“Tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo được kêu gọi để cổ võ một nền văn hóa hòa bình”

 

Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn chúc mừng Mùa Lễ Chay Tịnh Ramadan Hồi Giáo 2007

 

Các Bạn Tín Đồ Hồi Giáo thân mến,

 

1.-           Tôi cảm thấy đặc biệt hân hoan được gửi đến các bạn lần đầu tiên lời chào thân hữu và nồng thắm nhất của Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn nhân ngày lễ hoan lạc ‘Id al- Fitr của các bạn, một ngày lễ kết thúc mùa Ramadan chay tịnh và nguyện cầu kéo dài cả tháng trời. Tháng này bao giờ cũng là một thời điểm quan trọng đối với cộng đồng của tín đồ Hồi Giáo, và cống hiến cho mỗi một phần tử của cộng đồng này một nghị lực mới cho cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội của họ. V ấn đề ở đây đó là chúng ta tất cả làm chứng cho niềm tin đạo giáo của chúng ta bằng một đời sống càng ngày càng gia tăng việc hội nhập với và tuân hợp với dự án của Đấng Hóa Công, một đời sống liên quan tới việc phục vụ anh chị em của chúng ta trong việc đoàn kết hơn và huynh đệ hơn với các phần tử thuộc các tôn giáo khác cũng như với tất cả mọi con người nam nữ thành tâm thiện chí, một niềm ước mong cùng nhau hoạt động cho công ích.

 

2.                   Trong những thời điểm hỗn loạn chúng ta đang trải qua đây thì các tín hữu tôn giáo, với tư cách là thành phần tôi tớ của Thiên Chúa, trước hết có nhiệm vụ phải hoạt động cho hòa bình, bằng cách tỏ ra tôn trọng những niềm xác tín của cá nhân và cộng đồng khắp nơi qua việc thực thi quyền tự do tôn giáo. Quyền tự do tôn giáo, một quyền lợi không được trở thành một thứ tự do thuần túy của việc thờ phượng, là một trong những khía cạnh thiết yếu của quyền tự do theo lương tâm, một quyền lợi của hết mọi người và là nền tảng cho các quyền lợi của con người. Nó đòi hỏi là cần phải xây dựng một nền văn hóa hòa bình và đoàn kết giữa con người với nhau để hết mọi người có thể mạnh mẽ tham gia vào việc kiến tạo nên  một xã hội càng ngày càng huynh đệ hơn, làm mọi sự có thể để loại trừ, lên án và cự tuyệt hết mọi phương tiện bạo lực là những gì không bao giờ lại dotôn giáo khích động, vì nó làm tổn thương đến chính hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người. Chúng ta biết rằng bạo lực, nhất là khủng bố tấn công một cách mù quáng vô số nạn nhân vô tội, là những gì không thể giải quyết được các xung khắc và chỉ dẫn tới một loạt chết chóc của hận thù hủy diệt, tác hại tới nhân loại và các xã hội.

 

3.             Là thành phần tín hữu đạo giáo, tất cả chúng ta cần  phải trở thành những nhà giáo dục của hòa bình, của nhân quyền, của một thứ tự do tôn trọng mỗi một con người, nhưng cũng bảo toàn những liên kết về xã hội ngày càng vững chắc, vì con người cần phải lưu ý tới anh chị em đồng loại của mình không trừ ai. Không được loại trừ một cá nhân nào trong cộng đồng quốc gia vì chủng tộc, tôn giáo hay vì bất cứ đặc tính nào khác.  Là những phần tử thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau, chúng ta cùng nhau được kêu gọi để truyền bá một giáo huấn tỏ ra trận trọng tất cả mọi con người tạo sinh, một sứ điệp yêu thương giữa các cá nhân v ới nhau và giữa các dân tộc với nhau. Chúng ta đặc biệt có trách nhiệm bảo đảm rằng giới trẻ của chúng ta, thành phần lãnh đạo thế giới ngày mai, được huấn luyện theo tinh thần này. Trước hết đó là trách nhiệm của gia đình rồi mới tới của những ai tham gia vào thế giới giáo dục, cũng như của các thẩm quyền dân  sự và tôn giáo, tất cả đều có nhiệm vụ lưu ý tới việc truyền đạt một giáo huấn chân chính. Họ cần phải cung cấp cho hết mọi người một thứ giáo dục thích đáng với những trường hợp của con người nam nữ, nhất là một thứ giáo dục về dân sự kêu mời con người trẻ hãy tôn trọng những ai ở chung quanh, và coi những người ấy là anh chị em của mình, những người anh chị em họ hằng ngày được kêu gọi để sống bằng việc chăm sóc huynh đệ chứ không phải bằng thái độ dửng dưng lạnh lùng.  Bởi thế, vấn đề khẩn trương hơn bao giờ hết trong việc dạy cho các thế hệ trẻ những thứ giá trị n ồng cốt về nhân bản, luân lý và dân sự  cần  thiết cho cả đời sống cá nhân và cộng đồng. Cần phải lợi dụng tất cả những trường hợp khiếm nhã để nhắc nhở giới trẻ về những gì đang đợi chờ họ trong cuộc sống xã hội. Vấn đề ở đây là công ích của hết mọi xã hội và của toàn thể thế giới đang gặp nguy hiểm. 

 

4.             Trong tinh thần này, việc theo đuổi và gia tăng vấn đề đối thoại giữa tín hữu Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo cần phải được coi là những gì quan trọng, ở cả chiều kích giáo dục lẫn văn hóa. Bởi thế cần  phải vận dụng tất cả mọi sức lực để phục vụ con người và nhân loại để các thế hệ trẻ không trở thành những khối văn hóa hay tôn giáo chống chọi lẫn nhau, mà là những người anh chị em thực sự trong loài người. Việc đối thoại là phương tiện có thể giúp chúng ta thoát khỏi cơn lốc bất tận của xung khắc và đầy những căng thẳng làm nên đặc tính của các xã hội chúng ta, nhờ đó tất cả mọi dân tộc có thể sống trong thanh nhàn và bình an, biết tôn trọng nhau và sống hòa hợp với nhau giũa những nhóm cấu thành.

 

Để đạt được điều này, tôi hết lòng xin các bạn hãy lắng nghe lời tôi, để, nhờ gặp gỡ và trao đổi, tín hữu Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo sẽ cùng nhau hoạt động trong tương kính cho hòa bình và cho tất cả mọi dân nước được một tương lai tốt đẹp hơn; nó sẽ cung cấp cho giới trẻ ngày nay một mẫu gương để tuân theo và bắt chước. Để rồi họ sẽ có được một niềm tin tưởng mới nơi xã hội và sẽ thấy được cái lợi ích n ơi việc thuộc về và tham dự vào cuộc biến đổi của xã hội. Vấn đề giáo dục và làm gương cũng sẽ trở thành một nguồn hy vọng cho chúng trong tương lai.

 

5.             Đó là niềm hy vọng thiết tha tôi xin  được chia sẻ cùng các bạn: đó là tín hữu Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo hãy tiếp tục phát triển những mối liên hệ thân hữu và xây dựng mỗi ngày một hơn để chia sẻ những kho tàng chuyên biệt của mìn h, và sẽ lưu ý đặc biệt tới phẩm chất của chứng từ nơi thành phần tín hữu của họ.

 

Các bạn tín đồ Hồi Giáo thân mến, một lần  nữa tôi xin gửi đến các bạn lời chào nồng hậu nhất của tôi nhân  dịp ngày lễ của các bạn, và xin Vị Thiên Chúa của Hòa Bình và Tình Thương ban cho tất cả các bạn được khỏe mạnh, thanh nhàn và thịnh vượng.

 

Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ Tịch

TGP Pier Luigi Celata, Thư Ký


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 28/9/2007

 

TOP

 

 

 

Những Lời Trần Tình của một Người Bạn Hồi Giáo gửi vị Linh Mục Công Giáo bị thảm sát ở Iraq Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi 3/6/2007

 

Nhân danh Vị Thiên Chúa cảm thương và nhân hậu,

 

Anh Ragheed của tôi ơi,

 

Tôi xin anh tha thứ cho tôi vì tôi không được ở với anh khi những tay tội ác ấy nổ súng vào anh và vào các người huynh đệ của anh. Những viên đạn đã xuyên qua thân thể tinh tuyền và vô tội của anh cũng đã xuyên thấu tâm can và linh hồn của tôi.

 

Anh là một trong những người đầu tiên tôi được gặp khi tôi đến Rôma. Chúng ta đã gặp nhau ở những sảnh đường của Đại Học Angelicum và chúng ta đã uống cà phê cappuccino của Ý với nhau ở quán cà phê của đại học ấy. Anh làm tôi cảm mến về tính chất chân thành vô tội của anh, về niềm vui của anh, về nụ cười trong sáng và trìu mến luôn tươi nở trên  môi anh. 

 

Tôi hằng thấy được hình ảnh anh tươi cười, vui vẻ và đầy sức sống của anh. Đối với tôi, Ragheed là một vị tinh tuyền vô tội; một vị tinh tuyền vô tội khôn ngoan ấp ủ nơi tâm can mình những khổ sầu của thành phần bất hạnh. Tôi còn nhớ có lúc, ở phòng ăn của đại học, khi Iraq đang bị cấm vận, anh đã nói với tôi rằng giá của một ly cà phê Ý cappuccino thôi cũng đủ để đáp ứng các nhu cầu của một gia đình Iraq cả ngày.

 

Anh nói với tôi điều ấy như thể anh đang cảm thấy có lỗi bởi ở xa cách với thành phần dân chúng bị bách hại của anh và không thể chia sẻ với những nỗi khổ đau của họ vậy…

 

Thật thế, anh đã trở về Iraq, chẳng những để chia sẻ với nỗi khổ đau và số mệnh của nhân  dân anh, mà còn hòa máu của mình với máu của bao nhiêu là ngàn người Iraq bị sát hại hằng ngày. Tôi không bao giờ quên được ngày thụ phong của anh (31/10/2001) ở Giáo Hoàng Học Viện Urbanian… anh vừa ứa nước mắt vừa nói với tôi rằng: “Hôm nay, tôi đã chết cho chính mình”… một điều thật khó mà nói lên được.

 

Tôi không hiểu lời nói ấy ngay lúc bấy giờ, hay có thể là tôi đã không coi trọng nó như tôi đáng lẽ cần phải tỏ ra….  Thế nhưng, hôm nay, qua việc tử đạo của anh, tôi đã hiểu được câu nói đó…. Anh đã chết trong linh hồn của anh và nơi xác thể của anh để được sống lại nơi người thân yêu của anh, nơi thày dạy của anh, và để Đức Kitô được phục sinh nơi anh, bất chấp những đớn đau và buồn khổ, bất kể những chao đảo và dại khờ.

 

Nhân danh vị tử thần nào mà họ đã hạ sát anh vậy? Nhân danh thứ chủ nghĩa vô đạo nào mà họ đã đóng đanh anh chứ? Họ có thực sự biết được những gì đã đã làm hay chăng?

 

Ôi Thiên Chúa,  chúng tôi không xin Ngài trả thù hay báo oán. Chúng tôi xin Ngài cho một cuộc chiến thắng, một cuộc chiến thắng của công lý trên sai lầm, sự sống trên sự chết, vô tội trên phản bội, máu huyết trên gươm đao…. Máu của anh sẽ không đổ ra vô ích, Ragheed ơi, vì bằng máu này, anh đã chúc phúc cho quê hương của anh. Từ trời, nụ cười dịu dàng của anh sẽ tiếp tục sáng soi bóng tối đêm đen của chúng tôi và loan báo cho chúng tôi thấy được một tương lai tốt đẹp hơn.

 

Thưa anh, tôi xin anh tha thứ cho, vì khi kẻ sống qui tụ lại với nhau thì họ nghĩ rằng họ có đủ thời giờ trên thế giới này để nói năng, thăm viếng và chia sẻ cảm xúc và tâm tưởng. Anh đã mời tôi đến Iraq… Tôi đã mơ tới cuộc viếng thăm này, tới cuộc viếng thăm nhà cửa của anh, cha mẹ của anh, văn phòng của anh…. Nó đã không bao giờ xẩy ra cho tôi nữa ngoài việc một ngày kia tôi tới viếng mộ của anh, hay tôi sẽ đọc những câu trong Sách Koran của tôi để cầu cho linh hồn anh được an nghỉ…

 

Có lần, trước chuyến đi đầu tiên của anh về Iraq sau một chuỗi ngày dài anh vắng bóng, tôi đã cùng anh đi mua đồ kỷ niệm để tặng cho gia đình anh. Anh đã nói với tôi về hoạt động tương lai của anh. Anh đã nói rằng: “Tôi muốn điều hành dân chúng bằng đức bác ái hơn là công lý”.

 

Tôi khó lòng mà nghĩ được rằng anh là một “vị thẩm phán về giáo luật”… Và hôm nay đây, máu của anh và cuộc tử đạo của anh đã nói thay cho anh, một phán quyết của lòng trung thành và của đức nhẫn nại, của niềm hy vọng trước tất cả mọi khổ đau, trước việc sống còn, bất chấp sự chết, bất chấp mọi sự.

 

Thưa anh, máu của anh đã không đổ ra vô ích, và bàn thờ thánh đường của anh đã không phải là một thứ ngụy tạo…. Anh đã đảm nhận một trách nhiệm một cách hết sức nghiêm chỉnh cho đến cùng, bằng một nụ cười không bao giờ tắt… không bao giờ.

 

Người huynh đệ yêu dấu của anh,

 

Adnam Mokrani

Roma, 4/6/2007

Giáo Sư về Nghiên Cứu Hồi Giáo thuộc Học Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Và Văn Hóa

Giáo Hoàng Học Viện Gregorian

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/6/2007 

 

 

TOP