ÐỐI THOẠI LIÊN TÔN VỚI ẤN GIÁO
2005
600 Kitô hữu Ấn Độ cùng đinh bị bắt ép trở lại Ấn giáo
Một làng Công giáo ở Ấn Độ bị Thành Phần Bảo Thủ Ấn giáo công hãm
Một nữ tu viện ở Ấn Độ bị tấn công
Mấy lời mở đầu của riêng thoidiemmaria: Lễ Ánh Sáng ở Ấn Độ của tín đồ Ấn giáo có thể được coi như Tết của Việt Nam, cũng mừng 3 ngày và là những ngày đầu năm, ngày đoàn tụ gia đình. Năm 2005 này nhiều nơi sẽ mừng vào ngày 1/11. Lễ Ánh Sáng của Ấn Giáo mang ý nghĩa mừng thiện thắng ác, lành thắng dữ, ánh sáng đẩy lui bóng tối. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã lợi dụng ngày lễ đặc biệt chính yếu này của Ấn Độ giáo để chính thức ban hành bức Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu vào ngày 6/11/1999 tại Tân Đề Li Ấn Độ.
Sau đây là nguyên văn sứ điệp của vị đại diện Giáo Hội Công Giáo là ĐTGM Michael L. Fitzgerald, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn, liên quan tới thiên tai biển động sóng thần tsunami, theo chủ đề “Ấn hữu và Kitô hữu trong Tình Đoàn Kết”.
Quí Bạn Ấn Giáo thân mến,
1. Nhân dịp quí bạn lại cử hành Lễ Ánh Sáng Diwali năm nay, tôi xin chúc hết mọi người trong quí bạn được nhiều niềm vui và hạnh phúc. Chớ gì mùa lễ này mang lại cho quí bạn nét tương mới trong tâm trí và xác thân, đổi mới tinh thần của quí bạn để quí bạn tiếp tục đương đầu với những khó khăn của ngày sống cách can đảm và hy vọng.
2. Theo tự nhiên, chúng ta hy vọng rằng tính chất vui mừng của những
việc cử hành về đạo giáo của chúng ta là những gì có thể bao gồm hết mọi giây
phút trong cuộc đời của chúng ta. Tuy nhiên, tiếc thay, chúng ta biết rằng đời
sống lại không phải là như thế. Chúng ta đã kinh nghiệm được điều này như là một
cái gì lẫn lộn giữa vui mừng và sầu buồn, giữa hy vọng và thất vọng, giữa mạnh
khỏe và yếu đau, giữa ủi an và thương đau. Những ngày lễ của tôn giáo, khi nhắc
nhở chúng ta chiều kích thiêng liêng của đời sống và việc tìm kiếm ý nghĩa đích
thực, cống hiến cho chúng ta cơ hội để suy nghĩ về ý nghĩa của những biến cố
thảm thê trong cuộc đời của chúng ta cũng như trong cuộc sống của những người
khác chung quanh chúng ta. Ý nghĩ này được khơi dậy từ biến cố biển động sóng
thần “tsunami”, “những triều sóng sát hại” gây ra bởi cuộc động đất dưới lòng Ấn
Độ Dương vào cuối năm vừa rồi. Các quyền năng thiên nhiên đã tung hoành tàn phá,
nhiều mạng sống bị hư vong, vô vàn nhà cửa bị hủy hoại, các nguồn lợi để sinh
sống bị tiêu rụi, và các gia đình, bao gồm nhiều trẻ em, bị lâm cảnh cơ cực.
3. Nhiều người trong quí bạn nhận được sứ điệp này có lẽ, như bản thân tôi, không bị ảnh hưởng bởi cuộc biển động sóng thần “tsunami”. Chúng ta biết đến nỗi khổ đau của các nạn nhân một cách gián tiếp. Tuy nhiên, chúng ta muốn bày tỏ mối cảm thương và tình đoàn kết của chúng tôi. Và chúng ta có thể cùng nhau thực hiện điều này. Nhờ mối liên hệ thân hữu được hình thành bởi việc đối thoại qua năm tháng, Kitô hữu chúng tôi đã nhận thức thấy rằng quí bạn, là những Ấn hữu, rất quan tâm đến những ai chịu khổ đau. Về phần mình, quí bạn đã nhận thấy rằng đức tin Kitô giáo dạy rằng hết mọi con người đều được dựng nên theo hình ảnh của và tương tự như Thiên Chúa, do đó, đáng được chú trọng và quan tâm. Theo ý nghĩa ấy, tôi xin trích lại từ tuyên ngôn của Công Đồng Chung Vaticanô II “Nostra Aetate” về mối liên hệ giữa Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Bản văn kiện này, bản văn kiện năm nay đang mừng 40 năm được ban hành đây, viết rằng: “Chúng ta không thể thành tâm kêu cầu Thiên Chúa là Cha của tất cả mọi người, nếu chúng ta không chịu tác hành một cách huynh đệ đối với những con người nào đó dù sao cũng được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Mối liên hệ của con người với Thiên Chúa là Cha và mối liên hệ của họ với anh chị em mình liên kết với nhau đến nỗi được Thánh Kinh nói: ‘Ai không mến yêu là không nhận biết Thiên Chúa’ (1Jn 4:8)” (NA 5).
4. Ở những nơi bị ảnh hưởng bởi cơn biển động sóng thần “tsunami”, tình đoàn kết vượt biên giới tôn giáo đã giúp mang lại niềm hy vọng cho nhiều nạn nhân. Những nhóm nhân viên cứu trợ thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau đã không mệt mỏi hoạt động để làm giảm bớt nỗi đau khổ trực cảm cũng như để khởi công tái thiết. Ở vào thời điểm chủ nghĩ a tục hóa mạnh mẽ dường như đang trên đà phát triển, và việc tôn trọng các thứ giá trị nhân bản căn bản thường như bị suy thoái thì việc hợp tác như thế nơi thành phần thuộc các tôn giáo khác nhau là những gì có thể làm cho tôn giáo trong thế giới ngày nay được thêm trân trọng.
5. Quí bạn Ấn hữu thân mến, chúng ta hãy tiếp tục hợp tác để tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề chúng ta đang phải đối diện, dù to hay bé, dù ở địa phương hay quốc tế. Lễ Diwali là lễ mừng ánh sáng, thiện hảo, hòa giải, an bình, hòa hợp và hành phúc. Tôi xin chúc quí bạn một ngày lễ rất ư là hạnh phúc.
TGM Michael L.
Fitzgerald chủ tịch
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến
ngày
25/10/2005
600 Kitô hữu Ấn Độ cùng đinh bị bắt ép trở lại Ấn giáo
Ở tiểu bang Orissa Ấn Độ, nhóm VHP (Vishwa Hindu Parishad), một nhóm tôn giáo
thuộc tổ chức BJP (Bheratiya Janata Party) đã thực hiện một cuộc trở lại Ấn
giáo cho 600 cùng đinh Kitô hữu Ấn Độ.
Thật vậy, tổ chức BJP đang phát động một ý hệ dân tộc và độc giáo, được ủng hộ
bởi các phong trào thủ cựu chống các dịch vụ xã hội và những chương trình phát
triển của Giáo Hội Công giáo.
Trong những năm gần đây, những cuộc bạo động đã xẩy ra cho thành phần thiểu số
tôn giáo, đặc biệt nhắm vào việc làm cho thành phần Ấn Độ theo Kitô giáo trở
lại Ấn Giáo.
Theo cơ quan AsiaNews thì hôm Thứ Hai 2/4/2005, nhóm VHP đã tổ chức một nghi
thức được chủ tọa bởi thành phần chư tăng Ấn Giáo tại một trường học ở Bijepur
để bắt 120 gia đình Kitô giáo cùng đinh trở về với Ấn Giáo. Các nhóm cảnh sát
cầm súng ống và 5 nhân viên an ninh công cộng đã đứng canh gác ở đó.
Đức Giám Mục Lucas Kerketta ở Sambalpur, một giáo phận thuộc tiểu bang Orissa
miền đông bắc Ấn Độ đã điểm mặt chỉ tên thành phần Ấn Giáo cực đoan, tố cáo họ
là lợi dụng tình trạng bần cùng và thất vọng của các Kitô hữu thuộc giới cùng
đinh.
“Những con người này là thành phần nghèo khổ, thất học và hầu hết làm việc
đồng áng bằng tay chân. Hằng ngày nhóm VHP cố gắng dụ dỗ họ bằng những dụ dỗ
tiền bạc và quần áo. Khi mưu mẹo này không thành công, họ tỏ ra nặng tay hơn
và sử dụng việc đe dọa và bạo lực, dọa nạt họ là sẽ mất công ăn việc làm nếu
họ cứ tiếp tục theo Kitô giáo”.
Một làng Công giáo ở Ấn Độ bị Thành Phần Bảo Thủ Ấn giáo công hãm
Rujura là một làng Công giáo duy nhất ở Amravati, một trong sáu vùng của Maharashtra có quyền độc lập quản trị về dân sự.
Những người Công giáo thuộc tất cả mọi bộ lạc đều là giòng dõi của những người di dân từ Madhya Pradesh; gia đình của họ đã ở những làng này từ nhiều thế kỷ. Giờ đây họ đang sống trong lo âu sợ hại cho tính mạng của mình nếu họ không tái trở lại Ấn giáo của tổ tiên họ.
Đức Giám Mục Edwin Colaco, 67 tuổi, ở Maharashtra, đã nói với Cơ Quan Tín Vụ Á Châu, như được Zenit phổ biến ngày 7/2/2005, biết rằng:
“Tất cả dân chúng ở làng này đều là người Công giáo, rất nghèo, mù chữ, chính yếu làm nghề nông, nhưng rất trung thành với đạo giáo.
“Ít ngày trước đây, có một Munni, hay một người thánh thiện Ấn giáo, ở Ayadhya… đã tổ chức một cuộc họp đông đảo về tôn giáo ở đấy; cuộc họp này được tham dự khá nhiều” bởi tín đồ Ấn giáo.
“Một người Munni bịt mặt và cầm giáo đã tấn công Nhà Thờ Công giáo và lên án những nhà truyền giáo. Anh ta đã tung ra một tràng luận cáo chống lại các bộ lạc ở Rajura cho là những vị thừa sai lúc đầu đã áp bức họ phải trở lại, và nói rằng anh ta có nhiệm vụ phải làm cho họ tái trở lại với Ấn giáo.
Theo vị giám mục này thì biến cố ấy “đã được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi Cuộc Hội Nghị Về Tôn Giáo của Người Ấn Giáo. Tay Munni đã thực hiện bài sai của mình một cách ngon lành và biết được nơi chốn… Tay này thúc giục những người làng Ấn giáo hãy ‘dùng gươm sát hại các bộ lạc Kitô giáo’”.
Vị giám mục tiếp tục tường trình là có nhóm “đã phóng những chiếc xe díp vào ngôi làng Kitô giáo này, mang các thứ gươm kiếm và hô hoán các khẩu hiệu cuồng tín của Ấn giáo. Thế nhưng họ chỉ thấy toàn là phụ nữ, vì nam giới đã đi làm việc.
“Họ đã đe dọa sát hại nữ giới nếu thành phần nữ giới này không theo họ tới phiên họp Ấn giáo. Thế rồi những người nữ hãi sợ này bị tống lên những chiếc xe díp và chở đến trước vị Munni.
“Tình hình rất ư là nghiêm trọng. Vị Munni đã đe dọa dân chúng ở các làng lân cận, bảo họ rằng họ sẽ bị khai trừ và bị phạt 10 ngàn đồng tiền Ấn (rupees) nếu họ cứ liên hệ với những người Kitô hữu trong bộ tộc.
“Đây là một việc làm vi phạm đến nhân quyền. Các làng Kitô giáo nghèo nàn, thất học và lệ thuộc vào việc làm ăn của những người Ấn giáo. Nếu họ bị khai trừ họ sẽ không còn phương tiện sinh sống nữa. Tệ hơn nữa là nhiều làng Kitô giáo có con gái và chị em lấy naă nhân Ấn giáo và đang sống ở các làng khác. Giờ đây các tay bảo thủ Ấn giáo cấm họ không được liên lạc với gia đình của họ”.
Đức giám mục này cho biết ngài đã viết một bức thư cho Union Home Minister và cho người làm đầu cơ quan này ở Maharashtra để yêu cầu họ điều tra việc bạo động leo thang phạm đến những người Kitô hữu ở Amravati ấy. Đức giám mục cũng xin hội đồng giám mục Ấn Độ rat ay can thiệp vào vụ này nữa.
Một nữ tu viện ở Ấn Độ bị tấn công
Một nữ tu viện Dòng Kín Carmêlô Têrêsa ở Ambermath gần Bombay đã bị xâm chiếm bởi một nhóm tấn công, thành phần đã phạm đến cây thánh giá và để lại những lời đe dọa.
Thật vậy, hôm Thứ Hai, 24/1/2005, sau ngày xẩy ra biến loạn, vị phó chủ tịch của Khối Hiệp Nhất Toàn Thể Công Giáo Ấn Độ và là phát ngôn viên cho tổ chức Sabha Công Giáo Bombay, đã lên án hành động này bằng lời phát biểu được phổ biến bởi hội đồng giám mục xứ sở này.
Một số lời đe dọa viết nguệch ngoạc như sau: “Hãy chạy đi, chúng tôi sẽ trở lại”; “Hãy đi chỗ khác, xứ sở này là của chúng tôi”; “lần này là cây thập giá, lần tới sẽ tới thủ cấp của các người”.
Bà bề trên của nữ tu viện này, chỉ được gọi là Sơ Diana, đã nói với SAR News rằng cuộc tấn công đánh dấu việc nữ tu lần đầu tiên bị đe dọa.
“Chúng tôi không biết thành phần tội ác là ai ngoại trừ việc họ xưng mình thuộc về một nhóm Ấn giáo. Chúng tôi không sợ vì chúng tôi hiến đời sống của chúng tôi cho việc phục vụ người nghèo khổ và túng bấn”.
Bà bề trên này cũng cho biết thêm là cảnh sát hứa sẽ tuần tiểu về đêm để ngăn ngừa những biến động khác.
Các nữ tu Carmêlô Têrêsa điều hành 3 nhà phục vụ người già ở Bombay. Các sơ thành lập nhà thứ tư ở Ambernath vào năm 2001.