Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 2/2003
 

Ý Chung: “Xin cho tất cả mọi Kitô hữu, nhậy cảm với tình trạng khổ đau của các dân tộc đang vẫn còn chịu đói khát, được tiến đến chỗ liên kết với anh chị em mình hơn nữa”.

Ý Truyền Giáo:
“Xin cho Giáo Hội ở Mã Lai, Nam Dương và Brunei, trong khi vẫn cởi mở đối thoại với các tín đồ của các tôn giáo khác, biết trung thành với sứ vụ truyền bá phúc âm hóa chân thực của mình”.

 

 

 

 

___________________________________________

 9-14/2/2003

 

 

14/2 Thứ Sáu

 

“Cho đi có phúc hơn là nhận lãnh”

Sứ Điệp Mùa Chay 2003 của ĐTC Gioan Phaolô II

 


Sứ điệp đề ngày 7/1/2003 này của ĐTC đã được phổ biến bằng tiếng Anh, Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. ĐTGM Paul Josef Cordes, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh “Cor Unum” chủ tọa buổi ban hành sứ điệp đây tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh. Theo Tông Hiến 1988 Mục Tử Tốt Lành “Pastor bonus” của ĐTC Gioan Phaolô II thì hội đồng này, ngoài việc giúp vào vấn đề sửa soạn cho Sứ Điệp Mùa Chay hằng năm còn “bày tỏ mối quan tâm của Giáo Hội Công Giáo đối với thành phần thiếu thốn, để phát động tình huynh đệ nhân loại và chứng tỏ đức ái của Chúa Kitô”.


Anh Chị Em thân mến!


1. Mùa Chay là mùa thiết tha cầu nguyện, chay tịnh và quan tâm đến những ai thiếu thốn. Mùa này cống hiến cho tất cả mọi Kitô hũu một cơ hội dọn mừng Lễ Phục Sinh bằng việc nghiêm cẩn ý thức về cuộc đời sống của mình, đặc biệt chú trọng tới Lời Chúa là những gì soi sáng cuộc hành trình hằng ngày của tất cả mọi con người tin tưởng.


Năm nay, để hướng dẫn suy niệm Mùa Chay, Tôi muốn nêu lên một câu được trích từ Sách Tông Vụ, đó là câu: “Cho đi thì có phúc hơn là nhận lãnh”. Những gì chúng ta nói đến ở đây không phải chỉ là một huấn dụ về luân lý, hay là một mệnh lệnh đến với chúng ta từ bên ngoài. Bản năng cho đi được bắt nguồn từ chiều sâu của con tim nhân loại, ở chỗ, mỗi người đều ý thức được một ước muốn giao tiếp với những người khác, và hết mọi người đều cảm thấy nên trọn nơi việc trao tặng bản thân mình cho người khác.


2. Tiếc thay, thời đại của chúng ta đây đặc biệt dễ bị chiều theo xu hướng vị kỷ là những gì bao giờ cũng nằm vùng rình chực trong tâm can con người. Trong xã hội nói chung và nơi phương tiện truyền thông đại chúng, dân chúng bị công hãm bởi những sứ điệp không nhiều thì ít công khai đề cao những cái vồ vập và lạc thú. Việc quan tâm đến kẻ khác thường được tỏ ra vào những lúc thiên tai, chiến tranh và những thứ hoạn nạn nguy cấp, nhưng nói chung rất khó lòng để xây dựng một thứ văn hóa đoàn kết. Tinh thần của thế giới này ảnh hưởng đến bản năng tự nhiên mạnh mẽ của chúng ta trong việc hiến mình một cách vô vị lợi cho người khác và thúc đẩy chúng ta tìm kiếm thỏa mãn những lợi lội riêng tư của mình thôi. Càng ngày lòng ước muốn chiếm hữu càng mạnh. Chắc chắn là dân chúng tự nhiên có quyền, bằng việc sử dụng những tặng ân riêng của mình cũng như việc lao công của mình, làm việc để chiếm đạt những gì họ cần để sống, thế nhưng ước muốn chiếm hữu quá độ làm cho con người đóng cửa lòng mình lại trước Tạo Hóa và anh chị em của mình. Những lời của Thánh Phaolô gửi Timôthêu vẫn còn giá trị ở mọi thời đại: “Lòng yêu thích tiền bạc là gốc rễ của tất cả mọi sự dữ; chính vì lòng tham muốn này mà một số người đã lạc xa đức tin và bị xâu xé cõi lòng” (1Tim 6:10)!


Hành động khai thác nhau, thái độ lạnh lùng dửng dưng trước khổ đau của anh chị em chúng ta, và việc vi phạm đến những qui tắc căn bản của luân lý mới chỉ là một ít hoa trái cho nỗi khát khao chiếm hưởng này. Đối diện với tình trạng thê thảm của cảnh bần cùng liên lỉ gây khổ đau cho nhiều người trên thế giới, chúng ta làm sao có thể không nhìn thấy là việc theo đuổi tìm cầu lợi lộc với bất cứ giá nào và không biết hữu trách quan tâm một cách hiệu năng đến công ích, đã dồn những nguồn lợi khổng lồ vào tay của một số ít người, trong khi phần đông nhân loại phải chịu sống cảnh bần cùng và bị bỏ rơi?


Bằng việc kêu gọi tín hữu cũng như tất cả mọi con người thiện tâm, Tôi muốn tái xác nhận một nguyên tắc hiển nhiên song vẫn thường bị coi thường, đó là mục tiêu của chúng ta không phải là thiện ích của một số ít may mắn, mà là việc cải tiến những điều kiện sống của tất cả mọi người. Chỉ khi nào biết đặt mình trên nền tảng này chúng ta mới có thể xây dựng một trật tự thế giới thực sự được đánh dấu bằng công lý cũng như bằng một tình đoàn kết là niềm hy vọng của mọi người.

3. “Cho đi thì có phúc hơn là nhận lãnh”. Khi tín hữu đáp lại động lực nội tâm trong việc hiến mình cho người khác không mong bù đắp sự gì thì họ cảm thấy một nỗi thỏa nguyện nội tâm sâu xa.

Những nỗ lực của Kitô hữu trong việc cổ võ công lý, việc họ dấn thân bênh vực thành phần bất lực, việc họ nhân đạo ban bánh cho người đói và chăm sóc cho bệnh nhân, đáp ứng hết mọi cơn nguy cấp và nhu cầu, đều lấy sức từ kho tàng yêu thương duy nhất bất tận là tặng vật trọn vẹn của Chúa Giêsu dâng lên cho Chúa Cha. Tín hữu được kêu gọi theo bước chân của Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật, Đấng hoàn toàn vâng phục ý muốn của Chúa Cha đã hủy mình ra như không (x Phil 2:6ff), và khiêm tốn hiến mình cho chúng ta bằng một tình yêu vô vị kỷ và toàn vẹn, cho dù có phải chết trên cây thập tự giá. Đồi Canvê hùng hồn loan báo sứ điệp của tình yêu Ba Ngôi Thánh đối với loài người ở mọi thời và khắp mọi nơi.

Thánh Âu-Quốc-Tinh nhận định rằng chỉ có một mình Thiên Chúa, Sự Thiện Tối Cao, mới có khả năng chế ngự các hình thức bần cùng khác nhau hiện diện trên thế giới này. Tình thương và tình yêu đối với tha nhân bởi thế phải là hoa trái của mối liên hệ sống động với Thiên Chúa và lấy Thiên Chúa làm cứ điểm liên lỉ của mình, vì chính ở trong sự gần gũi với Thiên Chúa mà chúng ta mới tìm thấy niềm vui (cf. De Civitate Dei, X, 6; CCL 39:1351ff).

4. Con Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước, trong lúc “chúng ta còn là những tội nhân” (Rm 5:6), với một tình yêu vô vị lợi không đòi hoàn trả. Nếu vậy thì chúng ta làm sao có thể không thấy được mùa Chay là một cơ hội tốt đẹp để thực hiện những quyết định can đảm theo lòng quan tâm đến nhau và lòng quảng đại? Mùa Chay cống hiến cho chúng ta những thứ khí giới cụ thể và hiệu lực của chay tịnh và bố thí như phương tiện để chiến đấu với lòng dính bén quá độ với tiền bạc. Việc ban phát chẳng những từ sự dồi dào của chúng ta, mà còn từ việc hy sinh hơn nữa một cái gì đó cho thành phần thiếu thốn, là việc nuôi dưỡng một thứ bỏ mình thiết yếu cho đời sống kitô hữu. Được kiên cường bằng việc liên lỉ cầu nguyện, thành phần được rửa tội tỏ ra cho thấy cái ưu tiên họ dâng cho Thiên Chúa trong cuộc đời của họ.

Tình yêu Thiên Chúa đã tuôn đổ vào lòng chúng ta phải soi động và biến đổi cái chúng ta là và việc chúng ta làm. Kitô hữu không được nghĩ rằng họ có thể tìm kiếm sự thiện chân thực cho anh chị em của họ mà không cần thể hiện đức bác ái của Chúa Kitô. Ngay cả ở những trường hợp họ có thể thành công trong việc cải tiến những khía cạnh quan trọng của sinh hoạt xã hội hay chính trị đi nữa, nếu không có đức bác ái thì hết mọi thay đổi sẽ không bền bỉ. Cơ hội ban phát chính mình cho kẻ khác tự nó là một tặng vật do ơn Chúa ban. Như Thánh Phaolô dạy: “Theo nhã ý của mình, Thiên Chúa hoạt động nơi anh em, cả nơi ý muốn lẫn việc làm“ (Phil 2:13).

5. Chúa Kitô đã cống hiến gương mẫu của Người và lên tiếng kêu gọi theo Người nơi con người nam nữ tân tiến, thành phần thường không thỏa mãn với một cuộc sống tầm thường và nông nổi nên đang tìm kiếm một thứ hạnh phúc và yêu thương đích thực. Người xin những ai nghe thấy tiếng của Người hãy hiến cuộc đời của mình cho người khác. Cuộc hy hiến này là nguồn mạch của sự viên trọn bản thân cũng như của niềm vui mừng, như được thấy nơi gương mẫu sống động của những con người nam nữ đã từ bỏ mọi thứ an sinh để không ngần ngại liều mạng sống mình làm thừa sai nơi các phần đất khác nhau trên thế giới. Cuộc hy hiến ấy cũng có thể được thấy nơi việc đáp ứng của những con người trẻ trung, theo đức tin tác động, ấp ủ ơn gọi làm linh mục hay sống đời tu sĩ để phục vụ dự án cứu độ của Thiên Chúa. Cuộc hy hiến này cũng được thấy nơi việc tăng thêm con số tình nguyện viên dấn thân giúp đỡ thành phần nghèo khổ, già yếu, bệnh tật và tất cả những ai cần đến họ.

Gần đây chúng ta đã chứng kiến thấy một bày tỏ tình đoàn kết đáng khen đối với những nạn nhân bão lụt ở Âu Châu, động đất ở Mỹ Châu Latinh và Ý Quốc, nạn dịch ở Phi Châu, nạn núi lửa ở Phi Luật Tân, cũng như ở các miền đất khác trên thế giới đang lo sợ hận thù, bạo động và chiến tranh.

Nơi những tình trạng này, các phương tiện truyền thông xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ thành phần đau khổ cũng như những ai sống trong buồn đau. Có những lúc không cần phải là giới răn yêu thương Kitô giáo, mà là một cảm thức xót thương cũng có thể tác động chúng ta nỗ lực giúp đỡ lẫn nhau. Cho dù là thế, ai ra tay giúp đỡ những người đang cần đến họ bao giờ cũng được Thiên Chúa ban ơn. Trong Sách Tông Vụ chúng ta đọc thấy rằng người môn đệ Tabitha đã được cứu vì bà đã làm việc thiện cho tha nhnân của bà (x 9:36ff). Viên đại đội trưởng Corneliô đã được sự sống đời đời vì lòng quảng đại của ông (x ibid 10:2-31).

Với những ai đang “ở xa” thì việc phục vụ thành phần cần đến họ có thể là một con đường thuận lợi dẫn họ đến với cuộc gặp gỡ Chúa Kitô, vì Chúa trả công bội hậu về các việc lành làm cho tha nhân của họ (x Mt 25:40).

Tôi tha thiết hy vọng là tín hữu sẽ tìm thấy nơi Mùa Chay này một thời gian thuận lợi cho việc làm chứng cho Phúc Âm bác ái ở khắp mọi nơi, vì ơn gọi bác ái là cốt lõi của tất cả mọi việc truyền bá phúc âm hóa. Để được như vậy, Tôi kêu xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, giúp chuyển cầu, và xin Mẹ đồng hành với chúng ta trong cuộc hành trình Mùa Chay của chúng ta. Với lòng cảm mến, Tôi ưu ái ban phép lành cho anh chị em.

 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 6/2/2003

 

13/2 Thứ Năm


ĐTC bị cảm vào Ngày Thế Giới Bệnh Nhân


Việc cử hành Ngày Thế Giới Bệnh Nhân được kết thúc bằng cuộc rước đèn bất ngờ của hàng ngàn giáo dân đến nghe Đức Thánh Cha nói. Mặc dù không thể dự Lễ chính ngày cử hành biến cố này ở Đền Thờ Thánh Phêrô, nhưng Ngài cũng cố ra chào những người đến tham dự, kể cả những người ngồi trong xe lăn, từ cửa sổ phòng Ngài. Ngài khan tiếng đọc lên mấy lời như sau: “Trong năm nay, trước không ít lo âu về tương lai nhân loại, Tôi xin hãy cầu kinh mân côi cho hòa bình và các gia đình. Anh chị em bệnh nhân thân mến, anh chị em là những người đi tiên phong trong việc cầu nguyện cho ý chỉ chính này”. Văn phòng báo chí tòa thánh cho biết bệnh cảm của Ngài không ngăn trở gì đến những chương trình giáo triều chính yếu của Ngài cả.


Quốc Hội Âu Châu chấp thuận vấn đề chung sống đồng phái tính


Cuộc bỏ phiếu 269 trên 225 vào hôm Lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11/2/2003 của quốc hội này đã chấp thuận một văn kiện liên quan đến vấn đề giản dị hóa việc di chuyển tự do của công dân các nước thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu, một văn kiện có ba điều tu chính về việc công nhận các quyền lợi của các cặp đồng tính. Bản văn kiện viết là chữ “gia đình” phải được áp dụng “bất kể phái tính” cho “một mối liên hệ bền bỉ, không cần phải có sự hiện diện của vấn đề hôn nhân”, mặc dù bản văn này nói rõ là dầu sao cũng tùy ở luật pháp từng quốc gia. Vấn đề này được ủng hộ bởi Đảng Xã Hội Âu Châu, Những Thành Viên Đảng Xanh, các Thành Viên Đảng Cộng Sản và một phần của Đảng Canh Tân Nền Dân Chủ Cấp Tiến Âu Châu, nhưng bị chống lại bởi Đảng Phổ Thông Âu Châu và Hữu Đảng Âu Châu. Bản văn kiện này mới là bản hướng dẫn cộng đồng, giờ đây phải được các chính quyền thuộc các quốc gia hội viên Khối Hiệp Nhất Âu Châu nghiên cứu, sau đó, nó được Quốc Hội Âu Châu duyệt lại một lần nữa. Trong Khối Hiệp Nhất Âu Châu chỉ có Hòa Lan và Bỉ là hai nước nhìn nhận các cặp đồng tính như những đôi vợ chồng.


Một Tác Phẩm mới khảo sát về triết lý đạo đức và chính trị của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II


Tác phẩm mang tựa đề “Tư Tưởng Đạo Lý và Chính Trị của Đức Gioan Phaolô II” của José Ramin Garitagoitia Eguía, trình bày cho thấy quan điểm về đạo lý của Đức Giáo Hoàng về một số vấn đề xã hội quan trọng. Tác phẩm được phát hành bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Trị và Hiến Pháp của Tây Ban Nha, và được ông Mikhail Gorbachev viết lời tựa, trong đó nhà lãnh đạo cuối cùng của Cộng Sản Liên Bang Sô Viết này đã tỏ ra kính phục và khen ngợi Đức Gioan Phaolô II về việc Ngài chú trọng tới mối liên hệ giữa luân lý và chính trị.


Tác giả của tác phẩm này đã bàn đến những áp dụng đạo lý của tư tưởng Đức Thánh Cha liên quan tới kinh tế, xã hội và chính trị bằng những lời nói và bút tích của Ngài. Vị tác giả này cho màn điện toán Zenit biết rằng trong một lá thư khác gửi cho ông, Gorbachev đã nhìn nhận “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một trong những vị tiêu biểu nổi bật nhất trong hàng thượng lưu trí thức và chính trị của xã hội đương thời”.


Theo tác phẩm này thì “trong hết mọi sự được Đức Karol Wojtyla đã nói và viết, chúng ta đều tìm thấy những dữ kiện đầy đủ để xác nhận rằng có hai vấn đề rõ ràng trong tư tưởng của Ngài, và cả hai đều liên kết với nhau trong việc đóng góp rất nhiều cho Công Đồng Chung Vaticanô II. Một trong những vấn đề này là mối quan tâm liên lỉ của Ngài đối với con người. Vấn đề chính khác là vấn đề của sự liên hợp giữa đức tin và kinh nghiệm sống hằng ngày”.


Tác giả nhấn mạnh là “Huấn quyền của Đức Gioan Phaolô II rõ ràng chủ trương thiên về con người, không phải một cách chung chung liên quan đến nhân tính con người, mà là một cách cụ thể. Vị Giáo Hoàng này đã tự tuyên bố ưu ái hết mọi người, thành phần phải được tôn trọng, bảo vệ bởi bản thân họ cũng như bởi môi trường chunh quanh họ, và cần ược đối diện với hình ảnh đích thực của họ”.


Đối với vấn đề văn hóa, vị tác giả này cho biết, theo Đức Giáo Hoàng, “mọi người thực sự có chủ vịụ phẩm giá của họ; họ sống trong một nền văn hóa cụ thể nào đó, họ có những ệm và ước vọng, những căng thẳng và khổ đau, cũng như những niềm hy vọng hợp lý của họ. Chính trong mối liên hệ này mà tất cả mọi sinh hoạt chính trị mới có lý do hiện hữu, những sinh hoạt phát xuất từ con người, được thi hành bởi con người và cho con người”.


Về khía cạnh chính trị, tác giả của cuốn sách vạch ra rằng Vị Giáo Hoàng này rất rõ ràng khi nói rằng “nếu sinh hoạt chính trị tách khỏi mối liên hệ và đích điểm chính yếu này, ở một nghĩa nào đó, tự nó sẽ trở thành đích điểm, và đánh mất một phần lớn của lý do hiện hữu của mình. Ngoài ra, nó còn là căn nguyên gây ra một tình trạng xa lạ; nó có thể trở thành xa lạ với con người, đâm ra mâu thuẫn với chính con người”.
 

 

12/2 Thứ Tư


Biện Hộ cho Chủ Trương Chiến Tranh của Hoa Kỳ


Vị lãnh sự Hoa Kỳ ở Tòa Thánh là Jim Nicholson, đã tổ chức một buổi thảo luận hai tiếng đồng hồ hôm Thứ Hai, 11/2/2003 ở Rôma. Ông Novak thuộc Viện Kế Hoạch Hoa Kỳ, một thần học gia Hoa Kỳ cũng được mời đến diễn đàn. Trước 150 cử tọa tham dự, nói đến “Giáo Lý về Chiến Tranh Chính Đáng và Iraq” , ông này nói là “việc Hoa Kỳ có thể tấn công Iraq không liên quan gì đến thứ chiến tranh ngăn ngừa cả. Hiệp Chủng Quốc sợ rằng những thứ khí giới đại công phá, hóa chất và sinh trình, như mustard gas, sarin, botulin, anthrax, mà Saddam Hussein có trong tay và ông ta tỏ cho biết là đã hủy hoại đi, có thể được sử dụng bởi những tay khủng bố cực bảo thủ. Chúng ta đã từng thấy những gì xẩy ra với một muỗm anthrax. Saddam có trong tay 5 ngàn lít anthrax và chúng ta biết rằng chúng có thể được sử dụng bởi những ổ khủng bố khắp nơi trên thế giới. Chúng ta không thể để xẩy ra những cuộc thảm sát khác như vụ thảm sát ngày 11/9. Đó là lý do tại sao chúng ta yêu cầu Saddam hãy hủy hoại những lò nguyên tử của ông ta, một dấn thân giải giới Saddam cần làm vào năm 1991 mà ông ta vẫn không chịu tôn trọng”.


Đối với vấn đề can thiệp bằng võ lực, cũng căn cứ vào giáo lý về chiến tranh chính đáng, ông đã giải thích rằng cuộc chiến này là một cuộc “can thiệp tự vệ để chống lại một mối đe dọa thực sự”, một mối đe dọa được hiện thân nơi một thứ chế độ “xấu xa hơn cả chế độ Taliban” và “tàn bạo hơn cả chế độ Milosevic. Về khía cạnh luân lý, chúng tôi đã bị tấn công vào ngày 11/9/2001, nên công việc của chính phủ chúng tôi là bảo vệ những người công dân. Vì lý do này, chúng tôi sẽ làm mọi sự có thể để tự vệ”. Ông này đã căn cứ vào số 2039 trong Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo là số nói đến những điều kiện cần thiết biện minh cho một cuộc chiến tranh chính đáng. Theo ông, số giáo lý này phải được hiểu trong môi trường của “cuộc chiến thiên lệch” gây ra bởi những tay khủng bố. Sự thiệt hại xẩy ra cho các quốc gia kéo dài, trầm trọng và chắc chắn, nên đó là lý do “về luân lý buộc các quốc gia phải tự vệ trước mối đe dọa này”.


Ông này bác bỏ lời phê bình của thế giới Công Giáo về dự định tấn công của Hoa Kỳ: “Điều này không đúng, như tờ Civiltà Cattolica đã viết, là chúng tôi đang cố gắng gây chiến để kiểm soát dầu hỏa của Iraq”. Theo ghi chú cuối trang trong bài nói của mình, ông đã viết “chỉ” có 6% dầu hỏa ở Hoa Kỳ nhập cảng từ Iraq. “Âu Châu, Trung Quốc và Nga Sô để ý tới dầu hỏa ở cùng này nhiều hơn là chúng tôi”. Ông kết luận: “Dù sao đi nữa thì chúng tôi sẽ là quốc gia đầu tiên chấp nhận việc giải giới tốt đẹp của Saddam, và chúng tôi lấy làm sung sướng không phải chiến đấu bằng một trận đánh để dập tắt một mối đe dọa trầm trọng như vậy cho nền an ninh và tự do của các dân tộc”.

 

Nhận định của Thời Điểm Maria: Có 4 điều cần lưu ý trong lập luận biện hộ của nhà thần học Hoa Kỳ này. Thứ nhất, vì lòng tham vô đáy và khuynh hướng đoạt lợi của con người (cá nhân cũng như tập thể) 6% số lượng dầu hỏa Hoa Kỳ tiêu thụ ở đây có thể lại là cớ để Hoa Kỳ muốn tranh giành với các nước được đề cập đến; thứ hai, ngoài hành động hung tàn cá nhân của mình, Tổng Thống Saddam Hussein chưa chắc đã có trong tay những thứ vũ khí như vị diễn giả này tố cáo theo chiều hướng của Tổng Thống Bush và Bộ Trưởng Nội Vụ Powell, biết đâu lại là những vu khống, bởi thế mới có vấn đề hiện diện hoạt động của thanh tra viên quốc tế ở Iraq; thứ ba, diễn giả này chưa giải quyết vấn đề tại sao việc thanh tra đang tiến hành ngon lành như vậy mà Hoa Kỳ lại cứ muốn xông đánh, lại sửa soạn chuyển  quân và chuyển vũ khí để tấn công bất cứ lúc nào, đến nỗi còn dám nói bất chấp công quyền của Liên Hiệp Quốc qua Hội Đồng Bảo An; thứ bốn, diễn giả này cũng không so sánh cái hậu quả mang lại nếu chiến tranh xẩy ra, giữa cái lợi ngăn ngừa cho Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ khỏi bị khủng bố tấn công và cái hại làm cho toàn thế giới bị loạn lên vì ảnh hưởng kinh tế cũng như trở thành một cuộc đại chiến thứ ba, chẳng những giữa các nước Tây Phương với nhau (như giữa Liên Minh Pháp+Đức+Nga với Hiệp-Chủng-Quốc+Hiệp-Vương-Quốc), mà còn giữa Tây Phương với Khối Hồi Giáo nữa. Vậy thì cuộc chiến tranh này có chính đáng hay chăng? Qua những lập luận của một diễn giả được cho là thần học gia của Hoa Kỳ này, người ta có thể cảm nhận là vì muốn đánh nên viện dẫn đủ lý lẽ để đánh, nấp dưới hình thức tự vệ chính đáng để khỏi bị lộ liệu mang tiếng là ngăn ngừa bất chính!

 

Sứ Giả Hòa Bình của Tòa Thánh tại Iraq

 

ĐHY Roger Etchegaray đã đến Iraq vào chính ngày Lễ Đức Mẹ Lộ Đức Thứ Ba 11/2/2003. Xuống khỏi máy bay của Liên Hiệp Quốc từ Jordan vào buổi chiều, ngài đã nói: “Tôi đáp máy bay đến với tư cách là vị sứ giả của Đức Gioan Phaolô II. Tôi là người mang đến cho Tổng Thống Saddam Hussein một sứ điệp, một sứ điệp quan trọng cho hòa bình ở Iraq”. Theo dự tính, ngài sẽ gặp một số vị lãnh đạo Iraq, kể cả Tổng Thống Saddam Hussein để trao tận tay bức thư của Đức Thánh Cha, cử hành Thánh Lễ vào Thứ Tư tại Nhà Thờ Thánh Giuse thuộc Lễ Nghi Chaldean để “cầu cho hòa bình”. Nội dung của bức thư không được tiết lộ, nhưng theo vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh thì lá thư này khơi động “một sự suy tư cẩn trọng về nhiệm vụ cộng tác với thế giới một cách tốt đẹp, theo công lý và công pháp, để nhắm tới việc bảo đảm cho dân chúng một sự thiện hòa bình tối hậu”. Vị sứ giả này có thể sẽ trở về lại Rôma với vị Phó Thủ Tướng Iraq Tariq Aziz, vị đến triều kiến Đức Thánh Cha vào Ngày Thứ Sáu Valentine 14/2/2003 tuần này.


Theo phát ngôn viên của đan viện Phanxicô ở Assissi cho biết, vị phó thủ tướng này sẽ thăm đan viện này vào Ngày Thứ Bảy và cầu nguyện tại mộ của Thánh Phanxicô. Trong khi đó, tại Vatican, vị lãnh sự của Iraq tại Tòa Thánh là Amir Alambari đã nói với báo chí rằng xứ sở của ông đang mở cửa để đón chờ Đức Gioan Phaolô II, không cần phải được chính thức mời. Gần sát với Năm Thánh 2000, ĐTC đã tính viếng thăm thành Ur ở Iraq là quê hương của tổ phụ Abraham xưa, nhưng chuyến đi cuối cùng bất thành, Ngài phải thực hiện bằng cách hướng lòng về đó vào buổi triều kiến chung Thứ Tư. Vị lãnh sự Iraq cho biết: “Cuộc viếng thăm của Ngài sẽ là một phúc lành chẳng những cho nhân dân chúng tôi, mà còn cho nền hòa bình của toàn thể thế giới nữa. Cho dù vị Giáo Hoàng này không nói một lời nào thì chuyến viếng thăm cũng là một việc thể hiện tình đoàn kết tột độ vậy”.


Cuốn băng kêu gọi chiến đấu được cho là tiếng của Bin Laden


 

Thứ Ba 11/2/2003, một sứ điệp dài 16 phút được cho là từ tay lãnh tụ tổ chức khủng bố quốc tế al Qaeda, được đài phát thanh Al-Jazeera ở Qatar phổ biến bằng tiếng Ả Rập như sau:


“Chúng tôi muốn cho các người biết và khẳng định với các người là cuộc chiến tranh của những kẻ vô đạo này đang Hiệp Chủng Quốc lãnh đạo cùng với đám đồng minh của họ…. Chúng tôi sẽ ở với các người và chúng tôi sẽ nhân danh Thiên Chúa chiến đấu. Hỡi thành phần anh em giải phóng quân (the mujahedeen) của chúng tôi ở Iraq, đừng lo về những cái gian xảo của Hoa Kỳ, quyền lực của họ cũng như sức mạnh quân đội của họ. Chúng tôi khuyên anh em là hãy lùa các thứ lực lượng đánh đấm anh em vào những cuộc đấu trên đường phố. Kéo chúng đến những nông trại, thành phố mà đấu với chúng ở đó… chúng sẽ mất mạng rất nhiều”.


“Chúng ta sẽ cùng nhau chiến đấu với họ để hủy diệt mọi sự có thể… Họ (những người theo phe Hoa Kỳ đánh Iraq) cần phải biết rằng họ không thuộc về quốc gia Hồi Giáo này. Jordan, Morocco, Nigeria và Saudi Arabia phải lưu ý là cuộc chiến tranh này, cuộc thánh chiến này, đang trước hết tấn công nhân dân Hồi Giáo”. Giọng nói trong cuốn băng kêu gọi “những người Hồi Giáo tốt lành” hãy liên kết với nhau để lật đổ “những thay lãnh đạo làm nô lệ cho Hoa Kỳ”, và khuyến khích những cuộc tấn công tự sát chống lại thành phần được gọi là kẻ thù của Hồi Giáo.


Những diễn tiến khác về vụ Iraq

 

Một viên chức thuộc khối NATO cho biết những phiên họp hôm Thứ hai 10/2/2003 của khối này diễn ra trong một bầu không khí “rất giận dữ” trước thái độ của ba nước Pháp, Bỉ và Đức. Cuộc họp trở lại vào ngày hôm sau, nhưng bị chậm trễ sau mấy tiếng, mãi tới 6 giờ chiều mới bắt đầu, nhưng chỉ sau 30 phút đã phải chấm dứt. Việc chậm trễ được cho là thời gian để có những cuộc nói chuyện tư trước khi chính thức ngồi lại với nhau. Phiên họp khẩn cấp đã được ấn định vào sáng Thứ Tư, 13/2/2003.


Hai nước Mỹ và Pháp đang soạn thảo hai bản văn đối chọi nhau để trình bày với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về những bước kế tiếp để giải quyết vấn đề Iraq. Một viên chức Hoa Kỳ nói, bản văn của Hoa Kỳ có thể cho rằng Iraq đã vi phạm quyết định 1441 nên cần phải sử dụng võ lực. Còn bản văn của Pháp được cho là tăng thêm thanh tra viên để thực hiện việc thanh tra nhanh chóng hơn.

 

Tình báo Hoa Kỳ ghi nhận là Iraq đã di chuyển dụng cụ bắn phi đạn Scud đến gần các ngôi đền thờ và các địa điểm lịch sử để nỗ lực bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của Hoa Kỳ. Tình báo Hoa Kỳ cũng thấy có những di chuyển các thức chất nổ xuống miền nam Iraq nhắm đến các khu vực dầu hỏa.
 

 

11/2 Thứ Ba


Nỗ Lực Tôn Giáo và Phản Chứng Chính Trị


Đức Hồng Y Roger Etchegaray, chủ tịch về hưu của Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình, được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cử Ngài làm đại diện Giáo Hội Công Giáo đến Iraq hôm Thứ Hai 10/2/2003. Vị hồng y này mang bức thư của Đức Thánh Cha gửi Tổng Thống Saddam Hussein để nhắc nhở vị tổng thống này góp phần vào việc hợp tác tốt đẹp với thế giới theo công lý và công pháp. Trả lời cho cuộc phỏng vấn của tờ nhật báo Ý La Repubblica, Đức Hồng Y sứ giả cho biết: “Mục đích của ĐTC là để nâng đỡ tất cả mọi nỗ lực đan được thực hiện ở khắp nơi trong việc bảo toàn một nền hòa bình thật là cần thiết. Chiến tranh là một thứ tai ương về mọi lãnh vực. Trước hết, nó sẽ gây ra những hậu quả trầm trọng cho nhân dân Iraq, và, thêm vào đó, sẽ làm tăng thêm khó khăn cho những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc hướng đến mối hiệp nhất của gia đình nhân loại”. Ngoài ra, ĐHY còn nghĩ đến hậu quả liên quan đến những rắc rối trong mối liên hệ giữa thế giới Tây Phương và Hồi Giáo. Máy bay của vị hồng y sứ giả hòa bình 80 tuổi này sẽ hạ cánh ở Amman, nước Jordan và đến Iraq hôm sau, 11/2/2003, Lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11/2/2003. Ngài cho biết cảm nhận là không dễ gì mà thuyết phục được Saddam Hussein đâu: “Tôi biết rằng tôi được kêu gọi làm sứ giả để thực hiện những sứ vụ vượt quá tầm tay. Thế nhưng quí vị có biết những gì tôi cần không? Xin hỗ trợ tôi bằng lời cầu trong chuyến đi này”.

 

Cuộc lên đường của ĐHY Roger Etchegaray đến Iraq như sứ giả hòa bình của Tòa Thánh làm cho báo chí Ý tung tin ĐHY Pio Laghi, 81 tuổi, cũng có thể đóng vai trò này với Hoa Kỳ. Vì ngài đã từng là đại diện tông tòa ở Washington từ năm 1980-1984 và trở thành khâm sứ tòa thánh sau khi Hoa Kỳ và Vatican chính thức thiết lập bang giao từ năm 1984.


ĐTGM Jean Sleiman thuộc Giáo Hội Công Giáo theo lễ nghi Latinh ở Baghdad, hôm Thứ hai 10/2/2003, đã cho cơ quan SIR biết việc hiện diện của vị sứ giả của Tòa Thánh này là chứng từ cho những người Hồi Giáo và Iraq thấy rằng Giáo Hội chống lại chiến tranh. Theo vị TGM này thì chuyến viếng thăm của vị sứ giả của Tòa Thánh quan trọng vì “nó chiếu ra một tia hy vọng trong cuộc khủng hoảng dường như không lối thoát này”. Ngài cho biết dân chúng Iraq như “bị chán nản và kiệt quệ về luân lý, bị nghiền tán bởi một cuộc cấm vận lâu dài. Nhiều người đã buông trôi cho định mệnh; nhiều người khác tìm kiếm những chỗ an toàn hơn khi bị tấn công. Tuy nhiên, dường như không ai tin tưởng vào một giải pháp tích cực cho cuộc khủng hoảng này. Sự hiện diện của vị sứ giả Tòa Thánh sẽ giúp cho dân chúng sống đỡ sầu đau hơn. Thành quả đầu tiên là tỏ ra cho thấy việc gắn bó của Giáo Hội Công Giáo, qua lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng cũng như qua những nỗ lực của nhiều hội đồng giám mục”. Ngài cho biết nhận định về sứ vụ hòa bình của ĐHT Etchegaray “là một cơ hội mạnh liệt chứng tỏ cho thế giới Hồi Giáo và nhân dân Iraq thấy… Vấn đề quan trọng cần biết là Kitô hữu không chấp nhận chiến tranh, là Giáo Hội bao giờ cũng nỗ lực ngăn chặn những ý đồ chiến tranh”.


Đức Giám Mục phụ tá Shlemon Warduni thuộc Tòa Thượng Phụ Babylon theo lễ nghi Chaldean, trong cuộc phỏng vấn với hai ký giả Ý là Riccardo Caniato và Aldo Maria Valli, đã cho biết nhận định về chiến tránh đánh Iraq sẽ càng gây thêm khó khăn hơn nữa cho cộng đồng thiểu số Kitô hữu ở Iraq. Trong cuốn “Thiên Chúa Không Muốn Chiến Tranh Ở Iraq” (do nhà xuất bản Medusa), ngài đã nêu lên những lý do chống lại một cuộc chiến tranh được thúc đẩy bởi những động lực kinh tế: “Qua nhiều thế kỷ không một ai chú trọng đến chúng tôi cả, thế nhưng, mọi sự đã đổi thay khi khám phá ra rằng dưới chân chúng tôi có những mỏ dầu hỏa khổng lồ”. Theo vị giám mục phụ tá này thì việc cấm vận chẳng những làm bần cùng hóa xứ sở này mà còn gây ra một “cuộc ào ạt di dân” nữa, nhất là thành phần Kitô hữu. Trào lưu này sẽ tăng bội trong trường hợp chiến tranh xẩy ra. “Cuộc tha hương này đã làm thiệt hại nhiều người và chúng tôi đang chứng kiến thấy tình trạng hết người Kitô hữu chẳng những ở Iraq mà còn ở khắp vùng Trung Đông nữa”. Ở Baghdad có 80 nhà thờ Kitô giáo, kể cả 35 giáo xứ theo lễ nghi Chaldean. Kitô hữu được tôn trọng, “nói chung, chúng tôi sống được, kể cả trong mối liên hệ với những vị có thẩm quyền”. Đối với những người Hồi Giáo, vị giam mục cho biết những căng thẳng sau Cuộc Chiến Vùng Vịnh “khiến ngọn gió cuồng tín mới thổi vào xứ sở này”. Những người Hồi Giáo đồng hóa những người Kitô hữu với Tây Phương và “tình trạng của chúng tôi đã trở nên càng tế nhị hơn nữa”. Nếu xẩy ra cuộc xung đột thì “chắc chắn chúng tôi phải đối diện với những khó khăn còn hơn thế nữa”. Kitô hữu chỉ có 3% dân số, tức 670 ngàn người, và trong số ớ Kitô hữu này là Công Giáo.


Cũng vào ngày Thứ Hai 10/2/2003, những nhà lãnh đạo tôn giáo ở Ambon thủ đô của Molucca lên tiếng kêu gọi tìm giải pháp ôn hòa để giải quyết vấn đề Iraq. Lời kêu gọi này được ký bởi Giám Mục Công Giáo Petrus Canisius Mandagi ở Ambon; I.W. Hendriks, chủ tịch Giáo Hội Tin Lành Molucca, và vị lãnh đạo Hồi Giáo Uztad Hadji Wahab Polpoke. Lời kêu gọi này được gửi đến cơ quan truyền giáo Misna với những lời lẽ như sau: “Những cuộc đối chọi về xã hội, tình trạng tội ác và việc lạm dụng các thứ nhân quyền đã xâu xé miền đất của chúng tôi 4 năm rồi. Trong chiều hướng của cảm nghiệm kinh hoàng này, chúng tôi muốn nói lên quan điểm của chúng tôi và mối quan tâm của chúng tôi về những biến cố mới nhất ở Vùng Vịnh”. Lời kêu gọi đặc biệt nhắm đến chính phủ Hoa Kỳ, đồng minh của Hoa Kỳ và ngành hành pháp Iraq hãy tránh “bất cứ hành động nào gây ra chiến tranh, tái thiết lập việc đối thoại với nhau, luôn tôn trọng nhân quyền, tin tưởng Liên Hiệp Quốc như tổ chức đại diện cho tất cả mọi quốc gia trong việc tìm một giải pháp chính đáng và ôn hòa”.


 

Thế là Pháp đã mở đầu quyền phủ quyết veto của mình khoảng 1 tiếng trước hạn định ngày Thứ Hai 10/2/2003, sau đó tới phiên Bỉ Quốc và sau cùng là Đức Quốc. Trong khi đó, Hoa Kỳ rất muốn cho khối NATO nhẩy vào vòng chiến bằng cách đồng ý chuyển quân liệu đến để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ càng sớm càng tốt. Vị Tôăng Thư Ký của NATO là ông George Robertson đã cho biết: “Chắc chắn đây là một tình trạng khó khăn. Trong khối NATO đã xẩy ra một cuộc tranh luận sôi nổi, nhưng tôi tin rằng chúng tôi sẽ đi đến chỗ đồng thuận. Vấn đề không phải là nếu mà là khi nào chúng tôi bắt đầu phác họa dự án bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ”. Khóa họp thứ hai được tái nhóm vào chiều Thứ Hai cùng ngày. Phần Thổ Nhỉ Kỳ đã chính thức lên tiếng xin đồng minh giúp đỡ, nại đến Khoản 4 của Hiệp Ước Bắc Đại tây Dương. Ngoại Trưởng Thổ Quốc là ông Yasar Yakis cho biết: “Tôi nghĩ những nước ấy sẽ đi vào hàng ngũ được Thổ Quốc, Hoa Kỳ và Hiệp Vương Quốc bênh hộ. Những gì đang xẩy ra ở đây không phải là Thổ Quốc tuyên chiến với Iraq hay đẩy khối NATO nhập cuộc mà là … một phác họa tình cờ xẩy ra”.

 

Ông Burns, vị lãnh sự Hoa Kỳ ở Khối NATO nhận định: “Đây là một quyết định thất sách nhất của liên minh ba nước này trong việc ngăn ngừa NATO khỏi nhúng tay vào những nhu cầu tự vệ hợp pháp của Thổ Quốc. Vì hành động của họ mà khối NATO giờ đây gặp cuộc khủng hoảng về uy tín”. Trước việc veto của ba nước trong khối NATO trước nỗ lực tích cực bảo vệ Thổ Quốc theo chiều hướng võ lực của Hoa Kỳ, Tổng Thống Bush lấy làm bực tức: “Tôi không hiểu được quyết định này. Nó ảnh hưởng đến vấn đề liên minh một cách tiêu cực… khi quí vị không thể nói lên việc bảo vệ nhau”. Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld, người đã từng cho Pháp và Đức thuộc loại “Âu Châu cổ”, cũng đã lên tiếng chỉ trích và đe dọa biến cố trì trệ của khối NATO cũng không ảnh hưởng gì đến chiến tranh của Hoa Kỳ với Iraq, vì Thổ Quốc là một “đồng minh quan trọng”, dù không có sự hỗ trợ của NATO, Hoa Kỳ cũng vẫn tiến hành dự tính của mình.


 

Tổng Thống Nga Putin, trên đường đến Paris gặp Tổng Thống Pháp Chirac, đã gặp Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder và cả hai vị này đã tuyên bố trong cuộc họp báo là họ muốn tránh chiến tranh và tìm một giải pháp ngoại giao. Hôm Chúa Nhật, tại Đức, Tổng Thống Putin đã nói với các ký giả rằng: “Ai theo dõi các biến cố xẩy ra về Iraq đều có thể thấy rằng, tự bản chất, những vị thế của Nga, Pháp và Đức trùng hợp nhau một cách thiết thực”.


Thứ Hai 10/2/2003, Tổng Thống Nga Putin đã đến thăm Tổng Thống Pháp Chirac, và ba nước Nga, Đức và Pháp đã ký vào một bản tuyên ngôn chung. Tổng Thống Pháp nói: “Hôm nay đây chẳng có gì biện minh cho một cuộc chiến tranh cả. Miền đất này thực sự không cần đến một cuộc chiến tranh nữa”. Tại Bá Linh cuối tuần vừa rồi, Tổng Thống Nga cũng cho biết tương tự như vậy: “Chúng tôi chống lại chiến tranh. Đó là quan điểm của tôi trong lúc này đây”. Sau đây là bản tuyên ngôn được Tổng Thống Pháp tuyên đọc sau khi gặp gỡ Tổng Thống Nga Putin:


 

“Nga, Đức và Pháp chặt chẽ liên hợp trong việc tái xác nhận là việc giải giới Iraq theo các quyết định hiện hành từ Bản Quyết Định 687 của Liên Hiệp Quốc là mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế và phải được chiếm đạt sớm bao nhiêu có thể.


“Vấn đề được đặt ra là viện giải giới này cần phải thực hiện ra sao. Cuộc bàn luận này cần phải được tiếp tục trong tinh thần thân hữu và tôn trọng làm nên đặc tính của chúng tôi với Hiệp Chủng Quốc và các quốc gia khác. Bất cứ giải quyết nào cũng phải theo những nguyên tắc của bản hiến chương Liên Hiệp Quốc như gần đây mới được tổng thư ký Kofi Annan trích lại.


“Bản Quyết Định 1441 của Liên Hiệp Quốc được Hội Đồng Bảo An đồng thanh chấp thuận đưa ra một dự án làm việc chưa hoàn toàn khai thác hết khả năng của nó.


“Những việc thanh tra của UNMOVIC và IAEA đã mang lại nhiều kết quả. Nga, Đức và Pháp thiên về vấn đề tiếp tục những việc thanh tra vũ khí với sự tăng cường chính thực về khả năng nhân lực cùng kỹ thuật của họ, bằng tất cả mọi phương tiện có thể liên hệ với các thanh tra viên, trong phạm vi bản Quyết Định 1441 của Liên Hiệp Quốc.


“Vẫn còn một giải pháp thay cho chiến tranh. Việc sử dụng võ lực chỉ có thể được coi là phương tiện sau cùng. Nga, Đức và Pháp nhất quyết bảo đảm là phải thực hiện hết mọi sự để giải giới Iraq một cách ôn hòa.


“Việc thanh tra được hoàn tất là tùy ở việc Iraq tích cực cộng tác với IAEA và UNMOVIC. Iraq phải hoàn toàn chấp nhận trách nhiệm của mình.


“Nga, Đức và Pháp ghi nhận ở đây là vị thế họ đang bày tỏ đây giống với vị thế của phần lớn các quốc gia trong Hội Đồng Bảo An”.


Nhận định của Thời Điểm Maria: Có cái lạ ở đây là, trong khi Hoa Kỳ là một quốc gia tối tân tiến và dẫn đầu về tự do dân chủ và nhân quyền trên thế giới, thế mà lại phò chiến tranh, một thứ chiến tranh ra tay tấn công trước để ngăn ngừa nguy hiểm có thể xẩy ra cho mình cũng như cho đồng minh của mình, thì ba quốc gia liên minh Nga-Đức-Pháp, một nước Nga có một lịch sử Cộng Sản sắt máu, một nước Đức gây ra hai trận thế chiến I và II, và một nước Pháp chủ trương tẩy chay Kitô Giáo ra khỏi bản Hiến Pháp của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, lại cùng nhau bảo vệ công lý và hòa bình bằng đường lối ngoại giao ôn hòa. Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao cả 15 nước, trong đó có cả Nga, Đức và Pháp, đã đồng thanh bỏ phiếu thuận cho Quyết Định 1441 của Hội Đồng Bảo An liên quan đến việc kiểm soát vũ khí Iraq cho đến khi phanh phui ra sự thật mới có quyết định khác, mà nay lại quay ra kình chống Hoa Kỳ, nếu không phải là vì Hoa Kỳ đã không theo đúng nguyên tắc công lý và coi thường công pháp?

 

10/2 Thứ Hai

 

Vũng Lầy Iraq: Còn Nước Còn Tát

Trong Huấn Từ Truyền Tin trưa Chúa Nhật hằng tuần của mình, tuần Thứ Năm Thường Niên ngày 9/2/2003 này, sau khi nhắc tới Ngày Thế Giới Bệnh Nhân XI sẽ được tổ chức tại Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Washington DC Hoa Kỳ vào ngày Thứ Ba tới đây, Đức Thánh Cha đã kêu gọi như sau: “Vào thời điểm thế giới đang lo âu này, tất cả chúng ta cảm thấy nhu cầu phải quay về với Chúa để xin trọng ân hòa bình. Như Tôi đã nói đến trong tông thứ Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, “những thách đố trầm trọng thế giới đang phải đối diện ở vào khởi điểm của ngàn năm mới này khiến chúng ta nghĩ rằng chỉ còn cách duy nhất là trời cao ra tay can thiệp mới mang lại niềm hy vọng cho một tương lai tươi sáng hơn thôi” (số 40). Nhiều việc nguyện cầu đang diễn ra trong những ngày này ở các nơi khác nhau trên thế giới. Trong lúc Tôi hết lòng khuyến khích những việc làm này, Tôi mời gọi tất cả mọi người hãy cầm trang hạt Mân Côi lên để kêu cầu lời chuyển cầu của Rất Thánh Trinh Nữ, bởi vì, ‘người ta không thể lần hạt Mân Côi mà lại không cảm thấy mình không dấn thân một cách đặc biệt vào việc phục vụ cho hòa bình” (ibid. số 6).


Theo thông báo chính thức của văn phòng báo chí của Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi vị đại diện của Ngài tới Baghdad ngày Thứ Hai 10/2/2003. Vị đại diện ĐTC này là ĐHY nguyên chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình người Pháp Roger Etchegaray, vị dù đã về hưu song cũng vẫn được ĐTC cử làm đại diện của Ngài lần vừa rồi vào Tháng 5/2002 tại Giêrusalem về vấn đề Đền Thờ Bêlem bị phong tỏa, một chuyến đi ngay sau đó đã làm cho tình hình trở lại bình thường. Về chuyến đi lần này, theo văn phòng báo chí của Tòa Thánh, “mục đích của sứ vụ đại diện giáo hoàng này là để bày tỏ cho tất cả mọi người thấy Đức Thánh Cha quan tâm đến hòa bình, cũng như để giúp cho các vị thẩm quyền Iraq phải tỏ ra nghiêm cẩn cộng tác một cách tốt đẹp với quốc tế theo đòi hỏi của công lý và công pháp, để bảo đảm cho những người dân này một sự thiện hòa bình cao cả”.


 

Theo chương trình, Đức Thánh Cha sẽ gặp Phó Thủ Tướng Iraq là Tarek Aziz, một người Công Giáo theo lễ nghi Chaldean vào ngày Thứ Sáu 14/2/2003, và theo nguồn tin báo của Ý thì Ngài cũng sẽ gặp ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan vào ngày Thứ Ba 18/2/2003.


Để tỏ tình đoàn kết, các vị Giám Mục Nam Dương đã gửi thư đề ngày 31/1/2003 cho các vị giám mục Iraq cho biết là các vị kêu gọi giáo dân Công Giáo Nam Dương thuộc 35 giáo phận thực hiện ngày toàn quốc cầu nguyện cho nhân dân Iraq Chúa Nhật 16/2/2003. Bức thư được ký bởi vị chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Dương, đó là ĐHY Julius Darmaatmadja, TGM Jakarta, và ĐTGM Tổng Thư Ký Ignatius Suharyo ở Semarang, và gửi cho vị chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Iraq, với ý hướng như sau: “Chúng tôi cầu xin cho các vị lãnh đạo quốc tế và quốc gia được ơn khôn ngoan và biết thương cảm, đừng sử dụng võ lực để giải quyết vấn đề, mà biết lấy nỗi đau khổ kéo dài của nhân dân quí huynh như là một động lực để tìm kiếm đường lối ôn hòa trong việc giải quyết xung khắc”.

 

Hai vị trưởng hai phái đoàn thanh tra vũ khí là ông Blix và ElBaradei đã đến Baghdad họp hai ngày, Thứ Bảy và Chúa Nhật 8-9/2/2003. Qua ngày họp thứ nhất, Iraq đã trao thêm cho cho hai vị này một số văn liệu nữa với những lời giải thích tại sao chiến tranh gần xẩy tới mới đưa ra những thứ này. Cuộc họp vào ngày Chúa Nhật với tướng Amir al-Saadi, cố vấn khoa học của tổng thống Iraq, đã kéo dài 4 tiếng rưỡi, hơn dự định 1 tiếng rưỡi.

Ông ElBaradei cho biết cảm tưởng về cuộc gặp gỡ lần này như sau: “Trái banh hầu như hoàn toàn ở bên phần đất của Iraq”, và ông cho biết thêm là ông đã thấy được người Iraq “thay đổi lòng dạ”. Ông kết luận rằng: “Nếu chúng tôi thấy được tiến bộ nhanh chóng… thì tôi tin rằng chúng tôi sẽ được có thêm thời gian cần thiết để làm việc. Bao lâu chúng tôi nhận thấy tình trạng tiến bộ tốt đẹp thì tôi nghĩ rằng Hội Đồng Bảo An sẽ tiếp tục ủng hộ tiến hành các việc thanh tra”.

Tuy nhiên, khi ngỏ lời với cuộc tĩnh tâm của Đảng Cộng Hòa ở West Virginia, Tổng Thống Bush nói rằng việc thay đổi lòng dạ này “vẫn chưa đủ”: “Công việc của những thanh tra viên không phải là điều đình với Iraq mà là kiểm chứng xem Iraq có những thứ vũ khí đại công phá hay chăng?”
 

Vào Ngày Thứ Bảy, 8/1/2003, nhân dịp kỷ niệm 310 năm Đại Học William & Mary ở Willamburgh, Virginia, ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là Kofi Annan đã cho biết cảm nghĩ và nhận định của ông về tình hình Iraq như sau: “Khi những q uốc gia muốn quyết định sử dụng võ lực, không phải để tự vệ mà là để đương đầu với những đe dọa rộng lớn hơn đối với nền hòa bình và an ninh thế giới, thì không gì có thể thay thế được tính cách hợp pháp chuyên nhất của Hội Đồng Bảo An. Tất cả chúng ta cần hiểu là Liên Hiệp Quốc không phải là một thực thể tách biệt hay xa lạ, khi tìm cách áp đặt ý muốn và kế hoạch của mình trên các quốc gia. Liên Hiệp Quốc là chúng ta đây; là quí vị và tôi đây. Nó là một liên minh quốc tế”. Tuy nhiên, vị tổng thư ký này cũng ghi nhận là sự đe dọa tấn công quân sự của Hoa Kỳ đã làm cho chính phủ Iraq phải tái công nhận với những thanh tra viên, và “đây là cơ hội cuối cùng”, nếu Iraq không biết lợi dụng, trái lại, cứ tiếp tục bất tuân hợp thì hội đồng này sẽ có những chọn lực cứng khác, căn cứ vào những khám phá của các thanh tra viên… Tới lúc đó, hội đồng này đành phải thi hành trách nhiệm của mình”. Nếu chiến tranh xẩy ra, “nó có thể gây ra những thiệt hại và khổ đau khủng khiếp cho nhân dân Iraq và có thể cả cho các nước láng giềng của họ nữa. Tất cả chúng ta, trước hết và trên hết là chính những vị lãnh đạo Iraq, phải có nhiệm vụ tránh né điều này, nếu chúng ta có thể làm. Thế nhưng, những vị khai lập của chúng ta không phải là những tay cầu an. Họ biết sẽ có những lúc võ lực cần phải được trị bằng võ lực”.


Những quốc gia Âu Châu như Nga, Pháp và Đức. Nga và Pháp là hai nước có quyền veto trong Hội Đồng Bảo An, và Đức là nước đang nắm trong tay quyền chủ tịch của hội đồng này, ba nước đang tìm những giải pháp ôn hòa để giải quyết vấn đề Iraq. Sau khi gặp Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder, Tổng Thống Nga Putin hôm Chúa Nhật 9/2/2003 cho biết ông không thấy có lý do gì cần phải giở trò quân sự cả: “Chúng tôi tin rằng chúng ta cần tiếp tục thực hiện tất cả mọi nỗ lực để tiến đến một giải pháp ôn hòa cho vấn đề khủng hoảng này. Vào lúc này đây chúng tôi không thấy bất cứ một nguyên nhân nào, một căn cớ nào cho việc sử dụng võ lực cả”. Tổng Thống Putin sẽ gặp Tổng Thống Pháp vào Thứ Hai 10/2/2003. Thủ Tướng Đức, cũng vào ngày Chúa Nhật 9/2/1003, đã phủ nhận nguồn tin cho rằng Đức và Pháp đã hợp tác để gửi sứ giả hòa bình đến Iraq để hỗ trợ cho các thanh tra viên. Theo Tổng Thống Putin cho biết thì dự án của Pháp và Đức có liên quan đến việc tường trình của hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra tường trình cho Hội Đồng Bảo An vào ngày Thứ Sáu 14/2/2003 tới đây.

 

Trong khi đó, vấn đề Iraq lại liên quan cả đến Khối NATO nữa. Ở chỗ, vì Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia hội viên thuộc thế giới Hồi Giáo duy nhất trong 19 quốc gia Âu Châu. Có ít là 3 quốc gia hội viên thuộc Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương này nói rằng họ muốn hoãn lại việc quyết định liên quan đến việc gửi quân cụ tự vệ đến Thổ Quốc, một quốc gia ở bên cạnh Iraq và được Hoa Kỳ sử dụng làm căn cứ quân sự tấn công Iraq, vì sợ rằng việc làm này có thể làm hại đến những nỗ lực ngăn chặn chiến tranh trong lúc Hoa Kỳ đang tiến đến chỗ cho Thổ Quốc quân cụ sớm bao nhiêu có thể. Ông Tổng Thư Ký của tổ chức NATO George Robertson đã định ngày Thứ Hai 10/2/2003 là hạn cuối cùng cho 19 quốc gia hội viên phải chính thức nộp cho những chuyên viên quân sự danh sách những công việc tự vệ. Pháp, Đức và Bỉ cho tới Thứ Hai có thể phủ quyết dự án quân sự là những gì được phác ra cách thức để bảo vệ Thổ Quốc cũng như khi nào sẽ gửi các quân cụ cần thiết tới nước này. Các viên chức Pháp Quốc muốn nước Thổ chính thức lên tiếng xin NATO giúp tự vệ trước khi NATO bật đèn xanh. Vì, theo nước Pháp này thì việc bắt đầu sửa soạn quân sự là quá sớm, sẽ làm hại đến những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong việc chấm dứt cuộc khủng hoảng Iraq một cách ôn hòa. Theo Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Rumsfeld trong cuộc họp về an ninh tuần vừa rồi tại Đức thì “các quốc gia thuộc khối NATO phải… dấn thân bảo vệ Thổ Quốc. Những quốc gia nào ngăn cản liên minh này tỏ ra những biện pháp tối thiểu nào đó để thực hiện việc bảo vệ ấy sẽ gây nguy hại đến thế giá của liên minh NATO…”. Ông bộ trưởng Hoa Kỳ này cho việc lưỡng lự của một số nước thuộc khối NATO là “điều không hiểu nổi”.

 

Trong một cuộc thăm dò được CNN và tờ nguyệt san Times thực hiện bằng điện thoại với 1003 người lớn Hoa Ky hôm Thứ Năm 6/2/2003 vừa rồi, có 75% tham dự viên trả lời cho biết họ nghĩ rằng không thể tránh được cuộc chiến tranh đánh Iraq (hồi Tháng Giêng mới có 67%), 20% cho rằng có thể tránh được, tháng vừa rồi có 31% nói có thể ngăn chặn. 52% của cùng cuộc thăm dò này cho rằng Tổng Thống Bush đã không tiến đến vấn đề chiến tranh quá nhanh, trong khi có 46% nghĩ ngược lại. Về vấn đề Iraq có gây ra một đe dọa tức khắc hay chăng, 39% cho rằng có, 47% nói rằng không, và 13% cho rằng Iraq chẳng có đe dọa tí nào cả. Về hậu quả của cuộc chiến tranh, 77% cho rằng sẽ xẩy ra nhiều cuộc khủng bố ở Mỹ hơn, 68% cho rằng sẽ có những cuộc ôm bom tự sát khủng bố ở Hoa Kỳ và 64% cho rằng sẽ có một cuộc tấn công giống như biến cố 911. 90% nghĩ giá xăng sẽ tăng nếu xẩy ra cuộc tấn công này và 59% cho rằng kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị suy thoái


 

9/1 Chúa Nhật

Bản Tường Trình (những điểm chính) Đầu Tiên của Ban Thanh Tra Liên Hiệp Quốc Ngày 27/1/2003
 

Theo Quyết Định 1441 của Hội Đồng Bảo An, phái đoàn thanh tra phải tường trình cho Hội Đồng Bảo An biết kết quả về việc thánh tra của họ. Bởi thế, Thứ Hai, 27/1/2003, tiến sĩ Hans Blix, Trưởng Ủy Ban Thanh Tra, Kiểm Chứng và Thị Sát Liên Hiệp Quốc (UNMVI: the U.N. Monitoring, Verification and Inspection Commission) và tiến sĩ Mohammed Elbaradei, Tổng Giám Đốc Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế (IAEA: the International Atomic Energy Agency) đã thực hiện việc tường trình theo phần vụ của mình. Sau đây là những trích dẫn chính yếu trong bản tường trình của hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra Liên Hiệp Quốc ở Iraq từ ngày 27/11/2002.

Phần tường trình của ông Hans Blix:

1) Tổng Quan: “Không như trường hợp Nam Phi là nơi đã tự quyết định loại trừ những thứ vũ khí nguyên tử và chấp nhận việc thanh tra bằng cách tạo nên sự tin tưởng qua việc họ giải giới, Iraq dường như chưa đi tới chỗ thực sự chấp nhận, thậm chí cho tới hôm nay, việc giải giới họ cần phải làm và là việc họ cần làm hầu tạo mang lại cho thế giới niềm tin tưởng và cuộc sống trong hòa bình… Còn thiếu tính cách cởi mở. Việc thanh tra không phải là một thứ trò chơi chụp bắt. Trái lại, nó là một tiến trình kiểm chứng để tạo lập sự tin tưởng”.

2) Việc vấn đề hợp tác của Iraq: “Việc hợp tác có thể liên hệ đến cả các thứ chất liệu vũ khí và tiến trình làm việc. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì, cho tới nay, Iraq dường như đã quyết định, trên nguyên tắc, sẽ cộng tác về lãnh vực tiến trình làm việc, nhất là về việc đi đến các địa điểm. Cũng không thế thiếu một quyết định tương tự như vậy về cả các thứ chất liệu vũ khí nữa, để làm cho việc giải quyết giải giới được hoàn tất qua một tiến trình thanh tra êm đẹp, cũng như để làm cho công việc thanh tra được tiến hành vững chắc”.

3) Về vấn đề 12 ngàn trang khai trình: “Rất tiến bản khai trình 12 ngàn trang, mà hầu hết được in lại từ các văn liệu trước đây, không chứa đựng một chứng cớ mới nào có thể làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra hay làm giảm bớt đi những thắc mắc ấy”.

4) Về vấn đề bom hóa chất: “Bản khai trình của Iraq cho biết có 13 ngàn bom hóa chất đã được không lực Iraq thả vào khoảng giữa năm 1983-1998, trong khi đó, Iraq công bố là họ đã dùng đến 19.500 quả bom vào thời khoảng này. Như thế, đã có sự sai biệt là 65 ngàn quả bom. Số lượng tác nhân hóa chất nơi số bom sai biệt chừng 1 ngàn tấn. Vì thiếu chứng cớ cho thấy ngược lại nên chúng tôi nghĩ rằng hiện nay khó giải thích về số lượng ấy”.

5) Về vấn đề phi đạn hóa chất: “Việc khám phá ra một ít phi đạn chẳng những không giải quyết mà còn liên can đến vấn đề của mấy ngàn phi đạn hóa chất khó giải thích kia. Việc tìm thấy những phi đạn này cho thấy Iraq cần phải nỗ lực hơn nữa để bảo đảm là việc khai trình hiện thời của họ chính xác”.

6) Về vấn đề các thứ vũ khí sinh trùng: “Có nhiều dấu hiệu cho thấy Iraq đã sản xuất chất anthrax nhiều hơn là họ khai trình, và ít là một vài chất này vẫn còn được lưu trữ sau ngày họ tuyên bố là đã hủy chúng đi. Có thể là chất này vẫn còn. Nó cần phải được, một là được tìm thấy và hủy đi trước sự thị sát của UNMOVIC, hay họ phải có chứng cớ chính xác cho thấy họ đã hủy nó đi vào năm 1991. Như tôi đã tường trình hôm 19/12/2002, Iraq đã không công bố một số lượng quan trọng, khoảng 650 kilô môi sinh phát triển sinh trùng là những gì đã được công nhận trong bản Iraq tường trình cho ban Amorim vào tháng Hai năm 1999. Trong thư đề ngày 24/1/2003 gửi cho vị chủ tịch của Hội Đồng Bảo An này, ngoại trưởng Iraq đã nói rằng, tôi xin trích lại nguyên văn ở đây, ‘tất cả số lượng môi sinh phát triển sinh trùng nhập cảng đã được khai trình’. Đây là điều không được rõ ràng. Tôi ghi nhận là số lượng của môi sinh này đủ để sản xuất, chẳng hạn, khoảng chừng 5 ngàn lít chất anthrax đặc”.

7) Về vấn đề các thứ phi đạn tầm xa: “Vẫn còn những câu hỏi quan trọng như Iraq có còn giữ những loại phi đạn tầm xa loại Scud sau cuộc Chiến Vùng Vịnh hay chăng. Iraq khai trình là họ đã sử dụng một số phi đạn tầm xa Csud này vào mục tiêu phát triển hệ thống phòng vệ chống phi đạn tầm xa trong thập niên 1980, tuy nhiên, không hề có một tín liệu nào về kỹ thuật liên quan đến chương trình này, hay về dữ kiện tiêu thụ những phi đạn tầm xa ấy cả”.

8) Về vấn đề những văn kiện mới được khám phá thấy: “Việc thanh tra mới đây đã tìm thấy tại tư gia của một khoa học gia một cái hộp đừng chừng 3 ngàn trang văn kiện, trong đó có nhiều chi tiết liên quan đến tình trạng phong phú bền bỉ của chất uranium, đã gây nên mối quan tâm là những thứ văn kiện đã có từ lâu này có thể được phân phối đến các nhà của tư nhân. Điều suy đoán này đã bị phía Iraq phi bác và cho rằng nhân viên nghiên cứu đôi khi có thể mang giấy tờ về nhà. Về phần mình, chúng tôi không thể không nghĩ rằng không thể tách riêng trường hợp như thế, và những việc đặt để những tài liệu như thế là có ý gây khó khăn và tìm cách che giấu những văn liệu bằng cách để chúng ở những tư gia”.

9) Về vấn đề phỏng vấn những khoa học gia: “Hôm nay, 11 người đã được chúng tôi phỏng vấn ở Baghdad. Những câu họ trả lời cho thấy cá nhân ấy chỉ có thể nói tại Văn Phòng Giám Đốc Thanh Tra Iraq, hay ở bất cứ giá nào trước sự hiện diện của một viên chức Iraq. Điều này có thể là do ý muốn về phía người được mời cho thấy rằng họ không muốn nói những gì các thẩm quyền không muốn họ nói ra. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi mới đây ở Baghdad, bên Iraq đã tự hứa sẽ khích lệ việc đón nhận phỏng vấn tự riêng, nghĩa là một mình với chúng tôi. Mặc dù thế, kiểu cách này vẫn chưa thay đổi được. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng, với việc khích lệ hơn nữa của chính quyền, những người hiểu biết sẽ chấp nhận những cuộc phỏng vấn riêng ở Baghdad hay ở hải ngoại”.

Phần tường trình của ông ElBaradei

10) Về vấn đề bản tường trình của Iraq và các thứ vũ khí: “Bản khai trình của Iraq hợp với những gì chúng tôi hiện nay biết được về dự án nguyên tử của Iraq trước năm 1991. Tuy nhiên, nó không cung cấp tín liệu mới nào liên hế tới một số vấn đề còn lại từ năm 1998, nhất là về việc tiến bộ của Iraq trước năm 1991 liên quan đến những dự án về các thứ vũ khí cũng như về việc chế tạo máy móc ly tâm. Tuy những câu hỏi này không tạo nên vấn đề giải giới chưa được giải quyết, chúng vẫn cần phải được làm sáng tỏ hơn”.

11) Về vấn đề những tường trình liên quan đến việc Iraq nỗ lực tìm kiếm những ống nhuôm thật cứng: “Theo phân tích của chúng tôi cho tới nay thì dường như các loại ống nhuôm này hợp với mục đích Iraq đã nói, và trừ phi được điều chỉnh, sẽ không hớp với những hãnh sản xuất các máy móc ly tâm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang điều tra vấn đề này. Dù sao thì việc nỗ lực tìm chiếm những loại ống này rõ ràng đã bị cấm bởi Quyết Định 687 của Hội Đồng Bảo An”.

12) Về vấn đề những tường trình liên quan đến nỗ lực của Iraq trong việc nhập cảng chất Uranium: “Các thẩm quyền của Iraq đã phủ nhận những nỗ lực này của họ. Cơ quan nguyên tử lực quốc tế sẽ tiếp tục theo đuổi vấn đề này. Tuy nhiên, ở vào giai đoạn đây, chúng tôi không có đủ dữ kiện, nên chúng tôi biết ơn nếu tiếp nhận được thêm những tín liệu”.

13) Về việc hợp tác của Iraq: “Cộng đồng quốc tế sẽ không thỏa mãn khi những vấn đề chưa được giải đáp liên quan đến những thứ vũ khí đại công phá của Iraq. Thế giới đang muốn làm sao phải bảo đảm là Iraq hoàn toàn không có những thứ vũ khí ấy, và đã không còn có thể nhẫn nại chờ để có được sự bảo đảm này. Các tổ chức thanh tra càng sớm cung cấp việc bảo đảm này thì những viễn ảnh về một giải pháp ôn hòa càng sớm được chuyển thành một thực tại đáng ca ngợi”.

14) Về vấn đề cho các thanh tra viên thêm thời gian: “Thưa Ngài chủ tịch, để kết luận, cho tới nay, chúng tôi không tìm thấy chứng có nào cho thấy Iraq đã phục hồi chương trình vũ khí hạch nhân từ khi họ loại bỏ chương trình này vào thập niên 1990. Tuy nhiên, công việc của chúng tôi đang tiến triển tốt đẹp, và cần phải được cho phép hoạt động một cách tự nhiên. Với hệ thống kiểm chứng hiện nay trong tay, ngoại trừ trong những hoàn cảnh ngoại lệ, cũng như nếu được Iraq cộng tác tích cực, chúng tôi chắc chắn có thể, trong vài tháng tới đây, cung cấp việc việc bảo đảm khả tín là Iraq không có chương trình vũ khí nguyên tử. Theo quan niệm của chúng tôi, những tháng ngày này là một thứ đầu tư đáng kể vào nền hòa bình, vì chúng có thể giúp chúng ta tránh được một cuộc chiến tranh. Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ tiếp tục được quí vị ủng hộ, khi chúng tôi hết sức chứng thực là việc giải giới hạch nhân của Iraq bằng đường lối ôn hòa, và tiến trình thanh tra có thể thực hiện và thành công, như là một đặc tính chính yếu của chính sách quốc tế kiểm soát vũ khí nguyên tử”.


Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL chuyển dịch từ CNN ngày 27/1/2003

 

(Giáo Hội Hiện Tế các tuần trước)