Lời mở đầu:
 

Giáo Hội Hiện Thế là mục tin về Giáo Hội Trong Tuần giữa thế giới ngày nay, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa Thánh Rôma, nhất là về nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa Thánh được phát biểu qua những sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội cũng như với thế giới. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội Hiện Thế Trong Tuần này, như đa thông báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung được tổng hợp từ nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng tin tức liên quan khác, vừa nhanh hơn một chút. Ngoài ra, để có thể so sánh quan điểm của dân sự với tôn giáo, đôi khi có một số tin tức được lấy từ Màn Điện Toán CNN. Báo chí hay tác giả nào muốn lấy nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và cung cấp ở đây, xin cứ tự tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net. Đa tạ quí vị.
 

___________________________________________

 22-28/12/2002

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 12
 

Ý Chung: Xin cho các trẻ em được bảo vệ và bênh vực khỏi mọi hình thức bạo lực nhờ được gia đình chăm sóc cùng với những qui chế xứng hợp của xã hội trên khắp thế giới”.

Ý Truyền Giáo:
Xin cho việc cử hành biến cố giáng sinh của Chúa Kitô Cứu Thế giúp cho con người nam nữ thuộc mọi văn hóa biết tôn trọng hơn nữa đối với những em nhỏ và thành phần bị cướp đoạt mất quyền thừa hưởng..

 

___________________________________________

 

 

28/12 Thứ Bảy

“Một khi chúng ta coi thường Người Mẹ chúng ta sẽ coi thường cả Người Con”; “Vinh quang chúng ta tôn kính nơi Mẹ Maria chẳng qua chỉ là những gì phản ánh vinh quang của Thiên Chúa”… : Chứng từ Thánh Mẫu của một học giả Tin Lành trở lại

Ông Scott Hahn, vốn là một mục sư thuộc giáo phái Tin lành Presbyterian, sau khi trở lại với Giáo Hội Công Giáo, đã lên tiếng về Thánh Mẫu, một yếu tố chẳng những vẫn bị anh em Tin Lành chống đối mà còn bị cả con cái thuộc thành phần trí thức của Giáo Hội Công Giáo, thậm chí trong hàng giáo sĩ, cũng cảm thấy dị ứng và áy náy về vấn đề đại kết nếu có dính dáng đến Thánh Mẫu. Vị học giả này hoàn toàn phản đối quan niệm cho rằng người Công Giáo tôn kính Mẹ Maria là lệch lạc khỏi Thiên Chúa.

Vấn     Tại sao ông nói rằng những người Công Giáo phải yêu mến Mẹ Maria nhiều hơn nữa?

Đáp     Vì Thiên Chúa đã yêu mến Mẹ như vậy! Ngài muốn chúng ta yêu mến Mẹ nhiều như Ngài yêu mến Mẹ. Vào giây phút truyền tin, thiên thần Gabiên đã nói tiên tri là tất cả mọi thế hệ sẽ khen Mẹ Maria diễm phúc. Ở thế hệ chúng ta đây, chúng ta cần phải làm trọn lời tiên tri này. Chúng ta cần gọi Mẹ diễm phúc. Chúng ta cần tôn vinh Mẹ, xin lập lại, vì Thiên Chúa đã yêu mến Mẹ. Chính Chúa Giêsu, là một người Do Thái thành tín, đã giữ Điều Răn Thứ Bốn và đã tôn kính người mẹ của mình. Vì Chúa Kitô là người anh của chúng ta nên Mẹ là mẹ cả của chúng ta nữa. Thật vậy, ở cuối Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu đã đặt mẹ làm mẹ của tất cả mọi người môn đệ thân yêu chúng ta đây. Bởi thế chúng ta có nhiệm vụ phải tôn kính Mẹ. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử thánh kinh của dân Do Thái xưa, chúng ta sẽ khám phá ra rằng thành phần Dân Tuyển Chọn này chẳng những tôn kính vị vua của mình mà còn cả mẹ của vua nữa. Vai trò “gebirah” vương mẫu này đã ăn sâu vào lòng cảm mến của dân Do Thái. Các Vị Thánh Ký đã thực sự nhận thấy yếu tố ấy. Chúng ta thấy người mẹ của Con Vua Đavít đã được phác tả cũng một cách thức như vậy trong sách Khải Huyền ở Đoạn 12. Ở Đoạn này, Mẹ đã được đội triều thiên 12 ngôi sao, tiêu biểu cho 12 chi họ Do Thái. Quí vị thấy không, các vị trước tác Tân Ước đã thận trọng tỏ cho chúng ta thấy vị trí quan trọng của Mẹ Maria trong Nước Chúa, cũng như cho chúng ta biết chúng ta phải yêu mến và tôn kính Mẹ ra sao. Trong cuộc đời của mình, tôi đã thấy được Người Mẹ Diễm Phúc này thực là một vị chuyển cầu thế lực, như Mẹ đã làm tại tiệc cưới Cana. Tại sao chúng ta cần phải yêu mến Mẹ Maria hơn nữa? Là vì ân sủng của Thiên Chúa – Mẹ phản ảnh ân sủng! Là vì Lời Chúa – Mẹ dạy Lời này! Và vì Mẹ là tuyệt phẩm của Thiên Chúa. Các cuốn Sách Thánh cho thấy quá nhiều lý do để yêu mến Mẹ, tôi không thể liệt kê chúng trong một chỗ quá hạn hẹp này.

Vấn     Đâu là những chống đối chính yếu mà những người ngoài Công Giáo tỏ ra đối với tín lý và lòng tôn sùng Thánh Mẫu?

Đáp     Một số người ngoài Công Giáo tin rằng khi tôn kính Mẹ Maria là chúng ta lạc xa Thiên Chúa một cách nào đó. Chúng ta đâu có như vậy. Những thứ vinh hiển chúng ta tôn kính nơi Mẹ chẳng qua chỉ là những gì mẹ phản ánh vinh quang của Thiên Chúa thôi. Thánh Bonaventura đã đặt vấn đề rất hay khi thánh nhân nói rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên tất cả mọi sự không phải là để tăng thêm vinh hiển cho Ngài, mà là để chiếu giải vinh hiển và chia sẽ vinh hiển. Tình trạng vô tội của Mẹ Maria tự nó là ân sủng Thiên Chúa ban cho. Thánh Âu-Quốc-Tinh đã nói: Khi Thiên Chúa tưởng thưởng công lao của chúng ta thì chẳng qua là Ngài tôn vinh việc Ngài làm nơi chúng ta. Khi Thiên Chúa tôn vinh vị trinh nữ thấp hèn Nazarét là Ngài tôn vinh đệ nhất tạo vật của Ngài vậy. Khi chúng ta tôn kính Mẹ Maria là chúng ta nhận biết công việc của Thiên Chúa, và chúng ta chúc tụng Ngài.

Những chống đối khác liên quan đến tín điều hoài thai vô nhiễm nguyên tội, tín điều Mẹ Maria không có tội từ giây phút đầu tiên của cuộc sống Mẹ. Họ cho rằng nếu quả thực như vậy thì Mẹ không cần vị cứu chuộc, không cần Chúa Giêsu. Thế nhưng, điều này không đúng. Việc hoài thai vô nhiễm tội của Mẹ Maria tự nó là hoa trái của việc Chúa Giêsu cứu chuộc. Cho dù hôm nay đây, chúng ta thấy rằng Chúa Kitô cứu người này bằng việc giải phóng và người kia bằng việc gìn giữ – người bỏ đời sống tội lỗi trở về, người được gìn giữ cho khỏi sống tội lỗi bằng việc làm ngay thẳng tốt lành của họ. Mẹ Maria được gìn giữ bằng một ân sủng chuyện biệt. Quí vị thấy đó, Mẹ Maria lệ thuộc vào Thiên Chúa hết mọi sự. Như Mẹ đã tự nhận mình là tỳ nữ của Ngài.

Một số người hết sức làm cho dân chúng hiểu lầm khi tìm cách cho rằng những người Công Giáo đã biến Đức Trinh Nữ thành một vị nữ chúa. Thế nhưng, đây là một bày tạo đáng ghê tởm. Khi chúng ta tôn vinh Mẹ Maria vượt trên bản thân tội lỗi của mình là chúng ta nhìn nhận rằng Mẹ giống như chúng ta hơn là giống như Thiên Chúa. Mẹ vẫn là một tạo vật, cho dù là một tạo vật tuyệt diệu nhất. Đích thân Thiên Chúa đã tôn vinh Mẹ cho chúng ta thấy được cái cao trọng của bản tính nhân loại chúng ta cũng như cái cao cả hoàn toàn siêu việt của ân sủng thần linh.

Ngay cả những vị cải cách Thệ Phản ban đầu cũng không bao giờ hoàn toàn phủ nhận những tín điều về Thánh Mẫu. Chẳng hạn, Luthêrô và Calvin đã tin tưởng vào tình trạng trọn đời đồng trinh của Mẹ Maria. Luthêrô thậm chí còn tin Mẹ Mông Triệu và Vô Nhiễm Thai cả mấy thế kỷ trước khi Giáo Hội long trọng công bố hai tín điều này nữa kìa. Mãi cho đến những thế hệ sau này Kitô hữu mới tiến đến chỗ phủ nhận quá trớn như vậy về vị thế của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ mà thôi.

Vấn
    Mẹ Maria giúp cho chúng ta hiểu được mầu nhiệm Giáng Sinh ra sao?

Đáp     Thật vậy, chúng ta không thể nào nghĩ được rằng có truyện Giáng Sinh mà không có Mẹ. Việc Mẹ ưng thuận, lời Mẹ “xin vâng”, đã làm cho ngày đó xẩy ra. Khi Thiên Chúa hóa thân làm người thì Ngài được hạ sinh bởi một phụ nữ, được sinh ra theo lề luật. Chúa Kitô là cốt lõi của Giáng Sinh, thế nhưng Người không muốn một mình giữ vai trò trọng yếu này. Là một thơ nhi, Người cần phải có một người mẹ để ôm ẵm Người. Nếu chúng ta quyết tâm khinh thường người mẹ thì chúng ta cũng không thể nào thấy được Người Con. Trong những câu truyện dẫn tới Giáng Sinh, chúng ta gặp gỡ Mẹ Maria như là người môn đệ gương mẫu. Thiên Chúa đã thấy được lòng khiêm nhượng không hề chống cưỡng của Mẹ nên chúng ta phải bắt chước Mẹ. Thiên Chúa đã ban cho Mẹ quyền yêu mến Con của Ngài như Người đáng được yêu. Nên chúng ta cũng phải bắt chước Mẹ ở cả chỗ này nữa. Mẹ Maria giúp chúng ta hiểu biết mầu nhiệm Giáng Sinh vì Mẹ đã đón nhận một Cuộc Giáng Sinh cao cả nhất chưa từng xẩy ra, và Mẹ đã trao tặng Cuộc Giáng Sinh này cho thế giới, như chúng ta cũng phải trao tặng như thế vậy.

Vấn     Tại sao hầu hết các người trở lại Công Giáo quí vị lại có một lòng tôn sùng tha thiết với Đức Trinh Nữ như thế?

Đáp     Tôi chỉ có thể nói với tư cách cá nhân thôi. Tôi khám phá ra Giáo Hội Công Giáo chẳng những như là gia đình của Thiên Chúa mà còn là gia đình của tôi nữa. Mẹ Maria chẳng những là Mẹ của Chúa Giêsu mà còn là Mẹ của tôi nữa. Đó là một khám phá tuyệt vời quá trẻ trong cuộc đời của tôi. Có lẽ vì thế mà chúng tôi đang bù đắp lại thời gian mất mát kia! Cũng có thể là vì chúng tôi đặc biệt tha thiết với những thực hành chuyên biệt đối với đức tin Kitô giáo ngày xưa, những thực hành chúng tôi đã mất đi trong thời gian sinh trưởng của mình.

27/12 Thứ Sáu

ĐHY Ratzinger, Thánh Bộ Trưởng Tín Lý Đức Tin, trả lời về Tình Hình Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay (tiếp)

Vấn     Ngài là bộ trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, trước kia Thánh Bộ này được gọi là Tòa Điều Tra. Nhiều người không biết gì về các phân bộ ở tòa thánh Vatican. Họ nghĩ rằng đó là một nơi lên án. Việc làm của Ngài về những gì?

Đáp     Khó mà trả lời vấn nạn này trong hai chữ. Chúng tôi có hai ngành chính, một ngành về kỷ luật và một ngành về tín ký. Ngành về kỷ luật phải quan tâm đến những vấn đề vi phạm của hàng linh mục chẳng may xẩy ra trong Giáo Hội. Hiện nay, như quí vị biết, chúng tôi đang gặp phải vấn đề trầm trọng về việc linh mục lạm dụng tình dục trẻ em. Trong trường hợp này, chúng tôi trước hết phải giúp cho các vị giám mục tìm thấy những phương thức thích hợp. Và chúng tôi còn là một thứ tòa án khiếu nại nữa, tức là nếu ai cảm thấy bị giám mục đối xử một cách bất công họ có thể khiếu nại với chúng tôi. Một ngành được biết đến nhiều hơn là ngành về tín lý. Bởi thế Đức Phaolô VI mới ấn định công việc của chúng tôi như là “việc cổ võ” và “bênh vực” đức tin. Cổ võ tức là giúp cho việc đối thoại nơi gia đình các thần học gia trên thế giới, theo dõi cuộc đối thoại này, và khuyến khích những luồng tư tưởng tích cực cũng như làm sao giúp cho những xu hướng ít tích cực hợp với những xu hướng tích cực hơn. Một khía cạnh khác nữa là việc bênh vực: trong môi trường của thế giới ngày nay, với chiều hướng tương đối thuyết của nó, với tình trạng mạnh mẽ chống đối đức tin của Giáo Hội ở nhiều nơi trên thế giới, với khuynh hướng bất khả thức thần linh, với chủ nghĩa vô thần v.v., với những ý hệ, thì việc đánh mất đi căn tính đức tin rất dễ xẩy ra. Chúng ta cần phải giúp phân biệt những cái mới chân thực, phận biệt tình trạng tiến bộ đích thực khác với những hành động chất chứa cái mất mát căn tính đức tin. Chúng tôi có hai khí cụ rất quan trọng trong tầm tay của mình để làm việc này, đó là Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, với 30 thần học gia được các vị giám mục đề cử; và Ủy Ban Thánh Kinh, với 30 nhà dẫn giải, thành phần cũng do các vị giám mục đề cử. Hai ủy ban này là những diễn đàn bàn bạc cho các thần học gia, có thể nói, để tìm tòi một kiến thức quốc tế, bao gồm giữa những trường phái thần học khác nhau và việc đối thoại với huấn quyền. Đối với chúng tôi, thì việc hợp tác của các vị giám mục là việc quan trọng. Nếu có thể, các vị giám mục phải giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, thường các thần học gia nổi danh quốc tế (giải quyết những vấn đề ấy), và bởi thế vấn đề vượt quá khả năng của một vị giám mục. Bởi thế vấn dề được trình lên Thánh Bộ này. Ở đây, chúng tôi cổ võ việc đối thoại với các thần học gia, để nhờ đó có thể tiến đến chỗ giải quyết bình lặng. Rất ít trường hợp giải quyết tiêu cực xẩy ra.

Vấn     Năm vừa qua là một năm khốn khó cho người Công Giáo, ở chỗ truyền thông tấn công những gương mù gây ra bởi các vị linh mục. Có lời đồn là người ta vận động chống lại Giáo Hội. Ngài nghĩ sao?

Đáp     Nơi Giáo Hội, linh mục cũng là tội nhân. Thế nhưng, cá nhân tôi tin rằng việc liên lỉ lên tiếng của báo chí về tội của hàng linh mục Công Giáo, nhất là ở Hoa Kỳ, là một cuộc vận động có mưu cơ, khi phần trăm của những vi phạm này nơi hàng linh mục không cao hơn những thành phần khác, có lẽ còn thấp hơn là đằng khác. Ở Hoa Kỳ tin tức liên tục phổ biến về đề tài này, nhưng không đầy 1% linh mục phạm lỗi về những hành động loại ấy. Việc liên tục phổ biến những thứ tin tức này không xứng hợp với tính cách khách quan của vấn đề thông tin cũng như tính cách khách quan của thống kê về các sự kiện ấy. Bởi thế người ta tiến đến chỗ kết luận rằng chính vì muốn chủ tâm, muốn bóp mép mới có ý làm mất uy tín của Giáo Hội. Đó là một kết luận hợp lý và chắc chắn.

(Còn tiếp)

26/12 Thứ Năm

Bài Giảng Lễ Nửa Đêm Giáng Sinh của ĐTC Gioan Phaolô II

1. "Dum medium silentium teneret omnia"... – “Khi trái đất đang ngất ngây thinh lặng và ở vào khoảng nửa đêm thì, Ôi Chúa, Lời toàn năng của Ngài đã từ vương tòa của Người mà đến” (Ca Tiếp Liên cho Ca Vịnh Ngợi Khen, 26/12).

Vào Đêm Thánh này, lời hứa xưa kia đã được nên trọn: thời gian mong đợi đã chấn dứt và Vị Trinh Nữ đã sinh hạ Đấng Thiên Sai.

Chúa Giêsu đã được sinh ra cho một nhân loại đang tìm kiếm tự do và hòa bình; Người được sinh ra cho hết mọi người mang gánh nặng tội lỗi, đang cần được cứu độ và tìm kiếm hy vọng.

Đêm hôm nay Thiên Chúa đáp ứng tiếng kêu liên lỉ của các dân nước là Lạy Chúa, xin hãy đến cứu độ chúng tôi! Lời yêu thương hằng hữu của Ngài đã mặc lấy xác thịt hữu hạn của chúng ta. “Ôi Chúa, Lời Chúa đã từ vương tòa của Người mà đến”. Lời đã đi vào thời gian: Emmanuel, Vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta đã hạ sinh.

Tại các vương cung thánh đường và đại đền thờ, cũng như tại các nhà thờ nhỏ nhất và xa xôi hẻo lánh nhất ở khắp nơi trên thế giới, Kitô hữu hân hoan dâng lời ca là “Hôm nay Đấng Cứu Thế đã giáng sinh” (Đáp Ca).

2. Mẹ Maria “đã sinh hạ người con trai đầu lòng, bọc Người trong khăn và đặt Người nằm trong máng cỏ” (Lk 2:7).

Đó là hình ảnh Giáng Sinh, hình ảnh một con trẻ mới sinh bé bỏng, Đấng được đôi tay của một người nữ bọc trong những mảnh vải thô sơ và đặt nằm trong máng cỏ.

Ai có thể nghĩ được rằng con người bé bỏng này lại là “Con Đấng Tối Cao” (Lk 1:32)? Chỉ có Mẹ là Mẹ của Người mới biết được sự thật này và canh giữ mầu nhiệm của sự thật này.

Đêm nay chúng ta cũng có thể “hợp” với ánh nhìn của Mẹ để nhờ đó nhận thấy nơi Con Trẻ này bộ mặt nhân loại của Thiên Chúa. Cả chúng ta nữa, những con người nam nữ của thiên kỷ thứ ba đây, cũng có thể gặp gỡ Chúa Kitô và ngắm nhìn Ngài bằng đôi mắt của Mẹ Maria.
Như thế, Giáng Sinh trở thành một học đường của niềm tin và sự sống.

3. Ở bài đọc thứ hai hôm nay, Thánh Tông Đồ Phaolô đã giúp chúng ta hiểu được biến cố Chúa Kitô chúng ta đang cử hành trong đêm sáng láng này. Thánh nhân viết: “Ân sủng của Thiên Chúa đã tỏ hiện, ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người” (Titus 2:11).

“Ân sủng của Thiên Chúa” tỏ hiện nơi Chúa Giêsu đây đó là tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa, một tình yêu chi phối toàn thể lịch sử cứu độ và hướng dẫn lịch sử đạt đến tầm vóc viên trọn của nó. Việc tỏ bản thân mình ra của Thiên Chúa, Đấng “tự hạ đến giữa chúng ta như một con người” (Tiền Xướng Mùa Vọng, I) là niềm ngưỡng vọng trên thế gian này việc Người vinh quang “tỏ hiện” vào ngày tận thế (x Titus 2:13).

Thế nhưng, không phải chỉ có thế. Biến cố lịch sử chúng ta đang cảm nghiệm một cách mầu nhiệm đây là “đường lối” cho chúng ta nhờ đó gặp được Chúa Kitô vinh hiển. Bằng việc Nhập Thể của mình, Chúa Giêsu dạy chúng ta, như Thánh Tông Đồ nhận định, là “hãy từ bỏ những đường lối vô luân cùng những ước muốn trần tục, và hãy sống tiết độ, chính trực và đạo hạnh trên đời này trong khi chúng ta đang đợi chờ niềm hy vọng ân phúc của chúng ta” (Titus 2:12-13).

Ôi hỡi Cuộc Hạ Sinh của Chúa, ngươi đã đánh động Các Thánh Nhân ở mọi thời đại! Trong số các thánh nhân, Tôi nghĩ đến Thánh Bênađô và việc ngất trí thiêng liêng của ngài trước cảnh Máng Cỏ cảm động. Tôi nghĩ đến Thánh Phanxicô Assissi, vị thánh đã sáng tạo nên cảnh mầu nhiệm đêm Giáng Sinh sống động đầu tiên. Tôi nghĩ đến Thánh Thêrêsa Hài Đồng Giêsu, vị thánh qua “con đường thơ ấu” của mình đã cho những trí khôn tân tiến kiêu kỳ thấy lại được tinh thần đích thực của Giáng Sinh.

4. “Các người sẽ thấy một con trẻ được bọc trong khăn nằm trong máng cỏ” (Lk 2:12)

Con Trẻ nằm trong máng cỏ thấp hèn, đó là dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa. Các thế kỷ và thiên kỷ qua đi, nhưng dấu hiệu này vẫn còn đó, vẫn còn giá trị đối với cả chúng ta nữa, những con người nam nữ của thiên kỷ thứ ba này. Đó là một dấu hiệu hy vọng cho toàn thể gia đình nhân loại; một dấu hiệu hòa bình cho những ai đau khổ bởi đủ mọi thứ xung khắc; một dấu hiệu tự do cho thành phần nghèo khổ và bị áp bức; một dấu hiệu của tình thương cho những ai bị rơi vào vòng tội ác xấu xa; một dấu hiệu yêu thương và an ủi cho những ai cảm thấy lẻ loi và bị bỏ rơi.
Một dấu hiệu nhỏ bé và mỏng dòn, một dấu hiệu khiêm tốn và thầm lặng, nhưng lại là một dấu hiệu đầy quyền năng của Thiên Chúa là Đấng vì yêu thương đã làm người.

5. Lạy Chúa Giêsu, cùng với các mục đồng
chúng con đến gần Máng Cỏ của Chúa.
Chúng con chiêm ngắm Chúa được bọc trong khăn
Và nằm trong máng cỏ.

Ôi Thơ Nhi Bêlem,
Chúng con cùng với Mẹ Maria thinh lặng tôn thờ Chúa,
Người Mẹ trinh nguyên của Chúa.
Xin muôn đời tôn vinh và chúc tụng
Đấng Cứu Thế Thần Linh của Thế Giới! Amen

Sứ Điệp Giáng Sinh giữa trưa của ĐTC Gioan Phaolô II

1. “Một Con Trẻ đã sinh ra cho chúng ta, một người con đã được ban cho chúng ta” (Is 9:5). Hôm nay, mầu nhiệm Giáng Sinh được lập lại, đó là Con Trẻ mang ơn cứu độ đến cho thế giới này cũng đã được sinh ra cho con người nam nữ của thời đại chúng ta nữa, mang niềm vui và hòa bình đến cho tất cả mọi người. Chúng con cảm kích tiến đến với máng cỏ; cùng với Mẹ Maria, chúng con đi đến gặp Đấng Được Các Dân Nước Hằng Đợi Chờ, Đấng Cứu Chuộc nhân trần. “Cum Maria contemplemur Christi vultum”.

Cùng Mẹ Maria chúng con hãy chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô: nơi Con Trẻ được bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ (x Lk 2:7), chính Thiên Chúa đến viếng thăm chúng con, hướng dẫn bước chân chúng con theo đường lối hòa bình (x Lk 1:79).

Mẹ Maria trông coi Người, vuốt ve Người và ôm ấm Người, trong khi suy nghĩ về ý nghĩa của những dấu hiệu lạ lùng xẩy ra chung quanh mầu nhiệm Giáng Sinh.

2. Giáng Sinh là một mầu nhiệm vui mừng! Các Thiên Thần đã hát lên trong màn đêm là: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, và bằng an dưới thế cho người Ngài thương” (Lk 2:14). Các vị đã nói cho các mục đồng biết rằng biến cố ấy như “là một niềm vui cả thể cho toàn dân” (x Lk 2:10). Vui mừng, cho dù có xa nhà, cho dù gặp cảnh nghèo nàn máng cỏ, cho dù bị dân chúng lạnh nhạt, cho dù bị quyền bính hận thù.

Tuy nhiên, đó là một mầu nhiệm của niềm vui, vì “hôm nay Đấng Cứu Thế đã hạ sinh cho các người” (Lk 2:11) trong Thành Đavít. Giáo Hội đã được thông hưởng cùng niềm vui này, một niềm vui hôm nay đây tràn đầy ánh sáng của Con Thiên Chúa, ở chỗ, bóng tối không bao giờ có thể làm mờ ám nó. Ánh sáng này là vinh hiển của Lời Hằng Hữu, Đấng vì yêu đã trở nên một người trong chúng ta.

3. Giáng Sinh là một mầu nhiệm của yêu thương! Tình yêu của Chúa Cha, Đấng đã sai xuống thế gian Con Một của mình, để ban cho chúng ta tặng ân sự sống của Người (x 1Jn 4:8-9). Tình yêu của “Vị Thiên Chúa ở với chúng ta”, Emmanuel, Đấng đã đến thế gian để chết trên Thập Giá. Trong hang đá lạnh lẽo, ngây ngất lặng thinh, vị Trinh Mẫu, với ánh mắt tiên tri, đã nếm trước được thảm kịch dữ dội trên đồi Canvê, cuộc đối chọi thê thảm giữa tối tăm và ánh sáng, giữa sự chết và sự sống, giữa hận thù và yêu thương. Vị Vua Hòa Bình, được hạ sinh ở Bêlem hôm nay, sẽ hiến sự sống mình trên núi Golgota để tình yêu hiển trị trên thế gian.

4. Giáng Sinh là một mầu nhiệm của bình an! Từ hang Bêlem hôm nay đây vang lên lời kêu gọi khẩn trương thế giới đừng hàng đầu mối nghi nan, ngờ vực và thất đảm, cho dù thực tại khủng bố thê thảm có gây ra bất ổn và sợ hãi. Tín đồ của tất cả mọi đạo giáo, cùng với những con người nam nữ thiện chí , bằng việc loại trừ tất cả mọi hình thức bất dung nhượng và kỳ thị, đều được kêu gọi xây dựng hòa bình: trước hết ở Thánh Địa, trong việc dứt khoát kết thúc cơn lốc bạo loạn mù quáng vô nghĩa, cũng như ở Trung Đông, trong việc dập tắt làn khói mù mịt của một cuộc xung khắc có thể tránh né bởi nỗ lực chung của tất cả mọi người; ở cả Phi Châu nữa, nơi những cảnh đói khát tàn bạo và những cuộc xung đột nội bộ thê thảm đang làm tăng phát những tình trạng vốn đã báo động của toàn khối dân chúng, mặc dù đây đó đã xuất hiện những dấu hiệu hy vọng; ở Mỹ Châu latinh, ở Á Châu, cùng những phấn đất khác trên thế giới, nơi những cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế và xã hội đang làm lũng đoạn tình trạng yên hàn của nhiều gia đình và quốc gia. Chớ gì nhân loại biết chấp nhận sứ điệp hòa bình của Lễ Giáng Sinh!

5. Hỡi mầu nhiệm Lời Nhập Thể đáng tôn thờ! Cùng với Mẹ, Ôi Vị Trinh Mẫu, chớ gì chúng con biết dừng chân để suy nghĩ bên máng cỏ là nơi Con Trẻ đang nằm, để chia sẻ với nỗi ngỡ ngàng của Mẹ trước “cuộc thần hiển” cả thể của Thiên Chúa. Xin ban cho chúng con đôi mắt của Mẹ, Ôi Maria, để chúng con hiểu được mầu nhiệm chất chứa nơi tứ chi yếu đuối của Con Mẹ. Xin hãy dạy cho chúng con biết nhìn ra dung nhan của Người nơi các trẻ em thuộc mọi nòi giống và văn hóa. Xin giúp chúng con trở thành những chứng nhân khả tín cho sứ điệp hòa bình và yêu thương của Người, để con người nam nữ của thời đại chúng con vẫn còn đang bị xâu xé bởi những cuộc xung đột có thể nhận ra nơi Con Trẻ được ru ẵm trong đôi tay của Mẹ Đấng Cứu Tinh duy nhất của thế giới, mạch nguồn vô tận của nền hòa bình đích thực mà mọi con tim hết sức mong mỏi.

Kitô hữu được đến Bêlem để cử hành Lễ Giáng Sinh

Sau cuộc ôm bom tự sát khủng bố một chiếc xe buýt ở Giêrusalem, làm 11 người Do Thái thiệt mạng, quân đội Do Thái đã chiếm đóng Bêlem từ ngày 22/11 tới nay. Tuy nhiên, theo lời yêu cầu của ĐTC Gioan Phaolô II khi vị tổng thống Do Thái đến thăm Ngài ngày 12/12 về việc cho Kitô hữu được phép cử hành Lễ Giáng Sinh ở chính nơi Chúa Kitô hạ sinh, một phát ngôn viên của Lực Lượng Bảo Vệ Do Thái đã cho biết: “Trong những ngày gần đây (tức từ Chúa Nhật 22/12/2002 vừa rồi), Lực Lượng Bảo Vệ Do Thái đã rút về những vùng phụ cận của thành phố này để việc cử hành của Kitô hữu có thể thực hiện”. Tức là Kitô hữu không còn thấy lực lượng Do Thái ở Quảng Trường Máng Cỏ của thành Bêlem nữa. Lực lượng này còn cho biết họ sẽ dễ dãi cho Kitô hữu Ả Rập ở Do Thái đến Bêlem bằng việc chuyên chở công cộng, cả những người du lịch, ngoại giao và phóng viên nữa. Kitô hữu vùng Tây Ngạn cũng được đặc cách đến thành phố này. Vị phát ngôn viên cho biết tiếp: “Lực Lượng Bảo Vệ Do Thái đang thực hiện những gì có thể để Lễ Giáng Sinh được cử hành ở thành phố này. Việc rút lui này sẽ tiếp tục hành động tùy theo những nhận định về an ninh và các thứ đe dọa khủng bố”.

Trong khi đó, theo nguồn tin từ Hội Người Thượng có văn phòng ở Hoa Kỳ cho biết, chính phủ Cộng Sản Việt Nam đã mưu đồ không cho phép thành phần thiểu số Thượng Du ở Nam phần và Trung phần cử hành Lễ Giáng Sinh. Chính quyền thông báo là họ sẽ phạt 10 Mỹ Kim cho bất cứ người Thượng nào cố tình cử hành Lễ Giáng Sinh, thậm chí sẽ bị giam giữ, tù đầy và tử hình nữa.

Phép Lạ Thứ 66 ở Lộ Đức

Phép lạ này xẩy ra cho ông Jean-Pierre Bély, một người Pháp, bị liệt bại, một chứng bệnh ông đã mắc từ năm 1972. Khi ông đi hành hương Lộ Đức năm ông 51 tuổi, tức vào năm 1987, bạn bè ông cho ră72ng ông không thể nào chịu nổi chuyến đi. Vào cuối cuộc hành hương, ông được lãnh nhận bí tích xức dầu kẻ liệt, để rồi, khi trở về đến nhà, ông đã bước đi được như một người bình thường. Hiện nay tất cả mọi dấu vết bệnh tật đã hoàn toàn biến mất. Bác sĩ Patrick Fontanaud, một nhà ngộ đạo thức, vẫn chăm sóc cho ông này đã phải thú nhận khoa học không thể nào cắt nghĩa được hiện tượng khỏi bệnh lạ lùng này. Vị làm đầu Văn Phòng Y Khoa Lộ Đức là bác sĩ Patrick Theillier đã nói với tờ Le Monde rằng còn hai phép lạ chữa bệnh nữa sẽ được nhìn nhận, đó là phép lạ xẩy ra cho một phụ nữ 25 tuổi người Pháp và một phụ nữ 60 tuổi người Ý, cả hai đều được khỏi bệnh vào năm 1995.

25/12 Thứ Tư

Sứ Ðiệp Hòa Bình (tiếp)

Mối liên kết giữa hòa bình và sự thật

7. Ngược lại với những ai nghĩ chính trị như là một lãnh vực cần phải tách biệt khỏi luân lý và chỉ lệ thuộc vào những thiện ích của đảng phái, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, trong Thông Điệp Pacem in Terris, đã phác ra một hình ảnh chân thực hơn về thực tại con người và đề ra con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Chính vì con người được dựng nên với khả năng chọn lựa luân lý mà không một hoạt động nhân bản nào lại có thể xẩy ra ngoài phạm vi phán đoán về luân lý cả. Chính trị là một hoạt động nhân bản; do đó, nó cũng phải lệ thuộc vào một thể thức riêng biệt sâu xa về luân lý. Điều này cũng đúng về phương diện chính trị quốc tế nữa. Đức Giáo Hoàng này đã viết: “Cùng một thứ luật tự nhiên chi phối đời sống và hành động của cá nhân cũng phải điều hành cả những liên hệ của các cộng đồng chính trị với nhau” (Pacem in Terris III: 1c,279). Những ai cho rằng sinh hoạt xã hội quốc tế diễn tiến ở ngoài lãnh vực phán quyết của luân lý chỉ cần suy nghĩ đến ảnh hưởng của những trào lưu nhân quyền về chính trị quốc gia và quốc tế của thế kỷ 20 vừa kết thúc. Những tiến triển của các trào lưu nhân quyền này, như được giáo huấn của bức Thông Điệp dự tưởng, đã dứt khoát phủ nhận chủ trương cho rằng lãnh vực chính trị quốc tế cần phải trở thành một “vùng tự do” không thể bị chi phối bởi lề luật luân lý.

Có lẽ ngày nay không đâu có một nhu cầu hiển nhiên về việc sử dụng xác đáng thẩm quyền chính trị cho bằng ở tình hình thê thảm của Trung Đông và Thánh Địa. Từ ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác, hậu quả chồng chất của việc loại trừ nhau một cách gay cấn, cùng với một chuỗi không ngừng tình trạng bạo loạn và trả đũa đã làm tiêu tán hết mọi nỗ lực cho đến nay trong việc dấn thân đối thoại nghiêm cẩn về những vấn đề thực sự xẩy ra. Tính cách mỏng manh của tình hình này còn được lồng vào một cuộc đụng độ về lợi lộc giữa những phần tử của cộng đồng quốc tế. Cho đến khi những ai hữu trách biết thực hiện một cuộc cách mạng thực sự nơi đường lối họ sử dụng quyền lực của mình và quan tâm tới nền an ninh của phúc hạnh dân chúng, thì khó mà nghĩ được làm sao có thể tiến đến vấn đề hòa bình. Cuộc đối chọi sát hại nhau khiến cho Thánh Địa hằng ngày biến động và gây ra cuộc xung đột nơi những lực lượng hình thành tương lai tức thời của Trung Đông rõ ràng cho thấy rằng những con người nam nữ bằng một niềm xác tin cần phải áp dụng những chính sách một cách mạnh mẽ theo nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền. Những chính sách này có lợi khôn sánh cho hết mọi người hơn là tình trạng tiếp tục xung đột nhau. Có thể bắt đầu thực hiện chính sách ấy dựa trên căn bản của một sự thật chắc chắn giải thoát hơn là tuyên truyền, nhất là khi việc tuyên truyền này góp phần che đậy những ý hướng bất khả chấp nhận.

Những điều kiện cần cho một nền hòa bình bền vững

8. Giữa hoạt động hòa bình và việc tôn trọng sự thật có một mối liên kết bất khả tách biệt. Việc chân thành phổ biến tín liệu, tình trạng công bằng nơi guồng máy pháp lý, sự cởi mở của những phương sách dân chủ làm cho người dân cảm thấy an ninh, việc sẵn sàng giải quyết những cuộc tranh luận bằng phương thế ôn hòa, và lòng mong muốn thực hiện những cuộc đối thoại thực sự xây dựng, tất cả đều thực sự làm nên những điều kiện cần có cho một nền hòa bình bền vững. Những cuộc họp thượng đỉnh về chính trị ở cấp vùng và quốc tế sẽ góp phần xây dựng hòa bình chỉ khi nào những quyết tâm chung được mỗi phần tử tham dự bấy giờ tôn trọng mà thôi. Bằng không, những cuộc họp này có thể không thích hợp và hóa ra vô dụng, ở chỗ làm cho dân chúng càng ít tin tưởng hơn vào việc trao đổi và tin tưởng hơn vào việc sử dụng võ lực như đường lối giải quyết các thứ vấn đề. Những âm vang tiêu cực này về việc xây dựng hòa bình phát xuất từ những quyết tâm được dốc lòng sau đó không được tuân giữ cần phải được các vị lãnh đạo Quốc Gia và chính quyền cẩn thận thẩm xét.

Cổ ngữ có câu pacta sunt servanda. Nếu lúc nào cũng tuân giữ những quyết tâm thì những lời hứa hẹn đối với người nghèo phải là những gì đặc biệt bó buộc phải làm. Họ hết sức cảm thấy bị bẽ bàng trước bất cứ một thất tín nào liên quan đến lời hứa hẹn được họ coi là hệ trọng đối với vấn đề phúc hạnh của họ. Bởi thế, việc không giữ những quyết tâm trong lãnh vực viện trợ cho các quốc gia đang tiến là một vấn đề luân lý quan trọng và càng nói lên cho thấy tình trạng bất công bởi những chênh lệch đang diễn tiến trên thế giới này. Tình trạng khổ đau được nhân lên bởi lòng mất tin tưởng. Kết quả cuối cùng là niềm thất vọng. Việc hiện diện của lòng tin tưởng nơi các mối liên hệ quốc tế là cái vốn liếng giá trị chính yếu của xã hội.

Một thứ văn hóa hòa bình

9. Sau hết, hòa bình thực ra không phải là những gì liên quan đến cấu trúc mà là đến con người. Những thứ cấu trúc và guồng máy hòa bình, như về pháp lý, chính trị, kinh tế, dĩ nhiên là cần thiết và phải có, nhưng chúng đã không được phát xuất từ gì khác ngoài sự khôn ngoan và cảm nghiệm chồng chất của vô vàn những cử chỉ hòa bình được những con người nam nữ thực hiện suốt giòng lịch sử của mình, thành phần giữ niềm hy vọng chứ không chịu hàng đầu thất vọng. Những cử chỉ hòa bình ấy bắt nguồn từ đời sống của con người ôm ấp hòa bình trước hết trong lòng họ. Chúng là công cuộc của con tim cũng như của lý trí nơi những ai đi xây dựng hòa bình (x Mt 5:9). Có thể thực hiện những cử chỉ hòa bình này nếu con người thực sự biết cảm nhận chiều kích cộng đồng nơi cuộc sống của mình, nhờ đó, họ nắm được ý nghĩa và thành quả của những biến cố trong cộng đồng riêng của họ cũng như trên khắp thế giới. Những cử chỉ hòa bình kiến tạo nên một thứ truyền thống và một thứ văn hóa hòa bình vậy.

Tôn giáo đóng một vai trò trọng yếu trong việc duy trì những cử chỉ hòa bình cũng như trong việc củng cố những điều kiện cần thiết cho hòa bình. Tôn giáo thi hành vai trò này một cách càng hiệu nghiệm nếu chú trọng đến những gì xứng hợp với mình, như việc chuyên tâm tới Thiên Chúa, việc nuôi dưỡng tình huynh đệ đại đồng và việc phổ biến một thứ văn hóa đoàn kết nhân bản. Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình được Tôi phát động ở Assissi ngày 24/1/2002, với sự hiện diện của các vị đại diện thuộc nhiều tôn giáo, là nhắm đến mục đích này. Biến cố này nói lên cho thấy một ước vọng muốn nuôi dưỡng hòa bình bằng việc truyền bá một thứ linh đạo và một thứ văn hóa hòa bình.

Di sản của Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế Pacem in Terris


10- Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII là một con người không sợ khiếp tương lai. Ngài đã nắm vững cái nhìn lạc quan của mình, bằng việc hết sức tin tưởng nơi Thiên Chúa cũng như nơi con người, mol65t niềm tin tưởng phát xuất từ một bầu khí mạnh mẽ tin tưởng mà Ngài đã sinh trưởng. Được tác động bởi lòng tin tưởng vào Đấng Quan Phòng, ngay cả nơi những gì dường như trở thành một tình trạng thường xuyên xung khắc, Ngài cũng không ngần ngại kêu gọi các vị lãnh đạo trong thời của Ngài hướng đến một cái nhìn mới về thế giới. Đó là di sản Ngài đã để lại cho chúng ta. Trong Ngày Hòa Bình Thế Giới 2003 này, tất cả chúng ta hãy dốc lòng có cùng một cái nhìn như Ngài, đó là tin tưởng vào Vị Thiên Chúa nhân hậu và xót thương, Đấng kêu gọi chúng ta sống tình huynh đệ, và hy vọng vào con người nam nữ của thời đại chúng ta, vì như những con người nam nữ của thời đại khác, họ cũng mang hình ảnh Thiên Chúa nơi linh hồn của họ. Chính vì lòng tin tưởng Thiên Chúa và niềm hy vọng nơi con người này chúng ta mới mong xây dựng được một thế giới hòa bình trên thế gian này.

Vào lúc mở màn cho một tân niên trong lịch sử của chúng ta, thì đây là niềm hy vọng tự nhiên phát xuất từ đáy lòng của Tôi, đó là, trong tinh thần của hết mọi người, chớ gì có được một quyết tâm mới tr4onmg việc dấn thân thực hiện sứ vụ cao quí được Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế Pacem in Terris đề xướng 40 năm trước đây cho tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm. Công việc được bức Thông Điệp cho là “rộng lớn” này đó là công việc “thiết lập những mối liên hệ mới nơi xã hội loài người, theo sự tác động và hướng dẫn của sự thật, công lý, yêu thương và tự do”. Đức Giáo Hoàng Gioan cho biết rằng Ngài cố ý nói đến “những mối liên hệ giữa cá nhân những người công dân với nhau, giữa những người công dân với Chính Quyền đương nhiệm của họ, giữa các Quốc Gia với nhau, và sau hết một đàng giữa các cá nhân, gia đình, hiệp hội và Quốc Gia gần với nhau, đàng khác với chung cộng đồng thế giới”. Ngài đã kết thúc khi viết rằng “việc mang lại một nền hòa bình thực sự hợp với trật tự được Thiên Chúa thiết định” là “một công việc cao quí” (V:1c,301-303).

Việc mừng kỷ niệm 40 năm Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế Pacem in Terris là một cơ hội thích hợp để trở về với giáo huấn tiên tri của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Các cộng đồng Công Giáo sẽ tìm cách cử hành việc mừng kỷ niệm này trong năm nay bằng những sáng kiến, Tôi hy vọng, có tính chất đại kết và liên tôn, và cởi mở đón nhận với tất cả những ai mang một ước vọng thiết tha “phá vỡ những ngăn trở phân rẽ họ, củng cố những mối liên kết của tình yêu thương nhau, học biết nhau và tha thứ cho những ai vấp phạm đến họ” (1c, 304).

Kèm theo với niềm hy vọng này là lời nguyện cầu Tôi dâng lên Thiên Chúa Toàn Năng là nguồn của tất cả mọi sự thiện hảo. Xin Đấng kêu gọi chúng ta từ tình trạng bị đè nén và xung khắc đến tự do và hợp tác cho thiện ích của tất cả mọi người, giúp con người khắp nơi biết xây dựng một thế giới hòa bình vững chắc hơn trên bốn trụ cột được Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII nói đến trong bức Thông Điệp lịch sử của Ngài là sự thật, công lý, yêu thương và tự do.

Tại Điện Vatican ngày 8/12/2002,
Gioan Phaolô II

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 17/12/2002, ngày Sứ Điệp được Tòa Thánh chính thức công bố)
 

24/12 Thứ Ba

ĐTGM Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh trả lời vấn đề Iraq hiện nay

Hôm Thứ Hai 23/12/2002, ĐTGM Jean-Louis Tauran, trong cuộc phỏng vấn của tờ nhật báo La Repubblica đã cho biết nhận định và lập trường của Tòa Thánh về cuộc chiến tranh tấn công Iraq. ĐTGM cho biết: “Việc sử dụng võ khí không phải là một vận số bất khả tránh; ngoài ra, trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc không có điều khoản nào về một thứ chiến tranh ngăn ngừa cả. Vấn đề quan trọng ở đây là các nhà lãnh đạo của Iraq biết phải làm sao để thể hiện hành động chính trị của mình theo qui định tác hành do hội viên cộng đồng Liên Hiệp Quốc áp đặt. Không được đi đến một quyết định nào mà không có sự đồng ý của các quốc gia cũng như của những cơ cấu quốc tế là những thẩm quyền làm nên vai trò bất khả thay thế của Liên Hiệp Quốc… Một phần tử của cộng đồng quốc tế không thể nói rằng: ‘Tôi sẽ làm điều này và quí vị sẽ giúp tôi một tay, bằng không xin quí vị cứ việc ở nhà’. Nếu điều này xẩy ra thì toàn bộ luật lệ quốc tế sẽ bị đổ nát tan tành. Cơ nguy sẽ là một thứ luật rừng. Có thể xẩy ra là mai đây, trong cuộc tranh cãi với quốc gia khác, một xứ sở có thể bắt đầu nói rằng: ‘Tôi sẽ sắp xếp mọi sự đâu vào đó’”.

Khi đề cập đến những đe dọa của Hoa Kỳ trong việc sử dụng nguyên tử để đáp lại Saddam Hussein, ĐTGM đã sử dụng lời lẽ hơi nặng như sau: “Tốt hơn đừng đếm xỉa gì đến giả thuyết này, vì nó quá quái gỡ đối với tôi”. Ngài còn cho biết, qua những tiếp xúc của ngài với các vị đại diện quốc gia Âu Châu và Ả Rập, ngài thấy có một xác tín chung là: “Chiến tranh không phải là giải pháp cho vấn đề”. ĐTGM cảnh giác rằng: “cần phải nghĩ về những ảnh hưởng chiến tranh có thể gây ra nơi thế giới Hồi Giáo. Nó có thể làm bùng nổ một thứ thánh chiến chống Kitô Giáo, chống Tây Phương…”

ĐTGM cũng để ý tới cả chi tiết ngoại lệ là bộ tài liệu của Iraq về vũ khí nộp cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thì chỉ có những phần tử thường trực của hội đồng này mới được tham vấn, còn những phần tử khác cũng có chân trong hội đồng lại chỉ được đọc bản “lựa lọc”: “Đối với tôi điều này hết sức là lạ lùng. Điều làm tôi lo âu là trong khi các thanh tra viên đang nghiên cứu những bản hồ sơ này thì đã có những thẩm định sẵn rồi. Tốt hơn là cứ giữ thinh lặng và đợi chờ cho tới khi có kết quả cuối cùng trong vấn đề điều tra trước khi tự mình đích thân công bố”.

Về vấn đề chiến đấu với khủng bố, ĐTGM cho biết, về phía thành phần khủng bố tấn công, cần phải mang lại “cho con người cảm thức về ý nghĩa thánh hảo của sự sống cũng như của phẩm giá con người”; về phía thành phần tấn công khủng bố, ngài cũng khuyên rằng: “Đồng thời còn cần phải nhận ra và nhổ tận gốc những căn cớ, như nghèo khổ, các xung khắc chưa giải quyết, những căng thẳng trong xã hội, là nguồn gốc khiến cho các trào lưu và cá nhân cảm thấy thua bại và thất vọng, thành phần thấy họ hầu như bị đẩy đến con đường thực hiện những hành động quái ác đưa đến những cuộc khủng bố tấn công”.

Vấn đề về bản trình khai vũ khí của Iraq

Sáng Thứ Hai 16/12/2002, cuộc họp ở Luân Đôn của những người Iraq hải ngoại mới chấm dứt. Cuộc họp này đã qui tụ trên 320 đại diện từ 6 đảng phái liên quan đến lợi lộc của vùng đất, tôn giáo và chính trị. Các vị đại biểu đã đồng ý với nhau về một chế độ mới nhất quyết chối từ việc bảo hộ và chiếm đóng của nước ngoài sau khi lật đổ Saddam Hussein. Tân chính phủ Iraq phải là một chế độ quân chủ liên bang và Hồi Giáo vẫn là quốc giáo. Họ cũng hứa quyết sẽ mang ra tòa xử 49 người thuộc chế độ đương thời trong đó có ba cha con Saddam Hussein. Thế nhưng, các vị đại biểu không thể tiến đến chỗ đồng ý về việc lập một ủy ban từ 15 đến 50 người để viết bản qui chế. Không một đảng phái nào muốn bị loại khỏi ủy ban này cả. Phó tổng thống Iraq Taha Yassin Ramada cho hãng thông tấn AP biết rằng Baghdas không “để ý gì đến những gì được gọi là những phe chống đối Iraq”.

Hôm Thứ Năm 19/12/2002, Bộ Trưởng Nội Vụ Hoa Kỳ Colin Powell là người đầu tiên tuyên bố từ hôm Thứ Hai 16/12/2002 rằng Iraq vi phạm quyết định 1441 của Hội Đồng Bảo An vì “những thiếu xót tỏ tường” trong bản khai trình của nước này. Nhưng Tướng Hussam Mohammed Amin đã nói với cơ quan thông tấn Reuters về cảm tưởng ra sao đối với lời lẽ của vị bộ trưởng này rằng “Đó là vấn đề chính trị. Ngay trước khi họ đọc và phân tích bản khai trình này họ đã nói rằng nó có nhiều lỗ hổng rồi”.

Vì cho rằng Iraq đã không trình đủ toàn bộ chương trình chế tạo vũ khí đại công phá trong bản khai trình hôm 7/12/2002, Tòa Bạch Ốc đã cho biết thời khoảng từ cuối thánh Giêng tới giữa tháng Hai 2003 là lúc quyết định chiến tranh đánh Iraq, một viên chức kỳ cựu của chính phủ Hoa Kỳ đã cho CNN biết như thế. Syria nói rằng nước này sẽ kéo vây cánh không đồng ý với cuộc họp của Hội Đồng Bảo An hôm Thứ Năm 19/12/2002 sau khi trách là 10 quốc gia phần tử không thường trực của Hội Đồng này đã không nhận được trọn vẹn bản khai trình của Iraq. Mãi tới tối Thứ Ba 17/12/2002, tức sau hơn một tuần, 10 nước hội viên không thường trực của hội đồng này mới nhận được bản hiệu đính khai trình của Iraq. Trong khi đó, ở Iraq, một bài bình luận của một tờ nhật báo đã tố cáo Hoa Kỳ đã ăn cắp bản khai trình của Iraq, và trước khi trả lại cho Hội Đồng Bảo An đã xóa đi những phần lớn của bản khai trình cho thấy Iraq không có những thứ vũ khí đại công phá.

Hôm Thứ Sáu, 20/12/2002, trong cuộc gặp gỡ Bộ Trưởng Ngoại Giao Powell, Phó Tổng Thống Dick Cheney, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan và các viên chức quốc tế khác, Tổng Thống Bush nói rằng bản khai trình vũ khí của Iraq “bản văn kiện hôm qua không khá lắm. Chúng ta mong rằng hắn chứng tỏ cho thấy hắn sẽ giải giới”, bằng không, Hoa Kỳ “sẽ thực hiện những ấn định và điều kiện” của bản quyết định trong việc bắt Saddam Hussein phải giải giới. Cũng vào ngày Thứ Sáu 20/12/2002 này, những nguồn tin quân sự Hoa Kỳ cho biết Tổng Thống Bush đã thực sự ký thực hiện dự án gửi 50 ngàn quân sang vùng Vịnh Ba Tư vào đầu Tháng Giêng, làm tăng quân lực ở đây lên trên 100 ngàn.

Thế nhưng, hôm Chúa Nhật, 22/12/2002, một khoa học gia cao cấp của Iraq cho biết quốc gia của ông sẵn sàng cho “người nào từ ngành tình báo của Hoa Kỳ” đến để chỉ cho những thanh viên vũ khí của Liên Hiệp Quốc nơi mà Tổng Thống Bush tin là Iraq đang giấu diếm các chương trình chế tạo vũ khí của Iraq. Tướng Amir Al-Saadi nói rằng: “Sau 24 ngày thanh tra thực tế đã đi khắp tất cả mọi địa điểm được liệt kê trong bản khai trình ấy và sau khi chúng tôi nộp bản trình báo này vào ngày 7/12, thì những gian dối và các tố giác vô bằng cớ đã bị lật tẩy. Thậm chí chúng tôi bất chấp có ai từ ngành tình báo Hoa Kỳ đi theo các nhóm thanh tra viên để chỉ cho họ những nơi chốn mà họ tố giác cho là có một cái gì đó”.

Cũng vào ngày Chúa Nhật 22/12/2002, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga là ông Igor Ivanov nhấn mạnh với cơ quan thông tấn Interfax là bản khai trình của Iraq không có những chi tiết khiến Iraq vi phạm đến quyết định của Liên Hiệp Quốc, Nga sẽ chống đối bất cứ hành động đơn phương tấn công Iraq nào của Hoa Kỳ: “Mục đích chung của chúng ta là bảo đảm việc Iraq không có những thứ vũ khí đại công phá. Cần phải đạt được mục đích này theo quyết định 1441 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Tất cả mọi mục tiêu khác đều vượt quá giới hạn lợi ích của chúng ta”. Ông giám đốc cơ quan nguyên tử lực quốc tế IEAE ElBaradei cũng phát biểu: “Nếu chúng ta có thể đem quyền bính và tín liệu lại với nhau và kết thúc vấn đề một cách an bình, không để xẩy ra chiến tranh thì tôi nghĩ rằng đó là thành quả tốt đẹp nhất đối với những ai quan tâm đến vấn đề này”.

Chúa Nhật 22/12/2002, con số thanh tra viên đến Baghdad 20 người nữa, tăng tổng số thanh tra viên lên trên 100 người. Thanh tra viên cho biết họ muốn thăm khoảng 200 địa điểm khả nghi ở Iraq, một công việc nặng nhọc trước khi họ tường trình cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào ngày 27/1/2002.

Hôm Thứ Hai, 23/12/2002, Vị lãnh đạo cơ quan IAEA là Mohamed ElBaradei nói với ông Bill Hemmer qua chương trình American Morning trong cuộc phỏng vấn từ Sri Lanka rằng “Chúng tôi muốn có chứng cớ cụ thể cho biết chúng tôi phải thực hiện việc thanh tra ra sao”. Ông nói thêm Hoa Kỳ “bảo chúng tôi rằng họ giờ đây sẵn sàng cung cấp cho chúng tôi tín kiệu họ có và tôi nghĩ tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ có tín liệu này trong vòng mấy ngày và mấy tuần nữa”.
 

23/12 Thứ Hai

Huấn Từ Truyền Tin về Ý Nghĩa Đích Thực của Giáng Sinh

Anh Chị Em thân mến!

1. Lời kêu gọi đáng suy nghĩ nhất về việc Chúa giáng sinh giờ đây đã gần tới xuất phát từ cảnh Giáng Sinh, một cảnh trí đã được trưng bày ở nhiều nhà.

Tuy nhiên, cảnh đơn sơ của Máng Cỏ hết sức ngược lại với quan niệm về Giáng Sinh thường được bày giãi qua các thứ quảng cáo. Ngay cả truyền thống tốt đẹp của việc trao đổi quà tặng nơi thân bằng quyến thuộc và bạn hữu vào dịp Lễ Giáng Sinh cũng đã bị ảnh hưởng bởi một thứ ý hệ hưởng thụ, một thứ ý hệ đang tạo nên nguy cơ làm mất đi ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh. Thật vậy, tục lệ trao đổi quà tặng này được hiểu theo sự kiện là bản thân Chúa Giêsu là Tặng Ân Thiên Chúa ban cho nhân loại, một tặng ân mà các thứ quà tặng của chúng ta là phản ảnh và biệu hiệu. Vì thế, lại càng phải thực hiện những cử chỉ này thiên về việc bộc lộ tình đoàn kết và chấp nhận thành phần nghèo khổ và thiếu thốn.

2. Nhìn vào Máng Cỏ, ánh mắt của chúng ta đặc biệt hướng về Đức Trịnh Nữ và Thánh Giuse, những vị đang đợi chờ Chúa Giêsu hạ sinh. Phúc Âm của Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Vọng tuần này, qua trình thuật truyền tin, đã cho chúng ta thấy việc Mẹ Maria lắng nghe Lời Chúa và lúc nào cũng sẵn sàng làm trọn Lời Ngài.

Như thế, nơi Mẹ, cũng như nơi người bạn đời hết sức tinh sạch của Mẹ, chúng ta thấy hiện thực những điều kiện bất khả thiếu trong việc sửa soạn bản thân trước việc hạ sinh của Chúa Giêsu. Trước hết là việc thinh lặng nội tâm và việc nguyện cầu là những gì giúp cho con người chiêm ngắm mầu nhiệm đang được tưởng niệm. Tiếp đến là việc sẵn sàng chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa, bất kể ý muốn của Ngài được tỏ hiện ra sao.

3. Lời “xin vâng” của Mẹ Maria và Thánh Giuse là một lời thưa trọn vẹn và bao gồm cả con người của các vị: tinh thần, linh hồn và thân xác.

Chớ gì chúng ta cũng như thế! Chớ gì Chúa Giêsu, Đấng trong mấy ngày nữa sẽ đến làm cho các thứ Máng Cỏ của chúng ta chan chứa niềm vui, có thể tìm thấy sự tiếp đón nồng hậu nơi gia đình Kitô hữu, như đã xẩy ra ở Bêlem vào đêm thánh năm xưa.

Nhận định:

Tư tưởng về Món Quà Giáng Sinh là Chúa Kitô ở đoạn thứ nhất trong bài huấn từ truyền tin của Đức Thánh Cha trên đây:

“Thật vậy, tục lệ trao đổi quà tặng này được hiểu theo sự kiện là bản thân Chúa Giêsu là Tặng Ân Thiên Chúa ban cho nhân loại, một tặng ân mà các thứ quà tặng của chúng ta là phản ảnh và biệu hiệu. Vì thế, lại càng phải thực hiện những cử chỉ này thiên về việc bộc lộ tình đoàn kết và chấp nhận thành phần nghèo khổ và thiếu thốn”.

Cũng đã được cảm nhận trong bài Quà Tặng Giáng Sinh Quí Nhất, bài viết đã được phổ biến hôm Thứ Bảy 21/12/2002 vừa rồi như sau:

“Thứ nhất, về lý do phát quà Giáng Sinh là vì Chúa Kitô chính là món quà cao quí nhất Thiên Chúa đã trao tặng loài người nói chung và Kitô hữu nói riêng, nhưng Món Quà Thần Linh này không phải chỉ được trao tặng cho riêng mỗi người mà là cho chung nhân loại nữa, nhất là cho thành phần thấp hèn nhất trên thế gian này, thành phần Vị Thiên Chúa Làm Người đã thông cảm, chia sẻ và muốn tham phần với thân phận khốn cùng của họ, qua việc Người giáng sinh bần cùng trong hang lừa và chết trần trụi trên thập giá”.

Trong câu trên đây, Đức Thánh Cha còn nói đến việc tặng quà cho những người bất hạnh nữa, rất hợp với việc làm hằng năm của Thiếu Nhi Fatima, như đã được chia sẻ trong bài Hành Hương Giáng Sinh 2001 và Qùa Tặng Giáng Sinh Quí Nhất.

Đức Thượng Phụ Moscow muốn tái lập liên hệ với Đức Giáo Hoàng

Trong sứ điệp của mình gửi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Thượng Phụ Moscow là Alexy II đã bày tỏ như sau: “Được những tia chói ngời của ánh sáng Chúa Kitô chiếu soi, chúng ta hãy nối lại những mối liên hệ huynh đệ và hãy hướng lời hân hoan chúc tụng của chúng ta lên Con Trẻ Thần Linh mới hạ sinh, Đấng đến trần gian vì phần rỗi của chúng ta”. Đức Thượng Phụ cũng hứa cầu nguyện cho Đức Thánh Cha trong ngày lễ Giáng Sinh này, một lễ sẽ được cử hành vào ngày 7/1/2003 ở Nga. Phải chăng đây là dấu hiệu Giáo Hội Chính Thống Nga đang muốn tái lập liên hệ đạo giáo với Tòa Thánh Vatican, sau những chống đối về việc Đức Thánh Cha thiết lập 4 tân giáo phận vào hồi Tháng 2/2002, cũng như sau 5 vụ trục xuất các vị giám mục và linh mục Công Giáo ngoại quốc khỏi Nga vì cho rằng Giáo Hội Công Giáo đang thực hiện việc dụ giáo ở đây.

ĐTC Piô XII đã giúp cho Các Nữ Tu Dòng Ursuline cứu 103 mạng người Do Thái thời Nazi

Càng ngày vụ Đức Thánh Cha Piô XII bị truyền thông tấn công cho rằng Ngài không tích cực cứu người Do Thái thời Nazi đã được sáng tỏ qua những tiết lộ về văn kiện, nhất là qua những biến cố như biến cố sau đây. Hôm Thứ Năm vừa rồi, 19/12/2002, sơ bề trên tổng quyền dòng Ursulines là Lignone Colette, đã nhận bằng danh dự “Người Công Chính Nơi Các Dân Nước” được trao tặng để tưởng niệm Mẹ Mary Xavier (1870-1962). Đây là một bằng danh dự cao nhất của dân Do Thái trao tặng cho những người công dân không phải người Do Thái nhưng đã vô tư liều mạng để cứu sống một hay nhiều người Do Thái khỏi bị bắt bớ. Viện Yad Vashem đã thực hiện việc làm sáng tỏ câu chuyện này của Mẹ Mary Xavier. Trong thời Thế Chiến Thứ Hai, Mẹ bấy giờ là tổng thư ký của hội dòng này đã mở cửa nhà mẹ cho 103 người Do Thái ẩn trú. Trong Tháng 10 năm 1943, cộng đồng tu trì này đã nhận được một chứng thư với chữ ký của ĐHY Luigi Maglione, vị quốc vụ khanh của ĐTC Piô XII, nói rằng nhà mẹ này trực thuộc Tòa Thánh nên không được khám xét. Điều này đã ngăn cản quân Đức tìm kiếm những người tị nạn. Hai phụ nữ Do Thái trong số những người tị nạn bấy giờ ở nhà mẹ này là Maria Luisa della Seta và người chị em là Marcella đã kể lại những hành động anh hùng này của vị nữ tu ấy như sau. Bức thư Maria Luisa della Seta viết cho viện Yad Vashem đã kể thế này:

“Mẹ Mary Xavier là vị bảo vệ của chúng tôi. Nữ tu viện mà mẹ sống ở Via Nomentana. Mẹ coi sóc chị em của tôi và tôi bất kể tốn kém, không màng đến những tình huống lịch sử, giúp chúng tôi bất cứ lúc nào, ngày lẫn đêm. Khi chúng tôi tỏ ra thất vọng về việc tìm kiếm một chỗ để trú ẩn, chúng tôi đã đến gõ cửa nữ tu viện này, và Mẹ Mary Xavier đã tiếp đón chúng tôi, cho chúng tôi chỗ ở và làm mọi sự có thể để tìm một chỗ ẩn náu an toàn cho họ hàng thân thuộc của chúng tôi, những người bấy giờ thật sự đang ẩn nấp ở một y viện. Mẹ Mary Xavier đã tìm được những cách thức để nhận ra những chỗ khác có những người Do Thái khác ẩn trú và cung cấp cho chúng tôi những tấm thẻ nhận diện. Sơ khuyến khích chúng ta hãy can đảm để chiến đấu với cuộc sống còn của mình, và an ủi chúng tôi bằng ý nghĩ là chúng tôi đang ở giữa những người bạn”.

Dòng nữ này đã bắt đầu việc chứa chấp thành phần tị nạn từ ngày 22/8/1940, ngày Gestapo bắt đầu bắt bớ những người tị nạn Balan khắp nơi. Có những tài liệu ghi nhận ghi nhận là Mẹ Maria Stanislas Pototynska đã phân phối các thứ trợ giúp nhờ tiền Mẹ nhận được từ Đức Giáo Hoàng. Biết được hoạt động của Dòng này, nhà mẹ của dòng đã bị thẩm quyền Fascist kiểm soát nghiêm ngặt. Tuy nhiên, nữ tu viện này đã tăng gia hoạt động của mình bắt đầu từ Tháng 9/1943 là lúc rõ ràng cho thấy vấn đề diệt chủng Do Thái xẩy ra. Sổ sách của nhà dòng đã ghi nhận rằng Maria Siele đã ẩn trú ở nữ tu viện này vào tháng Tư/1943, và Lucia cùng với Gisella Endelli vào tháng 9/1943. Maria Luisa và Marcella Della Seta được nhà dòng này tiếp đón ngày 29/9/1943. Vào ngày 15/12 cùng năm, nhà dòng nhận thêm 15 phần tử nữa của gia đình này. Những nỗ lực của các sơ này đã trở thành nổi tiếng đến nỗi vào tháng 12/1943, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã gửi cho Mẹ Mary Xavier tổng số tiền là 10 ngàn lire để giúp cho công việc cứu mạng của Mẹ. Sơ Mary Magdalen Bellasis đã diễn tả lại việc những phụ nữ Do Thái trên đây đến nhà dòng như sau: “Có một em gái Do Thái nhỏ tuổi, cha mẹ em đã bị đầy sang Đức, đến xin chúng tôi tiếp nhận em cùng với đứa em 8 tuổi của em. Các em đã thoát thân từ Croatia và đã liệu hết cách để đến Ý. Đứa em gái đã giả trang làm con trai và được ẵm bởi một người đàn bà lấy tên của đứa con trai nhỏ của bà cho vào giấy thông hành của bé gái này”.

Dòng Thừa Sai Truyền Giáo lên tiếng sau sắc lệnh phong chân phước cho Đấng Sáng Lập Dòng này

Hôm Thứ Sáu 20/12/2003, Nữ Bề Trên Tổng Quyền của nhà dòng và linh mục cáo thỉnh viên phong thánh cũng là tu sĩ của dòng này đã phổ biến những lời lẽ sau đây:

“Chúng tôi, những tu sĩ Thừa Sai Bác Ái, dâng lời tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa về việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chính thức nhìn nhận sự thánh thiện của người mẹ chúng tôi là Mẹ Têrêsa, và đã chấp nhận phép lạ do việc mẹ chuyển cầu. Chúng tôi hết sức vui mừng mong đợi ngày Phong Chân Phước sẽ diễn ra tại Rôma và Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo, 19/10/2003, ngày Chúa Nhật gần nhất với cuộc mừng kỷ niệm 25 năm Giáo Triều của Đức Thánh Cha cũng là ngày kết thúc Năm Mân Côi.

“Hôm nay, sau 3 năm rưỡi điều tra và tìm hiểu, Giáo Hội xác nhận là Mẹ đã anh hùng sống đời Kitô hữu và Thiên Chúa đã nâng Mẹ lên để vừa làm gương mẫu thánh thiện vừa làm vị cầu bầu cho tất cả mọi người.

Mẹ là một biểu hiệu cho tình yêu thương và lòng cảm thương. Khi Mẹ còn ở với chúng tôi, chúng tôi đã chứng kiến thấy mẫu gương sáng ngời của Mẹ về tất cả mọi nhân đức Kitô giáo. Đời sống yêu thương phục vụ người nghèo đã đánh động nhiều người theo cùng một con đường của Mẹ. Chứng từ và sứ điệp của Mẹ đã được ưu ái tiếp nhận bởi hết mọi tôn giáo như một dấu hiệu cho thấy “Thiên Chúa vẫn yêu thương thế giới ngày nay”. Trong 5 năm sau cái chết của Mẹ, người ta đã cầu xin Mẹ cứu giúp và đã cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa đối với họ qua lời cầu nguyện của Mẹ. Hằng ngày, những người hành hương từ Ấn Độ và khắp nơi trên thế giới đã đến cầu xin tại mộ của Mẹ, và nhiều người đã theo gương Mẹ khiêm tốn phục vụ yêu thương đối với thành phần nghèo khổ nhất, bắt đầu tại gia đình riêng của họ.

Mẹ thường nói: “Thánh thiện không phải là một thứ hào nhoáng của một ít người, nó chẳng qua là nhiệm vụ đối với mỗi một người chúng ta”. Chớ gì gương mẫu của Mẹ giúp chúng ta nỗ lực nên thánh, ở chỗ yêu mến Thiên Chúa, tôn trọng và yêu thương hết mọi người được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Ngài và được Ngài ngự trị, cũng như chăm sóc những người anh em nghèo nàn và đau khổ của chúng ta. Chớ gì tất cả mọi bệnh nhân, khổ nhân và những ai tìm cầu ơn trợ giúp của Thiên Chúa gặp được nơi Mẹ một người bạn và một vị cầu bầu.

Sơ M. Nirmala, MC, Bề Trên Tổng Quyền
Cha Brian, MC, Cáo Thỉnh Viên

 

22/12 Chúa Nhật

Sứ Ðiệp Hòa Bình Thế Giới (tiếp)

Bốn trụ cột nâng đỡ hòa bình

3. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII không đồng ý với những ai cho rằng không thể nào có hòa bình. Với bức Thông Điệp này, hòa bình, với tất cả sự thật đòi hỏi của nó, đã đến gõ vào cả hai bên của Bức Tường này, cũng như của các bức tường ngăn cách khác. Bức Thông Thư ấy đã nói với hết mọi người rằng họ thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất, và đã chiếu giãi một thứ ánh sáng cho thấy ước vọng chung của con người ở mọi nơi đều muốn sống trong an ninh, công lý và hy vọng hướng về tương lai.

Bằng một trực giác sâu xa là đặc tính của Ngài, Đức Gioan XXIII đã vạch ra những điều kiện hòa bình qua bốn đòi hỏi thực sự đối với tinh thần của con người, đó là sự thật, công lý, yêu thương và tự do (cf. ibid., I: l.c., 265-266). Sự thật sẽ xây dựng hòa bình nếu mọi cá nhân thành thực nhận biết quyền lợi của mình mà còn nhiệm vụ của mình đối với nhau nữa. Công lý sẽ xây dựng hòa bình nếu trong thực tế mọi người tôn trọng quyền lợi của người khác và thực sự chu toàn nhiệm vụ của mình đối với nhau. Yêu thương sẽ xây dựng hòa bình nếu con người cảm thấy được những nhu cầu của nhau như là của mình và chia sẻ những gì họ có với nhau, nhất là những giá trị về tâm trí cũng như về tinh thần họ có. Tự do sẽ xây dựng hòa bình và làm cho hòa bình triển nở, nếu trong việc chọn lựa phương tiện để đạt mục đích, con người tác hành theo lý trí và lãnh nhận trách nhiệm về các hành động của mình.

Nhìn vào hiện tại cũng như nhìn đến tương lai bằng con mắt đức tin và lý trí, Chân Phước Giáo Hoàng XXIII đã nhận ra những trào lưu lịch sử sâu xa đang diễn tiến. Những sự việc xẩy ra không phải bao giờ cũng là những gì hiện lên ở mặt nổi của chúng. Bất chấp chiến tranh và những lời đồn thổi về chiến tranh, vẫn có một cái gì đó đang hiện diện nơi các sự vụ của con người, một cái gì đó được vị Giáo Hoàng này nhìn thấy như khởi điểm hứa hẹn của một cuộc cách mạng về tâm linh.

Một nhận thức mới về phẩm vị con người và những quyền lợi bất khả xâm phạm của con người


4. Nhân loại, như Đức Gioan XXIII viết, đã tiến vào một giai đoạn mới trong cuộc hành trình của mình (cf. ibid., I: l.c., 267-269). Việc chấm dứt chính sách thực dân đế quốc và việc xuất hiện những Quốc Gia độc lập mới, việc bảo vệ quyền lợi của nhân công, việc đón nhận mới mẻ đối với sự hiện diện của nữ giới nơi sinh hoạt công cộng, tất cả đều chứng tỏ cho thấy sự kiện là loài người thực sự đã tiến vào một giai đoạn lịch sử mới của mình, một lịch sử được đánh dấu bằng “niềm xác tín là tất cả mọi con người đều bình đẳng vì nhân phẩm bẩm sinh của họ” (ibid., I: l.c.,268). Vị Giáo Hoàng này biết rằng nhân vị ấy vẫn còn đang bị giầy xéo ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, Ngài tin tưởng là, cho dù tình trạng thê thảm này có xẩy ra đi nữa, thế giới vẫn đang càng ngày càng ý thức được một số những giá trị thiêng liêng, cũng như đang càng ngày càng hướng về ý nghĩa của những trụ cột nâng đỡ hòa bình là sự thật, công lý, yêu thương và tự do (cf. ibid., I: l.c., 268-269). Trong khi tìm cách mang những giá trị này đến cho sinh hoạt ở địa phương, quốc gia và quốc tế là con người nam nữ càng nhận thức được rằng mối liên hệ giữa họ với Thiên Chúa, mạch nguồn của tất cả mọi sự thiện hảo, phải là nền tẳng vững chắc và là qui tắc tối hậu cho đời sống của họ với tư cách là một cá nhân cũng như là một phần tử trong xã hội (cf. ibid.). Vị Giáo Hoàng này tin tưởng cái trực giác tâm linh về tiến hóa ấy sẽ mang lại những thành quả sâu xa cho xã hội và chính trị.

Nhìn thấy việc tiến triển về ý thức đối với nhân quyền là những gì bấy giờ đang vươn mình chỗi dậy nơi lãnh vực quốc gia và quốc tế, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nắm được cái năng lực của hiện tượng này và hiểu được cái quyền lực đặc biệt của nó trong việc biến đổi lịch sử. Những gì đã xẩy ra sau đó cho trung Âu và đông Âu đã xác nhận cái minh thức này của Ngài. Con đường dẫn đến hòa bình, như Ngài dạy trong Bức Thông Điệp, là ở chỗ bênh vực và cổ võ những quyền lợi căn bản của con người, những quyền lợi hết mọi người được hưởng, không phải như là một thứ lợi lộc do một giai cấp xã hội khác nhau nào đó ban cho hay một thứ lợi lộc được Quốc Gia thừa nhận, mà chỉ vì nhân tính của chúng ta mà thôi: “Bất cứ một xã hội loài người nào, để tổ chức vững chắc và mang lại lợi ích, cần phải lấy nguyên tắc này làm nền tảng, nguyên tắc đó là hết mọi người đều là một ngôi vị, tức là, bản tính của họ có tri thức và ý muốn tự do. Thật vậy, chính vì họ là một ngôi vị mà họ có những quyền lợi và trách vụ đòi buộc, phát xuất trực tiếp cùng một lúc từ chính bản tính của họ. Và vì những quyền lợi và trách nhiệm này là những gì phổ quát và bất khả vi phạm mà chúng không thể nào bị chiếm đoạt” (ibid., 259).

Cái công ích chung

5. Còn một điểm nữa cho thấy tính cách tiên tri của bức Thông Điệp Pacem in Terris, vì bức thông điệp này đã nhìn thấy giai đoạn tiếp theo sau cuộc tiến hóa về lãnh vực chính trị thế giới. Vì thế giới đang càng ngày càng liên thuộc và hoàn vũ hóa mà công ích của nhân loại phải được thể hiện trên bình diện quốc tế. Đức Giáo Hoàng XXIII dạy rằng, cần phải nói về “một thứ công ích chung” (Pacem in Terris, IV: l.c., 292). Một trong những thành quả của cuộc tiến hóa này là nhu cầu cần phải có một thẩm quyền chung trên lãnh vực quốc tế, có khả năng hiệu lực trong việc đạt đến cái công ích chung này; một thẩm quyền không thể, vị Giáo Hoàng liền thêm, được thiết lập bằng áp bức mà là bằng sự thỏa thuận của các quốc gia. Một thứ tổ chức như vậy phải lấy mục đích chính yếu của mình là “việc công nhận, tôn trọng, bảo toàn và cổ võ các quyền lợi của con người” (ibid., IV: l.c., 294).

Bởi thế, không lạ gì khi thấy Đức Gioan XXIII đã hy vọng và trông mong hướng về Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, một tổ chức đã được hình thành vào ngày 26/6/1945. Ngài đã thấy Tổ Chức này như là một khí cụ có thế lực trong việc bảo trì và làm kiên vững nền hòa bình thế giới, và Ngài đã bày tỏ mối cảm nhận riêng của mình về Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của tổ chức này năm 1948, một văn kiện Ngài coi như là “một việc gần tiến tới chỗ thiết lập một tổ chức về pháp quyền và chính trị cho cộng đồng thế giới” (ibid., IV: l.c., 295). Những gì Ngài đang thực sự muốn nói đó là Bản Tuyên Ngôn ấy đã đề ra những nền tảng luân lý mà cuộc tiến hóa của một thế giới được đánh dấu bằng trật tự hơn là lộn xộn, cũng như bằng đối thoại hơn là bằng võ lực, cần phải tiến hành. Ngài đã đề nghị là việc Tổ Chức Liên Hiệp Quốc này cần phải mạnh mẽ bênh vực các quyền lợi của con người là vấn đề nền tảng không thể châm chước đối với phận sự của Tổ Chức này trong việc tiến tới chỗ duy trì và bệnh vực nền an ninh quốc tế.

Chẳng những rõ ràng là cái nhìn của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII về một thẩm quyền quốc tế chung hiệu lực để phục vụ các thứ quyền lợi của con người, tự do và hòa bình chưa hoàn toàn đạt tới, mà thực sự còn nhiều vấn đề ngần ngại nơi cộng đồng quốc tế đối với trách nhiệm phải tôn trọng và áp dụng các quyền lợi của con người ấy. Phận sự này đụng chạm đến tất cả mọi thứ quyền lợi trọng yếu, chứ không phải là việc chọn lựa những gì có thể đưa đến những hình thức cố ý kỳ thị và bất công. Đồng thời chúng ta cũng đang chứng kiến thấy việc xuất hiện của một khoảng cách báo động giữa một chuỗi những “quyền lợi” tân thời đang được các xã hội tân tiến cổ võ phát động, thành quả của một tình trạng thịnh đạt mới mẻ cũng như của những thứ kỹ thuật tân kỳ, và đang chứng kiến thấy những quyền lợi căn bản khác nữa của con người vẫn chưa được thể hiện, nhất là nơi những trường hợp gây ra bởi tình trạng chậm tiến. Ở đây Tôi đang nghĩ đến trường hợp như về quyền được có của ăn và nước có thể uống, quyền được nhà ở và an ninh, quyền tự quyết và độc lập, những thứ quyền lợi vẫn còn xa vời đối việc bảo toàn và hiện thực. Vấn đề hòa bình đòi hỏi là cần phải mau chóng giảm bớt và theo thời gian loại trừ đi tình trạng căng thẳng này.

Cần phải nêu lên một nhận định nữa là cộng đồng quốc tế, một cộng đồng mà từ năm 1948 đã có được một bản hiến chương về những quyền lợi bất khả vi phạm của con người, đã thất bại một cách chung chung trong việc nỗ lực một cách đầy đủ những phận vụ tương xứng của mình. Chính nhiệm vụ này thiết định những giới hạn mà các thứ quyền lợi cần phải có để tránh tình trạng tự động chủ quan hành sử. Càng ý thức hơn nữa về các nhiệm vụ chung của con người sẽ càng làm lợi cho việc xây dựng hòa bình, vì đặt hòa bình trên căn bản luân lý như được mọi người nhìn nhận liên quan đến một thứ trật tự nơi sự vật không lệ thuộc vào ý muốn của bất cứ một cá nhân hay phái nhóm nào.

Một trật tự luân lý quốc tế mới

6. Tuy nhiên, cũng phải công nhận là, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thua thụt, hơn 40 năm qua cũng thấy được tình trạng tiến bộ đáng kể đối với việc áp dụng thi hành cái nhìn cao quí của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Sự kiện các Quốc Gia trên khắp thế giới cảm thấy phải tỏ ra tôn trọng ý nghĩ về các thứ nhân quyền chứng tỏ cho thấy mãnh liệt là chừng nào những khí cụ của niềm xác tín về luân lý cùng với nguyên vẹn tính về tinh thần, những yếu tố quyết liệt trong cuộc cách mạng lương tâm đã dẫn đến cuộc cách mạng bất bạo động năm 1989 trong việc lật đổ cộng sản Âu Châu. Và cho dù có những quan niệm bóp méo quyền tự do thành một thứ phép tắc tiếp tục đe dọa các xã hội dân chủ và tự do, chắc chắn cũng phải ghi nhận là, trong 40 năm qua, từ khi ban hành Thông Điệp Pacem in Terris, nhiều nơi trên thế giới đã được tự do hơn, những tổ chức đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia đã được củng cố hơn, và mối đe dọa về một cuộc chiến tranh nguyên tử hoàn vũ, một cuộc chiến tranh làm cho Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII rất lo âu, đã được chế ngự một cách hiệu nghiệm.

Với tất cả lòng khiêm nhượng của mình, Tôi dám hiên ngang nói lên là giáo huấn 1500 năm của Giáo Hội về hoà bình như là một “tranquillitas ordinis - tình trạng quân bình về trật tự” được Thánh Âu-Quốc–Tinh gọi tên (De Civitate Dei, 19, 13), một giáo huấn đã được Thông Điệp Pacem in Terris dẫn đến một tầm mức phát triển mới 40 năm trước đây, đã trở thành hết sức tương đối trước thế giới ngày nay, trước các nhà lãnh đạo quốc gia cũng như trước cá nhân con người. Sự kiện hiển nhiên cho thấy là tình trạng lộn xộn trầm trọng nơi hoạt vụ thế giới. Bởi thế, vấn đề vẫn cần phải đối diện là: Tình trạng lộn xộn này sẽ được thay thế bằng một thứ trật tự nào đây, để nhờ đó con người nam nữ có thể sống trong tự do, công lý và an ninh? Và vì thế giới, giữa tình trạng hỗn độn của mình, vẫn tiếp tục theo “trật tự” và được tổ chức ở những cách thế khác nhau, về kinh tế, văn hóa, thậm chí cả chính trị, mà một vấn đề khẩn trương không kém đã được nẩy lên, đó là dựa vào những nguyên tắc nào mà những hình thức trật tự thế giới mới này đã xuất đầu lộ diện?

Những vấn nạn khó với này cho thấy rằng vấn đề trật tự nơi hoạt vụ thế giới, vấn đề của một thứ hòa bình cần phải hiểu cho đúng đắn, không thể nào tách biệt khỏi những vấn đề nguyên tắc luân lý. Đây là một cách khác để nói rằng vấn đề hòa bình không thể tách biệt khỏi vấn đề nhân phẩm cũng như vấn đề nhân quyền. Đó là một trong những sự thật được Thông Điệp Pacem in Terris nhấn mạnh, một văn kiện chúng ta cần phải tưởng nhớ và suy niệm vào dịp kỷ niệm 40 năm ban hành này.

Đây không phải là thời gian để tất cả mọi người cùng nhau hoạt động về một tổ chức về hiến pháp mới cho gia đình nhân loại, một tổ chức thực sự có khả năng bảo đảm được hòa bình và tình trạng hòa hợp giữa các dân tộc cùng với việc phát triển toàn diện con người hay sao? Thế nhưng, xin đừng có hiểu lầm. Điều này không có nghĩa là viết lên một bản hiến pháp cho một Siêu Quốc toàn cầu. Trái lại, nó có nghĩa là tiếp tục và đào sâu các tiến trình vốn có để đáp ứng đòi hỏi hầu như phổ quát nhất đối với những cách thức tham phần vào việc hành sử quyền bính chính trị, kể cả thẩm quyền chính trị quốc tế, cũng như đối với tính cách minh tường và khả tín ở mọi lãnh vực sinh hoạt công cộng. Với niềm hy vọng vào sự thiện hảo mà Ngài tin tưởng có thể tìm thấy nơi mọi người, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã kêu gọi toàn thể thế giới hãy có một cái nhìn cao quí hơn nữa về đời sống xã hội cũng như về quyền bính xã hội, thậm chí Ngài còn dám thách thức thế giới hãy hướng tư tưởng lên trên cả hiện trạng lộn xộn, vươn tới những hình thức của một trật tự thế giới mới cân xứng với phẩm giá con người.

Mối liên kết giữa hòa bình và sự thật

(còn tiếp)

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 17/12/2002, ngày Sứ Điệp được Tòa Thánh chính thức công bố)