GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 12/2003

 

Ý Chung: “Xin cho các phần tử của tất cả mọi tôn giáo biết hợp tác với nhau trong vệc làm giảm bớt những thương đau của loài người trong thời đại của chúng ta”.


Ý Truyền Giáo: “Xin cho Giáo Hội ở các xứ sở còn bị cai trị bởi các chế độ độc đoán được hoàn toàn tự do để thi hành sứ vụ thiêng liêng của mình”.

 

___________________________________________

 21-27/12//2003

Giovanni Paolo II

 

27/12 Thứ Bảy

Cuộc Sống Thánh Gia

(Trò Chơi Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Thánh Gia A, B, C - Thường không sinh hoạt vì nghỉ Giáng Sinh nếu ngay sau Giáng Sinh hoặc nghỉ Tết Dương Lịch nếu gần dịp này)


Phúc Âm

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca và Mathêu.

Khi ấy, đuœ ngày thanh tẩy theo luật Môisen, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa [như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa”. Và đây ơœ Giêrusalem, có một người tên là Simêon… Được Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ ngay lúc cha mẹ treœ Giêsu đưa Người đến để thi hành cho Người những tục lệ cuœa Lề luật. Ông bồng Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa…

Khi các Đạo sĩ ra đi, Thiên Thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc nguœ và baœo: “Hãy thức dậy , đem hài nhi và mẹ Người trốn sáng Ai Cập, và ơœ đó cho tới khi tôi báo lại ông: vì Hêrôđê sắp sưœa tìm kiếm Hài nhi để sát hại Người”. … Khi Hêrôđê băng hà, thì đây Thiên Thần Chúa hiện ra cùng Giuse trong giấc mơ, bên Ai cập, và baœo: “Hãy chỗi dậy, đem con treœ và mẹ Người về đất Israel, vì những người tìm hại mạng sống Người đã chết!”. Ông liền chỗi dậy, đem con treœ và mẹ Người về đất Israel. Nhưng nghe rằng Arkhêlao làm vua xứ Giuđa thay cho Hêrôđê là cha mình, thì Giuse sợ không dám về đó. Được báo trong giấc mộng, ông lánh sang địa phận xứ Galilêa, và lập cư trong thành gọi là Nagiarét.

Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, treœ Giêsu đã ơœ lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tươœng rằng Người ơœ trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những keœ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trơœ lại Giêrusalem để tìm Người. Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hoœi các ông... Bấy giờ Người theo hai ông bà trơœ về Nagiarét, và Người vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ những việc đó trong lòng. Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân suœng, trước mặt Thiên Chúa và người ta.

Hướng Dẫn

Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Lễ Thánh Gia trên đây bao gồm cả 3 bài Phúc Âm tóm gọn cho chu kỳ năm A, B và C. Bài Phúc Âm cho chu kỳ năm A về biến cố Thánh Gia trốn sang Ai Cập rồi trở về sinh trú ở Nazarét. Bài Phúc Âm cho chu kỳ năm B và biến cố Thánh Gia dâng Chúa Giêsu cho Thiên Chúa trong đền thờ như luật dạy. Và bài Phúc Âm chu kỳ năm C về biến cố Thánh Gia đi Lễ Vượt Qua hằng năm ở Đền Thờ Giêrusalem và tìm thấy thiếu nhi Giêsu sau 3 ngày lạc mất.

Vì Thánh Gia bao gồm cả Chúa Giêsu, Thánh Giuse và Mẹ Maria, nên bài Phúc Âm nào cũng bao gồm cả 3 vị. Thế nhưng, trong cả ba biến cố được trình thuật ở cả ba bài Phúc Âm, Chúa Giêsu nhỏ nhất đóng vai chính, còn Thánh Giuse và Mẹ Maria dù làm chalàm mẹ song cũng chỉ đóng vai phụ, đóng vai phục vụ cho Con Thiên Chúa Làm Người mà thôi, một tinh thần phục vụ được thể hiện qua việc bảo vệ Người khỏi sự dữ như trong bài Phúc Âm năm A, hay qua việc lo lắng chăm sóc cho Người như trong bài Phúc Âm năm C, hoặc qua việc chân nhận Người thuộc về Thiên Chúa hơn là thuộc về mình, như trong bài Phúc Âm năm B.

Cho dù Thánh Gia bao gồm ba vị Thánh, nhưng không phải vì thế mà Thánh Gia không gặp phải gian nan khốn khó trên trần gian này. Đối ngoại, Thánh Gia cũng phải trốn chạy sang Ai Cập để lánh nạn. Đối nội, Thánh Gia cũng phải chịu đựng lẫn nhau, như trong trường hợp Thai Nhi Giêsu vừa mới xuất hiện trong lòng Mẹ Maria thì Thánh Giuse đã dự tính bỏ đi; hay như trường hợp dâng Hài Nhi Giêsu trong đền thờ thì Mẹ Maria đã được báo trước sẽ phải khổ vì Con; hoặc như trường hợp Thiếu Nhi Giêsu ở lại trong đền thờ mà không cho cha mẹ biết, và khi cha mẹ gặp lại Người thì không hiểu được Người.

Đó là lý do hôm nay chúng ta sinh hoạt trò chơi “Cuộc Sống Thánh Gia” như sau.

Sinh Hoạt

1.     Mỗi nhóm cử ra 10 người: 1 người đóng vai Thiếu Niên Giêsu 12 tuổi, 1 người đóng vai Đức Mẹ, 1 ngươiụi đóng vai Thánh Giuse, 2 người đóng vai tư tế Simêon và bà góa Anna, 5 người đóng vai luật sĩ Do Thái.
2.     Thiếu Nhi Chúa Giêsu và 5 luật sĩ ngồi ở giữa vòng tròn, tâm điểm vòng tròn được coi như là đền thờ Giêrusalem. Ông Simêon và bà góa Anna cũng ở giữa vòng tròn.
3.     Thánh Giuse và Mẹ Maria (ẵm tượng Hài Nhi Giêsu) di chuyển từ điểm này đến điểm khác chung quanh vòng tròn và vào giữa vòng tròn như sau.
4.     Chung quanh vòng tròn cần được phân định 3 địa điểm: một cho thành Bêlem là nơi Chúa Giêsu Giáng Sinh, một cho nước Ai Cập là nơi Thánh Gia lánh nạn, và một nơi là Nazarét là nơi Thánh Gia sinh trú.
5.     Người quản trò sẽ đọc bài Phúc Âm bao gồm cả ba chu kỳ A, B và C. Nghe đến đâu, Mẹ Maria và Thánh Giuse làm đến đó.
6.     Đầu tiên Thánh Giuse và Mẹ Maria đi từ Bêlem lên Giêrusalem dâng Hài Nhi Giêsu cho Thiên Chúa, qua cử chỉ trao Người cho tư tế Simêon là vị đại diện Chúa ẵm bế, sau đó hai vị trở về Bêlem.
7.     Từ Bêlem, hai vị lại ẵm Hài Nhi Giêsu trốn sang Ai Cập, rồi từ Ai Cập trở về đất Do Thái, nhưng không về lại Bêlam mà là đến thôn Nazarét mà cư ngụ và sinh sống ở đó.
8.     Từ Nazarét, hai vị lên Đền Thờ Giêrusalem dự Lễ Vượt Qua hằng năm và tìm lại được Thiếu Nhi Giêsu và đem Người trở về Nazarét.
9.     Tuy nhiên, ở chặng cuối cùng này, chặng từ Nazarét lên Giêrusalem, hai vị được bịt mắt để đi tìm Thiếu Nhi Giêsu, và hai vị chỉ tìm thấy đúng Thiếu Nhi Giêsu, Người đang ở giữa 5 vị luật sĩ Do Thái bấy giờ, khi được Thiếu Nhi Giêsu lên tiếng nói: “Cha mẹ tìm Con làm chi?”
10.     Trò chơi theo thứ tự từng nhóm một và được tính điểm nhóm nào tìm thấy đúng Hài Nhi Giêsu nhanh nhất thì đoạt giải “Cuộc Sống Thánh Gia”.

 

Động đất khủng khiếp ở Iran
 

Aid arrives as quake toll rises

Mới mừng Giáng Sinh hôm trước vui vẻ, thì vào lúc 5 giờ 27 phút sáng sớm giờ địa phương, một trận động đất kinh hoàng đã xẩy ra ở Iran. Thành phố Bam cổ kính theo lịch sử  ở Iran hầu như đã bị hủy hoại vào sáng Thứ Sáu 26/12/2003 với con số thiệt mạng, theo các viên chức của chính phủ,  lên tới trên 20 ngàn người và 30 ngàn bị thương, một thành phố với dân số 80 ngàn dân, cách thủ đô Tehran 610 dặm (hay 9875 cây số) về phía đông nam.

Các nhà thương ở thành phố này đều bị phá hủy, và nhà thương gần nhất là ở Kerman, cách 100 dặm về phía tây bắc. Thành phố không còn nước, hơi khí (gas) hay điện. Người người đi tìm kiếm thân nhân của mình. 80% các dinh thự và nhà cửa của thành phố này bị sụp đổ. Viện địa thế của Đại học Tehran cho biết trận động đất ở độ 6.3 và sau đó còn có những hậu chấn ở 5.3 độ. Nước Iran bắt đầu 3 ngày than khóc.

Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Tây Ban Nha, Hiệp Vương Quốc và Hiệp Chủng Quốc thuộc về số những quốc gia đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ của Iran. Văn Phòng Liên Hiệp Quốc Điều Hợp Nhân Đạo Vụ đã gửi một nhóm 10 người để giúp Iran. Văn phòng này cho biết sẽ bắt đầu chi phí 90 ngàn Mỹ kim và vận dụng từ 36 đến 40 tấn đồ vật như chăn, đồ bếp, nước và các thứ thanh tẩy, bánh trái v.v.

Sau khi động đất mấy tiếng, thành phố Bam giống như một vùng chiến tranh, với khói bốc lên từ những dinh thự đổ nát. Thành phố Bam không phải xây để đứng vững khi động đất xẩy ra. Năm 1990 đã có 35 ngàn người chết trong cuộc động đất ở tây bắc Iran.

Nhà lãnh tụ Saddam Hussein ra trước ánh sáng

Lãnh tụ Saddam Hussein: bại lộ tung tích

Trận chiến tấn công giải giới Iraq và lật đổ chế độ Iraq bắt đầu từ Lễ Thánh Giuse 19/3/2003, và được Tổng Thống Bush tuyên bố chính thức kết thúc vào ngày 1/5/2003. Tuy nhiên, 25 triệu Mỹ kim Hoa Kỳ tuyên bố thưởng cho ai chỉ điểm hành tung của nhà lãnh đạo chế độ cũ ở Iraq, một số tiền quá sức là khổng lồ đối với những người nghèo Iraq, cũng không mua được lòng trung thành của một số người thân thuộc của nhà lãnh tụ thất thế hết thời ấy, trong việc họ chẳng những không chịu tiết lộ tông tích của ông mà còn tiếp tục cấp dưỡng cho ông, một con người, sau 24 năm sống trên nhung lụa và đầy quyền lực, đã phải sống những ngày chui rúc như một con vật vô cùng khốn khổ ở một cái hố sâu dưới lòng đất trên 8 tháng trời cho tới ngày ra trước ánh sáng, Chúa Nhật 14/12/2003 (thời điểm sáng Chúa Nhật ở Mỹ, hay tối Thứ Bảy 13/12 ở Iraq).
 

Phải, theo tướng Ricardo Sanchez cho biết, nhà lãnh tụ Saddam Hussein đã bị bắt ở dưới một “cái hố màng nhện” sâu khoảng từ 6 đến 8 bộ dưới lòng đất. Cái hố màng nhện này được lấp liếm bởi gạch ngói và bụi bặm hoang tàn, một địa điểm ở ngoài quê tỉnh Tikrit của ông khoảng 9 dặm. Khi bị bại lộ, nhà lãnh tụ 66 tuổi này không hề chống cự và bị thương tích chút nào, trái lại, còn “nói năng và chiều theo”: “Ông ta tỏ ra mệt mã… phó mặc cho số mệnh”.

Tướng Raymond Odierno cũng cho biết: “Ông ta ở dưới đáy của một cái hố không có cách nào trở tay nổi. Ông ta bị bắt như một con chuột”. Vị tướng này còn tiết lộ cho biết giai đoạn cuối cùng trước biến cố này như sau: “Trên 10 ngày vừa qua, chúng tôi đã qui tụ từ 5 đến 10 phần tử của những gia đình (gần gũi với Saddam Hussein), … và cuối cùng chúng tôi đã lấy được tín liệu cần thiết nhất từ một trong những người này”.
 

600 quân lính thuộc Raider Brigade đã di chuyển đến 2 địa điểm. Mặc dù đã có những tín liệu đáng tin cậy, nhưng lực lượng được chia đôi để lùng bắt này vẫn không tìm thấy nhà lãnh tụ này ở đâu gần Adwar. Cuối cùng họ đã khám phá ra một căn lều hai phòng làm bằng bùn đất, ở giữa 2 căn nhà nông trại có hàng rào vây quanh những con chiên cừu. 1 phòng như để làm phòng ngủ, với hai giường nằm, sách vở, quần áo, một bịch quần lót chưa mở và những thứ linh tinh khác. còn phòng kia là bếp nấu thô sơ.

Bên dưới bể nước rửa có những thỏi Mars và những loong Sparn. Trên sàn nhà có những thùng cam ủng. Bên ngoài cái lều này có một tấm thảm trên mặt đất, lật lên liền lộ ra một miếng sốp dầy 8 đốt phủ một cái lỗ hẹp sâu từ 6 đến 8 bộ. Có những tiếng động ở bên dưới hố này. Đám lính truy sát chực bắn xuống lỗ hay ném lựu đạn xuống thì thấy những bàn tay giơ lên đầu hàng của một con người râu ria đầu tóc xồm xoàm, với một khẩu súng lục trong người song không bắn trả và không có lực lượng phòng vệ nào hết. Khi được quân lính vực lên khỏi hố, con người này đã nói bằng tiếng Anh: “Tôi là Saddam Hussein. Tôi là tổng thống Iraq. Tôi muốn được điều đình”. Những người lính bấy giờ trả lời với ông là: “Tổng Thống Bush xin tôn trọng”. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 tối địa phương, nhà lãnh tụ này được giải đi đến một nơi bí mật, trong khi đó quân đội vẫn tiếp tục lục soát địa điểm ẩn trú hết sức bí mật này của ông.

Lãnh tụ Saddam Hussein: Hoa Kỳ điều tra 

Ở Hoa Thịnh Đốn cho biết nhà lãnh tụ này đã thú nhận bản thân mình và những người bị giam nhốt khác cũng đã nhận ra ông. Một số viên chức Iraq cho biết những cuộc thử chất DNA đã xác nhận là ông ta. Nhưnõng phần tử thuộc Hội Đồng Quản Trị Iraq hôm Chúa Nhật cho biết họ đã đến gặp Saddam và thấy ông ta “mệt mã và hốc hác, không tỏ ra hối lỗi, thậm chí còn khinh khi nữa”.

Tổng Thống Bush đã gọi điện thoại cho Tướng John Abizaid để chúc mừng ông và quân đội của ông đã thi hành sứ vụ cho đến khi bắt được Saddam Hussein. Tổng Thống Bush được Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld thông báo cho biết về cuộc lùng bắt quyết liệt này vào lúc 3:15 chiều Thứ Bảy khi tổng thống đang ở Trại David. Vị bộ trưởng này cho tổng thống biết tướng Abizaid đã gọi cho biết rằng nhà lãnh tụ Saddam đã bị bắt. Hai vị này vẫn cảm thấy cần phải thận trọng vì kẻ bị bắt có thể là giả. Sau đó một chút, bộ trưởng quốc phòng lại gọi cho tổng thống biết rằng con người bị bắt đó chính là Saddam, vì tướng Abizaid cho biết đã thấy những dấu hiệu trên thân thể của ông ta. Thế rồi tổng thong gọi cho phó tổng thống Dick Cheney và Cố Vấn An Ninh Condoleezza Rice, sau đó bà cố vấn này gọi báo cho Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell, cho Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo George Tenet và Trưởng Ban Nhân Viên Tòa Bạch Ốc Andy Card. Khoảng 5 giờ sáng Chúa Nhật giờ Nữu Ước, Vị Quản Trị Dân Sự của Iraq là Paul Brener đã gọi cho bà cố vấn này để xác nhận người bị bắt quả thực là Saddam Hussein. Bà cố vấn vào lúc 5 giờ 14 phút đã gọi cho tổng thống Bush đã về lại Tòa Bạch Ốc. Tổng Thống Bush đã nói khoảng 5 phút trên truyền hình toàn quốc như sau:
 

“Giờ đây ông ta sẽ phải đối diện với công lý mà ông ta đã chối từ với bao nhiêu triệu người. Đối với đại đa số công dân Iraq muốn sống như những con người nam nữ tự do thì biến cố này càng bảo đảm hơn nữa là những phòng tra tấn và thứ cảnh sát chìm vĩnh viễn không còn nữa. Chiều hôm nay tôi xin gửi đến nhân dân Iraq một sứ điệp như thế này, đó là quí vị sẽ không còn phải lo sợ bị Saddam Hussein cai trị bao giờ nữa… Việc bắt được Saddam Hussein cũng không có nghĩa là chấm dứt tình trạng bạo loạn ở Iraq”.

Trong khi đó ở Dubai, United Arab Emirates, người con gái lớn nhất của nhà lãnh đạo này là Raghad, 35 tuổi, qua một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại, đã cho đài truyền hình Al-Arabiya nói tiếng Ả Rập biết rằng gia đình cô cho là cha cô đã bị cho uống thuốc sau khi đã đầu hàng quân đội Hoa Kỳ. Bởi thế, cô nói: “Đó không phải là cha của chúng tôi. Đó không phải là cách ông tác hành”. Cô này và cô em ruột là Rana, 33 tuổi, đã được ho định cư ở Jordan.
 

Nhà lãnh đạo Saddam Husein đã phủ nhận có liên hệ với các tay khủng bố hay tiết lộ về các thứ khí giới đại công phá. Ông cho những người thẩm vấn ông rằng Washington đã tạo ra lý do có những thứ vũ khí đại công phá này để biện minh cho việc xâm chiếm xứ sở của ông. Tổng Thống Bush hôm Thứ Hai tỏ ra nghi ngờ với các phóng viên về những chi tiết được Saddam Hussein bộc lộ: “Hắn là một tay lừa đảo, là một kẻ gian dối, là một kẻ hành xích, là một tên sát nhân. Tôi không thể tưởng tượng nổi tại sao hắn lại thay đổi thái độ của hắn. Dầu sao tôi cũng rất thận trọng về việc tin tưởng lời hắn nói...” Tổng Thống Bush gửi cho nhà lãnh tụ này sứ điệp như sau: “Ông Saddam Hussein ơi, thế giới sẽ tốt đẹp hơn khi ông không còn nữa. Tôi thấy một điều rất hay là khi trời đang nóng nẩy thì ông lại chôn mình xuống một cái hố để bò lê bò càng ở dưới đó”.

Lãnh tụ Saddam Hussein: Phản ứng quốc tế
 

Trước tin lãnh tụ Saddam Hussein bị bắt, tại các thành phố chính ở Âu Châu đã có những phản ứng khác nhau. Tất nhiên các quốc gia thuộc liên minh tấn công Iraq là Hiệp Vương Quốc và Tây Ban Nha tỏ ra rất vui mừng. Lạ một điều là Tổng Thống Pháp Jacques Chirac và Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder là hai nước thuộc phe phản chiến cũng lấy làm vui mừng nữa. Balan cũng chúc mừng song cảnh giác là sự kiện này cũng không chấm dứt những cuộc bạo loạn, trái lại còn gây ra một cuộc nổi loạn hay ít là vẫn tiếp tục những cuộc kháng chiến.

Còn phản ứng của Giáo Hội Công Giáo tại Iraq và tại Vatican như thế nào? Tại Iraq, ĐGM Rabban Al-Qas cai quản Giáo Phận Amadiyah cho Tín Liệu Á Châu biết là “Cuối cùng thì nỗi lo sợ đã được cất đi – tất cả gánh nặng chúng tôi gánh trên vai, tất cả kẻ chết và kẻ giết, nỗi ngờ vực là vẫn còn những tay thám thính, là Saddam Hussein sẽ tái xuất giang hồ”. NHà lãnh tụ đã bị bắt, “nỗi sợ hãi ấy không còn nữa. Đầu rắn đã bị đạp và chế độ thực sự đã tận số…, Đối với chúng tôi ở Iraq đây thì giai đoạn tái thiết thực sự được bắt đầu”. Vị giám mục này kể tiếp là dưới chế độ độc tài của nhà lãnh tụ Saddam, “Giáo Hội và dân chúng đã cùng nhau chịu đựng. Tất cả chúng tôi đã bị bắt bớ: Kitô hữu, phái Hồi Giáo Shiites, Ả Rập, Kurds, Syro-Chaldeans. Tất cả mọi người dân phải chịu khổ rất nhiều. Giờ đây, tất cả mọi người họ hy vọng có được một tương lai an ninh và vững chắc hơn. Là một giám mục, tôi cho rằng vấn đề công bình là Saddam cần phải được tố truy tố bởi một tòa án Iraq, (song không được quên rằng “ông ta vốn có nhân phẩm cần phải được tôn trọng. Ông ta cần phải thú nhận các tội ác của mình, hằng triệu người ông đã sát hại hay đã ra lệnh sát hại. Việc thứ tha theo Kitô giáo cũng bao gồm cả việc thú tội và đền tội nữa”.

ĐGM phụ tá Shlemon Warduni thuộc TGM Baghdad đã cho đài phát thanh Vatican biết rằng việc bắt nhốt nhà độc tài Iraq trước đây “là một điều lạ lùng đái với tất cả mọi người”. Việc ông ta bị bắt “là một tin mừng chp tất cả mọi người dân Iraq. Người ta đã nói và đã sợ rằng nhiều hoạt động khủng bố phát xuất từ Saddam, một con người khát vọng quyền lực. Có nhiều nguồn khủng bố chứ không phải chỉ có một, (bởi thế cần phải) “có sự hợp tác của tất cả mọi người trong việc mang lại bình an và yên tĩnh” cho Iraq, bắt đầu bằng việc “canh phòng các vùng biên giới” là những nơi có thể là cửa ngõ “đột nhập của các tay khủng bố. Tôi nghĩ rằng có nhiều người thông thái, cũng như có những con người chính trị có khả năng điều khiển xứ sở này mà không cần phải sử dụng đến những gì là độc đoán”.

Tại Vatican, ĐHY Chủ Tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình Renato Martino hôm Thứ Ba 16/12/2003, nhân dịp ra mắt Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Hòa Bình 2004 của ĐTC GPII tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican đã nói rằng: “Việc sử án Saddam Hussein cần phải được thực hiện bởi một pháp quyền thích hợp”. Liên quan đến tin đồn nhà lãnh tụ này sẽ bị tử hình, vị hồng ý chủ tịch cho biết “ĐTC đã công bố nhiều lần chống lại án tử hình”. Ngài còn cho biết “Khối Hiệp Nhất Âu Châu đã hủy bỏ án tử hình, và tòa án quốc tế về Rwanda cũng như về Yugoslavia trước kia cũng không thi hành án tử này”. Vị hồng y này hy vọng rằng việc bắt được nhà lãnh tụ Saddam và xử án ông ta cần phải là việc “góp phần vào tình trạng an hòa và dân chủ của Iraq”. Căn cứ vào đoạn 8 của Sứ Điệp Hòa Bình của Đức GPII cho năm 2004, vị hồng ý này còn nói: “Có thể loại trừ hằng ngàn tay khủng bố, nhưng nếu không loại trừ các nguyên nhân khủng bố thì vấn đề khủng bố vẫn đeo đuổi chúng ta”.

Lãnh tụ Saddam Hussein: cuộc đời đã qua

Lãnh tụ Saddam Hussein sinh ngày 28/4/1937, tại mộtthôn làng ngoài tỉnh lỵ Tikrit, khoảng 100 dặm ở phía bắc thủ đô Baghdad, trong một “gia đình rất nghèo khổ, chỉ cách cùng đinh xã hội Iraq một nấc”, như sử gia Amatzia Baram nhận định. Ông lơnùn lên mồ côi cha. Cha ghẻ của ông là Khairallah Taljah, anh của mẹ ông, làm một sĩ quan trong quân đội Iraq và là một tay ái quốc Ả Rập, đã ảnh hưởng rất nhiều tới ông trong những ngày ông còn niên thiếu.

Từ khi còn là một thanh thiêu niên, ông đã gia nhập Đảng Xã Hội Baath Ả Rập và bắt đầu nhập cuộc sống theo trào lưu trần tục, theo chủ nghĩa xã hội và theo phong trào hiệp nhất khối Ả Rập, như là một học sinh trung học đệ nhị cấp. Năm 1958, ông đã bị bắt nhốt 6 tháng vì các hoạt động chính trị của ông. Năm sau, ông và một số người khác âm mưu ám sát Tướng Abdul Karim Kassem là vị lên nắm chính quyền bằng cuộc đảo chính của quân đội. Ông đã bị b8án vào cẳng chân song đã thoát ra khỏi Iraq. Ông bị án tử hình vắng mặt vào ngày 25/2/1960 vì âm mưu ám sát này của ông.

Học xong ở Ai Cập, ông trở về Iraq vào tháng 2/1963, sau cuộc “Cách Mạng Ramanda”, tức vào thời điểm Đảng Baath lật đổ Tướng Kassem. Tuy nhiên, trong những tháng ngày đầy những hỗn loạn nhiễu ngương về chính trị, ông lại bị bắt một lần nữa vào ngày 14/10/1964. Ông đã trốn ngục vào năm 1967, và vào tháng 7/1968, ông đã đóng vai trò chủ chốt trong cuộc đảo chính để đưa phần tử của Đảng ông cũng là người anh em họ của ông là Ahmed Hassan al-Bakr lên nắm chính quyền. Với vai trò làm phó Hội Đồng Tư Lệnh Cách Mạng, tức ngay sau al-Bakr, ông đã phát động những ý tưởng cấp tiến vào cuối thập niên 1960 và vào đầu thập niên 1970. Sau khi al-Bakr bị bệnh không thể tiếp tục vai trò cầm quyền được nữa, ông đã lên thay thế vào năm 1979 với tư cách là một vị tổng thống Iraq.

Lúc ấy, ông đã nói với đông đủ các viên chức cao cấp trong chính phủ hiện diện đầy phòng họp là ông đã khám phá ra âm mưu lật đổ chính phủ và ông đã điểm danh từng người bị cho là phản bội. Kết quả là có 68 người bị giải đi và 21 người bị hành quyết. Từ năm 1980, ông đã ăn thua đủ với Iraq 8 năm trời bằng chiến tranh, một cuộc chiến đã làm tử thương cho cả hằng triệu sinh mạng. LIên Hiệp Quốc đã tô giác việc ông ra lệnh cho quân đội Iraq sử dụng các thứ vũ khí nguy hiểm (mustard gas và nerve agents) để tấn công quân đội Iran, ngoài ra tổ chức quốc tế này còn cáo giác là ông đã tung ra những thứ vũ khí hóa chất để tấn công nhóm dân Kurks nổi loạn ở miền bắc Iraq vào năm 1988. Hai đứa con rể của ông đã ra khỏi nước vào năm 1995 và cho các thẩm quyền Tây Phương biết rằng chính phủ Iraq đã giấu diếm chứng cớ về việc chế tạo các thứ vũ khí hóa chất, sinh trùng và hạch nhân. Thế nhưng, sau khi nghe dỗ ngọt, hai người này trên đường trở về nước đã bị ám sát chết. Vì sợ bị ám sát, chính ông đã có những biện pháp nghiêm ngặt để đề phòng. Ông ngủ mỗi đêm chỉ 4 hay 5 tiếng đồng hồ, ở một nơi bí mật khác nhau. Đồ ăn của ông chẳng những phải khám xét kỹ lưỡng, mà còn phải nấu cho ông mỗi ngày ba bữa đều đặn ở mỗi nơi trong 20 nơi khác nhau, dù ông có ăn hay không.

Do Thái đã âm mưu ám sát ông vào năm 1992, như các viên chức Do Thái tiết lộ cho biết âm mưu này hôm Thứ Ba 16/12/2003, sau khi nhà lãnh tụ này bị bắt. Âm mưu này đã đươcỉc tiến hành vào thời Thủ Tướng Yitzhak Rabin, vị thay thế cho ông Shamir vào năm 1992. Những người lính thi hành âm mưu này đầu là nhưnõng người tình nguyện, được dặn dò là phải tự vẫn chứ không để bị bắt. Cuộc ám sát xẩy ra vào dịp nhà lãnh tụ Saddam Hussein tham dự lễ an táng của một người họ hàng ở thôn tỉnh Tikrit của ông. Các tay ám sát đã bắn hai phi đạn Obelisk vào ông từ một địa điểm gần khu nghĩa trang. Thế nhưng, một trong hai phi đạn đực sử dụng cho âm mưu ám sát này đã bị thế nhầm, làm thiệt mạng chính 5 người lính cảm tử ám sát này. Âm mưu ám sát này của Do Thái không phải là để trả đũa ông về 39 trái phi đạn ông đã bắn sang phần đất Do Thái vào năm 1991 trong cuộc Chiến Vùng Vịnh, những phi đạn đã rơi xuống thủ đô Tel Aviv và các vùng phụ cận.
 

26/12 Thứ Sáu

Bài Giảng Lễ Đêm Giáng Sinh: “Vẫn còn quá nhiều máu đổ trên trái đất này!”

1.     “Một con trẻ được sinh ra cho chúng ta, một người con được ban cho chúng ta” (Is 9:5)

Những lời của Tiên Tri Isaia trong bài đọc Thứ Nhất chứa đựng một sự thật về Giáng Sinh, những lời chúng ta đang sống lại đêm nay đây.

Một Con Trẻ được sinh ra. Bề ngoài thì đó là một con trẻ nữa trong số nhiều con trẻ trên thế giới. Một Con Trẻ được hạ sinh trong máng cỏ ở Bêlem. Người được hạ sinh trong một hoàn cảnh hết sức thiếu thốn: nghèo khổ nhất trong thành phần nghèo khổ.

Thế nhưng, Đấng được sinh ra đó lại là “Người Con” tuyệt hảo: “Filius datus est nobis”. Con Trẻ này là Người Con của Thiên Chúa, Đấng ở cùng Cha. Được các vị Tiên Tri tiên báo, Người đã làm người bởi Thánh Linh trong cung lòng của một Trinh Nữ là Maria.

Tí xíu nữa đây, khi chúng ta hát Kinh Tin Kính “…’et incrnatus est de Spiritu Sancto ex Maria Virgine et home factus est” – “bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người”, tất cả chúng ta đều quì gối xuống. Chúng ta sẽ chiêm niệm trong thinh lặng về mầu nhiệm vừa được hoàn thành: “Et homo factus est!” – “Và đã làm người!”. Con Thiên Chúa đến giữa chúng ta, và chúng ta quì xuống lãnh nhận Người.

2.     “Lời đã hóa thành nhục thể” (Jn 1:14). Vào đêm phi thường này, Lời Hằng Hữu, “Hoàng Tử Hòa Bình” (Is 9:5), được hạ sinh trong một hang Bêlem thấp hèn và lạnh giá.

“Đừng sợ”, thiên thần nói với các mục đồng, “vì hôm nay trong thành Đavít Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho anh em, Ngài là Chúa Kitô” (Lk 2:10-11). Như những mục đồng vô danh song may mắn, chúng ta cũng hãy mau đến gặp gỡ Đấng đã làm đổi thay cả lịch sử thế giới này.

Nơi cảnh nghèo nàn khổ ải của cái nôi, chúng ta chiêm ngắm “một hài nhi được bọc trong khăn nằm trong máng cỏ” (Lk 2:12). Nơi hài nhi mới sinh mong manh yếu đuối đang khóc trong đôi cánh tay của Mẹ Maria, “ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện vì phần rỗi của tất cả mọi người” (Titus 2:11). Chúng ta hãy ngưng lại trong thinh lặng mà tôn thờ!

3.     Ôi Con Trẻ, Đấng đã muốn cái nôi của mình là cái máng cỏ; Ôi Đấng Hóa Công của vũ trụ, Đấng đã lột bỏ bản thân mình vinh quang thần linh; Ôi Đấng Cứu Chuộc, Đấng đã hiến thân thể mong manh của mình làm hy tế cho phần rỗi của nhân loại!

Chớ gì ánh quang của việc Người hạ sinh chiếu soi đêm tối tăm của thế giới. Chớ gì quyền năng nơi sứ điệp yêu thương của Người phá tan những cạm bẫy kiêu căng của tên gian ác. Chớ gì tặng ân sự sống của Người làm cho chúng tôi hiểu rõ hơn bao giờ hết giá trị của sự sống nơi mỗi một con người. Vẫn còn quá nhiều máu đổ trên trái đất này! Vẫn còn quá nhiều bạo loạn và quá nhiều cung đột gây rắc rối cho cuộc chung sống thuận hòa giữa các quốc gia!

Người đến để mang lại bình an cho chúng tôi. Người là bình an của chúng tôi! Chỉ có Người mới có thể làm cho chúng tôi thành “một dân tộc được thanh tuyền” và muôn đời thuộc về Người, một dân tộc “nhiệt thành làm những việc thiện hảo” (Titus 2:14).

4.     Một con trẻ đã được sinh ra cho chúng ta, một người con đã được ban tặng cho chúng ta! Một mầu nhiệm khôn thấu biết bao đã được ẩn dấu nơi sự khiêm hạ của Con Trẻ này! Chúng tôi muốn được sờ đến Người; chúng tôi muốn được ôm lấy Người.

Ôi Maria, vị đã canh chừng Người Con toàn năng của mình, xin hãy ban cho chúng con đôi mắt để tin tưởng chiêm ngắm Người; hãy ban cho chúng con trái tim Mẹ để chúng con kính mến tôn thờ Người.

Nơi cảnh sơ xài giản dị của mình, Con Trẻ Bêlem dạy chúng ta biết tái nhận thức ý nghĩa thực sự của việc chúng ta hiện hữu; Người dạy chúng ta “hãy sống một cuộc sống nghiêm túc, thẳng thắn và đạo hạnh trên thế gian này” (Titus 2:12).

5.     Ôi Đêm Thánh hằng được đợi trông, một đêm thánh đã liên kết Thiên Chúa và con người lại với nhau đến muôn đời! Ngươi đã thắp lại niềm hy vọng cho chúng tôi. Ngươi làm cho chúng tôi đầy những chất ngất ngỡ ngàng. Ngươi bảo đảm với chúng tôi về cuộc chiến thắng của yêu thương trên hận thù, của sự sống trên sự chết.

Đó là lý do chúng ta cần phải trầm lắng nguyện cầu.

Trong sự thinh lặng rạng ngời của việc Người Hạ Sinh, xin Người là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi hãy nói với chúng tôi. Và chúng tôi đang lắng tai nghe. Amen!

Huấn Từ Truyền Tin Lễ Giáng Sinh: "Xin cứu chúng con khỏi cảm thấy thất vọng khi chúng con đối diện với những đường lối hòa bình"

1.     “Descendit de caelis Salvator mundi. Gaudeamus!” Đấng Cứu Thế từ trời xuống. Chúng ta hãy hân hoan! Lời công bố này tràn đầy niềm vui đã vang vọng từ đêm ở Bêlem. Hôm nay, Giáo Hội đã lập lại lời này với cùng một niềm vui: Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta! Lòng chúng ta dâng lên một triều sóng êm ái và hy vọng, cùng với một nhu cầu mãnh liệt cảm thấy cái thân cận và an bình. Nơi cái nôi này chúng ta chiêm ngắm thấy Đấng đã tự lột bỏ vinh hiển thần linh của mình để trở nên nghèo khó vì yêu thương nhân loại. Bên cái nôi ấy là cây Giáng Sinh, với những ánh đèn lấp lánh, nhắc nhớ chúng ta là biến cố hạ sinh của Chúa Giêsu đã làm cho cây sự sống nở ra một lần nữa nơi sa mạc của nhân loại. Cái nôi này và cây Giáng Sinh ấy là những biểu hiệu quí báu, những biểu hiệu theo thời gian đã truyền đạt ý nghĩa đích thực của Lễ Giáng Sinh!

2.     Trên các tầng trời âm vang lời loan báo của các thiên thần: “Trong thành Đavít có một Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho anh em, Người là Chúa Kitô” (Lk 2:11). Tuyệt vời thay! Được sinh ra ở Bêlem, Người Con Hằng Hữu của Thiên Chúa đã đi vào lịch sử của mỗi người sống trên mặt đất này. Người hiện nay đang hiện diện trên thế gian như Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại. Đó là lý do chúng ta hãy cầu nguyện cùng Người rằng: Lạy Đấng Cứu Thế, xin cứu độ chúng con!

3.     Xin cứu chúng con khỏi những sự dữ lớn lao đang cấu xé nhân loại trong những năm đầu tiên của đệ tam thiên kỷ đây. Xin cứu chúng con khỏi những thứ chiến tranh và những cuộc xung đột võ trang làm hoang tàn hoàn toàn cả những miền đất trên thế giới, khỏi khổ nạn khủng bố cũng như khỏi nhiều hình thức bạo lực tấn công thành phần yếu kém và mong manh. Xin cứu chúng con khỏi cảm thấy thất vọng khi chúng con đối diện với những đường lối hòa bình, những con đường thật sự khó đi những vẫn là những gì khả đạt và bởi thế cũng là những gì thiết yếu; những con đường thiết yếu ở mọi nơi và mọi lúc, nhất là ở Miền Đất Người đã hạ sinh, hỡi Vị Hoàng Tử Hòa Bình.

4.     Hỡi Mẹ Maria, Vị Trinh Nữ của lòng mong đợi và của việc hoàn trọn, Vị đã nắm được cái bí mật Giáng Sinh, xin làm cho chúng con có thể nhận thấy Đấng Cứu Thế được loan báo nơi Con Trẻ mà Mẹ ẵm trong tay, Đấng mang lại hy vọng và bình an cho tất cả mọi người. Cùng với Mẹ chúng con tôn thờ Người và tin tưởng thưa cùng Người là chúng con cần Người, Đấng Cứu Chuộc thế nhân, Người là Đấng biết được những gì tâm hồn chúng con hy vọng và sợ hãi. Xin hãy đến ở với chúng con, lạy Chúa! Chớ gì niềm vui của việc Chúa Hạ Sinh vươn đến tận cùng vũ trụ!

Biến loạn trong Ngày Giáng Sinh tại Trung Ðông

Trong Lễ Đêm Giáng Sinh, ĐTC đã nhận định “Vẫn còn quá nhiều máu đổ trên trái đất này!” Tình trạng này đã thực sự tiếp tục xẩy ra vào chính Ngày Lễ Giáng Sinh 25/12/2003, ở Trung Đông: Thánh Địa và Iraq.

Tại Thánh Địa, Nhóm Popular Front Giải Phóng Palestine đã nhận trách nhiệm về việc khủng bố tấn công đã sát hại 4 mạng người, trong đó có cả chính tay ôm bom tự tử, và làm cho 13 người khác bị thương. Con người khủng bố tấn công tiến đến một trạm xe buýt và cho nổ bom. Cuộc khủng bố tấn công này xẩy ra lần đầu tiên từ sau cuộc khủng bố tấn công ở Haifa ngày 4/10, cuộc khủng bố tấn công làm thiệt mạng 21 người. Tuy nhiên, theo vị phát ngôn viên của Thủ Tướng Ariel Sharon thì Do Thái đã ngăn chặn kịp thời 35 vụ dự tính khủng bố tấn công từ đó tới nay.

Tại Iraq, vào sáng Lễ Giáng Sinh, có ít là 2 quả lựu đạn bắn lửa đã được bắn vào Khách Sạn Sheraton Ishtar làm hư hại về nhà cửa. Những trái lựu đạn bắn lửa khác nổ ở gần dinh thự LHQ, Bộ Nội Vụ Iraq và một trạm cảnh sát bỏ trống. Những đầu phi đạn đã được bắn vào Tòa Lãnh Sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Baghdad cũng ngày Lễ Giáng Sinh. Từ khi chiến tranh bắt đầu bùng nổ ở Iraq, tổng số binh lính Hoa Kỳ tử nạn lên đến 469 người, trong đó có 321 bị chết như bị khủng bố tấn công.
 

25/12 Thứ Năm

CẢM NGHIỆM EMMANUEL


Dù các thần trời có một bản tính tự nhiên thiêng liêng sáng láng thuần khiết giống như “Thiên Chúa vô hình” (Côlôsê 1:15) đi nữa, cũng không thể nào hoàn toàn phản ảnh được phần nào “Thiên Chúa là Thần Linh” (Gioan 4:24).

Dù đệ nhất tạo vật về ân sủng trong tất cả muôn loài được Thiên Chúa Hóa Công tạo dựng là Trinh Nữ Maria cũng không thể nào tự mình có thể nhận biết được Thiên Chúa Toàn Chân như Ngài Là và yêu mến Thiên Chúa Toàn Thiện như Ngài Đáng hay như Ngài Muốn.

Đó là lý do chính Thiên Chúa phải tự hóa thân làm người để, qua bản tính loài người hữu hình hữu hạn, một bản tính bất toàn bất lực, một bản tính thậm chí đã bị hư hoại xấu xa, Thiên Chúa có thể tỏ tất cả bản tính toàn thiện của Ngài ra nơi Con Người Giêsu Kitô, Đấng “là tất cả sự thật” (Gioan 16:13), “là phản ảnh vinh hiển Cha, là hiện thân đích thực của bản thể Cha” (Do Thái 1:3), “hầu Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự” (1Cor 15:28).

Ôi, nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể, thân phận loài người đã trở nên vô cùng cao trọng! Nếu nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã hóa thân làm người thì loài người nhờ đó cũng đã trở thành Thiên Chúa, trong cùng một Thánh Thần tràn đầy Con Người Giêsu Kitô.

Nếu Thiên Chúa là Thần Linh đã hóa thân làm người thì chúng ta chỉ có thể tìm thấy Ngài nơi tha nhân. Nếu Thiên Chúa vô cùng cao cả đã hạ sinh trong chuồng bò thì chúng ta không thể gặp được Ngài trong lâu đài tham lam. Nếu Thiên Chúa Hóa Công đã trở thành con của một Trinh Nữ, thì chúng ta cũng không thể đến với Ngài mà cuộc đời còn đầy nhục dục và tỏ ra bất kính với Người Mẹ của Ngài.

Chớ gì mỗi người chúng ta, thành phần đã được trở nên con cái Thiên Chúa, được thông phần Bản Tính Thần Linh của Ngài, bởi tin tưởng và lãnh nhận Phép Rửa tái sinh, mỗi ngày một Cảm Nghiệm Thần Linh, cảm nghiệm thấy thực sự “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mathêu 1:23), như Mẹ Maria “xin vâng”, “để tất cả nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha” (Gioan 17:21).

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

CHIẾC MÁNG CỎ 

Không thể nào nói đến Giáng Sinh mà không nói đến chiếc máng cỏ. Chiếc máng cỏ đã trở thành một trong những yếu tố làm nên lễ Giáng Sinh, cũng như các thiên thần, mục đồng, chiên, bò, lừa, và Ba Vua. Nhưng có lẽ chiếc máng cỏ mang một ý nghĩa đặc biệt hơn, vì nó đã trở thành cái nôi êm ái cho Chúa Hài Đồng. Cũng có thể nói, nó là ngai tòa của Ấu Chúa Giêsu, một chứng từ của tình yêu Thiên Chúa Nhập Thể. 

Ngài ngự ở đó, đúng ra nằm trên đó với nắm rơm và cỏ khô. Ngài nằm đó để chia sẻ thân phận nghèo nàn của con người. Ngài nằm đó để những con người nghèo nàn như các mục đồng, những người thiện tâm như Ba Vua đến được với Ngài, nhìn Ngài, và bồng ẵm Ngài trên tay. Chiếc máng cỏ thật âm thầm, đơn sơ, nghèo nàn nhưng những ngày đầu trong cuộc đời, Chúa Giêsu lại không thể thiếu nó. Đức Mẹ Maria không thể thiếu nó. Thánh Giuse cũng không thể thiếu nó. Và nó đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong biến cố Giáng Sinh. Thiên thần Chúa đã nói với các mục đồng: “Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vài và đặt nằm trong máng cỏ” ( Luc 2:12)

Nếu cung lòng Trinh Nữ Maria đã được vinh dự cưu mang Con Thiên Chúa trong chín tháng, thì nơi mà Con Chúa được đặt nằm, và nơi mà Con Chúa ngủ say sau khi đã chào đời, ngoài đôi tay của Mẹ Maria, ngoài tấm lòng của Mẹ Maria, nơi đó là chiếc máng cỏ. Nhưng tại sao Chúa Giêsu lại chọn chiếc máng cỏ? 

Vì gia đình nghèo. Dĩ nhiên Thánh Giuse và Mẹ Maria là những người nghèo. Nghèo đến độ mọi hàng quán đều chê. Trong những lý do từ chối không cho các ngài ở trọ, cái nghèo là lý do mạnh nhất. Người ta không nghĩ là Mẹ Maria và Thánh Giuse không có lấy một chỗ để ở trong những ngày các ngài lưu lại ở Giêrusalem nếu các ngài có tiền. 

Nhưng cũng chính vì cảnh nghèo của Thánh Giuse và Mẹ Maria đã đem lại cho chiếc máng cỏ cơ hội được bồng ẳm, được mang lấy Thiên Chúa mặc xác phàm. Nếu nó có thể nói được, thì lời đầu tiên phải là lời cám ơn cái nghèo của gia đình Thánh Gia. Vì nếu Ngài sinh ra trong những lâu đài sang trọng, và ngủ trong những chiếc giường nhung lụa, sang trọng thì những người như các mục đồng, ngay cả Ba Vua cũng chắc gì đã đến được với Ngài! 

Cái nghèo của gia đình Thánh Gia phải chăng cũng chính là hình ảnh của phần đông nhân loại. Ngay trong thời đại chúng ta, con số những người nghèo cũng vẫn là con số lớn, số đông, số nhiều. Như vậy, việc Chúa sinh ra làm người chính là để tìm gặp những người nghèo khó: Nghèo khó vật chất cũng như nghèo khó trong tâm hồn. Điều này đã được nói đến khi Chúa Giêsu bắt đầu rao truyền sứ mạng cứu thế của Ngài. Ngài đã mở lời chúc phúc ngay người nghèo, và gọi cái nghèo là lý do để chiếm hữu được nước Trời. 

Cũng có thể vì chiếc máng cỏ vô tri. Sự vô tri của nó nói lên tính chất đơn sơ và khiêm tốn. Cho đến nay, nhiều người vẫn coi Giáng Sinh như một cơ hội mua sắm và lễ hội. Ít ai muốn nhìn biến cố Giáng Sinh bằng cặp mắt đức tin. Chính vì thế, chiếc máng cỏ còn trở thành một nhân chứng của biến cố Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa. Một chứng nhân âm thầm, một chứng nhân câm nín, nhưng lại là một chứng nhân hùng hồn và rõ ràng nhất mà lịch sử mỗi lần nhắc đến biến cố Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa đã không thể bỏ qua: “Họ (các mục đồng) vội vã ra đi và thấy Maria, Giuse và Hài Nhi đang nằm trong máng cỏ. Vừa thấy các Ngài, họ hiểu ngay những lời đã báo về Hài Nhi” (Luc 2:12). 

Tuy câm nín, nhưng hẳn là chiếc máng cỏ đã cảm thấy được cái hạnh phúc sung sướng và cái sứ mạng lịch sử của mình khi giang tay đón nhận Chúa Hài Nhi. Khi thấy Mẹ Maria và Thánh Giuse đặt Chúa Giêsu nằm trong đó.  Sự yên lặng của nó tạo điều kiện thuận lợi cho Chúa Giêsu nghỉ ngơi và được ngủ những giấc ngủ an bình. Nó không than thở, không phàn nàn, và không kêu ca. Nó cũng không kể lể chuyện này, chuyện khác, và cũng không khoe khoang với người này, người khác là mình được diễm phúc để cho Chúa Hài Đồng ngự, nhưng chỉ muốn là một chứng nhân về tình yêu Thiên Chúa. Ngài là Emmanuel. Ngài đến trần gian để chia sẻ thân phận cùng cực của con người, và nó là dấu chỉ của sự chia sẻ ấy. Vì Ngài cần chiếc máng cỏ, cũng như chiếc máng cỏ cần sự có mặt của Ngài như vậy nó mới trở thành chiếc máng cỏ của Đêm Giáng Sinh, của lịch sử Cứu Độ.  

Chúa có thể sinh ra ở một nơi khác và được đặt nằm trong một nơi khác không phải là chiếc máng cỏ. Nhưng như vậy thì không còn ý nghĩa của Giáng Sinh, của Nhập Thể, và của lịch sử Cứu Độ. Nhờ máng cỏ mà thân phận hèn mọn của con người được nâng cao. Nhờ máng cỏ mà con người trở nên thân thiết, gắn liền với thân phận Con Thiên Chúa. Và nhờ máng cỏ, nhân loại hiểu được thế nào là một Thiên Chúa hạ mình làm con người. Nhưng để hưởng trọn vẹn ơn phúc của Mùa Giáng Sinh, của Mầu Nhiệm Nhập Thể, mỗi người chúng ta cũng phải là một máng cỏ cho Chúa Hài Đồng.
 

Trần Mỹ Duyệt

 

24/12 Thứ Tư

Nếu thế giới này không thể nào và không khi nào có hòa bình thực thì cầu nguyện cho hòa bình mà làm gì?

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

cảm hứng theo Sứ Ðiệp Hòa Bình 2004 của ÐTC Gioan Phaolô II

Trong thời gian trước khi xẩy ra trận chiến tấn công Iraq vào đầu năm 2003, tôi đã kêu gọi gia đình tôi cầu nguyện cho hòa bình thế giới vào mỗi buổi kinh tối chung nhà. Có một lần đứa con trai thứ hai 17 tuổi của tôi đặt vấn đề đại ý thế này: Bố có nghĩ là thế giới sẽ có hòa bình thực sự hay chăng? Nếu không thì cầu nguyện làm gì, vì hòa bình không bao giờ có, không bao giờ sẽ xẩy ra cả. Tôi đột nhiên bị chưng hửng trước vấn nạn bất ngờ nhưng rất hữu lý của một con người trẻ đang lớn trong một thế giới đầy bạo loạn ngày nay. Cháu là đứa trẻ ngay từ nhỏ đã có những suy tư về đạo rất nan giải.

Ðối với vấn nạn trằn trọc liên quan đến vấn đề hòa bình trần thế này của cháu, tôi đã cho cháu biết rằng, lịch sử loài người ngay từ ban đầu cho tới nay cho thấy thật sự con người tự mình, vì bản tính đã hư đi theo nguyên tội, sẽ không thể nào và không bao giờ có thể thiết lập được hòa bình hay kiến tạo hòa bình được. Thế nhưng, cũng chính vì hòa bình thực sự là tặng ân của Thiên Chúa, là những gì ngoài tầm với của con người, mà chúng ta mới cần phải nguyện cầu để được Ngài ban cho tặng ân đó. Bởi thế, cầu nguyện là điều kiện tiên quyết và tối yếu để chiếm đạt tặng ân hòa bình. Khi cầu nguyện cho hòa bình là con người thật sự chẳng những nhận biết giá trị cao cả của tặng ân hòa bình, mà còn thú nhận mình hoàn toàn bất lực trong việc kiến tạo hòa bình cùng nhìn nhận chỉ có một mình Thiên Chúa mới là Ðấng Cứu Ðộ duy nhất của con người mà thôi.

Về phần Thiên Chúa, Ngài sẽ ban hòa bình cho con người khi họ xứng đáng lãnh nhận tặng ân này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu thế gian chúng ta đang sống đây là một thửa ruộng bao giờ cũng có cả lúa là kẻ lành lẫn cỏ dại là kẻ dữ (x Mt 13:24-30) thì nó sẽ không bao giờ hoàn toàn có hòa bình như nhân loại mong ước, hay như chính Thiên Chúa mong muốn, một thứ hòa bình ở chỗ mọi người biết coi nhau là anh chị em của mình trong một gia đình có Thiên Chúa chân thật duy nhất là Cha trên trời, luôn tỏ ra yêu thương gắn bó với nhau, lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh phục vụ nhau, hoàn toàn thông cảm nhịn nhục tha thứ lẫn cho nhau.

Cũng chính vì thế gian này là một thửa ruộng lẫn lộn cả lúa mạch lẫn cỏ dại mà hòa bình là thành quả của một cuộc chiến đấu, nếu không muốn nói là chính cuộc chiến đấu chống sự dữ và bảo vệ sự lành. Ðó là lý do Chúa Giêsu đã khẳng định là "Thầy đến thế gian không phải để mang lại hòa bình mà là gươm giáo" (Mt 10:34). Thế nhưng, chính khi con người chiến đấu chống lại sự dữ và bảo vệ sự lành là lúc con người sống trong hòa bình, là lúc con người chẳng những tìm kiếm hòa bình cho bản thân mình mà còn loan truyền hòa bình trên thế gian này nữa. Ðến nỗi, chính lúc họ khốn cực và khổ đau nhất họ lại được bằng an sung sướng, như trường hợp các vị thừa sai truyền giáo hay thừa sai tử đạo từ trước tới nay. Ở chỗ, như Chúa Giêsu đã quả quyết: "Các con sẽ than van khóc lóc còn thế gian sẽ hân hoan; các con sẽ chịu sầu khổ trong một thời gian, nhưng nỗi sầu khổ của các con sẽ trở thành niềm vui" (Jn 16:20). Chính vì thế Chúa Giêsu đã nhấn mạnh với các môn đệ của Người trong Bữa Tiệc Ly là "Thày để lại bằng an cho các con. Thày ban bình an cho các con không phải như thế gian ban" (Jn 14:27), tức là một thứ bình an cần phải được chiếm đoạt bằng "gươm giáo", một thứ bằng an cần phải thấm đẫm huyết lệ. Như thế, càng chiến đấu cho chân lý con người càng có bình an, con người càng kiến tạo hòa bình.

Ðúng thế, sau khi con người đã ăn trái cấm, Thiên Chúa Hóa Công đã không cứu độ con người ngay lúc bấy giờ, bằng cách cho phép con người hái trái cây sự sống ở giữa vườn (x Gen 2:9) mà ăn, như lấy thiện trừ ác. Trái lại, Ngài đã bắt con người sa phạm phải đền tội bằng sự chết đã rồi mới được hưởng phước sự sống, như lấy của độc giải độc, nghĩa là bắt họ phải vượt qua sự chết rồi mới được vào sự sống (x Jn 5:24). Ðó là lý do, để ban cho loài người đã bị hư đi theo nguyên tội sự sống, một “sự sống dồi dào hơn” (Jn 10:10) thuở ban đầu nữa, chính Thiên Chúa đã phải chẳng những hóa thân Làm Người, mặc lấy một bản tính vô cùng hèn hạ đối với Thần Tính toàn thiện vô cùng cao cả của Ngài, mà còn phải Vượt Qua vô cùng nhục nhã trong thân phận Con Người. Vậy thì loài người cũng chỉ có một đạo lộ cứu độ duy nhất mà thôi, đó là phải vượt qua chiến tranh (Tử Giá) mới đến hòa bình (Phục Sinh).

Trong đời sống tu đức, một tâm hồn xin Chúa ban cho mình đức khiêm nhượng mà biết chấp nhận nhục nhã Chúa an bài gửi đến cho mình, qua hành động tha nhân khinh khi giầy đạp họ, thì chính lúc nhục nhã ấy là lúc họ thực sự sống khiêm nhượng hay được ơn khiêm nhượng thế nào, cũng vậy, trong đời sống xã hội, loài người hằng cầu xin Thiên Chúa ban cho mình ơn hòa bình mà biết chấp nhận “gươm giáo”, cương quyết chiến đấu chống sự dữ và khống chế gian ác, thì chính lúc họ bảo vệ sự thiện, bênh vực chân lý, là họ chẳng những được hưởng hòa bình, sống trong hòa bình mà còn kiến tạo hòa bình và truyền đạt hòa bình nữa, một thứ hòa bình không giống như thế gian mơ tưởng và có thể ban cho con người, một thứ hòa bình không có chiến tranh hay cần phải cân bằng võ lực (x. Gaudium et Spes, 78), trong khi nơi con người còn đầy những mầm mống tội lỗi và sự chết không chịu canh tân hoán cải. 

Thật vậy, hòa bình không thể nào là một thực tại như Thiên Chúa ấn định ngay từ nguyên thủy khi mới dựng nên tất cả mọi sự, trong đó có con người, và như lòng con người mong ước, mà là một cuộc chiến đấu liên lỉ giữa thiện ác nơi con người. Lịch sử cho thấy, nhân loại thực sự không thể nào đạt được hòa bình hoàn toàn, ở chỗ, về mặt tiêu cực, vĩnh viễn chấm dứt hết mọi cuộc chiến tranh, trái lại, về mặt tích cực, tất cả mọi dân tộc sẽ coi nhau như anh em một nhà, tứ hải giai huynh đệ, được thể hiện cụ thể qua việc các nước giầu thịnh chẳng những biết hủy bỏ nợ nần quốc tế cho nhau, như ÐTC Gioan Phaolô II kêu gọi dịp Giáo Hội Công Giáo sửa soạn long trọng mừng Ðại Năm Thánh 2000, mà còn biết hủy bỏ vấn đề chế tạo và thi đua võ trang để lấy ngân quĩ tiêu xài cho việc sát hại nhau này giúp vào việc phát triển các quốc gia chậm tiến nghèo khổ.

Chính vì nhân loại không thể nào đạt được hòa bình hoàn toàn như thế, cho đến khi Thiên Chúa là nguyên thủy và là cùng đích canh tân lại tất cả mọi sự (x Rev 1:8, 21:5), mà hòa bình mới là chân trời của đời sống con người trên trần gian, là đích điểm con người cần phải hướng về và nỗ lực tìm kiếm, đến nỗi, chính khi khao khát và tìm kiếm hòa bình, con người càng chiếm đạt hòa bình, tức càng nên trọn lành, hay càng sống đức ái trọn hảo, cho đến độ họ đáng "được gọi là con cái Thiên Chúa" (Mt 5:9).

Như thế, qua những người con cái là thành phần sống đức ái trọn hảo, thành phần kiến tạo hòa bình cho nhân loại, điển hình nhất trong thời đại của chúng ta đây là Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, hay tân chân phước Têrêsa Calcutta, Thiên Chúa vẫn ban cho nhân loại tặng ân hòa bình. Qua Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Thiên Chúa đã không làm cho Khối Cộng Sản Ðông Âu tự động giải thể vào cuối năm 1989, thậm chí làm cả cho "Nước Nga trở lại" vào chính ngày Lễ Giáng Sinh 25/12/1991 hay sao? Qua Mẹ Têrêsa Calcutta, Thiên Chúa cũng không ban hòa bình cho nhân loại nơi thành phần nghèo khổ nhất trong các người nghèo hay sao, ở chỗ, thành phần cùng cực, bất hạnh, thiệt thòi nhất trong cuộc đời này đã cảm thấy ủi an khi bị bỏ rơi, cảm thấy có giá khi bị khinh bỉ, nhất là cảm thấy mãn nguyện trước khi nhắm mắt lìa đời?

Bởi vậy, cầu nguyện cho hòa bình thế giới, trước hết và trên hết, chính là việc nguyện cầu cho chính bản thân mình và cho nhau được trở thành những phương tiện thuận lợi đế Thiên Chúa có thể tự do sử dụng chúng ta trong việc ban tặng ân hòa bình cho trần thế nơi những ai muốn lãnh nhận. Thành phần kiến tạo hòa bình chính là những tâm hồn ở đâu cũng mang lại bình an ở đó, hay ở đâu cũng lan tỏa bình an ra chung quanh, đúng như Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Người thực hiện trong sứ vụ truyền giáo của các vị là "Vào nhà nào các con hãy chúc bình an cho nhà ấy" (Mt 10:12). Bởi vì, hòa bình đã ngự trị trong lòng họ và tràn đầy cuộc đời họ, một thứ hòa bình của Ðấng được toàn quyền trên trời dưới đất sau khi Người sống lại từ cõi chết đã thông ban cho họ nơi Giáo Hội qua các vị tông đồ chứng nhân tiên khởi (x Mt 28:18; Jn 20:19,21,26), một thứ hòa bình chẳng những trở thành quyền lực làm cho họ có thể khống chế sự dữ, bằng việc khu trừ ma qủi, bắt rắn trong tay, không sợ độc dược, mà còn là tin mừng cứu độ cho tất cả mọi tạo vật nữa (x Mk 16:17-18, 15).

Như thế, Thiên Chúa quả thực có ban tặng ân hòa bình của Ngài cho thế giới và cách thức Ngài ban hòa bình cho thế giới là ban cho thế giới những người con đích thực của Ngài, những con người kiến tạo hòa bình, cho đến khi Ngài hoàn toàn thiết lập vương quốc của Ngài trên thế gian vào lúc Con Người vinh hiển đến trên may trời có tất cả các thiên thần hậu cận để phân xử muôn dân (x Mt 25:31-32), "để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự" (1Cor 15:28), hay để tất cả mọi sự cuối cùng được canh tân trở thành nơi cho Thiên Chúa muôn đời ngự trị (x Rev 21:5,3).

Với những chia sẻ để giải đáp vấn nạn "nếu thế giới này không thể nào và không khi nào có hòa bình thực thì cầu nguyện cho hòa bình mà làm gì?", chúng ta thấy rằng nếu Thiên Chúa quả thực có ban tặng ân hòa bình của Ngài cho thế giới và cách thức Ngài ban hòa bình cho thế giới là ban cho thế giới những người con đích thực của Ngài, những con người kiến tạo hòa bình, thì việc chúng ta cầu nguyện cho hòa bình thế giới chính là việc chúng ta cầu xin Thiên Chúa hãy tiếp tục ban cho thế giới được có những con người dấn thân kiến tạo hòa bình, những con người, như Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Sứ Ðiệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2004, giảng dạy hòa bình, chẳng những về phương diện lý thuyết liên quan đến công lý (luật lệ) mà cả phương diện thực hành liên quan đến bác ái (yêu thương) nữa.

Xin xem toàn bộ sứ điệp rất quan trọng này ở Màn Ðiện Toán www.thoidiemmaria.net, phần "Ánh Sáng Thế Gian", mục "Theo Vị Chủ Chiên", trang "Sứ Ðiệp Hòa Bình", bài "Sứ Ðiệp Hòa Bình 2004".

  

GIÁO PHẬN ORANGE HỨA QUYẾT VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA

1)    Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để thực hiện việc chữa lành cho tất cả những nạn nhân bị lạm dụng tình dục bởi hàng giáo sĩ hay bởi thành phần viên chức trong giáo hội.

2)    Chúng tôi sẽ hoàn toàn áp dụng Bản Hiến Chương Về Việc Bảo Vệ Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên, cũng như sẽ thực hiện những đường lối khôn khéo để làm sao cho Giáo Hội trở thành một môi trường an toàn cho tất cả mọi người, nhất là cho thành phần trẻ em và thanh thiếu niên.

3)    Chúng tôi sẽ hàn gắn vết tổn thương nơi hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân là những người cảm thấy hổ thẹn, nhục nhã và bị khinh bỉ bởi những hành động của các kẻ có những hành vi lạm dụng tình dục cũng như bởi các vị lãnh đạo đã bao che cho những hành động này.

 

4)    Chúng tôi sẽ cộng tác làm việc với tất cả mọi phần tử của Giáo Phận về những ý nghĩ quan tâm đến vấn đề cải tiến Bản Hứa Quyết này và làm theo những lời đề nghị nào hay nhất.

5)    Chúng tôi sẽ cởi mở, thành thực và chính xác nơi những lời phát biểu công khai của chúng tôi với giới truyền thông, cùng truyền đạt một cách minh bạch và thường xuyên với cộng đồng dân Chúa trong Giáo Phận.

6)    Chúng tôi sẽ, bằng những gì chúng tôi làm, chứ không phải chỉ ở những gì chúng tôi nói, phục hồi niềm tin tưởng nơi cộng đồng dân Chúa, để cùng nhau chúng ta trở thành Khâm Sai thật sự của Tình Yêu Thiên Chúa.

7)    Chúng tôi sẽ tỏ hiện Tình Yêu này ra trong cuộc sống hằng ngày của mình đối với tất cả mọi người ở Orange County, nhất là đối với thành phần nghèo khổ và bị hất hủi trong cộng đồng của chúng ta.

 

Chân Phước Gianna Beretta, Mẫu Gương Làm Mẹ trong Thời Đại Văn Hóa Sự Chết


Sáng ngày Thứ Bảy 20/12/2003, tại Sảnh Đường Clementine, trước sự hiện diện của ĐTC, 18 sắc chỉ phong thánh đã được Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh công bố, trong đó có 4 vị chân phước (blessed), 7 vị đáng kính (venerable) và 7 vị tôi tớ Chúa (servant of God). Trong 4 vị chân phước sẽ được Giáo Hội phong thánh vì đã hội đủ phép lạ cần thiết, có một người mẹ qua đời năm 40 tuổi (1922-1962) vì không chịu mổ xẻ để chữa trị chứng bệnh ung thư kẻo gây nguy hiểm cho tính mạng đứa con gái thứ tư đang ở trong bụng mình, kết quả mẹ chết con sống, người mẹ bác sĩ nhi đồng thuộc TGP Milan này đã được phong chân phước năm 1994, với sự hiện diện của người chồng và đứa con sống sót đó. Người mẹ chân phước người Ý này tên là Gianna Beretta Molla, người đã tuyên bố là: “như vị linh mục được sờ chạm đến Chúa Giêsu, bác sĩ chúng tôi cũng thế, được sờ chạm đến Chúa Giêsu nơi thân thể của các bệnh nhân”.


Vị bác sĩ thánh đức này khi còn sống cũng thích trượt tuyết, chơi đàn dương cầm, và tham dự những buổi hòa tấu ở Milan Conservatory với chồng mình là kỹ sư Pietro Molla. ĐHY Tổng Trưởng Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh José Saraiva Martins hôm tuyên bố sắc chỉ phong thánh cho người mẹ này đã cho biết như sau: “Ngài đã sống đời sống hôn nhân và làm mẹ trong hân hoan, quảng đại và tuyệt đối trung thành với sứ vụ của mình”.


Phép lạ xẩy ra do lời chuyển cầu của bà mẹ bác sĩ chân phước này nơi trường hợp của một người mẹ tên là Elisabete Arcolino Comparini. Truyện xẩy ra là vào đầu năm 2000, đứa con thứ ba bà đang cưu mang bắt đầu có những vấn đề trầm trọng. Vào tháng thứ ba, bà Comparini đã hết sạch nước ối trong bào thai, một điều kiện bất khả thiếu để bào thai sống còn. Thế mà, nữ thai nhi này đã chào đời vào tháng 5/2000. Cuộc sinh nở này không thể nào cắt nghĩa nổi theo khoa học. Cha mẹ của bé đã cầu nguyện với chân phước Molla nên đã đặt tên cho bé là Gianna Maria.


 

23/12 Thứ Ba

 

Giáo Triều Rôma chúc mừng Giáng Sinh 2003


Ngày Thứ Hai 22/12/2003, tại Sảnh Đường Clementine, Giáo Triều Rôma đã gặp nhau, bao gồm cả ĐTC, các vị hồng y, tổng giám mục, giám mục và nhân viên hành sự ở đây, để chúc mừng Giáng Sinh nhau theo thông lệ hằng năm kể từ ngày 22/12/1978, tức từ khi bắt đầu Giáo Triều của Ngài, một dịp để Ngài cám ơn tất cả mọi người đã hợp tác với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô phục vụ Giáo Hội Hoàn Vũ tại Giáo Đô Vatican. Trong bài chúc Giáng Sinh của mình, ĐTC đã nói đến sứ vụ chứng nhân, đến vấn đề đại kết, đến Âu Châu và đến hòa bình.


Sứ vụ chứng nhân: “Mục đích thúc đẩy chúng ta đều giống nhau, đó là loan truyền Phúc Âm của Chúa Kitô cho phần rỗi của thế giới. Nó là một sứ vụ chúng ta muốn thi hành bằng một tinh thần đùức tin và với một tâm hồn, nếu cần, sẵn sàng hy sinh cho đến ‘passio sanguinis’ đổ máu mình ra. Chớ gì chúng ta không bao giờ thôi trung thành với Đấng đã liên kết chúng ta một cách sâu xa với vai trò linh mục của Người! Chớ gì Người và bao giờ cũng chỉ có một mình Người là tâm điểm của đời sống chúng ta: đó là Chúa Kitô! Qua giòng thời gian, Tôi càng ngày càng thâm tín rằng Chúa Giêsu xin chúng ta là những chứng nhân của Người, chỉ hoàn toàn quan tâm đến vinh quang của Người và phúc hạnh của các linh hồn”.


Vấn đề đại kết: “Việc ý thức thấy ước muốn của Chúa Kitô về vấn đề hiệp nhất giữa các tín hữu – ‘để họ được hiệp nhất’ – đã thúc đẩy Tôi tăng gia những liên hệ đại kết với những vị đại diện của các Giáo Hội Chính Thống đáng kính, với chức bậc của Anh Giáo Hiệp Thông cũng như với các vị lãnh đạo của các Giáo Hội và cộng đồng giáo hội”.


Vấn đề Âu Châu: Âu Châu tiếp tục trải qua “một giai đoạn lịch sử quan trọng của mình, khi nới rộng biên cương bờ cõi đến các dân tộc và các quốc gia khác. Vấn đề quan trọng là Âu Châu, được trở nên thăng hoa qua các thế kỷ nhờ kho tàng đức tin Kitô giáo, phải duy trì những cội gốc này và sống lại những cội nguồn ấy. Việc đóng góp quan trọng nhất Kitô hữu được kêu gọi thực hiện trong việc xây dựng một tân Âu Châu trước hết đó là việc trung thành với Chúa Kitô cũng như với Phúc Âm của Người. Âu Châu cần nhất là những vị thánh nhân và những chứng nhân”. Chân Phước Têrêsa Calcutta, theo Ngài, là “hình ảnh của người Samaritanô nhân lành, người đã trở nên cho mọi người, những ai có tín ngưỡng cũng như vô tín ngưỡng, một sứ giả yêu thương và hòa bình”.


Vấn đề hòa bình: “Hãy là những chứng nhân; hãy giảng dạy hòa bình! Đây là một dấn thân nữa cho cuộc chung sống thuận hòa của nhân loại, một cuộc dấn thân rất khẩn trương trong thời đại của chúng ta, một thời đại xuất hiện ở chân trời những hiểm nguy và đe dọa… Hôm nay đây hòa bình vẫn là điều khả dĩ và là một nhiệm vụ. Tôi muốn lập lại điều này trong Sứ Điệp của Tôi cho Ngày Hòa Bình Thế Giới tới đây”.

 


Việc Giảng Dạy Hòa Bình là Một Cuộc Dấn Thân Hợp Thời Hơn Bao Giờ Hết  (tiếp và hết)

 

Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

Để Cử Hành Ngày Thế Giới Hòa Bình 1/1/2004

 

 

Trật Tự Quốc Tế Mới


7.     Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận là tổ chức LHQ, cho dù có bị giới hạn và trì trệ một phần lớn bởi những bất trắc nơi các phần tử của mình, cũng đã đóng góp đáng kể vào việc cổ võ và tôn trọng phẩm giá con người, tự do của các dân tộc và những nhu cầu phát triển, nhờ đó sửa dọn một mảnh đất tốt về văn hóa và cơ cấu cho việc xây dựng hòa bình.


Hoạt động của các chính quyền quốc gia được khuyến khích rất nhiều bằng việc hiện thực làm cho lý tưởng của LHQ được phổ biến rộng rãi, nhất là qua những cử chỉ đoàn kết và hòa bình cụ thể nơi nhiều người thuộc các tổ chức phi chính phủ (NGO: Non-Governmental Organizations) cũng như nơi các Phong Trào tranh đấu nhân quyền.


Việc này cho thấy được một niềm phấn khởi đáng kể trong việc cải cách giúp tổ chức LHQ hoạt động cách hữu hiệu khi theo đuổi mục đích phác họa là những gì vẫn còn nguyên giá trị của chúng, đó là “nhân loại ngày nay đang ở trong một giai đoạn mới và khó khăn hơn trong việc phát triển thực sự. Nó cần đến một cấp độ rộng lớn hơn thuộc lãnh vực quốc tế” (5). Các quốc gia phải coi mục tiêu này như là một trách vụ rõ ràng về luân lý và chính trị đòi họ phải khôn ngoan và mạnh mẽ thực hiện. Ở đây Tôi xin lập lại những lời khuyến khích Tôi đã nói vào năm 1995: “Tổ chức LHQ cần phải vươn lên hơn nữa cho khỏi tình trạng cô đọng của một cơ cấu điều hành, và trở lên một trung tâm về luân lý, để tất cả mọi quốc gia trên thế giới cảm thấy tự nhiên như ở nhà mình, và phát triển ý thức chung về việc họ thực sự là một gia đình các quốc gia” (6)


Nạn Khủng Bố Chết Chóc


8.     Ngày nay luật lệ quốc tế khó có thể cung cấp những giải pháp cho các tình trạng xung khắc phát xuất từ giới tuyến đổi thay của một thế giới đương thời. Những tình trạng xung khắc này thường dính dáng đến những thành phần tự họ không phải là các quốc gia, mà là những thực thể gây ra bởi tình trạng sụp đổ của các quốc gia, hay liên quan đến các phong trào độc lập, hoặc liên hệ tới các tổ chức tội ác lành nghề. Một thứ cơ cấu pháp lý, hình thành bởi các qui chuẩn ấn định qua những thế kỷ như là một phương tiện giữ kỷ cương cho các mối liên hệ giữa các quốc gia chủ quyền, cảm thấy khó giải quyết đối với những thứ xung khắc liên quan đến các thực thể không có khả năng được coi là quốc gia theo nghĩa truyền thống. Đặc biệt là trường hợp của các nhóm khủng bố.


Tình trạng khổ nạn khủng bố này đã trở nên dữ dội hơn nữa trong những năm gần đây, và đã gây ra những cuộc thảm sát dã man độc ác lại càng làm cản trở đường lối đối thoại và thương thảo, tăng thêm căng thẳng và những rắc rối cấp tính, nhất là ở Trung Đông.

 

Cho dù có xẩy ra như thế đi nữa, nếu cần phải thắng vượt, cuộc chiến chống khủng bố không thể chỉ giới hạn nguyên vào những hoạt động đán áp và thanh trừng. Cần phải lưu ý là việc sử dụng võ lực, ngay cả khi cần thiết, phải được phân tách một cách minh tường và can đảm về những lý do gây ra những cuộc khủng bố tấn công. Cuộc chiến chống khủng bố cần phải được thực hiện ở cả lãnh vực chính trị và giáo dục nữa: một mặt bằng việc loại trừ đi những căn nguyên sâu xa của những tình trạng bất công là những gì thường thúc đẩy dân chúng đến những hành động tuyệt vọng và bạo lực, mặt khác, bằng việc nhấn mạnh đến một thứ giáo dục hướng chiều về việc tôn trọng sự sống con người trong hết mọi hoàn cảnh: ở chỗ, mối hiệp nhất của nhân loại là một thực tại mãnh liệt hơn bất cứ một cuộc chia rẽ nào xẩy ra giữa cá nhân và dân tộc với nhau.


Về cuộc chiến đấu cần thiết chống khủng bố hiện nay luật lệ quốc tế cần phải khai triển những dụng cụ về pháp lý với những phương tiện hiệu nghiệm trong việc ngăn ngừa, kiểm soát và không chế tội ác. Trong bất cứ trường hợp nào, các chính quyền dân chủ đều thừa biết là việc sử dụng võ lực chống lại những tay khủng bố không thể biện minh cho việc loại bỏ những nguyên tắc thuộc qui chuẩn luật lệ. Những quyết định chính trị sẽ không thể nào chấp nhận được nếu chúng chỉ tìm kiếm thành đạt mà chẳng quan tâm gì tới các thứ quyền lợi căn bản của con người, bởi mục đích không thể biện minh cho phương tiện.


Việc Giáo Hội Ðóng Góp


9.     “Phúc cho những ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được goị là con Thiên Chúa” (Mt 5:9). Làm sao lời này, một lời hiệu triệu hoạt động trong lãnh vực hòa bình rộng lớn, làm âm vang mãnh liệt trong lòng con người nếu nó không tương ứng với nỗi khát khao và niềm hy vọng bât khả dồn nén nơi chúng ta? Và tại sao những kẻ xây dựng hòa bình lại được gọi là con cái của Thiên Chúa, nếu không phải là vì Thiên Chúa tự bản tính là Thiên Chúa của bình an? Chính vì lý do đó mà trong sứ điệp cứu độ được Giáo Hội loan truyền khắp thế giới có những yếu tố tín lý mang một tầm vóc quan trọng đối với việc phát triển những nguyên tắc cần thiết cho việc chung sống hòa bình giữa các quốc gia với nhau.


Lịch sử đã dạy rằng việc xây dựng hòa bình không thể qua mặt việc tôn trọng trật tự về đạo lý và pháp lý như câu cổ ngữ đã nói: “Serva orninem et ordo servabit te” (bảo trì trật tự thì được trật tự bảo trì). Luật lệ quốc tế cần phải bảo đảm là luật của kẻ mạnh không phải là thứ luật chủ chốt. Mục đích chính yếu của nó là để thay thế “quyền lực bõ bị bằng quyền lực luân lý theo lệ luật” (7), bằng việc đưa ra những biện pháp đối với những vi phạm cũng như đối với việc đền bù đầy đủ cho các nạn nhân. Điều này cũng cần phải áp dụng cho cả các nhà lãnh đạo chính quyền vi phạm đến nhân phẩm và quyền lợi bất khả tước đoạt của con người, với những căn cớ không thể nào chấp nhận được thuộc vấn đề nội bộ của quốc gia họ.


Trong bài diễn từ ngỏ cùng phái đoàn ngoại giao liên hệ với Tòa Thánh Vatican ngày 13/1/1997, Tôi đã nhận định thế này lề luật quốc tế là phương tiện căn bản để theo đuổi hòa bình: “vì qua một thời gian dài, luật lệ quốc tế đã từng là một thứ luật lệ của chiến tranh và hòa bình. Tôi tin rằng nó càng ngày càng phải được gọi hẳn là luật lệ hòa bình, được ấp ủ trong công lý và tình đoàn kết. Theo chiều hướng này, luân lý cần phải soi sáng cho luật lệ; luân lý thậm chí có thể đóng vai trò giúp cho việc lập luật ở chỗ cho thấy rằng nó là con đường dẫn đến những gì là đúng đắn và tốt đẹp” (8).


Qua các thế kỷ, giáo huấn của Giáo Hội, rút tỉa từ việc suy tư của nhiều tư tưởng gia Kitô giáo về triết lý và thần học, đã góp phần đáng kể trong việc hướng dẫn luật lệ quốc tế hướng về công ích của toàn thể gia đình nhân loại. Đặc biệt là trong những thời điểm gần đây, các vị Giáo Hoàng đã không ngần ngại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của luật lệ quốc tế như là một bảo chứng hòa bình, khi xác tín rằng “mùa gặt công lý được gieo vãi trong hòa bình bởi những ai kiến tạo hòa bình” (Jas 3:18). Đó là con đường Giáo Hội, bằng cách sử dụng những phương tiện xứng hợp với mình, dấn thân theo đuổi, trong ánh sáng chân thực của Phúc Âm cũng như bằng sự hỗ trợ bất khả thiếu của việc nguyện cầu.


Nền Văn Minh Yêu Thương


10.     Để kết thúc những nhận định này, Tôi cảm thấy cần phải lập lại là, để thiết lập một nền hòa bình chân thực trên thế giới, công lý phải được nên trọn trong đức bác ái. Chắc chắn luật lệ là đường lối đầu tiên dẫn đến hòa bình, và dân chúng cần phải được dạy cho biết tôn trọng luật lệ này. Tuy nhiên, người ta không thể tiến đến cùng đích của đạo lộ này trừ phi công lý được yêu thương bổ khuyết cho. Công lý và yêu thương đôi khi có vẻ là những lực lượng phản nghịch nhau. Thật vậy, chúng chính là nhị diện của một thực tại duy nhất, là hai chiều kích của đời sống con người cần phải tương nhập trùng phùng. Kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy điều này quả thực như thế. Nó cho thấy công lý thường không thể tách mình khỏi cái cảm giác bị nhục nhã, cảm giác hận thù và thậm chí cảm giác thỏa mãn trước đau khổ của người khác. Tự mình, công lý không đủ. Thật vậy, nó có thể phản bội chính mình, trừ phi nó biết hướng về một thứ mãnh lực sâu xa hơn đó là yêu thương.


Vì lý do này, Tôi vẫn thường nhắc nhở Kitô hữu cũng như tất cả mọi con người thiện chí là cần phải thứ tha để giải quyết những vấn đề giữa cá nhân với nhau và các dân tộc với nhau. Hòa bình không thể nào có nếu thiếu thứ tha! Tôi xin lập lại điều này một lần nữa ở đây, khi Tôi đặc biệt nghĩ đến tình trạng khủng hoảng liên miên ở Palestine và Trung Đông: sẽ không thể nào tìm được một giải pháp cho các thứ vấn đề rắc rối nghiêm trọng gây khổ đau dai dẳng cho các dân ở vùng này cho tới khi thực hiện một quyết định vượt trên lý lẽ của một thứ công lý căn bản và hướng về lý lẽ của lòng thứ tha.


Kitô hữu biết rằng yêu thương là lý do để Thiên Chúa thực hiện mối liên hệ với con người. Chính yêu thương đã làm cho Ngài đợi chờ con người đáp ứng. Bởi thế, yêu thương cũng là một hình thức cao quí nhất và sáng giá nhất nơi mối liên hệ khả thể giữa loài người với nhau. Bởi thế tình yêu cần phải dậy men nơi hết mọi lãnh vực của đời sống con người và bao hàm cả lãnh vực quốc tế. Chỉ có một thứ nhân loại được chủ trị bởi “nền văn minh yêu thương” mới có thể hoan hưởng một nền hòa bình chân thực và bền vững mà thôi.


Mở màn cho một Tân Niên, Tôi muốn lập lại cho con người nam nữ của hết mọi ngôn ngữ, của hết mọi tôn giáo và của hết mọi nền văn hóa câu châm ngôn cổ thời là “Onmia vincit amor” (Tình yêu thắng được tất cả mọi sự”. Phải, Anh Chị Em thân mến trên khắp thế giới, cuối cùng tình yêu sẽ chiến thắng! Chớ gì hết mọi người hãy dấn thân cho cuộc chiến thắng này mau tới. Vì nó là niềm hy vọng sâu xa nhất của hết mọi con tim nhân loại.


Tại Điện Vatican ngày 8/12/2003.


Gioan Phaolô II


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 16/12/2003



Các ghi trích


(1) Insegnamenti, V (1967), 620.

(2) 1968: 1 January: World Day of Peace


1969: The Promotion of Human Rights, the Road to Peace

            (cổ võ nhân quyền là con đường dẫn đến hòa bình)
1970: Education for Peace Through Reconciliation

            (dạy về hòa bình bằng việc hòa giải)
1971: Every Man is My Brother

            (hết mọi người đều là anh em của tôi)
1972: If You Want Peace, Work for Justice

            (nếu anh chị em muốn có hòa bình hãy hoạt động cho công lý)
1973: Peace is Possible

            (hòa bình là vấn đề khả dĩ)
1974: Peace Depends on You Too

            (hòa bình tùy thuộc cả vào anh chị em nữa)
1975: Reconciliation, The Way to Peace

            (hòa giải là đường lối dẫn đến hòa bình)
1976: The Real Weapons of Peace

            (những khí giới thực sự của hòa bình)
1977: If You Want Peace, Defend Life

            (nếu anh chị em muốn có hòa bình hãy bênh vực sự sống con người)
1978: No to Violence, Yes to Peace

            (hãy phủ nhận bạo lực và chấp nhận hòa bình)

(3) These are the themes of the successive twenty-five World Days of Peace:
 

1979: To Reach Peace, Teach Peace    

            (muốn tiến đến hòa bình hãy giảng dạy hòa bình)
1980: Truth, the Power of Peace

            (chân lý là quyền năng của hòa bình)
1981: To Serve Peace, Respect Freedom

            (để phục vụ hòa bình hãy tôn trọng tự do)
1982: Peace: A Gift of God Entrusted to Us!

            (hòa bình là tặng ân Thiên Chúa đã ký thác cho chúng ta!)
1983: Dialogue for Peace, A Challenge for Our Time

            (đối thoại về hòa bình, một thách đố của thời đại chúng ta)
1984: From a New Heart, Peace is Born

            (hòa bình được phát sinh từ một con tim mới)
1985: Peace and Youth Go Forward Together

            (hòa bình và giới trẻ cùng nhau tiến bước)
1986: Peace is a Value with No Frontiers North-South, East-West: Only One Peace    

            (hòa bình là một giá trị bất phân Nam-Bắc, Đông-Tây:

            chỉ có một hòa bình duy nhất)
1987: Development and Solidarity: Two Keys to Peace

            (phát triển và đoàn kết là hai then chốt cho hòa bình)
1988: Religious Freedom, Condition for Peace

            (tự do tôn giáo là điều kiện hòa bình đòi hỏi)
1989: To Build Peace, Respect Minorities

            (để xây dựng hòa bình hãy tôn trọng thành phần thiểu số)
1990: Peace with God the Creator, Peace with All of Creation

            (hòa bình với Thiên Chúa Hóa Công, hòa bình với toàn thể tạo sinh)
1991: If You Want Peace, Respect the Conscience of Every Person

            (nếu anh chị em muốn có hòa bình

            hãy tôn trọng lương tâm của mọi người)
1992: Believers United in Building Peace

            (các tín hữu hiệp nhất để xây dựng hòa bình)
1993: If You Want Peace, Reach Out to the Poor

            (nếu anh chị em muốn có hòa bình hãy dấn thân cho người nghèo)
1994: The Family Creates the Peace of the Human Family

            (gia đình kiến tạo hòa bình cho gia đình nhân loại)
1995: Women: Teachers of Peace

            (phụ nữ là thày dạy hòa bình)
1996: Let Us Give Children a Future of Peace

            (chúng ta hãy cống hiến cho trẻ em một tương lai hòa bình)
1997: Offer Forgiveness and Receive Peace

            (hãy cống hiến thứ tha để nhận lãnh hòa bình)
1998: From the Justice of Each Comes Peace for All

            (hòa bình cho mọi người từ công chính nơi mỗi người)
1999: Respect for Human Rights: The Secret of True Peace

            (tôn trọng nhân quyền là bí mật của hòa bình đích thực)
2000: "Peace on Earth to Those Whom God Loves!"

            (“hòa bình dưới thế cho người Chúa thương!”)
2001: Dialogue Between Cultures for a Civilization of Love and Peace

            (các nền văn hóa đối thoại với nhau

            cho một thứ văn minh yêu thương và hòa bình)
2002: No Peace Without Justice, No Justice Without Peace

            (không có hòa bình nếu thiếu công lý,

            không có công lý nếu thiếu hòa bình)
2003: "Pacem in Terris": A Permanent Commitment

            (‘hòa bình dưới thế’ là một dấn thân thường xuyên)

(4) Preamble.

(5) John Paul II, Encyclical Letter "Sollicitudo Rei Socialis," 43: AAS 80 (1988), 575.

(6) Address to the Fiftieth General Assembly of the United Nations, New York (5 October 1995), 14: Insegnamenti, XVIII/2 (1995), 741.

(7) Benedict XV, Appeal to the Leaders of the Warring Nations, 1 August 1917: AAS 9 (1917), 422.

(8) No. 4: Insegnamenti, XX/1 (1997), 97.
 

22/12 Thứ Hai

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật IV Mùa Vọng 21/12/2003 về Mẹ Maria

Anh Chị Em thân mến!

1.     Lễ Giáng Sinh đã gần đến. Khi trang hoàng những gì còn lại cho máng cỏ và cây Giáng Sinh, những thứ cũng có tại Quảng Trường Thánh Phêrô ở Vatican đây nữa, người ta cần phải sửa soạn tinh thần để sống sâu xa mầu nhiệm đức tin cao cả này.

Vào những ngày cuối cùng của Mùa Vọng này, phụng vụ đặc biệt chú trọng đến hình ảnh Mẹ Maria. Nơi tấm lòng của Mẹ, từ lời “xin vâng” của Mẹ, đầy đức tin, đáp lại tiếng gọi thần linh, mà cuộc nhập thể của Đấng Cứu Chuộc mở màn. Bởi thế Mẹ là người chúng ta phải nhìn ngắm, người chúng ta phải kêu cầu nếu chúng ta muốn biết ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh.

2.     Ôi Maria, Người Mẹ tuyệt hảo, xin giúp chúng con hiểu được những mấu chốt của việc Người Con thần linh Mẹ mầu nhiệm hạ sinh: khiêm nhượng, âm thầm, lạ lùng, hân hoan.

Trước hết, Mẹ huấn dụ hãy sống khiêm nhượng để Thiên Chúa tìm thấy chỗ nơi lòng trí chúng ta, một chỗ không bị tăm tối bởi kiêu hãnh và ngông cuồng tự đại. Mẹ tỏ cho chúng ta thấy giá trị của việc thầm lặng, một thầm lặng nghe thấy bài ca của các thần trời và tiếng thở nhẹ của Hài Nhi, chứ không dập tắt chúng bằng tiếng ồn ào và sự lộn lạo. Chúng ta cùng với Mẹ ngât ngất đứng trước máng cỏ, hoan hưởng niềm vui chân thành và tinh tuyền do Con Trẻ mang đến cho nhân loại.

3.     Vào Đêm Thánh này, Ngôi Sao hiện lên “rạng ngời ánh sáng vĩnh hằng, mặt trời công chính” (see antiphon to the Magnificat, Dec. 21), sẽ soi sáng cho những ai còn nằm trong tăm tối và trong bóng sự chết. Theo ý nghĩa của phụng vụ hôm nay, chúng ta hãy mắc lấy các cảm thức của Mẹ Maria và hãy thiết tha ngưỡng vọng về cuộc hạ sinh của Chúa Kitô.

Bài Giáo Lý của buổi Triều Kiến Chung hằng tuần ngày 17/12/2003 về Niềm Trông Đợi trong Mùa Vọng

1.     “Vương Quốc của Thiên Chúa đã gần đến: chứ không trì hoãn”. Những lời này, được trích từ phụng vụ hôm nay hiện lên bầu không khí của vấn đề ân cần sửa soạn đầy nguyện cầu cho việc cử hành Lễ Giáng Sinh giờ đây đã đến lúc kết thúc.

Mùa Vọng giúp bảo trì lòng chúng ta trông đợi Chúa Kitô, Đấng sẽ đến thăm chúng ta bằng ơn cứu độ của Người, khi Người hoàn toàn hiện thực Vương Quốc công lý và bình an của Người. Việc hằng năm nhớ lại việc hạ sinh của Đấng Thiên Sai ở Bêlem làm mới lại nơi lòng trí tín hữu niềm xác tín là Thiên Chúa trung thành với những lời hứa hẹn của Ngài. Bởi thế, Mùa Vọng là lời rao giảng hy vọng mãnh liệt gắn liền với cảm nghiệm chung riêng của chúng ta.

2.     Hết mọi người đều mơ tưởng về một thế giới công chính và đoàn kết hơn, nơi những điều kiện xứng với phẩm giá con người về sự sống và việc chung sống thuận hòa là những gì mamg lại những mối liên hệ hòa hợp giữa cá nhân với nhau cũng như giữa các dân tộc với nhau. Tuy nhiên, thực tế thường không xẩy ra như vậy. Những chướng ngại, những tương phản và những khó khăn đủ thứ khác nhau đang đè nặng trên việc hiện hữu của chúng ta, có những lúc hầu như đè bẹp nó. Những mãnh lực và lòng can đảm dấn thân cho sự thiện, có những lúc nhường bước cho sự dữ chi phối làm chủ. Trong những lúc đặc biệt này niềm hy vọng sẽ nâng đỡ chúng ta. Mầu nhiệm Giáng Sinh, một mầu nhiệm chúng ta sẽ sống lại vào một ít ngày nữa đây, bảo đảm với chúng ta rằng Thiên Chúa là Emmanuel – Thiên Chúa ở với chúng ta. Vì thế chúng ta không bao giờ cảm thấy lẻ loi cô độc. Người gần gũi với chúng ta. Người trở nên một người trong chúng ta, được hạ sinh bởi cung dạ trinh trong của Mẹ Maria. Người chia sẻ cuộc lữ hành trần gian của chúng ta, giúp chúng ta đạt được niềm vui và an bình là những gì chúng ta hết lòng khát vọng.

3.     Thời điểm Mùa Vọng còn làm sáng tỏ yếu tố thứ hai của niềm hy vọng liên quan đến tổng quan ý nghĩa và giá trị của đời sống. Không phải chúng ta thường tự hỏi mình rằng: Chúng ta là ai? Chúng ta sẽ đi về đâu? Ý nghĩa của những việc chúng ta thực hiện trên thế gian này là gì? Những gì đang đợi chờ chúng ta ở đời sau?

Có những mục tiêu thực sự là tốt lành và chân thành, như việc tìm kiếm phúc hạnh khá hơn về vật chất, việc theo đuổi những mục đích tiến bộ hơn nữa về xã hội, khoa học và kinh tế, việc hiện thực tốt đẹp hơn về những gì chung riêng mong đợi. Thế nhưng, những mục đích này có đủ để làm thỏa mãn những khát vọng sâu xa nhất của tâm linh chúng ta hay chăng?

Phụng vụ hôm nay kêu gọi chúng ta hãy nới rộng nhãn quan của chúng ta để chiêm ngưỡng Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa từ Trời Cao xuống mang trong mình những gì thế gian nhắm tới, bằng việc giãi bày hết mọi sự “một cách vừa êm ái vừa mạnh mẽ” (xem bài đáp ca).

Bởi vậy chớ gì dân Kitô giáo hãy tự phát lên lời kêu cầu này là: “Xin hãy đến, Lạy Chúa, đừng trì hoãn”.

4.     Sau hết, cũng cần phải phân tích yếu tố thứ ba là đặc tính của niềm hy vọng Kitô giáo, một đặc tính hiện lên rất rõ ràng vào thời điểm Mùa Vọng này. Mùa Vọng, nhất là Giáng Sinh, là một nhắc nhở cho con người vươn lên từ những việc làm hằng ngày để tìm cách hiệp thông với Thiên Chúa, đó là Thiên Chúa đã tự động đến tìm kiếm chúng ta. Trở nên một hài nhi, Chúa Giêsu mặc lấy bản tính của chúng ta và thiết lập giao ước của Người với toàn thể nhân loại đến muôn đời.

Bởi thế, chúng ta có thể kết luận là ý nghĩa của niềm hy vọng Kitô giáo, một niềm hy vọng được Mùa Vọng tái nhắc nhở, đó là niềm hy vọng của một sự tin tưởng trông mong, của một thứ chủ động sẵn sàng và hân hoan cởi mở hướng về cuộc hội ngộ với Chúa. Người đã đến Bêlem để muôn đời ở với chúng ta.

Do đó, hỡi anh chị em thân mến, chúng ta hãy nuôi dưỡng những ngày sửa soạn gần đến Ngày Giáng Sinh của Chúa Kitô bằng niềm hy vọng sáng soi và nồng ấm. Đó là những gì Tôi chúc cho anh chị em hiện diện nơi đây cũng như cho những người thân yêu của anh chị em. Tôi xin dâng nó cho lời chuyển cầu từ mẫu của Mẹ Maria là mô phạm và là sự nâng đỡ của những gì chúng ta hy vọng.

Chúc cho tất cả anh chị em được hưởng một Mùa Vọng và Giáng Sinh hạnh phúc!

Anh Chị Em thân mến,

Mùa Vọng, thời điểm chúng ta đang đợi chờ Chúa Kitô đến, mang những dấu hiệu của một niềm hy vọng cả thể. Thiên Chúa vẫn trung thành với những gì Ngài hứa hẹn và trở nên một người trong chúng ta, hạ sinh bởi Trinh Nữ Maria, để tỏ cho chúng ta thấy con đường công lý, an bình và hoan lạc. Khi chúng ta chiêm ngưỡng Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa tỏ hiện nơi Đức Kitô, chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn nhất và chúng ta sẽ thỏa mãn những khát vọng sâu xa nhất của mình.

Trước những nghi ngờ và tình trạng chia rẽ của thế giới chúng ta đây, chớ gì ánh sáng và hơi ấm của niềm hy vọng Kitô giáo, trong Dịp Lễ Giáng Sinh này, trở nên một dấu hiệu chắc chắn cho thấy giao ước của Chúa Kitô với toàn thể nhân loại.

Cảnh Hang Đá Giáng Sinh ở Quảng Trường Thánh Phêrô là ý tưởng của ĐTC GPII

Vì nhận thấy trong khu cột Bernini ở Quảng Trường Thánh Phêrô chưa được trưng bày cảnh Giáng Sinh, vào năm 1982, theo ý ĐTC, mầu nhiệm Giáng Sinh đã được trưng bày ở đây theo truyền thống của Thánh Phanxicô Khó Khăn là vị khởi xướng tập tục này từ năm 1223.

Hằng năm có 20 người làm việc này trong vòng 3 tháng trời, kể cả việc phác họa và kiến tạo, bao gồm cả kiến trúc sư và kỹ sư. Có một ủy ban đặc biệt lo cho việc này, với rất nhiều chi tiết thay đổi mỗi năm. Việc kiến tạo bắt đầu từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12 đến đầu Tuần Bát Nhật trước Lễ Giáng Sinh ngày 17/12, và được để cho tới Lễ Mẹ Dâng Con 2/2 năm sau. Bộ giáng sinh hiện nay có 17 tượng, trong đó có 8 tượng từ từ được thêm vào, còn 9 tượng cũ từ thời 1842 khi Thánh Vincent Pallotti trưng bày Cảnh Giáng Sinh ở Sant’Andrea della Valle thuộc Giáo Hội Rôma.

Cảnh Giáng Sinh ở Quảng Trường Thánh Phêrô năm nay được kiến trúc theo vòng cung. Trung tâm của vòng cung này là ba tượng Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse. Chung quanh là các cảnh đời cùng với những con người nam nữ tôn thờ trước Đấng Thiên Sai được họ dâng hiến cho lễ vật. Hai biểu hiệu nước và lửa cũng được bao gồm ở đây, nước biểu hiệu cho nguồn sống và lửa biểu hiệu cho Chúa Kitô là ánh sáng thế gian. Ngoài ra còn có cây Giáng Sinh vĩ đại, năm nay, cao 30 mét, được mang về từ Val d’Aosta thuộc vùng Núi Alps.

Giáo Hội Công Giáo ở Iraq sẽ nhận lại cơ sở tôn giáo của mình

Các viên chức Giáo Hội ở Iraq đã cho cơ quan Tín Liệu Á Châu biết rằng Hội Đồng Quản Trị Iraq đã quyết định hôm 5/11/2003 và đã chính thức loan báo hôm 17/12/2003 là họ sẽ hoàn lại cho những ai có chủ quyền về những dinh thự tôn thờ và học đường tôn giáo bị cựu tổng thống Sađam Hussein tịch thu. Hội đồng này cũng quyết định là Hồi Giáo và Kitô Giáo đều được hưởng tự do điều khiển các nguồn lợi nơi lãnh vực giáo dục của mình. Dưới chế độ Sađam Hussein, tất cả đều được quốc hóa; giờ đây quyền tự do giáo dục đã được bảo đảm. Iraq cũng như Jordan là hai nước trong khối các quốc gia Hồi Giáo là có quyền tự do về giáo dục mà thôi.

Chính phủ Sađam Hussein hủy bỏ các thứ học đường tự do vào tháng 5/1974. Việc tịch biên các sản vật tư nhân xẩy ra vào tháng 3/1975. Bấy giờ có tất cả là 80 trường học và đại học bao gồm cả 34 học viện thuộc Giáo Hội Công Giáo. Theo quyết định của hội đồng này thì 15 học viện của Giáo Hội Công Giáo sẽ được trả lại cho chủ của.

Những khốn khó về tôn giáo vẫn còn đó sau thời Sađam Hussein

ĐTGM Jean Benjamin Sleiman đã cho một tường trình viên của Tín Liệu Á Châu hay là: “Cho dù chế độ của một Sađam Hussein Tây Phương có được coi như là một thứ quốc gia trần thế, tức một xã hội dân sự được cai trị bởi lề luật Hồi Giáo, cũng có những hậu quả nghiêm trọng”. Nguyên phó thủ tướng Aziz nắm chức vụ trong chính quyền không phải là vì ông là một Kitô hữu “mà vì ông đã là một đại thân hữu nhỏ bé lâu đời của Sađam Hussein. Tôi phải nói rằng, với tư cách là một phần tử của cộng đồng thiểu số này, chúng tôi thường nhận được những thứ chuẩn chước không phải từ Aziz mà từ các vị Bộ Trưởng Hồi Giáo khác”. ĐTGM kể ra trường hợp một cuốn sách giáo khoa có những lời nói phạm đến Kitô giáo. “Aziz đã không làm gì trước cuộc phản đối của chúng tôi. Cuối cùng một vị Bộ Trưởng Hồi giáo đã ra lệnh loại bỏ cuốn sách ấy khỏi tủ sách học đường”.

Chế độ của Sađam Hussein đã chấm dứt, “một kỷ nguyên của việc chung sống theo hàng ngang đã qua đi giữa các nhóm tôn giáo khác nhau, những nhóm mà tất cả đều bị chà đạp bởi cùng một quyền lực. Thế nhưng, bước kế tiếp để tiến đến chỗ nội bộ chấp nhận cùng nhau chung sống với thành phần khác vẫn chưa xẩy ra. Một người Hồi Giáo không bao giờ còn nói bậy bạ về một Kitô hữu trước mặt người Kitô hữu ấy, song điều này không có nghĩa là người Hồi Giáo đó chấp nhận việc cùng nhau chung sống với một người khác niềm tin với mình”.

ĐTGM nhận định là Kitô hữu hiện nay đang trải qua một thời điểm khó khăn. “Chính quyền tạm thời đã dẹp bỏ Bộ Tôn Giáo Vụ. Hiện nay có một hội đồng tôn giáo cho phái Hồi giáo, một cho phái Hồi giáo Sunnis và một cho các cộng đồng thiểu số Kitô giáo. Tuy nhiên, việc thay đổi này đang gây ra những khó khăn to lớn đối với những mối liên hệ giữa Kitô hữu với nhau. Chẳng hạn, về hội đồng thiểu số này có 3 vị đại diện Chaldean và không có một vị Chính Thống nào cả. Còn nữa, vai trò đại diện của họ thường được thi hành ở chỗ sắc tộc của họ nghịch với niềm tin tôn giáo của họ, nên đã gây ra các thứ rắc rối”. Hậu quả của chính sách đàn áp tôn giáo của Sađam Hussein là ở chỗ không có “một cộng đồng tôn giáo nào ở Iraq ngày nay biết được thế nào là quyền tự do”. Bởi thế, “để học biết thế nào là tự do” đó là “một thách đố lớn lao đối với tất cả mọi tôn giáo ở Iraq ngày nay”.

Vị TGM này cũng cảnh giác về hiện tượng cực thủ “đang thấm nhập rất nhiều vào xã hội Iraq”. Các học đường là một điển hình như ngài trưng dẫn: “Trẻ em được giáo dục một cách thiển cận và thường tiến đến chỗ nói với các bạn đồng lớp Kitô giáo của mình rằng: ‘Chúng mày là Kitô hữu sẽ bị xuống hỏa ngục, vì chỉ có những người Hồi Giáo chúng tao mới lên thiên đàng mà thôi’”.

Cảm Tưởng trước hình ảnh một con người bị đối xử như là một con bò

 

ĐHY Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình, khi được hỏi, đã phát biểu ở văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican trong buổi ra mắt Sứ Điệp của ĐTC cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2004 hôm Thứ Ba 16/12/2003 về hình ảnh cựu tổng thống Sađam Hussein bị khám mồm miệng là “tôi cảm thấy xót thương khi nhìn con người tàn tạ này bị đối xử như một con bò bị khám răng”. Vị hồng y này còn bày tỏ nhận định là “có thể chỉ là một thứ ảo tưởng khi hy vọng rằng việc bắt giữ Sađam sẽ sửa lại thảm kịch và tình trạng thiệt hại nơi cuộc thảm bại phạm đến nhân loại theo bản chất của chiến tranh”.

ĐHY Martino đã từng đại diện Tòa Thánh ở LHQ 16 năm trước khi làm hồng y cũng đã có những lời phát biểu mạnh mẽ tương tự trước khi xẩy ra chiến tranh Iraq. Buổi họp báo hôm nay ngài lại tái xuất hiện kể từ sau khi chiến tranh Iraq bùng nổ.

Nhiều người đã hiểu lầm về lời phát biểu này của vị chủ tịch Hội Ðồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh, thậm chí có những vị hồng y đã lên tiếng bênh vực thế giá của Giáo Hội nói chung và của Ðức Thánh Cha nói riêng bằng lời phát biểu ới giới truyền thông rằng đó là ý nghĩ riêng của ngài cứ không phản ảnh tâm tưởng của ÐTC. Thật ra, vị hồng y này chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh nhân đạo mà thôi. Không phải đã là một phạm nhân, nhất là một đại phạm nhân như trường hợp của cựu tổng tống Sađam Hussein, thì người ta muốn đối xử với họ thế nào cũng được. Ðó là lý do, ngay từ Thứ Hai tuần trước, tức ngay sau ngày con người thất thế hết thời này bị bắt, www.thoidiemmaria.net đã lên tiếng như sau:

"Chúng ta mừng vì con người nguy hiểm đáng ghét này bị bắt hay mừng vì sự dữ ông gây ra trước đây (nếu có) bị ngăn chặn hay trừng trị? Chúng ta được quyền mừng vì sự dữ được trả lẽ nhưng chúng ta cần phải thương một con người, vì Thiên Chúa Giáng Sinh là để đi tìm kiếm từng con chiên lạc, trong đó, có cựu tổng thống Sađam Hussein, người đã bị nhân dân Iraq và quốc tế, nhất là lực lượng đồng minh cho là một tay độc tài hết sức nguy hiểm".

Trong Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2004, ĐTC đã nhắc đến vấn đề tuân giữ luật lệ quốc tế, một điều kiện tối thiểu để sống hòa bình, một điều kiện áp dụng chẳng những cho thành phần khủng bố tấn công mà còn cho cả thành phần tấn công khủng bố bất chấp LHQ như trường hợp của Hoa Kỳ (dù không được ĐTC kể rõ tên trong sứ điệp) đối với Iraq.

“… cuộc chiến chống khủng bố không thể chỉ giới hạn nguyên vào những hoạt động đán áp và thanh trừng. Cần phải lưu ý là việc sử dụng võ lực, ngay cả khi cần thiết, phải được phân tách một cách minh tường và can đảm về những lý do gây ra những cuộc khủng bố tấn công. Cuộc chiến chống khủng bố cần phải được thực hiện ở cả lãnh vực chính trị và giáo dục nữa: một mặt bằng việc loại trừ đi những căn nguyên sâu xa của những tình trạng bất công là những gì thường thúc đẩy dân chúng đến những hành động tuyệt vọng và bạo lực, mặt khác, bằng việc nhấn mạnh đến một thứ giáo dục hướng chiều về việc tôn trọng sự sống con người trong hết mọi hoàn cảnh: ở chỗ, mối hiệp nhất của nhân loại là một thực tại mãnh liệt hơn bất cứ một cuộc chia rẽ nào xẩy ra giữa cá nhân và dân tộc với nhau. Về cuộc chiến đấu cần thiết chống khủng bố hiện nay luật lệ quốc tế cần phải khai triển những dụng cụ về pháp lý với những phương tiện hiệu nghiệm trong việc ngăn ngừa, kiểm soát và không chế tội ác. Trong bất cứ trường hợp nào, các chính quyền dân chủ đều thừa biết là việc sử dụng võ lực chống lại những tay khủng bố không thể biện minh cho việc loại bỏ những nguyên tắc thuộc qui chuẩn luật lệ. Những quyết định chính trị sẽ không thể nào chấp nhận được nếu chúng chỉ tìm kiếm thành đạt mà chẳng quan tâm gì tới các thứ quyền lợi căn bản của con người, bởi mục đích không thể biện minh cho phương tiện” (đoạn 8).

Các cơ sở bác ái của Kitô giáo có nguy cơ sẽ bị cấm đoán ở Ấn độ.

Một viên chức mới được tuyển cử ở tiểu bang tây bắc Rajasthan đã đe dọa cấm tất cả mọi tổ chức xã hội và cô nhi do Kitô hữu quản trị.

Thật vậy, theo các nguồn tin cho Cơ Quan Tín Liệu Truyền Giáo Vụ biết là hôm 1/12/2003, Đảng Bharatiya Janata ái quốc sùng Ấn Giáo đã thắng cử ở 3 trong 4 tiểu bang, trong đó có tiểu bang Rajasthan. Ông Madan Dilaver, một vị tân giám đốc của các dịch vụ xã hội ở tiểu bang Rajasthan đã công khai tuyên bố là ông ta có ý định đóng cửa những tổ chức do thiểu số Kitô hữu quản trị.

Ông này đặc biệt nói là ông có thể dẹp cả Emmanuel Bible Institute Samiti ở Kota là nơi đang coi sóc 6 ngàn cô nhi và điều hành 150 trung tâm người cùi cùng 140 dưỡng viện cho người nghèo túng. Ông đã bắt đầu vận động chống lại vị chủ tịch của viện xã hội này, bằng cách tố giác vị này có những hoạt động phản quốc.

Phản Ứng của Hàng Giáo Phẩm Pháp trước quyết định bài tôn giáo của Tổng Thống Pháp

Hôm Thứ Năm 18/12/2003, Tổng Thống Pháp Jacques Chirac đã tuyên bố ông thiên về một thứ luật cấm sử dụng những dấu hiệu tôn giáo “hiện lộ” ở các trường học. Ông đã chấp nhận đa số những lời khuyến nghị trong tuần vừa rồi của Ủy Ban Stasi được ông bổ nhiệm. Ông yêu cầu cấm các dấu hiệu “rõ ràng cho thấy phần tử tính của tôn giáo”, chẳng hạn như khăn che mặt của Hồi giáo, yarmulke của Do Thái giáo, hay thập giá “quá” to.

Vị tổng thống này cũng loại bỏ lời đề nghị của ủy ban này về việc thiết lập hai ngày lễ, một của Do Thái Giáo và một của Hồi Giáo trong lịch hằng năm của học đường. Ông chỉ chấp nhận việc dễ dàng ban phép nghỉ học chính đáng cho những học sinh muốn cử hành ngày Lễ Yom Kippur (Do Thái) và Aid el Kebir (Hồi Giáo) mà thôi.

Vị tổng thống này cũng thiên về một thứ luật không cho các bệnh nhân ở các bệnh việc công được quyền từ chối chăm sóc bởi nhân viên chăm sóc sức khỏe khác phái. Phụ nữ Hồi giáo càng ngày càng từ khước bị các bác sĩ nam chăm sóc.

Vị chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp là ĐTGM Jean-Pierre Ricard cai quản TGP Bordeaux cũng vào ngày Thứ Năm 18/12/2003, đã khẳng định như sau:

“Khoản luật về vấn đề trần thế, được vị tổng thống cộng hòa này nghĩ trong đầu và được ủy thác cho chính quyền đây, có thể góp phần vào việc nhắc nhở một cách hữu hiệu những nguyên tắc và qui luật chi phối chúng ta về vấn đề này. Thế nhưng cũng cần phải nhấm nạh là vấn đề trần thế đây trước hết là nghệ thuật cùng nhau chung sống là cuộc sống được thăng hóa bởi kinh nghiệm sống và việc thực hành.

"Quốc gia có trách nhiệm bảo đảm cho tất cả những đại gia đình đạo giáo được tôn trọng như nhau, được chú trọng như nhau. Vấn đề trang phục và các dấu hiệu tôn giáo nơi các trường công cũng như nơi cơ sở hành chánh đã từng là đề tài tranh luận. Vị tổng thống cộng hòa này muốn có được một giải quyết về lập pháp. Ông nêu lên vấn đề. Tuy nhiên, chúng tôi không tin rằng việc bỏ phiếu cho một thứ luật như thế sẽ là một câu giải đáp tuyệt vời cho tất cả mọi thứ khó khăn. …

"Nếu học đường cần phải bảo vệ cho khỏi hết mọi hình thức bạo động, áp buộc và gây rối nơi môi trường giáo dục, thì nó không được trở thành, đúng như tổng thống đã nhấn mạnh, ‘một nơi đồng loạt, một chốn vô danh, ở đó các thứ dấu hiệu có tính cách phần tử tôn giáo đều bị cấm đoán. Bởi thế, phải thận trọng là, việc hình thành thứ luật về các dấu hiệu tôn giáo không được cho nó như là một dấu hiệu ngờ vực của đại đa sống dân chúng là thành phần mang những dấu hiệu phần tử tôn giáo của mình không phải là những gì gây rắc rối cho lãnh vực công cộng”.
 

21/12 Chúa Nhật IV Mùa Vọng Năm C

Biến Cố Giáng Sinh: Tin Mừng Cứu Độ

Mầu Nhiệm Nhập Thể: Thần Linh Tin Mừng

Như đã nhận định, trong 4 tuần lễ Mùa Vọng, bất kỳ thuộc chu kỳ Phụng Vụ A, B hay C, tuần đầu tiên bao giờ cũng là bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn để nhắc nhở con cái mình hãy tỉnh thức đón chờ Chúa Kitô tới, tuần cuối cùng bao giờ cũng là bài Phúc Âm trực tiếp liên quan đến biến cố Giáng Sinh của Chúa Kitô, và hai tuần giữa liên quan đến vai trò Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trong việc dọn đường cho Người đến. Đó là lý do bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Thứ Bốn Mùa Vọng nói đến sự kiện Mẹ Maria đến thăm bà chị họ của mình đang mang thai 6 tháng. Thật ra, theo ý nghĩa Mùa Vọng thì biến cố viếng thăm trong bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng tuần này là biến cố Lời Nhập Thể đang ở trong lòng Mẹ Maria bấy giờ đến làm phép rửa Thánh Thần đầu tiên cho Thai Nhi Gioan Tẩy Giả, để thánh nhân được khỏi tội nguyên tổ ngay từ trong bụng mẹ, để Thánh Nhân được đầy Thánh Linh ngay từ trong lòng mẹ, như lời thiên thần cho thân phụ của thánh nhân biết khi báo tin việc đầu thai lạ lùng của thánh nhân (x Lk 1:15).

Sự kiện Lời Nhập Thể làm phép rửa Thánh Thần cho Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ngay từ trong lòng mẹ đây đã được bộc lộ ở chỗ, đã làm cho cả thai mẫu của thánh nhân là bà Isave cũng được đầy Thánh Thần và trở nên khôn ngoan sáng suốt mà cất tiếng chúc tụng người em Maria của mình là Mẹ Thiên Chúa. Trong biến cố viếng thăm này, chúng ta thấy một thứ ảnh hưởng thần linh giây chuyền thế này: Lời Nhập Thể ở trong lòng Mẹ Maria là Thai Nhi Giêsu đầy Thánh Thần, đã thông ban Thánh Thần của mình cho con người đầu tiên là thai nhi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, đến nỗi mức độ tràn đầy Thánh Thần nơi thai nhi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã tác động cả thai mẫu, vị thai mẫu đầy Thánh Thần đã nhận biết Mẹ Thiên Chúa, Vị tràn đầy ân sủng, tràn đầy Thánh Thần, đang cưu mang chính Lời Nhập Thể, khiến cho lời chào của Mẹ có một tác lực thần linh làm cho Thai Nhi Gioan Tẩy Giả nhẩy mừng trong lòng thai mẫu Irave.

Hẳn chính vì là con người đầu tiên được lãnh nhận phép rửa Thánh Thần này bởi Lời Nhập Thể là Thai Nhi Giêsu, đến nỗi đã đầy Thánh Thần ngay trong lòng mẹ, như lời thiên thần báo tin việc em đầu thai cho thân phụ của em (x Lk 1:15), mà sau này, như bài Phúc Âm tuần trước cho biết, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, dù chưa hề tận mắt thấy Con Người Giêsu, đã khẳng định về Đấng đến sau ngài là Đấng sẽ làm phép rửa Thánh Thần, đến nỗi khi vừa thấy Người, thánh nhân chẳng những nhận ra Người ngay là Đấng phải đến mà còn chỉ cho các môn đệ của mình biết Người thật là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian.

Đúng thế, lời thiên sứ Gabiên truyền tin cho Maria trong ngày truyền tin thế nào: “Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao” cũng xẩy ra đúng như thế trong đêm giáng sinh, đúng như lời thiên thần báo tin cho các mục đồng: “Ta đến để báo một tin mừng cho các người cũng là cho toàn dân. Hôm nay, một vị cứu thế đã giáng sinh trong thành Đavít, Người là Đấng Thiên Sai và là Chúa”.

Như thế, đối với dân Do Thái trông đợi Đấng Thiên Sai Cứu Thế thì việc Chúa Kitô Giáng Sinh thực sự là một tin mừng, nhưng lại là một tin mừng được loan báo trước hết cho thành phần đơn sơ nghèo nàn được tiêu biểu nơi đám mục đồng của họ. Vì thành tâm tiếp nhận tin mừng ấy, Phúc Âm Thánh Luca của Lễ Giáng Sinh Rạng Đông thuật lại rằng, chẳng những: “Họ vội vã lên đường và đã gặp thấy Maria, Giuse cũng như thấy hài nhi nằm trong máng cỏ”, mà còn đi loan truyền tin mừng ấy nữa, đến nỗi, như Phúc Âm cho biết: “tất cả những ai nghe lời họ tường thuật đều lạ lùng sửng sốt”. Vậy, Kitô hữu chúng ta có thực sự cảm thấy biến cố Thiên Chúa Giáng Sinh Làm Người là một tin mừng cho nhân loại hay chăng, và riêng cá nhân mình, chúng ta đã hay đang cảm nhận tin mừng này như thế nào?

Mầu Nhiệm Nhập Thể: Thời Gian Không Gian

Có thể có người sẽ cảm nhận về Tin Mừng Thiên Chúa Giáng Sinh Làm Người liên quan đến thời gian. Kitô Giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo Rôma nói riêng đã Long Trọng Mừng Kỷ Niệm 2000 năm Thiên Chúa hóa thân làm người và ở giữa loài người thấp hèn tạo vật chúng ta, một sự thật không thể chối cãi đã xẩy ra trong thời gian được lịch sử loài người ghi nhận này. Thật vậy, Thiên Chúa đã hóa thân làm người và ở giữa loài người tạo vật chúng ta là một sự thật không thể chối cãi đã xẩy ra trong thời gian được lịch sử loài người ghi nhận. Đúng thế, theo những bản văn được Kitô Giáo công nhận là Phúc Âm của mình, điển hình nhất là của thánh sử Luca, đã cho thấy có một nhân vật tên là Giêsu ở Na-Gia-Rét xứ Galilêa, được sinh vào thời hoàng đế Cê-Sa Âu-Quốc-Tô làm sổ kiểm tra lần đầu tiên trong toàn đế quốc Rôma (x Lk 2:1), và đã hoạt động thuần tôn giáo song vẫn bị lên án tử bởi Hội Đồng Do Thái dưới quyền lãnh đạo của thượng tế Anna và Caipha bấy giờ, rồi cuối cùng đã bị kết án tử giá bởi Philatô, vị toàn quyền của đế quốc Rôma cai trị xứ Giuđa thời hoàng đế Cê-Sa Ti-Bê-Ri-Ô thống trị đế quốc Rôma cũng là thời quận vương Hêrôđê đang làm thủ hiến xứ Galilêa (x Lk 3:1, 2).

Kitô hữu chúng ta ngày nay không được diễm phúc và vinh hạnh như các vị tông đồ là những chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô, đã thấy tận mắt, đã nghe tận tai và đã sờ tận tay (x 1Jn 1:1) vị “Thiên Chúa vô hình” (Col 1:15), vị “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24), “đã trở nên hữu hình cho chúng ta” (x 1Jn 1:2) nơi nhân vật lịch sử Giêsu Na-Gia-Rét. Thế nhưng, những chi tiết về thời gian liên quan đến lịch sử trên đây đã chứng tỏ cho chúng ta thấy thực sự có một nhân vật, mà theo đức tin Kitô Giáo của mình, Người là một Vị “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1:23; x Is 7:14). Nguyên việc dân Do Thái cho đến ngày nay vẫn còn chối bỏ không chịu chấp nhận nhân vật Giêsu Na-Gia-Rét này là Đức Kitô, là Đấng Thiên Sai, cũng là một chứng cớ hùng hồn và hiển nhiên cho thấy thực sự đã có một đối tượng bị họ phủ nhận, một đối tượng mà chính các vị tông đồ, dù được sống gần và chứng kiến, cũng phải lấy đức tin mà chấp nhận, như lời tuyên xưng của vị trưởng tông đồ đoàn là Phêrô cho thấy: “Thày là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), lời tuyên xưng đã làm nên Kitô Giáo và là nền tảng Kitô Giáo, một tôn giáo tin Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật, đồng bản thể với Cha Người trên trời, và đồng thời cũng là người thật, như mọi người chúng ta dưới mặt đất này. Ôi, chỉ cần nghĩ đến bản tính vô cùng thấp hèn và khốn nạn của loài người chúng ta, chứ không phải bản tính thiêng liêng sáng láng tuyệt vời của các thiên thần, được Thiên Chúa là Thần Linh vô cùng toàn thiện và toàn năng mặc lấy, đã đủ làm cho con người ngây ngất, làm họ phải cố gắng sống xứng với thân phận làm người vô cùng diễm phúc của mình rồi vậy.

Trong Biến Cố Thiên Chúa Giáng Sinh Làm Người, nếu thời gian lên đến tuyệt đỉnh của nó vào thời điểm Lời Nhập Thể, thì không gian trở thành một cung thánh và trái đất là một nhà tạm. Thật vậy, Thiên Chúa đã hóa thân làm người và ở giữa loài người tạo vật thấp hèn chúng ta là một sự thật không thể chối cãi đã xẩy ra ngay trên mặt đất thuộc về cái vũ trụ bao la hầu như vô cùng bất tận này. Đúng thế, vũ trụ không gian đây bao la hầu như vô tận, đến nỗi trí khôn loài người dù có văn minh tân tiến theo khoa học và kỹ thuật đến đâu đi nữa, như hiện nay hay cả sau này, chắc chắn sẽ vĩnh viễn không thể nào khám phá ra hết, một cách chính xác, đầy đủ, hoàn toàn và trọn vẹn, tầm vóc cũng như chiều kích khôn dò như một mầu nhiệm hiển nhiên của nó. Hiện nay khoa học mới chỉ ước lượng một cách chung chung là có cả hằng triệu, hằng tỉ hành tinh hệ (galaxies) trong vũ trụ này, trong đó có một hành tinh hệ gần thái dương hệ nhất được gọi là Giải Ngân Hà (Milky Way), và có ba hành tinh hệ gần Giải Ngân Hà nhất mà con người không cần viễn vọng kính cũng có thể nhìn thấy từ trái đất, đó là, nếu nhìn từ Bắc Cực, hành tinh hệ Andromeda Nebula, cách trái đất 2 triệu năm ánh sáng, và nếu nhìn từ Nam Cực, hai hành tinh hệ nhỏ hơn, Magellanic Clouds, cách trái đất từ 160 đến 180 ngàn năm ánh sáng. Riêng nội bộ cấu trúc của mỗi hành tinh hệ, nếu nhỏ cũng rộng tới mấy ngàn năm ánh sáng, trong khi một tinh hệ lớn có thể rộng tới cả nửa triệu năm ánh sáng.

Nếu theo khoa học, mỗi giây vận tốc ánh sáng đi được một trăm tám mươi sáu ngàn hai trăm tám mươi hai dặm, hay hai trăm chín mươi chín ngàn bảy trăm chín mươi hai cây số, tức mỗi giây (hay mỗi tiếng tíc tắc của đồng hồ) ánh sáng đi được 7 vòng rưỡi trái đất (với chu vi từ đông sang tây rộng hai mươi bốn ngàn chín trăm lẻ một dặm, hay bốn mươi ngàn không trăm bảy mươi lăm cây số, tương đương với một chiếc xe chạy 366 ngày không ngừng với tốc độ 68 dặm một giờ, thì thử hỏi một ngày có 24 tiếng, tức có tám mươi sáu ngàn bốn trăm giây, ánh sáng sẽ đi được bao xa, một tháng có 30 ngày ánh sáng còn đi xa tới đâu, và một năm có 365 ngày ánh sáng đi xa tới cỡ nào. Cứ nghĩ đến 2000 năm lịch sử Kitô Giáo thôi con người đã thấy lâu lắm rồi, xưa lắm rồi, cổ lắm rồi, đằng này ánh sáng phải đi hết 2 triệu năm ánh sáng mới từ trái đất tới được hành tinh hệ Andromeda Nebula, thì thử hỏi vũ trụ không gian với cả tỉ hành tinh hệ khác nhau như thế không bao la bát ngát hầu như vô cùng bất tận hay sao?

Thế mà, chẳng là gì trong cái bao la hầu như vô cùng bất tận của thiên nhiên vũ trụ này, có chăng nó chỉ là một hạt bụi trong cõi không gian vô tận, trái đất lại là nơi xẩy ra một biến cố vô cùng hệ trọng, một biến cố làm cho thời gian đi vào vĩnh cửu, một biến cố gắn liền trời với đất, siêu nhiên với tự nhiên, vô hình với hữu hình, thần linh với tạo vật, đó là Biến Cố Nhập Thể, đó là biến cố Thiên Chúa vô hình đã trở nên hữu hình, đó là biến cố Thiên Chúa là Thần Linh đã hóa thành nhục thể! Bởi thế, biến cố lịch sử Thiên Chúa Giáng Sinh Làm Người quả thực là một Tin Mừng cho chung nhân loại cũng như cho từng cá nhân mỗi người thành tâm tìm kiếm chân thiện mỹ vậy.

Tại sao Thiên Chúa không chọn một nơi nào khác trong vũ trụ này để tỏ mình ra, như ở mặt trời là nơi xứng đáng nhất, vì dù có là một trong số triệu triệu tinh cầu thuộc vũ trụ này, mặt trời dầu sao cũng chẳng những rộng hơn trái đất 109 lần, lại còn là chính nguồn ánh sáng và nhiệt năng, với 10 ngàn độ F hay 5 ngàn rưỡi độ C ở ngoài mặt, và 27 ngàn độ F hay 15 ngàn độ C ở bên trong, một nguồn nhiềt năng chi phối tất cả mọi sự trên trái đất nói chung và sinh vật nói riêng? Phải chăng biến cố vô cùng quan trọng và cao trọng vô tiền khoáng hậu này chỉ có thể xẩy ra duy nhất trên trái đất nhỏ bé này, là vì nó có loài người chúng ta, hay nói cách khác, là vì nó đã trở thành nơi Thiên Chúa vô cùng yêu thương và khôn ngoan thượng trí chọn để dựng nên loài người giống hình ảnh Ngài và tương tự như Ngài, loài Thiên Chúa đã ban cho quyền làm chủ thế giới hữu hình nói chung và sinh vật nói riêng, vì Ngài đã dựng nên mọi sự cho họ (x Gen 1:26, 28; Hiến Chế Gaudium et Spes, 39.1).

Đúng thế, bởi Thiên Chúa đã thực sự nhập thể làm người trên trái đất này, chúng ta có thể nói mà không sợ sai lầm rằng: trái đất chính là con tim của vũ trụ, dù nó có quay chung quanh mặt trời (như con người phải giữ ngày hưu lễ), đến nỗi, nếu không có trái đất cũng không có vũ trụ, kể cả mặt trời, vì mặt trời là để cho trái đất chứ không phải trái đất cho mặt trời, giống như ngày hưu lễ được lập nên vì loài người chứ không phải loài người vì ngày hưu lễ (x Mk 2:27). Vũ trụ không gian dù có bao la hầu như vô tận đi nữa cũng chỉ là một thực tại hữu hình và hữu hạn, rồi cũng có ngày cùng tháng tận, chứ không thể nào vô cùng bất tận như chính Thiên Chúa là Toàn Hữu, Hằng Hữu. Chính vì thế vũ trụ không gian hầu như vô cùng bất tận này mới cần phải có một hồn sống, đó là con người, một thực thể nhỏ bé so với cả không gian vũ trụ chỉ giống như một vi khuẩn cần phải có kính hiển vi mới nhìn thấy. Bởi vì, chính ở nơi con người và nhờ có con người nhỏ bé như hư không này, vũ trụ hữu hình và hữu hạn ấy mới có thể giao tiếp với thế giới vô hình và vô hạn, mới có thể ý thức được Đấng Hóa Công của mình để mà sinh động theo cùng đích siêu việt của mình, nhất là vũ trụ bao la hầu như vô tận theo không gian mênh mông dài rộng này mới có thể vươn lên cao vời tới tầm mức thần linh tối thượng được, tầm mức Thiên Chúa Toàn Năng muốn tỏ ra cũng như muốn tạo vật phải đạt tới, nơi con người, nhờ con người và cùng với con người, một loài đã được chính Ngài mặc lấy bản tính của họ.

Trái đất này đã thực sự trở thành nơi Thiên Chúa là Thần Linh tỏ mình ra, nhất là cho dân Do Thái vào thời Cựu Ước, qua các cuộc thần hiển của Ngài (theophany) diễn ra trong không gian (điển hình nhất là với Moisen và cho dân Do Thái trong cuộc Xuất Ai Cập về Đất Hứa), một cách mầu nhiệm nơi các yếu tố thiên nhiên (ánh sáng, mây trời, ngọn núi, bụi cây, đá, khói, lửa, nước v.v.). Chẳng những thế, trái đất còn thực sự trở thành nơi Thiên Chúa vô cùng cao cả cư trú và sinh sống với loài người trên 2000 năm trước đây (tại mảnh Đất Hứa của dân Do Thái). Chính vì thế trái đất sẽ không thể nào hoàn toàn bị hủy diệt và trở về với hư vô vì những băng hoại của nó do con người gây ra từ khi hai nguyên tổ loài người sa phạm (x Rm 8:19-22). Trái lại, nếu bản tính của con người đã được thánh hóa, được thần linh hóa, khi Thiên Chúa làm người, tức là nếu bản tính loài người, sau khi bị hư hại vì nguyên tội, hay sau khi tội lỗi cùng với sự chết đột nhập thế gian (x Rm 5:12), đã được nên một với Thần Tính hằng hữu vô cùng toàn năng và toàn thiện nơi “vị trung gian duy nhất là con người Giêsu Kitô” (1Tim 2:5), thì “toàn thể tạo vật nôn nóng trông chờ việc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa... sẽ được giải phóng khỏi phải chịu bị hủy hoại và được thông phần vào phúc tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa” (Rm 8:19, 21).

Mầu Nhiệm Nhập Thể: Nguyên Nhân Động Lực

Đến đây, có thể có người trong chúng ta thắc mắc là tại sao Thiên Chúa Giáng Sinh Làm Người? Về lý do tại sao Thiên Chúa phải Giáng Thế Làm Người, căn cứ vào Thánh Kinh và Thánh Truyền, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cho biết có 4 lý do đã khiến cho Thiên Chúa hóa thành nhục thể như sau:

Lý do thứ nhất ở số Giáo Lý 457, đó là: “Lời đã hóa thành nhục thể vì chúng ta để cứu độ chúng ta bằng việc hòa giải chúng ta với Thiên Chúa, Đấng ‘đã yêu thương chúng ta và đã sai Con Ngài đến để đền bồi tội lỗi cho chúng ta’: ‘Cha đã sai Con mình đến như Đấng Cứu Thế’, và ‘Người đã tỏ mình ra để xóa bỏ tội lỗi’ (1Jn 4:10, 4:14, 3:5)”.

Lý do thứ hai ở số Giáo Lý 458, đó là: “Lời đã hóa thành nhục thể để nhờ đó chúng ta có thể nhận biết được tình yêu của Thiên Chúa: ‘Tình yêu của Thiên Chúa được tỏ lộ giữa chúng ta ở chỗ là Thiên Chúa đã sai Người Con duy nhất của Ngài đến thế gian, để chúng ta nhờ Người mà được sự sống’ (1Jn 4:9). ‘Vì Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến ban Người Con duy nhất của mình, để ai tin vào Con thì không phải chết song được sự sống trường sinh’ (Jn 3:16)”.

Lý do thứ ba ở số Giáo Lý 459, đó là: “Lời đã hóa thành nhục thể để nêu gương thánh thiện cho chúng ta: ‘Hãy mang lấy ách của Tôi và hãy học cùng Tôi’. ‘Thày là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thày’ (Mt 11:29; Jn 14:6). Trên núi Biến Hình, Chúa Cha truyền phán: ‘Hãy lắng nghe lời Người!’ (Mk 9:7; x. Deut 6:4-5). Chúa Giêsu là mẫu gương sống Các Mối Phúc Đức và là đường lối của tân luật: ‘Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con’ (Jn 15:12). Tình yêu này bao gồm việc con người thực sự hiến bản thân mình theo gương của Người (x. Mk 8:34)”.

Lý do thứ bốn ở số Giáo Lý 460: “Lời đã hóa thành nhục thể để làm cho chúng ta được trở nên ‘những người được thông phần vào bản tính thần linh’ (2Pt 1:4): ‘Vì đó là lý do tại sao Lời đã làm người, và Con của Thiên Chúa đã trở thành Con của con người: để con người được trở nên con của Thiên Chúa, bằng việc hiệp thông với Lời nhờ đó được làm con cái thần linh’ (Thánh Irênêô, Adv. Haeres. 3, 19, 1: PG 7/1, 939). ‘Vì Con Thiên Chúa đã làm người để chúng ta trở nên Thiên Chúa’ (Thánh Anathasiô, De Inc., 54, 3: PG 25, 192B). ‘Người Con duy nhất của Thiên Chúa, vì muốn làm cho chúng ta trở nên những kẻ tham phần vào thần tính của mình, đã mặc lấy bản tính của chúng ta, để Đấng làm người có thể làm cho con người nên những vị thần linh’ (Thánh Tôma Aquina, Opusc. 57:1-4)”.

Theo phụng niên, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu một năm cử hành hai đại lễ, Đại Lễ Giáng Sinh và Đại Lễ Phục Sinh. Ở chỗ, chẳng những sau mỗi đại lễ này có một tuần bát nhật, mà trước mỗi đại lễ này cũng có một tuần sửa soạn nữa. Nếu trước Đại Lễ Phục Sinh có Tuần Thánh thì trước Đại Lễ Giáng Sinh có Tuần Bát Nhật, từ ngày 17 đến 24. Nếu Đại Lễ Phục Sinh có tính cách mừng rỡ, vì liên quan đến tình trạng khổ đau và chết chóc, thì Đại Lễ Giáng Sinh có tính cách vui tươi, vì liên quan đến niềm hy vọng và lòng trông mong. Tuy nhiên, Kitô hữu chúng ta có thực sự cảm thấy vui tươi trước Lễ Giáng Sinh hay chăng, một thứ vui tươi linh thánh chứ không phải một thứ vui tươi trần tục, một thứ vui tươi vì thực sự cảm thấy Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta?

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Thánh Phêrô TRƯƠNG VĂN THI
Linh mục
(1763 - 1839)

Lý Hình Cõng Tử Tội

Trên đường ra pháp trường, từ nhà ngục Hà Nội đến Ô Cầu Giấy, người tử tội ốm yếu bệnh tật với tuổi già bảy mươi sáu, bước đi chẳng nổi nữa. Ông bước đi lảo đảo rồi ngã qụy xuống đường. Trước tình cảnh tang thương đó, một người lính đoàn hành quyết khom lưng cõng tử tội đến nơi xử, và được tử tội âu yếm tặng đôi giày của mình làm kỷ niệm. Thế đó, lính tráng ngỡ ngàng, dân chúng nghẹn ngào, các tín hữu xúc động: Người hành quyết cõng tử tội đến pháp trường. Tử tội đó là Linh mục Phêrô Trương văn Thi.

Người Mục Tử Hiền Hòa Nghèo Khổ

Phêrô Trương văn Thi mở mắt chào đời năm 1763 tại làng Kẻ Sở, huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam. Năm 11 tuổi, cậu được nhận vào nhà Đức Chúa Trời để tu học, tập tành các nhân đức, rồi trở thành thầy giảng. Trong chức vụ này, thầy Thi luôn chứng tỏ nhiệt tâm tông đồ, đời sống đạo đức, và khả năng dồi dào, nên được gọi vào đại chủng viện. Đến ngày 22.3.1806, thầy lãnh chức linh mục khi đã 43 tuổi.

Trong hai mươi bảy năm liền, cha Thi coi sóc xứ Sông Chảy thuộc phủ Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Năm 1833 ngài được bổ nhiệm chính xứ Kẻ Sông, và ở đó cho đến khi tử đạo năm 1839. Theo lời chứng của các tín hữu tại đây, cha Thi là một linh mục: “Rất nhân đức, mỗi ngày đọc kinh nguyện lâu giờ ba bốn lần, cử hành thánh lễ trang nghiêm, ăn uống đạm bạc, thường ăn chay các ngày thứ Sáu, mặc dù sức khoẻ của ngài yếu kém với chứng đau bụng thường xuyên”.

Thừa sai Jeantet Khiêm sau làm giám mục Tây Đàng Ngoài đã viết về cha Thi. “Tôi quen biết ngài từ năm 1835, tôi cảm phục ngài về lòng đạo đức thâm sâu, có tính hiền hòa, khôn ngoan và trung thành giữ lề luật”. Cha sống khó nghèo, ngoài áo chùng thâm, cha chỉ mặc đồ nâu như một nông dân nghèo nàn. Ngoài giáo xứ chính, cha còn phụ trách thêm nhiều họ lẻ. Một lần di chuyển trên sông, thuyền của cha bị đắm, người tháp tùng cha chết đuối, còn cha sống sót được nhờ bám vào hòm đựng đồ lễ. Suốt mấy chục năm phục vụ giáo xứ, không hề thấy một ai kêu ca chê trách cha lời nào.

Do chiếu chỉ cấm đạo toàn quốc của vua Minh Mạng, cha Thi luôn hoạt động âm thầm. Được một thời gian khá lâu, bất ngờ vào ngày 10.10.1839, khi cha Dũng Lạc ở làng kế cận tìm đến xưng tội, viên lý trưởng tên Pháp hay tin, đưa người đến bắt cả hai linh mục. Lý Pháp mặc cả giá tiền chuộc với các tín hữu, và ngả giá là hai trăm quan. Khi các tín hữu mới gom được một nửa số tiền, ông chỉ tha một mình cha Dũng Lạc. Ai ngờ trên đường về, cha Dũng Lạc bị một tốp lính khác bắt được. Thế là lý Pháp không cho chuộc cha Thi nữa, và cho áp giải ngài về Bình Lục. Giữa đường, ông gặp đám lính đang áp giải cha Dũng Lạc, liền nộp cha Thi cho quan huyện. Từ đó, hai vị cùng chung một số phận tù ngục và cùng chung hưởng phúc vinh quang.

Ông “Quan Bên Đạo” Dưới Mắt Ông Quan Bên Đời

Quan huyện Bình Lục tỏ ra rất vị nể hai linh mục. Riêng với cha Thi, quan ái ngại cho tuổi già sức yếu, nên cư xử càng lịch thiệp hơn. Ông nói: “Tôi làm quan bên đời, còn ông làm quan bên đạo”. Dĩ nhiên quan đã hiểu sai về chức năng phục vụ của người linh mục, nhưng dầu sao đó cũng là bằng chứng của sự kính nể. Biết không thể lay chuyển lòng tin của hai vị, quan không tra tấn gì cả, chỉ giữ lại ba ngày rồi cho giải về Hà Nội. Như Philatô rửa tay trong vụ án Đức Giêsu, viên quan huyện sau đó cũng mở lễ cúng vái các thần, thanh minh với mọi người, và xin trời đất chứng giám cho mình vô can trong cái chết của những kẻ vô tội.

Khi hai cha được đưa lên Hà Nội bằng thuyền theo đường sông Hồng, các tín hữu kéo nhau đi theo rất đông, kẻ đi thuyền, người đi bộ trên bờ đê.

Ngày 16.10, thuyền áp giải hai cha đã cập bến. Hôm sau, quan án cho điệu hai cha ra công đường và bắt đạp lên thánh giá. Cha Thi quỳ xuống, nghiêm trang hôn kính dấu chỉ Đấng Cứu Độ. Sau nhiều lần hạch hỏi, quan thấy không có cách nào khuất phục được hai vị linh mục, liền làm án tâu lên vua xin trảm quyết.

Trong khi chờ đợi vua phê án, cha Thi biết trước số phận của mình, và chuẫn bị đón nhận hồng phúc tử đạo của mình. Cha gia tăng việc cầu nguyện và hãm mình. Cha ăn chay các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và thứ Bảy. Bệnh tật, gông cùm (dù cha chỉ phải mang gông nhẹ) và chay tịnh làm sức khỏe của cha ngày càng sa sút. Thừa sai Jeantet Khiêm viết thơ vào đề nghị cha giảm bớt khổ chế đi, nhưng cha vẫn không thay đổi.

Tình Yêu Không Biên Giới

Ngày 21.12.1839, lần thứ hai khi cha Trân đưa Mình Thánh vào, cha Thi đã liệt giường, phải nhờ cha Dũng Lạc ra nhận và trao Thánh Thể. Không ngờ chính hôm đó lại là ngày cuối cùng cuộc đời dương thế của các ngài, bản án vua châu phê đã vô tới. Quân lính dẫn hai cha ra pháp trường. Trên đường, cha Thi không còn sức bước đi nữa, nên một người lính đã đóng vai “Simon”, cõng cha đến nơi thụ án.

Quảng đường cuối cùng của cha Thi: Đôi giày, kỷ vật tặng cho người lính, hình ảnh một “Simon Xirênê” Việt Nam cõng tử tội ra pháp trường... Làm sao diễn tả hết ý nghĩa của những điều đó. Phải chăng hình ảnh đó có thể khái quát được bao tang thương của Giáo hội Việt Nam thời khai nguyên? Phải chăng điều đó đủ xóa đi những đố kỵ còn sót lại cho đến ngày hôm nay? Và phải chăng hình ảnh đó cho phép ước mơ một xã hội tương lai sáng lạn hơn, khi mọi người dám vượt qua mọi trở ngại để đối xử với nhau bằng trái tim yêu thương?

Giáo hữu thấm máu vị tử đạo, thâu lượm các di vật, rồi đưa thi hài các ngài về Kẻ Sở dâng lễ và an táng cách trọng thể.

Thừa sai Jeantet Khiêm nhận định về cuộc tử đạo của cha Phêrô Thi như sau:

“Ân sủng đã toàn thắng sự yếu đuối của con người. Nhờ ân sủng, con người bẩm sinh vốn hiền lành nay đã có được sức mạnh trước đây chưa từng có”.

Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn cha Phêrô Trương văn Thi lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900.



Thánh Anrê TRẦN AN DŨNG LẠC
Linh mục
(1795 - 1839)

 

Theo Gương Thánh Phêrô

Quo vadis, Domine? — Lạy Thầy, Thầy đi đâu?

Trên đường chạy trốn cơn bách hại khủng khiếp của bạo chúa Nêrô đang giáng xuống kinh thành Rôma, vị tông đồ trưởng Phêrô đã bàng hoàng thốt lên câu hỏi trên khi bất ngờ gặp Chúa Giêsu vác thập giá đi ngược chiều với mình.

Sau đó là khoảng khắc im lặng... Sự im lặng tưởng chừng như đến muôn đời sẽ không bao giờ có giây phút nào im lặng như thế! Phêrô như đọc thấy câu trả lời trong ánh mắt của Đức Kitô, có một chút giống ánh mắt Ngài đã nhìn mình sau ba lần chối Chúa. Và trong bầu khí thinh lặng đó, chợt vọng tới tai ông giọng nói buồn bã nhưng ngọt nào:

“Khi anh rời bỏ dân Ta. Ta phải đến Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa”.

Phêrô lặng người đi và chợt hiểu...

Vị sứ đồ đã ra đi để xa lánh cơn điên cuồng của một bạo chúa, vì những lời nài nỉ chí tình chí thiết của đoàn tín hữu. Họ coi ngài là sức mạnh, là hơi thở, là chỗ dựa. Cần phải sống để tiếp tục mưu ích cho đoàn chiên. Giờ đây, Phêrô được ôn lại bài học vĩ đại nhất của vị Tôn Sư Giêsu, người thợ mộc làng Na-gia-rét đã chết gục vào tuổi ba mươi ba trên thập tự để cứu chuộc nhân loại.

Thế là trong cái khoảnh khắc kỳ diệu đó, Thánh Phêrô chợt nhớ ra. Để rồi thay vì những bước chân rời rã, do dự chạy trốn, thì giờ đây ngài bước một cách mạnh mẽ, dứt khoát quay lại... để có thể trở nên giống Thầy mình. Từ đó, trên đá tảng Phêrô, Rôma trở nên kinh thành muôn thuở. Đâu có ai thời đó đã nghĩ ra như thế. Vâng, đâu có ai thời đó đã hiểu được điều ấy.

Sau lần bị bắt thứ ba, cha Anrê Dũng Lạc như cảm nhận được bài học của Thánh Phêrô xưa. Ý nghĩ con người không hẳn đã phù hợp với ý Chúa. Ngài xin tín hữu đừng chuộc nữa, ngài đã chấp nhận hy sinh chính bản thân để trở nên một ngọn đèn, góp lửa với nhiều ngọn đèn khác làm chứng cho Chúa trên quê hương yêu dấu nầy.

Ba Lần Bị Bắt

Sinh ra trong một gia đình ngoại giáo ở Bắc Ninh năm 1795, Trần an Dũng theo cha mẹ vào Kẻ Chợ, nay là Hà Nội. Tại đây vì nhà nghèo, cậu được gán cho một thầy giảng nuôi nấng dạy dỗ và rửa tội với tên thánh là Anrê. Ít lâu sau cậu Dũng xin vào chủng viện Vĩnh Trị, ở với cha chính Lan. Ngay từ đó, cậu Dũng đã tỏ ra tư chất thông minh đặc biệt với trí nhớ lạ lùng, lại siêng năng cần mẫn, có khiếu về thơ phú và giao tiếp với mọi người cách lịch thiệp hòa nhã. Có người nói rằng cậu chỉ đọc qua một đoạn sách hai lần là đã thuộc lòng.

Sau mười năm làm thầy giảng và ba năm thần học, ngày 15.3.1823, thầy Dũng được lãnh chức linh mục (cùng với lớp thánh Ngân và Nghi), rồi được bổ nhiệm làm phó xứ Đoài, rồi lại giúp cha Thuyết ở Sơn Miêng. Cuối cùng, khi cha làm chánh xứ Kẻ Đầm thì bị bắt. Suốt cuộc đời linh mục, cha Dũng sống nhiệm nhặt. Ngoài những ngày ăn chay theo luật của Giáo hội, cha còn giữ chay suốt mùa chay, và nhiều khi cả các ngày thứ Sáu, thứ Bảy quanh năm. Thường xuyên cha chỉ dùng những thức ăn đơn giản. Cha Dũng hết mình với nhiệm vụ chủ chăn, chẳng khi nào thấy cha ngại ngùng việc gì. Cha có lòng ưu ái đặc biệt với người nghèo. Có được của cải gì, cha chia sẽ cho họ hầu hết.

Khi lệnh bách hại của vua Minh Mạng trở nên gay gắt qua chiếu chỉ toàn quốc ngày 6.1.1833, cha phải ẩn náu tại nhà các bổn đạo, sau trốn lên Kẻ Roi và lập nhà xứ ở đó. Một hôm, cha dâng lễ vừa xong, thì quân lính ập tới, cha liền cởi áo lễ và ngồi lẩn trong tín hữu. Lính bắt cha như một trong ba mươi giáo hữu hôm đó, vì quan quân không biết cha là linh mục. Ông tổng Thìn bỏ ra sáu nén bạc, nhận cha là thân nhân đi dự lễ để chuộc về. Từ đây cha đổi tên là Lạc.

Lần thứ hai cha bị bắt khi đến Kẻ Sông xưng tội với cha Thi theo thói quen hằng tháng. Lý trưởng Pháp bắt được hai linh mục và mặc cả với giáo hữu phải chuộc với giá hai trăm quan. Các tín hữu gom góp được một trăm quan, nên viên lý trưởng chỉ thả cha Lạc. Thế nhưng ngay trên đường về, vì gặp mưa gió, thuyền cha phải ghé vào bờ. Căn nhà cha định trú lại đang bị quân lính khám xét. Thế là cha bị bắt lần thứ ba và bị giải lên huyện Bình Lục cùng với cha Thi.

Một lần nữa, giáo hữu cùng Đức cha Retord Liêu tìm cách chuộc hai cha về, nhưng lần này cha Lạc thấy ý Chúa đã định cho mình. Ngài nhắn về với Đức cha câu chuyện Thánh Phêrô hai lần thoát khỏi ngục, đến lần thứ ba, Chúa Giêsu đã yêu cầu ở lại tử đạo tại Rôma, và cha xin các tín hữu đừng lo liệu tiền chuộc làm chi nữa.

Được Cảm Tình Mọi Giới

Quan huyện Bình Lục đối xử với hai vị linh mục một cách tử tế. Ông truyền dọn cho hai cha bằng mâm bát của mình, bắt lý trưởng trả lại quần áo đã tịch thu và thanh minh rằng: “Phép triều đình cấm đạo và giết các cụ, chứ không phải tôi. Tôi không có tội gì trong việc này”. Ba ngày sau, quan huyện đưa hai cha xuống thuyền chuyển về Hà Nội. Các tín hữu thương tiếc đi theo rất đông, hoặc bằng thuyền, hoặc đi bộ trên bờ. Quan lấy làm lạ hỏi: “Đạo trưởng có cái gì mà dân chúng thương tiếc quá vậy?”. Một phụ nữ đứng gần đó đáp lại: “Thưa quan, các cha dạy chúng tôi những điều hay lẽ phải, dạy chồng hiền lành, đừng cờ bạc rượu chè, dạy vợ sống thuận thảo với chồng theo như giáo lý trong đạo”. Hai vị linh mục khi thấy nhiều người khóc lóc tiễn đưa mình, đã dừng lại an ủi và khích lệ họ sống đạo cho tốt đẹp.

Tại Hà Nội, sau mấy lần tra hỏi, và dọa nạt hai vị chứng nhân Đức Kitô không thành công, các quan làm án xin vua xử trảm.

Thời gian trong tù, hai cha chiếm được tình cảm của lính gác, được tôn trọng và đối xử tử tế. Khi nhận được quà tiếp tế, hai cha chia cho lính canh, chỉ giữ lại những thứ tối thiểu. Mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối, hai cha quỳ bên nhau cầu nguyện lâu giờ. Tuy các tín hữu xin được phép đưa cơm vào tù mỗi ngày, hai cha vẫn tìm cách hãm mình dặn họ đừng mang thịt hay cá làm chi, các ngài vẫn tiếp tục giữ chay ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và thứ Bảy. Những ngày đó, hai cha ăn thật ít vừa đủ.

Lễ các Thánh (1.11.1839), linh mục Trân đưa Mình Thánh vào ngục. Vừa thấy ngài, cha Lạc đã ra chào đón: “Xin chào bác, tôi đợi bác đã lâu vì hết lương thực rồi”. Sau đó, cha cung kính rước lễ, và trao Mình Thánh cho cha già Thi.

Cuối năm 1839, khi quân lính đến công bố lệnh xử án, hai cha vui vẻ đón nhận bản án như một phần thưởng trọng hậu. Trên đường đến pháp trường, hai cha yên lặng cầu nguyện. Lúc ra khỏi cổng thành, cha Lạc chắp tay lại, hát lớn tiếng mấy câu Latinh chúc tụng Chúa. Trước phút hành quyết, người lý hình đến nói với hai cha:

“Chúng tôi không biết các thầy tội gì, chúng tôi chỉ làm theo lệnh trên, xin các thầy đừng chấp”.

Cha Lạc tươi cười trả lời: “Quan đã truyền lệnh anh cứ thi hành”. Sau đó, hai cha xin ít phút để cầu nguyện lần chót, rồi nghiêng đầu cho lý hình chém.

Hai vị đã lãnh phúc tử đạo ngày 21.12.1839 tại bãi ngoài cửa Ô Cầu Giấy (Hà Nội), giáp đường lên tỉnh Sơn Tây. Thi hài của cha Lạc được đưa về an táng tại nhà bà Lý Quý gần đó.

Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn Chân Phước cho linh mục Anrê Trần an Dũng Lạc ngày 27.5.1900.

Nhớ đến Thánh Dũng Lạc, phải nhớ đến những vần thơ ngài tâm sự trong thư viết trong ngục cho cha Thực rằng:


“Lạc rầy đã rõ chốn quân quan
Bút chép thơ này gửi thở than
Lòng nhớ bạn, nỗi còn vất vả
Dạ thương khách, chạy chữa yên hàn.
Đông qua tiết lại thì xuân tới
Khổ trảm mai sau hưởng phúc an
Làm kẻ anh hùng chi quản khó
Nguyện xin cùng gặp chốn thiên đàng”. (1)

(1): Thơ trích trong Nguyễn văn Tư, Bốn mươi hai Á Thánh Tử Đạo, tr. 76.

Hiếu Trung, OP
 

BÌNH AN LÀ TRÀN ĐẦY SỨC SỐNG
 


Chúng ta đã nói đến hòa bình ở bài Hòa Bình Thế Giới, một chủ đề được chia sẻ trong buổi Phát Thanh Vui Mừng Và Hy Vọng thứ ba, ngày 3/2/2002, sau Biến Cố Liên Tôn Hội Ngộ Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới tại Assisi Ý Quốc ngày 24/1/2002. Nhưng bài Hòa Bình Thế Giới ấy liên quan trực tiếp đến Biến Cố Khủng Bố Tấn Công 911 và đi sâu vào khía cạnh tiêu cực, như vấn đề tại sao chiến tranh xẩy ra, nguyên nhân khủng bố tấn công là gì và làm sao để chặn đứng chiến tranh khủng bố, các vấn đề có tầm vóc quốc tế (Xin xem Nguyệt San Hiệp Nhất và Dân Chúa Mỹ Châu cùng số 4/2002, hay www.thoidiemmaria.net mục Hội Ngộ Tâm Linh trang Nhân Bản). Từ đó đến nay, chúng ta thấy Chiến Tranh Trung Đông tại Thánh Địa càng ngày càng khiếp đảm và trở nên hết sức thê thảm trước mắt thế giới, dường như không thể nào kết thúc, và không ai có thể nhúng tay vào giải quyết một cách ổn thoả. Trong lúc những giòng chữ này được viết lên, những tư tưởng này được phát thanh, thì Tình Hình Trung Đông đang ở vào giai đoạn Tay Ba, chứ không phải Tay Đôi giữa khối Palestine và dân Do Thái như trước đây. Bởi vì, ngôi Đền Thờ Giáng Sinh do các tu sĩ Dòng Phanxicô thuộc khối Kitô Giáo bảo quản đã bị tấn công. Kết quả là, hiện nay, từ Thứ Ba ngày 2/4/2002, Ngôi Đền Thờ Giáng Sinh này vẫn bị 200 người Palestina chiếm ngụ bên trong và các xe tăng của Do Thái phong toả bên ngoài. Đó là lý do tại sao chúng ta cần tìm hiểu thêm về đề tài có vẻ tích cực hơn và cá biệt hơn, đó là chủ đề Bình An Là Tràn Đầy Sức Sống.

BÌNH AN KHÔNG THỂ NÀO CHIẾM ĐOẠT ĐƯỢC BẰNG VÕ LỰC

Như tin tức cho biết, tình hình Trung Đông giữa hai khối Palestine và Do Thái nói chung, cả hơn một năm nay, nhất là trong mấy tháng gần đây, cứ liên tục diễn ra những cảnh “ăn miếng trả miếng”, “nợ máu phải trả bằng máu”, “mắt đền mắt, răng đền răng”. Và cứ theo đà xung khắc đầy thù hận này, máu sẽ còn đổ, thịt sẽ còn bay, thây sẽ còn ngã, người sẽ còn gục cho tới khi… Phải, cho tới khi người ta quay về với tinh thần yêu thương tha thứ: “Hòa bình không thể thiếu công lý, công lý không thể thiếu thứ tha” là thế, đúng như chủ đề Sứ Điệp Hòa Bình Thế Giới Ngày Đầu Năm Dương Lịch 2002 của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gửi thế giới. Chưa bao giờ như lúc này đây, con người văn minh hiện đại cảm thấy hết sức chí lý và ứng nghiệm, chẳng những kinh nghiệm nhân sinh của mình, như “một nhịn chín lành”, hay những chân lý đạo đức, như từ bi hỉ xả của Phật Giáo, hoặc yêu thương kẻ thù của Kitô Giáo.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, về phương diện cá nhân, con người còn có thể tha thứ cho nhau, nhưng một khi đã liên quan đến đoàn thể, đến quốc gia dân tộc, thì không thể nào, nhất là ở trong vị thế cầm quyền, bỏ qua những gì hay những ai dám ngang nhiên tác hại đến dân mình, đến nước mình v.v. Nhất là trong trường hợp dân nước mình thật sự chỉ là nạn nhân đáng thương. Điển hình là biến cố khủng bố tấn công 911 bảy tháng trước đây tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Vào những trường hợp này, những người cầm quyền lại lên tiếng khuyên dân thôi bỏ qua đi, tha thứ cho người ta, thì chỉ có mà bị ném đá chết tươi. Bức thư của tổng thống Do Thái Moshe Katsav gửi Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được vị Lãnh Sự Do Thái ở Vatican phổ biến hôm Thứ Tư 10/4/2002 đã cho thấy r điều này: “Chúng tôi không có một giải pháp nào khác ngoài việc ngăn ngừa những tên khủng bố người Palestine, thành phần đã sát hại những người Do Thái vô tội và đã ẩn náu trong một nơi thánh của Kitô Giáo, để thoát thân cũng như để tiếp tục những hành động đổ máu của họ”. Vị tổng thống này đã cắt nghĩa lý do là vì nếu bỏ không vây bắt những tay súng này nữa sẽ “tạo nên một mối nguy hiểm trầm trọng cho sự an ninh chung”, nên người Do Thái “không còn chọn lựa nào khác ngoài việc tiếp tục hiện diện ở vùng liên hệ này”.

Nguồn tin của Màn Điện Toán Zenit ngày 12/2/2002, đã phổ biến một Bức Thư Chung của 60 nhân vật trí thức nổi tiếng của Mỹ Quốc, dài 10 trang giấy ở cỡ chữ báo bình thường, với những nhận định và phân tích rất tinh vi và sâu sắc, cuối cùng đã kết luận về vấn đề chiến tranh chính nghĩa như sau: Trước hết họ nêu lên nguyên tắc, sau đó, họ áp dụng vào trường hợp thành phần tấn công khủng bố ngày 911:

Về nguyên tắc chiến tranh chính nghĩa, họ chủ trương thế này: “Chiến tranh không hợp pháp nếu để chống lại những nguy hiểm nhỏ nhoi, chưa sáng tỏ, hay có hậu quả chưa chắc chắn, hoặc để chống lại những nguy hiểm có thể được giảm thiểu một cách hợp lý, bằng việc chỉ cần thương thảo, kêu gọi hiểu biết, bằng việc thuyết phục của thành phần thứ ba, hay bằng những phương tiện bất bạo động khác. Thế nhưng, nếu sự nguy hiểm gây ra cho mạng sống vô tội lại là một điều có thực và chắc chắn xẩy ra, nhất là nếu kẻ tấn công được thúc đẩy bằng một lòng hận thù bất khả thuyết phục – ở chỗ, mục tiêu của họ nhắm đến không phải là việc chúng ta sẵn sàng thương lượng hay tuân hợp, mà chỉ để tiêu diệt chúng ta – thì theo luân lý, việc sử dụng v lực tương xứng là điều được phép”.

Và họ đã áp dụng nguyên tắc chiến tranh chính nghĩa này vào biến cố khủng bố 911 như sau: “Những kẻ thảm sát hơn 3000 người vào ngày 11 tháng 9, và là những kẻ đã tự nhận là họ muốn tiếp tục tái diễn hành động này, cho thấy một nguy hiểm tỏ tường và hiện hữu đối với tất cả mọi người thiện chí khắp nơi trên thế giới, không riêng gì ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Những hành động như vậy là một điển hình cụ thể về việc trắng trợn tấn công mạng sống con người vô tội, là một sự dữ đe dọa cả thế giới, r ràng là cần phải sử dụng đến v lực để loại trừ nó đi”.

Theo lập luận chính đáng của 60 nhân vật tri thức có thể xếp vào hàng đệ nhất Hoa Kỳ này, thì Hoa Kỳ có quyền tấn công khủng bố vì đã bị khủng bố tấn công. Thế nhưng, với thành phần bị Hoa Kỳ tấn công trả đũa bằng một thứ chiến tranh chính nghĩa kéo dài từ ngày 7/10/2001 tới nay, thành phần mà nhóm người trí thức đây thẳng thắn nhận định: “là những kẻ đã tự nhận là họ muốn tiếp tục tái diễn hành động này”, thì thử hỏi thành phần ấy có chịu chấp nhận thân phận hoàn toàn bị thảm bại chăng? Hay trái lại, nếu không hoàn toàn bị tiêu diệt, (mà làm sao có thể tiêu diệt được hết sự dữ trên thế gian này - như trường hợp lực lượng hùng hậu nhất Tây Phương là Mỹ và Anh cho tới nay vẫn chưa tìm thấy nghi phạm chủ mưu cuộc khủng bố tấn công 911 để xử tội), những kẻ khủng bố sẽ càng trở nên lợi hại hơn nữa, nhất là với chính Hoa Kỳ, một quốc gia trong lúc tấn công khủng bố lại cứ nơm nớp mình bị khủng bố tấn công. Lúc nào cũng lo âu sợ hãi. Chỗ nào cũng kiểm soát ngặt nghèo. Nhất là ở tại phi trường! Không ai tin tưởng ai nữa! Vậy thì thử hỏi bình an ở đâu? Làm sao để có thể hưởng bình an thực sự??

BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM

Xin thưa, trước hết bình an chỉ phát xuất từ trời cao. Bình an là một tặng ân từ trời, do Đấng Tối Cao ban cho mới có, chứ không phải tự nhiên mà có. Đúng như tinh thần của Bản Thập Giới Ngày Hội Ngộ Liên Tôn Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới, đã được 250 đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới đồng thanh tuyên xưng tại Assisi ngày 24/1/2002. Đó là lý do trong Ngày Đại Lễ Giáng Sinh hằng năm, Giáo Hội Kitô Giáo thường nhắc lại Sứ Điệp Hòa Bình được các thần trời xướng lên và loan truyền 2002 năm trước đây, trong một Đêm Thánh Vô Cùng, một đêm Thiên Chúa Giáng Sinh Làm Người tại Bêlem, nơi đang xẩy ra một cuộc xung đột gay go chưa từng thấy như hiện nay. Sứ điệp đó là: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương” (Lk 2:14). Thế nhưng, ai là người đáng Đấng Tối Cao thương, nếu không phải là con người chân chính, ngay thẳng, thiện tâm. Đó cũng là lý do Sứ Điệp Hòa Bình còn được hát là “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm (hay) cho người lòng ngay”.


Phải, bình an trước hết là tặng ân của trời cao. Nhưng tặng ân này chỉ được ban cho thành phần thiện tâm, thành phần lòng ngay, thành phần tìm kiếm hòa bình, thành phần xây dựng hòa bình. Tiêu biểu như một Phanxicô quê ở Assisi, một thôn làng hẻo lánh xưa kia nay, đã trở thành một địa danh gắn liền với lịch sử thế giới, vì đã là nơi Hội Ngộ Liên Tôn Thế Giới ba lần, lần nhất vào ngày 27/10/1986, lần hai vào ngày 9-10/1/1993, và lần ba vào ngày 24/1/2002. Assisi sở dĩ nổi tiếng là vì Phanxicô Khó Khăn, Đấng Sáng Lập một Hội Dòng nay đang là Bảo Quản Viên Những Nơi Thánh ở Thánh Địa Do Thái, Đấng đã nguyện cầu: “Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm”, một lời nguyện cầu với tất cả ý thức rằng: “vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân… chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”. Thử hỏi ai cũng có “thiện tâm” đi tìm hòa bình và xây dựng hòa bình như Kinh Cầu Hòa Bình của Phanxicô Assisi đây, thì thế giới có còn chiến tranh bạo loạn nữa không?

Như thế, hòa bình sẽ không bao giờ được ban cho con người, nếu con người không có thiện tâm, không khao khát hòa bình, không tìm kiếm hòa bình. Nói cách khác, hòa bình bao giờ cũng có, đang có, trên thế gian này, trong tầm tay của con người, chỉ cần con người biết mở lòng mình ra là đón nhận được liền, là hòa bình liền hiện thực trong xã hội loài người. Hòa bình như ánh sáng mặt trời bao giờ cũng chiếu sáng, miễn là con người đừng đóng kín, đừng khép chặt cửa nhà nội tâm của mình lại. Nếu những người Do Thái và Palestina, tiêu biểu là các vị lãnh đạo của hai khối quyết liệt kịch địch nhau sát ván này, thực sự khao khát hòa bình, hết lòng tìm kiếm hòa bình và tha thiết muốn xây dựng hòa bình, thì họ đã có cách giải quyết với nhau, không cần phải có sự can thiệp của thành phần thứ ba, như Tòa Thánh Công Giáo Rôma, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc hay Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Nói như thế không phải là dân tộc Do Thái và khối dân Palestina không có thiện chí, không ham chuộng hòa bình, trái lại lúc nào cũng chỉ khát máu, chỉ biết hận thù, chỉ thích chém giết, chỉ biết trả đũa v.v. Thực tế cho thấy, sở dĩ chúng ta không làm được những gì thiện hảo, công ích, những gì cần phải làm, buộc phải làm, có thể là vì một trong ba trường hợp sau đây: thứ nhất, vì chúng ta không biết phải làm những gì cho đúng, cho hợp tình hợp lý; thứ hai, dù biết cần phải làm những gì, song chúng ta lại không biết phải làm cách nào cho thích thuận, hoặc làm lại sợ “thất sách” hay “lợn lành chữa ra lợn què” thì càng tệ hơn nữa, thôi thà đừng làm thì hơn; thứ ba, dù chúng ta biết những gì phải làm và biết làm sao để thực hiện được điều ấy, song chúng ta không muốn làm, hoặc không làm được, hay không dám làm. Áp dụng ba trường hợp trên vào tình hình Chiến Tranh Trung Đông, chúng ta thấy, trường hợp thứ nhất, những nhà cầm quyền của đôi bên không phải là không biết mình cần phải làm gì, để có hòa bình. Như việc giải quyết bằng thương thảo, thay vì bằng v lực. Thật ra, họ đã hai lần xích lại với nhau rồi, lần thứ nhất vào tháng 9 năm 1993 với Hòa Ước Oslo, và lần thứ hai vào năm 1999, với ý định dứt khoát tiến tới tình trạng ổn thỏa vào tháng 9 năm 2000. Thế nhưng, khi xích lại gần nhau như thế, họ có thực lòng chỉ vì công ích muốn tìm kiếm hòa bình hay chăng, hay chỉ vì không thỏa đáng những đòi hỏi riêng tư của mình nên rốt cuộc vẫn không đi đến đâu? Vẫn đi vào ng cụt đường cùng cho tới nay. Đó là lý do, trước khi tới tháng chín năm 2000 là thời điểm ấn định để dứt khoát ổn định với nhau, thì vào tháng bảy năm 2000, tức trước đó hai tháng, cả hai lại bất đồng với nhau tại Hội Nghị Thượng Đỉnh ở Maryland Hoa Kỳ. Từ đó, cuộc xung đột giữa hai lực lượng Do Thái và Palestina càng căng thẳng và khốc liệt hơn bao giờ hết. Kéo dài cho tới nay…

Về trường hợp thứ hai, trường hợp lưỡng lự không biết phải làm gì, nếu áp dụng vào tình hình Chiến Tranh Trung Đông, thì không bao giờ có chuyện đó, không bao giờ có thể xẩy ra. Vì động một tí là bên này phản kháng liền, bên kia trả đũa ngay! Có thể nói, Chiến Tranh Trung Đông ở vào trường hợp thứ ba, trường hợp biết mà không muốn làm, hay không dám làm, nên không làm được, không thể thiết lập hòa bình. Giống hệt như trường hợp Hoa Kỳ cứ xẩy ra những vụ sát nhân bằng súng, thậm chí cả trẻ con bé tí, mới lớp một, cũng biết sử dụng súng để giết người. Chỉ vì luật pháp của Hoa Kỳ cho phép sử dụng một thứ vũ khí giết người, “deadly weapon”, một thứ vũ khí chẳng những lỗi thời, chẳng có lợi và thực dụng gì cả trong một xã hội văn minh nhất thế giới, trái lại, còn tác hại hơn là đàng khác. Hoàn toàn thấy r được cái hại hơn là cái lợi như vậy, thế mà chính phủ Hoa Kỳ vẫn không dám bỏ luật dùng súng đi, để rồi sợ nhau, để rồi đề phòng nhau, để rồi nhìn nhau bằng con mắt nghi ngại v.v.

Tình hình Chiến Tranh Trung Đông cũng thế, biết rằng, để có thể chung sống với nhau, họ cần phải chấp nhận lẫn nhau, vì đã sống chung bao giờ cũng có khác biệt, cũng có đụng chạm, cũng có xích mích. Nhưng họ vẫn không làm được. Vì họ muốn độc chiếm. Nói trắng ra, vì họ không muốn chung sống với ai. Dân Do Thái thì cho là đám dân Palestina chiếm đất của họ, hay cùng lắm chỉ là người ở nhờ khi chủ nhà đi vắng, tức khi họ bị phân tán khắp nơi trên thế giới từ Biến Cố Thành Giêrusalem bị tướng Titô của Đế Quốc Rôma phá hủy vào năm 70 sau Công Nguyên. Còn nhóm người láng giềng vào chiếm đất Do Thái, làm thành khối Palestina, địa danh nơi họ sinh sống, lại cho rằng mảnh đất Palestina là mảnh đất Canaan xưa của cha ông họ, một mảnh đất bị Do Thái chiếm năm 1220 trước Công Nguyên, sau khi dân này được Moisen giải thoát khỏi cảnh làm tôi ở nước Ai Cập 450 năm.

Đến đây chúng ta thấy vấn đề lòi ra là việc tranh giành quyền lợi, đúng hơn là việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ. Thế nhưng, không thể nào chỉ vì quyền lợi của mình mà cứ đánh nhau từ năm 1948 tới nay, hơn nửa thế kỷ mà vẫn chưa nguôi. Chiến tranh độc quyền chiếm đất về phía Do Thái, hay độc quyền giữ đất về phía Palestina, không phải là việc coi đất đai là cùng đích của mình hay sao, coi lãnh thổ là sự thiện tối cao hay sao, và việc bình an chung sống hay bác ái vị tha là đồ bỏ hay sao? Trong khi đó đất được dựng nên cho con người, để con người ở trên mặt đất, để con người làm chủ mặt đất, mà con người lại cứ ngã gục xuống mặt đất, cứ chôn vùi nhau xuống lòng đất. Thật là phi lý. Thật là nghịch thường. Nếu còn tôn sùng ngẫu tượng là Thần Đất như thế, con người còn sống trong sự chết, vì, là bụi đất, con người, khi còn sống, tinh thần của họ luôn xu hướng về đất bụi, về vật chất, và khi chết, thân xác của họ thật sự sẽ trở về với bụi đất là như vậy. Chính vì thế, trong tình hình Chiến Tranh Trung Đông này, con người càng không chịu, hay không dám, hoặc không thể tìm kiếm và kiến tạo hòa bình lại càng chứng tỏ thực tại này, thực tại Bình An Là Tràn Đầy Sức Sống.

Nếu không dám hay không thể sống chung với nhau như thế, chứng tỏ con người còn sợ nhau, và con người còn hết sức yếu ớt. Vì sự sống của con người phải là một sự sống tự do, thanh thoát, không bị chi phối, đố kỵ hay ràng buộc bởi những gì cản trở không cho họ phát triển đúng với tầm vóc làm chủ trái đất của họ. Nếu con người không muốn sống chung với nhau, cũng chứng tỏ con người còn hẹp hòi, chưa phát triển hoàn toàn. Vì sự sống viên mãn nơi con người là trở nên một con người đại đồng, một con người của mọi người, một con người sống với ai cũng được. Như thế, cốt li của mọi chiến tranh lớn nhỏ, của mọi chia rẽ đố kỵ, của mọi tranh giành cướp đoạt, của mọi trả thù rửa hận, của mọi hẹp hòi chấp nhất v.v. đó là vì con người chưa đạt đến một sự sống viên mãn, chưa có một tình yêu trọn hảo, chưa có một Bình An Là Tràn Đầy Sức Sống. Vậy để thiết lập hòa bình trên thế giới, trước hết và trên hết, con người phải sống trong bình an, một bình an phát xuất từ “Yêu Thương Là Bản Tính Hoàn Thiện”. Đề tài yêu thương này xin được chia sẻ ở bài tới.



Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh
(bài Phát Thanh Vui Mừng Và Hy Vọng 13, 14/4/2002)

(Giáo Hội Hiện Thế các tuần trước)