“Vấn Đề Ngoại Giao của Tòa Thánh trong Thế Kỷ 20:

Những Loại Hiệp Ước”

 

ĐTGM Giovanni Lajolo, Bí Thư Văn Phòng Liên Hệ Chư Quốc, hôm Thứ Ba 15/11/2005, đã đọc một bài diễn văn ở một hội nghị do tòa lãnh sự Balan ở Tòa Thánh tổ chức về đề tài “Vấn Đề Ngoại Giao của Tòa Thánh trong Thế Kỷ 20: Những Loại Hiệp Ước”.

 

Vị TGM này mở đầu bằng việc nhắc lại rằng “Hiệp ước đầu tiên trong lịch sử được coi là theo qui ước đó là hiệp ước Worms năm 1122. ‘Hiệp Ước’ này hay ‘Pax Wormatiensis’ này được ký kết giữa Giáo Hoàng Callitus II và Hoàng Đế Henry V để chấm dứt cuộc tranh luận gay go về quyền tấn phong giám mục, vị có thời cũng đóng vai là những ông hoàng trần thế và là các lãnh chúa phong kiến”.

 

“Cho tới khi bắt đầu thời đại tân tiến chúng ta có thể ghi niên hiệu những hiệp ước khác nhau với những vị vương chủ, thành phần chủ trương họ có quyền kiểm soát rộng lớn trên cả vấn đề tổ chức và đời sống của Giáo Hội, nhất là liên quan tới vấn đề bổ nhiệm các viên chức trong giáo hội, bắt đầu là cac vị giám mục giáo phận. Theo chiều hướng ấy, một hiệp ước tiêu biểu đã được qui định giữa Đức Lêô X và Francis I  Pháp quốc vào ngày 18/8/1516”.

 

Vào thời khoảng giữa cuộc Cách Mạng Pháp và Thế Chiến Thứ Nhất, “Giáo Hội đã đối diện với một loại Chính Quyền mới, không còn tín ngưỡng gì nữa, và có những lúc không còn quân chủ gì nữa”. Trong thời gian này có một hiệp ước đặc biệt từ đầu giai đoạn ấy, đó là “Hòa Ước giữa Đức Piô VI và chính phủ Pháp năm 1801, được gọi là ‘Hòa Ước Napoleonic’, một hòa ước qui định những mối liên hệ giữa Giáo Hội và Chính Quyền ở Pháp”.

 

Vào thời khoảng giữa Giáo Hoàng Biển Đức XV (1914-1922) và Công Đồng Chung Vaticanô II (1962-1965), vị TGM này cho biết giáo triều Biển Đức XVI “không thấy được kết quả của nhiều hiệp uúc”, thế nhưng vào năm 1917, ngài đã ban hành Bộ Giáo Luật vào năm 1917, và “những hiệp định và thỏa ước của những năm sau đó đã nhắm đền chỗ qui định đời sống của Giấ Hội ở những xứ sở khác nhau thích hợp với những chuẩn tắc trong bộ giáo luật này”.

 

Trong thời Đức Piô XI, Thỏa Hiệp Lateran đã được ký kết (11/2/1929), “một thỏa hiệp bao gồm cả hiệp ước giữa Tòa Thánh và Ý quốc, cũng như Thỏa Hiệp về Tài Chính”. Trong 19 năm thời giáo triều Đức Piô XII (1939-1958), “có nhiều hoạt động nhaăm vào việc thiết lập những hòa ước”, bao gồm cả những thỏa ước với nước Bồ Đào Nha (1940) cũng như với Tây Ban Nha (1953).

 

“Giáo triều Đức Gioan XXIII (1958-1963) đặc biệt được đánh dấu bằng việc mở Công Đồng Chung Vaticanô II, một công đồng được vị kế nhiệm của ngài kết thúc”. Những giáo huấn và quyết nghị của Công Đồng này “dù sao cũng có một ảnh hưởng không thể nào không liên quan tới hoạt động ngoại giao sau đó của Tòa Thánh”.

 

Giáo triều Đức Phaolô VI (1963-1978) “tiêu biểu cho một mùa đặc biệt nở rộ hiệp ước”, với 40 thỏa ước được ký kết, đa số với các quốc gia Tây Âu và Mỹ Châu Latinh, cuùg với 1 hiệp ước với Cộng Hòa Tunisia (1964), hiệp ước đầu tiên với một quốc gia Hồi giáo.

 

Chính sách được gọi là “Ostpolitik” (Đông tiến) của Tòa Thánh, bao gồm những thỏa ước bán phần với Hung Gia Lợi, qua Đạo Luật về Nghi Thức Ngoại Giao năm 1964; với Yugoslavia qua Nghị Định Thư về những cuộc đàm luận giữa hai bên (1966), cũng như về việc trao đổi thư từ liên quan tới vấn đề bổ nhiệm những vị đại diện ngoài giáo thường trực bất chính thức; và với Balan (1974) để cơ cấu hóa những nhóm lamàviệc song phương. “Đến đây, tôi không thể nào không tưởng kính nhớ tới ĐHY Agostino Casaroli, vị là một trong những kiến trúc sư chính của giai đoạn ngoại giao này của Tòa Thánh”.

 

Trong 26 năm của giáo triều Đức Gioan Phaolô II (1978-2005), hoạt động ở lãnh vực ngoại giao này “đã vươn tới những lục địa và những quốc gia, mà cho tới bấy giờ ít có liên hệ”.  Vị TGM Lojolo đặc biệt đề cập tới hai hiệp ước ký với Do Thái, đó là Thỏa Hiệp Căn Bản năm 1993, và việc nhìn nhận tính cách pháp lý tương xứng của cấ cơ cấu tổ chức Công giáo (1997): “Như đã biết, Tòa Thánh hy vọng rằng, khi cả hai thỏa ước này bắt đầu có hiệu lực bằng việc trao đổi những phương thế phê chuẩn, chúng sẽ được áp dụng một cách thích đáng ở môi trường pháp lý nội địa Nước Do Thái”.

 

Cũng trong giáo triều của Đức Gioan Phaolô II, Một Hiệp Ước Căn Bản đã được ký kết với Tổ Chức Giải Phóng Palestine (2000), cùng với nhiều hiệp ước ký kết với các quốc gia Phi Châu như Morocco, Gabon, Cote d’Ivoire, và Cameroon, và một hiệp ước với Tổ Chức Hiệp Nhất Phi Châu. Bản Hiệp Định Lateranô với Ý Quốc đã được duyệt chỉnh năm 1984, và 5 hiệp định nữa với nước Tây Ban Nha.

 

Tuư năm 1989, tức năm khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, vie5cêký kết hiệp định “gia tăng dữ dội”, và Tòa Thánh đã nhiều hiệp ước với các Quốc Gia trước kia thuộc khối cộng sản, như Albania, Croatia, Slovenia, và hầu hết các tân “Lande” Đức quốc, tức phần đất trước kia thuộc Đông Đức.

 

“Trong mấy tháng đầu của giáo triều GiaoáHoàng Biển Đức XVI, có một hiệp ước ký kết với Panama…. Và vào ngày 12/7/2005, một ‘avenant’ liên quan tới Thỏa Ước năm 1828 cũng như tới hai ‘avenants’ năm 1974 và 1999 được ký kết với Pháp quốc liên quan tới Giáo Hội Rôma ở Trinita dei Monti. Trong mấy tuần tới, một hiệp ước sẽ được ký kết với Thành Phố Free Hanseatic ở Hamburg”.

 

ĐTGM này cho biết “bình thường Tòa Thánh ký hiệp ước với các Quốc Gia, mặc dù Tòa Thánh cũng làm như thế với các cơ cấu tổ chức siêu quốc”.

 

“Những Hiệp Ước cũng như những thỏa ước khác được ký kết với các quốc gia được cai trị bởi những hình thức chính quyền khác nhau, không trừ một hình thức chính quyền nào. Bởi thế, đôi khi Tòa Thánh bị chỉ trích vì ký kết nhuưng thỏa hiệp ngay cả với các chế độ độc tài chuyên chế, để bằng cách nào đó cung cấp cho các chế độ ấy việc nâng đỡ về luân lý và làm thuận tiện cho việc hiện diện của họ trên khấu trường quốc tế. Tuy nhiên, trước hết, cần phải nhớ rằng, với những thỏa hiệp này, Tòa Thánh không bao giờ nhìn nhận bất cứ chế độ chuyên biệt nào. Theo qui chuẩn của luật lệ quốc tế thì chính Quốc Gia (là những gì tồn tại) ký kết hiệp ước, chứ không phải là những chính quyền hay chế độ (là những gì xuất biến). Cũng đừng quên rằng, trong việc ký kết các hiệp ước của mình, Toò Thánh nhắm đến việc bảo vệ quyền tự do của Giáo Hội ở nước đó, cũng như quyền lợi tự do tôn giáo của từng tín hữu và công dân, và điều này càng tỏ ra thật là cần thiết khi có những thành phần cai trị đất nước mà không hoàn toàn tôn trọng các quyền lợi căn bản”.

 

Về nội dung của các bản hiệp định, vị TGM cho biết, nói chung bao gồm những liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh, về vị thế của đạo Công giáo cũng như của Giáo Hội, về ggia sản nghệ thuật và văn hóa, cũng như về việc nhìn nhận vấn đề hôn nhân theo giáo luaât.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được VIS phổ biến ngày 15/11/2005