“Thành phần Kitô Hữu và Phật Tử:

việc giáo dục cộng đồng sống hòa hợp và an bình”

 

 

Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn gửi sứ điệp mừng Ngày Phật Đản 2007

 

 

Ngày 25/4/2007, văn phòng báo chí của Tòa Thánh V atican phổ biến bức thư của Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Đối Thoại Liên Tôn gửi chư Phật tư nhân dịp mừng lễ Phạt đản hằng năm, năm nay lễ này được mừng vào ngày 8/5/2007 ở  Đài Loan và Nhật Bản, hay vào tháng 5, từ 2 tới 31, ở Sri Lanka, Thái Lan, Mã Lai và Đại Hàn.

 

Chư Hữu Phật Tử thân mến,

 

1.         Nhân dịp Lễ Phật Đản, tôi viết cho các cộng đồng Phật Giáo khắp nơi trên thế giới để chuyển những lời chúc mừng tốt lành của riêng tôi cũng như của Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn.

 

2.         Chúng ta, những người Công Giáo và Phật Giáo, đang có được một mối liên hệ tốt lành và những giao tiếp của chúng ta, việc hợp tác và áp dụng các chương trình khác nhau đã giúp vào việc đào sâu hơn việc chúng ta hiểu biết lẫn nhau. Việc đối thoại là con đường chắc chắn chp những mối liên hệ tốt đẹp về liên tôn. Nó làm sâu đậm hơn và duy trì hơn ước muốn chung sống với nhau trong thuận hòa.

 

3.         Công Đồng Chung Vaticanô II dạy rằng toàn thể loài người có cùng một nguồn gốc và cùng một định mệnh: Thiên Chúa, Đấng Hóa Công của chúng ta và là đích điểm cho cuộc hành trình trần thế của chúng ta. Cũng thế, Đức  Giáo Hoàng Biển Đức XVI, trong Sứ Điệp Cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2007, đã nhận định rằng: “Vì con người được nên theo hình ảnh của Thiên Chúa mà mà mỗi người có một phẩm vị của một con người; họ không phải là một cái gì mà là một người nào đó, có khả năng tự thức, tự sở hữu, tự hiến thân và có thể hiệp thông với người khác’ (số 2). 

 

4.         Việc xây dựng  một cộng đồng đòi phải có những cử chỉ cụ thể phản ảnh lòng tôn trọng phẩm giá của kẻ khác. Hơn thế nữa, là thành phần tín ngưỡng, chúng ta tin rằng ‘có một thứ lý lẽ về luân lý được thiết lập nơi đời sống của con người và làm cho việc đối thoại trở thành khả dĩ giữa cá nhân với nhau và các dân tộc với nhau’ (ibid. số 3). Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn có những người cần học biết kẻ khác cùng với những niềm tin tưởng của kẻ khác để thắng vượt những thành kiến và hiểu lầm. Thực tại buồn thảm này, nếu được khắc chế, đòi hỏi nhiều nỗ lực cả về phía các vị lãnh đạo dân sự lẫn tôn giáo. Ngay cả ở những nơi dân chúng đang trải qua tình trạng tàn phá của chiến tranh, đầy những cảm giác hận thù và trả đũa, thì vẫn có thể phục hồi được lòng tin tưởng. Cùng nhau chúng ta có thể giúp tạo nên nơi chốn và cơ hội cho dân chúng nói chuyện, lắng nghe, chia sẻ những hối tiếc và cống hiến sự thứ tha cho những lầm lỗi quá khứ của nhau.

 

5.         Việc giáo dục về hòa bình là một trách nhiệm cần phải được ấp ủ bởi tất cả mọi lãnh vực trong xã hội. Dĩ nhiên, điều này bình thường được bắt đầu ở nhà là nơi gia đình, cột trụ nền tảng của xã hội, cố gắng truyền đạt các giá trị truyền thống và lành mạnh cho con cái bằng nỗ lực muốn dạy dỗ lương tâm của họ. Các thế hệ trẻ đáng được và bởi thế phát triển việc giáo dục về giá trị là việc củng cố vấn đề tôn trọng, chấp nhận, thương cảm và bình đẳng. Thế nên, vấn đề quan trọng ở đây là các học đường, của chính phủ cũng như của đạo giáo, cần phải làm những gì có thể để nâng đỡ thành phần phụ huynh trong công việc nuôi dưỡng con cái của họ, một công việc tinh tế song mãn nguyện , giúp con cái cảm nhận được tất cả những gì là tốt lành và chân thực.

 

6.         Không thể nào coi thường quyền lực của truyền thông trong việc nó hình thành tâm trí, nhất là của giới trẻ. Trong lúc gia tăng việc nhận thức thấy những yếu tố thiếu trách nhiệm trong việc truyền thông, thì cũng cần phải làm sao để mang lại nhiều lợi ích bởi những sản phẩm có phẩm chất và những chương trình giáo dục. Khi người ta làm việc ở ngành truyền thông thực thi lương tâm luân lý của họ thì mới có thể đánh tan tình trạng thiếu hiểu biết và mới truyền đạt kiến thức, mới bảo trì những giá trị của xã hội, và mới cho thấy chiều kích siêu việt của đời sống xuất phát từ bản chất linh thiêng của tất cả mọi người. Thành phần tín hữu phục vụ xã hội một cách đáng khen khi hợp tác thực hiện những dự án cho công ích như thế.

 

7.         Trên hết,  mục đích của việc giáo dục đích thực đó là làm cho cá nhân con người được gặp được mục đích tối hậu của đời sống. Điều này làm cho con người phấn khởi phục vụ nhân loại bị đổ vỡ. C ùng nhau chúng ta có thể tiếp tục góp phần xây dựng hòa bình và hòa thuận  trong xã hội và thế giới của chúng ta. Người Công Giáo chúng tôi xin hợp với các bạn bằng những lời chào mừng chân tình nhân dịp các bạn mừng kỷ niệm lễ này và tôi chúc cho các bạn một lần nữa được một Lễ Phật Đản phúc lộc.

 

Hồng Y Paul Poupard, chủ tịch

Tổng Giám Mục Pier Luigi Celata, Thư Ký

 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/4/2007