Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 3/2003

 

 

Ý Chung: “Xin cho mi mt người trong Dân Chúa và trong các vị Mục Tử Dân Chúa được tăng thêm việc nhận thức của mình về tầm quan trọng của bí tích Hòa Giải, tặng ân của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa”


Ý Truyền Giáo:
“Xin cho các Giáo Hội Ðịa Phương ở Phi Châu, giữa những hoàn cảnh khốn khó của lúc này đây cảm thấy được nhu cầu cần phải loan báo Phúc Âm một cách thiết tha và can trường”.

 

 

___________________________________________

 1-7/3/2003

 

 

7/3 Thứ Sáu

 

Lời Tuyên Bố của ĐHY Laghi sau cuộc viếng thăm Tổng Thống Bush


“Tôi được hân hạnh Đức Thánh Cha sai đến gặp Tổng Thống Bush như Sứ Giả Đặc Biệt của Ngài. Tôi đã bảo đảm với vị tổng thống này về việc Đức Thánh Cha hết sức cảm mến và ưu ái nhân dân Hoa Kỳ cũng như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.


“Mục đích cuộc viếng thăm này của tôi là để trao bức thư riêng của Đức Thánh Cha liên quan đến cuộc khủng hoảng Iraq cho vị Tổng Thống này, để làm sáng tỏ chủ trương của Tòa Thánh cũng như để cho vị tổng thống này thấy những hoạt động khác nhau do Tòa Thánh thực hiện hầu góp phần vào việc giải giới và hòa bình ở Trung Đông.
“Vì lòng trọng kính Vị Tổng Thống này cũng như vì tầm quan trọng của lúc này đây, tôi không đóng vai trò bàn đến nội dung của cuộc chúng tôi nói chuyện, và tôi cũng không thể cho biết về bản văn bức thư riêng Đức Thánh Cha gửi vị Tổng Thống này.


“Tòa Thánh tha thiết kêu gọi những ai nắm trong tay thẩm quyền dân sự hãy hết sức quan tâm đến hết mọi khía cạnh của cuộc khủng hoảng này. Về vấn đề ấy, chủ trương của Tòa Thánh vẫn có hai phương diện. Phương diện thứ nhất đó là chính quyền Iraq buộc phải làm trọn hoàn toàn và đầy đủ những đòi hỏi của quốc tế đối với nước này, liên quan đến các thứ nhân quyền cũng như đến vấn đề giải giới theo các quyết định của Liên Hiệp Quốc hợp với các qui chuẩn quốc tế. Phương diện thứ hai đó là những đòi buộc này cùng với việc Iraq hoàn trọn chúng cần phải được tiếp tục thực hiện trong phạm vi Liên Hiệp Quốc.

 

"Tòa Thánh chủ trương rằng vẫn còn nhiều con đường hòa bình trong phạm vi thuộc cái gia sản lớn lao của luập pháp quốc tế cũng như của những cơ cấu hiện hữu vì mục đích này. Quyết định liên quan đến việc sử dụng lực lượng quân sự chỉ có thể được thực hiện trong phạm vị của Liên Hiệp Quốc, nhưng bao giờ cũng phải chú ý tới những hậu quả trầm trọng gây ra bởi cuộc xung đột võ trang này, bao gồm tình trạng khổ đau của dân chúng Iraq và những ai liên quan đến hoạt động quân sự, tình trạng bất ổn hơn nữa ở vùng này cũng như tình trạng gây nên một hố sâu mới giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo.


“Tôi muốn nhấn mạnh là Tòa Thánh, các Vị Giám Mục Liên Hiệp Quốc và Giáo Hội trên khắp thế giới hết sức đoàn kết với nhau về vấn đề này.


“Tôi đã nói với vị Tổng Thống này là hôm nay, Thứ Tư Lễ Tro, những người Công Giáo khắp thế giới đang đáp lại lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng trong việc cầu nguyện và chay tịnh cho hòa bình. Chính Đức Thánh Cha sẽ tiếp tục cầu nguyện và hy vọng rằng tất cả mọi vị lãnh đạo đang phải đối diện với những quyết định khó khăn sẽ được ơn soi động trong việc tìm kiếm hòa bình”.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh do VIS phổ biến ngày 6/3/2003.

 

Thiên Chúa không chỉ chúc lành cho Hòa Kỳ mà thôi”

 

Thứ Tư 5/3/2003, các thanh tra viên cho biết Iraq đã hủy hoại thêm 9 phi đạn tầm xa nữa là 28 tất cả. Cũng cùng ngày, các thanh tra viên cũng thị sát cuộc hủy hoại 50 lít chất cải điều giải thuộc các phi đạn tầm xa ở Al-Muthana. Các viên chức Iraq đang làm việc với các thanh tra viên về lịch trình hủy hoại hơn 100 loại phi đạn tầm xa này nữa. Thế nhưng, theo họ cho biết, vấn đề này còn tùy thuộc việc Hiệp Chủng Quốc có ý định gây chiến hay chăng.

 

Trong khi đó, cũng vào ngày này, bộ trưởng nội vụ Hoa Kỳ Colin Powell cho rằng Saddam Hussein không có ý định giải giới, đã chuyển các thứ tác nhân hóa chất và sinh trùng đến biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, và đang hợp tác để chia rẽ Liên Hiệp Quốc và làm hư hoại đến việc hỗ trợ cho bản quyết định của Hoa Kỳ liên quan đến cho phép ra quân: “Những cử chỉ nhỏ giọt và quà chậm chạp của Iraq không phải chỉ có ý lừa gạt và làm trì hoãn hành động của cộng đồng quốc tế, mà còn là một trong những mục tiêu hắn muốn chia rẽ cộng đồng thế giới, muốn phân rẽ chúng ta thành những đám cãi lộn. Cái nỗ lực này chắc chắn sẽ thất bại”. Vị bộ trưởng nội vụ này thì “theo tình báo gần đây chúng tôi biết iarq có ý định hủy hoại chỉ một phần của tất cả những phi đạn tầm xa của họ”, nhưng tiếp tục sản xuất những phi đạn khác. Ông nói là các nguồn tin này không thể tiết lộ được nhưng đáng tin.

Trong buổi họp báo của mình hôm Thứ Năm 6/3/2003, Tổng Thống Bush cho biết vấn đề liên quan đến việc tường trình của ông Blix vào ngày hôm sau Thứ Sáu 7/3/2003 như sau: “Thế giới cần ông ta trả lời một câu hỏi duy nhất, đó là liệu chế độ Iraq có hoàn toàn giải giới vô điều kiện theo quyết định 1441 đòi hỏi hay chăng? Hay Iraq đã không làm như vậy?” Để trả lời cho vấn đề có nên cho Saddam hai hay ba ngày hẹn để giải giới, vị tổng thống này cho biết: “Chúng tôi đang ở trong giai đoạn cuối cùng của vấn đề ngoại giao”.

Cũng vào ngày Thứ Tư 5/3/2003, ngày sứ giả hòa bình của Tòa Thánh gặp Tổng Thống Bush, một viên chức Hoa Kỳ đã cho CNN biết rằng bộ trưởng Nội Vụ Colin Powell và ngoại trưởng Hiệp Vương Quốc Jack Straw có thể “điều chỉnh” một số ngôn từ trong bản quyết định mới kêu gọi Iraq giải giới. Chính phủ Hiệp Vương Quốc, bị quốc nội chống đối, đã mong Hiệp Chủng Quốc cùng với họ chủ trương nêu lên ngày ấn định mới cho việc thanh tra. Viên chức Hoa Kỳ trên đây cũng cho CNN biết Hoa Kỳ không chống lại ý tưởng này. Một viên chức khác cho biết “Chúng tôi chưa tiến đến chỗ đó. Nhưng bao giờ cũng có tư tưởng này”. Một nguồn tin ngoại giao khác cho hay Hiệp Vương Quốc đang làm một cái gì đó, song không cho biết đích xác vấn đề.

 

Cũng trong thời gian này, thời gian sắp sửa đến cuộc tường trình thứ ba của ban thanh tra vào Thứ Sáu 7/3/2003, trong khi phe chủ chiến vận động hết mình cho bản quyết định mới chủ chiến của họ và cố níu kéo các quốc gia thành viên trong Hội Đồng Bảo An, thậm chí còn đi đến chỗ có thể không đưa bản quyết định này ra nếu không chắc ăn, nếu có dưa ra thì cũng phải điều chỉnh làm sao để nó có thể được chấp nhận 100% như bản quyết định thứ nhất, một bản quyết định cũng gay go mất cả gần hai tháng trời cãi nhau và giằng co mới xong, cũng chỉ vì khuynh hướng chủ chiến do Mỹ xướng xuất và khuynh hướng chủ hòa do Pháp chủ trương. Các vị ngoại trưởng của ba nước Pháp, Nga và Đức, ba quốc gia đã công khai phổ biến bản Tuyên Ngôn Phản Chiến ngày 10/2/2003 và bản Phụ Đính Phản Chiến ngày 24/2/2003, đã gặp nhau ở Paris để phổ biến một bản công bố hôm Thứ Tư 5/3/2003 yêu cầu cho các thanh ra viên thêm thời gian.

 

Phe phản chiến chẳng những có ba quốc gia chính là Pháp, Nga và Đức, còn có cả Tầu (là quốc gia thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết như Pháp, Nga, US và UK). Hôm Thứ Năm 6/3/2003, trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, ngoại trưởng Trung Hoa là Tang cũng bày tỏ chủ trương của Trung Hoa giống như của bản công bố của Pháp, Nga và Đức vừa rồi trong việc cho thanh tra viên thêm thời gian. Ông nói, “vào lúc này đây hoàn toàn không cần phải bỏ bản quyết định 1441 đi và đưa ra một bản mới cho Hội Đồng Bảo An. Những việc làm được vạch định bởi bản quyết định 1441 vẫn còn chưa hoàn tất, nhất là những công việc cần phải được tiếp tục và củng cố các việc thanh tra cho đến khi hoàn tất. Vấn đề Iraq hiện nay đang ở giao điểm của vấn đề giải quyết quân sự hay giải quyết chính trị. Chúng tôi hy vọng có được một giải quyết chính trị trong phạm vi của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc”.

 

Phần Khối Ả Rập, hôm Thứ Bảy Đầu Tháng 1/3/2003, 22 quốc gia trong Khối Liên Minh Ả Rập đã họp lại về vấn đề Iraq nhưng đã đụng nhau một cách nẩy lửa thế nào, thì cuộc họp thượng đỉnh của Tổ Chức Hội Đồng Hồi Giáo gồm 56 nước hôm Thứ Tư 5/3/2003 về vấn đề Iraq tại Doha nước Qatar cũng đụng nhau vỡ đầu như vậy. Thật vậy, trong bài diễn văn mở đầu của mình, ông Izzat Ibrahim, quyền chủ tịch Hội Đồng Cách mạng, đã tố cáo Hiệp Chủng Quốc trong việc cố gắng chiếm xứ sở của ông bằng những hành động hung hăng. Ngoài ra, ông này còn qui trách cho Kuwait là nguyên cớ làm cho xứ sở của ông bị khổ đau, cho mấy quốc gia lân bang Vùng Vịnh của mình là “những kẻ lừa thày phản bạn” vì cộng tác với Hoa Kỳ và Do Thái. Lời qui trách này làm cho đại diện Kuwait liền đứng lên phản đối, nhưng bị ông Ibrahim quát: “Câm mồm, ngồi xuống đám tay sai nhỏ bé các ngươi, đám khỉ đột các ngươi!” Đài truyền hình Kuwait liền tắt máy và trở lại sau đó. Tóm lại, các nước Ả Rập và Hồi Giáo vẫn còn chia rẽ trầm trọng về vấn đề Iraq, không những trong hai cuộc họp thượng đỉnh này, mà còn ở cả chính sách ngoại giao với Mỹ nữa, có một số nước cho phép Hoa Kỳ lập căn cứ quân sự, cũng có những nước nhất định không.

 

Thứ Tư 5/3/2003 còn là ngày biểu tình của sinh viên học sinh Hoa Kỳ toàn quốc nữa. Chẳng hạn ở Đại Học Stanford Bắc California, có 300 sinh viên xuống đường phản chiến, trong những bảng chữ người ta thấy có hàng chữ “Đó là Trung Đông chứ không phải Hoang Tây (Wild West)”. Ở Los Angeles, Nam California, có 18 người xuống đường bị giam giữ vì cản đường xe cộ trong một cuộc biểu tình liên đức tin được cả trăm người hoan hô. Hằng trăm học sinh ở Đại Học Thành Phố Santa Monica và chứng 500 học sinh Trung Học Venice bỏ lớp ra xuống đường ở bãi cỏ trước cổng trường, mang theo những hàng chữ như “dừng đánh nhau nữa, đừng đánh nhau nữa”.


Ở Madison Wiscosin có 5 ngàn sinh viên xuống đường, theo ban tổ chức, nhưng theo cảnh sát có chừng 2 ngàn. Ở Milwaukee cũng thuộc tiểu bang Wisconsin, có 40 sinh viên xuống đường cả tiếng đồng hồ trước Nghiệp Đoàn Sinh Viên Đại Học Marquette, trong đó có hàng chữ “Thiên Chúa không chỉ chúc lành cho Hòa Kỳ mà thôi”.

 

Ở Đại Học Buffalo ở Amherst, Nữu Ước, một nhóm sinh viên xưng mình là the Radical Cheerleaders ca hát những bài phản chiến. Ở Washington, mặc y phục mầu hồng, cầm hoa tụ họp trước các tòa lãnh sự Pháp, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Mễ Tây Cơ và Chí Lợi để cám ơn họ vì họ đã chống lại chủ trương chủ chiến của Hoa Kỳ. Ở Albany Nữu Ước còn có 100 người tụ họp ở một khu thương xá để phản đối việc bắt giữ một người đàn ông 61 tuổi mặc áo thun có hàng chữ “Hòa Bình Dưới Thế” và “Hãy Cho Hòa Bình một Cơ Hội” trong khi ông này đang mua sắm ở khu này hai ngày trước.


Hàng ngàn sinh viên học sinh cũng tụ họp lại ở Hiệp Vương Quốc, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Úc Đại Lợi và các quốc gia khác. Những cuộc xuống đường ở Hoa Kỳ còn nhắm đến việc phản đối chiến tranh vì chiến tranh ảnh hưởng đến vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏa và nền kinh tế.

 

Các Kitô hữu ở thủ đô Baghdad đã chính thức yêu cầu chính quyền lấy Ngày Lễ Phục Sinh là ngày lễ của quốc gia. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003, các nhóm Kitô hữu khác nhau sẽ công khai bày tỏ nguyện vọng của mình. Họ cùng với tín đồ Phật Giáo và Ấn Giáo muốn có đại diện trong Bộ Giáo Vụ như các người Hồi Giáo. Họ còn xin có thêm chỗ ở các phương tiện truyền thông và đường phố để trưng bày vào những dịp Phục Sinh hay Giáng Sinh. Hai thập niên vừa qua chính quyền đã đổi ngày lễ cuối tuần từ Thứ Bảy và Chúa Nhật sang Thứ Sáu và Thứ Bảy khiến Kitô hữu phải đi lễ Chúa Nhật vào sau giờ làm việc. Nước này có 88% theo Hồi Giáo trong 133 triệu dân.
 

Thi Phẩm “Những Bài Suy Niệm về Ba Cảnh Trí Rôma” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II


Sáng Thứ Năm 6/3/2003, tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh có buổi ra mắt tác phẩm thơ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mang tựa đề "Roman Triptych, Meditations". ĐHY Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin giới thiệu thi phẩm, Giáo Sư Giovanni Reale bình luận tác phẩm và Nghệ Sĩ Ý Nando Gazzolo đọc một số bài thơ trong thi phẩm này. Nguyên ngữ của thi phẩm này được viết bằng Tiếng Balan, và trong buổi ra mắt này thi phẩm này có cả bằng tiếng Ý, Anh, Tây Ban Nha và Pháp. Tất cả mọi vị lãnh đạo các phân bộ của Tòa Thánh đều được mời đến tham dự buổi ra mắt sách này.

 

Theo vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là Tiến Sĩ Joaquín Navarro-Valls, thì thi tập 33 trang này của ĐTC được Ngài bắt đầu cảm hứng viết từ cuối chuyến tông du về Balan Tháng Tám 2002 và được kết thúc vào Giáng Sinh cùng năm. Cách đây 5 năm, tại vùng Núi Alps, có người đả hỏi ĐTC là Ngài còn làm thơ hay chăng, “ĐTC đã trả lời đó là một cảm nghiệm thân thương của đời Ngài. Chương sách cuộc đời ấy dường như đã đóng hôm nay lại mở ra”. Thi phẩm này có 3 phần: Phần nhất là “Một con suối”, một cuộc chiêm ngưỡng thiên nhiên; phần hai là một suy tư “Về Sách Sáng Thế ở Ngưỡng Cửa Nguyện Đường Sistine”, một suy tư về con người từ khi được tạo dựng cho tới ngày chung thẩm; phần ba là “Một Ngọn Đồi ở Đất Moriah”, nhắc đất quê hương của tổ phụ Abraham và cuộc trao đổi gữa hai cha con ông về cuộc sát tế của ông.


Trong phần giới thiệu thi phẩm, ĐHY tổng trưởng nhận định là “cảnh trí đầu tiên nơi thi phẩm Roman Triptych của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phản ảnh cho thấy cảm nghiệm về thiên nhiên tạo vật, về vẻ đẹp của nó cũng như về khả năng sinh động của nó. Có hình ảnh về những đồi cây, cùng với những hình ảnh mạnh mẽ hơn của giòng nước chảy về những thung lũng, từ ‘thác vàng nhịp nhàng đổ xuống từ núi non’”. ĐHY nhận xét là ở chỗ này ĐGH đang tìm về “nguồn” và ngài thấy rằng “nếu ngươi muốn tìm thấy cội nguồn, ngươi phải đi lên, đi ngược dòng”. ĐHY cho biết thêm, “Tôi nghĩ rằng đây là then chốt để đọc hai bố cảnh sau đó. Thật vậy, chúng dẫn chúng ta đi lên, đi ngược dòng. Cuộc hành trình thiêng liêng được thực hiện trong thi phẩm này dẫn chúng ta tới ‘khởi nguyên’… Từ Khởi Nguyên đã có Lời… Khi tới nơi thì lạ lùng thay cái ‘khởi nguyên’ đó lại cho thấy rằng mình là cùng tận”. Bởi thế, ĐHY nhận định: “chữ chính yếu thực sự tóm gọn cuộc hành trình của cảnh trí thứ hai của thi phẩm này không phải là ‘Lời’ mà là một hiển thị và là một cái nhìn. Lời có một dung nhan. Lời – mạch nguồn – là một hiển thị. Thiên nhiên tạo vật, vũ trụ này phát xuất từ một hiển thị. Con người phát xuất từ một hiển thị”. ĐHY còn nhận định về mối liên hệ giữa “khởi nguyên” và “cùng tận” là ở chỗ, theo ngài, có liên quan rõ ràng đến những hình ảnh của đại kiến trúc sư thiên tài Michelangelo đã thực hiện trong Nguyện Đường Sistine về Việc Tạo Dựng và Việc Chung Thẩm: “Từ cái nhìn nội tâm của Vị Giáo Hoàng này hiện lên ký ức về những cuộc mật bầu giáo hoàng vào Tháng Tám và Tháng Mười năm 1978… Vị Giáo Hoàng này đã nói với các hồng y về một cuộc mật bầu sau này, một cuộc mật bầu ‘sau khi tôi chết’, và nói với các vị ấy là hãy để cho thị kiến của Michelangelo nói với các vị. Chữ ‘con-clave’ mật bầu giáo hoàng nnấn mạnh đến ý nghĩ về chiếc chìa khóa, về cái di sản được để lại bởi chiếc chìa khóa này của Thánh Phêrô. Việc đặt chiếc chìa khóa này vào bàn tay phải đó là một trách nhiệm lớn lao trong những ngày ấy”. Ở phần kết luận, ĐHY ghi nhận là “cái vòng cảnh vĩ đại thực sự là thị kiến của thi phẩm Roman Triptych này rõ ràng cho thấy nơi cảnh trí thứ ba, cảnh Abraham và Isaac lên Núi Moriah, ngọn núi hy tế, ngọn núi của việc hoàn toàn tự hy hiến. Cuộc lên núi này là giai đoạn cuối cùng và quyết liệt của con đường Abraham đi, con đường được bắt đầu từ khi ông rời bỏ quê cha đất tổ là thành Ur của những người Chaldeans; nó là giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình tiến lên chót đỉnh, cuộc hành trình ngược dòng, cuộc hành trình tiến về nguồn cũng là cùng đích”.


Trong phần bình luận thi phẩm của ĐGH, Giáo sư Reale nói rằng “Thi phẩm Roman Triptych của tác giả Karol Wojtyla là một tác phẩm tuyệt vời và cảm kích, thế nhưng nó không phải là một tác phẩm dễ đọc và hiểu thấu” nếu không nắm được những then chốt của nó. Theo vị giáo sư này thì “cái trục chính nơi những sáng tác của thi sĩ Wojtyla thực sự trùng hợp với cái trục của triết gia Wojtyla và thần học gia Wojtyla. Cái trục này là ở ý niệm về con người, không phải chỉ ở khía cạnh trần gian tạm bợ của con người mà trước hết và trên hết là ở nguồn gốc siêu hình và định mệnh cánh chung của con người, với tất cả tính cách phức hợp cùng với động năng ngang trái dính dáng đến cái trục này”. Vị giáo sư bình luận này cho biết “căn cứ vào những gì vừa nói, chúng ta thấy xuất hiện vấn đề về quan niệm thẩm mỹ: tức là có thể nào sáng tác những tác phẩm ‘thi văn’ lại dựa vào những quan niệm ‘triết lý’ và ‘thần học’ hay chăng? Câu trả lời cho vấn đề này là điều thiết yếu để có thể hiểu được và hoàn toàn cảm thấy thú vị với thi phẩm Roman Triptych của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Câu trả lời là ‘đúng thế’, vì triết gia với tư cách một kiến tạo gia tư tưởng là một ‘nhà tư tưởng’, trong khi đó nhà thơ với tư cách sáng tạo hình ảnh là một ‘vị thị kiến’. Chính vì là một ‘vị thị kiến’ mà thi sĩ có thể ‘thấy’ và diễn tả qua các ‘hình ảnh’ những gì một triết gia và thần học gia diễn tả bằng quan niệm vậy”. Sau hết, vị giáo sư bình luận này còn cho biết: “nhiều người đã hỏi là tại sao Đức Giáo Hoàng ở trên đời này lại cảm thấy nhu cầu cần phải trở về với việc viết thi phú, như Ngài đã làm khi còn trẻ. Trước hết, chúng ta phải nói rằng (Giáo Hoàng) Wojtyla đã hiến hầu như 4 thập niên để làm thơ, mặc dù phần lớn được phổ biến với những bút hiệu. Thứ hai, chúng ta phải nhớ rằng Wojtyla, ngoài việc là một ‘thần học gia’ không phải chỉ là một ‘thi sĩ’ mà còn là một ‘triết gia’ nữa. Trong vòng một năm, một tác phẩm mới sẽ được hiệu đính chất chứa tất cả mọi sáng tác triết lý Ngài đã phổ biến, tác phẩm này sẽ mang tựa đề là ‘Siêu Hình Tính của Con Người’”.
 

 

6/3 Thứ Năm

“Phải cùng nhau thực hiện một cuộc cải thiện tâm hồn cho việc yêu thương”
ĐTC Huấn Giảng trong Thánh Lễ Tro Thứ Tư

Lễ Thứ Tư Lễ Tro tại Rôma đã diễn tiến như sau. Trước hết là một buổi cầu nguyện ngắn vào lúc 5 giờ chiều tại Nhà Thờ Thánh Anselm ở Aventine Hill. Sau đó, đoàn người thống hối từ nhà thờ này tiến về vương cung thánh đường Thánh Sabina ở gần đó. Tại vương cung thánh đường này, ĐTC đã chủ tọa Phụng Vụ Lời Chúa, huấn giảng và ban phép lành cho tro, nhưng chủ tế Thánh Lễ là ĐHY Jozef Tomko.

Trong bài huấn giảng của mình, ĐTC đã nói về khía cạnh thống hối của cộng đồng, “nhất là trong những giây phút khó khăn này, những giây phút tiến vào một cuộc mạo hiểm lầm lạc hay trực diện với hiểm nguy, thì Lời Chúa, qua các vị tiên tri, thường kêu gọi các tín hữu hãy thực hiện việc thống hối: tất cả mọi người đều được kêu gọi, không trừ ai, từ già lão đến thơ nhi; mọi người hiệp với nhau để nài xin Thiên Chúa xót thương và thứ tha”.

Về vấn đề nhận tro vào ngày này, ĐTC nói nó dường như lỗi thời đối với xã hội ngày nay, thế nhưng, Ngài bảo, lời xức tro “hãy nhớ rằng mình là tro buị và sẽ trở về bụi tro” nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được làm nên bởi xác thịt và tinh thần; xác thịt sẽ chết và trở về với buị đất, nhưng “tinh thần được dựng nên bất tử. Tín hữu biết rfằng Chúa Kitô đã sống lại, chế ngự sự chết ngay thân thể của Người”. Về việc chịu tro ĐTC tiếp tục nhắc nhở chúng ta chỉ là tạo vật, mà còn là “tội nhân cần Thiên Chúa thứ tha để có thể sống theo Phúc Âm… Quan niệm hân hoan này thúc đẩy các tín hữu thực hiện tất cả những gì có thể ngay trong hiện tại tham dự vào một cái gì đó cho hòa bình mai hậu… Đó là mục đích của nguyện cầu và chay tịnh Tôi mời gọi tín hữu thực hiện khi đối diện với những đe dọa của chiến tranh đang đè nặng trên thế giới”.

Thế nhưng, “việc cầu nguyện và chay tịnh”, như ĐTC kết thúc bài huấn giảng của mình nhắc nhở: “phải được kèm theo bằng những việc thiện. Việc cải thiện phải được chuyển thành việc đón nhận và đoàn kết. Hòa bình dưới thế sẽ không bao giờ có bao lâu còn tiếp tục xẩy ra tình trạng đán áp dân chúng, còn những bất công trong xã hội và còn những chênh lệch về kinh tế. Những việc làm cùng với những can thiệp bề ngoài vẫn không đủ cho những cuộc đổi thay lớn lao và vững vàng hằng trông mong, mà còn cần phải cùng nhau thực hiện một cuộc cải thiện tâm hồn cho việc yêu thương nữa”.

“Chúng ta thực sự là người của Thiên Chúa trọn cuộc sống của mình”
ĐTC gặp hàng giáo sĩ Rôma hằng năm vào Mùa Chay

Sáng Thứ Năm, 6/3/2003, tại Sảnh Đường Clementine, theo truyền thống, ĐTC đã gặp hàng giáo sĩ Rôma. Trong bài huấn từ của mình, Ngài nói đến cuộc họp truyền thống này là cuộc gặp gỡ “trong năm thứ 25 Ngài phục vụ với vai trò là Giám Mục Rôma”. ĐHY Camillo Ruini, phó giám mục Rôma và hàng giáo sĩ Rôma đã biếu tặng Ngài một cuốn sách có tất cả những bài huấn từ của Ngài từ lần đầu tiên vào năm 1979.

Như Ngài đã nhấn mạnh đến hai khía cạnh của thiên chức linh mục trong tác phẩm “Tặng Ân và Mầu Nhiệm: Dịp Kỷ Niệm 50 Năm Linh Mục của Tôi” phát hành năm 1996, hôm nay, ĐTC cũng lập lại hai khía cạnh này nơi thừa tác vụ linh mục, “một thừa tác vụ tìm thấy sự thật và căn tính của mình nơi việc phát xuất từ và tiếp tục Chính Chúa Kitô cũng như từ sứ vụ Người lãnh nhận từ Chúa Cha”.

ĐTC đã nhắc nhủ hàng giáo sĩ Rôma nói riêng và thế giới nói chung là: “trong việc thi hành thừa tác vụ của mình, chúng ta thực sự là người của Thiên Chúa trọn cuộc sống của mình. Không phải chỉ đối với tín hữu là thành phần gần chúng ta nhất, mà còn đối với cả những ai yếu đuối và lung lay đức tin của họ, không thực hành đời sống Kitô hữu, đều là thành phần nhậy cảm đối với sự hiện diện và chứng từ của một vị linh mục thực sự là ‘một con người của Thiên Chúa’”.

Theo Ngài, để thực sự trở thành một con người của Thiên Chúa như thế, “con đường chính” hàng giáo sĩ cần phải theo đó là việc cầu nguyện, và tâm điểm của việc cầu nguyện này là Thánh Thể: “Thật vậy, chúng ta không còn con đường nào khác. Nếu chúng ta không khiêm nhượng và tin tưởng tìm cách tiến bước trên con đường thánh hóa này của mình, chúng ta sẽ tiến tới chỗ thỏa mãn với những nhượng bộ nho nhỏ là những gì từ từ trở thành lớn hơn, thậm chí cuối cùng chúng ta có thể đi đến chỗ, minh nhiên hay mặc nhiên, phản bội tình Thiên Chúa yêu chúng ta, kêu gọi chúng ta lên hàng linh mục”.

ĐTC còn ghép thiên chức linh mục vào Giáo Hội ở chỗ làm linh mục “nghĩa là mến yêu Giáo Hội như Chúa Kitô đã yêu mến Giáo Hội, ở chỗ hy hiến bản thân của chúng ta cho Giáo Hội. Chúng ta không được sợ đồng hóa chúng ta với Giáo Hội và hao mòn bản thân mình cho Giáo Hội”. Chưa hết, Ngài nói linh mục bao giờ cũng phải là một Vị Mục Tử Tốt Lành, yêu thương và phục vụ dân của mình. Họ lúc nào cũng phải là một con người của mối hiệp thông.

Để có thể bền vững với ơn gọi cao cả của mình, ĐTC nhắc nhở hàng giáo sĩ rằng: “Khi lòng chúng ta cảm thấy bị đè nặng bởi những khốn khó và thử thách, chúng ta hãy nhớ đến tính cách cao trọng của tặng ân chúng ta đã lãnh nhận, nhờ đó chúng ta lại có thể ‘hân hoan hiến thân’. Chúng ta thực sự là chứng từ và là dụng cụ của lòng Chúa xót thương nhất là nơi bí tích giải tội cũng như nơi tất cả mọi khía cạnh khác nơi thừa tác vụ của mình, chúng ta là và phải là những con người biết thông truyền niềm hy vọng và thi hành những hoạt động hòa bình và hòa giải”.
 

Những Người Do Thái và Hồi Giáo cùng Chay Tịnh cầu cho Hòa Bình

Trong huấn từ truyền tin Chúa Nhật 23/2/2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã kêu gọi dùng ngày Thứ Tư Lễ Tro, 5/3/2003, để thực hiện việc chay tịnh mà cầu nguyện cho hòa bình thế giới, một sáng kiến đã được các vị lãnh đạo Do Thái Giáo và Hồi Giáo hưởng ứng và cám ơn Ngài về sáng kiến này.

Vị chủ tịch Hiệp Hội Các Cộng Đồng Hồi Giáo ở Ý Quốc là Mohammed Nour Dachan đã nói với Đài Phát Thánh Vatican rằng “vào lúc này đây, cũng như vào các lúc khác từ ngày 11/9, Đức Giáo Hoàng đã thực hiện những lời kêu gọi chính đáng và xác đáng. Tôi nghĩ rằng Ngài có một chủ trương mà chúng ta hoàn toàn đồng ý, đó là không ai được sử dụng tôn giáo cho những mục tiêu khác, nhất là những mục tiêu hướng chiều về đánh đấm. Chay tịnh là một cái gì rất đẹp. Trong Hồi Giáo có câu ‘Chay tịnh là một điều bí mật giữa một người tôi tớ với Chúa của mình’, vì không ai có thể biết được tôi ăn hay không ăn – nó là một điều bí mật”.

Vị phó chủ tịch Hội Nghị Do Thái Âu Châu là bà Tullia Zevi cũng cho Đài Phát Thanh Vatican biết rằng bà ủng hộ Ngày Thứ Tư Lễ Tro như được Đ Gioan Phaolô II đề nghị. Theo bà, “Cuộc xung khắc hôm nay đây khó có thể chỉ gói gọn vào Iraq. Nói chung, các quan sát viên phỏng định là cuộc mở màn chiến tranh đánh Iraq có thể sẽ lan khắp cả vùng Trung Đông. Tôi cũng biết rằng ở Do Thái, đại đa số các quốc gia đều bị rùng mình bởi những cuộc khủng bố tấn công phạm đến thành phần dân sự là những gì tạo nên tình trạng khó khăn (đối với những biện pháp phòng vệ)”.
 

Làm Sao Để Duy Trì Nền Hòa Bình Bền Vững


Trước cuộc khủng hoảng Iraq, Màn Điện Toán Zenit đã thực hiện cuộc phỏng vấn với linh mục triết gia Jésus Villagrasa, vị đã trình bày đề tài “Hòa Bình Dưới Thế, Thực Tế Thê Lương và Nỗ Lực Lâu Bền” tại Regina Apostolorum Pontifical Athenaeum liên quan đến những nguyên tắc duy trì một nền hòa bình bền vững.


Vấn     Tình hình quốc tế hiện nay hình như rất khác với tình hình mở đầu thập niên 1960, thời điểm Đức Gioan XXIII viết bức thông điệp “Bình An Dưới Thế”, một thông điệp đã được ĐTC Gioan Phaolô II sử dụng cho Sứ Điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình 2003.


Đáp     Có lẽ cũng không nhiều lắm. Tình trạng phúc hạnh và hoan lạc năm 1989 đã qua rồi, thời Bức Tường Bá Linh sụp đổ, bức tường biểu hiệu cho việc phân chia hai khối kình địch nhau trong những năm Chiến Tranh Lạnh, cũng là thời đã lập lại câu nói thời danh của Chateaubriand nói lên sau những trận chiến của Napoleon: “Có thể nói rằng thế giới cũ đang chấm dứt cho một thế giới mới mở màn”. Thật vậy, các vị lãnh đạo của thứ siêu cường chiến thắng đã tuyên bố là rạng đông của một “trật tự mới của thế giới” của “triều đại luật pháp chứ không phải luật rừng” sẽ chủ trị. Dự án đại sự cho một trật tự mới của thế giới được đặt nền móng trên chế độ dân chủ này, tình trạng tự do buôn bán và nền an ninh hoàn vũ được tỏ hiện dường như không bị đe dọa bởi việc khủng bố nguyên tử và bị Cộng Sản đán áp. Trong cuốn “Kết Thúc Lịch Sử” của mình, Francis Fujuyama đã hướng đến những thời điểm hòa bình và thịnh vượng nhờ ở cuộc chiến thắng của nền dân chủ cũng như ở tình trạng tự do buôn bán. Viễn ảnh thanh thỏa này vẫn chưa được hiện thực. Tự do lại càng khó đạt được và hòa bình không vững chắc lắm như người ta nghĩ.


Vấn     Đâu là những dấu hiệu cho thấy cái nứt nẻ nơi thứ trật tự mới của thế giới này?


Đáp     Kinh tế, chính trị và và vấn đề phòng vệ đã góp phần vào cuộc hỗn loạn cả thể này. Nền kinh tế thế giới đã tách rời và làm bần cùng hóa những ai không biết cách hay không có khả năng để hội nhập vào thị trường hoàn vũ. Những cuộc khủng hoảng tài chính ở Mễ Tây Cơ năm 1994, của Á Châu năm 1997 và của Á Căn Đình năm 2001 đã cho thấy những cái yếu kém của hệ thống tài chính hoàn cầu. Những nhóm thương vụ lớn, có những lúc được thiết lập bởi các thứ tháp nhập, đã vỡ toang ra như bót bóng xà bông, như Enron, AOL Warner, WorldCom. Nơi cuộc khủng hoảng Iraq không có một thứ quyền bính chính trị có khả năng bảo toàn luật lệ quốc tế và hòa bình; Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, Khối NATO Minh Ước Bắc Đại Tây Dương và Khối Hiệp Nhất Âu Châu bị chia rẽ trầm trọng. Những liên hệ giữa các nền văn minh lớn cũng bị đe dọa bởi trào lưu bảo thủ ở Trung Đông và hạ lục Ấn Độ. Những cuộc bất dung nhượng bùng nổ ở những thành phố đa văn hóa ở Tây Phương. Việc liên thuộc hơn nữa về kinh tế, kỹ thuật và điện toán trên trái đất này cũng đã làm tăng thêm những thứ đe dọa cho nền an ninh của thế giới. Những cuộc tấn công vào Tòa Tháp Đôi đã cho thấy tất cả tính cách hung tợn của sự dữ nơi một cuộc khủng bố quốc tế có thể xẩy ra không áy náy, xẩy ra một cách kinh khiếp và dễ dàng. Trong một tương lai không xa lắm, thứ khủng bố này có khả năng không khó lắm nắm trong tay những thứ khí giới đại công phá. Chính vì những mối đe dọa mới này xẩy ra vấn đề liên quan đến cái thuyết “chiến tranh ngăn ngừa” là những gì gây ra những phản ứng trầm trọng về luân lý nơi những khối lớn.


Vấn     Tại sao dự án trật tự mới của thế giới không thành, và tại sao thế giới lại rơi vào một tình trạng hỗn loạn như thế?


Đáp     Câu trả lời rất đơn giản nhưng lại đầy những hậu quả. Đó là thiếu một trật tự về luân lý cần phải có để điều hành và bảo trì lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự. Đây là cái tính cách hợp thời của nội dung bức thông điệp “Hòa Bình dưới thế”. Trong Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Hòa Bình năm nay, một sứ điệp nhắc lại bức thông điệp này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đặt ra những vấn đề rất quan trọng: “Tình trạng lộn xộn này sẽ được thay thế bằng một thứ trật tự nào đây, để nhờ đó con người nam nữ có thể sống trong tự do, công lý và an ninh? Và vì thế giới, giữa tình trạng hỗn độn của mình, vẫn tiếp tục theo “trật tự” và được tổ chức ở những cách thế khác nhau, về kinh tế, văn hóa, thậm chí cả chính trị, mà một vấn đề khẩn trương không kém đã được nẩy lên, đó là dựa vào những nguyên tắc nào mà những hình thức trật tự thế giới mới này đã xuất đầu lộ diện? Những vấn nạn khó với này cho thấy rằng vấn đề trật tự nơi hoạt vụ thế giới, vấn đề của một thứ hòa bình cần phải hiểu cho đúng đắn, không thể nào tách biệt khỏi những vấn đề nguyên tắc luân lý”. Thiếu lãnh vực luân lý này, những dự phóng lớn lao, như Cộng Sản hay tư bản buông thả, đều trở thành những cấu trúc có vẻ vững chắc nhưng thực sự rất yếu kém vì chúng không có nền tảng; chúng giống như bức tượng khổng lồ trong thị kiến của vua Nebuchadnezzar, với một bộ mặt hết sức sáng sủa và khủng khiếp; đầu hắn bằng vàng ròng, ngực và đôi cánh tay bằng bạc, bụng và thắt lưng bằng đồng, đôi cẳng bằng sắt, đôi chân vừa bằng sắt vừa bằng sành. Thế nhưng, chỉ cần lấy đá chọi vào đôi chân của hắn, nó sẽ tan tành như chấu trên sân lúa mùa hè bị gió cuốn đi mất tiêu chẳng còn tí dấu vết nào.


Vấn     Vậy thì thực tế mà nói đâu là những nền tảng luân lý cần thiết cho việc chung sống dân sự hòa bình cũng như cho một thứ trật tự mới của thế giới xứng với với con người?


Đáp     Thông điệp “Hòa Bình dưới thế” đã nêu lên 4 điều, đó là sự thật, công lý, đoàn kết và tự do. Bức thông điệp này đã nói rằng một cách thực tế rằng chiến tranh không còn là một phương tiện xứng hợp để bù đắp lại quyền lợi bị vi phạm ở lãnh vực quốc tế, và những cái khác nhau từ từ xuất hiện nơi các dân tộc và các quốc gia cần phải giải quyết bằng những cuộc thương thảo và những bản hiệp ước. Bức thông điệp này đề nghị một cách thực tiễn là để phát động một “thứ công ích đại đồng” thì cần phải có một bản hiến pháp liên quan đến quyền bính chung ở tầm mức quốc tế, một thứ quyền bính được thiết định không phải bằng cưỡng ép hay võ lực sonh được các quốc gia đồng ý thỏa thuận. Nó không được trở thành một thứ siêu quốc mà phải tôn trọng nguyên tắc trợ thuộc và quyền bính xứng hợp với mỗi quốc gia.


Vấn     Nói cách khác, cha đang nói về một thứ hòa bình ngăn ngừa phải không?


Đáp     Nhưng mơ tưởng năm 1989 về một thứ hòa bình đại đồng có lẻ chỉ là những thứ mộng tưởng mà thôi. Hòa bình là một tặng ân trời ban cần phải được nguyện cầu mới được, song nó cũng là một “nỗ lực liên lỉ” nữa, một thắng đoạt. Một số người đồng ý với câu nói là “nếu các người muốn hòa bình thì hãy sửa soạn chiến tranh”. Càng thực tế, nhân bản và Kitô Giáo hơn khi nghĩ rằng: “Nếu các người không muốn chiến tranh thì hãy sửa soạn cho hòa bình”. Hòa bình có một ý nghĩa cao cả hơn cả không có chiến tranh. Theo Công Đồng vừa rồi thì hòa bình không phải chỉ là tình trạng vắng bóng chiến tranh, hay ở tại việc cân bằng các lực lượng đối lập, hoặc phát xuất từ một thứ lãnh đạo lộng hành, mà chính thực được gọi là công việc của công lý.


Vấn     Vậy thì Giáo Hội có thể làm gì nữa ngoài việc giảng dạy những nguyên tắc luân lý?


Đáp     Sứ vụ chính của Giáo Hội là thực hiện việc truyền bá phúc âm hóa, một việc bao gồm cả vấn đề rao giảng những nguyên tắc này. Thế nhưng, Giáo Hội còn làm hơn thế nữa. Giáo Hội đang vận dụng tất cả mọi nghị lực thiêng liêng của mình, nhất là vấn đề cầu nguyện và thống hối cho hòa bình. Tòa Thánh không ngừng thực hiện những cách thức tốt đẹp trong việc ngoại giao của mình. Giáo Hội không đưa ra những quyết định cụ thể cũng không đóng vai trò thay thế cho những ai đang nắm quyền trong việc đi đến quyết định. Giáo Hội giới hạn mình trong việc hướng dẫn và soi sáng lương tâm của người tín hữu, nhất là lương tâm của những ai mang trách nhiệm nặng nề không thể thay thế trong việc quản trị trần thế. Như thông điệp “Hòa Bình dưới thế” đã làm, Giáo Hội kêu gọi những người Công Giáo hãy chủ động tham dự vào sinh hoạt chính trị cũng như trong việc hợp tác vào vấn đề tiến bộ cho công ích của nhân loại. Người Công Giáo nào chỉ biết than trách về tình trạng lộn xộn hiện nay, cho mình là một con người chỉ biết cầu hòa, và không làm gì để mang Phúc Âm vào các thực tại trần thế, là người không hết mình phục vụ cho hòa bình là hoạt động của công lý.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 27/2/2003.
 

 

4/3 Thứ Tư


Giáo Hội can thiệp… Mỹ Nga đối chọi… Sinh Viên phản chiến…


Thứ Hai 3/3/2003, để minh định những tin đồn của báo chí Ý cho rằng ĐTC sẽ đến Liên Hiệp Quốc để nói về vấn đề Iraq, văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha không hề có dự định này: “Hiện nay Đức Thánh Cha không có dự tính nào trực tiếp đến Liên Hiệp Quốc cả”. Sở dĩ có vấn đề minh định này là vì báo chí cho rằng nếu ĐHY Pio Laghi không thuyết phục được Tổng Thống Bush thì chính ĐTC phải ra mặt với Liên Hiệp Quốc. Cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Bush và ĐHY sứ giả được dự định vào Thứ Tư 5/3/2003. Tuy nhiên, trước cuộc họp này đã có một cuộc họp sơ khởi fdiễn ra hôm Thứ Hai 3/3/2003 giữa bà cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Bush là Condoleezza Rice với 4 vị Hồng Y Công Giáo là Theodore McCarrick ở Washington, DC, Edward Egan ở Nữu Ước, Anthony Bavilacqua ở Philadelphia, và William Keeler ở Baltimore. Nội dung của cuộc họp này ra sao không được tiết lộ.


Thứ Ba, 4/3/2003, ĐTC tiếp Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi để bàn về những giải pháp cho cuộc khủng hoảng Iraq. Cũng như Tây Ban Nha, vị thủ tướng này cũng ngả về phe chủ chiến Hoa Kỳ. Không biết còn vị chính khách nào sau vị thủ tướng này nữa chăng đến gặp ĐTC, như từ Nước Nga hay Pháp. Cho đến nay, kể như ĐTC đã gặp phó thủ tướng Iraq, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc, Thủ Tướng Tây Ban Nha, và qua hai vị giả của mình, Ngài cũng đã gặp cả Tổng Thống Iraq và Tổng Thống Bush.

 

Mặc dù đã nỗ lực vận động, nhưng cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn không nắm chắc trong tay sẽ chiếm được đủ chín phiếu, trong đó không có một phiếu veto phủ quyết nào của Hội Đồng Bảo An. Cho đến Thứ Ba, 4/3/2003, chính phủ Bush cũng cho biết nếu không ăn chắc bản quyết định mới do họ phác họa và dự tính yêu cầu Hội Đồng Bảo An bỏ phiếu sau khi hai trưởng ban thanh tra tường trình vào Thứ Sáu 7/3/2003. Phần ông bộ trưởng nội vụ Colin Powell đã nói với đài Channel 4 News biết rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đi một mình hay với liên minh của mình, nếu không được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ: “Chúng tôi sẽ đợi xem họ nói gì vào Thứ Sáu, sau đó tôi có thể nói là vào một thời gian không xa. Chúng tôi không nói tới một thời gian dài. Tôi không muốn nói ngay về mấy ngày, mấy tuần hay một tuần, song chắc chắn tôi nghĩ là tuần tới chúng tôi phải đưa ra những cứu xét quan trọng cho những gì sẽ xẩy ra”. Còn về vấn đề Thổ Quốc từ chối cho Hoa Kỳ lập căn cứ quân sự, ông bộ trưởng nội vụ này cho biết quả là một điều “trái ý”, thế nhưng, theo ông, điều ấy cũng không cản trở Hoa Kỳ thi hành sứ vụ của mình “một cách trọn vẹn và hiệu nghiệm đạt được các mục tiêu của chúng tôi”. Cho đến nay, quân lực của Hoa Kỳ ở Vùng Vịnh đã lên tới gần 300 ngàn. Phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc là Ari Fleischer cho biết “việc bầu bán nên làm. Nó không cần thiết. Vị Tổng Thống này đã nói rõ rồi, đó là… dù Liên Hiệp Quốc có bỏ phiếu hay không chúng tôi cũng giải giới Saddam Hussein với liên minh tình nguyện. Chúng tôi đang tiến hành mọi dự định cho cuộc bỏ phiếu này”.

 

Trong khi đó, vào ngày Thứ Ba 4/3/2003, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã lập lại lời yêu cầu của ông về vấn đề cho việc thanh tra vũ khí thêm thời gian, nhất là sau vụ Iraq đã ra tay tự giải giới từ cuối tuần vừa rồi: “Chúng ta hãy nghe các thanh tra viên tường trình vào Thứ Sáu để coi hội đồng này tiến hành ra sao”. Ông cho việc Iraq hủy hoại các phi đạn tầm xa là “một diễn tiến tích cực” và cho biết quyết định của hội đồng này về Iraq sẽ tùy thuộc vào những tường trình vào Thứ Sáu tới đây.

 

Cũng vào hôm Thứ Ba 4/3/2003, ngoại trưởng Nga Igor Ivanov, trong cuộc viếng thăm Luân Đôn, đã nhấn mạnh với Đài BBC World Service là Moscow sẽ không ủng hộ bất cứ biện pháp nào đưa đến chiến tranh, hay không bỏ phiếu cho bất cứ một quyết định mới nào về Iraq. Ông cho biết bản quyết định hiện hành 1441 không hề nêu lên vấn đề quân sự, nếu Hoa Kỳ sử dụng võ lực mà không có quyết định khác sẽ là “một lỗi lầm trầm trọng đưa tới những hậu quả hệ trọng”. Ông còn cho biết: “Nếu tình hình thật sự đòi buộc, dĩ nhiên Nga sẽ dùng quyền phủ quyết của mình như một biện pháp cực chẳng đã để ngăn ngừa diễn biến tệ hại nhất của tình hình ấy. Nga không ủng hộ bất cứ quyết định nào trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến việc đánh nhau với Iraq”. Tuy nhiên, ông ngoại trưởng này cũng nhấn mạnh đến vai trò của các thanh tra viên: “Chúng tôi muốn ông Blix và ElBaradei vào ngày 7/3 đưa ra một dự án hoạt động rõ ràng… và cho biết dự án này sẽ kéo dài bao lâu. Tất cả chúng ta đã yêu cầu Iraq thực hiện cho tới nay, Iraq đã thi hành. Bởi thế, các thanh tra viên phải phác ra một hoạt trình cụ thể”.

 

Vào Thứ Tư 5/3/2003, một cuộc phản chiến của sinh viên Hoa Kỳ toàn quốc với chủ đề “Sách Vở chứ không phải Bom Đạn – Books not Bombs” do Liên Minh Hòa Bình của Giới Trẻ và Sinh Viên Toàn Quốc tổ chức. Theo dự định thì có khoảng 230 đại học và trung học sẽ tham dự cuộc xuống đường cả ngày này. Ở hầu hết các trường thì cuộc biểu tình này sẽ bắt đầu từ trưa. Không giống như cuộc xuống đường phán chiến tranh Việt Nam trước đây, những cuộc xuống đường phản chiến làm cho sinh viên phải mất ngày học hay đóng cửa trường cả tuần lễ. Lần này, nhiều nhóm đã chọn biểu tình chừng mấy tiếng đồng hồ, hoặc chỉ trong buổi sáng hay buổi chiều. Theo Sara Ahmed, một trong những người trong ban tổ chức cho biết liên minh hòa bình này cũng chỉ có mục đích gửi sứ điệp cho chính phủ Bush cũng như cho các nhà giáo đại học cũng như trung học là có thể ngăn tránh chiến tranh: “Chúng tôi không muốn thấy cuộc chiến tranh này là một trận đấu cao bồi. Mỗi tòa nhà chúng ta dội bom ở Baghdad sẽ là một ngày 11 tháng 9 khác. Sẽ có những người dân vô tội chết ở đó”.


Nhận định của Thời Điểm Maria: Nếu có những người không biết xấu hổ (phản chiến khỏa thân cuối tuần vừa rồi) mà còn biết phân biệt lành dữ đúng sai, “tôi muốn nói với tất cả các nhà lãnh đạo thế giới có ý nghĩ là họ không hung bạo như Saddam Hussein rằng các người nói dối, các người thực sự là muốn đánh đấm, các người chưa tận dụng hết mọi đường lối ngoại giao”, thì tại sao lại có những con người lãnh đạo của một chính phủ siêu cường đệ nhất thiên hạ không biết hổ ngươi là gì nhỉ? Nếu sinh viên học sinh còn trẻ người non dạ mà còn biết nhận định phải trái, nhận thấy lợi hại, “Chúng tôi không muốn thấy cuộc chiến tranh này là một trận đấu cao bồi. Mỗi tòa nhà chúng ta dội bom ở Baghdad sẽ là một ngày 11 tháng 9 khác. Sẽ có những người dân vô tội chết ở đó”, thì tại sao lại có những đỉnh cao trí tuệ loài người cứ ngông cuồng lao đầu vào những mưu đồ hầu như không biết thế nào là khôn ngoan, là thiện ích, là tình thương nhỉ?
 

 

4/3 Thứ Ba


ĐTC tiếp các vị giám mục Romania dịp viếng thăm ngũ niên của các vị và nói về vấn đề đại kết, gia đình và tử đạo


Sáng Thứ Bảy 1/3/2003, ĐTC đã tiếp các vị giám mục này và nhắc lại “cảm nghiệm” của Ngài vào lần viếng thăm xứ sở của các vị hồi Tháng Năm 1999 về “cảm tình nồng nhiệt của dân chúng Rômania giành cho Giáo Hoàng”. Chia sẻ bằng tiếng địa phương của các vị, ĐTC đã tuần tự đề cập đến những điểm chính yếu sau đây:


Thứ nhất, Ngài nhấn mạnh rằng hai lễ nghi (Latinh và Hy Lạp) của Giáo Hội Công Giáo ở Rômania “là một thiểu số rất năng động về lãnh vực thiêng liêng và xã hội. Tôi biết rằng các cộng đồng của Quí Huynh sát cánh làm việc với đa số Chính Thống của xứ sở này, hợp tác… bằng một tinh thần huynh đệ cũng như bằng lòng tương kính”. ĐTC cũng nói tới hoạt động quan trọng của Ủy Ban Hỗn Hợp về Việc Đối Thoại giữa Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp và Giáo Hội Chính Thống Rômania.


Tiếp theo, ĐTC nói đến lãnh vực mục vụ quan trọng cho các gia đình, một lãnh vực đã thực hiện những cuộc gặp gỡ với Chính Thống Giáo, “vì cả hai đều nhận thức được các vấn đề thách đố các gia đình”, trong số đó, theo Ngài, là “tính cách mỏng dòn dễ đổ vỡ của các đôi phối ngẫu, việc di dân liên tục của các gia đình trẻ đến các quốc gia bên phía tây, gửi gấm con cái về sau cho ông bà, tình trạng vợ chồng bị bó buộc xa nhau, nhất là khi chính người mẹ phải rời nhà để đi tìm việc làm, tình trạng lan tràn việc thực hiện vấn đề phá thai cũng như việc ngừa thai bằng cách phương pháp phản với phẩm vị của con người”.


Sau đó, Ngài đề cập đến nhu cầu cần thiết của việc truyền bá phúc âm hóa và gương tử đạo của nước này. Theo Ngài, “làm sao chúng ta có thể quên được cái di sản buồn thảm của chề độ độc tài cộng sản ngay nơi xứ sở của Quí Huynh như được thấy nơi cuộc khủng hoảng về quan niệm Kitô Giáo về cuộc sống”. Ngài nói rằng phận sự của Giáo Hội trong việc truyền bá phúc âm hóa thì “mênh mông bát ngát” và cần phải “hợp với anh chị em của chúng ta trong Giáo Hội Chính Thống Rômania… Cần phải mở ra các trung tâm huấn luyện giới trẻ để họ có thể biết được gia sản Phúc Âm chung, nhờ đó họ có thể làm chứng cho gia sản này một cách quyết liệt trong xã hội”. ĐTC đã nêu lên “chứng tá hùng hồn của những người Công Giáo Rômania thuộc cả hai lễ nghi đã trải qua khổ đau không tả dưới chế độ cộng sản”, như ĐHY Alezandru Todea, vị mới chết năm vừa rồi, và 7 vị giám mục đã chịu tử đạo đang được cứu xét để phong thánh. Ngài nhấn mạnh là “nếu thực sự nhân dân Rômania…. đã biết làm sao để chống lại chủ nghĩa duy vật vô thần hung tàn, bảo trì cái gia sản được Kitô Giáo loan truyền, thì giờ đây cũng cần phải kiến tạo nên nơi tâm can của người tín hữu kho tàng nội tâm phong phú này… Quí Huynh đừng sợ. Thiên Chúa đang chúc lành cho các nỗ lực của Quí Huynh, với chứng cớ là con số dự sinh linh mục trong các chủng viện của Quí Huynh liên lỉ tăng phát”.


Sau hết, ĐTC sang đến vần đề tiến trình Rômania hội nhập vào một lãnh vực rộng lớn hơn thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu và các cơ cấu của lục địa này. Ngài nói đó là một sự kiện đáng mừng nhưng không phải là không có những nguy hiểm trong đó, nhất là nếu Rômania để mình quên đi gia sản Kitô Giáo của mình và “chạy theo trào lưu hưởng thụ và khuynh hướng cá nhân vị kỷ chủ nghĩa”. Ngài nhắc nhở nhân dân Rômania rằng họ “chẳng những lãnh nhận một điều gì đó mà họ còn có cả một gia sản thiêng liêng, văn hóa và lịch sử để cống hiến nữa, làm lợi ích cho mối hiệp nhất và sinh lực của toàn thể lục địa này”.


Để kết thúc, Ngài đã bày tỏ vấn đề khẩn trương trong việc tiến đến chỗ hoàn toàn hiệp nhất giữa Kitô hữu với nhau. Ngài “cầu xin Chúa làm cho ngày hồng phúc này xẩy ra khi những người Công Giáo và Chính Thống có thể cùng nhau lãnh nhận Thánh Thể ở cùng một bàn thờ…. Lễ nghi Latinh và lễ nghi Byzantine cùng nhau làm cho Giáo Hội của Quí Huynh nên duyên dáng hơn. Quí Huynh hầu như đang hoạt động ở một ‘phòng thí nghiệm’ thiêng liêng, nơi mà các kho tàng phong phú của Kitô Giáo phân rẽ có thể cho thấy tất cả sức mạnh và sinh lực của mình”.


ĐTC gặp gỡ hằng năm với chủng sinh Rôma và chia sẻ kinh nghiệm làm chủng sinh chui


Tối Thứ Bảy 1/3/2003, toàn thể chủng sinh, nhân viên và giám đốc của Đại Chủng Viện Rôma Đức Bà Của Lòng Tin Tưởng Cậy Trông đã theo truyền thống hằng năm đến gặp ĐTC tại Sảnh Đường Phaolô VI. Trong cuộc gặp gỡ này, chương trình bao gồm bài Diễn Từ được dựa theo đời sống và các công việc của Thánh Faustina Kowalska cũng như được trình diễn bởi các chủng sinh và ca đoàn của địa phận Rôma, rồi sau đó là bài huấn từ của Đức Thánh Cha. Thường thì ĐTC gặp gỡ họ ngay tại chủng viện của họ, ngôi chủng viện ở ngay sát với Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô, vào lễ Đức Bà Của Lòng Tin Tưởng Cậy Trông, một lễ được cử hành vào Thứ Bảy trước Thứ Tư Lễ Tro. Chủng viện được thành lập vào năm 1565, đầu tiên ở Đại Học Rôma là đại học do Thánh Ignatiô thành lập năm 1551 và được các cha Dòng Tên điều hành cho tới khi dòng này bị đóng cửa năm 1773. Sau này chủng viện được gọi là Chủng Viện Rôma, nhưng vẫn được di chuyển qua mấy địa điểm cho đến khi cố định ở vị trí hiện nay. Sở dĩ chủng viện này được gọi là Đức Bà Của Lòng Tin Tưởng Cậy Trông là vì, theo văn khố ghi lại, một lời khấn hứa với Đức Mẹ vào năm 1837 trong một cơn dịch tả kinh hoàng.


Qua bài huấn từ của mình, ĐTC đã nhắm đến lời nguyện vắn Chúa Giêsu dạy chị Thánh Faustina: “Lạy Chúa Giêsu, con tin nơi Chúa!”. Theo Ngài, “đây là một tác động đơn sơ nhưng sâu xa trong việc bày tỏ lòng tin tưởng và phó mình cho tình yêu Thiên Chúa”, một lời nguyện “có thể biến đổi cuộc sống. Trong những cuộc thử thách cùng với những khó khăn không thể tránh được trong cuộc sống, cũng như trong những lúc vui mừng và sốt sắng, việc phó mình cho Chúa làm cho linh hồn tràn đầy bình an, đưa chúng ta đến chỗ nhìn nhận thượng quyền của hoạt động thần linh, và hướng tinh thần về sự khiêm nhượng và chân lý… Nơi trái tim Chúa Giêsu, những ai khổ sầu vì những buồn đau trong cuộc sống tìm thấy được an bình; những ai chịu đựng khổ đau và bệnh nạn cảm thấy nhẹ nhàng; những ai cảm thấy tâm hồn bất ổn và phiền muộn cảm thấy hân hoan, vì trái tim Chúa Giêsu đầy tràn những ủi an và yêu thương cho những ai tin tưởng trái tim của Người”.


ĐTC nói rằng, khi Mẹ Maria bảo các người phục dịch ở tiệc cưới Cana “hãy làm những gì Người bảo”, là Mẹ đang thúc giục họ hãy tin vào Chúa Kitô. Ngài cảm nhận thêm là Mẹ Maria, “một bậc thày ngoại hạng về đời sống thiêng liêng”, đã chia sẻ với Chúa Giêsu “niềm vui cũng như nỗi lo âu, những tha thiết và đau khổ, thậm chí cho đến cuộc hiến tế cuối cùng trên cây Thập Giá, nhờ đó Mẹ cũng thông phần với Người cuộc Phục Sinh vinh hiển, cũng như trong việc nguyện cầu với các Tông Đồ ở Nhà Tiệc Ly chờ đợi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống”.


ĐTC cũng kể lại kỷ niệm của Ngài khi còn là chủng sinh học chui trong thời gian Nazi xâm chiếm đóng cửa các chủng viện toàn quốc” ĐHY Sapieha, vị giám mục của Tôi ở Krakow, đã lập một thứ chủng viện chui này và Tôi học ở đó, anh em có thể gọi nó là một thứ chủng viện hầm trú”. Ngài cũng chia sẻ là trong buổi Diễn Từ vừa rồi Ngài đã nhớ lại quá khứ cũng như nhớ đến Thánh Faustina, vì nữ thánh đã sống ở và nay lại được chôn cất gần Krakow, tức gần khu hóa chất ở Solvay là nơi Ngài còn trẻ đã phải làm việc 4 năm trong thời chiến cũng là thời Balan bị Nazi chiếm đóng: “Tôi chưa hề mơ tưởng khi còn là một lao công bấy giờ là Tôi đang nói về kinh nghiệm này với các chủng sinh Rôma với tư cách là một vị Giáo Hoàng”. Ngài thú nhận là Ngài không bao giờ quên được những ngày ấy, những ngày vừa là lao công vừa là chủng sinh ấy. Ngài cho biết bấy giờ Ngài làm việc một ngày 8 tiếng, Ngài đọc sách siêu hình học và triết học khi làm việc, khiến các bạn đồng nghiệp của Ngài lấy làm lạ lùng về việc đọc sách của Ngài và tìm cách giúp Ngài có giờ giấc và nơi chốn để học hành nữa. Ngài nói, sở dĩ Ngài đã có thể sống những năm tháng học chui này là nhờ lòng tin tưởng nơi Chúa và Mẹ Chúa.

 

Sứ Giả hòa bình... Iraq giải giới nhưng... Phản chiến khỏa thân.

 

Tờ Nhật Báo Ý Il Corriere della Sera ngày Thứ Hai 3/3/2003 đã phổ biến cuộc phỏng vấn với ĐHY Pio Laghi, vị sứ giả của Tòa Thánh đang sửa soạn lên đường sang Hoa Kỳ. Vị sứ giả nói: “Tôi sẽ đi bất chấp tất cả mọi khó khăn, dù hy vọng mong manh”. Sáng kiến của ĐTC là chứng từ của một lòng cậy trông mãnh liệt mà ĐTC đã “trao nó cho tôi và Ngài cũng trao cho cả con người mà Ngài xin tôi đến gặp. Thay mặt Ngài, tôi sẽ nhấn mạnh đến vấn đề cần phận tận cụng mọi đường lối ôn hòa. Chắc chắn là cần phải làm sao để giải giới Saddam và chế độ của ông ấy, nhưng nó cần phải làm sao thực hiện mà không cần phải sử dụng đến võ lực bao nhiêu có thể”. ĐHY nói ngài sẽ cố gắng sẽ “chiếu giãi ánh sáng vào bóng tối của những âm dội vang lên từ một cuộc chiến tranh có thể xẩy ra, cũng như nỗi sâu thương và bất công nó có thể gây ra cho rất nhiều con người ta”. ĐHY dự định sẽ hỏi Tổng Thống Bush là “có thích đáng hay chăng việc đào sâu thêm một hố ngăn cách giữa các dân nước?”


Vị hồng y này trước đây là bạn thân tình với vị tổng thống khóa trước cũng như với vị tổng thống Bush cha. Khi Ngài là khâm sứ tòa thánh ở Wasginhton thì Bush cha mới là phó tổng thống. Vị hồng y bày tỏ cảm nhận của mình về “mối thân hữu này đã kéo dài và tỏ ra rất tôn trọng tôi. Có sự tôn trọng, quí hóa và cảm mến. Tôi không có liên hệ như thế với vị đương kim tổng thống này. Chúng tôi sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt và lịch sự nói chuyện với nhau, nhưng nó sẽ không phải là một cuộc gặp gỡ giữa những người bạn cũ”.

 

Cuối tuần vừa rồi, Thứ Bảy 1 và Chúa nhật 2/3/2003, theo các thanh tra viên, Iraq đã hủy 10 phi đạn tầm xa và Thứ Hai họ dự định sẽ hủy thêm 9 phi đạn Al Samoud 2 nữa. Thế nhưng, theo Tướng Amer Al-Saadi, cố vấn khoa học của tổng thống, cho biết hôm Chúa Nhật 2/3 là “công việc của ông là để cất đi tất cả mọi lý lẽ được viện ra để gây chiến một cách hợp pháp… tức là theo đường lối Liên Hiệp Quốc. Nếu nhờ thế Iraq không vi phạm mà nếu chiến tranh xẩy ra, nếu chiến tranh bùng nổ thì không phải là vì Iraq đã không làm tất cả những gì nước này có thể làm liên quan đến việc giải giới”. Tuy nhiên, ông đồng thời còn nhấn mạnh rằng “nếu vào những thời gian đầu của thánh này lại xẩy ra là Hoa Kỳ sẽ không đi theo con đường hợp pháp này… thì tại sao chúng tôi lại phải tiếp tục chứ?” Trước những cuộc phản đối khắp thế giới từ thành phần dân chúng cũng như từ các quốc gia trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, hay từ Khối Liên Minh Ả Rập hoặc từ Thổ Nhĩ Kỳ, một số viên chức trong chính phủ Hoa Kỳ đang thúc giục tổng thống Bush là nếu ông thấy rằng cần phải sử dụng chiến tranh thì hãy ngăn chặn những mất mát về chính trị của ông và giờ đây hãy ra tay đi là vừa.

 

Hôm Chúa Nhật 2/3/2003, khoảng 300 phụ nữ hoàn toàn khỏa thân nằm trên sân vận động ở Sydney thành chữ “No War”. Một người trong họ cho biết “tôi muốn nói với tất cả các nhà lãnh đạo thế giới có ý nghĩ là họ không hung bạo như Saddam Hussein rằng các người nói dối, các người thực sự là muốn đánh đấm, các người chưa tận dụng hết mọi đường lối ngoại giao”. Vụ phản chiến khỏa thân này là vụ cuối cùng cho tới nay. Trước đó, ở bờ vịnh West Marin, California, cả 100 phụ nữ khỏa thân nằm thành chữ “peace”. Hôm Thứ Bảy, 1/3/2003, ở thủ đô Chí Lợi Santiago có cả 300 người nam nữ khỏa thân tụ nhau ở một công viên để hô hoán phản chiến, thậm chí đã diễn hành đến cả dinh tổng thống, khiến cho nhân viên công quyền phải dùng súng nước giải tán đám biểu tình này

 

3/3 Thứ Hai

 

Hòa Bình bất khả tách biệt với công lý đòi phải làm trọn tất cả những gì quốc tế đòi hỏi


(
Bản Văn Liên Tôn Hồi Giáo và Công Giáo về Vấn Đề Khủng Bố và Hòa Bình)
 

Tiểu Ban Liên Hợp giữa Tiểu Ban Thường Trực Al-Azhar Đối Thoại với Các Tôn Giáo Độc Thần và Hội Đồng Tòa Thánh về Vấn Đề Đối Thoại Liên Tôn đã thực hiện cuộc họp thường niên của mình ở Cairô, năm nay do Al Azhar al-Sharif chủ hội, vào những ngày 24-25/2/2003 cũng là ngày 23-24 tháng Dhu-I-Hijja năm 1423. Những vị hiện diện trong cuộc họp thường niên này gồm có Sheikh fawzi al-Zafzaf, Tiến Sĩ Ali Elsamman, Tiến Sĩ Mustafa al-Shak a, H.E. Nabil Badr, H.E. Fathi Marie, H.E. Đức Ông Michael Fitzgerald, H.E. Đức Ông Marco Dino Brogi, Đức Ông Khaled Akasheh, Đức ông Jean-Marie Speich và Linh Mục Daniel Madigan.

1. Đề tài chính để bàn giải là hiện tượng về khủng bố và trách nhiệm của các tôn giáo trong việc đối đầu với nó. Sau đây là những điểm đã được nhấn mạnh đến trong niên nghị này.

• Hai tôn giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo, loại trừ việc đàn áp và tấn công phạm đến con người, cùng với việc vi phạm đến quyền sống hợp lý của mọi người cũng như quyền được sống trong tình trạng an ninh và hòa bình.

• Các sách thánh nơi cả hai tôn giáo này phải được hiểu đúng với nội dung của chúng. Việc tách rời những đoạn văn khỏi nội dung của chúng và áp dụng những đoạn văn này để biện minh cho việc bạo động là trái với tinh thần của các tôn giáo chúng ta.

• Phải cẩn thận phân biệt giữa các sách thánh và giáo huấn của tôn giáo chúng ta với thái độ và các hành động gây ra bởi một số tín đồ của các tôn giáo này. Các thẩm quyền tôn giáo có phận sự phải đưa ra việc dẫn giải chân thực về các sách thánh, nhờ đó bảo toàn được hình ảnh thực sự của mỗi tôn giáo.

• Vì tầm quan trọng đối với việc hiểu biết xác đáng về tôn giáo của nhau, đề nghị thực hiện những cuộc gặp gỡ để trình bày về tương quan tôn giáo, để chia sẻ cảm nghiệm theo chiều hướng tôn giáo của nhau, cũng như để tạo cơ hội cùng nhau suy tư về giáo huấn của một tôn giáo không phải là của mình. Những cuộc gặp gỡ này còn có thể là những cơ hội cho những cuộc hội họp công cộng.

2. Tình hình hiện nay trở thành vấn đề cần thiết để Tiểu Ban Liên Hợp này suy nghĩ về những hậu quả có thể xẩy ra về cuộc chiến tranh đe dọa Iraq. Tiểu Ban này lên án việc sử dụng chiến tranh như đường lối để giải quyết những xung khắc giữa các quốc gia với nhau. Chiến tranh là chứng cớ cho thấy nhiên loại đã thảm bại. Nó gây ra tình trạng sát hại khủng khiếp mạng sống con người, tình trạng thiệt hại nặng nề cho các cơ cấu căn bản của đời sống con người cũng như của môi trường, tình trạng phân tán phần lớn dân chúng, và tình trạng bất ổn chính trị hơn nữa.
Trong những hoàn cảnh hiện tại còn gây ra tình trạng căng thẳng giữa những người Hồi Giáo và Kitô Hữu vì việc đồng hóa lầm lẫn về một số quyền lực Tây Phương với Kitô Giáo cũng như quyền lực Iraq với Hồi Giáo.

Chúng tôi mạnh mẽ xác nhận là cần phải tránh những lưỡng chuẩn. Hòa bình không thể tách rời công lý đòi phải làm trọn tất cả những gì quốc tế đòi buộc. Nguyên tắc này áp dụng một cách tổng quát và bởi thế cũng áp dụng vào trường hợp của cuộc xung khắc giữa Do Thái và Palestine. Việc giải quyết cuộc xung khắc này sẽ góp phần vào việc giải quyết nhiều vấn đề còn lại ở Trung Đông.

Các phần tử Hồi Giáo của Tiểu Ban này đón nhận chính sách rõ ràng cùng với những nỗ lực nhiệt tình của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc cổ võ hòa bình. Các phần tử Công Giáo của Tiểu Ban này đã tỏ lòng cảm mến những nhà lãnh đạo Hồi Giáo, trong đó có Grand Imam, Sheikh al-Azhar M. Sayyid Tantawi, vị đã dùng thẩm quyền của mình lên tiếng bênh vực hòa bình.

3. Tiểu Ban Liên Hợp này đã được thông báo về hội nghị đã được tổ chức ở Vienna Áo Quốc vào ngày 3/7/2002, trong đó Tiểu Ban Thường Trực Đối Thoại của al-Azhar đã đề nghị về việc sửa soạn một bản hiến chương cho việc đối thoại liên tôn. Trong bản hiến chương này, hai điểm có tính cách hết sức quan trọng cho việc đối thoại sẽ là 1) việc loại trừ vấn đề tổng quát hóa khi nói về các tôn giáo và cộng đồng của nhau, và 2) khả năng tự kiểm. Bản dự thảo này đã được Tiểu Ban Liên Hợp này đón nhận.

 

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu do Zenit phổ biến ngày 2/3/2003

 

 

Bản Phụ Đính Phản Chiến chống lại Bản Quyết Định Chủ Chiến


Thứ Hai 24/2/2003, Pháp, Nga và Đức đã trình HĐBALHQ Bản Phụ Đính (memorandum) của mình có tính cách chủ hòa, hoàn toàn chống lại khuynh hướng chủ chiến của Bản Quyết Định của Hiệp Chủng Quốc, Hiệp Vương Quốc và Tây Ban Nha cho rằng Iraq đã mất cơ hội giải giới cuối cùng. Sau đây là nguyên văn bản phụ đính chủ hòa này:


1. Việc giải giới hoàn toàn và hiệu nghiệm theo những quyết định hiện hành của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (UNSC) vẫn là một mục tiêu buộc phải làm của cộng đồng thế giới. Cái ưu tiên của chúng ta đây cần phải được đạt đến một cách ôn hòa bằng chính sách thanh tra vũ khí. Giải pháp quân sự chỉ là đường lối cuối cùng mà thôi. Cho tới nay, những điều kiện để sử dụng võ lực đánh Iraq chưa được trọn vẹn:


• Trong khi vẫn còn có những ngờ vực, chưa có chứng cớ cho thấy Iraq vẫn có những thứ khí giới đại công phá hay có những khả năng về lãnh vực này;
• Những việc thanh tra vừa đạt được vị trí trọn vẹn của chúng; chúng đang được thi hành không gặp trục trặc gì; chúng đã đạt được những thành quả;
• Cho dù chưa hoàn toàn thỏa đáng nhưng việc Iraq tỏ ra hợp tác đang khá hơn như đã được nhận định ở bản tường trình vừa rồi của vị trưởng ban thanh tra.


2. UNSC phải đẩy mạnh những nỗ lực của mình để nắm được cơ hội thực sự cho việc ổn định ôn hòa cuộc khủng hoảng này. Về vấn đề này, cần phải có những điều kiện tối ư quan trọng sau đây:
• Phải bảo trì mối hiệp nhất của UNSC;
• Phải tăng thêm áp lực trên Iraq.


3. Có thể hội đủ những điều kiện này, cũng như có thể đạt được mục tiêu chung của chúng ta đây bằng việc thực hiện những phác họa sau đây:


A) Có một chương trình hoạt động rõ ràng cho những việc thanh tra:


• Theo bản quyết định 1284 thì UNMOVIC [the United Nations Monitoring, Verification and Inspection Commission] và IAEA [International Atomic Energy Agency] phải nộp bản chương trình hoạt động của mình để được Hội Đồng Bảo An chuẩn nhận. Việc bày tỏ chương trình hoạt động này phải được thực hiện nhanh chóng, nhất là những công việc giải giới chính yếu còn lại cần phải được Iraq hoàn tất theo trách nhiệm của họ phải tỏ ra tuân hợp với những đòi hỏi giải giới của bản quyết định 687 (năm 1991) cùng với các bản quyết định liên hệ.
• Những công việc chính yếu còn lại phải được vạch ra theo cấp độ ưtien của chúng. Những gì đòi Iraq phải áp dụng thi hành của mỗi việc làm đều phải xác định rõ ràng và chính xác.
• Vấn đề nhjận định rõ ràng các việc làm cần phải được hoàn tất như thế sẽ bắt buộc Iraq cộng tác chủ động hơn. Nó cũng là cách để giúp cho Hội Đồng này thẩm định việc cộng tác của Iraq.


B) Củng cố các việc thanh tra


Bản quyết định 1441 thiết định một hệ thống thanh tra tường tận và vững chắc. Về vấn đề này, vẫn chưa vận dụng hết mọi khả năng. Những biện pháp khác nữa để củng cố các việc thanh tra có thể bao gồm những việc sau đây, như Pháp đã nêu tỉ dụ cho các vị trưởng ban thanh tra trước đây bằng ngôn từ, đó là tăng thêm và phân chia nhân viên và chuyên viên; thiết lập những đơn vị lưu động có mục đích đặc biệt kiểm soát các chiếc xe vận tải; hoàn thành hệ thống mới liên quan đến việc thị sát bằng máy bay; xem xét một cách có phương pháp các dữ kiện do hệ thống thị sát bằng máy bay mới thiết lập cung cấp.


C) Thời hạn cho các việc thanh tra và thẩm định


Trong phạm vi của các bản quyết định 1284 và 1441, việc thi hành áp dụng chương trình hoạt động phải được liên tục theo một hạn kỳ thực tiễn và nghiêm ngặt:


• Các thanh tra viên phải được yêu cầu nộp bản chương trình hoạt động cho thấy những việc chính yếu quan trọng mà Iraq cần phải hoàn thành, bao gồm cả những hệ thống các phi đạn hay phóng phi đạn, những thứ khí giới hóa chất hay tiền hóa chất, các thứ vũ khí hay chất liệu sinh trùng, cũng như những thứ vũ khí hạch nhân liên quan đến bản tường trình ngày 1/3;
• Các vị trưởng ban thanh tra phải tường trình cho UNSC về việc thi hành những chương trình hoạt động này cứ 3 tuần một lần;
• Bản tường trình của UNMOVIC và IAEA thẩm định về sự tiến bộ trong việc hoàn thành những công tác phải được các thanh tra viên nộp trình sau 120 ngày chấp thuận chương trình hoạt động theo bản quyết định 1284;
• Theo đoạn 11 của bản quyết định 1441, vị Chủ Tịch điều hành của UNMOVIC và vị Tổng Giám Đốc của IAEA phải lập tức tường trình bất cứ lúc nào về bất kỳ việc gì Iraq gây ngăn trở cho vấn đề thanh tra, cũng như về việc Iraq không chịu tuân hợp với những đòi buộc giải giới;
• Có thể quyết định họp UNSC ngoại lệ, kể cả ở trình độ cao cấp, vào bất cứ lúc nào.


Cấn phải cho thêm thời gian cần thiết cũng như các nguồn liệu cấn thiết để tiến đến một giải pháp ôn hòa. Tuy nhiên, những việc thanh tra này không thể kéo dài mãi được. Iraq phải giải giới. Iraq cần phải hoàn toàn và chủ động cộng tác. Điều này bao gồm vấn đề về tất cả các tín liệu thêm nữa và đặc biệt về những vấn đề được các thanh tra viên nêu lên cũng như về vấn đề tuân hợp với các điều họ yêu cầu, như đã được thể hiện đặc biệt trong bức thư của vị trưởng ban thanh tra Hans Blix ngày 21/2/2003. Việc bao gồm có một chương trình hoạt động, củng cố các việc thanh tra, có thời gian hạn định và việc sửa soạn quân sự trở thành một phương tiện thực tế để tái hiệp nhất UNSC cũng như để tăng tối đa áp lực trên Iraq vậy.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu được CNN phổ biến ngày 24/2/2003
 

 

2/3 Chúa Nhật


Giải Quyết Vấn Ðề Iraq: “Quyền Lực của Luật Pháp chứ không phải Luật Pháp của Quyền Lực”


Trong lúc tình hình Iraq đang căng thẳng, với tất cả nỗ lực của mình, Tòa Thánh Vatican, qua ĐTGM Jean-Louis Tauran, bộ trưởng ngoại vụ, hôm Thứ Năm 27/2/2003, đã  gặp gỡ 177 vị lãnh sự của các quốc gia đang có liên hệ với Quốc Đô Vatican để minh định lập trường dứt khoát của mình về tình hình Iraq. Vị TGM này đã cho biết ĐTC Gioan Phaolô II và Tòa Thánh đã nói với các vị lãnh đạo thế giới về việc tìm giải pháp ôn hòa để giải quyết vấn đề Iraq. Cuộc họp này là do sáng kiến của vị lãnh sự Giovanni Galassi của Cộng Hòa San Marino, trưởng phái đoàn lãnh sự làm việc tại Tòa Thánh, và đã diễn ra tại Nhà Matta ở Vatican. Vị lãnh sự trưởng phái đoàn này đã cho tờ nhật báo Avvenire biết rằng: “ĐTGM Tauran xác nhận là Iraq cần phải tuân theo các quyết định của Liên Hiệp Quốc, song đồng thời ý tưởng về một cuộc chiến tranh ngăn ngừa vẫn là điều không thể nào chấp nhận được”. Theo vị TGM này, ông trưởng ban lãnh sự cho biết thêm: “Quốc gia này không được phép tấn công một quốc gia khác nếu không có việc tuyên chiến của quốc gia đối phương và nếu việc sử dụng võ lực trong trường hợp tấn công này bất cân bằng“. Cuộc họp này đã cho thấy rã ràng là: “Phải tiếp tục các việc thanh tra của Liên Hiệp Quốc là việc quyết liệt trước khi tiến đến một tình trạng bất khả vãn hồi”. Cũng qua vị trưởng ban lãnh sự này, ĐTGM nói rằng việc sử dụng quân lực “sẽ dẫn đến việc sát hại các nhân mạng và tạo nên tình hình bất ổn cho toàn vùng”. Cũng ngày xẩy ra cuộc họp ngoại giao này, ĐTGM Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình đã gặp 20 vị lãnh sự Âu Châu tại tòa lãnh sự Hy Lạp để tái xác nhận lập trường của Tòa Thánh.

 

Ngày Thứ Bảy đầu tháng, 1/3/2003, ba biến cố đã xẩy ra ở thế giới Ả Rập liên quan đến vấn đề Iraq. Trong đó, hai biến cố đã xẩy ra hết sức nẩy lửa. Biến cố thứ nhất là việc Iraq đã hủy hoại hủy hoại vũ khí đại công phá. Biến cố thứ hai là Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu về việc cho Hoa Kỳ lập căn cứ quân sự sửa soạn đánh Iraq. Biến cố thứ ba là Khối Ả Rập họp thượng đỉnh để giải quyết vấn đề Iraq.
 

Trước hết, về việc Iraq hủy hoại 4 phi đạn tầm xa theo yêu cầu của ông Blix, trưởng ban thanh tra quốc tế, đúng như ông ra hẹn vào ngày 1/3/2003. Các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc ở Baghdad đã xác nhận điều này. Cuộc hủy hoại này xẩy ra ở Al Taji, địa điểm chính Iraq dùng để sản xuất phi đạn tầm xa và cũng là một căn cứ quân sự ở phía bắc thủ đô Baghdad chất chứa các thứ phi đạn. Chưa hết, Iraq còn cần phải hủy hoại cả các phòng phóng phi đạn nữa vào Chúa Nhật 2/3/2003. Cũng vào Ngày Chúa Nhật này, Iraq sẽ bàn đến vấn đề yêu cầu ban thanh tra hãy lấy đất đai ở vùng Iraq đã đổ các thứ chất anthrax và hơi thần kinh VX trước đây để thử hầu chứng thực là Iraq quả thực đã giải giới những thứ nguy hiểm này từ lâu rồi.

 

Sau nữa là biến cố Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu liên quan đến vấn đề mà họ lưỡng lự cả hơn tuần nay liên quan đến vấn đề có nên cho Hoa Kỳ lập căn cứ quân sự (với 62 ngàn quân, 255 phi cơ chiến đấu và 65 trực thăng) trấn đóng để tấn công phía bắc Iraq hay chăng. Cuộc họp này diễn ra ở thủ đô Thổ Quốc là Ankara. Trước đây cả mấy tuần, Hoa Kỳ thôi thúc Thổ Quốc cấp thời quyết định về vấn đề này, vì nếu Hoa Kỳ có căn cứ quân sự ở Thổ Quốc sẽ giải quyết vấn đề Iraq nhanh hơn, vì làm cho Iraq phải pjhân tán lực lượng chiến đấu cả phía nam lẫn phía bắc (sát với Thổ Quốc). Hoa Kỳ đã điều đình với Thổ về vấn đề tiền bạc để bù trừ thiệt hại chiến tranh nếu xẩy ra cũng như để nhờ đó có thể phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng năm 2001. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn đẩy mạnh việc Thổ Nhĩ Kỳ được gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Trong khi đó, Nước Thổ lại sợ rằng chiến tranh sẽ khiến cho sắc dân Kurds ở bắc Iraq tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập, trong đó có cả nhóm thiểu số của Thổ Nhĩ Kỳ ở bắc Iraq nữa. Thêm vào đó, áp lực quần chúng rất mạnh, như

cuộc thăm dò cho thấy 94% quần chúng Thổ đa số là người Ả Rập cực lực phản chiến. Trước cuộc bỏ phiếu của quốc hội, 50 ngàn người đã xuống đường ở gần quốc hội và đã có 4 ngàn cảnh sát viên canh giữ trật tự. Đám biểu tình này reo hò “Miễn chiến tranh”, “chúng tôi không muốn làm lính Hoa Kỳ”, “Dân chúng sẽ chặn đứng cuộc chiến tranh này”. Cuối cùng, cuộc bỏ phiếu không thành, trong số 534 vị, có 264 bỏ phiếu thuận, 251 chống, 19 trống, trong khi đó cần 268 phiếu mới được. Một số phần tử phản chiến đã ra khỏi cuộc họp. Chính vì thế cuộc họp sẽ được đời lại tới Thứ Ba, 4/3/2003. Sau khi thấy được kết quả bất thành, cả trăm người Thổ đã vui mừng hớn hở trên những con đường chính ở Ankara, hô hoán những lời như: “Tất cả chúng ta là người Iraq… Chúng ta không sát hại, chúng ta sẽ không chết”.

Sau hết là biến cố Khối Ả Rập họp bàn về vấn đề Iraq. Đây là biến cố sôi nổi đến nẩy lửa còn hơn những gì xẩy ra ở Thỗ Nhĩ Kỳ cùng ngày nữa. Cuộc họp này được diễn tiến ở khu trì mật Sharm el-Sheik Ai Cập giữa 22 quốc gia thành viên của Khối Liên Minh Ả Rập tới tham dự để cùng nhau giải quyết vấn đề Iraq. Không ngờ, cuộc họp được chia làm ba phần, đã bùng nổ ngay ở phần thứ hai, như sau:
 

Phần đầu, Chủ Tịch Nhóm Các Nhà Cai Trị Liên Hiệp Ả Rập (the United Arab Emirates) là ông sheikh Zayed Bin Sultan al-Nahyan đã trình với đại hội bản dự thảo đề nghị Saddam Hussein trao quyền và rời Iraq trong vòng 14 ngày, để “Khối Liên Hiệp Ả Rập, hợp tác với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, coi sóc tình hình ở Iraq trong thời gian chuyển tiếp, thời gian cần phải sử dụng mọi biện pháp cần thiết để làm cho tình hình trở lại bình thường theo ý muốn huynh đệ của nhân dân Iraq” khi nhà lãnh đạo nước Libya Moammar Gadhafi nhận định về việc thiếu hiệp nhất của Khối Ả Rập, cho rằng nước Saudi Arabia đã thành lập “liên minh với ma quỉ” khi yêu cầu Hoa Kỳ nhào vô bảo vệ mình trong trận chiến 1991 với Iraq. Thế nhưng, ông Amr Moussa, Tổng Thư Ký của Khối Liên Hiệp Ả Rập đã nói bản dự thảo này không phải là một điều yêu cầu chính thức, “ngoài việc cứu xét của hội đồng này. Bản dự thảo ấy chẳng liên hệ gì với bản quyết định của Hội Đồng Bảo An. Chúng ta không thấy có lý do nào để đi ra ngoài giới hạn của Hội Đồng Bảo An cả”. Phía Iraq tỏ ra rất giận dữ, ông Dizzat lbrahim, quyền chủ tịch Hội Đồng Cách Mạng Iraq đã phát biểu như sau: “Nhân dân Iraq đã cương q  uyết sát cánh với nhau như một người để chống lại với các kẻ tấn công. Họ sẽ chiến đấu để bênh vực cho Iraq.
 

Phần thứ hai, Tổng Thống Syria Bashar Assad đã nói rất mạnh là tình hình ở Iraq là tình hình về vấn đề thực dân, và ông cảnh giác các quốc gia trong Khối Ả Rập sẽ từ từ lâm vào tình trạng thực dân này. Tiếp theo là nhà lãnh đạo nước Libya, Moammar Gadhafi, còn đi sâu vào vấn đề hơn nữa, ở chỗ, đã lôi hai nước lân bang của Iraq vào vòng chiến khi cho rằng Kuwait và Saudi đã mở cửa cho Hoa Kỳ đột nhập vào thế giới Ả Rập từ cuộc chiến 1991: “Mối nguy hiểm với Iraq, với chế độ hiện nay là do bởi mối đe dọa ở Kuwait và Saudi Arabia. Hoa Kỳ cảm thấy có tránh nhiệm bênh vực là vì miền này rất quan trọng về dầu hỏa và các nguồn nhiên liệu”. Trong lời lẽ phát biểu của mình, ông còn cho nước Saudi Arabiađã “bắt tay liên minh với ma quỉ”. Nghe thấy thế, Quốc Vương Abdullah của nước Saudi Arabia đã căm hận phản đối: “Vương quốc Saudi Arabia không phải là tay sai của đế quốc”. Rồi ông chỉ ngón tay vào Tổng Thống Gadfafi, cho ông này là “tay sai cho đám thực dân” mà nói: “Đừng có mà áp đặt ý nghĩ của ông vào cuộc xung đột này khi ông không biết sự thể ra sao nghe”. Thế là ông quốc vương này, và các đại biểu của Iraq và Syria rời phòng họp, làm vị ngoại trưởng của Libya cũng phải chạy ra theo để cắt nghĩa về ý tứ của nhà lãnh đạo nước ông. Truyền hình Ai Cập liền ngưng phát hình.

 

Phần thứ ba của cuộc họp thượng đỉnh này là bản tuyên ngôn bày tỏ việc “hoàn toàn loại trừ bất cứ một cuộc tấn công nào vào Iraq” và kêu gọi cho các thanh tra viên có thêm thời gian, đồng thời cũng kêu gọi Iraq hãy tuân hợp các đòi hỏi của Liên Hiệp Quốc về vấn đề giải giới các thứ vũ khí đại công phá. Vị Tổng Thư Ký của Khối Liên Hiệp Ả Rập phát biểu rằng: “Chúng ta hoàn toàn nhắm đến việc thi hành trọn vẹn các quyết định của Hội Đồng Bảo An. Ở đây, chúng ta không ngần ngại nói bất cứ điều gì dẫn đến việc hoàn toàn áp dụng các quyết định của Hội Đồng Bảo An. Nếu bất cứ những gì chúng ta đang làm đây… chưa đủ, vậy thì chúng ta còn có thể làm gì nữa? Chúng ta dứt khoát sẽ chống lại cuộc chiến tranh này. Chúng ta không thể tham gia hay góp phần hoặc ủng hộ cuộc chiến tranh này. Những gì đang tỏ ra vội vã gây chiến là những gì hết sức thất sách ở miền này, trên thế giới và là những gì bất chính. Chúng ta không hiểu được lý do tại sao”.

 

Chúa Nhật 2/3/2003, trong khi ở Iraq xẩy ra việc hủy hoại thêm 4 phi đạn tầm xa nữa, thì ở Pakistan có 70 ngàn người trong một thành phố 14 triệu dân Karachi xuống đường biểu tình phản chiến. Đoàn biểu tình này đặc biệt là tất cả mọi phụ nữ Ả Rập đều mặc y phục truyền thống (burqas) của tín đồ Hồi Giáo (kín từ đầu đến chân như một bà dòng Công Giáo). Có những tấm bảng đề hàng chữ “không có vấn đề chiến tranh chiếm dầu hỏa”, “không có vấn đề đổi máu lấy dầu”, “Bush là tên sát nhân loài người” v.v. Họ hô hoán những lời như “Allah-o-Akbar” (Thiên Chúa Cao Cả) và “Thế giới lên tiếng phản chiến”. Cuộc xuống đường này do liên minh các đảng phái Hồi Giáo thiên hữu là Muttahida Majlis-e-Amal (MMA) tổ chức. Khối liên minh này đã cầm chân được việc chính quyền muốn ủng hộ Hoa Kỳ trong việc bắt tay giúp Hoa Kỳ đánh nước láng giềng của họ là A Phú Hãn trước đây sau vụ 911.

 

Cũng vào ngày Chúa Nhật 2/3/2003 này, tại Thổ Nhĩ Kỳ, thủ tướng Abdullah Gul đã nói trước cuộc họp với Đảng Công Lý và Phát Triển của ông là: “Mối liên hệ thân hữu liên quan đến việc hiểu biết nhau với Hiệp Chúng Quốc vẫn tiếp tục. Người ta không được giới hạn nó vào một biến chuyển như vậy”. Tuy nhiên, sau cuộc họp này, vị phó đảng trưởng đảng này là Eyup Fatsa đã cho báo chí biết rằng: “Bản dự thảo đã bị trì hoãn lại cho đến một ngày vô định. Không có một bản dự thảo nào cho một tương lai bất định”.
 

Về phần Giáo Hội Công Giáo, trước đây báo chí Ý đã tiên đoán ĐTC sẽ sai một sứ giả sang Hoa Kỳ, khi báo chí được tin Ngài gửi sứ giả sang Iraq gặp Tổng Thống Saddam Hussein. Và vị hồng y sứ giả của Tòa Thánh này đã được báo chí tiên đoán là ĐHY Piô Laghi, vị hiện nay 80 tuổi đã là khâm sứ Tòa Thánh ở Việt Nam trước năm 1975, sau đó ngài đã phục vụ nhiều năm ở Hoa Kỳ, nhất là từ năm 1984, khi Hoa Kỳ chính thức bang giao với Tòa Thánh, ngài đã đóng vai khâm sứ như ở Việt Nam trước đây. Văn phòng báo chí của Tòa Thánh hôm Thứ Bảy 1/3/2003 đã xác nhận việc này: “Vị hồng y này… sẽ bày tỏ chủ trương và những hoạt động do Tòa Thánh thực hiện để góp phần vào việc giải giới và hòa bình ở Trung Đông”.

 

Các Vị Giám Mục Ý Yêu Cầu đề cập đến Kitô Giáo trong Bản Hiến Pháp Âu Châu


ĐGM Giuseppe Betori, thư ký của hội đồng giám mục Ý, đã gửi sứ điệp đến Quốc Hội Ý và Các Ủy Ban Ngoại Vụ của Thượng Viện Ý hôm Thứ Tư 26/2/2003 vừa rồi. Vị giám mục này cho biết: “Gia sản tôn giáo là nguồn hứng khởi cho đại đa sống dân chúng của lục địa chúng ta, thành phần nhận ra mình nơi Kitô Giáo cũng như nơi các Giáo Hội và các cộng đồng tôn giáo đang hoạt động ở xã hội Âu Châu để phục vụ cho công ích”. Vị giám mục đồng thời cũng nêu lên ba điểm Kitô hữu cần thấy có nơi bản hiến pháp mới của Âu Châu: Thứ nhất, bản Hiến Pháp phải nhìn nhận thẩm quyền tự lập của các giáo hội và cộng đồng tôn giáo, bao gồm quyền được tự do tổ chức nội bộ theo qui định của họ. Thứ hai, phải đặc biệt nhìn nhận căn tính và vai trò trong xã hội của các giáo hội và cộng đồng tôn giáo, cũng như phải có điều khoản liuên quan đến việc đối thoại giữa họ và Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Thứ ba, ngành lập pháp của Khối Hiệp Nhất Âu Châu này phải minh nhiên tôn trọng qui chế riêng mà mọi giáo hội và cộng đồng tôn giáo được hưởng theo những luật pháp của quốc gia.


Sổ Tay Truyền Giáo (tiếp)

… Giới trẻ tuổi từ 15 đến 30 tham dự vào việc tông đồ này vào ba ngày cuối tuần, hoặc một tuần trong Tuần Thánh. Cha Sở và giáo xứ phụ trách bữa ăn và chỗ ở cho họ trong những ngày này. Những người đi truyền giáo chỉ cần chỗ ngủ, chỗ tắm, thức ăn là đủ, còn mọi thứ thiếu thốn khác thì vì yêu Chúa và các linh hồn cũng lấy làm mãn nguyện. Trước ba ngày đi truyền giáo này, Chuẩn và ông Thày ở với Chuẩn giúp cho họ học giáo lý, và mỗi ngày trước khi đi truyền giáo, cũng chuẩn bị cho họ bằng việc suy niệm và chia sẻ thiêng liêng, dọn mình xưng tội. Trong năm chúng tôi cũng giành giờ để giúp họ học biết bốn lãnh vực quan trọng, đó là thiêng liêng đạo đức, hoạt động tông đồ, mở mang trí tuệ và phát triển con người. Lý do là vì, sau khi đi truyền giáo về, nhiều giới trẻ đã thắc mắc hỏi “tại sao người Công Giáo rước lễ?”. Họ đã nhận ra sự cần thiết phải học hiểu các bí tích, vẻ đẹp của Giáo Hội cho chính bản thân họ, nhờ đó, họ mới có thể mang kho tàng của mình ra chia sẻ cho người khác được. Hơn nữa, mỗi khi họ gõ cửa từng nhà, người nhà đó không biết họ là Công Giáo hay Tin Lành, hiền hay dữ, họ cần phải trả lời những thắc mắc, dạy bảo về Phúc Âm. Tóm lại, họ là lính, là hiệp sĩ Chúa Kitô, đúng như sứ mệnh họ đã lãnh nhận nơi Bí Tích Thêm Sức. Đây là một trong những việc tông đồ quan trọng trong Giáo Hội hoàn vũ, vì theo lời Phúc Âm, chúng ta “là ánh sáng, là muối đất”.

Tóm lại, tất cả mọi người chúng ta đều có ơn gọi nên Thánh và cần phải nên Thánh. Nên Thánh là gì? Nếu không phải nên Thánh là làm những gì mình phải làm theo bổn phận trong mọi lúc. Hoàn thành bổn phận là con cái trong gia đình, là sinh viên trong học đường, là người làm công, là thày cô, là bố mẹ v.v. Làm Thánh là trở nên như Chúa Giêsu, hành động và suy nghĩ như Ngài. Trong mọi hoàn cảnh phải tự hỏi mình rằng: “Chúa Giêsu sẽ làm như thế nào?” Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi giới trẻ làm việc tông đồ, làm chứng tá trong mọi môi trường sinh hoạt hằng ngày, vì không có ai có cơ hội gần gũi giới trẻ như chính giới trẻ. Một điểm son nữa là giới trẻ rất dồi dào sinh lực, cò nhiều sáng kiến, mà nếu không có ai cổ võ, mời gọi tham dự làm việc tông đồ như Thiếu Nhi Fatima, họ sẽ sử dụng khả năng của họ vào những chỗ khác, nhiều khi vào chỗ sai lầm. Tiện đây Chuẩn cũng muốn chia sẻ một kinh nghiệm Chuẩn đã học được về vấn đề tại sao giới trẻ không bền đỗ. Phải chăng là vì việc tông đồ không thu hút? Không phải. Họ tham gia việc tông đồ của Chúa vì họ muốn làm, muốn đem sáng kiến của họ để làm sáng danh Chúa và giúp ích cho tha nhân, ngược lại, bằng không họ không có việc gì để làm hết. Thế nhưng, hoạt động mà không cầu nguyện, họ sẽ không có sức để làm. Con người là loài có tâm linh luôn tìm kiếm Chúa. Đó là hai điểm giúp cho giới trẻ bền đỗ trong việc tông đồ: có trách nhiệm trong việc làm và lãnh nhận của ăn thiêng liêng.

Sau hai năm tập sinh, Chuẩn đã được học hỏi về đời sống thiêng liêng, đời sống cầu nguyện. Trước cửa nhà Dòng có viết một hàng chữ: “Chúa Giêsu là sự sống của chúng ta”. Cha Sáng Lập nói: “Tập Sinh là đại học đường để các con học biết Chúa Kitô”. Hai năm đầu Chuẩn được hiểu biết và yêu mến Chúa Kitô hơn. Nhưng năm thứ ba, Chuẩn được tiếp xúc với các việc cần thiết, với đau thương của Giáo Hội nên càng tăng thêm lòng quí mến ơn gọi của mình hơn. Dĩ nhiên, cũng có những đau khổ, khó khăn, hy sinh trong việc tông đồ… nhưng Chuẩn rất vui mừng đón nhận, vì biết rằng con đường duy nhất Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta và đã làm gương cho chúng ta, đó là con đường Thập Giá… Hơn nữa, Chúa đã ban thêm Đức Tin cho Chuẩn, được tỏ hiện qua những cử chỉ nho nhỏ, như đánh bóng giầy trước khi đi tham dự Thánh Lễ, viếng thăm Chúa, ví Ngài thực sự đang ở giữa chúng ta, như ở Nazarét và đang ở trên Thiên Đàng. Chuẩn sẽ cầu nguyện cho các Hiệp Sĩ được ơn cảm nhận Chúa Giêsu thật qua Trái Tim Mẹ Maria để hăng say sống tinh thần Phúc Âm, bằng việc bền đỗ phục vụ Hội Thánh nơi các em Thiếu Nhi Fatima…

Trong Trái Tim Mẹ Maria,
Đinh Minh Chuẩn, L.C.

 

 

1/3 Thứ Bảy

 

Nước Cờ Iraq: Thí con tốt nhốt con xe

Trong bản tường trình cho Hội Đồng Bảo An LHQ lần hai, 27/1/2003, ông trưởng ban thanh tra UNMOVIC Hans Blix cho biết những phi đạn tầm xa của Iraq Al Samound 2 vẫn ở trong giới hạn được phép của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, sau đó, theo những tái xét của một nhóm thanh tra quốc tế khác, qua một bức thư tuần vừa rồi, ông đã ra lệnh Iraq phải hủy hoại các phi đạn tầm xa này, vì quá giới hạn được phép. Và hạn cuối cùng để thực hiện điều này là Thứ Bảy 1/3/2003. Thoạt tiên Iraq lấy làm khó chịu và hầu như không muốn tuân hợp với cái thay đổi này của ông trưởng ban thanh tra.

 

 

Tuy nhiên, cuối cùng, qua bức thư hôm Thứ Năm 27/2/2003 gửi ban thanh tra, Iraq đã quyết tâm làm điều ấy, dù trong bức thư này Iraq nói rõ lệnh của ông Blix “bất công” và “lạm dụng” và yêu cầu Liên Hiệp Quốc cho biết những chi tiết để có thể hủy hoại chúng. Cuộc họp bàn về chi tiết phá hủy này sẽ được thực hiện vào Ngày Thứ Bảy 1/3, với vị phó ban thanh tra Demetrius Perricos. Ông Blix cho biết nhận định của mình liên quan đến quyết định của Iraq như sau: “Nó là một phần quan trọng trong việc thực sự giải giới”.

Thế nhưng, đối với phe chủ chiến, quyết định gồng mình hợp tác này của Iraq cần phải hủy bỏ từ 100 đến 120 phi đạn rất công phu và tốn kém này vẫn chưa thỏa lòng họ. Theo họ, Iraq phải hoàn toàn giải giới mới được. Bộ Trưởng Hoa Kỳ Colin Powell tuyên bố vấn đề phi đạn cho thấy Iraq “đang cố gắng lợi dụng tiến trình như một cớ viện để tránh né việc cộng tác”.

 

Phần Tổng Thống Bush, hôm Thứ Năm, 27/2/2003, đã nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc về quyết định của Iraq như sau: “Cuộc luận bàn về những đầu phi đạn này là một phần trong chiến dịch lửa đảo của hắn. Này nhé, hắn nói ‘tôi sẽ không hủy hoại các đầu phi đạn’, rồi hắn đổi ý vào cuối tuần này trong việc hủy hoại các đầu phi đạn mà nói: ‘tôi đã giải giới’. Các thứ đầu phi đạn này chỉ là miếng nhỏ trong cả tảng băng. Vấn đề duy nhất hiện nay là việc hoàn toàn và trọn vẹn giải giới là những gì hắn không chịu làm”. Tổng Thống Bush con này lên tiếng phân tích mục đích tấn công Iraq lần này với lần trước của Bush bố năm 1991, người đã bị chỉ trích nặng nề vì đã không dứt điểm Saddam Hussein từ lúc ấy: “Sứ vụ hiện nay là nhân danh hòa bình giải giới Saddam Hussein, và chúng tôi sẽ giải giới Saddam Hussein. Khi quí vị mang quân ra trận, quí vị phải có một sứ vụ rõ ràng. Nếu chúng ta bắt buộc phải ra quân vì hắn không chịu giải giới thì sứ vụ của chúng ta là hoàn toàn giải giới là việc nhắm đến vấn đề thay đổi chế độ. Đó không phải là sứ vụ năm 1991”.

Theo cuộc thăm dò mới của CNN/USA TODAY/Gallup thì thành phần ủng hộ Tổng Thống Bush đã thụt xuống 50%. Kết quả cuộc thăm dò này được phổ biến Thứ Năm 27/2/2003. Cuộc thăm dò được thực hiện bằng điện thoại với 1.004 người lớn Hoa Kỳ giữa ngày 24-26/2/2003. Con số sẽ tiếp tục bầu TT Bush thụt xuống từ 51 (12/2002) tới 47%. Việc tấn công Iraq nếu được LHQ đồng ý là 40%, nhưng nếu Iraq chịu giải giới vào Thứ Bảy này thì con số đồng ý thụt xuống từ 71 còn 33%.
 

Còn Tây Ban Nha và Hiệp Vương Quốc thuộc phe chủ chiến thì sao? Tại Ma Ní Tây Ban Nha hôm Thứ Sáu 28/2/2003, sau khi gặp Thủ Tướng Tây Ban Nha José María Aznar hai ngày Thứ Năm và Thứ Sáu, Thủ Tướng Tony Blair đã cho báo chí biết nhận định của mình về quyết định của Iraq sẵn sàng giải giới vào Thứ Bảy này như sau: “Đây không phải là lúc chơi đùa. Đầu tuần này, lúc nghe thấy Saddam Hussein nói hắn sẽ không phá hủy những phi đạn này là lúc tôi biết rằng vào cuối tuần hắn sẽ loan báo, ngay trước lúc Tiến Sĩ Blix tường trình, là hắn thực sự muốn hủy hoại những phi đạn ấy”. Thủ Tướng Tây Ban Nha, vị đang bị dân chúng chống đối rất nhiều vì ngả theo phe chủ chiến với Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc, cũng hiệp ý với Thủ Tướng Tony Blair: “Đây là một trò chơi rất dã tâm của Saddam. Hắn đang đùa giỡn với ước vọng hòa bình của dân chúng”.
 

Ngược lại, với phe chủ hòa, quyết định của Iraq đã được nhiệt liệt hoan nghênh và nâng đỡ. Ngoại trưởng Pháp Dominique de Villepin hôm Thứ Sáu 28/2/2003 đã nói: “Điều này xác nhận là việc thanh tra mang lại những kết quả tốt đẹp. Việc chọn lựa của Pháp, cũng là chọn lựa của đa số cộng đồng thế giới, hôm nay đã được chứng thực”.

 

Phần Khối Ả Rập, các nước thuộc khối này đang lần lượt đến Ai Cập ở khu trù mật Biển Đỏ Sham el Sheikh để họp về vấn đề Iraq vào Thứ Bảy này. Ngoại trưởng Ai Cập Ahmed Maher đã nói về quyết định hủy hoại các phi đạn tầm xa của Iraq như sau: “Tôi nghĩ rằng đây là một bước tiến tích cực… Tôi hy vọng rằng đây là một khởi đầu mới trong việc ngăn tránh chiến tranh. Đó là vấn đề, đó là mối quan tâm chính của chúng tôi cho cuộc họp này, là ở chỗ nếu vấn đề ấy được thi hành nhanh chóng thì nó có thể góp phần vào những mục tiêu chúng tôi đang theo đuổi nơi cuộc họp này”. Ngoại Trưởng Libya, Abdul Salam Toreki, bày tỏ chủ trương là các nước Ả Rập cần phải tiếp tục đường lối họ vốn theo đuổi về vấn đề Iraq: “Tôi nghĩ những gì chúng tôi phải yêu cầu Iraq cộng tác với các thanh tra viên. Chúng tôi phải làm điều này và chúng tôi đã làm, chúng tôi phải khích lệ họ cộng tác”.

Tuy nhiên, vị đại diện của Iraq tham dự cuộc họp thượng đỉnh này là ngoại trưởng thương mại Ali Mohammed Saleh cho biết việc Iraq đồng ý tuân hợp lệnh truyền của Liên Hiệp Quốc là cố ý để cho thấy ý đồ của Bush trong việc thay thế Tổng Thống Saddam Hussein bằng một nhà lãnh đạo ông ta thích: “Điều này là một dấu hiệu cho thấy cái thất bại của Tổng Thống Hoa Kỳ Bush trong việc ông ta hành sử vấn đề này bằng đường lối ngoại giao, và điều này đã chứng tỏ là chiến tranh không phải vì vấn đề giải giới Iraq cho bằng ý muốn thay đổi một chế độ không chịu Hoa Kỳ chi phối”. Ủa, chỗ này sao giống như trường hợp của Tổng Thống Ngô Đình Diệm quá vậy!

Nhận định của Thời Điểm Maria: Thấy người khác tỏ thiện chí cải thiện và cầu tiến con người thiện tâm tự nhiên cảm thấy vui mừng và lên tiếng khích lệ nhau. Chỉ có những kẻ coi nhau là kẻ thù, có dã tâm ác ý mới chẳng những không chấp nhận những việc làm tốt của nhau, mà còn bóp méo những hành động ấy nữa, bằng những phán đoán xấu xa bậy bạ cho người ta. Cũng may những con người chủ quan độc đoán ấy không làm Chúa, bằng không, chẳng bao giờ có thứ tha, dù tội nhân có tỏ ra thống hối. Rất tiếc, chính những quan án thế gian này cũng chỉ là những tội nhân như ai và có khi còn hơn ai hết, chắc họ không cần thống hối, kẻo bị Thiên Chúa hiểu lầm, anh chị em của mình nghĩ bậy. Đây là bài học tâm lý rất chính xác cho thấy, một khi có tinh thần, có lòng thì mới giải quyết được vấn đề. Nếu tôi yêu anh chị em của tôi thì họ đỡ có những điều xấu đối với tôi và nếu có thì cũng dễ xí xóa. Bởi vậy, nếu tôi không biết xí xóa, biết nâng đỡ thiện chí của nhau, thì lòng tôi đang đầy những hận thù ghen ghét, đang coi nhau là kẻ thù, do đó, sẽ không thể nào giải quyết được vấn đề, nếu chính tôi không hạ kẻ thù nội tâm ở ngay chính bản thân tôi trước. Nếu phe chủ chiến tiếp tục bất chấp sự thật, họ sẽ càng ngày càng đi đến đường cùng dead end và không có lối thoát no way out. Qua quyết định của Iraq này, Iraq đã lật ngược ván cờ đang ở vào thế bí, bằng việc thí con tốt là những thứ vũ khí vật chất để nhốt con xe là thế giá và mưu đồ của phe chủ chiến.

Tổng Quan về con người Saddam Hussein
 

Không ngờ tên tuổi Saddam Hussein đã đi sâu vào tâm trí của tất cả mọi quốc gia trên thế giới và đi vào lịch sử thế giới đậm nét như vậy. Con người này được sinh ra vào ngày 28/4/1937 ở một ngôi làng hoang vắng al-Oja, gần tỉnh Kikrit thuộc miền bắc thủ đô Baghdad. Ông là con trai của một người bố nhà quê. Bố ông chết khi ông chưa được sinh ra. Ông được chú cũng là kế phụ của ông nuôi dưỡng. Ông lập gia đình với Sajida Khairallah Telfah và có hai gái và trai. Các người con gái và đứa con trai út kể như chẳng có tiếng tăm gì.
 

Ông đã từng là sĩ quan cao cấp, là chủ tịch Hội Đồng Mệnh Lệnh Cách Mạng, là thủ tường và hiện là tổng thống. Năm 1957, sau khi tham gia Đảng Xã Hội Baath được một năm, ông đã giết người anh em cột chèo là đảng viên cộng sản của mình, nên bị vào tù 6 tháng. Năm 1968, Đảng này nhờ Saddam Hussein tổ chức đã thực hiện một cuộc cách mạng. Sau đó ông hất vị lãnh đạo cuộc cách mạng này là Tướng Ahmah Hassan al-Bakr để lên làm tổng thống vào tháng 7/1979. Hằng trăm phần tử cao cấp của đảng này đã bị tù đầy hay xử quyết. Ông đã tự vệ bản thân bằng việc sử dụng những người thân thuộc họ hàng và bạn hữu của ông ở vùng Tikrit.

Trong cuộc phỏng vấn hôm Thứ Hai 24/2/2003 với Phát Ngôn Thông Tín Viên của Đài CBS là Dan Rather, tại một dinh tổng thống cổ nhất và lớn nhất, một cuộc phỏng vấn đã được truyền hình vào Thứ Năm 27/2/2003 tại Iraq, một biến cố mà hầu hết nhân dân Iraq lần đầu tiên mới được nhìn thấy dung nhan vị tổng thống của họ và thấy ông trực tiếp trả lời những vấn đề liên quan đến đất nước của họ, người ta biết thêm về con người khét tiếng này, qua cuộc phỏng vấn của Ông John Roberts, Trưởng Phòng Thư Tín Tòa Bạch Ốc CBS với ông Rather.

Saddam Hussein là một con người cao ráo, chừng 6 bộ 2. Ông bước đi hơi cứng cát, có thể vì đau lưng. Ông rất trầm tĩnh, ít là bề ngoài, không hấp tấp vội vàng, rõ ràng là qua cuộc phỏng vấn dài hơn 3 tiếng đồng hồ vừa rồi. Ông biết rõ tình hình nguy khẩn đến nơi. Nhưng ông vẫn tỏ thái độ công khai bất chấp. Ông đã sẵn sàng ứng chiến, và tin rằng quân đồng minh sẽ bị thảm bại. Ông vẫn cho rằng ông không thua trong trận chiến năm 1991.
 

Các Giám Mục Hoa Kỳ tái xác nhận chủ trương phản chiến của mình

Hôm Thứ Tư 26/2/2003, ĐGM chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là Wilton Gregory đã phổ biến một văn thư lập lại những chủ trương của các đức giám mục Hoa Kỳ về việc Hoa Kỳ có thể dẫn đầu cuộc tấn công chế độ Iraq, những chủ trương theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo như ngài đã lấy tư cách chủ tịch HĐGMHK viết gửi cho Tổng Thống Bush ngày 13/9/2002. Nội dung của bản văn này như sau:

“Đây là lúc tái xác nhận và tái nêu lên những vấn đề luân thường đạo lý hệ trọng và những quan tâm đã được hội đồng chúng tôi bày tỏ trong bức thư gửi Tổng Thống Bush vào Tháng Chín năm ngoái, cùng với bản văn chính của toàn thể hội đồng giám mục này hồi Tháng 11 năm ngoái.

“Chúng tôi không thấy gì về thái độ cũng như ý hướng hay những nguy hiểm gây ra bởi chính quyền Iraq cả. Hợp với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chúng tôi nhấn mạnh đến vấn đề là Iraq đang tỏ ra ‘những quyết tâm cụ thể’ để đáp ứng những đòi hỏi hợp pháp của cộng đồng quốc tế cũng như để ngăn tránh chiến tranh’.

“Hội đồng giám mục chúng tôi tiếp tục đặt vấn đề về tính cách hợp luân lý của bất cứ việc đơn phương ra quân trước để lật đổ chính quyền Iraq.

“Việc sử dụng quân sự ra tay trước hay ngăn ngừa trong vấn đề lật đổ các chế độ nguy hiểm hay hận thù sẽ tạo nên những tiền diễn rắn rối về luân lý và pháp lý. Căn cứ vào những dữ kiện biết được, khó lòng biện minh cho việc dùng võ lực chống lại Iraq, vì thiếu chứng cớ rõ ràng và đầy đủ về một cuộc tấn công cấp thời liên quan đến vấn đề nghiêm trọng hay đến việc Iraq có dính dáng đến vụ khủng bố tấn công ngày 11/9. Cùng với Tòa Thánh và nhiều vị lãnh đạo tôn giáo khắp nơi trên thế giới, chúng tôi tin rằng biện pháp chiến tranh không đạt đủ những điều kiện ngặt nghèo về việc sử dụng võ lực quân sự theo giáo huấn của Công Giáo.

“Theo phán đoán của chúng tôi, biện pháp chiến tranh trong trường hợp này phải được sự ủng hộ rộng rãi của thế giới. Trong lúc sắp sửa xẩy ra những quyết định hệ trọng, chúng tôi hợp với Tòa Thánh một lần nữa thiết tha xin tất cả mọi vị lãnh đạo hãy lui bước khỏi bờ vực chiến tranh và tiếp tục hoạt động với Liên Hiệp Quốc trong việc giới hạn, ngăn chặn và giải giới Iraq.

“Nếu xẩy ra một xung đột về quân sự, chúng ta phải sẵn sàng đối diện với tất cả những tác dụng của cuộc chiến này cùng với những hậu quả của nó. Một dân tộc Iraq đã chịu khổ lâu dài có thể phải đương đầu với những gánh nặng khủng khiếp mới, và một miền đất vốn đầy những xung đột và tị nạn có thể sẽ càng thêm xung khắc và tị nạn, bị tổn thương đặc biệt nhất là các cộng đồng thiểu số chủng tộc và tôn giáo.

“Một Iraq hậu chiến đòi phải có một cuộc dấn thân dài hạn trong việc tái thiết, trong việc trợ giúp nhân đạo và tị nạn, cũng như trong việc thiết lập một chính quyền dân chủ bền vững, trong khi đó ngân quĩ liên bang Hiệp Chủng Quốc ở vào lúc đang bị lũng đoạn vì tiêu xài cho vấn đề quốc phòng và những chi phí chiến tranh.

“Là những vị mục tử và thày dạy, chúng tôi hiểu rằng không phải là dễ dàng có được những câu giải đáp. Thành phần thiện chí có thể sẽ khác nhau về các tiêu chuẩn truyền thống áp dụng vào trường hợp đặc biệt này.

“Tâm trí và lời cầu nguyện của chúng tôi đặc biệt hướng về những ai có thể phải chịu đựng gánh nặng của những chọn lựa khiếp đảm này, những con người nam nữ thuộc lực lượng võ bị của chúng ta cùng gia đình của họ, nhân dân Iraq, và các nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta và thế giới, thành phần phải đối đầu với những quyết định hệ trọng liên quan đến sống chết, đến chiến tranh và hòa bình.

“Ở vào những lúc như thế này, chúng ta hãy hướng về Chúa để xin ơn khôn ngoan và can đảm. Kitô hữu chúng ta được kêu gọi trở thành ‘những tay lính canh hòa bình’, như Đức Thánh Cha đã nhắc nhở chúng ta. Chúng tôi hợp với Ngài để tha thiết xin các người Công Giáo hãy hiến việc chay tịnh vào Ngày Thứ Tư Lễ Tro để cầu nguyện cho ‘việc hoán cải tâm hồn và cho những quyết định chính đáng có một viễn ảnh dài lâu trong việc giải quyết những tranh cãi bằng phương tiện xứng hợp và ôn hòa’”.


ĐTC Gioan Phaolô II với Vị Tân Giáo Chủ Anh Giáo


Chiều Thứ Năm 27/2/2003, tại vương cung thánh đường ở Canterbury, Đức Rowan Douglas Williams đã long trọng cử hành việc đăng quang Giáo Chủ Anh Giáo của mình với tư cách là vị tân TGM Canterbury. Hiện diện trong buổi lễ này có vị đại diện Giáo Hội Công Giáo Rôma là ĐHY chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo. Ngoài ra, còn có ĐHY Cormac Murphy-O’Connor, TGM Westminster kiêm đồng chủ tịch Công Giáo của hai tổ chức chính thức lo việc đối thoại với Giáo Hội Anh Giáo là ARCIC(Anglican-Roman Catholic International Commission) và IARCCUM (International Anglican-Roman Catholic Commission for Unity and Mission). Vào ngày Thứ Sáu, 28/2/2003, ĐHY chủ tịch và Đức tân giáo chủ đã gặp nhau, và ĐHY đã trao cho Đức tân giáo chủ bức thư của ĐTC Gioan Phaolô II nhân dịp đăng quang của vị này. Nội dung bức thư có thể được tóm gọn như sau:

“Ngài bắt đầu thừa tác vụ của mình làm TGM Canterbury ở vào thời điểm đau thương và căng thẳng của lịch sử, một thời điểm tuy nhiên cũng được đánh dấu bằng hy vọng và hứa hẹn. Bị đe dọa bởi những cuộc xung khắc dai dẳng và hầu như không dứt, thế giới đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh khác. Phẩm giá của con người đang bị đe dọa và tác hại bằng nhiều hình thức. Toàn thể dân chúng, nhất là thành phần dễ bị tổn thương nhất, đang sống giữa sợ hãi và hiểm nguy. Có những lúc niềm khát vọng thiết tha hợp lý của con người muốn được tự do và sống an ninh được thể hiện qua những cách thức sai quấy, những cách thức bạo lực và hủy diệt. Chính trong giữa những căng thẳng và khốn khó này của thế giới chúng ta mà chúng ta được kêu gọi đến để phục vụ. Ở những thập niên gần đây, các vị tiền nhiệm của chúng ta đã phát triển được một mối liên hệ gần gũi, thậm chí có những mối giây thân ái, nhờ việc trao đổi xây dựng và mối hiệp thông thân thiết… Mặc dù có những bất đồng và trở ngại, chúng ta vẫn tiến bước trên con đường đi này và nhất định dấn thân theo đuổi. Chúng ta đôi bên đầu nhận thấy rằng việc thắng vượt những chia rẽ không phải là việc dễ, và việc hoàn toàn hiệp thông với nhau sẽ chỉ xẩy ra như là một tặng ân của Chúa Thánh Thần mà thôi. Vị Thần Linh này thôi thúc và hướng dẫn chúng ta thậm chí cho tới lúc này đây trong việc tiếp tục tìm kếm một giải pháp bảo tồn những lãnh vực bất đồng về tín lý, cũng như tiếp tục tham gia tha thiết hơn nữa trong việc cùng nhau làm chứng và truyền giáo”.

Phần vị TGM tân giáo chủ Anh Giáo này, trong cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh Vatican, đã cho biết quan niệm về con người của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ảnh hưởng đến ngài. Theo vị tân giáo chủ Anh Giáo này thì ĐGH Gioan Phaolô II đã nêu lên một cái nhìn đặc biệt “về bản tính con người theo chiều hướng thần học Kitô Giáo, và nhiều điều Ngài đã viết phấn khởi tôi”. Vị tân giáo chủ này là một Tiến Sĩ thần học gia và nguyên TGM Welsh. Về vấn đề Iraq, vị TGM giáo chủ cho biết chủ trương của ngài là: “Tôi, cũng như các vị lãnh đạo Kitô Giáo khác, muốn thực hiện tầm ảnh hưởng của mình vào việc quyết định này, nhưng tôi vẫn tin rằng đó là một quyết định chưa dứt khoát”.
 

 

Sổ Tay Truyền Giáo

Xin hân hạnh giới thiệu với thân hữu của Màn Điện Toán Thời Điểm Maria Thày Đaminh Đinh Minh Chuẩn, LC. Thày đã từng là một huynh trưởng Thiếu Nhi Fatima tại Đoàn Thiếi Nhi Fatima Đức Mẹ Lộ Đức Los Angeles và đã tuyên hứa là một Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ. Sau khi học xong cử nhân ở Đại Học CSULA, theo ơn Chúa gọi, Thày đã từ giã thế gian lên đường theo Chúa ngày 19/6/1999. Thày đã xong năm tập và khấn lần đầu trong Hội Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC: Legionaires of Christ) ở Connecticut. Thày vẫn liên lạc với Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima TGP/LA và Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ. Gần đây tôi có mời Thày chia sẻ về công cuộc tông đồ truyền giáo của Thày, Thày đã nhận lời. Đây là những tâm tình đầu tiên của Thày.

Nước Cha Trị Đến

…… Theo lời anh mời gọi, em vui mừng được chia sẻ công việc truyền giáo cho Web Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ…

Chuẩn đang ở trong giai đoạn đi làm việc tông đồ. Đây là chương trình từ hai tới ba năm để đem ra thực hành những gì đã học theo lý thuyết trong nhà Dòng. Chuẩn đã đi truyền giáo ở Ba Tây được một năm, làm công việc như những công việc của một Cha vậy (ngoại trừ dâng lễ và giải tội): như giảng trong các cuộc tĩnh tâm giới trẻ; tổ chức việc tông đồ đi truyền giáo ở các cộng đoàn như Giới Trẻ của Ngàn Năm Thứ Ba ở Mỹ; đi tìm ơn gọi ở các cộng đoàn có đoàn thể giới trẻ như Thiếu Nhi Fatima của chúng ta vậy – mời gọi và giúp cho giới trẻ tìm thấy hạnh phúc thật nơi Chúa, vì Ngài là cùng đích của mọi thụ tạo, như Thánh Âu-Quốc-Tinh nói: “Tâm hồn con khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa”; và đi thăm các gia đình, khuyến khích họ sống đích thực ơn gọi Kitô hữu làm con Chúa, Đấng là vua trên các vua đang ở trên trời.

Chuẩn làm những việc này với một Thày người Mễ. Thày đó đã học xong hai năm triết lý. Còn Chuẩn chưa học xong năm triết lý nào cả. Hai anh em với một chiếc xe đi khắp bốn phương, giống như trong Phúc Âm Chúa Giêsu đã gọi các Tông Đồ và sai đi cứ hai người một và trú ngụ ở các gia đình hảo tâm hiếu khách. Chúa lo liệu hết mọi sự. Nhiều khi bị đổi chỗ, nhưng chưa bị đói khát, chưa bị lạnh buốt. Tưởng tượng hai Thày trẻ nước ngoài không quen biết thân thuộc, bạn bè, nhờ đấy mà Chuẩn nhìn thấy rất rõ ràng thật sự là có bàn tay quan phòng của Chúa Mẹ.

Qua các công việc năm vừa qua, Chuẩn đã cảm nghiệm trước mắt được những đau buồn, tang thương và nỗi lo âu của Giáo Hội… Xin đưa ra một hai vấn đề để chia sẻ với các Hiệp Sĩ.

Trước hết là tình trạng thiếu linh mục. Ở Ba Tây 80% là Công Giáo. Cha linh mục Chuẩn gặp không bao giờ thiếu việc làm cần thiết, như ban các phép bí tích, nhất là dâng Lễ và giải tội. Nhiều thành phố mỗi linh mục bình thường phải trông coi năm hay sáu cộng đoàn, có khi, như Chuẩn biết, tới 13 cộng đoàn vì vị linh mục trẻ trung khỏe mạnh. Nhiều cộng đoàn ở xa, giáo dân được tham dự Lễ một lần mỗi tháng là hạnh phúc lắm rồi. Ngoài ra, có bao nhiêu nhóm thanh thiếu niên tổ chức cấm phòng cuối tuần vì ao ước gặp Chúa để tu bổ tâm hồn thiêng liêng, nhưng lại thiếu linh mục dâng Lễ và xưng tội…Nhiều khi Chuẩn ao ước mình đã là linh mục. Chuẩn biết ngày rất đẹp này chỉ có Chúa biết và là một đại ân Chúa ban cho chung Giáo Hội cũng như cho riêng mỗi cá nhân linh mục.

Còn một điểm khác nữa, đó là các chương trình tiến bộ nhất ma quỉ đã dùng để hủy hoại, mang đau khổ lại cho loài người, như các phương tiện truyền thông, các báo chí, ảnh hưởng tới giới trẻ, tới các gia đình một cách thê thảm. Nào là ly dị, thuốc phiện, cướp bóc, hoang thai. Tóm lại, các nguy hiểm xẩy ra cho giới trẻ và các gia đình không khác gì ở Mỹ. Các Hiệp Sĩ hãy nghĩ coi, đây là một nước đa số, chứ không phải thiểu số, là Công Giáo đấy nhé. Ba kẻ thù của cuộc đời chúng ta là ma quỉ, xác thịt, thế gian… đã từ từ thay thế tinh thần Phúc Âm, vì con người mù quáng hoặc coi thường quyền lực sự sữ…

(Còn tiếp)
 

(Giáo Hội Hiện Tế các tuần trước)