Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc
2005
về Việc Tưởng Niệm Diệt Chủng Do Thái
về Tình Trạng Khốn Khổ của Kitô Hữu Palestine
về Vấn Đề “Nữ Giới 2000: Sự Bình Đẳng Giống Tính, Phát Triển và Hòa Bình trong Thế Kỷ 21”
về “Những vấn đề liên quan tới việc thông tín”.
về “Tầm Quan Trọng của Việc Chăm Sóc Bản Thân, Môi Sinh và Đồng Bạn”
tại Cuộc Tranh Luận Chung Phiên Họp Thứ 60 của Tổng Hội Đồng LHQ
về Hiệp Ước Cấm Thử Nguyên Tử NTBT (Nuclear Test Ban Treaty)
dịp Thượng Nghị 60 Năm Thành Lập: “Nhiều việc vẫn cần phải được thực hiện”
về Những Bài Học Từ Cuộc Biển Động Sóng Thần Tsunami
về Vấn Đề Các Loại Võ Trang Nhỏ và Các Thứ Vũ Khí Nhẹ
ĐTC Biển Đức XVI: Sứ Điệp gửi cho UNESCO, Cơ Quan LHQ đặc trách về Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa
dịp Kỷ Niệm 60 Năm Chấm Dứt Thế Chiến Thứ Hai
về vấn đề Ngăn Ngừa Tội Ác và Xử Lý Tội Ác
về Thân Vị Nữ Giới 10 năm sau Hội Nghị Nữ Giới Quốc Tế ở Bắc Kinh 1995
Sau đây là bài diễn từ của vị Đại Diện Tòa Thánh là ĐTGM Silvano Tomasi, vị lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh, cho khóa họp chung (13-18/12/2005) của Hội Nghị Bộ Trưởng lần thứ tư của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế, ở Hồng Kông.
Phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh muốn bày tỏ lòng tri ân với vị trưởng điều hành của miền quản trị đặc biệt Hồng Kông, với vị bí thư ngành thương mại, kỹ nghệ và kỹ thuật, cũng như với nhân dân Hồng Kông về sự tử tế tiếp đón cùng chúc mừng họ về những sắp xếp tuyệt hảo đã thực hiện cho cuộc hội nghị này. Chúng tôi cũng cảm nhận vị chủ tịch của Tổng Hội Đồng cũng như vị tổng giám đốc của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới về những nỗ lực của họ trong suốt thời gian sửa soạn.
Các quốc gia
phần tử không thể nào tiến tới chỗ chính yếu đồng ý trước cuộc hội nghị Hồng
Kông này. Giờ đây, mục tiêu là soạn thảo một văn kiện có thể cống hiến những
hướng dẫn để tiếp tục những cuộc bàn luận. Những khó khăn hiện lên ở vào lúc
thực hiện những nhượng bộ theo những điều hướng dẫn được thiết lập bởi Bản
Tuyên Ngôn Doha cũng như theo quyết định được Tổng Hội Đồng chấp thuận hôm
1/8/2004 (2004 July Package [WT/L/579, 2 August 2004])..
Vì
những khó khăn này cuối cùng không thể nào thắng vượt nổi, chúng vẫn là một cơ
hội để khảo sấ kỹ lưỡng hơn nữa những nội dung của bản tuyên ngôn được đề cập
tới trên đây cũng như của khóa họp thuận lợi cho vấn đề phát triển. Những nội
dung này bởi thế cần phải được chú trọng tới nơi mỗi một và hết mọi sự đồng ý
mới, để đạt được “một hệ thống thương mại đa phương phổ quát, theo luật phép,
cởi mở, bất kỳ thị và công bằng, một hệ thống có thể thực sự làm gia tăng việc
phát triển toàn cầu” (United Nations, A/RES/60/1, 2005 World Summit Outcome,
N. 27.).
Mấy
ngày trước đây, trong sứ điệp gửi cho hội nghị thường niên của Tổ Chức Lương
Nông, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói về cuộc họp của Tổ Chứa Thương mại
Thế Giới này, khi viết: “Vào ít hôm nữa đây, nhiều tham dự viên ở hội nghị này
sẽ đến họp ở Hồng Kông về những thương thảo liên quan tới vấn đề thương mại
thế giới, nhất là liên quan tới các thứ nông sản. Tòa Thánh tin tưởng rằng sẽ
có được một cảm quan trách nhiệm và đoàn kết với thành phần bất hạnh nhất, nhờ
đó, loại trừ đi những thứ lợi lộc hẹp hòi và thứ lý lẽ của quyền lực. Không
được quên rằng tính cách dễ bị tổn thương của những vùng quê đang có những âm
vang đáng kể nơi sự tồn tại của các nông gia nhỏ bé vầgia đình của họ, nếu họ
bị bị chối bỏ không được tham gia vào thị trường” (Benedict
XVI at the 33rd Conference of FAO, Nov. 24, 2005).
Tòa Thánh nhận thấy cái ích lợi của một hệ thống đa phương công bằng và tham phần của những liên hệ thương mại nhắm đến việc chiếm đạt và phát triển công ích. Cần phải lấy tinh thần đoàn kết giữa tất cả các quốc gia và dân tộc thay thế cho việc liên lỉ tranh giành nhắm mục đích chiếm đạt và bênh vực những vị thế đặc lợi trên cầu trường thương vụ thế giới. Chế độ bảo vệ nền công nghiệp trong nước là những gì quá thường thuận lợi cho những thành phần đặc lợi của xã hội. Trái lại, chế độ tăng bội lên một cách hiệu nghiệm là một tiến trình hàm chứa công nhận rằng ở cốt lõi của tất cả mọi liên hệ về xã hội và kinh tế, và vì thế của cả các thứ liên hệ về thương vụ, chính là con người với phẩm giá và các thứ nhân quyền bất khả nhượng của họ. Thế nên, một hệ thống thương mại theo luật lệ, hay đúng hơn, một hệ thống công bằng theo luật lệ thương mại là những gì bất khả thiếu.
Cần phải hình thành một hệ thống cộng bằng về các qui luật thương mại theo cấp độ phát triển kinh tế của các quốc gia phần tử và cống hiến việc hoàn toàn hỗ trợ và việc đối xử đặc biệt riêng tư đối với các quốc gia nghèo khổ nhất. Khi các cấp độ phát triển của các phần tử quá ư là bất quân bình thì việc đồng thuận của các phần tử vẫn không đủ để bảo đảm tính cách công chính của việc thỏa thuận ấy: “những liên hệ về thương mại không còn có thể được dựa vào duy nguyên tắc tranh đoạt tự do phi kiểm soát, vì nó rất thường tạo nên một thứ độc đoán về kinh tế. Việc thương mại tự do chỉ có thể được gọi là chính đáng khi nó hợp với những đòi hỏi của công lý xã hội” (Paul VI, "Populorum Progressio," No. 59).
Ngoài ra, vấn đề công lý nơi các qui luật về thương mại ngày nay bị trục ttrặc là vì những qui luật ấy có khuynh hướng ban các đặc lợi nhiều hơn cho những ai nắm được quyền lực về kinh tế hơn. Một hệ thống công bằng về các qui luật thương mại là một thiện ích quốc tế chung. Thiếu một hệ thống công bằng về qui luật thương mại thì thành phần yếu kém ở những quốc gia đang phát triển và phát triển sẽ bị “rơi vào cái bẫy nghèo khổ”. Thật vậy, nhiều quốc gia nghèo đang gặp trở ngại trong việc gặt hái những thiện ích của những cơ hội mới được cống hiến từ một tân viễn cảnh.
Những cải cách về thương mại, về ngắn hạn, có thể mang lại cho các quốc gia nghèo khổ nhất những giá thích ứng phải trả có thể gây ra ảnh hưởng tai hại cho đời sống công dân của họ. Các qui luật thương mại quốc tế cần phải giúp cho các chính quyền có thể chấp nhận những biện pháp cần thiết trong việc giảm thiểu các giá phải trả về xã hội của vấn đề tự do hóa mậu dịch. Thật vậy, việc đạt lợi toàn cầu từ vấn đề tự hóa hóa mậu dịch cần phải mang lại “vấn đề bù đắp cho thành phần bị thua thiệt”.
Đường lối này hợp với mối quan tâm đặt con người ở tâm điểm của mọi việc phát triển và chính sách mậu dịch, nhìn nhận rằng chỉ bằng việc thăng tiến khả năng của cá nhân, khi giúp mọi người và mọi nhóm xã hội có được những cơ hội tốt nhất do việc tự hóa hóa mậu dịch mang lại, mới có thể áp dụng một thứ mậu dịch công bình về tương ích.
Mở đường cho những thứ thị trường mới là những gì cống hiến cho một cơ hội thực sự cho các nước đang trên đà phát triển và là một yếu tố quan trọng của tiến trình phát triển; tuy nhiên, tự mình nó vẫn không phải là điều kiện để cứu các quốc gia ra khỏi cảnh nghèo khổ. Các quốc gia nghèo cần phải được trang bị để nắm được cơ hội ấy. Thiếu hạ tầng cơ sở thích hợp để tham gia vào các thị trường, vào việc xây dựng khả năng con người, thì bất cứ một quốc gia nào có thể hưởng lợi từ việc mậu dịch.
Một thứ sáng kiến quảng đại “Trợ Giúp về Mậu Dịch” cần phải là những gì khả đoán, đặc biệt, được kiểm tra và gây phấn khích quốc gia. Về vấn đề này, cần phải cứu xét tới việc cung cấp cho các quốc gia đang phát triển những thứ tài trợ cần thiết để giải quyết những tốn phí điều chỉnh xuất phát từ những việc thương luận ở Doha cũng như từ những giới hạn về mặt cung cấp của những cuộc thương thảo ấy. Thật vậy, những nền kỹ nghệ yếu kém khẩn trương cần được giúp đỡ để cải tổ khả năng cung cấp của họ cùng với hạ tầng liên quan tới mậu dịch của họ, để họ có thể biến việc giao dịch thị trường được cải tổ thành việc gia tăng những thứ xuất cảng.
Hệ thống mậu dịch quốc tế cần phải bảo đảm một mối hợp tác thực sự dựa vào những liên hệ bình đẳng và hỗ tương giữa các quốc gia giầu có và nghèo khổ. Hệ thống Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế cần phải khuyến khích việc tham gia của tất cả các quốc gia, nhất là những quốc gia bất hạnh nhất, trong tiến trình thương thảo. Các thứ qui luật về mậu dịch cần phải được tất cả thương luận, cho tất cả được lợi ích và được tất cả gắn bó, tránh đi việc quyết định khép kín thiếu minh bạch và thiếu dân chủ là những gì cần thiết cho việc tham gia của thành phần yếu kém và không có tiếng nói. Lợi lộc nhờ đó mang lại cho các quốc gia đang phát triển sẽ nhiều hơn, vững chắc và dẫn họ tới chỗ tự tin.
Tự do mậu dịch tự nó không phải là cùng đích mà là phương tiện cho mức sống được tốt đẹp hơn và cho việc phát triển nhân bản của dân chúng ở mọi tầng lớp. Mục đích chung của các sản vật trên thế gian này bao gồm việc thành phần nghèo nàn và sống bên lề xã hội được quan tâm đến đặc biệt hơn (Cf. Compendium of the Social Doctrine of the Church, I. 182, Pontifical Council for Justice and Peace [2004]). Các việc trao đổi mậu dịch cần phải làm sao giúp cho tất cả mọi người có thể được hưởng những sản vật ấy.
Bởi thế, những dịch vụ thiết yếu như sức khỏe, giáo dục, nước, và thực phẩm không phải là những sản vật bình thường, vì người công dân không thể nào không sử dụng chúng mà không tác hại cho bản thân họ và gây tổn hại lớn cho xã hội. Mặc dù là thường cần thiết, việc viện trợ lương thực có thể dẫn đến những hậu quả vô tình trong việc không củng cố tình trạng an ninh về thực phẩm của người nghèo (Cf. John Paul II, at FAO Headquarters, Dec. 5, 1992, No. 4: Việc viện trợ lương thực mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia lãnh nhận. Tuy nhiên, nó không bị các quốc gia viện trợ sử dụng như một thứ thải đi các đồ ăn thức uống. Dài hạn, các vấn đề an ninh lương thực sẽ không được giải quyết bằng việc gia tăng tình trạng lệ thuộc vào việc viện trợ lương thực của toàn thể dân chúng”, thành phần cần phải “được giáo dục để tự lo liệu cho mình những thứ lương thực lành mạnh và đầy đủ”). Những thứ sản vật chung này thường cần đến việc chính quyền nhúng tay vào các thị trường để bảo đảm việc hưởng dụng công bằng cho họ. Công việc của quốc gia là để bênh vực và bảo trì công ích là những gì không thể giải quyết chỉ bằng các quyền lực của thị trường.
Có những nhu cầu của con người vượt khỏi tầm tay của lý lẽ thị trường. Có những sản vật tự chính bản chất của chúng không thể và không được bán mua (Cf. "Centesimus Annus," No. 40). Nhất là, phong trào các chuyên gia và công nhân, một hiện tượng có tầm vóc quan trọng mỗi ngày một hơn đang góp phần một cách hệ trọng vào việc sản xuất phong phú, là những gì cần phải được phác họa và điều hành bằng những cách thức làm gia tăng tối đa các lợi ích cho cả các quốc gia xuất phát lẫn các quốc gia nhắm tới, nhất là cho chính thành phần di dân. Việc bàn luận về các dịch vụ cần phải nói lên những khoản về lợi ích cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia liên quan tới việc di chuyển của dân chúng, với ý thức là các lợi lộc về kinh tế của người nghèo, và việc hoàn toàn tôn trọng tất cả mọi quyền lợi của con người cũng như các quyền lợi hiện hành của thành phần di dân, tất cả là tột điểm nơi những việc thương thảo này.
Trong thế giới ngày nay, nơi mà nền kinh tế kiến thức đang trở thành những đòi buộc thiết yếu, thì mối quan tâm về Bản Thỏa Hiệp TRIPS mặc lấy một tầm vóc quan trọng mới. Vì cần phải bảo vệ các quyền lợi về tài sản trí tuệ như là một động cơ canh tân và kiến tạo về kỹ thuật, mà cũng cần phải bảo đảm việc hưởng dùng rộng rãi kỹ thuật và kiến thức nhất là cho các quốc gia có lợi tức thấp. Các thiện ích mới xuất phát từ việc tiến bộ nơi khoa học và kỹ thuật là chìa khóa cho tính cách hội nhập mậu dịch thế giới. Cần phải cải tiến về kỹ thuật và việc làm sao để chuyển từ các quốc gia phát triển là những gì cần thiết để các quốc gia kém phát triển có thể đuổi kịp và đạt tới mức tranh thủ mậu dịch quốc tế.
Hơn nữa, chúng tôi chấp nhận việc tu chính mới đây cho Bản Hiệp Ước TRIPS về Vấn Đề Sức Khỏe Công Cộng. Việc tu chính này có thể bảo đảm việc các quốc gia nghèo trong việc hưởng dụng phương tiện sản xuất và việc nhập cảng các thứ thuốc thiết yếu cần phải có để đương đầu với các nạn dịch dân chúng của họ phải chịu. Nó cân bằng hai mục tiêu quan trọng về các qui luật sản hữu trí tuệ, đó là việc tạo nên những động cơ cải tiến và việc loan truyền các lợi ích của những vấn đề đổi mới bao nhiêu có thể. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là điều tu chính này không làm suy yếu đi những thoả thuận theo vùng và song phương chất chứa những biến thái của “TRIPS plus”, những biến thái đè nặng hơn đối với các quốc gia đang phát triển.
Cuộc họp này thuộc cấp bộ trưởng ở Hồng Kông đây là những gì có thể cung cấp
chẳng những một cơ hội quan trọng để phục hồi niềm tin tưởng vào Hội Nghị Bàn
Tròn Doha Phát Triển mà còn lấy lại tất cả uy tín cùng tính cách hợp pháp của
hệ thống Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế và làm cho phần đông quần chúng hiểu được
giá trị của hệ thống tổ chức này. Bất chấp tất cả những giới hạn vốn có của nó,
Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế là một tổ chức đặc thù trong các tổ chức quốc tế như
là một tổ chức chi phối các phần tử duy nhất bằng một qui chế bao hàm đầy tham
vọng. Cơ chế của một Bộ Phận Ổn Định Tranh Luận (DSB:Dispute Settlement Body)
là một chứng cớ về việc bảo đảm tính cách bình đẳng của tất cả mọi quốc gia
trước luật pháp, bất kể quyền lực kình tế của họ, và thực sự bảo vệ tất cả mọi
quốc gia phần tử khỏi những hành động thương mại đơn phương bất công.
Hội nghị cấp bộ trưởng này có khả năng để được tưởng nhớ đến như là một mốc điểm nơi việc thiết lập một hệ thống mậu dịch quốc tế chân chính về xã hội. Các quyền lợi và nhu cầu của người nghèo và của người yếu kém càng được chú trọng thì càng có cơ hội cho công lý và hòa bình trên thế giới của chúng ta, hai điều kiện bất khả châm chước cho việc phát triển khả thủ cũng như cho việc giảm nghèo. Hai mục đích này tạo nên một tham vọng chung để tất cả mọi phần tử có thể hăng say thực hiện việc thương thảo: Đó là điều hướng cho con đường tiến tới vậy.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/12/2005
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Xã Hội Thông Tín
Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của Đức Tổng Giám Mục John Foley, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội, tại Thượng Nghị Thế Giới Liên Hiệp Quốc về vấn đề Xã Hội Tín Liệu, một cuộc thượng nghị 3 ngày tại Tunis nước Tunisia được kết thúc hôm Thứ Sáu, 18/11/2005.
Thưa ông Chủ Tịch,
Những kỹ thuật tín liệu và truyền thông tân tiến, trong số đó, mạng điện toán toàn cầu chắc chắn là những gì hiển nhiên nhất, hiện nay đang có và sẽ có một ảnh hưởng sâu xa đối với đời sống về kinh tế, xã hội và văn hóa của gia đình nhân loại.
Cuộc thượng nghị này là cơ hội độc đáo về cách thức để làm sao hướng “xã hội thông tín” này hướng tới việc phát triển xây dựng, cũng như về cách thức để tránh đi những bước lỡ lầm. Những gì chúng ta đang bàn tới đây chẳng những là “những cơ hội về con số” mà còn là “những nan giải về con số” nữa.
Tiến trình này hiến cho chúng ta cơ hội để liên hệ với và trợ giúp những ai đang sống ở những miền nghèo khổ nhất và hẻo lánh nhất trên thế giới, cũng như cung cấp tiếng nói cho những ai trong quá khứ đã bị im hơi lặng tiếng và lãng quên. Trái lại, nếu tiến trình này chỉ tạo nên những cơ hội mới cho những ai đã hoan hưởng một mức sống ngon lành và có những phương tiện truyền thông tuyệt vời thì hoạt động của chúng ta là một thua bại.
Thánh đố của việc làm nhỏ đi hay thậm chí làm mất đi cái gọi là “phân rẽ về son số”, tình trạng chênh lệch hiện nay nơi phương tiện hưởng dùng các phương tiện truyền thông về con số giữa các quốc gia tân tiến và đang tiến, đòi phải liên kết nỗ lực của toàn thể cộng đồng quốc tế.
Các quốc gia phát triển hơn cần phải lãnh trách nhiệm giúp đỡ các quốc gia kém phát triển hơn để gia tăng tiến trình điện toán hóa cùng với cách thức dễ dàng hưởng dùng các thứ phương tiện truyền thông đại chúng mới, bằng việc trợ giúp về tài chính, việc truyền đạt cho biết những kỹ thuật thông tin, những phương sách về thương mại và việc hợp tác về văn hóa.
Chỉ cần đề cập tới một hoạt động, ngay cả trước khi phổ thông hóa phương tiện về mạng điện toàn toàn cầu, Tòa Thánh đã trợ giúp trong việc phát triển RIIAL (Red Informatica de la Iglesia en America Latina), một phương tiện giúp dễ dàng hóa cho những thôn làng hẻo lánh xa xôi nhất của vùng rừng rú Amazon cũng như cũng vùng đồi núi Andes, trong việc hiểu biết chẳng những về các tín liệu hiện hành mà còn cả các kho tàng về văn hóa được thấy trước đó chỉ ở một số ít thư viện.
Ngày nay, nhiều hoạt động về thương mại, ngay cả việc truyền đạt liên cá vị, cũng đang diễn ra trong một môi trường được nhiều người gọi là thực hay không gian tín khoảng.
Tuy nhiên, khoảng không gian mới này thật ra là những gì rất thực, và nó là những gì rất ư quan trọng ở chỗ tới độ có thể không còn khoảng cách ở đó, đối với tình trạng chia rẻ và kỳ thị thảm thê, với tính vị kỷ, với những thành kiến và bất công đã làm ô nhiễm quá nhiều lịch sử loài người. Cần phải nhớ những điều như thế chỉ cần để ngăn ngừa việc tái diễn của chúng mà thôi.
Chúng ta được biết rằng những ai tung ra Mạng Lưới Toàn Cầu WWW (World Wide Web) không làm điều này để trục lợi về tài chính từ việc phát triển của nó. Cũng cần lưu ý là Mạng Điện Toán Toàn Cầu (Internet) khởi đầu đã được sáng chế ra như là một dụng cụ truyền thông thời chiến, giờ đây đã trở thành một dụng cụ rất thịnh hành phổ thông cho việc phát triển và hòa bình.
Trong bản văn kiện chính cuối cùng được ngài ban hành là “Việc Phát Triển Nhanh Chóng”, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhận định là “Các kỹ thuật tân tiến gia tăng ở mức độ đáng kể về tốc độ, số lượng và việc sẽ dàng truyền thông, thế nhưng, trước hết nó không thiên về việc trao đổi tế nhị diễn ra giữa trí với óc, tâm với lòng, và là một trao đổi cần phải làm nên đặc tính của bất cứ việc truyền thông nào muốn phục vụ tình đoàn kết và yêu thương” (khoản 13).
Trách nhiệm của chúng ta là làm mất đi những khoảng cách này của nhân loại và của tình đoàn kết vì lợi ích của hằng triệu triệu con người cũng như vì thế hế tới đây.
Cám ơn ông chủ tịch
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/11/2005
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Tị Nạn
Sau đây là nguyên văn diễn từ của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Năm 3/11/2005, ngỏ cùng Ủy Ban của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Tị Nạn.
Thưa Ông Trưởng Ủy Ban,
Khi đọc bản tường trình của Cao Ủy Tị Nạn LHQ (UNHCR: United Nations High Commissioner for Refugees), liên quan tới những vấn đề thành phần tị nạn, thành phần hồi cư và thành phần phân tán cũng như tới những vấn đề về nhân đạo, đại biểu tôi đây có lời khen tặng công việc làm này của UNHCR, nhất là một công việc được thực hiện trong những hoàn cảnh nguy hiểm nhất và khó khăn nhất.
Từ khi xẩy ra tình trạng dân chúng di chuyển trong thế kỷ vừa qua, quốc tế đã có những nỗ lực thiết tha trong việc tìm kiếm những giải pháp cho các trục trặc liên quan tới vấn đề nhân đạo quan trọng.
Mặc dù đã xẩy ra tình trạng giảm sút đặc biệt ở con số tị nạn, con số người được UNHCR trực tiếp quan tâm đã tăng lên khắp thế giới khoảng 19 triệu, bao gồm cả thành phần tìm kiếm lánh nạn, thành phần hồi cư, thành phần bị phân tán trong nước và thành phần đang gặp nguy hiểm khác trên thế giới. Nguyên mức độ của hiện tượng của nhân loại này thôi cũng đủ làm cho thế giới phải chú ý tới rồi.
Cao ủy tị nạn này gần đây mới nhấn mạnh đến vai trò của UNHCR như là một cơ quan bảo vệ với những hoạt động cần phải được chú trọng và giải quyết để bảo vệ theo dụng ý bảo vệ của những hoạt động này. Nếu mỗi quốc gia có trách nhiệm bảo vệ dân chúng của mình khỏi bị sát hại, bị những tội ác chiến tranh, bị thanh lọc về chủng tộc và bị những tội ác phạm đến nhân loại, thì quan niệm này, như được thấy trong văn kiện đúc kết của Thượng Nghị Thế Giới, có lý do để được chấp nhận vì những lý do nhân đạo. Việc bảo vệ những ai đang bị khốn khó và việc giúp đỡ họ là những gì đi liền với việc phân tích một cách rõ ràng minh bạch cũng như với việc nhận thức chung về các nguyên nhân gây ra những cuộc khủng hoảng nhân đạo; thế nhưng, các cuộc khủng hoảng này, tự bản chất của chúng, đòi phải nhanh chóng ra tay và tài trợ theo dự đoán.
Đối với trách nhiệm của UNHCR, quan niệm về việc bảo vệ có những hậu quả lâu dài, nhất là trong trường hợp đại đa số thành phần tị nạn đang sống trong những tình trạng tị nạn dai dẳng. Không phải chỉ là việc bênh vực cho khỏi những thế lực hận thù từ bên ngoài, việc bảo vệ chạm tới toàn bộ nhân quyền của những ai bị bắt buộc phải thoát thân. Những quyền lợi này vẫn không gì thay đổi trong tất cả mọi giai đoạn hồi hương, tái hội nhập, tái phục hồi và tái kiến thiết.
Việc bảo vệ trước hết bao gồm việc bảo toàn tình trạng an ninh về thể lý của dân chúng cùng với việc họ được hoàn toàn hoan hưởng quyền lợi của họ. Sau nữa, việc bảo vệ bao gồm cả việc tạo nên một môi trường an toàn, nhất là cho nữ giới, trẻ em, người già và người bị khuyết tật. Việc phác họa và áp dụng tất cả mọi biện pháp ngăn ngừa và đáp ứng cần phải đặc biệt bảo đảm được việc bảo vệ nữ giới và trẻ em cho khỏi tất cả mọi hình thức bị lạm dụng, bỏ rơi, khai thác và bạo hành. Sau hết, việc bảo vệ có mục đích bảo đảm vấn đề đầy đủ dinh dưỡng, một vấn đề kéo dài liên miên nơi những trường hợp tị nạn. Việc đương đầu với tình trạng khó khăn về vấn đề dinh dưỡng, các Quốc Gia cũng cần phải để cho thành phần tị nạn được quyền tự do cần thiết trong việc di chuyển và cư trú cùng với quyền được sinh sống làm ăn.
Vấn đề duy trì việc tự nguyện hồi hương cũng đáng được tái cứu xét. Vấn đề này chẳng những liên quan tới việc trở về cách an toàn và xứng đáng, mà còn liên quan cả tới những khía cạnh về xã hội và kinh tế của việc tái thiết hậu xung khắc, bằng cách đặc biệt thiết lập một nối kết hiệu nghiệm giữa vấn đề cứu trợ về nhân đạo và vấn đề phát triển khả thủ. Thực tế mà nói thì điều này có nghĩa là phục hồi tình trạng hạ tầng cơ sở, sức khỏe, giáo dục, nông nghiệp, công ăn việc làm và nhất là vấn đề có được lương thực.
Việc không thể giải quyết tình trạng phân tán trong nước giờ đây được coi là việc thất bại lớn nhất nơi hoạt động nhân đạo của cộng đồng thế giới. Nhu cầu cần phải được bảo vệ không liên hệ gì tới vấn đề vượt biên hay chăng. Một hệ thống khả tín, được thể hiện nơi một cơ cấu tổ chức thích đáng, có thể đóng một vai trò hiệu năng trong việc đáp ứng những nhu cầu về an ninh và bảo vệ của thành phần bị phân tán nội địa, cũng như trong việc giúp cho các thẩm quyền địa phương trong cuộc hoàn thành trách nhiệm của họ đối với thành phần bị phân tán này.
Sau hết, khi quan niệm về việc xây dựng hòa bình đang được nẩy nở thì nó cần phải chú trọng tới thành phần hồi hương. Việc hồi hương bao giờ cũng cần phải thực hiện bằng việc tài trợ đầy đủ, vì chính thành phần hồi hương, mà còn để bảo trì cả những tiêu chuẩn được UNHCR ấn định nữa.
Cám ơn Ông Trưởng Ủy Ban
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến
ngày
11/11/2005
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ
Sau đây là nguyên văn diễn từ của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Năm 3/11/2005, ngỏ cùng Uỷ Ban của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ.
Thưa Ông Trưởng Ủy Ban,
Đại biểu tôi tin rằng nhuững dự án phát triển và những phương sách giảm nghèo cần phải được hội nhập với khả năng bảo trì môi trường. Thiếu tính cách quản thủ môi trường thì việc phát triển sẽ không có nền tảng vững chắc, và không phát triển, sẽ không có vấn đề đầu tư, khiến việc bảo về môi trường trở nên bất khả.
Vấn đề trách nhiệm và tình đoàn kết là những gì liên kết với nhau nơi đây đến nỗi hoạt động hỗ trợ cho môi trường trở thành một thứ khẳng định niềm tin tưởng vào định mệnh của gia đình nhân loại qui tụ lại chung quang một dự án chung quan trọng với thiện ích của hết mọi người. Điều này âm vang nguyên tắc tiên khởi của Bản Tuyên Ngôn Rio: “nhân loại là tâm điểm của những mối quan tâm đến việc phát triển khả thủ”.
Tuy nhiên, nhiều khó khăn gặp phải trong việc đụng đầu với những vấn đề làm suy yếu môi trường toàn cầu, như vấn đề thay đổi khí hậu, tình trạng thiếu nước uống, việc phá rừng và việc sa mạc hóa, cho thấy tính chất phức tạp của việc đương đầu với những vấn đề phát triển một cách gắn bó nguyên vẹn, cũng như cho thấy nhu cầu cần phải thay thế những phương cách phân mảnh bằng một phương sách đa phần toàn diện.
Trong loạt đe dọa đầu tiên, được nhận định bởi Ban Hội Thẩm Cao Cấp về Các Mối Đe Dọa, Thánh Đố và Thay Đổi, đó là những thứ đe dọa về kin h tế và xã hội, bao gồm tình trạng nghèo khổ, các chứng bệnh lây nhiễm và vấn đề suy thoái môi trường. Chúng tôi đồng ý là ba vấn đề này nói cho cùng là những gì đe dọa nền an ninh của thế hệ hiện tại và tương lai. Không thể nào không cùng nhau giải quyết những thách đố ấy để chiếm đạt được một hệ thống an ninh chung. Chúng không phải là những thứ đe dọa tách biệt.
Trong việc đương đầu với chúng cũng như trong việc phát động vấn đề phát triển trách nhiệm và tình đoàn kết, các cộng đồng địa phương cần phải tham dự vào việc thẩm định và bảo trì thiên nhiên, cùng được hưởng phần lợi ích công bằng, nếu các cộng đồng ấy sẵn sàng hợp tác; những giá phải trả cho hệ thống giao liên thiên nhiên cần phải được chú trọng tới trong tất cả mọi quyết định về kinh tế, vì những nguồn nhiên liệu hiển nhiên là những gì có hạn; và việc bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên cần phải trở thành ưu tiên hơn nữa nơi việc hoạch định của chính phủ, việc đầu tư và việc tài trợ nếu cần phải đi đến chỗ thành đạt.
Mối đặc biệt quan tâm tới ở đây là vấn đề rừng rú, một tài nguyên vẫn là những gì thiết yếu đối với lương thực, cư trú, chất đốt, nước nguồn và thớ sợi cho 90% trong 1 tỉ 200 triệu người cực bần cùng trên thế giới; tuy nhiên, tình trạng mất mát rừng rú vẫn còn thấy được rõ ràng ở quá nhiều nơi. Rất cần phải hoàn thành một hiệp định quốc tế về việc bảo vệ rừng rú.
Chúng ta cũng không được quên những mục tiêu trong MDG 7 là mục tiêu nhắm tới việc làm giảm bớt 50% vào năm 2015 con số người không có được nước uống sạch cùng các thứ vệ sinh căn bản, và là mục tiêu cải tiến đáng kể đời sống của những cư dân sống trong các khu ổ chuột vào năm 2020, những mục tiêu được nhắc lại mới đây trong Quyết Định CSD 13. Tiếc thay, nhiều quốc gia sẽ không đạt được mục tiêu 2005 về vấn đề thiết lập những chương trình điều hành các nguồn nước nhất thống. Tuy nhiên, vì lợi ích của tất cả mọi quốc gia, cần phải hỗ trợ và dấn thân vào việc áp dụng những dự án ấy.
Một vấn đề hệ trọng khác đó là vấn đề thay đổi khí hậy và vấn đề năng lực, vấn đề được vị Tổng Thư Ký đã có lý để diễn tả như là một trong những thách đố lớn nhất của thế kỷ 21. Những đề tài của chu kỳ nhị niên tới đây của CSD sẽ có một ảnh hưởng về nhiều vấn đề liên hệ, như vấn đề môi trường, vấn đề kinh tế, chính trị, đạo lý và các vấn đề xã hội, cũng như vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế. Nó sẽ là một cơ hội cho thế giới suy nghĩ về những đề tài chính yếu đối với hòa bình và việc phát triển của con người, nhất là ở những vùng nghèo nhất theo khả năng thích ứng yếu kém nhất, với những nguồn năng lượng khan hiếm và chịu hậu quả nhiều về tình trạng đổi thay khí hậu.
Sau hết, thật là phấn khởi khi chứng kiến thấy việc gia tăng ý thức về vấn đề thay đổi khí hậu đã được bày tỏ như tại thượng nghị G8 ở Gleneagles. Cần phải tiếp nối bằng những cuộc bàn luận cẩn trọng về những phương tiện các quốc gia có thể giúp để phấn khích việc phát triển hơn nữa về những nguồn năng lực có thể tái sử dụng, bắt đầu làm giảm dần những phụ trợ tai hại về môi trường, nhất là đối với việc sử dụng và phát triển chất đốt dưới lòng đất, cũng như bắt đầu việc dấn thân vào vấn đề nghiên cứu cùng phát triển việc thay thế các chất đốt dưới lòng đất một cách sạch sẽ, hiệu nghiệm và rẻ tiền. Thế giới đang hết sức cần đến nhiều hơn, chứ không phải ít hơn, năng lực trong 50 năm tới đây: Chúng ta chiếm lấy nguồn năng lực này cho các thế hệ mai hậu ở khắp nơi khi chúng ta bắt tay thực hiện ngay vào đường lối ấy.
Cám ơn
Ông Trưởng Ủy Ban
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/11/2005
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Việc Tưởng Niệm Diệt Chủng Do Thái
Sau đây là nguyên văn diễn từ của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Ba 1/11/2005, ngỏ cùng Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về “Việc Tưởng Niệm Diệt Chủng Do Thái”.
Kính Ông Chủ Tịch,
Vấn đề tưởng nhớ là một nhiệm vụ và là một trách nhiệm chung. Điều này đặc biệt đúng nơi trường hợp Diệt Chủng Do Thái và rất nhiều đại biểu lấy làm hài lòng hoan hô quyết định thực hiện việc tưởng nhớ Diệt Chủng và chúc mừng tất cả những ai bảo trợ việc tưởng niệm này.
Trách nhiệm của tất cả mọi dân nước trong việc tưởng nhớ có được một sức mạnh mới khi chúng ta mừng 60 năm giải tỏa các trại tuyệt mạng và thiết lập Liên Hiệp Quốc.
60 năm chúng ta đã thấy được cái kinh hoàng của thứ tội ác này, thế mà lịch sử vẫn còn tái diễn cái kinh hoàng này. Việc thỏa ước quốc tế về vấn đề này đã không ngăn cản nổi thứ ý nghĩ dẫn đến vấn đề sát chủng, đến việc bạo động gây ra diệt chủng, đến những bất công khiến diệt chủng trở thành khả dĩ, hay đến những lợi lộc khiến việc diệt chủng có thể được tạm hoãn.
Thế kỷ 20 đã chứng kiến những cuộc diệt chủng, những cuộc tàn ác, những cuộc tàn sát và những cuộc thanh lọc chủng tộc là những cuộc xẩy ra đáng tiếc không phải chỉ ở trong một châu lục duy nhất. Khi chúng ta đứng trước cuộc Diệt Chủng Do Thái thì thật là chính đáng khi chúng ta tưởng nhớ và hứa quyết với tất cả nỗ lực chúng của chúng ta trong việc bảo đảm rằng, khi chỉ tên điểm mặt loại tội ác ấy, các quốc gia trên thế giới sẽ nhận ra bộ mặt của nó và ngăn ngừa không để cho nó xẩy ra trong tương lai nữa.
Chớ gì Việc Diệt Chủng Do Thái trở thành một thứ cảnh báo trong việc ngăn cản chúng ta khỏi chiều theo những thứ ý hệ biện minh cho việc khinh bỉ phẩm vị con người vì lý do chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ hay tôn giáo.
Theo chiều hướng ấy, cũng cần phải nhắc lại và lập lại việc chúng ta ủng hộ cho Quyết Nghị 1624 của Hội Đồng Bảo An LHQ là quyết nghị vừa lên án “một cách hết sức cương quyết việc khích động các hoạt động khủng bố” vừa bác bỏ “những nỗ lực biện minh hay tôn vinh […] những hoạt động khủng bố làm phấn khích thêm những hoạt động khủng bố khác”. Quyết nghị này còn nhấn mạnh đến “việc tiếp tục những nỗ lực quốc tế để gia tăng vấn đề đối thoại cũng như nới rộng vấn đề hiểu biết các nền văn minh, hầu cố gắng ngăn ngừa cái mục tiêu bất phân biệt các thứ tôn giáo và văn hóa khác nhau, và giải quyết những tình trạng xung khắc chưa được giải quyết theo vùng cùng với hàng loạt đầy những vấn đề của thế giới”.
Sau biến cố Shoah, bước đầu tiên để tiến tới việc ngăn ngừa đó là Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền. Cần phải thực hiện nhiều bước tiến hơn nữa. Nơi hết mọi quốc gia, việc tưởng nhớ đến Cuộc Diệt Chủng Do Thái cần phải được duy trì như là một quyết tâm không để cho thứ kinh hoàng này xẩy ra cho các thế hệ mai hậu nữa.
Trong cuộc viếng thăm Thánh Địa của mình, Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến Yad Vashem, đài tưởng niệm biến cố Shoah. Ở chân Bức Tường Phía Đông của Đền Thờ, ngài đã nguyện cầu xin ơn tha thứ cũng như cho việc hoán cải tâm tưởng con người.
Việc xin thứ tha là những gì thanh tẩy ký ức, và việc tưởng nhớ đến Cuộc Diệt Chủng Do Thái cống hiến cho chúng ta cơ hội để thực hiện việc thanh tẩy ký ức ấy, để sớm khám phá ra những triệu chứng diệt chủng mà loại trừ chúng, và để sử dụng những biện pháp hợp thời và cứng rắn trong việc chế ngự những đủ thứ bất công về phương diện xã hội và quốc tế.
Chương trình của cuộc dấn thân này, cùng với các biện pháp khác, có thể cho thấy một cách tốt đẹp là hữu ích về vấn đề này, để chứng tỏ rằng, với ý muốn của chính trị, nó có thể được thực hiện nhiều hơn nữa, có thể chiến đạt nhiều hơn nữa vậy.
Tòa Thánh sẵn sàng tiếp tục hoạt động theo chiều hướng ấy.
Xin cám ơn Ông Chủ Tịch
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
2/11/2005
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Tình Trạng Khốn Khổ của Kitô Hữu Palestine
Sau đây là nguyên văn diễn từ của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Ba 1/11/2005, ngỏ cùng ủy ban của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về “Cơ Quan Cứu Trợ và Hoạt Động của Liên Hiệp Quốc đối với Những Người Tị Nạn Palestine ở Vùng Cận Đông”.
Thưa Ông Trưởng Ủy Ban,
Đại biểu tôi, sau khi kỹ lưỡng xem lại Bản Tường Trình của Tổng Ủy Viên “Cơ Quan Cứu Trợ và Hoạt Động của Liên Hiệp Quốc đối với Những Người Tị Nạn Palestine ở Vùng Cận Đông” (UNRWA: United Nations Relief and Works Agency for Palestine Refugees in the Near East), một lần nữa xin bày tỏ việc cảm nhận của mình về hoạt động của cơ quan này trong thời gian đầy những thách đố cam go này.
Tòa Thánh hân hoan nhìn nhận việc UNRWA cống hiến vấn đề trợ giúp cho tất cả mọi người tị nạn Palestine vì họ là người tị nạn, chứ không kỳ thị hay chú ý tới tôn giáo của họ. Tuy nhiên, năm nay chúng tôi buộc phải chú ý tới tình trạng khó khăn gia tăng phải chịu đựng bởi thành phần Kitô hữu Palestine, những người mà, mặc dù họ thuộc về một niềm tin được phát sinh từ chính mảnh đất này, đôi khi lại bị hàng xóm láng giềng của họ ngờ vực. Bị kỳ thị gấp hai lần, thì không có gì là lạ lùng khi biết rằng nhóm nhỏ bé này – chưa đầy 2% của dân chúng Palestine địa phương – đặc biệt bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
Tất cả mọi người Palestine đều có quyền được bạn hữu và thẩm quyền chính đáng đối xử và suy nghĩ một cách công bằng. Nạn cực đoan về tôn giáo dưới bất cứ hình thức nào ngấm ngầm trong các cuộc tấn công, lạm dụng hay đe dọa Kitô hữu trong vùng quanh Bêlem mới đây là những gì bất khả chấp. Bất kể là ai trở thành nạn nhân của bạo lực và cuồng tín thì những hành động ấy đều là những vết nhơ nơi lương tâm của con người. Bởi thế, đại biểu tôi đây hy vọng rằng các vị lãnh đạo địa phương sẽ tìm ra những giải quyết cho các nhu cầu của tất cả mọi phần tử của những cộng đồng địa phương đang trải qua tình trạng bạo lực.
Ngoài ra, bức tường an toàn ngăn chặn đường tới một số miền đất và nguồn nước của Palestine, cũng như ngăn chain việc làm ăn, buôn bán, giáo dục, y tế và tự do thờ phượng, tất cả đều là những gì hằng được quan tâm tới. Đại biểu tôi đây sẵn sàng nhìn nhận quyền lợi của tất cả mọi người được sống trong an bình và an ninh; đàng khác, chúng tôi tin rằng Thánh Địa càng cần phải có những nhịp cầu nối hơn là những bức tường rào cản.
Hy vọng rằng nhiều vấn đề ở miền đất này sẽ được giải quyết bằng việc thương thảo và đối thoại, đại biểu tôi xin nhấn mạnh là giải pháp bền vững cần phải bao gồm cả vấn đề Thánh Thánh Giêrusalem. Căn cứ vào nhiều biến động về bạo lực và tình trạng khó khăn trong vấn đề tự do di chuyển gây ra bởi bức tường an ninh, Tòa Thánh lập lại việc Tòa Thánh ủng hộ “những khoản cam đoan của quốc tế trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tự do lương tâm của cư dân mình, cũng như quyền tín hữu thuộc tất cả mọi tôn giáo và quốc tịch được thường xuyên, tự do và dễ dàng đi lại các nơi thánh” (A/RES/ES-10/2).
Giêrusalem là nhà vốn được công nhận của ba niềm tin theo tổ phụ Abraham, và ai có quyền bảo quản Thành Thánh này thì có trách nhiệm đặc biệt về thành thánh ấy trước cộng đồng quốc tế. Mượn những lời mới đây của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, chúng tôi hy vọng rằng Giêrusalem một ngày kia sẽ là “một ngôi nhà của hòa hợp và hòa bình” cho tất cả mọi tín hữu.
Thời gian đã quá dài lâu cho việc đối thoại cởi mở huynh đệ để mang lại việc hạ sinh hai quốc gia, bên cạnh nhau, tương kính quyền hiện hữu và phát triển của nhau. Đã có quá nhiều nạn nhân vô tội, là Do Thái hay Palestine, Do Thái, Kitô hữu hay Hồi hữu cũng thế. Chí có một nền hòa bình chân chính và bền vững – nền hòa bình không bị áp đặt mà bằng việc thương thảo – mới làm cho những ước vọng hợp lý của tất cả mọi dân tộc sống ở Thánh Địa được mãn nguyện mà thôi.
Xin
cám ơn Ông Trưởng Ủy Ban
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/11/2005
Sau đây là diễn từ của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Sáu 14/10/2005, ngỏ cùng Tiểu Ban Đệ Tam của Khóa Họp Thứ 60 của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Vị đại diện Tòa Thánh này nói về khoản nghị sự thứ 65: “Việc Áp Dụng Thánh Quả của Hội Nghị Thế Giới Lần 4 về Nữ Giới và về Phiên Họp Đặc Biệt của Tổng Hội Đồng mang Tựa Đề “Nữ Giới 2000: Sự Bình Đẳng Giống Tính, Phát Triển và Hòa Bình trong Thế Kỷ 21”, nguyên văn như sau:
Thưa Ông Chủ Tịch,
Vai trò đại biểu của Tòa Thánh tôi đây tiếp tục chú trọng tới tiến trình kiểm điểm về Bản Tuyên Ngôn Bắc Kinh và Diễn Đàn Hoạt Động, cũng như các Văn Kiện Đúc Kết sau đó. Cho dù có một số phát triển tích cực nơi thân phận của nữ giới trên thế giới hôm nay, tính cách tổn thương vẫn còn liên tục xẩy ra nơi đời sống của nữ giới.
Tình trạng bạo lực phạm đến nữ giới dưới mọi hình thức, bao gồm cả việc bạo lực tại gia và những việc thực hành tai hại theo truyền thống, là một vi phạm trầm trọng tới phẩm giá của nữ giới và quyền lợi của con người. Ở một số quốc gia, nạn phá thai và sát nhi nữ giới vẫn đang tiếp tục xẩy ra. Việc vi phạm đến nữ giới thường xuất phát từ việc coi nữ giới, không phải là một con người có quyền được bình đẳng với người khác mà như là một đối tượng cần phải được khai thác. Do đó mới gia tăng nạn buôn bán nữ giới và nhi nữ cùng những hình thức mãi dâm khác nhau.
Tất cả mọi hình thức bạo lực vi phạm tới nữ giới đều đáng bị lên án gắt gao, và về phần mình, Tòa Thánh tìm cách hợp tác với tất cả những ai thiện chí trong việc coi trọng các thứ qui chế về xã hội nhằm loại trừ những căn nguyên gây ra những thứ bạo lực này. Chẳng hạn, vào tháng Sáu năm nay, Hội Đồng Tòa Thánh về Di Dân và Thành Phần Lưu Động đã tổ chức một Cuộc Họp Quốc Tế về Việc Chăm Sóc Mục Vụ cho Việc Giải Phóng Nữ Giới Bụi Đời.
Bất cứ sách lược này nhắm mục đích cải tiến đời sống nữ giới cần phải đặc biệt chú trọng tới thành phần nữ giới và nữ nhi đang phải chịu sống trong tình trạng như thế. Vì tiến trình này không phải là chuyện dễ, cần phải làm sao để cho họ có thể phục hồi lại được niềm tự tin, lấy lại được những mối liên hệ tin tưởng, và tái ý thức giá trị, phẩm vị và sự cao quí của họ.
Theo thống kê mới đây của Tổ Chức Lao Động Thế Giới ILO (International Labor Organization) thì nữ giới chiếm 60% trong tổng số 550 triệu thành phần nghèo khổ làm việc trên thế giới. Những người nữ này không kiếm đủ lợi tức để thậm chí nâng họ cùng gia đình họ lên khỏi cảnh nghèo túng hay chỉ kiếm được 1 Mỹ kim duy nhất mỗi ngày. Tình cảnh bần cùng là những gì ngăn trở nữ giới có được những nhu cầu căn bản của họ, như dưỡng chất, vệ sinh, được chăm sóc sức khỏe căn bản và được học hành tối thiểu, một tình cảnh tiếp tục làm cho các xã hội bị hụt hẫng đi việc đóng góp dồi dào và bất khả thay thế mà chỉ có thể thực hiện bởi nữ giới thôi.
Để lật ngược tiến trình nữ giới hóa bần cùng, vai trò đại biểu tôi đây tin rằng cần phải chú trọng tới việc gia tăng phương tiện cho nữ giới cũng như việc kiểm soát các nguồn sản xuất cùng vốn liếng. Một số tổ chức Công Giáo đang dấn thân thực hiện các chương trình tiểu uy tín cho nữ giới nhằm mục đích tăng thêm quyền lực cho họ bằng việc hình thành các dự án tiểu uy tín tự hành sự, ở những nơi như Cao Miên, Bosnia-Herzegovina, Mỹ Châu Latinh và Caribbean.
Một khi được tăng thêm quyền thế, nữ giới sẽ đóng một vai trò trong việc phát triển và phúc hạnh của gia đình của họ, cộng động của họ và xã hội của họ. Tất cả mọi phần tử của xã hội đều có trách nhiệm trong việc phát động việc gia tăng quyền lực này cho họ.
Nạn mù chữ, đặc biệt nơi nữ giới ở các vùng thôn quê, là một trở ngại rõ ràng cho việc phát triển cũng như cho việc đạt chiếm những quyền lợi căn bản của nữ giới. Nhờ sự giúp đỡ của người khác, hết mọi người nữ đầu có quyền được hưởng hết cỡ quyền năng, tài năng và khả năng của họ, vì như chúng ta đọc thấy trong Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền, “hết mọi người có quyền học hành”. Càng ngày chúng ta càng thấy sự kiện là việc đầu tư vào vấn đề giáo dục các em nữ nhi là cái then chốt cho việc hoàn toàn thăng tiến nữ giới vậy.
Vai trò đại biểu của Tòa Thánh tôi đây nhận thấy nhu cầu cần phải giải quyết cấp thời những nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt của nữ giới. Chúng ta biết rằng nhiều người nữ ngày nay vẫn chưa có được phương tiện hưởng thậm chí việc chăm sóc sức khỏe tối thiểu nhất. Tòa Thánh tiếp tục tranh đấu cho có được một giải pháp toàn diện cho vấn đề sức khỏe của nữ giới, một giải pháp không chỉ chú trọng đến một khía cạnh nào của họ mà đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tổng quan và toàn diện. Một vấn đề quan tâm hệ trọng đó là đặc biệt nữ giới đang bị tổn hại bởi những hậu quả thảm thương của các vấn đề sức khỏe và dịch tễ trên thế giới, như Vi Khuẩn hay Hội Chứng Liệt Kháng và chứng sốt rét, cũng như của tình trạng thiếu thốn nước an toàn và vệ sinh. Ngoài ra, nữ giới có quyền được hưởng tiêu chuẩn cao nhất của vấn đề chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ thai nghén, và có quyền sinh con cái ở một hoàn cảnh sạch sẽ, an toàn, với sự hỗ trợ chuyên nghiệp thích đáng.
Hiển nhiên là còn nhiều việc cần phải làm để hoàn toàn thăng tiến nữ giới trong thế giới ngày nay. Hy vọng rằng LHQ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc biến đổi những ước vọng hợp lý của họ.
Cám ơn ông Chủ Tịch
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/10/2005
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về “Những vấn đề liên quan tới việc thông tín”.
Sau đây là nguyên văn diễn từ của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Năm 13/10/2005, ngỏ cùng tiểu ban của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về “Những vấn đề liên quan tới việc thông tín”.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Tòa Thánh công nhận quyền thông tín và tầm quan trọng của nó trong đời sống của taât cả mọi xã hội cùng cơ cấu dân chủ. Việc thi hành quyền tự do truyền đạt không lệ thuộc vào sự giầu sang, giáo dục hay quyền lực chính trị. Quyền truyền đạt là quyền của tất cả mọi người. Quyền tự do diễn đạt và quyền có được tín liệu đang gia tăng và phát triển ở những xã hội không mập mờ về nền đạo lý căn bản của việc truyền đạt, chẳng hạn như sự thật tối thượng và sự thiện của cá nhân, việc tôn trọng phẩm vị con người, và việc cổ võ công ích.
Ngoài ra, những thứ kỹ thuật mới đóng một tầm quan trọng trong việc thăng hóa thành phần nghèo khổ. Như ở vấn đề sức khỏe và giáo dục, phương cách thuận lợi cho thành phần giầu có được thể hiện nơi vần đề truyền đạt chắc chắn là những gì giúp ích cho thành phần nghèo khổ, thành phần với tư cách là người nhận được tín liệu bảo đảm, cũng như với tư cách là diễn viên có thể phát động quan điểm riêng của họ trước những người thực hiện quyết định cho thế giới.
Trước tình trạng càng ngày càng gia tăng phương cách đối với vấn đề tín liệu thuộc đủ mọi thứ loại, Tòa Thánh cũng muốn nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải bảo vệ thành phần dễ bị tổn thương nhất, như trẻ em và giới trẻ, nhất là theo chiều hướng gia tăng nội dung trình chiếu việc bạo động, bất nhân nhượng và hình ảnh khiêu dâm.
Có lẽ vấn đề thiết yếu nhất phát xuất từ việc tiến bộ về kỹ thuật đó là phải chăng nhờ tiến bộ về kỹ thuật mà con người tiến triển về phẩm giá, trách nhiệm và cởi mở với kẻ khác.
Về vấn đề này, Tòa Thánh đã thực hiện một khởi động đặc thù toàn châu lục được gọi là Hệ Thống Chỉ Số của Giáo Hội ở Mỹ Châu Latinh RIIAL ("Red Informática de Iglesia en America Latina") là hệ thống cổ võ việc thích ứng với những kỹ thuật và chương trình theo chỉ số nơi vấn đề giáo dục truyền thông, nhất là ở những vùng nghèo khổ. Sự thành công của dự án này đã gây chú ý cho tổ chức Quan Sát Việc Truyền Thông Về Văn Hóa và Thính Thị ở Địa Trung Hải và trên Thế Giới OCCAM (Observatory for Cultural and Audiovisual Communication in the Mediterranean and in the World) cũng như cho các tổ chức quốc tế khác. Tòa Thánh cũng ủng hộ việc liên tục cổ võ vai trò truyền thống của các thư viện và truyền thành trong việc đào luyện.
Hy vọng rằng Giai Đoạn Thứ Hai của Thượng Nghị Thế Giới của LHQ về Xã Hội Thông Tín WSIS (U.N. World Summit on the Information Society), một thượng nghị được tổ chức tại Tunis sắp tới, sẽ đưa tới những nỗ lực cụ thể hơn trong việc xây dựng một xã hội có tính cách chỉ số hơn, là những gì sẽ làm giảm thiểu đi việc lan rộng tình trạng “nghèo nàn vấn đề thông tín”. Thật là hữu ích nếu tạo nên được một năng động mới vượt ra ngoài thứ lý lẽ có tính cách chính trị và thương mại thường chi phối nơi những lãnh vực này.
Vai trò đại biểu tôi đây tin rằng Xã Hội Thông Tín này sẽ là một xã hội được trang bị bằng thứ năng thể, năng lực, và các năng khiếu trong việc làm nẩy nở và thu thập kiến thức mới, cũng như trong việc truy cập, hấp thụ và sử dụng một cách hữu hiệu tín liệu, dữ kiện và kiến thức nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật thông tín và truyền thông. Trong xã hội đã có nhiều “tác nhân về ý nghĩa” hay “những nhân viên kiến thức”, như gia đình, học đường, quốc gia, thành phần góp ý và thành phần lãnh đạo, chưa nói tới các cơ cấu tổ chức tôn giáo.
Kiến thức là những gì thiết yếu trong việc thiết lập sự hiện diện nơi thị trường quốc tế, vầlà then chốt cho việc tham phần vào nền kinh tế toàn cầu là mội trường mạng điện toán toàn cầu đang là một phương tiện càng ngày càng quan trọng. Ngoài ra, cần phải nhìn nhận vai trò của kiến thức trong việc phát triển kỹ thuật thông tín và truyền thông. Cũng thế, rất cần phải phát triển khả năng nhận thức được tín liệu thu thập, trước cả một rừng tín liệu trước mắt. Tiến trình này có thể chỉ nẩy nở ở đâu nhìn nhận bậc thang của các thứ giá trị mà thôi.
Cám ơn Ông Chủ Tịch
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/10/2005
Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc về “Tầm Quan Trọng của Việc Chăm Sóc Bản Thân, Môi Sinh và Đồng Bạn”
Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của vị lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh là Francis Dionisio trước Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Năm 6/10/2005, về đề tài “Chương Trình Quốc Tế cho Giới Trẻ cho đến Năm 2000 và Sau Đó”
Thưa Ông Chủ Tịch,
Phái đoàn đại biểu tôi hân hạnh được tham dự vào cuộc bàn luận quan trọng này về “Chương Trình Hoạt Động Quốc Tế cho Giới Trẻ. Có câu nói giễu cợt như sau: “Tuổi trẻ đang bị hoang phí nơi giới trẻ”; tuy nhiên, Tòa Thánh lấy làm mãn nguyện khi thấy LHQ tiếp tục đề cao cảnh giác đối với tầm quan trọng của họ.
Mới đây, ở một cuộc qui tụ cả hằng trăm ngàn giới trẻ ở Cologne, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã âm vang những cảm thức của giới trẻ trên khắp thế giới, khi ngài nói rằng “Chúng tôi đang quan tâm tới tình trạng trên thế giới và chúng tôi đang hỏi là ‘Chúng tôi tìm đâu ra những tiêu chuẩn để theo đó mà sống, đâu là những qui tắc chi phối việc hợp tác hữu trách trong vấn đề xây dựng hiện tại và tương lai của thế giới chúng ta đây?’”
Giới trẻ ước muốn trở thành cao cả. Thế nhưng, để chiếm được cái cao cả, họ cần phải nghĩ đến người khác, nhất là những ai xa lạ. Họ cũng không thể đạt được điều này một mình. Họ cần vai trò lãnh đạo và các phương tiện của chính quyền, việc chuyên chú và hợp tác của các tổ chức phi chính quyền và thiện chí cùng công khó của tất cả mọi người.
Theo chiều hướng của mối quan tâm ấy, phái đoàn đại biểu chúng tôi cẩn thận theo dõi những diễn tiến từ cuộc khởi sự 10 năm trước đây về Chương Trình Hoạt Động Quốc Tế cho Giới Trẻ. Mười lãnh vực ưu tiên của chương trình này để hoạt động là những gì chạm tới những vấn đề và những đề tài quan trọng ảnh hưởng đời sống của giới trẻ và thế giới của chúng ta.
Bản Tường Trình Giới Trẻ Thế Giới 2005 của vị tổng thư ký quay về với một số những yếu tố gây rắc rối vẫn còn chi phối tới đời sống của giới trẻ ngày nay. Nói đến một trong những quan tâm này, phái đoàn đại biểu tôi đây xin lập lại chủ trương của mình về vấn đề sử dụng việc diễn tả “sức khỏe tình dục và sản sinh”, như được chất chứa trong bản tường trình ấy. Phái đoàn đại biểu tôi đây hiểu nó như là một thứ cổ võ cho sức khỏe của nữ giới, nam nhân, giới trẻ và trẻ em. Nó không xét tới vấn đề phá thai hay phương tiện phá thai như là một khía cạnh của những từ ngữ ấy.
Tòa Thánh cũng tiếp tục dấn thân trọn vẹn cho vai trò của giới trẻ nơi nền kinh tế, tình trạng nghèo khố, vấn đề giáo dục và vấn đề công ăn việc làm toàn cầu. Hiện nay trên thế giới có trên 196 ngàn trường tiểu học và trung học với trên 51 triệu trẻ em và thanh thiếu niên học sinh. Ngoài ra còn có gần 1 ngàn đại học đường Công giáo và các học viện Công giáo khác, giáo dục trên 4 triệu thành phần trưởng thành trẻ tuổi. Giới trẻ đang được giúp đỡ để lãnh nhận việc giáo dục họ xứng đáng và khích lệ để trao tặng lại cho người khác. Giáo dục là một tặng ân được tiếp tục trao ban.
Đối với vấn đề “tuổi trẻ liên quan tới vấn đề xã hội, môi sinh, giải trí và tham dự”, qua hằng ngàn nhóm trẻ khắp thế giới, Giáo Hội Công giáo chia sẻ và cổ võ tầm quan trọng của việc chăm sóc cho bản thân, môi sinh và đồng bạn.
Về vấn đề “tuổi trẻ đang có nguy cơ, sức khỏe, thuốc phiện, phạm pháp và kỳ thị với thánh phần nhi nữ và thanh nữ”, có khoảng gần 12 ngàn bệnh viện và tổ chức chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa y tế của Công Giáo trên khắp thế giới. Những người chuyên nghiệp địa phương được huấn luyện đàng hoàng, qua các việc họ làm, hỗ trợ cho nguyên tắc là tất cả mọi sự sống của con người đều linh thánh, và một mội người đều đáng giá. Giới trẻ được hiển nhiên chăm sóc như các phần tử cao quí và mềm yếu của xã hội.
Thưa Ông Chủ Tịch, khả năng để hoàn tất những mục đích chuyên biệt của 10 cái ưu tiên đang làm giảm sút việc dấn thân. Vấn đề qui tụ lại bàn luận cho giới trẻ đã gọi nó là “việc thực hiện dấn thân cho vấn đề ấy”. Chúng ta biết rằng chúng ta đang sống trong một thế giới phức tạp và phiền toái, và nhiều giới trẻ biết rằng việc dấn thân ấy đòi hỏi 3 điều, đó là việc nhìn nhận nhu cầu, nhất là nơi các phần tử nghèo khổ nhất của thế giới chúng ta đây; phác họa việc đáp ứng; và thực hiện cho tới cùng.
Tòa Thánh xin LHQ hãy tiếp tục nhận ra những nhu cầu của giới trẻ trên thế giới, nhất là của thành phần nghèo khổ nhất và yếu kém nhất trong họ. Nó cần phái tái dấn thân hơn nữa để cùng nhau hoạt động với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện những đáp ứng tức thời và dài hạn. Việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn là một tiến trình kéo dài suốt cả một đời. Nó thường là một cuộc hành trình rất ư là dâu dài. Thế nhưng, giới trẻ nhìn nhận rằng cuộc hành trình của họ mới được khởi sự. Và chính vì tuổi trẻ của mình mà họ vẫn còn ở những bước đầu trong việc mở đường cho sự thành đạt trong tương lai. Hết mọi người thuộc mọi lứa tuổi đều quan trọng khi chúng ta cùng nhau kiến thiết một thế giới an toàn và hạnh phúc cho giới trẻ.
Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày 10/10/2005
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về việc Bênh Vực Người Tị Nạn
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ĐTGM Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva hôm 5/10/2005 trước Tiểu Ban Hành Sự của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Tị Nạn (UNHCR: United Nations High Commissioner for Refugees).
Thưa Ông Chủ Tịch, xin cho tôi có chúc mừng ông được chọn làm chủ tịch và nhân cơ hội này chào mừng và chúc mừng Cao Ủy Viên Antonio Guterres có lời khai mạc khiến vai trò đại biểu Tòa Thánh tôi đây lấy làm cảm kích.
Thưa Ông Chủ Tịch,
1. Trong khi con số thành phần tị nạn giảm bớt thì việc gia tăng về con số của những người được UNHCR quan tâm đang khơi lên một số vấn đề thách đố về việc bảo vệ là những gì vẫn còn là tâm điểm nơi sứ vụ của Liên Hiệp Quốc. Vì việc bảo vệ bao gồm những phương thức thích hợp với thành phần tị nạn ước định, thành phần tìm nơi lánh nạn và thành phần bị phân tản nội địa (IDP: internally displaced persons), mà việc xác định về nó cần phải được tiến triển một cách hữu lý và được bao gồm hơn nữa nơi mối liên hệ trực tiếp với việc hiểu biết thích đáng hơn về vấn đề an ninh. Trong các cuộc tranh luận gần đây liên quan tới những yếu tố khác nhau hợp lại tạo nên một thứ an ninh toàn diện cho dân chúng, có những đòi hỏi khác đã được thêm vào cho viếng thiếu vắng vấn đề bị bách hại về thể lý, vấn đề bị đe dọa mạng sống, vấn đề những cuộc xung đột về bạo lực. Những đòi hỏi này bao gồm vấn đề đầy đủ và an toàn về thực phẩm cùng với những điều kiện tối thiểu về quyền tự do và phúc hạnh cá nhân cần thiết để bảo toàn nhân phẩm của hết mọi người.
Tuy nhiên, trong vấn đề phát triển hòa hợp và quan trọng này vẫn còn có những lãnh vực mập mờ không rõ cần được cộng đồng quốc tế làm sao biết sáng tạo và quyết tâm tìm thấy những giải pháp tốt đẹp hơn. Vai trò đại biểu cho Tòa Thánh của tôi đây xin nhấn mạnh đến một số lãnh vực trực tiếp tới thành phần tị nạn cũng như tới những trường hợp tương tự, tức là đến lãnh vực cung cấp thực phẩm ở các trại tị nạn và chính sách của vấn đề gia tăng việc giam giữ thành phần tìm cách tạm trú như là một phương pháp quen thuộc được sử dụng để ngăn chặn.
2. Tình trạng bất ổn định của thành phần dân chúng mất gốc sống ở các trại tị nạn thường khiến họ không thực hiện được những việc đồng áng để sản xuất lấy lương thực và không kiếm được lợi tức làm phát sinh ra những sinh hoạt nhờ đó họ có thể tự lập mưu sinh. Trong các trường hợp như thế, họ phải lệ thuộc vào cộng đồng quốc tế. Thế nhưng các nguồn tài chính vốn không thích đáng qua một số năm đã bắt phải hạn chế lương thực, đưa đến những đường lối đương đầu nguy hiểm để sống còn. Việc đoàn kết của cộng đồng quốc tế cung cấp lương thực cho thành phần tị nạn, và nhìn nhận được hưởng lương thực như là một quyền lợi căn bản. Tuy nhiên, khi xẩy ra một cuộc lũng đoạn trong vấn đề ban phát thực phẩm, cuộc khủng hoảng chắc chắn ấy sẽ đưa tới những hậu quả bất hạnh được ghi nhận hẳn hoi, đó là trẻ em bị chậm tăng trưởng; có nguy cơ bán dâm lấy lương thực; bị ép buộc hồi hương đến sống ở một môi trường vẫn chưa an toàn.
Vai trò đại biểu tôi đây xin được cùng hỗ trợ cho giải pháp hội nhập ở địa phương bao nhiêu có thể, cho việc hợp tác tốt đẹp liên tục giữa Chương Trình Lương Thực Thế Giới với UNHCR, cho một sách lược phát triển toàn vẹn bao gồm cả dân chúng địa phương với thành phần tị nạn cư ngụ trong cùng một vùng. Một đường lối toàn diện như thế trở thành một trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế cũng như của các tổ chức phi chính quyền. Nhờ đó, vấn đề an ninh về lương thực trở thành bước đầu hướng đến cuộc sống bình thường cho dân chúng đã bị nhức nhối vì bó buộc phải đi lưu đầy và là thành phần không được gây tổn hại hơn nữa bởi tình trạng bấp bênh bảo trì cuộc sống hằng ngày của họ.
3. Ý nghĩa nới rộng của việc bảo vệ không thể bỏ qua hay coi thường
việc phát triển nhanh chóng các trung tâm giam giữ thành phần tìm nơi tạm trú.
Cả hằng trăm những trung tâm như thế này trên bản đồ Âu Châu và các lục địa
khác. Mối nguy hiểm của việc bêu xấu thành phần tìm nơi tạm trú và tị nạn như
“những kẻ di dân bất hợp pháp” và “những kẻ nhẩy rào”, thậm chí “những kẻ phạm
pháp”, chắc chắn có những phần tử như thế nơi những loại người ấy, là những gì
có thể dẫn đến việc đơn thuần hóa mối liên hệ về vấn đề trú ẩn và di dân một
cách phi nhân bản, nông nổi và không vô tư.
Chính
sách giam giữ này gây ra những vấn đề về nhân đạo, về nhân quyền cũng như về
tính cách pháp luật và hợp lý. Thực sự là có những quan tâm về việc nó sẽ trở
thành một qui chế có hệ thống được nhiều quốc gia sử dụng, như là một qui luật
hơn là một chuẩn chước được thúc đẩy thi hành vì vấn đề trật tự và an ninh của
quốc gia. Nơi vấn đề phức tạp này, cần phải chú trọng tới những hậu quả của
vấn đề mất tự do và những tiểu chuẩn không thích đáng, cũng như tới phẩm chất
của việc đối xử đối với thành phần trong cuộc, nhất là với những nhóm người dễ
bị tổn hại như trẻ em và nữ giới.
Dĩ nhiên, các quốc gia có quyền kiểm soát việc di chuyển dân chúng băng ngang qua biên giới của mình. Thế nhưng, khi phải đương đầu với một áp lực hiện nay của thành phần bị bắt buộc phải ra đi, như UNHCR đã trải qua trong quá khứ, chú ý tới những đúc kết khác nhau của tiểu ban này về việc giam giữ cũng như tới những hướng dẫn về việc giam giữ của UNHCR, cần phải cởi mở lại và suy nghĩ chung về vấn đề đạo lý của việc giam giữ, theo chiều hướng chú trọng hơn nữa tới những giải pháp khả dĩ khác.
Những hậu quả của một chính sách tổng quát hóa vấn đề giam giữ cho thấy tính cách hợp thời của nỗ lực được phối kết này. Thật thế, những điều kiện trung bình của việc giam giữ cho thấy là, ở những mức độ và nơi chốn khác nhau, nhân viên không được huấn luyện đầy đủ thích đáng, tình trạng lộn xộn nơi trẻ con và người lớn, nơi người cao niên và nữ giới, và có những lúc nơi thành phần tìm lánh nạn với thành phần phạm pháp chung. Vấn đề thiếu phương tiện cho những dịch vụ căn bản cũng như cho việc giáo dục đều có cùng một ảnh hưởng như nhau đối với sức khỏe về thể lý cũng như tâm thần của những ai bị giam giữ. Còn có cả vấn đề về nhận thức nữa.
Trước con mắt của quần chúng thì không dễ gì phân biệt được giữa vấn đề giam giữ, giam giữ độc đoán, và giam giữ hành chánh là những gì liên kết thành phần tìm cách lánh nạn và những thành phần di dân bất hợp pháp với thành phần phạm pháp, một hình ảnh nung nấu chủ nghĩa duy chủng và thái độ bài ngoại, và là một thứ cản trở cho việc hội nhập. Đặc biệt là việc giam giữ lâu dài là những gì để lại dấu vết sâu xa nơi những cá nhân vốn đã chịu khốn khó và lạm dụng trước khi tới những xứ sở họ bị giam giữ; những dấu vết gây phức tạp cho việc họ tái hội nhập vào xã hội và, không phải là hiếm khi xẩy ra, dẫn cho tới chỗ tự vẫn.
Nếu tình trạng an ninh của quốc gia đòi hỏi là trong những trường hợp ngoại lệ, thành phần tìm lánh nạn phải bị giam giữ thì nó phải được ấn định rõ ràng và trong một thời gian ngắn nhất, cho họ có cơ hội được trợ giúp về pháp lý, gặp bác sĩ, gặp gia đình, được chăm sóc về mục vụ, và liên lạc với thế giới bên ngoài. Vì việc hợp tác theo vùng chủ động liên quan tới các quốc gia được thành phần tìm lánh nạn bỏ đi và các quốc gia họ có ý tới để tránh những thảm họa trên biển khơi và nơi việc băng qua sa mạc, cần phải thực sự cống hiến cho họ việc bảo vệ thực sự hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Những mục tiêu được nói tới và việc thi hành áp dụng những mục tiêu ấy thường tách biệt nhau quá xa.
4. Việc tìm kiếm những giải pháp thay thế và những giải quyết xây dựng không thể làm suy yếu đi quyền lợi tìm kiếm vấn đề lánh nạn. Lịch sử chứng tỏ cho thấy là một chính sách chỉ nhấn mạnh đến việc kiểm soát là những gì làm gia tăng tình trạng tổn hại của thành phần tìm lánh nạn và việc họ có nguy cơ bị khai thác. Việc thách đố hiện nay là ở chỗ làm sao để rút ngắn lại khoảng cách nơi phẩm chất của đời sống giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Việc hiểu biết toàn diện hơn về vấn đề an ninh có thể đưa đến ý định muốn giải quyết các căn nguyên sâu xa, cả về chính trị lẫn kinh tế, những căn nguyên đẩy một số đông dân chúng khắp thế giới mong được bảo vệ, sống còn và một đời sống xứng đáng.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày 11/10/2005
Tòa Thánh Tại Liên Hiệp Quốc về Năm Người Già
Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Ba ngày 4/10/2005, đã đọc trước ủy ban thứ ba của Tổng Hội Đồng LHQ về “Vấn Đề Kiểm Điểm Năm Quốc Tế Người Già: Hội Nghị Quốc Tế Lần Hai về Lão Niên”.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Ba năm trước đây, tại Maní, Tòa Thánh đã diễn tả thành phần lão niên như là “những bảo quản viên của ký ức chung, thành phần bảo trì những mối tương quan liên thế hệ và là thành phần truyền đạt các thứ giá trị chân thực làm nên đời sống của họ”. Thế nhưng, chúng ta cần nhắc nhở mình rằng những cảm tình cao quí ấy sẽ vẫn là những từ ngữ trống rỗng nếu chúng ta nhớ đến những vị cao niên chỉ khi nào chúng ta cần đến họ. Sự kiện là con người giờ đây sống lâu hơn là những gì đòi phải tái suy nghĩ đến vai trò của thành phần cao niên trong xã hội cũng như trong tiến trình phát triển. Bởi thế, cần phải tạo nên một loạt nhiều cơ hội trong việc lợi dụng khả năng, kinh nghiệm và thành thạo của những người cao niên.
Đường lối và thái độ này giúp cho họ có thể vừa giữ liên hệ với xã hội vừa tiếp tục ghi dấu trên thế giới, hoặc vì tình nguyện hay hoạt động. Ngoài ra, và có lẽ quan trọng hơn, việc sâu xa cảm nhận đối với thành phần cao niên, được bắt đầu từ niềm tri ân chân thành và liên tục của gia đình họ đối với việc họ hiện diện, sẽ giúp cho họ tránh được tình trạng bị bêu xấu và bị loại trừ của họ.
Trong nhiều xã hội, việc chăm sóc cho những cá nhân lệ thuộc và bệnh tật được thực hiện bởi người già, nhất là thành phần bà già. Trong hoàn cảnh ấy, việc thuận lợi và dễ dàng hóa vấn đề chăm sóc sức khỏe căn bản cho người già được hội nhập vào một tiến trình bao rộng hơn về phát triển, chú trọng tới các nhu cầu về y khoa và đầy đủ dinh dưỡng. Những tiến trình này có thể bao gồm một hệ thống an toàn, một hệ thống bao gồm những thứ hưu trí và các kế hoạch khác cũng không đủ.
Dù thực sự vấn đề bảo vệ của xã hội đối với các vị cao niên là trách nhiệm chính của chính phủ và các tổ chức tư, Tòa Thánh cũng muốn tái xác nhận vai trò quan trọng của gia đình nữa về vấn đề an ninh toàn bộ, cũng như về vấn đề sức khỏe về tâm thần, thể lý và tâm linh.
Về phần mình, Tòa Thánh cống hiến việc hỗ trợ của mình cho các vị lão niên bằng những chương trình giúp đỡ khác nhau. Hiện nay, các cơ quan và tổ chức Công Giáo ở mọi lục địa chăm sóc cho thành phần lão thành có trên 13 ngàn cơ sở, bao gồm hơn 500 trung tâm ở Phi Châu, 3 ngàn ở toàn Mỹ Châu và 1.400 ở Á Châu.
Thưa ông Chủ Tịch, dù các chương trình an sinh xã hội cùng các thứ lợi ích về y tế là những gì thiết yếu, vai trò đại biểu tôi đây cũng ghi nhận ở đây tầm quan trọng biết bao của lòng xót thương, của tình yêu, của việc tôn trọng, của niềm tri ân và của sự trìu mến đối với các vị cao niên. Chúng tôi khuyến khích các chính quyền hãy giảng dạy nơi các học đường những thứ giá trị ấy đối với người già, đối với những phần tử thuộc xã hội dân sự trong việc thực thi những thứ giá trị ấy ở nhà , cũng như để cho những giá trị như thế được phát động liên tục qua truyền thông xã hội.
Các dịch vụ nâng đỡ về xã hội là vấn đề nới rộng nhiệm vụ chung trong việc cung cấp cho các phần tử gia đình già bị bỏ rơi, để làm giảm thiểu ảnh hưởng của việc di dân gây ra bởi tiến trình toàn cầu hóa cũng như của vấn đề phân mảnh gia đình. Ở các quốc gia có lợi tức thấp, nơi hiện hữu cả vấn đề làm ăn bất chính thức và vấn đề nghèo khổ, thì tình trạng dinh dưỡng của thành phần cao niên thường gặp nguy cơ bởi nghèo khổ, bởi trách nhiệm phải hỗ trợ cháu chắt, bởi sống một mình, cũng như bởi cả hàng loạt các thứ tật nguyền liên quan tới tuổi tác. Vấn đề lương hưu căn bản về xã hội cũng như vấn đề bảo vệ các quyền lợi về hưu bổng là những cách thức quan trọng trong việc lưu ý tới và nâng đỡ thành phần cao niên.
Việc chuyển tiếp về nhân khẩu học được dự phóng cho thấy một sự gia tăng kinh khủng về con số người già vào năm 2050, vì việc chuyển tiếp này xẩy ra từ một chế độ sinh sản và chết đi cao tới việc tăng trưởng dân số thấp hơn, cả ở các quốc gia phát triển lẫn đang phát triển. Theo thống kê, ngày nay có hơn 6 trăm triệu người trên 60 tuổi, và ước lượng vào năm 2050 con số sẽ tăng lên gấp ba như thế. Con số cũng được phác tính là vào năm 2030 có 71% thành phần cao niên này sống ở các quốc gia đang phát triển và từ 12 đến 16% sống ở các quốc gia phát triển.
Những chiều hướng này dạy cho chúng ta hai điều: thứ nhất, đó là hết mọi quốc gia đều phải trở nên và vẫn phải là “một xã hội cho tất cả mọi lứa tuổi”, như được Thượng Nghị Maní năm 2002 thích đáng phát biểu; thứ hai, điều cẩn trọng đặc biệt ấy được khuyên giữ khi các chính sách về tài chính và quốc tế tiến vào lãnh vực xây dựng con người.
Cám
ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch
theo Zenit ngày
6/10/2005
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Giải Giới
Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước Hoa Kỳ, ngỏ cùng Đệ Nhất Ủy Ban cho Phiên Họp 60 của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 3/10/2005, về vấn đề hoàn toàn tổng giải giới.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Tôi xin chúc mừng ông được tuyển làm Chủ Tịch của Tiểu Ban quan trọng này.
Trong ít tháng qua, cộng đồng quốc tế đã có chút hy vọng là các vấn đề giải giới và thôi leo thang vũ khí sẽ được giải quyết bởi các vị lãnh đạo trên thế giới đến tham dự cuộc thượng nghị mừng kỷ niệm 60 năm thành lập tổ chức LHQ. Thật vậy, bản thảo cho cuộc thượng nghị này đã kêu gọi các quốc gia “hãy theo đuổi và gia tăng những cuộc thương thảo để thăng tiến việc tổng giải giới hoàn toàn cũng như để củng cố chính sách thôi leo thang vũ khí toàn cầu”. Bản soạn thảo này đã khuyến khích các vị ấy hãy củng cố Hiệp Định Thôi Leo Thánh Nguyên Tử cũng như các thỏa ước về những loại vụ khí sinh trùng và hóa chất. Có một số việc làm đặc biệt đã được gợi ý. Tuy nhiên, những lời lẽ này đã không có nơi văn kiện Đúc kết được chấp thuận.
Vị tổng thư ký đã gán cho việc loại trừ này là một thứ “thất sách”. Nó đã xẩy ra không phải vì hầu hết các vị lãnh đạo và chính phủ không để ý gì tới. Nhiều người trọng họ chú ý rất nhiều tới nỗi khổ đau và những mối nguy hiểm gia tăng gây ra bởi việc lao thang đủ mọi loại vũ khí. Thế nhưng cái áp lực được nhiều người có lý để mà quan tâm như thế, đặc biệt của thành phần dễ bị tổn hại và bị loại trừ nhất, lại thường bị loại bỏ.
Mặc dù việc mở đầu của Hội Nghị về Việc Hãm Dẹp Các Hoạt Động Khủng Bố Nguyên Tử là một bước tiến quan trọng tiến đến chỗ làm giảm bớt mối nguy cơ của nạn khủng bố nguyên tử, vấn đề vẫn đáng tiếc xẩy ra là Hội Nghị Kiểm Điểm Hiệp Định Thôi Leo Thang vào Tháng Năm vừa qua đã kết thúc mà không có lấy được một quyết định chính yếu nào cả. Các thứ vũ khí nguyên tử đang trở thành một tính chất bền bỉ của những chủ trương về quân sự, và đã gia tăng 20% việc chi phí về quân sự trên thế giới trong 2 năm qua. Việc buôn bán các thứ vũ khí hỗn hợp của 10 hãng chế tạo vũ khí đã tăng lên 25% trong vòng thời đoạn 1 năm.
Những loại vũ khí nhỏ mỗi năm tối thiểu sát hại 500 ngàn người, và các cuộc họp của LHQ về vấn đề này vẫn không sản xuất ra được một phương tiện có tính cách bó buộc theo pháp lý về những cuộc thuyên chuyển các thứ vũ khí loại nhỏ này. Việc buôn bán các loại vũ khí hợp pháp ấy đang trên đà phát triển một lần nữa, và việc tuôn đổ cách bất hợp pháp vũ khí đến những vùng xung đột trên thế giới đang gây ra vô số cuộc chết chóc. Các cuộc khủng bố tấn công đang gia tăng việc sử dụng những thứ súng trường đột kích, những loại vũ khí tự động, những thứ lựu đạn tay, những loại mìn ngầm, những thứ phi đạn phóng vai, cùng các thứ chất nổ nhỏ.
Thật là thất vọng khi những nguyên tắc và tiến bộ của vấn đề giải giới đang bị suy yếu đi bởi cả việc một số tỏ ra lưỡng lự giải giới lẫn việc một số khác không muốn công khai thực hiện. Tòa Thánh tái khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm soát và giải giới các thứ vũ khí, những việc làm là những trụ cột chính yếu cho kiến trúc hòa bình.
Tất cả mọi phần tử của Liên Hiệp Quốc đều có nhiệm vụ phải làm sao tiếp diễn những yếu tố về kỹ thuật, pháp lý và chính trị của hoạt trình giải giới. Nhiệm vụ này càng trở nên thích đáng hơn nữa vì tất cả chúng ta đều biết rằng nền an ninh cho tất cả mọi người được gia tăng khi vấn đề giải giới và các việc phát triển bổ khuyến lẫn nhau. Những cuộc nghiên cứu thăm dò của LHQ đã cho thấy mối liên hệ hoàn toàn giữa việc giải giới, phát triển và an ninh. Chúng ta cần phải đề cao những lợi ích về kinh tế của những biện pháp giải giới. Những giải pháp phát triển thay thế cho vấn đề quân sự cần phải là công việc liên lỉ của tiểu ban này.
Tiểu ban này mang một trọng trách đặc biệt trong năm nay trong việc sửa chữa, cho đến mức có thể, việc bỏ qua vấn đề giải giới nơi văn kiện đúc kết của cuộc thượng nghị vừa rồi. Điều này không phải là những gì khó khăn để thực hiện, vì đại đa số của các quốc gia muốn gia tăng hoạt trình giải giới một cách vững chắc và mau chóng. Cần phải cố gắng để tái sinh động hóa Tiểu Ban Đệ Nhất này trong năm nay và thành lập các tiểu ban hoạt động đặc biệt để giải quyết các vấn đề vũ khí nguyên tử, và công việc làm này cần phải được ủng hộ. Cũng cần phải thực hiện những nỗ lực khác để mang những quốc gia có cùng một tâm tưởng đến với nhau trong việc đặt nền tảng về kỹ thuật, pháp lý và chính trị cho một Bản Hiến Chương Vũ Khí Nguyên Tử. Đó là những dấu hiệu cho thấy chư quốc tỏ ra chú tâm đến việc thắng vượt những chướng ngại vật đang ngăn cản con đường tiến của một thế giới không có những loại khí giới nguyên tử.
Cũng thế, rất cần phải hoạt động ở địa phương, quốc gia, vùng miền và hoàn vũ để nhổ tận gốc rễ những loại vũ khí nhỏ và những thứ khí giới loại nhẹ. Hoạt động đa diện trong việc hợp tác kiểm soát các thứ vũ khí, những yếu tố giảm bớt tội ác và xây dựng hòa bình sẽ là những gì mang lại lợi ích cho nền an ninh của con người. Những đóng góp quan trọng từ xã hội dân sự cần phải được chính quyền nhìn nhận. Những mối giao hữu nới rộng giữa các chính phủ và xã hội dân sự sẽ là những gì củng cố rất nhiều cho các nỗ lực giải giới.
Thưa Ông Chủ Tịch, năm vừa qua không phải là một năm tốt đẹp cho việc kiểm soát các loại vũ khí, cho việc giải giới và bớt leo thang. Việc đáng bóng những thất bại không giúp gì cho việc xây dựng hòa bình cả. Thế nhưng, chúng ta có trách nhiệm phải tiến lên từ việc phân tách để hành động. “Các dân tộc chúng ta” của LHQ, như Bản Hiến Chương đã hùng hồn nói tới nhân loại, đáng được thoát khỏi nạn tự diệt.
Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch theo tín liệu của Zenit ngày
14/10/2005
Tòa Thánh Vatican tại Cuộc Tranh Luận Chung Phiên Họp Thứ 60 của Tổng Hội Đồng LHQ
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở LHQ, hôm Thứ Sáu 23/9/2005, đã tham dự Cuộc Tranh Luận Chung Phiên Họp Thứ 60 của Tổng Hội Đồng LHQ. Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của vị đại diện Giáo Hội Công Giáo nhận định và khuyến nghị.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Cuộc thượng nghị đánh dấu 60 năm LHQ đã qua, thế nhưng, để cuộc thượng nghị ấy được hoàn trọn, công việc của chúng ta nơi đây là những gì cần phải được xây dựng trên bản văn kiện Đúc Kết của nó, hầu hoàn thành một cách sáng suốt và cương quyết những gì đã được đồng ý đối với vấn đề canh tân cải cách.
Tòa Thánh, khi cẩn thận theo dõi việc khai triển của bản văn kiện Đúc Kết, tán thành nhiều điều trong số những gì đã được phác họa ra. Tuy nhiên, việc thiếu đồng thuận về việc kiểm soát các thứ vũ khí và các vấn đề thôi leo thang nguyên tử là những gì đáng tiếc đã xẩy ra. Tôi cũng muốn thêm ngay từ đầu ở đây là Tòa Thánh hiểu những qui chiếu về cả hai Hội Nghị Quốc Tế ở Cairô và Bắc Kinh, cũng như về vấn đề sức khỏe sản sinh ở đoạn 57 (g) và 58 (c), theo chiều hướng là nó được bộc lộ ra nơi những Điều Hạn Chế của nó cùng với những câu giải thích ở tại những cuộc Hội Nghị ấy, tức là, khi áp dụng vào một thứ quan niệm chữa trị toàn diện về sức khỏe không coi việc phá thai hay cách để phá thai như là một chiều kích của những từ ngữ này. Ngoài những cảnh giác này ra thì bản văn kiện đây là những gì căn bản để áp dụng và tiếp tục bàn luận về vấn đề canh tân cải tổ Liên Hiệp Quốc.
1. Vấn Đề Hòa Bình và An Ninh
Bởi
những thảm cảnh diệt chủng, những tội ác chiến tranh, việc thanh lọc chủng tộc
và những tội ác phạm đến nhân loại mà trách nhiệm bảo vệ, như bản văn kiện Đúc
Kết cho thấy, đã được chấp nhận hơn nữa vì những lý do nhân đạo. Công thức tối
hầu về pháp lý của nó có thể góp phần rất nhiều cho việc thăng hóa chẳng những
lề luật quốc tế mà còn cả về tình đoàn kết chân thành giữa các quốc gia nữa.
Để nhận định một cách kỹ lưỡng và thành tâm những căn do gây ra những tai ương
do con người gây ra ấy là những gì bất khả châm chước trong việc tạo nên những
biện pháp ngăn ngừa hợp thời hơn. Việc bảo vệ những ai khốn khổ và việc trợ
giúp họ đi liền với việc sáng suốt phân tích và nhận thức chung về những căn
nguyên gây ra những cuộc khủng hoàng về nhân đạo.
Việc bản văn Đúc Kết không đề cập gì tới vấn đề giải giới và thôi leo thang nguyên tử là những gì đáng quan ngại. Vấn đề võ trang nguyên tử chỉ làm tàn hại cho các dân tộc và môi sinh mà thôi; nó hủy hoại mạng sống của dân chúng và nền móng của mọi thứ kinh tế tốt đẹp. Bởi thế chúng ta cần phải nhấn mạnh tới vấn đề thôi leo thang nguyên tử. Cũng thế, chúng ta cần phải nhấn mạnh đến vấn đề hoàn toàn giải giới nguyên tử và đến hệ thống kiểm tra và bảo toàn kiên cố của cơ quan nguyên tử lực quốc tế IAEA. Không được bỏ qua một nỗ lực nào trong việc làm tiêu hao đi chẳng những vấn đề sản xuất các thứ vũ khí nguyên tử mà còn bất cứ loại buôn bán hay trao đổi những thứ vật liệu như thế nữa.
Tương tự như thế, thật là buồn thảm khi biết rằng việc chi tiêu toàn cầu được ước lượng cho năm 2004 lên qua 1 ngàn tỉ và có chiều hướng gia tăng, trái lại không mấy chú trọng tới tình trạng chết chóc cao gây ra bởi việc buôn bán bất hợp pháp các loại vũ khí nhỏ cùng những thứ khí giới nhẹ. Vấn đề tiền bạc và tình báo được sử dụng nhiều cho sự chết hơn là sự sống là một gương mù cần phải được tất cả mọi quốc gia đề cao cảnh giác.
2. Vai Trò của Liên Hiệp Quốc
Dĩ
nhiên, một thế giới an toàn không phải chỉ ở chỗ không có vấn đề bị đe dọa bởi
chiến tranh: nó sẽ là một thế giới an toàn khi vấn đề phát triển khả thủ của
nhân loại cũng được bảo đảm, qua việc quản trị toàn cầu lành mạnh nữa. Thế
nhưng, dù việc quản trị toàn cầu này có lý lẽ của mình đi chăng nữa, nó vẫn
thiếu đạo lý của nó, một cái gì đó cần phải được các quốc gia trên thế giới
cung ứng. Chúng ta sống trong một xã hội liên thuộc nhưng mỏng dòn, và ở nhiều
nơi, các thứ thiện ích tốt nhất của dân chúng không được đáp ứng đàng hoàng.
Tôi chỉ xin đề cập đến ở đây ba lãnh vực đặc biệt nơi cuộc thách đố về đạo lý
của vấn đề này, đó là tình đoàn kết với thành phần nghèo khổ; việc cổ võ phát
động công ích; và một môi sinh khả thủ.
Những thành đạt nho nhỏ nơi lãnh vực cuối cùng này vẫn còn gặp nguy cơ, trong số những yếu tố khác, bởi tình trang thay đổi khí hậu, bởi những thứ bệnh hoạn mới, bởi việc hủy hoại một cách vô trách nhiệm rừng rú, bởi việc phóng uế nước nôi, bởi việc hao cạn các nguồn đánh cá, bởi việc hủy hoại các thứ chung toàn cầu như biển khơi v.v.. Ước lượng là trong 24 dịch vụ thiết yếu được cung ứng bởi các hệ thống môi sinh có 15 dịch vụ đang được sử dụng bất khả bảo trì. Cái khổng lồ của những thách đố về môi sinh ngày nay buộc chúng ta phải nghĩ lại những quan niệm của chúng ta về mối liên thuộc, về việc hợp tác toàn cầu và về trách nhiệm chung của chúng ta đối với vai trò làm quản lý trái đất này. Những sự khác nhau về cách thức giải quyết những thách đố không được trở thành những gì ngăn chặn việc đồng ý với nhau nhận định những mối đe dọa đặc biệt về môi sinh cũng như về những biện pháp chung để khắc phục chúng.
Một nguyên tắc chính yếu khác nữa cần phải được làm sáng tỏ nơi việc hình thành việc ủy thác quyền lực một cách xứng hợp cho các tầm cấp địa phương để bảo đảm sự hiệu năng và tính cách tin tưởng cũng được gọi là tính cách phụ trợ. Việc áp dụng nguyên tắc này sẽ nuôi dưỡng việc tôn trọng đích thực đối với các quyền lợi của chư quốc cũng như đối với tầm quan trọng của văn hóa, làm cân bằng chủ nghĩa chuyên biệt và chủ nghĩa đại đồng. Việc quản trị toàn cầu cũng cần phải giải quyết cả cái yếu kém về dân chủ nữa, để bảo đảm vấn đề toàn cầu hóa mà không loại trừ hóa. Việc giảm sút nghèo khổ, với sự tham dự của người nghèo vào vấn đề quyết định, sẽ là một thứ công lý được thể hiện qua việc dự phần.
Theo chiều hướng ấy, Liên Hiệp Quốc trở thành một ngưỡng vọng hòa bình và phúc hạnh trên thế giới này. Để hoàn thành ơn gọi cao cả ấy, một ơn gọi thích đáng với bản chất và phận vụ của cơ quan quốc tế này, cần phải có những đặc tính rõ ràng nơi vai trò lãnh đạo, phải có lòng can đảm từ Tổ Chức này cũng như từ những ai dự phần với nó, và phải có một nhãn quan chung nơi các nhà lãnh đạo của nó, các hợp tác viên của nó cũng như thành phần trao đổi của nó ở mọi tầm cấp, để họ có thể thành công trong việc tìm thấy con đường ngay thẳng để đạt tới các mục tiêu trước mắt.
3. Nhân Quyền và Tính cách Đa Dạng nơi Các Nền Văn Hóa
Về
chủ đề của Hội Đồng Nhân Quyền cần phải đón nhận vấn đề canh tân cải tiến theo
những sắp xếp hiện nay. Luật lệ quốc tế và những cơ cấu của nó là những gì
quan trọng đối với việc áp dụng và việc tôn trọng đối với các thứ nhân quyền.
Cũng thế, chúng ta không được quên đi tầm quan trọng được Bản Tuyên Ngôn Chung
Về Ngân Quyền gắn bó với việc liên hợp các nguyên tắc của nó với luật tự nhiên
cũng như với vấn đề giáo dục trong việc duy trì một nền văn hóa tôn trọng
quyền lợi. Việc cổ võ và tôn trọng các thứ nhân quyền ở tầm cấp quốc gia và
việc liên lỉ chú trọng tới vấn đề giáo dục sẽ tiếp tục là những gì bất khả
châm chước để giúp cho hai việc này được phát triển trong một hệ thống mới.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, cộng đồng quốc tế, sở hữu chủ hân hạnh của Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền từ năm 1948, hình như đã quên rằng không phải chỉ có các thứ nhân quyền chính yếu mà cả những nhân vụ nữa, là những gì nền tảng cho Bản Tuyên Ngôn này. Những nhiệm vụ này là những gì làm nên cái khung chất chứa các quyền lợi của chúng ta, nhờ đó, các quyền lợi của chúng ta không phải chỉ được hành sử một cách tùy ý. Việc đề cập đến các nhiệm vụ trong Bản Tuyên Ngôn Chung ấy nhắc nhở chúng ta rằng các quyền lợi thường bao gồm cả những trách nhiệm nữa; và nếu chúng ta muốn các quyền lợi của chúng ta được tôn trọng thì chúng ta cần phải tỏ ra tôn trọng những quyền lợi của kẻ khác.
Nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều là phần tử của một gia đình nhân loại duy nhất, và chúng ta không chỉ là những kẻ biệt lập nắm giữ các quyền lợi mà cùng nhau có một cách hỗ tương. Thật vậy, việc nhìn nhận của Bản Tuyên Ngôn về vấn đề liên thuộc quyền lợi và nhiệm vụ là một trong những tính chất chính làm cho nó chiếm được việc đồng thuận của các quốc gia Đông và Tây, Bắc và Nam. Ngày nay, khi vấn đề toàn cầu hóa khiến chúng ta trở thành liên thuộc hơn bao giờ hết thì một cảm quan mạnh mẽ hơn nữa về các nhân vụ là những gì sinh lợi cho lý tưởng hòa bình, vì việc nhận thức về trách nhiệm chung của chúng ta công nhận những nhiệm vụ là những gì thiết yếu cho một trật tự xã hội không lệ thuộc vào ý muốn hay quyền lực của bất cứ cá nhân hay phái nhóm nào.
Vấn đề này đã tái khơi lên vấn đề làm thế nào có được các thứ quyền lợi phổ quát theo chiều hướng đa dạng nơi các nền văn hóa. Một số chủ trương rằng tất cả mọi quyền lợi đều tương đối về lãnh vực văn hóa; những kẻ khác lại cho rằng các quyền lợi phổ quát chỉ là những dụng cụ của một thứ đế quốc về văn hóa nào đó; và một số thì tin rằng cái vực thẳm giữa hai chủ trương trên không thể nào nối kết được với nhau. Tuy nhiên, đại biểu tôi hiểu được niềm tin tưởng của những vị hình thành chính của Bản Tuyên Ngôn Chung này, đó là một số những giá trị rất nồng cốt đến nỗi chúng được hỗ trợ bởi các truyền thống văn hóa về luân lý và triết học. Đó là lý do những nguyên tắc chung hay những thứ nhân quyền căn bản này là những gì bất khả chối bỏ. Ở cốt lõi chính yếu của mình, chúng được nhìn nhận một cách phổ quát và cần phải được thi hành một cách phổ quát “erga omnes”.
Hủy bỏ tính cách phổ quát của các thứ nhân quyền căn bản là không chấp nhận thân mệnh về chính trị của nhân loại là những gì có thể bị chi phối bởi lý trí và việc chọn lựa. Đó là việc phán quyết các sinh hoạt của con người theo võ lực và ngẫu nhiên. Như thế là phản nghịch với tất cả những nguyên tắc làm nền tảng cho Tổ Chức LHQ này.
Tuy nhiên, việc loại bỏ ý nghĩ rằng các quyền lợi căn bản là tương đối không đòi con người loại bỏ tính cách đa nguyên hợp lý khi áp dụng những quyền lợi này. Hoàn toàn ngược lại – vì tính cách đa nguyên là đường lối duy nhất vượt ra ngoài cuộc tranh luận vô ích về chủ nghĩa đế quốc tương đối thuyết. Tòa Thánh, căn cứ vào kinh nghiệm lâu đời của mình khi thấy được cách thức làm thế nào những nguyên tắc chính yếu chung có thể cắm rễ và triển nở ở những nền văn hóa rất khác nhau, muốn khẳng định cái khôn ngoan của những vị soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Chung này theo chiều hướng ấy. Cái khung được các vị hình thành là những gì đủ uyển chuyển để cho phép những cái khác biệt được chú trọng và áp dụng, thế nhưng cũng không quá dễ bị uốn cong khi để cho bất cứ nhân quyền căn bản nào hoàn toàn bị lu mờ đi hay phụ thuộc một cách không cần thiết cho những thứ quyền lợi khác. Tiếc thay, cách thức đa nguyên hợp lý này đối với các thứ quyền lợi căn bản đôi khi bị lãng quên, thế nhưng nó là những gì cần phải được phục hồi, nếu chúng ta muốn tránh đi cái nhãn quan đồng nhất hóa từ trên xuống dưới về các thứ nhân quyền.
4. Các Tôn Giáo, Văn Hóa và Văn Minh
Sau những hành động gần đây của việc bạo động kinh hoàng, nhiều thành phần khác nhau đã lên tiếng kêu gọi việc cổ võ vấn đề hiểu biết hơn nữa giữa các tôn giáo, các nền văn hóa và các thứ văn minh.
Tòa Thánh ủng hộ những khởi động nơi lãnh vực hợp tác liên tín cũng như đối thoại giữa các thứ văn minh, nhất là những gì, theo tinh thần của những khởi động này được qui chiếu và tỏ ra tin tưởng vào Thiên Chúa, giúp đào luyện lương tâm, duy trì các thứ giá trị về luân lý, và phát động kiến thức liên văn hóa cùng những việc dấn thân tự chủ động. Những việc làm ấy cần phải được liên tục thẩm định về những nguyên nhân động lực, về các thứ qui chế, các thứ luật lệ và các thứ cơ cấu tổ chức. Các nhà lãnh đạo dân sự và tôn giáo có sứ vụ trở thành nguồn hứng khởi, nâng đỡ và hướng dẫn cho tất cả mọi con người thiện chí muốn nỗ lực tranh đấu cho nền hòa bình khả thủ.
Tòa Thánh cũng hiểu rằng có một loại đối thoại liên tôn đặc biệt là cuộc đối thoại có các vị đại diện tôn giáo cùng với những ủy nhiệm viên của họ tham gia vào cuộc bàn luận về các điều khoản về thần học và linh đạo của tôn giáo mình, cũng như trao đổi những kinh nghiệm tích cực để cổ võ việc tương kiến và tương kính nơi tất cả mọi người. Loại đối thoại này không hiện lên như là một phần của Bản Hiến Chương LHQ và vì thế tốt hơn được giành cho các chuyên viên về tôn giáo và các vị đại diện thích hợp của các đạo giáo. Tuy nhiên, LHQ, với tư cách là nguồn mạch của các cử chỉ hòa bình xuất phát từ sự khôn ngoan tích tụ nơi các phần tử của nó, có thể góp phần một cách đáng giá và quan trọng vào việc hợp tác liên tín cho vấn đề hòa bình và phát triển.
Thưa Ông Chủ Tịch, để kết thúc, tôi xin bày tỏ niềm tri ân về việc đóng góp quan trọng được nhân viên LHQ thực hiện cho Cơ Quan này nơi nỗ lực của nó trong việc cổ võ thuận hòa và đoàn kết giữa các dân tộc. Cũng thế, tôi xin lập lại cùng ông những lời chúc tốt đẹp nhất và việc hỗ trở của phái đoàn đại biểu chúng tôi đây trong lúc ông đang thể hiện vai trò chủ tịch quan trọng và hiệu năng của Tổng Hội Đồng này.
Cám
ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 25/9/2005
Tòa Thánh tại LHQ về Hiệp Ước Cấm Thử
Nguyên Tử NTBT (Nuclear Test Ban Treaty)
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở LHQ, hôm
Thứ Năm 22/9/2005, đã tham dự một hội nghị 3 ngày (chấm dứt vào Thứ Sáu) của LHQ
về việc làm sao để dễ dàng hiệu lực hóa Hiệp Định Cấm Thử Nguyên Tử. Sau đây là
nguyên văn bài diễn từ của vị đại diện Giáo Hội Công Giáo nhận định và khuyến
nghị.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Trong Hội Nghị về Việc Dễ Dàng Hóa Vấn Đề Làm Hiệu Lực Bản Hiệp Định Cấm Thử
Nguyên Tử năm 2003 có 168 quốc gia đã ký và 104 quốc gia đã chấp thuận bản Hiệp
Định này. Hôm nay, khi hội nghị này tái diễn, chúng tôi ghi nhận rằng có 176
quốc gia ký kết và 125 quốc gia công nhận. Rõ ràng là bản Hiệp Định này càng
ngày càng gây ảnh hưởng. Việc gia tăng của CTBT cho thấy đại đa số các quốc gia
muốn tiến đến một thế giới không có các thứ vũ khí nguyên tử.
Mục đích của CTBT – đó là việc vĩnh viễn chấm dứt việc thử các thứ vũ khí nguyên
tử – cần phải trở thành mục đích của mọi quốc gia. Vì các thứ vũ khí nguyên tử
không thích hợp với hòa bình chúng ta đang tìm kiếm cho thế kỷ 21 này.
Tuy nhiên, trào lưu làm cho CTBT có hiệu lực bị cản trở bởi sự thiếu tính cách
đại đồng. Tòa Thánh xin góp tiếng nói vào việc kêu gọi những quốc gia cần phải
chấp thuận để cho Bản Hiệp Định được hiệu lực. Việc đạt được tính cách đại đồng
trong vấn đề chấm dứt sự phát triển các thứ vũ khí nguyên tử là những gì cho
thấy vai trò lãnh đạo can trường và cảm thức cao về trách nhiệm chính trị để
phát trriển nền văn hóa an bình, một nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng
luật pháp và tôn trọng sự sống con người.
Năm tới là năm đánh dấu 10 năm bắt đầu khai mào cho vấn đề ký kết vào bản CTBT
này. Chính thời gian quá khứ là thời gian thể hiện việc hiệu lực hóa. Trong năm
2003, Hội Nghị này đã tái xác nhận tầm quan trọng của việc hiệu lực hóa ấy để
giúp cho việc tiến triển những nỗ lực về cơ cấu đối với vấn đề giải giới nguyên
tử cũng như vấn đề thôi leo thang nguyên tử. Tuy nhiên, việc liên lỉ bị bí tắc
đã làm ngăn trở sự tiến triển của cộng đồng thế giới.
Việc thất bại của Hội Nghị Kiểm Điểm Hiệp Định Thôi Leo Thang Nguyên Tử gần đây
cho thấy những yếu kém nơi chính sách thôi leo thang nguyên tử. Tất cả loài
người cảm thấy quan ngại là các thứ vũ khí nguyên tử đang trở thành một đặc tính
vĩnh viễn của một số chủ trương về quân sự.
Việc ngăn chặn nguyên tử, như là một thực tại liên tục sau cuộc Chiến Tranh Lạnh,
đang càng ngày càng lung lay bấp bênh, cho dù nó có thực sự nhân danh nền an
ninh chung. Thật vậy, nó đang đe dọa việc hiện hữu của các dân tộc ở một số phần
đất trên thế giới và nó có thể đi đến chỗ đang được dùng như một cái bình phong
thuận lợi cho việc gia tăng khả năng nguyên tử lực.
Chúng ta cần phải đáp ứng trước những mối nguy hiểm đang gia tăng này, bằng việc
thêm quyết tâm thiết lập một bộ luật quốc tế để duy trì một thế giới không có
các thứ vũ khí nguyên tử. Bản CTBT, một khi có hiệu lực, sẽ là một trụ cột cho
luật lệ quốc tế. Nó sẽ là một niềm phấn khởi cho những biện pháp sau đó, như
việc hủy hoại một cách có phương pháp tất cả những đầu đạn nguyên tử cùng với
những bộ phận bắn đi, những biện pháp củng cố rất nhiều cái cấu trúc cho một tân
chính sách an ninh của con người.
Công việc của CTBT đã cho thấy những kỹ thuật kiểm xét của nó, những kỹ thuật
được sáng chế ra để khám phá ra các chất nổ nguyên tử, có thể trở thành hứa hẹn
cho việc hỗ trợ những hệ thống báo động các cuộc biển động sóng thần. Nhân loại
sẽ có lợi rất nhiều nơi việc hoàn toàn hoạt động của những thứ kỹ thuật kiểm xét
đã được ấn định. Rất nhiều việc cần phải làm để thiết lập những điều kiện cho
một nền hòa bình bền vững trên thế giới này.
Cần phải có lòng can đảm và tầm nhìn để tiến bước. Mặc dù thế kỷ này mở màn bằng
một cuộc bùng nổ của nạn khủng bố toàn cầu, thì mối đe dọa này cũng không được
phép làm phai mờ những qui định của luật lệ quốc tế, một luật lệ được thiết lập
trên những nguyên tắc chính về tính cách giới hạn và cân đối. Việc sử dụng các
thứ vũ khí không được làm phát sinh ra những sự dữ và những lệch lạc đổ vỡ hơn
là sự dữ cần bị loại trừ.
Nhờ can đảm và nhãn quan, chúng ta có thể tập trung sức mạnh để đưa cộng đồng
quốc tế ra khỏi vũng lầy cậy dựa vào các thứ vũ khí nguyên tử để bảo vệ an ninh.
Bản CTBT là một phương tiện để thăng tiến nhân loại.
Cám ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 25/9/2005
Sau đây là nguyên văn (bằng tiếng Pháp đã được dịch sang Anh ngữ) bài diễn văn của Quốc Đô Vatican qua vị hồng y Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh là Angelo Sodano, hôm Thứ Sáu, 16/9/2005., trước Tổng Hội Đồng LHQ.
Ông Chủ Tịch,
Tôi hân hạnh chuyển lời chào thân ái nhất của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đến ông cũng như các vị lãnh đạo quốc gia và chính quyền hội họp nơi đây, đến cả các vị đại diện khác thuộc tổ chức của các quốc gia phần tử LHQ.
Tiếng nói của tôi cũng vang vọng những cảm tình của người Công giáo khắp thế giới, những người hướng đến LHQ như là một cơ cấu cần thiết hơn bao giờ hết cho vấn đề hòa bình và tiến bộ của toàn thể nhân loại.
Sáu mươi năm đã qua đi kể từ ngày 26/6/1945, thời điểm tổ chức này được hình thành, nhắm mục đích áp dụng 4 mục tiêu cả thể được liệt kê trong lời mở đầu bản qui chế của mình. Nhiều điều đã đạt được trong việc phục vụ nhân loại trong những năm ấy. Tuy nhiên, thời gian đã điểm đối với cơ quan này, cũng như với hết mọi công cuộc của con người làm. Giờ đây nhiều người nghĩ rằng LHQ cần phải được canh tân cải tổ để đáp ứng với những thách đố lớn lao trong thời điểm hiện nay.
1. Tính cách thích hợp hiện đại của LHQ
Thật sự LHQ không phải là một siêu chính phủ. Trái lại, nó là kết quả bởi ý muốn về chính trị của các mỗi quốc gia phần tử. Tuy nhiên, thành phần con người nam nữ, nhiều triệu con người làm nên “dân chúng tôi” của Bản Hiến Chương LHQ, đang nói cùng các vị lãnh đạo chư quốc rằng: Xin hãy cống hiến cho chúng tôi một cơ cấu tân tiến, có khả năng thực hiện những giải quyết rồi có khả năng áp dụng những giải quyết ấy. Đó là một lời kêu gọi liên lỉ được ngỏ cùng chúng ta từ những con người nam nữ đang cảm thấy nản lòng trước những hứa hẹn được bày tỏ nhưng không giữ lời, những giải quyết được chấp nhận nhưng không áp dụng. Tiếng kêu của họ cần phải thấm nhập vào chúng ta việc quyết tâm cần thiết để thực hiện vấn đề canh tân cải tổ LHQ, một thứ canh tân cải tổ chú trọng tới những đòi hỏi thật sự của các thành phần dân chúng của chúng ta, hơn là vấn đề cân bằng về quyền lực.
Về vấn đề này cần phải nói rằng những cơ chế được ấn định ở các Chương VI và VII của Bản Qui Chế LHQ là những gì vẫn còn nguyên giá trị của chúng và chất chứa một qui chuẩn cần thiết cho việc ngăn chặn những thứ đe dọa đối với nền hòa bình cũng như cho việc bảo đảm nền an ninh chung. Tuy nhiên, ngày nay, cơ cấu về pháp lý này cũng cần phải được bổ khuyết bởi những phương tiện pháp lý quốc tế cần thiết đối với vấn đề giải giới và kiểm soát vũ khí, với việc chống nạn khủng bố và tội ác quốc tế, cũng như với việc hợp tác hiệu năng giữa LHQ và các cơ quan vùng để giải quyết những trường hợp xung khắc.
2.
Những
Trọng Trách của LHQ
Lịch
sử lâu dài về các hoạt động gìn giữ hòa bình, kèm theo những thành công và
thất bại, đã cống hiến một nguồn dồi dào kinh nghiệm được sử dụng để khai
triển những lượng định cho hoạt động sau này về việc giải quyết vấn đề xung
khắc. Tức là Tòa Thánh thích có được một Ủy Ban xây dựng Hòa Bình, một ủy ban
được thiết lập để phác họa và áp dụng một sách lược phong phú cho việc chế ngự
những yếu tố đối chọi về chủng tộc, những yếu tố gây nên các cuộc xung đột và
là những gì có thể tái bùng nổ trong tương lai.
Những sách lược đã được áp dụng ở vùng Balkans, ở Trung Đông và ở Phi Châu khiến chúng ta phải suy nghĩ. Giờ đây vấn đề quan trọng đó là việc chúng ta quyết tâm duy trì một thứ văn hóa ngăn ngừa xung khắc, thế nhưng chúng ta cũng phải khám phá thấy tất cả vấn đề của việc sử dụng võ lực để giải giới thành phần tấn công. “Trách nhiệm bảo vệ” xuất phát từ một quan niệm rất hệ trọng về chính trị và pháp lý, một quan niệm được phát triển mỗi ngày một hơn trong 60 năm hiện hữu của LHQ. Tự bản chất của mình, thứ trách nhiệm này liên quan tới phẩm vị trổi vượt của hết mọi cá nhân con người nam nữ trên quốc gia cũng như trên hết mọi thể chế ý hệ.
Liên quan tới vấn đề canh tân cải cách của LHQ, Tòa Thánh xin các quốc gia phần tử của LHQ hãy can đảm tiếp tục bàn luận về vấn đề áp dụng cùng những hậu quả thực tiễn của “Trách Nhiệm bảo vệ”, để tìm ra giải quyết tốt đẹp nhất, qua Hội Đồng Bảo An và hợp với những ấn định trong Chương VII của Qui Chế LHQ, cho những trường hợp thẩm quyền quốc gia không thể nào hay không muốn bảo vệ nhân dân của mình trước các mối đe dọa từ bên trong hay từ bên ngoài. Bản Qui Chế của LHQ, nơi Lời Mở Đầu của nó, đặc biệt nói rằng tổ chức LHQ được thiết lập “là để cứu các thế hệ tương lai khỏi nạn chiến tranh”.
Vì mục đích ấy, vẫn cần phải phục vụ trong công lý phẩm vị con người để đạt tới, thậm chí để vượt trổi Các Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm, nhờ đó, thiết lập một điều kiện tiên quyết cho hòa bình và nền an ninh chung, cũng như cho việc loại trừ hay giảm bớt thật nhiều mối đe dọa bị khủng bố và tội ác quốc tế.
3.
Việc
Dấn Thân Cho Vấn Đề Phát Triển
Giờ
đây khi chúng ta chú trọng tới đề tài cả thể về vấn đề phát triển, chúng ta
cần phải nhìn nhận rằng những năm gần đây đã chứng kiến thấy một số những cử
chỉ hứa hẹn nơi phần của các chính quyền. Chẳng hạn, dự án về những cơ cấu mới
đối với việc phát triển tài chính (mới đây chính phủ Pháp và các quốc gia khác
đã dự trù thực hiện the U.S. Millennium Challenge Account, the International
Finance Facility, the "Nouveaux mécanismes de taxation internationale"), và
đặc biệt là những quyết định mới đây của thượng nghị G8 ở Gleneagles, những
quyết định đã được Tòa Thánh hết sức ca tụng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc
cần phải làm để đạt tới việc liên kết về kinh tế và tài chính. Điều này cần
phải bao gồm chẳng những vấn đề giải quyết cho các thứ nợ nần của những quốc
gia nghèo khổ nhất, cũng như của các quốc gia có lợi tức trung bình đang bị
nặng nợ hải ngoại, mà còn cả vấn đề tái tấu việc viện trợ phát triển chung (ODA,
Official Development Assistance) và việc mở thị trường rộng rãi hơn để trợ
giúp các quốc gia nghèo khổ.
Thật sự là những hành động như thể của các quốc gia phát triển cũng cần phải được đi đôi với quyết tâm cải tiến nơi phía của các chính quyền thuộc các quốc gia đang phát triển nữa, những quốc gia có nhiệm vụ phải chiến đấu chống tình trạng băng hoại, bảo đảm qui luật và nhất là thực hiện trách nhiệm về các khía cạnh xã hội, như vấn đề giáo dục, bảo đảm công ăn việc làm và việc chăm sóc sức khỏe căn bản cho tất cả mọi người. Đối với một thế giới vốn bị phơi bày ra trước nạn dịch hạch, có những vùng đang gặp nguy cơ bùng phát, đối với hằng triệu người không được hưởng việc chăm sóc sức khỏe tối thiểu, thuốc men và nước uống, thì chúng ta không thể cống hiến một thứ nhãn quan về sức khỏe một cách mơ hồ, qui nạp hay thậm chí theo ý hệ. Chẳng hạn, không tốt hơn hay sao khi nói một cách rõ ràng về “sức khỏe của nữ giới và trẻ em” thay vì sử dụng từ ngữ “sức khỏe sản sinh”? Có nên mong muốn trở lại với ngôn từ của một thứ “quyền phá thai” hay chăng?
4. Việc Đóng Góp của Tòa Thánh
Ông
Chủ Tịch, Tòa Thánh trước hết và trên hết có một sứ mệnh thiêng liêng, thế
nhưng cũng vì thế mà Tòa Thánh có nhiệm vụ hiện diện nơi đời sống của các quốc
gia và dấn thân cổ võ công lý và kết đoàn giữa các dân tộc. Được trang bị bằng
niềm xác tín này, Tòa Thánh tái khẳng định việc Tòa Thánh hoàn toàn ủng hộ các
mục tiêu của Cuộc Thượng Nghị đây và đảm nhận việc thực hiện những gì có thể
để giúp cho cuộc thượng nghị này mang lại những hoa trái đáng ước mong, nhờ đó
kỷ nguyên hòa bình và công bình xã hội mau được thể hiện. Những lời Đức cố
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói trong cuộc tông du nổi tiếng của ngài ở Chí
Lợi năm 1987 vẫn không mất đi tí ý nghĩa nào của chúng: “Los pobres no pueden
esperar” – người nghèo không thể đợi chờ nữa! Xin cám ơn!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch
theo Zenit ngày
18/9/2005
Tòa Thánh tại LHQ về Những Bài Học Từ Cuộc Biển Động Sóng Thần Tsunami
Sau đây là bản diễn văn của ĐTGM Celestino Migliore,
quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở trụ sở trung ương Nữu Ước của LHQ, tại
Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội của LHQ trong một cuộc họp về “Việc Cứu Trợ Kinh Tế,
Nhân Bản và Tai Họa: Những Bài Học Từ Cuộc Biển Động Sóng Thần Tsunami”, hôm Thứ
Tư 13/7/2005.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Để tìm hiểu những bài học từ phản ứng trước cuộc biển động sóng thần Nam Á ngày
26/12/2004, tôi xin được bắt đầu bằng lời chúc mừng các cơ quan của LHQ trong
việc nhanh chóng đáp ứng việc rat ay cấp cứu. Cũng cần phải nói rằng, đối với
cuộc khủng hoảng chưa từng thấy này, đã diễn ra một đáp ứng nhân đạo chưa từng
thấy, một đáp ứng được tỏ ra nơi thành phần thường dân mà còn liên quan tới cả
những lời hứa quyết của các chính quyền của họ đối với một thiên tai kinh hoàng
lan rộng như thế.
Khi xẩy ra nạn động đất sóng thần này, Tòa Thánh đã lập tức cung cấp trên 4
triệu Mỹ kim cấp cứu. Cả hàng chục chục cơ quan Công giáo đã mau chóng theo dõi
tai họa này, với những dự án tái thiết nhà cửa và học đường ở Ấn Độ, Nam Dương,
Myanmar, Phi Luật Tân, Somalia, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Ngân khoản chi
phí ở khắp nơi này đã lên đến 650 triệu Mỹ kim do các cơ quan liên hệ với Tòa
Thánh chi phí cho các dân tộc gặp nạn biển động sóng thần ấy, chưa nói gì tới
công cuộc vẫn còn đang được thực hiện bởi một số các tổ chức tôn giáo địa phương
hiện diện và hoạt động các dự án phát triển và nhân đạo khắp các miền đó.
Các ngân khoản vừa được đề cập tới trước hết được chi xài cho những nhu cầu cứu
trợ khẩn trương nhất, như vấn đề nước uống an toàn, lương thực, nhà cửa, quần áo,
thương tích và chăm sóc sức khỏe, tiếp tục chưa trị về y khoa, vệ sinh và điều
kiện giữ vệ sinh, máy móc nấu nướng và kiểm soát bệnh nạn. Thành phần tị nạn,
IDP, phụ nữ và trẻ em đặc biệt dễ dàng bị thương hại bởi việc buôn người và khai
thác là thành phần được giúp đỡ trước tiên.
Sau giai đoạn cấp cứu là việc khởi công thực hiện những dự phóng tái thiết và
phục hồi, bao gồm việc dựng lại nhà cửa, trường học và bệnh viện, chưa kể tới
vấn đề cung cấp dụng cụ về canh nông và ngư nghiệp để phục hồi việc tự lập mưu
sinh, và chưa kể tới việc giúp đỡ chuyên chở cùng các chương trình giáo dục. Vấn
đề đoàn tụ gia đình và nâng đỡ họ đều là những gì vẫn tiếp tục mang một tầm vóc
quan trọng.
Theo chiều hướng này, Tòa Thánh tin rằng việc hỗ trợ về tôn giáo và tinh thần thích hợp với việc chữa lành về nhân bản, mặc dù nó là một khía cạnh rất thường bị coi thường. Chúng tôi quyết tâm trong mọi hoàn cảnh tôn trọng những sự khác biệt về tôn giáo và văn hóa, cũng như hoạt động một cách thân tình để dễ dàng hóa việc tin tưởng hơn nơi các tín hữu thuộc mọi niềm tin và nơi thành phần vô tín ngưỡng. Việc hợp tác liên tôn cùng với các việc khởi công xây dựng hòa bình sẽ tiếp tục làm nên một yếu tố quan trọng cho hoạt động của Giáo Hội ở những địa điểm ấy.
Bởi vậy, nhận định theo từ phản ứng đáng chú ý khắp thế giới đối với cuộc khủng
hoảng này, thì bài đọc đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học đó là vấn đề
thiện tâm dồi dào của thành phần thường dân thường chưa được khai thác hết. Mối
liên kết tự nhiên và chân thành của các dân tộc trên thế giới vốn có đó như tất
cả mọi người đều thấy, đồng thời, khi truyền thông thế giới giúp vào việc làm
cho thế giới này càng trở nên như một ngôi làng hoàn vũ, thì phải chân nhận là
có một cảm quan sâu xa về cộng đồng nhân loại đã được thể hiện một cách mau mắn
và tích cực đối với thành phần sống sót của thảm họa này. Khi cộng đồng thế giới
giúp cho dân chúng thực sự ở trong những trường hợp thực sự cần giúp đỡ thì đã
rõ ràng cho thấy, với một cảm tính rộng rãi và tôn trọng những hoàn cảnh về văn
hóa và tôn giáo khác nhau của dân chúng, một ý thức về vị thế chính yếu của con
người.
Một bài học khác cần phải học đó là bài học nơi phương diện ngân quĩ cứu trợ và
phát triển. Với một số tiền khổng lồ thực sự như thế trong tay và với một nhu
cầu khẩn trương trong việc cứu trợ, bao giờ cũng có một khuynh hướng bất khả
tránh trong việc sử dụng những nguồn tài trợ quí hóa mà không được hoạch định
xứng hợp. Về vấn đề này, các cơ quan và tổ chức của chúng tôi ở các vùng bị nạn
động đất sóng thần đó đã đặc biệt xem xét những đường lối tránh lánh việc gây
nên một thứ bệ vệ quan liêu trong việc giải quyết vấn đề cấp cứu, để bảo đảm
việc cung cấp những số lượng ngân quĩ tối đa vào mục tiêu thích hợp của nó. Việc
tổ chức cho có lớp lang và vấn đề điều hợp là những gì hệ trọng cần phải có để
tránh được việc phân phối một cách bất cẩn những nguồn tài trợ.
Cũng cần phải đề cập tới nhu cầu gia tăng việc hợp tác quốc tế để thiết lập và
củng cố guồng máy ở quốc gia, ở vùng nhỏ, vùng lớn và quốc tế hầu tránh né, sửa
soạn và làm giảm bớt đi những thứ tai họa thiên nhiên. Cần phải hoan hô việc tái
dấn thân áp dụng những khởi công thực hiện việc cải tiến khả năng cảnh báo ban
đầu.
Sau hết, chúng tôi ghi nhận rằng thảm trạng này, một thảm trạng đã gây nhiều chú
ý, thiện tâm và hỗ trợ về tài chính, thực sự đã chứng tỏ cho các chính quyền và
nhân dân bị nạn thấy được một cơ hội chưa từng có về vấn đề tái thiết và phát
triển. Việc hợp tác nội tại, song phương, bắc nam và nam nam, một việc hợp tác
có lúc trở thành một thứ tuyên ngôn, không được phí phạm mà phải được xậy dựng
cho thiện ích của cả thành phần sống sót lẫn tất cả mọi dân tộc trong vùng ấy.
Cám ơn Ông Chủ Tịch
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 14/7/2005
Tòa Thánh tại LHQ về Vấn Đề Các Loại Võ Trang Nhỏ và Các Thứ Vũ Khí Nhẹ
Sau đây là bản diễn văn của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở trụ sở trung ương Nữu Ước của LHQ, tại Cuộc Họp Nhị Niên Lần Thứ Hai của Chư Quốc Cứu Xét đến Vấn Đề Áp Dụng Chương Trình Hành Động Để Ngăn Ngừa, Chiến Đấu và Nhổ Tận Gốc Việc Buôn Bán Bất Hợp Pháp Các Loại Võ Trang Nhỏ và Các Thứ Vũ Khí Nhẹ, hôm Thứ Hai 11/7/2005.
Thưa Ông Chủ Hội,
Chương Trình Hành Động được chấp thuận vào năm 2001 này, trong việc ngăn ngừa, chiến đấu và nhổ tận gốc việc buôn bán bất hợp pháp các loại võ trang nhỏ và các thứ vũ khí nhẹ ở cấp quốc gia, cấp vùng và cấp toàn cầu là bản văn kiện đầu tiên thuộc cấp LHQ nhắm đến việc hoạch định những bước đường chư quốc cần phải thực hiện để đối đầu với vấn đề này. Cuộc họp này là một cơ hội để kiểm điểm việc hiện thực Dự Án Hành Động cũng như để xem nó có vẫn còn là nền tảng hay chăng cho nội dung pháp lý quốc tế mới đối với việc kiểm soát các thứ võ trang nhỏ và các loại vũ khí nhẹ. Những nỗ lực này được Nhóm Hành Động đúc kết cởi mở trong việc thương thảo một thứ dụng cụ quốc tế để giúp cho chư quốc có thể nhận định và theo dõi, một cách hợp thời và khả tín, những thứ vũ trang nhỏ cùng các loại vũ khí nhẹ bất hợp pháp hiện nay đã xuất hiện theo chiều hướng ấy.
Một chế độ như thế vẫn chưa phải là một bước tiến khác hướng tới việc cổ võ hiệu nghiệm cả nhân quyền lẫn luật nhân đạo, thứ luật có thể “làm tăng bổ vấn đề tôn trọng sự sống và phẩm giá con người qua việc cổ võ một nền văn hóa bình an”, như được chính bản Dự Án Hành Động nhấn mạnh. Cũng nhờ tiến trình do LHQ phát động đã thấy xuất hiện việc nhận thức hơn nữa trên thế giới về vấn đề phức tạp này.
Từ năm 2001, đã có thêm nhiều hiểu biết, kinh nghiệm và những việc làm hay nhất trong lãnh vực ấy; ngoài ra, xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ cũng đã đóng một vai trò quan trọng về khía cạnh này và vẫn đang tiếp tục làm như thế. Tuy nhiên, trước nhu cầu cần phải có một giải pháp vừa đa chiều kích và đa lãnh vực thì cần phải thực hiện hơn nữa việc hợp tác quốc tế để ngăn chặn một cách hiệu nghiệm tình trạng lan tràn và dễ dàng của những loại võ trang đang được bàn đến nơi đây.
Những nỗ lực này cần phải được thực hiện theo chiều hướng của những gì đã được đề cập tới trong bản tường trình “Được Quyền Tự Do Hơn” của vị tổng thư ký, một bản tường trình có lý để thôi thúc việc chấp nhận một quan niệm tổng quan hơn về vấn đề an ninh chung, một vấn đề sẽ ngăn cản những mối đe dọa mới cũ và sẽ giải quyết những mối quan tâm về an ninh của tất cả mọi quốc gia, vì các mối đe dọa chúng ta đang đối diện hiển nhiên là có liên hệ với nhau. Những mối đe dọa đối với thành phần nghèo chắc chắn sẽ gây tổn thương cho thành phần giầu thịnh nữa.
Việc áp dụng một thứ thẩm định như thế cho vấn đề đang bàn đến đây không phải là vấn đề khó khăn. Các nỗ lực quốc tế trong việc kiểm soát vấn đề giao thương bất hợp pháp các loại vũ trang nhỏ hoàn toàn hợp với nhận định của vị tổng thư ký là sẽ “không thế nào có phát triển nếu thiếu an ninh và cũng không thể nào có an ninh nếu thiếu phát triển”.
Việc giao thương bất hợp pháp về những thứ võ trang nhỏ và những loại khí giới nhẹ là một mối đe dọa rõ ràng đối với hòa bình, phát triển và an ninh. Đó là lý do tại sao Tòa Thánh góp tiếng nói với lời kêu gọi thực hiện một đường lối chung, không những đối với vấn đề giao thương bất hợp pháp về các loại võ trang nhỏ mà còn liên quan đến những hoạt động, như nạn khủng bố, một tội ác có tổ chức, và như việc buôn người, đó là chưa kể đến vấn đề giao thương thuốc phiện hay các hàng hóa có lợi khác.
Hơn nữa, như trong việc lưu ý tới vấn đề cung cấp bất hợp pháp các thứ võ trang, chúng ta cũng cần phải để ý tới các động lực của nhu cầu cần võ trang nữa. Cũng cần phải thực hiện việc nghiên cứu hơn nữa về khía cạnh này, và cần cộng đồng quốc tế thực hiện một nỗ lực chung và nghiêm chỉnh trong vấn đề cổ võ một thứ văn hóa hòa bình giữa tất cả mọi phần tử thuộc các xã hội đương đại.
Tuy nhiên, vẫn còn một khía cạnh khác được Tòa Thánh cho là quan trọng đó là những nhu cầu đặc biệt của trẻ em bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột võ trang, như được diễn tả trong Dự Án Hành Động. Trẻ em cần phải được lưu ý tới trong các chương trình về vấn đề giải giới, giải ngũ và tái hội nhập (DDR: disarmament, demobilization and reintegration), trong các trường hợp hậu chiến, trong việc bảo vệ hòa bình và xây dựng hòa bình, cũng như trong các chương trình phát triển, nhờ những đường lối thuộc cộng đồng.
Theo chiều hướng ấy thì Tòa Thánh ủng hộ những nhận định của vị tổng thư ký trong bản tường trình Tháng Hai về các loại võ trang nhỏ và các thứ vũ khí nhẹ, bản tường trình mà ông đề nghị rằng DDR cũng cần phải giải quyết những nhu cầu của thành phần chiến đấu trước đây, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, cùng những cộng đồng nhận lãnh.
Cũng cần phải phát triển những biện pháp dài hạn, những biện pháp có mục đích ngăn chặn tai họa của việc leo thang các loại võ trang nhỏ và các thứ vũ khí nhẹ, để cổ võ hòa bình và an ninh, cả trong lẫn ngoài. Tòa Thánh tin rằng việc đầu tư vào vấn đề ngăn ngừa, thực hiện hòa bình, gìn giữ hòa bình, và kiến thiết hòa bình có khả năng cứu được hằng triệu triệu mạng sống con người.
Sau hết, cộng đồng quố ctế sẽ thực hiện một cách tốt đẹp khi lưu tâm một cách nghiêm chỉnh đến cuộc bàn cãi về việc thực hiện một bản thỏa ước giao thương các thứ võ trang, căn cứ vào những nguyên tắc đẹp nhất về luật quốc tế liên quan tới nhân quyền và luật nhân đạo. Một phương tiện như thế có thể góp phần vào việc nhổ tận gốc rễ việc giao thương bất hợp pháp các loại võ trang, trong khi đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của các quốc gia trong việc củng cố bản Dự Án Hành Động được bàn đến hôm nay đây.
Cám ơn Ông Chủ Hội
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 12/7/2005
Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Giảm Nợ Nần Quốc Tế
Hôm Thứ Sáu 1/7/2005, tại “cuộc họp cao cấp” của Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội LHQ ở Nữu Ước, vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh là ĐTGM Celestino Migliore đã đại diện Tòa Thánh nói riêng và Giáo Hội Công Giáo nói chung bày tỏ nhận định và nguyện vọng của mình liên quan tới đề tài của cuộc họp này: “Việc Chiếm Đạt Những Mục Tiêu Phát Triển Được Quốc Tế Đồng Thuận, Bao Gồm Những Mục Tiêu Chất Chứa Nơi Bản Tuyên Ngôn Ngàn Năm, cũng như Việc Áp Dụng Những Thành Quả của Các Cuộc Họp Chính cũng như Các Thượng Nghị của Liên Hiệp Quốc: Tiến Bộ Đạt Được, Các Thách Đố và Những Cơ Hội”.
Thưa ông Chủ Tịch,
Tòa Thánh hân hoan liên kết mình với những ai ủng hộ thỏa ước đạt được ở Luân Đôn mới đây của các vị bộ trưởng tài chính G8 trong việc hủy nợ nần cho 18 quốc gia nặng nhợ nhất (HIPC: heavily indebted poor countries). Trong những thập niên qua, Tòa Thánh đã từng ở vào số thành phần biện hộ thẳng thắn nhất về vấn đề này, một vấn đề được bày tỏ bởi Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị thường lên tiếng mong muốn thấy được việc hủy bỏ nợ nần cho các xứ sở nghèo khổ nhất trên thế giới.
Vì giờ đây, thỏa ước Luân Đôn này vẫn chỉ là một dự thảo mà thôi. Các v ị lãnh đạo G8, gặp nhau ở Gleneagles (nước Tô Cách Lan) vào thời khoảng 6-8/7/2005, cần phải chú ý tới những đòi hỏi của dân mình cũng như của xã hội dân sự, và đưa ra trước những vị lập pháp đương nhiệm của mình những dự luật có thể dẫn tới chỗ thực sự hoàn thành được những lời hứa hẹn của thỏa ước ấy. Để củng cố những thành đạt này cũng như để biến chúng thành một thứ lót đường chúng ta cần phải nhìn xa trông rộng về chúng.
Không thể nào bỏ qua vấn đề là trong khi các quốc gia đang mau chóng bênh vực và phát động bất cứ những gì được nhận thấy có ích lợi cho mình, thì cũng thường xẩy ra một sự tương phản đáng kể với các biện pháp về tài chính quốc tế đối với các quốc gia nghèo khổ nhất thế giới. Cũng cần phải nhìn nhận rằng tổng số tiền thực sự ở đây là những gì khiêm tốn nhất so với việc chi phí về quân sự khổng lồ khắp thế giới cũng như với những khoản tiền trợ cấp được các quốc gia kỹ nghệ hóa chi phí cho các lãnh vực kinh tế của mình, khi mà chính các khoản trợ cấp ấy thường phải chịu trách nhiệm về những cái méo mó trầm trọng ở các quốc gia nghèo khổ nhất thế giới.
Bản Tường Trình của Vị Tổng Thư Ký LHQ Về Quyền Tự Do Nhiều Hơn và bàn thảo tuyên ngôn cho cuộc thượng nghị tới đây của thành phần lãnh đạo các quốc gia vào Tháng 9/2005 đều nhắc nhở là việc bảo đảm thực sự của nền an ninh thế giới là ở chỗ phát triển các quốc gia nghèo khổ nhất thế giới cũng như ở chỗ phát triển các thành phần sống bên lề xã hội nơi những quốc gia ấy. Nói cách khác, nó là vấn đề của hoạt động ở cả lãnh vực bất quân bình ở từng xứ sở cũng như tình trạng bất quân bình giữa các Quốc Gia khác nhau.
Biện pháp tha nợ nần mà người ta hy vọng thấy nó được chấp thuận một cách tốt đẹp bởi những cơ cấu tài chính đa phương chỉ là bước khởi đầu của con đường ấy, trước hết là vì biện pháp này vẫn cần phải được bao gồm cả khoảng 38 xứ sở HIPC nữa. Tiếp đến, nếu việc tha nợ được áp dụng bằng việc làm trệch đi các nguồn tài chính khỏi những chương trình viện trợ khác, và nếu không thực hiện việc gia tăng đáng kể nơi ODA thực sự, thì thế giới này cuối cùng cũng sẽ chạm trán với một tình trạng còn tệ hơn cả trước khi những biện pháp ấy được chuẩn nhận ở Gleneagles nữa.
Cuộc thượng nghị G8 cần phải tỏ cho thế giới thấy tính cách hào hiệp và bao rộng nơi nhãn quan của các nhà lãnh đạo cuộc thượng nghị này, một điều gì đó có thể phục vụ như là một nền tảng vững chắc và hiệu năng đối với việc đồng thuận rộng rãi ở cuộc thượng nghị Ngàn Năm + 5 vào Tháng 9 tới đây.
Năm nay cũng sẽ diễn ra hội nghị lần thứ sáu của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO sẽ diễn ra tại Hồng Kông vào Tháng 12. Việc tha nợ và việc gia tăng ODA cần phải được bổ túc bằng việc thiết lập một tổ chức thương mại quốc tế ít nhất là có thiện cảm với các quốc gia nặng nợ nhất theo chiều hướng được phác họa ở Doha. Về phần mình, trách nhiệm cần phải đảm nhận của các quốc gia rất nghèo hay có những yếu kém trầm trọng về cơ cấu tổ chức cần phải trở nên uyển chuyển hợp với việc cổ võ tại quốc vấn đề phát triển kinh tế hoàn toàn đáp ứng với những đòi hỏi về xã hội ở địa phương. Bởi thế, những xứ sở kỹ nghệ nhất, cùng với những nền kinh tế đang lên và những quyền lực kỹ nghệ mới lên, không được lưỡng lự trong việc ban cho, thậm chí ủng hộ, những thứ nhượng bộ và đặc ân đối với các xứ sở bần cùng nhất.
Sau hết, khi nói về việc tài trợ phát triển, người ta không thể nào không đề cập tới việc thiếu hụt trong vấn đề tài trợ cho việc nghiên cứu về khoa học cũng như cho việc phát triển về kỹ nghệ sản xuất thuốc men trong vấn đề chiến đấu với những bệnh tật chính của vùng nhiệt đới như sốt rét, cũng như việc thiếu nhiên cứu giúp cho vấn đề canh nông ở những vùng nghèo khổ. Vấn đề dường như không còn cần phải chần chờ trong việc chờ đợi vấn đề tài trợ riêng tư để đầu tư vào những lãnh vực ấy, vì đó là những vấn đề không trực tiếp liên quan tới quần chúng của những quốc gia có các nguồn tài chính này. Điều cần thiết đó là việc dồi dào cung cấp tiền bạc công cộng, như Ngân Quĩ Thế Giới chẳng hạn, để ủng hộ nhiều dự kiến hiện nay, trong việc cổ võ việc tham dự dồi dào và rộng rãi vào những tổ chức nghiên cứu khoa học thế giới.
Những biến cố chính trị đa phương của hạ bán năm nay, bắt đầu với cuộc họp ECOSOC này, có thể trở thành một khúc quanh thế giới, trong đó, việc tài trợ cho vấn đề phát triển quốc tế biến thành một đệ nhất ưu tiên quốc tế, nếu các vị lãnh đạo thế giới có thể vận động chính quyền và nhân dân của mình. Như thế, tất cả mọi quốc gia, phát triển và nghèo nàn như nhau, có thể thực hiện vai trò thực sự của mình trong việc chiếm đạt những mục tiêu của ngàn năm MDG.
Xin cám ơn ông Chủ Tịch
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 4/7/2005
ĐTC Biển Đức XVI: Sứ Điệp gửi cho UNESCO, Cơ Quan LHQ đặc trách về Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa
Hôm Thứ Năm 2/6/2005, sứ điệp của ĐTC Biển Đức XVI gửi cho ĐHY Jean-Louis Tauran, vị đại diện cho Tòa Thánh ở Paris tham dự cuộc hội luận về chủ đề “Văn Hóa, Lý Trí và Tự Do” để tưởng niệm 25 năm Đức Gioan Phaolô II viếng thăm Cơ Quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) của Liên Hiệp Quốc.
Trong sứ điệp gửi cho vị thủ văn khố và thủ thư viện của Giáo Hội Rôma này, ĐTC nhận định là “việc công nhận cả thể nhờ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị mà với kinh nghiệm bản thân và về văn hóa của mình, bao giờ cũng nhấn mạnh đến, trong các giáo huấn của ngài vị thế chính yếu bất khả thay đổi của con người cũng như của phẩm giá cốt yếu của họ, nguộc gốc của tất cả mọi quyền lợi bất khả tước đoạt của họ. 25 năm trước đây, vì Giáo Hoàng này đã tuyên bố ở tổng hành dinh UNESCO là ‘về lãnh vực văn hóa, con người bao giờ cũng là đệ nhất: con người là sự kiện nguyên khởi và nồng cốt của văn hóa’”.
Thế rồi Đức Giáo Hoàng đương kim đã âm vang những lời của Đức Gioan Phaolô II vào hôm ấy, khi mà, ở UNESCO, ngài đã nhắc nhở thành phần đối thoại của mình về trách nhiệm của họ: “Hãy xây dựng hòa bình bằng việc bắt đầu từ nền tảng, ở chỗ, tôn trọng tất cả mọi quyền lợi của con người, những quyền lợi liên hệ tới chiều kích thể lý và kinh tế của họ cũng như những quyền lợi liên quan tới chiều kích thiêng liêng và nội tại nơi cuộc sống của họ ở trên đời này”.
Ngài cũng cắt nghĩa lý do tại sao Tòa Thánh là một quan sát viên thường trực ở UNESCO, một cơ quan cần phải được coi như là “Công Đường của Những Thứ Tri Thức và Lương Tâm”: “Cái thách đố Giáo Hội hằng gặp phải đó là việc loan truyền tính cách mới mẻ có khả năng giải phóng của Phúc Âm cho hết mọi người, là nâng cao mức sống của họ lên trong hết mọi sự làm nên việc họ hiện hữu cũng như thể hiện nhân tính của họ”.
“Sứ mệnh này, một sự mệnh Giáo Hội lãnh nhận từ Chúa Kitô, chi phối sâu xa tới dự án của quí vị và chứng thực rõ ràng sự kiện là Tòa Thánh bao giờ cũng mong muốn, qua sự hiện diện của vị quan sát viên thường trực, tham gia vào việc suy tư và dấn thân của quí vị”.
Giáo Hội Công Giáo sẽ tiếp tục “vận dụng năng lực của mình, những năng lực trên hết có bản chất thiêng liêng, để cộng tác vào thiện phúc của con người về tất cả mọi chiều kích của cuộc sống họ”.
Lập lại mối quan tâm của Tòa Thánh đối với cũng như việc tham gia của Tòa Thánh vào hoạt động của UNESCO, qua vị quan sát viên thường trực của mình tại cơ quan này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói tiếp: “Trong một thế giới vừa triển phát vừa phân rẽ, mà thường chiều theo những đòi hỏi mãnh liệt của việc toàn cầu hóa về các mối liên hệ kinh tế, nhất là các mối liên hệ tín liệu, thì ở những tầm cấp cao nhất cần phải vận động những năng lực về tri thức để các quyền lợi về giáo dục và văn hóa được nhìn nhận, nhất là ở các quốc gia nghèo khổ nhất. Trong một thế giới mà con người cần phải họ chỏi hơn nữa để nhìn nhận và tôn trọng anh chị em mình, thì Giáo Hội muốn góp phần của mình vào việc phục vụ cộng đồng nhân loại, trong lúc cho thấy… mối liên hệ ràng buộc mỗi người với Đấng Hóa Công của tất cả mọi sự sống và là nguồn mạch của phẩm giá bất khả tước đoạt của mỗi người, từ khi được thụ thai cho tới khi tự nhiên kết liễu cuộc sống.
Những cuộc họp hội luận này được chủ tọa bởi vị viện trưởng Học Viện Công Giáo Paris, cũng như bởi Đức Ông Francesco Follo, vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở UNESCO. Đức Ông này đã cho biết rằng trong chuyến viếng thăm cơ quan này của mình, ĐTC GPII đã đọc bài diễn văn nói rằng “có thể xây dựng một tân thế giới với tình trạng phát triển và kinh tế mang dung nhan con người và những quyền lợi của con người cùng với luật lệ quốc tế được chi phối bởi lý lẽ của bác ái và đoàn kết”.
Tòa Thánh
tại Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Giải Giới Nguyên Tử
Hôm Thứ Tư 4/5/2005, ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa
Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo
Hội Công giáo về vấn đề giải giới nguyên tử ở Hội Nghị Kiểm Thảo lần Thứ 7 của
Các Thành Viên Quốc Gia về Hiệp Ước Ngưng Leo Thang Các Vũ Khí Nguyên Tử NPT
(Non-Proliferation of Nuclear Weapons), nguyên văn như sau:
Thưa Ông Chủ Tịch,
Tòa Thánh đã hết sức đồng ý với Bản Hiệp Ước về Việc Ngưng Leo Thang Các Thứ Vũ
Khí Nguyên Tử được ký kết ngày 25/2/1971, vì tin tưởng rằng đó là một bước tiến
quan trọng trong việc thiết lập một đường lối giải giới tổng quan và toàn vẹn
dưới sự kiểm soát hiệu nghiệm của quốc tế, một điều chỉ có thể khả thi nếu hoàn
toàn được tuân giữ cả về chi tiết lẫn toàn bộ của hiệp ước này.
Sau 35 năm, bản hiệp ước này đã trở thành nền tảng cho môi trường an ninh toàn
cầu, vì dầu sao nó cũng đã giúp vào việc làm chậm lại cuộc thi đua võ trang. Sự
kiện hiệp ước này đã nhận được con số rất cao chấp thuận với 188 quốc gia cho
thấy tầm quan trọng của nó trước cộng đồng quốc tế. Điều này có được là nhờ ở 3
trụ cột, đó là việc ngăn cản vấn đề phổ biến và leo thang vũ khí nguyên tử, việc
cổ võ việc cộng tác trong việc sử dụng về hòa bình của nguyên tử lực, và việc
theo đuổi mục tiêu giải giới nguyên tử với dụng ý dẫn đến chỗ hoàn toàn tổng
giải giới. Thật vậy, bản hiệp ước NPT này đã hứa hẹn một thế giới loại trừ vũ
khí nguyên tử và việc truyền bá vấn đề hợp tác về kỹ thuật để phát triển.
Bởi thế Hội Nghị Kiểm Điểm hiệp ước NPT là thời gian xem xét tiến bộ của cộng
đồng quốc tế về vấn đề đạt được các mục đích của bản hiệp ước này. Khi bản NPT
dứt khoát được nới rộng vào năm 1995 thì các quốc gia có vũ khí nguyên tử đã hợp
với tất cả mọi quốc gia khác để thực hiện 3 hứa quyết này nơi bản hiệp ước: sẽ
thực hiện, cùng lắm vào năm 1996, một bản hiệp ước cấm thử toàn diện vũ khí
nguyên tử; những cuộc thương thảo về một bản hiệp ước cấm sản xuất chất liệu
phóng xạ cho các thứ vũ khí nguyên tử sẽ được “kết thúc sớm”; và sẽ thực hiện
“những nỗ lực có cơ cấu và tiến bộ toàn cầu” để loại bỏ các thứ vũ khí nguyên tử.
Trong năm 2000, tất cả mọi quốc gia phần tử đã “thực hiện một cách dứt khoát”
việc loại trừ các thứ vũ khí nguyên tử bằng một chương trình 13 Việc Làm Cụ Thể.
Tuy nhiên, tiêu bản sửa soạn cho Hội Nghị Kiểm Điểm này đã không đạt được sự
đồng thuận về các bản văn kiện giờ đây cần phải được chấp thuận, làm cho người
ta quan tâm tới thành quả của cuộc hội nghị này.
Trong thập niên 1970, khi bản hiệp ước NPT bắt đầu có hiệu lực thì đồng thời
cũng xẩy ra những đổi thay sâu xa về xã hội và địa dư chính trị. Người ta bắt
đầu ý thức được sự tương liên và liên thuộc chặt chẽ giữa nền an ninh quốc gia
và quốc tế, khi xẩy ra những thách đố mới, như nạn khủng bố xuyên quốc gia và
nạn làn tràn bất hợp pháp các thứ chất liệu chế tạo các thứ vũ khí đại công phá.
Đó là hai hiện tượng, trong số những hiện tượng khác, trực tiếp đặt vấn đề về
khả năng của hiệp ước NPT trong việc đáp ứng những thách đố quốc tế mới. Về vấn
đề này, Tòa Thánh coi việc Tổng Hội Đồng chấp thuận Bản Hiệp Ước Quốc Tế về Việc
Diệt Trừ Những Hoạt Động Khủng Bố Nguyên Tử là một bước tiến quan trọng. Đã đến
lúc cần phải chú trọng tới tầm quan trọng của việc tuân giữ NPT về cả chi tiết
cũng như tổng quan của vấn đề này.
Vì bản hiệp ước này chỉ là phương tiện về pháp lý đa phương duy nhất có trong
tay, có mục đích mang lại một thế giới phi vũ khí nguyên tử, bản hiệp ước này
không được phép suy yếu đi. Nhân loại cần đến việc tất cả mọi quốc gia trọn vẹn
hợp tác về vấn đề quan trọng này. Tòa Thánh kêu gọi là những vấn đề khó khăn và
phức tạp của Hội Nghị Kiểm Điểm cần phải được giải quyết một cách công bằng.
Những biện pháp được thực hiện ở Cuộc Hội Nghị Kiểm Điểm này, mặc dù chỉ là một
bước tiến nhỏ bé, cũng cần phải theo chiều hướng chung của các mục tiêu của bản
hiệp ước. Hội Nghị Kiểm Điểm này không được thụt hậu bằng cách quên đi những
quyết tâm trong quá khứ; nó cần phải làm tiến triển tính cách hiệu năng của bản
NPT.
Thế giới có lý quan tâm đến vấn đề leo thang các thứ vũ khí nguyên tử cùng với
những nỗ lực lèo lái các thứ kỹ thuật về nguyên tử cùng các thứ nhiên liệu để
được sử dụng vào mục tiêu chế tạo các thứ vũ khí nguyên tử thay vì mục tiêu hòa
bình. Cần phải củng cố phương diện cấm leo thang của NPT bằng việc gia tăng
quyền lực của Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế IAEA (International Atomic Energy
Agency) trong việc khám xét bất cứ việc sử dụng sai lầm nào của những loại nhiên
liệu nguyên tử. Cũng cần phải củng cố cả những biện pháp tuân hợp bản hiệp ước
này nữa.
Thế nhưng, việc chỉ tập trung vào những biện pháp không leo thang mà thôi là
những gì làm méo mó ý nghĩa của bản hiệp ước này. Việc tuân hợp với các khoản
giải giới nguyên tử của bản hiệp ước này cũng đòi hỏi là vấn đề không leo thang
và giải giới nguyên tử là những vấn đề liên thuộc và củng cố lẫn nhau. Bởi thế,
Tòa Thánh kêu gọi các quốc gia có vũ khí nguyên tử hãy đóng vai trò lãnh đạo can
trường và trách nhiệm chính trị trong việc bảo toàn chính tính chất nguyên vẹn
của bản NPT, cũng như trong việc kiếm tạo nên một bầu khí tin tưởng, minh bạch
và thực sự hợp tác, nhắm đến chỗ hiện thực cụ thể một thứ văn hóa sự sống và hòa
bình là những gì sẽ phát động việc phát triển toàn vẹn các dân tộc trên thế giới.
Như thế, trong nỗ lực đặt ưu tiên và thứ tự của các giá trị vào trúng chỗ của
chúng, cần phải thực hiện nhiều nỗ lực chung hơn nữa trong vấn đề vận dụng các
phương tiện hướng đến việc phát triển về luân lý, văn hóa và kinh tế, nhờ đó
nhân loại có thể loại trừ việc thi đua võ trang.
Đã qua đi rồi thời gian tìm cách để “cân bằng tình trạng khiếp sợ”; đã đến thời
gian tái xét toàn bộ sách lược về việc ngặn chặn nguyên tử. Khi Tòa Thánh bày tỏ
việc chấp nhận hạn chế của mình về vấn đề ngăn chặn nguyên tử trong thời Chiến
Tranh Lạnh, Tòa Thánh đặt điều kiện rõ ràng là việc ngăn chặn này chỉ là đường
lối duy nhất để tiến đến chỗ tiến hành việc giải giới nguyên tử. Tòa Thánh không
bao giờ khuyến khích việc ngăn chặn nguyên tử như là một biện pháp vĩnh viễn, kể
cả ngày nay đi nữa, khi mà chứng cớ cho thấy việc ngăn chặn nguyên tử lại thúc
đẩy việc phát triển các thứ vũ khí nguyên tử mới hơn bao giờ hết, do đó đã làm
ngăn cản việc giải giới nguyên tử thực sự.
Tòa Thánh, một lần nữa, nhấn mạnh rằng hòa bình chúng ta đang tìm kiếm trong thể
kỷ 21 này không thể đạt được bằng việc cậy dựa vào các thứ vũ khí nguyên tử. Thế
kỷ này đã mở ra bằng một cuộc bùng nổ khủng bố toàn cầu, thế nhưng, mối đe dọa
này không được trở thành những gì làm suy yếu đi những qui phép của lề luật nhân
đạo quốc tế là những gì được xây dựng trên những nguyên tắc chính về vấn đề hạn
chế và đối xứng. Chúng ta bao giờ cũng cần phải nhớ rằng việc sử dụng các thứ vũ
khí không được làm phát sinh ra những thứ sự dữ và những khủng hoảng trầm trọng
hơn là sự dữ cần phải bị loại trừ. Các thứ vũ khí nguyên tử, cho dù là những thứ
vũ khí được gọi là ít hại cũng gây nguy hiểm cho tiến trình sự sống và có thể
dẫn đến cuộc cung đột nguyên tử rộng lớn.
Các thứ vũ khí nguyên tử tấn công sự sống trên trái đất này, chúng tấn công
chính trái đất này, và khi làm như thế là chúng tấn công tiến trình phát triển
liên tục của trái đất. Việc bảo trì Hiệp Ước Thôi Leo Thang đòi hỏi một quyết
tâm dứt khoát thực hiện việc thực sự giải giới nguyên tử.
Bởi vậy, Tòa Thánh mong đợi tất cả mọi quốc gia phần tử ký kết vào bản hiệp ước
NPT này hãy tôn trọng tính cách nguyên vẹn của bản hiệp ước này. Tất cả mọi Phần
Tử cần phải góp phần vào việc thành đạt của Hội Nghị Kiểm Điểm này, bằng cách
bảo trì và củng cố tính cách uy tín của bản hiệp ước, nhờ đó, nó có thể gây tác
dụng và vững bền. Có thế, nền văn hóa hòa bình mới có thể tiến triển và thứ văn
hóa chiến tranh mới bị suy giảm, cho lợi ích lâu dài của toàn thể nhân loại.
Xin cám ơn ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến
ngày 5/5/2005
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc nhân dịp Kỷ Niệm 60 Năm Chấm Dứt Thế Chiến Thứ Hai
Tổng Hội Đồng LHQ đã giành hai ngày 8-9/5/2005 như là ngày tưởng niệm và hòa giải 60 năm chấm dứt Thế Chiến Thứ Hai. ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở LHQ tại Nữu Ước đã trình bày quan điểm của Tòa Thánh trước Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong dịp này nguyên văn như sau:
Thưa Ông Chủ Tịch,
Tòa Thánh lấy làm biết ơn những người bảo trợ cho Quyết Nghị 59/26 về dịp chính thức kỷ niệm 60 năm kết thúc Thế Chiến II. Chắc chắn nó là một cuộc xung đột kinh hoàng, và cần phải vừa chào mừng vừa buồn thương nhắc lại rằng nó là trong những tai họa toàn cầu bất thiết do con người gây ra tệ hại nhất làm cho thế kỷ 20 trở thành một nỗi xót xa nhất loài người đã phải trải qua.
Đại biểu tôi xin đón mừng việc LHQ tuyên bố giành ngày 8-9/5 là ngày tưởng nhớ và hòa giải. Nhiều tiếng nói đã có lý để khuyên chúng ta đừng quên ngày này, nhưng lại là những tiếng nói không đặt vấn đề lỗi lầm trước mắt các thế hệ của ngày hôm nay; chúng đòi hỏi trách nhiệm, một trách nhiệm được chứng tỏ bằng việc nhận biết lầm lỗi quá khứ, cũng như trách nhiệm, căn cứ vào những tai họa trước ấy, đòi phải có những quan tâm nào đó.
Quan tâm thứ nhất đó là, trong số những căn nguyên của Thế Chiến Thứ Hai đó là việc tôn thăng quốc gia và nòi giống, và niềm tự mãn kiêu mạn của con người về việc mạo dụng khoa học, kỹ thuật và quyền lực. Qui luật không còn là một phương tiện để áp dụng công lý nữa, khi dạy chúng ta rằng, khi con người không còn khát vọng siêu việt thì họ mau chóng biến mình cùng người khác thành một thứ đồ vật, một con số, thậm chí một thứ sản phẩm thuần túy.
Quan tâm đó là, cho dù chúng ta có chấp nhận rằng, ở một số trường hợp nào đó, việc sử dụng võ lực một cách giới hạn và nghiêm ngặt không thể tránh để chu toàn trách nhiệm bảo vệ mọi quốc gia và cộng đồng thế giới, chúng ta cũng được kêu gọi hãy thực tế mà nhìn nhận rằng những giải pháp ôn hòa vẫn là những gì khả dĩ và không được bỏ qua một nỗ lực nào để thực hiện những giải pháp ấy.
Loài người đã từng cân nhắc về thứ luân lý chiến tranh và tư cách đạo lý của thành phần chiến đấu. Bản tường trình “Về Quyền Tự Do Bao Rộng Hơn” của vị tổng thư ký đã thôi thúc Hội Đồng Bảo An chấp thuận quyết nghị về tính cách hợp lý và tính cách pháp lý của việc sử dụng võ lực. Việc nhìn nhận bản chất thê thảm và tàn hại của chiến tranh, cũng như trách nhiệm chung về những cuộc xung đột trong quá khứ và hiện tại, buộc chúng ta phải đặt vấn đề chẳng những liên quan tới việc chiến tranh có thể hợp pháp và hợp lý, mà đặc biệt vấn đề chiến tranh là những gì có thể tránh được. Đó là lý do những chương khác nhau trong bản tường trình của vị tổng thư ký cần phải được coi như toàn bộ. Sẽ chỉ đạt được hòa bình và an ninh toàn cầu nếu cộng đồng quốc tế tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, và dấn thân hoạt động cho việc phát triển xã hội và kinh tế cho hết mọi quốc gia, cho hết mọi người nam nữ và trẻ em.
Quan tâm thứ ba đó là, Thế Chiến Thứ Hai, cũng như tất cả mọi cuộc chiến tranh của thế kỷ 20, cho thấy những chính sách dứt điểm và việc hoạch định hoạt động hậu chiến là những gì thiết yếu nhắm đến mục đích phục hồi công lý và hòa bình cũng như việc bảo vệ. Trong quá khứ người ta đã chú trọng nhiều đến vấn đề ‘ius ad bellum’, tức là đến những điều kiện cần thiết để biện minh cho việc sử dụng võ lực, cũng như đến vấn đề ‘ius in bello’, những giới hạn về pháp lý của hành động đạo lý trong cuộc chiến. Căn cứ vào những sự tàn phá về luân lý của Thế Chiến Thứ II và bản chất của chiến tranh từ đó, thì giờ đây đã đến lúc chú trọng đến và khai triển một chiều kích thứ ba của luật chiến tranh, tức là ‘ius post bellum’, hay làm cách nào để đạt được một cách nhanh chóng và hiệu nghiệm việc thiết lập một nền hòa bình chân chính và bền bỉ, một nền hòa bình là một mục tiêu duy nhất có thể chấp nhận cho việc sử dụng võ lực.
Như thế, những phương tiện về pháp lý quốc tế hiện nay bao gồm tư cách và những hoạt động sau cuộc chiến là những gì cần phải được củng cố và nới rộng liên quan tới thời điểm đổi thay nhanh chóng của chúng ta đây, trong khi đó cũng cần phải để ý tới những giới hạn về đạo lý được lương tâm và cảm quan tân tiến khai triển, như việc hòa giải, để giúp cho mọi bên dính dáng tới những mối liên hệ chặt chẽ về tình thân hữu và tính cách lân bang; tới việc bảo đảm an ninh và ổn định hóa các quốc gia ra khỏi vòng chiến; tới tình liên đới quốc tế trong tiến trình tái thiết về kinh tế xã hội nơi cơ cấu của các xã hội ấy; tới việc phục hồi môi sinh sau khi cuộc chiến đã chấm dứt; và tới nền công lý ở mọi cấp trật, vì, nếu quyền lực được sử dụng vì công lý thì công lý chắc chắn cần phải chi phối hết mọi khía cạnh của tiến trình xây dựng hòa bình.
Quan tâm thứ bốn đó là, gần đây, vai trò của LHQ như là một nhà xây dựng hòa bình đã được tái nhấn mạnh đến. Tòa Thánh chia sẻ mối quan tâm của vị tổng thư ký là guồng máy LHQ là guồng máy hoàn toàn giải quyết cái khó khăn trong việc giúp các quốc gia chuyển mình từ chiến tranh sang hòa bình bền vững, và một lần nữa Tòa Thánh muốn bày tỏ việc hoàn toàn ủng hộ vấn đề thiết lập một ủy ban xây dựng hòa bình liên chính quyền.
Bởi thế, việc tưởng niệm này là một nhắc nhở đáng kể về chính “lý do hiện hữu” của LHQ. Mặc dù ngày nay nó hành sử các trách vụ của mình ở những lãnh vực rộng rãi khác nhau, những hoạt động ấy cũng không được tách chúng ta khỏi cái “sine qua non” của việc tổ chức này hiện hữu, tức là nền hòa bình nơi các quốc gia.
Xin cám ơn ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 10/5/2005
Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ngăn Ngừa Tội Ác và Xử Lý Tội Ác
Hôm 25/4/2005, ĐTGM Salvatore Pennacchio, vị khâm sứ tòa thánh ở Thái Lan đã đại diện tòa thánh bày tỏ nhận định và lập trường của Giáo Hội Công Giáo trong Hội Nghị XI của LHQ về vấn đề Ngăn Ngừa Tội Ác và Xử Lý Tội Ác, một bài diễn văn được VIS, và qua Zenit, phổ biến hôm 28/4/2005 nguyên văn như sau:
Thưa Ông Chủ Tịch,
Tôi xin có lời chúc mừng ông về vai trò chủ tọa khóa họp này cũng như muốn bày tỏ cùng chính phủ Thái Lan về lòng tri ân của tôi đối với việc chính phủ này điều hành Hội Nghị XI này của LHQ về vấn đề Ngăn Ngừa Tội Ác và Xử Lý Tội Ác. Ngoài ra, với tư cách lãnh đão phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh, xin cho tôi được gửi lời tri ân sâu xa đến vị tổng thư ký cùng tham dự viên hội nghị đã ưu ái giành một phút thinh lặng để kính nhớ đến cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào lúc khai mạc hội nghị này.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Phái đoàn đại biểu Tòa Thánh chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với Liên Hiệp Quốc trong việc tổ chức hội nghị này về vấn đề khẩn trương nhất liên quan tới việc ngăn ngừa tội ác và xử lý tội ác. Tội ác không phải chỉ là mối đe dọa cho hòa bình và trật tự, còn cho cả nhân phẩm con người nữa. Thật vậy, khi xẩy ra một tội ác thì nhân phẩm của cả nạn nhân lẫn phạm nhân đều bị ảnh hưởng và vi phạm. Vì những điều kiện thuận lợi tối tân tiến của vấn đề truyền thông mà việc ngăn ngừa tội phạm không còn là vấn đề được giải quyết có tính cách địa phương nữa; trái lại, nó được bàn luận đến ở những cuộc diễn đàn quốc tế, và đại biểu tôi đây xin có lời ca ngợi văn phòng thư ký về những nỗ lực của mình theo chiều hướng này cũng như về phẩm chất của văn kiện được soạn dọn cho hội nghị này, nhất là bản Hướng Dẫn Bàn Luận cùng với đường lối đa khía cạnh của nó.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Tòa Thánh xin nói lên một số vấn đề được chất chứa trong Bản Tuyên Ngôn Vienna, nhất là qua Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh. Ngoài ra, có những cơ quan khác của Giáo Hội Công Giáo, như Ủy Ban Công Giáo về Việc Chăm Sóc Mục Vụ cho Các Trung Tâm Cải Huấn, cũng là những cơ quan hết sức dấn thân phục vụ trong lãnh vực này. Trong bối cảnh đó, tôi muốn trình bày một số vấn đề được Tòa Thánh đặc biệt quan tâm và là những gì liên quan tới vấn đề ngăn ngừa tội ác và xử lý tội ác.
1. Trước hết là vấn đề buôn chuyển con người. Cái tai họa này thường chịu trách nhiệm về việc cướp mất niềm hy vọng hướng đến một tương lai xứng đáng của thành phần dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là nữ giới và trẻ em. Tội ác này một phần có liên quan tới vấn đề tình trạng suy giảm cơ hội được di dân bình thường là những gì đi song song với tính cách khẩn trương của một thị trường dịch vụ di dân ngoại lệ. Để đương đầu với hiện tượng càng ngày càng phát triển này, các hệ thống công lý tội ác của quốc gia và quốc tế rất cần phải tìm ra chẳng những thành phần phạm tội ác mà còn cả thành phần nạn nhân của việc buôn chuyển này nữa.
2. Điểm thứ hai, một điểm đã từng là mối quan tâm nghiêm trọng của Tòa Thánh, mối quan tâm trong lãnh vực sử lý tội ác và ngăn ngừa tội ác, đó là việc bán và chiếm hữu những thứ vũ khí. Vấn đề này có liên hệ chặt chẽ tới việc xây dựng hòa bình và là một yếu tố chính cho tình trạng phát triển thực sự khả đạt về kinh tế và xã hội. Hiển nhiên là có một mối liên hệ giữa tội ác với việc buôn chuyển vũ khí là những gì châm mồi cho nạn khủng bố ở cả lãnh vực quốc gia lẫn quốc tế. Tình trạng giảm thiểu nơi vấn đề thuận lợi của các thứ vũ khí sẽ làm cho dễ dàng hóa việc thiết lập hòa bình và an ninh. Nó cũng góp phần vào vấn đề chuyển tiền bạc cho việc buôn chuyển vũ khí vào các chương trình phát triển.
3. Điểm thứ ba cần phải quan tâm liên quan tới vấn đề băng hoại. Tình trạng băng hoại là những gì tấn công những giá trị căn bản của xã hội, tấn công qui luật và công lý. Nó làm suy yếu những mục tiêu của các quốc gia yêu chuộng dân chủ và hòa bình. Nơi lãnh vực công cộng, tình trạng băng hoại là những gì thách đố việc quản trị giỏi. Nó cần phải được quan niệm theo một chiều kích quản trị bao rộng hơn, bao gồm cả thành phần công dân trong việc kiềm chế tình trạng băng hoại. Bởi thế, cần phải cộng tác với những phần vụ chính yếu của lãnh vực chính trị và pháp luật, với xã hội dân sự và truyền thông, trong việc chiến đấu chống nạn băng hoại.
Trong thế giới thương vụ, tình trạng băng hoại là những gì làm méo mó tính cách tranh thủ và thị trường, trong khi đó lại gia tăng đau khổ cho người nghèo. Nơi nào được dịp lan truyền, tình trạng băng hoại gây ra một mối đe dọa trầm trọng cho tính cách bền vững và an toàn của những cơ cấu nội tại, để rồi dần dần, làm suy yếu nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nó cũng là một hiện tượng quốc tế nữa, và thường phản ảnh cho thấy một thứ môi trường xã hội bất ổn làm ngăn trở cho việc phát triển khả thủ.
4. Các thứ tội ác, trong những trường hợp hậu xung khắc, là những điều thứ tư cần phải quan tâm. Những thứ tội ác này có một quyền lực rất ư là tai hại cho đến khi phục hồi hệ thống pháp luật, cho đến khi có những vị quan tòa có khả năng và nhân viên cảnh sát sẵn sàng, cho đến khi các hệ thống tòa án và nhà tù hoạt động cách trọn vẹn và những nhu cầu căn bản của dân chúng được đáp ứng. Các thứ tội ác ở những trường hợp hậu xung khắc làm lung lạc và biến đổi niềm hy vọng và tin tưởng của dân chúng thành ngờ vực, thất vọng và ảo vọng. Một hiện tượng đang lo ngại, đôi khi được thấy nơi những xã hội hậu xung khắc, đó là cơn lốc xuống dốc. Thay vì ổn định và củng cố kinh tế thì nó lại dung dưỡng tình trạng băng hoại hơn nữa và có những liên hệ chặt chẽ giữa tổ chức tội ác và chính trị. Lòng tin tưởng của quần chúng nơi các cơ cấu tổ chức, nơi các đảng phái chính trị và thậm chí nơi các vị lãnh đạo bị yếu kém đi một cách mau chóng. Tình trạng phát triển tội ác gây ra vấn đề khủng hoảng về công ăn việc làm, làm yếu kém đi hệ thống an ninh của xã hội vốn đã bấp bênh, cùng với những cơ cấu về sức khỏe và giáo dục. Tình trạng này đưa đến vấn đề gia tăng nghèo khổ và làm suy yếu vấn đề xây dựng nền dân chủ hóa về cơ cấu.
5. Một khía cạnh khác được chúng tôi quan tâm liên quan đến vấn đề ngăn ngừa tội ác và xử lý tội ác đó là việc hiệu nghiệm áp dụng các qui tắc được LHQ ấn định liên quan tới vấn đề đối xử một cách chính đáng với thành phần tù nhân và vị thành niên. Về vấn đề này, cũng cần phải lưu ý đến những dự thảo đã được tung ra một số lần về việc soạn thảo tỉ mỉ một Bản Hiến Chương về Các Thứ Quyền Lợi Căn Bản của Thành Phần Tù Nhân. Trong văn kiện này, cần phải chú trọng đặc biệt tới vấn đề đối xử với thành phần tù nhân, vấn đề đối xứ với tù nhân cần phải đặc biệt chú trọng, ở chỗ hoàn toàn tôn trọng phẩm giá con người cũng như việc tái hội nhập vào xã hội.
Tòa Thánh tha thiết hy vọng rằng Hội Nghị Băng Cốc sẽ giúp giải quyết những thách đố được đề cập đến trên đây, giúp nâng cao nhận thức và phát động những chính sách cùng những việc làm tốt nhất trong việc ngăn ngừa tội ác, trong khi tăng bổ việc cải tiến vấn đề xử lý tội ác, làm cho nó càng ngày càng trở nên hữu hiệu hơn trong việc bảo toàn trật tự và tình trạng bền vững ở cả lãnh vực quốc gia lẫn quốc tế.
Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.
Tòa Thánh tại LHQ về Những Vấn Đề Phi Châu
Hôm Thứ Năm 10/3/2005, Đức Ông Foutunatus Nwachukwu, quan sát viên thường trực
của Tòa Thánh tại LHQ ở Geneva, đã đại diện tòa thánh bày tỏ chủ trương và
nhận định của Giáo Hội Công giáo về các vấn đề Phi Châu trong cuộc họp lần thứ
32 của Tiểu Ban Đặc Trách của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Tị Nạn. Sau đây là
nguyên văn bài nói của ngài:
Thưa ông trưởng tiểu ban, tình trạng tị nạn ở Phi Châu vẫn là một vế sẹo lớn
trên gia đình nhân loại khắp nơi. Điều kiện bấp bênh và thảm thương của hằng
triệu triệu người này đã buộc họ phải rời bỏ làng nước quê quán của họ là
những gì kêu gọi phải có những quyết định cụ thể và cấp thời hầu làm giảm bớt
nỗi đau thương của họ và bảo vệ các quyền lợi của họ. Cộng đồng quốc tế không
được trì hoãn một đáp ứng đã lỡ làng. Cuộc trì hoãn này bao hàm việc chấp nhận
một tiêu chuẩn hai lòng nơi tình đoàn kết mà thành phần không có tiếng nói và
bị hất hủi nhất phải chịu thiệt thòi.
Có một số những dấu hiệu tích cực trong năm qua khi việc hồi hương tự nguyện
có tổ chức của các người tị nạn đã bắt đầu thực hiện để bình thường hóa cho cả
hằng chục ngàn người. Tuy nhiên, tất cả tiến trình này hiện nay vẫn bị bao phủ
bởi tình trạng thiếu ngân quĩ cũng như bởi việc trở nên tồi bại hơn về tình
trạng bạo loạn và việc đối xử tàn tệ với thành phần di tản ở Darfur, nơi tình
hình nhân đạo đang bị nguy ngập. Những cuộc tấn công có tổ chức vào các thành
phần dân sự, việc hủy diệt các hạ tầng cơ sở và tất cả các làng mạc cùng diệt
trừ súc vật lẫn hoa mầu là những gì khiến cho dân chúng càng phải sống trong
cảnh di tản. Những cuộc tấn công tàn nhẫn và dữ dội và những cuộc vi phạm nhân
quyền xẩy ra hằng ngày. Nữ giới là thành phần nạn nhân đặc biệt bởi bị hãm
hiếp và những hình thức hạ nhục khác. Một tai ương về môi sinh đang được tạo
nên là những gì cần phải mất nhiều năm mới lấy lại được.
Những bản tường trình khác nhau của LHQ là những gì rất rõ ràng và mạnh mẽ,
cho thấy nhiều biến cố như là những tội ác phạm đến nhân loại và/hay những tội
ác chiến tranh, “không kém phần trầm trọng và tàn ác như tộỉi diệt chủng”
(Report of the International Commission of Inquiry on Darfur to the United
Nations Secretary-General. Pursuant to Security Council Resolution 1564 of 18
September 2004. Geneva, 25 January 2005).
Nếu ai đó may mắn được tị nạn ở vùng bên kia biên giới trong một trại tị nạn ở
Chad thì mới được bảo vệ và tương đối an toàn. Trường hợp cá nhân nào hay gia
đình nào chậm chân thì họ đi đến chỗ ở vào một trong những thành phần bị lưu
lạc ở nội quốc đông nhất trên thế giới, thường gặp nhiều nguy hiểm và là nơi
không bảo đảm an ninh. Thành phần thanh tra quân đội thuộc Khối Liên Hiệp Phi
Châu vẫn không đủ số người và thiếu hụt việc được nâng đỡ về hậu cần và khó có
thể thấy được sự hiện diện của họ. Những vị thẩm quyền Sudan dường như không
thể hay chủ trương bảo vệ quyền lợi nhân dân của họ.
Người ta phải kết luận là việc bảo vệ nhu cầu cho dân chúng còn ở Darfur khó
có thể thực hiện, bất chấp sự hiện diện can trường và hỗ trợ của UNHCR, của
các cơ quan LHQ và nhiều cơ quan Không Thuộc Các Chính Phủ NGO (Non-Goverments
Organizations). Vẫn không thể nào tiến tới được với tất cả mọi thành phần nạn
nhân và bị lưu lạc.
Thưa ông trưởng ủy ban, đương đầu với một tình trạng phức tạp như thế, rất cần
phải thực hiện một vai trò lãnh đạo LHQ mạnh mẽ và việc điều hợp chung của một
cơ quan duy nhất trong việc trợ giúp ở ngoài nước cũng như trong việc bảo vệ
những trại của các người di tản trong nước IDP (internally displaced persons)
cùng những nơi tập trung khác của họ.
Đó là trách nhiệm quốc tế trực tiếp đối với chúng ta, đối với gia đình chư
quốc của nhân loại. Cần phải nêu lên vấn đề rộng lớn hơn một lần nữa, đó là cơ
cấu nào sẽ phải chịu trách nhiệm về tổ chức đối với việc bảo vệ thành phần IDP?
Là một cộng đồng quốc tế, chúng ta cần phải phác họa một tổ chức đáng kể để
hữu hiệu bảo vệ những ai đang sống trong xứ sở của họ nhưng di tản khỏi nhà
cửa của họ.
Đại biểu Tòa Thánh khích lệ thực hiện việc phát triển hơn nữa một hệ thống rõ
ràng hơn về trách nhiệm đối với thành phần IDP, trong khi công nhận rằng việc
dấn thân bảo vệ cũng như vấn đề các thứ nhân quyền đòi hỏi những nguồn nhân
lực và tài chính rộng lớn hơn, nhất là ý muốn chính trị trong việc tác hành,
trong việc can thiệp và tước đoạt khí giới khỏi tay của thành phần tấn công.
Càng chậm trễ hành động càng thêm nguy hiểm cho thành phần mất quê cha đất tổ
và bị lạm dụng cũng như cho việc làm suy yếu đi những hiệp ước hòa bình khó
đạt.
Con đường trước mặt đó là chặn đứng việc tuôn các thứ vũ khí vào cuộc xung đột,
là bắt các cá nhân phải trả lẽ về các tội ác chiến tranh và các tội ác phạm
đến nhân loại, là rat ay hành động lúc này đây để mang lại niềm hy vọng cho
Phi Châu cũng như cho tất cả mọi người tị nạn.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn cầu Zenit phổ biến ngày
14/3/2005
Tòa Thánh tại LHQ về Thân Vị Nữ Giới 10 năm sau Hội Nghị Nữ Giới Quốc Tế ở Bắc Kinh 1995
Hôm Thứ Hai 7/3/2005, tại Ủy Ban Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội ở LHQ, áp ngày thế giới phụ nữ (được LHQ phát động từ năm 1975), 3/8/2005, vị chủ tịch Giáo Hoàng Học Viện về Các Khoa Xã Hội là bà Mary Ann Glendon đã phát biểu nhận định và chủ trương của Tòa Thánh về Thân Vị của Nữ Giới ngày nay, sau 10 năm Hội Nghị Quốc Tế về Nữ Giới ở Bắc Kinh năm 1995, một hội nghị chính bà cũng đã lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh bấy giờ đến tham dự và đã tỏ ra cương quyết đối đầu với trào lưu nữ giới quá khích đã bị thất bại ở Hội Nghị Quốc Tế về Dân Số ở Cairô năm 1994 trước đó liên quan đến vấn đề pháp chế toàn cầu hóa vấn đề ngừa/phá thai vì quyền lợi của nữ giới. Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của bà trong dịp kỷ niệm 10 năm hội nghị quốc tế về nữ giới.
Thưa Bà Ủy Ban Trưởng,
1. Trong năm 2005, LHQ sẽ đánh dấu những cuộc kỷ niệm của năm thời điểm lịch sử là những thời điểm được gia đình chư quốc khích lệ và đẩy mạnh việc nữ giới theo đuổi vấn đề công nhận phẩm vị và quyền lợi bình đẳng của họ. Thời điểm đầu tiên và cũng là thời điểm tác hiệu nhất đã xẩy ra cách đây đúng 60 năm. Đó là vào mùa xuân năm 1945, khi các vị thành lập Liên Hiệp Quốc đã làm cho nhiều người phải bàng hoàng ngỡ ngàng khi tuyên bố về việc các vị ấy “tin tưởng vào phẩm vị và giá trị của con người” cũng như “vào các quyền lợi bình đẳng của con người nam nữ”.
Bấy giờ không có một quốc gia nào trên thế giới cho thấy nữ giới được hoàn toàn hưởng quyền bình đẳng về xã hội và pháp lý. Bằng việc nâng cao một quan niệm khác nơi Bản Hiến Chương LHQ này, những con người nam nữ nhìn xa trông rộng ấy đã tăng gia tốc cho một tiến trình sớm mang lại những cơ hội chưa từng thấy cho nữ nhân trên thế giới này. Là một tiến trình đã lấy được đà, 4 cuộc hội nghị của LHQ về nữ giới, ở Thành Phố Mễ Tây Cơ, ở Copenhagen, ở Nairobi và ở Bắc Kinh, đã tạo cơ hội vào những giai đoạn chính yếu để thẩm định mức tiến bộ và phác họa những đường hướng mới. Ngày nay, nguyên tắc bình đẳng chính thức được chấp nhận khắp nơi trên thế giới, và đã càng ngày càng mang lại sức sống cho những môi trường xã hội khác nhau.
Tuy nhiên, ngay khi chúng ta đang mừng vui trước những thành đạt lớn lao ấy thì nữ giới lại đang đối diện với những thách đố mới. Vì chính những năm cho thấy những tiến bộ lớn lao cho nhiều người phụ nữ lại là những năm mang lại những hình thức nghèo khổ mới cho nhiều người nữ khác, cùng với những đe dọa mới cho sự sống và phẩm giá của con người.
2. Việc nhắc nhở nghiệt ngã về cuộc hành trình của nữ giới vẫn còn xa vời tiến bước ấy là sự kiện ¾ dân số nghèo khổ trên thế giới ngày nay là nữ giới và trẻ em. Ở thế giới đang phát triển thì có cả hằng trăm triệu người phụ nữ và trẻ em thiếu thích đáng trong vấn đề dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh và việc chăm sóc sức khỏe tối thiểu. Và ngay cả trong các xã hội thịnh vượng đi nữa thì những gương mặt nghèo khổ phần đông vẫn là gương mặt của nữ giới và trẻ em, vì, như Bản Tuyên Cáo Bắc Kinh đã nhận định, có một mối tương liên mạnh mẽ giữa tình trạng đổ vỡ gia đình và việc phụ nữ hóa trong vấn đề nghèo khổ. Những giá phải trả cho tình trạng gia tăng nhanh chóng vấn đề ly dị và vấn đề làm phụ huynh đơn độc đều do nữ giới gò lưng gánh vác, và nhất là đối với những người phụ nữ đã từng hy sinh bản thân để chăm sóc cho con cái cũng như cho các phần tử khác trong gia đình.
3. 10 năm trước đây, Bản Tuyên Cáo Bắc Kinh đã công nhận là “yếu tố đưa nữ giới và giá đình của họ thoát khỏi cảnh nghèo khổ đó là vấn đề giáo dục”. Tòa Thánh, với cuộc dấn thân lâu dài trong việc giáo dục nữ giới và các nữ nhi, bởi thế quan tâm nhận định rằng những thứ cải tiến tiên khởi này vốn là những gì trì chậm, với những em nữ nhi vẫn làm nên đa số của hơn 100 triệu trẻ em thuộc tuổi sơ cấp vẫn chưa được ghi danh ở học đường (A World Fit for Children," Report of Second World Summit for Children, paragraph 38 [2002]). Cho đến khi thiết lập được những điều kiện cho hết mọi em nữ nhi phát triển tất cả khả năng con người của mình, thì chẳng những tình trạng tiến bộ của nữ giới bị trở ngại, mà nhân loại cũng bị hụt hẫng mất một trong những nguồn lợi lớn lao nhất chưa được khai thác về tri thức và sáng tạo.
4. Ngoài ra, nhìn về phía trước, chúng ta thấy một bóng tối mới đã buông xuống trên bước đường của nữ giới, bởi cái cấu trúc thay đổi về tuổi tác nơi dân số trên thế giới. Việc bao gồm vấn đề sống lâu hơn, giảm số sinh xuất, tăng giá việc chăm sóc sức khỏe, và thiếu người chăm sóc đang gây ra những căng thẳng giữa thế hệ trẻ và thế hệ già. Việc xoay vần nơi những tỉ số lệ thuộc ấy đang làm phát hiện những vấn đề trầm trọng về tình trạng phúc hạnh sau này của thành phần già yếu, nhất là của thành phần nữ giới vốn sống lâu hơn, đang hiện lên một cách bất quân bình nơi thành phần lão thành cần nương tựa và càng có thể bị nghèo khổ. Trong một thế giới từng coi thường một cách nguy hiểm đối với vấn đề bảo vệ sự sống con người ở vào giai đoạn mềm yếu ban đầu và cuối cùng của nó thì thành phần phụ nữ lớn tuổi có thể đặc biệt sẽ gặp phải nguy cơ.
5. Nơi Bản Tuyên Bố Cuối Cùng ở Hội Nghị Bắc Kinh, Tòa Thánh đã bày tỏ nỗi lo âu là các phần trong những văn kiện của Hội Nghị Bắc Kinh liên quan đến tình trạng nữ giới sống nghèo khổ vẫn còn là những lời hứa hẹn rỗng tuyếch, trừ phi được hỗ trợ bởi những chương trình chín chắc cùng những dấn thân về tài chính. Ngày nay, với tình trạng chênh lệch càng gia tăng về sự giầu thịnh và cơ hội, chúng tôi buộc lòng phải nêu lên mối quan tâm ấy một lần nữa. Những gì đã được khám phá thấy mới đây nơi Dự Phóng Ngàn Năm của LHQ, cũng như những nhận định trực tiếp của trên 300 ngàn cơ quan Công giáo về vấn đề giáo dục, sức khỏe vụ và cứu trợ, phục vụ chính yếu thành phần bị bỏ rơi nhất, xác nhận là các mối lo âu được chúng tôi bày tỏ năm 1995 vẫn còn là những gì rất đúng.
6. Thưa Bà Ủy Ban Trưởng, điều làm cho cái khốn khổ trên thế giới nơi thành phần nữ giới bất hạnh nhất trở thành gương mù và thảm trạng đó là sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử, nhân loại cuối cùng đã có được phương tiện để chế ngự tình trạng đói khổ và nghèo khổ. Những chương trình hoạt động thiết thực, chẳng hạn như những chương trình được đề ra ở Những Mục Đích Phát Triển Ngàn Năm, đã phác họa những đường lối mà nếu thực hiện có thể cứu trên 500 triệu người khỏi tình trạng cực bần cùng vào năm 2015. Thế nhưng vấn đề biến chuyển tiến đến mục tiêu ấy đã tụt xuống dưới cả các mục tiêu được ấn định. Rõ ràng là các mục tiêu cùng với những dự án hoạt động vẫn là những gì chưa đủ. Điều cần thiết, như mới đây được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vạch ra, đó là “một cuộc vận động rộng lớn về luân lý nơi quần chúng…. Nhất là nơi những xứ sở đang hoan hưởng một tiêu chuẩn sống đầy đủ hay thậm chí dồi dào” (Address to the Diplomatic Corps, January 2005, No. 6).
Thưa Bà Trưởng Ủy Ban, theo chiều hướng ấy, Tòa Thánh muốn lợi dụng cơ hội này để tái xác nhận những việc dấn thân lâu đời của mình cho vấn đề giáo dục và sức khỏe của nữ giới và các em nữ nhi, và hứa tắng bội nỗ lực của mình để đánh động lương tâm của thành phần may mắn.
7. Sau hết, Thưa Bà Trưởng Ủy Ban, vì cuộc hành trình của nữ giới đang tiến tới, chúng tôi muốn nêu lên một vấn đề khác vẫn chưa có một xã hội nào tìm thấy được giải đáp thỏa đáng. Việc áp dụng nguyên tắc bình đẳng vào những hoàn cảnh cuộc sống thực tế của đa số phụ nữ, những bà mẹ và những người coi trọng vai trò chăm sóc, vẫn tiếp tục là một thách đố. Vấn đề hòa hợp các ước vọng của nữ giới trong việc được hoàn toàn tham phần vào sinh hoạt xã hội và kinh tế với các vai trò của họ trong sinh hoạt gia đình là một vấn đề chính nữ giới hoàn toàn có thể giải quyết được. Thế nhưng, vấn đề sẽ không được giải quyết nếu không có những đổi thay chính yếu, có thể nói là sâu xa, trong xã hội.
Trước hết, thành phần lập pháp cần phải chú trọng hơn nữa đến các vấn đề riêng của nữ giới liên quan tới những gì quan trọng đối với họ, hơn là đến những nhóm có khuynh hướng đặc biệt muốn tranh đấu cho nữ giới song lại thường không ôm ấp các thiện ích của nữ giới. Thứ đến, vấn đề chăm sóc, ăn lương hay không, cần phải được tôn trọng xứng đáng như là một trong những hình thức quan trọng nhất của hoạt động nhân bản. Và sau hết, vấn đề làm việc có lương cần phải được ấn định làm sao để nữ giới không cần phải trả cho vấn đề an sinh và thăng tiến của mình bằng giá của những vai trò làm cho cả hằng trăm triệu người trong họ được viên trọn nhất (Thông Điệp "Laborem Exercens," No. 19). Tóm lại, vấn đề sẽ không được giải quyết cho đến khi các thuư giá trị nhân bản được coi trọng hơn các thứ giá trị về kinh tế.
Thưa Bà Ủy Ban Trưởng, không ai có thể phủ nhận được rằng những đường lối ấy cần đến những đổi thay sâu xa nơi thái độ cũng như tổ chức (John Paul II, Message to Gertrude Mongella, 5). Thế nhưng, nó chẳng là gì khác ngoài việc biến đổi sâu xa về văn hóa đã được các vị thành lập LHQ viễn kiến 60 năm trước, lúc các vị mạnh mẽ công bố về quyền bình đẳng của nữ giới và nhấn mạnh cũng cương quyết không kém đến việc bảo vệ đời sống gia đình, vai trò làm mẹ và thân phận con cái (U.N. Universal Declaration of Human Rights of 1948, Articles 1, 2, 16 and 25). Nó chính là một cuộc biến đổi sâu xa về văn hóa được các vị viễn kiến khi các vị quyết tâm nâng cao “những tiêu chuẩn sống tốt đẹp hơn với nhiều tự do” cho tất cả mọi con người nữ nam (U.N. Universal Declaration of Human Rights, Preamble). Cho đến nay chúng ta đã từng hướng đến chỗ làm cho viễn ảnh ấy thành hiện thực, thì chẳng lẽ giờ đây chúng ta lại không đủ can đảm để thực hiện viễn ảnh này cho đến cùng hay sao?
Xin cám ơn Bà Trưởng Ủy Ban.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn
cầu Zenit phổ biến ngày 8/3/2005
Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Phát Triển
Sau đây là bài diễn văn của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, trình bày tại LHQ ở Nữu Ước hôm Thứ Ba 22/2/2005 liên quan đến bản tường trình của Ủy Ban Cao Cấp về Bản Tường Trình về Các Mối Đe Dọa, Các Thứ Thách Đố và Việc Đổi Thay cũng như về bản tường trình về Dự Án Ngàn Năm 2005 của Liên Hiệp Quốc.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Hai Bản Tường Trình về Các Mối Đe Dọa, Các Thứ Thách Đố và Việc Đổi Thay cũng như về Dự Án Cụ Thể Để Đạt Đến Các Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm (MDGs: Millennium Development Goals) bổ khuyết cho nhau, trong đó chúng lưu ý chúng ta đừng phác họa những qui chế phát triển một cách thiển cận hay chỉ căn cứ vào viễn tượng an ninh mà bỏ qua những mối đe dọa nhỏ thuộc tầm mức rộng lớn hơn cùng với những thứ cấp thiết âm thầm.
Đối với chính Dự Án Cụ Thể, nó đã có nhiều điều khuyên dụ và cho thấy nhiều nỗ lực dấn thân cho thành phần nghèo khổ trên thế giới là những gì tôi hết sức vui mừng ca ngợi.
Về 10 điều khuyến dụ chính, Tòa Thánh xin bày tỏ sự ủng hộ đặc biệt của mình về điều khuyến dụ thứ 7, đó là điều khuyến dụ chính thức hỗ trợ việc phát triển ODA (official development assistance) cần phải được căn cứ vào các nhu cầu thực sự, hơn là vào những mục tiêu được ấn định. Việc thôi thúc gần đây đối với vấn đề thực hiện phân phối vốn được thỏa thuận lâu dài về 7% tổng sản lượng quốc gia cho tình trạng phát triển là những gì rất phấn khởi. Thật là hy vọng khi vấn đề tiền bạc mới mẻ thực sự này sẽ được nhắm vào mục đích phát triển.
Nhiều chuyên gia tán thành là tình trạng cực bần cùng và đói khổ xuất phát phần lớn từ mức độ bất quân bình một đàng về vấn đề phân phối lợi tức và một đàng về vấn đề hiển nhiên hưởng thụ quá trớn. Nhiều nơi cảm thấy bất an về tính cách sinh tồn của các mẫu thức phát triển. Những giải quyết về kỹ thuật đang củng cố những thứ mẫu thức này, thay vì kích thích tăng trưởng thì đôi khi lại làm tăng thêm nghèo khổ và chênh lệch. Mặc dù như thế, nhiều giải quyết được phác họa vẫn có khuynh hướng trở thành một thể chế kỹ thuật cao độ.
Đó là lý do vai trò đại biểu tôi đây mạnh mẽ tin tưởng rằng toàn thể hệ thống của tình liên kết cần phải được tái hình thành; ODA cần phải được tăng thêm, chứ không phải chỉ chi tiêu khá hơn; và nhất là cần phải tiếp tục các chính sách nhổ tận gốc rễ tình trạng nghèo khổ để tập trung chẳng những vào “cái gì” hay “cách nào” mà trước hết vào “ai đó”. Ý tưởng rõ ràng về ai là người nghèo, được thể hiện bằng việc trợ giúp cụ thể, trực tiếp và riêng tư cho họ bằng các chính sách nhắm vào con người bao giờ cũng cần phải được ôm ấp trong lòng. Chỉ khi nào biết chú trọng như thế mới có thể nâng đỡ người nghèo như là một con người thục sự, vì nó là một thứ chú trọng được phát xuất từ phẩm vị của hết mọi con người nam, nữ và trẻ em, hơn là dựa vào các thứ chính sách có khuynh hướng coi thường giá trị làm người của họ.
Tòa Thánh vui mừng nghiêng về những vị đại biểu ủng hộ một chính sách xã hội hàm chứa việc công bằng phân phối. Những chính sách này cần phải được trở thành một phần trọn vẹn cho cuộc thảo luận về vấn đề phát triển, nhờ đó chúng trở thành thước đo tầm mức phẩm chất và mức độ phát triển.
Như tôi đã nói, thưa Ông Chủ Tịch, “người nào” cần hơn là “cái gì”. “Người nào” đầu tiên chính là thành phần nghèo khổ: họ có quyền được hưởng sự trợ giúp cũng như trách nhiệm giành cho họ. “Người nào” thứ hai đó là tất cả những ai mang trách nhiệm đối với tình trạng nghèo khổ và chênh lệch gia tăng cũng như đối với việc từ từ giải quyết tình trạng này. Liên Hiệp Quốc, một tổ chức cần phải được tác động bởi công ích chung, không được sợ thực hiện một cuộc thẳng thắn đối thoại, để giải quyết điểm quan trọng nhất của vấn đề trong công lý, hơn là qui trách.
Để Dự Án Cụ Thể được thành công, chúng tôi tin rằng cần phải nhấn mạnh đến những thứ đầu tư vào việc làm tăng quyền lực thêm cho thành phần nghèo khổ, nhất là cho nữ giới, bằng những cách thức tôn trọng ý muốn cá nhân và đừng đặt những điều kiện bất khả chấp trên tự do của những ai lãnh nhận việc trợ giúp. Như thế chính thành phần nghèo khổ mới được phục vụ, thay vì những vấn đề khác chẳng hạn như những cách thức bất khả chấp trong việc kiểm soát dân số thế giới. Chính sách dân số khôn ngoan và nhân bản là chính sách tỏ ra tôn trọng thành phần nó phục vụ để xây dựng một nhân loại tốt đẹp hơn. Chính sách này cũng chú trọng cả tới vấn đề phát triển thực sự và dự phóng của nhân loại nữa.
Tóm lại, thưa Ông Chủ Tịch, chúng tôi tin tưởng là MDGs, và vì vấn đề này, những quyết tâm thực hiện ở hội nghị Copenhagen, chỉ có thể đạt thành nếu những chính sách nhổ tận gốc rễ nghèo khổ nhắm thẳng tới thành phần nghèo khổ như là những con người có giá trị bình đẳng; nếu sự tiến bộ thật sự được thực hiện bằng việc quản trị tốt đẹp và chiấn đấu chống lại tình trạng bại hoại; nếu hoàn toàn thực hiện việc cải cách về tài chính và mậu dịch để làm cho các thị trường hoạt động thuận lợi cho các quốc gia đang phát triển; nếu những lời hứa quyết về 0.7% tổng sản lượng quốc gia thực sự được tôn trọng trong công chính và kết đoàn; và nếu nợ nần được hủy bỏ nơi tất cả những trường hợp có thể áp dụng được.
Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn
cầu của Tòa Thánh
Từ tài liệu được phổ biến bởi mạng điện toán toàn cầu Zenit ngày 24/2/2005
Tòa Thánh tại LHQ
nhân dịp Kỷ Niệm 60 Năm Giải Tỏa Các Trại Giam của Đảng Nazi
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở LHQ đã
ngỏ lời cùng Tổng Hội Đồng LHQ hôm Thứ Hai 24/1/2004 nhân dịp kỷ niệm 60 năm
Lực Lượng Đồng Minh giải tỏa các trại giam của Đảng Nazi.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Đại biểu tôi nhiệt liệt hoan hô sáng kiến thực hiện phiên họp đặc biệt này của
Tổng Hội Đồng để tưởng niệm 60 năm việc Lực Lượng Đồng Minh giải tỏa các trại
giam của Đảng Nazi.
Nó tạo cho chúng ta một dịp nữa để long trọng nhớ đến các nạn nhân của một
quan điểm chính trị phi nhân bản phát xuất từ một ý hệ cực đoan. Nó cũng nhắc
nhở chúng ta về những thứ căn nguyên hiện hữu của chính tổ chức đây, về những
mục đích cao quí của nó cũng như về ý muốn chính trị vẫn còn cần thiết để ngăn
ngừa không cho tái diễn những điều kinh hoàng khiếp đảm như thế nữa.
Hôm nay đây chúng ta đang thấy được những hậu quả của thái độ bất khoan nhượng,
khi chúng ta nhớ đến tất cả những người đã trở thành mục tiêu cho những thứ
mánh khóe về chính trị và xã hội của Đảng Nazi, những mánh khóe được tạo ra ở
một mức độ rộng lớn và sử dụng đến việc cố tình tàn bạo theo mưu đồ của mình.
Những ai bị coi là không xứng với xã hội, trong đó có dân Do Thái, các chủng
tộc Slavonic, dân Rôma, thành phần tật nguyền, thành phần đồng tính, đều được
liệt vào sổ đen bị tận diệt; những ai dám chống lại chế độ bằng lời nói và
việc làm, chính trị gia, các vị lãnh đạo tôn giáo, những người công dân tư
nhân, thường phải trả giá bằng mạng sống của họ. Những điều kiện được ấn định
như thế là để làm cho con người mất đi phẩm giá chính yếu của họ và tước lột
đi hết mọi tính cách tao nhã cùng với cảm kiến của họ.
Những trại tử thần cũng đã chứng kiến thấy một dự án chưa từng có về mưu đồ cố
tình tận diệt cả một dân tộc là dân Do Thái. Một số lần Tòa Thánh hết sức cảm
thương nhớ lại những khổ đau của người Do Thái bởi thứ tội ác ngày nay gọi là
Shoah. Diễn ra trong một giai đoạn đen tối nhất thế kỷ 20, nó là một tội ác
duy nhất làm hoen ố lịch sử nhân loại và lương tâm của tất cả mọi người.
Trong cuộc viếng thăm trại Auschwitz vào năm 1979, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II đã nói rằng chúng ta cần phải để cho tiếng kêu của thành phần tử đạo ở đó
làm cho thế giới được biến đổi nên tốt hơn, bằng cách rút ra được những kết
luận chính đáng nơi Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Trong một thế kỷ được đánh dấu bằng những tai ương do con người gây ra, những
trại tử thần Nazi đặc biệt là một nhắc nhở sáng suốt về “thái độ vô nhân bản
của con người đối với con người”, cũng như về khả năng làm ác của họ. Tuy
nhiên, chúng ta cũng cần phải nhớ rằng nhân loại cũng có khả năng làm việc đại
thiện, khả năng tự hy hiến và vị tha. Khi xẩy ra tai họa cho nhân loại, như
chúng ta được thấy mấy tuần vừa rồi, dân chúng tỏ ra hết sức gắn bó với xã hội
loài người, bằng tình đoàn kết và huynh đệ, đôi khi bằng việc hy sinh bản thân
mình nữa. Trong chiều hướng tưởng niệm hôm nay, chúng ta chỉ cần nghĩ đến
những con người can trường thuộc mọi tầng lớp xã hội, mà nhiều người trong họ
được công nhận là “Thành Phần Chính Trực nơi Các Quốc Gia”. Tất cả mọi dân tộc
trên thế giới này đều có khả năng làm việc đại thiện, một việc thường đạt được
nhờ giáo dục và vai trò lãnh đạo về luân lý. Ngoài ra, chúng ta cần thêm cả
chiều kích thiêng liêng là chiều kích mà, vì nó không mang lại niềm hy vọng
giả tạo hay những ý nghĩ loáng thoáng, sẽ là những gì giúp cho chúng ta giữ
mình khiêm tốn, biết phối trí và giải quyết khi đối diện với những biến cố
kinh hoàng.
Đó là lý do vai trò đại biểu tôi đây hoan hô cơ hội tưởng nhớ đến việc giải
tỏa các trại tập trung của Nazi, để nhân loại không quên được những gì là kinh
hoàng con người có thể gây ra; không quên được những sự dữ của chủ nghĩa cực
đoan chính trị ngạo cuồng và việc mưu mẹo về xã hội; cũng như không quên được
nhu cầu cần phải xây dựng một thế giới an bình hơn, lành mạnh hơn cho hết mọi
con người nam, nữ và trẻ em có thể sinh sống.
Chớ gì tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm, bất kể khuynh hướng chính trị
của mình, nắm lấy cơ hội trọng đại này mà nói rằng: “Không bao giờ được tái
diễn” những tội ác như thế, nhờ đó, tất cả mọi quốc gia, cũng như tổ chức này
đây, thực sự tôn trọng sự sống, tự do và phẩm giá của hết mọi con người. Với ý
muốn chính trị thật tình, các phương tiện về luân lý và thiêng liêng của con
người chắc chắn sẽ có thể, một lần vĩnh viễn, biến đổi các thứ văn hóa hiện
đại của chúng ta, để tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết quí trọng sự sống
và cổ võ hòa bình.
Cám ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu
của Zenit ngày 25/1/2005