Lời mở đầu:
 

Giáo Hội Hiện Thế là mục tin về Giáo Hội Trong Tuần giữa thế giới ngày nay, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa Thánh Rôma, nhất là về nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa Thánh được phát biểu qua những sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội cũng như với thế giới. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội Hiện Thế Trong Tuần này, như đa thông báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung được tổng hợp từ nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng tin tức liên quan khác, vừa nhanh hơn một chút. Ngoài ra, để có thể so sánh quan điểm của dân sự với tôn giáo, đôi khi có một số tin tức được lấy từ Màn Điện Toán CNN. Báo chí hay tác giả nào muốn lấy nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và cung cấp ở đây, xin cứ tự tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net. Đa tạ quí vị.
 

___________________________________________

 24-30/11/2002

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 11
 

Ý Chung: Xin cho các người nam nữ góa bụa thường cảm thấy cái đớn đau của cảnh lẻ loi cô độc được tìm thấy niềm an ủi và nâng đỡ nơi cộng đồng Kitô hữu”.

Ý Truyền Giáo:
“Xin cho Kitô hữu biết tích cực tham gia vào việc hăng say truyền bá Phúc Âm qua các phương tiện truyền thông xã hội”.

 

___________________________________________

 

 

 

30/11 Thứ Bảy


Một Chút Suy Tư Từ Giã Tháng Các Linh Hồn 2002: Thời Gian Tạm Thời nhưng Vô Cùng Quí Giá


So với cõi đời đời trăm năm chẳng là gì. Cùng lắm chỉ bằng hạt bụi trong một không gian hầu như vô cùng bất tận này. Một khi nằm xuống qua đi rồi, chúng ta không bao giờ còn trở lại trần gian này được nữa.


Vẫn biết trần gian này vui ít buồn nhiều, đến nỗi theo Phật Giáo đời là bể khổ với sinh lão bệnh tử. Thế nhưng, với con mắt đức tin, thời gian quí hầu như vô cùng. Ở chỗ, chỉ một tích tắc thôi con người có thể được Chúa hay mất Chúa đời đời, vào chính giờ lâm tử của mình đấy quí vị. Thời gian một khi qua đi sẽ không bao giờ trở lại nữa. Không bao giờ và vĩnh viễn chúng ta còn Đại Năm Thánh 2000 nữa, còn biến cố khủng bố tấn công Hoa Kỳ 911 nữa… Tất cả mọi sự sẽ qua đi, kể cả chính đức tin cứu rỗi vô cùng quan trọng của Kitô hữu chúng ta nữa. Cái còn lại duy nhất sau khi mỗi người chúng ta qua đi, sau năm cùng tháng tận của lịch sử loài người cũng như của vũ trụ hữu hình này, đó là lòng mến, là đức ái, một yếu tố và là điều kiện duy nhất làm cho con người có thể được sống hay bị chết đời đời, như bài Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua cuối Phụng Niên chu kỳ năm A cho thấy. Đức mến chính là giấy thông hành về trời và vào cõi vĩnh phúc trường sinh. Chúng ta hãy nhớ rằng thế gian này, vì còn ở trong thời gian, tất cả chỉ là tạm thời, là để sửa soạn cho vĩnh hằng, nơi chúng ta được nghỉ yên muôn đời “eternal rest”, nên cuộc sống trên rần gian này chỉ có ý nghĩa ở chỗ hoạt động, hy sinh, chiến đấu, chịu khổ, chứ không phải để hưởng nhàn, sung sướng, nghỉ ngơi, những điều kiện cần có để giúp con người tiếp tục cuộc hành trình đi về vĩnh cửu của mình mà thôi.


Chính vì ngắn ngủi và tạm thời mà thời gian hết sức quí hóa để nhân loại chúng ta có thể lợi dụng tất cả mọi sự tạm bợ mau qua trên đời này, kể cả đau khổ và cám dỗ, chẳng những cho việc đền tội mà còn tăng thêm đức ái cho chúng ta nữa. Tất cả mọi sự Thiên Chúa làm cho con người nói chung và Kitô hữu nói riêng, trước hết và trên hết, là để cứu rỗi họ, hoàn toàn liên quan trực tiếp đến đức tin của họ, đến việc nhận biết Ngài hơn, nhờ đó được sống và sống viên mãn hơn (x Jn 10:10). Bởi thế, phần con người, nhất là Kitô hữu chúng ta, cái quan trọng nhất trên đời này là đức mến, là nhận biết Thiên Chúa, chứ không phải được lợi lãi cả và thế gian. Bởi thế, thời gian thực sự là Lịch Sử Cứu Độ, một lịch sử thể hiện tất cả những gì “Thiên Chúa là Thần Linh” muốn mạc khải cho con người biết để họ có thể được hiệp thông với Ngài “trong Thần Linh và Chân Lý” (Jn 4:24).


Các linh hồn dưới hỏa ngục hiện nay có muốn lên thế gian để chịu cực hình gấp trăm ngàn lần hỏa ngục đi nữa, họ cũng sẵn sàng, vì còn ở trên thế gian, còn ở trong thời gian, họ còn có thể được cứu rỗi, nhưng không bao giờ còn được cái vinh hạnh ấy nữa. Còn chúng ta đang sống trong thời gian đây thì sao? Các linh hồn trong luyện ngục muốn trở về trần gian để đền tội thêm hầu chóng được về hưởng thánh nhan Thiên Chúa cũng không được nữa? Thậm chí các linh hồn trên Thiên Đàng thấy Chúa vô cùng toàn thiện toàn mỹ toàn ái muốn yêu Chúa hơn cũng không được nữa, vì không thể xuống trần gian để hy sinh và chịu khổ hơn để tăng thêm mức độ yêu mến Ngài. Trong khi đó, còn ở thế gian, chúng ta lại sống như không có Thiên Chúa hay sao? Trên thế gian này có nóng mấy đi nữa, 130 độ F đi nữa, cũng có ngày mát, nhưng ở dưới hỏa ngục không còn thay đổi gì được nữa, không có ngày mai, không còn hy vọng. Nếu ngày nào quá nóng, chúng ta có thể lái xe ra biển chơi cho mát, xuống hỏa ngục chẳng còn đi đâu được nữa, chẳng còn vượt thoát được nữa. Nếu chúng ta không có phương tiện ra biển hóng mát vào những ngày quá nóng bức, chúng ta có thể nhờ vả người này người kia chở chúng ta đi, ở hỏa ngục không còn ai cứu chúng ta được nữa. Đời đời chỉ biết khóc lóc nghiến răng mà thôi. Vì chúng ta đã được Thiên Chúa nhân lành ban cho thời gian để sống song chúng ta đã hoang phí nén bạc thời gian được Ngài trao cho ấy vào những cái hoang tưởng trần gian.


Nguyện xin Thiên Chúa của thời gian, Thiên Chúa của cuộc đời mỗi người chúng ta, Đấng Quan Phòng tất cả mọi sự, ban Thần Linh của Ngài cho chúng ta, để chúng ta có thể, như Mẹ Maria đầy ơn phúc, như các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24/11 trùng Lễ Chúa Kitô Vua 2002), sống trọn ơn gọi làm người của mình như Chúa Kitô Vua, Vị Thiên Chúa Làm Người đã sống, một Con Người và một Đời Sống đã làm sáng tỏ và nên trọn thân phận và ơn gọi của con người (x Hiến Chế Gaudium et Spes, 22). Chỉ khi nào con người Kitô hữu chúng ta sống Chúa Kitô, hay Chúa Kitô thực sự Làm Vua của chúng ta, tức Người có thể hoàn toàn làm chủ chúng ta và sống động trong chúng ta, chúng ta mới hoàn toàn được hiệp thông với Người, mới đạt đến tầm vóc thành toàn của Người (x Eph 4:13, 15), để rồi cuối cùng, vào trong giờ lâm tử, chúng ta mới xứng đáng nghe lời Người mời gọi: “Hãy đến. Hỡi các người được Cha Ta chúc phúc! Hãy hưởng vương quốc đã được sắm sẵn cho các người từ khi tạo thành trời đất”.


29/11 Thứ Sáu


Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo sẽ Tổ Chức Hội Nghị: Về Đại Học Đối Với Vấn Đề Toàn Cầu Hóa


ĐTGM Giuseppe Pittau, Thư Ký Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo thông báo Thánh Bộ của Ngài sẽ tổ chức một hội nghị từ ngày 2 tới 6/12/2002, với chủ đề “Vấn Đề Toàn cầu Hóa v2 Nền Giáo Dục Cao Cấp Công Giáo: Những Niềm Hy Vọng và Những Thách Đố”. Theo vị thư ký thánh bộ này, thì “Công giáo và toàn cầu ngay trong chính danh xưng của mình đã có những liên hệ chặt chẽ”. Thế nhưng, “một tiến trình toàn cầu hóa không được kiểm chế sẽ có nhiều nạn nhân phải chịu hậu quả của nó. Tình trạng khác biệt giữa giầu và nghèo đã là một cái hố sâu, mà vấn đề toàn cầu hóa lại làm tăng thêm khoảng cách giữa hai thành phần này”. Đối với Giáo Hội, vấn đề toàn cầu hóa không phải là “một cái số cần phải chịu đựng” hay “đành phải chịu vậy. Thế nhưng nó cũng chẳng phải là một thứ cứu độ gì cả. Nó là một tiến trình cần phải được thanh tẩy và kiểm chế”. Trong tình thế này các việc đại học Công Giáo có nhiệm vụ phải “cống hiến cho các sinh viên qui chuẩn đế biết đàng phán đoán”. Đại học đường phải “đào luyện cho có những người công dân hữu trách, xứng hợp và chân thành biết cổ võ một thứ toàn cầu hóa tôn trọng toàn diện con người”. Đó là mục đích của hội nghị này. Theo thống kê của Thánh Bộ đây thì trên thế giới hiện nay có 1000 đại học Công Giáo phục vụ 4 triệu sinh viên.


Các Tu Sĩ Dòng Phanxicô Bảo Quản Viên Thánh Địa hy vọng giảm số người rời bỏ Thánh Địa


Để đạt được niềm hy vọng này, các vị đã bắt đầu thực hiện một chương trình xây 70 căn nhà cho các gia đình Kitô hữu. Bởi vì, từ biến cố nổi dậy của người Palestina the intifada hai năm trước đây, có khoảng 1000 Kitô hữu, đa số là giới trẻ, đã bỏ vùng phụ cận Bêlem để đi tìm một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì muốn giữ Kitô hữu ở lại Thánh Địa mà chương trình gia cư này đã được thực hiện. Đã phải mất 15 năm mới được phép xây cất như thế. Ngay cả lúc này đây, dự án vẫn còn bị trục trặc vì thiếu ngân quĩ và vì chính quyền Do Thái không cấp giấy phép cần thiết cho các thợ người Ả Rập để họ trình báo công ăn việc làm của họ. Dự án Ngôi Làng Thánh Phanxicô này sẽ tốn phí tới 15 triệu Mỹ kim cho giai đoạn xây cất đầu. Nơi được chọn để xây cất là Bethphage, cạnh đền Phanxicô, nơi tưởng nhớ việc Chúa Giêsu bắt đầu vinh hiển vào Thành Giêrusalem. Vào Lễ Lá hằng năm cuộc rước lá được bắt đầu từ chỗ này.


Thày Emerito Merino, đại biểu Thánh Địa ở Madrid, Tây Ban Nha đã cho Zenit biết rằng “tại nhiều xứ sở trên thế giới, các tổ chức quốc tế thu được trợ giúp nhân đạo cho miền này, nhưng tiếc thay, phần lớn trao cho các người Hồi Giáo, còn những người Kitô hữu chỉ được những thứ vụn vặt vậy thôi. Những người Hồi Giáo được nâng đỡ về tài chính từ các người Hồi Giáo khác trên thế giới, và Hiệp Chủng Quốc thì giúp những người Do Thái là điều hiển nhiên, nhưng không ai giúp những người Kitô hữu cả”. Vào cuối thế kỷ 19, Kitô hữu chiếm 25% tổng số dân. Ngày nay chỉ còn hơn kém 2.5%. Nguy cơ là Thánh Địa sẽ trở thành một bảo tàng viện đá vô hồn đối với những người Kitô hữu. Một vấn đề khác nữa là “Nhiều em gái Kitô giáo trong miền phải kiếm những người chồng tương lai của mình nơi những người trẻ Hồi Giáo, biết trước rằng con cái của họ sẽ không bao giờ là Kitô hữu. Cuộc xuất xứ này trước hết là do tình hình không thể chịu đựng nổi nữa gây ra bởi cuộc xung đột giữa Ả Rập và Do Thái, một cuộc xung đột ngăn trở việc phát triển bình thường của một đời sống xứng nhân phẩm. Những điều kiện tối thiếu cũng không có, như công ăn việc làm, khả năng để có được một ngôi nhà, để sửa chữa nó nếu nó bị hư hại hay bị triệt hạ, nhất là không thấy được một tương lai xứng với tình trạng trục trặc này. Trong những tháng gần đây một hiện tượng rất trầm trọng đang xẩy ra là các cộng đồng Kitô hữu nhỏ đang bị quân đội Do Thái cô lập. Chúng tôi không chỉ nói đến những trung tâm ngoại ô như Ramallah, nhưng đến những địa điểm Thánh Kinh là nơi rất nhiều người Kitô hữu, cả địa phương lẫn ngoại quốc, đến hành hương. Phải làm sao để chặn đứng tình rạng xuất huyết này, tức tình trạng xuất xứ này của người Kitô hữu. Nói không đủ. Phải làm gì cụ thể mới được. Vì lợi ích của những người Kitô hữu các tu sĩ Dòng Phanxicô có 392 nơi cư trú ở Cổ Thánh Giêrusalem, 357 nơi là tài sản của nhà dòng, còn 35 cho thuê mướn, tổng cộng là 392 gia đình”.


Ở Beit Hanina, ở phía bắc thành Giêrusalem, các tu sĩ dòng Phanxicô đã xây cất 42 căn chung cư cho những người Kitô hữu khác. Ở Bethny, thành phố của Martha, Mary và Lazarus, có 12 gia đình sống ở những căn lầu vừa mới xây xong. Ở Er-Ram, giữa Beit Hanina và Ramallah, 18 gia đình sống ở những căn nhà được tu sĩ xây cất.


Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Nigeria lên tiếng về vụ xung đột liên quan đến tổ chức hoa hậu


Cuộc bạo động bùng nổ tuần vừa qua không phải chỉ liên quan đến chính việc tổ chức hoa hậu thế giới, một tổ chức bị người Hồi Giáo cho là trần tục, mà còn nhất là vì tờ nhật báo Ngày Nay nói động đến vị sáng lập tôn giáo này, khi cho rằng nếu tiên tri Mohammed còn sống cũng sẽ cho phép tổ chức cuộc thi hoa hậu và có thể sẽ chọn một người trong họ làm vợ. Hằng trăm người Hồi Giáo chống đối đã nổi lửa đốt tổng hành dinh của tờ nhật báo này ở Kaduna. Sau đó, cuộc xuống đường tiến đến chỗ tấn công các nhà thờ và dinh thự Kitô Giáo. Đức Tổng Giám Mục John Olorunfemi Onuaiyekan ở Abuja nói với cơ quan Misna rằng:


“Cộng đồng Hồi Giáo phải lãnh trách nhiệm về người chết cũng như về những nhà thờ bị đốt cháy ở Kaduna. Cho đến nay các vị lãnh đạo người Hồi Giáo hay chính quyền tỏ ra muốn chấp nhận điều này, nhưng một người nào đó phải làm điều này. Chúng tôi muốn biết ai đứng đằng sau những gì đã xẩy ra. Trên 200 người bị giết và nhiều nhà thờ bị đốt cháy. Chúng tôi yêu cầu phải cho biết và trừng phạt những tay tội phạm. Xin đừng có nói rằng đó là một bọn trẻ ngông cuồng”.


Hằng trăm người đã bị bắt nhốt ở Kaduna. Những người Hồi Giáo bị giam giữ này sẽ bị các tòa án Hồi Giáo xử tội. Nhưng ĐTGM nói: “Ai giết người trên đường phố phải ra trước tòa án của liên bang Nigeria; chúng tôi không thể nào chấp nhận phán quyết của một tòa án Hồi Giáo. Ai sẽ bù đắp lại cho cái chết của hằng trăm con người đây? Ai sẽ tái thiết lại những ngôi nhà thờ bị phá hủy đây? Cuộc bạo động này không xẩy ra mà không có tính toán. Bởi thế, những vị lãnh đạo người Hồi Giáo phải bảo đảm cho chúng tôi rằng những sự vụ này sẽ không được tái diễn nữa. Những con người ấy chẳng phải tự nhiên nhào ra đường để cướp giật và phá hoại đâu. Rõ ràng là họ đã bị xui bẩy; có người đã bảo họ những gì họ phải làm”.


Từ Thứ Năm đến Thứ Bảy tuần vừa rồi, Kaduna đã bàng hoàng trước cơn giận dữ của những người cực bảo thủ Hồi Giáo, thành phần đã tấn công những người Kitô hữu. ĐTGM nói tiếp: “Tôi đã gặp rất nhiều người Hồi Giáo, họ lấy làm xấu hổ về những gì đã xẩy ra. Vì một nhóm những tay cực đoan này mà cộng đồng thế giới đang có một ấn tượng về Nigeria như là một xứ sở không biết chấp nhận tôn giáo hay xã hội”.


Tình hình này một lần nữa lại nêu lên vấn đề khôn ngoan áp dụng Shariah, tức luật Hồi Giáo ở Nigeria. ĐTGM nói: “Cho đến khi chúng tôi đồng ý bỏ đi luật Koran ở những tiểu bang chấp nhận thi hành nó, bằng không chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích nạn cuồng tín mà thôi”.

 

28/11 Thứ Năm


Bài Giáo Lý 59 về Thánh Vịnh: (Thánh Vịnh 98 [99], Kinh Ban Mai, Thứ Năm, Tuần Thứ Ba)
 

Thiên Chúa Vừa Gần Gũi lại Bất Khả Đạt


Anh Chị Em thân mến,

Bài Thánh Vịnh 98 chúc tụng sự thánh thiện của Chúa là Thiên Chúa và cho thấy dân Ngài tin tưởng rằng Thiên Chúa là Đấng tối cao, nhân hậu và thánh thiện trên tất cả mọi thực tại trần gian. Bài Thánh Vịnh này chẳng những nhận biết siêu việt tính của Thiên Chúa, còn nhận thấy với một lòng biết ơn về việc Thiên Chúa lúc nào cũng sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu cần thiết của con người. Moisen, Aaron và Samuel cả 3 vị này “đã kêu cầu Chúa và đã được Ngài nhận lời”. Việc liên kết giữa “sự thánh thiện” và “việc gần gũi” của Thiên Chúa giờ đây đã được thể hiện nơi Giáo Hội. Vị Thiên Chúa thánh thiện và siêu việt hoạt động qua Giáo Hội khi Giáo Hội thi hành sứ vụ phục vụ của mình trên thế giới này. Nhờ Chúa Kitô ở giữa chúng ta, cả chúng ta nữa cũng hướng lên Chúa Cha, không phải vì sợ hãi cho bằng tin tưởng. Với lòng tri ân cảm tạ, chúng ta “chúc tụng Chúa là Thiên Chúa và cúi mình xuống trước núi thánh của Ngài”.

 

(Xin xem toàn bài giáo lý cuối tuần trong Phần Giáo Hội, Mục Giáo Lý Hằng Tuần, bài 58)
 

ĐTC gặp gỡ Các Vị Giám Mục Ba Tây về Lý Do Tại Sao Ba Tây Không Đáp Ứng Được Với Những Thách Đố Về Kinh Tế và Xã Hội


ĐTC đã liên tục gặp phái đoàn các vị Giám Mục Ba Tây trong thời gian gần đây. Hôm 26/11/2002, Thứ Ba, Ngài đã gặp đợt các vị thuộc Miền Nam Vùng III-IV. Vấn đề Ngài chia sẻ với các vị là việc đáp ứng với những thách đố về kinh tế và xã hội như sau:


“Trong việc thực thi ba phận sự thánh hóa, giảng dạy và chăn dắt, các giám mục giúp cho tín hữu trở thành một chứng nhân chân thực cho Chúa Giêsu Phục Sinh. Không phải lúc nào cũng đễ dàng hướng dẫn họ để họ tìm được những đáp ứng xứng hợp, theo giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô, đối với những thách đố trong môi trường kinh tế và xã hội”.


Sau khi nhắc lại những hoạch định phát triển được áp dụng trong thế kỷ 20 để làm cho dân giầu nước mạnh, ĐTC nhận định là những hoạch định ấy vẫn “không có khả năng loại trừ tình trạng nghèo khổ và cùng cực hay giảm bớt những chênh lệch về giầu thịnh và lợi tức là những gì cứ tiếp tục tăng tiến. Có lẽ chính lịch sử về kinh tế của Ba Tây là một chứng cớ điển hình cho thấy tính cách bất công hiệu của những hệ thống kinh tế được phác họa để chúng tự giải quyết những vấn đề về việc phát triển con người, khi chúng không được bổ túc bằng một cuộc dấn thân mạnh mẽ về luân thường đạo lý và liên tục nỗ lực phục vụ nhân phẩm con người. Nguyên việc hoạch định ra những biện pháp dài hạn để chỉnh đốn lại những chênh lệnh đang xẩy ra sẽ không bao giờ được coi thường việc dấn thân đoàn kết về cơ cấu cùng với cá nhân của tất cả mọi người dân Ba Tây. Những người Công Giáo, thành phần đa số dân chúng Ba Tây, do đó có thể thực hiện một việc đóng góp quan trọng. Một quan điểm về kinh tế và các vấn đề xã hội được bắt đầu với giáo huấn về xã hội của Giáo Hội sẽ khiến chúng ta bao giờ cũng coi những sự vật theo quan điểm liên quan đến nhân phẩm của con người là yếu tố trổi vượt trên những trò thuần kinh tế. Ngoài ra, nó còn giúp cho chúng ta hiểu được rằng, việc đạt được tình trạng công bằng về xã hội rất cần thiết còn hơn việc chỉ thuần áp dụng những phác họa về lý thuyết phát xuất từ vấn đề tranh đấu giai cấp, chẳng hạn như việc chiếm cứ đất đai – được Tôi đề cập tới trong cuộc tông du mục vụ năm 1991 – và xâm chiếm những nhà cửa công tư, hay nếu không muốn nhắc đến những sự kiện khác, đó là việc chấp thuận những biện pháp quá thiên về kỹ thuật có thể mang lại nhiều hậu quả trầm trọng còn hơn cả tình trạng bất công cần phải giải quyết, việc chấp thuận này là trường hợp không làm trọn những quyết tâm của thế giới”.


ĐTC nói đến tầm quan trọng của việc cổ võ cho thành phần giáo dân được dự phần “bao nhiêu có thể để giúp mang lại cho Ba Tây tình trạng công lý và đoàn kết chân thực là hoa trái của đời sống Kitô hữu gắn bó. Trong một nền dân chủ thực sự bao giờ cũng phải có những giải pháp hợp lý để những phái nhóm, thay vì tiến đến chỗ sử dụng bạo lực, có thể dễ dàng giải tỏa những dồn nén chính đáng hầu nhanh chóng thiết lập mức quân bình và công lý như tất cả mọi người hết sức ước mong. Chúng ta phải không ngừng thực hiện việc huấn luyện các chính trị gia trong tất cả mọi người dân Ba Tây để họ có quyền quyết định, lớn hay nhỏ, và nói chung, trong tất cả mọi phần tử của xã hội, để họ có thể thi hành trách nhiệm của mình một cách trọn vẹn và biết thực hiện một khuôn mặt chính trị nhân bản và hợp đoàn. Cần phải làm thấm nhập vào những lãnh vực thẩm quyền về chính trị và thương mại một tinh thần chân thực và liêm chính thực sự”.

 

27/11 Thứ Tư


Cái gì đã ngăn chặn việc Đối Thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo?


Cha Maurice Borrmans, một vị thừa sai ở thế giới Ả Rập 20 năm, vẫn còn là tham vấn viên cho Hội Đồng Tòa Thánh Về Đối Thoại Liên Tôn, hiện đang dạy luật Hồi Giáo và linh đạo Hồi Giáo tại Viện Tòa Thánh Nghiên Cứu Về Ả Rập, và là giám đốc của tờ Điểm Báo Islamochristiana, một tờ báo bao gồm những bài viết của thành phần học giả Hồi Giáo và Kitô Giáo, đã trả lời một cuộc phỏng vấn như sau:


Vấn     Cha thẩm định thế nào về tình hình đối thoại hiện nay giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo? Có những khó khăn nào trong vấn đề này hay chăng?


Đáp     Từ năm 1964, tức là từ khi có sắc lệnh “Nostra Aetate” của Công Đồng Chung Vaticanô II thì cuộc đối thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo đã có những thành quả tích cực. Cái khó khăn trước nhất chúng ta phải đối diện hiện nay phát xuất từ một cuộc xa lìa khỏi những qui chuẩn được ấn định về văn hóa, chính trị và tôn giáo. Chúng ta đang chứng kiến thấy khắp nơi cái được Mohammed Arkoun gọi là “chính trị qua mặt tôn giáo”. Mối liên hệ phức tạp giữa tôn giáo và quốc gia ảnh hưởng sâu xa đến việc đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo.


Vấn     Nói cách khác, phải chăng hết mọi cuộc đối thoại theo chiều kích tôn giáo đều chất chứa chính trị?


Đáp     Thật vậy, nếu ai nghiên cứu kỹ lịch sử Hồi Giáo, họ sẽ nhận thấy rằng luôn luôn khó có thể phân biệt được giữa những người nắm quyền chính trị với những vị lãnh đạo tôn giáo, một tổng hợp quyền bính không lẫn lộn. Tuy nhiên, nơi nhiều người Hồi Giáo thì lý tưởng này vẫn còn hiện diện ở một quốc gia Hồi Giáo thực hiện việc cổ võ, truyền đạt, dẫn giải và tổ chức Hồi Giáo. Điển hình là giai đoạn Medina, thời tiên tri Mohammed trở thành một con người chính trị và là vị thủ lãnh quân sự. Khi thời đại mới mở ra, Hồi Giáo được cho rằng đó chỉ là một biến cố tôn giáo, nhưng Hồi Giáo liền cho thấy mình còn là một biến cố chính trị nữa. Chúng ta đừng quên rằng nơi cả thế giới Kitô giáo, cần phải có thời gian để chấp nhận một thứ tân thời thách đố những hình thức truyền thống của việc thể hiện đức tin, việc tôn thờ, nền luân lý và đời sống, cũng như để nhận ra cơ hội thanh tẩy đức tin cá nhân và cơ hội truyền giáo của các tổ chức tu trì. Về phía Hồi Giáo, sự việc dường như phức tạp hơn, như cái tân tiến đến với họ “từ bên ngoài”, nhất là từ Kitô Giáo Tây Phương. Như Giáo Hội Công Giáo đã có thể theo Công Đồng Chung Vaticanô II định nghĩa truyền bá phúc âm hóa (evangelization) là gì theo Giáo Hội hiểu thì ngày nay những người Hồi Giáo cũng đang tự hỏi họ phải hiểu thế nào về ý nghĩa Hồi Giáo Hóa (Islamization).


Vấn     Những người Hồi Giáo nghĩ gì về việc Kitô Giáo dấn thân trong việc đối thoại liên tôn?


Đáp     Cả hai bên đều hơi hồ nghi nhau một cách nào đó. Những tờ nguyệt san của người Hồi Giáo tỏ ra không có thiện cảm với những việc truyền giáo của người Kitô hữu, và những in ấn phổ biến của người Kitô hữu lại quan tâm về sự tiến bộ của việc “da’wa” (Hồi Giáo truyền giáo) nơi tất cả mọi xứ sở cũng như việc thiết dựng các đền đài ở Âu Châu. Vấn đề chính yếu đó là chúng ta không được quên rằng nhiều người Hồi Giáo luận chống Kitô hữu về một trong những hình thức của việc cùng nhau đến với “dân của Sách Thánh”, cũng như không được quên rằng lời kêu gọi đối thoại, ngay cả hoạt động nhân đạo của Kitô hữu, đối với nhiều người Hồi giáo lại bị họ cho như là một thứ mưu mẹo để làm cho việc truyền giáo tiến bộ.


Vấn     Ngoài ra còn những trở ngại nào khác đối với việc đối thoại này chăng?


Đáp     Kitô hữu có những cơ cấu đòi phải có trách nhiệm chung. Những người Hồi Giáo thực sự không có những thực thể đại diện. Họ thường tự mình dấn thân cho việc đối thoại thôi. Ngoài ra, Kitô hữu vẫn thực hiện một nỗ lực đáng kể, được người Hồi Giáo công nhận, trong việc hiểu biết tư tưởng của người Hồi Giáo qua sách vở và truyền thông. Những nguồn liệu Hồi Giáo, như Sách Kinh Koran và Sunna, và những loại văn chương cổ điển về tư tưởng đạo giáo của họ đã được dịch sang những ngôn ngữ chính của Âu Châu. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng cần phải ghi nhận ở đây là những bản văn chính yếu của tư tưởng Kitô giáo thực sự không được chuyển dịch sang tiếng Ả Rập, và những sách của các nhà tư tưởng người Hồi Giáo nói về Chúa Giêsu Kitô đã được viết ở Ai Cập từ giữa năm 1945 tới 1954, tức là trong giai đoạn vẫn còn dân chủ. Từ đó đến nay, những khó khăn về việc phát triển kinh tế cũng như về việc bày tỏ dân chủ, cùng với cuộc xung khắc giữa Do Thái và Palestine, đã làm cho cuộc đối thoại trở nên cẩn trọng và suy giảm hơn nữa.


Vấn     Trong một tình trạng như vậy thì còn chỗ nào cho việc đối thoại hay chăng?


Đáp     Để đáp ứng những sáng kiến về việc đối thoại của Kitô hữu chúng ta, cũng như đồng thời để bắt đầu đối thoại đó là vấn đề tỏ ra tôn kính quyền bính của người Hồi Giáo ở Cairô, Tunis hay Beirut. Trong vòng 30 năm qua, chúng ta đã chứng kiến thấy thăng thêm những cuộc nói chuyện và hội nghị liên tôn, nhưng hầu hết bao giờ cũng được chấm dứt với những ý hướng tốt lành. Biết bao nhiêu lần đã từng bàn đến vấn đề điều chỉnh lại các sách giáo khoa để thay đổi cách nhìn về tôn giáo khác! Về phía chúng ta có một sự thay đổi nho nhỏ, còn về phía người Hồi Giáo thì không.


Vấn     Cha có nghĩ là tình hình này lại còn tệ hơn nữa sau ngày 11/9 hay chăng?


Đáp     Chắn chắn là như thế rồi, Cuộc Chiến Vùng Vịnh đã làm chậm lại nỗ lực đối thoại. Các nhà trí thức cởi mở nhất đã bị tố cáo trong nước của họ là quá thân thiện với một thứ Tây Phương được gọi là “Kitô hữu”. Từ ngày 11/9, chúng ta có thể nói đến vấn đề bị khựng lại, mặc dù thế giới Ả Rập nhìn nhận rằng Tòa Thánh không ủng hộ những thái độ của Bắc Mỹ Châu. Còn về vấn đề chiến tranh và hòa bình thì phải công nhận rằng những nhà tư tưởng người Hồi Giáo bất đồng với nhau. Việc họ đọc Sách Kinh Koran thật sự khác nhau, từ những người đề cao giá trị của hòa bình và công lý đến những người bộc lộ cho thấy những khuynh hướng đối chọi và chủ quan. Vả lại, đây không phải cũng là trường hợp đã xẩy ra ở một số sách Cựu Ước hay sao?


Vấn     Theo ý nghĩa của Cha thì Hồi Giáo sẽ gây ra thách đố mới nào nữa?


Đáp     Ngày nay, hơn bao giờ hết, Hồi Giáo đã được suy nghĩ sâu xa, đã được hành đạo, được tổ chức và được truyền đạt bằng nhiều hình thức khác nhau. Không kể vấn đề cắt nghĩa và thực hành khác nhau, những người Hồi Giáo có một niềm xác tín sâu xa rằng họ thuộc về một cộng đồng tốt lành nhất được Thiên Chúa tạo dựng nên trên mặt đất này. Vấn đề truyền thông và thông tin tân thời, việc hiện hữu của một hệ thống phong phú về văn hóa, những cơ cấu tổ chức về tôn giáo và nhân đạo, cũng như việc tham dự hành hương đến Mecca càng ngày càng đông, là những gì đang làm vững mạnh niềm hy vọng của họ là cuối cùng họ sẽ đạt đến tình trạng hiệp nhất nên một với nhau. Hồi Giáo hiện đại đang cố gắng để chứng tỏ là họ có thể trở nên đường lối thứ ba để cân bằng giữa những cái thái quá giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, dung hòa một cách tốt đẹp nhất giữa các quyền lợi của Thiên Chúa với các quyền lợi con người được hưởng. Đó là thách đố Hồi Giáo đặt ra trước thế giới, nhất là cho Kitô hữu.


Vấn     Có bao giờ Cha cảm thấy mình bị bi quan chăng?


Đáp     Trong vấn đề đối thoại, quí vị không chọn đứng về phía bên kia. Vấn đề là phải chấp nhận thế thôi. Cuộc đối thoại Hồi Giáo Kitô Giáo có phận sự phải thử những gì bất khả cũng như phải chấp nhận những gì cẩn trọng. Chính vì phía bên kia trở nên khó khăn hơn mà chúng ta cần phải thực hiện những sáng kiến mới, chẳng hạn có một ủy ban liên tôn làm cho người Hồi Giáo và Kitô Giáo hợp lại thành những hiệp hội bác ái; vì trong ba năm vừa rồi, Đại Học Đường ở Cairô (Al-Azhar) đã thiết lập một văn phòng đối thoại với các tôn giáo độc thần, tức là, đối với một đại học quan trọng bậc nhất Hồi Giáo này thì thế giới Công Giáo là một tôn giáo độc thần: Đây là một vấn đề không còn tranh luận gì nữa. Thêm vào đó, chuyến đi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến thăm các nước Ả Rập đã gây được ảnh hưởng trên quần chúng Hồi Giáo. Ở Cairo vào tháng Hai năm 2002, truyền hình quốc gia đã phổ biến Thánh Lễ từ đầu đến cuối. Ở Đamascô cũng xẩy ra như vậy vào tháng Năm năm 2001.


Vấn     Làm sao người ta có thể đối thoại với những gì được Hồi Giáo tin tưởng?


Đáp     Massignon thường nói rằng để hiểu được người khác quí vị phải là khách của họ. Bởi thế vấn đề quan trọng ở đây là học hỏi, nghiên cứu, lắng nghe. Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần những con người sẵn sàng tìm hiểu những gì Hồi Giáo tin tưởng. Trong xã hội được toàn cầu của chúng ta, chúng ta không còn dạy một thứ giáo lý không để ý gì đến cảm nghiệm tôn giáo của người khác nữa. Bởi thế, vấn đề đối thoại đòi phải can đảm dấn thân để gặp gỡ người khác, cho dù người ta có yêu sách đi nữa. Có những người Hồi Giáo tìm cách làm bạn với những người Kitô hữu, vị họ trực giác thấy một thực tại lờ mờ là thành phần môn đệ của Đức Giêsu có thể nói chuyện khi họ đặt những câu hỏi quan trọng về mầu nhiệm Thiên Chúa, về việc phát triển con người, và về ý nghĩa của sự chết. Phải chăng đây không phải là cái trục chính cho bất cứ một cuộc đối thoại thực sự nào giữa những người tín hữu chân thành hay sao?

 

26/11 Thứ Ba


Vấn đề Mẹ Maria và việc đại kết Kitô Giáo theo quan điểm của một vị Mục Sư Tin Lành


Diễn Đàn Quốc Tế Về Mẹ Maria lần thứ ba đã được kết thúc hôm Chúa Nhật 24/11/2002 tại Lecco, Ý Quốc, một biến cố được Viện Thánh Mẫu của Tòa Thánh tổ chức với sự khích lệ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. ĐTC đã gửi một điện tín đến tham dự viên. Trong cuộc diễn đàn này, Mẹ Maria đã được phân tách theo các khía cạnh và quan điểm về thánh kinh, thần học, tu đức, phụng vụ và đại kết. Vấn đề đặc biệt của lần này là vấn đề Mẹ Maria chẳng những không gây chia rẽ mà còn giúp vào việc đại kết Kitô giáo nữa. Trong số thuyết trình viên có giáo sư Renzo Bertalot, vị mục sư của Giáo Hội Waldensian, một nhóm bất mãn bắt nguồn ở Pháp từ thế kỷ 12, đồng thời cũng là tham vấn viên của Viện Thánh Mẫu, trích dẫn lời của Martin Luther để nói về cách thức Mẹ Maria đã hiện thực tác động của Thiên Chúa nơi việc lắng nghe lời Chúa của Mẹ.


Vị mục sư này, hôm sau, Thứ Hai 25/11/2002, cũng đã nói với Đài Phát Thanh Vatican về vai trò của Mẹ Maria trong cuộc đối thoại của Kitô hữu. “Hình ảnh Mẹ Maria là vấn đề cuối cùng trong 5 vấn đề được vị Giáo Hoàng hiện nay đề ra cho vấn đề tái tư duy đại kết. Vấn đề này đã đạt được tiến bộ khả quan, từ chống đối đến đồng qui, tức là đang khảo sát đến những điểm khó khăn cũng như những điểm đang được khắc phục”. Vị mục sư này đồng ý với chủ trương của Nhóm Dombes ở Pháp về chiều hướng Thánh Mẫu Đại Kết, một nhóm chủ trương với câu tâm niệm: “Những người Tin Lành cần phải khám phá Mẹ Maria trong Thánh Kinh, và những người Công Giáo cần phải khám phá Thánh Kinh nơi Mẹ Maria”. Theo vị mục sư này thì mẫu gương của Mẹ Maria là một sứ điệp cho con người của thời đại chúng ta.


“Đức Maria, trên đường đến nhà bà Isave, nói cho chúng ta là chúng ta đừng lạc hướng ơn cứu độ của mình, đừng bị thất đảm trước những tình trạng của thời đại của chúng ta, vì Đức Maria, trong nhiều sự, cũng đã cảm nghiệm được chúng rồi, (chẳng hạn), việc Người trốn sang Ai Cập. Đức Maria luôn luôn nêu cho chúng ta một sứ điệp là đừng để cho mình bị chi phối bởi những thứ ấy và hãy lấy lời Thiên Chúa hứa với Abraham làm khởi điểm, một lời hứa dù sao cũng đang được hiện thực. Đối với chúng ta, còn hơn thế nữa, lời hứa ấy đang được nên trọn. Như thế chúng ta mới có thể cảm nghiệm được niền vui được bày tỏ nơi Ca Vịnh Ngợi Khen, một ca vịnh cho chúng ta thấy chân trời đang trị đến của Vương Quốc Thiên Chúa, chứ không phải là một vương quốc hỗn độn như chúng ta chứng kiến ngày nay. Đó là câu giải đáp cho nỗi thất vọng của thời đại chúng ta đây vậy”.


ĐTC Gioan Phaolô II nói về Giáo Xứ với Đại Hội của Hội Đồng Tòa Thánh Phụ Trách Giáo Dân


Hôm Thứ Bảy 23/11/2002, ngày kết thúc tuần Đại Hội ở Rôma của Hội Đồng này, một đại hội bàn đến chủ đề “Cần phải tiếp tục cuộc hành trình được bắt đầu từ Chúa Kitô, tức từ Thánh Thể”, ĐTC đã nhấn mạnh đến vấn đề Giáo Xứ như sau:


“Cộng đồng giáo xứ là tâm điểm của sinh hoạt phụng vụ; nó là một nơi đặc biệt cho vấn đề giáo lý và việc truyền dạy đức tin. Hành trình của việc khai tâm và đào luyện tất cả mọi người Công Giáo đều diễn ra tại giáo xứ. Thật là can hệ đối với việc tái cảm nhận được cái giá trị và tầm quan trọng của giáo xứ như là một nơi truyền đạt những gì chất chứa nơi truyền thống Công Giáo. Nhiều người đã được rửa tội, một phần nào nó, vì ảnh hưởng của những trào lưu suy đồi hóa Kitô giáo mãnh liệt, dường như đã bị thất lạc đi cái di sản đạo giáo này. Đức tin thường bị loại trừ trong nhiều đoạn đời và mảnh đời. Chủ nghĩa tương đối có khuynh hướng nuôi dưỡng những thái độ bừa bãi liên quan tới những gì được chất chứa nơi tín lý và luân lý của Công Giáo, những điều được chấp nhận hay bị loại trừ tùy theo ý thích chủ quan hay độc đoán. Theo chiều hướng ấy, đức tin nhận lãnh không còn được sống như là một quà tặng thần linh nữa, như là một cơ hội đặc biệt để phát triển về nhân bản và Kitô giáo nữa, như là một biến cố cho một đời sống ý nghĩa và một đời sống hoán cải nữa. Chỉ có đức tin được cắm rễ sâu vào đời sống bí tích của Giáo Hội, một đức tin được uống từ những nguồn Lời Chúa và Truyền Thống, một đức tin được trở thành một đời sống mới và trở thành thứ khôn sáng mới cho thực tại, mới có thể làm cho người chịu phép rửa có thể chống lại một cách hiệu nghiệm hơn nữa cái ảnh hưởng của một thứ văn hóa tục hóa đang thịnh hành”.


Việc khai tâm và đào luyện được thực hiện nơi giáo xứ ấy phải đạt đến tuyệt đỉnh của mình nơi mối liên hệ của người Kitô hữu với bí tích Thánh Thể, một hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô. Thánh Thể “làm cho việc chúng ta hiệp nhất với Chúa Kitô tăng thêm, tách rời chúng ta khỏi tội lỗi và bảo trì chúng ta khỏi sa ngã phạm tội, thắt chặt những mối giây bác ái, bảo trì những nỗ lực của chúng ta trong suốt cuộc hành trình đời sống, cho phép chúng ta được tiên hưởng vinh quang giành cho chúng ta”. Bằng việc tham dự vào việc cử hành Thánh Thể người Công Giáo, ĐTC tiếp, “hiến dâng cuộc sống của họ, như những cảm xúc và khổ đau của họ, đời sống hôn nhân và gia đình của họ, hoạt động và những việc dấn thân của họ trong xã hội, như một của lễ thiêng liêng làm vui lòng Chúa Cha, nhờ đó họ thánh hiến thế giới cho Thiên Chúa… Vấn đề quan trọng là vấn đề được bắt đầu từ Chúa Kitô, tức từ Thánh Thể, với tất cả ý nghĩa sâu xa của mầu nhiệm này”.

 

25/11 Thứ Hai


Huấn Từ Truyền Tin Lễ Chúa Kitô Vua


Anh Chị Em thân mến!


1. Hôm nay chúng ta cử hành lễ trọng kính Chúa Kitô Vua của vũ trụ. Lễ này được cố ý xếp vào Chúa Nhật cuối cùng của phụng niên để nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa của thời gian và trong Người tất cả dự án tạo dựng và cứu chuộc được hoàn tất.


Hình ảnh về Vị Vua Thiên Sai được in ấn nơi lương tri của dân Yến Duyên qua Cựu Ước. Chính Thiên Chúa là Đấng, đặc biệt qua các vị tiên tri, mạc khải cho dân Yến Duyên biết ý định của Ngài là qui tụ họ như mục tử chăn dắt đoàn chiên của mình, để nhờ đó họ được sống trong tự do và hòa bình nơi mảnh đất hứa. Để đạt được mục đích ấy, Ngài sẽ sai Đấng Xức Dầu – tức ‘Kitô’ theo tiếng Hy Lạp - của Ngài đến để cứu chuộc dân này khỏi tội lỗi và đi7a họ vào Nước Trời.


Chúa Giêsu Nazarét đã hoàn thành sứ vụ của Người nơi mầu nhiệm vượt qua. Người không đến để cai trị như vị vua của thế giới đây, mà là để thiết lập, có thể nói, quyền năng thần linh của Tình Yêu nơi con tim con người, lịch sử và vũ trụ.


2. Công Đồng Chung Vaticanô II đã mạnh mẽ và minh nhiên công bố cho thế giới hiện đại vai trò chúa tể của Chúa Kitô, và sứ điệp của Công Đồng này đã được lập lại một lần nữa vào Đại Năm Thánh 2000. Nhân loại của ngàn năm thứ ba cũng cần phải nhận thức rằng Chúa Kitô là cứu tinh của mình. Đó là lời loan báo mà những người Kitô hữu phải lấy lại can đảm thực hiện trong thế giới ngày nay.


Về vấn đề này, Công Đồng Chung Vaticanô II đã vạch ra trách nhiệm đặc biệt của thành phần tín hữu giáo dân (xem sắc lệnh “Apostolicam Actuositatem”). Bởi phép rửa và thêm sức, họ được tham dự vào sứ vụ của ngôn sứ của Chúa Kitô. Bởi thế, họ được kêu gọi “để tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng việc dấn thân thi hành những công việc trần thế và bằng việc điều hành những công việc ấy theo dự án của Thiên Chúa”, họ “đóng vai trò của mình trong việc truyền giáo của toàn thể dân Chúa trong Giáo Hội cũng như trên thế giới […] bằng hoạt động của họ trong việc truyền bá phúc âm hóa và thánh hóa con người” (Tông Thư “Novo Millennio Ineunte”, 46).


3. Trong tất cả mọi loài tạo vật trên trời dưới đất, Thiên Chúa đã chọn Trinh Nữ Maria để liên kết Mẹ một cách hết sức đặc biệt với vai trò vương giả của Con Ngài làm người. Đây là những gì chúng ta chiêm ngưỡng trong mầu nhiệm vinh hiển của Kinh Mân Côi Thánh. Chớ gì Mẹ Maria dạy cho chúng ta biết can đảm làm chứng cho Nước Thiên Chúa và chấp nhận Chúa Kitô làm Vua của cuộc sống chúng ta cũng như của toàn thể vũ trụ.


Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP/LA Mừng Lễ Quan Thày Các Thánh Tử Đạo Việt Nam


Theo thông lệ hằng năm, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam cử hành Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Quan Thày của mình. Mọi năm vào Chúa Nhật trước Lễ Chúa Kitô Vua, tại trường Đại Học Cộng Đồng ở Pasadena (PCC), vào buổi sáng cho tới sau trưa một chút, với con số tham dự chật hội trường khang trang cua đại học này, khoảng 2500 người. Thế nhưng, năm nay, số người tham dự tăng lên gấp đôi, khoảng 5000 người, tại tân Vương Cung Thánh Đường của Tổng Giáo Phận Los Angeles, vào buổi chiều, sau các lễ Chúa Nhật tại, tức từ 3 giờ chiều tới hơn 5 giờ. Tuy nhiên, tại đây, cuộc Kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chỉ đi từ ngoài vào trong Vương Cung Thánh Đường, chứ không đi vòng quanh khuôn viên trước khu đại học đạp PCC nữa. Tại đây cũng không có những mục trước Thánh Lễ như giảng thuyết về các thánh hay hoạt cảnh về các thánh hoặc thánh ca về các thánh. Đổi lại, tại đây có chính vị chủ chăn của TGP này chủ tế và giảng thuyết. Đức Hồng Y Mahony, cuối lễ, sau khi nghe lời cám ơn của linh mục Alberto Trần Văn Sang, Cha Đại Diện Liên Lạc của Cộng Đồng, đã xin lỗi cộng đồng về sự thiếu sót không cho vị thánh tử đạo tiêu biểu của Việt Nam là Anrê Dũng Lạc vào số hình ảnh các thánh (trong đó có Nhật Bản, Đại Hàn và Phi Luật Tân, các sắc tộc Á Châu Thái Bình Dương) được vẽ và treo trên hai bên tường trong vương cung thánh đường. Ngài nói nhà kiến trúc sư đang làm lại và sẽ có trong nay mai. Điều thứ hai là Ngài tỏ ra quí mến Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Ngài kêu gọi cộng đồng hãy trở lại vương cung thánh đường của TGP để mừng lễ tử đạo hằng năm, và Ngài cũng kêu gọi giới trẻ Việt Nam hãy dâng mình cho Chúa làm linh mục và nữ tu, Ngài cám ơn thành phần linh mục Việt Nam (đồng tế với Ngài khoảng 25 vị) và các nữ tu (Mến Thánh Giá Phát Diệm cũng khoảng 20 dì).
 

Quân Đội Do Thái ngăn cản không cho Người Công Giáo dự lễ Chúa Nhật 24/11 tại Đền Thờ Bêlem


Vị phát ngôn viên quân sự cho biết đó là biện pháp an ninh cho thành phố này. Tên khủng bố người Palestine đã giết 11 người trong một chiếc xe buýt ở Giêrusalem hôm Thứ Năm bị tình nghi là người quê ở Bêlem.


Để sửa soạn mừng Giáng Sinh, các bảo quản viên Dòng Phanxicô của đền thờ này hôm Thứ Bảy đã cử hành trọng thể truyền thống tiến vào đền thờ do Cha Giovanni Battistelli, Bảo Quản Viên Thánh Địa chủ sự. Ngài đã thinh lặng tiến vào đền thờ với một số linh mục và tu sĩ Phanxicô.


Hôm Chúa Nhật 24/11/2002, chỉ có những vị tu sĩ nam nữ mới được dự lễ ở Thánh Đường Thánh Catarina mà thôi. Hôm Thứ Sáu, Cha Ibrahim Faltas, Bảo Quản Viên Đền Thờ Giáng Sinh, đã xin quân đội cho phép tín hữu được vào đền thờ, theo luật quyền tự do tôn giáo, nhưng không thành công.

 

24/11 Chúa Nhật

 

1 Nét Chân Dung Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

 

Chúa Nhật 24/11/2002 tuần này Giáo Hội cử hành lễ Chúa Kitô Vua, trùng vào ngày Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hằng năm, do đó, chúng ta hãy lợi dụng dịp này để ngắm lại Chân Dung Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tiền nhân của chúng ta, tức ngắm lại những nét đặc trưng chung của các ngài. Chúng tôi chỉ xin trích lại một đoạn của tác giả Hiếu Trung Dòng Đaminh nét chân dung thứ hai của các vị, đó là nét tôn trọng vua quan và hết lòng vì quê hương đất nước.

Hội nhập vào nền văn hóa Á Đông theo chế độ xã hội gia trươœng, Giáo hội Việt Nam đã có nét suy tư sáng tạo đặc biệt đóng góp cho Giáo hội toàn cầu. Ngay từ thời linh mục Đắc Lộ, tín hữu Việt Nam đã coi nhà cầm quyền như một người cha, mọi người đều là con trong đại gia đình dân tộc. Linh mục Tự đối đáp với quan tòa: “Tôi kính Thiên Chúa như Thượng Phụ, kính vua như trung phụ, và kính song thân như hạ phụ. Không thể nghe cha ruột để hại vua, tôi cũng không thể vì vua mà phạm đến Thượng Phụ là Thiên Chúa được” (6).


Dĩ nhiên trong bối caœnh lịch sưœ “thượng tôn tống Nho” cuœa nhà Nguyễn, thì việc đề cao chữ hiếu hơn chữ trung đuœ làm cho triều đình thêm khó chịu. Vì khi đề cao hiếu hơn trung, người Công giáo tuân lệnh vua một cách có suy nghĩ, có chọn lựa, tuân giữ luật lệ hợp lý, nhưng bạo dạn phaœn đối điều nghịch lý trái với lương tâm mình. Dầu sao giới Công giáo không tổ chức nổi loạn, bạo động. Giám mục Alonso Phê trong thư chung năm 1798 xác định khí giới đánh giặc bách hại “chẳng phaœi là súng ống gươm giáo đâu, mà là đức tin, lời cầu nguyện và đức bác ái” (7).


Đức cha Xuyên ra vạ tuyệt thông cho ai tổ chức bạo động, và buộc những ai vu cáo ngài cổ động nổi dậy phaœi caœi chính công khai (7). Giám mục Hermosilla Liêm nhắc nhơœ các tín hữu phaœi tuân giữ luật nhà phép nước, còn nếu bị vu cáo tội chính trị thì cứ an tâm, vì Đức Giêsu xưa từng bị dân Do Thái lấy cớ chính trị để giết (Ga 19:12). Ngài nói tiếp: ”... Phô con đừng hòa tập vuôi giặc, đừng nghe chúng nói dối dá đấng ấy đấng khác sai chúng nó, vì cái ấy là không hẳn” (8).


Là dân trong nước, các tín hữu sẵn sàng thi hành nghĩa vụ công dân, từ thuế khóa cho đến gia nhập quân ngũ. Năm 1838 nguyên tại tỉnh Nam Định, quan tổng đốc Trịnh quang Khanh đã tụ tập được năm trăm binh sĩ Công giáo, để rồi bắt đạp lên thánh giá (9). Trong quan trường, chiếu chỉ tháng 9.1855 ra lệnh sàng lọc các quan Công giáo, cấm đạo đồ đi thi hay nhận chức vụ trong làng trong tổng (10). Thế mà sáu năm sau (1861), trong một đợt thanh trừng, triều đình còn bắt được ba mươi hai viên quan, ba người chối đạo, mười tám bị giết, mười một bị lưu đày (11).


Các thừa sai Pháp sẵn sàng làm nhân viên thông dịch cho nhà vua. Chính Minh Mạng định phong các ngài làm quan chức trong triều đình. Linh mục Gagelin Kính đại diện anh em từ chối đặc ân đó, “tuy nhiên, những việc đó nào có thể dung hòa với nhiệm vụ linh mục cuœa tôi, tôi sẵn sàng giúp đỡ nhà vua”. Thừa sai Jaccard Phan liên tục giúp vua mười năm, dù bị lãnh ba án tưœ hình: Lần đầu vua giaœm thành án xung quân để dịch sách, lần hai đổi thành án lưu đầy chung với thừa sai Odorico Phương, vị này chết nơi rừng thiêng nước độc, còn ngài vẫn sống sót và tiếp tục dạy sinh ngữ và dịch sách cho hoàng triều. Lần cuối cùng cha tưœ đạo vào ngày 21.9.1838. Trước đó, nhiều người khuyên ngài boœ trốn, ngài nói: “Không bao giờ, tôi muốn chứng toœ phaœi dùng điều thiện để thắng điều ác”.


Cuốn giáo lý đầu tiên cho người Công giáo Việt Nam, cuốn “Phép giaœng tám ngày” (1651) cuœa cha Đắc Lộ đã khẳng định các tín hữu theo đạo Thiên Chúa, đạo cuœa mọi quốc gia chứ không phaœi đạo Phú Lãng Sa (12). Đến thời Lê Caœnh Hưng (1740-1786), trong cuộc tranh luận bốn tôn giáo, được ghi lại trong cuốn Hội Đồng Tứ Giáo (Tân Định, 1959, tr. 4-6), các linh mục Công giáo đã traœ lời vấn nạn “Đạo Hoa Lang là đạo ngoại quốc” rằng: “Chớ gì đạo Phật chẳng từ Ấn độ, đạo Nho từ nước Lỗ, còn đạo Lão chẳng từ đời nhà Châu ơœ Trung Hoa sao? và đã khẳng định: “Chẳng có đạo nào là đạo Hoa Lang. Đạo chúng tôi là đạo Thiên Chúa, chúng tôi ước ao thiên hạ mọi nước đều biết”. Linh mục Vũ bá Loan trình bày điều đó với quan: “Tôi chẳng theo đạo cuœa nước nào caœ, tôi chỉ thờ Chúa trời đất, Chúa cuœa muôn dân thôi”.


Cũng vì vậy khi quân đội Pháp tiến vào Đà Nẳng năm 1858, giới Công giáo không hề làm nội ứng như thừa sai Pellerin tươœng (13). Ngược lại, họ tình nguyện đi baœo vệ non sông. Có điều vua Tự Đức đòi họ muốn tham chiến phaœi boœ đạo trước đã. Tháng 7.1857, có mười bốn binh sĩ, một boœ đạo, mười ba bị lưu đày. Tháng 4.1858, trong nhóm hai mươi binh sĩ, bốn boœ đạo, mười sáu bị lưu đày. Và khi tàu Pháp đến, một trăm chín mươi ba binh sĩ Công giáo chuẩn bị lên đường xuống Đà Nẵng, vì không chối đạo đã lãnh án chung thân.


Một vị tưœ đạo thời này là binh sĩ Phanxicô Trần văn Trung, đã bị giết vì khẳng khái tuyên bố: “Tôi là Kitô hữu, tôi sẵn sàng đi đánh keœ thù cuœa đất nước, nhưng boœ đạo thì không bao giờ (14).

 

Trả lời cho những Tố Cáo của một Sử Gia Do Thái về Vấn Đề Tòa Thánh Vatican hồi Thế Chiến II


Trong tờ nhật báo La Repubblica, qua một bài viết dài hai trang, ông Michael Marrus, giáo sư sử học dạy ở Đại Học Đường Toronto về biến cố Tế Thiêu Holocaust của người Do Thái trong thời Đệ Nhị Thế Chiến và là một phần tử trước đây của ủy ban các sử gia Do Thái và Kitô Giáo, khi nghiên cứu về những năm khốn khó này đã nói rằng Tòa Thánh Vatican chưa trả lời một số câu hỏi quan trọng. Mặc dù Tòa Thánh Vatican đã tuyên bố sẽ cho phát hành và phổ biến những văn kiện mật vào năm 2003 và 2005 liên quan đến những liên hệ giữa Đức và Tòa Thánh, Màn Điện Tóan Zenit cũng đã xin linh mục Dòng Tên là Cha Peter Gumpel, một sử gia kiêm biện chứng viên của việc phong chân phước cho Đức Piô XII, trả lời cho những câu hỏi của ông Michael Marrus này.


Vấn đề thứ nhất giáo sư Marrus đặt ra liên quan đến phản ứng của Tòa Thánh với “Kristallnacht” ở Đức và cuộc bạo động bấy giờ được các vị có thẩm quyền khuyến khích, bao gồm cả việc tấn công những vùng lân cận của người Do Thái, phá hủy các hội đường của họ, và đầy họ đến các Trại Tập Trung.


Cha Gumpel đáp: “Khi Vương Tước Rothschild tổ chức một cuộc họp ở Luân Đôn để phản đối Kristallnacht (vào năm 1938) thì ĐHY Eugenio Pacelli, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, thay mặt Đức Giáo Hoàng Piô XI, đã gửi những lời tỏ lòng gắn bó với những người Do Thái bị bách hại. Lời Tòa Thánh phản đối đã được đọc trong cuộc họp này. Trọn bản văn này về ghi nhận của Tòa Thánh Vatican ở trong tập thứ sáu của bộ ‘Những Biên Bản và Văn Kiện của Tòa Thánh Liên Quan đến Thế Chiến Thứ Hai ['Actes et documents du Saint Siège relatifs à la seconde guerre mondiale,' or ADSS], trang 12-13, và trang 539 của Phần Phụ Bản’”.


Vấn đề thứ hai là vấn đề giáo sư Marrus muốn biết những vị Hồng Y Đức đã nói những gì trong hai phiên họp với Đức Piô II vào năm 1939.


Cha Gumpel đáp: “Có thể đọc tất cả bản văn của hai cuộc họp này, dài 49 trang, từ trang 387 đến 436, được phổ biến trong tập thứ hai của bộ ADSS. ĐTC và các vị HY hoàn toàn chống lại Hitler, thế nhưng, các vị cũng biết rằng cần phải cẩn thận hành động, như bức thông điệp ‘Mit Breenender Sorge’ ban hành năm 1937 chống lại chế độ Nazi đã là nguyên nhân duy nhất gây ra những cuộc bắt bớ và khiến chiến tranh bùng nổ bất cứ lúc nào”.


Vấn đề thứ ba là vấn đề Giáo sư Marrus cũng là người cho rằng Đức Piô XII chỉ ra tay giúp đỡ những người Do Thái trở lại Công Giáo mà thôi.


Linh mục sử gia Dòng Tên đã gợi lại là: “Chính những sự kiện đã đủ chứng tỏ cho thấy rằng Tòa Thánh tiêu bao nhiêu là triệu Mỹ kim để cứu những người Do Thái, bất kể họ có rửa tội hay chăng. Ở một số trường hợp, ĐGH Pacelli chẳng những xin được giấy nhập cảnh cho các người Đức gốc Do Thái sang Nam Mỹ Châu mà còn kiếm tiền trang trải cho cuộc hành trình của họ nữa”.


Vấn đề thứ bốn giáo sư Marrus còn cho rằng Tòa Thánh Vatican đã bỏ rơi chính quyền Balan bị lưu đầy ở Luân Đôn.


Cha Gumpel cho biết: “Như đã rõ ràng cho thấy trong tập thứ ba của bộ ADSS, các vị giám mục Balan hoàn toàn không ủng hộ những cuộc phản đối công khai, vì các vị nghĩ rằng nó những cuộc phản đối công khai này sẽ càng làm cho tình hình thêm tệ hại. Theo lời yêu cầu của Đức Piô XII, một vị linh mục người Ý đã cầm những tờ phát động cho ĐHY Adam Sapieha, TGM Krakow, để ĐHY này có thể phổ biến cho các vị giám mục và hàng giáo sĩ Balan, những tờ phát động cho biết Đức Giáo Hoàng ở với các vị ấy, những ĐHY tỏ ra không muốn nhận những tờ phát động này. ĐHY nói: ‘Tôi cám ơn Đức Thánh Cha. Đức Ông thân mến, không ai hơn những người Balan chúng tôi về lòng biết ơn và nhậy cảm về mối quan tâm của Đức Giáo Hoàng đối với chúng tôi. Thế nhưng, không cần đến việc Đức Giáo Hoàng phải công khai bày tỏ lòng quí mến và quan tâm của Đức Giáo Hoàng đối với những vấn đề của chúng tôi vì việc này chỉ làm tăng thêm vấn đề mà thôi. Đức ông không biết rằng nếu tôi phổ biến tờ phát động này, nếu họ thấy những thứ giấy tờ này nơi nhà của tôi thì chỉ sợ không đủ thủ cấp cho những người Nazi trả đũa mà thôi”.


Vấn đề thứ năm giáo sư Marrus đưa ra liên quan đến một sứ điệp do ĐTGM Công Giáo Hy Lạp là Adrezeyj Szeptycky ở Lviv, vị nói rằng những người Công Giáo hợp tác với những người Nazi.


Cha Gumpel trả lời: “Tôi đã đọc bức thư của vị TGM Szeptycky này mấy lần thì thấy ngài hoàn toàn nói ngược lại. Có đoạn ngài viết ‘Tôi phải hết sức nhìn nhận mà nói rằng sự giúp đỡ chúng tôi nhận được từ những người Công Giáo Đức qua những móc nối của một tổ chức ở bên ngoài nước Đức muốn dấn thân giúp đỡ những người Đức’. Tôi không thể nào thấy được nơi đoạn văn này cái ảo ảnh chạy theo chế độ Nazi cả, hoàn toàn sai lệch với ý nghĩa của bức thư ấy”.


Vấn đề thứ sáu cũng là vần đề sau cùng được giáo sư Marrus nói đến đó là vấn đề ông đề cập tới những lời kêu gọi của ĐTGM Konrad von Preysing ở Bá Linh, vị sau này được Đức Piô XII phong tước hồng y, và vấn đề ông trách cứ là Giáo Hội đã không công khai kêu gọi chống chế độ Nazi trong những năm ấy.


Cha Gumpel trả lời rằng: “Kinh nghiệm chua cay đã dạy cho những vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo là, sau mỗi cuộc phản đối công khai thì lại xẩy ra một phản ứng chống lại ngoài cả những gì người ta ước mong. Một luật sư Hoa Kỳ là ông Robert M. W. Kempner ở những phiên tòa Nuremberg đã nói một cách tỏ tường là Tòa Thánh không còn biết làm cách nào hơn nữa. Bất cứ hành động công khai nào cũng phải trả giá đẫm máu, trong khi đó vì khôn ngoan Đức Piô XII và các vị thẩm quyền của Giáo Hội đã thực hiện những việc giúp đỡ một cách kín đáo cho cả trăm ngàn người Do Thái. Tôi cũng chia sẻ niềm hy vọng với sử gia Michael Marrus trong việc muốn ‘thấy cuộc tranh luận về Đức Piô XII được bình thường hóa’, nhưng phải được thực hiện một cac1h khách quan, chân thành và chính đáng”.