Lời mở đầu:
 

Giáo Hội Hiện Thế là mục tin về Giáo Hội Trong Tuần giữa thế giới ngày nay, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa Thánh Rôma, nhất là về nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa Thánh được phát biểu qua những sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội cũng như với thế giới. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội Hiện Thế Trong Tuần này, như đa thông báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung được tổng hợp từ nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng tin tức liên quan khác, vừa nhanh hơn một chút. Ngoài ra, để có thể so sánh quan điểm của dân sự với tôn giáo, đôi khi có một số tin tức được lấy từ Màn Điện Toán CNN. Báo chí hay tác giả nào muốn lấy nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và cung cấp ở đây, xin cứ tự tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net. Đa tạ quí vị.
 

___________________________________________

 19-25/1/2003

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 1/2003
 

Ý Chung: “Xin cho cộng đồng Kitô hữu trong lúc đặc biệt của lịch sử chúng ta đây biết đón nhận một cách hoàn toàn hơn lời Chúa mời gọi trở thành muối đất và ánh sáng thế gian”.

Ý Truyền Giáo:
Xin cho các cộng đồng Kitô hữu Trung Hoa đơn thành đón nhận Lời Chúa được kiên cường những mối liên kết của họ và cộng tác một cách hiệu nghiệm hơn nữa trong việc truyền bá Tin Mừng
.

 

___________________________________________

 

 

25/1 Thứ Bảy

Hội Đồng Giám Mục Canada lên tiếng chống chiến tranh đánh Iraq

Dọn Đường cho Hòa Bình ở Iraq

Chúng tôi tin rằng chiến tranh không phải là câu giải đáp.

Mười hai năm trước đây, liên minh giữa một lực lượng Liên Hiệp Quốc được thụ ủy và Hiệp Chủng Quốc lãnh đạo đã thực hiện cuộc chiến đánh Iraq. Cả chục ngàn trẻ em, phụ nữ và nam nhân đã bị bỏ mạng. Cơ cấu bị hủy hoại cùng với những trừng phạt về kinh tế sau đó đi liền với việc dội bom liên tục đã tăng con số tử vong lên cả mấy cả trăm ngàn người nữa. Giờ đây, ngay lúc những vị thanh tra viên bắt đầu hoạt động một cách hiệu lực thì chúng ta lại ở trên bờ vực của một trận chiến tranh khác.

Chúng tôi tin rằng cuộc tái diễn chiến tranh đánh Iraq sẽ không mang lại việc cuối cùng đi đến chỗ giải giới. Chiến tranh hầu như chỉ mang lại thêm những gì nó vốn gây ra, đó là việc làm tiêu vong mạng sống con người, việc hủy hoại môi sinh, việc hư hại về thể lý lẫn tâm lý cho cả nạn nhân lẫn kẻ tấn công, tình trạng tiêu hao nguồn lực, những đe dọa gây ra một tình trạng chính trị bất ổn hơn nữa cùng với việc tăng gia khủng bố, tình trạng tăng thêm lòng hận ức và tình trạng bùng lên trào lưu quá khích.

Chúng tôi tin rằng hòa bình tốt hơn là việc tránh chiến tranh.

Chúng tôi cũng biết rằng việc thuần túy tránh chiến tranh sẽ không giải quyết những vấn đề trọng yếu của Iraq, đó là một chế độ tự mình đại diện lấy cho dân đang vi phạm đến nhân quyền và có thể sẽ không tuân hợp với những đòi hỏi liên quan đến những thứ vũ khí đại công phá. Tình trạng vắng bóng chiến tranh chưa đủ để đáp ứng đòi hỏi của hòa bình và công lý. Những chế độ bất chấp luật lệ vẫn còn đang thủ trong tay hay muốn có được những thứ vũ khí đại công phá là những chế độ không thể tồn tại, ở Iraq cũng như ở bất cứ chỗ nào. Thật vậy, chúng tôi tin rằng việc giải giới có tính cách bền bỉ lâu dài và việc cai trị đáng tín cẩn có liên hệ mật thiết với nhau.

Chúng tôi tin rằng hòa bình gắn liền với quyền lợi của con người cũng như với ý muốn của dân chúng.

Những chính quyền của người Iraq rất có thể sẽ mãi mãi tiến hành việc theo đuổi các thứ vũ khí đại công phákhi nhân dân Iraq có phương tiện để phân định và quyết định những ưu tiên khác nhau của đất nước. Nếu người Iraq được tự do chọn lựa, không chắc họ đã ủng hộ việc thực hiện các thứ khí giới hạch nhân, là những gì làm tiêu hao các nguồn nhiên liệu và mang lại cho họ duy những thứ trừng phạt bầm dập cùng với tình trạng bị tẩy chay dài dài. Thứ chính quyền tôn trọng ý muốn cũng như quyền lợi của nhân dân và được xây dựng trên một xã hội dân sự có thực quyền là chìa khóa để người Iraq thực lòng loại bỏ những thứ khí giới đại công phá. Thứ chính quyền hữu trách theo kiểu ấy không thể nào lại do chiến tranh thiết lập cả. Những người Iraq phải là tác giả làm nên việc đổi thay của họ.

Tuy nhiên, qua nhiều thập niên chính sách Tây Phương đã làm suy yếu việc theo đuổi chủ nghĩa dân chủ và không ngừng làm cho chính nhân dân Iraq mất đi cái thực quyền tạo nên việc đổi thay xây dựng. Việc Tây Phương chủ động về quân sự và nâng đỡ về chính trị cho chế độ Saddam Hussein cho đến năm 1990, cũng như những trừng phạt toàn diện về kinh tế từ bấy giờ trở đi, đã lưu lại một chế độ tàn bạo kiên cường và phú túc cùng với một nhân dân đớn hèn và mạt rệp. Chúng tôi phản đối việc leo thang sử dụng phương tiện quân sự để giải quyết những xung khắc cố hữu.

Chúng tôi tin rằng cần phải chấm dứt cuộc thi đua võ lực ở Trung Đông.

Những quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đòi Iraq chứng tỏ việc hủy hoại và chấm dứt việc theo đuổi tất cả những thứ khí giới đại công phá cùng với những phi đạn tầm trung đến tầm xa. Thế nhưng, những đòi hỏi tương tự này cũng cần phải được lập lại liên quan đến mục tiêu biến Trung Đông thành một vùng phi tất cả mọi thứ vũ khí đại công phá. Khi nào một số quốc gia trong vùng này còn thủ trong tay hay theo đuổi những thứ vũ khí như vậy thì những quốc gia khác cũng có thể cố gắng kiếm được những thứ vũ khí này nữa.

Chúng tôi tin rằng chúng ta phải đặt nhân dân Iraq lên trên hết.

Iraq đã trở thành một chốn cùng cực khổ đau nên chiến tranh chỉ làm tăng thêm khổ đau mà thôi. Ngay cả lúc không có chiến tranh đi nữa, thì những khốn khó này sẽ vẫn là một thực tại chính yếu đối với nhân dân Iraq trước một tương lai có thể dự tưởng. Thảm cảnh của Iraq đã diển ra cả mấy thập niên nên con đường dẫn tới việc thực sự biến đổi sẽ bị trì chậm và gặp trở ngại. Họ đang đối diện với một thực tại hợp lý duy nhất đó là những cái giá phải trả của chiến tranh sẽ còn tệ hại hơn cả tình trạng hiện nay, và sẽ làm đình trệ, chứ không đẩy mạnh, sự tiến triển của tình trạng đổi thay khả thủ. Chúng tôi tin rằng đó là trách nhiệm chung của chúng ta trong việc hỗ trợ nhân dân Iraq, không phải bằng việc thêm bom với phi đạn, nhưng bằng sự nâng đỡ về luân lý, chính trị và vật chất.

Chúng tôi tin rằng đây là lúc hoạt động hòa bình chứ không phải ra tay đánh nhau.

1. Hãy loại trừ cuộc chiến tranh nữa đánh Iraq – dân chúng là thành phần chính yếu phải chịu đựng những hậu quả bởi chiến tranh gây ra;

2. Hãy kiên trì theo đuổi chính sách ngăn ngừa bành trướng đối với việc Iraq tìm cách chiếm hữu hay/và giữ những thứ khí giới đại công phá, bằng những việc thanh tra được quốc tế thừa ủy cũng như bằng việc thanh tra tiếp hậu;

3. Hãy theo đuổi chính sách ngoại giao hướng tới việc thiết lập cho toàn vùng Trung Đông trở thành một miền phi tất cả mọi thứ khí giới đại công phá.

4. Chấm dứt toàn diện việc trừng phạt Iraq về kinh tế;

5. Hãy bắt đầu dấn thân thực hiện việc ngoại giao và chính trị, bao gồm việc nâng đỡ vật chất cho xã hội dân sự Iraq, để tăng triển việc tôn trọng nhân quyền và chính quyền khả tín;

6. Hãy tái kiên cường những nỗ lực ngoại giao với các quốc gia trong vùng để nói đến những vấn đề chính, đặc biệt đến cuộc xung khắc giữa Do Thái và Palestine, qua môi trường của những buổi bàn luận chung miền về nền an sinh và việc hợp tác ở Trung Đông; và

7. Tìm những đường lối về pháp lý/ pháp quyền và những đường lối khác để tố giác những tội ác phạm đến nhân loại.

Sign-on process

You can endorse this statement electronically on the Project Ploughshares website (www.ploughshares.ca ). You can also complete the attached pdf form and send it to Project Ploughshares by fax, 1-519-888-0018, or by mail, Project Ploughshares, 57 Erb Street West, Waterloo, ON, N2L 6C2. You can also phone in your endorsement to Project Ploughshares at 1-519-888-6541, ext. 706, or toll-free at 1-888-907-3223 ext. 706. Project Ploughshares will add your endorsement to the website endorser list. A background document providing details and sources for the issues addressed in the statement is available on the Project Ploughshares website.

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch theo tài liệu của Zenit ngày 23/1/2003)

 

24/1 Thứ Sáu

Bài Giáo Lý cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư Hằng Tuần về Trách Nhiệm Đại Kết của Kitô Hữu

1. Chúa Kitô đã thiết lập “chỉ một” Giáo Hội “duy nhất”: Chúng ta tuyên xưng điều này trong Kinh Tin Kính Niceno-Constantinopolitan: “Tôi tin có một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. “Tuy nhiên”, Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhắc chúng ta rằng, “vẫn có nhiều cộng đồng Kitô hữu tỏ mình cho người ta thấy mình thực sự là di sản của Chúa Giêsu Kitô; tất cả đều xác nhận mình là môn đệ của Chúa Kitô, thế nhưng họ lại có những ý nghĩ bất hợp với nhau và tiến bước trên những nẻo đường khác nhau, như thế chính Chúa Kitô đã bị phân chia vậy” (Unitatis Redintegratio”, 1).

Hiệp nhất là một đại ân, nhưng lại là một ân huệ chúng ta đang chức đựng trong những bình sành mỏng dòn dễ vỡ. Thực tại về niềm xác tín này đã được chứng tỏ cho thấy nơi những suy biến của cộng đồng Kitô Giáo qua các thế kỷ.

Bởi sức mạnh của đức tin hiệp nhất chúng ta, mà Kitô hữu chúng ta buộc phải, mỗi người theo ơn gọi của mình, phục hồi mối hiệp thông trọn vẹn, “kho tàng” quí giá được Chúa Kitô để lại cho chúng ta. Với một tấm lòng tinh tuyền và thành thực, chúng ta phải không ngừng hoạt động nơi công cuộc phúc âm này. Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất Kitô Giáo nhắc chúng ta nhớ đến công việc trọng yếu này và hiến cho chúng ta cơ hội để các Giáo Hội và cộng đồng giáo hội khác nhau hợp lại cầu nguyện, cũng như để tham dự vào những cuộc họp chung giữa anh chị em Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành, để đồng thanh nhất trí nài xin tặng ân trọn vẹn hiệp nhất quí giá này.

2.- “Chúng ta chứa đựng kho tàng này trong những bình sành” (2Cor 4:7). Thánh Phaolô nói điều này khi ngài nói về thừa tác vụ tông đồ, một thừa tác vụ được thể hiện ở chỗ làm cho ánh quang rạng ngời của Phúc Âm chiếu sáng nơi con người, và ngài nhận định là: “Vì chúng tôi không rao giảng về bản thân mình mà là Đức Giêsu Kitô là Chúa và chúng tôi như những người tôi bộc vì Chúa Kitô phục vụ anh em” (ibid.5). Ngài biết gánh nặng và sự khó khăn của vấn đề truyền bá phúc âm hóa, cũng như của bản chất mỏng dòn của con người; ngài đã nhắc nhở chúng ta rằng kho tàng lời rao giảng tiên khởi của Kitô Giáo đã ký thác cho chúng ta “trong những bình sành” được truyền đạt qua những dụng cụ yếu hèn “để chứng tỏ quyền năng siêu việt thuộc về Thiên Chúa chứ không phải thuộc về chúng ta” (ibid.7). Tuy nhiên, lại không có một kẻ thù nào sẽ có thể thành công trong việc thay thế việc loan truyền Phúc Âm, hay trong việc làm át đi tiếng nói của Vị Tông Đồ này được: “Chúng tôi bị khốn khó mọi bề”, Thánh Phaolô nhận thức, “nhưng không bó tay” (câu 8). Ngài thêm, “chúng tôi tin tưởng nên chúng tôi nói lên” (câu 13).

3. Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho các môn đệ của Người ở Bữa Tiệc Ly “cho họ tất cả được nên một, như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha” (Jn 17:20-21). Bởi thế, hiệp nhất là một “kho tàng” Người đã ban cho các vị. Kho tàng này có hai đặc tính chuyên biệt: một đàng, hiệp nhất nói lên lòng trung thành với Phúc Âm; đàng khác, như chính Chúa Kitô đã nói, là điều kiện để cho tất cả mọi người tin rằng Người là Đấng được Cha sai. Do đó, mối hiệp nhất của cộng đồng Kitô Giáo hướng đến việc truyền bá phúc âm hóa cho tất cả mọi dân nước.

Cho dù tặng ân này có cao quí và cao cả, nhưng con người yếu hèn đến nỗi đã không lãnh nhận và cảm nhận tặng ân này một cách trọn vẹn. Trong quá khứ, những mối liên hệ giữa các người Kitô hữu với nhau đã có những lúc tỏ ra kình chống nhau, có một số trường hợp đi đến chỗ thù ghét nhau nữa. Về tất cả những điều này, như Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhắc nhở một cách chính xác, tạo nên “gương mù” trước mặt thế giới và “tác hại” đến việc rao giảng Phúc Âm (x Unitatis Redintegratio, 1).

4. Phải! Tặng ân hiệp nhất được chứa đựng trong “những bình sành”, có thể sứt mẻ, chính vì thế mới cần phải hết sức cẩn thận gìn giữ. Cần phải vun trồng nơi Kitô hữu một tình yêu có khả năng thắng vượt những khác biệt; cần phải thực hiện mọi nỗ lực để vượt qua mọi trở ngại, bằng việc không ngừng cầu nguyện, kiên trì đối thoại, và thực tế hợp tác huynh đệ phục vụ thành phần bần cùng nhất và khẩn thiết nhất.

Không được thiếu vắng lòng mong mỏi hiệp nhất nơi sinh hoạt hằng ngày của các Giáo Hội và Cộng Đồng giáo hội, cũng như trong cuộc sống tư của tín hữu. Theo chiều hướng ấy, theo Tôi, cần phải cùng nhau suy nghĩ về thừa tác vụ của Vị Giám Mục Rôma, một thừa tác vụ làm nên như “một nguyên lý vĩnh viễn và hữu hình của mối hiệp nhất và là nền tảng hiệp nhất” (Lumen Gentium, 23), để “tìm kiếm một hình thức thi hành quyền bính chính yếu này, nhờ đó, cho dù không loại bỏ được yếu tính nơi sứ vụ của ngài, cũng hướng tới một tình trạng mới mẻ” (Ut Unum Sint, 95). Chớ gì Chúa Thánh Thần soi sáng cho các vị mục tử và các thần học gia thuộc các Giáo Hội của chúng ta trong cuộc đối thoại kiên nhẫn và chắc chắn mang lại ích lợi này.

5. Nhìn toàn diện công cuộc đại kết, Tôi cảm thấy phải cám ơn Chúa về sự tiến bộ đã đạt được cho tới nay, cả về phẩm liên quan tới những liên hệ huynh đệ gắn bó giữa các Cộng Đồng khác nhau, lẫn hoa trái gặt hái được từ những cuộc trao đổi về thần học, mặc dù khác nhau nơi các thể thức và cấp độ của nó. Chúng ta có thể nói rằng Kitô hữu ngày nay đang xích lại gần nhau hơn và thuận ý với nhau hơn, cho dù con đường tiến đến việc hiệp nhất vẫn còn dốc dác, với những chướng ngại và giới hạn. Theo con đường được Chúa ấn định, họ tin tưởng tiến tới, vì họ biết rằng họ, như các môn đệ về làng Emmau, được Chúa Kitô phục sinh đồng hành hướng tới đích điểm của mối hiệp thông trọn vẹn của Giáo Hội là nơi họ cùng nhau “bẻ Bánh”.

6. Anh Chị Em thân mến! Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức, kiên trì và tin tưởng là những chiều kích bất khả thiếu cho việc dấn thân đại kết. Với mục tiêu này, chúng ta liên kết hướng về Chúa Kitô trong Tuần Cầu Nguyện này, với lời kêu cầu được trích từ những văn bản sửa soạn cho dịp này: “Lạy Cha Thánh, mặc dù chúng con yếu hèn, Cha cũng đã làm cho chúng con trở thành những chứng nhân hy vọng, thành những môn đệ trung thành của Chúa Kitô. Chúng con mang kho tàng này trong những bình sành, và chúng con sợ mình sẽ bị thất bại trước những khổ đau và sự dữ. Có những lúc thậm chí chúng con ngờ vực quyền lực của lời Chúa Giêsu nói ‘xin cho họ được nên một’. Xin ban cho chúng con kiến thức về vinh quang chiếu giải trên dung nhan Chúa Kitô, nhờ đó, bằng hành động, bằng việc dấn thân và bằng cả cuộc đời của chúng con, chúng con loan báo cho thế giới biết rằng Người là Đấng đang sống và đang hoạt động giữa chúng con”.

Hội Đồng Giám Mục Đức chống Chiến Tranh đánh Iraq

Sau cuộc họp của mình hôm Thứ Ba 21/1/2003, Hội Đồng Giám Mục Đức đã lên tiếng về vấn đề chiến tranh đánh Iraq như sau:

Diễn Tiến Cuộc Xung Khắc Iraq
Chủ Trương của Hội Đồng Giám Mục Đức về Cuộc Xung Khắc Iraq
Cuộc chiến tranh ngăn ngừa vi phạm đến những tiêu chuẩn đạo lý

Cuộc tranh đấu giữa chiến tranh và hòa bình ở Trung Đông đang diễn tiến. Phải chăng thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc xung khắc võ trang mới hay vẫn còn có thể tìm thấy những giải pháp về chính trị để tránh được cuộc đổ máu? Tình hình chính trị đổi thay từng ngày. Căn cứ vào bối cảnh này, thiết tưởng cần phải nhắc lại một số những nguyên tắc đạo lý cùng với những giải pháp Kitô Giáođã được chúng tôi đề ra trong bản chủ trương “Một Thứ Hòa Bình Chân Chính” của chúng tôi.

Chúng tôi thực hiện điều này hoàn toàn hợp ý với Đức Thánh Cha cũng như với Giáo Hội khắp nơi trên thế giới. Có thể nghe thấy tiếng nói của các vị ấy rõ ràng trong những tháng ngày đây, khi mà tình hình càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Chúng tôi cũng tri ân ghi nhận chúng tôi làm điều này hợp với cả những người anh chị em Kitô hữu Tin Lành nữa.

Trước hết: Một quốc gia cứ gây đổ vỡ hòa bình cho các nước láng giềng và một chính phủ không thu hồi lại những hành động bạo lực dã man đối với nhân dân của mình, là những gì đang trở thành mối đe dọa cho trật tự thế giới, cần phải được cộng đồng thế giới quan tâm. Điều này lại càng đúng hơn nữa đối với một chế độ rõ ràng là đang nỗ lực để có được những thứ vũ khí đại công phá. Bởi thế, chúng tôi cảm nhận được những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong việc làm áp lực Iraq để ngăn ngừa việc sản xuất các thứ vũ khí hạch nhân, sinh trùng và hóa học, cũng như để làm suy yếu bao nhiêu có thể khả năng gây chiến của Iraq. Đối với một thứ sách lược chính trị chỉ có mục đích nhắm đến việc ngăn ngừa chiến tranh thì việc sử dụng những thứ đe dọa có thể chính đáng theo đạo lý ở một số trường hợp. Thế nhưng, sách lược này không bao giờ được theo kiểu leo thang tiến đến chỗ cuối cùng xẩy ra chiến tranh.

Sau nữa: Chiến tranh bao giờ cũng là một sự dữ nặng nề. Đó là lý do cần phải được quan tâm trong trường hợp tấn công hay trong trường hợp chặn đứng những tội ác trầm trọng nhất vi phạm đến nhân loại, như trường hợp sát nhân chẳng hạn. Bởi thế, chúng tôi hết sức quan tâm đến sự kiện là việc cấm chiến tranh ngăn ngừa đã được ấn định trong luật lệ quốc tế đang càng ngày càng trở thành một vấn nạn trong mấy tháng gần đây. Vấn đề là ở chỗ việc ngăn ngừa chiến tranh không phải là chiến tranh ngăn ngừa! Đường lối an ninh chủ trương chiến tranh ngăn ngừa phản lại với giáo huấn Công Giáo và luật lệ quốc tế. Đó là những gì Đức Thánh Cha đã hết sức nhấn mạnh mấy ngày trước đây: “Như Bản Hiến Chương của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc và chính luật lệ quốc tế nhắc nhở chúng ta thì không thể nào quyết định đi đến chỗ chiến tranh, […] trừ phi không còn chọn lựa nào khác”. Một cuộc chiến tranh ngăn ngừa nói lên cho thấy một cuộc tấn công và vì thế nó không thể nào được định nghĩa như là một cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng được cả. Quyền tự vệ phải ở trong trường hợp thực sự bị tấn công tức thời chứ không phải chỉ là một cuộc tấn công có thể xẩy ra. Một cuộc chiến tranh nhắm đến việc ngăn ngừa những nguy hiểm sẽ làm nguy hại đến việc cấm sử dụng võ lực được ấn định trong luật lệ quốc tế, nó sẽ làm dấy lên một tình trạng chính trị bất ổn và cuối cùng nó sẽ làm rung động đến tận gốc rễ toàn thể hệ thống quốc tế của cộng đồng các quốc gia.

Sau hết: Việc quyết định sử dụng lực lượng quân sự bao giờ cũng cần phải để ý tới những hậu quả có thể tiên đoán. Có còn hồ nghi là thứ cuộc chiến tranh chống Iraq hầu như chắc chắn sẽ sát hại và gây thương tích cho vô số người, một cuộc chiến sẽ làm cho vô số người trở thành dân tị nạn và làm cho nhiều người hụt hẫng cuộc sống của mình hay chăng? Một chuộc chiến cũng đe dọa gây ra tình trạng biến lệch chính trị trầm trọng nhất ở toàn miền Trung Đông, làm nguy hiểm cả việc chiếm đạt của liên minh quốc tế trong việc chống lại khủng bố. Cuộc chiến tranh chống Iraq có thể làm cho thành phần bảo thủ Hồi Giáo cuồng tín tăng thêm ảnh hưởng của họ ở khắp nơi trong vùng, cũng như làm tăng thêm những giằng co trầm trọng thế giới Ả Rập với Hồi Giáo vốn có đối với thế giới Tây Phương. Miền này có khá hơn hướng đến viễn tượng hòa bình, ổn định và bảo vệ nhân quyền sau cuộc chiến này chăng?

Bởi thế, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người hữu trách hãy làm mọi sự có thể trong khả năng của mình để ngăn ngừa cuộc chiến tranh xẩy ra ở Iraq, và như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “để dập tắt đi đám khói xung khắc dầy đặc là những gì, với nỗ lực chung của tất cả mọi người, có thể tránh khỏi”. Vào giờ phút này, không ai được phép tỏ ra lùi bước hay tìm may rủi về kỹ thuật và chịu thua trước một tiến trình dường như bất khả dừng lại.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh là cộng đồng thế giới sẽ không bị lên án trong việc bất động khi nó bất đồng với giải pháp chiến tranh. Cần phải tiếp tục làm áp lực đối với chế độ độc tài Saddam Hussein và thi hành chính sách mạnh mẽ hạn chế quyền tự do thực hiện hành động quân sự của ông ta.

Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi tín hữu hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình trong những ngày này và tuần lễ này. Bằng lời cầu nguyện của mình, chúng tôi xin Chúa Kitô chúc lành cho những ai đi xây dựng hòa bình.

Wurzburg 20/1/2003

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch theo tài liệu của Zenit ngày 22/1/2003)

23/1 Thứ Năm

Cuộc Họp Thế Giới Các Gia Đình IV

Cuộc họp lần này được Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình tổ chức tại Manilla Phi Luật Tân, từ Thứ Tư 22/1 đến Chúa Nhật 26/1/2003. Ngoại trừ lần tổ chức vào Năm Thánh 2000 tại Rôma với sự hiện diện của ĐTC, ngoài ra, hai lần sau, Ngài không có mặt, như Ngài vẫn đến với từng Ngày Giới Trẻ Thế Giới (hai năm một lần từ năm 1985 tới 7/2002 tại Canada vừa rồi). Tuy nhiên, lần thứ tư đây, theo văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết, Ngài sẽ ban huấn từ vào Ngày Thứ Bảy qua hệ thông truyền hình viễn liên. Lễ bế mạc sẽ do ĐHY chủ tịch của Hội Đồng này là Alfonso Lopez Trujillo, đại diện ĐTC chủ tế. Chủ đề của Cuộc Họp Thế Giới Các Gia Đình lần này là “Gia Đình Kitô Giáo: Tin Mừng Cho Thiên Niên Kỷ Thứ Ba”.

Học Viện Mới Chuyên Khoa Về Phụ Nữ

Viện Cao Học Về Phụ Nữ đã được khánh thành hôm 16/1/2003, một phân khoa của Trường Thần Học của Tòa Thánh Regina Apostolorum Pontifical Athenaeum. Mục đích của học viện mới này là để phát động một quan niệm mới về nữ tính để bênh vực các quyền lợi của phụ nữ mà không hủy hoại những giá trị riêng biệt của họ, cũng như để đề cao tính cách phong phú nữ tính đã góp phần vào việc giáo dục trong nền văn hóa yêu thương.

Cristina Zucconi Galli Fonseca, viện trưởng của học viện này đã bày tỏ trong lời khai mạc của mình như sau: “Rất tiếc cuộc cách mạng phái tính, thậm chí còn hơn thế nữa, những thứ triết lý duy vật và duy thực dụng về nữ tính từ thập niên 1960 tới 1980 đã tuyên truyền ý nghĩ là việc hoàn trọn bản vị của người phụ nữ lệ thuộc vào việc họ từ bỏ chính những yếu tố làm cho họ khác biệt với nam nhân, chính yếu là vai trò làm mẹ”. Theo nữ viện trưởng này thì những quan niệm ấy “làm lạc hướng và gây khó khăn trong việc thể hiện đời sống riêng tư, gia đình và nghề nghiệp, như đã xẩy ra những hình thức kỳ thị và khai thác khiến cho giới phụ nữ đã và đang phải chịu đựng qua giòng lịch sử. Vì lý do này, học viện này cố gắng nhiên cứu sâu hơn và cổ võ những gì chuyên về nữ tính, như là một người mẹ và là một thày dạy đầu tiên của con người, như một người ban sự sống và có thể đặc biệt đóng góp vào lãnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội và gia đình”.

Luật Phá Thai 30 năm sau

Từ khi phán quyết của tòa về vụ án Roe vs Wade năm 1973 cho phép phá thai tới nay, những gì đã xẩy ra, bà Cathy Cleaver, giám đốc phác họa và thông tin cho Văn Phòng Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về diễn tiến từ đó tới nay, qua một cuộc phỏng vấn với Màn Điện Toán Zenit (tài liệu phổ bến ngày 21/1/2003) sau đây.

Vấn     Ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ những vụ phá thai đang xẩy ra ít hơn, và đảng phò sự sống không nhiều thì ít có tính cách chính trị đang chi phối Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội. Hiệp Chủng Quốc đang đi về đâu về vấn đề phò sự sống này?

Đáp     Phong trào phò sự sống là một phong trào bao giờ cũng hy vọng, cũng nhiệt tâm. Những cuộc tuyển cử năm 2002 đã cho thấy sức mạnh của phong trào phò sự sống này, ở chỗ có 2/3 những phần tử mới vào Hạ Viện chủ trương phò sự sống, và những phần tử mới này đã không úp mở về chủ trương của mình, họ hoạt động cho những chủ trương ấy. Hiện nay rất có nhiều cơ hội hơn nữa trong việc Quốc Hội tiến đến việc ra những đạo luật phò sự sống, và chúng ta đang có một vị tổng thống sẽ ký chuẩn những đạo luật phò sự sống này khi chúng được chuyển đến bàn giấy của ông. Thế nhưng, vì qui luật của Thượng Viện cho phép vấn đề có thể chống lại các khoản dự luật, do đó, cần phải có 60 phiếu để thông qua đạo luật phò sự sống, mà chúng ta còn phải leo dốc nơi Thượng Viện nữa vậy.

Việc cấm phá thai bán phần đã mở ra một đường hết sức thuận lợi, khi nó đã được Thượng Viện thông qua trước đây với trên 60 phiếu trong quá khứ, nhưng vẫn bị bác bỏ bởi tổng thống Clinton. Tổng thống Bush đã hứa quyết ký chuẩn việc cấm đoán này, do đó, chúng ta không bao lâu nữa có thể sẽ thấy vấn đề phá thai bán phần bị cả liên bang cấm. Viếc cấm đoán này có thể sẽ gặp khó khăn rất nhanh sau khi nó trở thành luật, và sau đó sẽ có những biến chuyển về pháp lý xẩy ra.

Những đạo luật phò sự sống khác cũng có thể được Quốc Hội này cứu xét, chẳng hạn như đạo luật cấm chỉ tất cả mọi thứ tạo sinh sao bản cloning. Khóa vừa rồi Hạ Viện đã thông qua vấn đề cấm chỉ việc tạo sinh sao bản với một chênh lệch khả quan, nhưng đã bị đình trệ ở Thượng Viện. Khóa này cuộc tranh đấu cấm chỉ này ở Thượng Viện sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và có thể sẽ đạt được thành quả.

Những biện pháp khác cũng có thể được cứu xét đến là Đạo Luật Về Việc Phá Thai Đồng Loạt, Đạo Luật Về Việc Bảo Vệ Hộ Quyền Trên Đứa Trẻ, và Đạo Luật Về Việc Bạo Hành Những Nạn Nhân Thai Sinh.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy văn hóa đang bắt đầu chuyển hướng đối với vấn đề phá thai. Chắc chắn một trong những dấu hiệu này đó là sự kiện giảm con số vụ phá thai. Con số đang đi xuống từ tột đỉnh của nó vào năm 1990 ở mức 1 triệu sáu vụ phá thai, mà nay chỉ còn khoảng 1 triệu 3 mỗi năm.

Ý nghĩ của quần chúng về vấn đề phá thai cũng đã thay đổi hẳn ở vào mấy năm gần đây. Tổ Chức Gallup vẫn thực hiện những cuộc thăm dò dân chúng xem thái độ của họ thế nào đối với vấn đề phò quyền tự quyết hay phò sự sống. Vào năm 1995, kết quả là có 56% phò quyền tự quyết và 33% phò sự sống. Mức chênh lệch 20 lẻ phần trăm thiên về việc phò quyền tự quyết đây là một cái gì bình thường quen thuộc thôi. Thế nhưng, vấn đề đã thay đổi nhanh chóng. Vào năm 2001, kết quả của việc thăm dò của Tổ Chức Gallup cho thấy đã ở vào mức 46% ngang nhau. Nếu cứ đà này, mà tại sao lại không tin được điều này có thể xẩy ra, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ thấy ngày càng có nhiều người Hoa Kỳ cho mình là phò sự sống hơn phò quyền tự quyết.

Có những chiều hướng khác nữa cũng đáng chú ý. Ngày nay ít bác sĩ hành nghề phá thai hơn, và các y tá cũng đã thay đổi ý nghĩ của mình về vấn đề phá thai. Vào năm 1999, tờ Nguyệt San Y Tá đã thực hiện một cuộc thăm dò các y tá làm việc ở nhà thương đã thấy rằng 61% không muốn làm việc ở khu vực sản phụ khoa thực hiện việc phá thai; một thập niên trước đây, 52% đã nói họ muốn làm ở khu vực sản phụ khoa phá thai này.

Tóm lại, thành phần phò sự sống có rất nhiều hy vọng là đất nước này đang tiến theo hướng đi của chúng ta.

Vấn         Những vị gương mù gương xấu của hàng giáo sĩ liên quan đến vấn đề lạm dụng tình dục có làm tổn thương đến khả năng của Giáo Hội trong việc mạnh mẽ nói lên vấn đề phò sự sống hay chăng?

Đáp     Tiếng nói ngôn sứ của Giáo Hội về phẩm giá và tính cách bất khả vi phạm của sự sống bao giờ cũng mãnh liệt, thậm chí vào những lúc khó khăn này đây nó vẫn không giảm bớt hay im bặt. Chắc chắn bao giờ cũng có một số người cố gắng bịt miệng Giáo Hội lại, những khó khăn hiện nay cũng không có gì ngoại lệ. Thế nhưng, Giáo Hội vẫn mãnh liệt về những vấn đề sự sống, mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Vấn     Những người Công Giáo Hoa Kỳ trong năm 2000 đã tỏ ra thiên về một ứng cử viên tổng thống ủng hộ việc phá thai bán phần. Trung bình thì những người Công Giáo Hoa Kỳ có cảm thấy hài lòng với ý nghĩ phá thai theo nhu cầu hay chăng?

Đáp     Vấn đề người Công Giáo bỏ phiếu liên quan đến quan niệm của họ hay đến lá phiếu của họ là vấn đề cho thấy thế nào là người Công Giáo khi thực hiện ý định đầu phiếu. Như chúng ta biết, một số người gọi mình là Công Giáo lại không liên hệ với Giáo Hội hơn liên hệ với cha mẹ Công Giáo của họ. Điều này chắc chắn sẽ đưa đến chỗ không thể đo lường quan điểm Công Giáo một cách chính đáng được.Trái lại, khi những người Thệ Phản đầu phiếu theo quan điểm hay lá phiếu của họ thì việc phân loại thường được chia thành những người Thệ Phản tin lành và những người Thệ Phản chính hiệu, hay thậm chí được chia thành một bản liệt kê các giáo phái Thệ Phản.

Khi những người Công Giáo được phân loại thành những người dự Lễ mỗi tuần một lần hay không thì câu trả lời cho thấy hoàn toàn khác hẳn. Trong cuộc tuyển cử năm 2000, đa số người Công Giáo không dự Lễ mỗi tuần một lần đã ủng hộ ứng cứ viên tổng thống phò phá thai. Còn đa số những ai dự lễ hằng tuần thì ủng hộ vị tổng thống phò sự sống. Tuy nhiên, dầu sao cũng không thể nào không để ý tới mức chênh lệch nơi người Công Giáo có những quan niệm không phản ảnh tầm quan trọng của việc bênh vực tất cả mọi sự sống. Mới tuần vừa rồi Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã ban hành một Bản Ghi Chúa Tín Lý kêu gọi những chính trị gia và cử tri Công Giáo hãy gắn bó chặt chẽ hơn nữa với nền văn hóa sự sống.

Có một sự hiểu lầm trầm trọng nơi công chúng nói chung về phạm vi hợp pháp của vấn đề phá thai và những lý do cho vấn đề phá thai ngày nay. Hầu hết người ta không nhận thấy rằng vụ án Roe vs Wade và vụ án Doe vs Bolton đã cho phép phá thai trong suốt 9 tháng trời thai nghén bởi bất cứ lý do thực sự nào. Vấn đề luật phá thai của Hoa Kỳ cho phép hết cỡ, song hầu hết dân chúng không đến đến điều ấy. Dân chúng cũng hiểu lầm tình trạng thực hiện việc phá thai ngày nay. Đa số không thể hiểu được sự kiện là gần một nửa số vụ phá thai ngày nay là những vụ phá thai tái diễn; những vụ phá thai vì lý do sức khỏe hay bị hãm hiếp, những vấn đề rất thường xẩy ra nơi cuộc tranh luận công khai, chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ đối với những vụ phá thai ngày nay.

Ngoài ra, giả thuyết sai lầm cho rằng vấn đề phá thai tốt cho người phụ nữ chưa được đặt lại một cách nghiêm chỉnh. Sự thật của vấn đề phá thai trong nền văn hóa của chúng ta ngày nay đó là người phụ nữ quyết định đi đến chỗ phá thai như là một giải pháp cuối cùng chứ không phải là một chọn lựa tự do. Người phụ nữ đi đến chỗ phá thai bởi vì họ cảm thấy lẻ loi và bất lực, hay họ bị bỏ rơi, hoặc bị tình nhân hay các phần tử trong gia đình làm áp lực. Vấn đề phá thai không phải là hành động triển dương quyền hạn có được. Ngay cả Viện Alan Guttmacher, chi nhánh nghiên cứu của Planned Parenthood, tường trình là những lý do chính yếu người phụ nữ khiến phụ nữ phá thai là thiếu các nguồn tài chính cũng như thiếu nâng đỡ về tình cảm. Đó là những vấn đề tất cả chúng ta có thể giải quyết và cần phải giải quyết, đặc biệt với người phụ nữ cần giúp đỡ, nhờ đó vấn đề phá thai không còn được coi là giải pháp duy nhất nữa.

Giáo Hội Công Giáo đã thực hiện nhiều điều để đưa ra những giải pháp cụ thể đối với những phụ nữ mang thai không đúng lúc. Cả ngàn thừa tác vụ đã được phát động khắp xứ sở này để cung cấp đủ mọi thứ trợ giúp cụ thể, và Project Rachel, một thừa tác vụ hậu phá thai của Giáo Hội, trên hai thập niên qua, đã giúp cho nữ giới cũng như nam giới tìm thấy niềm hy vọng và chữ lành sau khi phá thai.

Vấn     Phong trào phó sự sống có ảnh hưổng gì tới vấn đề đại kết hay chăng?

Đáp     Phong trào phò sự sống chẳng những ảnh hưởng tới vấn đề liên hệ đại kết mà còn tới cả vấn đề đối thoại liên tôn nữa. Cái tính cách chung cao cả liên quan đến thiện ích của thành phần tín hữu đích thực thuộc tất cả mọi niềm tin trong những ngày này đang có một số điều chân thực bị tấn công, chính yếu trong số những điều ấy là phẩm giá và tính cách linh thánh của các mạng sống thai nhi.

Thật là hết sức cảm động khi thấy những người Công Giáo đứng bên những người Thệ Phản tin lành, bên những người Do Thái, thậm chí bên những người Hồi Giáo, để bênh vực thành phần thai nhi. Những kẻ bênh vực nền văn hóa sự chết đã thực sự lấy làm lạ lùng trước sự gắn bó chặt chẽ giữa những người Kitô giáo tin tưởng và sống đạo với những tín đồ của các niềm tin khác.

Chúng ta có thể kể đến Đức Thánh Cha và tạ ơn Ngài vì Ngài mở ra một con đường mòn mà từ từ sẽ mang lại chiến thắng cho những nỗ lực của chúng ta trong việc bảo vệ thai nhi.
 

22/1 Thứ Tư
 

Têrêsa Calcutta: Một Biểu Tượng Bác Ái Kitô Giáo Trên Thế Giới

 

Lời mở đầu của người chuyển dịch: Chẳng riêng gì Kitô hữu mà chung thế giới đều ngưỡng phục một người phụ nữ, già nua, xấu xí, ít học, nhỏ con, yếu ớt, nhưng lại làm được những việc phi thường, đến nỗi, khi sống chẳng những đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1979, khi chết còn được Ấn Độ chôn cất theo lễ nghi quốc táng, như được truyền hình trình chiếu khắp thế giới vào đầu tháng 10 năm 1997. Têrêsa Calcutta thực sự là niềm vinh dự cho chung Kitô Giáo và cho riêng Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội, qua sắc lệnh phong chân phước ngày 20/12/2002, đã gọi con người hiện tượng thời đại này bằng danh xưng là “một biểu tượng bác ái Kitô Giáo trên thế giới” (a worldwide emblem of Christian charity). Trong lịch sử Giáo Hội, chưa có một hội dòng nào phát triển nhanh như Dòng Thừa Sai Bác Ái của người nữ này, trong vòng gần 50 năm đã có mặt trên 120 quốc gia, kể cả các nước Cộng Sản. Vị sáng lập chẳng những đã được mời đến cả những nơi Giáo Hoàng đến được, như Liên Hiệp Quốc, mà còn được mời đến cả những nơi Giáo Hoàng không đến được, đó là các nước Cộng Sản, như Việt Nam. Vị sáng lập này cũng đã được Giáo Hoàng đương thời trích dẫn những lời lẽ của mình ngay khi vị ấy còn đang sống. Như Màn Điện Toán thoidiemmaria.net loan báo việc Tòa Thánh loan báo sẽ phong chân phước cho con người được ngoại lệ (dưới 5 năm) trong tiến trình phong thánh này vào ngày 19/10/2003, chúng ta sẽ theo dõi loạt bài cho thấy cái bí mật nội tâm của con người này, tức lý do tại sao xẩy ra có một con người hiện tượng này, con người đã thực hiện được những việc làm phục vụ phi thường cả thể. Sau đây là Tài Liệu Phong Thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta của Linh Mục Cáo Thỉnh Viên Brian Kolodiejchuk, dòng Thừa Sai Bác Ái (MC), do Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Màn Điện Toán phổ biến vào những ngày 28-29/11 và 19-20/12/2002.

Phần Nhất

Tâm Hồn của Mẹ Têrêsa: Những Khía Cạnh Thầm Kín nơi Đời Sống Nội Tâm của Mẹ.

“Hãy hăng say yêu Chúa Giêsu. Hãy yêu mến Ngài một cách tin tưởng, đừng rụt rè, sợ sệt. Hãy hoàn toàn hiến thân cho Chúa Giêsu… Hãy thiết tha yêu mến thật nhiều và hãy mến yêu tình yêu không được yêu mến” (Mẹ Têrêsa ngày 2/6/1962).

Khi Mẹ Têrêsa chết vào năm 87 tuổi, Mẹ được ca tụng rất nhiều về tình Mẹ thiết tha mến yêu Thiên Chúa và quảng đại hiến thân phục vụ người nghèo trên khắp thế giới. Tuy nhiên, vì Mẹ chỉ muốn tỏ cho thấy rất ít về những gì xẩy ra nơi Mẹ mà người ta chỉ có thể phỏng đoán được tâm hồn Mẹ qua nhiệt tình Mẹ mến yêu Thiên Chúa và các linh hồn mà thôi. Giờ đây, nhờ những khám phá thấy trong tiến trình phong chân phước và phong thánh cho Mẹ, chúng ta có được một cái nhìn mới đặc biệt về tâm hồn của Mẹ Têrêsa, về mối hiệp thông huyền nhiệm với Thiên Chúa là những gì làm nên đời sống, giáo huấn và hoạt động bác ái của Mẹ.

Có lẽ “cái bí mật” quan trọng và tác động nhất của tâm hồn Mẹ là ba khía cạnh đáng chú ý nơi mối liên hệ giữa Mẹ với Chúa Giêsu. Khía cạnh thứ nhất liên quan đến lời khấn tư ngoại lệ mà Mẹ Têrêsa đã thực hiện vào năm 1942. Khía cạnh thứ hai liên quan đến lý do thúc đẩy Mẹ Têrêsa phục vụ thành phần nghèo nhất trong những người nghèo. Khía cạnh thứ ba là ở cảm nghiệm mãnh liệt về đêm tối tăm nội tâm xẩy ra cho Mẹ khi Mẹ bắt đầu hoạt động nơi thành phần nghèo khổ ở Calcutta. Ba hiện tượng này, nhất là khi nhìn vào mối liên hệ của chúng, dẫn chúng ta đến chỗ cảm nhận hơn về sự sâu xa nơi đức thánh thiện của Mẹ Têrêsa, cũng như về tính cách hợp thời của gương mẫu và sứ điệp của Mẹ đối với thời đại của chúng ta.

Phần thứ nhất của bản văn này sẽ trình bày về lời khấn năm 1942 và ơn gọi năm 1946; phần thứ hai sẽ bàn đến giai đoạn dài của đêm tối tăm nội tâm.

1) Lời Khấn Năm 1942 – “Một cái gì đó rất đẹp cho Chúa Giêsu”.

Trước hết, Mẹ Têrêsa là một người đàn bà say mê Thiên Chúa. Dường như Mẹ phải lòng Ngài từ hồi còn nhỏ và thăng tiến trong tình yêu này mà không bị một trở ngại trầm trọng nào. Mẹ lớn khôn với việc giáo dục kỹ lưỡng sống đức tin Công Giáo và đời sống thiêng liêng. Trong một số thư riêng, Mẹ đã cho thấy rằng Chúa Giêsu là người đầu tiên và là người duy nhất đã chiếm đoạt con tim của Mẹ: “Mối tình đầu từ hồi còn nhỏ của tôi là Trái Tim Chúa Giêsu” (trừ khi được biệt chú, những trích dẫn đều được trích từ các bức thư của Mẹ Têrêsa, MC, và của ĐTGM Ferdunand Périer, SJ). Cùng với mối mật thiết ban đầu này với Chúa Giêsu, Mẹ Têrêsa đã nhận được một ơn đặc biệt vào lúc Mẹ Rước Lễ Lần Đầu: “Từ khi lên 5 tuổi rưỡi, khi tôi mới được rước lấy Người, lòng tôi đã yêu mến các linh hồn rồi. Tình yêu này đã cứ theo năm tháng lớn lên trong tôi”.

Thật vậy, tình Mẹ Têrêsa yêu mến Chúa Giêsu và yêu thương tha nhân tăng phát đến nỗi vào năm 18 tuổi, Mẹ đã bỏ gia đình và quê hương của mình để đáp lại tiếng Chúa Giêsu kêu gọi sống đời truyền giáo ở Ấn Độ như là một nữ tu dòng Loreto. (Mẹ Têrêsa gia nhập Nữ Tu Loreta Ngành Ái Nhĩ Lan, một tu hội mang tên chính thức là Viện Tu Đức Trinh Nữ Maria). Tám năm sau, Mẹ đã toàn hiến cho Chúa Kitô với cuộc đời tu sĩ. Khấn trọn đời được sáu tháng rồi mà Mẹ vẫn ngập ngụa niềm vui bởi biến cố đó. Mẹ đã viết thư về nhà cho cha linh hướng của Mẹ là Jambrekovic, dòng Tên ở Skopje rằng: “Con muốn lễ toàn thiêu của con được thiêu đốt (như một của lễ hy sinh)…. Con chỉ muốn thuộc về một mình Chúa Giêsu mà thôi… Con muốn dâng cho Người hết mọi sự kể cả mạng sống”.

Cuộc đời làm một nữ tu Loreto là một thời gian Mẹ thiết tha và quảng đại yêu mến Thiên Chúa. Sau này Mẹ đã viết: “Trong 18 năm ấy tôi đã cố gắng sống hết mình cho tất cả những gì Người muốn. Tôi đã nung nấu ước vọng mến yêu Người như Người chưa bao giờ được mến yêu như vậy”.

Để diễn đạt ước vọng táo bạo này, vào năm 1942, năm 36 tuổi, Mẹ Têrêsa đã dấn thân hơn nữa trong việc thực hiện một lời khấn tư cùng Thiên Chúa. Về sau Mẹ đã bộc lộ cho biết là Mẹ “muốn hiến cho Chúa Giêsu một điều gì đó rất đẹp”, “một điều gì đó không giữ lại”. Thế là, vào cuối tuần phòng hằng năm năm ấy của mình, với phép của cha linh hướng, Mẹ khấn buộc mình “hiến dâng cho Thiên Chúa bất cứ điều gì Ngài muốn – ‘không từ chối Ngài bất cứ sự gì’”.

Lời khấn ngoại thường này đã được bắt nguồn từ tính cách tinh tế của một tình yêu cao cả, làm Mẹ cảm thấy đó là một nhu cầu thật sự cần phải hoàn toàn hiến mình cho Thiên Chúa. Là một nhà thần học về tu đức, Jordan Aumann, dòng Đaminh, đã viết: “Tình yêu kết hiệp ý muốn của người yêu với ý muốn của người tình, và việc trọn hảo phó mình đòi phải hoàn toàn từ bỏ ý muốn riêng của chúng ta cho ý muốn của Thiên Chúa…. một việc phó mình cho ý muốn của Thiên Chúa chỉ được thấy nơi những linh hồn đã tiến xa trên đường nhân đức trọn lành” (Jordan Aumann, O.P., Spiritual Theology London: Sheed and Ward, 1980, 365-366). Thần học gia Hans Urs von Balthasar nhận định rằng tình yêu được thể hiện qua hình thức của một lời khấn ấy đã làm sáng tỏ tác động mến yêu của Mẹ Têrêsa thực hiện trong tuần phòng của Mẹ: “Tình yêu trọn hảo là ở chỗ toàn hiến bản thân mình một cách vô tư… Nội dung của mọi thứ yêu thương chân thực đều được thể hiện nơi hành động tự trao phó bản thân mình ấy tùy Thiên Chúa sử dụng và hiến dâng cho Ngài tất cả mọi sự mình có như một của lễ hiến dâng qua hình thức của một lời khấn” (Hans Urs von Balthasar, The Christian State of Life, trans. Sr. Mary Frances McCarthy- Ignatius Press, San Francisco, 1983 59-60). Những năm sau này, Mẹ Têrêsa đã diễn tả lý lưởng được Mẹ sống rất nhiều năm ấy trong một lần hướng dẫn Chị Em dòng của Mẹ như sau: “Yêu mến thực sự đó là trao phó bản thân mình. Đối với kẻ nào yêu mến thì việc thuần phục còn hơn là một nhiệm vụ nữa, nó là một ân phúc. Chỉ hoàn toàn phó mình mới có thể làm thỏa mãn lòng ước ao nung nấu của một Nhà Thức Sai Bác Ái chân chính mà thôi”.

Việc Mẹ Têrêsa được vị linh hướng cho phép cho thấy rằng lời khấn này không chỉ dựa vào một mộng tưởng thuần túy cũng không nhắm đến một lý tưởng nguy hiểm hay bất khả đạt. Trái lại, thứ ân sủng tác động Mẹ Têrêsa thực hiện lời khấn này đã tạo điều kiện sẵn sàng cho một lòng tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa, cũng như cho một thói quen tốt lành vốn có trong việc tìm cách làm những gì đẹp lòng Ngài nhất.

Lời khấn này, trong vòng 17 năm trời, vẫn là một bí mật riêng tư nhưng mãnh liệt Mẹ têrêsa chỉ chia sẻ với vị linh hướng của Mẹ mà thôi. Lòng mong ước yêu mến Thiên Chúa hết lòng bằng việc làm theo ý muốn của Ngài trong mọi sự làm sinh động tất cả mọi hoạt động của Mẹ trong những năm ấy. Mãi cho tới tháng Tư năm 1959, vào ngày thứ tám của tuần phòng do Cha L. Picachy, S.J., hướng dẫn Mẹ mới viết về lời khấn này cùng với tác hiệu của nó như sau: “Đó là tất cả những gì bí mật nơi tôi”.

Sau đó ít lâu, khi Đức Tổng Giám Mục Calcutta là Ferdinand Périer, dòng Tên, dường như nghĩ rằng Mẹ quá vội vã trong việc thành lập một tổ chức mới, Mẹ Têrêsa mới cảm thấy cần phải tỏ cho ngài biết lý do thực sự ẩn đằng sau cái vội vàng làm nên tất cả mọi công cuộc của Mẹ. Trong bức thư đề ngày 1/9/1959, Mẹ nói với ngài về lời khấn của Mẹ và tình yêu đã thúc đẩy Mẹ phải cấp thời đáp ứng ra sao: “Trong 17 năm qua con đã cố gắng (trung thành với lời khấn ấy) và đó là lý do tại sao con muốn thực hiện lập tức”.

Lời khấn này, như sẽ thấy ở Phần Hai của tiểu luận này, cũng đã cho thấy là nguồn sức mạnh trong những năm dài của cuộc thử thách thiêng liêng Mẹ trải qua. Như Mẹ đã viết cho vị linh hướng của mình, Cha Joseph Neuner, dòng Tên, vào mùa xuân năm 1960, “Từ đó (1942), con vẫn giữ lời hứa này, và có những lúc khi mà bóng tối trở nên dầy đặc làm cho con hầu như muốn thưa ‘Không’ với Thiên Chúa thì tư tưởng về lời hứa này lại làm con vùng lên”.

Mẹ Têrêsa coi lời Mẹ khấn hứa năm 1942 như một mối giây thánh hảo thắt chặt Mẹ với Vị Hôn Phu Thần Linh. Về phần mình, Chúa Giêsu đã nhận lấy Mẹ Têrêsa như lời Mẹ hứa. Mấy năm sau, tức vào năm 1946, qua một loạt những âm vọng và thị kiến nội tâm, Người đã yêu cầu Mẹ thành lập một cộng đồng tu trì mới hoàn toàn dấn thân phục vụ thành phần bần cùng nhất trong các người nghèo. Qua những lời nói với Mẹ Têrêsa, Chúa Giêsu đã đề nại vào lời khấn của Mẹ như sau: “Con đã trở nên hôn thê đối với tình yêu của Ta. Chẳng lẽ con lại từ chối không làm điều này cho Ta hay sao? Đừng chối từ Ta nhé”.

Lời kêu gọi này của Chúa Giêsu là điều “bí mật” thứ hai của Mẹ Têrêsa.

2. “Nguồn Hứng Khỏi” của Mẹ Têrêsa Calcutta: Mẹ Têrêsa ở Calcutta

(còn tiếp)
 

21/1 Thứ Ba

ĐHY Kasper Nhận Định về Tình Trạng Tiến Bộ và Những Quan Tâm về Vấn Đề Đại Kết

Trong Tuần Cầu Nguyện Hiệp Nhất Kitô Giáo (18-25/1/2003), Đức Hồng Y Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo đã trả lời cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh Vatican liên quan đến những tiến bộ và quan tâm về vấn đề đại kết như sau:

Vấn     Gần đây đã có những tiến bộ nào trong cuộc hành trình đại kết?

Đáp     Cho đến nay những chứng cớ cho thấy vấn đề đại kết tiến bộ đó là việc ĐTC viếng thăm các nước Bắc Âu Scandinavia (Na-Uy, Thụy Điển, Đan Mạch), những lần viếng thăm Rôma đây của các người bạn Phần Lan của chúng ta, những biến cố đại kết cả thể của Năm Thánh 2000, những lần ĐTC viếng thăm một số nước đa số Chính Thống Giáo, và những lần viếng thăm Rôma của các vị thượng phụ Chính Thống, chẳng hạn như của thượng phụ Giáo Hội Chính Thống Romania là Đức Teoctist năm ngoái, những Ngày Cấu Nguyện cho Hòa Bình thế giới ở Assisi năm 1986 và 2002. Cuộc hành trình huynh đệ tiến đến với nhau này, như ĐTC nhiều lần đã xác quyết, không thể vãn hồi được nữa. Nó đã được chính Chúa Kitô vẽ ra cho chúng ta, Đấng mà vào trước ngày tử nạn, đã nguyện cầu để tất cả được nên một. Thế nên, vấn đề hiệp nhất là một giao ước Chúa Kitô để lại vậy.

Vấn     Có những quan tâm nào chăng?

Đáp     Mặc dù có những tiến bộ, nhưng người ta không thể không nêu lên vấn đề là việc huynh đệ tiến đến với nhau đây, trong giai đoạn của những năm vừa qua, đã trở nên chậm hơn cũng như mỏi mệt hơn. Lòng nhiệt tình ban đầu đã bị suy giảm ở chỗ có những lúc nó được kèm theo bởi những kỳ vọng mộng tưởng cùng với những khó khăn mới xuất hiện. Đối với Giáo Hội Chính Thống, sau cuộc đổi thay về chính trị vào năm 1989-1990 thì lại xuất hiện vấn đề được gọi là chủ trương biệt lập Uniatism. Còn việc đối thoại với các cộng đồng giáo hội Tây Phương, những khó khăn lớn nhất, trước hết là ở vấn đề giáo hội, nhất là vấn đề thừa tác vụ giáo hội. Tình hình lại càng trở nên phức tạp hơn khi có những giải đáp khác nhau về một số vấn đề đạo lý trọng yếu. Vấn đề lại càng bất đắc ý ở sự kiện là vẫn chưa thể nào cùng nhau tham dự bàn tiệc của Chúa. Nên ai lại chẳng cảm thấy buồn được chứ?

Vấn     Vậy thì ĐHY nghĩ sao?

Đáp     Trong một tình thế như vậy, vấn đề năng nổ hoạt động hơn nữa cũng không đủ để làm cho sự việc tiến triển. Dĩ nhiên chúng ta chẳng những không được giảm bớt việc dấn thân này mà còn phải tiếp tục làm hết sức mình nữa, tuy nhiên việc hiệp nhất của Giáo Hội thành quả không phải do sức lực và ý muốn của chúng ta mà thôi. Hiệp nhất là một tặng ân của Chúa Thánh Thần. Chúng ta chỉ biết cầu nguyện để Thiên Chúa sai Thần Linh của Ngài xuống trên chúng ta và ban cho chúng ta một Lễ Hiện Xuống mới. Trong tình thế ngày càng trở nên khó khăn hiện nay, chúng ta trước hết phải căn cứ vào các thứ gốc rễ thiêng liêng sâu xa của việc chúng ta dấn thân, đó là chúng ta phải trở về với các cội nguồn dấn thân Kitô giáo và đại kết của mình. Một vị thánh, như Thánh Bridge, sống sâu xa như một nhà chiêm niệm đồng thời lại như một phụ nữ chủ động dấn thân làm chính trị, có thể trở thành một tấm gương cao cả giúp nỗ lực của chúng ta đạt được sự hiệp nhất. Theo gương của vị thánh nữ này, chúng ta cũng tin chắc rằng Chúa Cha sẽ ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta nhân danh Chúa Giêsu xin Ngài. Và còn tặng ân nào chúng ta nhân danh Chúa Giêsu để xin Ngài quí hơn là ơn các môn đệ của Người hiệp nhất với nhau.

Vị sáng lập giáo phái Raelian thú nhận rằng việc công bố về vấn đề tạo sinh sao bản có thể là sai

Claude Vorilgon, vị sáng lập giáo phái Raelian đã tỏ ra vui mừng về việc nhóm của ông đã tung tin kéo được sự chú ý của quần chúng gần đây và đã thú nhận là những công bố về việc tạo sinh sao bản phi tính dục này có thể là sai. Hôm Chúa Nhật 19/1/2003, tại Montreal Canada, vị này đã nói với 300 môn đồ của mình rằng: “Dù đúng hay sai thì giáo phái Raelian cũng đã được cả thế giới biết đến rồi”. Về bà giám đốc hãng Clonaid của giáo phái này, thì vị sáng lập này đã nói: “Nếu Brigitte Boisselier đã thực hiện việc tung tin này thì bà đã làm một điều tuyệt vời, đáng được giải thưởng Nobel. Nếu điều tung tin ấy không đúng thì nó cũng là một thứ diễu cợt về khoa học rất là hay ho, dầu sao nó cũng giúp cho chúng ta chuyên chở được sứ điệp của chúng ta muốn nói đến với toàn thể thế giới. Tôi xin đời đời cám ơn Brigitte về việc này, mà một khi tôi nói là đời đời thì tôi cố ý nói thật sự như vậy”.

Vấn đề tạo sinh ngoại nhiên phi tính dục cloning bị chống đối gay gắt tại Đức

Theo tin của Màn Điện Toán Zenit ngày Chúa Nhật 19/1/2003 ghi nhận ở Bá Linh Đức thì các nhân vật chính trị, y khoa và giáo quyền đang lần lượt lên tiếng chống lại vấn đề tạo sinh ngoại nhiên phi tính dục cloning, cho dù chính quyền đã thông báo về cuộc hội nghị quốc tế để bàn đến việc cấm thực hiện phương pháp này. Cuộc hội nghị này sẽ được tổ chức ở Bá Linh vào Tháng Năm tới đây. Thủ Tướng Gerhard Schroder thuộc Đảng Xã Hội Dân Chủ chống lại việc tạo sinh phi tính dục sản sinh nhưng lại ủng hộ vấn đề này nếu nó được thực hiện với mục đích trị liệu.

Hiện nay việc chống lại với bất cứ hình thức tạo sinh phi tính dục cloning nào đang tiến đến chỗ thành lập một mối thắt kết chưa hề thấy nơi các phe Kitô hữu và the Greens. Phe the Greens là liên minh với Đảng Xã Hội Dân Chủ trong chính quyền. Tuần vừa qua Hiệp Hội Y Khoa Đức đã tự loan báo về vấn đề này bằng một câu phát biểu như sau: “Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực của chính quyền liên bang tiến đến chỗ cấm tạo sinh phi tính dục cloning trên quốc tế”. Bác sĩ chủ tịch hiệp hội này là Jorg-Dietgrich Hoppe đã nói: “Chúng tôi ủng hộ việc hoàn toàn cấm chỉ việc tạo sinh phi tính dục cloning, kể cả việc được gọi là để trị liệu đi nữa”. Đức Giám Mục Gebhard Furst giáo phận Rottenburg-Stuttgart, một thành viên của Hội Đồng Đạo Lý Toàn Quốc, đã lên tiếng như sau: “Cần phải cấm chỉ việc tạo sinh phi tính dục, cả để sản sinh lẫn trị liệu… Việc tạo sinh phi tính dục để trị liệu không có liên hệ gì tới vấn đề trị liệu cả mà chỉ được sử dụng để nghiên cứu mà thôi”.

Các Vị Giám Mục Mã lai, Nam Dương và Brunei lên tiếng về vấn đề Iraq

Trong một lời phát biểu gửi cho Màn Điện Toán Zenit, ĐTGM Anthony Soter Fernandez ở Kuala Lumpur, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục của chung 3 nước này, đã nói rằng các vị giám mục thuộc hội đồng của ngài “đống ý với Tòa Thánh, với các vị giám mục Hoa Kỳ và các vị giám mục Trung Đông, trong việc khẳng định rằng việc sử dụng chiến tranh đánh Iraq, theo tình hình hiện nay, là không tôn trọng những điều kiện ngặt nghèo của giáo huấn Công Giáo dạy về việc áp dụng võ lực. Chúng tôi cũng hiệp với những người khác yêu cầu Iraq hãy hết lòng tuân hợp với những quyết định cuối cùng của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc”. Vị TGM này cũng kêu gọi các hội đồng giám mục khác hãy “cùng lên tiếng trong tình đoàn kết và nhắc nhở tất cả các nhà lãnh đạo hãy nhớ tuân giữ các nguyên tắc của luật lệ quốc tế”.
 

20/1 Thứ Hai

Huấn Từ Truyền Tin 20/1/2003 về Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo

Anh Chị Em thân mến!

1. Hôm qua là ngày bắt đầu “Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất Kitô Giáo”, một tuần lễ được cử hành hằng năm từ ngày 18 đến 25, và ở Nam Bán Cầu lại cử hành gần dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Những ý hướng của “Tuần” này được sửa soạn bởi một ủy ban quốc tế hỗn hợp giữa các vị đại diện Công Giáo và Ủy Ban “Đức Tin và Hiến Chế” của Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội.

Đề tài năm nay là “Chúng Ta Đựng Kho Tàng Này trong Những Bình Sành”, được trích từ Bức Thư Thứ Hai của Thánh Phaolô gửi Tín Hữu Côrintô (x 4:7). Kiến thức về vinh quang thần linh, được phản ảnh trên dung nhan Chúa Kitô, chiếu vào tâm hồn chúng ta; tuy nhiên, chúng ta đựng kho tàng này “trong những bình sành”, tức là, trong sự mềm yếu của thân phận loài người của chúng ta, “để chứng tỏ cho thấy quyền năng siêu việt bởi Thiên Chúa mà có chứ không phải bởi chúng ta” (2Cor 4:7).

Thật vậy, việc tái kiến tạo tình trạng hiệp nhất của tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa là tặng ân Thiên Chúa ban, và nguyên nỗ lực của chúng ta không đủ để đạt thành, thế nhưng, khi Kitô hữu hợp lại với nhau, coi nhau như anh em, hợp tác với nhau để xoa dịu các nỗi thương đau, và cầu nguyện cho sự hiệp nhất, thì họ góp phần vào việc làm cho dung nhan của Chúa Kitô và vinh quang của Người chiếu tỏ.

2. Trong ngày thứ hai của “Tuần Lễ Cầu Nguyện” đây, câu suy niệm ấy cũng được trích từ cùng đoạn của Thánh Tông Đồ là “chúng tôi chịu khổ ải trăm bề nhưng không bị kiềm tỏa (2Cor 4:8). Phải, chúng ta bị khổ đau bởi những chia rẽ và nhiều thứ chia rẽ trở thành những chướng ngại vẫn làm cho chúng ta ngăn cách! Thế nhưng chúng ta không bị đè bẹp, vì vinh quang của Chúa Kitô chiếu tỏ nơi chúng ta, tiếp tục dẫn hướng chúng ta tiến đến chỗ thanh tẩy bản thân và thứ tha cho nhau, và soi sáng cùng ban sức mạnh cho lời chúng ta cùng nhau nguyện cầu dâng lên Thiên Chúa, để Ngài ra tay chữa lành vết thương chia rẽ của chúng ta.

3. Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy xin Chúa làm cho mối hiệp thông nơi Kitô hữu được tăng triển trọn vẹn, trong chân lý và bác ái. Chớ gì mối hiệp thông này là lời kêu cầu chung của chúng ta. Chúng ta sẽ cùng nhau long trọng lập lại lời kêu cầu này vào ngày 25/1 tới đây, ngày kết thúc “Tuần Lễ” ấy, ngày Tôi sẽ cử hành buổi nguyện kinh tối ở Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành là nơi diễn tiến những biến cố rất quan trọng mang tính cách đại kết.

Chúng ta hãy phó dâng việc thiết tha cầu nguyện này cho việc chuyển cầu của Mẹ Maria Rất Thánh là Mẹ của Giáo Hội.

Lược Sử về Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo

Từ sau Công Đồng Vaticanô II, nỗ lực đại kết Kitô giáo đã được Giáo Hội Công Giáo phát động và thực hiện, trong đó hằng năm có Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo, được tổ chức một tuần trước lễ Thánh Phaolô Trở Lại, 25/1. Tuần lễ này bởi thế bao giờ cũng được bắt đầu từ ngày 18/1.

Lịch sử Giáo Hội Chúa Kitô, một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền của Chúa Kitô và do Người thiết lập, đã bị rạn nứt hai lần, lần đầu vào năm 1054, giữa Chính Thống Giáo Đông Phương với Giáo Hội Công Giáo Rôma, và lần hai vào năm 1519, giữa Thệ Phản Tây Phương (kể cả Anh Giáo năm 1535). Thế nhưng, tận thâm tâm của thành phần môn đệ đích thực của Chúa Kitô, Đấng nguyện cầu “cho họ được hiệp nhất nên một” (Jn 17:21) và mong cho họ được hiệp nhất, luôn cảm thấy áy náy về tình trạng phân chia và phân cách của mình, một sự kiện làm gương mù cho thế giới và làm cản trở việc tông đồ truyền giáo theo sứ vụ đã được Đấng Phục Sinh trao phó cho những ai theo Người. Bởi vậy, họ đã cố gắng thực hiện những gì có thể để tiến đến chỗ “đồng tâm nhất trí” (Acts 4:32) và chung sống với nhau (x Acts 2:42,44; 4:32) như Giáo Hội thời sơ khai. Sau đây là những mốc điểm lịch sử về nguồn hiệp nhất này của Kitô Giáo, những mốc điểm dẫn đến và có liên quan trực tiếp với Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo:

1740:     Phong Trào Thánh Linh ở Tô Cách Lan có những lời nguyện cầu cho và với tất cả mọi giáo hội.
1820:     Cha James Haldane Stewart xuất bản cuốn “Những Then Chốt cho Cuộc Tổng Hiệp Nhất Kitô Giáo để Tuôn Đổ Thần Linh”.
1840:     Cha Ignatius Spencer, một người trở lại với Giáo Hội Công Giáo Rôma, đã đề nghị “Kết Hợp Nguyện Cầu Cho Mối Hiệp Nhất”.
1867:     Hội Nghị Lambeth Đầu Tiên của Các Vị Giám Mục Anh Giáo đã nhấn mạnh việc cầu nguyện cho mối hiệp nhất trong Lời Mở Đầu               những Quyết Nghị của các vị.
1894:     Đức Lêô XIII khuyến khích thực hành Tuần Bát Nhật Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất trong bối cảnh Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
1908:     Cha Paul Wattson khởi xướng việc giữ “Tuần Bát Nhật Hiệp Nhất Kitô Giáo”.
1926:     Phong trào Đức Tin và Trật Tự bắt đầu in ấn phổ biến “Những Đề Nghị về Tuần Bát Nhật Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo”.
1935:     Đan Viện Phụ Paul Couturier ở Pháp vận động “Tuần Lễ Chung Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất Kitô Giáo” nhắm đến ý chỉ duy nhất là xin ơn “hiệp nhất Chúa muốn theo cách Người muốn”.
1958:     Tổ chức Unité Chrétienne (Hiệp Nhất Kitô Giáo ở Lyon, Pháp) và Ủy Ban Đức Tin và Trật Tự của Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội bắt đầu hợp tác soạn thảo những tài liệu cho Tuần Lễ Cầu Nguyện ấy.
1964:     Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras I đã cùng nhau đọc lời Chúa Giêsu nguyện xin “cho họ tất cả được nên một”. Sắc Lệnh    về Đại Kết của Công Đồng Chung Vaticanô II nhấn mạnh đến việc cầu nguyện là linh hồn của phong trào đại kết và khuyến khích giữ Tuần Lễ Cầu Nguyện này.
1964:     Ủy Ban Đức Tin và Trật Tự của Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội (WCC: the World Council of Churches) và Văn Phòng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo (ngày nay gọi là Hội Đồng Tòa Thánh Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo) bắt đầu cùng nhau soạn thảo văn bản cho Tuần Lễ Hiệp Nhất này. Bản văn năm 1996 được soạn thảo vào năm 1994 bởi Hiệp Hội Kitô Giáo Của Giới Trẻ Nam Giới YMCA (Young Men’s Christian Association) và Hiệp Hội Kitô Giáo Của Giới Trẻ Nữ Giới YWCA (Young Women’s Christian Association).
1968:     Các tài liệu chính thức được cùng soạn thảo bởi Ủy Ban Đức Tin và Trật Tự của WCC và Hội Đồng Tòa Thánh Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo bắt đầu sử dụng. Sau đây là các đề tài cho Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo từ đó tới nay. Đề tài 1968: Để chúc tụng vinh quang của Ngài (Eph 1:14)
1969:     Được kêu gọi sống tự do (Gal 5:13) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Rôma, Ý.
1970:     Chúng ta là những người cùng làm việc cho Thiên Chúa (1Cor 3:9) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Đan Viện Niederaltaich, Cộng Hòa Liên Bang Đức.
1971:     … Và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần (2Cor 13:13) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Rôma, Ý.
1972:     Thày ban cho các con một giới răn mới (Jn 13:34) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ.
1973:     Lạy Thày, xin dạy chúng con cầu nguyện (Lk 11:1) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Đan Viện Montserrat, Tây Ban Nha.
1974:     Để mọi miệng lưỡi tuyên xưng: Giêsu Kitô là Chúa (Phil 2:1-13) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ. Vào Tháng Tư năm này, một bức thư được gửi cho các giáo hội phần tử và các người quan tâm khác về việc thực hiện những nhóm địa phương cùng nhau sửa soạn văn bản cho Tuần Lễ Hiệp Nhất này. Nhóm Úc Châu đã mở đầu việc làm này qua bản khởi thảo cho Tuần Lễ Hiệp Nhất năm 1975.
1975:     Mục đích của Thiên Chúa là qui hợp tất cả mọi sự trong Chúa Kitô (Eph 1:3-10) – tài liệu sửa soạn của Nhóm Úc Châu và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ.
1976:     Chúng ta sẽ nên giống như Người (1Jn 3:2) – tài liệu sửa soạn của Hội Đồng Các Giáo Hội Caribbean và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Rôma Ý.
1977:     Cùng nhau chịu đựng trong hy vọng (Rm 5:1-5) – tài liệu sửa soạn từ Lebanon trong lúc đang xẩy ra cuộc nội chiến và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ.
1978:     Không còn là những kẻ xa lạ nữa (Eph 2:13-22) - tài liệu sửa soạn từ một nhóm đại kết ở Manchester, Anh Quốc.
1979:     Hãy phục vụ nhau cho vinh quang Thiên Chúa (1Pt 4:7-11) - tài liệu sửa soạn từ Á Căn Đình và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ.
1980:     Nước Cha trị đến (Mt 6:10) - tài liệu sửa soạn từ một nhóm đại kết ở Bá Linh, Cộng Hòa Dân Chủ Đức Quốc và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Milan Ý.
1981:     Một Thần Linh duy nhất – nhiều tặng ân – một thân thể duy nhất (1Cor 12:3b-13) - tài liệu sửa soạn từ Các Cha Graymoor, Hoa Kỳ và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ.
1982:     Chớ gì tất cả mọi người đều tìm thấy nhà của mình nơi Ngài, Ôi Lạy Chúa (Ps 84) - tài liệu sửa soạn từ Kenya và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Milan Ý.
1983:     Chúa Giêsu Kitô – Sự Sống của Thế Giới (1Jn 1:1-4) - tài liệu sửa soạn từ một nhóm đại kết ở Ái Nhĩ Lan và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Céligny/Bossey Thụy Sĩ.
1984:     Được kêu gọi nên một nhờ thập giá của Chúa chúng ta (1Cor 2:2 và Col 1:20) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Venice Ý.
1985:     Từ sự chết đến sự sống với Chúa Kitô (Eph 2:4-7) - tài liệu sửa soạn từ Jamaica và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Grandchamp, Thụy Sĩ.
1986:     Các con sẽ là nhân chứng của Thày (Acts 1:6-8) - cuộc họp sửa soạn diễn ra ở Yugoslavia.
1987:     Hiệp Nhất trong Chúa Kitô – một Tạo Vật Mới (2Cor 5:17 – 6:4a) - tài liệu sửa soạn từ Anh Quốc và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Taizé Pháp.
1988:     Tình yêu Thiên Chúa đánh tan sợ hãi (1Jn 4:18) – tài liệu sửa soạn từ ý và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Pinerolo Ý.
1989:     Xây dựng cộng đồng: một thân thể trong Chúa Kitô (Rm 12:5-6a) - tài liệu sửa soạn từ Canada và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Whaley Bridge, Anh Quốc.
1990:     Để tất cả họ được nên một… Cho thế gian tin tưởng (Jn 17) - tài liệu sửa soạn từ Tây Ban Nha và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Maní Tây Ban Nha.
1991:     Hãy chúc tụng Chúa hỡi muôn dân các nước! (Ps 117 & Rm 15:5-13) - tài liệu sửa soạn từ Đức, và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Rotenburg an der Fulda, Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc.
1992:     Thày ở cùng các con luôn mãi… Vậy hãy đi (Mt 28:16-20) - tài liệu sửa soạn từ Bỉ, và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Bruges, Bỉ.
1993:     Mang lại hoa trái Thần Linh cho mối hiệp nhất Kitô giáo (Gal 5:22-23) - tài liệu sửa soạn từ Zaire, và cuộc họp sửa soạn diễn ra gần Zurich, Thụy Sĩ.
1994:     Nhà của Thiên Chúa: để kêu gọi để nên một lòng trí (Acts 4:23-37) - tài liệu sửa soạn từ Ái Nhĩ Lan, và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Dublin, Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan.
1995:     Koinonia: Hiệp thông trong Thiên Chúa và với nhau (Jn 15:1-17) - cuộc họp sửa soạn diễn ra gần Bristol, Anh Quốc.
1996:     Này Ta đứng ở cửa mà gõ (Rev 3:14-22) - tài liệu sửa soạn từ Bồ Đào Nha, và cuộc họp sửa soạn diễn ra ở Lisbon, Bồ Đào Nha.
1997:     Chúng tôi tha thiết xin anh em hãy vì Chúa Kitô hòa giải với Thiên Chúa (2Cor 5:20) - tài liệu sửa soạn từ Scandinavia, và cuộc họp sửa soạn diễn ra ở Stockholm, Thụy Điển.
1998:     Thần Linh giúp chúng ta trong nỗi yếu hèn của chúng ta (Rm 8:14-27) - tài liệu sửa soạn từ Pháp, và cuộc họp sửa soạn diễn ra ở Paris, Pháp.
1999:     Ngài sẽ ở với họ như Thiên Chúa của họ và họ sẽ là dân của Ngài (Rev 21:1-7) - tài liệu sửa soạn từ Mã Lai, và cuộc họp sửa soạn diễn ra ở Đan Viện Bose Ý.
2000:     Chúc tụng Thiên Chúa, Đấng chúc lành cho chúng ta trong Chúa Kitô (Eph 1:3-14) - tài liệu sửa soạn bởi Hội Đồng Các Giáo Hội Trung Đông, và cuộc họp sửa soạn diễn ra La Verna, Ý.
2001:     Thày là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Jn 14:1-6) - tài liệu sửa soạn từ Romania, và cuộc họp sửa soạn diễn ra ở Vulcan, Romania.
2002:     Vì Ngài là mạch nguồn sự sống (Ps 36[35]:5-9) - tài liệu CEEC và CEC, và cuộc họp sửa soạn Ottmaring, D.
2003:     Chúng ta đựng kho tàng này trong những bình sành (2Cor 4:7) - tài liệu sửa soạn từ một nhóm đại kết Á Căn Đình, và cuộc họp sửa soạn diễn ra gần Málaga, Tây Ban Nha.

 

19/1 Chuùa Nhaät

Một Iraq mỗi ngày một Căng Thẳng

Chúa Nhật 19/1/2003, hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra viên vũ khí tại Iraq là ông Blix và ElBaradei đã rời Cyprus để đến Baghdad hai ngày, với những vấn đề họ cần phải hỏi các viên chức Iraq tại Bộ Ngoại Giao của nước này. Vấn đề đó là các thanh tra viên, sau khi xông vào khám xét nhà của khoa học gia vật lý Faleh Hassan Al Basri, đã tìm thấy 3 ngàn trang tài liệu được các thanh tra viên tin rằng đó là những gì liên quan tới việc Iraq dự tính chế tạo vũ khí nguyên tử vào thập niên 1970 và 1980. Thông tấn xã Reuters đã trích lại những thắc mắc của ông Blix là “Tại sao những trang tài liệu này còn ở đó? Còn những tài liệu khác nữa chăng? Những tài liệu này không phải là các thứ vũ khí đại công phá (WMD: weapons of mass destruction). Những văn kiện ấy không phải là WMD. Những loại vỏ đạn cũng không phải. Thế nhưng chúng là dấu hiệu cho thấy rằng tất cả mọi sự đã không được trình khai và đó là vấn đề đáng lo ngại. Những điều xẩy ra trong mấy ngày vừa rồi là một trục trặc không nhỏ”. Còn ông ElBaradei thì lập lại lời kêu gọi Iraq hãy tích cực cộng tác hơn nữa, để “chúng tôi không cần phải tự mình tìm thấy những thứ như vậy nữa”. Phần vật lý gia Basri cho biết là tập tài liệu này chỉ là những gì ông viết ra liên quan tới việc ông làm trong thập niên 1980 song đã bị loại bỏ rồi, những tài liệu ông cho là vô hại. Ông cho biết những tài liệu này đã được ghi nhận trong bản trình khai của Iraq và ông sẵn sàng gặp ElBaradei: “Tôi sẽ đi từng trang với ông này để cho ông ấy thấy rằng những điều ấy hoàn toàn ăn khớp với những gì chúng tôi đã công bố”. Còn Tổng Thống Saddam Hussein, theo Reuters, khi thấy cả thế giới xuống đường biểu tình chống chiến tránh đánh Iraq đã nói với các sĩ quan cao cấp và con trai Qusay của ông đang đóng vai thủ lãnh quân Vệ Binh Cộng Hòa là “họ đang ủng hộ anh em đó, vì họ biết rằng những tên hành ác cố ý nhắm vào Iraq là để làm im hơi lặng tiếng những bất đồng muốn tố giác những chính sách xấu xa và phá hoại của chúng”. Các viên chức Iraq nói rằng họ tìm thấy 4 đầu phi đạn rỗng nữa. Ông Blix đang ở Iraq hôm nay cho biết: “Những đầu phi đạn này ở trong hộp, chưa bao giờ mở, có phân chim dính. Dĩ nhiên chúng phải được công bố và hủy đi”. Sau khi gặp gỡ các viên chức Iraq hôm nay, một trong hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra viên Liên Hiệp Quốc ở Iraq là ông ElBaradei cho biết: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang có dấu tiến bộ”. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, cũng vào Chúa Nhật này, Bộ Trưởng Nội Vụ Powell nhận định: “Cho tới nay thì hồ sơ biên bản không phải là một hồ sơ biên bản tốt, họ có rất ít thời gian để làm cho nó trở thành một hồ sơ biên bản tốt. Nếu qúi vị nói rằng quí vị trong sạch thì hãy tiến đến chỗ trong sạch. Thời gian không còn nhiều nữa. Chúng tôi không thể cứ săn đuổi, nhấp nhấp và cố gắng xem mình có thể làm gì đó”. Còn Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld thì cho ABC’s “This Week” biết rằng chỉ còn giải pháp đầy Saddam Hussein cùng với các tay lãnh đạo khác mới có thể tránh chiến tranh mà thôi.

Thứ Bảy 18/1/2003, ông Blix đã phát biểu khi về khách sạn của ông ở Cyprus là: “Iraq vẫn không cộng tác một cách đầy đủ với những thanh tra viên Liên Hiệp Quốc, và chúng tôi sẽ nhấn mạnh tính cách trầm trọng của tình hình này với họ”. Cũng hôm nay, một khoa học gia Iraq, nhà vật lý Faleh Hassan Al Basri, đã phát biểu nhận định về việc nhà của ông bị các thanh tra viên khám xét “giống như kiểu Mafia” và đã lợi dụng việc vợ ông bị bệnh để dụ ông xuất ngoại. Ông cho biết một trong hai thanh tra viên, hôm Thứ Năm 16/1/2003, đã khám xét cả những nơi không cần, như phòng ngủ của ông là nơi vợ ông đang bị bệnh tiểu đường, cao máu và sạn thận đau đớn nằm trên giường. Vấn đề đặc biệt ở đây nữa là, vào ngày đầu tiên đến khám xét các nhà tư của khoa học gia Iraq Thứ Năm 16/1/2003 này, những vị thanh tra này đã đến những nhà khoa học gia không được liệt kê trong bản phúc trình của Iraq. Phải chăng họ đã căn cứ vào những tin tức tình báo? Phần các khoa học gia Iraq đều từ chối không chịu xuất ngoại để được phỏng vấn.

Một số những cuộc xuống đường lớn nhất xẩy ra trong ngày Thứ Bảy 18/1/2003 này ở Nhật Bản, Nga Sô, Pakistan, Đức Quốc và Luân Đôn. Tất cả đều chống lại hành động Hoa Kỳ đang tăng cường lực lượng quân sự và vũ khí ở Vùng Vịnh.

Ở Washington DC cả ngàn ngàn người qui tụ lại ở khu thương xá giữa Tòa Nhà Quốc Hội và Tháp Washington. Ở San Francisco cũng thế, họ tổ chức trước Tòa Thị Sảnh San Francisco vào ngày cuối tuần này để hướng về ngày lễ Martin Luther King, Jr. Trong số tham dự viên của cuộc biểu tình này các chính trị gia, các lãnh tự nghiệp đoàn lao động, có các tài tử điện ảnh, như Jessica Lange được giải Academy Award, hay Martin Sheen, người sẽ phát ngôn trong buổi biểu tình này, và các vị lãnh đạo tôn giáo, như Jesse Jackson.

Ở Paris, đoàn biểu tình 6 ngàn người hô lên bằng Anh ngữ câu “Stop Bush! Stop war!” Đây là cuộc biểu tình toàn quốc lần thứ ba kể từ 10/2002.

Ở Moscow, những người Nga khi diễn hành ngang qua tòa lãnh sự Hoa Kỳ hô hoán những câu như “Hiệp Chủng Quốc, hãy buông Iraq ra!” và “Dân Hoa Kỳ hãy về đi!”, ngoài ra còn có biểu ngữ với hàng chữ: “Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một tay khủng bố vô địch thiên hạ”, hay “Iraq không phải là nông trại của mình đâu ông Bush ơi”.

Ngoài ra, Âu Châu còn có những cuộc biểu tình khác cũng xẩy ra trong Ngày Thứ Bảy 18/1/2003 này, như ở Goteborg, Thụy Điển, với 5 ngàn người biểu tình một cách êm thắm, ở Cologne và Born Đức Quốc cũng có mấy trăm người biểu tình, và ở Luân Đôn ngay trước Tổng Hành Dinh của Lực Lượng Võ Trang Hiệp Vương Quốc.

Đảng Xanh ở Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 100 người đã xuống đường ở Istanbul, ném các khẩu súng đồ chơi vào thùng rác. Có khoảng 1000 người diễn hành ở Cairô Ai Cập. Các học sinh nắm tay nhau thành một sợi xích con người do 27 cơ quan phi chính phủ tổ chức ở Rawalpindi, Pakistan, hô hoán chống lại Hoa Kỳ muốn chiến tranh vì vấn đề kinh tế, trong đó có một người tên là Ayasha Amir Ali đã nói với thông tấn xã Reuters rằng: “Chúng tôi yêu cầu Hiệp Chủng Quốc hãy ngưng hành động đơn phương áp đặt chính sách kinh tế của mình trên thế giới này”.

Hôm Thứ Sáu 17/1/2003, ông ElBaradei đã nói: “Nếu họ làm như thế thì họ sẽ thấy được ánh sáng cuối đường hầm và họ có thể trở thành một phần tử hoàn toàn của cộng đồng quốc tế”. Phần Iraq lại cho rằng mình đã hết mình cộng tác, ở chỗ cho vào khám cả trong dinh thự của Tổng Thống và nhà cửa của các khoa học gia. Cũng vào ngày Thứ Sáu này, tại Washington, bộ trưởng nội vụ Powell đã cho một nhóm ký giả ngoại quốc bết rằng: “Căn cứ vào những gì đã thấy được cho tới nay, chúng tôi tin là Iraq đang không thỏa đáng Quyết Định 1441 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Iraq đã không cộng tác. Không thẳng thắn thực hiện bản trình khai vũ khí của mình như được đòi hỏi. Không có người sẵn sàng. Không có những văn kiện thuận lợi. Đang lừa dối các thanh tra viên. Đang gây khó dễ cho việc làm của các thanh tra viên”. Vị bộ trưởng này còn cho biết là Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm chứng cớ về những vi phạm của Iraq… Tổng Thống Pháp Jacques Chirac, khi gặp hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra vũ khí ở Paris đã đề nghị với các ông rằng hãy để các thanh tra viên thêm thời gian để tìm kiếm các thứ vũ khí đại công phá ở Iraq. Trong khi đó, ở Iraq, vào buổi sáng, trong cuộc truyền hình kỷ niệm 12 năm bắt đầu cuộc Chiến Vùng Vịnh Ba Tư, Tổng Thống Saddam Hussein đã thề là nước của ông “sẽ vùng lên” chống lại những kẻ hung hăng. “Chúng ta nhất quyết và dự định đánh bại những kẻ hung hăng. Chúng ta đã vận dụng các khả năng của mình, bao gồm cả khả năng về quân sự, dân chúng và lãnh đạo. Baghdad đã nhất quyết, cả dân chúng lẫn thành phần lãnh đạo, bắt những tên Hung Nô của thế kỷ chúng ta phải tự sát tại ngay cổng thành của thủ đô chúng ta”. Ông có ý nói đến vụ Mông Cổ chiếm thủ đô Iraq năm 1258.

Ngày Thứ Năm 16/1/2003 các thanh tra viên ở Iraq đã tìm thấy 12 đầu phi đạn hóa học rỗng cỡ 122 ly ở kho quân nhu Ukhaider cách Baghdad khoảng 150 cây số về phía tây nam. Vị phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc là ông Ari Fleischer đã nói rằng những đầu phi đạn này là những gì bị cấm và không được khai báo trong bản tường trình của Iraq là văn kiện Iraq bảo là đầy đủ và hoàn toàn. Tuy nhiên, viên trưởng thanh tra Dimitri Perricos cho biết việc khám phá ra những đầu phi đạn hóa học này “có thể không phải là một thứ khói súng” cho thấy Iraq đã vi phạm bản quyết định. Hôm nay Ông Blix cũng đã phát biểu cảm tưởng về việc khám phá này là “rất nguy hiểm”. Sau khi gặp gỡ các viên chức của Khối Hiệp Nhất Âu Châu ở Bỉ, ông Blix còn nói với các phóng viên là Iraq cần phải tích cực hơn nữa đối với những quan tâm của Liên Hiệp Quốc và các thanh tra viên. Hôm nay Thổ Nhĩ Kỳ đã loan báo là nước này sẽ mời các vị thủ tướng thuộc 5 quốc gia Ai Cập, Iran, Jordan, Saudi Arabia và Syria tham dự một cuộc gặp gỡ để bàn về những cách thức êm thắm trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Iraq. Hôm nay, qua lời phát biểu của Bộ Trưởng Ngoại Giao Igor Ivanov với các phóng viên báo chí, Nga cũng tỏ ra lo ngại về việc Hoa Kỳ gây áp lực các thanh tra viên ở Iraq: “Chúng tôi lo ngại về việc một số dư luận ở Washington làm áp lực trên các thanh tra viên… Một số báo chí và những bản công bố chính thức… tỏ ra ngờ vực về một số khía cạnh nơi việc làm của các thanh tra viên”. Cũng tại Moscow hôm nay, sau hai ngày nói chuyện với các viên chức của Ngà, ông ElBaradei cho biết Iraq phải nỗ lực hơn nữa để đánh tan những ngờ vực về việc họ đang có những loại vũ khí cấm: “Iraq phải biết rằng nếu chúng tôi tiếp tục tường trình là còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu và chúng tôi không thể loại trừ những gì có thể cho thấy họ vẫn còn một số những thứ vũ khí đại công phá thì Hội Đồng Bảo An sẽ không lấy làm hài lòng đâu”.

Thứ Tư 15/1/2003, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld đã lập luận rằng “sự kiện các thanh tra viên chưa tiến đến chỗ tìm ra chứng cớ mới về những thứ vũ khí đại công phá ở Iraq có thể tự nó và bởi đó là bằng cớ cho thấy Iraq bất hợp tác”. Cũng vào ngày hôm nay, tại Brussels, Bỉ, Hiệp Chủng Quốc đã chính thức lên tiếng yêu cấu Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương NATO (North Atlantic Treaty Organization) ủng hộ nếu xẩy ra chiến tranh đánh Iraq. Còn ở Hoa Kỳ, hôm nay Thượng Nghị Sĩ Tom Daschle Lãnh Đạo Khối Thiểu Số nói rằng chính phủ Bush đã không tường trình cho Quốc Hội về vấn đề chiến tranh Iraq theo như bản quyết định được quốc hội phê chuẩn hồi tháng 10/2002, một quyết nghị cho phép tổng thống ra tay đánh Iraq nhưng đòi tổng thống phải tường trình cho quốc hội sau 60 ngày về tình hình này. Tại Iraq, các thanh tra viên hôm nay cũng đến khám xét một dinh thự nữa của tổng thống, và lần đầu họ đến khám xét dinh thự tổng thống là hôm 3/12/2002.

Thứ Ba 14/1/2003, ông Blix cho biết hiện nay các thanh tra viên đã nhận được thêm tín liệu từ CIA và MI6 từ Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc, hai nước đã bị vị này than trong tháng trước là không cung cấp tình báo đủ về những vị trí vũ khí đáng ngờ vực. Thế nhưng, ông cho biết những thanh tra viên vẫn cần biết rõ hơn về chi tiết chỗ nào họ có thể đến và nơi nào họ có thể điều tra. Cũng hôm nay, Thủ Tướng Đức là ông Gerhard Schoroeder cho các phóng viên biết ông chủ trương phải có một cuộc bỏ phiếu nữa ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc liên quan đến quyết định tấn công Iraq: “Dường như các phần tử Âu Châu cũng như những phần tử khác sẽ tiến đến chỗ cần phải có một quyết định nữa, tôi nghĩ rằng như thế mới hợp lý”.

Thứ Hai 13/1/2003, một phát ngôn viện của cơ quan nguyên tử lực quốc tế là Mark Gwozdecky lập lại lời hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra viên vũ khí ở Iraq là việc thanh tran cần cả năm trời mới xong, nhưng ông nói với CNN từ Vienna là “chờ đợi lâu hơn một chút là một giải pháp tốt hơn đi tới chỗ đánh nhau, Chúng tôi đã ở đó tới nay là 7 tuần lễ rồi. Chúng tôi đang thực hiện những bước tiến bộ. Chúng tôi có thể đến những địa điểm chúng tôi cần. Hiển nhiên là càng lâu ngày ở đó chúng tôi càng có thể khám phá ra một điều gì bất hợp pháp nào đó, hay để trì hoãn những người Iraq khỏi việc tái thiết những gì họ có thể thực hiện”.

 

(Giáo Hội Hiện Tế các tuần trước)