SỨ ĐIỆP CỦA ĐTCGPII CHO NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI XVI,

LỄ LÁ 8/4/2001, TẠI GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG

 

“Nếu ai muốn theo Thày thì họ phải từ bỏ chính bản thân mình đi

và vác thập giá hằng ngày của họ mà theo Thày”

(Lk 9:23)

 

Giới Trẻ thân mến!

 

1-         Cha rất lấy làm sung sướng và thiết tha giữ cái hẹn hằng năm này với các con, và khi Cha đang cầm bút viết những giòng chữ này, thì mắt của Cha và lòng của Cha vẫn còn thấy được hình ảnh sống động của một đại Cổng Đường ở sân đại học Tor Vergata Rôma. Buổi tối ngày 19 tháng 8 năm ngoái, vào lúc mở màn cho đêm canh thức của Ngày Giới Trẻ Thế Giới XV, nắm tay 5 người trẻ đại diện cho 5 đại lục, Cha đã bước qua ngưỡng cửa ấy dưới ánh mắt của Chúa Kitô tử giá và phục sinh. Đó là cách thức biểu hiệu nói lên cho thấy rằng Cha đã cùng với tất cả các con sánh vai tiến vào ngàn năm thứ ba.

 

Đến đây, Cha muốn dâng lên Thiên Chúa tấm lòng tri ân cảm tạ tha thiết nhất của Cha về tặng ân trẻ trung Ngài ban cho Giáo Hội cũng như cho thế giới qua các con (x. Bài Giảng tại Tor Vergata, 20/8/2000).

 

Cha cũng muốn dâng lên Thiên Chúa những lời sốt sắng cảm tạ vì đã cho Cha được đồng hành với giới trẻ thế giới qua hai thập niên trong một thế kỷ vừa kết thúc, bằng cách tỏ cho họ thấy đường lối dẫn họ đến cùng Chúa Kitô, Đấng “vẫn thế hôm qua, hôm nay và muôn đời” (Heb 13:8). Thế nhưng, đồng thời Cha còn phải cảm tạ Thiên Chúa, vì giới trẻ cũng đã đồng hành và nâng đỡ Đức Giáo Hoàng trong các cuộc hành hương tông vụ của Ngài trên khắp thế giới nữa.

 

Ngày Giới Trẻ Thế Giới XV không phải là một thời điểm đặc biệt để chiêm ngắm mầu nhiệm Lời đã hóa thành nhục thể vì phần rỗi của chúng ta hay sao? Nó không phải là một cơ hội tuyệt vời để cử hành và tuyên xưng đức tin của Giáo Hội, cũng như để phác họa việc tái dấn thân của Kitô hữu, và để cùng nhau chú tâm đến thế giới đang chờ đợi lắng nghe nói về Lời có thể cứu độ hay sao? Không thể nào căn cứ vào thống kê để thấy được những hoa trái thực sự của Cuộc Giới Trẻ Mừng Kỷ Niệm, mà phải căn cứ vào các việc làm yêu thương và công lý, cũng như vào việc trung thành hằng ngày, những việc rất ư là vô giá song thường không nhìn thấy được. Giới trẻ thân mến, Cha đã ủy thác cho các con, nhất là cho tất cả những ai dự phần vào biến cố đáng nhớ này, công việc cống hiến cho thế giới chứng từ phúc âm liên lỉ này.

 

2-         Được thăng tiến bởi cảm nghiệm tuyệt vời này, các con trở về với gia đình của các con cũng như với cuộc sống thường nhật của các con, và giờ đây các con đang sửa soạn để cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới XVI với các Vị Mục Tử của mình ở các Giáo Phận các con cư ngụ.

 

Trong dịp này, Cha mời gọi các con hãy suy nghĩ về các điều kiện Chúa Giêsu đã yêu cầu những ai muốn làm môn đệ của Người: “Nếu ai muốn theo Thày thì họ phải từ bỏ chính bản thân mình đi và vác thập giá hằng ngày của họ mà theo Thày” (Lk 9:23). Chúa Giêsu không phải là một Đấng Thiên Sai vinh thắng và uy quyền. Thật vậy, Người đã không giải phóng dân Yến Duyên khỏi quyền lực Rôma và Người cũng không bao giờ hứa cho dân tộc này vinh quang chính trị cả. Là một Người Tôi Tớ thực sự của Chúa, Người đã thực hiện sứ vụ của mình với tình đoàn kết, ở việc phục vụ và bằng cái chết nhục nhã. Người là Đấng Thiên Sai không phù hợp với một khuôn đúc nào hết, cũng là Đấng đã đến không kèn trống linh đình, và là Đấng con người ta không thể nào “hiểu được” theo óc lý luận của thành đạt và quyền uy, một thứ lý luận thường được thế gian sử dụng để chứng tỏ cho thấy các dự án và hoạt động của họ.

 

Đến để thi hành ý muốn của Cha, Chúa Giêsu trung thành với việc làm này cho đến cùng. Người đã thực hiện sứ vụ cứu độ của Người như thế cho tất cả những ai tin vào Người và kính mến Người, không phải bằng lời nói mà là bằng việc làm. Tình yêu là điều kiện để theo Người, mà hy sinh là những gì chứng tỏ cho thấy tình yêu ấy (x Thông Điệp Salvifici Doloris, các số 17 và 18).

 

3-         “Nếu ai muốn theo Thày thì họ phải từ bỏ chính bản thân mình đi và vác thập giá hằng ngày của họ mà theo Thày” (Lk 9:23). Những lời này nhấn mạnh đến tính cách dứt khoát chọn lựa không cho phép lưỡng lự hay nước đôi.  Đây là một đòi hỏi gắt gao làm xao xuyến ngay cả thành phần môn đệ, và, qua các thế kỷ, cũng đã làm cho nhiều con người nam nữ bị khựng lại trong việc theo Chúa Kitô. Thế nhưng, chính tính cách dứt khoát này đã làm phát sinh ra những mẫu gương thánh thiện và tử đạo đáng khâm phục làm kiên cường và vững mạnh đường lối của Giáo Hội. Ngay cả hôm nay đây, những lời này vẫn được coi như là một cớ vấp phạm và là một điều ngu xuẩn (x 1Cor 1:22-25). Tuy nhiên, chúng phải được trực diện, vì đường lối được Thiên Chúa phác ra cho Con của Ngài cũng là đường lối mà thành phần môn đệ là những người đã quyết tâm theo Chúa Giêsu phải đảm nhận. Không phải là hai mà chỉ là một đường lối duy nhất, đó là đường lối Thày đã đi qua. Người môn đệ không được sáng chế ra một con dường nào khác.

 

Chúa Giêsu đã bước đi trước các môn đệ của mình và muốn xin mỗi một người trong họ hãy làm theo như chính Người đã thực hiện. Người nói: Thày đã đến không phải để được phục vụ mà là phục vụ; bởi vậy, ai muốn nên giống như Thày cũng phải làm đầy tớ của mọi người. Thày đã đến với các con như là một người chẳng có gì cả; bởi đó, Thày muốn xin các con hãy bỏ tất cả mọi sự giầu sang phú quí lại sau lưng là những gì làm cản trở các con tiến vào nước trời. Thày đã chấp nhận tình trạng bị hầu hết các người của Thày chối bỏ và loại trừ; bởi thế, Thày mới xin các con cũng hãy chấp nhận tình trạng bị chối bỏ và chống đối bất cứ từ đâu đến.

 

Nói cách khác, Chúa Giêsu muốn rằng chúng ta hãy can đảm chọn đi theo cùng một đường lối với Người. Chúng ta phải chọn con đường này “từ đáy lòng của mình”, vì chúng ta không làm chủ được những hoàn cảnh ngoại tại. Với hết sức có thể, ý muốn của chúng ta phải tuân phục như Người đã tùng phục Cha, cũng như phải sẵn sàng chấp nhận đến cùng dự án Người đã phác họa cho mỗi người, dự án tùy thuộc vào mỗi người chúng ta.

 

4-         “Họ phải từ bỏ chính bản thân mình”. Từ bỏ chính bản thân mình là từ bỏ các dự án riêng của mình là những gì thường nhỏ bé và ti tiểu, để chấp nhận dự án của Thiên Chúa. Đó là con đường hoán cải không thể thiếu nơi đời sống Kitô hữu, và là những gì khiến Thánh Phaolô phải nói lên rằng: “Không phải tôi sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2:20).

 

Chúa Giêsu không xin chúng ta phải từ bỏ cuộc sống, mà là chấp nhận tính chất mới mẻ và sung mãn của đời sống là những gì chỉ một mình Người mới có thể ban cho chúng ta. Nhân loại có một khuynh hướng ăn rễ sâu xa trong việc “chỉ nghĩ đến mình”, coi con người riêng của mình như là tâm điểm của lợi lộc và lấy bản thân mình làm tiêu chuẩn để đo lường mọi sự. Còn thành phần chọn theo Chúa Kitô thì khác, họ không thu mình lại và không đánh giá mọi sự theo tư lợi. Họ nhìn đời sống theo khía cạnh tặng ân và trao ban, chứ không theo khía cạnh chiếm đoạt và sở hữu. Sự sống viên trọn chỉ thể hiện ở chỗ hiến thân, và đó là hoa trái của ân sủng Chúa Kitô, đó là một cuộc hiện hữu tự do và hiệp thông với Thiên Chúa và tha nhân (x Hiến Chế Gaudium et Spes, 24).

 

Nếu lấy việc sống theo Chúa Kitô như là một người môn đệ trên hết mọi sự, thì tất cả mọi thứ giá trị khác sẽ ở vào vị trí và tầm quan trọng xác đáng của chúng. Ai lệ thuộc vào nguyên vào những sự vật trần thế cuối cùng sẽ bị thua mất, cho dù bề ngoài có vẻ thành công đi nữa. Trước cái chết, con người dư đầy của cải này mới thấy mình đã sống một cuộc đời hoang phí (x Lk 12:13-). Thế nên, vấn đề là ở tại việc chọn lựa giữa cái mình là và cái mình có, giữa một sự sống viên trọn và một cuộc hiện hữu rỗng không, giữa chân lý và giả tạo.

 

5-         “Họ phải vác thập giá mình hằng ngày mà theo Thày”. Nếu cây thập giá có thể bị biến thành một thứ đồ trang sức, thì “việc vác thập giá” cũng có thể trở thành một kiểu nói vậy thôi. Tuy nhiên, theo giáo huấn của Chúa Giêsu, thập giá không bao hàm tầm vóc quan trọng của việc hãm mình và bỏ mình. Nó không chỉ có ý nói đến nhu cầu cần phải nhẫn nại chịu đựng những cuộc khổ ải lớn nhỏ trong cuộc sống, nhất là đến việc hoan hỉ chịu khổ như cách thức để làm đẹp lòng Chúa. Người Kitô hữu không chịu khổ chỉ vì khổ mà là vì yêu. Khi được ôm ấp, thập giá sẽ trở nên một dấu hiệu của yêu thương cũng như của việc toàn hiến. Vác thập giá theo Chúa Kitô nghĩa là hiệp nhất với Người để thực hiện một chứng cớ yêu thương cao cả nhất.

 

Chúng ta không thể nói về thập giá mà không nói đến tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, ở chỗ  Thiên Chúa muốn tắm gội chúng ta bằng những điều tốt lành. Với lời mời gọi “hãy theo Thày”, Chúa Giêsu không phải chỉ lập lại với các môn đệ của Người rằng: các con chẳng những hãy lấy Thày làm mô phạm mà còn ở chỗ chia sẻ sự sống của Thày cũng như chia sẻ những gì Thày chọn lựa nữa, cũng như ở chỗ thắt kết sự sống của các con với Thày vì lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Đó là cách thức Chúa Giêsu mở ra trước mắt chúng ta “con đường sống”. Tiếc thay, đường lối này lại luôn bị “con đường chết” đe dọa. Tội lỗi chính là con đường chết ấy, một con đường chết tách lìa con người khỏi Thiên Chúa cũng như tha nhân, một con đường chết làm nẩy sinh chia rẽ và làm hư hỏng xã hội từ gốc rễ.

 

Con đường sống” tiếp tục đổi mới tâm thức của Chúa Kitô nơi chúng ta và trở nên con đường đức tin cũng như hoán cải. Nó thực sự là con đường thập giá. Nó là con đường dẫn người ta đến tình trạng tin tưởng vào Người cũng như vào dự án cứu độ của Người, và tin rằng Người đã chết để tỏ tình yêu của Thiên Chúa ra cho mỗi một người. Nó là con  đường dẫn đến ơn cứu độ trong một xã hội thường hay bị chia rẽ, lẫn lộn và mâu thuẫn. Nó là con đường dẫn đến hạnh phúc ở chỗ theo Chúa Kitô cho tới cùng, trong những hoàn cảnh đôi khi thê thảm của cuộc sống hằng ngày. Nó là con đường không sợ bị thất bại, gặp khó khăn, chịu lẻ loi, cô quạnh, vì nó làm cho lòng chúng ta cảm thấy Chúa Giêsu hiện diện tràn đầy. Nó là con đường của hòa bình, của tự chủ và của một con tim hoan lạc.

 

6-         Giới trẻ thân mến, các con đừng lấy làm lạ là vừa mới mở màn cho ngàn năm thứ ba Đức Giáo Hoàng lại hướng các con về thập giá của Chúa Kitô như là một con đường sống và hạnh phúc thực sự. Giáo Hội luôn tin tưởng và tuyên xưng là chỉ ở nơi thập giá của Chúa Kitô mới có ơn cứu độ.

 

Hiện nay đang lan tràn một thứ văn hóa yêu cuồng sống vội, thứ văn hóa chỉ tìm kiếm giá trị nơi bất cứ những gì là vui thỏa hay đẹp mắt, một thứ văn hóa làm cho chúng ta tin rằng cần phải loại trừ thập giá đi mới có hạnh phúc. Lý tưởng được nói đến ở đây là một thứ lý tưởng của thành đạt tức thời, của một thứ nghề nghiệp nhanh chóng, của tình dục không dính dáng gì tới cảm quan trách nhiệm, và nhất là của một cuộc sống nhắm đến việc tự quyết thường cướp đoạt mất lòng trọng kính người khác.

 

Giới trẻ thân mến, các con hãy mở to mắt ra mà quan sát cho kỹ, đó không phải là con đường dẫn đến sự sống đích thực đâu, mà là con đường chôn vùi trong sự chết. Chúa Giêsu đã phán: “Ai muốn cứu lấy sự sống mình thì sẽ mất nó, nhưng ai đánh mất sự sống mình vì Thày sẽ giữ được nó”. Chúa Giêsu không để chúng ta sống trong ảo tưởng, khi cho chúng ta biết rằng: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất chính bản thân mình thì nào có lợi lộc gì?” (Lk 9:24-25). Bằng chân lý của lời Người là những lời vang lên  khó nghe song lại làm cho cõi lòng tràn đầy bằng an, Chúa Giêsu đã tỏ cho chúng ta thấy được cái bí mật của cách thức sống một cuộc sống đích thực (x Huấn từ gửi giới trẻ Rôma ngày 2/4/1998).

 

Do đó, các con đừng sợ bước đi con đường đã được Chúa Kitô làm gương đi trước. Bằng tính chất trẻ trung của mình, các con hãy đánh dấu hy vọng và nhiệt tình của mình là những gì rất hợp với lứa tuổi của các con trong ngàn năm thứ ba vừa mới bắt đầu. Nếu các con để cho ân sủng của Thiên Chúa hoạt động trong các con, và tha thiết làm trọn việc dấn thân hằng ngày như thế, thì các con sẽ làm cho thế kỷ mới này trở thành một thời điểm tốt đẹp hơn cho mọi người.

 

Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, luôn luôn bước đi với các con. Mẹ là người môn đệ đầu tiên và đã trung thành cho tới khi đứng dưới chân thập giá là nơi Chúa Kitô đã ký thác chúng ta cho việc chăm sóc từ mẫu của Mẹ. Xin Phép Lành Tòa Thánh hôm nay Cha ban cho các con với đầy lòng cảm mến ở với các con luôn mãi.

 

Tại Điện Vatican, ngày 14/2/2001.

Gioan Phaolô II

 (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 28/2/2001)

 

 

MESSAGE OF THE HOLY FATHER
TO THE YOUTH OF THE WORLD
ON THE OCCASION
OF THE XVI WORLD YOUTH DAY

 If anyone wishes to come after me, he must deny himself
and take up his cross daily and follow me.”
(Lk 9:23) 
 

My dear young people, 

1. It is with great joy and affection that I keep this annual appointment with you, and as I write these words, my eyes and heart retain the evocative image of the great “Gateway” in the field at Tor Vergata in Rome. That evening of the 19 August last year at the start of the vigil of the 15th World Youth Day, hand in hand with five young people from the five continents, I crossed the threshold under the gaze of the crucified and risen Christ. In a way it was symbolic:  I was entering into the third millennium accompanied by all of you.

Here I wish to express my most heartfelt gratitude to God for the gift of youthfulness that, through you, remains in the Church and the world (cf. Homily at Tor Vergata, 20 August 2000).

I also wish to give God fervent thanks for allowing me to accompany the youth of the world for the last two decades of the century that has just ended, showing them the way that leads to Christ, “the same yesterday and today and forever” (Heb 13:8). But, at the same time, I thank God because the young people have accompanied and almost supported the Pope during his apostolic pilgrimages around the world.

What was the 15th World Youth Day if not a special time to contemplate the mystery of the Word made flesh for our salvation? Was it not a wonderful occasion to celebrate and proclaim the faith of the Church, and to make plans for renewed Christian commitment, and  together to focus on the world that is waiting to hear about the Word that saves? The true fruits of the Youth Jubilee can never be calculated by statistics, but only in works of love and justice, and in  everyday  faithfulness, so invaluable, yet often unseen.  I have entrusted to you, dear young people, and especially to all those who took part in this memorable event, the task of offering the world this consistent evangelical witness.

2. Enriched by this wonderful experience, you returned to your homes and daily lives, and now you are preparing to celebrate the 16th World Youth Day with your pastors in your dioceses.

For this occasion, I invite you to reflect on the conditions that Jesus asked of those who wanted to be his disciples:  “If anyone wishes to come after me”, he said, “he must deny himself and take up his cross daily and follow me”(Lk 9:23). Jesus is not a Messiah of triumph and power. In fact, he did not free Israel from Roman rule and he never assured it  of political glory. As a true Servant of the Lord, he carried out his mission in solidarity, in service, and in the humiliation of death.  He is the Messiah who did not fit into any mould and who came without fanfare, and who cannot be “understood” with the logic of success and power, the kind of logic often used by the world to verify its projects and actions.

Having come to carry out the will of the Father, Jesus remained faithful to it right to the end. He thus carried out his mission of salvation for all those who believe in him and love him, not in word, but in deed. Love is the condition  for following him, but it is sacrifice that is the proof of that love (cf. Apostolic Letter Salvifici doloris, 17-18).

3. “If anyone wishes to come after me, let him deny himself and take up his cross daily and  follow me (Lk 9:23). These words denote the radicality of a choice that does not allow for hesitation or second thoughts. It is a demanding requirement that unsettled even the disciples and that, throughout the ages, has held back many men and women from following Christ. But  precisely this radicality has also  produced admirable examples of sanctity and martyrdom that strengthened and confirmed the way of the Church. Even today these words are regarded as a stumbling block and folly (cf. 1 Cor 1: 22-25). Yet they must be faced, because the path outlined by God for his Son is the path to be undertaken by the disciple who has decided to follow Jesus. There are not two paths, but only one: the  one trodden by the Master. The disciple cannot invent a different way.

Jesus walks ahead of his followers and asks each one to do as he himself has done. He says: I have not come to be served, but to serve; so, whoever wants to be like me must be the servant of everyone. I have come to you as one who possesses nothing; for this reason, I can ask you to leave all riches behind which  prevent you from entering the Kingdom of Heaven. I accept denial and rejection by most of my people; therefore I can ask you to accept denial and opposition from wherever it comes.

In other words, Jesus asks that we courageously choose the same path. We have to choose it from our hearts, because external situations do not depend on us. In so far as it is possible, the will to be as obedient as he was to the Father  and to be ready to accept the plan which he has for each person right to the end depends upon each of us.

4. “He must deny himself”. To deny oneself is to give up one’s own plans that are often small and petty in order to accept God’s plan. This is the path of conversion, something indispensable in a Christian life, and that led Saint Paul to say, “it is no longer I who live, but Christ who lives in me” (Gal 2:20).

Jesus does not ask us to give up living, but to accept a newness  and a fullness of life that only He can give. The human being has a deep-rooted tendency to “think only of self”, to regard one’s own person as the centre of interest and to see oneself as the standard against which to gauge everything. One who chooses to follow Christ, on the other hand, avoids being wrapped up in himself and does not evaluate things according to self interest.  He looks on  life in terms of gift and gratuitousness, not in terms of conquest and possession. Life in its fullness is only lived in self-giving, and that is the fruit of the grace of Christ: an existence that is free and in communion with God and neighbour (cf. Gaudium et spes, 24).

If to live as a follower of the Lord becomes the highest value, then all other values are given their rightful rank and importance. Whoever depends solely on worldly goods will end up by losing, even though there might seem to be an appearance of success. Death will find that person with an abundance of possessions but having lived a wasted life (cf. Lk 12:13-21). Therefore, the choice is between being and having, between a full life and an empty existence, between truth and falsehood.

5. “Take up his cross daily and follow me”. As the cross can be reduced to being an ornament, “to carry the cross” can become just a manner of speaking. In the teaching of Jesus, however, it does not imply the pre-eminence of mortification and denial. It does not refer primarily to the need to endure patiently  the great and small tribulations of life, or, even less, to the exaltation of pain as a means of pleasing God. It is not suffering for its own sake that a Christian seeks, but love. When the cross is embraced it becomes a sign of love and of total self-giving. To carry it behind Christ means to be united with him in offering the greatest proof of love.

We cannot speak about the cross without considering God’s love for us, the fact that God wishes to shower us with good things. With his invitation “follow me”, Jesus not only says again to his disciples: take me as your model, but also: share my life and my choices, and stake your life for love of God and for neighbour together with me. This is how Jesus opens up before us the “way of life”. Unfortunately, this is constantly being threatened by the “way of death”. Sin is this way that separates a person from God and neighbour and brings about division and undermines  society from within.

The “way of life” continues and renews the mind of Christ in us  and becomes the way of faith and conversion. It is indeed the way of the cross. It is the way that leads one to trust in him and his plan of salvation, and to believe that He died in order to show God’s love for each one. It is the way to salvation in a society often divided, confused and contradictory. It is the way to the happiness found in following Christ right to the end, in the sometimes dramatic circumstances of daily life.  It is the way that does not fear  failure, difficulties, isolation, loneliness, because it fills our hearts with the presence of Jesus. It is the path of peace, self-control and a joyful heart.

6. My dear young people, do not think it strange that, at the beginning of the third millennium, the Pope once again directs you towards the Cross of Christ as the path of life and true happiness. The Church has always believed and proclaimed that only in the Cross of Christ  is there salvation.

There is a widespread culture of the ephemeral that only attaches value to whatever is pleasing or beautiful, and it would like us to believe that it is necessary to remove the cross in order to be happy. The ideal presented is one of instant success, a fast career, sexuality separated from any sense of responsibility, and ultimately, an existence centred on self affirmation, often bereft of respect for others.

Open your eyes and observe well, my dear young people: this is not the road that leads to true life, but it is the path that sinks into death. Jesus said: “Whoever wishes to save his life will lose it, but whoever loses his life for my sake will save it.” Jesus leaves us under no illusions: “What profit is there for one to gain the whole world yet lose or forfeit himself?” (Lk 9:24-25). With the truth of his words that sound hard but  fill the heart with peace, Jesus reveals the secret of how to live a true life (cf. Talk to the young people of Rome, 2 April 1998).

Therefore, do not be afraid to walk the way first trodden by the Lord. With your youthfulness, put your mark of hope and enthusiasm, so typical of your age, on the third millennium that is just beginning. If you allow the grace of God to work in you, and earnestly fulfill this commitment daily, you will make this new century a better time for everyone.

Mary the Mother of the Lord always walks with you. She was the first of the disciples, and she remained faithful at the foot of the Cross where Christ entrusted us to her motherly care. May this Apostolic Blessing that I impart with great affection be with you always.

From the Vatican, 14 February 2001

IOANNES PAULUS II