Lời mở đầu:
 

Giáo Hội Hiện Thế là mục tin về Giáo Hội Trong Tuần giữa thế giới ngày nay, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa Thánh Rôma, nhất là về nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa Thánh được phát biểu qua những sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội cũng như với thế giới. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội Hiện Thế Trong Tuần này, như đa thông báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung được tổng hợp từ nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng tin tức liên quan khác, vừa nhanh hơn một chút. Ngoài ra, để có thể so sánh quan điểm của dân sự với tôn giáo, đôi khi có một số tin tức được lấy từ Màn Điện Toán CNN. Báo chí hay tác giả nào muốn lấy nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và cung cấp ở đây, xin cứ tự tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net. Đa tạ quí vị.
 

___________________________________________

 12-18/1/2003

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 1/2003
 

Ý Chung: “Xin cho cộng đồng Kitô hữu trong lúc đặc biệt của lịch sử chúng ta đây biết đón nhận một cách hoàn toàn hơn lời Chúa mời gọi trở thành muối đất và ánh sáng thế gian”.

Ý Truyền Giáo:
Xin cho các cộng đồng Kitô hữu Trung Hoa đơn thành đón nhận Lời Chúa được kiên cường những mối liên kết của họ và cộng tác một cách hiệu nghiệm hơn nữa trong việc truyền bá Tin Mừng
.

 

___________________________________________

 

 

18/1 Thứ Bảy

Bản Ghi Chú Tín Lý về Một Số Vấn Đề Liên Quan đến Việc Người Công Giáo Tham Gia Sinh Hoạt Chính Trị.

Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin hôm Thứ Năm 16/1/2003 đã phổ biến văn kiện Một Bản Ghi Chú Tín Lý về Một Số Vấn Đề Liên Quan đến Việc Người Công Giáo Tham Gia Sinh Hoạt Chính Trị. Văn kiện này đề ngày 24/11/2002, Lễ Chúa Kitô Vua, với chữ ký của ĐHY Ratzinger, Bộ Trưởng, và ĐTGM Bertone, SDB, Thư Ký, và được in bằng 6 thứ tiếng là Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Văn kiện gồm có 4 phần và đoạn kết. Sau đây là một số đoạn chính yếu tiêu biểu.

I. MỘT GIÁO HUẤN LIÊN TỤC.

“Việc Kitô hữu dấn thân vào thế gian đã từng được thể hiện trong giòng lịch sử 2000 năm qua. Một trong những thể hiện này là việc Kitô hữu tham gia sinh hoạt chính trị… Trong số các vị thánh, Giáo Hội tôn kính nhiều vị nam nữ đã phụng sự Thiên Chúa qua việc các vị quảng đại dấn thân hoạt động trong lãnh vực chính trị cũng như trong lãnh vực chính quyền. Trong số những vị ấy có Thánh Thomas More, vị đã được tuyên phong làm Quan Thày của các nhà Cầm Quyền và Chính Trị Gia, vị đã lấy máu của mình để bảo vệ ‘phẩm giá bất khả vi phạm của lương tâm con người’… Thánh nhân đã dùng đời sống và cái chết của mình để giảng dạy rằng ‘con người không thể tách rời Thiên Chúa, chính trị không thể tách biệt luân lý’… Bằng việc chu toàn các nhiệm vụ dân sự của mình, ‘theo lương tâm của một người Kitô hữu’, hợp với các giá trị của nó, người tín hữu giáo dân thi hành một cách trung thành ‘công việc đi sâu vào lãnh vực trần thế xứng hợp với mình’… Bản Ghi Chú này không cố ý nhắm đến việc trình bày tất cả kho giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này, một vấn đề đã được Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo tóm lược những điểm chính yếu, mà chỉ nhắm đến việc nhắc lại một số những nguyên tắc xứng hợp với lương tâm Kitô hữu, những nguyên tắc soi sáng cho việc người Công Giáo tham gia xã hội và chính trị ở những xã hội dân chủ”.

II. NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG CUỘC TRANH LUẬN HIỆN NAY VỀ VĂN HÓA VÀ CHÍNH TRỊ.

“Ngày nay có một thứ khuynh hướng văn hóa tương đối, được thể hiện nơi tiến trình ý niệm hóa cũng như nơi việc bênh vực tính cách đa đạo lý, là những gì đồng lõa với tình trạng suy đồi và rạn nứt của trí khôn cũng như của những nguyên tắc thuộc lề luật luân lý tự nhiên. Ngoài ra, vẫn thường hay nghe thấy có ý nghĩ được công khai bày tỏ là tính cách đa đạo lý như vậy mới là chính điều kiện cho vấn đề dân chủ”.

“Dĩ nhiên, chủ trương tương đối này không dính dáng gì đến quyền tự do hợp lý của thành phần công dân Công Giáo trong việc chọn trong những ý kiến chính trị khác nhau ý kiến nào hợp với đức tin và lề luật luân lý tự nhiên, cũng như trong việc lựa chọn những gì hay nhất, theo qui tắc của mình, hợp với các nhu cầu của công ích. Quyền tự do về lãnh vực chính trị không được và không thể căn cứ vào ý nghĩ có tính cách tương đối cho rằng tất cả mọi quan niệm về sự thiện của con người đều có giá trị và chân thật như nhau… Nếu Kitô hữu phải ‘nhìn nhận tính cách hợp lý của những quan điểm khác nhau về việc tổ chức các thứ trần thế vụ’, thì họ cũng được kêu gọi để loại trừ, như những gì gây tổn hại đến sinh hoạt dân chủ, quan niệm đa diện phản ảnh chủ trương luân lý tương đối. Vấn đề dân chủ phải được đặt trên một nền tảng chân thực và vững chắc của những nguyên tắc đạo lý bất khả thương lượng, những nguyên tắc bảo đảm cho những sinh hoạt xã hội…. Những cấu trúc dân chủ được quốc gia tân tiến chủ trương sẽ trở nên hết sức mong manh nếu nền tảng của nó không qui hướng vào con người. Thật là đáng kính thay con người làm cho việc tham phần của nền dân chủ trở thành khả dĩ”.

“Việc tiến bộ về khoa học đã mang lại những lợi ích khiến cho lương tâm của con người nam nữ cảm thấy bất ổn, cần phải có những giải quyết tôn trọng những nguyên tắc đạo lý một cách chặt chẽ và sâu xa… Đức Gioan Phaolô II, bằng việc tiếp tục giáo huấn liên lỉ của Giáo Hội, đã lập đi lập lại nhiều lần rằng, những ai trực tiếp tham gia vào các cơ cấu lập pháp có một ‘trách nhiệm nghiêm trọng và dứt khoát trong việc chống lại’ bất cứ luật lệ nào tấn công sự sống con người. Đối với thành phần này cũng như đối với hết mọi người Công Giáo, không thể nào có chuyên ủng hộ những thứ luật lệ ấy hay bỏ phiếu thuận cho những khoản luật này… Theo chiều hướng này, cũng cần phải chú ý là lương tâm ý thức của Kitô hữu không cho phép con người bỏ phiếu ủng hộ cho một chương trình chính trị hay một khoản luật riêng nào phản lại với nội dung chính yếu của đức tin và luân lý. Đức tin Kitô giáo là một mối hiệp nhất nguyên vẹn, do đó, nó không dính dáng gì tới việc tách biệt một yếu tố đặc biệt nào đó có thể gây tác hại cho toàn bộ tín lý Công Giáo”.

“Khi xẩy ra vấn đề sinh hoạt chính trị phản lại với các nguyên tắc luân lý không được châm chước, dung hòa hay suy giảm, thì việc dấn thân Công Giáo mang đầy trách nhiệm lại càng hiển nhiên hơn. Trước những đòi hỏi đạo lý trọng yếu và bất khả thế… cái đang gặp nguy cơ hiện này là yếu tính của lề luật luân lý là những gì liên quan đến sự thiện toàn vẹn của con người. Đây là trường hợp xẩy ra với những khoản luật liên quan đến vấn đề phá thai và trợ an tử (xin đừng lầm lẫn với quyết định từ chối những chữa trị ngoại lệ là những gì vẫn hợp luân lý). Những khoản luật này phải bênh vực quyền sống căn bản từ khi được thụ thai cho tới khi tự nhiên qua đời. Cũng thế, cần phải nhắc lại về vấn đề nhiệm vụ tôn trọng và bảo vệ các quyền lợi của phôi thai bào con người. Gia đình cũng cần phải được bảo toàn và nâng đỡ theo chế độ đơn hôn giữa một người nam và một người nữ, và cần phải bảo vệ tính cách duy nhất và vững bền của nó chống lại với những luật lệ về ly dị: không một hình thức chung sống nào khác có thể được đặt ngang hàng với hôn nhân hay được pháp lý công nhận”.

“Về vấn đề giáo dục con cái, đó là một quyền lợi bất khả nhượng cũng được Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền công nhận. Tương tự như thế, người ta phải chú trọng tới việc xã hội bảo vệ các trẻ vị thành niên cho khỏi những hình thức nô lệ mới (như nghiện ngập và mãi dâm chẳng hạn). Ngoài ra, còn có quyền được tự do về tôn giáo và quyền phát triển kinh tế phục vụ con người và công ích, theo sự công bằng xã hội, những nguyên tắc về tình đoàn kết và hỗ trợ con người… Sau hết cần phải đề cập đến vấn đề hòa bình… Hòa bình bao giờ cũng là ‘việc làm của công bằng và hiệu quả của bác ái’. Nó đòi phải hoàn toàn và thật sự loại bỏ bạo lực và khủng bố, cũng như đòi thực hiện một cuộc dấn thân liên lỉ và khôn ngoan về phía tất cả các nhà lãnh đạo chính trị”.

III. NHÖÕNG NGUYEÂN TAÉC CUÛA TÍN LYÙ COÂNG GIAÙO VEÀ QUYEÀN TÖÏ LAÄP CUÛA LAÕNH VÖÏC TRAÀN THEÁ VAØ VEÀ CHUÛ TRÖÔNG ÑA DIEÄN

“Vẫn biết tính cách đa diện về các phương pháp học nói lên cho thấy những cảm tính và văn hóa khác nhau nên có thể hợp lệ trong việc sử dụng những vấn đề ấy, nhưng không một người Công Giáo nào có thể nại vào nguyên tắc đa diện, hay vào quyền tự lập trong việc giáo dân tham gia vào sinh hoạt chính trị, để ủng hộ những qui chế gây ảnh hưởng đến công ích, những qui chế dung hòa hay làm suy yếu những đòi hỏi trọng yếu về đạo lý…. Cần phải làm sáng tỏ là vấn đề nại lý thường được căn cứ ‘vào quyền tự lập hợp pháp của việc người giáo dân Công Giáo tham gia’ vào những nhu cầu chiùnh trị… Đối với tín lý về luân lý của Công Giáo thì quyền tự lập chính đáng về lãnh vực chính trị hay dân sự tách khỏi quyền tự lập đối với lãnh vực tôn giáo và Giáo Hội, nhưng không thoát khỏi quyền tự lập đối với lãnh vực luân lý, là một giá trị đã được Giáo Hội Công Giáo chứng thực và nhìn nhận và thuộc về gia sản của nền văn minh đương thời… Quyền hạn và nhiệm vụ của những người Công Giáo, cũng như của tất cả mọi người công dân trong việc thành tâm tìm kiếm chân lý, và trong việc dùng phương tiện hợp pháp để cổ võ và bênh vực các sự thật về luân lý, liên quan đến xã hội, công lý, tự do, tôn trọng sự sống con người, cùng với các quyền lợi khác của con người, là một cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Một số trong những sự thật này có thể được Giáo Hội truyền dạy không phải là vấn đề làm giảm bớt tính cách hợp lý của chính trị hay ‘quyền tự lập’ chính đáng trong việc đóng góp của những người công dân dấn thân vào những lãnh vực này, một vấn đề không liên hệ đến vai trò, được đức tin Kitô giáo cho là hợp lý hay công nhận, có khả năng trong việc nhìn nhận những sự thất ấy… Thật là sai lầm khi lẫn lộn quyền tự lập thích đáng được các người Công Giáo hành sử trong sinh hoạt chính trị với chủ trương theo một nguyên tắc tách lìa khỏi giáo huấn của Giáo Hội về luân lý và xã hội”.
“Sống động và tác hành theo lương tâm con người về những vấn đề chính trị không phải là việc bó buộc phải chấp nhận những chủ trương xa lạ với chính trị hay là một thứ chủ nghĩa tín điều, mà là đường lối người Kitô hũu thực sự đóng góp để, qua sinh hoạt chính trị, xã hội trở nên công chính hơn và gắn bó với phẩm giá của con người hơn… Những ai, nếu tôn trọng lương tâm cá nhân, thấy rằng nhiệm vụ về luân lý của Kitô hữu trong việc tác hành hợp với lương tâm của mình như một cái gì đó làm cho họ không còn thích hợp với sinh hoạt chính trị nữa, ở chỗ họ chối bỏ tính cách hợp lý của việc tham gia chính trị theo như họ vốn xác tín về vấn đề công ích, sẽ mắc phải lỗi lầm của một hình thức khinh miệt trần thế”.

IV. NHỮNG CỨU XÉT LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ KHÍA CẠNH ĐẶC BIỆT.

Trong những năm gần đây, có những trường hợp xẩy ra trong một số những tổ chức được thành lập trên nguyên tắc Công Giáo song lại tỏ ra ủng hộ những lực lượng chính trị hay phong trào chủ trương ngược lại với giáo huấn về luân lý và xã hội của Giáo Hội liên quan đến những vấn đề đạo lý hệ trọng… không hợp với tư cách là phần tử thuộc những tổ chức hay hiệp hội cho mình là Công Giáo… Thật là thiển cận và hẹp hòi khi nghĩ rằng vấn đề dấn thân của người Công Giáo trong xã hội chỉ hạn hẹp trong việc thuần túy biến đổi những cấu trúc trần thế, bởi vì, ở tầng cấp căn bản nhất, nếu không có một nền văn hóa nào có khả năng lãnh nhận, biện minh và mang ra áp dụng những chủ trương phát xuất từ đức tin và luân lý thì những sự biến đổi bao giờ cũng chỉ được xây dựng trên một nền tảng mỏng dòn… Trong một xã hội mà sự thật không được đề cập tới cũng chẳng được kiếm tìm thì mọi thứ hình thức thi hành chân chính về quyền tự do sẽ bị suy đồi, mở đường cho những méo mó lệch lạc buông tuồng và vị kỷ, làm giảm đi việc bảo vệ sự thiện của con người cũng như của toàn thể xã hội”.

“Về vấn đề này, cần phải nhắc lại một sự thật mà ngày nay thường không được công chúng nhận định hay quan niệm một cách đúng đắn, đó là quyền tự do lương tâm, nhất là, quyền tự do tôn giáo, những quyền được Công Đồng Chung Vaticanô II truyền dạy trong Sắc Lệnh ‘Dignitatis humanae’ nhân phẩm con người, phải được căn cứ vào phẩm giá siêu hình của con người, chứ không phải vào tính chất tương đương vô hữu nơi các tôn giáo hay nơi các hệ thống văn hóa do con người tạo nên… Giáo huấn về quyền tự do lương tâm và quyền tự do tôn giáo, bởi thế, không trái nghịch với việc tín lý Công Giáo lên án chủ nghĩa khô đạo và chủ trương tương đối tôn giáo; trái lại, giáo huấn này hoàn toàn phù hợp với tín lý ấy”.

V. KẾT LUẬN

“Những nguyên tắc được nhắc đến trong Bản Ghi Chú này là để làm sáng tỏ một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong mối hiệp nhất của đời sống Kitô hữu, đó là vấn đề liên kết chặt chẽ giữa đức tin và đời sống, giữa Phúc Âm và văn hóa, như Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhắc nhở vậy.
 

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu được Màn Ðiện Toán VIS của Tòa Thánh phổ biến ngày Thứ Năm 16/1/2003

17/1 Thứ Sáu

Con Người Văn Minh Nhân Bản: Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ và Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc

Con người ngày nay văn minh không phải chỉ về phương diện vật chất là khoa học và kỹ thuật, mà còn và nhất là còn về phương diện nhân bản, tức về phương diện ý thức được quyền làm người của mình. Lịch sử thế giới đã bước vào giai đoạn văn minh nhân bản qua hai biến cố Ðộc Lập Hoa Kỳ năm 1776 và Cách Mạng Pháp năm 1789. Di tích lịch sử của Biến Cố Ðộc Lập Hoa Kỳ đánh dấu con người văn minh về nhân bản là Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập, một văn kiện đã được Tổng Thống Bush hôm 14/1/2003 đề cập đến trong bài công bố Ngày Toàn Quốc Thánh Hóa Sự Sống Con Người (như Màn Ðiện Toán thoidiemmaria.net phổ biến hôm qua). Còn chung thế giới phải đợi mãi đến sau Thế Chiến Thứ Hai mới có được một văn bản đánh dấu văn minh nhân bản này, đó là Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, một văn kiện đã được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đề cập tới trong bài diễn từ mừng tân niên với 177 vị trong phái đoàn lãnh sự các quốc gia tại Tòa Thánh Vatican hôm 13/1/2003 (như Màn Ðiện Tóan thoidiemmaria phổ biến hôm kia). Nếu muốn xem lại những đoạn chính trong hai văn kiện quan trọng này, những xác tín thành văn mà, theo Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong bài diễn từ được nhắc đến trên đây, nếu người ta trung thành tuân giữ thì thế giới này đã khác lắm rồi, xin mời quí bạn đọc bài Nhân Quyền trong Trang Nhân Bản ở Mục Hội Ngộ Tâm Linh.

16/1 Thứ Năm

Ngày Thánh Hóa Sự Sống Con Người

Tòa Bạch Ốc
Văn Phòng Bí Thư Báo Chí

Ngày 14/1/2003
Ngày Toàn Quốc Thánh Hóa Sự Sống Con Người 2003

Do Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Công Bố

Đất nước của chúng ta được xây dựng trên những lời hứa hẹn về sự sống cũng như trên quyền tự do cho tất cả mọi người công dân. Được thúc đẩy bởi một tấm lòng hết sức trọng kính phẩm giá con người, các Vị Cha Ông Lập Quốc của chúng ta đã hoạt động để bảo toàn những quyền lợi này cho những thế hệ mai sau, và hôm nay đây chúng ta tiếp tục tìm cách hoàn thành những gì các vị hứa hẹn trong luật lệ của chúng ta cũng như trong xã hội của chúng ta. Vào Ngày Toàn Quốc Thánh Hóa Sự Sống Con Người, chúng ta tái xác nhận giá trị sự sống con người và lập lại việc dấn thân của chúng ta trong việc bảo đảm là hết mọi người Hoa Kỳ đều có thể được sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc.

Vì chúng ta tìm cách cải tiến tính chất của sự sống, thắng vượt các thứ bệnh tật, và phát động việc nghiên cứu y khoa quan trọng, nên Chính Quyền chúng tôi sẽ tiếp tục tôn kính những lý tưởng lập quốc Hoa Kỳ của chúng ta về vấn đề bình đẳng phẩm giá và quyền lợi cho hết mọi người Hoa Kỳ. Mỗi một con trẻ là một ưu tiên và là phúc lành, tôi tin rằng tất cả phải được đón nhận vào đời và phải được luật pháp bảo vệ. Chính Phủ chúng tôi vẫn ủng hộ những giải pháp thương cảm thay vì phá thai, như việc giúp cho các người phụ nữ gặp cơn khủng hoảng ở những nhà trọ cho các bà mẹ, khuyến khích việc nhận con nuôi, phát động việc giáo dục tiết chế tính dục, và ban hành những luật lệ đòi hỏi việc cha mẹ phải thông báo cũng như đòi phải có một giai đoạn chờ đợi đối với các con em vị thành niên.

Đạo Luật Bảo Vệ Các Thơ Nhi Sống Sót Vào Đời được tôi ký thành luật vào Tháng 8/2002, là một đóng góp quan trọng đối với nỗ lực của chúng ta trong việc chăm sóc cho sự sống con người. Điều luật quan trọng này giúp bảo vệ những phần tử dễ bị tổn thương nhất trong xã hội của chúng ta, bằng việc bảo đảm là hết mọi thơ nhi sống sót vào đời, bao gồm cả các em bị phá thai còn sống sót, đều được coi là một ngôi vị và được luật Liên bang bảo vệ. Nó giúp vào việc đạt được những lời hứa hẹn của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập cho tất cả mọi người, kể cả những ai không có tiếng nol1i và khả năng để bênh vực quyền lợi của họ.

Bằng những qui chế có tính cách đạo lý và với lòng thương cảm của người Hoa Kỳ, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng một thứ văn hóa tôn trọng sự sống. Những tổ chức tín ngưỡng và cộng đồng cùng với cá nhân những người công dân đóng một vai trò quan trọng trong việc kiên cường tình cận thân của chúng ta cũng như mang lại tiện nghi cho những ai cần thiết. Bằng việc giúp đỡ những người công dân đồng hương của mình, những nhóm người này nhìn nhận phẩm giá của hết mọi con người cũng như những cơ hội của hết mọi mạng sống; những nỗ lực quan trọng của họ đang góp phần xây dựng một Đất Nước chân chính và quảng đại hơn nữa. Bằng việc cùng nhau hoạt động để bảo vệ thành phần yếu kém, bất toàn và bị hất hủi, chúng tôi chủ trương một nền văn hóa hy vọng và muốn bảo đảm cho tất cả mọi người một tương lai tươi sáng hơn.

BỞI THẾ, GIỜ ĐÂY, TÔI, GEORGE W. BUSH, Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, bằng quyền bính Hiến Pháp và luật pháp Hiệp Chủng Quốc ban cho, công bố nơi đây rằng Chúa Nhật, ngày 19/1/2003, là Ngày Toàn Quốc Thánh Hóa Sự Sống Con Người. Trong lúc chúng ta suy tư về sự thánh thiện của sự sống con người, tôi kêu gọi tất cả mọi người Hoa Kỳ hãy chấp nhận ngày này bằng những lễ nghi thích hợp nơi gia đình cũng như nơi phượng tự của chúng ta, hãy tái dấn thân cho việc cảm thương phục vụ, và hãy tái quyết tâm tôn trọng sự sống và phẩm giá của hết mọi người.

Ngày hôm nay 14 Tháng Giêng Năm 2003 Chúa Giáng Sinh, và Năm 227 Độc Lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

GEORGE W. BUSH

 

Bài Diễn Văn của Tổng Thống Bush về việc ban hành đạo luật cấm chỉ việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục.

Tổng Thống Bush, vào ngày 10/4/2002, qua một bài diễn văn với một nhóm người ở Tòa Bạch Ốc, đã yêu cầu Thượng Viện cấm chỉ tất cả mọi thứ tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning.


Tất cả chúng ta ở đây hôm nay đều tin tưởng vào cái hứa hẹn của ngành y khoa tân tiến. Chúng ta hy vọng sẽ đến nơi khoa học có thể dẫn chúng ta tới. Và chúng tôi cũng ở đây hôm nay vì chúng ta tin vào những nguyên tắc của y khoa theo luân thường đạo lý.

Khi chúng ta tìm cách cải tiến sự sống con người, chúng ta bao giờ cũng phải bảo trì phẩm giá con người. Bởi thế, chúng ta phải ngăn ngừa việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning bằng việc chặn đứng nó trước khi nó bắt đầu…

Chúng ta đang sống ở một thời điểm của tiến bộ kinh khủng về y khoa. Hơn một năm trước đây chút xíu, các khoa học gia đã bắt đầu hé mở được cái mật mã về di chất con người, một trong những tiến bộ quan trọng nhất trong lịch sử khoa học. Các khoa học gia cũng đang chế tạo ra một thứ dụng cụ định bệnh mới để mỗi một người trong chúng ta có thể biết mình bị bệnh tật nguy hiểm mà phòng ngừa chúng.

Một ngày không lâu nữa, những trị liệu chính xác sẽ được thực hiện thích hợp cho việc cải tiến di chất riêng của chúng ta. Chúng ta đang ở trước ngưỡng cửa lịch sử chống phá những chứng liệt kháng AIDS, Alzheimer, ung thư và tiểu đường, tim mạch và Parkinson. Đó là những gì tốt đẹp không thể tưởng tượng nổi.

Thời đại của chúng ta trong giòng lịch sử được coi là một thời đại của y khoa về di chất, một thời đại chế ngự được những chứng bệnh ghê rợn nhất.
Thời đại của chúng ta cũng phải tỏ ra cho thấy việc chú ý, hạn chế và trách nhiệm chúng ta cần phải có đối với những khả năng mới này của khoa học.

Những phát minh nơi kỹ thuật của ngành sinh học y khoa không bao giờ được thực hiện bất chấp lương tri con người. Khi chúng ta tìm cách làm những gì có thể, chúng ta luôn phải biết những gì là đúng đắn, và chúng ta không được quên rằng cho dù chúng ta có theo đuổi những mục đích cao quí nhất chúng cũng không biện minh cho bất cứ phương tiện nào chúng ta sử dụng.

Khoa học đặt ra trước mắt chúng ta những quyết định mang lại hậu quả to tát. Chúng ta có thể theo đuổi việc nghiên cứu y khoa bằng một cảm quan rõ ràng liên quan đến mục đích luân lý, hay chúng ta tiến bước trong một thế giới chúng ta sống chỉ để hối hận, vì trong tay không có địa bàn luân thường đạo lý. Khoa học giờ đây đang đẩy mạnh vấn đề tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning. Chúng ta giải đáp vấn đề tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning ra sao để đi theo con đường này hay con đường kia đây.

Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning là việc sản xuất trong phòng thí nghiệm những cá nhân con người về di chất hoàn toàn đồng nhất với một hữu thể con người khác. Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning này đạt được bằng việc cho di chất của một người hiến bào vào trứng của một người phụ nữ không còn nhân trung. Kết quả xẩy ra là một phôi thai bào mới hay được tạo sinh phi tính dục trở thành một bản sao y hệt của người hiến bào. Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning đã tiến từ chỗ khoa học giả tưởng đến khoa học.

Một hãng kỹ thuật sinh học đã bắt đầu thực hiện việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning với mục đích để nghiên cứu. Các khoa học gia Trung Hoa đã tạo ra được những tế bào thân từ các phôi thai bào được tạo sinh kiểu phi tính dục, bằng việc kết hợp chất di truyền DNA của con người với trứng của loài thỏ. Những hãng khác đã loan báo về các dự án sản xuất ra những đứa bé theo kiểu tạo sinh phi tính dục cloning này, cho dù có xẩy ra sự kiện là việc tạo sinh phi tính dục trong phòng thí nghiệm về loài vật đã tạo nên những cuộc tự động phá thai cùng với những cái dị thường kinh hoàng khiếp đảm.

Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning thật sự làm cho tôi cũng như cho hầu hết người Hoa Kỳ cảm thấy rùng mình. Sự sống là một tạo vật chứ không phải là một đồ vật. Con cái của chúng ta là tặng ân cần phải được yêu quí và bảo vệ, chứ không phải là những sản vật được phác họa và sản xuất. Cho phép thực hiện việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning sẽ là một bước quan trọng tiến đến một xã hội mà hữu thể của con người trở thành những phần cơ thể dư thừa, và trẻ con được kiến tạo cho những chuyên biệt tùy ý; đó là những gì không thể nào chấp nhận được.

Trong cuộc tranh luận hiện này về việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning có hai từ ngữ được sử dụng đến, đó là từ ngữ tạo sinh phi tính dục sản sinh (reproductive cloning) và từ ngữ tạo sinh phi tính dục nghiên cứu (research cloning). Tạo sinh phi tính dục sản sinh là ở chỗ tạo sinh phi tính dục một phôi thai bào và cấy nó vào một người phụ nữ với mục đích để sinh ra một đứa bé. May mắn thay, gần như mọi người Hoa Kỳ đều đồng ý rằng việc làm này cần phải được cấm chỉ. Tạo sinh phi tính dục nghiên cứu, trái lại, ở tại việc tạo sinh phi tính dục một phôi thai bào con người để rồi hủy diệt nó đi hầu tạo nên những tế bào thân.

Tôi tin rằng tất cả mọi thứ tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning đều là những gì sai quấy, và cần phải cấm đoán cả hai hình thức này, vì những lý do sau đây. Lý do thứ nhất đó là những gì thực hiện vượt ra ngoài mức cấm chỉ hoàn toàn không được tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning đều là vô luân. Việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu phản nghịch với nguyên tắc trọng yếu nhất của nền đạo lý y khoa, đó là không được phép khai thác hay dập tắt bất cứ một sự sống con người nào cho thiện ích của kẻ khác.

Tuy nhiên, luật nào cho phép việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu, mà lại cấm không cho phép sản sinh một con trẻ được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục, cũng cần phải tiến đến chỗ hủy hoại sự sống mới chớm nở của con người. Thứ hai, tất cả những gì vượt ra ngoài mức cấm chỉ hoàn toàn không được tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục thực sự sẽ không thể nào kiểm soát nổi. Những phôi thai bào con người được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning để nghiên cứu sẽ đầy giẫy nơi các phòng thí nghiệm cũng như các nơi trồng cấy phôi thai bào. Một khi sẵn có những phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục sẽ đi đến chỗ cấy thai. Cho dù có những qui định chặt chẽ nhất và đưa ra qui chế ngặt nghèo đi nữa cũng không tránh khỏi hay khám phá thấy cuộc sinh sản của những thơ nhi được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning. Thứ ba, những thiện ích của việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu là một việc rất phiêu lưu. Các người biện hộ cho việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu lập luận là những tế bào thân lấy ra từ các phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning sẽ được chủng vào một cá nhân đồng nhất về di truyền mà không gây nguy hại đến việc loại trừ mô thịt. Thế nhưng, chứng cớ lại cho thấy, căn cứ vào những nghiên cứu nơi loài vật, những tế bào được lấy từ những phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning thật sự bị loại trừ.

Ngay cả dù cho việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu có tác hiệu về y khoa chăng nữa, thì mọi người muốn hưởng lợi ích cần phải thực hiện việc tạo sinh theo kiểu phi tính dục cloning một phôi thai bào cho mình, cung cấp cho người bày vẽ những cơ sợi. Điều này sẽ tạo nên một thị trường hỗn loạn buôn bán trứng và người hiến trứng, cùng với việc khai thác thân thể của phụ nữ là những gì chúng ta không thể và không được để xẩy ra.

Tôi cương quyết chống lại việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning. Nhưng đồng thời chúng ta sẽ theo đuổi những đường lối hứa hẹn và hợp đạo nghĩa khác trong việc làm giảm bớt thương đau nhờ kỹ thuật sinh học…

… Tôi nhất định ủng hộ một khoản luật toàn diện táát cả mọi thứ tạo sinh con người theo kỹ thuật tạo sinh phi tính dục. Tôi sẽ phê chuẩn dự luật này, hết lòng phê chuẩn dự luật ấy, một dự luật được Thượng Nghị Sĩ Brownback và Mary Landrieu bảo trợ…

Dự luật được cẩn thận soạn thảo này sẽ cấm tất cả mọi thứ tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning ở Hiệp Chủng Quốc, bao gồm cả việc tạo sinh phi tính dục các phôi thai bào để nghiên cứu…

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Tòa Bạch Ốc được Zenit phổ biến ngày 10/4/2002)

15/1 Thứ Tư

ĐTC Gioan Phaolô II chia sẻ quan tâm về Tình Hình Thế Giới với Ngoại Giao Đoàn tại Tòa Thánh

Theo thông lệ hằng năm, vào dịp đầu năm Dương Lịch, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gặp Ngoại Giao Đoàn gồm tất cả những vị lãnh sự (năm nay tất cả là 177, năm trước 172) các quốc gia trên thế giới đang có liên hệ với Tòa Thánh, và chia sẻ nhận định cùng quan tâm của mình về tình hình thế giới ở khắp nơi trong năm qua. Sau đây là bài diễn từ của Ngài ngỏ với Lãnh Sự Đoàn Thế Giới hôm Thứ Hai 13/1/2003 (năm trước ngày 10/1), trong đó, ở đoạn 3 và 4, Ngài chẳng những nhấn mạnh đến những nguyên tắc cụ thể, 3 điều tích cực cần phải làm và 3 điều tiêu cực cần phải tránh, để có thể thay đổi tình hình thế giới biến loạn, mất thăng bằng, choáng váng đang lao mình xuống vực thẳm hiện nay, mà còn, ở đoạn 5, Ngài nêu lên hai trường hợp điển hình liên quan đến Âu Châu và Phi Châu, cho 6 điểm cần phải áp dụng thực hành như Ngài đã nêu lên và kêu gọi.

Ngaøi Tröôûng Ngoaïi Giao Ñoaøn

Quí Vị Tôn Nữ Tôn Nam,

1. Cuộc gặp gỡ hôm nay ở vào lúc mở màn cho một Tân Niên là một truyền thống tốt đẹp hiến cho Tôi được dịp vui mừng đón tiếp quí vị, và qua vai trò đại diện của quí vị, một cách nào đó, gắn bó cả với tất cả mọi dân tộc của quí vị nữa! Vì qua quí vị và nhờ quí vị mà Tôi biết được những niềm hy vọng và khát vọng của họ, những thành đạt và suy thoái của họ. Hôm nay, Tôi xin nhiệt tình nguyện chúc cho xứ sở của quí vị được hạnh phúc, an bình và thịnh vượng.

Ở ngưỡng cửa của Tân Niên này, bằng lời nguyện cầu, Tôi cũng xin chúc cho tất cả quí vị, gia đình của quí vị và công dân của quí vị được tràn đầy phúc lành thần linh.

Trước khi chia sẻ với quí vị một số suy tư về hiện tình trên thế giới cũng như trong Giáo Hội, Tôi phải cám ơn Vị Trưởng Phái Đoàn của quí vị là Lãnh Sự Giovanni Galassi, về những lời lẽ tốt đẹp và chúc mừng nồng hậu ông đã nhân danh mọi vị ở đây chân thành bày tỏ về con người và tác vụ của Tôi. Xin nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của Tôi!

Thưa Ông Lãnh Sự, ông cũng vạch ra cho thấy những mong đợi sâu xa của con người nam nữ tân tiến ngày nay, tất cả những niềm mong đợi rất hay thường bị bị tiêu tán bởi những cuộc khủng hoảng về chính trị, bởi cuộc bạo động quân sự, bởi những xung khắc xã hội, bởi nghèo khổ hay những tai ương thiên nhiên. Chưa bao giờ nhân loại cảm thấy thế giới họ đang hình thành đây bị bấp bênh như ở vào lúc mở màn cho một tân thiên niên kỷ này.

2. Bản thân Tôi đã xúc động trước cảm giác sợ hãi thường ngự trị trong tâm can con người đương thời của chúng ta. Một cuộc khủng bố bất ngờ có thể xẩy ra bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu; vấn đề không giải quyết nổi ở Trung Đông, trong đó có Thánh Địa và Iraq; tình trạng hỗn loạn gây đổ vỡ ở Nam Mỹ Châu, nhất là ở Á Căn Đình, Colombia và Venezuela; những cuộc xung đột gây cho nhiều quốc gia Phi Châu không thể tập trung nổi vào việc phát triển; những thứ bệnh hoạn lây nhiễm và chết chóc; tình trạng đói khát trầm trọng, nhất là ở Phi Châu; thái độ vô trách nhiệm làm cạn kiệt các nguồn nhiên liệu của trái đất này, tất cả những điều này là các thứ dịch đe dọa sự sống còn của nhân loại, tình trạng an bình của con người cũng như tình trạng an ninh của các xã hội.

3. Tuy nhiên, mọi sự đều có thể đổi thay. Nó lệ thuộc vào mỗi một người trong chúng ta. Mỗi người có thể đều có thể kiến tạo nơi bản thân mình cái khả năng tin tưởng, thành tín, tôn trọng nhau và dấn thân phục vụ người.

Hiển nhiên là nó cũng tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo chính trị nữa, thành phần được kêu gọi để phục vụ công ích. Quí vị sẽ không lấy làm lạ lùng khi thấy Tôi, trước một hội đồng các nhà ngoại giao đây, về vấn đề này, Tôi nói lên một số đòi hỏi mà Tôi tin rằng cần phải có để tất cả các dân nước, ngay cả chính nhân loại, không bị chìm xuống vực thẳm.

Trước hết, đó là “PHÒ SỰ SỐNG”! Hãy tôn trọng chính sự sống và mạng sống của con người: hết mọi sự được bắt đầu ở chỗ này, vì quyền lợi trọng yếu nhất của loài người phải là quyền sống. Phá thai, trợ an tử, tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning chẳng hạn, đều là những nguy cơ hạ con người xuống thành một đối vật thuần túy, ở chỗ có thể sử dụng sự sống và sự chết tùy ý! Khi loại trừ tất cả mọi qui tắc về luân lý thì việc nghiên cứu khoa học liên quan đến các nguồn mạch sự sống trở thành việc chối bỏ bản vị và phẩm giá của con người. Chính chiến tranh là một cuộc tấn công sự sống con người, vì nó gây ra khổ đau và chết chóc. Cuộc chiến đấu cho hòa bình bao giờ cũng là một cuộc chiến đấu cho sự sống vậy!

Sau nữa, đó là TÔN TRỌNG LUẬT LỆ. Sinh hoạt trong xã hội, nhất là sinh hoạt quốc tế, đặt ra những nguyên tắc chung bất khả vi phạm, với mục đích là để bảo toàn nền an ninh và quyền tự do của cá nhân người công dân cũng như của các quốc gia. Những qui luật hành động này là nền tảng cho sự bền vững của quốc gia và quốc tế. Hôm nay đây các vị lãnh đạo chính trị đang có trong tay những văn bản và những thiết định rất thích đáng. Chỉ cần mang chúng ra thực hiện mà thôi. Thế giới sẽ hoàn toàn trở nên khác hẳn nếu người ta bắt đầu áp dụng một cách thẳng thắn những hiệp ước đã ký kết với nhau!

Sau hết, đó là PHẬN VỤ ĐOÀN KẾT. Trong một thế giới tràn ngập những tín liệu, thế nhưng, ngược đời thay, lại là những gì rất khó truyền đạt, ở những nơi điều kiện sinh sống chênh lệch một cách đáng hổ ngươi, cần phải hết sức nỗ lực để bảo đảm rằng hết mọi người đều cảm thấy mình có trách nhiệm đối với việc phát triển và phúc hạnh của tất cả mọi người. Tương lai của chúng ta đang gặp nguy hiểm. Người trẻ bị thất nghiệp, người tật nguyền bị loại trừ, người lão thành bị bỏ bê, các quốc gia quằn quại với đói khát và bần cùng: tất cả những tình trạng này thường làm cho con người thất vọng và trở thành mồi ngon cho khuynh hướng khép kín bản thân hay vùng vẫy bằng võ lực.

4. Đó là lý do tại sao cần phải thực hiện những quyết chọn để nhân loại vẫn còn thấy được tương lai của mình. Bởi thế, các dân tộc trên trái đất này, cùng với các nhà lãnh đạo chính trị của họ, đôi khi phải biết can đảm nói lên tiếng “không”.

“KHÔNG VỚI SỰ CHẾT!” Tức là chối từ tất cả những gì tấn công phẩm giá vô giá của hết mọi con người, bắt đầu từ phẩm giá của những thai nhi. Nếu sự sống thực sự là một kho tàng thì chúng ta cần phải biết làm sao để có thể bảo trì nó và làm cho nó sinh hoa kết trái mà không làm nó bị méo mó. “Không” với tất cả những gì làm suy yếu đời sống gia đình là tế bào gốc của xã hội. “Không” với tất cả những gì hủy hoại nơi trẻ em cái cảm quan tranh đấu, lòng tôn trọng bản thân chúng và tha nhân, cũng như cảm quan phục vụ.

“KHÔNG VỚI VỊ KỶ!” Nói cách khác, đó là chối từ tất cả những gì thúc đẩy con người đi đến chỗ tự vệ bản thân mình trong ốc đảo của một thứ giai cấp xã hội ân huệ hay của một thứ sảng khoái văn hóa tẩy chay các nền văn hóa khác. Cần phải xét lại lối sống của thành phần giầu thịnh, kiểu cách hưởng thụ của họ, căn cứ vào ảnh hưởng của những cách hưởng thụ này tác dụng trên những xứ sở khác. Chúng ta hãy đề cập đến vấn đề như nguồn nhiên liệu về nước là những gì Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đã xin tất cả chúng ta hãy lưu ý tới trong năm 2003 này. Vị kỷ còn là thái độ dửng dưng của các quốc gia giầu thịnh đối với các quốc gia bị lạnh lẽo bên ngoài. Tất cả mọi dân nước đều có quyền lãnh hưởng một phần công bằng nơi những sản vật của thế giới này, cũng như nơi những kỹ thuật của các quốc gia tân tiến hơn. Chẳng hạn chúng ta làm sao lại không nghĩ đến phương tiện để mọi người có thể hưởng được những thứ thuốc men về di truyền cần thiết để tiếp tục chống lại những chứng bệnh đang lan tràn khắp nơi hiện nay, một phương tiện mà, than ôi, thường gặp trở ngại bởi những yếu tố kinh tế ngắn hạn?

“KHÔNG VỚI CHIẾN TRANH!” Chiến tranh không phải lúc nào cũng bất khả tránh. Nó bao giờ cũng là một vấn đề thảm bại đối với nhân loại. Luật lệ quốc tế, thành tâm đối thoại, tình đoàn kết giữa các Quốc Gia, việc làm cao quí của ngành ngoại giao, đó là những phương pháp xứng hợp với cá nhân cũng như quốc gia trong việc giải quyết những cái khác biệt. Tôi nói đến điều này khi Tôi nghĩ đến những ai vẫn còn đặt niềm tin vào các thứ vũ khí hạch nhân, cũng như đến muôn vàn tất cả những vụ xung đột tiếp tục bắt anh chị em trong nhân loại của chúng ta làm con tin. Vào Ngày Lễ Giáng Sinh, Bêlem đã nhắc chúng ta nhớ đến cuộc khủng hoảng khó giải quyết ở Trung Đông, nơi mà hai dân tộc, Do Thái và Palestine, được kêu gọi để sống bên nhau trong sự tương kính, có tự do và chủ quyền như nhau. Không cần phải lập lại ở đây những gì Tôi đã nói với quí vị cũng vào dịp này năm trước, hôm nay Tôi chỉ muốn thêm là, khi phải đối diện với tình hình liên tục suy bại trong cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, thì để giải quyết không bao giờ được ép uổng bằng việc sử dụng đến vấn đề khủng bố hay xung đột võ khí, như thể chiến thắng về quân sự có thể mang lại câu giải đáp vậy. Và chúng ta phải nói gì đây về mối đe dọa của một cuộc chiến tranh có thể giáng xuống trên nhân dân Iraq, mảnh đất của các Vị Tiên Tri, một dân tộc đã bị thử thách đớn đau vì bị cấm vận kinh tế hơn 12 năm trời? Chiến tranh không bao giờ biện minh cho phương tiện con người có thể dùng để giải quyết những khác biệt giữa các quốc gia. Như Bản Hiến Chương của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc và chính luật lệ quốc tế đã nhắc nhở chúng ta là không thể đi đến chỗ chiến tranh, cho dù là vấn đề cần phải bảo đảm cho công ích, trừ khi không còn chọn lựa nào khác, những chọn lựa phù hợp với những điều kiện ngặt nghèo, liên quan đến các thành quả xẩy ra cho thành phần thường dân cả trong khi lẫn sau khi xẩy ra những cuộc đụng độ quân sự.

5. Thế nên, chúng ta có thể thay đổi được cục diện của những biến chuyển, một khi chúng ta có thiện chí, biết tin tưởng nhau, trung thành với những cuộc dấn thân và hợp tác giữa thành phần hữu trách. Tôi xin đưa ra hai thí dụ điển hình.

Âu Châu ngày nay, một địa lục đã có một thời hiệp nhất và vươn rộng. Âu Châu đã thành công trong việc phá đổ những bức tường làm nó hổ ngươi ê mặt. Nó đã dấn thân phác họa và kiến tạo nên một thực thể mới có khả năng liên kết tính cách duy nhất và đa diện, chủ quyền quốc gia và sinh hoạt chung, tiến bộ kinh tế và công lý xã hội. Tân lục địa Âu Châu này là nơi mang những giá trị đã từng sinh hoa trái qua hai ngàn năm ở “nghệ thuật” suy nghĩ và sinh hoạt mang lại thiện ích cho toàn thế giới. Trong số những giá trị này phải kể đến vị thế nổi bật của Kitô Giáo, vì tôn giáo này đã làm phát sinh ra một nền nhân bản làm thấm nhuần lịch sử Âu Châu cùng các cơ chế của lục địa này. Nhắc đến gia sản này, Tòa Thánh Vatican và tất cả mọi Giáo Hội Kitô Giáo đã thôi thúc những ai phác họa Bản Hiệp Định Hiến Pháp sau này của Khối Hiệp Nhất Âu Châu hãy bao gồm cả chi tiết liên quan đến các Giáo Hội và các định chế tôn giáo. Với tấm lòng hoàn toàn tôn trọng quyền bính trần thế, chúng tôi tin tưởng là ba yếu tố bổ túc cho nhau sau đây đáng phải được nhìn nhận, đó là quyền tự do tôn giáo, không phải chỉ liên quan đến khía cạnh cá nhân và lễ nghi, mà còn đến cả những chiều kích xã hội và cơ cấu nữa; tính cách thích hợp của các cấu trúc để trao đổi và tham vấn giữa những Cơ Cấu Cai Trị và các cộng đồng tín hữu; việc tôn trọng tính cách pháp nhân của các Giáo Hội cũng như của các định chế tôn giáo thuộc các Quốc Gia Phần Tử của Khối này đã được hưởng. Một Âu Châu chối bỏ quá khứ của mình, phủ nhận sự kiện tôn giáo, và không có một chiều kích thiêng liêng, sẽ hoàn toàn trở thành hèn yếu trước một dự án đầy tham vọng cần đến mọi nỗ lực của nó trong việc kiến tạo nên một Âu Châu cho tất cả mọi người!

Cả Phi Châu nữa, hôm nay cũng cho chúng ta cơ hội để hoan hỉ: đó là một Angola đã bắt đần được tái thiết; một Burundi đã đi vào con đường có thể dẫn đến hòa bình và đang mong đợi cộng đồng thế giới thông cảm hỗ trợ về tài chính; một Cộng Hòa Dân Chủ Congo đang thực sự dấn thân vào một cuộc đối thoại quốc gia để tiến đến một nền dân chủ. Nước Sudan cũng đã cho thấy thiện chí, cho dù con đường dẫn đến hòa bình vẫn còn dài dòng và khổ công. Dĩ nhiên chúng ta phải cảm nhận được những dấu hiệu tiến bộ này và chúng ta phải khuyến khích các vị lãnh đạo chính trị đừng bỏ qua một nỗ lực nào trong việc bảo đảm từ từ là dân chúng Phi Châu cảm thấy những mầm mống nhú lên của một tiến trình hòa bình mang theo thịnh vượng, của một thứ an toàn không còn những đối chọi chủng tộc, khỏi tình trạng thay đổi bất thường và băng hoại. Vì lý do này chúng ta lấy làm thương tiếc về những đụng độ trầm trọng xẩy ra đã làm rung chuyển cả nước Côte-d’Ivoire cũng như nước Cộng Hòa Trung Phi, và kêu gọi nhân dân của những xứ sở này hãy bỏ khí giới xuống, hãy tôn trọng hiến pháp hiện hành của họ và hãy đi đến chỗ đối thoại nội bộ quốc gia. Thế nên mới cần phải bao gồm tất cả mọi yếu tố của cộng đồng quốc gia vào việc phác họa một xã hội có chỗ đứng cho hết mọi người. Ngoài ra, chúng ta còn để ý thấy là những người Phi Châu đã càng ngày càng cố gắng tìm kiếm những giải quyết hợp với những vấn đề của họ, nhờ sinh hoạt của Khối Hiệp Nhất Phi Châu và những hình thức tác hiệu của việc dàn xếp theo từng miền.

6. Quí Vị Tôn Nữ Tôn Nam, rất cần phải ghi nhận là nền độc lập của các Quốc Gia không thể hiểu được nếu không nói đến vấn đề liên thuộc. Tất cả mọi Quốc Gia đều có tương quan liên hệ với nhau để trở nên tốt đẹp hơn cũng như trở thành tệ hại hơn. Đó là lý do, và thực sự là thế, chúng ta cần phải phân biệt lành với dữ và điểm đích danh của chúng. Như lịch sử đã dạy cho chúng ta hết lần này đến lần khác là chính lúc tình trạng ngờ vực hay lầm lẫn về những gì đúng sai làm chủ tình thế thì con người lại sợ những sự dữ cả thể nhất xẩy ra.

Nếu chúng ta tránh khỏi tình trạng chao đảo này, theo Tôi, cần phải hội đủ hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất đó là việc tái nhìn nhận nơi Quốc Gia và giữa các Quốc Gia cái giá trị tối cao của lề luật tự nhiên là nguồn khơi lên những quyền lợi của quốc gia cũng như những công thức đầu tiên của lề luật quốc tế. Cho dù ngày nay vẫn còn một số người đặt vấn đề giá trị của lề luật tự nhiên này, Tôi vẫn xác tín rằng những nguyên tắc chung và phổ quát của nó vẫn có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn mối hiệp nhất của loài người, cũng như giúp chúng ta nuôi dưỡng việc phát triển lương tâm của cả những ai có trách nhiệm cai trị lẫn những ai thuộc quyền cai trị. Điều kiện thứ hai là chúng ta cần đến hoạt động kiên trì của những Vị Chính Quyền thành tâm và vô tư. Thật vậy, khả năng chuyên nghiệp bất khả thiếu của các vị lãnh đạo chính trị không thể nào thuận hợp, trừ phi khả năng này của họ gắn liền với những niềm xác tín mạnh mẽ về luân lý. Làm sao người ta có thể cho rằng mình hành sử công việc của thế giới mà lại không để ý gì tới một bộ những nguyên tắc làm căn bản cho “công ích đại đồng” được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nói đến trong bức Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế của ngài chứ? Một vị lãnh đạo bao giờ cũng có thể hành động hợp với niềm xác tín của họ trong việc loại bỏ những tình trạng bất công hay tình trạng băng hoại về cơ cấu, hoặc đi đến chỗ chấm dứt chúng. Chính là điểm này mà Tôi tin rằng chúng ta đang tái khám phá ra cái ngày nay chúng ta gọi là “việc cai trị tốt đẹp”. Tình trạng phúc hạnh về vật chất lẫn tình thần của nhân loại, việc bảo vệ tự do và các quyền lợi của con người, việc vô tư phục vụ cộng đồng, việc gần gũi với những hoàn cảnh sống cụ thể, tất cả những điều này cần phải đi trước tất cả mọi dự phóng chính trị và phải kiến tạo nên một thứ nhu cầu luân lý tự nó là những gì bảo đảm nhất cho nền hòa bình nơi các quốc gia cũng như hòa bình giữa các Quốc Gia.

7. Đối với các tín hữu thì những động lực này thực sự đã được thăng hoa bởi niềm tin vào một Vị Thiên Chúa là Đấng Hóa Công và là Cha của tất cả mọi người, Đấng đã trao phó cho con người vai trò làm quản lý trái đất cùng với nhiệm vụ yêu thương anh em mình. Đó là lý do tại sao, vì thiện ích riêng của mình, Quốc Gia cần phải bảo đảm là tất cả mọi người được thi hành một cách hiệu lực quyền tự do tôn giáo, một quyền tự nhiên, tức là một thứ quyền của cá nhân cũng như xã hội cùng một lúc. Như Tôi đã có dịp nhắc đến trong quá khứ, các tín hữu cảm thấy đức tin của mình được tôn trọng và cộng đồng của họ được hưởng tính cách pháp nhân, sẽ thâm tín dấn thân hoạt động hơn nữa cho dự án chung để xây dựng một xã hội dân sự mà họ là phần tử. Thế nên quí vị mới hiểu là tại sao Tôi đã nói lên thay cho tất cả mọi Kitô hữu, từ Á Châu đến Âu Châu, thành phần tiếp tục trở thành những nạn nhân của bạo động và bất dung nhượng, như mới xẩy ra trong cuộc cử hành lễ Giáng Sinh vừa rồi. Cuộc đối thoại đại kết giữa Kitô hữu cũng như việc kính cẩn liên hệ với các tôn giáo khác, nhất là với Hồi Giáo, là phương dược hay nhất để chữa trị những sứt mẻ về giáo phái, về sự cuồng tín hay về vấn đề khủng bố tôn giáo. Liên quan đến Giáo Hội Công Giáo, Tôi muốn đề cập đến một trường hợp duy nhất đã khiến Tôi hết sức đau lòng, đó là tình hình của các cộng đồng Công Giáo nơi Liên Bang Nga, một tình hình hiện nay qua nhiều tháng trời đã chứng kiến thấy một số vị Mục Tử của các cộng đồng này bị ngăn cản không được trở về với họ vì những lý do trị sự. Tòa Thánh mong các vị có thẩm quyền trong Chính Phủ có những quyết định cụ thể để chấm dứt cuộc khủng hoảng này, và giữ đúng những hiệp định quốc tế được một Nước Nga tân tiến và dân chủ đồng ý. Những người Công Giáo Nga muốn sống như những người anh em của họ trên khắp thế giới, được hưởng cùng một thứ quyền tự do và cùng một phẩm giá.

8. Quí Vị Tôn Nữ Tôn Nam, chớ gì tất cả chúng ta hợp nhau ở chốn này đây, một biểu hiệu của việc trao đổi và hòa bình thiêng liêng, bằng những hoạt động hằng ngày của mình, đóng góp vào việc thăng tiến tất cả mọi dân tộc trên trái đất, trong công lý và hòa hợp, cho việc tiến bộ của họ hướng đến những điều kiện tạo cho họ một đời sống hạnh phúc hơn và công bằng hơn, thoát được tình trạng nghèo khổ, bạo lực và những mối đe dọa chiến tranh! Xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn vàn phúc lành của Ngài xuống trên quí vị và tất cả mọi người quí vị đại diện. Chúc Mừng Tân Niên cho tất cả mọi người!

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ bản Anh ngữ do Zenit phổ biến ngày 13/1/2003, tài liệu nguyên ngữ Pháp văn của Vatican Press Office).
 

14/1 Thứ Ba

Bài Diễn Văn của Tổng Thống Bush về việc ban hành đạo luật cấm chỉ việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục.

Tổng Thống Bush, vào ngày 10/4/2002, qua một bài diễn văn với một nhóm người ở Tòa Bạch Ốc, đã yêu cầu Thượng Viện cấm chỉ tất cả mọi thứ tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning.


Tất cả chúng ta ở đây hôm nay đều tin tưởng vào cái hứa hẹn của ngành y khoa tân tiến. Chúng ta hy vọng sẽ đến nơi khoa học có thể dẫn chúng ta tới. Và chúng tôi cũng ở đây hôm nay vì chúng ta tin vào những nguyên tắc của y khoa theo luân thường đạo lý.

Khi chúng ta tìm cách cải tiến sự sống con người, chúng ta bao giờ cũng phải bảo trì phẩm giá con người. Bởi thế, chúng ta phải ngăn ngừa việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning bằng việc chặn đứng nó trước khi nó bắt đầu…

Chúng ta đang sống ở một thời điểm của tiến bộ kinh khủng về y khoa. Hơn một năm trước đây chút xíu, các khoa học gia đã bắt đầu hé mở được cái mật mã về di chất con người, một trong những tiến bộ quan trọng nhất trong lịch sử khoa học. Các khoa học gia cũng đang chế tạo ra một thứ dụng cụ định bệnh mới để mỗi một người trong chúng ta có thể biết mình bị bệnh tật nguy hiểm mà phòng ngừa chúng.

Một ngày không lâu nữa, những trị liệu chính xác sẽ được thực hiện thích hợp cho việc cải tiến di chất riêng của chúng ta. Chúng ta đang ở trước ngưỡng cửa lịch sử chống phá những chứng liệt kháng AIDS, Alzheimer, ung thư và tiểu đường, tim mạch và Parkinson. Đó là những gì tốt đẹp không thể tưởng tượng nổi.

Thời đại của chúng ta trong giòng lịch sử được coi là một thời đại của y khoa về di chất, một thời đại chế ngự được những chứng bệnh ghê rợn nhất.
Thời đại của chúng ta cũng phải tỏ ra cho thấy việc chú ý, hạn chế và trách nhiệm chúng ta cần phải có đối với những khả năng mới này của khoa học.

Những phát minh nơi kỹ thuật của ngành sinh học y khoa không bao giờ được thực hiện bất chấp lương tri con người. Khi chúng ta tìm cách làm những gì có thể, chúng ta luôn phải biết những gì là đúng đắn, và chúng ta không được quên rằng cho dù chúng ta có theo đuổi những mục đích cao quí nhất chúng cũng không biện minh cho bất cứ phương tiện nào chúng ta sử dụng.

Khoa học đặt ra trước mắt chúng ta những quyết định mang lại hậu quả to tát. Chúng ta có thể theo đuổi việc nghiên cứu y khoa bằng một cảm quan rõ ràng liên quan đến mục đích luân lý, hay chúng ta tiến bước trong một thế giới chúng ta sống chỉ để hối hận, vì trong tay không có địa bàn luân thường đạo lý. Khoa học giờ đây đang đẩy mạnh vấn đề tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning. Chúng ta giải đáp vấn đề tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning ra sao để đi theo con đường này hay con đường kia đây.

Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning là việc sản xuất trong phòng thí nghiệm những cá nhân con người về di chất hoàn toàn đồng nhất với một hữu thể con người khác. Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning này đạt được bằng việc cho di chất của một người hiến bào vào trứng của một người phụ nữ không còn nhân trung. Kết quả xẩy ra là một phôi thai bào mới hay được tạo sinh phi tính dục trở thành một bản sao y hệt của người hiến bào. Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning đã tiến từ chỗ khoa học giả tưởng đến khoa học.

Một hãng kỹ thuật sinh học đã bắt đầu thực hiện việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning với mục đích để nghiên cứu. Các khoa học gia Trung Hoa đã tạo ra được những tế bào thân từ các phôi thai bào được tạo sinh kiểu phi tính dục, bằng việc kết hợp chất di truyền DNA của con người với trứng của loài thỏ. Những hãng khác đã loan báo về các dự án sản xuất ra những đứa bé theo kiểu tạo sinh phi tính dục cloning này, cho dù có xẩy ra sự kiện là việc tạo sinh phi tính dục trong phòng thí nghiệm về loài vật đã tạo nên những cuộc tự động phá thai cùng với những cái dị thường kinh hoàng khiếp đảm.

Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning thật sự làm cho tôi cũng như cho hầu hết người Hoa Kỳ cảm thấy rùng mình. Sự sống là một tạo vật chứ không phải là một đồ vật. Con cái của chúng ta là tặng ân cần phải được yêu quí và bảo vệ, chứ không phải là những sản vật được phác họa và sản xuất. Cho phép thực hiện việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning sẽ là một bước quan trọng tiến đến một xã hội mà hữu thể của con người trở thành những phần cơ thể dư thừa, và trẻ con được kiến tạo cho những chuyên biệt tùy ý; đó là những gì không thể nào chấp nhận được.

Trong cuộc tranh luận hiện này về việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning có hai từ ngữ được sử dụng đến, đó là từ ngữ tạo sinh phi tính dục sản sinh (reproductive cloning) và từ ngữ tạo sinh phi tính dục nghiên cứu (research cloning). Tạo sinh phi tính dục sản sinh là ở chỗ tạo sinh phi tính dục một phôi thai bào và cấy nó vào một người phụ nữ với mục đích để sinh ra một đứa bé. May mắn thay, gần như mọi người Hoa Kỳ đều đồng ý rằng việc làm này cần phải được cấm chỉ. Tạo sinh phi tính dục nghiên cứu, trái lại, ở tại việc tạo sinh phi tính dục một phôi thai bào con người để rồi hủy diệt nó đi hầu tạo nên những tế bào thân.

Tôi tin rằng tất cả mọi thứ tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning đều là những gì sai quấy, và cần phải cấm đoán cả hai hình thức này, vì những lý do sau đây. Lý do thứ nhất đó là những gì thực hiện vượt ra ngoài mức cấm chỉ hoàn toàn không được tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning đều là vô luân. Việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu phản nghịch với nguyên tắc trọng yếu nhất của nền đạo lý y khoa, đó là không được phép khai thác hay dập tắt bất cứ một sự sống con người nào cho thiện ích của kẻ khác.

Tuy nhiên, luật nào cho phép việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu, mà lại cấm không cho phép sản sinh một con trẻ được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục, cũng cần phải tiến đến chỗ hủy hoại sự sống mới chớm nở của con người. Thứ hai, tất cả những gì vượt ra ngoài mức cấm chỉ hoàn toàn không được tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục thực sự sẽ không thể nào kiểm soát nổi. Những phôi thai bào con người được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning để nghiên cứu sẽ đầy giẫy nơi các phòng thí nghiệm cũng như các nơi trồng cấy phôi thai bào. Một khi sẵn có những phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục sẽ đi đến chỗ cấy thai. Cho dù có những qui định chặt chẽ nhất và đưa ra qui chế ngặt nghèo đi nữa cũng không tránh khỏi hay khám phá thấy cuộc sinh sản của những thơ nhi được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning. Thứ ba, những thiện ích của việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu là một việc rất phiêu lưu. Các người biện hộ cho việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu lập luận là những tế bào thân lấy ra từ các phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning sẽ được chủng vào một cá nhân đồng nhất về di truyền mà không gây nguy hại đến việc loại trừ mô thịt. Thế nhưng, chứng cớ lại cho thấy, căn cứ vào những nghiên cứu nơi loài vật, những tế bào được lấy từ những phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning thật sự bị loại trừ.

Ngay cả dù cho việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu có tác hiệu về y khoa chăng nữa, thì mọi người muốn hưởng lợi ích cần phải thực hiện việc tạo sinh theo kiểu phi tính dục cloning một phôi thai bào cho mình, cung cấp cho người bày vẽ những cơ sợi. Điều này sẽ tạo nên một thị trường hỗn loạn buôn bán trứng và người hiến trứng, cùng với việc khai thác thân thể của phụ nữ là những gì chúng ta không thể và không được để xẩy ra.

Tôi cương quyết chống lại việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning. Nhưng đồng thời chúng ta sẽ theo đuổi những đường lối hứa hẹn và hợp đạo nghĩa khác trong việc làm giảm bớt thương đau nhờ kỹ thuật sinh học…

… Tôi nhất định ủng hộ một khoản luật toàn diện chống lại tất cả mọi thứ tạo sinh con người theo kỹ thuật tạo sinh phi tính dục. Tôi sẽ phê chuẩn dự luật này, hết lòng phê chuẩn dự luật ấy, một dự luật được Thượng Nghị Sĩ Brownback và Mary Landrieu bảo trợ…

Dự luật được cẩn thận soạn thảo này sẽ cấm tất cả mọi thứ tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning ở Hiệp Chủng Quốc, bao gồm cả việc tạo sinh phi tính dục các phôi thai bào để nghiên cứu…

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Tòa Bạch Ốc được Zenit phổ biến ngày 10/4/2002)

13/1 Thứ Hai

Huấn Từ Truyền Tin Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

Anh Chị Em thân mến!

1. Mùa Giáng Sinh và Lễ Hiển Linh kết thúc với thánh lễ hôm nay kính Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ở sông Dược-Đăng. Các Phúc Âm đều chứng thực là khi Chúa Giêsu lên khỏi nước thì Thánh Thần xuống trên Người bằng hình một con chim bồ câu, và từ trên cao có tiếng Cha trên trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con” (Mk 1:11).

Lẫn lộn trong đám hối nhân, Chúa Giêsu đã xin Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho Người, khiến cho Vị Tiền Hô cảm thấy áy náy. Tuy nhiên, chính tác động này đã tỏ cho thấy đặc tính nơi vai trò thiên sai của Chúa Giêsu, đó là việc Người liên lỉ làm trọn ý muốn của Chúa Cha, trở thành “vật hy sinh đền bù tội lỗi của chúng ta” (1Jn 4:10).

Việc hạ mình liên kết bản thân mình với tội nhân sẽ đưa Người đến chỗ chết trên thập giá.

2. Việc Chúa Kitô dìm mình trong sự chết và phục sinh thực sự giải thoát con người khỏi tội lỗi và sự chết đồng thời mang lại một cuộc tái sinh trong Thần Linh, vì đó là một sự sống không bao giờ cùng. Đó là phép rửa Đấng Phục Sinh đã trao cho các vị tông đồ, khi sai các vị đi khắp thế giới (x Mt 28:19). Sáng hôm nay, theo tục lệ, Tôi đã hân hoan ban bí tích rửa tội này cho một số trẻ sơ sinh.

Bí tích rửa tội cho các thơ nhi rất thân quen với truyền thống Kitô hữu làm cho người ta hiểu được ngay ý nghĩa thuộc bản chất thực sự của ơn cứu độ. Ở chỗ cứu độ là một ân sủng, một tặng ân nhưng không Chúa ban cho. Thật vậy, Thiên Chúa bao giờ cũng yêu thương chúng ta trước và đã lấy máu Con của Ngài để trả giá cứu chuộc chúng ta.

Bởi thế, cha mẹ Kitô hữu cần phải quan tâm đến việc mang con cái mình đến bể rửa tội, nhờ đó chúng có thể nhờ đức tin của Giáo Hội lãnh nhận đại ân sự sống thần linh. Như vậy, chính những người làm cha mẹ, bằng gương mẫu, lời cầu nguyện và việc dạy bảo của mình, phải là những thày cô tiên khởi trong việc dạy dỗ cho con cái mình để hạt giống của sự sống mới ấy có thể đạt đến tầm vóc thành toàn.

3. Giờ đây, hướng về Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy cầu nguyện cho 22 thơ nhi đã lãnh nhận bí tích rửa tội sáng hôm nay; chúng ta hãy cầu nguyện cho cha mẹ của các bé, cho những người cha mẹ đỡ đầu cũng như cho hết mọi Kitô hữu. Xin Mẹ Chúa giúp tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa biết từ bỏ những gì trái với Phúc Âm, và luôn trung thành với những lời họ hứa quyết nơi bể rửa tội.

Như ĐTC nhắc đến trong huấn từ truyền tin trên đây, 22 bé thơ nhi (18 trai và 4 gái) đã được Ngài rửa tội cho vào Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, trong đó có ba anh em sinh ba được 4 tháng (Francesco, Pietro và Sergio Morgante, con của cặp vợ chồng người Sicily), và chỉ có hai em không phải người Ý là Elie Daou người Labanon và Maria Faustyna Kordyasz người Balan. Trong 24 năm làm Giáo Hoàng, ĐTC Gioan Phaolô II đã rửa tội cho 1.370 thơ nhi, cả ở Vatican cũng như ở Ý và ngoại quốc. Ngài đã rửa tội cho các bé tại Nguyện Đường Sistine.

Người Công Giáo Ukraine sẵn sàng đón tiếp Đức Thượng Phụ Moscow Alexy II

Giáo Hội Công Giáo theo lễ nghi Byzantine, như ĐHY Lubomyr Husar, TGM ở Lviv của dân Ukraine đã nhắc lại việc viếng thăm của ĐTC Gioan Phaolô II vào Tháng Sáu năm 2001 đã mang lại những thành quả tốt đẹp, và hy vọng rằng cuộc viếng thăm của Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Giáo Hội Chính Thống Nga, vị đã từng tỏ thái độ hầu như không có thiện cảm với Giáo Hội Công Giáo Rôma nói chung và việc làm của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói riêng, cũng mang lại “những thành quả tích cực”. Cuộc viếng thăm của ĐTP Giáo Chủ này đã được loan báo từ Tháng 11/2002, những đã được dời lại vì vấn đề sức khỏe và công vụ khác của vị này. Trong lời phát biểu qua Đài Phát Thanh Vatican, ĐHY Husar đã nói: “Ý muốn của Chúa Kitô chúng ta đã quá rõ, đó là cho chúng được nên một. Con đường dẫn đến hiệp nhất chắc chắn là dài, nhưng đã đến lúc phải cất bước đầu tiên… một cách can đảm”, mở màn bằng hiểu biết lẫn nhau và tha thứ cho nhau. ĐHY hy vọng chuyến viếng thăm của ĐTP Giáo Chủ sẽ góp phần vào việc “giải quyết ổn thỏa” “3 ngành của Chính Thống Giáo Ukraine trong mối liên hệ phúc âm” và củng cố “nền hòa bình Kitô Giáo và xã hội nơi dân chúng”. Ukraine có 48 triệu dân, trong đó có 9.3% Công Giáo.

Hội Đồng Ký Giả Nga lên án hành động vu khống và bêu xấu các tu sĩ Dòng Phanxicô

Ngày 14/10/2002, tiến sĩ Joaquín Navarro-Valls, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã phát biểu những lời thành văn bản như sau: “Tòa Thánh Vatican đã nhận được tin đáng lo ngại về một hoạt động đê tiện có ý làm mất thế giá Cộng Đồng Anh Em Hèn Mọn Truyền Thống Thánh Phanxicô ở Moscow, từ đó cũng làm mất thế giá của Giáo Hội Công Giáo nữa. Những vị tu sĩ này đã chứng kiến thấy một căn chung cư do các vị làm chủ đã cho một tư nhân thuê để người này sử dụng làm việc an sinh xã hội song căn chung cư này đã bị biến thành một căn nhà làm điếm. Mới đây, một tờ nhật báo nổi tiếng của thủ đô này, cũng như đài truyền hình số 1 và 3, đã tường trình một bản tin bịa đặt sai lầm, trong đó có những bức hình cho thấy những người mặc áo dòng được chụp ở những cảnh vô luân, với một mục đích tỏ tường là muốn tác hại đến thế giá của cộng đồng Công Giáo… Các vị bề trên địa phương của Dòng Anh Em Hèn Mọn Truyền Thống Thánh Phanxicô đã phổ biến những lời bác bỏ tất cả mọi tố cáo này và đáp lại tin tức sai lầm ở Moscow. Tòa Thánh Vatican cũng đống ý với những phản đối hợp lý này và hy vọng rằng công lý sẽ được sáng tỏ đúng như luật định”.

Đến nay, hội đồng ký giả thanh tra tác hành của các ký giả này đã tuyên bố là tờ nhật báo Komsomolkaya và đài truyền hình Ostankino đã sử dụng phương tiện ám muội để tuyên truyền những cáo giáo trầm trọng phạm đến thành phần tu sĩ này. Hai cơ quan truyền thông này đã dựng truyện nên bằng những chi tiết sai bậy. Hai cơ quan truyền thông này đã đưa ra những lập luận thiên lệch và bất chấp những lời giải thích của vị bề trên của dòng này là Cha Grogorio Cioroch.

Văn Phòng Phò Sự Sống của Các Đức Giám Mục Hoa Kỳ ủng hộ dự luật cấm tất cả mọi cuộc tạo sinh phi tính dục cloning

Bà giáo sư luân lý sinh học ở Đại Học Wiscolnsin là Alta Charo đã cho CNN biết về hậu quả gây ra bởi những lời công bố của hãng Clonaid liên quan đến hai bé gái do họ cho vào đời bằng phương pháp tạo sinh phi tính dục, rằng những lời công bố tạo sinh kiểu phi tính dục này có thể sẽ dẫn đến chỗ giới hạn việc nghiên cứu vấn đề trị liệu kiểu tạo sinh phi tính dục. Thật vậy, vào ngày 8/1/2003 Thứ Tư tuần vừa rồi, một dự luật đã được đưa ra bởi hai vị Dân Biểu là Dave Weldon, thuộc đảng Cộng Hòa ở Florida, và Bart Stupak, thuộc đảng Dân Chủ ở Michigan. Bà Cathleen Cleaver, phát ngôn viên của Văn Phòng Phò Sự Sống của các vị giám mục đã phát biểu như sau: “Trừ phi Quốc Hội mau tỏ thái độ, bằng không những nhóm tạo sinh phi tính dục cloning ẩu tả như nhóm giáo phái Raelian có thể theo đuổi những mục tiêu quái dị ở xứ sở chúng ta. Cũng có thể chống cả việc tạo sinh phi tính dục cloning cho vấn đề nghiên cứu nữa. Những nhà nghiên cứu vô trách nhiệm ở Massachusetts, California và các nơi khác có ý tạo sinh kiểu phi tính dục hàng loạt con người để sử dụng làm nguồn chất liệu cho việc nghiên cứu”. Dự án của giáo phái Raelian bị đa số lên án, một phần là vì 95% nỗ lực của họ trong việc làm này không thành công, tức là những trẻ em được tạo sinh kiểu ấy bị chết trước khi sinh hay bị biến dạng rùng rợn. Một số dự thảo từ địa điểm tạo sinh cloning nghiên cứu bao gồm cả việc để cho vật tạo sinh phát triển nhiều tuần lễ trước khi bị giết chết. Cái mỉa mai ở đây là việc tạo sinh cloning để nghiên cứu cần đến một mức độ tử vong 100% khi còn trong trứng nước. Để làm cho việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục thì người phụ nữ phải cung cấp một đống trứng bởi một tiến trình lấy ra gây đau đớn và nguy hiểm cho sức khỏe. Việc biến người phụ nữ thành những hãng cung cấp trứng cho việc nghiên cứu là một chủ trương hoàn toàn đáng ghê tởm”.
 

12/1 Chúa Nhật

Hoa Kỳ chuyển thêm quân đến Vùng Vịnh sửa soạn đánh Iraq

Cũng vào ngày Thứ Năm 9/1/2003, theo nguồn tin quân sự cho biết, từ Hoa Kỳ, đã có cả mấy ngàn điện thư dấu tên gửi đến Iraq với mục đích để thuyết phục hàng lãnh đạo Iraq rằng họ không thể thắng trận chiến chống lại Hoa Kỳ và đồng minh đâu. Một viên chức cho biết “đây mới chỉ là khởi đầu của một cuộc chiến tranh tâm lý mà thôi”. Các email này thúc giục họ hãy bỏ cuộc, và những lời hướng dẫn liên lạc với Liên Hiệp Quốc nếu họ chịu thua, bằng không Hoa Kỳ sẽ tấn công họ v.v. (Vấn đề người nghiên cứu tin này thắc mắc ở đây là tại sao lực lượng quân sự của Mỹ biết được vô số các địa chỉ điện thư của các viên chức cao cấp Iraq để gửi cho họ, phải chăng là do nhóm thanh tra viên quố ctế cung cấp, đúng như Tổng Thống Saddam Hussein đã tố giác vào Ngày Quân Lực Iraq vừa rồi là có gián điệp trong nhóm thanh tra viên?). Tất nhiên các viên chức quân đội và tình báo Mỹ nghĩ là phía Iraq sẽ không biết những điện thư này từ đâu mà đến, hay họ sẽ chặn những đường giây dẫn nhập để tránh cuộc tấn công điện thư này. CNN đã biết được biến cố này từ Thứ Sáu 10/1/2003 và thoạt tiên được những viên chức cao cấp trong chính phủ Bush yêu cầu đừng tường trình nó, sau đó những vị này quyết định có thể phổ biến.

Hôm Thứ Sáu 10/1/2003, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld đã ký một sắc lệnh chuyển thêm 35 ngàn quân nữa, trong đó có 7 ngàn hải quân ở Trại Lejeune, North Corolina, đến Vùng Vịnh Ba Tư để sửa soạn tấn công Iraq nếu xẩy ra nhu cầu này. Với quân số mới, tổng số quân Hoa Kỳ lên đến 80 ngàn, một số quân chưa từng có tại vùng đầy những mỏ dầu hỏa này. Ngũ Giác Đài dự định sẽ còn tăng quân số này lên tới 100 ngàn vào cuối Tháng Giêng 2003.

Ông Mohamed ElBaradei, tổng giám đốc của cơ quan nguyên tử lực quốc tế IAEA đã ở Washington để bàn thảo về vấn đề Iraq và Bắc Hàn với các viên chức cao cấp của Hoa Kỳ, trong đó có cả Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell. Sau khi gặp vị bộ trưởng này, ông đã cho biết “Tôi đã nói với ông bộ trưởng này rằng chúng tôi đang nhích lên chứ không nhanh như tôi mong muốn (ở Iraq). Iraq đang hợp tác ngon lành về phương diện tiến hành, song không nhiều lắm về phương diện chất liệu. Chúng tôi muốn thấy nhiều chứng cớ hơn, nhiều tài liệu hơn… nhiều chứng cớ chất liệu hơn liên quan đến việc hủy hoại những thứ mà họ nói rằng họ đã hủy hoại”. Ông giám đốc này còn nói ông muốn Iraq phải cộng tác hơn nữa đối với những lời yêu cầu của các thanh tra viên liên quan đến vấn đề phỏng vấn riêng các khoa học gia Iraq, vì các thanh tra viên này nghĩ rằng các khoa học gia có thể có tín liệu về những thứ vũ khí cấm nhưng họ chỉ tiết lộ một cách kín đáo và nếu sự an toàn của họ được bảo đảm mà thôi. Ông nói ông và ông Hans Blix sẽ trở lại Iraq vào ngày 19/1/2003 “để nhấn mạnh với người Iraq rằng chúng tôi không thể tiếp tục thực hiện những vấn đề trống”.

Vấn đề về Iraq được đặt ra với Thủ Tướng Tony Blair Hiệp Vương Quốc

Thủ Tướng Tony Blair đang gặp chống đối tại Hiệp Vương Quốc của ông, một đại quần đảo được gọi là United Kingdom of Great Britain, bao gồm các quốc gia khác nhau như, ở đảo phía Đông có Anh Cát Lợi (Scotland) ở phía bắc, Anh (England) ở phía đông nam, Wales ở phía tây nam, và ở đảo phía Tây chỉ có phần đất Đông Bắc Ái Nhĩ Lan (Ireland). Ông đã bị Patsy Calton thuộc Đảng Dân Chủ Cấp Tiến đặt vấn đề như sau: “Phải chăng ông đang theo đuổi một thứ chính sách nguy hiểm với Saddam Hussein, hay là ông đang thực sự nói với chúng tôi rằng ông cố ý đẩy đám quân Hiệp Vương Quốc này đi ngược lại với đa số dân chúng về vấn đề ấy đây?” Hơn 100 phần tử thuộc nhóm Lao Dộng MP của ông đe dọa chống lại hành động quân sự nếu không có chứng cớ thêm từ các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc cho thấy lỗi lầm của Tổng Thống Saddam Hussein. Dân chúng ở thủ đô Luân Đôn cũng tỏ ra nghi ngờ về chứng cớ để tấn công Iraq, về giá phải trả cho cuộc chiến này cùng với các động lực đưa đến cuộc chiến tranh ấy, trong đó có một người cho rằng chỉ vì dầu hỏa. Theo một cuộc thăm dò, như vị làm đầu thực hiện cuộc này là Peter Kellner cho biết, thì 73% dân chúng Hiệp Vương Quốc ủng hộ cuộc chiến này nếu bởi thẩm quyền Liên Hiệp Quốc, ngoài ra, chỉ có 22% dân chúng ủng hộ. Lý do là vì chỉ có Ử dân chúng Hiệp Chủng Quốc tin vào Tổng Thống Bush đối với vấn đề Iraq mà thôi.

Hôm Thứ Năm 9/1/2003, vị phát ngôn viên của Thủ Tướng Blair cho biết có lẽ hai nhà lãnh đạo Bush và Blair đã dừng chân. Thủ Tướng Blair đã nói với nội các của ông rằng “các thanh tra viên ở Iraq cần phải có thời gian và nơi chốn cần để thi hành việc của họ”, và vị Thủ Tướng này không coi ngày 27/1/2003, thời điểm các thanh tra viên tường trình cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, là thời điểm dứt điểm để mở màn cuộc tấn công. Vị phát ngôn viên này nói thêm: “Chúng ta đang ở trong một tiến trình… đây là tiến trình phải được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đồng loạt thỏa thuận”. Vị lãnh sự của Hiệp Vương Quốc ở Liên Hiệp Quốc là Jeremy Greenstock hôm Thứ Năm 9/1/2003 vừa rồi cũng nói ở Nữu Ước rằng: “Quí vị đừng đặt nặng vấn đề ngày 27/1, vì các thanh tra viên hôm nay đã cho chúng tôi biết rõ ràng là nếu họ có bất cứ chứng cớ nào, hay bị chối từ hoặc ngăn trở công việc thanh tra của họ, họ sẽ đến thẳng Hội Đồng Bảo An… Bởi thế, theo tôi, quí vị hãy yên tâm về ngày 27/1”.

Hôm Thứ Hai, 6/1/2003, khi nói với các vị lãnh sự của Hiệp Vương Quốc họp nhau ở Luân Đôn, Thủ Tướng Blair lần đầu tiên đã lên tiếng phê bình chính phủ Bush là chính phủ này cần phải lắng nghe các quốc gia khác liên quan đến tình hình Trung Đông, đến việc hâm nóng hoàn cầu cũng như đến tình trạng bần cùng trên thế giới. Ông nói: “Vấn đề dân chúng đặt ra với Hiệp Chủng Quốc… không phải là, chẳng hạn, việc họ chống lại nước này về vấn đề các thứ vũ khí đại công phá hay vấn đề khủng bố thế giới. Dân chúng nghe theo Hiệp Chủng Quốc về vấn đề này và rất đồng ú với họ là đàng khác. Thế nhưng, họ cũng muốn Hiệp Chủng Quốc phải nghe họ nữa kìa”.

Đức Giám Mục Iraq lên tiếng kêu gọi Hòa Bình

Trước tình hình đe dọa chiến tranh xẩy ra, Giám Mục Warduni phụ tá của Tòa Thượng Phụ Babylon theo lễ nghi Chaldean đã lên tiếng kêu gọi hòa bình qua Đài Phát Thanh Vatican hôm Thứ Năm 9/1/2003 như sau:

“Tôi kêu gọi toàn thể thế giới, kêu gọi tất cả mọi con người thiện chí, hãy hợp với Đức Giáo Hoàng để cầu nguyện cho hòa bình. Chúng ta hãy cầu xin để Thiên Chúa toàn năng ban hòa bình này cho chúng ta. Chúng tôi yêu cầu điều này, bằng sức mạnh của niềm tin, của lời cầu nguyện, của tình yêu thương. Xin cám ơn anh em và xin cầu cho chúng tôi. Đừng quên chúng tôi. Chúng tôi không hiểu nổi cuộc chiến tranh này. Nó là một mối đe dọa đối với con cái của chúng tôi, đối với thành phần già lão của chúng tôi, thành phần bệnh hoạn của chúng tôi, thành phần giới trẻ của chúng tôi, những người trong 12 năm qua chưa hề biết đến tương lai của mình. Tự do ở chỗ nào đây? Đức ái Kitô Giáo đâu rồi? Chúng tôi xin được sống như mọi người, chúng tôi không xin gì đặc biệt khác cả. Tại sao họ lại phải đến đây? Vì chúng tôi có dầu hỏa hay chăng? Họ hãy lấy dầu nhưng hãy để chúng tôi bằng yên. Vì Iraq giầu thịnh hay chăng? Thế nhưng cái giầu thịnh này do Thiên Chúa ban cho chứ không phải tự chúng tôi mà có. Chúng tôi phạm lầm lỗi gì đây?”

Đối với những ai đổ trách nhiệm cho chính quyền Iraq, ĐGM này nói: “Tất cả đều đáng trách. Tất cả đã gây ra những thứ chiến tranh trước đây và cuộc chiến tranh sắp sửa xẩy ra này. Tại sao chúng ta lại cho nó là một cuộc chiến tranh chính đáng chứ? Giáo Hội ở Iraq đã làm và không ngừng làm tất cả những gì có thể để xây dựng hòa bình. Để đạt được mục đích này, cùng với các Kitô hữu khác ở Iraq, chúng tôi đã chay tịnh và nguyện cầu một ngày. Đó là lần đầu tiên chúng tôi tất cả cùng nhau làm, Công Giáo cũng như Chính Thống Giáo”. Biến cố ấy xẩy ra vào ngày 29/11, một biến cố được kết thúc bằng lời các vị giám mục Công Giáo và Chính Thống cùng nhau kêu gọi thế giới đừng để chiến tranh xẩy ra ở Iraq. Kitô giáo chiếm 3% hay 670 ngàn tổng số dân Iraq, 3/4 Kitô giáo là Công Giáo, đa số theo lễ nghi Chaldean.


 

(Giáo Hội Hiện Tế các tuần trước)