Lời mở đầu:
 

Giáo Hội Hiện Thế là mục tin về Giáo Hội Trong Tuần giữa thế giới ngày nay, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa Thánh Rôma, nhất là về nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa Thánh được phát biểu qua những sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội cũng như với thế giới. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội Hiện Thế Trong Tuần này, như đa thông báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung được tổng hợp từ nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng tin tức liên quan khác, vừa nhanh hơn một chút. Ngoài ra, để có thể so sánh quan điểm của dân sự với tôn giáo, đôi khi có một số tin tức được lấy từ Màn Điện Toán CNN. Báo chí hay tác giả nào muốn lấy nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và cung cấp ở đây, xin cứ tự tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net. Đa tạ quí vị.
 

___________________________________________

 5-11/1/2003

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 1/2003
 

Ý Chung: Xin cho cộng đồng Kitô hữu trong lúc đặc biệt của lịch sử chúng ta đây biết đón nhận một cách hoàn toàn hơn lời Chúa mời gọi trở thành muối đất và ánh sáng thế gian”.

Ý Truyền Giáo:
Xin cho các cộng đồng Kitô hữu Trung Hoa đơn thành đón nhận Lời Chúa được kiên cường những mối liên kết của họ và cộng tác một cách hiệu nghiệm hơn nữa trong việc truyền bá Tin Mừng.

 

___________________________________________

 

 

 

11/1 Thứ Bảy


ĐTC Gioan Phaolô II được mời nói với Quốc Hội Âu Châu


Ông Patrick Cox, người Ái Nhĩ Lan, chủ tịch Quốc Hội Âu Châu, đã được tiếp kiến ĐTC Gioan Phaolô II và ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano hôm Thứ Sáu 3/1/2003 vừa rồi, đã lên tiếng mời ĐTC ngỏ lời cùng Quốc Hội Âu Châu “để lay động các lương tri”. Qua cuộc phỏng vấn hôm Thứ Năm 9/1/2003 với tờ nhật báo Avvenire, ông Cox cho biết bản văn Hiếp Pháp Âu Châu sau này sẽ tôn trọng căn tính Công Giáo “cũng như các quyền lợi dân sự và pháp lý của các giáo hội”: “Tôi nghĩ rằng một số những đề nghị của Công Giáo Âu Châu đã được cho vào bản thảo, một bản văn đã được phổ biến tuần vừa rồi”. Hội Đồng đang viết bản văn này có thẩm quyền “tối hậu” và Quốc Hội không can dự gì với Hội Đồng ấy. Bởi thế, ông Cox đề nghị là các chi tiết thêm vào bản văn này cần phải được yêu cầu từ vị chủ tịch hay hai vị phó chủ tịch của hội đồng này, đó là ông chủ tịch Valery Giscard d’Estaing, và hai ông phó chủ tịch Jean-Luc Dehaene và Giuliano Amato. Ông Cox cho biết “Tôi tin rằng các phần tử của Hội Đồng này sẽ tỏ ra lắng nghe tiếng Đức Giáo Hoàng. Tiếng của Ngài rất đặc thù, không gì thay thế được; đó là một giây phút đặc biệt với cả Ngài lẫn tất cả chúng tôi. Ngài đã có thể lay động lương tâm ở Trung Đông, ở hòa bình Palestine, ở vấn đề Iraq, và, nếu Ngài coi đây là một cơ hội thuận lợi, Ngài hãy lập lại sứ điệp của Ngài về căn tính Kitô Giáo Âu Châu nữa”.


ĐTC bày tỏ lòng Ngài gắn bó với hàng giáo sĩ Hoa Kỳ


Ngày Thứ Sáu 10/1/2003, trong buổi gặp gỡ 380 người về Rôma tham dự cuộc họp do Viện Đại Học Bắc Mỹ Châu của Tòa Thánh tổ chức để mừng 50 năm hai biến cố của viện đại học này, đó là việc cung hiến khu chủng viện ở Đồi Janiculum và việc khánh thành Nhà Thánh Maria Casa Santa Maria làm nhà trọ học của các vị linh mục, ĐTC đã tỏ ra đặc biệt gắn bó với hàng giáo sĩ Hoa Kỳ qua bài huấn từ của Ngài như sau:


Quí Hồng Y,
Quí Giám Mục
Anh Em thân mến trong Chúa Kitô,

Với hết lòng cảm mến, Tôi xin chào các cựu sinh viên của Viện Đại Học Bắc Mỹ Châu của Tòa Thánh, cũng như Viện Trưởng, ban giáo sư và sinh viên của phân bộ chủng viện này, và các linh mục sinh viên của trọ học ở Nhà Thánh Maria. Anh em tụ họp lại ở Rôma để mừng 50 năm hai biến cố đã mở ra một trang sử mới cho Viện Đại Học này, đó là việc cung hiến khu chủng viện ở Đồi Janiculum và việc khánh thành Nhà Thánh Maria Casa Santa Maria làm nhà trọ học của các vị linh mục. Chớ gì việc mừng kỷ niệm này kiên vững thêm việc anh em dấn thân cho sứ mệnh liên tục của viện đại học này trong vấn đề huấn luyện các linh mục thấm nhiễm sâu xa cảm quan về tgính cách đại đồng của Giáo Hội cùng với lòng nhiệt thành truyền bá Nước Thiên Chúa ở cả lãnh thổ của anh em cũng như ở khắp nơi trên thế giới.

Cuộc họp của anh em trong năm nay đưa anh em trở về với Rôma cũng như với Viện Đại Học này, đến những nơi thương mến mà anh em, với lý tưởng và lòng nhiệt thánh của tuổi trẻ, đã một lần tự hứa quyết theo đuổi kiến thức, khôn ngoan và thánh đức để phục vụ Dân Chúa. Vào lúc khó khăn và đớn đau đối với những người Công Giáo ở Hiệp Chủng Quốc này, anh em hãy biết rằng Tôi vẫn tha thiết nguyện cầu. Tôi rất hy vọng là những ngày suy niệm, nguyện cầu và huynh đệ linh mục này sẽ làm anh em kiên cường theo đuổi ơn gọi cao quí của mình trong việc làm môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, làm những chứng nhân cho chân lý Phúc Âm và là những vị mục tử hoàn toàn dấn thân cho việc canh tân của Giáo Hội của Người trong đức tin, đức cậy và đức mến.

Anh em thân mến, giữa những thử thách và hy vọng trong lúc này đây, Tôi tha thiết xin anh em hãy gắn mắt vào Chúa Giêsu, Vị Linh Mục Thượng Phẩm, Đấng không bao giờ thôi tác động và hoàn bị đức tin của chúng ta (x Heb 12:2). Phó dâng anh em cùng với tín hữu được anh em phục vụ cho những lời nguyện cầu yêu thương của Đức Mẹ Khiêm Cung, Quan Thày của Học Viện này, Tôi thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh em như một bảo chứng của niềm vui và an bình trong Chúa.


Các vị lãnh đạo Chính Thống Giáo yêu cầu thuyên chuyển ĐTGM Moscow nhưng…


Tòa Thánh Rôma đã không chấp nhận lời yêu cầu của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga về việc thuyên chuyển ĐTGM Tadeusz Kondrusiewicz như điều kiện để tái lập việc đối thoại giữa hai Giáo Hội. Cha Grysa đang tạm thời phụ trách vài trò đại diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Nga, một vai trò đã trống từ khi Tòa Thánh bổ nhiệm ĐTGM Giorgio Zuras làm khâm sứ tòa thánh ở Áo Quốc, đã nói với cơ quan Thông Tấn Công Giáo Nga là “các vị giám mục của Giáo Hội Công Giáo được bổ nhiệm và thay thế bởi Đức Giáo Hoàng Rôma chứ không phải bởi các vị lãnh đạo của các Giáo Hội khác”. TGP Moscow và 3 giáo phận khác mới được ĐTC Gioan Phaolô II thiết lập vào Tháng 2/2002.

 

Vị đại diện Tòa Thánh còn cho biết thêm “các quyết định của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong việc nâng những nơi thuộc quyền quản trị của Tòa Thánh lên hàng giáo phận, việc bổ nhiệm các vị giám mục địa phương, cũng như việc thiết lập một tổng giáo phận và vị tổng giám mục, đều có tính cách bất khả vãn hồi. Thật vậy, những quyết định này cho thấy việc phát triển của Giáo Hội Công Giáo ở Nga trong tương lai gần”. Trong những ngày mới đây có nhiều tin đồn ở Nga rằng Tòa Thánh Vatican đã chấp nhận lời yêu cầu của các vị lãnh đạo Chính Thống Giáo Nga. Nhưng Cha Grysa cho biết các vị giám mục vẫn ở nguyên vị thế của mình, kể cả trường hợp của ĐGM Jerzy Mazur bị trục xuất hồi tháng tư 2002 vẫn cai trị giáo phận Thánh Giuse ở Irkutsk thuộc Đông Siberia của mình từ hải ngoại.
 

10/1 Thứ Sáu

 

Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
Cho Ngày Thế Giới Ơn Gọi 11/5/2003

“Đề Xướng Cho Giới Trẻ Lý Tưởng Phục Vụ”
 


Quí Huynh khả kính trong Hàng Giáo Phẩm
Anh Chị Em rất thân mến trên thế giới!

1. “Đây là tôi tớ Ta tuyển chọn, người yêu dấu Ta lấy làm hài lòng” (Mt 12:18; cf Is 42:1-4).

Đề tài Sứ Điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Ơn Gọi lần thứ 40 kêu gọi chúng ta trở về với cội nguồn của ơn kêu gọi Kitô Giáo, trở về với chuyện của con người đầu tiên được Chúa Cha kêu gọi là Chúa Giêsu Kitô. Người là “tôi tớ” của Chúa Cha, Vị được các tiên tri loan báo trước, như là một Đấng Cha tuyển chọn và hình thành từ trong bụng mẹ (x Is 49:1-6), Vị Cha yêu dấu và lấy làm hài lòng (x Is 42:1-9), Đấng Cha đã đặt Thần Linh của Ngài và là Đấng được Ngài thông cho quyền năng (x Is 49:5), và như Đấng Ngài sẽ vinh thăng (x Is 52:13-53:12).

Bản văn được linh ứng này đã làm cho chữ “tôi tớ” có một cung giọng hết sức tích cực, một cung giọng hết sức hiển nhiên. Trong văn hóa ngày nay, con người phục vụ được coi như bị lép vế thấp hèn; nhưng theo lịch sử thánh, người tôi tớ là người được Thiên Chúa kêu gọi để thi hành việc cứu độ và cứu chuộc đặc biệt. Người tôi tớ biết rằng họ đã nhận được tất cả những gì họ có và họ là. Từ đó, họ cũng cảm thấy được kêu gọi để đem những gì họ nhận được ra phục vụ kẻ khác.

Theo Thánh Kinh, phục vụ luôn luôn gắn liền đặc biệt với một ơn gọi riêng của Thiên Chúa. Vì lý do này, phục vụ là một tiêu biểu cho thấy tầm mức hoàn tất trọn vẹn nhất của phẩm giá tạo vật, cũng như gợi lên cho thấy chiều kích mầu nhiệm siêu việt của tạo vật. Đây là trường hợp xẩy ra nơi đời sống của cả Chúa Giêsu nữa, Người Tôi Tớ trung thành, Vị được kêu gọi để thi hành công cuộc cứu chuộc phổ quát.

2. “Như con chiên bị dẫn đi sát tế” (Is 53:7)

Theo Thánh Kinh, việc phục vụ và ơn cứu chuộc luôn luôn gắn liền với nhau một cách chặt chẽ và rõ ràng, cũng như giữa việc phục vụ và đau khổ, giữa Người Tôi Tớ và Con Chiên của Thiên Chúa. Đấng Thiên Sai là Người Đầy Tớ Khổ Đau, vác trên vai gánh nặng tội lỗi của loài người. Người là con chiên “bị dẫn đi sát tế” (Is 53:7) để trả giá chuộc lại tội lỗi do con người xúc phạm, nhờ đó mang lại cho nhân loại việc phục vụ rất cần cho họ. Người Tôi Tớ này là Con Chiên “bị bức hiếp, bị hành khổ nhưng không hề mở miệng than trách” (Is 53:7), nhờ đó đã tỏ ra một quyền năng phi thường, một quyền năng không lấy sự dữ đối lại sự dữ, nhưng bằng sự lành.

Đó là m4nh lực cao cả của người tôi tớ, người tìm thấy sức mạnh của mình nơi Thiên Chúa, và là người nhờ đó được Thiên Chúa làm cho trở thành “ánh sáng soi các dân nước”, và là Người thực hiện ơn cứu độ (Is 49:5-6). Một cách mầu nhiệm, ơn kêu gọi phục vụ là một ơn gọi tham dự thân tình nhất vào thừa tác vụ cứu độ, một sự tham dự đắt giá và đau thương cùng với những điều khác.

3.- “Thậm chí như Con Người đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ” (Mt 20:28).

Thật vậy, Chúa Giêsu làmẫu thức trọn hảo của một “người tôi tớ” được Thánh Kinh nói tới. Người là Đấng hoàn toàn tự hủy với “thân phận tôi đòi” (Phil 2:7) và trọn vẹn dấn thân cho những điều Chúa Cha (x Lk 2:49), như Người Con Yêu Dấu làm Cha hài lòng (x Mt 17:5). Chúa Giêsu không đến để được phục vụ, “nhưng để phục vụ và để hiến mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28). Người đã rửa chân cho các môn đệ của mình và tuân phục ý định của Cha cho đến chết, một cái chết trên thập giá (x Phil 2:8). Vì thế, chính Chúa Cha đã tôn vinh Người, ban cho Người một danh hiệu mới và làm cho Người thánh chúa tể trời đất (x Phil 2:9-11).

Làm sao người ta lại không đọc thấy nơi câu truyện về “người tôi tớ Giêsu” là một câu truyện của mọi thứ ơn gọi: câu truyện mà Đấng Hóa Công đã phác họa cho hết mọi con người, câu truyện được diễn tiến qua ơn gọi phục vụ và đạt đến tuyệt đích ở chỗ khám phá thấy một danh hiệu mới do Thiên Chúa ấn định cho mỗi một con người? Nơi “danh hiệu” này, người ta có thể nắm được trọn vẹn căn tính của mình, hướng nó đến một mức độ viên trọn bản thân khiến họ được tự do và hạnh phúc. Nhất là làm sao người ta lại không đọc thấy nơi dụ ngôn về Người Con, Người Tôi Tớ và là Chúa, câu truyện ơn gọi của một người được Chúa Giêsu kêu gọi theo Người khít khao hơn: tức là, trở thành một người tôi tớ trong thừa tác vụ linh mục hay đời sống tận hiến tu trì? Thật vậy, ơn gọi linh mục hay ơn gọi tu sĩ bao giờ cũng là, tự bản chất của nó, ơn gọi dấn thân phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.

 

4. “Thày ở đâu, tôi tớ của Thày cũng ở đó” (Jn 12:26)

Chúa Giêsu, Người Tôi Tớ và là Chúa, cũng là Đấng kêu gọi. Người gọi chúng ta nên giống như Người, vì chỉ có ở nơi việc phục vụ con người mới khám phá ra phẩm giá của mình cũng như phẩm giá của người khác. Họ được kêu gọi phục vụ như Người đã phục vụ. Khi những mối giao h65 liên bản vị được tác động phục vụ lẫn nhau thì tạo nên một tân thế giới, một thế giới phát triển văn hóa ơn gọi chân chính.

Qua sứ điệp này, Tôi xin lên tiếng thay cho Chúa Giêsu để đề ra cho giới trẻ lý tưởng phục vụ, cũng như để giúp họ thắng vượt được những khuynh hướng chiều theo cá nhân chủ nghĩa và ảo vọng trong việc chiếm đạt hạnh phúc bằng đượng lối này. Không kể đến một số mãnh lực phản ngược, hiện nay cũng đang cho thấy nơi ý hệ ngày na, trong tâm trí của nhiều người trẻ, còn có một mầm mống tự nhiên hướng về những người khác, nhất là về thành phần thiếu thốn nhất. Mầm mống này làm cho họ quảng đại, có khả năng cảm thông, sẵn sàng quên mình để lấy kẻ khác làm ưu tiên hơn những lợi lộc họ ưa thích.

Giới trẻ thân mến, phục vụ là một ơn gọi hoàn toàn tự nhiên, vì con người tự bản chất là những người tôi tớ, chứ không phải là chủ nhân ông của sự sống và hữu thể họ, nên cần phải phục vụ kẻ khác. Việc phục vụ chứng tỏ là chúng ta thoát được thái độ pha mình của cái tôi. Nó chứng tỏ là chúng ta có trách nhiệm với kẻ khác. Và mọi người đều có thể phục vụ, bằng những cử chỉ có vẻ nhỏ mọn nhuj7ng thực sự lại to lớn nếu họ được tác động bởi một tình yêu chân thành. Những người tôi tớ đích thực thì khiêm tốn và biết mình “vô ích” (Lk 17:10) như thed61 nào. Họ không tìm kiếm những lợi lộc cho cái tôi, song chia sẻ những lợi lộc ấy cho kẻ khác, cảm thấy nơi tặng ân ban phát này niềm vui của một thứ hoạt động ban tặng.


Giới trẻ thân mến, Tôi hy vọng các bạn biết lắng nghe tiếng của Thiên Chúa kêu gọi các bạn phục vụ. Đây là con đường dẫn đến nhiều thể thức tác vụ cho lợi ích của cộng đồng: từ thừa tác vụ thánh tới những thừa tác vụ khác được tổ chức và được nhìn nhận, như thừa tác vụ giáo lý, điều hạnh phụng vụ, giáo dục giới trẻ và những thể hiện khác của đức ái (x Novo Millennio Ineunte, 46). Vào lúc kết thúc Đại Năm Thánh, Tôi đã nhắc quí bạn rằng Đây là “thời điểm cho một ‘việc sáng tạo’ mới nơi Đức Ái” (Ibid. 50). Hỡi giới trẻ, vấn đề là tùy ở các bạn có biết bảo đảm là đức aí được thể hiện nơi tất cả những gì phong phú về thiêng liêng cũng như về việc tông đồ của mình.

 

5. “Nếu ai muốn làm đầu, họ phải làm cuối và làm đầy tớ cho mọi người” (Mk 9:35)

Đây là những gì Chúa Giêsu nói với Nhóm 12 Vị, khi Người bắt được các vị đang tranh luận với nhau về việc “ai là người cao trọng nhất” (Mk 9:34). Đó là khuynh hướng liên lỉ, một khuynh hướng thậm chí không tha cho người được kêu gọi chủ tế Thánh Lễ, Bí Tích tình yêu cao cả của “Người Tôi Tớ Khổ Đau”. Ai thi hành việc phục vụ này mới càng xứng đáng thực sự được gọi là người tôi tớ hơn nữa. Thật vậy, họ được kêu gọi để tác hành “in persona Christi” thay cho Chúa Kitô, và nhờ đó làm tái diễn những gì Chúa Giêsu đã làm ở Bữa Tiệc Ly, bằng việc, như Chúa Giêsu, yêu thương cho đến cùng, cho dù có hiến mạng sống mình. Bởi thế, việc chủ tế nơi Bữa Tiệc Ly của Chúa là một lời mời gọi khẩn trương trong việc hiến mình làm tặng vật, để thái độ của Người Tôi Tớ Khổ Đau và là Chúa có thể được tiếp tục và phát triển trong Giáo Hội.

Giới trẻ thân mến, các bạn hãy bảo dưỡng lòng mộ mến của các bạn với những giá trị và chọn lực chính yếu là những gì sẽ biến đổi đời sống của quí bạn thành dịch vụ cho kẻ khác, theo chân Chúa Giêsu, Con Chiên Thiên Chúa. Quí bạn đừng để cho mình bị cám dỗ bởi tiếng gọi của quyền lực và những tham vọng cá nhân. Lý tưởng linh mục phải luôn được thanh tẩy khỏi những thứ ấy và những mập mờ nguy hiểm khác.

Lời kêu gọi của Chúa Giêsu vẫn còn vang vọng hôm nay đây “nếu ai phục vụ Tôi thì hãy theo Tôi” (Jn 12:26). Quí bạn đừng sợ lời mời gọi này. Các bạn chắc chắn sẽ đụng đầu với khốn khó và hy sinh, nhưng các bạn sẽ lấy làm sung sướng phục vụ, các bạn sẽ là những chứng nhân của một niềm vui mà thế giới này không thể nào mang lại cho các bạn. Các bạn sẽ là những ngọn lửa sống động của một tình yêu vô tận và vĩnh hằng. Các bạn sẽ cảm thấu cái phong phú thiêng liêng của thiên chức linh mục, một tặng ân là một mầu nhiệm thần linh.
 

6. Như ở những dịp khác, lần này đây, chúng ta cũng hãy hướng mắt lên Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội và là Ngôi Sao cho việc tân truyền bá Phúc Âm hóa. Chúng ta hãy tin tưởng kêu cầu Mẹ, để nơi Giáo Hội sẽ không thiếu những con người nam nữ sẵn lòng đáp lại cách quảng đại lời Chúa kêu mời, Đấng kêu gọi họ trực tiếp phục vụ Phúc Âm.

“Maria, người tỳ nữ thấp hèn của Đấng Tối Cao,
Người con được Mẹ sinh ra đã làm cho Mẹ thành người tôi tớ của nhân loại.
Đời sống của Mẹ là một đời sống khiêm tốn và quảng đại phục vụ.
Mẹ là tôi tớ của Ngôi Lời khi thiên thần
Loan báo cho Mẹ biết dự án cứu độ thần linh.
Mẹ là tỳ nữ của Ngôi Con, khi ban cho Người sự sống
Và tiếp tục hướng về mầu nhiệm của Người.
Mẹ là nữ tỳ của Ơn Cứu Chuộc,
Khi can đảm đứng dưới chân Thập Giá,
Gần bên Người Tôi Tớ Khổ Đau và là Chiên Con
Đã hy sinh mình vì yêu chúng con.
Mẹ là tữ của Giáo Hội trong Ngày Lễ Ngũ Tuần,
Và với lời chuyển cầu của Mẹ, Mẹ tiếp tục sinh Giáo Hội ra nơi hết mọi tín hữu,
Ngay cả trong những lúc khó khăn và rắc rối hiện nay.
Hỡi giới trẻ của ngàn năm thứ ba hãy nhìn lên Mẹ,
Người Nữ Tử trẻ trung của dân Do Thái,
Vị biết được cái nhiệt tình của con tim giới trẻ,
Khi con tim này đối diện với dự án của Thiên Chúa Hằng Sống.
Xin hãy làm cho họ biết chấp nhận lời mời gọi của Con Mẹ
Trong việc hiến trọn đời sống mình cho vinh danh Thiên Chúa.
Xin hãy làm cho họ hiểu được rằng phục vụ Thiên Chúa là việc làm thỏa mãn tâm can,
Cũng như hiểu được rằng trong việc phục vụ Thiên Chúa và vương quốc của Ngài,
Chúng con mới nhận ra bản thân mình đúng như dự án thần linh,
Và đời sống mới trở thành một bài thánh thi ca cho vinh quang của Ba Ngôi Chí Thánh
Amen.

Tại Vatican ngày 16/10/2002
Gioan Phaolô II


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo văn bản Tiếng Anh được Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 24/11/2002, tài liệu nguyên gốc bằng tiếng Ý do Vatican Press Office ban hành cùng ngày)

 

9/1 Thứ Năm

 

Tòa Thánh với Hội Nghị Quốc Tế Chống Lại Việc Sản Sinh Con Người Theo Kiểu Phi Tính Dục

 

Ðối với vấn đề tin tức về hai bé gái vừa được hãng Clonaid thuộc giáo phái Raelian loan báo vào cuối năm 2002 và đầu năm 2003 vừa rồi, xin mời quí bạn ôn lại chủ trương của Tòa Thánh về việc tạo sinh phi tính dục sau đây. Theo tài liệu của Holy See Mission được Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 24/9/2002 thì trước Ủy Ban Liên Hệ của Liên Hiệp Quốc về Hội Nghị Quốc Tế Chống Lại Việc Sản Sinh Con Người Theo Kiểu Phi Tính Dục, ĐTGM Renato Martino, vị lãnh sự kiêm quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã ngỏ lời tại Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Hai 23/9/2002 như sau:


Cám ơn Ngài Chủ Tịch,


Chủ trương của Tòa Thánh chúng tôi đã quá rõ ràng. Tòa Thánh ủng hộ và thúc giục việc hủy bỏ toàn diện và toàn cầu việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục cho cả vấn đề sản sinh lẫn khoa học. Việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục, cho dù được thực hiện nhân danh một thứ nhân loại tốt hơn, vẫn là một việc làm nhục đến phẩm giá của con người. Việc tạo sinh phôi bào con người theo kiểu phi tính dục là việc phản lại tính dục con người và biến sự sống con người thành một thứ đồ vật.


Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gần đây có nói: “Sự sống của con người không thể bị coi như là một đồ vật chúng ta muốn làm gì thì làm, nhưng là một thực tại trần gian linh thánh nhất bất khả vi phạm. Không thể nào có hòa bình nếu không biết bảo vệ sự thiện căn bản nhất. Chúng ta phải thêm vào (bản liệt kê các thứ bất chính trên thế giới) những thực hành vô trách nhiệm về kỹ thuật di truyền, như kỹ thuật tạo sinh phi tính dục và kỹ thuật sử dụng phôi thai bào con người để nghiên cứu, những việc được biện minh một cách phi lý khi nại vào quyền tự do, vào tiến bộ văn hóa, vào bước tiến của loài người. Khi thành phần hèn kém nhất và những phần tử dễ bị tổn thương nhất trong xã hội bị lạm dụng bởi những hành động gian ác như thế, thì chính quan niệm về gia đình nhân loại, được căn cứ vào giá trị về con người, vào sự tin tưởng, tôn trọng và nâng đỡ nhau, đang bị hư hoại một cách khủng khiếp. Một thứ văn minh được xây dựng trên yêu thương và hòa bình cần phải chống lại những thứ thí nghiệm bất xứng với con người ấy” (World Day of Peace Message, 1 January 2001, No. 19).


Theo trạng thái về sinh học và nhân loại học của phôi thai bào con người, cũng như theo qui tắc luân lý và dân sự tối yếu thì thật là bất hợp pháp khi sát hại một con người vô tội cho dù có mang lại một thiện ích nào đó cho xã hội đi nữa.


Tòa Thánh coi việc phân biệt giữa vấn đề tạo sinh “sản xuất” theo kiểu phi tính dục và cái được gọi là “trị liệu” (hay “thí nghiệm”) theo kiểu phi tính dục là bất khả chấp. Việc phân biệt này ẩn dưới chiếc mặt nạ thực tại của việc tạo nên một hữu thể con người với mục đích để hủy diệt con người nam hay nữ này đi, nhờ đó sản xuất ra hàng loạt tế bào thân phôi thai hay nhờ đó giúp cho các cuộc thí nghiệm khác. Cần phải ngăn cấm việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục trong tất cả mọi trường hợp, bất kể với mục đích gì.


Tòa Thánh ủng hộ việc nghiên cứu những tế bào thân được bắt nguồn sau khi sinh, vì phương pháp này, như đã được chứng tỏ bởi hầu hết các cuộc nghiên cứu khoa học gần đây, là một đường lối lành mạnh, hứa hẹn và hợp với luân thường đạo lý trong việc đạt được việc thay mô thịt và việc trị liệu tế bào là những gì có thể mang lại lợi ích cho nhân loại. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Ở bất cứ trường hợp nào, bao giờ cũng cần phải tránh các phương pháp (khoa học) không biết tôn trọng phẩm giá và giá trị của con người. Tôi đang đặc biệt nghĩ đến những nỗ lực tạo sinh con người theo kiểu vô tính dục để lấy các bộ phận dùng vào việc thay cơ phận: những kỹ thuật này, nếu dính dáng đến việc lạm dụng và hủy hoại các phôi thai bào, đều là những gì vô luân bất khả chấp, cho dù mục đích của nó tự bản chất là tốt. Chính khoa học còn cho thấy những hình thức khác nơi việc ra tay trị liệu không dính dáng gì tới việc tạo sinh phi tính dục hay tới việc sử dụng các tế bào phôi thai bào, nhưng sử dụng những tế bào thân được lấy từ người lớn. Đó là chiều hướng đòi việc nghiên cứu phải theo, nếu nó muốn tôn trọng phẩm giá của mỗi một con người cũng như của hết mọi con người, cho dù họ còn đang ở trong tình trạng phôi thai bào” (Address of Pope John Paul II to the 18th International Congress of the Transplantation Society, 29 August, 2000, No. 8).


Việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục, được thực hiện cho việc nghiên cứu y khoa sinh học hay cho việc sản xuất ra những tế bào thân, là những việc góp tấn công phẩm giá và tính cách nguyên vẹn của hữu thể con người. Việc tạo sinh một phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục, với mục đích hủy hoại nó đi, sẽ trở thành một guồng máy cố tình hủy hoại sự sống con người đang hình thành một cách có phương pháp, nhân danh một “sự thiện” vô danh của việc trị liệu khả dĩ hay của việc khám phá khoa học. Chủ trương này đáng ghê tởm đối với hầu hết con người ta, bao gồm cả những ai biện hộ một cách thích đáng cho việc tiến bộ về khoa học và y học. Vì việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục làm phát sinh ra một sự sống con người mới, không phải cho một tương lai nở hoa nhân bản, mà là cho một tương lai đâm đầu vào làm tôi đòi và chắc chắn sẽ bị hủy diệt, nó là một tiến trình không thể biện minh bởi lập luận là nó có thể giúp cho những hữu thể con người khác. Việc tạo sinh phôi thai bào vi phạm đến những tiêu chuẩn trọng yếu của luật về các quyền lợi con người.


Từ năm 1988, càng ngày càng thấy xẩy ra hai tình trạng chia lìa cả thể trên hoàn cầu: tình trạng chia lìa thứ nhất là hiện tượng bần cùng và kỳ thị xã hội thê thảm hơn bao giờ hết, và tình trạng chia lìa thứ hai, gần đây hơn và ít bị lên án hơn, liên quan đến thai nhi, được sử dụng như một thứ đồ để thí nghiệm cũng như cho vấn đề thực hiện kỹ thuật (như những kỹ thuật sản sinh nhân tạo, kỹ thuật sử dụng ‘các phôi thai bào dư thừa’ (superfluous embryos), được gọi là kỹ thuật tạo sinh trị liệu theo kiểu phi tính dục v.v). Ở đây chúng ta thấy hiện lên cái nguy cơ của một hình mới về chủ nghĩa nòi giống, vì việc phát triển những thứ kỹ thuật này có thể tiến đến chỗ tạo nên ‘một loại hữu thể con người phụ cấp’, chính yếu nhắm đến thiện ích của một số những con người khác. Điều này sẽ là một hình thức nô lệ mới mẻ và ghê gớm. Tiếc thay người ta lại không thể phủ nhận là khuynh hướng tạo sinh cải giống này (eugenics) vẫn còn ngấm ngầm, nhất là khi nó được các lợi lộc thương mại khai thác. Các chính quyền và cộng đồng khoa học cần phải hết sức lưu tâm chú ý tới lãnh vực này” (Holy See's Contribution Against Racism, Racial Discrimination, Xenophobia and Related Intolerance-Durban, South Africa, 31 August to 7 September 2001, No. 21).


Từ ngày thành lập Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, không ai còn hồ nghi gì về hoạt động của tổ chức này đặt trọng tâm vào tình trạng phúc hạnh và bảo vệ toàn thể con người. Việc bảo toàn những thế hệ hiện tại và sau này của nhân loại, cùng với tình trạng thăng tiến các thứ quyền lợi của con người là vấn đề trọng yếu cho hoạt động của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Bản Tuyên Ngôn Chung Nhân Quyền lập đi lập lại tính cách thánh hảo của tất cả mọi sự sống con người, cũng như đến nhu cầu bắt buộc phải bảo vệ sự sống khỏi bị thiệt hại.


Về khía cạnh này, Khoản Thứ 3 của Bản Tuyên Ngôn chủ trương rằng hết mọi người đều có quyền sống. Nhờ sự sống mới phát sinh hy vọng cho tương lai, một niềm hy vọng được Bản Tuyên Ngôn Chung này bảo vệ bằng việc nhìn nhận rằng tất cả mọi con người đều bình đẳng về phẩm giá và quyền lợi. Có quyền sống con người mới sống tự do và an ninh. Để bảo đảm tình trạng ấy, Bản Tuyên Ngôn Chung đã xác nhận là mỗi một con người là một thực thể có một tương lai mang đầy hy vọng được quyền quyết định lấy cho mình, những gì cần phải được bảo toàn. Để tiến đến mục tiêu này thì những thứ làm hạ cấp bất cứ một con người nào xuống tình trạng nô lệ, cũng như những việc chối bỏ các quyền lợi căn bản để họ có thể sống và tự quyết đều đáng trách và bất khả chấp.


Bất kể với mục đích nào đi nữa thì việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục cũng xung khắc với các qui tắc pháp lý quốc tế trong việc bảo vệ phẩm giá con người. Luật quốc tế bảo vệ quyền sống cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho một số người nào đó. Việc dễ dàng tạo nên các hữu thể con người để bị hủy hoại, việc chủ ý tiêu hủy những hữu thể con người được tạo sinh theo kiểu vô tính dục này một khi đạt được mục tiêu nghiên cứu, việc đẩy hữu thể con người đến chỗ hiện hữu trong một tình trạng làm tôi hay nô lệ ngoài ý muốn, và việc tự ý thực hiện những cuộc thí nghiệm hữu thể con người theo y khoa và sinh học, đều là những hành động sai trái và bất khả chấp về luân lý.


Việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục cũng gây ra một đe dọa trầm trọng cho cả qui tắc của luật lệ nữa, bằng việc để cho những ai phụ trách việc tạo sinh theo kiểu phi tính dục này chọn lựa và truyền bá một số những đặc tính của con người theo phái tính, chủng loại v.v., cùng với việc họ loại trừ đi những đặc tính khác. Điều này dính dáng đến việc thực hiện tạo sinh cải giống dẫn đến chỗ tạo nên một thứ “siêu chủng” (super race), cũng như đến chỗ không thể tránh được tình trạng kỳ thị đối với những ai sinh vào đời theo tiến trình tự nhiên.


Việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục cũng chối bỏ những ai được hiện hữu cho những mục tiêu nghiên cứu, các thứ quyền lợi quốc tế liên quan đến đường lối khiếu nại theo luật pháp và được luật pháp bảo vệ một cách bình đẳng. Ngoài ra, cũng cần phải nhớ rằng, việc thực hành về phương diện quốc gia cũng như việc tiến đến những thỏa ước từng miền đã nhìn nhận rằng việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục được thực hiện cho bất kỳ mục đích nào cũng đều trái với qui tắc của lề luật.


Thưa Ngài Chủ Tịch, chúng ta cần phải nhớ rằng hết mọi tiến trình liên quan đến việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục tự nó là một tiến trình sản xuất làm phát sinh ra một hữu thể con người ở vào ngay thời điểm phát triển của họ, tức là làm phát sinh ra một tế bào con người phôi thai vậy.


Xin cám ơn Ngài Chủ Tịch.

 

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

8/1 Thứ Tư


ĐTC Gioan Phaolô II xuất bản Tác Phẩm Thơ đầu tiên


ĐTC Gioan Phaolô II đã thực hiện một thi phẩm và sẽ xuất bản bằng tiếng Balan trong năm 2003, sau đó sẽ được chuyển dịch sang các thứ tiếng khác. Cha Pawel Ptasznik, vị đặc trách phân bộ Balan của Văn Phòng Nội Vụ của Tòa Thánh, đã xác nhận có thi phẩm này và “sẽ được phát hành trong tương lai không xa vào một ngày đã được ấn định” không trùng với một lễ nào trong năm. Một số truyền thông cho rằng thi phẩm này sẽ được xuất bản vào Tháng 10 kỷ niệm 25 năm giáo triều của ĐTC. Về nội dung của thi phẩm này, theo bản văn được gửi cho cơ quan Thông Tin Công Giáo Balan Kai cho biết “đây không phải là một thứ suy tư về sự chết hay sự sống mai hậu mà là một thứ suy niệm tôn giáo theo thể thơ phú”. Tài liệu này còn nhấn mạnh là ĐTC hy vọng rằng việc xuất bản thi phẩm này “sẽ không kéo độc giả chú ý tới bản thân của Ngài mà là đến những gì họ nghe thấy trong lòng họ, những gì Ngài muốn bày tỏ bằng thi phú cho vinh danh Thiên Chúa”. Đây là thi phẩm đầu tiên sau khi làm giáo hoàng. Thật ra, bắt đầu từ năm 1946, ở Balan, Hồng Y Karol Wojtyla đã có những bài thơ trên hai tờ Tygodnik Powszechny và Znak of Krakow dưới bút hiệu Andrzej Jawien và Stanislaw Andrzej Gruda.
 

Iraq Ngày Quân Lực… Do Thái tấn công… Bắc Hàn hăng máu…

Trong bài diễn văn được thâu băng cho Ngày Quân Lực lần thứ 82, 6/1/2003, vị tổng thống này nói: “Thay vì tìm kiếm những thứ được gọi là các loại vũ khí đại công phá… thì các nhóm thanh tra lại chú trọng đến việc thu thập tên tuổi và lập các thứ danh sách khoa học gia Iraq… đặc biệt chú ý tới những trại lính… và những vấn đề khác, tất cả hay hầu hết các việc làm này cho thấy chỉ là những việc thuần tình báo”.

Vị Tổng Thống này trấn an nhân dân và quân đội Iraq rằng: “Anh em phải biết rằng anh em hiện nay đang chiến thắng, và anh em cũng sẽ chiến thắng trong cuộc đụng độ cuối cùng, bất chấp việc kẻ thù có gây nên những thứ chấn động và hoảng hốt. Chúng ta đang ở trong xứ sở của chúng ta và kẻ nào ở trong xứ sở của họ đều đúng, còn kẻ thù của xứ sở này là sai. Khi kẻ thù tiến đến như một kẻ tấn công thì phần chiến thắng sẽ ở trong tay người dân có quyền khi họ ở trong quê hương của họ. Kẻ thù sẽ bị đánh bại một cách nhục nhã. Họ đã phán đoán sai lầm và hành động lệch lạc sau khi loại trừ đi những phương tiện của lòng chân thành giúp cho người thiện tâm gặp nhau và hợp tác với nhau. Ôi Allah, xin hướng dẫn họ trên con đường chính trực nếu Ngài muốn, bằng không, xin hãy nổi giận giáng xuống trên họ, ra tay hủy diệt nghiền nát họ ra, vì họ là một đám tội ác. Nếu ai dám đe dọa tấn công anh chị em, hỡi nhân dân Iraq, hãy chống lại họ và bảo cho hắn biết rằng hắn chỉ là một con người ti tiểu, còn chúng ta thuộc về một xứ sở của một niềm tin rạng ngời, một đại quốc và là một dân tộc cổ kính. Chúng ta sẽ không khiếp đảm trước cái gian dối của họ. Allah sẽ hạ nhục họ. Dựa vào Allah, chúng ta tin tưởng rằng, bắt đầu mỗi một ngày mới là anh em vẫn đang tiến đến một đời sống tốt đẹp nhất, coi thường tên thù địch bất mãn, những kẻ thân hữu và những thứ tay sai của Satan, của đêm tối và bóng đen. Những mũi tên của họ sẽ lệch đích, còn những mũi tên của anh em sẽ bắn trúng họ. (Hiệp Chủng Quốc đang cố gắng đánh lạc hướng) “những tội ác của thực thể Ái Quốc Do Thái phạm đến nhân dân của chúng ta ở Palestine”.

Trong khi đó, cũng vào Ngày Quân Lực 82 của Iraq, tại Thánh Địa, lực lượng Do Thái đã trả đũa cuộc tự sát khủng bố của người Palestine. Lực lượng Do Thái đã hành quân ở Tây Ngạn và Giải Gaza sáng nay, sau khi có hai cuộc tự sát tấn công cùng một lúc vào lúc 6 giờ 30 chiều địa phương ở trung tâm thành phố Tel Aviv, làm thiệt mạng 22 người và gây thương tích cho 100 người Do Thái. Đây là cuộc khủng bố tấn công nặng nhất kể từ Tháng ba tới nay, lúc xẩy ra vụ khủng bố tấn công một phòng ăn của một khách sạn trong khi cử hành Bữa Vượt Qua, làm 29 người Do Thái thiệt mạng và 140 người bị thương. Do Thái cũng loan báo là họ sẽ giới hạn hơn nữa đối với người Palestine, bao gồm cả việc đóng cửa ba đại học Hồi Giáo ở Tây Ngạn và không cho xe cộ của người Palestine qua lại trong vùng này. Lực lượng Do Thái đã bắn 9 phi đạn vào Giải Gaza làm 4 người Palestine bị thương, và đã bắt một số tay Thánh Chiến Hồi Giáo hạng nặng bị tình nghi ở Tây Ngạn và Giải Gaza, những tay có liên quan đến các vụ khủng bố trước đây.

Thủ Tướng Do Thái Sharon, qua cuộc nói chuyện với một nhóm sinh viên quốc tế ở Giêrusalem, đã đổ lỗi cho Thẩm Quyền Palestine về hai cuộc khủng bố tấn công này: “Tất cả mọi nỗ lực đẫn đến chỗ ngưng chiến, cho đến hôm nay, đều tiêu ma vì vai trò lãnh đạo Palestine vẫn tiếp tục hỗ trợ, tài trợ và khởi xướng việc khủng bố”. Còn ông Saeb Erakat, vị thương lượng của Khối Palestine, lại lên án những cuộc tấn công của Do Thái và kêu gọi Hiệp Chủng Quốc thực hiện việc can thiệp ngoại giao: “Chúng tôi cần chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ, vì mức độ tin tưởng giữa chúng tôi và ông Sharon đang ở dưới mức zero”. Tổng Thống Bush gọi những cuộc tấn công của Do Thái là “một hành động sát nhân đáng khinh” và nói rằng “tất cả những ai thực sự tìm kiếm hòa bình trong vùng này phải liên kết nỗ lực để chặn đứng việc khủng bố”.


Chưa hết, trong khi Iraq chấp nhận cho thanh tra viên quốc tế đến kiểm soát vũ khí đại công phá dù tự thú không có những thứ vũ khí cấm đó, thì Bắc Hàn, dù công nhận mình có các thứ vũ khí đại công phá, lại còn không cho thanh tra viên quốc tế đến kiểm soát nữa. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn đang sửa soạn cho ngày bàn thảo thứ hai ở Washington về việc phải hành sử thế nào với Bắc Hàn trong việc họ tống cổ các chuyên viên quốc tế kiểm soát vũ khí tuần vừa rồi, sau khi Bắc Hàn tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện việc chế tạo các loại vũ khí đại công phá, không tuân giữ thỏa ước 1994 trước đây nữa.

Đáp lại, Bắc Hàn cho biết: “Nếu họ nghĩ rằng họ có thể đạt được những mục tiêu tội ác của họ trong việc cố gắng chiếm lấy Đại Hàn bằng những hành động như vậy thì họ đang phạm một lầm lỗi ngu xuẩn nhất”. Hôm Thứ Hai 6/1/2003, Bắc Hàn tố cáo Hoa Kỳ đang chuẩn bị tấn công họ. Hôm Thứ Ba 7/1/2003, Bắc Hàn, qua Cơ Quan Thông Tin Trung Hàn, còn đi đến chỗ tuyên bố “các thứ trừng phạt có nghĩa là chiến tranh và là một cuộc chiến không biết đến thương hại”.

Ông tổng giám đốc cơ quan nguyên tử lực quốc tế IAEA là Mohamed ElBaradei, hôm Thứ Hai 6/1/2003, đã cho Bắc Hàn “một cơ hội nữa” để cho các thanh tra viên trở lại trước khi vấn đề được đưa ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhưng Thứ Ba, 7/1/2003, ông này đã nói với CNN rằng Bắc Hàn có thể sẽ phải đối diện với “những hậu quả trầm trọng, không phải là không giống như Iraq” nếu nước này tiếp tục công khai chống lại cộng đồng thế giới về vấn đề vũ khí đại công phá: “Họ có một chọn lựa duy nhất, hoặc là tiếp tục chính sách chống lại cộng đồng thế giới để tiếp tục bị cô lập hơn nữa và có thể chịu những biện pháp mạnh, hay là thay đổi và mở cửa ra đón nhận cộng đồng quốc tế…”

Phần Tổng Thống Bush, hôm Thứ Hai 6/1/2003, sau cuộc họp Nội Các của mình, đã nói với các phóng viên là Hiệp Chủng Quốc “không có ý xâm chiếm Bắc Hàn. Tôi tin rằng điều này sẽ được giải quyết một cách êm thắm, và tôi cũng tin rằng nó có thể được giải quyết bằng ngoại giao…. Chúng tôi mong rằng Bắc Hàn sẽ gắn bó với những trách nhiệm đòi buộc của mình”, để lấy lại thế giá trước cộngt đồng thế giới và nhận được trợ cấp của ba nước Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản theo thỏa ước 1994 về việc Bắc Hàn đồng ý hủy bỏ việc chế tạo các thứ vũ khí đại công phá.

Kết quả của ngày bàn thảo thứ nhất giữa ba nước Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản về Bắc Hàn đã đi đến chỗ là cả ba đều đồng ý Bắc Hàn phải chấm dứt việc chế tạo các loại vũ khí đại công phá trước khi Hoa Kỳ hay bất cứ nước nào có thể ra tay. Riêng Nam Hàn đề nghị một giải pháp dung hoà ở chỗ Hoa Kỳ ký với Bắc Hàn một thỏa ước phi chiến, đổi lại, Bắc Hàn phải chấm dứt việc chế tạo vũ khí đại công phá. Nhưng viên chức cao cấp của Bộ Nội Vụ cho biết Hoa Kỳ sẽ không làm như vậy: “Vấn đề không phải là chúng tôi tấn công hay chăng. Vấn đề là Bắc Hàn có giải giới hay chăng. Nếu họ làm thì mọi sự xong ngay”. Tuy nhiên, vào ngày Thứ Ba 7/1/2003, theo bản văn chung đúc kết ngày họp thứ hai của ba quốc gia Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn thì Hiệp Chủng Quốc đã đồng ý nói chuyện với Bắc Hàn về việc Bắc Hàn phải chấm dứt chương trình nguyên tử của mình, nhưng không dung hòa với xứ sở cộng sản này.

 

7/1 Thứ Ba

Huấn Từ Truyền Tin của ĐTC cho Thứ Hai Lễ Hiển Linh, 6/1/2003

Tại Rôma, Giáo Hội cử hành lễ Hiển Linh vào chính ngày 6/1/2003, Thứ Hai. ĐTC đã cử hành Thánh Lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô và tấn phong 12 vị tân Giám Mục. Sau đây là huấn từ truyền tin giữa ngày của Ngài:

Anh Chị Em thân mến,

1. Hôm nay là lễ trọng Chúa Hiển Linh, Hài Nhi sinh ra vào một đêm tối ở Bêlem tỏ mình ra cho thế giới như ánh sáng cứu độ cho tất cả mọi dân nước. Phúc Âm Thánh Mathêu kể lại rằng một số nhà Đạo Sĩ từ Phương Đông đến, thờ lạy Con Trẻ và hiến dâng các lễ vật tiêu biểu là vàng cho Đức Vua, nhu hương cho Thiên Chúa và mộc dược cho Con Người sẽ được an táng.

Các Vị Giáo Phụ của Giáo Hội liền liên kết đoạn Phúc Âm này với hai đoạn khác cho thấy Chúa Giêsu tỏ vinh quang của Người ra, đó là đoạn Người chịu phép rửa ở sông Dược Đăng và đoạn tiệc cưới Cana.

Hai biến cố của đời Chúa Kitô này làm nên các mầu nhiệm mới của kinh mân côi, các mầu nhiệm ánh sáng, vừa được phác họa để giúp tất cả mọi tín hữu suy niệm. Thế nên, với ánh mắt của Mẹ Maria, chúng ta hãy chiêm ngưỡng những mầu nhiệm tỏ mình ra này của Chúa Kitô là ánh sáng và là ơn cứu độ của thế giới.

2. Lễ trọng hôm nay cũng cho thấy ơn gọi phổ quát và truyền giáo của Giáo Hội nữa. Ơn gọi truyền giáo là để chiếu giãi trên thế giới ánh sáng Tin Mừng, nguồn mạch sự sống và canh tân cho hết mọi người cũng như cho nhân loại. Đây là công việc riêng của các vị tông đồ cũng như của những người thừa kế của các vị là các giám mục, vì lý do này mà sáng hôm nay đây, cũng như trong quá khứ, Tôi muốn tấn phong một số vị giám mục mới. Tôi lập lại lời chào thân ái của tôi với các vị tân giám mục cũng như với thân bằng quyến thuộc của các vị. Tôi kêu mời mọi người hãy cầu nguyện cho các vị để các vị lúc nào cũng là “sự hiển linh” của Chúa Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.

3. Bài Phúc Âm thuật lại rằng có một ngôi sao dẫn các vị Đạo Sĩ đến Giêrusalem rồi sau đó đến Bêlem. Các lời tiên tri xa xưa đã ví Đấng Thiên Sai sau này như một vì sao trời. Biểu hiểu này cũng được gán cho Mẹ Maria. Nếu Chúa Kitô là ngôi sao dẫn đến với Thiên Chúa thì Mẹ Maria là ngôi sao dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu.

Hôm nay, chúng ta hãy ký thác cho sự chở che từ mẫu của Mẹ các vị tân giám mục cùng toàn thể dân Kitô giáo. Nhất là Tôi kêu gọi anh chị em hãy cầu nguyện cho anh chị em thuộc Giáo Hội Đông Phương thân yêu của chúng ta, những người anh chị em theo lịch Julian, đang cử hành Lễ Giáng Sinh trong những ngày này đây. Chớ gì Chúa Kitô nhờ Trinh Mẫu sinh ra cho chúng ta mang lại yên hàn và bình an cho tất cả mọi cộng đồng giáo hội.

Hiến Pháp Âu Châu không được loại trừ căn tính Kitô Giáo

Vị chủ tịch của Ủy Ban Âu Châu là Prodi, trong bức thư gửi cho Hội Nghị Kitô Hữu Cho Âu Châu, được tổ chức ở Barcelona, Tây Ban Nha ngày 6-8/12/2002, một hội nghị đã được đúc kết bằng bản hiến chương Barcelona (http://www.eurocristians.org), đã tỏ ra “cảm nhận” và “hỗ trợ” cho hội nghị này. Nội dung của bức thư đại ý như sau:

“Trong tiến trình kiến tạo nên một tân Âu Châu, không ai có thể lại ở ngoài lề hay bị quên lãng, chưa nói đến những ai bị loại trừ; các truyền thống văn hóa và tôn giáo không thể bị lãng quên, nhất là Kitô Giáo đã từng là và đang là những gì không thể thiếu trong việc nói lên ký ức và hy vọng cho tương lai của Âu Châu. Ở Âu Châu, tương lai Kitô Giáo gắn liền với tương lai của những thách đố Lục Địa này phải đương đầu, cũng như với các trách nhiệm của nó trước thế giới trong giây phút lịch sử này. (Khối Hiệp Nhất Âu Châu) phải chứng tỏ cho thế giới thấy rằng có một đường lối dân chủ và dân sự trong việc điều hành vấn đề toàn cầu hóa phát xuất từ chính đường lối dân chủ, từ sự vững vàng cũng như từ nền hòa bình. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần đến tất cả mọi giá trị thuộc truyền thống của chúng ta, cả về trần tục lẫn đạo giáo”.

Để trả lời cho những ai chủ trương rằng Bản Hiến Pháp cần phải “trung lập” và không được đề cập đến tôn giáo, các tham dự viên của hội nghị này đã nói rằng “tính cách trung lập không bao gồm việc chối bỏ chiều kích xã hội của lương tâm Kitô hữu chiếm đa số dân Âu Châu, mà là nhìn nhận nó, cùng với những quan niệm phổ quát của các tôn giáo cũng như của vô tôn giáo khác nó cần phải trao đổi, hầu đạt được công ích và tình huynh đệ đại đồng cho Âu Châu”.

25 Vị đã bỏ mình vì đức tin trong năm 2002

Theo cơ quan thống tấn Fides của Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Cho Các Dân Nước thì tgrong năm 2002 có tất cả 25 vị bỏ mình vì đức tin, trong đó nguyên ở Colombia đã chiếm kỷ lục 10 vị, như sau: 1 TGM, 18 LM, 1 nam tu, 2 nữ tu, 2 chủng sinh và 1 giáo dân. Thứ tự theo thời gian trong năm như sau:

1. TGM Isaías Duarte Cancino TGP Cali, ở Colombia, bị bắn chết ngày 16/3, sau khi cử hành Thánh Lễ ở một giáo xứ trong TGP của mình.
2. Cha Declan O'Toole, Dòng Thừa Sai Mill Hill Irish, bị giết ở một bụi cây ngày 21/3 trong vùng Ugandan Kotido.
3. Cha Boniface, người Congolese, bị giết ở Goma, Congo, ngày 24/3, Chúa Nhật Lễ Lá, vì một kẻ lạ mắt ném bom vào quần chúng, trong đó có cả một em bé tên Karine cũng bị thiệt mạng
4. Cha Juan Ramón Núnez, người Colombian, linh mục coi xứ ở Argentina, bị giết ngày 6/4 khi cử hành Thánh Lễ.
5. Cha Roger Morin, người Canada, Dòng Anh Em Thánh Tâm Chúa, bị giết ngày 12/4 tại Fianarantsoa, Madagascar, trong một cuộc nổi loạn trên đường phố.
6. Cha Alois Lintner, người Ý, thuộc Fidei Donum, bị giết ngày 16/5 tại San Salvador da Bahia, Ba Tây.
7. Cha Arley Arias Garcia, người Colomba, bị giết ngày 18/5 tại một bụi cây ở Florencia, vị này là chủ tịch của hội đồng vận động hòa bình của địa phương đang tìm cách cho hai bên đi đến chỗ thương thảo.
8. Cha Jorge Altafulla, người Panama, bị giết ngày 19/5 ở Panama City.
9. Cha José Ilario Arango, người Colomba, bị giết ngày 27/6 ở Cali, sau khi cử hành Thánh Lễ.
10. Nữ tu Marta Inés Vélez Serna, người Colomba, thuộc Dòng Các Chị Em Nghèo của Thánh Peter Claver, bị giết ngày 14/7 tại Mogotes-Santander.
11. Chủng sinh Carlos Herrao Jiménez, người Colomba, bị giết ngày 21/7 ở Medellin.
12. Thày Ivo M. Dominique Lascanne, người Pháp, thuộc Dòng Anh Em Nhỏ Bé của Phúc Âm, vị sáng lập Foyer of Hope cho trẻ em lang thang ở Yaounde, được một trong những em trai thuộc tổ chức của thày tìm thấy thi thể thày ngày 30/7 gần Maroua, Cameroon.
13. Cha Pierre Tondo, người Burunda, linh mục coi xứ ở Kiguhu giáo phận Ruyigi, bị giết ngày 5/8 bởi một băng đảng võ trang chặn xe của cha trên đường đi Gitega, kéo cha ra khỏi xe và bắn chết.
14. Cha Jean Guth, người France, thuộc Dòng Chúa Thánh Thần, bị bắt cóc ngày 31/3 ở Mayama, gần Brazzaville, Cộng Hòa Congo và qua đời ở nơi giam giữ ngày 10/8.
15. Nữ tu Cecilia, người Chaldea, bị giết ngày 15/8 ở Baghdad, Iraq.
16. Cha Augustin Geve, vị linh mục Công Giáo đầu tiên của Quần Đảo Solomon, bị giết ngày 20/8 ở Guadalcanal, Quần Đảo Solomon, nơi cha đến đến làm môi giới cho cuộc thương thảo hòa bình.
17. Chủng sinh Leonardo Muakalia Livongue, người Angola, bị đám cướp giật giết ngày 8/9 ở Malanje.
18. Cha José Luis Arroyave, người Colomba, bị giết ở Medellin ngày 20/9, cha làm đầu của những chương trình phát triển xã hội của giáo phận cho những khu vực nghèo nhất ở Medellin.
19. Cha Jorge Sánchez Ramírez, người Colomba, giáo phận Antioquia, bị giết tại Valle del Cauca ngày 27/9.
20. Cha José Luis Cardenas, bị giết ở Chalan, Colombia, ngày 17/10, sau khi cử hành Thánh Lễ một chút.
21. Cha Gabriel Arias Posadas, tổng đại diện của giáo phận Armenia ở Colombia, bị giết ngày 18/10, tại một văn phòng ở Caldas, nơi cha tới để điều đình thả một con tin.
22. Giáo dân Alberto Neri Fernandez, người Uruguay, thuộc Phong Trào Focolare, bị đám ăn trộm giết ở Ba Tây ngày 19/10.
23. Cha Declan Collins, Dòng Salesian Irish, bị đám ăn trộm giết ngày 16/11 ở Johannesburg, Nam Phi, nơi cha phục vụ giáo xứ và dấn thân giúp người nghèo.
24. Cha James Iyere, TGP Kaduna, ở Nigeria, chết ngày 29/11 vì những thương tích và vết cháy cha bị trong những cuợc nổi loạn ở Kaduna.
25. Cha Jean-Claude Kilamong, người Nước Cộng Hòa Trung Phi, bị nhóm nổi loạn chặn đường ở Bossangoa ngày 8/12 và thi thể cha được tìm thấy ngày hôm sau.

6/1 Thứ Hai

Các Chuyên Gia tạo sinh phi tính dục nhận định về những lời công bố của tổ chức Clonaid

Bà giám đốc hãng Clonaid là Brigitte Boisselier, một giám mục giáo phái Raelian kiêm hóa học gia người Pháp, cho hãng thông tấn Reuter hôm Thứ Bảy 4/1/2003, biết một đứa bé gái thứ hai của một cặp vợ chồng người Hòa Lan đã được ra đời hôm Thứ Sáu, 3/1/2002: “Tôi vừa mới nói chuyện với họ cách đây mấy tiếng và họ cảm thấy rất sung sướng, rất sung sướng. Mọi sự xẩy ra tốt đẹp, các vị bác sĩ coi sóc đứa bé nói rằng mọi sự tốt đẹp”.

Tuy nhiên, các phê bình gia cho rằng hãng Clonaid không chuyên môn về phương pháp tạo sinh phi tính dục, đồng thời cũng không có bằng cớ gì về những lời hãng này công bố, cho dù là hình ảnh của những em gái vừa ra đời. Vị lãnh đạo của tổ chức Anh Cát Lợi đã từng tạo sinh vô tính dục một u Dolly cho rằng những lời công bố ấy có thể là những lời tạo tĩnh lừa bịp. Ông Harry Griffin thuộc Viện Roslin, đã cho hãng thông tấn Reuters biết rằng “Hãng Clonaid đã công bố cho mình thực hiện được hai cuộc tạo sinh vô tính nhưng không có một chứng cớ nào về việc hiện hữu của hai em này, không có chứng cớ về những thử nghiệm chất di truyền DNA, do đó không có lý do nào tin nổi việc này ngoài việc họ muốn kéo chú ý của quần chúng thế thôi”.

Bà luân lý sinh học ở Đại Học Wiscolnsin là Alta Charo cho CNN biết giáo phái Raelian, nhóm cho rằng mình có 55 ngàn tín đồ ở Hoa Kỳ, đang đánh lừa thế giới: “Không có chứng cớ cũng chẳng có vấn đề trẻ được tạo sinh phi tính dục. Khoa học lành mạnh đâu có thực hiện kiểu như vậy. Đó là một kiểu làm xiệc của truyền thông vậy”. Tờ Thời Điểm Nữu Ước ra ngày Chúa Nhật 5/1/2003 đã tiết lộ rằng vị chủ bút về khoa học của Chương Trình Tin Tức ABC đã cố gắng bán bài viết hoàn toàn về việc tạo sinh vô tính này cho những hãng truyền thông chính nhưng không ai thèm.

Riêng Rael, nguyên là một ký giả người Pháp mang tên Claude Vorilhon, đã thành lập giáo phái Raelian, một giáo phái tin tưởng là có những kẻ lạ xuống Trái Đất cách đây 25 ngàn năm và bắt đầu giòng dõi loài người bằng đường lối tạo sinh phi tính dục. Nhà sáng lập tự xưng mình là tiên tri này cho rằng đường lối tạo sinh vô tính dục là chìa khóa dẫn tới sự sống trường sinh bất tử.

Hãng Clonaid của giáo phái Raelian cho biết có một danh sách 2 ngàn người muốn trả cho họ 200 ngàn Mỹ Kim để chính họ hay người thân của họ được tạo sinh kiểu vô tính dục, và họ đã công bố họ làm được điều này vào ngày 27/12/2002 vừa qua, với một bé gái cho người mẹ Hoa Kỳ 31 tuổi. Bà giám đốc của hãng Clonaid nói rằng tất cả các cha mẹ đều ký hợp đồng với hãng của bà là họ sẽ trình việc thử nghiệm chất di truyền DNA để chứng thực những lời công bố của hãng bà: “Quí vị cần phải hiểu rằng họ rất lo sợ về những gì đang xẩy ra hiện nay. Tôi nghĩ rằng chẳng mấy chốc họ sẽ làm việc này, nhưng chúng ta không thể nào biết được”.

Bà Charo trên đây nói rằng cuộc thử nghiệm ấy sẽ không gây nguy hiểm cho đứa nhỏ: “Đây có thể là vấn đề tìm cách thoát khỏi khối quần chúng mà họ đã đâm đầu vào. Người ta không dại gì chủ trương một điều không chắc rồi bảo rằng sau này sẽ có chứng cớ, sau đó cứ từ chối dân chúng cơ hội để chứng tỏ lời công bố của mình. Đó không phải là khoa học. Đó càng không phải là tính cách thông tin lành mạnh hay là những mối liên hệ công cộng”.

Phần bà Boisselier giám đốc hãng Clonaid tỏ ra không quan trọng hóa vấn đề uy tín của mình khi phát biểu như sau: “Có nhiều khoa học gia bảo tôi rằng tôi khùng khi tin vào thuyết Raelian về nguồn gốc sự sống. Uy tín của tôi đã bị hủy hoại cả 5 năm nay rồi. Bởi vậy nếu nó có bị hủy hoại trong vòng 5 hay 6 tháng nữa đối với tôi cũng có sao đâu”.

Bà Charo nói rằng những lời công bố tạo sinh kiểu phi tính dục này có thể sẽ dẫn đến chỗ giới hạn việc nghiên cứu vấn đề trị liệu kiểu tạo sinh phi tính dục: “Chúng ta thấy các phần tử Quốc Hội đã phải viết những bài xã luận ở tờ USA Today hay phát biểu qua báo chí. Họ có dự định đẩy mạnh việc lập luật vượt ra ngoài cả những gì chúng ta cần, liên quan tới việc sản sinh vô tính dục, cũng như tiến đến chỗ bãi bỏ việc nghiên cứu cùng một kỹ thuật mà không đem lại kết quả gì”.

Iraq đang tập trận sẵn sàng nghênh chiến cuộc tấn công của Hoa Kỳ

Tờ nhật báo chính thức của Iraq là Al-Iraq hôm Chúa Nhật đã cho biết những toán quân dân sự thuộc Đảng Baath của Tổng Thống Saddam hôm Thứ Bảy 4/1/2003 đã tập trận ở vùng Babil để đề phòng cuộc tấn công của Hoa Kỳ. Tổng Thống Saddam Hussein sẽ đọc bài diễn văn vào Ngày Quân Lực thứ 82 Thứ Hai 6/1/2003 lúc 11 giờ sáng địa phương. Tờ nhật báo này cũng cho biết cuối tháng vừa rồi cũng có một cuộc tập trận như vậy. Sở dĩ thành phần nhân dân tự vệ này phải tập trận là vì họ phải cùng với quân đội bảo vệ quê hương xứ sở của họ.

Thêm vào đó, vị đương kim chủ tịch Khối Hiệp Nhất Âu Châu là Thủ Tướng Hy Lạp Costas Simitis, trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Sunday Vima, đã nói rằng những quyết định của Liên Hiệp Quốc phải làm sao để hướng 15 quốc gia phần tử của Hội Đồng Bảo An đến chỗ tránh chiến tranh: “Việc làm quan trọng nhất vào lúc này đây nơi những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc đó là tiến đến một thánh quả tích cực để tránh không để cho chiến tranh xẩy ra”. Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ là ông Abdullah Gul đã gặp các viên chức cao cấp của Ai Cập ở Cairô hôm Chúa Nhật 5/1/2003 cũng đã đẩy mạnh những giải quyết ổn thoả cho vấn đề Iraq. Một tờ nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ đã vẽ một bức hình có chiếc xe tăng của nước này ở phần đất phía bắc Iraq, vì ở đây có một thiểu số người Thổ Nhĩ Ký sinh cư.

Trong khi đó, ở Luân Đôn, ĐTGM Desmond Tutu, nguyên TGM Cape Town, vị giật giải Hòa Bình Nobel 1984, hôm Chúa Nhật 5/1/2003, đã cho chương trình truyền hình Jonathan Dimbleby của Hiệp Vương Quốc biết ngài “cảm thấy rất buồn” khi thấy Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc sửa soạn đánh Iraq. Vị TGM này than phiền Hoa Kỳ không chịu lắng nghe thế giới, cứ muốn giải giới Iraq thôi: “Rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy rất buồn khi thấy một đại quốc như Hiệp Chủng Quốc lại được Hiệp Vương Quốc hết sức hỗ trợ và vào hùa làm điều sai quấy”. Vị TGM này trách việc chính phủ Hiệp Chủng Quốc đối xử thiên lệch trong việc đe dọa với quốc gia đang có dính dáng đến vấn đề khí giới đại công phá: “Nếu chúng tôi nói rằng các thứ vũ khí đại công phá là một trong những qui tắc của quí vị hiện nay thì quí vị đối xử ra sao với các thứ vũ khí đại công phá ở Âu Châu, quí vị sẽ làm gì với những thứ vũ khí này ở Ấn Độ, quí vị sẽ làm gì với chúng ở Pakistan? Quí vị muốn chặn đứng ở những chỗ nào đây? Chúng ta hãy lắng nghe những gì các chuyên viên thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc này thấy được. Thế nhưng nếu quí vị muốn áp dụng triệt để những quyết định của Liên Hiệp Quốc như quí vị muốn ở đó thì quí vị hãy hỏi tại sao lại ở đó mà không phải ở những chỗ khác. Tại sao lại không phải là ở Palestine?”

5/1/2003 Chúa Nhật

ĐHY Ratzinger, Thánh Bộ Trưởng Tín Lý Đức Tin, trả lời về

Tình Hình Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay (tiếp)

Vấn     Làm thế nào để người ta có thể trung thành với Giáo Hội và yêu chuộng hiệp thông trong khi vẫn tiếp tục cởi mở để Thần Linh dẫn chúng ta vào tất cả sự thật? Nói cách khác, làm sao để có thể không bị rơi vào tình trạng thái cực giữa cứng rắn và đoạn tuyệt?

Đáp     Trước hết, tôi nghĩ đây là vấn đề liên quan đến tình trạng trưởng thành của đức tin mỗi người. Nếu hoàn toàn căn cứ vào bề ngoài thì lòng trung thành và việc cởi mở dường như loại trừ nhau. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng lòng trung thành thực sự với Chúa Giêsu, với Giáo Hội là Thân Mình của Người, là một lòng trung thành năng động. Sự thật là để cho hết mọi người, và tất cả mọi người được dựng nên để đến với Chúa. Cánh tay Người rộng mở trên thập giá, đối với các Vị Giáo Phụ của Giáo Hội, cùng một lúc biểu hiệu cho lòng trung thành đến cùng của một Vị Chúa bị treo trên thập giá, cũng như cho việc ôm lấy thế giới, thu hút thế giới về với Người và giành chỗ cho tất cả mọi người. Bởi thế, một tấm lòng trung thành chân chính với Chúa thì tham phần vào tính cách năng động của con người Chúa Kitô, Đấng dấn thân mình cho những thách đố khác nhau của thực tại, của kẻ khác, của thế giới v.v. Tuy nhiên, đồng thời Người cũng thấy được căn tính của mình ở đó, một căn tính không loại trừ bất cứ những gì là chân thật; nó chỉ loại trừ những gì là giả dối mà thôi. Đối với mức độ chúng ta tham phần hiệp thông với Chúa Kitô, hiệp thông với mối tình Người chấp nhận tất cả chúng ta và thanh tẩy tất cả chúng ta, đến nỗi chúng ta được hiệp thông với Chúa Kitô, bấy giờ chúng ta mới có thể vừa trung thành vừa cởi mở.

Vấn     Tình trạng hiện nay của vấn đề hiệp thông đại kết theo quan điểm của Giáo Hội ra sao? Sau bản tuyên ngôn Dominus Jesus của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã xẩy ra những lời phê phán nơi những vị đại diện của các giáo hội Tin Lành, vì họ không chấp nhận hay không hiểu rõ lời phát biểu là họ phải được coi như là các cộng đồng Kitô hữu chứ không phải là các giáo hội.

Đáp     Vấn đề này cần phải có một cuộc bàn luận dài. Trước hết, chúng tôi được biết rằng nếu trong bản tuyên ngôn “Dominus Jesus” chúng tôi chỉ nói về tính cách độc nhất vô nhị của Chúa Kitô thì làm cho cả Kitô Giáo cảm thấy hài lòng vì văn kiện này, tất cả cùng nhau hoan hô thánh bộ của chúng tôi. Chúng tôi đã bị đặt vấn đề là “tại sao quí vị lại thêm vấn đề giáo hội vào mà làm gì để gây ra những lời phê bình chỉ trích như thế?” Tuy nhiên, cũng cần phải nói về Giáo Hội nữa, vì Chúa Giêsu đã thiết lập Cơ Cấu này, và Người hiện diện qua các thế kỷ nơi Cơ Cấu là Giáo Hội này. Giáo Hội không phải là một thứ tinh thần luẩn quẩn vậy thôi. Tôi tin rằng, trong tuyên ngôn “Dominus Jesus”, chúng tôi đã giải thích Hiến Chế “Lumen Gentium” của Công Đồng Chung Vaticanô II một cách hết sức trung thực, vì 30 năm qua chúng tôi đã càng ngày càng coi nhẹ bản văn này. Thật vậy, những người phê bình chúng tôi đã nói với chúng tôi rằng chúng tôi đã trung thành với chữ nghĩa của công đồng chứ chúng tôi không hiểu công đồng. Ít là họ nhận thấy rằng chúng tôi trung thành với chữ nghĩa vậy. Giáo Hội của Chúa Kitô không phải là một lý tưởng đại kết; không phải là một cái gì đó do chúng ta tạo nên; bằng không Giáo Hội của Chúa Kitô sẽ không phải là Giáo Hội của Chúa Kitô. Đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng Giáo Hội là một Cơ Cấu, chứ không phải chỉ là một quan niệm, thế nhưng Cơ Cấu này không loại trừ những cách thức hiện diện khác nhau của Giáo Hội, cho dù ở ngoài Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội được Công Đồng đặc biệt nhấn mạnh. Tôi nghĩ hiển nhiên là có những đường lối hiện diện khác nhau này của Giáo Hội, với rất nhiều bóng mờ, nên cũng dễ hiểu thôi điều này đã gây ra những tranh luận trong Giáo Hội.

Vấn     Đức Hồng Y có nghĩ rằng Giáo Hội, đặc biệt là nơi thế giới Tây Phương, đang sửa soạn nói lên cho thấy tình trạng Kitô Giáo suy đồi của mình cùng với cái trống rỗng cả thể đang diễn tiến chăng? Hay vẫn còn nơi những con người của Giáo Hội một viễn ảnh về Kitô Giáo nhưng lại không phải là viễn ảnh về một Giáo Hội truyền giáo?

Đáp     Tôi nghĩ rằng về vấn đề này chúng tôi còn nhiều điều phải học hỏi. Chúng tôi quá quan tâm với chính mình, với những vấn đề cấu trúc, với vấn đề độc thân linh mục, với vấn đề phong chức cho nữ giới, với vấn đề các hội đồng mục vụ, với vấn đề quyền lợi của những hội đồng này cũng như của những thượng hội đồng giám mục… Chúng tôi luôn hoạt động để giải quyết những vấn đề nội bộ, chứ chúng tôi không nhận ra rằng thế giới đang cần đến những giải đáp; thế giới không biết sống ra sao. Thế giới không có khả năng sống, được thể hiện nơi nghiện hút, khủng bố v.v. Bởi vậy, thế giới đang khát khao những giải đáp, trong khi đó chúng tôi lại cứ lo đến những vấn đề của mình. Tôi tin rằng nếu chúng tôi dấn thân gặp gỡ những người khác, trình bày Phúc Âm cho họ một cách thích hợp, thì những vấn đề nội bộ của chúng tôi cũng sẽ được giảm bớt và được giải quyết. Điểm trọng yếu ở đây là: Chúng tôi phải làm sao cho Phúc Âm trở thành khả chấp trước một thế giới bị tục hóa ngày nay.

Vấn     Đức Hồng Y nghĩ gì về vấn đề phải bắt đầu ra sao trong việc điều hợp tình trạng phát triển về năng lực khoa học và kỹ thuật của nhân loại với đức tin và luân lý?

Đáp     Đó là những gì cần phải được nhận thức lại, vì những kiểu mẫu khoa học đang đổi thay; bởi thế, tình hình đối thoại giữa khoa học và đức tin cũng phải đối đầu với những thách đố mới. Chẳng hạn, một khí cụ quan trọng là Học Viện Khoa Học của Tòa Thánh, một học viện hiện nay tôi cũng là một phần tử, và ít lâu trước đây tôi đã thực sự tham dự lần đầu tiên một trong những cuộc họp của học viện này. Quá khứ học viện này là một hội đồng của các khoa học gia, như vật lý gia, sinh học gia v.v. Hiện nay có cả các triết gia và thần học gia nữa. Chúng tôi đã thấy rằng vấn đề đối thoại giữa các khoa học và triết lý cùng thần học là vấn đề khó khăn, vì chúng là những đường lối hoàn toàn khác nhau để nói lên thực tại, theo những phương pháp khác nhau v.v. Một trong những học viện gia này, ông là một chuyên gia trong ngành nghiên cứu về não bộ, đã nói rằng có hai thế giới bất khả dung hợp; một mặt, chúng ta có những loại khoa học mà trong lãnh vực của chúng, chúng không có tự do, không có sự hiện diện của tinh thần, mặt khác, tôi lại nhận ra rằng tôi là một con người và tôi có tự do. Bởi thế, đối với vị này, đó là hai thế giới khác nhau, và chúng ta không có khả năng để dung hợp hai quan niệm của mỗi thế giới này. Chính ông nhìn nhận là ông tin vào cả hai thế giới: vào một thế giới khoa học chối bỏ tự do, cũng như vào cảm nghiệm hữu thể của ông là một con người tự do. Tuy nhiên, chúng ta không thể sống như thế được; nó sẽ vĩnh viễn là một tình trạng hỗn loạn tâm thần. Trong tình hình hiện nay đối với việc chuyên môn hóa phương pháp sắc bén về phần cả hai lãnh vực, chúng ta phải tìm cách để lãnh vực này khám phá ra lý lẽ của lãnh vực kia nhờ đó phát triển một cuộc đối thoại thực sự. Hiện thời không có một công thức nào cả. Đó là lý do tại sao vấn đề hết sức quan trọng là những người phác họa của cả hai lãnh vực tư tưởng con người, các ngành khoa học với khoa triết lý và khoa thần học, cần phải gặp gỡ nhau. Có như thế, họ mới có thể nhận thức rằng cả hai đều là những biểu hiệu cho một lý lẽ chân thực. Thế nhưng họ phải hiểu rằng thực tại là một lãnh vực riêng và con người là một lãnh vực riêng. Đó là lý do tại sao vấn đề rất quan trọng ở đây là tại các đại học đường cũng như nơi các ngành học, chúng không phải là những đường lối biệt lập tách khỏi nhau, nhưng chúng có một mối liên hệ thường xuyên, trong đó, chúng ta biết nghĩ với những người khác và tìm thấy mối hiệp nhất của thực tại.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Màn Điện Toán Zenit phổ biến những ngày Thứ Ba 3/12/2002 và Thứ Tư 4/12/2002)
 

(Giáo Hội Hiện Tế các tuần trước)