung trong vấn đề kiểm soát tình trạng vi phạm các thị trường tài chính, việc kiểm xét các luật lệ giao thương ở thị trường là những gì quan trọng cho việc phát triển của các quốc gia nghèo. Ngoài ra, lãnh vực riêng tư cũng phải ý thức hơn nữa về trách nhiệm của mình trong việc tham gia như là một vai chính trong việc theo đuổi mục đích phát triển này.
15. Trong tình trạng liên thuộc hiện nay, các Quốc Gia cần phải dấn thân trao đổi để tìm ra những đường lối đặc biệt và những phương tiện cho vấn đề phát triển quốc gia của mình. Đối với tiền trình cải tiến này, trách nhiệm chính vẫn là ở nơi mỗi một chính phủ. Phương tiện giáo dục và sức khỏe, tình trạng bình đẳng hơn nơi việc quản trị quần chúng, việc cai trị tốt đẹp, việc huấn luyện các viên chức chính quyền, inter alia, đều là tất cả những yếu tố bất khả châm chước cho vấn đề bảo đảm một thứ phát triển khả thủ.
16. Đây không phải là vấn đề đối chọi quân bình giữa trách nhiệm quốc gia và quốc tế, mà là một vấn đề tái điều hướng tác hành chung của những thành phần đóng vai chủ yếu, trong việc, cùng một lúc và gắn bó với nhau, nhắm tới cùng một mục đích, đó là việc phát triển được rộng rãi góp phần bởi tất cả những yếu tố trong xã hội cũng như bởi một hệ thống quốc tế bình đẳng và công bình.
Thưa Ông Chủ Tịch,
17. Tôi không thể kết thúc ở đây mà không đề cập đến vai trò nống cốt và tiên phong của UNCTAD này trong 40 năm qua trong việc thi hành sứ vụ ba chiều của mình. Không có UNCTAD này thì vấn đề trao đổi và việc đồng thuận với nhau giữa các quốc gia đang phát triển và đã phát triển sẽ không được năng động, hiệu nghiệm và ý nghĩa. Trong một thế giới càng ngày càng trở nên liên thuộc hơn đây thì vai trò của UNCTAD đây vẫn hiệu nghiệm và cần thiết nếu chúng ta muốn đạt tới tối đa những tiến bộ về vấn đề toàn cầu hóa và giảm bớt, nếu không muốn nói là loại trừ, một số hậu quả tai hại. Tòa Thánh muốn lợi dụng dịp này để tái khẳng định việc Tòa Thánh ủng hộ vấn đề tái sinh động của UNCTAD, hầu nó đáng được tôn kính hơn trong sứ vụ của nó và đạt được những mục tiêu được sự hợp tác chặt chẽ của những tổ chức quốc tế liên hệ.
Trong chiều hướng ấy, tôi cũng xin được nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò Bí Thư của UNCTAD và đặc biệt có lời chúc mừng Vị Tổng Thư Ký Rubens Recupero, về việc ông dấn thân và hy sinh cho việc phát triển toàn cầu.
Thưa Ông Chủ Tịch, chúng ta tin rằng, UNCTAD XI này sẽ là một giây phút quyết liệt trong một cuộc hành trình lâu dài và khó khăn của việc phát triển.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 22/6/2004.
Vai Trò Quan Sát Viên của Tòa Thánh Vatican ở Liên Hiệp Quốc được Tổ Chức Quốc tế này đồng thanh chấp thuận
Vào ngày Thứ Năm 1/7/2004, tại Trung Tâm Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước, Tổng Hội Đồng đã đồng loạt biểu quyết (mà không cần bỏ phiếu) chấp thuận Quyết Nghị vai trò quan sát viên của Tòa Thánh Vatican ở Liên Hiệp Quốc. Như các quan sát viên thường trực khác, Tòa Thánh được quyền tham dự các khóa học của Liên Hiệp Quốc song vẫn không được quyền bỏ phiếu. Tuy nhiên, Tòa Thánh sẽ không còn cần phải xin phép mới được tham dự vào các cuộc tranh luận, có quyền giải đáp, quyền phổ biến các văn kiện v.v.
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, đã cho tờ nhật báo Ý Avvenire biết rằng: “Những quyền lợi này vốn đã quen thực hiện qua nhiều năm, nhưng chưa bao giờ được ghi nhận trên văn bản. Sự kiện giờ đây chúng được công nhận trên giấy tờ là một việc nhín nhận quan trọng về giá trị và hoạt động của Tòa Thánh trong cơ quan này”.
Tòa Thánh, một thực thể đã đóng vai trò quan sát viên thường trực ở cơ quan quốc tế này 40 năm qua, “có thể trực tiếp tham dự vào bất cứ một cuộc tranh luận nào của Tổng Hội Đồng này, mà không cần đợi được sự chấp thuận của các nhóm theo miền, cũng như sẽ có quyền đối đáp trong các cuộc tranh luận khi được trực tiếp hay gián tiếp hỏi đến”.
Tòa Thánh cũng có thể trở thành những phần tử đồng soạn thảo các quyết nghị hay các quyết định liên quan đến mình, cũng như có thể phổ biến các lời công bố và nhận những thứ truyền đạt từ các nguồn chính thức của văn phòng tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
“Đây là một bước tiến nồng cốt mở đường cho tương lai. Tòa Thánh Tòa Thánh có đủ điều kiện theo ấn định của qui chế Liên Hiệp Quốc để làm một quốc gia phần tử, mà nếu trong tương lai Tòa Thánh muốn, thì bản quyết nghị này không cản trở Tòa Thánh yêu cầu điều ấy”.
Hiện nay chỉ có một mình Tòa Thánh là quốc gia duy nhất đóng vai trò quan sát viên thường trực. Thụy Sĩ đã trở thành quốc gia phần tử của Liên Hiệp Quốc rồi. Tòa Thánh hiện nay có liên hệ ngoại giao với 174 quốc gia. Tòa Thánh cũng có các đại diện ở những cơ cấu Liên Hiệp Quốc cũng như ở những tổ chức quốc tế khác.
Tờ nhật báo Avvenire đã cho biết: “Việc chấp thuận bản quyết nghị cũng đồng thời nhìn nhận vào trò hướng dẫn về luân lý được Tòa Thánh thực hiện trong những năm gần đây trên hiện trường quốc tế, một giai đoạn Tòa Thánh đã tỏ ra những lập trường dứt khoát quyết liệt cổ võ hòa bình và việc đối thoại giữa các nền văn minh cũng như văn hóa”.
ĐTGM quan sát viên trên đây của Tòa Thánh đã lên tiếng cảm ơn Liên Hiệp Quốc như sau:
“Tôi hết lòng cám ơn Ông Chủ Tịch, cũng như Tổng Hội Đồng đây, về việc đồng ý chấp thuận Quyết Nghị này, liên quan đến vấn đề tham dự của Tòa Thánh vào hoạt động của Liên Hiệp Quốc, theo lịch trình khoản 59, tựa đề “Việc Củng Cố Tổ Chức Liên Hiệp Quốc”.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Việc chấp thuận Quyết Nghị này không thể nào thuận hợp hơn lúc này đây, dịp Tòa Thánh năm nay hân hoan mừng 40 năm hiện diện nơi Tổ Chức này với tư cách đóng Vai Trò Quan Sát Viên Thường Trực.
Trong việc củng cố vai trò của Liên Hiệp Quốc cũng như việc tái phục hồi công việc của Tổng Hội Đồng này, thì việc chấp thuận Quyết Nghị này là một bước tiến quan trọng và phản ảnh những giá trị cao quí cũng như những thiện ích chung được cả Tòa Thánh lẫn Liên Hiệp Quốc chủ trương. Chúng ta dấn thân cho những mục tiêu giống nhau, những mục tiêu cần thiết để bảo vệ những quyền lợi căn bản của con người, bảo trì phẩm vị và giá trị của con người cũng như để cổ võ công ích. Muốn chiếm được những mục đích ấy, chúng ta cần đến một cộng đồng quốc tế đâu vào đó, được xây dựng trên những lâu đài luật pháp kiên cố, một thứ luật pháp không theo những ý thích bất thường và những tính cách thất thường, mà từ những nguyên tắc bắt nguồn từ chính tính cách phổ cập của bản tính con người, một thứ luật lệ có thể hướng dẫn lý trí con người hướng về tương lai. Nhờ lâu đài kiên cố được xây trên những nguyên tắc như vậy hướng dẫn các nỗ lực của mình, chúng ta có thể bảo đảm sẽ đạt tới việc chúng ta tìm cầu một thứ công lý và hòa bình bền bỉ, phổ quát.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Xin cho tôi nói lên lời nống nàn tri ân cảm tạ đối với việc ông liên lỉ nâng đỡ và hăng hái một cách cảm động trong việc trình nộp Quyết Nghị như là một văn bản của vị chủ tịch này. Tôi cũng xin cám ơn những phần tử quí mến thuộc nhân viên Văn Phòng của Chủ Tịch cũng như của Phân Bộ Tổng Hội Đồng và Ban Điều Hành Hội Nghị về việc hỗ trợ của quí vị.
Thưa Ông Chủ Tịch, qua ông, tôi cũng gửi lời cám ơn Ông Lãnh Sự Marcello Spatafora, Đại Diện Thường Trực của Nước Ý ở Liên Hiệp Quốc, về việc vị này đã giúp cho ông, và đã cố vấn, một cách khéo léo và hiệu nghiệm, cho bản Quyết Nghị tạm soạn này, khiến nó đạt được thành quả mỹ mãn.
Sau hết, thưa Ông Chủ Tịch, tôi thật là sơ ý nếu tôi không ngỏ lời cám ơn rất nhiều Vị Đại Diện Thường Trực bày tỏ cùng tôi việc hỗ trợ về phía cá nhân cũng như về phía chính quyền của họ đối với Quyết Nghị vừa được chấp thuận. Tôi cũng xin cám ơn tất cả mọi Quốc Gia Phần Tử về việc ủng hộ vô giá của họ trong việc chấp thuận Quyết Nghị này.
Cám ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 1/7/2004
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Việc Buôn Chuyển Con Người
ĐTGM Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, ngày 8/4/2004, trong phiên họp thứ 60 của Ủy Ban Nhân Quyền, một phiên họp sẽ chấm dứt vào ngày 23/4/2004, đã nói lên chủ trương của Giáo Hội Công Giáo trong phiên họp này như sau:
Thưa Ngài Chủ Tọa,
1. Hiện tượng đông đảo và tăng tiến về việc di chuyển của con người lên đến cả hằng triệu triệu con người ngày nay: Hết mọi xứ sở, dù là bản xứ, chuyển xứ hay định xứ, đều trực tiếp bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này. Những đám người đông đảo di chuyển này là những diễn viên của vấn đề toàn cầu hóa cũng như của vấn đề phát triển qua việc đóng góp về văn hóa của họ, qua công ăn việc làm của họ cũng như qua việc họ gửi tiền về quê hương còn nhiều hơn cả những gì được các nước giầu thịnh viện trợ cho việc phát triển xứ sở của họ nữa.
Mặc dù nói chung thấy được tính cách tích cực ở các xã hội tân tiến, thành phần di chuyển cũng trở thành nguyên nhân gây quan ngại về lãnh vực chính trị và xã hội, cũng như gây đau khổ khôn cùng cho chính bản thân họ, khi việc hiện diện của họ nơi một môi trường sống mới là hậu quả của những cuộc ép buộc phải trục xuất cũng như của những cuộc xung đột bạo lực, như xẩy ra trong trường hợp của những người tị nạn và những người di tản trong nước, hay là hậu quả của tình trạng bị lừa đảo và khai thác, như trong trường hợp của những người bị buôn bán và buôn lậu.
Cộng đồng quốc tế đã tạo nên những tổ chức và những hoạt động để nói lên nhu cầu và quyền lợi của những hạng người di chuyển khác nhau. Cộng đồng quốc tế tìm hiểu cách thức và phương tiện để giải quyết một cách hợp lý và hữu dụng hiện tượng liên quan nhiều tới lãnh vực quốc gia và quốc tế này. Ủy Ban Nhân Quyền đã chú trọng tới những nhóm yếu kém hơn, bắt đầu ngay với giới phụ nữ và trẻ em.
Thật vậy, có những hậu nhóm dân chúng trong số những nhóm di chuyển khắp thế giới đây cần phải được đặc biệt và liên tục quan tâm vì quyền lợi con người của họ dễ bị chà đạp hơn. Vai trò Đại Biểu Tòa Thánh của chúng tôi xin tri ân những bản tường trình quí giá của Văn Phòng Tổng Thư Ký cũng như của Văn Phòng Tường Trình Đặc Biệt nói lên cho thấy những tình trạng này và hướng đến chỗ tiếp tục đóng góp vào việc làm giảm bớt khổ trạng của tất cả mọi người di dân yếu kém.
2. Trong số những vi phạm đến các quyền lợi của thành phần di dân thì việc buôn chuyển con người là việc vi phạm trầm trọng nhất. Việc vi phạm này liên quan tới con số cả hằng triệu người mỗi năm bị buôn chuyển từ nước này sang nước khác. Việc vi phạm ấy được thể hiện qua những cách thức khai thác khác nhau nơi thành phần trẻ em, phụ nữ và nam nhân, bắt họ sống như nô lệ trong việc làm lụng, trong việc bị lạm dụng tình dục cũng như trong việc phải ăn mày ăn xin, đi đến chỗ tước lột phẩm giá trời ban của con người và làm tràn lan tình trạng bại hoại cùng với mưu đồ tội ác. Việc buôn chuyển con người đã trở thành một thứ kỹ nghệ lên đến nhiều tỉ mỹ kim.
Việc ban bố thành hiệu mới đây của Bản Hiệp Định Ngăn Ngừa, Loại Trừ và Trừng Phạt Việc Buôn Chuyển Con Người, Nhất Là Phụ Nữ và Trẻ Em là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ này. Thế nhưng, cơ cấu địa phương và pháp luật quốc gia cũng có một tấm mức quan trọng như thế trong việc nhổ tận gốc cái thảm nạn ấy. Ngoài ra, thật là thích hợp nếu các nhà lập pháp quốc gia biết chú trọng tới Những Nguyên Tắc và Hướng Dẫn về Nhân Quyền và Việc Buôn Chuyển Con Người được Văn Phòng Cao Ủy Về Nhân Quyền Gợi Ý.
Trong đường lối đa phương cần phải có để chiến đấu với việc buôn chuyển con người này thì việc thu tích và chia sẻ những dữ kiện, bao gồm cả việc cho biết về những đường lối và ngõ ngách được thành phần buôn chuyển con người sử dụng, trở thành một dụng cụ quan trọng giúp vào việc vừa điều tra vừa tố giác. Trong nỗ lực lột trần các tổ chức tội ác thì việc cung cấp tín liệu về các nạn nhân bị buôn chuyển là những gì hết sức quí giá. Thế nhưng, cần phải chắc chắn đối với việc bảo vệ rõ ràng về pháp lý cho các nạn nhân. Tuy nhiên, việc nạn nhân sẵn sàng làm chứng trước tòa án không phải là điều kiện đối với việc bảo vệ khả dĩ.
Cách hay nhất đó là tối thiểu ban cho nạn nhân phép tạm trú chẳng những như là một nỗ lực tỏ ra hợp tác với ngành tư pháp mà còn như là một cửa ngõ hướng về việc hội nhập xã hội ở nước tiếp nhận nạn nhân. Điều này là một trách nhiệm về luân lý nếu việc hồi hương làm cho nạn nhân bị trả đũa. Dù trong trường hợp nào chăng nữa, việc ra tay hỗ trợ và bảo vệ ở cả quốc gia nạn nhân tới cũng như ở quốc gia nạn nhân bỏ đi, cũng như trong tiến trình hồi hương và tái hội nhập, là một trách nhiệm nói chung cần phải được công nhận.
3. Nếu hầu hết những người bị buôn chuyển là thành phần di dân, thành phần bị đẩy vào tình trạng làm tôi mọi bởi các thủ thuật khác nhau, thì cũng có những người di dân yếu kém khác đã tự động bắt đầu cuộc hành trình của họ, và theo cơ duyên đã cảm thấy mình bị rơi vào một hoàn cảnh bất bình thường ở xã hội tiếp nhận họ.
Trong một thế giới mờ mịt về tình trạng bất bình thường của mình, thành phần di dân này lo sợ và không thể tranh đấu cho các thứ quyền lợi của mình khi gặp nguy cơ bị đối xử bất công và bị kết nạp vào hoạt động bất hợp pháp. Những qui chế về vấn đề di dân thực tế phản ảnh nhu cầu lao động và dân số nơi các xã hội tiếp cư cần phải thuận lợi cho riêng những xã hội ấy cũng như cho lợi ích của thành phần di dân, bằng việc mở rộng đủ những ngõ lối bình thường cho vấn đề di dân để ít là ngăn ngừa được những thảm trạng tệ hại nhất, là những gì làm mất mát đi đời sống của thành phần di dân trẻ trung muốn băng rừng vượt biển để tìm kiếm một cuộc sống xứng đáng hơn.
Việc áp dụng luật lao động cũng có thể gặp khó khăn trong việc bảo vệ thành phần di dân ở trong tình trạng bất thường và làm mất hứng cho loại di chuyển này. Hiện nay Bản Công Ước Quốc Tế về Việc Bảo Vệ Quyền Lợi của Thành Phần Lao Động Di Dân cùng Các Phần Tử Gia Đình của Họ đã có hiệu lực và Ủy Ban thanh tra của Bản Công Ước này cũng đã được thiết lập, thì tất cả mọi người di dân đều có một dụng cụ quan trọng trong tầm tay của họ.
4. Tận nguồn gốc của động lực di dân chúng ta thường thấy được tình trạng cực bần cùng và lời thiết tha kêu gọi cho có những cơ hội làm việc cũng như có một đời sống tự do và nhân bản hơn ở trong những xứ sở họ tới như được giới truyền thông đại chúng toàn cầu mạnh mẽ dự phóng.
5. Tóm lại, thưa Ngài Chủ Tọa, cần phải có một đường lối đa diện về lâu về dài để làm cho việc di chuyển của con người thành một động lực tiến bộ ngay cho cả những thành phần yếu kém nhất: ở chỗ thế giới hợp tác trong vấn đề ngăn ngừa và cáo giác tình trạng buôn chuyển con người và tái phục hồi thành phần nạn nhân; có những qui chế về di dân ít hạn chế mà lại thực tế hơn; cùng nhau cổ võ nền kinh tế khả thủ và việc phát triển về xã hội ở các nước nghèo; thực hiện liên tục việc hình thành một nền văn hóa của nhân quyền và tôn trọng phẩm vị con người.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 20/4/2004
Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc về Quyền Tự Do Tôn Giáo
Trong cuộc họp lần thứ 60 của Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, cuộc họp sẽ kéo dài cho tới hết ngày 23/4/2004, ĐTGM Silvano Tomasi, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Geneva, đã ngỏ lời cùng ủy ban này hôm Thứ Sáu 2/4/2004 như sau:
Thưa Ông Chủ Tọa,
1. Vị thế của các tôn giáo trong xã hội và niềm mong ước của những tôn giáo này muốn được tham dự vào đời sống công cộng để phục vụ dân chúng đã từng là yếu tố cho những cuộc tranh luận gần đây, những cuộc tranh luận được khơi lên bởi những biến cố chính trị và chủ nghĩa đa số tăng phát ở nhiều xứ sở trên thế giới. Tôn giáo là một chiều kích quan trọng nơi đời sống của cá nhân cũng như của các dân tộc, và do đó nó cần phải đóng một vai trò chủ động nơi cuộc sống chung.
Thật thế, Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (khoản 18) đã cổ võ quyền tự do tôn giáo như sau: “Hết mọi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo hay niềm tin, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo của mình hay niềm tin của mình ra qua việc giảng dạy, thực hành, thờ phượng và luật phép một cách riêng tư một mình hoặc với tính cách chung cộng đồng”.
Tôi cảm thấy đây là cơ hội thuận lợi để nhấn mạnh rằng quyền tự do tôn giáo bao gồm cả khía cạnh cá nhân lẫn đoàn thể. Việc tôn trọng khía cạnh đoàn thể về quyền tự do tôn giáo là vấn đề cần thiết để bảo đảm việc hoàn toàn nhìn nhận và cố võ khía cạnh cá nhân của cùng một thứ quyền lợi này.
2. Bất cứ tín đồ của đạo giáo nào cũng có quyền, miễn là không phạm gì tới nền an ninh và thẩm quyền hợp pháp của quốc gia, tin tưởng và thực hành tín ngưỡng là những gì cần phải được tôn trọng vì quyền tự do tôn giáo là một trong những khía cạnh chính yếu của quyền tự do lương tâm cũng như của việc đóng góp hữu hiệu vào công ích xã hội. Những phương tiện về pháp luật quốc tế, như các hiệp ước và tuyên ngôn, đã liên lỉ khẳng định giá trị và tầm quan trọng của quyền tự do tôn giáo, đồng thời cũng chống lại sự kỳ thị đối với tất cả mọi tín đồ hầu họ được tự do tuyên xưng niềm tin của họ, theo lương tâm, biểu hiệu và truyền thống của họ.
Tiếc thay, quyền tự do tôn giáo vẫn tiếp tục bị vi phạm ở một số nơi, và ngày nay lại còn có những nhóm phi quốc gia ra mặt thực hiện việc kỳ thị, thậm chí sử dụng võ lực để tấn công những nhóm thiểu số tôn giáo, trong nhiều trường hợp những hành động kỳ thị này không bị chính quyền trừng trị. Những nơi thờ phượng và các nghĩa trang bị hủy hoại hay bị cướp phá và tục hóa; các tín đồ bị đe dọa, tấn công, thậm chí bị sát hại, và các vị lãnh đạo của họ trở thành mục tiêu kỳ thị đặc biệt. Khả năng để chọn lựa tôn giáo, kể cả quyền thay đổi tôn giáo, đều gặp nhiều chướng ngại ở một số môi trường xã hội đã trực tiếp vi phạm đến quyền tự do lương tâm là những gì vốn được tôn trọng.
3. Vai trò của Ủy Ban Nhân Quyền vẫn hợp thời và cần thiết để bênh vực quyền tự do tôn giáo. Từ năm 1987, Bản Tường Trình Đặc Biệt về tự do tôn giáo hay tự do tin tưởng đã kêu gọi chú trọng tới những khoản chưa được hoàn thành của Bản Tuyên Ngôn Về Việc Loại Trừ Tất Cả Mọi Hình Thức Bất Khả Chấp Và Kỳ Thị Tôn Giáo Hay Niềm Tin. Việc làm quí hóa này đáng được chân thành cảm nhận và cần tiếp tục bảo đảm là các qui chuẩn liên quan đến quyền tự do tôn giáo phải được các quốc gia hội viên nhìn nhận và áp dụng.
Sau hết, “quyền tự do tôn giáo, một đòi hỏi thiết yếu nơi phẩm vị của hết mọi con người, là một nền đá xây dựng các thứ nhân quyền, bởi đó, là một yếu tố bất khả thế cho thiện ích cá nhân cũng như toàn thể xã hội… một yếu tố thiết yếu cho việc con người chung sống thuận hòa… Quyền lợi về dân sự và xã hội đối với vấn đề tự do tôn giáo, vì nó chạm đến lãnh vực sâu xa nhất của tâm thần, trở thành một cứ điểm cho các quyền lợi căn bản khác, và một cách nào đó, trở thành một thứ lượng định của những quyền lợi khác” (John Paul II, Message for the 21st World Day of Peace, "Religious Freedom: Condition for Peace," Dec. 8, 1987, No. 1). Thế nên, chẳng những không ai được vi phạm đến quyền lợi này, trái lại, các tín hữu còn phải được bảo vệ cho khỏi nguy cơ bị kỳ thị và tấn công nữa, còn có thể được công bằng xét xử, và nếu là nạn nhân, họ cần phải được bồi thường.
4. Người ta thấy đang xuất hiện một thứ hình thức tinh khéo trong việc bất khả chấp tôn giáo, khi tỏ ra chống lại quyền tự do tôn giáo trong việc công khai nói về những vấn đề liên quan tới những kiểu hành vi cử chỉ được cho là phản lại các nguyên tắc luân lý và bản chất đạo đức. Vai trò tích cực của các tín hữu nơi đời sống xã hội cần phải được nhìn nhận, miễn là họ tôn trọng ý nghĩa lành mạnh nơi bản chất trần thế của quốc gia. Trong số những vấn đề khác, điều này xứng hợp với những đòi hỏi của một chủ nghĩa đa số lành mạnh và là những gì góp phần xây dựng một nền dân chủ chân thực. Tôn giáo không thể nào bị biến thành một thứ lãnh vực sống riêng tư khiến nó mất đi chiều kích xã hội cùng với hoạt động bác ái của nó đối với thành phần yếu kém được nó vô tư phục vụ.
5. Trái lại, tất cả mọi tôn giáo đều có thể góp phần đặc biệt vào cuộc chung sống thuận hòa, bằng việc loại trừ đi những ý đồ và phương tiện bạo động của một số phần tử của mình, thành phần che đậy những mục đích phá hoại của họ bằng tấm bình phong tôn giáo, thay vào đó bằng việc tiến đến chỗ đối thoại liên tôn. Trong những tình trạng hiện nay thì con đường dẫn tới một tương lai hòa bình chắc chắn là con đường của sự hiểu biết nhau và thông cảm nhau, của việc đối thoại và hợp tác một cách xây dựng cho nền hòa bình. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, việc áp dụng quyền tự do tôn giáo, cũng như việc thực hành quyền tự do tôn giáo, cả lãnh vực cá nhân lẫn cộng đồng tín hữu, cần phải trở thành một thực tại phổ quát. Đồng thời, trong tiến trình giáo dục ở tất cả mọi cấp độ, cần phải nhìn nhận việc tôn trọng những quyền lợi này, nhờ đó, mới có thể truyền đạt việc xây dựng một thứ văn hóa tương kính cũng như một thứ cảm nhận tích cực đối với tính cách đa dạng ở một môi trường sống phát triển tất cả mọi thứ quyền lợi của con người.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 5/4/2004)
Tòa Thánh về Tình Trạng Nữ Giới “vẫn là nạn nhân của bạo lực và chiến tranh”
Trong cuộc họp của Ủy Ban Về Tình Trạng Nữ Giới được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước cho đến hết ngày 12/3/2004, nữ giáo sư Marilyn Ann Martone, một phần tử của phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh, đã phát biểu nhận định và chủ trương của Tòa Thánh hôm Thứ Năm 4/3/2004, một bài diễn văn được văn phòng báo chí của Tòa Thánh phổ biến hôm Thứ Hai 8/3/2004.
Thay mặt cho phái đoàn đại biểu của mình, xin cho phép tôi được gửi lời chúc mừng tới bà chủ tọa cũng như tới văn phòng được bà tuyển lựa. Bà sẽ được phái đoàn Đại Biểu của chúng tôi hợp tác và hết sức chú trọng tới những diễn tiến này.
Về khía cạnh thuộc vai trò thiết yếu của mình trong việc bảo tồn hòa bình và an ninh thế giới, nữ giới đã không ngừng chứng tỏ cho thấy những việc đóng góp quan trọng của họ được phát xuất từ mối quan tâm liên lỉ đến vấn đề đạt tới tình đoàn kết và công ích cho toàn thể nhân loại. Nữ giới có được một ân hệ đặc biệt là làm cho những người khác thấy được nhu cầu khẩn trương trong việc vượt lên trên tư lợi cũng như trong việc hoạt động để cải thiện hết mọi sự, hầu hiện thực hóa những nhu cầu thiết thực về việc chăm sóc sức khỏe căn bản, việc giáo dục cũng như vấn đề an ninh kinh tế và xã hội.
Nơi nhiều miền đất trên thế giới, nữ giới hiện đang có mặt ở hết mọi lãnh vực sinh hoạt, xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo và chính trị, và đã góp phần bất khả châm chước của mình vào việc thiết lập những cơ cấu kinh tế và chính trị xứng đáng với con người hơn bao giờ hết. Bằng minh thức nữ giới của mình, người phụ nữ làm phong phú kiến thức của thế giới và giúp cho những mối liên hệ của con người giữa và nơi con người với nhau được thành thực hơn và chân thực hơn.
Nữ giới thực hiện tất cả những điều ấy bằng một giá cao. Giá phải trả này đòi một thứ bình đẳng thực sự về mọi lãnh vực: về việc bình đẳng lợi tức cho việc làm như nhau, về việc bảo vệ những bà mẹ đi làm, về sự công bằng nơi những thứ tiến thân về nghề nghiệp, về việc bình đẳng giữa vợ chồng liên quan đến các quyền lợi trong gia đình, và về việc công nhận hết mọi sự thuộc quyền lợi và nhiệm cụ của tất cả mọi người trong một xã hội dân chủ. Đó là vấn đề của công lý và nhu cầu.
Đại biểu tôi ủng hộ những yếu tố chính yếu của một xã hội chân chính này nơi Bản Tuyên Ngôn Hành Động Bắc Kinh (Hội Nghị Quốc Tế Về Nữ Giới Lần Bốn). Trong tất cả mọi lãnh vực này, việc nữ giới có mặt đông đảo hơn trong xã hội sẽ cho thấy những gì cao quí nhất cũng như sẽ giúp vào việc cho thấy những thứ tương phản nơi xã hội khi xã hội được tổ chức chỉ hoàn toàn theo tiêu chuẩn hiệu năng và việc sản xuất hay theo tiêu chuẩn của một thứ sức mạnh cầm thú.
Về việc ngăn ngừa những gì xung khắc ấy, điều hành xung khắc và giải quyết xung khắc, Phái Đoàn Đại Biểu của chúng tôi xin nhấn mạnh đến một ít khía cạnh của vấn đề này như sau.
Trước hết, ngày nay vẫn còn quá nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân của bạo lực và chiến tranh. Liên Hiệp Quốc đã chú trọng một cách thích đáng những trường hợp khác nhau, chẳng những đối với thảm cảnh bạo lực tại gia mà còn bày tỏ cho thấy tổ chức này muốn dấn thân khắc phục nỗi đau thương phụ nữ phải chịu nơi những cuộc xung đột ở quốc gia và trên thế giới; vấn đề dấn thân này bao gồm vấn đề nữ giới tị nạn và bị phân tán trong nước đang tìm cách đương đầu chẳng những với nỗi khổ đau bản thân của họ mà còn phải đương đầu với cả nỗi lao nhọc và trách nhiệm phải chăm sóc cho con cái cùng các phần tử lớn tuổi của gia đình trong những hoàn cảnh tuyệt vọng ấy.
Thảm thương thay, khi xẩy ra cuộc xung đột bằng vũ khí ở bất cứ một mức độ nào thì phụ nữ trở thành mục tiêu đặc biệt của thành phần chiến đấu qua những hành động hạ nhục phẩm giá của họ. Đây là lúc cần phải mãnh liệt lên án và trừng phạt tất cả mọi thứ hành động tình dục thú tính phạm đến nữ giới. Về khía cạnh này, thật là quan trọng khi nữ giới tham gia vào việc điều hành giúp đỡ về chất liệu cũng như vào việc trợ giúp về y khoa lẫn tâm lý cho các nạn nhân bị bạo hạnh như thế.
Còn có một hình thức xung khắc khác gây ra những hậu quả khủng khiếp cho đời sống của bao nhiêu là triệu con người ta nữa. Nhân danh việc tôn trọng những con người này, chúng ta không được thôi lên án thứ văn hóa lạc thú và thương mại đang lan tràn làm phát triển việc khai thác một cách có phương pháp những người em gái và phụ nữ. Phải chấm dứt việc buôn bán nữ giới và trẻ em ấy. Việc góp phần của nữ giới vào tiến trình quyết định để chiến đấu với việc buôn bán xấu xa này là một việc quan trọng, vì họ là những nạn nhân chính của những loại tội ác này vậy.
Đại biểu tôi xác tín rằng con đường bảo đảm việc nhanh chóng tiến bộ dẫn tới chỗ hoàn toàn tôn trọng nữ giới cũng như căn tính của họ không phải chỉ ở chỗ cần phải lên án vấn đề kỳ thị và bất công, dù là cần mấy đi nữa. Việc tôn trọng này, trước hết và trên hết, cần phải được đạt đến bằng một cuộc vận động hữu hiệu và khôn khéo để cổ võ nữ giới nơi tất cả mọi lãnh vực của xã hội loài người. Nữ giới phải là thày dạy và là thành phần xây dựng hòa bình, cũng như phải được cống hiến cho họ có được một cơ hội sửa soạn đầy đủ.
Cám ơn Bà Chủ Tọa.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 8/3/2004