VỚI CÁC VỊ THỦ LÃNH QUỐC GIA / CHÍNH QUYỀN
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gặp 3 Vị Tổng Thống và 1 Vị Thủ Tướng tại Vatican trong năm 2005
ĐTC BĐXVI đến thăm Tổng Thống Ý để đáp lễ
Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Chúc Mừng của Các Nhà Lãnh Đạo Chính Trị
ĐGH GPII: Các Vị Lãnh Đạo Chư Quốc Hướng Về Vị Giáo Hoàng vừa Tạ Thế
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gặp 3 Vị Tổng Thống và 1 Vị Thủ Tướng tại Vatican trong năm 2005
Thứ Tư 17/11, ngài đã gặp Tổng Thống Moshe Katsav nước Do Thái, Thứ Tư 10/11 gặp Tổng Thống Talabani nước Iraq, Thứ Hai 23/5 gặp Thủ Tướng Vlado Buchkovski nước Cộng Hòa Macedonia, và gặp Tổng Thống Georgi Parvanov nước Bulgaria.
Với Tổng Thống Do Thái, những chi tiết nội dung về cuộc gặp gỡ ngoại giao mục vụ được văn phòng Báo Chí của Tòa Thánh cho biết như sau:
“Sáng nay, ngày 17/11/2005, tổng thống Nước Do Thái là Moshe Katsav, cùng với phu nhân và một số hợp tác viên, đã viếng thăm Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Sau đó ông viếng thăm ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano. Trong cuộc gặp gỡ, đôi bên chú trọng tới những liên hệ được phát triển giữa Do Thái và Tòa Thánh, từ khi bắt đầu những liên hệ ngoại giao giữa đôi bên từ năm 1994. Cuộc gặp gỡ cũng đặc biệt bàn tới việc áp dụng những thỏa ước được ký kết giữa Do Thái và Tòa Thánh, đó là Bản Thỏa Ước Nống Cốt năm 1993 và Bản Thỏa Ước Pháp Nhân năm 1997. Về vấn đề hiện trạng ở Thánh Địa, Tòa Thánh lại bày tỏ một lần nữa với vị khách quí chủ trương của mình thiên về việc hiện hữu và hợp tác giữa hai quốc gia là Do Thái và Palestine. Một phần lớnj của cuộc gặp gỡ cũng chú trọng tới cơ hội hợp tác hơn nữa nơi phương diện nhân đạo, nhất là ở Phi Châu, cũng như nơi các vấn đề về văn hóa”.
Với Thủ Tướng Vlado Buchkovski nước Cộng Hòa Macedonia hôm Thứ Hai 23/5, ĐTC đã nói với ông như sau:
“Khi tôi tiếp nhận vị tân Lãnh Sự mấy ngày trước đây, tôi đã nhìn nhận cái mạnh mẽ của truyền thống và văn hóa nơi nhân dân Macedonia đã vang vọng lên những giá trị thấm đậm tinh thần Âu Châu. An hem Thánh Cyrilô và Methôđiô, những Vị Tông Đồ của các dân tộc Slav, đã góp phần quan trọng vào việc hình thành này. Hoạt động về nhân bản và Kitô Giáo đã để lại những dấu vết bất khả xóa mờ nơi lịch sử của xứ sở quí vị. Việc hành hương quí vị thực hiện hằng năm tới mộ của Thánh Cyrilô cống hiến một cơ hội trở về với các căn gốc của lịch sử quí vị. Thánh Cyliô và Mêthôđiô, những người bản xứ Salonika được sai đến giữa các dân tộc Slav từ Giáo Hội Byzantine, đã đặt các nền móng cho văn hóa Kitô Giáo đích thực, đồng thời chủ động thực hiện những việc kiến t5ao các điều kiện cho hòa bình giữa tất cả mọi dân tộc khác nhau. Những giá trị về hòa bình và huynh đệ ấy, những gì được các Thánh Sư của Âu Châu này, cùng với Thánh Biển Đức, luôn tỏ ra bênh vực, vẫn là những yếu tố bất khả thiếu trong việc xây dựng các cộng đồng của tình đoàn kết, hướng tới việc tiến bộ toàn diện về nhân bản, tôn trọng phẩm vị của hết mọi con người cũng như của toàn thể con người.
Tôi tin tưởng rằng cách thức để cống hiến sự sống cho một xã hội thực sự chú trọng tới công ích đó là việc tìm kiếm nơi Phúc Âm các căn gốc của các thứ giá trị chung, như kinh nghiệm của hai Thánh Cyliô và Mêthôđiô cho thấy. Đó là ước vọng thiết tha của Giáo Hội Công Giáo là tác nhân không mong gì hơn là việc phổ biến và làm chứng cho những lời hy vọng và yêu thương của Chúa Kitô, những lời sự sống qua các thế kỷ đã tác động nhiều vị tử đạo và những vị tuyên xưng đức tin.
Với Georgi Parvanov nước Bulgaria Thứ Hai 23/5, ĐTC đã nói với ông như sau:
Lòng cảm mến Tòa Thánh đối với Nhân Dân Bulgaria thì nhiều. Từ Đức Giáo Hoàng Clemente I đáng kính đến hôm nay đây, các vị Giám Mục Rôma bao giờ cũng duy trì việc đối thoại tốt đẹp với các cư dân của xứ Thrace cổ kính.
Việc tổng thống hôm nay đây viếng thăm lại càng ý nghĩa hơn nữa, vì là để tưởng nhớ đến hai Vị Thánh Cyliô và Mêthôđiô là hai vị Đồng Quan Thày của Âu Châu, những vị đã hình thành các thứ giá trị về nhân bản và văn hóa theo quan điểm Kitô Giáo cho nhân dân Bulgaria và các quốc gia của sắc dân Slav khác. Người ta cũng có thể nói rằng, qua hoạt động truyền bá phúc âm hóa của hai vị này mà Âu Châu đã được thành hình, một Âu Châu mà nước Bulgaria cảm thấy mình là một yếu tố chủ động.
Hơn thế nữa, Bulgaria cũng có một trách nhiệm đặc biệt đối với các dân tộc khác nữa, trách nhiệm làm chiếc cầu nối giữa Đông và Tây. Khi ngỏ lời cùng ông đây, tôi muốn bày tỏ việc khích lệ của tôi đối với8 tất cả mọi người công dân của ông để họ tiếp tục sứ vụ đặc biệt về chính trị và xã hội này bằng niềm tin tưởng.
Cuộc gặp gỡ này của Vị Tổng Thống Bulgaria với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, 3 năm sau cuộc viếng thăm Bulgaria của vị cố Tiền Nhiệm rất yêu dấu của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là một xác định mới về những mối liên hệ tốt đẹp hiện hữu giữa Tòa Thánh và Quốc Gia do ông đại diện. Làm sao chúng ta lại không tạ ơn Đấng Quan Phòng Thần Linh về việc cơ hội tái tạo việc đối thoại thân tình và xây dựng này sau giai đoạn lâu dài và khó khăn dưới chế độ Cộng Sản chứ?
Những giao tiếp giữa Xứ Sở của ông với Tòa Thánh đã trải qua những giây phút khá quan trọng trong thế kỷ vừa qua. Chẳng hạn, tôi đang nghĩ tới lòng cảm mến được Vị Đại Biểu của Tòa Thánh bấy giờ là Angelo Roncalli là vị Giáo Hoàng tương lai Gioan XXIII, bao giờ cũng tỏ ra chiêu đãi dân cư của nước Bulgaria.
Tổng Thống mến, tôi không thể nào không đề cập tới, vào lúc này đây, việc tha thiết của nước Bulgaria tỏ ra đối với Tòa Thánh trong thời đoạn 2 tháng vừa qua. Chính bản thân ông, Chính Quyền, Quốc Hội và nhiều người công dân đã bày tỏ cùng Giáo Hội Công Giáo những lời chúc chân thành của mình vào dịp Đức Gioan Phaolô II qua đời cũng như vào dịp tôi được tuyển chọn thừa kế ngài.
Trước mắt chúng ta là một trách nhiệm chung, đó là chúng ta được kêu gọi để cùng nhau xây dựng một nhân loại tự do hơn, an bình hơn và đoàn kết hơn. Theo chiều hướng ấy, tôi thiết tha hy vọng rằng Quốc Gia của ông luôn biết cổ võ ở Âu Châu những thứ giá trị về văn hóa và thiêng liêng làm nên căn tính của châu lục này.
Với Tổng Thống Jalal Talabani nước Iraq Thứ Tư 10/11, theo tin tức do cơ quan Tín Vụ Á Châu cho biết thì vị tổng thống này, sau khi gặp ĐTC, đã cho biết rằng ngài nói đến Bản Hiến Pháp Iraq như là “một tiến bộ”. Về phần mình, vị tổng thống này bảo đảm với vị lãnh đạo của thế giới Công Giáo rằng quyền lợi và tự do của Kitô hữu oơ Iraq sẽ được bảo đảm. Tòa Thánh không chính thức phổ biến chi tiết gì về cuộc gặp gỡ này. Tuy nhiên, theo thông lệ thì cuộc gặp gỡ loại này được bắt đầu bằng việc chào hỏi và trao tặng quà, trước khi trao đổi câu chuyện chừng 20 phút.
Tổng Thống Iraq đã tặng cho vị Giám Mục Rôma một bức hình, nhưng ông lại để quên ngoài xe, nhưng, theo Đài Phát Thanh Vatican, thì không phải “vì một chút xíu bất thuận lợi này mà ảnh hưởng tới tính cách thân ái của cuộc gặp gỡ này”. Sauk hi gặp ĐTC, cũng theo thông lệ, vị nguyên thủ quốc gia nào cũng gặp ĐHY Quốc Vụ Khanh của Ròa Thánh, hiện nay là Angelo Sodano.
Vị tổng thống này đã nói với báo chí sau đó rằng ông “rất hân hạnh” được gặp Đức Giáo Hoàng, vị đã chúc lành cho nước Iraq và nhân dân Iraq. Ông cho biết:
“Tôi đã cập nhật hóa cho ngài biết về tình hình và nói với ngài về những cuộc tuyển cử cùng bản hiến pháp. Ngài bảo tôi rằng ngài nghĩ là bản hiến pháp đã tiến bộ và là một điều tốt. Ngài cũng nói rằng ngài theo dõi các biến cố ở Iraq và ngài cầu nguyện cho nhân dân Iraq. Toô bảo đảm với ngài rằng Kitô hữu sẽ được bảo đảm về quyền lợi và tự do”.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và VIS
Sau đây là nguyên
văn diễn từ của ĐTC BĐXVI nói với Tổng Thống Ý Carlo Ciampi nhân dịp chuyến
viếng thăm đáp lễ của ngài ở Dinh Quirinal hôm Thứ Sáu 24/6/2005.
Kính Ông
Tổng Thống,
Hôm nay tôi hân hoan đáp lễ cuộc viếng thăm thân tình ông đã đóng vai Thủ Lãnh Ý Quốc thực hiện đối với tôi vào hôm 3/5/2005 vừa rồi, nhân dịp nhiệm vụ mục tử mới của tôi theo ơn Chúa gọi. Bởi thế, trước hết, tôi xin cám ơn ông và qua ông, cám ơn Nhân Dân Ý quốc về việc nồng hậu tiếp nhận tôi từ ngày đầu tiên khi tôi thì hành việc mục vụ của mình với tư cách là Giám Mục Rôma và là Mục Tử của Giáo Hội hoàn vũ.
Về phần mình, tôi hứa với công dân Rôma rồi với toàn thể Quốc Dân Ý quốc về việc tôi hết sức dấn thân hoạt động cho phúc hạnh về tôn giáo và dân sự của những ai Chúa đã ủy thác cho việc chăm sóc mục vụ của tôi.
Việc loan truyền Phúc Âm, một việc mà, hiệp thông với các vị Giám Mục Ý quốc, tôi được kêu gọi đến Rôma và Ý quốc, chẳng những giúp cho nhân dân Ý phát triển về đức tin cũng như về đời sống Kitô giáo mà còn giúp cho sự tiến bộ của nó trên con đường hòa hợp và hòa bình. Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế của toàn thể con người, tinh thần và thể xác, định mệnh thiêng liêng và vĩnh cửu của họ, cùng cuộc sống tạm bợ trần gian của họ. Nhờ đó, khi lắng nghe sứ điệp của Người thì cộng đồng dân sự cũng trở nên hữu trách hơn và chuyên chú hơn tới các n hu cầu của công ích, và tỏ ra gắn bó hơn với thành phần nghèo khổ, thành phần bị bỏ rơi và thành phần sống ngoài lề xã hội.
Nhìn lại lịch sử Ý quốc, người ta sửng sốt trước vô vàn công việc bác ái mà Giáo Hội đã hết sức hy sinh trong việc làm giảm bớt đi tất cả mọi thứ khổ đau. Ngày nay, Giáo Hội muốn tiến bước trên cùng một con đường ấy mà không có một tham vọng nào về quyền lực, cũng như không đòi hỏi các thứ đặc ân về xã hội hay tài chính. Gương của Chúa Giêsu, Đấng “đã đi thực hiện các việc lành và chữa lành cho tất cả mọi người” (Acts 10:38) vẫn là qui chuẩn tác hành tối hậu của Giáo Hội nơi các dân tộc.
Những liên hệ giữa Giáo Hội và Nước Ý được đặt nền tảng trên nguyên tắc như Công Đồng Chung Vaticanô II diễn tả là ‘Giáo Hội và cộng đồng chính trị tự lập và độc lập theo lãnh vực của mình. Tuy nhiên, cả hai, dưới những danh hiệu khác nhau, đều dấn thân phục vụ cho ơn gọi riêng của con người (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, 76).
Nguyên tắc này vốn đã có trong Thỏa Ước Lateran và sau đó được xác nhận trong các Hiệp Ước điều chỉnh bản Thỏa Ước đó. Bởi thế, nhờ tính cách trần thế lành mạnh của Quốc Gia mà những thực tại trần thế mới được quản trị theo những qui tắc riêng của chúng, nhưng vẫn không loại bỏ những qui chiếu về luân thường đạo lý có những nền tảng tối hậu của chúng nơi tôn giáo. Tính cách tự lập của lãnh vực trần thế không loại trừ việc hòa hợp hữu lý với những nhu cầu phức tạp hơn xuất phát từ quan điểm nguyên vẹn về con người cũng như về định mệnh vĩnh cửu của họ.
Kính Ông Tổng Thống, tôi thật tình hứa cùng ông cùng toàn thể Nhân Dân Ý quốc rằng Giáo Hội muốn bảo tồn và nuôi dưỡng một tinh thần thân ái hợp tác và cảm thông trong việc phục vụ cho vấn đề phát triển về tinh thần cũng như về luân lý của Xứ Sở này; thật là tai hại hết sức, chẳng những cho Giáo Hội mà còn cho Ý quốc nữa trong việc nỗ lực làm suy yếu đi hay làm đổ vỡ những ràng buộc rất đặc biệt thắt kết Giáo Hội với Ý quốc này. Văn hóa của Ý quốc là những gì được thấm đẫm các giá trị Kitô giáo, như có thể thấy được nơi những kỳ công kiệt tác được Quốc Gia này sản xuất ở tất cả mọi lãnh vực về tư tưởng và nghệ thuật.
Tôi hy vọng rằng nhân dân Ý quốc sẽ chẳng những không chối bỏ gia sản Kitô giáo là những gì làm nên lịch sử của mình mà còn bảo vệ nó một cách thiết tha và một lần nữa làm cho nó sinh hoa hết trái xứng với quá khứ của nó. Tôi tin tưởng rằng Ý quốc, dưới sự hướng dẫn khôn ngoan và gương mẫu của những ai được kêu gọi quản trị nó, sẽ tiếp tục thực hiện sứ vị văn minh hóa trên một thế giới mà Ý quốc đã nổi bật qua nhiều thế kỷ. Với lịch sử và văn hóa của mình, Ý quốc có thể góp phần một cách sáng giá nhất là cho Âu Châu, giúp cho châu lục này tái nhận thức được những căn gốc của mình để giúp cho châu lục này có thể trở thành cao cả như quá khứ, cũng như để ngày nay châu lục ấy có thể tiến đến chỗ hiệp nhất sâu xa.
Kính Ông Tổng Thống, như ông có thể dễ dàng thấy được rằng tôi có nhiều mối quan tâm vào lúc mở màn cho vai trò mục vụ của Ngai Tòa Thánh Phêrô. Tôi xin nêu lên một số trong những quan tâm này, những quan tâm mà, theo tính chất nhân bản phổ quát của chúng, cũng không thể nào không liên quan tới những vị hữu trách về chính quyền. Tôi đang có ý nói tới vấn đề bảo toàn gia đình được đặt trên nền tảng hôn nhân, như Hiến Pháp Ý quốc nhìn nhận (khoản 29), vấn đề bảo vệ sự sống con người từ khi được thụ thai cho tới khi tự nhiên qua đi, rồi cuối cùng là vấn đề giáo dục và theo đó là vấn đề trường học, một cơ cấu đào luyện bất khả châm chước cho việc hình thành nên những thế hệ mới.
Giáo Hội,
khi thấu triệt ý định của Thiên Chúa được ghi khắc nơi chính bản tính của nhân
loại thụ sinh, thấy nơi gia đình một giá trị rất quan trọng cần phải được bênh
vực khỏi tất cả mọi cuộc tấn công nhắm đến chỗ làm suy yếu tính cách liên kết
của nó và đặt lại vấn đề hiện hữu của nó.
Giáo Hội nhìn nhận sự sống con người như là một sự thiện căn bản chính yếu là nền tảng cho tất cả mọi sự thiện khác. Bởi thế Giáo Hội xin hãy tôn trọng nó ở cả giai đoạn khởi đầu cũng như giai đoạn cuối cùng của nó, và nhấn mạnh đến nhiệm vụ cần phải cung cấp việc chữa dịu một cách thích hợp để làm cho cái chết được nhân bản hơn.
Về vấn đề
học đường, vai trò của Giáo Hội liên hệ với gia đình coi học đường như một thứ
tự nhiên vươn rộng công việc đào luyện nơi vai trò của mình. Đối với vấn đề này,
hoàn toàn tôn trọng thẩm quyền của Quốc Gia trong việc ban bố các chỉ thị chung
về vấn đề giáo dục, tôi cũng không thể không bày tỏ niềm hy vọng là quyền lợi
của cha mẹ trong việc tự do quyết định việc giáo dục con cái là những gì cần
phải được tôn trọng, mà không có sự nâng đỡ gánh nặng cho họ. Tôi tin tưởng rằng
các vị lập pháp Ý quốc, theo sự khôn ngoan của mình, biết cách tìm kiếm ‘những
giải pháp nhân bản’ cho những vấn đề này, tức là những giải pháp tôn trọng các
giá trị bất khả vi phạm được hàm chứa ở đó.
Sau hết, khi bày tỏ niềm hy vọng của mình là Quốc Gia này sẽ tiếp tục tiến lên trên con đường phúc hạnh về tinh thần và vật chất, tôi xin hợp với ông Tổng Thống trong việc kêu gọi tất cả mọi người công dân cũng như tất cả mọi phần tử của xã hội hãy luôn sống và hoạt động trong một tinh thần hòa hợp thực sự, trong một bầu khí cởi mở đối thoại và tin tưởng lẫn nhau, trong việc dấn thân phục vụ và cổ võ công ích cùng phẩm giá của hết mọi người. Kính Ông Tổng Thống, tôi xin kết lại bằng việc nhắc lại lòng cảm phục và cảm mến Nhân Dân Ý quốc giành cho ông, cũng như niềm tin tưởng trọn vẹn của họ vào việc hoàn toàn hoàn tất những nhiệm vụ nơi vai trò của ông.
Tôi hân hoan hợp với niềm cảm mến và tin tưởng này, khi tôi ký thác ông và Phu Nhân của ông là Bà Franca Ciampi, những vị lãnh đạo của đời sống Quốc Gia này cùng toàn thể Nhân Dân Ý quốc cho việc phù hộ của Trinh Nữ Maria, vị được tôn kính hết sức nơi vô vàn các đền thánh được cung hiến cho Người. Với những niềm quí mến ấy, tôi xin Thiên Chúa ban mọi Phúc Lành của Ngài, một bảo chứng cho mọi sự thiện hằng ước mong, xuống trên ông.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 1/7/2005
ĐTC BĐXVI đến thăm Tổng Thống Ý để đáp lễ
Hôm 3/5/2005, Tổng Thống Ý Carlo Azeglio Campi đã đến thăm ĐTC BĐXVI, và hôm 24/6/2005, Lễ Sinh Nhật Thánh Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, ngài đã đến thăm đáp lễ, tại Dinh Quirinale.
ĐTC đã rời Vatican vào lúc 10 giờ 30 sáng trên một chiếc xe mui trần. Vừa ra khỏi Thành Vatican, ngài đã được chào đón bởi phái đoàn đại biểu chính phủ Ý do ngoại trưởng Gianfranco Fini dẫn đầu, ở Quảng Trường Đức Piô XII. Đoàn xe gắn máy của ĐTC đã ngừng lại lần thứ hai tại Piaoãa Venezia, gần Tòa Thị Sảnh Rôma, nơi ngài được Thị Trưởng Thành Phố Rôma là Walter Veltroni chào mừng. Ngài đã tới Dinh Tổng Thống Ý vầ lúc 11 giờ sáng, Tổng Thống Ciampi đã chào mừng ngài, và bên trong dinh này, ngài được tiếp đón bởi cả hai vị nguyên tổng thống Ý nữa là Francesco Cossiga và Oscar Luigi Scalfaro, những vị chủ tịch của Hạ Viện và Thượng Viện, cũng như Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi. Đi theo ĐTC có ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano.
Cuộc viếng thăm dinh tổng thống Ý lần này của ĐGH là lần thứ 8. Lần 1 là của Đức Piô XII năm 1939. Đức Gioan Phaolô II đã đến đây 3 lần, vào những năm 1984, 1986 và 1998.
Sau lời chào mừng của Tổng Thống Ý Ciampi, ĐTC đã đọc bài diễn từ của mình, trong đó, ngài bảo đảm với nhân dân Rôma và Ý quốc về việc ngài “hết sức dấn thân hoạt động cho phúc hạnh về tôn giáo và dân sự của những ai Chúa đã ủy thác cho việc chăm sóc mục vụ của tôi”.
ĐTC đã nhắc lại những liên hệ giữa Giáo Hội và Nước Ý “được dựa vào nguyên tắc như Công Đồng Chung Vaticanô II diễn tả là ‘Giáo Hội và cộng đồng chính trị tự lập và độc lập theo lãnh vực của mình. Tuy nhiên, cả hai, dưới những danh hiệu khác nhau, đều dấn thân phục vụ cho ơn gọi về con người và xã hội của cùng dân chúng’”.
Vì lý do này, ĐTC tiếp, “tính cách lành mạnh của Quốc Gia” là những gì hợp lệ, “nhờ đó, những tình trạng trần thể được quản trị theo những qui tắc riêng của chúng, nhưng vẫn không loại bỏ những qui chiếu về luân thường đạo lý có những nền tảng tối hậu của chúng nơi tôn giáo. Tính cách tự lập của lãnh vực trần thế không loại trừ việc hòa hợp hữu lý với những nhu cầu phức tạp hơn xuất phát từ quan điểm nguyên vẹn về con người cũng như về định mệnh vĩnh cửu của họ”.
ĐTC diễn tả niềm hy vọng rằng nhân dân Ý quốc “chẳng những không chối bỏ gia sản Kitô giáo là những gì làm nên lịch sử của mình mà còn bảo vệ nó một cách thiết tha và một lần nữa làm cho nó sinh hoa hết trái xứng với quá khứ của nó. Tôi tin tưởng rằng Ý quốc, dưới sự hướng dẫn khôn ngoan và gương mẫu của những ai được kêu gọi quản trị nó, sẽ tiếp tục thực hiện sứ vị văn minh hóa trên một thế giới mà Ý quốc đã nổi bật qua nhiều thế kỷ. Với lịch sử và văn hóa của mình, Ý quốc có thể góp phần một cách sáng giá nhất là cho Âu Châu, giúp cho châu lục này tái nhận thức được những căn gốc của mình để giúp cho châu lục này có thể trở thành cao cả như quá khứ, cũng như để ngày nay châu lục ấy có thể tiến đến chỗ hiệp nhất sâu xa”.
ĐTC đã nói rằng có nhiều mối quan tâm mở màn cho giáo triều của ngài, những quan tâm “không là gì khác cũng là những quan tâm của thành phần lãnh đạo quần chúng”, bao gồm “vấn đề bảo toàn gia đình được đặt trên nền tảng hôn nhân, như Hiến Pháp Ý quốc nhìn nhận, vấn đề bảo vệ sự sống con người… và vấn đề giáo dục”.
Ngài nhấn mạnh là Giáo Hội “thấy nơi gia đình một giá trị rất quan trọng cần phải được bênh vực khỏi tất cả mọi cuộc tấn công nhắm đến chỗ làm suy yếu tính cách liên kết của nó và đặt lại vấn đề hiện hữu của nó. Ngoài ra, nơi sự sống con người, Giáo Hội nhìn nhận một sự thiện căn bản chính yếu là nền tảng cho tất cả mọi sự thiện khác”.
Về vấn đề học đường, ĐTC nhấn mạnh đến vai trò cú nó như là một “sự vươn rộng tự nhiên” nơi vai trò chính yếu của gia đình. “Vẫn hoàn toàn tôn trọng thẩm quyền của Quốc Gia trong việc ban bố các chỉ thị chung về vấn đề giáo dục, tôi cũng không thể không bày tỏ niềm hy vọng là quyền lợi của cha mẹ trong việc tự do quyết định việc giáo dục con cái là những gì cần phải được tôn trọng, mà không có sự nâng đỡ gánh nặng cho họ. Tôi tin tưởng rằng các vị lập pháp Ý quốc, theo sự khôn ngoan của mình, biết cách tìm kiếm ‘những giải pháp nhân bản’ cho những vấn đề này, tức là những giải pháp tôn trọng các giá trị bất khả vi phạm được hàm chứa ở đó”.
Tâm Phương, theo Zenit ngày 23/6/2005
Tòa Thánh Vatican loan báo rằng: quan hệ ngoại giao toàn diện giữa Nga và Tòa
Thánh có nhiều khả năng trong một tương lại gần .
ĐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh Vatican, đã gặp gỡ ngoại trưởng
Liên Bang Sô Viết Sergei Lavrow ngày hôm nay, 7/6/2005.
Phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican là ông Joaquín Navarro Valls đã cho biết
trong một bản tường trình sau cuộc họp này rằng: "Buổi họp ấy nhấn mạnh đến
những mối quan hệ thân thiện và khả năng có thể phát triển hơn nữa những mối
quan hệ đôi bên ấy".
Tòa Thánh có quan hệ một cách đặc biệt với Liên Bang Sô Viết và với Tổ Chức Giải
Phóng Palestine. Hai thực thể này chưa có sự quan hệ toàn diện với Tòa Thánh như
Tòa Thánh có được với 172 nước khác.
Về những diễn tiến trong tương lai, ông Navarro Valls cho biết là "Ngoại trưởng
Lavrov đã mời ĐTGM Giovanni Lajolo, vị bí thư đặc trách liên hệ với chư quốc của
Tòa Thánh, đến Moscow vào mùa thu năm tới".
ĐTGM Lajolo cũng đã tham dự buổi họp này, như vị lãnh sự Nga Vitaly Litvin ở Tòa
Thánh cũng có mặt trong buổi họp vậy.
Vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh còn cho biết thêm: "Buổi họp đã trao
đổi các quan điểm về những mối quan hệ song phương giữa Tòa Thánh và Nga cũng
như về tình hình quốc tế, cách riêng về việc trao đổi giữa các nền văn hóa và về
việc cộng tác giữa các tổ chức quốc tế với nhau”.
Trần Đại, dịch theo Zenit ngày 7/6/2005
Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI:
Chúc Mừng của Các Nhà Lãnh Đạo Chính Trị
Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder, theo thông tấn Reuters, đã gọi việc vị giáo
hoàng người Đức được chọn bầu này là “một đại vinh dự cho toàn quốc của chúng ta:
“Nơi Giáo Hoàng Biển Đức XVI, một vị giáo hoàng đã được chọn bầu này biết được
Giáo Hội hoàn vũ không như bất cứ một ai khác. Ngài là một đại thần học gia nổi
tiếng trên thế giới. Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một vị thừa kế xứng đáng thay
thế cho Giáo Hoàng Gioan Phaolô II”
Tổng Thống Goerge Bush Hoa Kỳ (đã nói với phóng viên báo chí ở Washington DC
rằng)
“Tôi muốn gửi lời chúc mừng đến Giáo Hoàng Biển Đức XVI, một con người rất khôn
ngoan và hiểu biết. Ngài là một con người phục vụ Chúa. Chúng tôi còn nhớ rõ bài
giảng trong lễ an táng của đức cố giáo hoàng ở Rôma, những lời của ngài đã đánh
động tâm can chúng ta cũng như tâm can của hằng triệu triệu con người ta. Chúng
ta hợp với đồng bào của chúng ta và hằng triệu triệu người trên thế giới đang
nguyện cầu xin ơn cho ngài được tiếp tục mạnh mẽ và khôn ngoan khi ngài dẫn dắt
Giáo Hội Công Giáo”.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan:
“Liên Hiệp Quốc và Tòa Thánh chia sẻ một cuộc dấn thân mạnh mẽ cho hòa bình, cho
công bằng xã hội, cho phẩm giá con người, cho tự do tôn giáo và cho việc tương
kính giữa các quốc gia trên thế giới. Văn phòng tổng thư ký này mong đợi những
đóng góp sẽ được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thực hiện để củng cố những giá trị
ấy”.
Thủ Tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero:
“Tôi… xin nói rằng chính phủ Tây Ban Nha mong muốn bảo trì mối liên hệ lịch sử
giữa Tây Ban Nha và Tòa Thánh và hợp tác với Đức Giáo Hoàng trong sứ vụ của ngài.
Trọng Kính Đức Thánh Cha, tôi xin lợi dụng cơ hội này, để gửi đến ngài chứng từ
của lòng tôi hết sức mến trọng ngài”.
Tổng Thống Pháp Jacques Chirac (gửi cho Reuters):
“Tôi xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất và những lời nguyện chúc tốt đẹp chân
thành của tôi đến sứ vụ cao cả vừa được trao phó cho vị lãnh đạo Giáo Hội Công
Giáo…. Pháp quốc, trung thành với lịch sử của mình cũng như với những nguyên tắc
hướng dẫn hành động của nó, sẽ theo đuổi cuộc đối thoại tin tưởng Pháp luôn có
với Tòa Thánh, nhất là trong những cuộc chiến chung cho hòa bình, công lý, đoàn
kết và phẩm giá của con người”.
Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi (được Reuters tường trình):
“Tôi thực sự muốn bày tỏ cảm tình của tất cả mọi người dân Ý Đại Lợi, và đặc
biệt hân hoan để gửi đến Đức Giáo Hoàng niềm kính tôn thiết tha của chính phủ Ý
quốc”.
Tổng Thống Ái Nhĩ Lan Mary McAleese:
“Thế giới đã cảm thấy buồn thương và ngỡ ngàng về việc ra đi của Đức Gioan
Phaolô II. Việc tuyển bầu người kế vị ngài đã là mối quan tâm của rất nhiều
người trên thế giới. Ngài đã làm hiện thực niềm hy vọng cho một cuộc hiệp nhất
hơn nữa nơi các dân tộc cũng như cho một gia đình nhân loại chân chính và yêu
thương chăm sóc nhau hơn. Việc ngài hướng dẫn và lãnh đạo giữa những phức tạp
rắc rối của cuộc sống tân tiến này sẽ là những gì trọng yếu”.
Tôn Sư Israel Singer, chủ tịch Hội Nghị Thế Giới Do Thái:
Chúng tôi đã làm việc gần gũi với ĐHY Ratzinger về nhiều vấn đề, bao gồm cả mối
liên hệ của Tòa Thánh với dân Do Thái, cũng như việc giáo hội lên án nạn bài Do
Thái. ĐHY Ratzinger đã cung cấp những nền tảng về thần học cho nhiều thứ tiến bộ
nơi mối liên hệ Công Giáo với Do Thái trong một phần tư thế kỷ vừa qua”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
theo CNN 23/4/2005
Tổng Thống Nam Phi Thabo Mbeki:
“Giáo Hoàng Biển Đức XVI lãnh nhận vai trò lãnh đạo vào một thời điểm quan trọng,
một thời điểm rất cần phải có một đức khôn ngoan và vai trò lãnh đạo chung thế
giới và cộng đồng tôn giáo để đối đầu với những thách đố về tình trạng nghèo khổ
và kém phát triển trầm trọng đang đọa đầy nhiều người trên thế giới”.
Tổng Thống Thẩm Quyền Palestine Mahmoud Abbas:
“Chúng tôi chúc mừng Ngài và chúc ngài mọi thành đạt. Chúng tôi hy vọng những
mối liên hệ mạnh mẽ và lịch sử giữa Palestine và Vatican sẽ mãi vững mạnh và
việc Vatican hỗ trợ cho một nền hòa bình chân chính ở Thánh Địa sẽ vẫn tiếp tục”.
Thủ Tướng Jan Peter Balkenende của Netherlands:
“Tôi hy vọng vị giáo hoàng này sẽ tiếp tục theo cùng đường lối như Đức Gioan
Phaolô II, để ngài tìm cách đối thoại với người khác, chiến đấu cho hòa bình và
dân chủ cùng chống lại tình trạng nghèo khổ”.
Thủ Tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates:
”Tôi xin bày tỏ niềm hân hoan chân thành của tôi với Giáo Hội Công Giáo về việc
chọn được một vị tân giáo hoàng. Hy vọng vị Giáo Hoàng này tiếp tục tinh thần
đại kết của vị tiền nhiệm, chú ý tới việc đối thoại với các tôn giáo quan trọng
về nền hòa bình thế giới”.
Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc Tony Blair:
“Tôi xin gửi đến Ngài Giáo Hoàng, trong dịp ngài lãnh nhận vai trò cao cả của
mình, những lời chúc mừng và những lời cầu chúc tốt đẹp nhất cho sự thành đạt
của giáo triều của ngài. Tôi mong được tiếp tục việc hợp tác của chúng tôi với
Tòa Thánh về những vấn đề có tầm vóc quốc tế quan trọng như Phi Châu và phát
triển”.
Tổng Thống Pervez Musharraf nước Pakistan:
“Tôi hy vọng vị Giáo Hoàng này sẽ giúp mang lại hòa hợp giữa hai thế giới (Hồi
giáo và Kitô giáo). Vị Giáo Hoàng này có thể mang lại thuận hòa cho cách thức
con người nghĩ tưởng và có thể tạo nên một môi trường tốt đẹp hơn để giải quyết
những cuộc tranh cãi giữa các dân tộc”.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin:
”Nga quyết tâm tiếp tục cuộc đối thoại xây dựng về chính trị và việc giao tiếp
với Tòa Thánh để giải quyết các vấn đề hoàn vũ, củng cố các giá trị thiện hảo,
công lý và nhân bản”.
Tổng Thống Ba Tây Luiz Inácio Lula da Silva:
Hy vọng rằng vị tân giáo hoàng sẽ cổ võ “hòa bình và công lý xã hội cũng như làm
sống lại những giá trị về tinh thần và luân lý của Giáo Hội”.
Tổng Thống Mễ Tây Cơ Vicente Fox:
“Tôi xin nói với ngài là chúng tôi ở bên phía của ngài, là chúng tôi muốn xây
dựng và phát triển mối liên hệ cao cả phi thường đã từng được thiết lập giữa
quốc gia chúng tôi và Vatican”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
theo Zenit 23/4/2005, Zenit cũng phổ biến những lời đã được CNN phổ biến trước
đây về thành phần lãnh đạo chính trị này, như đã được chuyển dịch trên đây.
ĐGH GPII: Các Vị Lãnh Đạo Chư Quốc Hướng Về Vị Giáo Hoàng vừa Tạ Thế
|
Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush: “Người Hoa Kỳ có những lý do đặc biệt để mến yêu con người từ Krakow này”. Ông cho rằng vị giáo hoàng này là nguồn hứng cho hằng “triệu người Hoa Kỳ”. Ông gọi ngài là “Một trong những đại lãnh đạo của lịch sử”.
Tổng Thống Pháp Jacques Chirac: Đức Gioan Phaolô II có một “đức tin bất khả lay chuyển, môä thẩm quyền gương mẫu và nhiệt tâm đáng khâm phục”, ngài “đã chạm đến nhiều tinh thần và tâm can” bằng lòng can đảm và cương quyết của ngài. Lịch sử “sẽ còn lưu vết và hồi niệm về vị giáo tông ngoại thường này, vị có một hồn sống, niềm xác tín và lòng cảm thương đã làm cho sứ điệp tin mừng được vang vọng chưa từng thấy trên khấu trường thế giới”
|
Vị Nguyên Lãnh Đạo Khối Cộng Sản Liên Bang Nga Mikhail Gorbachev: “Việc dấn thân cho tín đồ của ngài là một mẫu gương đáng kể cho tất cả chúng ta”. Nhà lãnh đạo này trước đây đã nói rằng việc sụp đổ của Bức Màn Sắt không thể nào xẩy ra nếu không có vị giáo hoàng này, vị giáo hoàng này đã lên án cộng sản trong lần gặp gỡ đầu tiên của ông và ngài vào năm 1989, sau đó ít lâu Bức Tường Bá Linh đã sụp đổ. “Chúng tôi đã thực sự là hào hứng, mặc dù cuộc đối thoại có lẽ quá cảm xúc. Ngài nói với tôi rằng ngài… rất, rất kị cộng sản”.
Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc Tony Blair: “Lý do tại sao lại xẩy ra đầy những cảm xúc trong mấy ngày vừa rồi là vì bản chất của chính con người này, cho dù quí vị không phải là một người Công giáo hay không phải là Kitô hữu, thật vậy, cho dù quí vị không có tín ngưỡng đi nữa, thì những gì người ta có thể nhìn thấy nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đó là một con người có một niềm tin linh thiêng chân thực và sâu xa, một gương mẫu sáng ngời về những gì đức tin phải tỏ ra. Còn đối với những ai đã từng gặp được ngài, như tôi được may mắn ấy, quí vị có thể thấy điều ấy rất rõ ràng. Thế nhưng ngay cả những ai thực sự chưa được gặp ngài, chưa bao giờ đến gần ngài, cũng có thể thấy điều ấy từ xa”.
Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder: “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết lịch sử. Qua hoạt động của ngài, và qua con người thu hút của mình, ngài đã biến đổi thế giới của chúng ta”. Ông đã ca tụng vị giáo hoàng này đã hoạt động cho “hòa bình, nhân quyền, đoàn kết và công bằng xã hội”.
Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi: “Tất cả chúng ta đều biết ơn về hoạt động không ngừng và đau khổ ngài đã liên lỉ chịu đựng hết mọi hình thức chuyên chế, bạo lực, đán áp và bại luân nhân danh các giá trị của Giáo Hội Công giáo cũng là các giá trị cao cả của phẩm giá con người và tình đoàn kết nhân loại”.
Tổng Thống Ý Carlo Ciampi: “Hỡi những người Ý, cùng với anh chị em tôi khóc thương Đức Thánh Cha, vị giáo hoàng đối với chúng ta là một cận nhân gần gũi. Chúng ta yêu mến ngài, chúng ta ca ngợi ngài về mãnh lực của tư tưởng ngài, về sự can trường của ngài, về lòng nhiệt tình của ngài, về khả năng bày tỏ các giá trị, niềm hy vọng cho tất cả chúng ta, nhất là giới trẻ của chúng ta, giới trẻ trên khắp thế giới. Chúng ta đã ca ngợi việc cởi mở đặc biệt của ngài đối với vấn đề đối thoại liên tôn. Ý quốc đang tiếc thương ngài”.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan nói vị giáo hoàng này là một con người của hòa bình và là một vị đại ủng hộ Liên Hiệp Quốc: “Ngài… hết sức quan tâm đến thế giới chúng ta đang sống, và như tôi, ngài cũng cảm thấy rằng nơi chiến tranh tất cả chúng ta đều là những kẻ bại trận”.
Tổng Thống Ba Tây Luiz Inacio Lula da Silva: “Là một quốc gia nhiều Công giáo nhất thế giới, nơi dân chúng thuộc những niềm tin khác nhau sống hòa hợp với nhau, Ba Tây cảm thấy đau buồn về sự mất đi một trong những con người đã tích cực đánh dấu giai đoạn lịch sử hiện đại này”.
Tổng Thống Phi Luật Tân Gloria Arroyo: “Nhân dân chúng tôi nhận được tin về cái chết của ngài với một cảm giác đau thương và mất mát sâu xa. Ngài là một nhà tranh đấu thánh hảo cho gia đình Phi Luật Tân và cho các giá trị Kitô giáo sâu xa, Vị làm cho hết mọi người chúng ta hằng ngày chiêm ngắm thấy những gì là chân chính, luân thường và linh thánh trong đời sống”.
Tổng Thống nước Pakistan Pervez Musharraf: “Thật là một mất mát lớn cho toàn thế giới. Chúng ta sẽ mãi nhớ đến ngài như là một vĩ nhân, một nhà biện hộ cho công lý và là một con người của hòa bình. Chính quyền và nhân dân Pakistan cảm thấy hết sức buồn đau khi nghe thấy tin ngài qua đời”.
Vị lãnh đạo phong trào Liên Đới Balan và cựu Tổng Thống Balan Lech Walesa: nói rằng Đức Gioan Phaolô II đã tác động việc kết thúc chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. “Không có ngài sẽ không có vấn đề chấm dứt chủ nghĩa cộng sản, hay ít là mãi sau này và việc chấm dứt sẽ xẩy ra đẫm máu” . "[Without him] there would be no end of communism, or at least much later and the end would have been bloody".
Thủ Tướng Do Thái Ariel Sharon: “Đại diện cho chính quyền và quốc gia Do Thái, tôi xin bày tỏ những lời chia buồn về việc qua đi của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và chia sẻ sự thương đau của hằng triệu Kitô hữu và tín hữu ở cả quốc gia Do Thái và khắp thế giới Kitô giáo. Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một con người của hòa bình và là một người bạn của nhân dân Do Thái, vị quen thuộc với cái đặc thù của nhân dân Do Thái và là vị hoạt động cho một cuộc hòa giải lịch sử giữa các dân tộc cũng như cho việc thiết lập các mối liên hệ ngoại giao giữa Do Thái và Vatican hồi cuối năm 1993…. Hôm qua, thế giới đã mất đi một trong những vị lãnh đạo quan trọng nhất của thế hệ chúng ta, vị đã góp phần lớn lao vào việc tái lập tình hữu nghị và hiệp nhất giữa các dân tộc, vị có tấm lòng cảm thông và nhẫn nại sẽ ở với chúng ta nhiều năm tháng”.
Tổng Thống Palestine Mahmoud Abbas: “Chúng ta mất đi ngài là một nhân vật lãnh đạo tôn giáo lừng lẫy, một con người hiến cuộc đời mình để bảo vệ các giá trị của hòa bình, tự do và bình đẳng. Ngài đã bênh vực quyền lợi của nhân dân Palestine, quyền tự do và nền độc lập của họ”.
Nữ Hoàng Hiệp Vương Quốc Elizabeth II: “Vị nữ hoàng này cũng nhớ kỹ hoạt động của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho việc hiệp nhất Kitô giáo, bao gồm cả những liên hệ gần gũi hơn giữa Giáo Hội Công giáo Rôma và Anh giáo” (lời phát biểu từ Điện Buckingham).
Nữ nguyên thủ tướng Hiệp Vương Quốc Margaret Thatcher: “Hằng triệu người mắc nợ ngài về sự tự do và tự trọng của họ. Tòan thế giới được đánh động bởi gương lành của ngài. Đời sống của ngài là một cuộc chiến đấu lâu dài chống lại những thứ gian dối được lợi dụng để hành ác. Bằng việc chiến đấu với những thứ sai lạc của cộng sản và loan truyền phẩm giá thực sự của cá nhân con người, cuộc đời của ngài là một quyền lực luân lý bên trong cuộc chiến thắng ở Cuộc Chiến Tranh Lạnh”.
Nguyên Tổng Thống Tiệp Khắc Vaclav Havel: “Tôi vẫn còn nhớ rõ giây phút vào năm 1978 khi tôi và bạn hữu của tôi biết rằng Karol Wojtyla được bầu làm giáo hoàng. Đó là giây phút hết sức vui mừng cho chúng tôi. Tôi thậm chí nghĩ rằng chúng tôi quá vui đến nỗi nhẩy nhót cả lên”.
Tổng Thống Ái Nhĩ Lan Mary McAleese nói rằng Đức Gioan Phaolô II đã từng là một trụ cột của thế giới tân tiến, khi phục vụ Giáo Hội Công giáo và cho lợi ích của toàn thể nhân loại.
|
Tổng Thống Cuba Fidel Castro: Theo tin của Associated Press thì ông đã bày tỏ những lời phân ưu và tuyên bố ba ngày thương tiếc chính thức từ Chúa Nhật. Trong bức thư gửi cho Vatican được phổ biến hôm Chúa Nhật trên trang nhất của nhật báo Juventud Rebelde, ông đã gọi việc qua đi của vị giáo hoàng này là “một tin buồn” và bày tỏ “những lời phân ưu chân thành nhất của nhân dân và chính quyền Cuba”: “Nhân loại sẽ giữ một ký ức cảm kích về hoạt động không ngừng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho hòa bình, công lý và đoàn kết giữa tất cả mọi dân nước”.
Thủ Tướng Úc Đại Lợi John Howard: nói rằng Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng là “một trụ cột vững chắc và là một con người giầu lòng thương xót và là một tông đồ hòa bình theo đúng ý nghĩa của từ ngữ”. Ông ca tụng vị giáo hoàng này như là một người bạn của tất cả mọi giáo phái Kitô giáo. “Ngài thúc đẩy phong trào đại kết – ngài vươn tới nhân dân Do Thái, tới những người thuộc niềm tin Hồi giáo, và còn là niềm phấn khởi cho thành phần không có tín ngưỡng gì cả”.
Đức Dalai Lama Phật giáo: “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một con người tôi rất trọng vọng. Kinh nghiệm của ngài ở Balan bấy giờ là một nước cộng sản, và những khó khăn riêng của tôi với cộng sản đã cống hiến cho chúng tôi có chung một nền tảng”.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin: “Tôi có những kỹ niệm rất nồng nàn về các cuộc gặp gỡ vị giáo hoàng này. Ngài là một con người khôn ngoan, đáp ứng và cởi mở đối thoại”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo CNN, “World mourns Pope John Paul II”, ngày 3/4/2005