GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 4/2003

 

 

Ý Chung: “Xin cho các vị hữu trách trong Giáo Hội biết sống nêu gương sáng dưới sụ dẫn đắt của Chúa Thánh Thần”.


Ý Truyền Giáo:
“Xin cho các vị linh mục, các vị tu sĩ nam nữ và giáo dân đang hoạt động ở những nơi truyền giáo luôn biết sống chứng nhân và hiên ngang làm chứng cho ơn gọi nên thánh”.

 

 

___________________________________________

 5-11/4/2003

 

 

 

11/4 Thứ Sáu


Chia Sẻ Mục Vụ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II 5/4/2003 với Hội Đồng Giám Mục Bắc Âu về việc rao giảng tinh thần nhân bản Phúc Âm cho thế giới bị hỏa mù ngày nay.


Quí Huynh Giám Mục thân mến,


1. ……


2. Là Giám Mục, Quí Huynh đã lãnh nhận quyền bính của Chúa Kitô (x Lumen Gentium, 25) và đã được ủy thác chp việc làm chứng cho Phúc Âm cứu độ của Người. Tín hữu Bắc Âu hết sức mong tìm thấy nơi Quí Huynh những bậc thày kiên cường trong đức tin, sẵn sàng hy sinh để nói lên sự thật “dù lúc thuận lợi hay bất thuận lợi” (2Tim 4:2). Bằng chứng từ bản thân cho mầu nhiệm sống động của Thiên Chúa (x “Catechesi Tradendae”, 7), Quí Huynh làm cho con người nhận biết tình yêu vô biên của Đấng đã tỏ mình và dự án của Ngài ra cho nhân loại biết nơi Chúa Giêsu Kitô. Chứng từ hùng hồn này như thế cho thấy tiếng “xin vâng” đặc biệt nhân loại dâng lên Thiên Chúa (x 2Cor 1:20), và chính Quí Huynh cũng được kiên cường trong việc Quí Huynh rao giảng Chúa Giêsu Kitô, Đấng “là đường, là sự thật và là sự sống” (Jn 14:6).


Chính sứ điệp ấy ngày nay mới cần phải được nghe một cách rõ ràng và không mập mờ. Trong một thế giơiù đầy những ngờ vực và lẫn lộn thì đối với một số người dường như ánh sáng của Chúa Kitô đã bị lu mờ mất rồi. Thật vậy, các xã hội tân tiến và các nền văn hóa tân tiến thường bị chi phối bởi khuynh hướng tục hóa là những gì dễ dẫn con người đến chỗ mất cảm thức về Thiên Chúa, và một khi không có Thiên Chúa thì cảm quan xứng hợp về con người cũng chóng bị mất đi. “Khi Đấng Tạo Hóa bị lãng quên thì tạo vật tự mình trở thành vô nghĩa” (x Gaudium et Spes, 36), ở chỗ, con người không còn có thể thấy mình như “một cái gì hết sức khác biệt” với các tạo vật hữu hình khác và bị mất đi cái đặc tính siêu việt của cuộc sống con người. Đó là môi trường cần phải làm vang động chân lý giải phóng của Chúa Kitô: “Quí vị sẽ nhận biết chân lý và chân lý sẽ giải thoát quí vị” (Jn 8:32). Chúng ta đang nói đến ở đây về mức độ trọn vẹn của sự sống là những gì hoàn toàn trổi vượt trên những chiều kích của sự sống trần thế và là những gì làm nên căn bản của Phúc Âm chúng ta rao giảng, “Phúc Âm sự sống”. Thật vậy, chính tiếng vang sâu xa và thu hút của chân lý cao cả này nơi tâm can của mọi người, cả thành phần tín hữu cũng như vô tín ngưỡng, một sự thật “làm mãn nguyện một cách lạ lùng tất cả mọi mong ước của con tim mà lại hoàn toàn vượt trên những ước mong ấy” (Evangelium Vitae, 2).


3. Khía cạnh chính yếu của “việc truyền bá phúc âm hóa mới” mà Tôi kêu gọi toàn thể Giáo Hội thực hiện đó là việc truyền bá phúc âm hóa văn hóa. Vì “ở cốt lõi của mọi thứ văn hóa là thái độ của con người đối với mầu nhiệm cao cả nhất, đó là mầu nhiệm về Thiên Chúa. Một khi vấn đề này bị loại trừ thì văn hóa và đời sống luân lý của các quốc gia bị băng hoại” (Centesimus Annus, 24). Quí Huynh Giám Mục thân mến, Quí Huynh đang phải đương đầu với một thử thách là làm sao thấy được tiếng nói của Kitô Giáo vang lên trong các công trường và những giá trị của Phúc Âm được sáng tỏ nơi xã hội và văn hóa của Quí Huynh. Vế khía cạnh này, Tôi lấy làm vui mừng khi thấy tác dụng của các bức thư và tuyên cáo mục vụ của Quí Huynh liên quan đến những vấn đề hiện cần phải chú trọng nơi xứ sở của Quí Huynh.


Chẳng hạn, trong Bức Thư Mục Vụ mới đây của Quí Huynh về vấn đề hôn nhân và đời sống gia đình Quí Huynh đã nói lên nhiều khó khăn vây bủa các gia đình Kitô hữu. Nhận thấy tính cách linh thánh của hôn nhân bị lu mờ bởi đụng chạm tới những hình thức sống chung khác nhau, cũng như nhận thấy những hậu quả tiêu cực của vấn đề ly dị nơi xã hội của mình, Qúi Huynh đã khuyến khích các cặp hôn nhân hãy bảo trì và phát triển giá trị bất khả phân ly của hôn nhân. Như thế, Quí Huynh đã giúp cho họ trở thành một dấu hiệu cao quí cho lòng trung thành liên lỉ cũng như cho tình yêu kiên trì của chính Chúa Kitô (x Familiaris Consortio, 20).


Thật thế, cơ cấu hôn nhân đã được Thiên Chúa ấn định ngay từ ban đầu và tìm thấy ý nghĩa hoàn toàn nhất của mình nơi giáo huấn của Chúa Kitô. Còn lúc nào lạ lùng và hân hoan hơn lúc vợ chồng sinh con cái khi tham dự vào tác động tạo dựng của Thiên Chúa? Và còn dấu hiệu hy vọng nào cho nhân loại hơn là dấu hiệu của một sự sống mới? Sự thật về tính dục của con người trở nên sáng tỏ hơn trong tình yêu thương nhau của hai vợ chồng cũng như trong việc họ chấp nhận “tặng ân cao cả nhất có thể, tặng ân nhờ đó họ trở thành cộng tác viên với Thiên Chúa trong việc phát sinh sự sống cho một con người mới” (ibid, 14). Việc khuyến khích tín hữu bênh vực phẩm giá hôn nhân và dạy cho họ trân quí bản chất bất khả phân ly của hôn nhân chính là giúp cho họ được thông phần vào tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu trọn hảo, hoàn toàn, hằng ban phát sự sống.


4. Dân chúng Bắc Âu vốn được tiếng về việc họ tham gia vào các sứ vụ bảo vệ hòa bình, về cảm quan sâu xa của họ đối với trách nhiệm phải đương đầu với những cuộc khủng hoảng môi sinh, cũng như về lòng quảng đại của họ trong việc trợ giúp nhân đạo. Tuy nhiên, chủ nghĩa nhân bản đích thực bao giờ cũng phải bao gồm cả Thiên Chúa nữa. Bằng không, nó sẽ từ từ, cho dù không có ý, chối bỏ vị thế xứng hợp của con người trong thiên nhiên tạo vật và sẽ hết nhìn nhận một cách hoàn toàn phẩm giá thuộc về mọi người (x Christifideles Laici, 5). Thế nên, Quí Huynh phải giúp cho các thứ văn hóa hiện hành của Quí Huynh biết căn cứ vào gia sản Kitô giáo của chúng trong việc hình thành kiến thức của chúng về con người. Nơi Chúa Kitô, tất cả mọi dân tộc đều là anh chị em, và cử chỉ kết đoàn của chúng ta đối với ho trở nên tác động yêu thương và trung thành với Chúa Kitô, Đấng đã phán những gì các người làm cho một trong những người anh em hèn mọn nhất của Ta là các người làm cho chính Ta (x Mt 25:45). Đó là nền tảng của văn hóa sự sống và văn minh yêu thương mà chúng ta đang tìm cách xây dựng, đồng thời nó cũng là quan điểm khiến Quí Huynh tỏ ra nỗ lực tiếp nhận con số tăng phát thành phần di dân nơi các miền đất Bắc Âu.


5. Các chương trình đại kết địa phương của Quí Huynh cũng là một nguồn phấn khởi, vì chứng từ liên kết của tất cả mọi Kitô hữu sẽ giúp ích nhiều vào việc làm chứng Phúc Âm trong xã hội và làm cho vương quốc của Thiên Chúa phát triển ở giữa chúng ta. Việc nhận thức được lịch sử chung của Kitô hữu đã làm nẩy lên một thứ “tình yêu huynh đệ tái thức”, nhờ đó phát sinh hoa trái của việc đối thoại đại kết – những bản công văn (ít là Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lý Công Chính), những buổi cầu nguyện chung, việc liên kết phục vụ nhân loại. Nếu hiểu một cách đúng đắn thì vấn đề đại kết làm nên một phần dấn thân của tất cả mọi Kitô hữu trong việc làm chứng cho đức tin của họ. Dù con đường đại kết thực sự chú trọng tới những gì chúng ta cần phải có chung với nhau, nhưng dĩ nhiên nó cũng không được bỏ qua hay coi thường những khó khăn thực sự chúng ta vẫn đang phải đối điện trên con đường tiến tới chỗ hiệp nhất. Cho dù việc hiệp thông đức tin chưa xẩy ra nhưng không vì thế mà chán nản, trái lại, phải thúc đẩy tất cả mọi tín hữu càng hết lòng quyết tâm sốt sắng nguyện cầu và cương quyết hoạt động cho sự hiệp nhất Chúa Kitô mong muốn nơi Giáo Hội của Người (x Jn 17:20-21).


6. Hỡi Quí Huynh, tân thiên niên kỷ này cần có “một động lực mới trong đời sống Kitô hữu” (Novo Millennio Ineunte, 29). Những con người nam nữ trên khắp thế giới đang tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc đời của họ; họ cần những người tín hữu chẳng những “nói” cho họ về Chúa Kitô mà còn “tỏ” Người ra cho họ thấy nữa. Chính khi chúng ta chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô (x ibid, 16) chúng ta mới có thể làm cho ánh sáng của Người sáng tỏ hơn nữa cho người khác thấy. Về vấn đề này, không thể thiếu được các chương trình huấn luyện cho trẻ em, giới trẻ và người lớn. Những hoạt động mục vụ như thế, được thích ứng vào những hoàn cảnh đặc biệt của thành phần dân chúng Quí Huynh, sẽ trổ sinh nhiều hoa trái thánh đức nơi họ và sẽ giúp cho những ai ít biết về Chúa Giêsu Kitô tìm được hướng đi cho đời sống của họ.


Trọng yếu cho sứ vụ của Quí Huynh đó là việc tiếp tục huấn luyện hàng giáo sĩ địa phận và Tu Sĩ cũng như việc huấn luyện đầy đủ cho các chủng sinh. Ngoài ra, vấn đề cổ võ ơn gọi linh mục và đời tu sĩ cũng phải được coi là ưu tiên trong lúc Quí Huynh đang phải đối diện với những thách đố của việc truyền bá phúc âm hóa trong Thiên Kỷ Thứ Ba Kitô Giáo. Có thế, Quí Huynh mới hoạt động để bảo đảm là mình có đủ số con người nam nữ đáp lại tiếng mời gọi của Chúa Kitô. Một số giáo hội địa phương của Quí Huynh thậm chí hiện nay đang thấy tăng thêm ơn gọi sống đời tận hiến. Đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy khuynh hướng mới chú trọng đến tu đức, và phản ảnh cho thấy lòng ước mong, đặc biệt nơi giới trẻ, muốn ý thức sâu xa và hiểu biết đức tin hơn nữa. Tôi xin Quí Huynh, trong vai trò là những vị Mục Tử, hãy nuôi dưỡng việc tăng triển này, bằng cách làm mọi sự có thể để làm dễ dàng cho việc hiện diện sống động của các cộng đồng tu trì và chiêm niệm nơi cộng đồng dân Chúa của Quí Huynh, và bằng cách tỏ ra nâng đỡ về nhân bản và thiêng liêng cần thiết cho các linh mục triều của Quí Huynh.


7. …
 


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 7/4/2003)


 

Tòa Thánh Vatican: Những diễn tiến cuối cùng ở Baghdad… Một khi vũ khí im hơi lặng tiếng


Chiều Thứ Năm, 10/4/2003, tức một ngày sau khi tượng Sađam Hussein ở thủ đô Baghdad bị dân chúng giật đổ, một biến cố tượng trưng cho một chế độ cũ ở Iraq qua đi, như Bức Tường Bá Linh bị phá đổ cuối năm 1989 tiêu biểu cho thời điểm chấm dứt thời chiến tranh lạnh, chấm dứt tình trạng phân cách loài người, Tòa Thánh đã lên tiếng như sau:


“Được tin về những diễn tiến cuối cùng ở Baghdad đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong cuộc xung đột ở Iraq và là một cơ hội đáng kể cho tương lai của dân tộc này, Bộ Nội Vụ của Tòa Thánh hy vọng rằng các cuộc hành quân đang diễn ra ở các nơi khác tại đất nước này sẽ sớm chấm dứt để tránh gây thêm số nạn nhân, thường dân hay quân đội, cũng như gây thêm đau khổ cho những thành phần này. Đối với vấn đề tiến tới việc tái thiết về vật chất, chính trị và xã hội của xứ sở này, Giáo Hội Công Giáo vẫn đang sẵn sàng, qua các cơ quan xã hội và từ thiện bác ái của mình, đóng góp những trợ giúp cần thiết. Các giáo phận ở Iraq cũng sẵn sàng cống hiến các cơ cấu của mình trong việc góp phần vào vấn đề phân phối trợ giúp nhân đạo một cách công bình. Một lần nữa, Bộ Nội Vụ của Tòa Thánh hy vọng rằng, một khi vũ khí im hơi lặng tiếng thì dân Iraq và cộng đồng quốc tế sẽ biết đương đầu với thách đố khẩn trương hiện tại đó là vấn đề dứt khoát mang lại một kỷ nguyên hòa bình cho miền Trung Đông”.

 

Iraq: hình ảnh Thứ Năm 10/4/2003

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Iraq: Hình ảnh ngày Thứ Sáu 11/4/2003

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10/4 Thứ Năm


Tòa Thánh ngỏ lời cùng ủy ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền


ĐTGM Diarmuid Martin, khâm sứ Tòa Thánh và là quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Văn Phòng Liên Hiệp Quốc ở Geneva Thụy Sĩ, vị lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh tham dự phiên họp thứ 59 của Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, một phiên họp đang diễn tiến tại thành phố này từ 17/3 tới 25/4/2003. ĐTGM này đã nói với hội đồng ủy ban nhân quyền này 3 lần từ khi cuảc họp bắt đầu tới nay.


Lần đầu tiên vào ngày 25/3/2003, ngài đã nói đến mục 6 của chương trình đó là “vấn đề chủ nghĩa duy chủng, kỳ thị chủng tộc, ghét sợ ngoại tộc và tất cả mọi hình thức kỳ thị. ĐTGM đã ghi nhận là từ Hội Nghị Thế Giới Durban về vấn đề này “cộng đồng các quốc gia vẫn gặp trở ngại trong việc nêu lên vấn đề về chủ nghĩa duy chủng. Nó hình như có một cái gì đó hết sức sợ hãi hay bị cản trở về xã hội đã ngăn chặn chúng ta trong việc thành thật và khách quan nói lên cái hiện tượng tràn lan này… Những hình thức mới về vấn đề chia rẽ và loại trừ nhau, bất khả nhượng và hận thù đã nổi lên… Chủ nghĩa duy chủng này của ngày hôm nay đây không được truyền đạt cho dù là một thế hệ tới đây. Chúng ta phải tìm cách giáo dục các thế hệ tương lai cho họ có một cái nhìn khác về các mối liên hệ nhân bản, một cái nhìn hợp với sự thật về mối hiệp nhất nhân loại”.


Lần thứ hai vào ngày 7/4/2003, vị khâm sứ tòa thánh này nói đến vấn đề 10 của chương trình họp, đó là vấn đề Các Quyền Lợi về Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa – Tình Trạng Cùng Cực trong Một Kỷ Nguyên Toàn Cầu Hóa. Vị TGM này phát biểu là: “tình trạng tập trung và tăng phát cảnh cực bần cùng ở một số miền đất trên thế giới là một trong những dấu hiệu mãnh liệt nhất cho thấy những chênh lệch bất khả chấp vẫn còn hiện hữu trong thế giới của chúng ta ngày nay. Vấn đề bao gồm lẫn nhau phải là một dấu hiệu nổi bật của nhân quyền trong đường lối giảm nghèo, một đường lối chú trọng đến tính cách bất khả phân cũng như tính cách đại đồng của các thứ nhân quyền, bằng việc lấy phẩm vị nguyên vẹn của mỗi một con người và mối hiệp nhất của gia đình nhân loại làm trọng tâm”.


Bài trình bày thứ ba của Tòa Thánh về nhân quyền được tập trung ở vấn đế 11 của chương trình, đó là Vấn Đề Những Quyền Lợi về Dân Sự và Chính Trị – Việc Dung Nhượng về Tôn Giáo. Vị TGM này đã nhắc đến Bản Thập Điều Hòa Bình ở Assisi hôm 24/1/2002: “Bản Thập Điều này đã phác ra một số những yếu tố căn bản thuộc về vấn đề đối thoại giữa các tôn giáo, bao gồm việc xác định sự kiện là, (thứ nhất), bạo lực và khủng bố hoàn toàn phản lại tinh thần tôn giáo đích thực; (thứ hai) vấn đề giáo dục về việc tôn trọng và tương kính nơi các phần tử thuộc các nhóm sắc tộc, văn hóa và dân tộc khác nhau; (thứ ba) vấn đề nhìn nhận sự kiện trong việc đối diện với sự khác nhau có thể trở thành một cơ hội hiểu biết nhau hơn; (thứ bốn) vấn đề tha thứ những lỗi lầm và tổn thương của hiện tại cũng như quá khứ; (thứ năm) vấn đề cổ võ một thứ văn hóa đối thoại, hướng đến việc hiểu biết và tin tưởng nhau. Các vị lãnh đạo tôn giáo có một trách nhiệm đặc biệt trong việc mạnh mẽ tái xác nhận, cùng với nhau khi nào có dịp, là những nỗ lực sử dụng cảm tình tôn giáo để gây chia rẽ, hay sử dụng tôn giáo như là một thứ lý do gây ra bạo lực hoặc khủng bố, đều không thể nào hợp với bất cứ một tinh thần đạo giáo chân chính nào. Điều kiện tiên quyết cho việc xác nhận này là ở chỗ phải làm sao bảo đảm để các tín hữu không có những khuynh hướng yên trí hay trình bày sai lạc các tôn giáo khác và niềm tin của họ”.
 

 

Ai thắng ai thua trong cuộc chiến giải giới Iraq? Giải giới vũ khí hay giải giới ảo tưởng?

 

Thoidiemmaria.net: Cuộc chiến bạo lực giải giới Iraq, sau đúng ba tuần lễ, từ Thứ Tư Lễ Thánh Giuse 19/3/2003 đến Thứ Tư 9/4/2003, ngày bức tượng Sađam Hussein ở Công Viên Furdos thủ đô Baghdad bị dân chúng giật đổ và giầy đạp, thì dù chiến tranh chưa thực sự kết thúc, việc bức tượng Sađam Hussein bị hạ bệ cũng kể như chế độ cũ đã qua! Ngoài ra, vị ngoại trưởng Iraq ở Nữu Ước là Mohammed Aldouri cũng vào ngày Thứ Tư này đã cho biết ông không thể liên lạc gì được với Tổng Thống Sađam Hussein và đã lên tiếng tuyên bố: “Cuộc chơi đã xong. Tôi hy vọng hòa bình sẽ đến và nhân dân Iraq sẽ có một đời sống an bình”.

 

Vấn đề hậu chiến Iraq đã được thế giới bàn đến, cũng chia ra hai phe, phe chủ chiến là US và UK muốn làm chủ Iraq về chính trị, còn phe phản chiến là Pháp-Nga-Đức nhấn mạnh đến vai trò chủ yếu của Liên Hiệp Quốc trong vấn đề tái thiết Iraq. Bởi thế, cho dù chiến tranh bạo lực giải giới có qua đi, nhưng rắc rối vẫn còn đó. Ở chỗ, Liên Hiệp Quốc chẳng còn thế giá gì nữa. Nước mạnh vẫn làm chủ và léo lái tổ chức Liên Hiệp Quốc này. Hoa Kỳ vừa tuyên bố tấn công Iraq, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc liền ra lệnh rút phái đoàn thanh tra vũ khí ra khỏi Iraq. Hoa Kỳ vừa tuyên bố cho LHQ vai trò “làm cố vấn” trong việc tái thiết Iraq, vị tổng thư ký này liền bổ nhiệm nhân viên để “cộng tác” với Hoa Kỳ. Tại sao vị tổng thư ký này, một đàng nhấn mạnh đến vai trò chính yếu của Liên Hiệp Quốc trong việc tái thiết Iraq, lại phải “cộng tác” với Hoa Kỳ như vậy? Tại sao ông không triệu tập Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về vấn đề hết sức quan trọng này? Bởi thế mới nói Liên Hiệp Quốc hậu Thế Chiến II đã hết thời, như Hội Vạn Quốc của Thế Chiến I vậy. Tình hình thế giới hậu chiến Iraq sẽ còn nhiều rắc rối hơn nữa. Giải giới Iraq chỉ là cuộc mở đường cho những mưu đồ chính trị sẽ được hiện lộ và đụng độ sau này mà thôi.

 

Riêng về cuộc giải giới Iraq bằng bạo lực ai thắng ai thua? Về mặt quân sự thì lực lượng Iraq thua. Và thua là phải song cũng không nhục gì, vì Iraq dầu sao cũng chỉ là một tiểu quốc. Còn phe thắng cũng chẳng vinh gì, vì hai đánh một không chột cũng què, lại là hai siêu cường quốc, với đủ mọi thứ vũ khí tối tân trong tay. Nếu chơi tay đôi và cân bằng vũ khí, như hai võ sĩ lên võ đài, thì chưa chắc Iraq đã thua. Vấn đề ở đây là không phải hơn thua, mà là đúng sai. Nếu Hoa Kỳ muốn qua mặt thế giới để tự động dùng võ lực tấn công Iraq để giải giới Iraq hầu cứu Hoa Kỳ và thế giới khỏi nhà độc tài Sađam Hussein khủng bố tấn công bằng những thứ vũ khí nguy hiểm, mà chẳng thấy những thứ vũ khí ấy đâu, thì không phải là chính Hoa Kỳ đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Hoa Kỳ hoàn toàn tố cáo bậy bạ cho Iraq và đã thực sự sai lầm trong việc đánh Iraq. Nếu Hoa Kỳ chơi ngon và thật sự có thiện chí và lòng ngay thì phải lên tiếng xin lỗi thế giới nói chung và nhân dân Iraq nói riêng! Liệu Hoa Kỳ có dám làm điều này hay chăng?

 

Và nếu quả thực Iraq hoàn toàn và thực sự không có những thứ vũ khí đại công phá ấy thì không phải là nhà độc tài Sađam Hussein đúng hay sao? Bởi thế, dù thua về quân sự Iraq nói chung và nhà độc tài Sađam Hussein nói riêng này đã thắng về tinh thần, ở chỗ, đã nói thật, chúng tôi không có những thứ vũ khí cấm là không có, (đó là lý do Iraq đã không ngại để cho LHQ thanh tra vũ khí ba tháng trời). Ngoài ra, nếu quả thực Iraq có những thứ vũ khí nguy hiểm ấy, tại sao nhà độc tài Sađam Hussein không chịu sử dụng để phản công trước khi hoàn toàn thất thủ? Phải chăng vì ông ta không kịp trở tay? Thế còn các nhân viên thân cận nhất của ông thì sao, họ vẫn có thể sử dụng chúng thay ông vậy? Chẳng lẽ họ chết hết một lúc? Nhà lãnh đạo Hội Nghị Quốc Gia Iraq là Ahmad Chalabi đã cho CNN biết hôm Thứ Tư 9/4/2003 là có những lời tường trình cho rằng tổng thống Iraq đã ẩn nấp ở thành phố Baqubah, phía đông bắc thủ đô Baghdad: “Chúng tôi không có chứng cớ là họ đã bị giết trong cuộc tấn công này. Ít là chúng tôi biết được rằng Qusay, con trai của vị tổng thống này, còn sống và anh ta đang chiếm đóng ở một số nhà trong miền Diyala”. Cũng những nguồn tin này còn cho biết Tướng Ali Hassan al-Majeed, biệt danh là “Chemical Ali”, đã bị thương nhưng còn sống và đang ở một địa điểm này với Qusay. Vậy, nếu cho đến giây phút cuối cùng Iraq vẫn không sử dụng vũ khí cấm đã cho thấy, một là họ thực sự và hoàn toàn không có những thứ này, hai là họ nhân đạo và quảng đại hơn thành phần sử dụng bạo lực để giải giới chính cái ảo tưởng của thành phần tấn công này. Vậy thì thử hỏi ai thắng ai thua trong trận chiến tranh bạo lực giải giới được gọi là cuộc hành quân giải phóng Iraq này của US và UK?

 

Nếu Hoa Kỳ tấn công A Phú Hãn để bắt cho bằng được tên chúa trùm khủng bố thế giới là bin Laden mà họ cho là chủ mưu trong vụ khủng bố tấn công 911 song cho đến nay vẫn chẳng biết nhân vật này ở đâu, nay tấn công Iraq để triệt hạ nhà độc tài Sađam Hussein, song cũng chẳng thấy xác của nhà độc tài này đâu, thì phải chăng Hoa Kỳ đã thực sự triệt hạ được những mầm mống nguy hiểm cho họ và cho thế giới? Vì chưa đạt được mục đích của chiến tranh tấn công và hủy diệt khủng bố, trong đó có hai nhân vật hết sức nguy hiểm là bin Laden và Sađam Hussein, thử hỏi Hoa Kỳ đã thắng trận hay chưa, hay là đang phiêu lưu trong cuộc đối đầu với ma quái là những gì đã, đang và còn làm cho một đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ kinh hoàng và hoảng sợ. Nếu sau trận chiến bạo lực giải giới Iraq một cách sai lầm này (sai lầm vì qua mặt quốc tế và không tìm thấy vũ khí cấm ở Iraq) này, Hoa Kỳ biết nghĩ lại chính sách ngoại giao của mình thì tốt, bằng cách hoàn toàn để cho Liên Hiệp Quốc tái thiết Iraq, và có thể cứu vãn được tình thế về sau, bằng không, Hoa Kỳ thực sự đang đi vào một con đường không lối thoát, một ngõ cụt, death end - no way out.

 

Theo thoidiemmaria.net, như những gì đã nhận định trong bài Trật Tự Mới của Một Thế Giới Toàn Cầu Hóa: Tư Bản Kiểu Cộng Sản, bài viết đã được phổ biến trên màn điện toán dongcong.net hôm 23/3/2003, thì nếu quả thực Iraq không có những thứ vũ khí cấm và nhà độc tài Sađam Hussein không sử dụng những thứ vũ khí này để phản công Hoa Kỳ, đó chính là dấu hiệu Thiên Chúa đã cứu nhân dân Iraq nói riêng và thế giới nói chung. Ngài đã cứu nhân dân Iraq ở chỗ Ngài đã loại trừ đi cho họ một chế độ đã từng làm khổ họ từ năm 1979, và Ngài cũng cứu cả thế giới nữa vì không để cho Hoa Kỳ lên mặt cho rằng chính nhờ Hoa Kỳ qua mặt LHQ trong việc sử dụng võ lực mới có thể giải giới được Iraq, do đó chỉ có Hoa Kỳ hay nước nào mạnh nhất mới xứng đáng đóng vai trò làm chủ thế giới và chỉ có võ lực mới giải quyết được mọi vấn đề. Tạ ơn Chúa!

 

Iraq: hình ảnh sau đúng ba tuần bị bạo lực giải giới giải giới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9/4 Thứ Tư

 

Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần: bài giáo lý Thánh Vịnh 134 và tình hình Phi Châu


Như thường lệ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tiếp tục giảng dạy Giáo Lý trong các buổi triều kiến chung vào Thứ Tư hằng tuần tại Sảnh Đường Phaolô VI. Hôm nay Ngài đã chia sẻ với 15 ngàn người về bài Thánh Vịnh 134 “Chúc Tụng Chúa là Đấng thực hiện những việc lạ lùng”. Đây là bài Thánh Vịnh trong loạt bài giáo lý về cầu nguyện của Đức Thánh Cha, hôm nay tới bài thứ 71 cho Phụng Vụ Giờ Kinh Ban Mai. (Xin xem toàn bài giáo lý này trong Mục Giáo Lý Hằng Tuần cuối tuần này).


Ở phần cuối của buổi triều kiến chung hôm nay, Đức Thánh Cha đã kêu gọi chấm dứt tình trạng thảm sát ở Phi Châu như sau: “Trong khi Baghdad và các nơi khác ở Iraq đang tiếp tục xẩy ra những cuộc đụng độ gây hủy hoại và chết chóc thì tin tức không kém phần lo âu cho biết ở lục địa Phi Châu trong mấy ngày qua đã xẩy ra những cuộc thảm sát và những cuộc hành quyết tập thể. Những tội ác ấy đã từng xẩy ra ở miền đất tang thương Đại Hồ này, nhất là ở vùng đất Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Trong khi dâng lời nguyện cầu thiết tha lên Chúa để cầu cho các linh hồn nạn nhân được an nghỉ, Tôi xin thành thực kêu gọi các nhà chính trị có trách nhiệm, cũng như tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm hãy dấn thân tiến đến chỗ chấm dứt bạo lực và lạm dụng, bằng cách loại trừ vị kỷ cá nhân và lợi lộc phái nhóm và tích cực hợp tác với cộng đồng thế giới. Bởi thế, cần phải khuyến khích mọi nỗ lực giải hòa nơi nhân dân Congolese, Ugandan và Rwandan, cùng với những cố gắng như vậy đang được thực hiện ở Burundi cũng như ở Sudan, nhờ đó, nhờ những nỗ lực này hòa bình hết sức ước mong mới hy vọng bừng nở”.

 

 

Đại Học La Sapienza tặng bằng tiến sĩ danh dự cho ĐTC Gioan Phaolô II


Ngày 17/5/2003 viện đại học được coi là đệ nhất thế giá ở Rôma này sẽ trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vì những lý do sau đây:


Thứ nhất, vì Ngài có một kỷ lục trong việc bênh vực các quyền lợi của con người suốt giáo triều gần nửa thế kỷ của Ngài: “Thế giới nhận biết công việc được Vị Giáo Hoàng này thi hành trong thời gian giáo triều của Ngài để bảo trì luật lệ và bảo toàn các quyền lợi của con người dưới tất cả mọi hình thức lịch sử của chúng, dù liên quan đến con người cùng với các quyền lợi của cá nhân mỗi người, hay dính dáng tới những liên hệ giữa các dân tộc và luật lệ quốc tế”. Việc đại học này nói đến những lãnh vực điển hình là “vấn đề nợ nần quốc tế, vấn đề quyền tự quyết và hòa bình”. Ngoài ra, một lý do Ngài xứng đáng nhận bằng tiến sĩ danh dự là vì Ngài nổi bật trong các nỗ lực “ở những cấp độ cao nhất cũng như ở những thời điểm quốc tế quan trọng nhất” lên tiếng bênh vực “mức độ cân bằng giữa việc phát triển về kinh tế” với việc giải cứu con người khỏi cảnh bần cùng”.
 

 

Tối tăm tự mình có bừng lên ánh sáng được hay chăng?


Hoa Kỳ dự định tổ chức một cuộc hội nghị vào ngày 15/4/2003 tại tỉnh Nasiriya thuộc miền nam Iraq với thành phần chống đối chế độ Sađam Hussein tham dự “cả trong và ngoài nước”, trong đó có vị đại diện Tổng Thống Bush là Zalmay Khalilzad.

 

Trước thái độ của chính phủ Hoa Kỳ không thiên về vai trò chính yếu của LHQ trong việc tái thiết Iraq, Tổng Thống Bush đã nhấn mạnh ở Belfast Ái Nhĩ Lan là nhân dân Iraq sẽ quyết định ai sẽ ở trong thành phần chính phủ lâm thời “cho đến khi đủ điều kiện cho dân chúng tuyển lựa cho mình vị lãnh đạo riêng”. Tổng Thống Bush mạnh mẽ bác bỏ những ý nghĩ cho rằng Hoa Kỳ muốn chọn vị lãnh đạo cho tân chính phủ Iraq: “Như quí vị biết, tôi nghe nói nhiều đến cách thức chúng tôi sẽ đặt để người thủ lãnh này hay người thủ lãnh kia. Hãy bỏ qua ý tưởng này đi. Từ ngày đầu tiên chúng tôi đã nói là nhân dân Iraq có khả năng nắm chính quyền của mình. Đó là những gì chúng tôi tin tưởng… Và đó chính là những gì sẽ xẩy ra”. Thoidiemmaria.net: nếu quả thực đúng như lời vị tổng thống này nói như vậy thì là điều đáng mừng, thế nhưng lời nói này đáng tin đến đâu và có ý nghĩa như thế nào thì còn cần phải chờ những gì sẽ xẩy ra sau này. Một vị tổng thống đã qua mặt quốc tế, đã coi thường Liên Hiệp Quốc để làm những gì mình muốn liệu có đáng tin hay chăng? Những gì Hoa Kỳ đã phác ra trong bản quyết định 1441 về vấn đề kiểm soát và thanh tra vũ khí Hoa Kỳ có giữ đúng như thế hay chăng? Bởi thế, nếu những gì mập mờ và bạo lực của Hoa Kỳ tiêu biểu cho tối tăm thì liệu tối tăm tự mình có bừng lên ánh sáng được hay chăng?

 

Hãng Thông Tấn Associated Press hôm Thứ Hai 7/4/2003, đã được trao cho một cuốn băng dài 27 phút ở miền tây bắc Pakistan, đầy những lời Kinh Thánh Koran và nói rằng thánh chiến là “giải pháp duy nhất cho tất cả mọi vấn đề”. Tiếng nói trong cuốn băng này được thông dịch viên Ả Rập là Afghan, người đã gặp trùm khủng bố này những năm trước đây tin rằng giọng nói trong cuộc băng là giọng nói của bin Laden. Nội dung những lời của cuốn băng này như sau:

 

“Các người phải rửa hận cho những trẻ em vô tội. Thành phần bị thảm sát ở Iraq. Hãy hiệp nhất chống lại Bush và Blair và chiến thắng họ bằng những cuộc khủng bố tự tử để các người được thành đạt trước nhan Allah. Ôi anh em Ả Rập chúng ta hãy hứa quyết dâng hiến mạng sống của chúng ta cho việc tử đạo theo đường lối của Allah. Hoa Kỳ đã tấn công Iraq và chẳng bao lâu nữa sẽ tấn công Iran, Saudi Arabia, Egypt và Sudan. Anh em phải nhận thức là những kẻ không phải là Ả Rập không thể chịu đựng được sự hiện diện của người Ả Rập và muốn vồ lấy các nguồn liệu của họ và hủy diệt họ”.

 

Giọng nói thúc giục tín đồ Hồi Giáo hãy tấn công các chính phủ Pakistan, A Phú Hãn, Bahrain, Kuwait và Saudi Arabia: “Tất cả những thứ chính phủ này đã áp đặt trên các người nên phận sự của các người là thánh chiến chống lại những thứ chính phủ ấy”. Trong số thành phần cai trị các chính phủ ấy cuốn băng chỉ nhắc đed61n đích danh một người, đó là Tổng Thống A Phú Hãn Hamid Karzai: “Một trong những tên nô lệ của Hoa Kỳ là Karzai ở A Phú Hãn, vì hắn đã ủng hộ những kẻ không phải là Hồi Giáo. Pakistan, Bahrain, Kuwait và Saudi cũng là những tay sai của Hoa Kỳ”. Giọng nói lập đi lập lại nhiều lần những lời hứa thiên đàng cho những ai thực hiện việc khủng bố tự sát: “Tôi xin các chị phụ nữ Ả Rập hãy tham gia thánh chiến bằng việc cung cấp lương thực cho thánh chiến quân. Các vị lão thành hãy cầu nguyện cho chúng tôi. Tôi lấy làm hãnh diện về những ai hiến mạng sống mình cho Hồi Giáo. Đứng sợ xe tăng tầu bò của chúng cùng với những kẻ trang bị vũ khí của chúng. Chúng là những thứ nhân tạo. Nếu anh em bắt đầu thực hiện những cuộc khủng bố tự sát anh em sẽ thấy nỗi sợ hãi của những người Hoa Kỳ ở khắp nơi trên thế giới. Những ai không thể tham gia những lực lượng thánh chiến phải đóng góp tài chính cho các thánh chiến quân chiến đấu chống lại cuộc tấn công của Hoa Kỳ”.


Tổng Thống Nga Putin sẽ tổ chức một phiên họp vào cuối tuần này với các vị lãnh đạo của phe phản chiến là Tổng Thống Pháp Jacques Chirac và Thủ Tướng Đức là Gerhard Schroeder.


Lực lượng Hoa Kỳ cho biết họ đã tìm thấy những cái có thể là các thứ vũ khí hóa chất ở một khu vực đồng quê ở phía nam thủ đô Baghdad, và cuộc thử nghiệm đã được bắt đầu.
Thoidiemmaria.net: Vấn đề kiểm soát và thanh tra vũ khí theo bản quyết định 1441 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được thực hiện với sự có mặt của cả Iraq và nhân viên LHQ ở hằng trăm nơi khác nhau mà chưa tìm thấy gì, thì việc vừa nhào vô Iraq lực lượng Hoa Kỳ (một thân một mình không có ai chứng kiến) lại thấy ngay được những gì Hoa Kỳ đã tố cáo Iraq thì cũng là một vấn đề cần phải đặt lại! Chẳng lẽ mình tố cáo Iraq là có những thứ cần phải giải giới, và mình đã liều mạng qua mặt Liên Hiệp Quốc để giải giới Iraq bằng võ lực lại không thấy gì thì còn ra làm sao? Cộng Sản Việt Nam cũng đã từng sử dụng thủ đoạn khám xét dòng Đồng Công và bắt được những thứ vũ khí trong nhà dòng, những thứ vũ khí nhà dòng không bao giờ có và chẳng hề biết ở chỗ nào, để lấy lý dẹp bỏ một tổ chức tu trì có vị sáng lập hết sức chống cộng là linh mục Đaminh Maria Trần Đình Thủ, vị linh mục đã bị tòa án nhà nước xử án chung thân, rồi giảm xuống 20 năm, cuối cùng bắt phải về không được ở tù nữa! Hiện nay vị linh mục 97 tuổi này vẫn tiếp tục tinh thần chống cộng công khai nhưng nhà nước chẳng dám làm gì ngài!


Cuộc chiến tranh bạo lực giải giới Iraq với danh xưng được đặt cho trong cuộc chiến là “hành quân giải phóng Iraq” (Operation Iraqi Freedom) cho đến nay đã đưa tới con số 127 người bị thiệt mạng về phe liên minh, với 8 người bị mất tích và 7 người bị bắt làm tù binh. Bên chính phủ Iraq không cho biết tổng số thiệt mạng, chỉ có đài truyền hình Abu Dhabi cho biết có 1252 thường dân bị thiệt mạng và 5103 người bị thương. Bộ Tư Lệnh Trung Ương Hoa Kỳ cho biết con số tù binh Iraq lên đến hơn 7 ngàn.

 

Iraq: hình ảnh ngày Thứ Ba 8/4/2003
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8/4 Thứ Ba


ĐTC Gioan Phaolô II gặp Hội Đồng Giám Mục Bắc Âu về vấn đề truyền bá tinh thần nhân bản theo Phúc Âm trong một thế giới đang bối rối lẫn lộn


Hôm Thứ Bảy 5/4/2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gặp chung Hội Đồng Giám Mục Bắc Âu Scandinavia (Sweden, Norway, Iceland, Finland and Denmark). Trước đó mấy hôm, Ngài đã gặp riêng từng vị. Hội Đồng Giám Mục Bắc Âu bao gồm 5 quốc gia mà chỉ có 12 vị giám mục cai quản 5 giáo phận và 2 giáo quản, với 250 ngàn tín hữu mà hầu hết là người ngoại quốc trong số gần 24 triệu dân (đại đa số là Tin Lành Luthêrô). Tuy nhiên, vị chủ tịch của hội đồng này là Đức Cha Gerhard Schwenzer giáo phận Oslo khi đại diện hội đồng ngỏ lời cùng ĐTC đã cho biết “con số Công Giáo đang tăng, nhất là vì vấn đề di dân mà còn vì những cuộc trở lại cũng như những cuộc rửa tội cho người lớn nữa”. Chính vì tình trạng tăng con số này đã gây ra việc thiếu các nhà thờ và trung tâm giáo xứ, bởi những gì đang hiện hữu quá nhỏ cần phải được tái thiết hay xây thêm. Một đại chủng viện chung cho cả 5 nước đã được thiết lập ở Helsinki vào Tháng 10/2002. Vào ngày 1/6, Giáo Hội Bắc Âu sẽ cử hành mừng 700 năm sinh nhật của Thánh Bridget người Thụy Điển, vị đồng quan thày của Âu Châu, cũng là vị được cả Công Giáo và Tin Lành tôn kính. Vào ngày 29/6 sau đó, có 3 giáo phận mừng kỷ niệm được Đức Thánh Cha Piô XII thành lập 50 năm, đó là giáo phận Oslo, Copenhagen và Stockholm. (Xin xem bài chia sẻ mục vụ của ĐTC cho Hội Đồng Giám Mục Bắc Âu cuối tuần trong Mục Tín Lý Đức Tin).


 

Một Viễn Ảnh Iraq Thời Hậu Chiến


Thoidiemmaria.net đã nhận định trong bài “Một Trật Tự của Thế Giới Toàn Cầu Hóa: Tư Bản kiểu Cộng Sản” được viết xong vào chính đêm Tổng Thống Bush hạ lệnh tấn công Iraq 19/3/2003 và được phổ biến trên màn điện toán dongcong.net và thoidiemmaria.net trong Mục Giáo Hội Hiện Thế cùng ngày Thứ Bảy 23/3/2003: “… sau khi Iraq bị hạ rồi mới là vấn đề rắc rối. Bởi vì, dù các nước có kể công đã góp phần vào cuộc chiến này, Hoa Kỳ vẫn là tay chủ chốt, bởi đã chủ chiến ngay từ đầu, với một lực lượng mạnh nhất, dù không có sự cộng tác của các nước khác. Theo họ, các nước khác, chẳng hạn như và nhất là Pháp, Nga và Đức là phe phản chiến vốn chống lại chủ trương võ lực của Hoa Kỳ, thì sở dĩ tam quốc phản chiến này nhào vô là để ăn ké, là để vuốt mặt mà thôi. Bởi vậy, Hoa Kỳ sẽ toàn quyền định đoạt về số phận của Iraq. Hoa Kỳ sẽ đặt để một chính phủ bù nhìn cho Iraq để tha hồ điều khiển chính trị và kinh tế của Iraq”.


 

Theo tình hình hiện nay cho thấy nhận định này của thoidiemmaria.net hình như đang trở thành hiện thực. Hôm Thứ Ba 8/3/2003, tại Belfast Bắc Ái Nhĩ Lan, hai vị lãnh đạo lực lượng liên minh tự động qua mặt Liên Hiệp Quốc sử dụng bạo lực để giải giới Iraq, là những gì mà cho tới nay, khi lực lượng liên minh gần chiếm trọn Iraq vẫn chưa thấy gì, sẽ bàn đến vấn đề chia chác Iraq và cho Liên Hiệp Quốc đóng vai trò cố vấn. Phe phản chiến là Pháp-Nga-Đức hình như đã thấy được âm mưu của phe chủ chiến US-UK nến tuần trước đã họp nhau lên tiếng về vai trò chủ yếu của Liên Hiệp Quốc đối với một Iraq hậu chiến. Vị ngoại trưởng Pháp cũng đã nói đến vấn đề này với Tòa Thánh Vatican và Tòa Thánh cũng đồng quan điểm như vậy. Vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cũng đã cho các ký giả biết “Tôi thật sự mong rằng LHQ đóng vai trò quan trọng (vào thời Iraq hậu chiến). Thẩm quyền cxủa LHQ cần thiết cho xứ sở này, cho miền ấy cũng như cho các dân tộc trên thế giới”. Tuy nhiên, theo các viên chức Hoa Kỳ cho CNN biết thì LHQ chỉ được trao cho nhiệm vụ phụ trách về vấn đề nhân đạo và tái thiết là những gì tốn kém về tài lực và nhân lực, còn phe chủ chiến nắm vai trò chủ yếu về chính trị và cai trị nước này. Riêng Thủ Tướng Blair bị các nước Âu Châu tấn công về vấn đề ấy và họ nhất định muốn phải giành quyền hậu chiến Iraq cho một mình LHQ. Chính phủ Hoa Kỳ lập luận là vì Hoa Kỳ và lực lượng liên minh có công trong việc an ninh cho Iraq (ở đây họ không dám nói đến giải giới nữa) nên phải tiếp tục kiểm soát và làm chủ nước này. Bộ Trưởng nội vụ Powell đã cho ông TTK LHQ hôm Thứ Hai 7/4/2003 biết rằng vì HK đã “liều mình về vấn đề chính trị” trong việc thay thế chế độ Sađam Hussein nên chỉ có HK mới xứng đáng cải tiến chính trị ở Iraq. LHQ chỉ đóng vai trò cố vấn mà thôi. Vị tổng thư ký đã chỉ định ông Rafeeudin Ahmed 70 tuổi người Pakistan là một viên chức lâu năm làm điều hợp viên để làm việc với chính phủ Hoa Kỳ tgrong việc cải tiến Iraq. Vị bộ trưởng nội vụ Hoa Kỳ còn cho biết Hoa Kỳ muốn thực hiện việc canh tân Iraq bằng quyết định được trình cho Hội Đồng Bảo An, nhưng không muốn “trở lại với những căng thẳng cũ” tức không muốn bị các nước trong HĐBA bác bỏ như đã bác bỏ bản quyết định cuối cùng của họ vì họ muốn sử dụng võ lực với Iraq. Tóm lại, Hoa Kỳ thực sự đang muốn làm chủ Iraq, từ đó làm chủ tình hình Trung Đông, làm chủ vùng dầu hỏa và nhờ đó làm chủ tình hình kinh tế thế giới. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.

 

Iraq: Hình Ảnh ngày Thứ Hai 7/3/2003
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7/4 Thứ Hai

Chương Trình Tuần Thánh của ĐTC

Mở đầu Tuần Thánh là việc ĐTC làm phép là và cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật Thương Khó, 13/4/2003 tại Quảng Trường Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng. Sau đó Ngài gặp gỡ giới trẻ đến tham dự Lễ Lá để cử hành Ngày Giới Trẻ XVIII.

Sáng Thứ Năm, 17/4, ĐTC chủ sự Thánh Lễ Làm Phép Dầu Thánh ở Đền Thờ Thánh Phêrô, với sự tham dự của các vị hồng y, giám mục và linh mục (giáo phận hay triều) đang ở Rôma. Buổi Chiều Thứ Năm này, ĐTC cũng sẽ chủ sự Thánh Lễ Tiệc Ly Đồng Tế vào lúc 5:30 cũng tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Ngay sau bài giảng là lễ nghi rửa chân cho 12 vị linh mục. Trong khi đó là việc thu tiền trong Thánh Lễ để giúp cho nạn nhân chiến tranh ở Iraq và mang lên cùng với của lễ trong phần Dâng Lễ. Trong Thánh Lễ này, ĐTC cũng sẽ ký ban bố Thông Điệp về Thánh Thể.

Thứ Sáu Tuần Thánh, 18/4, vào lúc 5 giờ chiều, ĐTC sẽ chủ sự nghi thức cuộc thương khó Chúa Giêsu ở Đền Thờ Thánh Phêrô. Vào lúc 9 giờ 15 tối, Ngài sẽ đến Hí Trường Rôma Colosseum để chủ sự Cuộc Đi Đường Thánh Giá là biến cố Ngài không bao giờ bị hụt hẫng.

Thứ Bảy Tuần Thánh, 19/4, ĐTC sẽ chủ sự Thánh Lễ Vọng, bao gồm việc làm phép lửa, cuộc rước vào đền thờ, chia sẻ Lời Chúa, ban phép rửa và cử hành Phụng Vụ Thánh Thể.

Chúa Nhật Phục Sinh, 20/4, ĐTC sẽ cử hành Đại Lễ Phục Sinh tại Quảng Trường Thánh Phêrô và ban phép lành “urbi et orbi” cho thành Rôma và thế giới.

 

“Trái đất này đã trở thành một nghĩa trang”

Trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật V Mùa Chay 13/4/2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bày tỏ nguyện ước của mình về tình hình Iraq khi Ngài nhắc đến ngày 11/4 Thứ Sáu là ngày kỷ niệm đúng 40 năm Đức Thánh Cha Gioan XXIII ban hành Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế Pacem in Terris để cỗ võ hòa bình thế giới:

“Bức thông điệp này tự bản chất cho thấy tầm mức quan trọng của mình ngay cả vào lúc này đây. Việc kiến tạo hòa bình là một cuộc dấn thân liên lỉ. Thực tại của những ngày này đã cho thấy điều ấy một cách hết sức rõ ràng. Tôi đặc biệt nghĩ đến Iraq và tất cả những ai dính dáng đến cuộc chiến tranh bùng nổ ở đó. Tôi nghĩ riêng tới thành phần dân chúng phi võ trang đang chịu đựng một cuộc thử thách dữ dội ở những thành thị khác nhau. Nếu Thiên Chúa muốn xin cho cuộc xung đột này sớm chớm dứt để nhường chỗ cho một kỷ nguyên mới của lòng thứ tha, yêu thương và an bình. Để đạt được mục tiêu này chúng ta phải bắt đầu bằng cùng một tinh thần đã tác động nơi vị tiền nhiệm đáng kính của Tôi, đó là tinh thần trước hết là tin tưởng cùng với sự khôn ngoan thực tiễn và nhìn xa trông rộng. Trong bức Thông Điệp của mình, Ngài đã bao gồm trong số ‘những dấu chỉ thời đại’ có việc lan tràn một niềm xác tín về những cuộc xung khắc theo nhau xẩy ra giữa các dân tộc không được giải quyết bằng việc sử dụng võ lực mà là bằng việc thương thảo với nhau. Tiếc thay, mục tiêu văn minh tích cực này chưa được đạt tới”. Sau hết, Đức Thánh Cha ủy thác “việc dấn thân phục vụ hòa bình” cho giới trẻ, thành phần Ngài sẽ gặp họ vào Thứ Năm 10/4/2003 để bắt đầu cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới XVIII với họ tại Rôma, một cuộc họp Ngài nói “không thể thiếu được trong việc giáo dục các thế hệ mới về hòa bình là những gì hơn bao giờ hết phải là một lối sống”, một thứ hòa bình phải được xây dựng trên “bốn cột trụ” được Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế của Đức Gioan XXIII nói tới, đó là sự thật, công lý, yêu thương và tự do.

Về vấn đề Iraq, chiều Thứ Sáu 4/4/2003, Đức Thánh Cha cũng đã cùng ngoại trưởng Pháp là Dominique de Villepin, vị đã đại diện cho một quốc gia hoàn toàn và hết sức mãnh liệt chống lại phe chủ chiến US và UK trong việc sử dụng võ lực để giải giới Iraq. Theo bản tin chính thức của văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican thì “trong những cuộc nói chuyện này (bao gồm cả cuộc gặp gỡ giữa vị ngoại trưởng này với ĐHT Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano và ĐTGM bộ trưởng ngoại giao Jean-Louis Tauran) đều nói đến vấn đề chiến tranh ở Iraq và nhu cầu cần phải rút ngắn những đau khổ của thành phần thường dân, hy vọng là cộng đồng thế giới sẽ giúp cho chính những người Iraq trở thành những kiến trúc sư tái thiết đất nước của họ”. Ngoài ra, cũng theo cùng nguồn tin thì hai vấn đề còn được đề cầp đến qua các cuộc gặp gỡ này là “vấn đề Do Thái và Palestine cần phải có một giải pháp nhanh chóng để thực hiện việc hai quốc gia chủ quyền có thể chung sống với nhau, một điều kiện bất khả thiếu cho nền hòa bình ở Trung Đông. Sau hết là vấn đề hoạt động của Hội Đồng Âu Châu cũng như về Bản Hiệp Ước Hiến Pháp của Âu Châu nhấn mạnh đến tầm quan trọng cần phải nhìn nhận vai trò của các Giáo Hội và của các cộng đồng tín hữu”. Vị ngoại trưởng Pháp này đến Tòa Thánh sau khi đã gặp ngoại trưởng Nga Igor Ivanov và ngoại trưởng Đức Joschka Fischer về tương lai hậu chiến của Iraq, một tương lai theo phe phản chiến hay chủ hòa này thuộc về vai trò của Liên Hiệp Quốc, (tức không phải của phe chủ chiến).

Riêng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã kêu gọi Giáo Hội giành ngày Thứ Tư Lễ Tro mở màn cho Mùa Chay 5/3/2003 để chay tịnh và nguyện cầu cho hòa bình ở thế giới, cách riêng ở Iraq, khi viết bản Đường Thánh Giá Via Crucis 2003 thì tình hình chiến tranh sắp sửa xẩy ra ở Iraq. Bởi thế, theo vị Giám Mục Trưởng Nghi của Đức Thánh Cha là Piero Marini trong buổi ra mắt Bản Suy Niệm Đường Thánh Giá 2003 của ĐTC cho biết thì “Một lần nữa, ‘Vị Vua Hòa Bình’ đã trở nên một ‘dấu hiệu phản khắc’, ở chỗ, thế giới đã đáp lại tình yêu Người cống hiến bằng hận thù ghen ghét”. Theo vị giám mục này, “Việc Đức Thánh Cha phiền muộn cảnh giác đã không được lắng nghe: cuộc chiến tranh tàn khốc đã bùng nổ vào ngày 20/3 (giờ địa phương trong khi bên Mỹ là đêm hay tối ngày Lễ Thánh Giuse 19/3). Bản văn năm 1976 (bản văn Đức Thánh Cha đã dùng để giảng tuần Tĩnh Tâm Mùa Chay cho Đức Thánh Cha Phaolô VI và giáo triều năm 1976 và được xuất bản năm 1977 dưới tựa đề ‘những dấu hiệu phản khắc’) vẫn không được điều chỉnh lại. Bản văn này đã và đang tiếp tục là một bản văn thảm não”. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết: “Mặt đất đã trở thành một nghĩa trang, với rất nhiều con người, rất nhiều nấm mộ. Cả một hành tinh lớn đầy những mồ mả (…); trong số tất cả những ngôi mộ ở khắp các lục địa trên trái đất của chúng ta, có một ngôi mộ trong đó Con Thiên Chúa, con người Giêsu Kitô, đã chiến thắng tử thần bằng sự chết”.

Riêng về hoạt động của Hội Đồng Âu Châu trong việc soạn thảo bản hiếp pháp cho Khối Hiệp Nhất Âu Châu, cũng vào ngày Thứ Sáu 4/4/2003, bản thảo sau cùng đã đề cập đến những gì riêng Giáo Hội Công Giáo ở Âu Châu hết sức và liên lỉ tranh đấu theo gương và chiều hướng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II từ đầu năm 2002, đó là vấn đề không được loại bỏ vấn đề tôn giáo, nhất là Kitô Giáo là những gì làm nên căn tính của văn hóa Âu Châu. Theo lời tuyên bố của nhóm Kitô Hữu Cho Âu Châu thì “Khoản 37 của bản thảo về Hiến Pháp Âu Châu này cho thấy một bước quan trọng theo đúng hướng, mặc dù nó không diễn tả hoàn toàn việc chấp nhận chiều kích tôn giáo nơi bản Hiếp Pháp này”. Theo Đài Phát Thanh Vatican nhận định thì “công thức của Khoản 37 này có thể phải được điều chỉnh hết cỡ bằng việc minh nhiên nói đến quyền tự lập về cơ cấu của các giáo hội”. Nhóm Kitô Hữu Cho Âu Châu cũng bày tỏ niềm tri ân cảm tạ đến các phần tử của mình “thành phần đã thận trọng mang vào bản thảo Hiến Pháp này những gì đã được thiết định ở Hòa Ước Amsterdam liên quan đến việc nhìn nhận những điều khoản về các giáo hội cùng với cơ cấu của ‘một cuộc trao đổi bình thường’ giữa các niềm tin tôn giáo và Khối Hiệp Nhất Âu Châu”. Nhóm Kitô Hữu Cho Âu Châu này là một hội đồng thường trực của các nghị viên quốc hội Âu Châu, bao gồm các chính trị gia, các vị ngoại giao, các nhà giáo dục, các học giả và các chuyên gia giáo dân, được thiết lập để thẩm định việc phác họa bản Hiến Pháp tương lai của Âu Châu.

Thoidiemmaria.net thấy rằng cuộc tranh đấu cho tôn giáo trong bản hiến pháp Âu Châu cũng xẩy ra giống như cuộc tranh đấu của phe chủ hòa với phe chủ chiến ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về vấn đề giải giới Iraq vậy, khi bàn đến bản quyết định 1441 và bản quyết định bất thành cuối cùng.

 

Iraq: Hình ảnh ngày Chúa Nhật 6/4/2003
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6/4 Chúa Nhật

Những cuộc trở lại lạ lùng

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Nhật V Mùa Chay Năm B, ở câu cuối cùng, Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Khi nào Tôi bị treo lên, Tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi”. Lịch sử Giáo Hội đã chứng kiến những tâm hồn đã được Chúa Kitô thu hút hết sức lạ lùng. Trước hết, ngay trên đồi Tử Giá, là người trộm lành Do Thái và viên đại đội trưởng Dân Ngoại Rôma, sau đó là Saulê hung hăng trên con đường đi bắt đạo v.v. Trong cộng đồng Việt Nam cũng thế, chúng ta thấy có những cuộc trở lại rất lạ lùng, mới đây nhất, 3/2003, là của ca sĩ Duy Khánh, người ca sĩ 67 tuổi, sau mấy tuần lễ hôn mê đã xin gặp linh mục Công Giáo sau khi hồi tỉnh; trước đó còn có nhà văn Nguyên Sa ở Orange County và nhà văn Duyên Anh ở Âu Châu, có nhạc sĩ Vũ Thành An vừa lãnh chức Phó Tế Vĩnh Viễn ở Porland Oregon, và có Thi Sĩ Bàng Bá Lân ở Việt Nam, nhất là có cựu hoàng Bảo Đại là giòng dõi của những vị tiên vương ra tay sát hại Công Giáo. 

Thật vậy, đã có những cuộc “trở về” rất lạ lùng đã xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội. Trở về đây không phải là trở về với Giáo Hội Công Giáo cho bằng trở về với chính Chúa Kitô “là Chân Lý” (Jn 14:6), tức công nhận Người là Đấng Cứu Độ duy nhất, một niềm tin được thể hiện qua việc lãnh nhận Phép Rửa bởi Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, không phải chỉ có những cuộc trở về nơi thành phần không phải Kitô hữu, mà còn xẩy ra ở chính thành phần môn đệ Chúa Kitô nữa, những cuộc trở về của những đứa con hoang đàng, như hai trường hợp sau đây:

Trước hết là trường hợp của nữ tu Anna người Ý thuộc Dòng Chị Em Lao Động Thánh Gia Nazarét, người đã kể lại truyện đời của mình trong một cuộc phỏng vấn với tờ nguyệt san Ý Mondo Voc của các tu sĩ Rogationist để khuyến khích ơn gọi tu trì như sau: “Năm 19 tuổi tôi bắt đầu nhẩy disco, và tôi nhẩy cho tới năm 21 tuổi. Đó là ba năm rất gay go đã làm tôi lầm lạc. Tôi thường đi nhẩy disco hằng đêm và ở đó cho tới 8 giờ sáng. Tôi thường nhẩy ở hộp đêm cho tới 4 giớ sáng rồi từ 4 giờ tới 8 giờ sáng. Tôi thường nhảy không nghỉ ở chỗ nhẩy disco khác. Tôi thậm chí đi tới cả những nơi khác ngoài Milan nữa, như Amsterdam để ở đó khoảng bốn năm ngày. Tôi kiếm những sàn nhẩy disco danh tiếng nhất; để rồi từ đó tôi đã liên hệ với đàn ông và rượu chè…. Câu chuyện xẩy ra là có một lần không biết sao tôi lại vào nhà thờ. Tôi đã bắt đầu đi nhà thờ vào Chúa Nhật. Trong nhà thờ tôi đã sướt mướt khóc, nhận thức được một Sự Hiện Diện khác. Tôi đã thấy giới trẻ yêu nhau rất chân thành và rất hạnh phúc trong một thế giới thực tế này, chứ không phải là thứ thế giới giả tạo như thế giới tôi đang sống… (Trong) cuộc tĩnh tâm ở Spello tại khu ẩn tu Carlo Carritto. Tôi đã nguyện cầu, đã suy nghĩ sâu xa. Thế rồi, vào một buổi tối, trong Khuôn Viên Thánh Clara ở Assisi, ngước mắt lên trời và thiên nhiên, tôi đã có được một nhận thức rõ ràng Thiên Chúa là Đấng Hóa Công và chúng ta là tạo vật của Ngài. Con tim của tôi tràn đầy niềm vui khôn tả. Tôi bắt đầu nhẩy, nhưng lần này không phải là để lôi kéo đàn ông mà là để tạ ơn Thiên Chúa và chúc tụng Ngài. Tôi đã thấy được những gì tôi tìm kiếm… Vấn đề không phải là quá thích đi hay không thích đi đến những sàn nhẩy disco mà là để cho mình bị nhốt vào những thứ liên hệ nhân loại bất thoả nguyện. Chúng ta hãy đi đến các sàn nhẩy disco với một mình Chúa Giêsu mà thôi. Bình thường giới trẻ thích đi tìm cảm giác và những cảm giác này mạnh hơn về ban đêm, thế nhưng cuộc sống thường về đêm lại hay sống như cuồng loạn làm con người ra hư hỏng”.

Tiếp đến là trường hợp của ký giả Domenico del Rio cũng người Ý vừa được an táng ngày 28/1/2003, người đã qua đời năm 76 tuổi, một ký giả được đồng nghiệp cho là một trong những phóng viên nhật báo hay nhất ở Vatican. Ông sinh ở Rôma, đi tu Dòng Capuchin, chịu chức linh mục và đi khắp thế giới như một nhà truyền giáo. Tuy nhiên, lòng nhiệt thành của ông đối với Giáo Hội đã khiến ông có một tinh thần chỉ trích gắt gao, đến nỗi, sau Công Đồng Chung Vaticanô II, ông đã xin hồi tục, để rồi, sau khi được Tòa Thánh tha phép, ông đã lập gia đình. Là ký giả cho tờ La Repubblica, ông đã cay cú phê bình các chuyến tông du hải ngoại của Đức Thánh Cha, cho rằng động lực của những chuyến đi này là do bởi “khuynh hướng vinh thắng” hơn là để truyền bá phúc âm hóa. Bởi thế, năm 1985, Văn Phòng Báo Chí Vatican đã không cho phép ông được cùng đi với Đức Thánh Cha đến Mỹ Châu Latinh. “Hình phạt” này, như ông cắt nghĩa với đồng nghiệp của ông, đã làm thay đổi cuộc đời của ông. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gặp riêng ông sau vụ này, và qua cuộc gặp gỡ ấy, ông đã khám phá ra con người của Đức Giáo Hoàng. Từ đó trở đi, ông đã bỏ giờ ra tìm hiểu cuộc đời của Đức Thánh Cha, bằng cách viết 5 cuốn sách, cuốn cuối cùng là “Karol Cả” (Karol the Great) sắp được xuất bản ở Ý. Vị phóng viên cho tờ Corriere della Sera là Luigi Accattoli cũng là bạn thân của ông đã đến thăm ông một tuần trước khi ông chết ở Bệnh Viện Gemelli Rôma. Vì ông không muốn cho bạn bè biết ông đang nằm nhà thương, Accattoli đã hỏi ông rằng ông có điều gì muốn nhắn với họ hay chăng. Ông liền trả lời: “Xin anh hãy nói với Đức Giáo Hoàng! Tôi xin anh nói với ĐGH rằng tôi cám ơn Ngài. Tùy anh làm sao có thể nói với Ngài điều này. Nói với Ngài rằng tôi hết lòng cám ơn Ngài về việc Ngài đã giúp tôi tin tưởng. Tôi có rất nhiều điều ngờ vực và nhiều cái khó tin. Tôi đã được sức mạnh đức tin của Ngài trợ giúp. Thấy việc Ngài tỏ lòng tin rất mãnh liệt mà tôi cũng được mạnh sức. Tôi đã nhận được sức hỗ trợ này khi thấy Ngài cầu nguyện. Khi Ngài ‘phó mình trong tay Thiên Chúa’, việc phó mình này hiển nhiên đã cứu được mọi sự cho Ngài vậy”.

Đó là hai trường hợp trở lại trong thành phần Kitô hữu, sau đây là một hiện tượng hay một phong trào trở lại đang xẩy ra tại Nam Dương, một quốc gia đông tín đồ Hồi Giáo nhất thế giới. Trong cuộc viếng thăm Tòa Thánh ngũ niên của Hội Đồng Giám Mục Nam Dương hôm 29/3/2003, ĐGM phát ngôn viên của các vị là Martinua Situmorang giáo phận Padang đã cho biết “con số Công Giáo đã được rửa tội là 6.5 triệu, ngoài ra còn có ít là từ 2 đến 3 triệu dự tòng và nhiều người khác đang cảm thấy bị đức tin Công Giáo thu hút và tuyên bố mình là người Công Giáo dù chưa được rửa tội. Ở Nam Dương, chính quyền công nhận 5 tôn giáo là Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Công giáo và Tin Lành… Tôn giáo của ai được ghi rõ trên các giấy tờ căn cước của người đó. Các cộng đồng Công Giáo của chúng tôi thì năng động, hào hứng chia sẻ đức tin, cho dù đường còn dài, và rất nhiều người đang chờ để nghe Tin Mừng Phúc Âm. Tuy nhiên, không có vấn đề dụ giáo trong những dịch vụ về tôn giáo hay nơi những hoạt động xã hội và giáo dục của chúng tôi, những hoạt động được dân địa phương cảm mến. Mục đích chính của chúng tôi là cống hiến những dấu hiệu cụ thể của đức bác ái Kitô Giáo”. ĐGM Petrus Canisius Mandagi giáo phận Ambon ở quần đảo Molucca, nơi xẩy ra những cuộc đụng độ giữa Tin Lành và Hồi Giáo trong những năm gần đây cho biết con số Công Giáo ở vùng của ngài đang tăng phát: “Trong những cuộc đụng độ ấy, các cộng đồng Công Giáo địa phương bênh vực phẩm giá của hết mọi người, bất kể tôn giáo, và thay vì đứng về phe bên này bên kia trong cuộc xung đột, họ hoạt động cho vấn đề hòa giải. Việc làm chứng từ ấy đã dẫn nhiều người muốn biết hơn nữa về đức tin Công Giáo”.

Sau hết, ở Việt Nam, việc trở lại của thi sĩ Bàng Bá Lân đã xẩy ra như sau. Trong cuốn sách xuất bản năm 2000 tại Việt Nam của ông Phạm Đình Khiêm, với tựa đề Chứng Từ Người Ra Đi (ở xem trang 240-246), tác giả đã thuật lại cuộc đời của thi sĩ Bàng Bá Lân, một thi sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Vốn là người ngoại giáo, nhưng nhờ gương sống đạo của một số bạn hữu và đồng nghiệp người Công Giáo, ông đã xin được rửa tội theo Công Giáo vào tháng 2 năm 1988, trong khi ông bị bán thân bất toại vì tai biến mạch máu não lần thứ hai. Tám tháng sau, ông qua đời lành thánh tại Sài Gòn, thọ 77 tuổi. Trong số những bạn hữu của ông, có hai cô học trò tên là Hải và Thanh là hai chị em ruột người Công Giáo. Tháng 6 năm 1984, thi sĩ Bàng Bá Lân bị tai biến mạch máu não lần thứ nhất, phải vào bệnh viện điều trị. Trong dịp này Hải và Thanh ngày đêm thay phiên với gia đình ông đến bệnh viện săn sóc cho ông. Những lúc vắng vẻ, hai cô đã hát những bài thánh ca cầu nguyện cho ông, đồng thời cũng để xoa dịu cơn đau đớn của ông. Sau khi xuất viện, ông đã sáng tác bài thơ mang tực đề Cảm Hóa để tặng hai cô như thế này:

Ta vốn thiếu niềm tin từ thuở nhỏ,
Không bao giờ tin là có Thiên Đường.
Vì chỉ ham khoa học với văn chương,
Cũng chẳng biết Niết Bàn là đâu hết!
Từng thấy những sư sống không thanh khiết,
Và gặp nhiều linh mục chẳng chăn dân.
Cũng hám lợi danh, chức vị cõi trần,
Bỏ Bác Ái, Từ Bi, làm chính trị.
Ta chán ngán bọn lạm danh tu sĩ:
Cạo trọc đầu chưa hẳn đã là sư.
Ta buồn chán không muốn làm phật tử,
Còn nhiều bạn thương ta thì lại cứ
Muốn ta thành đệ tử Chúa Giêsu,
Đức Mẹ Maria, Đức Mẹ hiền từ,
Tặng kinh sách muốn khiến ta nghiền gẫm.
Nhưng ta thấy đức tin chưa cần lắm,
Miễn làm sao không hại đến gia thanh.
Ngửa trông lên chẳng hổ với cao xanh,
Cúi mình xuống không thẹn mình với đất.
Song càng ngày càng thấy đời bạc ác,
Người với người, lang sói vẫn còn thua!
Thiếu niềm tin ta cảm thấy bơ vơ,
Nhưng chỗ tựa tinh thần chưa nhất quyết.
Từ gặp hai em, nghe lòng tha thiết,
Cảm mến thương hơn ruột thịt người thân.
Em đối với ta cũng rất ân cần,
Nhất từ lúc ta gặp hồi vận nạn.
Chăm sóc thày thật hết lòng, không quản,
Sớm chiều vô bệnh viện chẳng hề sai.
Tiếp thức ăn và an ủi đêm ngày,
Thanh còn hát thày nghe kinh cầu nguyện.
Giọng du dương làm ta thêm quyến luyến,
Yêu thương người, yêu cả Chúa cao sang.
Giọng hát đưa ta vào cõi mơ màng,
Ta tưởng thấy cửa Thiên Đàng rộng mở.
Và từ đó nhìn Nhà Thờ ngờ ngợ,
Phải chăng đây là chỗ tựa tinh thần?
Vì tình thương dành cho khắp con dân,
Giầu bác ái ấy là con của Chúa.
Bây giờ đây ta thật lòng cảm hóa,
Nhờ hai em, con của Chúa cao sang,
Càng thương em càng mến Chúa muôn vàn…

(11-9-1984)
Bàng Bá Lân
 

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, bài phát thanh Tin Mừng Sự Sống 4/4/2003

 

5/4 Thứ Bảy

Iraq: hình ảnh một đất nước tan hoang, một dân tộc quằn quại, một uất hận lòng người, một bạo lực giải giới

Iraq: hình ảnh một đất nước tan hoang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Iraq: hình ảnh một dân tộc quằn quại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Iraq: hình ảnh một uất hận lòng người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Iraq: hình ảnh một bạo lực giải giới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết Đường Thánh Giá cho năm 2003.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lại viết bài suy niệm về 14 Chặng Đường Thánh Giá cho năm 2003, năm kỷ niệm 25 năm Giáo Hoàng của Ngài. Ngài đã từng viết bài suy niệm 14 Chặng Ðường Thánh Giá cho Năm Thánh 2000 kỷ niệm 2000 năm Giáo Hội xuất thân, cũng như cho Năm Thánh 1983-1984, dịp mừng kỷ niệm 1950 năm Chúa Kitô Giáng Sinh. Đó là tin tức từ bản thông báo của ĐGM Piero Marini, Vị Trưởng Nghi Phụng Vụ Tòa Thánh hôm Thứ Năm 3/4/2003. Theo bản thông báo này cho biết thì bản suy niệm 14 Chặng Đường Thánh Giá lần thứ ba này không phải là bản được viết ra cho “cuộc mừng kỷ niệm thứ ba” là 25 năm giáo hoàng của ĐTC, mà là phản ảnh những bài giảng phòng Ngài đã chia sẻ với Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và giáo triều Rôma năm 1976 khi Ngài còn là hồng y TGM Krakow: “Những bài suy niệm này đã được phổ biến năm 1977 với một nhan đề tiêu biểu là ‘dấu hiệu phản khắc’, và tái bản lần hai năm 2001. Đức Thánh Cha muốn sử dụng bản suy niệm này cho Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2003 này. Ngài đã không bỏ đi đường Thánh Gia một lần nào vào các Ngày Thứ sáu Tuần Thánh tại hí trường Coliseum. Trong Năm Mân Côi này, ĐGM Marini ghi chú, ở đầu những lời nguyện của Chặng Đường Thánh Giá này đều có sự hiện diện của Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình”.

Những diễn tiến cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới Tại Rôma dịp Lễ Lá 10-13/4/2003

Hôm Thứ Năm 3/4/2003, Hội Đồng Tòa Thánh Về Giáo Dân đã thông báo là sẽ có trên 230 đại diện và lãnh đạo mục vụ giới trẻ thuộc 80 quốc gia và gần 50 phong trào, hội đoàn và cộng đồng, sẽ về Rôma tham dự cuộc họp do hội đồng này tổ chức tại Nhà Đức Mẹ Domus Mariae vào dịp Lễ Lá 10-13/4/2003 về đề tài Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Theo bản thông báo này thì “cuộc họp này có một số mục đích như sau: ngày thứ nhất là để phát biểu cảm tưởng và nhận định về Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2002 ở Tôrôntô, về cả quan điểm xếp đặt và mục vụ; ngày thứ hai là để gợi ý về đường lối sửa soạn thiêng liêng cho ngày giới trẻ thế giới tới đây được tổ chức ở Cologne hai năm nữa… ngày thứ ba là để chia sẻ về nhiều thách đố và ưu tiên đối với mục vụ giới trẻ ngày nay”.

Những vị đại diện của hai Hội Đồng Giám Mục Canda và Đức đều có mặt trong hội nghị này. Các tham dự viên của hội nghị này sẽ cùng với giới trẻ sẽ gặp Đức Thánh Cha vào Thứ Năm 10/4/2003. Tối Thứ Bảy 12/4, họ sẽ tham dự buổi canh thức do Trung Tâm Giới Trẻ Quốc Tế San Lorenzo tổ chức mừng 20 năm thành lập. Vào chính ngày Chúa Nhật Lễ Lá, các tham dự viên sẽ cùng với giới trẻ thuộc giáo phận Rôma cử hành Ngày Giới Trẻ XVIII tại Quãng Trường Thánh Phêrô do chính Đức Thánh Cha chủ tế Thánh Lễ, một Thánh Lễ được kết thúc bằng việc giới trẻ Canada sẽ trao cho giới trẻ Đức Cây Thánh Giá Hành Hương để giới trẻ Đức mang về nước sửa soạn cho Ngày Giới Trẻ 20.

Bêlem: một năm sau những ngày khu Đền Thờ Bêlem bị công hãm 39 ngày

Cuộc công hãm của lực lượng Do Thái này đã được kết thúc vào ngày 10/5/2002. Vì trong Đền Thờ này bị trên người Palestine, cả quân đội và dân sự, chiếm đóng, trong đó có nhiều người bị tình nghi là những tay khủng bố nguy hiểm đối với lực lượng Do Thái. Trong thời gian đó có tất cả 240 người Palestine, 30 tu sĩ, trong đó có 4 nữ tu, 3 Chính Thống Hy Lạp và 3 Chính Thống Armenia. Cuối cùng 13 người được coi là nguy hiểm nhất trong nhóm Palestine này đã bị tống ra các nước ngoài. Từ đó, theo linh mục Giovanni Battistelli, dòng Phanxicô bảo quản viên Thánh Địa trong bản tường trình của cơ quan thì:

“Tình trạng ở Thánh Địa vẫn chưa được cải tiến, nhất là ở Bêlem. Lệnh giới nghiêm liên tục càng làm tình hình trở nên tệ hơn nữa, đấy là chưa kể dự án xây một bức tường chung quanh Bêlem, bao gồm việc phá đổ các vùng chính có dân cư ở và tách rời một nhóm 60 gia đình Kitô giáo ra khỏi khu phố. Vấn đề lương thực và thuốc men vẫn còn thiếu thốn, giờ đây thiếu đến cả nhà ở nữa, sau khi quân đội Do Thái thực hiện những cuộc phá đổ ấy. Vai trò bảo quản của nhà dòng đã bắt đầu dự án ở Bêlem về việc xây cất 36 ngôi nhà cho các gia đình Kitô hữu, thành phần bị bắt buộc phải rời bỏ mảnh đấy này”. Vị Bảo Quân viên Thánh Địa loan báo là có 70 căn chung cư sẽ được làm phép vào ngày 12/4/2003 tại Khu Làng Thánh Phanxicô ở Bethphage.

Cha Ibrahim nói với Đài Vatican là “trong hai ngàn năm chưa bao giờ có chuyện có những con người võ trang lại đóng đô ở bên trong và bên ngoài Đền Thờ Giáng Sinh này. Những kẻ công hãm và những kẻ bị vây hãm không khác nhau là mấy ở mục tiêu của họ là muốn giết lẫn nhau. Tôi không thể quên được cảnh trong nhà thờ Giáng Sinh này, một nơi thánh thiện nhất trên thế giới ấy, lại có 8 người bị giết và hơn 25 người bị thương. Chúng tôi có thể nói là Chúa luôn ở với chúng tôi”. Theo Cha Faltas, tình trạng dân chúng ở Bêlem thật là “thê thảm”, vì 85% sống bằng phục vụ du lịch, một khu vực hiện nay đã bị đóng. “Hơn nữa, vì chiến tranh xẩy ra ở Iraq, số thất nghiệp lên đến 90%”. Vị linh mục này đã nhắn nhủ cộng đồng quốc tế như sau: “Hãy hoạt động cho hòa bình ở Thánh Địa. Nếu quí vị muốn có hòa bình khắp thế giới, trước hết quí vị phải giải quyết vần đề giữa những người Palestine và Do Thái”.

 

(Giáo Hội Hiện Thế các tuần trước)