Lời mở đầu:
Giáo Hội Trong Tuần là mục tin về Giáo Hội Trong Tuần, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa Thánh Rôma, nhất là về nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa Thánh được phát biểu qua nhưng sinh hoạt này. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội Trong Tuần này, như đa thông báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung được tổng hợp từ nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng tin tức liên quan khác, vừa nhanh hơn một chút. Báo chí hay tác giả nào muốn lấy nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và cung cấp ở đây, xin cứ tự tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net. Đa tạ quí vị.
 

___________________________________________

 

 

THEO DÕI XUNG KHẮC GIỮA HAI GIÁO HỘI

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng Tám
 


Ý Chung:
“Xin cho cá nhân cũng như quan niệm chung mỗi ngày một biết tôn trọng hơn môi trường sinh sống, quà tặng Thiên Chúa ban cho tất cả mọi con người nam nữ”.


Ý Truyền Giáo:
“Xin cho những nỗ lực của các nhà truyền giáo làm giảm bớt đau thương gây nên bởi bất công, cũng như duy trì việc phát triển trọn vẹn những ai sống ở các tỉnh lị lụp xụp trên thế giới”.

 

___________________________________________

 

 

 

DIỄN BIẾN GIỮA GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG NGA
VÀ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO RÔMA:
 

Bốn Tân Giáo Phận – Trục Xuất Thừa Sai – Vấn Đề Dụ Giáo

 

11/2 Thứ Hai.


ĐTC thành lập thêm bốn giáo phận mới ở Nga:

 

“Những người Công Giáo ở Nga cũng được chăm sóc về mục vụ và cơ cấu giống như người Chính Thống Nga được hưởng khi sống ở Tây Phương vậy”. Đó là Tổng Giáo Phận Mẹ Thiên Chúa ở Moscow, dưới quyền lãnh đạo của TGM Tadeusz Kondrusiewicz; Giáo Phận Thánh Clêmentê ở Saratow, được cai quản bởi GM Clemens Pickel; Giáo Phận Chúa Kitô Biến Hình ở Novosibirsk, được cai quản bởi GM Joseph Werth; và Giáo Phận Thánh Giuse ở Irketsk, được cai quản bởi GM Jerzy Mazur. Phát ngôn viên của Tòa Thánh là ông Joaquín Navarro-Valls cho biết lý do và ý nghĩa của việc ĐTC quyết định này như sau: “Đây là một quyết định hành chánh bình thường để đáp ứng với nhu cầu cải tiến việc chăm sóc về mục vụ cho các người Công Giáo sống ở một miền rộng lớn đó, như họ đã nhiều lần yêu cầu”. Để đáp lại những cáo buộc của Giáo Hội Chính Thống Nga về quyết định này của ĐTC, vị phát ngôn viên này đã giản dị cho biết là quyết định này cần phải có là vì “cũng cùng một quan tâm mục vụ đã khiến Giáo Hội Chính Thống Nga thiết lập các giáo phận và các cơ cấu tổ chức khác cho tín hữu sống ngoài lãnh thổ truyền thống của họ. (chẳng hạn như ở Vienna, Berlin và Brussels). Những người Công Giáo ở Nga cũng được chăm sóc về mục vụ và cơ cấu giống như người Chính Thống Nga được hưởng khi sống ở Tây Phương vậy”. Vị phát ngôn viên này còn cho biết thêm là người Công Giáo chẳng những tôn trọng mà còn nâng đỡ công việc của Giáo Hội Chính Thống Nga về phương diện vật chất nữa. Chẳng hạn, trong thập niên vừa qua, nhóm Trợ Giúp Giáo Hội Túng Thiếu đã ủng hộ 17 triệu Mỹ kim cho Giáo Hội Chính Thống Nga. Chính quyền Nga không thấy ngăn trở gì trong việc quyết định này của ĐTC. Hơn thế nữa, là một phần tử trong Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác ở Âu Châu (OSCE: the Organization for Security and Cooperation in Europe), Nga đã ký vào Bản Văn Kiện Vienna, số 16, đoạn 4 như sau: “Các quốc gia tham dự viên sẽ tôn trọng quyền lợi của các cộng đồng tôn giáo trong việc họ tổ chức theo cơ cấu phẩm trật và hiến định của mình”. ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Cổ Vỡ Hiệp Nhất Kitô Giáo sẽ viếng thăm Tòa Thượng Phụ Moscow vào ngày 21-22/2 tới đây.
 

19/4 Thứ Sáu


Phản Ứng của Tòa Thánh Rôma về vụ trục xuất giám mục ở Nga


Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết vị giám mục bị trục xuất được đề cập đến trong lời tuyên cáo trên đây vào đêm Thứ Sáu 19/4: “Ngài bị trục xuất khỏi lãnh địa Liên Bang Nga và bắt phải bay về Krakow nguyên xứ của ngài… mà không được cho biết lý do về việc hành sử này. Bộ Nội Vụ của Tòa Thánh và đại diện giáo hoàng ở Moscow lập tức khiếu nại đến các nhà cầm quyền Nga, đòi trả lời cho sự việc ấy cũng như đòi phải phục hồi chiếu khán nhập cảnh cho vị giám mục này”. Bộ Nội Vụ của Tòa Thánh cũng họp với Vitaly Litvin, vị lãnh sự Liên Bang Nga ở Vatican, nhưng vị lãnh sự này bày tỏ ông không hề hay biết gì cả. Tòa Thánh Vatican cho biết những gì “đã xẩy ra cho Giám Mục Mazur, một ít ngày sau việc trục xuất linh mục Ý là Cha Stefano Caprio, thuộc giáo xứ Mân Côi ở Vladimir và Ivanovo, nói lên cho thấy tình trạng trầm trọng vi phạm đối với những quyết tâm của thẩm quyền Nga, thành phần đã ký vào văn bản đúc kết của Hội Nghị về An Ninh và Hợp Tác ở Âu Châu vào Tháng Giêng năm 1989”. Trong khoản 16 của bản văn kiện này, các ký kết nhân đã quyết tâm tôn trọng quyền lợi của các cộng đồng tôn giáo trong việc “chọn lựa, chỉ định và thay thế nhân viên của mình theo nhu cầu và những qui định đàng hoàng của họ”. Vị Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh kết thúc lời phát biểu của mình bằng việc đòi hỏi phải “xét lại nguyên tắc đã được chấp nhận và phải sớm cho Giám Mục Mazur trở về với tín hữu của mình ở Miền Đông Siberia”.


Nói với Đài Phát Thanh Vatican, vị giám mục 48 tuổi cho biết: “Tôi lấy làm lạ vì không được cắt nghĩa gì hết. Ở phi trường, tôi được cho biết là quyết định này từ cấp trên, họ không biết gì cả; họ chỉ biết rằng tôi không được phép nhập cảnh thế thôi”. Việc trục xuất Cha Caprio và Giám Mục Irkutsk khiến cho 250 linh mục hầu hết là ngoại quốc ở Nga đang tỏ ra lo ngại. Đó là lý do trong bản tuyên cáo của ĐTGM chủ tịch hội đồng giám mục Nga đã viết: “Giới Công Giáo Nga đang suy nghĩ xem sẽ tới phiên ai đây và tình trạng này sẽ kéo dài đến bao lâu. Có hay chăng các thứ bảo đảm về quyền tự do lương tâm theo hiến định và quyền có chủ chiên cho mình, bao gồm cả quyền được mời những vị chủ chiên ấy từ nước ngoài vào, cũng có công hiệu nữa, vì phải nhớ rằng, qua 81 năm trường, Giáo Hội Công Giáo tại Nga không có cơ hội để tự huấn luyện và truyền chức linh mục cho mình?”.


Tuần vừa qua, cuộc vận động của Russia Duma với Tổng Thống Vladimir Putin để đóng 4 giáo phận Công Giáo, do ĐTC Gioan Phaolô II vừa thiết lập, đã bị thất bại. Cuộc vận động này cho rằng: “Phải cấm chỉ những hoạt động của Giáo Hội Công Giáo ở Nga, vì nó tiêu biểu cho mối đe dọa tính cách hiệp nhất của Nga”, ở chỗ, khối Công Giáo có ý “áp đặt ý muốn của mình rên dân tộc chúng ta” như thể xứ sở này chỉ là “một sa mạc thiêng liêng”.

 

Thứ Bảy 20/4


Bản tuyên cáo của Giáo Hội Công Giáo tại Nga về Quyền Tự Do Tôn Giáo


ĐTGM Tadeusz Kondrusiewicz, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo ở Liên Bang Nga Sô, đã ban hành lời tuyên cáo sau đây vào ngày Thứ Bảy 20/4 tại Thụy Sĩ:


“Những biến cố trong những tháng vừa qua cho thấy rằng có một cuộc vận động được tổ chức để chống lại Giáo Hội Công Giáo ở Nga Sô.


Hôm qua, ở phi trường Moscow Sheremetjevo-2, Giám Mục Jerzy Mazur, đấng bản quyền của Giáo Phận Thánh Giuse ở Irkutsk, đã bị cúp chiếu khán nhập cảnh có công hiệu tới tháng Giêng năm 2003 một cách ngang nhiên không một lời cắt nghĩa lý do tại sao. Là một người gốc Balan, ngài đã nhiều lần yêu cầu chính quyền ban cho ngài quyền công dân Nga, hay tối thiểu được phép làm thường trú nhân, nhưng bao giờ cũng bị chối từ. Hai tuần trước đây, chiếu khán nhập cảnh của một vị linh mục người Ý cũng bị cúp đi tương tự như vậy. Các vị linh mục ngoại quốc càng ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc hoàn thành những dấn thân mục vụ của các vị.


Những vị đại diện chính quyền cũng có hành động tương tự đặc biệt nhắm đến chỗ chống lại thành phần công dân theo đức tin Công Giáo, thành phần đã không được có các vị chủ chăn của mình, giờ đây lại cũng chẳng có lấy được một vị giám mục.


Giới Công Giáo Nga đang suy nghĩ xem sẽ tới phiên ai đây và tình trạng này sẽ kéo dài đến bao lâu. Có hay chăng các thứ bảo đảm về quyền tự do lương tâm theo hiến định và quyền có chủ chiên cho mình, bao gồm cả quyền được mời những vị chủ chiên ấy từ nước ngoài vào, cũng có công hiệu nữa, vì phải nhớ rằng, qua 81 năm trường, Giáo Hội Công Giáo tại Nga không có cơ hội để tự huấn luyện và truyền chức linh mục cho mình? Có thật chính quyền coi họ là thành phần dân chúng thứ yếu hay chăng? Phải chăng lại tái diễn thời điểm bách hại đức tin? Thành phần Công Giáo của xứ sở chúng ta sẽ đi về đâu?


Việc đáng trách đặc biệt là sự im lặng của các tổ chức Nga và quốc tế lo việc bảo vệ nhân quyền, những tổ chức được kêu gọi để bảo vệ quyền lợi của các tôn giáo thiểu số, cùng với sự im hơi lặng tiếng nơi phần vụ của Thẩm Quyền Tài Phán có nhiệm vụ xem xét coi luật lệ có được tôn trọng hay chăng. Cho đến nay mới chỉ có phản ứng của phân bộ Nga trong Hiệp Hội Quốc Tế bảo vệ Tự Do Lương Tâm mà thôi.


Việc trục xuất một vị giám mục Công Giáo chưa từng vi phạm bất cứ luật lệ hiện hành nào là việc vượt ra ngoài tất cả những giới hạn có thể nghĩ tưởng nơi những mối liên hệ dân sự giữa chính quyền và giáo hội.


Với những cảm nhận hết sức quan ngại này, chúng tôi muốn nói lên việc chúng tôi cương quyết chống lại những vi phạm hiến quyền của Người Công Giáo Nga Sô. Hội Đồng Giám Mục Công Giáo của Liên Bang Nga xin ngỏ lời cùng các cơ cấu của chính quyền Liên Bang Nga, nhất là với Tổng Thống Vladimir Putin trong khả năng bảo vệ Hiến Pháp của ngài, với các cơ cấu thuộc Thẩm Quyền Tài Phán, cũng như với các tổ chức Nga và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ quyền lợi của con người cũng như của đoàn thể, để kêu gọi quí vị hãy tái thiệt lập công lý, bảo vệ quyền tự do tôn giáo, và không được kỳ thị chống lại người Công Giáo Nga Sô.


TGM Tadeusz Kondrusiewicz,
Tổng Giáo Phận Moscow
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nga,
Moscow – Lugano, 20/4/2002.


Dự Thảo Cấm Đạo Công Giáo ở Nga không thành


Bản dự thảo tính đệ trình lên Tổng Thống Vladimir Putin này để không cho phép Giáo Hội Công Giáo tồn tại ở Nga đã không nhận được đủ số phiếu cần thiết. Số phiếu ủng hộ dự thảo bởi Viktor Alksnis này đã không chiếm đủ số phiếu (trong số 169 vị tham dự) cần thiết để được quốc hội chấp thuận, dù chỉ có 37 vị chống lại dự thảo này, 4 vị bỏ phiếu trống. Tác giả của bản dự thảo này tái trách móc Giáo Hội Công Giáo đã coi quốc gia của ông như “là một sa mạc về tinh thần” và tìm cách “áp đặt ý định của mình trên quốc gia Nga Sô”. Trong khi đó, vào ngày 11/2/2002, về việc thiết lập 4 giáo phận ở Nga, Tòa Thánh Vatican đã tuyên bố là mục tiêu duy nhất là để đáp lại nhu cầu thiêng liêng cho người Công Giáo ở xứ sở này, một nhu cầu liên quan đến quyền tự do tôn giáo của họ, chứ không phải cố ý “dụ giáo” (chiêu mộ tín đồ).
 

1/6 Thứ Bảy


Tổng Thống Bush với tình hình Công Giáo tại Nga


Theo tờ Washington Times tường trình, trong cuộc viếng thăm Nga Sô vừa qua, Tổng Thống Bush đã gặp riêng ĐTGM Tadeusz Kondrusiewicz, vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo ở Nga, và tỏ ra thông cảm với tình hình Công Giáo tại Nga lúc này. ĐTGM cho biết: “Có người… nói với tôi rằng vị tổng thống này muốn gặp riêng tôi. Khi Tổng Thống Bush bước vào phòng, những lời đầu tiên của ông là ‘Quí vị đang gặp rắc rối phải không?’. Tôi hiểu liền ông đã được cho biết về tình hình hiện nay của Giáo Hội Công Giáo ở Nga”, ĐTGM cho tờ báo này biết như thế. Tổng Thống Bush nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc biệt lập giữa giáo hội và chính quyền, và nói tất cả mọi tôn giáo phải được hưởng những quyền lợi như nhau: “nói rõ là những quyền lợi này không được căn cứ vào luật lệ của nguyên loài người thôi, mà vào thứ luật lệ đã được Thiên Chúa trao phó cho loài người này”. ĐTGM cho biết thêm: “Tổng Thống Bush đã hứa với tôi rằng ông sẽ lên tiếng về vấn đề tự do tôn giáo với Tổng Thống Putin”.


23/6 Chúa Nhật


Lời ĐTC Kêu Gọi Tổng Thống Nga Putin Chưa Được Trả Lời


ĐTGM Jean-Louis Tauran, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh, đã nói với Đài Phát Thanh Vatican là Tổng Thống Nga không cho biết lý do tại sao lại đột nhiên trục xuất Đức Giám Mục Jerzy Mazur thuộc Giáo Phận Thánh Giuse ở Irkutsk ngày 19/4 vừa rồi. Tổng Thống không hề nhắc đến vấn đề này khi ông ở Rôma ngày 28/5 khi Nga họp với khối NATO. ĐTC đã gửi riêng cho Tổng Thống này một lá thư đề ngày 8/5, và gặp riêng ĐGM Mazur ngày 15/6 vừa rồi. Sau đây là mấy câu phỏng vấn với ĐGM Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh:


Vấn     Ngài có thể phê phán về việc trục xuất Giám Mục Mazur chăng? Lý do là gì?


Đáp … Vào lúc này đây không ai có thể nói cho chúng ta biết lý do nào đã đưa đến biện pháp đó. Hiển nhiên đó là một quyết định quan trọng.


Vấn     Phản ứng của Tòa Thánh Vatican ra sao trong vụ này?


Đáp     Đối diện với tình trạng này, Tòa Thánh Vatican đã thực hiện hai điều. Trước hết, vào ngày 20/4, tôi đã viết một bức thư gửi cho ông Igor Ivanov, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Liên Bang Nga Sô, để bày tỏ sự hết sức ngỡ ngàng của chúng tôi về quyết định đó, cũng như để xin ông cho biết lý do đã khiến cho cơ quan thẩm quyền di dân thực hiện một biện pháp như vậy.


Vấn     Vậy thẩm quyền Nga Sô đã đáp lại ra sao?


Đáp     Cho tới ngày hôm nay tôi vẫn chưa nhận được hồi báo nào từ ông Ivanov cả, ĐGH đã viết riêng cho tổng thống Putin một bức thư để hỏi ông về cùng một vấn đề: đó là yêu cầu ông hãy đích thân can thiệp vào vụ này để một vị mục tử, theo quan điểm của chúng tôi, vẫn tỏ ra quảng đại và trung thành, có thể trở lại với cộng đồng Công Giáo ở miền đất rộng lớn thuộc Liên Bang Nga Sô ấy. Tổng Thống Putin cũng vẫn chưa trỏ lời cho ĐGH. Bức thư của Ngài đề ngày 8/5.

Vấn     Trường hợp không được trả lời về hai bức thư như vậy thì chúng ta có bị đụng độ gì về vấn đề ngoại giao hay chăng?


Đáp     Tôi không thích kiểu nói “bị đụng độ gì về vấn đề ngoại giao”. Tôi tin vào những gì tôi nói trong lá thư tôi gửi cho Bộ Trưởng Ivanov, đó là Liên Bang Nga Sô đã công nhận bản văn kiện đúc kết của Hội Nghị Vienna về Việc An Ninh và Hợp Tác ở Âu Châu, một văn kiện đề ngày 1/1989. Ở trang đầu tiên của bản văn kiện, Đoạn 7 nói rằng các quốc gia tham dự viên, tất nhiên có Nga, “sẽ tôn trọng quyền lợi của các cộng đồng tín hữu cũng như của các quốc gia tham dự viên, trong việc thiết lập và giữ cho những nơi chốn thờ phượng hay hội họp được tự do sử dụng; trong việc tự tổ chức lấy theo các đặc tính riêng biệt của mình; trong việc chọn lực, bổ nhiệm và thay thế nhân viên của mình theo nhu cầu và qui chế của mình, cũng như trong việc tôn trọng những hiệp ước được thiết định giữa họ và quốc gia”. Bởi thế, tôi tin rằng Liên Bang Nga Sô sẽ trung thành với những quyết tâm đã lãnh nhiệm trước cộng đồng quốc tế.

 

5/7 Thứ Sáu


Bùng nổ mới giữa Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga và Giáo Hội Công Giáo Rôma về Vấn Đề Dụ Giáo (Proselytism)


Tòa Thượng Phụ Chính Thống Moscow lại tố cáo những người Công Giáo dụ giáo ở lãnh thổ Nga Sô, cho rằng kể cả những người không tự nhận mình là người có tín ngưỡng cũng hướng chiều về Chính Thống Giáo. Trong bức thhư gửi cho ĐHY Walter Kasper và TGM Tadeusz Kondrusiewicz, Tổng Giám Mục Kirill ở Smokensk và Kaliningrad, vị có trách nhiệm liên lạc ngoại giao của Giáo Hội Chính Thống Nga Sô đã nhận định rằng: “Những nhà truyền giáo Tây Phương lợi dụng mảnh đất chúng ta đã làm cho mầu mỡ”. Bức thư này được căn cứ vào 15 văn kiện về “những hoạt động dụ giáo của những tổ chức Công Giáo ở Nga” là lãnh thổ được Giáo Hội Chính Thống coi là của riêng họ. Những người Công Giáo Nga và Tòa Thánh Vatican đã luôn luôn cắt nghĩa là hoạt động truyền giáo của Giáo Hội không nhắm đến tín đồ Chính Thống mà là đến những ai chưa biết đến Phúc Âm mà thôi. ĐTGM Kondrusiewicz đề nghị là Chính Thống và Công Giáo bàn lại với nhau về ý nghĩa của chữ “dụ giáo”. Trong khi đó, chính phủ Nga, cách riêng Tổng Thống Putin, vẫn chưa trả lời gì với Tòa Thánh và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về vụ Đức Giám Mục Jerzy Mazur giáo phận Thánh Giuse ở Irkutsk Đông Siberia vào Tháng Tư vừa rồi.


Bức thư của ĐTGM Kirill không đề cập gì đến sự kiện ĐGM Jerzy bị cúp giấy thông hành, mà chỉ đưa ra “những chứng cớ” “dụ giáo” của ngài mà thôi. Chứng cớ thứ nhất, ngài là tu sĩ của Hội Dòng Ngôi Lời, một hội dòng “phạm lỗi” vì cổ võ những hoạt động cho đám vị thành niên và giới trẻ ở Moscow. Chứng cớ thứ hai, cũng theo bức thư này, ĐGM Jerzy đã học truyền giáo tại Đại Học Gregorian ở Rôma, “với một thứ huấn luyện như thế là để phát động việc truyền giáo trên một bình diện rộng lớn”. Chứng cớ dụ giáo thứ ba, theo bức thư này, đó là hoạt động “an sinh” của các hội dòng Công Giáo hiện đang ở Nga, như Dòng Đaminh, Dòng Tên, Dòng Thừa Sai Thánh Gia, và Dòng Con Đấng Quan Phòng Thần Linh. Sự hiện diện của tất cả những hội dòng này đều được coi như bất lợi: “Ở Nga hiện nay, với con số người Công Giáo như vậy không cần đến sự hiện diện đông đảo của các cộng đồng này”. Chứng cớ thứ tư là Dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa Calcutta, bức thư nhận định: “Ở nhà của mình tại Moscow, họ đem trẻ em ở ngoài đường phố về để qui phục chúng theo Công Giáo”.


Sau khi đọc xong bức thư tố cáo này của Giáo Hội Chính Thống, ĐTGM Tadeusz Kondrusiewicz đã than lên rằng: “Chẳng có gì là mới mẻ cả! Giờ đây chúng ta đã bị tấn công quen rồi, thế nhưng lòng mong ước đối thoại trao đổi của chúng ta vẫn không gặp trở ngại gì cả”. ĐTGM Tadeusz cho biết ngài có ý định gửi cho Đức Thượng Phụ Alexy II một bức thư: “Tôi xin nêu lên một dự phóng, đó là Công Giáo và Chính Thống chúng ta hãy cùng nhau ngồi xuống để xác định trắng đen về vấn đề dụ giáo, thế nào là dụ giáo và thế nào là không dụ giáo. Nếu chúng tôi có thể hiểu nhau tối thiểu về điểm này thì sau này sẽ đỡ phức tạp hơn hiện nay. Tôi biết và cảm phục nhiều cá nhân của tòa thượng phụ, và tôi biết rằng họ cởi mở và nhân nhượng, như vẫn tỏ ra cho thấy qua việc hợp tác bình thường ở nhiều thành phố”.

 

9/7 Thứ Ba


Phản Ứng của Tòa Thánh về Bức Thư Tố Cáo của Giáo Hội Chính Thống Nga


ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo, một trong hai vị đã nhận được thư của Giáo Hội Chính Thống Nga về vấn đề những chứng cớ cho thấy Giáo Hội Công Giáo Rôma đang thực hiện việc dụ giáo ở Nga, đã tỏ thái độ hết sức tích cực về bức thư này. Trong một cuộc phỏng vấn được Đài Phát Thanh Vatican phổ biến hôm Thứ Ba 9/7/2002, ĐHY Chủ Tịch Người Đức này cho biết, một khi việc phàn nàn đã đi vào chi tiết rõ ràng thì vấn đề nói chuyện với nhau mới dễ dàng hơn. ĐHY tin rằng những lời lẽ tố cáo trong bức thư chỉ là kết quả của việc hiểu lầm mà thôi. Bởi thế, ĐHY cho biết ngài có ý định mới ĐTGM Kirill, Vị phụ trách ngoại giao của Giáo Hội Chính Thống Nga đồng thời cũng là tác giả của bức thư này đến Vatican để nói chuyện.


“Từ tháng Hai đến nay không hề có một trao đổi trực tiếp nào với Tòa Thượng Phụ Moscow cả. Giờ đây chúng ta nhận được bức thư này, đó là dấu cho thấy chúng ta có thể tiếp tục đường lối trao đổi vậy. Theo quan điểm của tôi, một điểm tích cực nữa là những cái mà bức thư nêu lên về vấn đề dụ giáo được gọi là các chứng cớ cụ thể. Chúng tôi đã có một yêu cầu đặc biệt, đó là ‘xin chứng dẫn cho thấy những tố giác này, thì chúng ta mới có thể nói chuyện về những sự kiện được đề cập tới’. Vậy điều này đã xẩy ra, nên chúng tôi hy vọng là chúng tôi lại có thể tiếp tục bắt đầu trao đổi. Chúng tôi biết rằng đầy là một việc làm khó khăn và lâu dài, nhưng ít là chúng ta có thể bắt đầu lại cái đã”.


Trong bức thư có nói đến vấn đề ở Nga Sô, cho dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, dân chúng đều bị ảnh hưởng của Chính Thống Giáo. ĐHY Chủ Tịch cho biết, Ngành lập pháp của Liên Bang Nga Sô đề cập đến 4 tôn giáo rõ ràng là Chính Thống Giáo, Phật Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo.


“Như thế có nghĩa là Nga Sô không phải là một quốc gia Chính Thống Giáo. Giáo Hội Công Giáo cũng có những gốc rễ lịch sử tại xứ sở này. Trong thời đoạn của triều đại Czars, đã có những Người Công Giáo và các giáo phận rồi. Giờ đây Giáo Hội của chúng ta đã vươn dậy phục hồi và Giáo Hội này có quyền được hiện hữu. Nếu một người Chính Thống hay vô tín ngưỡng muốn trở thành một người Công Giáo thì chúng ta không được loại trừ họ: Đó là vấn đề tự do tôn giáo”.


Về vấn đề dụ giáo, ĐHY cho biết Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nga sẽ nói đến từng trường hợp tố giác này:
“Chúng có thể nói rằng những sự kiện đó hầu như không có lý tí nào. Chẳng hạn, một hội dòng nữ giới được gọi là ‘Thừa Sai Thánh Tâm’, với tên gọi có chữ ‘thừa sai’, không phải là dấu hiệu chứng tỏ để bị tố là dụ giáo. Chính Giáo Hội là truyền giáo, nhưng Giáo Hội không dụ giáo. Nhiều sự kiện không hợp lý, nhưng dầu sao cũng đưa đến việc có thể trao đổi với nhau. Tòa Thánh có chủ trương rõ ràng với Giáo Hội Chính Thống Nga. Chúng tôi muốn đối thoại, chúng tôi muốn hợp tác, chúng tôi phủ nhận vấn đề dụ giáo, chúng tôi muốn thực hiện việc đại kết, chúng tôi muốn thực hiện việc mục vụ cho những người Công Giáo của chúng tôi”.

 

16/7 Thứ Ba


Nhà thần học Chính Thống Giáo với việc Giáo Hội Chính Thống Nga tố cáo Giáo Hội Công Giáo


Olivier Clement, nhà thần học Chính Thống Giáo người Pháp, qua cuộc phỏng vấn của cơ quan Religious Information Service, cho biết lý do thực sự khiến Giáo Hội Chính Thống Nga phản ứng như thế là vì “Nga Sô hiện nay đang thu mình lại, cho dù Nga đang thực sự phục hồi về lãnh vực kinh tế cũng như về phương diện tâm lý. Trong khi đó tổng thống Putin đang nỗ lực để củng cố hạ tầng dân chúng. Đó là lý do tại sao ông ta coi việc nâng đỡ Giáo Hội Chính Thống là quan trọng, như lập lại một Nga Sô trước kia, khi mà giáo hội và quốc gia đồng hóa với nhau”. Nhà thần học này tin rằng việc Tòa Thánh thiết lập 4 giáo phận ở Nga Sô trong năm nay đã gây trở ngại cho việc đối thoại với Giáo Hội Chính Thống. “Phải nhớ rằng ở Nga Sô ý nghĩ về quốc gia và vai trò của Giáo Hội có một liên hệ hết sức mật thiết với nhau. Theo lịch sử, Giáo Hội Chính Thống gắn liền với đời sống quốc gia. Đó là lý do tại sao việc thiết lập 4 giáo phận Công Giáo ở lãnh thổ Nga đã bị thượng phụ ở Moscow coi như là một cuộc lấn lướt của Tây Phương”. Để thắng vượt tình trạng hiện nay, cần phải chờ “một thế hệ khác nơi thành phần trí thức Kitô Giáo Nga Sô cũng như một cuộc canh tân hàng giáo phẩm, một việc đã được bắt đầu… Tôi chưa thấy cơ hội ngắn hạn trong vấn đề đối thoại ở tầm cấp chính thức giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo ở Nga. Thế giới Công Giáo chưa trải qua tình trạng bị đàn áp chuyên chế như Giáo Hội Chính Thống Nga, một tình trạng chuyên chế đàn áp đồng thời cũng làm nẩy sinh nơi Giáo Hội Chính Thống Nga cái cảm thức yếu thế và thắng thế. Công Giáo Tây Phương được coi như thông minh hơn, trí thức hơn, hấp dẫn hơn, và vì thế, có thể thu hút nhiều người hơn, nhất là thành phần trí thức, nếu để cho Công Giáo Tây Phương vững mạnh. Giáo Hội Chính Thống Giáo muốn tránh không cho sự kiện này xẩy ra”.
 

18/7 Thứ Năm
 

Nga hủy bỏ Chiếu Khán Nhập Cảnh của một Mục Sư Tin Lành


Mục sư Aleksei Ledyayev phục vụ ở Latvia, theo Keston News Service loan tin, đột nhiên không còn được hưởng chiếu khán nhập cảnh từ hôm mùng 7 tháng 6 nữa, khi vị mục sư này đến vùng Baltic không thuộc đất Kaliningrad. Vị mục sư cho biết ông vẫn không hiểu tại sao ông lại lọt vào sổ đen nhập cảnh của Nga Sô như vậy. Thật ra, người dịch bản tin này trộm nghĩ, theo tình hình cho thấy thì người ta có thể suy đoán như sau: thứ nhất, vì Nga Sô chủ trương chỉ có Chính Thống Giáo và coi tôn giáo này là quốc giáo, ngoài ra không còn tôn giáo nào khác; thứ hai, theo chiều hướng này, vì đã cúp giấy chiếu khán nhập cảnh của các giới chức Công Giáo ngoại quốc là ĐGM Jerzy Mazur và Cha Stefano Caprio thì cũng phải thực hiện với các tôn giáo khác nữa. Mục sư Ledyayev là một người sắc dân Nga, đã chuyển từ Kazakhastan tới Riga từ khi kết thúc giai đoạn Soviết. Ông là một một mục sư thâm niên của Giáo Hội Tân Hệ New Generation Church, một tổ chức có tất cả 150 địa điểm thờ phượng khác nhau trên thế giới. Như hằng trăm ngàn người sắc dân Nga ở Latvia, ông đã bị chính phủ Nga khước từ quyền công dân Latvia song được thường trú ở đó. Các vị mục sư và lãnh đạo Giáo Hội Tân Hệ này ở Nga đã gửi cho các giới chức chính quyền, kể cả Tổng Thống Vladimir Putin và Bộ Trưởng Ngoại Giáo Igor Ivanov, vẫn chưa được trả lời, giống hệt như trường hợp đối với Giáo Hội Công Giáo vậy.
 

31/7 Thứ Hai


Tòa Thượng Phụ Moscow tuyên bố không chấp nhận quyền/việc rao giảng của Giáo Hội Công Giáo


Qua Phân Bộ Liên Hệ Ngoại Vụ Giáo Hội, tòa thượng phụ của Giáo Hội Chính Thống Nga Sô đã cho biết nhận định của họ về phản ứng của Giáo Hội Công Giáo đối với việc họ tố cáo Giáo Hội Công Giáo thực hiện việc dụ giáo như sau. Trong những bức thư của mình, như của ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo, cũng như của ĐTGM Tadeusz Kondrusiewicz ở Moscow:


“Các vị chức phẩm Công Giáo đã nhấn mạnh đến việc Giáo Hội này được quyền rao giảng Phúc Âm cho tất cả mọi dân tộc. Giáo Hội Chính Thống Nga Sô không chấp nhận vai trò ấy. Chúng ta biết rằng, căn cứ vào kinh nghiệm của những năm mới đây, chủ trương như thế nghĩa là họ muốn nhắm đến việc truyền giáo để lôi kéo nhiều người bao nhiêu có thể trở lại Công Giáo, bao gồm cả những ai thuộc về Chính Thống Giáo, thành phần được rửa tội cũng như theo truyền thống quốc gia và văn hóa. Tất cả những sự kiện này chẳng những gây rắc rối cho việc đối thoại với Vatican cũng như với cả các tổ chức Giáo Hội của Vatican ở Nga và ở các nước khác thuộc khối thịnh vượng chung, mà còn làm cho việc đối thoại này thất bại ngay từ đầu nữa. Thậm chí mối liên hệ giữa hai Giáo Hội còn bị sứt mẻ trầm trọng hơn nữa bởi việc Vatican quyết định thiết lập các giáo phận mới trong những miền thuộc nước Ukraine là nơi theo lịch sử vốn thuộc về Chính Thống Giáo. Những dự định chuyển vai trò lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp ở Ukraine từ Lviv đến Kiev và thiết lập tòa thượng phụ của mình ở đó cũng là một vấn đề gây rắc rối không ít”.