GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 6/2003

 

Ý Chung: Xin cho những tín hữu đang giữ các trọng trách phục vụ công ích biết tuân theo giáo huấn của Phúc Âm cùng với những nguyên tắc giáo huấn về xã hội của Giáo Hội để họ có thể bênh vực và cổ võ các giá trị nhân bản trong hết mọi trường hợp”.

Ý Truyền Giáo: Xin cho các Kitô hữu Ấn Độ thuộc các truyền thống khác nhau biết cùng nhau tỏ ra chứng từ hiệp nhất và hiệp thông thực sự trong một Thần Linh duy nhất huớng dẫn họ”.

 

 

___________________________________________

 1-7/6/2003

  

7/6 Thứ Bảy

Mẹ Maria và Việc Đối Thoại Liên Tôn với Do Thái Giáo

(tiếp theo Thứ Bảy tuần trước31/5/2003 về Hồi Giáo)

Nếu Hồi Giáo là một tôn giáo không có liên hệ với Kitô giáo bằng Do Thái giáo mà có một liên hệ như thế với Mẹ Maria của chúng ta thì hẳn Do Thái giáo còn có một liên hệ hơn nữa với Mẹ Maria, vì như Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo thế nào Kitô giáo theo lịch sử cũng bắt nguồn từ Do Thái giáo như vậy?

ĐTGM chủ tịch các Cuộc Hành Hương tới Ngai Tòa Phêrô tác giả cuốn “Maria, Mẹ Ngôi Lời, Mô Phạm của Việc Đối Thoại giữa Các Tôn Giáo”, sau khi cho biết cuốn Thánh Kinh Koran của Hồi giáo và tín đồ Hồi giáo đối với Mẹ Maria thế nào, đã cho biết về Do Thái giáo đối với Mẹ như sau.

“’Maria’ và ‘Giêsu’ là những diễn tả của truyền thống thánh kinh cố kính nhất của Do Thái giáo. Những cội rễ chung giữa con cháu của Abraham và thành phần môn đệ của Chúa Kitô thì nhiều hơn là những khác nhau và cách nhau. Nếu truyền thống Do Thái giáo hiện đại tiến đến biên giới Chúa Kitô, để rồi ngay sau đó, trở về với các nguồn gốc chung, thì sẽ có nhiều cơ hội đồng ý với nhau hơn. Thiên Chúa của Chúa Giêsu cũng chính là Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và của Giacóp, ‘Vị Thiên Chúa của cha ông chúng ta’. Bởi thế, lời diễn tả ‘Tất cả chúng ta đều có cùng một Vị Thiên Chúa’ là một lời diễn tả hết sức chân thực cho cả con cái Do Thái lẫn thành phần môn đệ Chúa Kitô. Sinai là ngọn núi thánh và Giêrusalem là thành thánh cho một dân tộc cũng như cho tất cả mọi dân tộc”.

Đó là lý do, theo vị TGM này, “những cái khác nhau hiện nay cần phải trở thành những thứ phụ thuộc cho nhiều điều làm cho chúng ta liên kết với nhau, chẳng những để biện minh cho vấn đề đối thoại còn để thiết lập một bầu khí thân tình nữa. Một cách sâu xa trong tuyên ngôn ‘Nostra Aetate’, Công Đồng Chung Vaticanô II, sau khi nhấn mạnh đến các nguồn gốc Do Thái của Mẹ Maria, đã ghép cho Mẹ một danh hiệu mới, khi gọi Mẹ là ‘Người Nữ Tử Sion cao vời’ (Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 55)”. Đối với việc đối thoại, nhất là vấn đề liên quan tới nhân vật Maria, ĐTGM tác giả này chủ trương là “việc đối thoại giữa Kitô hữu và người Do Thái cho đến nay tập trung vào nhân vật Thiên Sai, chỉ lờ mờ nói đến Mẹ Maria thôi. Thật vậy, Do Thái giáo cũng đang vượt qua giai đoạn tranh luận, như được lịch sử ghi nhận, cũng như giai đoạn thinh lặng, giai đoạn trải qua nhiều thế kỷ quanh quẩn với một người phụ nữ được gọi là Myriam. Chẳng hạn như Avital Wohlmann, vị giáo sư ở Đại Học Giêrusalem, ‘chấp nhận Maria là người Do Thái nhưng bác bỏ Người là một Kitô hữu’. Thế nhưng hy vọng là từ trường hợp này Do Thái giáo sẽ tiến hơn nữa. Một chứng từ đáng chú ý về việc tiến thêm hơn nữa này của họ được thấy nơi Lea Sestieri Scazzocchio, một tác giả người Do Thái đã coi Mẹ Maria như là ‘một Nữ Tử của dân Do Thái’, ‘một phụ nữ đạo hạnh không lầm lỗi’, ‘một người đàn bà nhân đức và tận hiến’, một đàn bà ‘hát cho dân Do Thái’. Ở một trong những tác phẩm của mình, Lea Sestieri đã kết luận như sau: ‘Phải chăng vì thế mà Maria là một người mẹ Do Thái? Chắc chắn là thế, nơi lòng tin tưởng của bà, nơi nỗi sâu thương thảm thiết trước cái chết của con mình; cũng như nơi niềm hy vọng thiên sai cao cả nữa’”.

ĐTGM chủ tịch này kết luận: “Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi hướng tín hữu về gương anh hùng của Thánh Edith Stein, một nữ tu Camêlô thánh thiện nạn nhân của một Đức Quốc Xã dã man tàn bạo ở Trại Auschwitz, đã nói: ‘Những người Do Thái và Kitô hữu không thể quên được tình huynh đệ chuyên biệt của mình, một tình huynh đệ đã đâm rễ sâu nơi dự án quan phòng của Thiên Chúa, một tình huynh đệ đã đồng hành với lịch sử của họ. Hỡi Maria, Nữ Tử Sion và là Mẹ Giáo Hội, cầu cho chúng con!’”.

ĐTC với các vị giám mục Ấn Độ về tình trạng sống đạo trong một thế giới toàn cầu hóa và bị bách hại

Ngày Thứ Ba 3/6/2003, ĐTC đã gặp gỡ nhóm thứ hai các vị giám mục Ấn Độ Công Giáo lễ nghi Latinh sang thăm Tòa Thánh Ngũ Niên.

Quí Huynh Giám Mục thân mến,

...
3. Thật là phấn khởi khi thấy con số khả quan ơn gọi tu trì và giáo phận ở Giáo Tỉnh của Qúi Huynh, cũng như khi thấy số đông tín hữu tham dự Lễ Chúa Nhật. Cho dù các Giáo Phận địa phương của Quí Huynh nghèo nàn về vật chất, nhất là só sánh với các cộng đồng Kitô hữu khác, nhưng họ lại giầu có về những nguồn lực nhân bản. Điều này rõ ràng được thấy nơi nhiều cộng đồng Kitô hữu căn bản, những phong trào và hội đoàn giáo dân đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt giáo hội ở các vùng của Quí Huynh. Ngoài những dấu hiệu tích cực này, Giáo Phận của Quí Huynh cũng phải đương đầu với các khó khăn thách đố nữa. Những ảnh hưởng tiêu cực của các phương tiện truyền thông đại chúng, tình trạng tục hóa, chủ nghĩa duy vật và khuynh hướng hưởng thụ hòa lẫn với những hứa hẹn giả tạo của một số ít nhóm cực bảo thủ, đã thu hút một số người Công giáo đi đến chỗ bỏ đi đức tin của mình. Thật là thảm, thậm chí có một số phần tử thuộc hàng giáo sĩ nhiều lúc cũng bị lôi kéo theo những lời hứa hẹn rỗng tuyếch của bạc tiền, của tiện nghi và của quyền lực.

Khi đối diện với những vấn đề này, người ta có khuynh hướng đặt ra cùng vấn nạn được các môn đệ nêu lên cho Thánh Phêrô ngay sau Ngày Lễ Ngữ Tuần: “Chúng tôi phải làm gì đây?” (Acts 2:37). Về khía cạnh ấy an ủi biết bao khi thấy nhiều Giáo Phận của Quí Huynh đang đáp lại vấn đề bằng những Công Nghị và việc phác ra dự án mục vụ, đối diện với các vấn đề một cách thận trọng nhờ đó tránh được những cuộc khủng hoảng mai hậu. Như Tôi đã nói trong Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Kỷ, những sáng kiến mục vụ bao giờ cũng phải bao gồm 4 cột trụ Kitô giáo đó là thánh thiện, nguyện cầu, bí tích và lời Chúa (x 30-41), luôn luôn nhớ rằng “bởi vậy ở đây không phải là vấn đề sáng tạo nên một chương trình mới. Chương trình vốn đã hiện hữu rồi, đó là dự án trong Phúc Âm cũng như trong Truyền Thống, một dự án không bao giờ thay đổi” (ibid. 29).

4. Việc phác họa dự án mục vụ hiệu nghiệm cần phải được môi trường hóa ở chỗ nó cho thấy những vấn đề đặc biệt do xã hội tân tiến tạo nên. Cũng giống như ở nhiều xứ sở khác, Ấn Độ cũng cảm thấy bị lôi cuốn theo trào lưu của một nền văn hóa sự chết, như được thấy, chẳng hạn, nơi những đe dọa nguy hiểm nhắm đến các thai nhi, nhất là những nữ thai nhi. Quí Huynh Giám Mục, Tôi xin Quí Huynh hãy tỉnh táo nơi những nỗ lực của Qúi Huynh trong việc mạnh dạn giảng dạy giáo huấn nhất trí của Giáo Hội liên quan đến quyền bất khả vi phạm đối với sự sống của hết mọi con người vô tội. Những nỗ lực phối hợp để chế ngự văn hóa sự chết cần phải có sự dấn thân của toàn thể cộng đồng Công giáo. Như thế, bất cứ biện pháp nào về vấn đề này đều phải bao gồm cá nhân, gia đình, phong trào và hội đoàn dấn thân xây dựng “một xã hội biết nhìn nhận và bảo vệ phẩm giá của từng người, cũng như bênh vực và bồi bổ sự sống của tất cả mọi người” (Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, 90).

Vấn đề toàn cầu hóa cũng làm khó dễ các thứ phong tục cổ truyền và luân thường đạo lý. Điều này hiển nhiên nơi việc áp đặt trên xã hội Á Châu những kiểu bất khả chấp theo luân lý vấn đề kế hoạch hóa gia đình và những đường lối sức khỏe sản sinh. Đồng thời việc hiểu biết sai lầm về lề luật luân lý đã dẫn nhiều người đến chỗ biện minh cho việc làm sinh lý vô luân dưới chiêu bài tự do, một chiêu bài đã đưa tới chỗ tự nhiên chấp nhận ý hệ phá thai (x Tông Huấn Familiaris Consortio, 6). Các thành quả của một thứ việc làm vô trách nhiệm như vậy chẳng những gây đe dọa đến cơ cấu gia đình mà còn góp phần vào cả việc làm lan truyền Khuẩn Liệt Kháng nữa, một thứ khuẩn đang tiến tới chỗ lan truyền đều nhau ở các phần đất thuộc xứ sở của Quí Huynh. Việc đáp ứng của Giáo Hội ở Ấn Độ cần phải được tiếp tục cổ võ sự thánh thiện của cuộc sống hôn nhân, cũng như “thứ ngôn ngữ mật thiết bộc lộ việc hoàn toàn trao tặng vợ chồng” (x Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, 2370). Giáo Hội được kêu gọi để loan báo rằng tình yêu chân thực là tình yêu Kitô giáo, và tình yêu Kitô giáo là tình yêu thanh sạch. Tôi khuyến khích Quí Huynh hãy ủng hộ các chương trình giáo dục nhấn mạnh đến giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này.

Đồng thời những nỗ lực trong việc tỏ ra tôn trọng phẩm giá cùng các thứ quyền lợi của người phụ nữ cũng cần phải được bảo đảm để phát động “một thứ tân nữ tính” ở tất cả mọi lãnh vực. Điều này sẽ “loại trừ đi khuynh hướng ‘thống trị của nam giới’, nhơ ụ đó mới nhìn nhận và xác nhận cái tinh túy thực sự của nữ giới trong hết mọi khía cạnh của đời sống xã hội, cũng như mới thắng vượt được tất cả mọi kỳ thị, bạo lực và khai thác” (x Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, 99).

5. Khi mở đầu cho buổi gặp gỡ này, Tôi đã nói về Thánh Phanxicô Xavier, vị đã hết sức truyền bá Kitô Giáo ở Ấn Độ. Ngài có một khả năng làm thừa tác vụ một cách thành công nơi một môi trường không phải là Kitô giáo. Tôi cầu nguyện để Giáo Hội ở Ấn Độ, khi bắt chước gương của ngài, sẽ loan truyền Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô một cách tôn trọng nhưng can đảm. Đây không phải là một công việc dễ làm, nhất là nơi những miền dân chúng cảm thấy bị thù ghét, bị kỳ thị, thậm chí bị tấn công vì niềm tin tôn giáo của mình hay vì liên hệ bộ tộc của mình. Những vấn đề khó khăn này lại càng trở nên trầm trọng hơn nữa bởi hoạt động tăng phát của một ít nhóm Ấn giáo cực bảo thủ, thành phần đang gây nên nỗi nghi ngờ về Giáo Hội cũng như về các tôn giáo khác. Tiếc thay, ở một số vùng, chính quyền Tiểu Bang lại bị lấn át trước áp lực của những thành phần cực đoan này và đã ban nhưnõng khoản luật bất công chống trở lại đạo, cấm không được thực thi quyền tự do tôn giáo, hay những ai thuộc các giai cấp muốn trơ ũ lại Kitô giáo không được Tiểu Bang giúp đỡ nữa.

Bất chấp những khó khăn và khổ đau trầm trọng gây ra bởi tình trạng này, Giáo Hội ở Ấn Độ không bao giờ được bỏ qua công việc chính yếu truyền bá phúc âm hóa của mình. Tôi hy vọng rằng Qúi Huynh, hỡi Quí Huynh Giám Mục thân mến, cùng với tín hữu, sẽ tiếp tục liên hệ với các vị lãnh đạo thuộc niềm tin khác bằng một cuộc đối thoại liên tôn đưa đến chỗ hiểu biết nhau hơn và cộng tác vơiùi nhau hơn. Cũng thế, Quí Huynh cũng phải bảo trì việc đối thoại chính yếu với các vị thẩm quyền địa phương và quốc gia, để bảo đảm là Ấn Độ tiếp tục việc cổ võ và bảo vệ các thứ quyền lơiỉi căn bản của tất cả mọi người công dân. Yếu tố nguyên vẹn của một nền dân chủ “thực sự phục vụ thiện ích của cá nhân cũng như của các dân tộc đó là tôn trọng quyền tự do tôn giáo, vì đây là một thứ quyền chạm đến quyền tự do riêng tư và chủ lực nhất của con người” (cf. Bài Diễn Từ với tân lãnh sự Ấn Độ, 13/12/2002).

6. “’Như Cha đã sai Thày thế nào, Thày cũng sai các con như vậy’ (x Jn 20:21). Từ việc vĩnh tại hiến tế Thập Giá cũng như từ việc được hiệp thông với mình máu Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể, Giáo Hội lấy được sức mạnh thiêng liêng cần phải có để thi hành sứ vụ của mình” (Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia, 22)…..

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 3/6/2003)
 

6/6 Thứ Sáu

Những Người Cực Bảo Thủ Ấn Giáo và Dự Luật Chống Việc Trở Lại Công Giáo

ĐTGM Calcutta Lucas Sirkar, qua cuộc phỏng vấn với cơ quan Fides dịp đợt giám mục thứ hai sang viếng thăm ngũ niên Tòa Thánh  (chấm dứt vào ngày thứ ba 3/6/2003) đã cho biết về tình hình con số 2% Kitô hữu Ấn Độ trong 1 tỉ dân. Theo ngài thì Kitô hữu Ấn Độ đang quan tâm đến những nhóm cực thủ Ấn Giáo bị tác động bởi ý hệ duy quốc quá khích.

“Những nhóm này cản trở sứ vụ của chúng tôi trong việc loan báo Tin Mừng: vì Phúc Aâm, Lời Cứu Rỗi, Chúa Giêsu Kitô là để cho tất cả mọi người Aán Độ. Mặc dù không phải tất cả mọi người Aán Giáo là những cực bảo thủ nhưng nhiều người trong họ lo sợ những cuộc trở lại Kitô giáo. Ý nghĩ của họ về vấn đề trở lại đó là qua những phương tiện phục vụ xã hội những người Kitô hữu lôi kéo dân chúng, dụ dỗ họ, để làm tăng số Kitô hữu lên. Thế nhưng, thái độ lo sợ này là những gì vô lý, vì lương tâm của hết mọi người cần phải được tự do. Chúng tôi đã tổ chức những cuộc họp để giải thích vấn đề trở lại theo quan điểm Kitô giáo, và đã giúp cho nhiều người Aán giáo hiểu được chủ trương của chúng tôi.

Tuy nhiên, họ than rằng có những Kitô hữu khác dính dáng đến vấn đề dụ giáo, nhất là các nhóm anh chị em Thệ Phản Tin Lành tiếp tục lan tràn và xây cất những nhà thờ bất kể tình hình xẩy ra. Đó là lý do tại sao những người cực bảo thủ có khuynh hướng cho tất cả mọi Kitô hữu lại thành một nhóm và bắt đầu thực hiện việc bách hại. Một số tiểu bang như Gujarat, Uttar Pradesh và Tamil Nadu đã chấp thuận một dự luật chống lại vấn đề trở lại và việc đi trước làm gương này đang lan tràn sang các tiểu bang khác trong liên bang.

“Với tư cách hội đồng giám mục Công Giáo, chúng tôi đã bày tỏ việc phản đối dự luật này bằng một bản công bố chính thức, trong đó, chúng tôi kêu gọi hãy tôn trọng quyền tự do lương tâm cũng như những quyền căn bản của hết mọi người. Chúng tôi cầu xin Chúa giúp dân chúng hiểu được tinh thần làm việc của chúng tôi, và chúng tôi cũng cầu cho những kẻ bách hại chúng tôi để họ tiến tới chỗ hiểu biết mà chấp nhận Lời Chúa. Chúng tôi cũng nỗ lực thực hiện mức tiến bộ trong việc xây dựng hòa bình, vấn đề đại kết và đối thoại liên tôn với tín đồ Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo và Sikh.

Với tất cả những tôn giáo này, chúng tôi đã có những cuộc họp để bàn đến phương tiện loan truyền hòa bình và hòa hợp bằng việc hiểu biết nhau và thông cảm với nhau hơn. Chúng tôi muốn cho hết mọi người đều được tự do và hạnh phúc”.

Nói về tình hình ở TGP Calcutta, nơi có 150 ngàn người Công giáo, ĐTGM chủ chiên đã cho biết: “Để loan truyền tình yêu Thiên Chúa, cần phải thực hiện việc huấn luyện đàng hoàng cho hàng giáo sĩ và giáo dân. Tổng giáo phận của chúng tôi được tổ chức một cách tốt đẹp, với 35 giáo xứ tham gia vào các dịch vụ mục vụ và xã hội khác nhau. Tiếc thay, chúng tôi chỉ có 72 vị linh mục, do đó chúng tôi vất vả làm việc với thành phần giới trẻ của chúng tôi để khuyến khích ơn kêu gọi. Năm ngoái chúng tôi ghi danh được 22 tân chủng sinh. Chúng tôi làm việc gần gũi với các giáo lý viên của chúng tôi, thành phần là cánh tay của Giáo Hội: Họ tiến đến với cõi lòng của trẻ em và người lớn. Rất cần phải cung cấp cho các giáo lý viên việc huấn luyện thích hợp. Mỗi giáo xứ có tối thiểu 2 giáo lý viên”.

Về Mẹ Têrêsa Calcutta, ĐTGM nói:

“Để hiểu được tinh thần của Mẹ Têrêsa, chúng ta phải hiểu được tình yêu của Mẹ đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Linh đạo của Mẹ chỉ là linh đạo Thánh Thể. Thánh Thể là khởi điểm cho hết mọi người Công giáo, vì Thánh Thể là nguồn mạch vui mừng và an bình. Thánh Thể đã dạy cho Mẹ Têrêsa cũng như dạy cho tất cả mọi người chúng ta làm thế nào để hy hiến bản thân mình cho kẻ khác, làm thế nào để trở nên con cái của Thiên Chúa. Mẹ Têrêsa đã có thể phục vụ thành phần nghèo khổ là nhờ Thánh Thể, và lòng can đảm của Mẹ để nói với hết mọi người, Aán giáo, Hồi giáo, vô thần, từ Thánh Thể mà ra. Đó là gia sản lớn lao Mẹ Têrêsa đã để lại cho chúng ta! Uũy ban tổ chức (ngày phong chân phước cho Mẹ) đang làm việc. Các việc cử hành ở Calcutta đây sẽ tiếp tục sau lễ phong chân phước và kết thúc vào ngày 9/11/2003 với một Thánh lễ trước sự hiện diện của các vị thẩm quyền tôn giáo lẫn dân sự khắp Aán Độ. Ngày nay Mẹ Têrêsa là một bà mẹ hoàn vũ; Mẹ thuộc về toàn thể Giáo Hội, toàn thể thế giới. Đó là công cuộc của Thiên Chúa, Đấng đang cứu độ thế giới. Cấn chúng ta phải làm sao nhận ra việc can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại”.

Cuộc hội nghị đại kết lần đầu tiên của các giáo hội Đức Quốc

Ở Quảng Trường Cộng Hòa tại Bá Linh, có 200 ngàn người tham dự vào lúc kết thúc hội nghị đại kết 5 ngày này, “Oecumenische Kirchentag”. Đây là một phát động chúng của cả Công giáo lẫn Tin lành, với khẩu hiệu “Hãy trở thành phúc lành cho thế giới”. Cuộc hội nghị này bao gồm cả ngàn hoạt động khác nhau, thuyết trình, chia sẻ, trình diễn, nguyện cầu, hội họp và được kết thúc vào Chúa Nhật 1/6/2003. ĐHY Chủ Tịch Hội Đồng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo là Walter Kasper lấy làm ngạc nhiên trước con số giới trẻ tham dự đông đảo chiếm 40% tổng số. Ngài đã nói với Đài Phát Thanh Vatican rằng: “Có hy vọng và sẽ tiến đến chỗ cộng tác, xích lại gần nhau, học hỏi nơi nhau. Aán tượng về cuộc hội nghị đại kết này rất sáng sủa, tôi nghĩ rằng nó sẽ là một lực đẩy mạnh mẽ cho tương lai của vấn đề đại kết.

ĐHY Lehmann, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức tuyên bố với tờ nhật báo Ý Avvenire: “Đây là một việc làm đáng giá: một ‘hội nghị đại kết’ thực sự là thành công”. Và ngài hy vọng cuộc hội nghị này sẽ “làm tăng gia tốc của việc đại kết”.

Ông chủ tịch của hội đồng EKD Tin Lành, một tổ chức của các giáo hội Thệ Phản Đức, cho biết nhận định của mình như sau: “Hội nghị đại kết này là một biến cố lịch sử trong sinh hoạt các giáo hội của chúng tôi”. Thật vậy, các tham dự viên, như ông cho 400 ngàn người tham dự vào lúc khai mạc, “đã cho thấy một dấu hiệu tích cực về mối hiệp thông hơn nữa nơi chính họ cũng như về sự gắn bó nơi xã hội của chúng tôi”.

Ông Joachim Schwind, giám đốc của tờ điểm báo Neue Stadt cho biết: “Tôi tin tưởng là vấn đề đối thoại đại kết, như ĐHY Kasper đã nhấn mạnh, đã tiến tới một mức độ chín mùi nào đó; một thứ chín mùi mà, sau mùa xuân của đại kết, hiện nay chưa phải là lúc tiến tới mùa đông như nhiều người nói, mà là tiến tới mùa thu, tức là tiến tới một giai đoạn trong đó các thứ đang chín mùi, có thể là chậm hơn. Người ta cần phải thấy được nhu cầu trở về với các thứ cội gốc thiêng liêng; tức là vấn đề tham gia vào vấn đề đại kết qua những hoạt động hay sáng kiến mà thôi chưa đủ, mà còn phải trở về với chính Chúa Kitô nữa, với đời sống Kitô giáo, với đời sống của tình yêu thương nhau. Sứ điệp quan trọng nhất hội nghị đại kết này, một hội nghị đã có một tiếng vang mạnh mẽ trong xã hội và giới truyền thông, đã là một chứng cớ về việc hiện hữu của một Kitô giáo tân thời, sống động, hấp dẫn, yên bình và hoan lạc, một Kitô giáo cho thấy một niềm vui sâu xa nhân bản”.
 

5/6 Thứ Năm

ĐTC bắt đầu chuyến Tông Du 100

Hôm nay, Thứ Năm 5/6/2003, Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến tông du 100 của Ngài ở Croatia, một xứ sở Balkan, nơi Ngài đã đến vào tháng 9/1994 và tháng 10/1998. Cho tới chuyến tông du 100 năm ngày này, Ngài đã ở ngoài Vatican 575 ngày, tức gần 1 năm rưỡi, với 129 quốc gia.  Nước Croatia độc lập từ năm 1991, là một quốc gia cộng hòa có gần 4.8 triệu dân ở bờ biển phía đông Adriatic, với diện tích 56.538 cây số, bao gồm cả 1.185 đảo, trong đó có 66 đảo không có dân cư. Thủ đô là Zagreb. Công Giáo chiếm 81% dân số. Có 1554 giáo xứ, 27 vị giám mục, 2.260 linh mục, 2 phó tế vĩnh viễn, 3.520 tu sĩ, 1.610 giáo lý viên và 383 đại chủng sinh. Chúng ta hãy cầu nguyện cho chuyến đi tái truyền bá phúc âm hóa các nước Âu Châu này của Ngài.

Người Công Giáo ở Iraq đang phải đối diện với cuộc bách hại

Cha Ángel García, sáng lập viên của tổ chức Công Giáo Những Sứ Giả của Hòa Bình, vừa trở về từ Iraq là nơi cha coi sóc việc phân phối viện trợ nhân đạo cho xứ sở này. Cha cho biết cha đã tận mắt chứng kiến thấy những khổ đau và khốn khó dân chunùng ở Baghdad và Basra đã phải chịu đựng: “Baghdad là một thành phố vô loài, nơi sợ bị tấn công hay đánh đập còn hơn là sợ bị chết vì súng đạn nữa. Những nhân công chưa được trả lương cả ba tháng trời nay. Rác rến chất đống ở các đường phố, nhiệt độ thì quá cỡ, và hiện nay lại thiếu xăng nhớt nữa”.

Về những người Công Giáo, theo vị linh mục này nhận địng thì “Họ sợ hãi, vị họ thấy họ bị bách hại”. Ở Barsa là nơi cha García đã gặp vị giám mục theo lễ nghi Chaldean đã có hai Kitô hữu bị giết chết. Hàng giáo sĩ Iraq cũng đang bị những tay cực bảo thủ bách hại, cha cho biết: “Một số thậm chí đã bị giầy đạp lên thánh giá của họ, vì ở đó chẳng có gì là an ninh cả. Chúng ta phải la lên hết cỡ để trật tự công cộng và tình trạng an ninh được vãn hồi. Đã đến lúc phải nói lên để đạt được nền hòa bình ở Iraq vì nó đã bị mất mát đi mất rồi”.

“Chúng tôi đang làm việc với những người Hồi Giáo để trợ giúp nhân dân Iraq”

Ông Karel Zelenka, vị lãnh đạo Phân Bộ Về Hợp Tác Quốc Tế của Tổ Chức Caritas đã nhận định về nhưnõng nỗ lực nhân đạo tại Iraq từ ngày chấm dứt chiến tranh đến nay: “Chúng tôi đã thiết lập được việc hợp tác tốt đẹp với thế giới những người Hồi Giáo, mặc dù gặp những khó khăn gây ra bởi thiếu an ninh. Sau đây là những gì ông cho biết qua cuộc phỏng vấn với cơ quan Fides của Tòa Thánh Vatican:

Vấn     Tổ Chức Caritas đang làm gì ở Iraq? Qúi vị đã có được những liên hệ hợp tác nào với những người Hồi Giáo?

Đáp     Chúng tôi đã mở những trung tâm ở Baghdad, Basra, Mosul, Kirkuk, Najaf và ở một số làng mạc vùng bắc Iraq. Hết mọi trung tâm đều có một bác sĩ nhi khoa, một y tá và một nhóm cán sự xã hội. Hoạt động chính của chúng tôi là trợ giúp trẻ em và các bà mẹ. Chúng tôi phân phát sữa và rau tương để cải tiến thực đơn của trẻ em. Chúng tôi cũng mở lớp dạy cho các bà mẹ trẻ biết cách chăm sóc con em mình trong tình trạng khó khăn mà hầu hết họ đang trải qua. Chúng tôi đã thiết lập được những mối liên hệ tuyệt vời với thành phần những người Hồi Giáo; thật vậy, 90% những người nhận được sự giúp đỡ ở các trung tâm chúng tôi phục vụ là người Hồi Giáo.

Vấn     Vấn đề trục trặc chính về vấn đề chăm sóc sức khỏe là gì? Giai cấp xã hội nào đang gặp nguy khốn nhất?

Đáp     Các bệnh viện thiếu thốn thuốc men, nhất là những thứ thuốc cho thành phần bị bệnh kinh niên. Ở Iraq nhiều người bị bệnh tim và họ cần phải uống một số thuốc hằng ngày. Tình trạng thiếu điện và nước cũng ảnh hưởng đến các bệnh viện trong việc ngăn trở việc sử dụng dụng cụ quang tuyến. Đối với thành phần bị ảnh hưởng nhất, tôi có thể nói đặc biệt là các người già sống ở các thành phố. Không hề có vấn đề bồi thường vì các văn khố bảo hiểm đã bị hủy hoại. Giải quyết tình trạng này, thẩm quyền Hoa Kỳ hiện trấn đóng đã quyết định hết mọi người đang giữ cuốn sổ bồi thường sẽ được lãnh 40 Mỹ kim mỗi tháng.

Vấn     Vấn đề bất an ảnh hưởng đến tiến trình tái thiết xứ sở này ra sao?

Đáp     Chiến tranh làm rỗng tuyếch quyền lực là những gì vẫn cần phải điền khuyết. Thẩm quyền quân đội Hoa Kỳ cảm thấy khó lòng bảo toàn những điều kiện an ninh. Thật sự họ làm một công việc rắc rối gây ra bởi một loạt những yếu tố. Chẳng hạn, rất khó có thể giữ trật tự cho một thành phố 6 triệu dân như Baghdad. Iraq là một xứ sở có rất nhiều ngoại ô; hầu như 2/3 dận chúng sống ở các tỉnh lị hay thành phố, làm cho càng khó khăn hơn nữa cho những ai có trách nhiệm giữ trật tự. Ngoài ra còn bị ngăn trở về vấn đề ngôn ngữ nữa. Các thông dịch viên được chỉ định cho các đoàn lính Hoa Kỳ để giúp cho việc liên lạc với dân chúng địa phương được dễ dàng, song không thể cắt đặt một thông dịch viên cho hết mọi nhóm quân đội được.

Vấn     Vậy thì làm sao ông có thể nói là các thứ đồ đạc trong nhà được chở trên một chiếc xe vận tải thực sự là của chủ nhân hay là đồ ăn trộm?

Đáp     Tình trạng mất an ninh làm lũng đoạn cuộc sống hằng ngày. Nhiềm cửa tiệm vẫn đóng cửa; phương tiện chuyên chở công cộng lúc có lúc không v.v. Nhiều vùng vẫn chưa có điện, nước và hấu hết các đường giây điện thoại vẫn bị đứt đoạn. Tóm lại, nhiều người hiện không có việc làm nên không có tiền bạc gì cả. Theo quan điểm nhân đạo thì tình trạng này đang ở vào thời điểm vượt qua, nhất là vấn đề cung cấp thực phẩm, vì chế độ cũ đã bắt đầu phân phát các phần lương thực trước khi chiến tranh xẩy ra. Thế nhưng, thấy trước được rằng trong những tháng tới đây sẽ xẩy ra nhiều vấn đề nữa, vì từ khi “chương trình đổi dầu lấy lương thực” của Liên Hiệp Quốc chấm dứt thì Liên Hiệp Quốc không có cách nào để mua lương thực cho nhân dân Iraq bằng việc bán dầu của Iraq cả.

Vấn     Vậy thì từ nay trở đi dân chúng Iraq sẽ phải tùy thuộc vào thị trường, mà nếu dân không có tiền thì làm sao họ có cái ăn đây?

Đáp     Đó là lý do tại sao cần phải tái thiết lập tình trạng an ninh sớm bao nhiêu có thể để kinh tế hoạt động.

Vấn     Là một chuyên viên của một cơ quan nhân đạo lớn của Công Giáo, ông nghĩ thế nào về tình trạng an ninh có thể được bảo toàn để nền kinh tế Iraq được tiếp tục và phát triển?

Đáp     Các lực lượng cảnh sát, nhất là từ các xứ sở Ả Rập, cần phải bắt tay vào việc. Điều này có nghĩa là cần phải có một lực lượng cảnh sát nói được ngôn ngữ Iraq và quen thuộc với văn hóa Iraq. Ngoài ra những người lính không có có kinh nghiệm làm cảnh sát thì làm những việc khác. Còn nữa, tình trạng ở mỗi tỉnh lại khác nhau. Chẳng hạn, ở Mosul, cảnh sát Iraq và quân đội Hoa Kỳ cùng nhau kiểm soát các đường phố. Một khi xứ sở này có được lại một lực lượng cảnh sát thì mới tiến đến chỗ phục hồi tình trạng ổn định vững chắc.

 

4/6 Thứ Tư

Bản Tuyên Bố của ĐTGM Chủ Tịch Hội Đồng Cor Unum về cuộc viếng thăm Iraq

Sau chuyến viếng thăm Iraq với tư cách là vị sứ giả của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong khoảng thời gian 28/5-2/6, ĐTGM Paul Josef Cordes, đã phổ biến một bản tuyên bố trong cuộc họp báo kết thúc cuộc viếng thăm đại diện của mình về vấn đề phối trí việc trợ giúp nhân đạo cho nhân dân Iraq như sau:

“Trong những tháng ngày này, Đức Thánh Cha đã nhiều lần bày tỏ mối quan tâm của Ngài đối với những biến cố xẩy ra tại Iraq. Trước khi xẩy ra cuộc chiến, Ngài đã gửi vị sứ giả đặc biệt của Ngài là ĐHY Etchegaray để tìm kiếm một giải pháp thương thảo cho cuộc xung đột ngay cấp ấy nhờ đó có thể bảo toàn hòa bình.

"Tiếp tục cuộc viếng thăm đó, sau thời gian chiến tranh xẩy ra, Ngài đã yêu cầu tôi làm phát ngôn viên cho việc Ngài gần gũi về tinh thần với những ai đã trải qua những hậu quả đau buồn của cuộc chiến ấy trong những tháng ngày vừa qua.

"Cuộc viếng thăm của tôi được bắt đầu từ ngày 28/5 vừa qua. Cùng với vị khâm sứ tòa thánh là ĐTGM Filoni, tôi đã có 3 cơ hội cử hành Thánh Lễ với những người Công Giáo ở xứ sở đó, vào ngày 29/5 ở Baghdad, ngày 31/5 ở Mosul theo lễ nghi Chaldean và vào ngày 1/6 theo lễ nghi Công Giáo Syria. Bởi thế, tôi đã có thể bày tỏ với cộng đồng Kitô hữu đến tham dự lần nào cũng hết sức đông đảo về mối hiệp nhất và sự khuyến khích của Đức Thánh Cha đối với họ.

"Trong cuộc viếng thăm của tôi đã có nhiều cuộc họp, nhất là hai cuộc tái hợp với hơn 10 vị giám mục, tôi đã đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc dấn thân làm việc bác ái theo sứ vụ của giáo hội. Ngoài ra, tôi đã gặp cả các vị giám mục thuộc các cộng đồng Kitô hữu khác ở Baghdad và Mosul, cũng như gặp thẩm quyền dân sự, như vị tổng giám đốc Chương Trình Phát Triển của Liên Hiệp Quốc là ông Francis Dubois, ông thị trưởng Mosul, và một số đại diện ngoại giao.

"Chưa hết, tôi đã có cơ hội viếng thăm một số dòng tu và các tổ chức bác ái được các hội dòng này quản trị, trong số đó có Nhà Thương Thánh Raphael, Nhà Chị Em Nữ Tu Mẹ Têrêsa và cơ sở cho những em gái trẻ ở Mosul. Hết mọi nơi đều bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha về việc Ngài không ngừng dấn thân cho nhân dân Iraq cũng như cho hòa bình. Cảm nghiệm được tinh thần hiệp thông và hợp tác hết mình nơi Kitô hữu ở Iraq, tôi đã bảo đảm với họ là tôi sẽ chuyển lên Đức Thánh Cha lòng cảm mến tri ân sâu xa này của họ.

"Theo phận sự và công việc của một phân bộ của Tòa Thánh Vatican (Hội Đồng Cor Unum), cá nhân tôi đã có thể chứng thực thấy được những nhu cầu của xứ sở này cần đến một dự án viện trợ của các tổ chức nhân đạo Công Giáo. Những nhu cầu nhân đạo này được thấy nơi một số lãnh vực cần phải viện trợ khẩn cấp như lương thực, nhà ở, sức khỏe và giáo dục. Nhiều cơ quan viện trợ Công Giáo đang có ý định cùng với các tổ chức khác đảm nhận những thứ nhu cầu khẩn trương này.

"Cũng như 'Bản Tuyên Ngôn của Các Vị Thượng Vụ và Giám Mục ở Iraq' ngày 29/4/2003, tôi muốn xác nhận việc đóng góp được Giáo Hội Công Giáo cống hiến cho một tương lai mà các quyền lợi về tôn giáo, văn hóa, xã hội và chính trị của tất cả mọi người được nhìn nhận, nhất là, quyền được tự do tuyên xưng đức tin của Kitô hữu được bảo đảm".
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 3/6/2003
 

Cuộc Họp Thượng Đỉnh G-8 (tiếp)

Trong bản tuyên cáo đúc kết 4 trang, 8 siêu cường quốc đã tuyên bố là họ hiệp lực tái thiết Iraq: “Mục tiêu chung của chúng tôi là một Iraq hoàn toàn chủ quyền, bền vững và dân chủ”.

Bản tuyên cáo này cũng cảnh giác Bắc Hàn và Iran hãy chấp nhận những thánh tra viên nguyên tử và từ bỏ các thứ khí giới nguyên tử: “Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Bắc Hàn hãy loại bỏ một cách tỏ tường, thực sự và dứt khoát bất cứ chương trình chế tạo nguyên tử nào”.

Đối với Iran, bản tuyên cáo viết: “Chúng tôi sẽ không bỏ qua những ngấm ngầm leo thang các thứ chương trình phát triển nguyên tử ”. Các vị lãnh đạo G-8 cũng lên tiếng “hết mình ủng hộ” việc thanh tra toàn bộ các cơ sở nguyên tử của Iran do IAEA thực hiện nội trong tháng này: “Việc leo thang các thứ vũ khí đại công phá và phương tiện chuyển trao của chúng gây nên một mối nguy hiểm hơn nữa cho tất cả chúng ta. Theo chiều hướng lan tràn nạn khủng bố quốc tế thì nó là một thứ đe đọa khẩn trương cho tình trạng an ninh quốc tế”.

Về vấn đề kinh tế, Thượng Hội G-8 đã tỏ ra tin tưởng về những chiều hướng phục hồi nhưng không hề đả động gì đến vấn đề tiền tệ tế nhị.

Tóm lại, Cuộc Thượng Hội G-8 ba ngày này đã diễn tiến như sau: ngày thứ nhất bàn về vấn đề tất cả những tham dự viên đang phải đương đầu, đó là giúp giải quyết các tình trạng bất hạnh của các quốc gia đang phát triển. Ngày thứ hai, các vị lãnh đạo cố gắng dẹp bỏ những thứ khác biệt và tập trung vào những vấn đề kinh tế toàn cầu cũng như nạn khủng bố khắp thế giới. Ngày cuối cùng đặc biệt về việc tái thiết Iraq.

Hậu Chiến Iraq: Tình hình giải giới Iraq vẫn tiếp tục tiến hành nhưng càng căng thẳng và sôi nổi

Hôm Chúa Nhật 1/6/2003, tại Nga, trong cuộc họp báo chung với Tổng Thống Putin, được hỏi về việc truy tìm các thứ vũ khí đại công phá ở Iraq, Tổng Thống Bush đã cho biết: “Chúng tôi đã khám phá ra những máy móc vũ khí, những phòng thí nghiệm sinh trùng mà Iraq chối không có và là những phòng thí nghiệm bị các quyết định của Liên Hiệp Quốc cấm”. Đầu tuần này, Tổng Thống Bush nói đến 2 phòng thí nghiệm di động được tìm thấy ở Iraq. Nhưng cả Ngũ Giác Đài và những tay săn tìm vũ khí cấm đã xác định những phòng thí nghiệm ấy không có vũ khí. Tổng Thống Putin không có ý kiến gì về vấn đề tìm thấy các thứ vũ khí đại công phá ở Iraq. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Sky News, đã cho biết “chắc chắn là chứng cớ về các thứ vũ khí đại công phá của Iraq sẽ được tìm ra ở đó. Nhất định là như vậy. Trong những tuần lễ và những tháng tới đây chúng tôi sẽ qui tụ chứng cớ này sau đó chúng tôi sẽ cho dân chúng thấy. Tôi không hồ nghi tí nào là sẽ thấy được chứng cớ về các thứ vũ khí đại công phá của Iraq”.

Hôm Thứ Sáu 30/5/2003, Nga đã thôi thúc lực lượng liên minh phải tường trình sớm sủa việc tìn kiếm các thứ vũ khí cấm ấy. Vị lãnh sự Nga ở Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng như sau: “Chúng tôi mong những vị đồng bạn Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc của chúng tôi trưng dẫn tín liệu này ở một ngày gần nhất. Tóm lại, chúng ta đang hoạt động vì một nguyên nhân chung, và hết sức hiển nhiên là để vẽ một đường kẻ về vấn đề Iraq, người ta phải cứu xét cả những gì lực lượng liên minh đã làm ở đó lẫn những thẩm định của các kiểm điểm viên Liên Hiệp Quốc”.

Cũng vào ngày Thứ Sáu 30/5/2003, một tư lệnh quân đội Hoa Kỳ là James Conway cho biết ông cảm thấy lạ lùng vì thấy rằng các lực lượng Iraq không tự vệ bằng các thứ vũ khí hóa chất hay sinh trùng và đặt vấn đề là phải chăng các vị lãnh quân ở chiến trường đã nhận được tình báo sai lầm: “Tôi cảm thấy lạ tứ lúc ấy cho tới bây giờ là chúng ta không tìm thấy những thứ vũ khí ở một số địa điểm rải rác khắp nơi. Hãy tin tôi đi, ở đây không phải là vấn đề thiếu cố gắng. Chúng tôi thực sự đã ở hết mọi địa điểm dự trữ quân nhu giữa biên giới Kuwait và Baghdad mà chẳng thấy gì cả”.

Vị tướng tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến đang kiểm soát vùng nam Iraq này đặt vấn đề tín liệu tình báo cung cấp cho các vị tướng lãnh Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh như thế này: “Về việc họ sử dụng các thứ vũ khí ấy thì chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi hiểu được. Chúng tôi chắc chắn đó chỉ là những gì lượng đoán hay nhất mà thôi… những tiến trình hành động khả dĩ nhất của chúng tôi là những gì các tay tình báo đã cung cấp cho chúng tôi. Chúng tôi hoàn toàn sai lầm. Chúng tôi có sai lầm hay chăng ở lãnh vực quốc gia thì tôi nghĩ rằng đó là vấn đề vẫn còn được xem xét rất nhiều. Tôi nghĩ rằng vấn đề thất bại về tình báo này là một lời lẽ quá mạnh vào lúc này. Tôi không nghĩ rằng chúng ta chưa chịu bỏ cuộc tìm kiếm này”.

Vị tư lệnh này nói với các ký giả tập trung ở Ngũ Giác Đài để tham dự một cuộc tường trình viễn nghị thêm là: “Khi chúng tôi tiến lên miền bắc (trong những tuần lễ đầu của cuộc chiến), đã xẩy ra mấy lần là mọi người ngủ mà chân còn nguyên giầy bố và mặt đeo thặt chật chiếc mặt nạ chống hơi. Một trong những điều thực sự lạ lùng là chúng tôi không bị tấn công bởi các thứ vũ khí đại công phá khi chúng tôi vượt qua con sông Euphrates, hay ngay cả khi chúng tôi vượt qua Tigris và cho tới lúc đánh nhau với quân đoàn Phòng Vệ Cộng Hòa. Chúng tôi thực sự nghĩ rằng những thứ vũ khí ấy đã được phân phối, không phải cho mọi người, không phải cho những quân đoàn bình thường như chúng tôi thấy ở Miền Nam, song niềm tin của riêng tôi là có thể chúng nằm trong tay của các đơn vị Phòng Vệ Cộng Hòa này”.

Phải chăng vấn đề giải giới Iraq mà lại chẳng thấy những gì cần phải giải đâu, sau cuộc chiến cả gần 2 tháng trời mà Tướng Hoa Kỳ Keith Dayton mới là người lãnh đạo một chiến dịch được gọi là Nhóm Thăm Dò Iraq để truy tìm các thứ vũ khí đại công phá ở Iraq. Chiến dịch này gồm có 1300 chuyên viên của ba quốc gia, Hiệp Chủng Quốc, Hiệp Vương Quốc và Uùc Đại Lợi, để tăng cường cho số chuyên viên hiện đang hoạt động ráo riết ở Iraq hiện nay. Trong số này có chừng 250 đến 300 chuyên viên, (một số đã từng ở Iraq trước khi nhóm thanh tra viên quốc tế phải ra khỏi Iraq cuối năm 1998), sẽ đến thăm các địa điểm đáng ngờ vực. Theo vị tướng này thì gần 200 nhân viên Hoa Kỳ cho tới nay đã tra xét khoảng 1/3 những địa điểm hồ nghi có vũ khí cấm. Vị tướng này cho biết “Nhóm Thăm Dò Iraq tiêu biểu cho một thứ nới rộng quan trọng trong việc lùng kiếm các thứ vũ khí đại công phá”. Ngoài ra, nhóm này còn có trách nhiệm tìm kiếm những tay khủng bố và tội ác chiến tranh nữa. Nhóm này sẽ bắt đầu thực hiện việc của họ cùng lắm vào ngày 7/6/2003.

Còn ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc Đại Lợi Robert Hill đã cho biết hôm Thứ Bảy 31/5/2003 rằng mục đích của Nhóm Thăm Dò Iraq này là để thấy được toàn diện bức tranh của những thứ vũ khí đại công phá ở Iraq. Nói ở Hội Nghị An Ninh Á Châu họp tại Singapore, ông nói việc tìm kiếm đã cho thấy chứng cớ nhưng “tôi không biết có thể tìm thấy những thứ được gọi là khói súng này hay chăng. Tôi không nghi ngờ tí nào là ở vào kết thúc tiến trình này thì bức tranh sẽ thuộc về những ai tin là những thứ vũ khí đại công phá là một thứ dụng cụ về chiến thuật… và hiển nhiên là đã được sửa soạn để sử dụng chúng”.

Trong khi đó, phát ngôn viên của cơ quan nguyên tử lực quốc tế IAEA (International Atomic Energy Agency) là ông Mark Gwozdecky cho biết cơ quan này đang có dự định gửi một nhóm tới Iraq lần đầu tiên từ khi kết thúc chiến tranh Iraq để thực hiện một cuộc thanh tra an tòan ở một cơ sở nguyên tử Iraq là nơi có thể đã bị nạn hôi của. Ông xác định là “những người này không phải là các chuyên viên thanh tra vũ khí. Chúng tôi đang có dự tính gửi một nhóm đến Iraq có thể vào Thứ Tư, 4/6, để kiểm chứng chất liệu nguyên tử ở Trung Tâm Nghiên Cứu Nguyên Tử Tuwaitha. Công việc này phát xuất từ những gì Iraq phải tuân giữ theo hiệp ước cấm leo thang nguyên tử”.

Ông Tổng Giám Đốc của IAEA là Mohammed ElBaradei đã nói với CNN hôm Thứ Sáu 30/5/2003 rằng: “Chúng tôi không biết những gì cần phải mong đợi. Chúng tôi đã thấy nhiều bản tường trình về việc hôi của. Chúng tôi sẽ tập trung vào những chất liệu nguyên tử cần phải kiểm chứng mà thôi. Tuy nhiên, lực lượng đồng minh nói rằng họ sẽ lo vấn đề an toàn cũng như vấn đề an ninh của các nguồn phóng xạ. Một lần nữa, tôi xin nói lại rằng chúng tôi sẵn sàng hộ giúp khi cần đến chúng tôi”.

Ông tổng giám đốc này sẽ không đi cùng với nhóm của ông. Việc làm sẽ được thực hiện ở Vị Trí C, một cơ sở chứa chất liệu nguyên tử gần Trung Tâm Nghiên Cứu Nguyên Tử Tuwaitha. Theo IAEA thì địa điểm này có khoảng 1.8 tấn chất uranium ở mức độ hạ tác dụng, cũng như có cả 500 tấn chất uranium còn tươi và suy yếu. Chất liệu ấy đã được cơ quan này niêm ấn và thường xuyên thanh tra từ năm 1991. Ông phát ngôn viên Gwozdecky nói với CNN rằng nhóm này “sẽ xác định cho biết chất ấy đã bị nạn hôi của cướp mất đi bao nhiêu, sẽ thực hiện việc kiểm soát bao nhiêu có thể, sẽ niêm ấn trên chất ấy, sẽ bảo toàn cơ sớ ấy rồi trở về. Tháng vừa rồi hay trước đó chúng tôi đã báo động là những chất liệu phóng xạ này không được làm cho thất thoát đi”.

Tiểu Ban Ngoại Vụ của Quốc Hội Hiệp Vương Quốc sẽ thực hiện một cuộc điều tra về quyết định của chính phủ Blair tham chiến ở Iraq. Bản tuyên cáo của tiểu ban này viết:

“Cuộc điều tra này sẽ xét xem Văn Phòng Ngoại Vụ và Hiệp Quốc của chính phủ có trình bày tín liệu chính xác và đầy đủ cho Quốc Hội trong giai đoạn tiến đến chỗ xuất quân ở Iraq hay chăng, nhất là vấn đề liên quan đến các thứ vũ khí đại công phá của Iraq. Tiểu ban này sẽ nghe tất cả mọi chứng cớ trong Tháng Sáu và những chứng nhân sẽ tường trình cho Quốc Hội vào Tháng Bảy”.

Chính phủ Blair đang bị tấn công rất nhiều về vụ này, nhất là các phe đảng đối lập lợi dụng dịp này để tấn công uy tín của chính phủ hiện nay. Chưa hết, các phe đảng đối lập còn cho rằng chính phủ hiện nay đã thêm mắm muối vào bản tường trình tình báo để làm tăng thêm nỗi ghê sợ bị Sađam Hussein đe dọa, một điều Thủ Tướng Blair đã hết sức phủ nhận tại Cuộc Họp Thượng Đỉnh G-8 hôm Thứ Hai vừa qua và nhìn hãy nhẫn nại chờ đợi cho tới khi có kết quả rõ ràng.

Nhận định của thoidiemmaria.net: Nếu quả thực Iraq không có những thứ vũ khí đại công phá thì những gì Thủ Tướng Blair và Tổng Thống Bush đã hồ nghi và đối xử với Tổng Thống Sađam Hussein trước cuảc chiến thế nào thì giờ đây hai con người này cũng bị công chúng đối xử y như vậy, “gậy ông đập lưng ông”, đong cho ai đấu nào bị đong lại đúng đấu ấy. Nếu nhờ dịp này họ nhận ra được sự thật này thì phúc cho họ, vì nhờ đó họ mới biết thông cảm là gì, mới biết thương người hơn, mới bớt hăng tiết vịt. Thế nhưng tội của họ đối với bao sinh mạng đã bị thiệt hại, cả thường dân lẫn quân đội, làm sao có thể đền bồi cho đủ. Nếu quả thực vì một âm mưu nào đó, hoàn toàn không phải vì vấn đề giải giới, mà chỉ lấy lý do giải giới, và tìm cách tạo chứng cớ để tấn công giải giới, thì quả thực họ đánh lừa cả thế giới, tội càng nặng hơn nữa. Nguyên việc bất chấp quyền bính Liên Hiệp Quốc để tấn công Iraq đã là một tội, một việc làm bất chính rồi, thì mục đích giải giới dù chính đáng đến đâu cũng hoàn toàn phản luân thường đạo lý, huống chi việc bất chấp này lại không đạt được mục đích của nó.

Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, một số nhà lập pháp đã phàn nàn là chẳng có chứng cớ gì về các thứ vũ khí đại công phá được tìm thấy ở Iraq cả. Bộ trưởng ngoại vụ Powell và các viên chức cao cấp khác cho biết chứng cớ về những thứ vũ khí cấm này sẽ được tìm thấy nhưng cần phải có thời gian.

Nhận định của thoidiemmaria.net: Trước đây Tổng Thống Bush, Thủ Tướng Balir và Bộ Trưởng Nội Vụ Powell đã thúc giục Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc phải ra tay bằng quân sự càng sớm càng tốt, nhất là vào những ngày cuối cùng trước khi chiến tranh xẩy ra, và đã phàn nàn về việc các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc làm việc lâu la câu giờ, thì giờ đây tại sao những người này (ông Powell ở Liên Hiệp Quốc, nhất là ông Blair ở Thượng Hội G-8 hôm Thứ Hai 2/6/2003) lại có thể nói là hãy để nhẩn nha, từ từ cái đã?
 

3/6 Thứ Ba

ĐTC tiếp nhận tân lãnh sự Do Thái về Hòa Bình Trung Ðông

Hôm qua, Thứ Hai, 2/6/2003, trước khi gặp bộ trưởng nội vụ Hoa Kỳ Colin Powell, ĐTC đã tiếp nhận vị tân lãnh sự Do Thái Oded Ben-Hur. Đây cũng là thời điểm hai phe Do Thái và Palestine đang tỏ ra nỗ lực để muốn thực hiện “lộ trình” hòa bình được Hiệp Hội Bốn Bên (là Mỹ, Nga, Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Liên Hiệp Quốc) phác họa. Sau đây là bài diễn từ của ĐTC ngỏ cùng vị tân lãnh sự Do Thái.

Thưa Ngài Lãnh Sự,

Tôi vui mừng tiếp nhận việc ngài đến với Vatican và chấp nhận Bổ Nhiệm Thư chỉ định ngài làm Lãnh Sự Ngoại Hạng và Toàn Quyền của Quốc Gia Do Thái với Tòa Thánh. Sự hiện diện của ngài ở nơi đây hôm nay là một chứng từ cho thấy chúng ta có cùng ước vọng muốn sát vai xây dựng một thế giới hòa bình và an ninh, chẳng những ở Do Thái và Trung Đông, mà còn ở hết mọi phần đất trên thế giới nữa, cho tất cả mọi dân tộc ở khắp mọi nơi. Đây là một công việc chúng ta không đảm nhận một mình mà là với toàn thể cộng đồng thế giới: thật vậy, có lẽ không giống như bất cứ một thời nào trong quá khứ, toàn thể gia đình nhân loại ngày nay đang cảm thấy nhu cầu cần phải thắng vượt bạo lực và khủng bố, cần phải tẩy xóa đi thái độ bất nhượng và cuồng tín, cần phải loan báo một kỷ nguyên công lý, hòa giải và hòa đồng giữa các cá nhân, các phái nhóm và các quốc gia với nhau.

Nhu cầu này có lẽ không nơi nào cảm thấy thấm thía cho bằng ở Thánh Địa. Chắc chắn không thể chối cãi là các dân tộc và các quốc gia được thừa hưởng quyền sống an ninh. Tuy nhiên, thứ quyền lợi này bao hàm cả một nhiệm vụ tương xứng, đó là phận sự tôn trọng quyền lợi của kẻ khác. Bởi thế, như bạo lực và khủng bố không bao giờ được coi là phương tiện khả chấp cho việc quyết định về chính trị, thì việc trả đũa cũng không thể nào dẫn đến một nền hòa bình chân chính và bền vững cả. Những hành động khủng bố bao giờ cũng cần phải bị lên án như là những tội ác thực sự phạm đến nhân loại (x Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Hòa Bình 2002, đoạn 4). Hết mọi quốc gia có quyền tự vệ chống lại khủng bố, nhưng quyền này bao giờ cũng phải được thi hành trong phạm vi luân lý và pháp lý về cả mục đích lẫn phương tiện của quyền ấy (cf. ibid, 5).

Như các phần tử khác của cộng đồng quốc tế, và hoàn toàn ủng hộ vai trò cùng với nỗ lực của gia đình các quốc gia lớn hơn trong việc giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, Tòa Thánh tin tưởng rằng cuộc xung đột hiện nay chỉ được giải quyết chỉ khi nào có hai Quốc Gia độc lập và chủ quyền. Như Tôi đã nói vào đầu năm nay với Phái Đoàn Ngoại Giao: “Hai dân tộc, Do Thái và Palestine, được kêu gọi sống bên nhau, có tự do và chủ quyền như nhau, trong sự tương kính” (13/1/2003, đoạn 4). Cần cả hai phe tỏ ra cho thấy những dấu hiệu rõ ràng việc họ dứt khoát dấn thân trong việc thực hiện việc sống chung này. Làm như thế, việc đóng góp vô giá mới được thể hiện nhắm đến chỗ xây dựng một mối liên hệ của lòng tin tưởng lẫn nhau và của việc cộng tác với nhau. Về khía cạnh này, Tôi lấy làm hài lòng nhận thấy việc Chính Quyền Do Thái mới đây bỏ phiếu hỗ trợ cho tiến trình hòa bình: đối với tất cả những ai dính dáng đến tiến trình này thì vị thế của Chính Quyền là một dấu hiệu tích cực của hy vọng và phấn khởi.

Dĩ nhiên nhiều vấn đề và khó khăn do cuộc khủng hoảng này gây nên cần phải được giải quyết một cách công bằng và hiệu lực. Những vấn đề liên quan đến các người tị nạn Palestine và định cư của người Do Thái chẳng hạn, hay vấn đề phân định ranh giới lãnh thổ và ấn định vị thế của các nơi linh thánh nhất ở Thành Giêrusalem, cần phải là chủ đề cho những cuộc trao đổi cởi mở và thương thảo chân tình. Đừng bao giờ để xẩy ra những quyết định đơn phương. Trái lại, việc tôn trọng, tương kiến và kết đoàn đòi phải tiếp tục đường lối đối thoại không bao giờ được bỏ. Những thất bại thực sự và hiển nhiên cũng không được làm cho đôi bên nản chí trong việc trao đổi và thương thảo. Trái lại, chính trong những hoàn cảnh như vậy mà “họ lại càng phải đồng lòng tái bắt đầu lại trong việc không ngừng đi đến chỗ đối thoại chân tình hơn nữa, bằng việc cất đi những chướng ngại cũng như bằng việc loại trừ những yếu kém nơi vấn đề trao đổi với nhau”. Nhờ đó họ mới có thể cùng nhau bước đi trên con đường “dẫn đến hòa bình, theo tất cả những gì hòa bình đòi hỏi và cần thiết” (Sứ Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới 1983, đoạn 5).

Thưa Ngài lãnh sự, như ngài đã nhận định, 10 năm trước đây, Tòa Thánh và Quốc Gia Do Thái đã ký kết vào Bản Thỏa Hiệp Căn Bản. Chính Bản Thỏa Hiệp này đã mở đường cho việc thiết lập sau đó những mối liên hệ ngoại giao hoàn toàn giữa chúng ta, và là bản thỏa hiệp tiếp tục hướng dẫn chúng ta đối thoại và trao đổi với nhau về những chủ trương liên quan đến các vấn đề quan trọng cho cả hai chúng ta. Sự kiện chúng ta đã có thể tiến tới một thỏa hiệp về việc hoàn toàn nhìn nhận tính cách pháp nhân của các tổ chức Giáo Hội là điều đáng mừng, và Tôi lấy làm vui khi thấy rằng cũng gần có một bản thỏa hiệp về những vấn đề tài chính và kinh tế liên hệ nữa. Theo những chiều hướng này, Tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công trong việc phác họa những hướng dẫn hữu ích cho những trao đổi về văn hóa sau này giữa chúng ta nữa.

Tôi cũng muốn bày tỏ niềm hy vọng thiết tha là bầu khí hợp tác và thân hữu này sẽ giúp cho chúng ta có thể hành sử một cách hiệu nghiệm với những khó khăn khác tín hữu Công Giáo ở Thánh Địa phải đối diện hằng ngày. Nhiều điều trong các vấn đề này, chẳng hạn như việc Kitô hữu đi lại các đền thờ và các nơi thánh, việc cô lập và đau khổ của các cộng đồng Kitô hữu, việc thu hẹp của thành phần Kitô hữu vì vấn đề di tản, một cách nào đó có liên quan tới tình hình xung đột hiện nay, thế nhưng tình trạng này cũng không được làm cho chúng ta nản chí trong việc tìm kiếm các thứ phương trị hiện nay, bằng việc hoạt động hiện nay để đương đầu với những khó khăn thách đố ấy. Tôi tin rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ có thể tiếp tục cổ võ thiện chí nơi các dân tộc và thăng tiến phẩm giá con người nơi những học đường cũng như bằng những chương trình giáo dục của mình, qua cả các tổ chức bác ái và xã hội nữa. Việc thắng vượt những khó khăn được đề cập đến trên đây sẽ chẳng những giúp vào việc làm tăng bổ những đóng góp Giáo Hội Công Giáo đang thực hiện cho xã hội Do Thái, mà còn củng cố những bảo đảm ev62 quyền tự do tôn giáo nơi xứ sở của ngài nữa. Vấn đề này cũng sẽ làm mạnh mẽ cảm giác bình đẳng giữa các người công dân, để rồi, mỗi cá nhân, được tác động bởi những niềm tin linh thiêng của mình, mới có thể xây dựng xã hội tốt đẹp hơn như một ngôi nhà chung cho tất cả mọi người.

Ba năm trước đây, trong cuộc hành hương Năm Thánh của Tôi ở Thánh Địa, Tôi đã nhận định rằng “nền hòa bình thực sự ở Trung Đông chỉ có thể xẩy ra như là thành quả của việc hiểu biết nhau và tôn trọng nhau giữa tất cả mọi dân tộc trong vùng: Do Thái hữu, Kitô hữu và Hồi Giáo hữu. Theo chiều hướng ấy mà chuyến hành hương của Tôi là một cuộc hành hương của niềm hy vọng: niềm hy vọng là thế kỷ 21 sẽ dẫn tới một tình đoàn kết mới giữa các dân tộc trên thế giới, với niềm xác tín rằng việc phát triển, công lý và hòa bình sẽ không thể nào đạt thành trừ phi những điều này được tất cả mọi người thực hiện” (Visit to Israeli President Ezer Weizman, 23 March 2000). Chính niềm hy vọng và quan niệm về tình đoàn kết này phải thúc đẩy tất cả mọi con người nam nữ, ở Thánh Địa cũng như ở các nơi khác, hoạt động cho một thứ trật tự mới trên thế giới được xây dựng trên những mối liên hệ thuận hòa và việc hợp tác giữa các dân tộc. Đó là việc làm của nhân loại cho ngàn năm mới đây. Đó là đường lối duy nhất để bảo đảm tương lai hứa hẹn và rạng ngời cho tất cả mọi người.

(Những lời chào chúc cuối cùng)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 2/6/2003.
 

Lộ Trình Hòa Bình ở Trung Đông (tiếp)

Phe Do Thái đã thôi phong tỏa giải Gaza và vùng Tây Ngạn vào nửa đêm Thứ Bảy 31/5/2003. Sở dĩ phe Do Thái phải trấn đóng vùng Tây Ngạn vào ngày 18/5 là vì một loạt tấn công của những nhóm hiếu chiến Palestine đối với thường dân Do Thái vào cuối tuần đó. Còn giải Gaza phe Do Thái cũng sử dụng cùng một biện pháp từ ngày 12/5, vì được những nhóm khủng bố cảnh báo sẽ có những cuộc khủng bố tự sát.

Thủ Tướng Do Thái Ariel Sharon và Thẩm Quyền Palestine Mahmoud Abbas sẽ gặp Tổng Thống Bush ở một cuộc họp thượng đỉnh 3 chiều vào Thứ Tư 4/6/2003 tại phố Aqaba ở Jordan. Thứ Năm ngày 29/5/2003 vừa rồi hai vị thủ tướng của hai phe này đã gặp nhau lần thứ hai.

Kết quả là phe Do Thái sẽ giảm bớt một số những hạn chế đối với phe Palestine. Chẳng hạn phe Do Thái sẽ thả 100 người Palestine bị giam giữ và 2 bản án bị bỏ tù miễn là những người này hứa không “dính dáng đến khủng bố nữa”. Ngoài ra, phe Do Thái cũng cho phép người Palestine đi lại dễ dàng hơn từ giải Gaza cũng như từ vùng Tây Ngạn. Phe Do Thái còn dự định sẽ cấp giấy phép cho 25 ngàn người Palestine làm việc ở Do Thái và cung cấp giấy phép di chuyển vĩnh viễn cho các giới chức cao cấp của Palestine trong việc đi lại giữa vùng Tân Ngạn và giải Gaza. Phe Do Thái còn lập lại lời hứa sẽ rút quân khỏi vùng bắc giải Gaza cũng như ở một số tỉnh ở vùng Tây Ngạn, để những người Palestine chịu trách nhiệm về an ninh ở những vùng ấy.

 

Phần Thủ Tướng Palestine Abbas cho biết ông hy vọng sẽ tiến tới chỗ thỏa hiệp với nhóm hiếu chiến Hamas vào tuần tới trong việc chấm dứt tấn công những người Do Thái. Nhóm khủng bố này là một nhóm cực bảo thủ Hồi Giáo, đã nhận trách nhiệm về 4 cuộc khủng bố tấn công vừa rồi cũng như đã nhìn nhận nhúng tay vào các cuộc khủng bố tấn công vào cả thường dân lẫn quân đội Do Thái trước đây. Nhóm này bị nội vụ Hoa Kỳ xếp vào loại tổ chức khủng bố. Thế nhưng phe Do Thái cho biết vấn đề ngưng chiến không phải là một giải pháp dài hạn khả dĩ, song phải là việc hoàn toàn “giải tỏa” tất cả mọi nhóm Palestine thực hiện các cuộc tấn công dân Do Thái. Tuy nhiên Thủ Tướng Palestine Abbas vẫn nhấn mạnh đến giải pháp ngắn hạn của ông, như ông bày tỏ trong một cuộc phỏng vấn với Đài Truyền Hình Số Một của Do Thái hôm Thứ Sáu 30/5/2003: “Tôi lấy làm lạc quan và tôi mong rằng chúng tôi sẽ tiến tới một thỏa hiệp chung với mọi người về một cuộc hoàn toàn ngưng chiến nơi tất cả mọi lãnh địa”. Ông cho biết ông sẽ thực hiện được những thỏa hiệp này “không ngoài 3 tuần lễ”: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể tiền tới chỗ hoàn toàn thỏa hiệp, và chúng tôi có thể tin tưởng vào đó và nhờ đó mà tác hành”. Ông còn cho biết: “Chúng tôi đã bắt đầu nói chuyện với nhóm Hamas và các tổ chức khác. Cuối cùng, 10 ngày trước đây, chúng tôi đã hoàn tất việc bàn bạc này và chúng tôi đã tiến đến chỗ đồng ý với nhau không nhiều thì ít, tôi không nói là đã đồng ý, thế nhưng chúng tôi tin rằng chúng tôi cần phải chấm dứt lập tức tất cả mọi hành động bạo loạn hay những hoạt động giữa các phe phái Palestine. Đây là một hiệp ước rất ư hệ trọng. Tôi đã giải thích cho vị thủ tướng Do Thái như thế, và tôi nghĩ ông không phủ nhận điều ấy, vì đây là đường lối duy nhất mở ra cho chúng ta. Chúng ta không muốn gây ra chiến tranh giữa anh em với nhau vì nó hủy diệt chúng ta”.

Với những bước tiến khả quan sửa soạn cho “lộ trình” tiến đến hòa bình ấy giữa hai phe Do Thái và Palestine, một tờ nhật báo Do Thái hôm Thứ Sáu 30/5/2003 đã phổ biến một bản thăm dò với kết quả là 57% dân Do Thái ủng hộ việc thiết lập một quốc gia Palestine tạm thời, và 38% chống lại. Cũng trong bản thăm dò này thì có 62% người Do Thái ủng hộ việc Do Thái chấm dứt đóng quân ở vùng Tây Ngạn và giải Gaza, trong khi đó có 32% chống lại.
 

2/6 Thứ Hai

ĐTC kết thúc Tháng Hoa: “Hãy cố gắng lần hạt Mân Côi”

Thứ Bảy 31/5/2003, Lễ Mẹ Thăm Viếng kết Tháng Hoa, tại Rôma, theo truyền thống, vẫn có một cuộc rước kiệu lần hạt từ Nhà Thờ Abyssinians Thánh Stêphanô đến Hang Lộ Đức ở Vườn Vatican. ĐTGM Francesco Marchisano, vị tổng đại diện Thành Vatican, ở phần kết thúc cuộc cung nghinh này đã đọc sứ điệp của ĐTC, trong đó, Ngài đã kêu gọi tín hữu như sau:

“Tôi hợp với mỗi một người trong anh chị em trước Hang Lộ Đức để hiến dâng cho Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội món quà là tất cả cuộc hành trình đạo đức được thực hiện trong tháng Thánh Mẫu này, với hết mọi ý chỉ, hết mọi lo âu, hết mọi nhu cầu của Giáo Hội cũng như của thế giới. Chớ gì Đức Trinh Nữ ban cho hết mọi ý chỉ của anh chị em. Nhân dịp này, Tôi muốn lập lại lời mời gọi hết mọi người hãy cố gắng lần hạt Mân Côi, đọc một cách đàng hoàng. Trước hết Tôi nghĩ đến các vị linh mục: chớ gì gương mẫu và sự hướng dẫn của các vị dẫn tín hữu tới chỗ tái nhận thức được ý nghĩa và giá trị của kinh nguyện này. Tôi nghĩ đến thành phần tận hiến, nhất là thành phần tu sĩ: chớ gì họ tiếp tục sống gần gữi với Mẹ Maria, Vị ôm ấp suy tư trong lòng những mầu nhiệm của Con Mẹ. Tôi nghĩ đến các gia đình và Tôi tha thiết xin họ hãy thường cùng nhau, nhất là vào ban tối, hãy hợp nhau đọc Kinh Mân Côi: đây là một trong những kinh nghiệm đẹp đẽ và êm đềm của một thứ cộng đồng giáo hội tại gia!”.

ĐTC khuyên hết mọi người hãy kiên trì cầu nguyện với Mẹ Maria “như các vị tông đồ ở Nhà Tiệc Ly dợi chờ Thánh Linh gần đến. Phụng vụ của những ngày này mời chúng ta hãy sống lại bầu không khí thiêng liêng trước biến cố ấy, và nếu Năm Mân Côi phải được đánh dấu bằng việc liên tục cùng Mẹ Maria cầu nguyện, thì chúng ta lại càng phải hợp với Mẹ trong những ngày của Tuần Chín này, để kêu cầu Thánh Linh xuống trên Giáo Hội ở khắp nơi trên thế giới”.
 

Chuyên Viên Truyền Thông là “những tác nhân hòa bình”

Chúa Nhật hôm nay là Ngày Thế Giới Truyền Thông, trước khi nguyện kinh Lạy Nữ Vương buổi trưa, Đức Thánh Cha đã lập lại chủ đề cho Sứ Điệp Ngài viết và gửi cho thế giới “Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội Phục Vụ Nền Hòa Bình Chân Chính theo Chiều Hướng Bức Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế” của Đức Giáo Hoàng Chân Phước Giaon XXIII ban hành năm 1963. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhận định trong tình hình thế giới hiện nay, “lại càng cần phải làm sao để thực hiện vai trò của phương tiện truyền thông đại chúng trong việc xây dựng một thế giới hòa bình, một thế giới hòa bình được xây dựng trên sự thật, công lý, yêu thương và tự do. Thật vậy, chớ gì phương tiện truyền thông xã hội thực hiện việc góp phần sáng giá cho hòa bình, bằng cách phá đổ những chướng vật của ngờ vực, bồi đắp việc hiểu biết và tương kính, chưa hết, còn cả việc nuôi dưỡng hòa giải và tình thương nữa. Vì ơn gọi và nghề nghiệp của mình các chuyên viên truyền thông đại chúng cũng được kêu gọi để trở thành những tác nhân hòa bình”.

Tổng Thống Bush nhận định ĐGH Gioan Phaolô II là “một trong những vị lãnh đạo về luân lý thượng thặng của Thời Đại chúng ta”.

Hôm nay, Thứ Hai 2/6/2003, Bộ Trưởng Nội Vụ Hoa Kỳ là Powell Colin hội kiến với Đức Thánh Cha về tình hình liên quan đến tiến trình hòa bình giữa hai phe Do Thái và Palestine theo chiều hướng của bản “lộ trình” do Hiệp Hội Bốn Bên (Mỹ, Nga, Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Liên Hiệp Quốc) phác họa, cũng như về vấn đề tái thiết và ổn định Iraq thời hậu chiến là những gì vốn bất đồng giữa Tòa Thánh và chính phủ Bush.

Trước cuộc triều kiến riêng này, tại Krakow Balan, nơi ĐTC Gioan Phaolô II đã từng là vị TGM Chủ Chiên trước kia, hôm Thứ Bảy 31/5/2003, Tổng Thống Bush đã nhận định về Đức Thánh Cha như sau: “Tại Vương Cung Thánh Đường Wawel vào năm 1978, một vị hồng y Balan đã bắt đầu cuộc hành trình của mình đến tham dự cuộc bầu giáo hoàng ở Rôma, và đã đi vào lịch sử là một Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, một trong những vị lãnh đạo về luân lý cao cả nhất của thời đại chúng ta”. Trong một bài diễn văn khác ở Lâu Đài Vương Giả Wawel, vị tổng thống Hoa Kỳ còn nói: “Qua những tháng năm của Thế Chiến Thứ II, một di sản khác của thế kỷ 20 đã được phát hiện ở thành phố Krakow đây. Một chàng chủng sinh trẻ, Karol Wojtyla, đã thấy được lá cờ đức quốc xã tung bay trên những thành trì của Lâu Đài Wawel. Chàng đã thông phần đau khổ với dân tộc của mình và đã bị đẩy đi làm lao động. Từ kinh nghiệm và đức tin này của một vị linh mục đã nẩy sinh một nhãn quan, đó là hết mọi con người cần phải được đối xử theo phẩm giá, vì hết mọi người đều được Thiên Chúa biết đến và yêu thương. Theo thời gian, nhãn quan của con người này và lòng can đảm của con người ấy đã gây cho những tay chuyên chế kinh hãi và đã mang lại tự do cho quê hương yêu dấu của mình, cũng như mang lại tự do cho cả nửa châu lục đây. Cho đến giờ phút này đây, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bênh vực cho phẩm giá của hết mọi sự sống và cho thấy những khát vọng cao cả nhất về văn hóa của chúng ta.
                           

Cuộc Họp Thượng Định G-8 về tình hình toàn cầu hóa kinh tế

Sau khi viếng thăm Nga và gặp Tổng Thống Putin, Tổng Thống Bush đã tới thành phố Evian ở Pháp để tham dự cuộc họp thượng đỉnh 1-3/6/2003 do Pháp điều hành, với sự tham dự của 8 cường quốc là Canada với thủ tướng Jean Chretien, Pháp với Tổng Thống Jaques Chirac, Đức với Thủ Tướng Gerhard Schroeder, Ý với Thủ Tướng Silvio Berlusconi, Nhật với Thủ Tướng Junichiro Koizumi, Nga với Tổng Thống Vladimir Putin, Hiệp Vương Quốc với Thủ Tướng Tony Blair và Hoa Kỳ với Tổng Thống George Bush.

 

Trong 8 quốc gia này, có 3 nước phản chiến là Pháp, Đức và Nga chống lại mưu đồ ra tay tấn công Iraq bằng quân sự của Hoa Kỳ. Trước khi đến tham dự cuộc họp này, Tổng Thống Bush đã cho đài truyền hình Pháp biết là “tôi bất mãn và nhân dân Hoa Kỳ bất mãn, nhưng đây là lúc tiến tới”. Trong khi Tổng Thống Chirac cho biết ông muốn Nhóm Thượng Quốc trở thành một khung cảnh để giải hòa sau cuộc chiến tranh Iraq, thì Tổng Thống Bush nói là ông muốn bỏ những cái khác nhau về cuộc chiến ấy sau lưng. Hai vị tổng thống này sẽ gặp nhau riêng vào ngày hôm sau, Thứ Hai 2/6/2003.

Với nước Nga, đối với Nga, sáng Chúa Nhật, sau khi gặp nhau riêng 45 phút, Tổng Thống Bush và Tổng Thống Putin đã tổ chức một cuộc họp báo chung ở Saint Petersbugh, nơi có 40 vị lãnh đạo các quốc gia đang mừng kỷ niệm 300 năm của thành phố này, và cho biết cả hai đều bỏ sau lưng vấn đề tranh luận về cuộc chiến tranh Iraq vừa rồi. Khi Tổng Thống Putin nói “những liên hệ sâu xa giữa Mỹ và Nga còn mạnh hơn cả những thứ lực lượng và biến cố thách đố” thì Tổng Thống Bush gật đầu đồng ý rồi nói thêm “Chúng tôi đang sát vai làm việc để đối đầu với các thách đố của thời đại chúng ta… Cả hai xứ sở của chúng ta đã chịu đựng nhiều bởi tay những kẻ khủng bố gây ra, và chính phủ của chúng ta đang ra tay đương đầu với mối đe dọa này. Ngoài ra, hai vị tổng thống này còn nói đến vấn đề vũ khí nguyên tử ở Bắc Hàn và Iran, nhưng cả hai chỉ đồng ý với nhau về trường hợp Bắc Hàn còn vẫn bất đồng với nhau về trường hợp Iran vì Nga có liên quan đến vấn đề vũ khí ở Iran và dầu hỏa ở Iraq. Về Bắc Hàn, Tổng Thống Bush nói: “Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi Bắc Hàn hãy giải tỏa chương trình chế tạo nguyên tử của mình một cách rõ ràng, chứng thực và dứt khoát”. Về Iran, Tổng Thống Bush cũng nói: “Chúng tôi quan tâm đến việc phát triển chương trình chế tạo nguyên tử của Iran và xin Iran hãy hoàn toàn tuân hợp những đòi buộc của mình theo Bản Thỏa Ước Miễn Leo Thang Nguyên Tử.

Đối với Đức, Tổng Thống Bush đã tiến đến bắt tay Thủ Tướng Gerhard Schoroeder với lời hỏi thăm “how are you?”, sau 6 tháng đôi bên không trao đổi gì với nhau, rồi sau cái bắt tay thân thiện hay làm hòa, hai người nói với nhau mấy câu rồi ai về chỗ ấy nơi bàn tiệc, chứ không ngồi gần nhau.

Vậy các vị lãnh đạo đến cuộc họp thượng đỉnh này với mục đích gì hay với những mong đợi nào?

 

Thủ Tướng Canada Jean Chrtien: Ông này là vị lãnh đạo phục vụ G-8 lâu nhất và lần họp thượng đỉnh này là lần thứ 10. Ông muốn các vị lãnh đạo chú trọng đến vấn đề kinh tế toàn cầu. Đây là lần đầu tiên ông có dịp nói chuyện với Tổng Thống Bush, vì ông không muốn tham gia vào cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ tấn công Iraq vừa rồi.

Tổng Thống Pháp Jacques Chirac muốn cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên tại Pháp này, với sự hiện diện của Tổng Thống Bush trở thành nơi làm hòa sau cuộc chiến Iraq. Ông mong muốn Hoa Kỳ giúp cho cuộc họp này đạt được mục đích đẩy mạnh nền kinh tế thế giới, giải tỏa những tắc nghẹn trong việc thương thảo giao dịch hoàn vũ và cụ thể giúp cho nền kinh tế Phi Châu.

Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder đang quá bận tâm với những trục trặc quốc nội. Ông không cho cuộc họp thượng đỉnh này sẽ ngăn chặn được đà tiến của đồng tiền euro, một vấn đề nhức óc cho ngành kỹ nghệ xuất cảng bị tùy thuộc của Đức.

Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi muốn thiết lập một khấu trường trước khi đến phiên Ý Quốc giữ vai trò chủ tịch Khối Hiệp Nhất Âu Châu bắt đầu từ Tháng Bảy này, thời điểm ông hy vọng sẽ “khâu vá” lại những chỗ rách nát trong mối liên hệ giữa Mỹ và Âu Châu.

Thủ Tướng Nhật Junichiro Koizurni thúc đẩy thượng hội này cứu xét vấn đề những chương trình chế tạo nguyên tử và phi đạn tầm xa của Bắc Hàn.

Tổng Thống Nga Vladimir Putin cố gắng làm sao cho Nga, sau một năm gia nhập G-8, cân bằng hơn nữa với Mỹ và Âu Châu. Nga cầu cả hai khối này hỗ trợ để vừa bảo vệ những lợi lộc thương vụ của Nga ở nước Iraq nhiều dầu hỏa cũng như những dự án kiến thiết một khu nguyên tử lực ở Iran. Về kinh tế, vị tổng thống này kêu gọi tăng thêm vấn đề trực tiếp đầu tư.

Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc Tony Blair có thể sẽ nhấn mạnh đến nhu cầu cải cách nền kinh tế Âu Châu, nhất là cải cách Qui Chế Ngành Nông Nghiệp Chung và kêu gọi ra tay hành động đối với vấn đề Phi Châu.

Tổng Thống Mỹ George Bush đi tham dự cuộc họp thượng đỉnh này trong cuộc hành trình thăm Nga và Balan cũng như trong sứ vụ hòa bình ở Trung Đông, để sửa lại những trở ngại nào có thể nhưng không xin lỗi về vấn đề chiến tranh Iraq.

 

Cuộc họp Thượng Đỉnh G-8 đã bị dân chúng xuống đường phản đối. Nơi xuống đường bạo động nhất là Lausanne, bên kia Hồ Geneva của địa điểm của cuộc họp, vào sáng Chúa Nhật. Có hai cuộc diễn hành, một từ Annemasse và một từ Geneva, bắt đầu từ trưa và gặp nhau gần bên nước Thụy Sĩ trước khi trở về Pháp. Cảnh sát ước lượng khoảng từ 17 đến 21 ngàn người, nhưng ban tổ chức cho biết là 120 ngàn, 50 ngàn bên phía Thụy Sĩ và 70 ngàn bên phía Pháp. Cuộc xuống đường phản đối thượng hội G-8 này chẳng những để chống lại vấn đề toàn cầu hóa chỉ lo lợi lộc kinh tế bằng cách bóc lột khai thác các nước nghèo, mà còn để vì thế yêu cầu các cường quốc giảm nợ nần quốc tế cũng như bảo vệ môi sinh.
 

1/6 Chúa Nhật

Lược Sử Thánh Địa

(tiếp Thứ Năm 29/5/2003 tuần trước)
 

1000 BC - Vương Quốc Do Thái: Vào cuối thiên kỷ thứ hai trước Chúa Kitô Giáng Sinh, Moisen dẫn dân Do Thái ra khỏi nước Ai Cập để đến “Đất Hứa” là Canaan. Vào đầu thế kỷ 12 BC, miền này đã bị dân du mục Philistines chiếm cứ khoảng 150 năm. Có những lúc người Hy Lạp và Rôma đã gọi miền này là “Đất của Người Philistines” và tên gọi Palestine được phát xuất từ đó. Dân Do Thái đã thành lập vương quốc của mình dưới thời vua Saolê vào khoảng năm 1020 BC. Đền thờ Giêrusalem được xây cất và hoàn thành vào đời vua thứ ba của vương quốc Do Thái là Solomon. Đến độ năm 950, tức sau đời vua Solomon, thì vương quốc Do Thái trở thành hai nước: nước Israel có thủ đô là Samaria, và nước Giuđa có thủ đô là Giêrusalem.
 

312 AD - Kitô Giáo và Thánh Địa: Qua các thế kỷ, Palestine bị các đế quốc cai trị, như đế quốc Ba Tư, Babylon, Assyria, Hy Lạp và Rôma; đế quốc cuối cùng kéo dài tới cả thời của Chúa Giêsu. Vào năm 312 sau Chúa Kitô Giáng Sinh, Hoàng Đế Rôma Constantine trở lại Kitô giáo, và Giêrusalem trở thành mục tiêu hành hương của Kitô hữu. Truyền thống cho rằng Chúa Giêsu bị đóng đanh và chôn táng ở địa điểm Ngôi Thánh Đường Mồ Thánh ở Giêrusalem bây giờ.
 

691 – Ngôi Đền Hồi Giáo ở Giêrusalem: Những người Ả Rập Hồi Giáo, dưới quyền lãnh đạo của Umar đã chiếm Palestine vào năm 640, và vào năm 691 đã xây cất một trong những đền thờ linh thánh nhất của Hồi Giáo ở đó là Ngôi Vòm Đá, ngay ở vị trí của Ngôi Đền Do Thái đã được vua Solomon xây cất ở Giêrusalem trước kia. Di95a điểm này được chọn để xây đền thờ Hồi Giáo vì chỗ ấy được tin rằng là nơi tiên tri Mohammed về trời.

 

1516 – Đế Quốc Ottomans: Mảnh đất Thánh Địa tranh chấp giữa Do Thái và Palestine này được chấm dứt vào năm 1291 khi đám nô lệ hiếu chiến Mamluks nổi dậy lất đổ những nhà cầm quyền Ai Cập và thiết lập triều đại trong vòng 260 năm ở Trung Đông. Sau đó, họ bị những người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman lật đổ và chiếm Palestine gần 300 năm.

 

1882 – 1897 – Phong Trào Quốc Gia: Để phản ứng trước tình trạng càng ngày càng tăng về việc chống lại giống dân Semitism (cả Do Thái lẫn Ả Rập) ở Âu Châu vào cuối thế kỷ 19, một số người Do Thái Âu Châu có uy thế đã thành lập một phong trào gọi là Zionism (Do Thái Phục Quốc) với mục đích để tái thiết quê hương Do Thái ở Palestine. Trong những năm trước Thế Chiến I (1914-1918), những nhà Phục Quốc Do Thái thiết lập được 12 thuộc địa ở Palestine giữa một thành phần dân chúng hầu hết là Ả Rập và Hồi Giáo. Nhiều cuộc định cư của người Do Thái đã xẩy ra ở phần đất mua được từ những người Ả Rập. Phong trào quốc gia bấy giờ cũng bắt đầu nổi lên để chống lại việc thống trị của người Thổ Nhĩ Kỳ.
 

1917 – Arhtur J. Balfour: Sau Thế Chiến I, Hiệp Vương Quốc (United Kingdom of Great Britain) kiểm soát Palestine và chấp nhận tư tưởng của Bộ Trưởng Ngoại Giao Arthur J. Balfour về “một ngôi nhà quốc gia” cho những người Do Thái. Hiệp Vương Quốc cũng hứa tôn trọng quyền lợi của những người không phải là Do Thái ở miền ấy, và cho phép các vị lãnh đạo Ả Rập được quyền tự trị. Tuy nhiên, chính vì thế mới có chuyện hiểu lầm tai hại là những người Ả Rập tưởng Palestine là một quốc gia độc lập của người Ả Rập là những gì không đúng với ý định của Hiệp Vương Quốc.
 

1920 – Đụng độ vũ khí: Hiệp Vương Quốc Anh bắt đầu cai trị Palestine năm 1920. Họ tuyên bố sẽ thiết lập một quê hương cho người Do Thái ở vùng này, thế nhưng quê hương này sẽ hiện diện ở Palestine và không bao gồm toàn xứ sở ấy. Bởi thế đã xẩy ra ngay trong năm nay những cuộc nổi loạn của người Ả Rập chống lại phong trào Phục Quốc Do Thái, và năm 1929, một cuộc tranh chấp về Bức Tường Than Khóc đã châm mồi cho cuộc nổi loạn nữa của người Ả Rập và gây nên một cuộc triệu tập Thánh Chiến Hồi Giáo. Kết quả là những người Do Thái bắt đầu tự vệ và cả hai bên gây ra những cuộc khủng bố tấn công nhau.
 

1937 – Đức Quốc Xã Nazi: Cuộc nổi dậy của Đức Quốc Xã ở Âu Châu đã tăng sức cho phong trào Phục Quốc Do Thái, và Hiệp Vương Quốc đã tăng con số di dân Do Thái về Palestine từ 5 ngàn vào năm 1932 lên 62 ngàn vào 3 năm sau đó. Sợ rằng những người Do Thái sẽ nắm quyền kiểm soát, những người Ả Rập đã bắt đấu thực hiện một loạt tấn công và tẩy chay. Một ủy ban của Hiệp Vương Quốc dự định là Palestine phải được phân chia thành nước Do Thái, Ả Rập và Hiệp Vương Quốc, một điều đã được thành phần Phục Quốc Do Thái ưng thuận không cần suy nghĩ. Thế nhưng những người Ả Rập bác bỏ tư tưởng này, cương quyết chống lại dự án thành lập một quốc gia Do Thái. Trong vòng 12 năm, từ 1933 đến 1945, thời gian tế thần (Holocaust) dân Do Thái, Adolf Hitler của Đức Quốc đã bách hại những người Do Thái và các đám dân thiểu số. Đức Quốc Xã đã sát hại khoảng 6 triệu người Do Thái trong khoảng thời gian ấy.
 

1939-1947 - Thế Chiến Thứ Hai: Các người Do Thái tị nạn từ cuộc bách hại để Tế Thần ở Âu Châu đã đổ về Palestine vào thời Thế Chiến Thứ II (1939-1945), khiến cho việc thành lập một quốc gia Do Thái lại càng trở nên khẩn trương. Những người Ả Rập thành lập Hiệp Hội Ả Rập như là một lực lượng chống lại phong trào Phục Quốc Do Thái. Vào năm 1947, Hiệp Chủng Quốc đã bỏ phiếu để phân chia Palestine thành hai quốc gia Ả Rập và Do Thái, trong đó nước Do Thái chiếm 55% lãnh thổ bên phía tây sông Dược-Đăng, còn Giêrusalem được ấn định là một khu vực quốc tế.
 

1948-1949 – Độc lập, chiến tranh và đình chiến: Bản tuyên ngôn của nhà lãnh đạo phong trào Phục Quốc Do Thái David Ben-Gurion ở Tel Aviv ngày 14/5/1948 công nhận Do Thái là một quốc gia độc lập đã châm mồi cho lực lượng đồng minh Ai Cập, Syria, Transjordan, Lebanon và Iraq thực hiện việc tấn công xâm chiếm nước Do Thái. Thế mà, sau 15 tháng, những người Do Thái chẳng những không bị thua mà còn nới rộng quyền lực của mình tới miền bắc Galilê và miền nam Negev. Việc đình chiến bảo đảm đã chia cắt Giêrusalem giữa Do Thái và Jordan, nhưng còn số mệnh của 400 ngàn người Ả Rập Palestine chạy loạn trong thời gian chiến tranh đang ở những lều trại gần biên giới không được giải quyết.
 

1956 – Cuộc chiến ở Sinai: Những cuộc săn bắt và nổi dậy giữa những người Ả Rập và Do Thái, cùng với việc Ai Cập chiếm Kinh Đào Suez đã khiến Do Thái xâm chiếm Đảo Sinai. Trong khi Pháp và Hiệp Vương Quốc kiểm soát kinh đào Suez thì Do Thái chiếm giải Gaza và Sharm el Sheikh ở mũi nhọn Đảo Sinai là chỗ kiểm soát ngõ ra vào Vịnh Aqaba và Ấn Độ Dương. Do Thái đã rút quân vào năm 1957 khi vịnh này được Liên Hiệp Quốc bảo toàn.
 

1959 – Al Fatah và PLO: Yasser Arafat và Abu Jihad (Khalil al-Wazir) thành lập Al Fatah, một từ ngữ viết tắt của Phong Trào Quốc Gia Giải Phóng Palestine (Palestine National Liberation Movement). Phong trào này phát triển nhanh chóng vào thập niên 1960 và trở thành một lực lượng lớn nhất và giầu nhất của phe Palestine. Vào năm 1969, Arafat trở thành chủ tịch của phong trào này PLO (Palestine Liberation Organization), một nhóm được thành lập từ năm 1964 như là một cái dù che chở cho những khối khác nhau đang tham chiến chống đánh Do Thái. Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu ban cho PLO vị thế làm quan sát viên ở Liên Hiệp Quốc vào tháng 11/1974.
 

1967 – Cuộc chiến 6 ngày: Vào Tháng 5/1967, Ai Cập đóng Vịnh Aqaba không cho tầu bè của Do Thái đi lại, và bắt đầu vận động lực lượng tấn công Do Thái. Syria và Jordan cũng tiến đến chỗ tấn công Do Thái. Để đối đầu, Do Thái đã tấn công họ. Từ ngày 5/6, không quân Do Thái đã phá hủy các máy bay của Ai Cập còn ở trên mặt đất. Được yểm trợ bởi không lực trên trời, các đoàn xe tăng và bộ binh của Do Thái đã chiếm đảo Sinai 3 ngày. Ngoài ra, Do Thái cũng làm chủ cả vùng Cao Nguyên Golan, miền Tây Ngạn Sông Dược-Đăng, bao gồm cả Cổ Thành Giêrusalem (là nơi sau này Do Thái chiếm cứ), và giải Gaza. Cuộc chiến này đã được chấm dứt vào ngày 10/6, nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp.
 

1970 – PLO bị đẩy lui: Những cuộc đụng độ bằng những loại súng cối giữa Do Thái và Palestine ở Jordan, cùng với những cuộc không tặc do các tay hiếu chiến Palestine gây ra, đã khiến cho người ta sợ rằng Jordan có thể sẽ bị PLO chiếm cứ. Quân đội Jordan đã đẩy lui PLO ra khỏi xứ sở của họ vào năm 1971, và PLO tái định quân tại Lebanon. Vào Tháng 9/1972, một nhóm hiếu chiến được gọi là Tháng Chín Đen đã giết chết 11 lực sĩ Do Thái tại Thế Vận Hội ở Munich Đức Quốc.
 

1973 – Cuộc chiến tranh Yom Kippur: Ai Cập và Syria cùng nhau tấn công Do Thái vào ngày 6/10 năm này, ngày lễ Yom Kippur của Do Thái. Iraq cũng tham gia cuộc tấn công ấy, và các quốc gia Ả Rập khác ra tay hỗ trợ cuộc tấn công. Bị đánh bất ngờ, Do Thái đã mất mấy ngày để lấy lại thăng bằng, với số tử thương nặng nề, nhưng đã đẩy lui được lực lượng tấn công. Thậm chí Do Thái đã đẩy lực lượng Ai Cập sang bên kia Kinh Đào Suez và chiếm vùng tây ngạn kinh đào này. Do Thái cũng chiếm những vùng lớn của lãnh thổ Syria trước khi các lực lượng Ả Rập đồng ý ngừng chiến do Liên Hiệp Quốc sắp xếp. Qua một loạt hiệp ước năm 1974, Do Thái đã đồng ý rút lực lượng của họ khỏi kinh đào Suez về lại Sinai và tiến đến chỗ ngừng chiến với Syria. Thế nhưng, cuộc chiến này đã làm cho Do Thái trở thành một quyền lực chủ chốt trong vùng.
 

1979 – Những hiệp ước Camp David: Ai Cập và Do Thái đã ký một hiệp ước hòa bình vào ngày 26/3 chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh xẩy ra giữa họ trong 30 năm qua. Để đáp lại việc Ai Cập nhìn nhận Do Thái có quyền hiện hữu, Do Thái đã trả lại cho Ai Cập Đảo Sinai. Hai nước này còn chính thức thiết lập ngoại giao với nhau nữa.

 

1982 – Cuộc chiến ở Lebanon: Chỉ sau ít tuần rút khỏi Sinai, những chiếc phản lực của Do Thái đã dội bom các thành trì của PLO ở Beirut và miền nam Lebanon bằng những cuộc săn đuổi trả đũa. Sau đó ít lâu, quân đội Do Thái đã xâm chiếm Lebanon và bao vây Beirut đang lưỡng lự thương thảo với PLO. Sau 10 tuần lễ hết sức trốn tránh, PLO đồng ý rời Beirut dưới sự bảo vệ của một lực lượng đa quốc và tại định quân ở các quốc gia Ả Rập khác. Giai đoạn này đã làm lũng đoạn vai trò lãnh đạo của PLO. Do Thái đã rút quân khỏi hầu hết ở Lebanon vào năm 1985, nhưng tiếp tục giữ một giải đất dọc theo lãnh thổ của mình do họ chiếm cứ vào năm 1978. Do Thái đã rút quân khỏi miền nam Lebanon vào tháng 5/2000.
 

1987 – Cách mạng Intifada: Sau 20 năm bị chiếm cứ, những người Palestine ở giải Gaza, vùng Tây Ngạn và Giêrusalem nổi loạn chống lại những người Do Thái. Những cuộc cách mạng này tiếp tục xẩy ra nhiều năm, và Yasser Arafat đã tuyên bố rằng PLO là chính phủ lưu vong của “Quốc Gia Palestine”. PLO chính thức công nhận quyền hiện hữu của Do Thái vào năm 1988. Tuy nhiên, trong những cuộc điều đình về hòa bình không có PLO.

 

1993 – Bắt tay hiệp định: Những cuộc điều đình bí mật ở Oslo, Na Uy, giữa Do Thái và PLO đã đưa đến việc nhìn nhận lẫn nhau, giới hạn phe Palestine tự trị ở Jericho và giải Gaza, và những khoản giành cho một hiệp ước vĩnh viễn trong việc giải quyết tình trạng giải Gaza và vùng tây Ngạn. Bản hiệp định này được ký ở Washington, và được đánh dấu lịch sử bằng cái bắt tay giữa Arafat và Thủ Tướng Do Thái Yitzhak Rabin. Rabin, Arafat và Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái Shimon Peres đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1994 về những nỗ lực của họ.
 

1994 – Cuộc tàn sát và rút lui: Vào tháng Hai năm này, một tay Do Thái cực đoan đã giết 39 người Palestine khi họ đang cầu nguyện ở một đền thờ vùng Tây Ngạn. Tình hình căng thẳng tăng lên. Tuy nhiên, vào tháng Năm, Do Thái đã rút lui khỏi Jericho ở vùng Tây Ngạn và khỏi giải Gaza. Vào tháng Bảy, Arafat tiến vào giải Gaza và đã bắt các phần tử của Thẩm Quyền Palestine phải thề hứa, thành phần kiểm soát việc giáo dục và văn hóa, tình trạng an sinh xã hội, du lịch, sức khỏe và thuế má.
 

1995 – Cuộc ám sát Rabin: Vào tháng Chín, Rabin và Peres đã ký một thỏa ước cho phe Palestine được nới rộng quyền tự trị ở vùng Tây Ngạn cũng như cho Thẩm Quyền Palestine được quyền kiểm soát sáu tỉnh lớn ở Tây Ngạn. Rabin đã bị ám sát ở một cuộc xuống đường hòa bình hai tháng sau đó bởi một sinh viên luật Do Thái có liên hệ với những tay cực đoan khuynh hữu.

1996 – Những cuộc bầu cử: Qua những cuộc bầu cử lần đầu tiên chưa bao giờ có của những người Palestine, Arafat đã được nhiệt liệt chọn bầu làm tổng thống của Thẩm Quyền Palestine. Còn bên phía Do Thái thì lại xẩy ra một vụ những tay Hồi Giáo cực đoan cho nổ bom một chiếc xe bus đầy người làm tử thương 25 mạng và gây thương tích cho hằng chục người trong cuộc bầu cử vị thủ tướng Do Thái. Vị lãnh đạo Đảng Likud là Benjamin Netanyahu đã thắng Perez khít khao. Netanyahu và Arafat đã thề hứa hoạt động để đi đến một thỏa ước hòa bình tối hậu. Chính quyền Do Thái sau đó trong cùng năm ấy đã quyết định chấm dứt cuộc ngưng xây cất nơi những vùng chiến đóng. Những cuộc đụng độ đã tiếp tục xẩy ra giữa những người Palestine và kiều dân Do Thái ở những vùng Do Thái chiếm đóng này.
 

1997 – Vấn đề trả đất, gia cư và Hamas: Tỉnh Hebron ở vùng Tây Ngạn được trả về cho quyền kiểm soát của người Palestine sau 30 năm dưới quyền của Do Thái. Thế nhưng Netanyahu đã phê chuẩn một dự án gia cư Do Thái mới rộng lớn ở phía đông Giêrusalem. Cuộc bạo động bùng nổ. Trong số những cuộc bạo động này quan trọng nhất là vụ ôm bom tự tử tại một khu chợ ngoài trời ở Giêrusalem, sát hại 15 mạng và gây thương tích cho 170 người. Một nhóm Palestine cực đoan đã bắt Hamas phải chịu trách nhiệm về vụ ấy, và Nội Các Do Thái nhấn mạnh là việc điều đình hòa bình chỉ có thể tiếp tục chỉ khi nào chấm dứt các cuộc khủng bố tấn công mà thôi.
 

1998 – Hòa ước Wye Mills: Sau cả năm trời thương thảo tắt nghẽn hầu như không đi đến đâu và một cuộc họp căng thẳng 21 tiếng đồng hồ được phối kết bởi tổng thống Bill Clinton, Netanyahu và Arafat đã ký một bản điều đình land-for-peace ngày 23/10 tại Wye Mills ở tiểu bang maryland. Bản điều đình này kêu gọi chấm dứt các cuộc khủng bố, tái phối trí quân đội Do Thái, chuyển 14.2% phần đất thuộc vùng Tây Ngạn cho phe Palestine, mở những lối đi an toàn cho người Palestine giữa giải Gaza và vùng Tây Ngạn, thả 750 người Palestine khỏi ngục tù của phe Do Thái và mở một phi trường cho người Palestine ở Gaza.
 

1999 – Ehud Barak: Trong cuảc bầu cử thủ tướng Do Thái vào Tháng Năm, Ehud Barak thuộc Đảng Lao Động Ôn Hòa đã thắng Netanyahu khít khao. Do Thái đã thả 200 tù nhân Palestine và bắt đầu chuyển vùng đất Tây Ngạn cho thẩm quyền Palestine theo bản điều đình Wye Mills năm trước.


 

2000 – Cuộc chiến không lối thoát tăng thêm: Tổng thống Clinton của Hoa Kỳ đã điều động một cuộc họp thượng đỉnh giữa Barak và Arafat ở Camp David vào Tháng Bảy cho hòa ước cuối cùng được dự định cùng lắm vào ngày 13/9. Thế nhưng, cuộc điều đình đã chấm dứt sau 15 ngày, chẳng có thỏa ước gì với nhau cả. Arafat bác bỏ lời điều đình của Barak về việc cho Palestine kiểm soát hầu hết chứ không phải tất cả lãnh thổ bị Do Thái chiếm đóng từ cuộc Chiến Tranh Sáu Ngày Năm 1967. Vào cuối Tháng Chín, nhà lãnh đạo chống nhóm khuynh hửu Do Thái là Ariel Sharon đã dẫn một phái đoàn đại biểu đến một vị trí ở Giêrusalem mà cả Do Thái lẫn Hồi Giáo đều coi là linh thánh. Những đám đông người Palestine ở giải Gaza và vùng Tây Ngạn đã bắt đầu tấn công các lực lượng an ninh của Do Thái sau chuyến viếng thăm gây rắc rối này. Tình trạng bạo loạn tiếp tục xẩy ra ở cả đôi bên. Bị mất ủng hộ, Barak đã từ chức vào Tháng 12, kêu gọi một cuộc bầu cử thủ tướng vào tháng Hai 2001.
 

2001 – Sharon và tình trạng bạo động mới: Tổng thống Clinton mãn nhiệm kỳ vào tháng Giêng mà hai phe Do Thái và Palestine vẫn xung khắc nhau. Sau những tháng ngày leo thang bạo động giữa phe Palestine và Do Thái, vị lãnh đạo đảng Likud là Ariel Sharon đã thắng Ehud Barak khít khao vào ngày 6/2. Cuộc khủng bố tấn công Hoa Kỳ ngày 11/9 đã làm phát sinh một tiến trình hòa bình mới ở Trung Đông. Thế nhưng tình trạng bạo động lại bùng nổ vào tháng 12, sau những cuộc nổ bom ở Giêrusalem và ở thành phố Haifa ở miền bắc hải cảng Do Thái, làm cho 25 người Do Thái bị thiệt mạng cùng với 3 tay ôm bom tự sát. Những cuộc tấn công này đã khiến cho quân đội Do Thái phải nhắm những mục tiêu Palestine ở vùng Tây Ngạn và giải Gaza, và tình hình bạo loạn mới lại xẩy ra, gây cản trở cho tiến trình hòa bình một lần nữa.
 

2002 – Bạo Lực gia tăng bất chấp nỗ lực ngoại giao: Tình hình Trung Đông càng trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Các lực lượng Do Thái xâm chiếm các trại tị nạn của người Palestine để truy lùng những gì phe Do Thái gọi là những tay hiếu chiến, trong khi đó xẩy ra vô số cuộc ôm bom tự sát được thực hiện bởi các tổ chức Hamas, Islamic Jihad và Al A qsa Martyrs Brigades. Vua Saudi là Abdullah đã đưa ra một dự án hòa bình, trong đó phe Palestine phải nhìn nhận quyền lợi của phe Do Thái để đánh đổi những ranh giới đã bị phe Do Thái chiếm đóng trước năm 1967. Tứ Khối Trung Đông là Hiệp Chủng Quốc, Nga, Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Liên Hiệp Quốc sau đó đưa ra một dự án ba giai đoạn đề nghị thành lập một quốc gia Palestine và hòa ước tối hậu vào năm 2003. Thế nhưng các viên chức phe Palestine và Do Thái đều không tiến đến bất cứ một đồng ý nào chính yếu cả.
 

2003 – “Lộ Trình” tiến đến hòa bình ở Trung Đông: Cuộc cách mạng thứ hai tiếp rục xẩy ra với những cuộc ôm bom tự sát ở Tel Aviv và Haifa. Phe Do Thái trả đũa những tay khủng bố Palestine và những nhà của những tay ôm bom tự sát. Thủ Tướng Sharon tái đắc cử vào Tháng Giêng 2003. Đảng Lao Động chống đối không lấy được lòng dân chúng sau khi vị lãnh đạo của đảng này là Amram Mitzna vận động dự án rút các kiều dân Do Thái và các lính Do Thái khỏi Gaza và tái lập việc thương thảo với người Palestine, kể cả với Yasser Arafat.
 

(Giáo Hội Hiện Thế các tuần trước)