Lời mở đầu:
 

Giáo Hội Trong Tuần là mục tin về Giáo Hội Trong Tuần, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa Thánh Rôma, nhất là về nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa Thánh được phát biểu qua nhưng sinh hoạt này. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội Trong Tuần này, như đa thông báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung được tổng hợp từ nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng tin tức liên quan khác, vừa nhanh hơn một chút. Báo chí hay tác giả nào muốn lấy nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và cung cấp ở đây, xin cứ tự tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net. Đa tạ quí vị.
 

___________________________________________

 

 

 18-24/8/2002

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng Tám
 

 

Ý Chung: “Xin cho cá nhân cũng như quan niệm chung mỗi ngày một biết tôn trọng hơn môi trường sinh sống, quà tặng Thiên Chúa ban cho tất cả mọi con người nam nữ”.


Ý Truyền Giáo:
“Xin cho những nỗ lực của các nhà truyền giáo làm giảm bớt đau thương gây nên bởi bất công, cũng như duy trì việc phát triển trọn vẹn những ai sống ở các tỉnh lị lụp xụp trên thế giới”.

 

___________________________________________

 

23/8 Thứ Sáu


Nước Belarus sẵn sàng làm nơi gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Nga


Tổng thống Alexander Lukashenko đêm hôm qua, Thứ Năm 22/8, đã loan báo trên truyền hình rằng nước Belarus sẵn sàng trở thành nơi cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Alexy II gặp nhau: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể nhanh chóng nghinh đón các ngài ở đây, ở nước Belarus này, và tôi mong cho vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo và đức thươn5 phụ của chúng tôi gặp nhau nơi đây”. Đại đa số 10.3 triệu dân cư ở Belarus theo Chính Thống Giáo. Giáo Hội này thuộc về Tòa Thượng Phụ Moscow chứ không phải Hy Lạp hay Thổ Nhĩ Kỳ. Nước Belarus ở phía bắc nước Ukraine, tây giáp Balan và đông giáp Nga Sô. “Chúng tôi biết vị thế của Đức Giáo Hoàng này; tôi rất kính trọng con người này, và tôi biết rằng ngài đã nói ngài sẽ đến thăm Belarus một ngày nào đó”. Như thế, theo người dịch bản tin này, tình trạng kỳ thị tôn giáo tại Nga là do một số lãnh đạo tôn giáo cực đoan. Tổng thống Putin cũng đã có những lần ngỏ ý mời ĐTC viếng thăm Nga song vẫn không được như ý có thể là vì chưa được sự đồng ý của thẩm quyền Chính Thống Giáo?
 

22/8 Thứ Năm


Phật Tử Xuống Đường Phản Đối Chính Quyền Nga Không Cho Đức Dalai Lama Nhập Cảnh;

Những Trường Hợp Duy Ngã Độc Tôn Đạo Giáo Ở Các Nơi.


Hôm nay, trước Bộ Ngoại Giao Nga, có khoảng 150 phật tử xuống đường phản đối việc chính quyền Nga không chịu cấp chiếu khán nhập cảnh cho Đức Dalai Lama, vị muốn thăm các nước cộng hòa Buriatia, Tuva và Kalmukia, là những nơi có cả triệu tín đồ Phật Giáo sinh sống. 35 người đã bị đem vào trạm cảnh sát và 2 trong số ở trạm cảnh sát này được trưởng ty công an là Leonid Safonov cho biết rằng quyết định này là “do cấp trên”. Các nhà lãnh đạo Phật Giáo gần đây đã viết thư cho Tổng Thống Putin để xin ông cho phép vị cầm đầu tôn giáo và chính trị Tibetan thực hiện chuyến đi này. Các quan sát viên cho biết rằng quyết định không cấp giấy nhập cảnh cho Đức Dalai Lama lần này là lần thứ hai trong hai năm, vì Moscow cương quyết không muốn gây tổn thương đến những mối liên hệ về chính sách và kinh tế với Trung Hoa. Thủ Tướng Nga là Kikhail Kasyanov hiện đang kết thúc chuyến viếng thăm Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Phật Giáo bày tỏ niềm hy vọng là sau chuyến viếng thăm của Kasyanov thì Điện Cẩm Linh sẽ cho phép Đức Dalai Lama thăm xứ sở này. Lần cuối cùng ngài thăm Nga là năm 1992.


Như thế, theo người dịch bản tin này, Nga đã có ý định cấm đạo từ lâu, ít là từ hai năm nay, cấm mọi thứ đạo chứ không riêng gì Giáo Hội Công Giáo. Có lẽ vì Nga muốn Chính Thống Giáo là tôn giáo chủ yếu của mình. Còn các tôn giáo khác hay Giáo Hội Kitô Giáo khác chỉ là phụ thuộc, nếu đã hiện hữu tại Nga thì không được phát triển thêm nữa chăng? Phải chăng tinh thần cấm đạo của Cộng Sản vẫn còn tồn tại ở nơi đây, hay vì tinh thần duy ngã độc tôn đạo giáo hiện thường xẩy ra tại các nước thuộc thế giới Hồi Giáo và Ấn Giáo hiện nay, do những nhóm cực đoan duy giáo gây ra?? Điển hình là hai trường hợp được tin tức (Màn Điện Toán Zenit) loan báo cùng ngày hôm nay, 22/8/2002.


Trường hợp thứ nhất xẩy ra ở Phi Luật Tân là vụ hai Chứng Nhân Phái Jehovah bị mất đầu bởi một nhóm Hồi Giáo cực đoan. Theo nguồn tin Associated Press, hai thủ cấp này được tìm thấy ở một khu chợ thuộc miền nam Phi Luật Tân. Ngoài ra còn 4 phần tử của cùng giáo phái Tin Lành này đang bị nhóm này bắt giữ. Tên tuổi của những người chết là Lemuel Montulo, 21, and Leonel Mantic, không rõ tuổi, và những người bị bắt là Emily một phụ nữ góa chồng 23 tuổi, Cleofe Montulo, 46, Flora Montulo, 40, và Nori Bendijo, 41. Tướng Romeo Tolentino ở đảo nam phần của Jolo ở Sulu cho biết là hai thủ cấp được tìm thấy trong các cái bao mang chữ “những kẻ bất trung”, kèm theo một đoạn trích từ Kinh Koran, những chữ được viết bằng tiếng Ả Rập và thổ âm Tausug, kêu gọi cuộc thánh chiến Hồi Giáo. Vị tướng này nói: “Họ làm điều này vì muốn trừng phạt những kẻ không tin tưởng vào Allah”.


Trường hợp thứ hai xẩy ra ở Ấn Độ là vụ một nữ tu bị lên án sát nhân và bị buộc phải theo Ấn Giáo. Theo nguồn tin SAR Công Giáo cho biết, nữ tu này là Lucela Lakra, một phần tử của Dòng Chị Em Tôn Thờ của Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Ngày 22/7, đang trên đường đến nhà thờ ở Philobari thì có bọn giới trẻ tấn công sơ và lôi sơ đến nộp cho trạm cảnh sát Doom Dooma. Sau cuộc điều tra vội vàng, sơ vẫn bị giam nhốt ở Dibrugarh mà không được quyền tại ngoại. Theo lời phát biểu tổng hợp của các nhà lãnh đạo địa phương ở Philobari về tình hình xẩy ra thì sơ Lucela bị thương hôm 17/7 khi sơ cố gắng can một vụ đánh nhau giữa vợ chồng anh em của sơ là anh Marcus Lakra và chị vợ Meena Tanti. Một ngày sau, sau khi thăm cha mình, chị vợ Tanti tẩm dầu vào người rồi châm lửa tự thiêu. Được một người con gái lân cận báo tin này, sơ Lucela chạy đến và cố gắng dập tắt lửa với cái chăn ướt. Thế rồi đứa em ruột của Tanti là Reena và em dâu là Bhaigyo đến và bảo người chị bị thiêu của mình hãy đổ tội cho sơ Lucela. Sau đó, tại bệnh viện, chị Tanti cho một nhân viên trực ở đó biết rằng sơ Lucela đã đốt cháy chị vì chị không chịu trở lại Kitô Giáo. Cuối cùng Tanti đã chết ở Bệnh Viện Y Khoa College ở Dibrugarh. Các nhà lãnh đạo Kitô giáo và thẩm quyền giáo xứ cho biết chị Tanti đã tự nguyện trở lại Kitô giáo, với sự đồng ý của cha mẹ năm 1998 và đang sống đạo Công Giáo. Vào ngày 23/7, sơ Lucela và người anh em ruột của mình ra hầu tòa Tinsukia và bị tội ép đạo và sát nhân. Sau đó cả hai được chuyển đến ngục Dibrugrah, không được quyền tại ngoại. Các nhà lãnh đạo nhiều cộng đồng Kitô giáo khác nhau cho rằng những nhóm cực đoan âm mưu làm mất uy tín của các vị thừa sai Kitô giáo và Giáo Hội vậy.

 

21/8 Thứ Tư


ĐTC Chia Sẻ Cảm Nhận về Chuyến Tông Du 98 tại Balan trong buổi triều kiến chung hằng tuần

 

"Tình thương là một trong những ưu phẩm tuyệt đẹp nhất của Đấng Tạo Hóa cũng như của Đấng Cứu Chuộc, và Giáo Hội hiện hữu là để dẫn con người đến nguồn mạch khôn cùng này, một nguồn mạch mà chính Giáo Hội là nơi chất chứa và là nơi phân phát. Đó là lý do tại sao Tôi đã muốn ký thác quê hương của Tôi, Giáo Hội và toàn thể nhân loại cho Lòng Thương Xót Chúa".


1.- Hôm nay tâm tư của Tôi hồi tưởng về chuyến đi thứ tám Tôi về lại mảnh đất sinh quán của mình, một chuyến đi được Đấng Quan Phòng Thần Linh cho phép Tôi thực hiện một cách vui mừng trong mấy ngày vừa qua.


Một lần nữa Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn với (các vị trong chính quyền và giáo quyền, cùng toàn thể nhân dân Balan, không riêng riêng ở Giáo Phận Krakow).


2.- “Thiên Chúa giầu lòng thương xót” (Eph 2:4). Những lời này thường vang vọng suốt cuộc tông du của Tôi. Thật vậy, mục đích chính của cuộc viếng thăm này chính là loan báo một lần nữa Thiên Chúa “giầu lòng xót thương”, nhất là qua việc cung hiến tân Đến Thánh Lòng Thương Xót Chúa ở Lagiewniki. Ngôi thánh đường mới này sẽ là trung tâm chiếu tỏa ánh sáng khắp thế giới về tình thương của Thiên Chúa, theo những gì Chúa Giêsu muốn tỏ ra cho Thánh Nữ Faustina Kowalska, vị tông đồ của Lòng Thương Xót Chúa.


“Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa!”. Đây là lời cầu nguyện đơn sơ do Thánh Nữ Faustina đã dạy chúng ta và là lời cầu nguyện chúng ta có thể lập lại trên môi miệng của mình mọi lúc trong cuộc sống. Biết bao nhiêu lần, với tư cách là một lao nhân và sinh viên, thế rồi sau đó là một linh mục và giám mục, trong những giai đoạn khó khăn của lịch sử Balan, Tôi cũng đã lập lại lời kêu cầu đơn sơ mà sâu xa này, cảm nghiệm được tác dụng và hiệu năng của nó.


Tình thương là một trong những ưu phẩm tuyệt đẹp nhất của Đấng Tạo Hóa cũng như của Đấng Cứu Chuộc, và Giáo Hội hiện hữu là để dẫn con người đến nguồn mạch khôn cùng này, một nguồn mạch mà chính Giáo Hội là nơi chất chứa và là nơi phân phát. Đó là lý do tại sao Tôi đã muốn ký thác quê hương của Tôi, Giáo Hội và toàn thể nhân loại cho Lòng Thương Xót Chúa.


3.- Tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa hướng lòng con người đến những tác động cụ thể đối với tha nhân. Điều này đã xẩy ra đúng như thế nơi Tổng Giám Mục Zygmunt Szczesny Felinski, Cha Jan Beyzym, Nữ Tu Sancja Szymkowiak, và Don Jan Balicki, những vị Tôi đã hân hoan phong chân phước trong Thánh Lễ ở Blonie Park của Krakow hôm Chúa Nhật vừa rồi.


Tôi muốn nêu cao cho dân Kitô giáo những vị tân chân phước này, để gương lành và lời nói của các vị thôi thúc và phấn khích những việc làm chứng cho tình yêu nhân hậu của Chúa Giêsu, Đấng chiến thắng sự dữ bằng sự lành (x Rm 12:21). Chỉ bằng đường lối này mới có thể xây dựng một nền văn minh yêu thương hằng mong đợi, một thứ văn minh yêu thương có một mãnh lực nhẹ nhàng cương chống lại “mầu nhiệm lỗi lầm” đang hiện diện trên thế giới này. Công việc loan báo và sống mầu nhiệm của Lòng Thương Xót Chúa làm tái sinh thế giới đã được trao phó cho chúng ta, thúc đẩy chúng ta yêu thương anh chị em mình, thậm chí cả kẻ thù của chúng ta nữa. Những vị chân phước này, cùng với các vị thánh khác, là những gương sáng về việc làm thế nào để “cái sáng tạo trong đức bác ái” được Tôi nói đến trong Tông Thư “Novo Millennio Ineunte” làm cho chúng ta gần gũi và liên kết với tất cả những ai khổ đau (x số 50), những nhà kiến trúc của một thế giới được tình yêu canh tân.


4.- Bởi thế, cuộc hành hương đã dẫn Tôi đến Kalwaria Zebrzydowska để tưởng niệm 400 năm của ngôi đền thánh được cung hiến cho Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu và Đức Mẹ Sầu Bi. Tôi đã gắn bó với nơi thánh này từ khi còn nhỏ. Nhiều lần Tôi đã cảm nghiệm được Mẹ Thiên Chúa, Đức Bà Ân Sủng, ghe 1mắt tình thương của Người xuống trên con người đau khổ cần đến ơn soi sáng và trợ giúp của Mẹ.


Sau Czestochowa thì đền thánh này là một trong những đền thánh nổi tiếng nhất và được viếng thăm nhiều nhất ở cả nước Balan, một đền thánh lôi kéo được tín hữu của các quốc gia lân cận nữa. Sau khi đã hoàn tất những con Đường Thánh Giá cũng như Đường Thương Khó của Mẹ Thiên Chúa, những người hành hương đứng trước bức tượng cổ kính làm phép lạ mang tên Maria Vị Bầu Cử Chúng Con, Đấng đoái nhìn đến họ bằng con mắt trìu mến yêu thương. Ở gần Mẹ, người ta có thể nhận biết và đi sâu vào mối liên kết mầu nhiệm giữa Chúa Cứu Chuộc “khổ đau” trên Canvê và Người Mẹ “đồng lao cộng khổ” của Người dưới chân thập giá. Chúng ta dễ thấy nơi cuộc hiệp thông yêu thương trong khổ đau này nguồn quyền năng của việc can thiệp phát xuất từ lời cầu của Đức Trinh Nữ giành cho chúng ta, con cái của Mẹ.


Vậy chúng ta hãy xin Đức Mẹ thắp lên tia sáng ân sủng của Thiên Chúa trong các cõi lòng, giúp chúng ta truyền đạt cho thế giới thứ lửa của Lòng Thương Xót Chúa. Chớ gì Mẹ Maria ban cho tất cả mọi người tặng ân hiệp nhất và bình an: ơn hiệp nhất đức tin, ơn hiệp nhất trong tinh thần và tâm tưởng, ơn hiệp nhất các gia đình; bình an trong tâm hồn, bình an cho các dân nước và bình an cho thế giới, trong khi chúng ta đợi chờ Chúa Kitô trở lại trong vinh quang.
 

Thứ Ba 20/8


Sứ Điệp của ĐTC gửi Đại Hội về Hiệp Thông và Giải Phóng

 

“Trong thời đại của chúng ta, sự thật thường được cho là xa lạ đối với lãnh giới của nghệ thuật.... Sự thật được nhận thấy trong sự mỹ lệ, một sự mỹ lệ tự mình cuốn hút bằng một thứ ngây ngất bất khả sai lầm phát xuất từ những giá trị cao cả...".


Đại Hội này được tổ chức ở thành phố duyên hải Adriatic bởi phong trào thuộc giáo hội là Hiệp Thông Và Giải Phóng. Đại Hội kéo dài một tuần lễ, thu hút cả trăm ngàn người đến tham dự 131 buổi họp và nghị hội, 23 buổi trình diễn và 16 cuộc trưng diễn về đề tài “Cảm Quan Sự Vật: Chiêm Ngưỡng Sự Mỹ”. ĐHY Quốc Vụ Khanh Sodano đã thay mặt ĐTC gửi cho Đại Hội này một sứ điệp như sau:


“Sự Mỹ có một sức giáo dục riêng trong việc hiệu nghiệm dẫn đến một kiến thức về Sự Thật. Thật vậy, khi lòng yêu mến và việc tìm kiếm sự mỹ được phát xuất từ chiều kích đức tin, thì con người có thể đi sâu vào các sự vật và tiến đến chỗ giao tiếp với Đấng là nguồn gốc của hết mọi sự mỹ miều.


“Trong thời đại của chúng ta, sự thật thường được cho là xa lạ đối với lãnh giới của nghệ thuật. Do đó, sự thật chỉ liên hệ với cảm quan và là tiêu biểu cho một cuộc nhẹ nhàng tránh né của những luật lệ sắt thép chủ trị thế giới. Thế nhưng, sự thật có phải là như thế hay chăng?


“Chứng cớ rõ ràng đã cho thấy rằng thiên nhiên, sự vật, con người, có thể gây nên những ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của mình. Chẳng hạn, làm sao chúng ta lại không thấy được nơi cảnh mặt trời lặn ở những ngọn núi, nơi cảnh mênh mông trên biển cả, nơi những đường nét của một khuôn mặt, một cái gì đó thu hút, đồng thời cũng thúc giục con người nhận ra một cách sâu xa hơn cái thực tại đang vây bọc chung quanh chúng ta?


“Chỉ cần nghĩ đến sức thu hút linh thiêng được thể hiện nơi tác động công lý, nơi cử chỉ thứ tha, nơi việc hy sinh cho một lý tưởng cao cả cách vui vẻ và quảng đại là đủ.


“Sự thật được nhận thấy trong sự mỹ lệ, một sự mỹ lệ tự mình cuốn hút bằng một thứ ngây ngất bất khả sai lầm phát xuất từ những giá trị cao cả. Như thế, cảm quan và lý trí gặp nhau một cách sâu xa trong lời mời gọi được ngỏ với toàn thể con người. Thực tại, với vẻ mỹ lệ của mình, làm cho con người cảm thấy cái khởi điểm của sự viên trọn, và dường như nó thì thào nói nhỏ với chúng ta rằng: ‘Các người không phải là thiếu hạnh phúc đâu; lòng ước vọng của con tim các người sẽ được nên trọn, còn những gì khác đều đã được nên trọn rồi vậy’.


Sứ điệp được kết thúc bằng lời nguyện chúc cho Đại Hội ở Rimini “sẽ góp phần vào việc truyền bá lối nhìn sự vật theo giáo huấn của Chúa Giêsu. Nhờ đó, nghệ thuật mới có thể trở thành một dụng cụ truyền bá phúc âm hóa, giúp vào việc phát động một mùa truyền giáo mới”.

 

 

Chuyến Tông Du 98 của ĐTC Gioan Phaolô II (16-19/8/2002):

Về Quê Hương Balan lần thứ 8

 

(Nguyên bản của ĐTC bằng tiếng Balan; Vatican Press Office chuyển dịch sang Anh ngữ; Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 16-19/8/2002; Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch sang Việt Ngữ)

 

1. ĐTC ngỏ lời chào mở đầu tại phi trường quốc tế Krakow-Balice ngày Thứ Sáu 16/8;
2. ĐTC cung hiến Tân Đền Thờ Chúa Tình Thương ở Lagiewniki, ngoại ô thành phố Krakow, 17/8;
3. ĐTC Cử Hành Lễ Tuyên Phong 4 Tân Chân Phước, Tông Đồ Tình Thương, Chúa Nhật 18/8;
4. ĐTC Đến Mừng 400 Năm Đền Thánh Kalwaria Zebrzydowska, Thứ Hai 19/8.
5. ĐTC chia sẻ cảm nghiệm chuyến tông du 98


Lời Chào mở đầu tại phi trường quốc tế Krakow-Balice ngày Thứ Sáu 16/8:


"Chớ gì ba ngày Tôi ở tại quê hương Tôi đây dẫn chúng ta đến một cuộc tái sinh nơi niềm tin tưởng sâu xa vào quyền năng của lòng thương xót Chúa".


1.- (ĐTC chào từng thành phần của đất nước của Ngài: chính quyền, giáo quyền, các chức sắc trong lãnh vực văn hóa và đủ mọi ngành nghề phục vụ xã hội, thành phần giới trẻ và các cộng đồng Đại Kết)


Một lần nữa, Tôi xin chào Nước Balan và toàn thể nhân dân của Tôi… Lần này Tôi sẽ chỉ ở tại Krakow mà thôi, nhưng lòng cảm mến của Tôi ôm ấp toàn thể Balan và tất cả nhân dân Balan…


2.- Anh Chị Em thân mến! “Thiên Chúa giầu lòng xót thương”. Đây là câu tâm niệm cho cuộc hành hương lần này. Là lời loan báo của cuộc hành hương đây. Lời này phát xuất từ bức Thông Điệp “Dives in misericordia”, nhưng nguồn gốc của lời ấy được bắt đầu từ nơi chốn này, từ Krakow, ở Lagiewniki. Vì, từ nơi đây, nhờ những nỗ lực khiêm tốn của một chứng nhân ngoại thường là Vị Thánh Nữ Tu Faustina mà sứ điệp Phúc Âm về tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa đã được vang lên. Đó là lý do tại sao giai đoạn đầu tiên của cuộc hành hương và mục đích chính của cuộc hành hương lần này của Tôi là việc Tôi đến viếng thăm Đền Thờ Chúa Tình Thương. Tôi lấy làm vui mừng thực hiện việc cung hiến ngôi đền đài mới này, một đền đài đang trở thành trung tâm thế giới về lòng tôn sùng Chúa Kitô nhân hậu xót thương.


Tình Thương của Thiên Chúa được phản ánh nơi tình thương của nhân loại. Qua các thế kỷ, Krakow đã được diễm hạnh có những đại nhân vật là thành phần tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa đã làm chứng cho tình thương bằng các việc yêu thương cụ thể đối với tha nhân. Chỉ cần kể đến các vị như Thánh Hedwig, Thánh Gioan Kety, Cha Piotr Skarga hay Thánh Sư Huynh Albert. Nay hàng ngũ của các ngài sẽ được thêm các Vị Tôi Tớ Chúa do Tôi vui mừng tôn vinh trên bàn thờ vào Thánh Lễ ở Blonie Park. Việc tuyên phong chân phước cho các Vị Tôi Tớ này là Zygmunt Szcxesny Felinski, Jan Beyzym, Sancja Szymkowiak và Jan Balicki là lý do thứ hai của cuộc Tôi hành hương lần này. Tôi hy vọng rằng những vị tân Chân Phước này, những vị đã làm gương về việc thực hành lòng xót thương, sẽ nhắc nhở chúng ta về tặng ân cao cả của tình yêu Thiên Chúa, và dọn lòng chúng ta trong việc thực hiện hằng ngày tình yêu thương anh chị em tha nhân của chúng ta.


Tôi cũng cần đề cập đến lý do thứ ba của cuộc Tôi hành hương lần này. Đó là việc cầu nguyện tạ ơn về 400 năm Đền Thờ Kalwaria Zebrzydowska, nơi Tôi gắn bó từ thuở nhỏ. Chính ở nơi đó, khi vừa đi vừa cầu nguyện dọc theo những lối đi ở đây, mà Tôi đã tìm được nguồn cảm hứng để phục vụ Giáo Hội ở Krakow cũng như ở Balan, nơi Tôi đã thực hiện một số những quyết định mục vụ khó khăn. Chính tại nơi này, giữa thành phần tín hữu đang nguyện cầu, mà Tôi nhận ra niềm tin hướng dẫn Tôi đến cả Ngai Tòa Thánh Phêrô nữa. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Bà Kalwaria, Tôi xin tạ ơn Thiên Chúa về tặng ân này.


3.- Cuộc hành hương của Tôi và việc suy niệm của Tôi về Lòng Thương Xót Chúa không thể tiến hành mà lại không liên quan đến kinh nghiệm thường nhật của những ai sống ở Balan. Bởi thế, Tôi muốn sống thật gần với những quan tâm của anh chị em, và phó thác những quan tâm ấy cho Thiên Chúa, tin tưởng rằng Ngài sẽ chúc phúc cho nỗ lực của anh chị em được thành đạt, và với ơn trợ giúp của Ngài, các khó khăn và trục trặc sẽ được giải quyết ổn thỏa.


Lòng Tôi rất quan tâm đến các biến cố ở Balan. Tôi biết rằng quê hương của chúng ta đã thay đổi biết bao từ cuộc viếng thăm đầu tiên của Tôi năm 1979. Đây là cuộc hành hương mới giúp Tôi có thể chứng kiến thấy dân Balan sử dụng cái tự do được vãn hồi của mình ra sao. Tôi tin tưởng rằng Xứ Sở của chúng ta đang can đảm tiến đến những mục đích mới về phát triển trong hòa bình và thịnh vượng.


Tôi vui mừng thấy rằng nhiều người đồng hương của Tôi, theo học thuyết xã hội của Giáo Hội, đang dấn thân vào việc xây dựng ngôi nhà chung của đất nước trên nền tảng công lý, yêu thương và hòa bình. Tôi biết rằng nhiều người nhận định và cân nhắc bằng con mắt bình phẩm guồng máy tìm cách cai trị thế giới hiện đại bằng quan điểm duy vật của con người. Giáo Hội đã luôn luôn nhắc nhở xã hội là tương lai tốt đẹp không thể xây dựng trên tình trạng bần cùng hóa con người, trên tình trạng bất công, trên đau khổ của anh chị em chúng ta. Những ai hoạt động trong tinh thần luân thường đạo lý của Công Giáo không thể khoanh tay ngồi im trước vận mạng của những ai không có việc làm, những ai sống trong một trạng thái càng ngày càng nghèo khổ, không hy vọng được cải tiến cho chính mình cũng như cho tương lai con cái của mình.


Tôi biết rằng nhiều gia đình người Balan, nhất là những gia đình đông người nhất, cũng như nhiều người thất nghiệp và già cả đang mang gánh nặng của cuộc đổi thay về xã hội và kinh tế. Tôi muốn nói với tất cả những người ấy là tinh thần của Tôi thông cảm với gánh nặng của họ cũng như với số phận của họ. Tôi chia sẻ niềm vui của họ cùng với những nỗi khổ đau của họ, chia sẻ những dự tính cùng với những nỗ lực của họ hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Hằng ngày Tôi vẫn hỗ trợ những ý định tốt lành của họ bằng lời nguyện cầu thiết tha.


Hôm nay đây Tôi mang đến cho họ cũng như cho tất cả mọi người đồng hương của Tôi sứ điệp hy vọng phát xuất từ Tin Mừng, đó là Thiên Chúa giầu lòng xót thương, Đấng hằng ngày mạc khải tình yêu của Ngài ra nơi Chúa Kitô. Chính Người, Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng nói với mỗi và mọi người trong anh chị em rằng: “Đừng sợ, Ta là đầu tiên và là cuối cùng, là Đấng hằng sống; Ta đã chết mà nay Ta sống động hơn bao giờ hết” (Rev 1:17-18). Đó là sứ điệp của Lòng Thương Xót Chúa hôm nay Tôi mang lại cho đất nước này cũng như cho đồng hương của Tôi: “Đừng sợ!” Anh chị em hãy tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót. Chúa Kitô ở với anh chị em, Đấng không ngừng ban phát niềm hy vọng.


Anh Chị Em thân mến! Chớ gì ba ngày Tôi ở tại quê hương Tôi đây dẫn chúng ta đến một cuộc tái sinh nơi niềm tin tưởng sâu xa vào quyền năng của lòng thương xót Chúa. Chớ gì những ngày này liên kết chúng ta lại với nhau chặt chẽ hơn trong yêu thương; chớ gì những ngày này làm phấn khích trách nhiệm trong việc lo cho cuộc sống của hết mọi con người nam nữ cũng như cho những hoàn cảnh sống hằng ngày của họ. Chớ gì chúng giúp cho chúng ta hướng về sự thiện hảo, hiểu biết nhau, để trong tinh thần xót thương, chúng ta có thể tiến đến sát gần nhau hơn. Chớ gì ơn hy vọng tràn đầy lòng trí anh chị em!


Một lần nữa, Tôi thân ái chào hết mọi người hiện diện nơi đây, và ban phép lành nồng hậu cho tất cả những ai tham dự vào cuộc hành hương chung của chúng ta này.


ĐTC Đến Mừng 400 Năm Đền Thánh Kalwaria Zebrzydowska, Thứ Hai 19/8/2002

 

"Hôm nay, Tôi đến Đền Thánh này như là một người hành hương, như Tôi thường đến đây khi Tôi còn là một đứa trẻ và là một người trẻ... Xin Mẹ cũng ban cho con sức mạnh phần xác và tinh thần, để con có thể thi hành cho đến cùng sứ vụ mà Chúa Kitô Phục Sinh đã trao cho con. Con tin tưởng nơi Mẹ và một lần nữa con tuyên xưng rằng: Totus Tuus, Maria! Tất cả của con là của Mẹ. Amen"


“Kính mừng Vị Thánh Nữ Vương, Người Mẹ Tình Thương, là sự sống của chúng con, sự ngọt ngào của chúng con và là niềm hy vọng của chúng con!”


Anh Chị Em thân mến.


1.- Hôm nay, Tôi đến Đền Thánh này như là một người hành hương, như Tôi thường đến đây khi Tôi còn là một đứa trẻ và là một người trẻ. Tôi đến trước Đức Bà Canvê như Tôi thường đến như là vị Giám Mục Krakow để phú thác cho Mẹ những vấn đề của Tổng Giáo Phận cũng như những người Thiên Chúa đã trao phó cho việc chăm sóc mục vụ của Tôi. Tôi đến đây, bây giờ cũng như bấy giờ, Tôi đều lập lại rằng: Kính Mừng, Kính Mừng, Vị Thánh Nữ Vương, Người Mẹ Tình Thương!


Bao nhiêu lần Tôi đã thấy được rằng Người Mẹ của Con Thiên Chúa đã ghé mắt xót thương đoái nhín tới những quan tâm của thành phần sầu thương, Mẹ đã ban cho họ ân sủng để giải quyết những vấn đề khó khăn, và họ, trong khả năng bất lực của mình, đã hoàn toàn nhận ra quyền lực và sự khôn ngoan lạ lùng của Đấng Quan Phòng Thần Linh? Đó không phải là cảm nghiệm của các thế hệ thuộc thành phần hành hương đến đây 400 năm qua hay sao? Quả là như thế. Bằng không, cuộc cử hành hôm nay đây đã không xẩy ra. Quí bạn thân mến, quí bạn sẽ không đến nơi đây, bước trên Những Đường Nẻo của Kalwaria, theo bước chân Khổ Nạn và Thập Giá của Chúa Kitô, cũng như theo cuộc hành trình thương khó và vinh quang của Mẹ Người. Nơi này giúp cho tâm trí có được một minh thức sâu xa hơn một cách lạ lùng về mầu nhiệm liên kết giữa Chúa Cứu Thế khổ đau với Người Mẹ đồng lao cộng khổ của Người. Ở tâm điểm của mầu nhiệm yêu thương ấy, hết mọi người đến đây đều tái nhận thức được chính mình, cuộc đời của mình, cuộc sống hằng ngày của mình, nỗi yếu hèn của mình, đồng thời, cũng tái khám phá ra quyền lực của đức tin và đức cậy, một quyền lực phát xuất từ niềm tin tưởng rằng Mẹ không bỏ rơi con cái Mẹ trong những lúc trục trặc, song Mẹ dẫn họ đến với Con Mẹ và ký thác họ cho tình thương của Người.


2.- “Đứng cạnh thập giá Chúa Giêsu có Mẹ của Người, chị của Mẹ Người là Maria vợ ông Clopas, và Maria Mai Đệ Liên” (Jn 19:25). Đấng gắn liền với Người Con Thiên Chúa bằng những liên hệ huyết nhục cũng như bằng tình mẫu tử, ở nơi đó, dưới chân Cây Thập Giá, đã cảm nghiệm được mối hiệp nhất thương đau này. Chỉ có một mình Mẹ, cho dù cõi lòng từ mẫu của Mẹ có đớn đau, cũng biết được ý nghĩa của thứ đau khổ ấy. Mẹ đã tin tưởng rằng, một lòng tin tưởng bất chấp mọi sự, lời hứa xưa kia đã được nên trọn: “Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người nữ, cũng như giữa miêu duệ của ngươi và của người nữ; Người sẽ đạp nát đầu ngươi khi ngươi rình cắn gót chân Người” (Gn 3:15). Và lòng tin tưởng của Mẹ đã được sáng tỏ khi Người Con hấp hối của Mẹ ngỏ cùng Mẹ rằng: “Thưa bà”.


Vào lúc ấy, lúc đứng dưới chân Thập Giá, Mẹ có mong rằng trong một thời gian ngắn, trong vòng ba ngày, lời Thiên Chúa hứa sẽ được nên trọn hay chăng? Điều này vĩnh viễn là một bí mật của lòng Mẹ. Tuy nhiên, chúng ta biết được một điều là: Mẹ, con người đầu tiên trong loài người, đã trọn vẹn thông phần với vinh quang của Người Con Phục Sinh của Mẹ. Mẹ, như chúng ta tin tưởng và tuyên xưng, được mông triệu về trời cả hồn lẫn xác để cảm được mối hiệp nhất trong vinh quang, để hoan hưởng bên Con Mẹ những hoa trái của Lòng Thương Xót Chúa, cũng như để ban những hoa trái này cho những ai tìm đến nương ẩn nơi Mẹ.


3.- Sự liên kết mầu nhiệm của tình yêu. Mầu nhiệm này rạng ngời biết bao ở nơi đây. Lịch sử thuật lại rằng, vào đầu thế kỷ 17, Mikolaj Zebrzydowski, người kiến thiết Đền Thánh này, đã đặt nền móng cho nhà nguyện Golgotha, một nguyện đường được xây cất theo khuôn mẫu ngôi Thánh Đường của Mồ Thánh ở Giêrusalem. Như thế, ông không muốn gì hơn là mang lại gần cho chính bản thân ông cũng như cho những người khác mầu nhiệm khổ nạn và tử nạn của Chúa Kitô. Tuy nhiên, sau đó, khi ông phác họa việc xây cất những con đường Khổ Nạn của Chúa Kitô, từ Căn Thượng Lầu Tiệc Ly tới Mộ của Chúa Kitô, theo lòng sùng kính Mẹ Maria và ơn thần hứng, ông đã đặt dọc theo con đường này một giẫy nguyện đường để tưởng nhớ những biến cố của cuộc đời Mẹ Maria. Và vì thế mới có những con đường khác, những con đường mà theo việc thực hành đạo đức mới mẻ, ở một nghĩa nào đó, bổ túc cho Đường Thánh Giá, đó là việc cử hành được gọi là Đường Thương Khó của Mẹ Thiên Chúa. Bốn thế kỷ qua, vẫn có những thành phần thế hệ hành hương mới đã bước đi ở nơi đây theo bước chân của Chúa Cứu Chuộc và của Mẹ Người, kín múc được dồi dào từ tình yêu ấy những gì chế ngự khổ đau và sự chết, và chiếm lấy hào quang vinh hiển trên trời.


(ĐTC cám ơn các cha Dòng Phanxicô trông coi Đền Thánh này và nhắc lại một biến cố của Đền Thánh vào năm 1641 liên quan đến bức tượng Mẹ Rất Thánh nổi tiếng ban ơn)


4.- … Nơi đây quan trọng biết bao đối với một nước Balan đang bị phân chia bởi những đảng phái! Đức Giám Mục Dunajewski đã hùng hồn bày tỏ điều này khi đội triều thiên cho bức tượng với lời nguyện cầu: “Vào ngày này đây, Mẹ Maria được mông triệu về trời và được tôn vinh trên trời. Vào mỗi dịp kỷ niệm mừng ngày này, tất cả các Thánh đặt triều thiên của mình dưới chân Nữ Vương của các ngài; hôm nay đây nhân dân Balan cũng mang những triều thiên bằng vàng, nhờ bàn tay vị Giám Mục của họ, họ đặt lên đầu của Mẹ Maria nơi bức tượng phép lạ này. Ôi Mẹ, xin hãy tưởng thưởng cho chúng con về việc làm này, để chúng con có thể nên một nơi chúng con với nhau và nên một với Mẹ”. Đó là lời cầu nguyện của ngài cho việc hiệp nhất một nước Balan phân chia. Hôm nay đây, khi Balan đã trở thành một khối lãnh thổ và quốc gia, những lời của ngài vẫn không mất thời gian tính tí nào cả; thật vậy, chúng có một ý nghĩa mới. Chúng ta cần phải lập lại những lời ấy hôm nay đây, xin Mẹ Maria ban cho chúng ta ơn hiệp nhất đức tin, hiệp nhất tâm trí và tinh thần, hiệp nhất trong gia đình cũng như hiệp nhất ngoài xã hội. Để làm việc này, hôm nay đây Tôi xin hợp với anh chị em để nguyện cầu: Ôi Mẹ Canvê, xin ban cho chúng con “được hiệp nhất nên một giữa chúng con với nhau và với Mẹ”.

5.- “Vậy hỡi Đấng Bầu Cử rất khoan nhân,
xin mắt Mẹ hãy nhìn đến chúng con,
để sau cuộc lưu đầy của chúng con, Mẹ chỉ cho chúng con thấy
hoa trái quả phúc của lòng Mẹ là Chúa Giêsu.
Ôi Trinh Nữ Maria dịu hiền, ưu ái, ngọt ngào!”
Hỡi Tôn Nữ của ân sủng, xin Mẹ hãy nhìn đến dân tộc này
Một dân tộc đã trung thành với Mẹ và Con Mẹ qua nhiều thế kỷ.
Xin Mẹ hãy nhìn đến đất nước này,
Một đất nước đã luôn đặt niềm hy vọng của mình nơi tình yêu từ mẫu của Mẹ.
Xin Mẹ hãy ghé mắt tình thương nhìn đến chúng con,
Xin Mẹ hãy ban cho chúng con những gì con cái của Mẹ cần đến nhất.
Xin Mẹ hãy mở lòng của thành phần dư dật trước những nhu cầu của thành phần nghèo khó và khổ đau.
Xin Mẹ cho những ai thất nghiệp có công ăn việc làm.
Xin Mẹ giúp cho những ai bần cùng có nhà để ở.
Xin Mẹ ban cho các gia đình tình yêu làm cho họ có thể thắng vượt được tất cả mọi khó khăn.
Xin Mẹ hãy tỏ cho giới trẻ con đường và chân trời tương lai.
Xin Mẹ hãy lấy áo choàng của Mẹ che chở các trẻ em cho họ khỏi bị gương mù gương xấu.
Xin Mẹ hãy củng cố các cộng đồng tu trì bằng ơn đức tin, đức cậy và đức mến.
Xin Mẹ hãy ban cho các linh mục ơn biết theo chân của Con Mẹ trong việc hiến cuộc sống mình mỗi ngày cho đàn chiên.
Xin Mẹ ban cho các vị Giám Mục ánh sáng của Thánh Linh, để các ngài có thể hướng dẫn Giáo Hội này đến cửa Vương Quốc Con Mẹ theo một con đường thẳng duy nhất.
Hỡi Người Mẹ Rất Thánh là Đức Bà Canvê,
Xin cũng ban cho con sức mạnh phần xác và tinh thần,
Để con có thể thi hành cho đến cùng sứ vụ mà Chúa Kitô Phục Sinh đã trao cho con.
Con xin dâng về Mẹ tất cả mọi hoa trái của cuộc đời và thừa tác vụ của con;
Con xin ký thác tương lai của Giáo Hội cho Mẹ;
Con xin dâng tổ quốc của con cho Mẹ;
Con tin tưởng nơi Mẹ và một lần nữa con tuyên xưng rằng:
Totus Tuus, Maria!
Tất cả của con là của Mẹ. Amen.

 

 

ĐTC Cử Hành Lễ Tuyên Phong 4 Tân Chân Phước Balan, Tông Đồ Tình Thương, Chúa Nhật 18/8

 

"Trong khi chúng ta chiêm ngưỡng những vị Chân Phước này, Tôi muốn nhắc lại một lần nữa những gì Tôi đã viết trong Thông Điệp 'Dives in mesericordia' là: 'Con người đạt đến tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa, đạt đến tình thương của Ngài, tới chỗ chính họ được biến đổi tận bên trong bởi tinh thần của tình yêu hướng về tha nhân của mình ấy'”


Một đám đông nhất lịch sử Balan hiện đại, khoảng 2 triệu 2 trăm ngàn người, đã tham dự Thánh Lễ Phong Chân Phước hôm Chúa Nhật 18/8 tại Blonie Park ở Krakow. Một số người đã bị xỉu vì trời nắng. Trong số tham dự có cả Tổng Thống Balan Aleksander Kwasniewski, cựu đảng viên Cộng Sản, người đã chào mừng ĐTC tại phi trường hôm 16/8; Tổng Thống Valdas Adamkus Nước Lithuanian và Tổng Thống Rudolf Schuster Nước Slovakian. Bốn tân chân phước là Zygmunt Szczesny Felinski (1822-1895), Tổng Giám Mục Krakow 16 tháng trước khi bị đầy đến Siberia; Cha Jan Balicki (1869-1948), vị giải tội và giáo sư chủng viện; Tu Sĩ Dòng Tên Jan Beyzym (1850-1912), "Tông Đồ Người Cùi" ở Madagascar; và Nữ Tu Sancja Szymkowiak (1910-1942), biệt danh "thiên thần tốt lành". Sau đây là bài giảng của ĐTC Gioan Phaolô II cho Lễ Phong Chân Phước này.


“Đây là giới răn của Thày, đó là các con yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Jn 15:2).

Anh Chị Em thân mến!

1.- Những lời của Chúa Giêsu chúng ta vừa nghe rất gần với đề tài của việc cử hành phụng vụ hôm nay ở Blonie Krakow, đó là đề tài: “Thiên Chúa giầu lòng xót thương”. Câu này, một cách nào đó, đã nói lên tất cả sự thật về tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu đã cứu chuộc nhân loại. “Thiên Chúa, Đấng giầu lòng thương xót, vì tình yêu cao cả Ngài đã yêu thương chúng ta, ngay cả khi chúng ta đã chết đi theo những vấp phạm của chúng ta, đã làm cho chúng ta được sống với Chúa Kitô” (Eph 2:4-5). Tầm mức viên trọn của tình yêu này được mạc khải nơi hy tế Thập Giá. Vì “không ai có tình yêu cao cả hơn kẻ hiến mạng sống mình vì bạn hữu” (Jn 15:13). Đây là mức độ của tình Chúa yêu thương! Đó là mức độ của lòng Chúa xót thương!

Một khi chúng ta nhận biết chân lý này là chúng ta ý thức rằng lời Chúa Kitô kêu gọi yêu thương nhau giống như Người đã yêu thương chúng ta là lời kêu gọi tất cả chúng ta hãy tiến đến cùng một mức độ ấy. Chúng ta cảm thấy, ở một ý nghĩa nào đó, chúng ta bị thúc buộc phải làm cho cuộc sống của chúng ta trở thành một lễ dâng hằng ngày bằng việc tỏ tình thương xót anh chị em của chúng ta, bắt nguồn từ tặng ân của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa. Chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa, trong việc tỏ cho chúng ta thấy tình thương, đã kêu gọi chúng ta hãy trở nên những chứng nhân cho tình thương trong thế giới hôm nay.

2.- Tiếng kêu mời hãy trở nên những chứng nhân cho tình thương được vang vọng một cách hùng hồn ở nơi đây, nơi Krakow thân yêu của Tôi đây, nơi nổi bật với Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa ở Lagiewniki với ngôi tân thánh đường đã được Tôi hân hoan thánh hiến hôm qua… (ĐTC nhắc lại một số các vị thánh và á thánh hoạt động cho tình thương, và gửi lời chào các vị chức sắc, dân nhân Balan khắp nơi, nhất là các thành phần sống trong khốn khó bất hạnh v.v.)

3.- Từ khi bắt đầu hiện hữu, Giáo Hội, qua việc bày tỏ mầu nhiệm Thập Giá và Phục Sinh, đã rao giảng tình thương Chúa, một bảo chứng hy vọng và là nguồn mạch cứu độ con người. Tuy nhiên, hôm nay đây chúng ta dường như được kêu gọi đặc biệt để loan báo sứ điệp này trước thế giới. Chúng ta không thể lơ là với sứ vụ này, nếu chính Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta thực hiện sứ vụ này qua chứng từ của Thánh Nữ Faustina.

Thiên Chúa đã chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có lẽ vì thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối cãi về nhiều lãnh vực, cũng đã bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi mầu nhiệm lỗi lầm “mystery of iniquity”. Chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho mình quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lý, họ công khai tấn công cơ cấu gia đình. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa “hoàn toàn khuất bóng” nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. “Mầu nhiệm lầm lỗi” tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này.

Cảm nghiệm được mầu nhiệm ấy, con người mới sống trong nơm nớp lo sợ về tương lai, lo sợ về tình trạng trống rỗng, lo sợ phải khổ đau, lo sợ bị hủy diệt. Có lẽ chính vì lý do này mà Chúa Kitô, qua việc sử dụng chứng từ của một Nữ Tu thấp hèn, đã đến với thời đại của chúng ta để tỏ cho chúng ta thấy một cách rõ ràng nguồn mạch sống khuây khỏa và hy vọng ở nơi tình thương đời đời của Thiên Chúa.

Sứ điệp tình yêu nhân hậu cần được vang vọng một cách mạnh mẽ một lần nữa. Thế giới cần đến thứ tình yêu này. Đã đến thời giờ cần phải mang sứ điệp của Chúa Kitô đến cho mọi người: cho các kẻ trị vì và thành phần bị áp bức, cho những ai có bản tính và phẩm vị bị tiêu ma trong mầu nhiệm lỗi lầm. Đã đến thời giờ sứ điệp Lòng Thương Xót Chúa có thể làm cho các tâm hồn tràn đầy hy vọng và trở nên tia sáng cho một nền văn minh mới, một nền văn minh yêu thương.

4.- Giáo Hội muốn không ngừng loan báo sứ điệp này, không phải chỉ bằng những lời thuyết phục, mà còn bằng việc sẵn sàng lúc nào cũng thực hành tình thương nữa. Đó là lý do tại sao Giáo Hội không ngừng tôn kính những gương sáng ngời của những cá nhân, vì tình yêu Thiên Chúa và con người, “đã ra đi sinh hoa trái”. Hôm nay Giáo Hội có thêm bốn tân Chân Phước nữa vào thành phần những vị ấy. Các ngài sống ở những thời điểm khác nhau và những cuộc đời rất khác nhau. Nhưng các ngài hiệp nhất với nhau bởi tính chất thánh thiện đặc biệt, đó là lòng tôn sùng tình thương.

Chân Phước Zygmunt Szczesny Felinski (1822-1895), Tổng Giám Mục Krakow…

5.- Cha Jan Balicki (1869-1948)…

6.- Tu Sĩ Dòng Tên Jan Beyzym (1850-1912)…

7.- Nữ Tu Sancja Szymkowiak (1910-1942)…

8.- Hỡi Anh Chị Em, trong khi chúng ta chiêm ngưỡng những vị Chân Phước này, Tôi muốn nhắc lại một lần nữa những gì Tôi đã viết trong Thông Điệp “Dives in mesericordia” là: “Con người đạt đến tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa, đạt đến tình thương của Ngài, tới chỗ chính họ được biến đổi tận bên trong bởi tinh thần của tình yêu hướng về tha nhân của mình ấy” (số 14). Theo đường nẻo này, chớ gì chúng ta tái khám phá ra một cách càng sâu xa hơn nữa mầu nhiệm của Lòng Thương Xót Chúa và hằng ngày sống mầu nhiệm này!

Đối diện với những hình thức tân thời của tình trạng bần cùng nghèo khó, như chúng ta biết, xẩy ra không thiếu gì nơi xứ sở của chúng ta đây, điều cần thiết hôm nay là – như Tôi đã gọi nó trong Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ Novo Millennio Ineunte – “một ‘sáng tạo’ mới mẻ trong đức bác ái” (đoạn 50), bằng một tinh thần đoàn kết đối với tha nhân của chúng ta, để hành động giúp đỡ do chúng ta thực hiện sẽ trở thành chứng từ của việc “chia sẻ giữa anh chị em” (cùng nguồn vừa dẫn). Chớ gì không bao giờ thiếu cái “sáng tạo” này nơi các dân cư ở Krakow, cũng như nơi tất cả mọi người ở quê hương chúng ta. Nó tiêu biểu cho dự án mục vụ của Giáo Hội ở Balan. Chớ gì sứ điệp của tình thương Chúa được phản ánh nơi những công việc của tình thương con người!

Nếu chúng ta nhận biết tha nhân bên mình chúng ta, chúng ta phải có một cái nhìn thân ái quanh chúng ta về họ, thành phần mà, vì mất công ăn việc làm, nhà cửa, cơ hội để giữ cho gia đình mình sống một cách xứng đáng cũng như cơ hội để giáo dục con cái, cảm thấy bị bỏ rơi, bị lạc loài, bị ngờ vực. “Cái sáng tạo trong đức bác ái” này cần phải có trong việc cung cấp sự trợ giúp về vật chất cũng như tinh thần cho những trẻ em bị bỏ rơi; trong việc giữ cho con người ta khỏi quay lưng làm ngơ trước những em trai hay gái đã bị đắm chìm vào một thế giới của nghiện ngập hay tội ác; trong việc khuyên can, an ủi, nâng đỡ tinh thần cho những ai đang phải chiến đấu nội tâm với sự dữ. Chớ gì không bao giờ thiếu “cái sáng tạo” này khi có một con người thiếu thốn nào đó lên tiếng van nài: “Xin cho chúng tôi lương thực hằng ngày!”. Với tình yêu thương huynh đệ, sẽ không bao giờ thiếu thứ lương thực này. “Phúc cho kẻ xót thương, vì họ sẽ được thương xót vậy” (Mt 5:7).

9.- Trong chuyến hành hương về Balan của Tôi năm 1979, tại Blonie đây, Tôi đã nói rằng “khi chúng ta mạnh mẽ trong Thần Linh của Thiên Chúa thì chúng ta cũng phải mạnh mẽ ở niềm tin tưởng nơi con người – mạnh mẽ với đức tin, đức cậy, đức mến là những thần đức bất khả phân ly – và chúng ta phải sẵn sàng chứng tỏ mình sống vì con người trước những ai thực sự có cái vì này trong lòng họ” (Bài Giảng trong Thánh Lễ tại Blonie Kraskowie, 10/6/1979, đoạn 4). Thế nên, Tôi xin anh chị em: “Đừng bao giờ khinh thường đức bác ái là thần đức ‘cao cả nhất trong ba thần đức’ và là thần đức được thể hiện nơi Thập Giá. Không có đức bác ái, đời sống con người không có nền tảng và chẳng có ý nghĩa gì cả” (cùng nguồn vừa dẫn, 5).

Hỡi Anh Chị Em, hôm nay Tôi lập lại lời mời gọi này: đó là anh chị em hãy mở lòng mình ra cho tặng ân cao cả nhất của Thiên Chúa, cho tình yêu của Ngài, một tình yêu đã tỏ mình ra cho thế giới như tình yêu nhân hậu qua Thập Giá của Chúa Kitô. Hôm nay, sống vào những thời điểm khác, vào lúc rạng đông của một thế kỷ mới và thiên kỷ mới, anh chị em hãy tiếp tục việc “sẵn sàng chứng tỏ mình sống vì con người”. Hôm nay đây, với tất cả sức lực của mình, Tôi tha thiết xin con cái nam nữ của Giáo Hội, cũng như tất cả mọi người thiện chí là: xin đừng bao giờ, đừng khi nào tách biệt “cái vì con người” với tình yêu Thiên Chúa. Hãy giúp cho con người nam nữ tân tiến ngày nay cảm nghiệm được tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa! Tình yêu này sẽ cứu nhân loại bằng ánh quang rạng ngời và hơi ấm của mình!

 

Sau Thánh Lễ Phong Chân Phước, ĐTC ngỏ lời cùng dân chúng rằng: “Xin từ biệt. Tôi muốn nói rằng Tôi sẽ sớm gặp lại anh chị em, nhưng việc này hoàn toàn ở trong tay Thiên Chúa”. Dân chúng đồng thanh hô lên: “Chúng con xin chờ ĐTC”. Ngài đáp: “Tôi hoàn toàn ký thác cho Lòng Thương Xót Chúa”. Một số giới trẻ hô to: “Chúng con đợi ĐTC ở Wadowice”, nơi Ngài sinh ra gần Krakow. Rồi dân chúng kêu xin: “Xin hãy ở với chúng con! Ở với chúng con!”. ĐTC diễu: “Anh chị em muốn thuyết phục Tôi bỏ Rôma”. Vì có tin đồn là ĐTC sẽ từ chức và ở lại quê hương của Ngài tới khi chết tại một dòng kín Carmêlô. Khi giới trẻ hát bài “Con Thuyền”, với câu “Tôi bỏ lại con thuyền của tôi trên bờ biển, Ôi Thiên Chúa của tôi, khi tôi đi theo Ngài”, ĐTC cảm nhận: “Tôi đã nghe bài hát này khi Tôi bỏ Balan 23 năm về trước. Nó vang vọng bên tai Tôi khi tôi nghe cuộc bầu giáo hoàng công bố kết quả” về việc Ngài được chọn lên ngai tòa Thánh Phêrô ngày 16/10/1978. Tôi đã nghe bài hát ấy trong suốt những năm qua. Nó luôn luôn nhắc nhở Tôi về quê hương của Tôi cũng như đã dẫn lối cho Tôi trên những nẻo đường khác nhau của Giáo Hội”. Các lá cờ của các quốc gia khác nhau cũng vẫy vẫy, như của Hung Gia Lợi, Lithuania, Slovakia, Cộng Hòa Czech, Uzbekistan, Ukraine, Kazakhstan, Ý, Pháp, Đức và Nauy. Sau Thánh Lễ, ĐTC đã dùng bữa trưa với 120 vị giám mục của Balan cũng như các nước bạn. Tiếp theo là việc Ngài thăm Vương Cung Thánh Đường Wawel, biểu hiệu cho TGP Krakow, nơi Ngài đã từng là vị tổng giám mục chủ chăn. Sau đó Ngài đến nhà thờ Thánh Florian, nơi Ngài đã từng là vị linh mục phụ tá, rồi Ngài đến nghĩa trang Rakowice để viếng mộ gia đình của Ngài.

 

 

ĐTC cung hiến Tân Đền Thờ Chúa Tình Thương ở Lagiewniki, ngoại ô thành phố Krakow.

 

"Hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng ký thác thế giới cho Lòng Thương Xót Chúa... Chớ gì lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giãi ra 'tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha'”.


Thứ Bảy, 17/8/2002, ĐTC đã dâng thánh lễ cung hiến Tân Đền Thờ Chúa Tình Thương. Có khoảng 20 ngàn người theo dõi cuộc cung hiến này ở bên ngoài ngôi đền thờ, một ngôi đền thờ được xây trên ba năm, gần tu viện của Thánh Nữ Faustina. Bên trên nhà tạm khổng lồ bằng vàng theo hình quả cầu thế giới là một bức hình Chúa Giêsu Tình Thương, bức hình được vây chung quanh bằng một bụi gai bị gió lay chuyển, tiêu biểu cho việc con người chiến đấu chống lại tình trạng yếu hèn của mình. Mặc dù không được ở gần chỗ ĐTC, các người tham dự bên ngoài đền thờ vẫn âm thầm quì gối trên vỉa hè để theo dõi lễ nghi cung hiến này qua máy phát thanh. Bất chấp khí hậu hết sức nóng bức, ĐTC cũng vẫn không rút ngắn lễ nghi cung hiến ngôi đền thờ này. Theo lòng cảm xúc, ĐTC đã nói lên những lời tự phát như sau: “Ai có thể nghĩ rằng có người đã từng bước đi ở nơi đây với những chiếc giầy bằng gỗ mà một ngày kia lại là người cung hiến ngôi đền thờ này nhỉ?” Bởi vì, cách ngôi đền thờ này ít thước là khu hầm mỏ Solvay, nơi ĐTC khi còn trẻ đã làm việc trong thời kỳ Nazi chiếm đóng Balan. Cuối lễ, ĐTC đã gặp riêng cựu tổng thống Balan thời hậu Cộng Sản cũng là vị chủ tịch Công Đoàn Liên Đới thời Cộng Sản là Lech Walesa. Sau đây là bài giảng của ĐTC trong thánh lễ cung hiến ngôi tân đền thờ Chúa Tình Thương này.


“Ôi Tình Thương của Thiên Chúa khôn thấu và khôn lường,
Ai mới xứng đáng tôn thờ Chúa và chúc tụng Ngài đây?
Ôi ưu phẩm cao cả nhất của Thiên Chúa Toàn Năng,
Chúa là niềm hy vọng ngọt ngào của các tội nhân”
(Nhật Ký, 951).

Anh Chị Em thân mến!

1. Hôm nay Tôi muốn lập lại những lời đơn sơ và chân thành này của Thánh Nữ Faustina để hợp với thánh nhân cũng như với tất cả anh chị em tôn thờ mầu nhiệm khôn thấu và khôn lường của tình thương Thiên Chúa. Như Thánh Faustina, chúng ta muốn loan báo rằng, ngoại trừ tình thương của Thiên Chúa, không còn một nguồn hy vọng nào khác cho loài người nữa. Chúng ta cần tin tưởng lập lại rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa!

Việc loan báo này, việc tuyên xưng lòng tin tưởng vào tình yêu toàn năng của Thiên Chúa là việc đặc biệt cần thiết ở thời đại chúng ta đây, khi mà nhân loại đang trải qua một tình trạng biến loạn trước những xuất hiện của sự dữ. Việc kêu cầu lòng thương xót Chúa cần phải được vang lên từ thẳm cung của các cõi lòng đầy những khổ đau, băn khoăn về tương lai và sống trong bất ổn, đồng thời lại trông mong một nguồn hy vọng vững chắc. Đó là lý do tại sao chúng ta đến đây hôm nay, đến Ngôi Đền Thờ Lagiewniki này, để một lần nữa thoáng thấy nơi Chúa Kitô dung nhan của Thiên Chúa Cha: “Người Cha của tình thương và là Thiên Chúa của tất cả mọi niềm ủi an” (2Cor 1:3). Bằng con mắt linh hồn của mình, chúng ta mong nhìn vào đôi mắt của Chúa Giêsu nhân hậu, để thấy được sâu xa trong ánh mắt của Người những gì phản ảnh nội tâm của Người, cũng như thấy được ánh sáng ân sủng là những gì chúng ta đã thường xuyên lãnh nhận, và là những gì Thiên Chúa ban lại cho chúng ta mỗi ngày cũng như vào ngày cuối cùng của cuộc đời chúng ta.

2.- Chúng ta sắp cung hiến ngôi nhà thờ mới này cho Tình Thương của Thiên Chúa. Trước khi thực hiện điều này, Tôi (ĐTC ngỏ lời chào những vị liên hệ với Ngôi Đền Thờ và những vị liên quan đến việc loan truyền lòng thương xót Chúa…)

3.- Hỡi Anh Chị Em! Khi chúng ta cung hiến ngôi thánh đường mới này, chúng ta cũng có thể đặt vấn đề đã làm cho vua Solomon phải bối rối khi vua cung hiến Đền Thờ Giêrusalem để làm nhà cho Thiên Chúa: “Thế nhưng, có thật Thiên Chúa sẽ ở trên mặt đất này hay chăng? Kìa, trời và trời cao không thể chứa nổi Ngài thì ngôi nhà tôi xây cất lên đây lại càng không thể nào làm nổi!” (1Kg 8:27). Phải, thoạt nhìn thì thật là bất xứng hợp khi trói buộc việc Thiên Chúa hiện diện vào một “nơi chốn” nào đó. Chúng ta không bao giờ được quên rằng thời gian và không gian đều hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Tuy nhiên, cho dù thời gian và cả thế giới này được coi như “đền thờ” của Ngài, Thiên Chúa vẫn chọn một thời điểm nào đó và địa điểm nào đó để con người có thể cảm nghiệm được một cách đặc biệt sự hiện diện của Ngài và ân sủng của Ngài. Được thúc đẩy bởi cảm quan đức tin của mình, con người hành trình đến những nơi này, tin tưởng rằng, ở đó họ sẽ thực sự tìm thấy chính mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa.

Trong cùng một tinh thần tin tưởng ấy, Tôi đã đến Lagiewniki để cung hiến ngôi thánh đường mới này. Tôi tin tưởng rằng đây là nơi đặc biệt Thiên Chúa chọn để gieo vãi ân sủng tình thương của Ngài. Tôi cầu xin cho ngôi thánh đường này được luôn luôn trở thành một nơi loan báo sứ điệp tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa; một nơi của hoán cải và thống hối; một nơi cử hành Thánh Thể; một suối nguồn tình thương; một nơi nguyện cầu và liên lỉ kêu xin tình thương cho chúng ta cũng như cho toàn thế giới. Tôi dùng những lời của vua Solomon mà cầu nguyện rằng: “Ôi Chúa là Thiên Chúa của tôi, xin hãy nhậm lời cầu nguyện cùng với lời van xin của tôi tớ Chúa đây, hãy lắng nghe tiếng kêu và lời cầu do tôi tớ Chúa dâng lên trước nhan Chúa hôm nay đây; xin Chúa hãy ghé mắt ngày đêm trông coi ngôi nhà này… Xin hãy nghe lời kêu cầu của tôi tớ Chúa cũng như của Yến Duyên dân Chúa, khi họ cầu xin Ngài ở nơi đây. Từ trời cao, nơi Ngài cư ngụ, xin hãy lắng nghe, và khi lắng nghe, xin Ngài hãy thứ tha cho” (1Kgs 8:28-30).
 

4.- “Thế nhưng, giờ đã đến, và giờ ấy là lúc này đây, khi mà những kẻ tôn thờ chân thực sẽ tôn thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý, vì Chúa Cha tìm kiếm những người tôn thờ Ngài như thế” (Jn 4:23). Khi chúng ta đọc những lời này của Chúa Giêsu ở nơi Đền Thờ Lòng Thương Xót Chúa này, chúng ta đặc biệt nhìn nhận rằng không một ai có thể đến đây nếu không đến trong Thần Linh và chân lý. Chính là Chúa Thánh Thần, Đấng Ủi An và là Thần Chân Lý, Đấng hướng dẫn chúng ta theo những đường nẻo của Lòng Thương Xót Chúa. Bằng việc làm cho thế gian nhận ra những gì “liên quan đến tội lỗi, sự công chính và việc phân xử” (Jn 16:8), Ngài cũng làm tỏ hiện tất cả ơn cứu độ trong Chúa Kitô. Việc “thuyết phục” liên quan đến tội lỗi này có liên hệ nhị trùng với Thập Giá Chúa Kitô. Một mặt, Thánh Linh khiến cho chúng ta, nhờ Thập Giá của Chúa Kitô, có thể nhìn nhận tội lỗi, hết mọi tội lỗi, nơi tất cả chiều kích sự dữ chất chứa và tiềm ẩn nơi tội lỗi. Mặt khác, Thánh Linh cho phép chúng ta, cũng nhờ Thập Giá Chúa Kitô, thấy được tội lỗi theo chiều kích của mysterium pietatis, tức là chiều kích mầu nhiệm tình yêu nhân hậu và thứ tha của Thiên Chúa (x Thông Điệp Dominum et vivificantem, 32).

Như thế, việc “thuyết phục liên quan đến tội lỗi” này cũng trở thành một niềm xác tín là tội lỗi có thể bị loại trừ và con người có thể phục hồi phẩm vị của mình là con cái dấu yêu của Thiên Chúa. Thật vậy, Thập Giá “là việc Thiên Chúa hạ mình thẳm sâu nhất xuống với con người […]. Thập giá chẳng khác gì một sự giao chạm của tình yêu hằng hữu trên những vết thương đau trong cuộc sống của con người” (Dives in misericordia, 8). Tảng đá nền của Ngôi Đền Thờ này sẽ mãi mãi nhắc nhở cho chúng ta về chân lý này, vì nó được mang về đây từ Núi Canvê, như thể từ chân Cây Thập Giá là nơi Chúa Giêsu Kitô đã chiến thắng tội lỗi và sự chết.

Tôi hết sức tin tưởng rằng ngôi thánh đường mới này sẽ luôn luôn là một nơi được con người đến với Thiên Chúa trong Thần Linh và chân lý. Họ sẽ đến đây với lòng tin tưởng là những gì đồng hành với tất cả những ai khiêm hạ biết mở lòng mình ra cho hoạt động của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa, cho một tình yêu mạnh hơn cả tội lỗi nặng nề nhất. Ở nơi đây, trong ngọn lửa của tình yêu thần linh, tấm lòng con người sẽ bừng lên lòng ước ao hoán cải, và ai tìm kiếm hy vọng sẽ gặp được niềm ủi an.

5.- “Lạy Cha hằng hữu, vì tội lỗi của chúng con và của toàn thế giới, con xin dâng lên Cha Mình Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Con Cha yêu dấu là Chúa Giêsu Kitô; vì những sự khốn khó của Cuộc Người Khổ Nạn, xin Cha thương đến chúng con và toàn thế giới” (Nhật Ký, 476). Thương đến chúng con và toàn thế giới… Thế giới ngày nay cần đến tình thương của Thiên Chúa biết bao! Nơi hết mọi lục địa, từ vực sâu khốn khổ của loài người, tiếng kêu cầu xót thương dường như đang vang dậy. Nơi nào thù hằn và đòi rửa hận thống trị, nơi nào chiến tranh mang lại đau thương và chết chóc cho thành phần vô tội, thì ở đó cần đến ân sủng tình thương để ổn định lòng trí con người và tạo lập hòa bình. Nơi nào thiếu hụt lòng trọng kính sự sống và phẩm vị con người thì ở đó cần đến tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng mà trong ánh sáng của Ngài, chúng ta thấy được giá trị khôn tả của hữu thể con người. Cần phải có tình thương để bảo đảm rằng hết mọi bất công trên thế giới này sẽ được kết thúc trong chân lý rạng ngời.

Thế nên, hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng ký thác thế giới cho Lòng Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một lòng thiết tha mong ước thấy sứ điệp của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi đây qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết đến và làm cho lòng họ tràn đầy niềm hy vọng. Chớ gì sứ điệp này, từ nơi đây, chiếu tỏa ra cho quê hương thân yêu của chúng ta cũng cho khắp thế giới. Chớ gì lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giãi ra “tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha” (x Nhật Ký, 1732).

Tia sáng này cần phải thắp lên bởi ân sủng của Thiên Chúa. Ngọn lửa tình thương này cần phải được chuyền đi cho thế giới. Trong tình thương của Thiên Chúa thế giới mới tìm thấy hòa bình và nhân loại mới tìm thấy hạnh phúc! Tôi ký thác công việc này cho Anh Chị Em thân mến, cho Giáo Hội ở Krakow và ở Balan, cũng như cho tất cả mọi người sùng mộ Lòng Thương Xót Chúa đến đây từ Balan hay từ khắp nơi trên thế giới. Chớ gì anh chị em là những chứng nhân cho tình thương!

6.- Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, nơi Con của Cha là Đức Giêsu Kitô, Cha đã mạc khải tình yêu của Cha ra và đã tuôn đổ tình yêu Cha xuống trên chúng con trong Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi. Hôm nay đây chúng con xin ký thác cho Cha vận mệnh của thế giới cũng như của hết mọi con người nam nữ.

Xin Cha hãy cúi mình xuống trên tội nhân chúng con, hãy chữa lành nỗi yếu hèn của chúng con, hãy chiến thắng tất cả mọi sự dữ, và hãy ban cho tất cả mọi dân tộc trên thế giới được cảm nghiệm thấy tình thương của Cha. Chớ gì họ luôn tìm thấy nguồn hy vọng nơi Cha, Thiên Chúa Ba Ngôi.

Lạy Cha Hằng Hữu, vì Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Con Cha, xin Cha thương đến chúng con và toàn thế giới!

Amen.

 


 

Chúa Nhật 11/8/2002

 

Huấn Dụ Truyền Tin của ĐTC


1.- Trong thời gian xả hơi mùa hè này, khi mà nhiều người đang được nghỉ ngơi xứng đáng thì Tôi không thể không hết sức quan tâm tới Thánh Địa. Ở đó, bất hạnh thay, những cuộc bạo loạn hầu như hằng ngày không ngừng xẩy ra, cướp đi mạng sống của rất nhiều anh chị em của chúng ta, những nạn nhân của một cơn lốc trả hận chết chóc không cùng.


Khi nào con người ta mới hiểu được rằng vũ khí không thể nào giải quyết được vấn đề chung sống giữa nhân dân Do Thái và Palestine đây? Những cuộc tấn công, những bức tường phân cách, hay ngay cả việc trả hận sẽ không bao giờ đưa đến những giải quyết chân chính cho cuộc xung khắc liên tục này. Vị Giáo Hoàng này cảm thấy đau khổ với tất cả những ai khóc lóc vì tang chế và bị tàn phá; nhất là Ngài rất thông cảm với vô số nạn nhân vô tội đã phải trả giá cho cuộc bạo loạn này. Ngài muốn lập lại với mọi người, dù họ thuộc về khối thiểu số nào đi nữa, là những kẻ bừa bãi sát hại những thường dân bất khả tự vệ.


2.- Từ năm 1967 đến nay, không ngừng diễn ra một cách kinh hoàng những đau khổ khôn xiết kể: đau khổ của những người Palestine, thành phần bị tống khứ ra khỏi mảnh đất của mình, và trong thời gian gần đây, còn bị ở trong tình trạng thường trực phong tỏa nữa, trở nên như đối tượng của một cuộc trừng phạt chung; đau khổ của dân chúng Do Thái, thành phần sống trong run sợ hằng ngày có thể trở thành mục tiêu của những kẻ tấn công vô danh nào đó.


Ngoài ra, chúng ta cần phải nói đến việc vi phạm đến một quyền lợi căn bản, đó là quyền tự do tôn thờ. Thật vậy, vì tình trạng giới nghiêm ngặt nghèo, các tín hữu không thể đến những địa điểm thờ phượng vào ngày cầu nguyện hằng tuần được nữa.


Tôi nghĩ đến anh chị em Kitô hũu thân yêu: mặc dù không dính dáng đến hoạt động khủng bố song cũng thông phần với nỗi thương đau lớn lao của anh chị em đồng bào của mình, nên giờ đây anh chị em có khuynh hướng muốn đi khỏi Thánh Địa. Vị Giáo Hoàng này và toàn thể Giáo Hội ở với anh chị em, và tái bày tỏ lòng cảm mến trong tình liên đới sâu xa và tinh thần gắn bó.


3.- Đối diện với thảm trạng nhân đạo này, một thảm trạng dường như không thấy được những dấu hiệu hy vọng gì, không ai có quyền khoanh tay đứng nhìn. Đó là lý do tại sao, một lần nữa, Tôi kêu gọi vai trò lãnh đạo Do Thái và Palestine hãy bắt đầu lại con đường thành tâm thương thảo. Tôi xin cộng đồng quốc tế hãy nỗ lực hoạt động hơn nữa trong việc hiện diện ở vùng này, bằng cách đứng ra làm môi giới để tạo điều kiện thực hiện một cuộc trao đổi hiệu quả đẩy mạnh tiến trình đưa đến hòa bình. Tôi kêu gọi Kitô hữu ở khắp mọi miền đất trên thế giới hãy cùng Tôi tha thiết và tin tưởng cầu nguyện. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, ban ơn để những tiếng kêu của những ai khổ đau và chết chóc tại Thánh Địa cuối cùng rồi cũng được nghe thấy.

 

Nga lại hủy bỏ Giấy Thông Hành để loại linh mục Công Giáo ngoại quốc khỏi Nga cuối tháng 8/02.


Sau trường hợp của Đức Giám Mục Jerzy Mazur và Linh Mục Ý Stefano Caprio, đến lượt Cha Stanislav Krajnak, người Slovak, vị đã làm việc hai năm qua ở tỉnh Yaroslavl, 280 cây số (tức 175 dặm) đông bắc Moscow. Vị linh mục này sẽ phải rời Nga vào cuối Tháng Tám này, khi giấy thông hành của ngài hết hạn. Vị thư ký của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nga là Cha Igor Kovalevsky đã nói với Keston News Service rằng Bộ Ngoại Giao Nga không hề giải thích gì cả về việc từ chối không cấp chiếu khán nữa, giống như những trường hợp trước đây. Cha Kovalewsky nói rằng trước đây, trong năm nay, Cha Krajnak đã bị từ chối không được cấp chiếu khán đến Kazakhstan. Cha Krajnak muốn trở về Slovakia bằng xe lửa qua ngả Belarus sau khi chiếu khán nhập cảnh của ngài hết hạn, nhưng chiếu khán chuyển tiếp Belorussian cũng bị từ chối. Cha Kovalevsky nói rằng: “Điều này làm cho chúng ta nghĩ rằnhg Cha Stanislav ở trong sổ đen đặc biệt của các vị linh mục Công Giáo mà họ đang cố gắng tống ra khỏi Nga”.