Với Khối Hiệp Nhất Âu Châu

2006

xem thêm:

Với Khối Hiệp Nhất Âu Châu 2004

Khối Hiệp Nhất Âu Châu đi về đâu?

 

 

 

Cùng Cuộc Họp của Tổ Chức An Ninh Và Hợp Tác Ở Âu Châu về Vấn Đề Khoan Nhượng

 

Vị đại diện dẫn đầu phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh là ĐTGM Jozef Wesolowski đã ngỏ lời với cuộc họp của Tổ Chức An Ninh Và Hợp Tác Ở Âu Châu OSCE (Organization for Security and Cooperation in Europe) về Vấn Đề Khoan Nhượng, một cuộc họp diễn ra ở Almaty, nước Kazakhstan, hai ngày, 12-13/6/2006. Chủ đề của cuộc họp này là Cuộc Họp Áp Dụng Vấn Đề Khoan Nhượng Về Việc Cổ Võ Cảm Thông Liên Văn Hóa, Liên Tôn Giáo Và Liên Chủng Tộc.

 

Thưa Ông Điều Hợp,

 

Phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh muốn bày tỏ lời chúc mừng đến chính phủ Kazakh về việc chính phủ này dấn thân tổ chức cuộc họp này cùng với nước đang đóng vai lãnh đạo là Bỉ Quốc.

 

Việc hình thành có tính cách đa dạng về chủng tộc, văn hóa và tôn giáo của các quốc gia tham dự đã làm cho tổ chức này thành một phòng thí nghiệm cho mối giao hảo về liên văn hóa, liên tôn giáo và liên chủng tộc là những gì có thể màng lại tính cách hiệu năng và bền bỉ. Mạnh mẽ tin tưởng vào khả năng này mà phái đoàn đại biểu chúng tôi cũng tin rằng quốc gia tiêu biểu đây, nơi có nhiều quốc tịch và nhóm chủng tộc khác nhau sống bên nhau đây, có thể tác động tổ chức OSCE trong việc thực hiện những bước mới và hiệu năng nơi vấn đề cố gắng đối thoại và tương kiến.

 

1.         Về vấn đề này, trước hết tôi xin nhấn mạnh rằng không có một mối giao hảo nào giữa các nền văn hóa, tôn giáo và chủng tộc có thể được thiết lập trong việc chẳng hiểu biết nhau gì cả. Việc kiến tạo nên một mối tương giao là những gì cần phải đối thoại với nhau. Tuy nhiên, việc đối thoại chỉ là bước đầu tiên thôi, một bước phải dẫn tới việc nhận ra một ‘nền tảng’ chúng và vững chắc cần thiết cho vấn đề xây dựng một mối giao hảo bền bỉ. Cái gì làm nền ‘nền tảng’ chung này đây?

 

Nền tảng chung này cần phải bao gồm việc tôn trọng và cảm nhận các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Thế mà, ngày nay, tôn giáo lại qua bị mạo dụng, thậm chí bị hiểu lầm như là một yếu tố của những gì gây ra trục trặe rắc rối, khi mà tôn giáo thực sự là và phải được coi là yếu tố giải quyết các vấn đề xẩy ra giữa các nền văn hóa và văn minh khác nhau.

 

Theo chiều hướng ấy, cần phải ghi nhận rằng vấn đề đối thoại liên tôn sẽ là những gì bất khả thuận lợi cho việc tôn trọng nhau hơn và hiệp nhất với nhau hơn nơi đời sống dân sự và chính trị, nếu vai trò công cộng của tôn giáo không được nhìn nhận. Nếu tôn giáo bị đẩy vào lãnh vực riêng tư thì nó mất đi khả năng gây ảnh hưởng tích cực nơi xã hội. Cũng thế, những nỗ lực lâu dài của tổ chức OSCE thiên về tự do tôn giáo xuất phát từ nhận thức rằng quyền tự do ấy là những gì làm nên đặc tính cho một trong những chiều kích căn bản nhất của con người và do đó tất nhiên vượt ra ngoài cả lãnh vực chỉ biết có riêng tư.

 

2.         Nếu việc đối thoại liên tôn giáo và liên văn hóa thành công khi giúp vào vấn đề chống lại những thành kiến nơi đời sống dân sự và chính trị thì hệ thống giáo dục và các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải tránh đi những thứ rập khuôn, tránh đi những cái méo mó, những thái độ bất dung nhượng và việc hạ uy tín tôn giáo cùng văn hóa.

 

Về vấn đề này, phái đoàn đại biểu Tòa Thánh xin nhấn mạnh rằng những thái độ thiên lệch chống lại tôn giáo và văn hóa như thế – cho dù là thầm kín hay công khai – bao giờ cũng là những gì đáng trách tệ hại. Cũng cần phải ghi nhận là ngày nay, tiếc thay, chỉ mới có ít ý thức hay nhìn nhận cần thiết đối với tính cách thiên lệch gia tăng này, và có những lúc thù hận chống lại Kitô hữu cùng tôn giáo của họ. Thự ctại này cũng đe dọa đến cả các tôn giáo khác và tất cả mọi tôn giáo đều có nguy cơ bao lâu một tôn giáo trong họ trở thành một nạn nhân của vấn đề rập khuôn hay thành kiến.

 

Thưa Ôngh Điều Hợp,

 

3.         Việc hình thành về địa dư của tổ chức OSCE, trách nhiệm bao rộng của nó, và các hoạt động nơi những cơ cấu cùng sứ vụ của của nó ở các lãnh vực khác nhau, là những gì cooing hiến cho tổ chức này một khả năng đặc biệt trong vấn đề đương đầu với những thách đố chung. Đặc biệt là thách đố liên quan tới quyền tự do bày tỏ và việc dẫn giải trọn vẹn về quyền tự do này làm sao có thể cho nó tính cách hợp lý đối với những bày tỏ về dân sự cùng chính trị không tôn trọng những giới hạn hợp lý hoặc các giá trị khác, như quyền không bị dụng chạm tới. Những bày tỏ này là những gì có thể tạo nên những căng thẳng hiện hữu về chủng tộc, văn hóa và tôn giáo, vì, kinh nghiệm từng cho thấy là những bày tỏ này đánh thẳng vào những cốt lõi của những gì dân chúng thiết tha nắm giữ.

 

Nếu nhân danh một thứ cắt nghĩa sai lạc về quyền tự do bày tỏ, các quốc gia phần tử cho phép xúc phạm tới các cảm thức về tôn giáo của cá nhân hay của cả cộng đồng, thì những quốc gia ấy chẳng những không thể góp phần một cách hiệu nghiệm vào việc đối thoại giữa các tôn giáo, văn hóa và nhóm chủng tộc khác nhau, mà còn có nguy cơ làm tổn thương nó nữa. Việc đối thoại này cần phải dựa trên việc hiểu biết và tôn trọng nhau.

 

Trong môi trường xã hội chính trị hiện nay, tổ chức OSCE cùng với các cơ cấu của mình có thể nhấn mạnh tới cách thức làm thế nào để bảo đảm quyền tự do bày tỏ là quyền lợi nồng cốt nơi các nền dân chủ đa nguyên, thế những cũng cần phải nhấn mạnh tới cách thức làm sao để cho quyền lợi này được thể hiện một cách hữu trách, tỏ ra tôn trọng các niềm xác tín và thực hành của tất cả mọi tín hữu, cũng như tôn trọng các biểu hiệu làm nên tính chất riêng biệt của tôn giáo họ. Việc tôn trọng và bênh vực các thứ quyền lợi nền tảng trong vấn đề tự do bày tỏ ấy và quyền tự do tôn giáo như thế cần phải được bảo đảm, để cân bằng kỹ lưỡng và bảo toàn việc thực thi cả hai thứ quyền tự do này.

 

Xin cám ơn Ông Điều Hợp

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/6/2006