VỚI DO THÁI GIÁO 2006
Đại sứ Do Thái tại Tòa Thánh Oded Ben-Hur: "Vị lãnh đạo đúng đắn nhất để đối phó với sự thách đố rất quan trọng này là Đức Giáo Hoàng"
Do Thái và Công Giáo Tuyên Ngôn Tôn Trọng Sự Sống Con Người
Mối Liên Hệ giữa Do Thái Giáo và Công Giáo trong thời hiện đại
Người Công Chính của Dân Do Thái giữa Những Kinh Hoàng của Cuộc Tế Thần Do Thái
Đại sứ Do Thái tại Tòa Thánh Oded Ben-Hur: "Vị lãnh đạo đúng đắn nhất để đối phó với sự thách đố rất quan trọng này là Đức Giáo Hoàng"
Rome, ngày 21.11.2006 - Đại sứ Do Thái tại Tòa Thánh nhận thấy cần có một chiến dịch giáo dục trên toàn thế giới để đập vỡ bức tường thành kiến, và ông cho rằng Đức Giáo Hoàng có một vai trò thiết yếu.
Ông Oded Ben-Hur là đại sứ Do Thái tại Vatican từ tháng sáu năm 2003. Ông sinh ra tại Do Thái năm 1951, và khởi đầu nghề nghiệp ngoại giao năm 1977. Ông là đại diện toàn quyền trong Cục Đặt Kế Hoạch Chính Sách Do Thái (2000-2003) và đại sứ tại các quốc gia vùng Baltic (1996-1999).
Trong cuộc phỏng vấn này với ZENIT, ngài đại sứ trình bày về đề xuất của ông trong việc yêu cầu Tòa Thánh kêu gọi "Người Kitô giáo trở lại sinh sống tại vùng Trung Đông, đặc biệt các vùng Lebanon và Palestine", bởi vì "họ là những yếu tố quan trọng cho sự hòa bình".
Vấn: Thưa ngài đại sứ, tình hình tại vùng Đất Thánh và các vùng lân cận đã có sự tiến triễn mới và mạnh mẽ. Hiện giờ sự việc như thế nào?
Ô. Ben-Hur: Đây là một đề tài rất phức tạp, mà không thể nói hết trong vài câu. Chúng ta đang chứng kiến một cuộc xung đột diễn ra giữa người dân Palestine, và điều này cũng đang xảy ra ở Lebanon. Một điều mong muốn là từ các cuộc xung đột này sẽ phát xuất một con đường hướng tới sự đàm phán chứ không phải những đe dọa của thành phần cực đoan.
Nên nhớ rằng trong các thập kỷ sau khi nước Do Thái được thành lập vào năm 1948, cuộc xung đột giữa khối Ả rập và Do Thái được định hình bởi sự thù hận mà người Ả rập dành cho Do Thái, vì theo quan điểm của họ, nước này được dựng lên để tẩy rửa lương tâm của người Âu châu sau biến cố Holocaust. Tuy nhiên, giữa thập kỷ 1990, chúng ta chứng kiến một sự thay đổi đáng kể với sự phát triển của trào lưu chính thống Hồi giáo, họ nhân danh Đấng Allah mà mang vào vùng của chúng tôi "văn hóa của sự chết".
Cả Hamas lẫn Hezbollah ngăn cản mọi nỗ lực để đối thoại, họ phủ nhận chính sự hiện diện của nước Do Thái, và họ là biểu hiện địa phương về một mối nguy hiểm trên toàn cầu được gọi là Hồi giáo cực đoan.
Mặc dầu nhiều người trên thế giới cho rằng cuộc xung đột giữa khối Ả rập và Do Thái là "cuộc xung đột trên các cuộc xung đột", vì thế nếu giải quyết xong thì thế giới sẽ tiến một nửa đường đến hòa bình, sự thật lại rất khác.
Có thể nói 85% của tất cả các cuộc tấn công trên thế giới được thực hiện bởi thành phần Hồi giáo cực đoan trên các quốc gia và người dân Hồi giáo ôn hòa như Jodan, Thổ nhĩ kỳ, Tunisia, Indonesia... với mục đích ngăn cản họ đối thoại với Tây phương.
Iran là chứng minh đáng e ngại nhất về sự nguy hiểm này, vì họ tiếp tục xuất khẩu khái niệm cách mạng Hồi giáo theo hướng Shiite, đe dọa sự tồn tại của Do Thái, phủ nhận biến cố Holocaust, bày tỏ ý nguyện rằng toàn thế giới sẽ sống dưới sự cai trị của Hồi giáo. Tôi cho rằng đây là mối quan ngại lớn cho thế giới Kitô giáo. Trên thực tế, chính vì Hezbollah và "những vai trò thuận lợi" của Syria mà Iran gây nên chiến tranh gần đây nhất ở Lebanon.
Vấn: Ông có thấy một lối thoát ra khỏi tình hình này không?
Ben-Hur: Tôi tin rằng nền tảng của tất cả sự va chạm và sự xung khắc là một vực sâu chứa đầy sự vô hiểu biết giữa các tôn giáo và văn hóa, do nhiều thế kỷ trải qua những thành kiến, sự hận thù và chiến tranh.
Cách duy nhất để thoát ra khỏi vòng hung dữ này, theo quan điểm của tôi, là phục hồi một chiến dịch giáo dục và đào tạo liên tục để giúp mọi người trên thế giới xây dựng cầu nối là sự thông cảm và kiến thức để đập vỡ bức tường thành kiến và chống đối giữa các tôn giáo, là nguồn gốc của việc chúng ta bôi nhọ nhau.
Vấn: Nhưng ai có thể khởi xướng chiến dịch này?
Ô. Ben-Hur: Chiến dịch này phải mang tính phổ quát và được xây dựng trên ba phương tiện chính yếu: nguồn tài chánh, các chương trình giáo dục ở trường lớp, và trên hết, những thầy cô đứng đắn.
Dĩ nhiên là các chính quyền và chính trị gia phải đảm trách nỗ lực này. Tuy nhiên, dựa vào tính chất của trách nhiệm, ít khi họ có thể có nhiệm kỳ dài hơn bốn hay năm năm. Vì thế, những người cổ võ cho và cái trục cho "cuộc chạy đua giáo dục" này phải là các vị lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau trên thế giới. Họ không cần phải được tái cử; họ có tầm nhìn cao rộng và động lực lớn lao.
Theo lối suy nghĩ này, điều không thể bỏ qua được là người cổ võ cho nỗ lực này là vị lãnh đạo tôn giáo cao nhất. Trong Hồi giáo không có một vị lãnh đạo duy nhất. Thế giới Do thái giáo bé nhỏ, vì những lý do rõ rệt, có thể để cho mình được hướng dẫn nhưng không thể mở đường.
Vì thế, vị lãnh đạo đúng đắn nhất để đối phó với sự thách đố rất quan trọng này là Đức Giáo Hoàng, đặc biệt dưới ánh sáng của những va chạm gần đây trong việc đối thoại liên tôn.
Vấn: Tương lai của người Kitô giáo ở vùng Trung Đông sẽ ra sao?
Ô. Ben-Hur: Tôi tin rằng hoàn toàn cần có việc Tòa Thánh khởi xướng chiến dịch kêu gọi người Kitô giáo trở lại vùng Trung Đông, đặc biệt là các lãnh thổ Lebanon và Palestine. Các công đồng Kitô giáo luôn là một yếu tố thiết yếu cho hòa bình. Việc họ trở lại để trở nên một phần gắn liền với cơ cấu xã hội trong các vùng này là điều cần thiết.
Ý nguyện hướng tới việc đối thoại liên tôn và xuyên văn hóa chỉ thành công nếu người Kitô giáo có thể trở lại để cùng chung sống với những người anh em Hồi giáo trong cung cách đã được thỏa thuận. Bằng cách này, cho ví dụ, Bethelehem sẽ thêm lần nữa trở nên thành phố hòa bình mà người dân chung sống như trong những thập kỷ trước.
Vấn: Những người hành hương có vai trò gì trong sự phát triển chính trị và xã hội trong vùng?
Ô. Ben-Hur: Tòa Thánh cũng nên kêu gọi thế giới Kitô giáo và thúc đẩy các vị giám mục khuyến khích những cuộc hành hương đến vùng Thánh Địa và các quốc gia lân cận.
Nếu chỉ một trong một nghìn người Công giáo trên thế giới, chiếm khoảng 1,2 tỷ người, đến thăm Thánh Địa mỗi năm, một phong trào sẽ được khởi sinh mang lại ảnh hưởng tích cực đối với sự xung đột giữa khối Ả rập và Do Thái, thay đổi tình trạng tâm lý một cách sâu xa, thu hút đầu tư, phục hồi nền kinh tế trong công nghiệp du lịch để hỗ trợ cho người Palestine, các cộng đồng Kitô giáo ở Do Thái, Lebanon, Jordan, Ai cập, v.v.
Chắc hẳn các khách hành hương sẽ đảm nhiệm vai trò “ngôn sứ hòa bình”.
Vấn: Mối quan hệ giữa Do Thái và Tòa Thánh đang phát triển như thế nào?
Ô. Ben-Hur: Chúng tôi đang bước vào năm thứ 13 có mối quan hệ chính thức, mà trong tiếng Hebrew chúng tôi gọi là ‘năm Bar Mitzvah’, đây là nghi thức truyền thống tượng trưng cho sự chuyển đổi từ tuổi thơ ấu sang tuổi người lớn, có nghĩa là đảm nhận trách nhiệm và trở nên trưởng thành. Tôi hy vọng điều này sẽ xảy ra.
Lịch sử lâu đời của người Do Thái và Kitô giáo làm cho mối quan hệ giữa Do Thái và Tòa Thánh phức tạp và khó khăn, và vì luật điều khiển cuộc phỏng vấn không cho phép dài giòng, tôi sẽ đề cập đến chỉ hai điểm quan trọng để giải thích về tình hình mối quan hệ hiện nay.
Điểm đầu tiên là sự thỏa thuận về tài chánh và kinh tế nhằm thiết lập các quyền lợi và trách nhiệm của các cộng đồng Công giáo tại Do Thái đối với các vấn đề thuế má, tài sản, các địa điểm thánh, quyền lợi sử dụng hệ thống pháp luật, v.v. Cuối tháng 11 đang dự định sẽ có một phái đoàn Do Thái cao cấp đến thăm Vatican để bàn thảo về các đề nghị hướng tới việc vượt qua các trở ngại đang tồn tại và đi đến sự thỏa thuận.
Điểm thứ hai là nhu cầu cổ võ một cú nhảy chất lượng trong mối quan hệ giữa chúng ta, thực hiện một cuộc đối thoại chính trị đích thực với mục tiêu này; một chương trình làm việc về các đề tài và mối quan tâm chung phải được dự thảo và được hỗ trợ bằng các cuộc thăm viếng qua lại của các quan chức cao nhất của hai chính quyền.
Cuối cùng, nhưng không phải ít quan trọng nhất, tôi muốn nhắc lại niềm hy vọng của chúng tôi rằng Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Do Thái trong năm tới.
Vấn: Ông có thấy những dấu hiệu tích cực?
Ô. Ben-Hur: Tôi lạc quan bởi hai lý do. Thứ nhất là vì tôi sinh ra trong một gia đình có cha mẹ, mặc dầu họ đã trải qua nhiều khó khăn, cùng với những đồng bào đã sống sót biến cố Holocaust, đã thành công trong việc xây dựng một quốc gia dân chủ, vững mạnh, và hiện đại, quốc gia cũng đang trong giai đoạn phát triển thứ tư trong việc áp dụng kỹ thuật sinh học và kỹ thuật tiền tố một phần tỉ.
Lý do thứ hai đơn giản là vì ở Do Thái, chúng tôi không thể để cho mình hưởng được cái xa xỉ là sự bi quan. Chúng tôi không thể tự khóa mình trong nhà và thảy chìa khóa xuống biển Mediterranean.
Chúng tôi phải với tay ra để đón nhận bất kể thiện ý nào mà người Ả rập có trong việc đối thoại với chúng tôi và cố gắng cổ võ mọi nỗ lực hòa bình là điều chúng tôi tin tưởng một cách sâu xa.
Kính Gửi Bộ Ngoại Giao Vụ Quốc Gia Do Thái
Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Do Thái xin gửi lời chào tới Bộ Ngoại Giao Vụ của Quốc Gia Do Thái, và muốn chuyển đạt nỗi tiếc xót của Tòa Thánh về tin có một Cuộc Diễn Hành Đồng Nam Tính dự định sẽ xẩy ra tại Giêrusalem trong tuần này.
Tòa Thánh nhiều lần đã lập lại rằng quyền tự do diễn đạt, một quyền lợi được Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền chuẩn nhận, là những gì cần phải có giới hạn chính đáng, đặc biệt khi việc hành sử quyền lợi này phảm đến những cảm thức của các thành phần tín hữu. Rõ ràng là Cuộc Diễn Hành Đồng Tính này được dự định xẩy ra ở Giêrusalem sẽ là những gì tỏ ra muốn xúc phạm tới đại đa số những người Do Thái, Hồi Giáo và Kitô Giáo, bởi tính chất linh thánh của Thành Giêrusalem.
Trong hoàn cảnh này, Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh muốn nhắc lại Bản Tuyên Ngôn Chung của Cuộc Họp Tiểu Ban Song Phương giữa Ủy Ban của Tòa Thánh về Liên Hệ Tôn Giáo với Người Do Thái và Vị Tôn Sư Trưởng của Do Thái, được tổ chức ở Grottaferrata (Rome) hôm 17-19/10/2004, một bản tuyên ngôn viết: ‘Giêrusalem có một tính chất linh thánh đối với tất cả mọi người con cái của tổ phụ Abraham. Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi thẩm quyền liên hệ hãy tôn trọng tính chất này và hãy ngăn cản những cuộc diễn hành trắc nết cũng như bất cứ hành động nào phạm đến các cảm quan của những cộng đồng tôn giáo hiện diện ở Giêrusalem và gắn bó với thành thánh này’.
Bởi thế, Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh tin tưởng rằng Bộ Ngoại Giao Vụ sẽ áp đặt tất cả ảnh hưởng của mình trong việc quyết định ra lệnh cứu xét lại cuộc Diễn Hành này ở Giêrusalem, như dấu hiệu chứng tỏ những cảm mến về tôn giáo của tất cả những ai tôn kính Thành Thánh ấy.
Tòa Khâm Sứ của Tòa Thánh ở Do Thái bày tỏ lòng biết ơn Bộ Ngoại Giao Vụ về việc bộ này chú ý tới vấn đề này và lợi dụng dịp này để lập lại với bộ này việc Tòa Thánh cam đoan hết sức kính trọng bộ này.
Jaffa-Tel Aviv, ngày 8/11/2006
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/11/2006
Do Thái và Công Giáo Tuyên Ngôn Tôn Trọng Sự Sống Con Người
Sau đây là nguyên vănbản tuyên ngôn của Do Thái và Công Giáo đúc kết Cuộc Họp của Ủy Ban Song Phương ở Rôma (26-28/2/2006 theo niên lịch Kitô Giáo hay 28-30 Tháng Shevat năm 5766 niên lịch Do Thái Giáo), giữa phái đoàn Đại Biểu của Ủy Ban Tòa Thánh Về Liên Hệ Tôn Giáo Với Người Do Thái và Đại Biểu của Do Thái Về Liên Hệ Với Giáo Hội Công Giáo.
1. Trong cuộc họp lần thứ sáu của ủy ban song phương được tổ chức ở Rôma này, chúng tôi đã nói tới vấn đề liên hệ giữa sự sống con người và kỹ thuật – suy tư về những tiến bộ vượt bực nơi khoa y học cùng với những thách đố cũng như những cơ hội bao gồm nơi những thứ tiến bộ này.
2. Chúng tôi xin khẳng định những nguyên tắc theo các Truyền Thống tương xứng của chúng tôi như sau: Thiên Chúa là Đấng Hóa Công và là Chúa của tất cả mọi sự sống, và sự sống của con người là những gì linh thánh chính vì, như Thánh Kinh dạy, con người được dựng nên theo Hình Ảnh Thần Linh (x Gen 1:26-27). Vì sự sống là một tặng ân Thần Linh cần phải được tôn trọng và bảo trì, mà chúng tôi buộc phải bác bỏ những ý nghĩ cho rằng con người làm chủ sự sống và bất cứ đảng phái con người nào có quyền định đoạt về giá trị hay giới hạn của nó. Do đó chúng tôi phản đối chủ trương chủ động triệt sinh an tử (được gọi là thương hại sát sinh) như là một việc con người lộng quyền trái phép đối với việc độc quyến của Thần Linh trong vấn đề định đoạt thời gian qua đời của con người.
3. Chúng tôi dâng lời tạ ơn Đấng Hóa Công về những khả năng Ngài đã ban cho nhân loại để chữa lành và bảo trì sự sống, cũng như về những thánh đạt đáng kể trong việc dễ dàng hóa được khoa học, y học và kỹ thuật hiện đại thực hiện về khía cạnh này. Tuy nhiên, chúng tôi công nhận rằng những thành đạt phúc lợi này cũng bao gồm cả nhiều trách nhiệm hơn nữa, bao gồm cả những thách đố sâ xa về đạo lý cùng với những nguy hiểm khả dĩ.
4. Về vấn đề này, chúng tôi xin lập lại các giáo huấn của di sản chúng tôi là tất cả mọi kiến thức và khả năng của con người cần phải phục vụ và cổ võ sự sống con người cùng phẩm vị con người, nên chúng phải hòa hợp ăn khớp với các thứ giá trị về luân lý được bắt nguồn từ các nguyên tắc được nói đến trên đây. Bởi vậy cần phải hạn chế việc áp dụng khoa học và kỹ thuật với nhận thức về sự kiện là không phải mọi sự khả dĩ về kỹ thuật đều hợp đạo lý.
5. Việc tôn trọng và chăm sóc cho sự sống của con người cần phải là mệnh lệnh luân lý phổ quát được hết mọi xã hội dân sự cùng với luật lệ của họ bảo đảm, hầu phát động một nền văn hóa sự sống.
6. Vì bác bỏ chủ trương của con người trong việc cướp quyền Thần Linh trong việc định đoạt thời gian chết chóc, chúng tôi khẳng định trách nhiệm phải làm hết sức để giảm bout tình trạng khổ đau của con người.
7. Chúng tôi kêu gọi những người hoạt động về y khoa và các khoa học gia hãy gắn bó với và tuân theo sự khôn ngoan chỉ dẫn của tôn giáo trong tất cả mọi vấn đề về sự sống và sự chết. Bởi đó, chúng tôi khuyến dụ là trong những vấn đề như thế, ngoài việc tham vấn cần phải có đối với những gia đình trong cuộc, vấn đề bao giờ cũng cần phải được tham vấn với các vị thẩm quyền tôn giáo đương nhiệm.
8. Niềm xác tín chúng tôi chia sẻ, niềm xác tín rằng sự sống trên trần gian này chỉ là một giai đoạn duy nhất cho cuộc hiện hữu của linh hồn, chẳng những cần phải dẫn chúng ta tới chỗ tôn trọng hơn đối với cái bình – là hình thể con người – chất chứa linh hồn ở trên đời này. Bởi đó, chúng tôi hoàn toàn bác bỏ quan điểm cho rằng bản chất tạm bợ của việc con người hiện hữu trên trái đất này cho phép chúng ta được dụng cụ hóa nó. Về vấn đề này, chúng tôi mạnh mẽ lên án bất cứ loại đổ máu nào để phát động bất cứ ý hệ nào – nhất là nếu điều này lại được thực hiện nhân danh Tôn Giáo. Hành động như thế chính là tục hóa Danh Thánh Thần Linh vậy.
9. Bởi thế, chúng tôi tìm cách thăng tiến công ích của nhân loại bằng việc cổ võ lòng trọng kính đối với Thiên Chúa, đối với tôn giáo, đối với những biểu hiệu của tôn giáo, đối với những Nơi Thánh và những Nhà Thờ Phượng. Cần phải loại trừ và lên án việc lạm dụng bất cứ sự gì trong những điều này.
10. Những việc lạm dụng như thế cùng với những căng thẳng hiện nay giữa các nền văn minh cũng đồng thời đòi chúng ta phải vượt ra ngoài cuộc đối thoại song phương của chúng ta là cuộc đối thoại có tính chất thúc bách đặc thù của nó. Bởi thế chúng tôi tin rằng chúng tôi có nhiệm vụ bao gồm cả thế giới Hồi Giáo cùng thành phần lãnh đạo của thế giới này trong việc tham gia vào cuộc trân trọng đối thoại và hợp tác. Ngoài ra chúng tôi kêu gọi các vị lãnh đạo thế giới hãy cảm nhận khả năng thiết yếu của chiều kích tôn giáo trong việc giúp giải quyết các vấn đề xung khắc và xung đột, và kêu gọi họ hãy ủng hộ việc đối thoại liên tôn cho mục đích ấy.
Rôma ngày 28 Tháng Hai năm 2006 – ngày 30 Tháng Shevat năm 5766
Tôn Sư Trưởng Shear Yashuv Cohen, (Chủ Tịch Phái Đoàn Đại Biểu Do Thái)
Tôn Sư Trưởng Ratson Arussi
Tôn Sư Trưởng Yossef Azran
Tôn Sư Trưởng David Brodman
Tôn Sư Trưởng David Rosen
Ông Oded Wiener
Vị Lãnh Sự Shmuel Hadas
Đức Hồng Y Jorge Mejía, (Chủ Tịch Phái Đoàn Đại Biểu Công Giáo)
Đức Hồng Y Georges Cottier, O.P.
Đức Giám Mục Giacinto-Boulos Marcuzzo
Đức Ông Pier Francesco Fumagalli
Cha Norbert Hofmann, S.D.B.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/3/2006
Mối Liên Hệ giữa Do Thái Giáo và Công Giáo trong thời hiện đại
(tiếp Hitler và Giáo Hoàng Piô XII 7 Thứ Ba)
Trái với al-Husseni và chủ thuyết cực đoan chống Do Thái của Ông, ĐGH Gioan Phaolô II lại phát triển triết thuyết “Do Thái truyền thống” trong thời gian Giáo Hòang của Ngài. Ông George Weigel nhận định như sau: Từ khi được bầu chọn vào ngôi vị Giáo Hòang vào năm 1978, Đức Gioan Phaolô II đã bỏ nhiều công sức để thiết lập cuộc đối thọai giữ Công giáo và Do Thái giáo. Buổi đẩu gặp gở với các đại diện của Cộng đồng người Do Thái ở Rôma vào ngày 12/3/1979, Đức Gioan Phaolô II đã lưu ý rằng: “Hai Cộng Đồng tôn giáo chúng ta có liên hệ và sự liên lạc chặt chẻ ngay ở căn tính tương đồng của nhau”. Cuộc đối thọai giữa Do Thái giáo và Công giáo, nhìn theo quan điểm của người Công giáo, là một bổn phận tôn giáo.
Suốt thập niên 1980, Đức Gioan Phaolô II đã mạnh mẻ kết án những hành động khủng bố nhằm vào các Hội đường Do Thái và Cộng Đồng Do Thái ở Vienna và Rôma. Ngài cũng luôn lên án phong trào bài Do Thái ở Âu Châu. Trong khi đó các nhà lãnh đạo khác ở Âu Châu lại không muốn có lập trường chống lại sự nổi dậy của phong trào Hồi Giáo chống Do Thái, phong trào này là một phần trong chương trình “Hồi Giáo hóa Âu Châu”. Điều này đặc biệt đúng tại Pháp là nơi những người theo Hồi Giáo chiếm tỷ lệ khỏang 10% dân số Pháp.
Thực ra Đức Gioan Phaolô II là người thừa kế tinh thần của Đức Piô XII. Những kẻ chỉ trích vô lối thái độ mà họ gán cho là chống Do Thái của Đức Piô XII và Gioan Phalô II, lại ít dám kết án những cuộc bạo động chống Do Thái tại Isarel, tại Pháp và các nơi khác; những cuộc bạo động này đã xảy ra thực sự và có nhiều tài liệu đã ghi lại, thế mà họ đã chẳng dám lê án gì cả.
Ngày nay, 60 năm sau “cuộc Tàn sát người Do Thái”, cần phải ghi nhớ rằng: trái ngược với truyền thuyết được phổ biến rộng rãi do các kẻ chỉ trích các Đức Giáo Hòang một cách bừa bãi gây nên, chính những nhà lãnh đạo Hồi giáo cực đoan và mạng lưới khủng bố của họ, chứ không phải là thời đại Giáo hòang hiện đại và các nhà lãnh đạo Công Giáo đương thời, đã đóng một vai trò lớn và cực đoan làm nổi dậy và phát triển phong trào chống Do Thái.
Đức Gioan Phaolô II và Đức Piô XII là những người bạn rất chung thủy của người Do Thái. Vị Giáo Hòang kế vị Đức Gioan Phaolô II là Đức Bênêđíctô XVI cũng thế. Hồi còn là Hồng Y Joeph Ratzinger, Ngài đã viết: “Món Quà Giáng Sinh” là “Di sản của Abraham”. Ngài đã kết án cả những phong trào Kitô giáo chống Do thái, cũng như kết án “Cuộc Tàn Sát” người Do Thái của Đức Quốc Xã.
Vào thời điểm này của năm 2005, cũng như vào thập niên 1930 và 1940, các vị Giáo Hòang đã và vẫn là những người bạn của người Do Thái. Những kẻ chối bỏ điều đó là chối bỏ lịch sử và tệ hại hơn nữa, họ lại tạo ra một tấm màn che dấu sự kiện chống Do Thái của thời đại chúng ta hôm nay.
(XIN CHÚA THƯƠNG XÓT CHÚNG CON!
XIN CHÚA NỐI KẾT CHÚNG CON NÊN MỘT TRONG TÌNH YÊU CHÚA!
XIN CHÚA THƯƠNG BAN BÌNH AN CHO THẾ GIỚI CHÚNG CON!)
Linh Mục Anphongso Trần Đức Phương
Người Công Chính của Dân Do Thái giữa Những Kinh Hoàng của Cuộc Tế Thần Do Thái
Ngày Tưởng Niệm Cuộc Tế Thần là ngày 27/1/2006 và là ngày được giành để tưởng niệm “Người Công Chính Giữa Các Dân Nước”, thành phần đã cứu người Do Thái thoát khỏi những trại tử thần của Đảng Nazi.
Để biết được ý nghĩa của việc nhìn nhận cao cả nhất giành cho những cá nhân không phải là người Do Thái đây, mạng điện toán toàn cầu Zenit đã phỏng vấn một phần tử của Ủy Ban Tuyển Chọn ‘Người Công Chính Giữa Các Dân Nước’ là Nathan Ben Horin, một ủy ban thuộc về tổ chức Yad Vashem là Thẩm Quyền Về Việc Tưởng Nhớ Chư Vị Tử Đạo Tế Thần Và Chư Vị Anh Hùng Liệt Sĩ.
Sinh ra ở Đức quốc, ông Horin mới đến Rôma để ra mắt một tác phẩm về chủ đề này. Ông đã sống ở Pháp và tham gia vào Cuộc Kháng Cự. Ông đã đại diện cho xứ sở của ông về lãnh vực ngoại giao, và ở Ý, đã làm việc ở Tòa Thánh từ năm 1980 đến 1986, thời điểm Tòa Thánh chưa chính thức ngoại giao với Do Thái.
Vấn: Tại sao tưởng nhớ Người Công Chính với những câu truyện trên 60 năm trước đây?
Đáp: Đó là một dấu hiệu cho niềm hy vọng cao cả và đầy tin tưởng vào bản tính nhân loại, khi lấy làm tâm điểm cho Ngày Tưởng Niệm Cuộc Tế Thần Do Thái năm nay cái kinh nghiệm của Người Công Chính giữa Các Dân Nước. Hành động này chỉ là tia sáng duy nhất trong một vực thẳm tối đen cho những năm tháng của Cuộc Tế Thần này.
Bằng quyết định của mình, họ chứng thực là con người ta không phải hoàn toàn hèn yếu, tàn bạo, hoang thú, song họ cũng có thể yêu thương tha nhân, đoàn kết con người và xả thân đến hiến mạng sống mình.
Theo các chứng từ của thành phần được cứu, vấn đề thường được xác nhận là những ai ra tay giúp đỡ thì chẳng những cứu họ về thể lý mà còn phục hồi nơi thành phần được cứu niềm tin tưởng vào con người nữa; một niềm tin đã bị quằn quại bởi những dày vò và các cảnh khiếp đảm của chiến tranh.
Primo Levi, một cây bút sống còn ở trại Auschwitz, trong tác phẩm nổi tiếng “Nếu Đây Là Một Con Người”, đã thuật lại làm cách nào ở trong trại này có một công nhân dân sự người Ý đã đem đến cho ông ta, hằng ngày trong vòng 6 tháng trời, một miếng bánh và những thứ còn dư thừa của mình, cho ông tấm áo nịt của mình đầy những chỗ vá, đã viết một tấm thiệp cho ông ta và cũng trả lời cho ông ấy.
Primo Levi viết: “Đối với tất cả những điều ấy, ông ta không hề đòi hỏi hay chấp nhận bất cứ một điều bồi hoàn nào, vì ông ta là một con người tốt lành và chân thành….”.
Levi viết tiếp: “Tôi nghĩ rằng chính nhờ Lorenzo mà tôi mới được sống tới ngày hôm nay, không phải chỉ vì việc giúp đỡ về vật chất của con người này, mà còn liên lỉ nhắc nhở cho tôi, bằng việc hiện diện của con người ấy, bằng cách thức sống tốt lành một cách chân tình và dễ chịu của con người ấy, là một thế giới công chính vẫn còn hiện hữu bên ngoài chúng ta đây, một cái gì đó và một con người nào đó vẫn còn tinh tuyền và thành thực, không băng hoại hay dã man tàn bạo, một kẻ lạ mặt đối với hận thù và sợ hãi. Nhờ Larenzo mà chính tôi đã không quên rằng tôi là một con người”.
Con người này, Lorenzo
Perone, được Yad Vashem công nhận là Người Công Chính Giữa Các Dân Nước vào năm
1998, theo lời yêu cầu của Renzo, con trai của Primo Levi.
Vấn:
Ý nghĩ “Người Công Chính Giữa Các Dân Nước” từ đâu mà có?
Đáp: Theo truyền thống Do Thái, quan niệm công chính đóng vai trò chính yếu.
Một trong những đề tài của Talmudic dạy rằng thế giới hiện hữu nhờ công nghiệp của thành phần công chính. Sách khác dạy rằng Thiên Chúa sẽ không hủy diệt thế giới bao lâu còn 50 người công chính.
Vào Thời Trung Cổ, thành phần dân bị bắt bớ tàn bạo ở khắp Âu Châu đã nới rộng chữ Người Công Chính Giữa Các Dân Nước cho cả những người Do Thái không tác hành một cách thích đáng.
Sauk hi xẩy ra Cuộc Tế
Thần Do Thái, nó được chọn làm tước hiệu vinh dự được giành cho những người
ngoài Do Thái dám liều mạng sống mình và họ hàng quyến thuộc của mình để cứu lấy
những người anh chị em Do Thái của họ.
Vấn:
Đâu là sự liên hệ giữa “việc tưởng niệm” này và Người Công Chính?
Đáp: Nhân dân Do Thái thường được gọi là dân của việc tưởng niệm. Mệnh lệnh “tưởng nhớ” và “không được quên” được lập lại nhiều lần trong Thánh Kinh. Nó là một lệnh truyền liên quan tới việc tuân giữ các chị thị của Thiên Chúa và hành động của Ngài trong lịch sử.
Liên quan tới lịch sử mới đây thì mệnh lệnh này liên quan chẳng những tới sự dữ phải chịu mà còn đến cả sự thiện được lãnh nhận nữa.
Khi Quốc Hội Do Thái thiết lập tổ chức Việc Tưởng Niệm Yad Vashem vào năm 1953 để kéo dài việc tưởng niệm 6 triệu người Do Thái là nạn nhân của tính cách dã man tàn bạo của Đảng Nazi, thì quốc hội cũng ủy thác cho nó công việc tri ân thành phần Công Chính giữa Các Dân Nước.
Làm như thế, Quốc Hội Do Thái muốn khẳng định là chẳng những thành phần được cứu mà toàn dân Do Thái phải mang ơn mắc nợ việc nhìn nhận và tôn vinh liên quan tới Người Công Chính.
Vấn: Đâu là tiêu chuẩn và phương thức để công nhận một Người Công Chính?
Đáp: Vào năm 1962, Yad Vashem đã thiết lập một thứ quần chúng độc lập để điểm danh Người Công Chính Giữa Các Dân Nước theo 3 tiêu chuẩn: người ra tay cứu giúp biết được tông tích Do Thái của người bị bách hại; hành động của họ là những gì gây nguy hiểm đến mạng sống, tình trạng an toàn và tự do của họ; việc giúp đỡ ấy không có điều kiện nào về lợi lộc vật chất cả.
Ủy ban, dưới vai trò chủ tịch của vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, được làm nên bởi những cá nhân đủ tư cách trong số thành phần pháp viên và sử gia tự nguyện. Theo nguyên tắc thì họ là những người con sống sót của Cuộc Tế Thần Do Thái.
Ngày nay, một thế hệ khác đang đến. Ủy ban này có ba phụ ủy ban và các quyết định đòi phải đạt đa số. Khi vấn đề đa số ít hay là trường hợp đặc biệt phúc tạp thì vấn đề được chuyển đến cuộc đại hội.
Các thứ hồ sơ yêu cầu công nhận một Người Công Chính nào đó đều được thu góp ở Phân Bộ Người Công Chính của Yad Vashem là phân bộ cử một phần tử của ủy ban này, có khả năng về lịch sử và ngôn ngữ thuộc xứ sở của Người Công Chính xin được công nhận ấy, để điều hướng và tác hành như phát ngôn viên của ủy ban.
Nhân vật này cần phải thu thập các chứng từ trực tiếp từ người Do Thái được cứu, hay nếu những người được cứu không còn sống nữa, thì từ họ hàng thân thuộc hoặc các người nào có thể cung cấp các dữ kiện đáng tin cậy. Cũng cần phải có một lời phát biểu nào đó từ người ra tay cứu giúp, hoặc nếu không có được từ người này thì họ hàng thân thuộc của họ hay cá nhân nào hiểu biết về và đồng thời với biến cố xẩy ra.
Việc nhìn nhận Công Chính được thực hiện căn cứ vào cá nhân và không bao giờ vào các nhóm hay các hiệp hội.
Nhân vật rat ay cứu giúp được nhìn nhận sẽ được tặng một huy chương ad hoc và một bằng tôn vinh. Chiếc huy chương được in câu Sách Talmud là: “Ai cứu một mạng sống là cứu toàn thế giới”. Giáo huấn cổ kính này khẳng định là chính mỗi người là một thế giới.
Lễ nghi tưởng thưởng bằng tôn vinh, một bằng tôn vinh duy nhất được quốc gia Do Thái trao tặng cho thành phần dân sự, diễn ra tại Giêrusalem, ở Đài Tưởng Niệm Yad Vashem, hay ở xứ sở của nhân vật được tôn vinh bởi sứ quán ngoại giao Do Thái.
Cho tới mới đây việc công nhận mới có quyền trồng một cây trên đại lộ của Người Công Chính của Yad Vashem. Lệ này được thay thế bởi việc đặt tấm bảng khắc ghi có tên của Người Công Chính trên Bức Tường Tôn Vinh của Đài Tưởng Niệm vì thiếu chỗ.
Cho đến này đã có 21 ngàn người được công nhận là Người Công Chính giữa các Dân Nước. Tiếc thay, tông tích của nhiều Người Công Chính vẫn chưa được biết tới; họ được nhớ đến ở một con đường mòn do Yas Vashem giành riêng để tưởng nhớ tới thành phần Công Chính Khuyết Danh.
Vấn:
Lịch sử về Người Công Chính dạy cho chúng ta những gì?
Đáp: Người Công Chính được chúng tôi tôn kính là những con người quảng đại, có một đời sống nội tâm dường như không được sửa soạn trước để họ có thể đóng vai trò anh hùng, hay đi đến những quyết định sống chết. Trong hầu hết các trường hợp thì quyết định của họ là những gì tự phát, xẩy đến như là một phản ứng trước một thực tại sai trái, không thể nào chấp nhận được với nguyên tắc luân lý được ăn sâu trong lương tâm của họ.
Tác hành như vậy, họ biết rằng họ vi phạm tới luật pháp và đặt mình vào trường hợp phạm pháp, những gì họ chưa quen thuộc, với tất cả nguy cơ kèm theo quyết định của họ đối với chính bản thân họ cũng như với gia đình của họ.
Vấn đề đáng cảm phục trong nhiều trường hợp cứu giúp ở đây đó là tài khéo léo mưu mẹo được những người ấy sử dụng trong những lúc khủng hoảng, hoàn toàn thành thật, để chống lại những mụch đích của Đảng Nazi. Có vô số trường hợp việc cứu trợ người bị bắt bớ được cống hiến một cách tự phát chứ không cần phải được yêu cầu.
Ở đâu những con người khác tỏ ra giả vờ như không thấy, hay tệ hơn nữa, cố ý chấp nhận những qui chuẩn phi nhân của Thứ Trật Tự Mới của Nazi, hoặc thậm chí còn cộng tác với thành phần bách hại, thì Người Công Chính lại có được một sức mạnh về luân lý để đương đầu với những hiểm nguy của các việc trả thù. Một số trong họ đã phải trả một giá cao bằng chính sự sống của mình. Đáng chúc tụng biết bao việc làm đáng ghi nhớ của họ!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/2/2006
Tác phẩm mới xuất bản mang tựa đề “Thành Phần Công Chính của Ý Quốc: Những Người Không Phải Do Thái Đã Cứu Người Do Thái từ Năm 1943 đến 1945”, hôm Thứ Sáu 3/2/2006, được ra mắt tại Sảnh Đường Hội Nghị Quốc Tế của Bộ Ngoại Giáo Vụ Ý Quốc.
Tác phẩm này do nhà xuất bản Mondadori phát hành, được phát động và cổ võ bởi Tòa Lãnh Sự Ý ở Do Thái và Học Viện Văn Hóa Ý Quốc ở thủ đô Do Thái Tel Aviv. Tác phẩm này sẽ được tung ra thị trường vào tuần sau.
Tác phẩm này là thành quả của cuộc nghiên cứu được kêu gọi bởi tổ chức Yad Vashem, Chư Vị Tử Đạo Tế Thần và Thẩm Quyền Tưởng Niệm Chư Vị Anh Hùng, có trụ sở ở Giêrusalem. Nhóm này tặng tước hiệu “Công Chính Giữa Các Chư Quốc” cho những ai không phải là người Do Thái dám liều mạng cứu người Do Thái khỏi bị đẩy ải và chết chóc.
Thành phần “Công Chính” được tổ chức này nhìn nhận lên tới con số trên 20 ngàn, trong đó có 400 người Ý. Lịch sử của 387 người Ý này được bao gồm trong tác phẩm đây.
Trong buổi ra mắt tác phẩm này, Bộ Trưởng Ngoại Giao Ý là Gianfranco Fini, phó chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã cắt nghĩa là 400 người “Công Chính” Ý quốc là “chứng cớ về một hiện tượng đang càng ngày càng trở nên lớn rộng và lan tràn”, “những mảnh trong bức vi thạch của nhân loại sáng lạng và đáng ca ngợi, một chứng cớ góp phần quan trọng cho lịch sử Ý quốc”.
Vị Lãnh Sự Nathan Ben Horin, một phần tử thuộc Ủy Ban của tổ chức Yad Vashem cho Người Công Chính, đã xác nhận rằng theo việc nghiên cứu của ông, “dân chúng Ý đã chứng tỏ mình ra như một trong những con người nhân đạo nhất ở Âu Châu”.
Ông Arrigo Levi, cố vấn ngoại giao vụ của tổng thống Ý đã cho biết làm thế nào gia đình của ông đã sang Á Căn Đình để tránh thoát đảng Nazi. Trong việc thu thập các chứng từ liền ngay sau Thế Chiến II, ông Levi cho biết ông tin rằng “con số thành phần “Công Chính” Ý quốc khoảng chừng 10 ngàn, trong số đó, dân thuộc Giáo Hội Công Giáo đã đóng một vai trò quan trọng.
Sử gia Andrea Riccardi, chủ tịch của Cộng Đồng Sant’Egidio, nhấn mạnh rằng, mặc dù thế giới Do Thái và Công Giáo không giao tiếp với nhau về phương diện xã hội, nhưng nhiều vị giám mục, linh mục và tu sĩ đã nhúng tay vào việc cứu dân Do Thái.
Sử gia Liliana Picciotto, thuộc Trung Tâm Văn Kiện Do Thái Hiện Đại ở Milan, một cơ quan coi sóc việc ấn bản Ý ngữ cuốn sách mới này, đã cho biết những những con số trong thời khoảng này. Năm 1943, có 43 triệu người Ý và khoảng 32 ngàn người Do Thái, trong số dân chúng Do Thái này có 8 ngàn bị đầy ải và 24 ngàn được cứu vớt.
Ý hãnh diện là một trong những con số cao nhất ở Âu Châu về thành phần dân Do Thái được cứu khỏi bị Tế Thần, và ông Picciotto qui việc này cho việc “Chống Cự về dân sự xẩy ra ở toàn Âu Châu cũng như ở xứ sở chúng ta, bắt đầu từ hàng giáo sĩ”.
Trách nhiệm được Giáo Hội Công Giáo thực hiện là những gì rõ ràng nơi những câu truyện của Người Công Chính trong cuốn sách này. Trong số 387 nhân vật được kể đến, có 58 vị giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ. Không kể vô khối giáo dân đã cứu người Do Thái bằng việc trợ giúp của các tòa lãnh sự, các tòa giám mục, các giáo xứ, các tu viện và các tổ chức khác của Giáo Hội.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
2/2/2006
Trọng Kính Ngài Tôn Sư Trưởng,
Quí Bạn Thân Mến: “Nguyện Chúc Bình An!”
“Chúa là sức mạnh của tôi và là bài ca của tôi, Ngài đã trở nên phần rỗi cho tôi” (Ex 15:2): Đây là bài ca của Moisen và con dân Yến Duyên, khi Chúa cứu dân Ngài khi họ băng qua biển cả đại dương. Isaia cũng đã hát như thế: “Này đây, Thiên Chúa là Đấng cứu độ của tôi; tôi sẽ tin tưởng và không hãi sợ; vì Chúa là Thiên Chúa trở thành sức mạnh và bài ca của tôi, và Ngài đã trở nên phần rỗi cho tôi” (12:2).
Việc quí bạn đến viếng thăm làm tôi hết sức vui mừng, và nó khiến tôi phải lập lại cùng quí bạn bài ca tạ ơn cho phần rỗi này. Nhân dân Yến Duyên đã được giải thoát nhiều lần khỏi bàn tay của các kẻ thù địch họ, và trong những lúc thê thảm của Shoah, bàn tay của Đấng Toàn Năng đã hướng dẫn và nâng đỡ họ. Hồng ân của Vị Thiên Chúa Giao Ước luôn hỗ trợ họ, ban cho họ sức mạnh để thắng vượt các cuộc thử thách. Cộng đồng Do Thái của quí bạn, hiện diện ở Rôma đây trên 2000 năm nay, cũng mang chứng từ cho việc chú ý ưu ái này của Thiên Chúa.
Giáo Hội Công Giáo gần gũi quí bạn và là thân hữu của quí bạn. Phải, chúng tôi yêu mến quí bạn và không thể nào không yêu mến quí bạn, “nơi các vị Cha Ông”: Vì các vị mà quí bạn là những người rất thân ái đối với chúng tôi và là những người anh em thân thương (x Rm 11:28b). Sau Công Đồng Chung Vaticanô II, việc quí mến và tin tưởng hỗ tương này giữa chúng ta đã tăng tiến. Những liên lạc huynh đệ hơn và thân ái hơn đã phát triển, trở nên gia tăng thậm chí hơn nữa trong giáo triều của vị tiền nhiệm tôi là Đức Gioan Phaolô II.
Trong Chúa Kitô, chúng tôi được tham dự vào gia sản của các Vị Cha Ông, để “đồng lòng” (Zep 3:9) phụng sự Đấng Toàn Năng, được ghép thành một “cây thánh” dân Chúa duy nhất. Là Kitô hữu, sự kiện này khiến chúng tôi nhận thức rằng, với quí bạn, chúng tôi được thông phần vào trách nhiệm hợp tác cho thiện ích của tất cả mọi dân tộc, trong công lý và hòa bình, trong sự thật và tự do, trong thánh thiện và yêu thương.
Chú ý tới sứ vụ chung này, chúng tôi không thể nào không lên án và mạnh mẽ chiến đấu chống lại hận thù và hiểu lầm, bất công và bạo lực đang là những gì làm cho tâm hồn của thành phần nam nữ thành tâm thiện chí lo âu. Như thế, làm sao chúng tôi lại không đau khổ và quan tâm tới những hình thức mới mẻ bài Do Thái cho được?
Trọng kính Ngài Tôn Sư Trưởng, cách đây ít lâu, ngài đã được ủy thác cho việc hướng dẫn tinh thần cho cộng đồng Do Thái Rôma; ngài đã lãnh nhận trách nhiệm này với đầy những kinh nghiệm của mình là một nhà học giả và là một tiến sĩ, vị đã chia sẻ niềm vui nỗi buồn của rất nhiều người. Tôi xin gửi đến ngài những lời chúc mừng tốt đẹp nhất cho sứ vụ của ngài và xin ngài hãy tin tưởng vào lòng quí mến và thân tình của tôi cùng những người cộng tác với tôi. Có nhiều nhu cầu và thách đố ở Rôma cũng như trên thế giới đang mời gọi chúng ta hãy liên kết bàn tay và tấm lòng trong những hoạt động cụ thể của tình đoàn kết, cống lý (“tzedek”) và bác ái (“tzedekah”). Cùng nhau chúng ta có thể thực hiện việc chuyển giao ngọn đuốc Thập Giới và niềm hy vọng cho các thế hệ trẻ.
Xin Đấng Hằng Hữu chăm sóc ngài cùng toàn thể cộng đồng Do Thái Rôma! Trong giây phút đặc biệt này đây, tôi muốn sử dụng lại lời nguyện cầu của Giáo Hoàng Clêmentê I, xin phúc lành của Trời Cao đổ xuống trên quí bạn. “Xin ban cho chúng tôi và tất cả những ai sống trên trái đất này sự hòa hợp và an bình, như Ngài đã ban cho cha ông chúng tôi khi các vị kêu cầu danh Ngài trong tin tưởng và chân lý” ("To the Corinthians" 60,4). "Shalom – Nguyện Chúc Bình An!"
Vị Tôn Sư
Trưởng đã ngỏ lời cám ơn ĐTC về lời công khai tỏ ra cương quyết chống việc bài
Do Thái và nạn khủng bố cực đoan.
Về vấn đề liên hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Do Thái Giáo đã được Đức Gioan Phaolô II phát động, vị tôn sư trưởng này nhìn nhận rằng:
“Từ giây phút đầu tiên của tân giáo triều này, vấn đề xác tín đã trở nên sáng tỏ, đó là chẳng những không lùi bước trước con đường đang tiến tới mà con tiếp tục con đường đã thực hiện nữa. Niềm xác tín này của chúng tôi được xác quyết bởi nhiều hành động của ngài, bởi nhiều lời phát biểu của ngài, bởi cảm tính bài bác việc bài Do Thái quá khứ và hiện tại, bởi việc lên án nạn khủng bố cực đoan, và bởi việc chú trọng tới quốc gia Do Thái, tất cả đều là những cứ điểm thiết yếu và chính yếu đối với nhân dân Do Thái vậy”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/1/2006