Bản Hiến Pháp Âu Châu với Căn Tính Kitô Giáo

Những Biến Chuyển trong Năm

2005

 

 

 

Tương Lai của Bản Hiến Pháp Âu Châu sẽ đi về đâu?

 

Phải chăng việc Pháp quốc và Hòa Lan, qua cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi, bác bỏ bản hiến pháp Âu Châu là những gì họ tỏ ra phủ nhận Âu Châu hay những chính sách được khối này theo đuổi thực hiện? Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, vị phó chủ tịch Quốc Hội Âu Châu là Mario Mauro đã phân tích vấn đề như sau:

 

Vấn:     Sau Pháp, việc bỏ phiếu của dân chúng ở Hòa Lan cũng bác bỏ Bản Hiệp Định Hiến Pháp Âu Châu. Theo ý của ông thì đâu là những lý do gây ra việc phản đối này?

 

Đáp:    Cuộc chiến thắng của tiếng “không” ở Pháp cho thấy người ta không thể nào chấp nhận một cách không không một Bản Hiến Pháp chẳng có gì cả, một bản hiến pháp chắn chắn sẽ được ủng hộ nhiều hơn nếu mang những ý nghĩa dấn thân hơn và chính trị sâu xa hơn.

 

Thật vậy, Pháp và Hòa Lan đã phủ nhận một Bản Hiệp Ước Hiến Pháp trống rỗng không có một lý tưởng nào, không có một dự án chính trị nào và không có một hoạch định nào cho tương lai hết.

 

Chính tiếng “không” chống lại việc biến Âu Châu, như được Robert Schuman, Alcide De Gasperi và Konrad Adenauer dự định, thành một bộ phận quan lại là những gì không quang minh chính đại và chỉ phục vụ cho thành phần vận động mà thôi.

 

Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu của nhân dân Pháp quốc không được coi là một thứ chiến thắng. Nơi cuộc bỏ phiếu này chất chứa một dấu hiệu cần phải được những ai muốn thiện ích cho Âu Châu chú trọng.

 

Những ai bỏ phiếu chống thực sự muốn có một bản Hiến Pháp, ở nhiều khía cạnh, còn tệ hơn cả bản đã được ký ở Rôma vào Tháng 11 năm 2004 nữa.

 

Những người công dân Pháp và Đức, lo âu về nạn thất nghiệp, đã bày tỏ sự bất đồng của mình với Khối Hiệp Nhất Âu Châu đã không thể kéo Âu Châu ra khỏi tình trạng bế tắc và suy thoái về kinh tế.

 

Về khía cạnh này, tôi coi đó là những gì hợp lý khi cho tiếng “không” này như là một phản ứng trước vấn đề cắt giảm an sinh được những người Lục Xâm Bảo yêu cầu. Thế nhưng, còn bao lâu nữa tình trạng an sinh này sẽ kéo dài ở Âu Châu bị suy sụp bởi một hệ thống kinh tế như thế?

 

Những cuộc trưng cầu dân ý ở Pháp và Hòa Lan đã phủ nhận một Âu Châu không thể ảnh hưởng đến tình hình chính trị quốc tế. Việc phủ nhận nguyên tắc chiến tranh thực sự là những bằng cớ cho thấy rằng Âu Châu không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng ở vùng Balkans, mà vì thế nó chỉ tác dụng một chút xíu trong các cuộc khủng hoảng quốc tế khác thôi. Pháp và Hòa Lan muốn một Âu Châu, ngoài trào lưu chống chủ nghĩa Mỹ quốc đang lan rộng, thực sự có khả năng can thiệp vào các vụ khủng hoảng quốc tế đến cỡ nào đây?

 

Vấn:     Việc bác bỏ Bản Hiệp Ước Hiến Pháp này trùng hợp đến cỡ nào với những lời chỉ trích của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI , vì chủ nghĩa tương đối về luân lý và tôn giáo theo đuổi những cái không tưởng phi Thiên Chúa và phạm đến gia đình hay chăng?

 

Đáp:    Trở lại với vấn đề trước, tôi nghĩ rằng không biết là có phải Pháp và Hòa Lan muốn bày tỏ qua việc bỏ phiếu của họ là họ bất đồng với việc không nhìn nhận những căn tính của Kitô giáo nơi Bản Hiến Pháp Âu Châu. Rất tiếc câu trả lời của tôi là không.

 

Tuy nhiên, đối với các cơ cấu của cộng đồng này cũng như với thành phần chủ thể về chính trị Âu Châu thì nhiệm vụ bắt buộc lại là những gì cần phải đáp ứng vấn đề “Âu Châu tin tưởng những gì?” theo chiều hướng kiến thức về các căn gốc của chúng ta.

 

Nếu Âu Châu không muốn chỉ là một thứ liên minh về kinh tế, mà là một khối hiệp nhất thực sự các dân tộc và các quốc gia thì trước hết nó phải nhìn nhận các căn gốc của nó. Âu Châu không phải là một châu lục hoàn toàn được đóng khung theo ý nghĩa về địa dư mà còn cả ý niệm về văn hóa và lịch sử nữa.

 

Một Bản Hiến Chương Hiến Pháp có thể phục hồi và bảo đảm được trọn vẹn giá trị của mình đối với tất cả mọi người trong chân trời tập trung và hiệp nhất về công ích không thể nào gạt bỏ đi căn tính về văn hóa Âu Châu.

 

Tiếng “không” của Pháp và Hòa Lan phải là những gì mở màn cho một cuộc chiến mới đối với vấn đề tôn trọng tự do tôn giáo đang bị Âu Châu càng ngày càng lãng quên. Con người cần phải ý thức được ý nghĩa tối hậu của các sự vật. 

 

Đó là một cuộc chiến đấu cho tự do, một cuộc chiến đấu của thời đại chúng ta trong việc làm cho xã hội của chúng ta trở thành một xã hội tự do liên quan tới những thứ mô thức bảo thủ và tương đối chúng ta đang có nguy cơ gặp phải.

 

Đó là điều kiện cần thiết để không bị dừng lại trước những giới hạn của thành quả đã đạt tới cho tới nay, cũng như, theo những lời được Barroso diễn tả, “để biến thời điểm khó khăn này thành cơ hội mới” cho việc xây dựng một tân Âu Châu.


Vấn:     Dường như càng ngày càng cho thấy rằng có một thứ phân rẽ nào đó giữa vai trò của các lực lượng chính trị, những cơ cấu của người Lục Xâm Bảo và với dân chúng. Ở Pháp và Hòa Lan, dân chúng bỏ phiếu có một tỉ lệ cao hơn vào những cuộc tham vấn về chính trị, và đa số đã bỏ phiếu chống lại Bản Hiệp Ước Hiến Pháp Âu Châu. Có lẽ đây là lúc để bàn lại ý tưởng về Âu Châu đã được đề ra cho tới nay?

 

Đáp:    Việc xây dựng Âu Châu cần phải thắng vượt hai lầm lỗi đang được tỏ hiện ra như là những gì rất nguy hiểm hôm nay đây: đó là quyền làm chủ quốc gia và chế độ quan lại.

 

Những gì đang gặp nguy hiểm đều là những gì đặc biệt quan trọng, và tất cả mọi người công dân Âu Châu đều được kêu gọi ý thức như thế, nhờ đó họ có thể trở thành những vai chính trong việc xây dựng Âu Châu, một Âu Châu trong những năm vừa qua cứ luôn lơ lửng ở trên đầu của họ.

 

Hôm nay đây lại càng sáng tỏ là từ thập niên 1970, với việc diễn tiến được gọi bằng những từ ngữ của thành phần phóng viên báo chí Âu Châu là “eurocracies”, tức là Âu Châu của Người Lục Xâm Bảo, đang xẩy ra tình trạng tách biệt khỏi cái nguyên tắc về vấn đề có thể hiệp nhất trong những gì là thiết yếu.

 

Tư tưởng cao cả của thành phần cha ông thành lập Âu Châu là tư tưởng về một thứ Âu Châu liên quan đến rất ít điều.

 

Đối với Adenauer thì chính Âu Châu, một lần nữa lại tranh luận về vai trò của một tổ chức chư quốc và siêu quốc, một tổ chức, chẳng hạn như Đế Quốc Rôma Thánh, đã chủ trương một Âu Châu như là cơ cấu chịu trách nhiệm về chính sách ngoại giao, bênh vực, và vì thế mới hợp tình nêu lên quan điểm của mình với thế giới về các vấn đề quốc tế, về các vấn đề hòa bình, những vấn đề nhờ đó mới có thịnh vượng, tiền tài và thuế má. Ngày nay, về vấn đề này chúng ta mới chỉ ở mức độ lưng chừng.                                                                                                        


Vấn:     Những gì sẽ xẩy ra nếu những cuộc trưng cầu dân ý khác được tổ chức cũng phản lại Bản Hiệp Ước Hiến Pháp Âu Châu này?

 

Đáp:    Tiếng “không” được Pháp và Hòa Lan bày tỏ, thêm vào đó Thủ Tướng Tony Blair quyết định đình chỉ việc trưng cầu dân ý ở Hiệp Vương Quốc, là những gì tạo nên một điều kiện về chính trị đã vốn có, nhờ đó, những phủ quyết sau này đối với Bản Hiệp Định Hiến Pháp ấy cũng sẽ không gia tăng hơn nữa cơ hội sai lầm của việc Bản Hiến Pháp trở thành công hiệu được dự định vào đầu năm 2007.

 

25 vị nguyên thủ quốc gia và chính quyền giờ đây được kêu gọi để đáp ứng đầu tiên đối với vấn đề ấy trong Hội Đồng Âu Châu được dự trù vào ngày 16-17/6/2005.

 

Nếu việc trở thành công hiệu của Bản Hiến Pháp này bị hủy bỏ thì Khối Hiệp Nhất Âu Châu sẽ tiếp tục dựa vào Bản Hiệp Định Maastricht và những điều chỉnh của Các Hiệp Ước Amsterdam và Nice.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo điện thư VIS của Tòa Thánh ngày 13/6/2005

 

TOP