Trích Giáo Lý Cẩm Nang do Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, soạn dịch

 

 

 

LỀ LUẬT

 

19-  Tiêu chuẩn khách quan tối thượng của luân lýlề luật vĩnh cửu (eternal law), tức là Ý Định Thần Linh của Thiên Chúa từ đời đời muốn tất cả mọi tạo vật phải hướng đến một cùng đích duy nhất.

 

20-  Các thứ lề luật: Trong thời gian, Thiên Chúa đã bày tỏ Ý Định Thần Linh của Ngài ra qua lề luật luân lý tự nhiên (natural moral law) cũng như qua lề luật thần linh tốt lành (positive divine law). Ngài cũng gián tiếp tỏ Ý Định của Ngài ra qua các lề luật nhân loại (human law) do Giáo Hội hay Chính Quyền lập nên.

 

21-  Luật lệ (vừa khác lại vừa liên quan tới các tập tục, chỉ thị và đặc ân) là một tiêu chuẩn hợp lý lâu bền đối với việc sinh hoạt tự do, được một thẩm quyền vì lợi ích chung lập ra và được ban hành đàng hoàng.

 

22-  Lợi ích chung đòi lề luật phải chính đáng, tốt lành, khả thủ và cần cho công ích.

 

23-  Việc ban hành luật cần phải được thực hiện để luật bắt đầu có hiệu lực đối với người giữ luật.

 

24-  Người giữ luật: Tất cả mọi người buộc phải giữ lề luật luân lý tự nhiên hay luật tự nhiên (nhiên luật); tất cả mọi người, nhất là Kitô hữu, buộc phải giữ lề luật thần linh tốt lành của Tân Ước (thần luật); Kitô hữu Công Giáo biết sử dụng lý trí buộc phải giữ luật giáo hội (Giáo Luật). Công dân nước nào phải giữ luật nước ấy (dân luật).

 

Việc dẫn giải luật:

 

25-  Dẫn giải luật chuyên chính (authentic interpretation) nhất đó là do các nhà lập luật hay do các vị có thẩm quyền sau đó.

 

26-  Dẫn giải luật theo tập tục (customary interpretation), vì luật thường nhờ tập tục mà thành hay có hiệu lực.

 

27-  Dẫn giải luật theo suy đoán (doctrinal interpretation), khi dựa vào ý nghĩa của các từ ngữ, nếu từ ngữ cũng không rõ, thì dựa vào việc so sánh giữa các khoản luật với nhau, và xét đến cả mục tiêu cùng trường hợp lập luật, cũng như xét đến ý định của nhà làm luật.

 

Việc tuân giữ luật:

 

28-  Các luật tiêu cực hay luật cấm (negative hay prohibiting laws) vốn buộc phải giữ, ai có ý không bỏ đi những gì vốn bị cấm thì đã phạm tội trong lòng rồi.

 

29-  Các luật tích cực hay luật định (affirmative laws) buộc phải giữ  theo phận sự (như đóng thuế) hay phải chủ động và tích cực giữ (như dự lễ buộc). Không cần phải có ý làm theo mục đích của luật, tuy nhiên, buộc phải có ý chu toàn luật trong trường hợp biết mình hiện bất khả kháng (như đang đi xa ngày lễ buộc).

 

Việc tác hiệu luật

 

30-  Tất cả mọi lề luật đều bó buộc phải giữ theo lương tâm, nhưng không cùng một cách thức như nhau. Có lỗi nặng hay nhẹ là do mình đã phạm đến lề luật nặng hay nhẹ.

 

31-  Bất khả kháng về thể lý (physical impossibility) luôn được miễn trừ giữ luật.

 

32-  Bất khả kháng về luân lý (moral impossibility) không miễn trừ cho các khoản luật cấm, (những khoản luật cấm làm các việc tự nó là xấu như ngoại tình, lộng ngôn, thề gian, ngừa thai v.v. dù là để cứu sống mạng người), song miễn trừ cho các khoản luật định (như nếu giữ luật mà gây ra tại hại).

 

33-  Bất khả kháng bán phần (partial impossibility) được miễn trừ giữ luật nếu là luật buộc toàn bộ (indivisible), ngoài ra vẫn buộc phải giữ luật buộc phân bộ (divisible), như không đọc được hết trọn kinh nhật tụng thì đọc được bao nhiêu có thể.

 

34-  Hai luật tương khắc nhau thì luật cao hơn được chuẩn chước: bấy giờ, nhiên luật buộc giữ hơn là thần luật, luật cấm buộc giữ hơn là luật định.

 

35-  Luật mới hủy luật cũ khi luật mới rõ ràng nói đến việc hủy bỏ này, hay luật mới hoàn toàn ngược lại với luật cũ, hoặc luật mới điều chỉnh lại hầu như toàn diện luật cũ.

 

36-  Mọi luật lệ tự nhiên hết hiệu lực nếu đã trở thành vô dụng,  hay không cần thiết theo mục đích của mình nữa, hoặc bị tập tục tốt lành kéo dài suốt 40 năm liền tự động át đi.

 

37-  Đặc ân (privilege) tự nó không buộc phải giữ hay hưởng nếu nó chỉ dành riêng cho lợi ích cá nhân, ngoài ra, nó buộc phải giữ vì lợi ích chung (như chức linh mục).

 

38-  Chuẩn ân hay ơn chuẩn (dispension) hết hiệu lực khi bị thẩm quyền lấy lại (revocation), khi thụ nhân chết đi, xin thẩm quyền ban phép tha hưởng, hết lý do chính đáng (như hết bệnh thì phải giữ chay lại), bỏ địa hạt được ơn chuẩn (nếu là ơn chuẩn theo nơi chứ không phải theo người, bởi thế, các người được ơn chuẩn kiêng thịt ở địa phận mình không được dùng ơn chuẩn ấy ở địa phận buộc phải kiêng thịt).