ĐTC Huấn Dụ Giới Trẻ

chiều Chúa Nhật 26/5/2002 tại Vương Cung Thánh Đường Plovdiv

 

Quí Bạn Trẻ thân mến,

 

1.-            Thật là vui mừng được gặp gỡ quí bạn tối hôm nay. Tôi thân ái chào tất cả quí bạn, và Tôi cám ơn những ai vừa đại diện quí bạn nồng hậu chào mừng Tôi. Vào lúc kết thúc cuộc viếng thăm của Tôi ở Đất Nước Hoa Hồng này, cuộc gặp gỡ của chúng ta đây – bởi nét trẻ trung và lòng nhiệt thành của quí bạn – là dấu hiệu của một Mùa Xuân, hướng chúng ta về tương lai. Vẻ đẹp của niềm hiệp thông thắt kết chúng ta lại với nhau trong tình yêu Chúa Kitô (x Acts 2:42) thúc đẩy tất cả chúng ta tin tưởng thả lưới ở chỗ nước sâu (x Lk 5:4), bằng cách canh tân lại việc chúng ta hằng ngày dấn thân đáp lại những tặng ân và công việc chúng ta lãnh nhận từ Chúa Kitô.

 

Ngay từ khi Tôi bắt đầu phục vụ với tư cách Thừa Kế Thánh Phêrô, Tôi đã hết sức quan tâm và cảm mến giới trẻ quí bạn, vì Tôi xác tín rằng giới trẻ không phải chỉ là một thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi vị thành niên sang tuổi thành niên, mà còn là một thời kỳ của sự sống được Thiên Chúa ban cho mỗi người như một quà tặng và như một phận vụ. Đó là thời kỳ tìm giải đáp cho những vấn đề căn bản nhất, như trường hợp của con người trẻ trong Phúc Âm (x Mt 16:20), và là một thời kỳ để chẳng những khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống mà còn hoạch định cho cuộc sống nữa. Quí bạn trẻ thân mến, tương lai của quí bạn về tư cách, nghề nghiệp và xã hội, lệ thuộc vào những quyết định quí bạn trong những năm ấy: tuổi trẻ là thời kỳ đặt nền móng; không được để lỡ cơ hội này, bằng không nó sẽ không bao giờ trở lại nữa!

 

2.-            Vào lúc này đây của cuộc sống quí bạn, Vị Giáo Hoàng lấy làm sung sướng ở với quí bạn, để trân trọng lắng nghe những lo âu và quan tâm của quí bạn, những mong đợi và hy vọng của quí bạn. Ngài ở đây giữa quí bạn để chia sẻ với quí bạn niềm tin là Chúa Kitô, sự thật là Chúa Kitô, tình yêu là Chúa Kitô. Giáo Hội nhìn đến quí bạn bằng tất cả mối quan tâm, vì Giáo Hội thấy nơi quí bạn tương lai của mình và Giáo Hội đặt hy vọng vào qúi bạn.

 

Tôi cho rằng quí bạn đang suy nghĩ là không biết Vị Giáo Hoàng này đang muốn nói với quí bạn những gì đây trong buổi tối này trước khi Ngài ra đi. Vấn đề đó là, Tôi muốn trao cho quí bạn hai sứ điệp, hai “chữ” được Chúa Giêsu là Lời của Cha đã nói, và Tôi hy vọng quí bạn sẽ giữ lấy chúng như là một kho tàng cho cả cuộc sống của quí bạn (x Mt 6:21).

 

Lời thứ nhất là “hãy đến mà xem”, lời được Chúa Giêsu nói với hai người môn đệ hỏi xem Người ở đâu (x Jn 1:38-39). Đó là một lời mời gọi đã bảo trì và tác động Giáo Hội trong cuộc hành trình của Giáo Hội qua các thế kỷ. Quí bạn thân mến, Tôi xin lập lại lời này với quí bạn hôm nay đây. Hãy đến gần Chúa Giêsu và hãy nỗ lực để “xem” những gì Người có thể cống hiến cho quí bạn. Đừng sợ bước qua ngưỡng cửa nơi cư ngú của Người, hãy giáp mặt nói với Người như bạn hữu nói chuyện với nhau (x Ex 33:11). Quí bạn đừng sợ “cuộc sống mới” do Người ban tặng cho quí bạn. Trong giáo xứ, nhóm hội và phong trào của mình, quí bạn hãy đặt mình dưới chân của Vị Sư  Phụ này để biến cuộc sống của quí bạn trở thành một đáp ứng cho “ơn gọi”, một ơn gọi mà vì yêu thương Người hằng ôm ấp nó trong tâm trí của Người vì quí bạn.

 

Đúng vậy, Chúa Giêsu là một người bạn nghiêm khắc, Đấng đưa ra những mục tiêu cao vời và yêu cầu chúng ta ra khỏi bản thân mình để đến gặp Người: “Ai mất sự sống mình vì Tôi và vì Phúc Âm sẽ giữ được nó” (Mk 8:35). Câu tuyên bố này có vẻ khó khăn đấy, thậm chí ở vào một số trường hợp còn khiếp đảm nữa. Thế nhưng Tôi xin hỏi quí bạn nhé: một là thu mình vào một cuộc sống vô lý tưởng, vào một xã hội đầy những chênh lệch, đàn áp và vị kỷ, hai là dấn thân tìm kiếm những gì là chân thật, thiện hảo và công chính, bằng việc hoạt động để xây dựng một thế giới rạng ngời vẻ đẹp của Thiên Chúa, cho dù có phải trả giá đương đầu với đầy giẫy những khó khăn do hoạt động này gây ra?

 

3.-            Hãy phá đổ những chướng ngại của sự nông nổi và sợ hãi! Hãy nói chuyện với Chúa Giêsu trong nguyện cầu cũng như trong việc lắng nghe lời Người. Hãy nếm hưởng niềm vui hòa giải nơi Bí Tích Thống Hối. Hãy lãnh nhận Mình Máu Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, để quí bạn có thể tiếp nhận Người và phục vụ Người nơi anh chị em mình. Đừng chiều theo những gian xảo và những ảo giác của thế gian là những gì thường trở thành những thứ gạt gẫm tệ hại.

 

Quí bạn biết rằng chính ở vào những giây phút khó khăn và những lúc thử thách mới cho thấy phẩm chất của những gì chúng ta chọn lựa. Hạnh phúc và ánh sáng không có ngõ tắt! Chỉ có Chúa Giêsu mới có những giải đáp không phải là ảo tưởng và gạt gẫm!

 

Bởi thế, với cảm thức phận vụ và hy sinh, quí bạn hãy đi vào con đường hoán cải, trưởng thành nội tâm, dấn thân nghề nghiệp, hoạt động thiện nguyện, đối thoại trao đổi, tôn trọng mọi người, không bao giờ đầu hàng trước những khó khăn hay thất bại, với ý thức rõ ràng là, sức mạnh của quí bạn ở nơi Chúa, Đấng yêu thương dẫn dắt quí bạn bước đi (x Neh 8:10).

 

4.-            Lời thứ hai Tôi muốn để lại cho quí bạn tối hôm nay là lời Tôi đã ngỏ cùng giới trẻ thế giới đang sửa soạn cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới hai tháng nữa ở Toronto Canada: “Các con là muối đất; các con là ánh sáng thế gian” (x Mt 5:13-14).

 

Theo Thánh Kinh, muối là biểu hiệu của giao ước giữa con người và Thiên Chúa (x Lev 2:13). Bởi Phép Rửa, Kitô hữu được thông phần vào giao ước muôn đời bền vững này. Muối cũng là dấu hiệu của sự hiếu khách: “Hãy giữ lấy muối trong lòng thì các con sẽ sống bằng an với nhau”. Là muối đất tức là trở nên một đạo lộ cho hòa bình và là một nhân chứng cho tình yêu. Muối cũng được dùng để bảo trì thức ăn, để gia vị thức ăn và để trở nên một biểu hiệu cho tính cách bền vững và bất tử: là muối đất nghĩa là trở thành người cưu mang một lời hứa hẹn vĩnh hằng. Ngoài ra, muối có quyền năng chữa lành (x 2Kgs 2:20-22), một quyền năng làm cho nó trở thành hình ảnh thanh tẩy nội tâm và hoán cải cõi lòng. Chính Chúa Giêsu nói về muối của sự thanh tẩy cũng như của khổ đau cứu chuộc (x Mk 9:49): Kitô hữu là chứng nhân trên thế gian cho ơn cứu độ nhờ Thập Giá mà có.

 

5.-            Biểu hiệu về ánh sáng cũng phong phú như vậy: một cây đèn tỏa ra ánh sáng, ấm áp và niềm vui. Giáo Hội đã tin tưởng thốt lên trong lời nguyện cầu: “Lời Chúa là đèn soi bước chân tôi và là ánh sáng chiếu bước đường tôi đi” (Ps 118:105). Chúa Giêsu, Lời của Cha, là ánh sáng nội tâm đánh tan bóng tối tội lỗi; Người là lửa xua tan mọi thứ lạnh lẽo; Người là ngọn lửa mang lại niềm vui cho cuộc đời; Người là ánh quang của sự thật tỏa sáng trước mắt chúng ta dẫn chúng ta bước đi trên đường nẻo của chúng ta. Những ai theo Người sẽ không bước đi trong tăm tối, nhưng sẽ có ánh sáng sự sống. Bởi thế mà môn đệ của Chúa Giêsu phải là môn đệ của ánh sáng (x Jn 3:20-21, 8:12).

 

“Các con là muối đất; các con là ánh sáng thế gian”. Chẳng bao giờ lại có những lời nào cùng một lúc vừa đơn sơ lại vừa sâu xa được nói với loài người như thế! Thật vậy, chỉ có một mình Chúa Kitô mới hoàn toàn được gọi là muối đất và ánh sáng thế gian, vì duy một mình Người mới có thể ban hương vị, sức mạnh và bền vững cho cuộc sống của chúng ta, một cuộc sống mà không có Người sẽ vô vị, yếu nhược và chóng tàn. Chỉ có một mình Người mới có thể ban cho chúng ta ánh sáng, sức ấm và niềm vui.

 

Thế nhưng chính Người là Đấng muốn quí bạn thông dự vào sứ vụ của Người, và là Đấng bởi thế không còn lời nào vững chắc hơn những lời nẩy lửa Người đã nói với quí bạn: “Các con là muối đất; các con là ánh sáng thế gian”. Nơi mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc, Chúa Kitô đã biến mình trở nên một với hết mọi Kitô hữu, và đã đặt ánh sáng Sự Sống và muối Khôn Ngoan vào trong thẳm cung của cõi lòng Kitô hữu, khi ban cho những ai tiếp nhận Người quyền được trở nên con cái Thiên Chúa (x Jn 1:12), cũng như trao cho họ nhiệm vụ làm chứng cho sự hiện diện thân mật này và cho ánh sáng kín ẩn ấy.

 

Bởi thế, quí bạn hãy can đảm hạ mình chấp nhận những gì Thiên Chúa đề ra cho quí bạn. Bằng quyền năng cao cả và lòng chăm sóc của mình, Ngài kêu gọi quí bạn trở nên những vị thánh. Thật là dại dột nếu muốn nhẩy vọt qua một ơn gọi như thế, song cũng thật là liều lĩnh khi chối bỏ nó. Nó sẽ lên án quí bạn nếu quí bạn không thực hiện nó trong cuộc sống. Léon Bloy, một cây viết Công Giáo Người Pháp ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã viết rằng: “Chỉ có một cái buồn duy nhất đó là không làm thánh” (La femme parvre, II, 27).

 

6.-            Hỡi quí bạn trẻ, quí bạn đừng bao giờ quên rằng: quí bạn được kêu gọi để làm muối đất và làm ánh sáng thế gian! Chúa Giêsu không xin quí bạn chỉ nói hay làm một điều gì đó; Chúa Giêsu xin quí bạn là muối đất và là ánh sáng! Không phải chỉ một ngày, mà là cả cuộc sống của quí bạn. Đó là một công việc mà Người đã đề ra cho quí bạn mỗi một buổi sáng cũng như mỗi một hoàn cảnh. Quí bạn phải là muối và là ánh sáng đối với gia đình và thân hữu của quí bạn; đối với giới trẻ khác – Chính Thống, Do Thái, Hồi Giáo – mà quí bạn hằng ngày giao tiếp khi học hành, làm việc hay nghỉ ngơi. Việc xây dựng một xã hội là nơi tất cả mọi người có thể tìm thấy vị trí xứng hợp của mình và là nơi phẩm vị cùng tự do của họ được nhìn nhận và tôn trọng, cũng tuỳ ở nơi quí bạn đó. Quí bạn hãy thực hiện phần việc của mình, để mỗi ngày Bulgaria sẽ càng trở thành một đất nước của lòng hiếu khách, thịnh vượng và bình an.

 

Mỗi một người trong quí bạn có trách nhiệm đối với những chọn lựa của mình. Không gì nhưng không mà chiếm được cả, như quí bạn quá biết. Chính Chúa Giêsu nói về lòng bất trung có thể xẩy ra là: “Nếu muối ra nhạt thì làm sao ướp nó mặn được nữa” (Mt 5:13). Quí bạn trẻ thân mến, quí bạn đừng bao giờ quên rằng một khi đấu bột không dậy men, thì không phải là do lỗi của đấu bột mà là của men. Khi ngôi nhà bị tối tăm tức là ánh sáng đã bị tắt mất. Thế nên, “các con hãy chiếu sáng trước mắt con người để họ nhìn thấy các việc lành của các con mà tôn vinh Cha các con trên trời” (Mt 5:16).

 

7.-            Chiếu sáng rạng ngời trước mắt chúng ta đây là hình ảnh của Các Vị Chân Phước Tử Đạo của Bulgaria, đó là Đức Giám Mục Eugene Bossilkov, và các Cha Dòng Assumptionist là Kamen Vitchev, Pavel Djudjov và Josaphat Chichkov. Các vị đã biết được là muối và là ánh sáng như thế nào trong những lúc khó khăn và thử thách nhất đối với xứ sở này. Các vị đã không ngần ngại hiến ngay cả mạng sống mình để trung thành với Chúa là Đấng đã kêu gọi các vị. Máu của các vị vẫn còn trổ sinh một mùa gặt nơi đất nước của quí bạn hôm nay đây; việc hy hiến và anh hùng của các vị là mẫu gương sáng và nguồn hứng khởi cho tất cả quí bạn vậy.

 

Tôi ký thác quí bạn cho việc chuyển cầu của các vị, và Tôi xin nhắc cho quí bạn biết rằng Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII đã đích thân biết các vị ấy và cũng là người rất yêu mến nước Bulgaria. Tôi tin rằng Tôi cũng bày tỏ quan điểm của Ngài về những con người trẻ Bulgaria vào thời của Ngài khi Tôi nói với quí bạn hôm nay đây: đó là chính trong việc theo Chúa Giêsu mà quí bạn sẽ khám phá ra vẻ đẹp của một cuộc sống được sống như là một tặng ân nhưng không, một cuộc sống được thúc động duy bởi yêu thương. Chính trong việc theo Chúa Giêsu mà quí bạn sẽ nếm hưởng ngay lúc này đây một cái gì đó của niềm vui giành cho quí bạn muôn đời trong cõi trường sinh.

 

Tôi ấp ủ tất cả quí bạn và chúc lành cho quí bạn với đầy cảm mến.

 (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Màn Điện Toán Zenit ngày 26/5/2002, tài liệu bằng tiếng Bulgaria đã được Vatican Press Office dịch sang tiếng Anh)

 

 

John Paul II´s Address to Bulgarian Youth

"Strive to See What Jesus Is Able to Offer You

PLOVDIV, Bulgaria, MAY 26, 2002 (Zenit.org).- Here is John Paul II´s address, delivered this afternoon to thousands of Bulgarian youths gathered in Plovdiv´s Cathedral, dedicated to St. Louis of the French.

* * *

Dear Young Friends!

1. It is a special joy to meet with you this evening. I greet all of you with affection, and I thank those who have just welcomed me warmly on your behalf. At the end of my visit to the Land of Roses, this meeting of ours -- because of your youthfulness and the enthusiasm of your welcome -- is a sign of Springtime, opening us to the future. The beauty of the communion which binds us together in the love of Christ (cf. Acts 2:42) impels us all to put out confidently into the deep (cf. Lk 5:4), renewing our commitment to respond day by day to the gifts and tasks we have received from the Lord.

From the beginning of my service as the Successor of Peter, I have looked to you young people with great care and affection, because I am convinced that youth is not just a time of transition between adolescence and adulthood but a time of life given by God to each person as a gift and a task. It is a time to seek the answer to fundamental questions, like the young man in the Gospel (cf. Mt 16:20), and to discover not only the meaning of life but also a specific plan of life. Your personal, professional and social future will depend, dear young people, upon the choices you make in these years: youth is the time to lay foundations; an opportunity not to be missed, because it will never come again!

2. In this moment of your life, the Pope is happy to be with you in order to listen respectfully to your anxieties and cares, your expectations and hopes. He is here among you to share with you the certainty which is Christ, the truth which is Christ, the love which is Christ. The Church looks to you with the greatest care, because she sees in you her own future and she puts her hope in you.

I imagine that you may be wondering what the Pope wants to say to you this evening before departing. It is this: I want to entrust to you two messages, two "words" spoken by Jesus who is the Word of the Father, and I hope that you will guard them as a treasure for the rest of your life (cf. Mt 6:21).

The first word is that "Come and see", spoken by Jesus to the two disciples who had asked him where he lived (cf. Jn 1:38-39). It is an invitation which has sustained and inspired the Church on her journey through the centuries. I repeat it to you today, dear friends. Draw near to Jesus and strive to "see" what he is able to offer you. Do not be afraid to cross the threshold of his dwelling, to speak with him face to face, as friends speak to each other (cf. Ex 33:11). Do not be afraid of the "new life" which he offers. In your parishes, in your groups and movements, place yourselves at the feet of the Master in order to make your life a response to the "vocation" which, in his love, he has always had in mind for you.

True, Jesus is a demanding friend who sets high goals and asks us to go out of ourselves in order to come to meet him: "Whoever loses his life for my sake and the Gospel´s will save it" (Mk 8:35). This statement can seem difficult, and in some cases can even be frightening. But I ask you: is it better to resign yourself to a life without ideals, to a society marked by inequality, oppression, and selfishness, or rather to seek with a generous heart what is true, good, and just, working to build a world which shows forth the beauty of God, even at the price of having to face the many difficulties which this brings?

3. Knock down the barriers of superficiality and fear! Talk to Jesus in prayer and listen to his word. Taste the joy of reconciliation in the Sacrament of Penance. Receive his Body and Blood in the Eucharist, so that you can then welcome him and serve him in your brothers and sisters. Do not yield to the deceits and easy illusions of the world, which very often turn into tragic delusions.

You know that it is at difficult moments and trying times that the quality of our choices is measured. There are no short cuts to happiness and light! Only Jesus can supply answers which are neither illusion nor delusion!

With a sense of duty and sacrifice, therefore, take the path of conversion, of inner growth, of professional commitment, of voluntary work, of dialogue, of respect for all, never surrendering in the face of difficulties or failures, in the full knowledge that your strength is in the Lord, who guides your steps with love (cf. Neh 8:10).

4. The second word that I want to leave with you this evening is the one I have addressed to the young people of the world who are preparing to celebrate World Youth Day in two months time in Toronto, Canada: "You are the salt of the earth; you are the light of the world" (cf. Mt 5:13-14).

In Scripture, salt is a symbol of the covenant between man and God (cf. Lev 2:13). By Baptism, the Christian shares in this pact which endures for ever. Salt is also a sign of hospitality: "Have salt in yourselves and be at peace with one another" (Mk 9:50). To be the salt of the earth means to be a channel of peace and a witness to love. Salt is also used to preserve food, to give it flavor, and it becomes a symbol of endurance and immortality: to be salt of the earth means to be the bearer of an eternal promise. Yet again: salt has healing power (cf. 2 Kgs 2:20-22), which makes it an image of inner purification and conversion of the heart. Jesus himself speaks of the salt of purifying and redeeming suffering (cf. Mk 9:49): the Christian is a witness on earth of the salvation won through the Cross.

5. The symbolism of light is equally rich: a lamp gives light, warmth, and joy. "Your word is a lamp for my steps and a light for my path", the faith of the Church declares in prayer (Ps 118:105). Jesus, the Word of the Father, is the inner light that dispels the darkness of sin; he is the fire that drives away all cold; he is the flame that gives joy to life; he is the splendor of truth which, shining before us, leads us on our way. Those who follow him do not walk in darkness, but have the light of life. Thus the disciple of Jesus must be a disciple of the light (cf. Jn 3:20-21; 8:12).

"You are the salt of the earth; you are the light of the world." Never have words at the same time so simple and so exalted been spoken to man! Certainly, it is Christ alone who can be fully called salt of the earth and light of the world, for only he can give flavor, strength, and durability to our life which, without him, would be insipid, feeble, and ephemeral. He alone can give us light, warmth, and joy.

But it is he who wants you to share in his own mission and who, therefore, in no uncertain terms speaks these words of fire to you: "You are the salt of the earth; you are the light of the world". In the mystery of the Incarnation and Redemption, Christ makes himself one with every Christian and puts the light of Life and the salt of Wisdom into the depths of the Christian heart, sharing with those who welcome him the power to become a child of God (cf. Jn 1:12) and the duty to bear witness to this intimate presence and this hidden light.

Therefore, accept with humble courage what God sets before you. In his great power and tenderness, he calls you to be saints. It would be foolish to vaunt such a call, but it would be reckless to refuse it. It would be condemning yourself to failure in life. Léon Bloy, a French Catholic writer of the nineteenth and early twentieth centuries, wrote that "there is only one sadness, that of not being saints" (La femme pauvre, II, 27).

6. Never forget, young friends: you are called to be the salt of the earth and the light of the world! Jesus does not ask you just to say or do something; Jesus asks you to be salt and light! And not just for a day, but for your whole life. It is a task that he puts before you every morning and in every setting. You must be salt and light with your family and friends; with other young people -- Orthodox, Jewish, Muslim -- with whom you have daily contact wherever you study, work or relax. It is also up to you to build a society where all people can find their proper place and where their dignity and freedom is recognized and respected. Do your part, so that day by day Bulgaria will be more and more a land of hospitality, prosperity and peace.

Each of you is responsible for the choices you make. Nothing can be taken for granted, as you well know. Jesus himself speaks of possible infidelity: "If salt has lost its taste, how shall its saltiness be restored?" (Mt 5:13). Dear young people, never forget that when dough fails to rise, it is not the fault of the dough but of the yeast. When house is in darkness, it means that the light has been turned off. Therefore, "let your light so shine before men that they may see your good works and give glory to your Father who is in heaven" (Mt 5:16).

7. Shining in splendor before us are the figures of the Blessed Martyrs of Bulgaria: Bishop Eugene Bossilkov, the Assumptionist Fathers Kamen Vitchev, Pavel Djidjov and Josaphat Chichkov. They knew what it meant to be salt and light in very hard and trying times for this country. They did not hesitate to give even their lives in order to stay faithful to the Lord who had called them. Their blood is still yielding a harvest in your land today; their dedication and their heroism are an example and inspiration for all.

I entrust you to their intercession, and I remind you of Blessed Pope John XXIII, who knew them personally and who so loved Bulgaria. I am sure that I express his view of young Bulgarians in his time when I say to you today: it is in following Jesus that your youthfulness will achieve all its rich potential and acquire its full meaning. It is in following Jesus that you will discover the beauty of life lived as a free gift, inspired by love alone. It is in following Jesus that you will taste even now something of the joy that will be yours for ever in eternity.

I embrace you all, and with great affection I bless you!

[Original text: Bulgarian. Translation distributed by Vatican Press Office]