GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 11/2003

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu Tây phương luôn tăng thêm kiến thức và cảm nhận về tu đức cùng truyền thống phụng vụ của các Giáo Hội Đông Phương”
Ý Truyền Giáo: “Xin cho Giáo Hội ở Mỹ Châu, khi cử hành Hội Nghị Truyền Giáo Mỹ Châu Lần Hai ở Guatemala, được phấn khởi dấn thân hoạt động truyền bá phúc âm hóa hơn nữa, đến nỗi vượt cả ra ngoài biên giới của mình”.

 

___________________________________________

 23-29/11/2003

Giovanni Paolo II

 

28/11 Thứ Sáu & 29/11 Thứ Bảy

ĐGH Gioan Phaolô II: “Một nỗ lực cả thể đem lịch sử thoát ra khỏi tình trạng trì trệ của nó”

ĐHY Jaime Ortega Alamino, TGM thủ đô Havana nước Cuba đã bày tỏ nhận định của mình về giáo triều 25 năm của ĐTC Gioan Phaolô II qua cuộc phỏng vấn của Đài Truyền Thanh Truyền Hình Tây Ban Nha như sau:

Vấn     Thưa ĐHY, ngài có thể đưa ra một thẩm định về vai trò giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II hay chăng?

Đáp     Không thế nào trong vòng vài phút lại có thể nói về một giáo triều ngoại thường của Đức Gioan Phaolô II, một vị Giáo Hoàng nổi tiếng nhất trong lịch sử, một vị được chứng kiến thấy nhiều nhất, vị đã đi khắp thế giới với trên 100 chuyến tông du tới các xứ sở khác nhau, vị có những sứ điệp, thông điệp, bài giảng và huấn từ được phổ biến đầy trong những sách vở; một vị Giáo Hoàng sâu xa tư tưởng, cao cả tấm lòng, một con người cầu nguyện đồng thời dấn thân hoạt động không ngừng, thắng vượt những trở ngại về bệnh tật, về nỗi đớn đau phần xác, và những niềm sầu đau phải chịu với tư cách là một vị Cha chung trước những sự dữ đang hánh hạ con người nam nữ ngày nay.

ĐGH Gioan Phaolô II sẽ đi sâu vào lịch sử như là một tay chiến đấu, như là một chứng nhân mạnh mẽ can trường của Chúa Kitô trong một giai đoạn thế giới bị rơi vào bẫy sập của những ý hệ sai lầm. Tình trạng rối mù này phát xuất chính yếu từ cái bại hoại và hoài nghi của một giai đoạn Chiến Tranh Lạnh kéo dài đã gây ra một thứ tâm trạng dửng dưng đầy tính toán nơi các thế hệ mới lớn.

Đức Gioan Phaolô II đã không ngừng loan báo cho thế giới Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã không thôi đương đầu với bức tường dửng dưng trước cảnh đói khổ và dinh dưỡng tồi tệ của rất nhiều con người ta, không thôi nói lên hoạt động tán phá của nghèo khổ, hạn hán, hội chứng liệt kháng tử AIDS, nhất là ở Phi Châu.

Ngài đã không ngừng thức tỉnh lương tâm của thành phần hoan hưởng trên trái đất này hãy kết đoàn với thành phần vô sản trên thế giới. Các vị giáo hoàng bao giờ cũng nói theo bình diện thế giới, nhưng Đức Gioan Phaolô II đã làm như thế với một thế giới đang ở trong tiến trình toàn cầu hóa, thông đạt với nhau bằng kỹ thuật nhưng lại thiếu mất sự thông đạt trọng yếu về nhân bản và tình đoàn kết.

Giáo triều của Đức Gioan Phaolô II là một nỗ lực cả thể trong việc làm cho lịch sử thoát khỏi tình trạng trì trệ của nó.

Vấn        Đức Gioan Phaolô II đã đóng góp những gì cho giáo huấn của Giáo Hội về xã hội?

Đáp     Chúng ta hãy bắt đầu khi xác định rằng đã có một tự điển được phát hành về giáo huấn xã hội của Đức Gioan Phaolô II; vì nhiều trích dẫn liên tục về những khía cạnh khác nhau nơi giáo huấn của Giáo Hội về xã hội được lấy chẳng những từ các bức thông điệp chính của Ngài, như “Centesimus Annus” hay “Sollicitudo Rei Socialis”, mà còn từ nhiều bài diễn từ, bài giảng cũng như những lời nói khác của Ngài.

Thế giới thường nghe thấy một thứ ngôn từ về con người và xã hội chú trọng tới các thứ quyền lợi cá nhân, về tự do và về dân chủ mà ít có hay chẳng có ám chỉ gì tới việc phân phối công bằng chính đáng về tình trạng phú túc hay về việc chăm sóc xã hội cho thành phần công dân cả. Song vấn đề đực nhấn mạnh nhắm vào việc chia sẻ các thứ sản vật của mặt đấy này cũng như vào việc đạt tới một thứ công bằng xã hội sâu rộng. Tuy nhiên, trên thực tế, các thứ quyền lợi cá nhân lại bị cướp đoạt và thẩm quyền quốc gia thi hành chương trình xã hội của mình.

Học thuyết xã hội của Giáo Hội là một học thuyết tích hợp, và dự phóng của học thuyết này có thể được tóm gọn nơi những lời ĐGH Gioan Phaolô II giảng ở Công Trường Cách Mạng ở thủ đô Cuba Havana ngày 25/1/1998: “Đối với nhiều guồng máy chính trị và kinh tế thịnh hành ngày nay thì cái thách đố lớn nhất vẫn là làm sao có thể hòa hợp tự do với công bình xã hội, tự do với tình đoàn kết, nhờ đó không đẩy một trong những yếu tố này xuống hàng thứ yếu. Trong mối liên kết này, học thuyết xã hội của Giáo Hội muốn soi sáng và dung hòa những mối liên hệ giữa các thứ quyền lợi bất khả thay thế với các nhu cầu của xã hội, nhờ đó con người đạt được những ước vọng sâu xa nhất của mình cũng như đạt được tầm vóc thành toàn trọn vẹn”.

Vấn     Đức Gioan Phaolô II đã đóng vai trò như thế nào trong tiến trình lịch sử thời hậu Chiến Tranh Lạnh?

Đáp     Từ khi chấm dứt Chiến Tranh Lạnh, thế giới có khuynh hướng ứ đọng. Có những người đã nói đến việc kết thúc lịch sử. ĐGH Gioan Phaolô II đã làm sinh động giai đoạn chuyển tiếp từ cuối thiên kỷ này sang đầu thiên kỷ kia bằng những tác lực tiềm tàng của Phúc Âm. Ngài kêu gọi Kitô hữu thực hiện một cuộc tân truyền bá phúc âm hóa thế giới và mời gọi tất cả mọi dân tộc hãy mở cửa của họ cho Chúa Giêsu Kitô.

Trong tiến trình lịch sử thời Chiến Tranh Lạnh ở Đông Âu, ở Cuba cũng như ở hết mọi phần đất trên thế giới, vị Giáo Hoàng này đã không thôi kêu gọi đối thoại như đường lối để giải quyết những vấn đề xung khắc, thậm chí Ngài còn kêu gọi hòa giải và thứ tha nữa. Thế rồi, trước những thách đố lớn lao về kinh tế làm ảnh hưởng tới đời sống xã hội của các dân tộc, vị Giáo Hoàng này kêu gọi tình đoàn kết ở chỗ chú trọng tới thành phần hèn yếu nhất.

Vấn     Ngài thẩm định ra sao về chuyến viếng thăm Cuba của Đức Gioan Phaolô II?

Đáp     Đó là một trong những cuộc viếng thăm được vị Giáo Hoàng này và thế giới mong đợi nhất, và là một cuộc viếng thăm được giới truyền thông theo dõi nhất. Đối với nhiều người chú trọng tới khía cạnh chính trị thì cuộc viếng thăm này là cuộc gặp gỡ giữa Đức Gioan Phaolô II và Tổng Thống Fidel Castro, và đối với những người khác thì chuyến viếng thăm này như là một hiện diện của vị đại diện thượng thặng nhất về các giá trị của đức tin Kitô giáo nơi một xứ sở thuộc nguyên quĩ đạo Cộng sản. Các quan sát viên mong mỏi thấy được những đổi thay về chính trị.

Đây là chuyến tông du mục vụ được vị Giáo Hoàng này và người Công Giáo Cuba hằng mong đợi, một cuộc gặp gỡ Vị Chủ Chiên hoàn vũ với đoàn chiên sống ở Cuba, để rồi Đức Giáo Hoàng đã đến, Ngài đã củng cố các vị giám mục về sứ vụ của các vị, Ngài đã gặp gỡ các gia đình và giới trẻ, gặp gỡ các bệnh nhân cũng như giới văn hóa, và Ngài đã để lại một vệt sáng cùng với niềm hy vọng nơi những người Công Giáo Cuba cũng như nơi quốc gia của chúng tôi nói chung, nhờ đó Giáo Hội chúng tôi một niềm phấn khởi mới lâu bền trong việc thi hành sứ vụ của mình. Vị đó là những mong đợi của chúng tôi mà những mong đợi ấy đã được toại nguyện rất nhiều. Còn những mong đợi kiểu chính trị đều không thành đạt vì không có căn cơ chính đáng.

Vấn     Đức Gioan Phaolô II sẽ để lại cho vị thừa kế Ngài những vấn đề rắc rối nào?

Đáp     Mỗi một giai đoạn đều có những vấn đề rắc rối của nó và những gì xẩy ra hiện nay cho thấy điều ấy, ngày mai lại được biển chuyển bởi những hoàn cảnh khác. Vị Giáo Hoàng tới đây cũng sẽ có ơn Chúa để nói lên những vấn đề rắc rồi Ngài phải đương đầu hay những vấn đề rắc rối xuất phát trong giáo triều của Ngài; thế nhưng, những vấn đề rắc rối ấy hiện nay không thể diễn tả được, vì mỗi vấn đề rắc rối đều lệ thuộc vào thời điểm nó xẩy ra.

Vấn     Đức Gioan Phaolô là một vị Giáo Hoàng hiển thị nhất. Ngài đã nới rộng biên cương bờ cõi của Giáo Hội tới tận cùng trái đất. Thế nhưng giáo huấn về luân lý của Ngài đã bị Tây phương chống đối hay coi thường. Phải chăng Giáo Hội Công Giáo đang được nhận thấy như là một thứ Giáo Hội nghiêm ngặt về lãnh vực luân lý, bởi thế, là một Giáo Hội của thành phần thiểu số?

Đáp     Chúng ta đừng quên rằng giáo huấn luân lý của vị Giáo Hoàng này trước hết bao gồm việc yêu thương phục vụ tha nhân của mình, chống lại cái tôi cá nhân hay phái nhóm, và liên lỉ kêu gọi tình đoàn kết. Luân lý Kitô giáo cũng đang gặp khó khăn nơi những khía cạnh này. Chúng ta đừng hạ thấp luân lý xuống tầm mức tính dục, tới mối liên hệ hôn nhân. Thế giới của chúng ta không phải là một thế giới gian ác; nó không phủ nhận một số tín lý về luân lý vì nó đã chọn sự dữ hay bại hoại; trái lại, nó là một thế giới mỏng dòn hèn yếu, con người nam nữ ngày nay đã dìm mình vào một thực tại đầy những cảm giác thu hút họ.

Theo những giải thích về thống kê hay tâm lý liên quan đến những gì là đúng hay khả chấp, người ta thấy có một sự mất mát về những gì là chân thực. Chúng ta đang đứng trước một con người thực sự được thông tín rất nhiều, nhưng lại rất ít được trau luyện. Con người không thể im lặng trước cuộc khủng hoảng này. Sự thật cần phải được lập đi lập lại, cho dù có được ít người chấp nhận, thậm chí không nhiều thì ít bị họ phủ nhận những đòi buộc của nó.

Bao giờ cũng chỉ có một số ít hoàn toàn chấp nhận sứ điệp của Chúa Giêsu cùng với những đòi buộc của sứ điệp này trong đời sống xã hội, chính trị, gia đình và cá nhân. Giáo Hội luôn tác hành như một người quăng một cục đá vào những mặt nước ao tù để tạo nên một biến động vòng tròn qui tâm lan tỏa từ nội tại ra mặt nổi bên ngoài. Những vòng nhỏ gần điểm tác động lãnh nhận được biến động này hoàn toàn hơn, nhưng tầm ảnh hưởng của biến động này cũng lan đến cả biên giới của vòng biến động nữa.

Vị Giáo Hoàng này đã biết được điều ấy, Ngài đã tác hành như thế, và Giáo Hội sẽ tiếp tục tác hành như vậy nữa. Đó là kiểu cách nơi những dụ ngôn của Chúa Giêsu: hạt cải làm phát sinh ra một bụi cây lớn, một dúm men làm dậy lên khối bột. Sứ điệp của Chúa Giêsu bao giờ cũng là một sứ điệp tác động nơi một thiểu số và là một tác động có tầm ảnh hưởng chung.

Vấn     Wojtyla đã biến đổi hình ảnh của vị Giáo Hoàng này. Vị thừa kế Ngài cần phải có những đặc tính nào?

Đáp     Những đặc tính xứng hợp với con người linh mục của Ngài, với linh đạo của Ngài, với cách làm mục tử của Ngài. Không ai có thể bắt chước được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và không ai sẽ cố gắng thực hiện điều này. Vai trò giáo hoàng thông suốt của Đức Piô XII hầu như bất khả thay thế và Đức Gioan XXIII đã làm cho giáo triều của Ngài có tính cách giản dị và giao cảm. Vị kế thừa Đức Gioan Phaolô II sẽ là vị rất khác với Ngài, thế nhưng tôi dám chắc là vị ấy bao giờ cũng là con người Thiên Chúa muốn sử dụng cho một thời điểm đặc biệt trong lịch sử Giáo Hội cũng như lịch sử nhân loại.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 24/11/2003
 

Hậu Chiến Iraq: Nhập nhằng trao nhượng quyền bính

Ngày Lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ Thứ Năm 27/11/2003, Tổng Thống Bush đã thực hiện một cuộc viếng thăm bất ngờ quân đội Mỹ ở Iraq, làm cho chính những người lính, nhân dân Hoa Kỳ và thậm chí cả nhân viên tình báo Mỹ cũng bỡ ngỡ. Lý do là vì tình trạng an ninh khi đến một nơi đang hỗn loạn vào thời hậu chiến như ở Iraq hiện nay. Ông đã đến Phi Trường Quốc Tế Baghdad vào lúc 5 giờ 31 phút chiều địa phương (tức 9 giờ 31 phút sáng giờ Nữu Ước). Ông đã mặc bộ quân phục Mỹ, đến thăm 600 binh sĩ thuộc 1st Armored Division và 82nd Airborne Division. Tổng Thống Bush đã thực hiện hai cuộc họp riêng với các vị tướng lãnh quân đội Hoa Kỳ và 4 phần tử thuộc Hội Đồng Quản Trị Iraq. Sau 2 tiếng rưỡi đồng hồ, ông đã rời Baghdad vào lúc 8 giờ tối địa phương (tức trưa ở Nữu Ước). Ông đã nói với quân đội Hoa Kỳ rằng:

“Anh chị em đang bảo vệ nhân dân Hoa Kỳ khỏi hiểm nguy nên chúng tôi lấy làm biết ơn anh chị em. Anh chị em đang đánh bại những tay khủng bố ở Iraq đây”. Theo ông, những cuộc nổi dậy ở xứ sở này đang “thử thách ý chí của chúng ta. Chúng tưởng rằng chúng ta sẽ chạy mất. Chúng ta không đi cả hằng trăm dặm đường để vào tận lòng đất Iraq, trả bằng một giá tử thương chua cay, đánh bại một tay độc tài hung bạo và giải phóng cho 25 triệu dân để rồi rút lui trước một đám sát nhân và thích khách. Chúng ta sẽ chiến thắng. Chúng ta sẽ ở lại cho tới khi xong việc”.

Sau đó, Tổng Thống Bush đã chung lộn với binh sĩ và cùng với những người phục dịch bưng khay đồ ăn khoai ngọt và ngô luộc ra. Tối Thứ Tư, Tổng Thống Bush đã lẫn khỏi khu nông trại Crawford 1600 mẫu ở Texas bằng một chiếc xe bí mật không cho phóng viên biết. Vào lúc 7 giờ 25 tối ông đã bay đến Khu Không Lực Andrews để lấy thêm một số trợ tá thân cận nữa. Sau đó họ đã đổi máy bay để bay sang Baghdad. Khi chuyến bay đang được thực hiện, vị giám đốc truyền thông của Tòa Bạch Ốc là Dan Bartlett nói với một số phóng viên vốn được đi du hành theo tổng thống rằng: “Nếu tin này bị lộ ra khi chúng ta còn ở trên không trung thì chúng ta quay trở lại”. Cuối cùng tin tức này đã chỉ được tung ra sau khi Tổng Thống Bush rời Iraq mấy phút.

Hôm Thứ Hai 24/11/2003, tại Luân Đôn, sau khi gặp gỡ Thủ Tướng Tony Blair 3 tiếng đồng hồ, Tổng Thống Jacques Chirac đã nói với phóng viên báo chí về dự trình của Hoa Kỳ trao nhượng quyền bính cho nhân dân Iraq là “Tôi cảm thấy giai đoạn diễn tiến này quá lâu đi. Theo tôi nó dường như không được hoàn toàn”. Trong khi đó, cũng vào ngày Thứ Hai này, Hội Đồng Quản Trị Iraq đã loan báo thời hạn chọn lựa một cơ cấu lập pháp tạm thời vào cuối Tháng Năm và một chính phủ lâm thời “không muộn hơn cuối Tháng Sáu”.

Việc loan báo này là để đáp ứng bản quyết định của Hội Đồng Bảo An LHQ giữa tháng 10 vừa qua đã ấn định ngày 15/12 là hạn chót để hội đồng quản trị lâm thời Iraq cho biết một thời hạn như vậy. Bức thư thông báo nói rằng những cuộc tổng tuyển cử chọn hội đồng lập hiến để soạn thảo bản hiến pháp sẽ được tổ chức cùng lắm vào ngày 15/3/2005. Sau khi dân chúng chuẩn nhận bản hiến pháp thì mới tới cuộc bầu cử chính quyền Iraq cùng lắm vào “trước cuối năm 2005”.

Cũng trong ngày Thứ Hai này, Hội Đồng Quản Trị Iraq đã ra lệnh cho đài truyền hình nói tiếng Ả Rập Al-Arabiya phải đóng cửa ở Baghdad cho đến khi có lệnh mới vì lý do đài này đã trở thành như “khí cụ” khêu động bạo lực và những hành động khủng bố.

 

“Đứng dậy và ngẩng đầu lên”

Trò Chơi Phúc Âm CN I Mùa Vọng C

Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao: dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xaœy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao caœ. Khi những điều đó bắt đầu xaœy đến, chúng con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi chúng con đã gần đến. Chúng con hãy giữ mình, keœo lòng chúng con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời mà ngày đó thình lình đến với chúng con như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy chúng con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khoœi những việc sắp xaœy đến và đứng vững trước mặt Con Người.

Hướng Dẫn

Mùa Vọng bao giờ cũng có 4 tuần lễ tượng trưng cho 4 ngàn năm mong đợi Vị Cứu Tinh theo lời Thiên Chúa Hóa Công hứa sau khi hai nguyên tổ sa ngã phạm tội (xem Genesis 3:15).

Trong 4 tuần lễ này, tuần cuối bao giờ cũng đọc bài Phúc Âm trực tiếp liên quan đến biến cố Giáng Sinh của Chúa Kitô, hai tuần giữa liên quan đến vai trò Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trong việc dọn đường cho Người đến. Và tuần đầu tiên với bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn để nhắc nhở con cái mình hãy tỉnh thức đón chờ Chúa Kitô tới.

Riêng chu kỳ năm C, Phúc Âm Thánh Ký Luca ghi lại lời Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta và căn dặn chúng ta phải làm sao khi ơn cứu độ đến: Người bảo là phải tỉnh thức đừng chè chén say sưa với đam mê nhục dục và những vui thú trần thế, trái lại, phải đứng dậy và ngước đầu lên.

Bởi thế, hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này với trò chơi “đứng dậy và ngước đầu lên” như sau.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm cử ra ba người. Tất cả quì thành vòng tròn, nhưng trong phạm vi được vạch định chỗ đứng của mình, và cúi xuống gặm một cái ly ở trước mặt (tượng trưng cho vấn đề chè chén say sưa).

2. Người quản trò đứng ở giữa vòng tung nắm sốp vụn hay giấy vụn lên trời (tượng trưng cho ơn cứu độ sắp đến), bấy giờ những người đang gặm ly đứng ngay lên để làm sao hứng đươc ít là một vụn sốp hay miếng giấy trong cái ly thì được cứu độ. Những ai không hứng được tí nào thì bị loại.

3. Có thể chơi đi chơi lại với những người còn lại. Cuối cùng nhóm nào hứng được nhiều nhất và bị loại ít nhất là nhóm đoạt giải “đứng dậy và ngước đầu lên”.

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, gợi ý

 

Nhóm Ấn Giáo cực thủ tấn công Giáo Hội Công Giáo ở Orissa

Sau biến cố phong chân phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta một tháng, cộng đồng Công Giáo ở phía đông Ấn Độ thuộc tiểu bang Orissa đã bắt đầu bị tấn công, bởi một nhóm nam nhân cưỡi xe gắn máy thuộc các phong trào cực thủ Ấn Giáo Vishwa Hindu Parishad và Bajrang Dal. Họ đã đốt nhà thờ, hiếp các nữ tu và đốt các Sách Thánh.

Ngày 21/11/2003, những tay háo thắng Ấn Giáo đã đốt một nhà thờ ở Deogarh phía tây Orissa. Cuộc tấn công này xẩy ra sau khi đã thực hiện những hành động cướp phá. Ngày hôm trước, những tay băng đảng mặc quần áo mầu sắc saffron là mầu tiêu biểu cho chủ trương của Hindutva tụ tập trước tư gia của vị thống đốc vùng và bắt đầu đốt các cuốc Sách Thánh cùng với các thứ sách khác của người Kitô giáo. Sau đó họ đến làng Rajamunda, đột nhập vào nhà thờ và hiếp một nữ tu phục vụ tại giáo xứ này. Giáo Hội địa phương đã cực lực lên án hành động bạo loạn này và chính quyền địa phương cũng đang theo dõi nội vụ.

Trước đó ít ngày đám băng đảng này đến làng Amulpani để đặt vấn đề với 4 người Ấn Giáo đã trở lại Công Giáo. Từ đó họ đến Jhareikela là nơi họ bao vây nhà của một vị mục sư Tin Lành và hủy hoại các sách vở Kitô Giáo.

Subash Chouhan, đại diện cho phong trào cực thủ Bajrang Dal đã công khai phủ nhận các tay hiếu chiến của mình có dính dáng đến những chuyện khủng bố tấn công này. Thế nhưng, Hội Đồng Tòan Cầu Kitô Hữu Ấn Độ (GCIC Global Council of Indian Christians) đã yêu cầu cảnh sát điều tra nội vụ và tìm cách bảo vệ thành phần tôn giáo thiểu số khỏi bị tấn công bởi các nhóm cực thủ Ấn Giáo. Ngoài ra, nội vụ còn được trình lên Uỷ Ban Quốc Gia về Các Thành Phần Thiểu Số và Ủy Ban Quốc Gia về Nhân Quyền can thiệp nữa.

Tiểu bang Orissa có dân số là 36 triệu người, hầu hết là Ấn giáo, một tiểu bang được cai trị bởi Đảng Hindu Bharatiya Janata là đảng cực lực chống lại những cuộc trở lại Kitô giáo hay Phật giáo. Tiểu bang này là một trong các tiểu bang khác, như Gujarat và Tamil Nadu đã ra luật bắt buộc những ai muốn thay đổi tôn giáo của mình phải có giấy phép của thẩm quyền địa phương. Những nhóm thiểu số tôn giáo đều chống lại khoản luật kỳ thị tôn giáo này.



ĐTC Gioan Phaolô II với các vị giám mục Ấn Độ về tinh thần đoàn kết

ĐTC đã gặp các vị giám mục Ấn Độ ở các giáo tỉnh Madras-Mylapore, Madurai và Pondicherry-Cuddalore vào ngày 17/11/2003.

Quí Huynh Giám Mục thân mến,

1. ……..
Những bài nói trước đây của Tôi chia sẻ với các vị Giám Mục anh em của quí huynh thường đề cập đến tầm quan trọng của việc cổ võ một thứ tinh thần liên kết chân thực trong Giáo Hội cũng như nơi xã hội. Cộng đồng Kitô hữu không chỉ nắm giữ nguyên tắc đoàn kết như là một lý tưởng cao quí; trái lại, nó phải được coi như là qui chuẩn giao tiếp của nhân loại, một thứ đoàn kết, theo ngôn từ vị tiền nhiệm Piô XII của Tôi đã nói, “được niêm ấn bằng hy tế cứu chuộc được Chúa Giêsu Kitô hiến dâng trên bàn thờ thập giá cho Cha Trên Trời của Người thay cho nhân loại tội lỗi” ("Summi Pontificatus"). Tôi chia sẻ với quí huynh những tư tưởng này hôm nay khi đặt những suy tư này của Tôi theo chiều hướng của nguyên tắc căn bản về các mối liên hệ nhân bản và Kitô giáo.

2.     Chúng ta không thể hy vọng truyền bá tinh thần hiệp nhất này giữa anh chị em của mình mà lại thiếu tình đoàn kết thực sự nơi các dân tộc. Như rất nhiều nơi trên thế giới, Ấn Độ bị bủa vây bởi nhiều vấn đề xã hội. Một cách nào đó, những thách đố này gia tăng vì hệ thống bất công phân chia giai cấp chối bỏ phẩm giá làm người của cả những nhóm người. Về khía cạnh này Tôi xin lập lại những gì Tôi đã nói trong chuyến tông du đầu tiên tới xứ sở của quí huynh: “Tình trạng thiếu hiểu biết và thành kiến cần phải được thay thế bằng khoan dung và thông cảm. Tình trạng dửng dưng và tranh đấu giai cấp cần phải được biến thành tình huynh đệ và dấn thân phục vụ. Tình trạng kỳ thị theo chủng tộc, mầu da, tín ngưỡng, phái tính và nguồn gốc sắc dân cần phải được loại trừ như những gì hoàn toàn coi thường phẩm giá con người” (Bài Giảng trong Thánh Lễ ở Indira Gandhi Stadium, New Delhi ngày 2/2/1986).

Tôi có lời khen nhiều sáng kiến đã được Hội Đồng Giám Mục và các Giáo Hội riêng thực hiện để chiến đấu với tình trạng bất công này. Những hành động anh hùng quí huynh đã tỏ ra để chữa trị vấn đề này, chẳng hạn những những hành động của Hội Đồng Giám Mục Tamil Nadu năm 1992, đáng làm gương sáng cho những nơi khác noi theo. Lúc nào quí huynh cũng phải tiếp tục thực sự chú trọng đặc biệt đến những ai thuộc về giai cấp thấp nhất, nhất là giai cấp cùng đinh Dalits. Không bao giờ được phân cách họ khỏi các phần tử khác trong xã hội. Bất cứ thành kiến về giai cấp nào nơi những mối liên hệ Kitô hữu đều là một phản chứng cho tình đoàn kết nhân loại chân thực, đều là mối đe dọa cho việc sống đạo chuyên chính và là một thứ cản trở trầm trọng cho sứ vụ truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội. Bởi thế, những thứ tục lệ hay truyền thống kéo dài hay củng cố việc phân chia giai cấp cần phải được khôn khéo cải cách để chúng trở thành một diễn đạt tình đoàn kết của toàn thể cộng đồng Kitô hữu. Thánh Tông Đồ đã dạy chúng ta là “nếu một phần tử đau khổ thì tất cả mọi phần thể đều khổ chung” (1Cor 12:26). Giáo Hội có trách nhiệm phải không ngừng hoạt động để thay đổi các tâm hồn, giúp cho tất cả mọi người thấy được mọi người đều là con cái Thiên Chúa, là anh chị em của Chúa Kitô, và vì thế là một phần tử của gia đình nhân loại chúng ta.

3.     Việc hiệp thông thực sự với Thiên Chúa và với nhau phải khiến cho tất cả mọi Kitô hữu loan báo Tin Mừng cho những ai chưa xem thấy hay nghe thấy (x Jn 1:1). Giáo Hội đã được trao phó cho một sứ vụ chuyên nhất trong việc phục vụ “Nước Trời bằng việc phổ biến khắp thế giới ‘những giá trị Phúc Âm’ cho thấy Nước Trời và giúp cho con người chấp nhận dự án của Thiên Chúa” (Thông Điệp Redemptoris Missio, 20). Thật vậy, chính tinh thần phúc âm này đã phấn khích ngay cả những ai theo những truyền thống khác nhau cùng nhau hoạt động hướng về mục đích chung trong việc loan báo Phúc Âm (cf. Huấn Dụ ngỏ cùng các vị giám mục Ấn Độ thuộc vùng Syro-Malabar, ngày 13 May 2003).

Nhiều người trong quí huynh đã bày tỏ niềm hy vọng là Giáo Hội ở Ấn Độ sẽ tiếp tục nỗ lực của mình trong việc chủ động dấn thân cho “việc tân truyền bá phúc âm hóa”. Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong các xã hội tân tiến, những xã hội phần lớn dân chúng trải qua những hoàn cảnh thất vọng thường dẫn họ tới chỗ tìm kiếm những giải pháp mau chóng và dễ dàng cho các thứ vấn đề phức tạp của họ. Cái cảm thức vô vọng này một phần có thể cho thấy tại sao rất nhiều người, trẻ cũng như già, đều bị lôi cuốn vào các giáo phái cực đoan mang lại cho họ sự sống sắng về cảm xúc chóng qua cùng với những bảo đảm về giầu có và những thành đạt về thế tục. Việc chúng ta đáp ứng với tình trạng này phải là việc “tái truyền bá phúc âm hóa”, và việc thành công trong vấn đề này lệ thuộc vào khả năng của chúng ta chẳng những có thể tỏ cho con người thấy được cái rỗng trống của những thứ hứa hẹn như thế, mà còn cho họ thấy rằng Chúa Kitô và Thân Thể của Người chia sẻ những đau thương của họ, và nhắc nhở họ hãy “tìm kiếm vương quốc của Ngài và sự công chính của Ngài trước” (Mt 6:33).

4.     Trong Tông Huấn mới đây của Tôi, “Pastores Gregis”, Tôi đã ghi nhận là Giám Mục là “thừa tác viên ân sủng của thiên chức linh mục cao cả”, khi thi hành vai trò của mình bằng việc rao giảng, hướng dẫn thiêng liêng và cử hành các phép bí tích (x số 32). Là Các Vị Mục Tử của đàn chiên Chúa, quí huynh thấy rõ là quí huynh không thể thi hành các nhiệm vụ của mình một cách hiệu nghiệm được nếu không có những người cộng tác tận tâm để hỗ trợ quí huynh trong vai trò của quí huynh. Vì lý do này quí huynh cần phải tiếp tục cổ võ tình đoàn kết nơi hành giáo sĩ và mối hiệp nhất hơn nữa giữa giám mục và giáo sĩ của mình. Tôi tin tưởng rằng các vị linh mục ở xứ sở của quí huynh “sẽ sống và làm việc trong tinh thần hiệp thông và cộng tác với các Vị Giám Mục cũng như với tất cả mọi tín hữu, làm chứng cho tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu được Người tuyên bố là dấu chứng đích thực của thành phần môn đệ Người” ("Ecclesia in Asia," 43).

Tiếc thay, ngay cả những người đã được thụ phong để phục vụ có những lúc đã trở thành nạn nhân của những chiều hướng văn hóa và xã hội thiếu lành mạnh làm suy yếu uy tín của họ và gây trở ngại trầm trọng cho sứ vụ của họ. Là những con người của đức tin, cácd vị linh mục không được chạy theo xu hướng quyền lực, hay việc chiếm hữu vật chất chi phối ơn gọi của họ, hay để cho sự khác biệt về sắc tộc hay giai cấp làm cho họ lệch lạc trách nhiệm chính yếu của họ trong việc truyền bá phúc âm. Là những người cha anh, các vị Giám Mục phải yêu thương và tôn trọng linh mục của mình. Cũng thế, các vị linh mục phải yêu mến và tôn kính các vị Giám Mục của mình. Quí huynh và các vị linh mục của quí huynh là những người rao giảng Phúc Âm và là những tay xây dựng hiệp nhất ở Ấn Độ. Những cái khác nhau về cá nhân hay những cái xẩy ra bẩm sinh ngoài ý muốn không bao giờ được làm suy yếu đi vai trò thiết yếu này (cf. Huấn từ cho các linh mục Ấn Độ ở Goa ngày 7/2/986).

5.     Việc dấn thân bền vững trong việc hỗ trợ nhau là những gì bảo đảm cho mối hiệp nhất của chúng ta trong sứ vụ truyền giáo, một sứ vụ được căn cứ vào chính Chúa Kitô và “cho phép chúng ta tiến đến với tất cả mọi nền văn hóa, với tất cả mọi quan niệm về ý hệ, với tất cả mọi thành phần thiện chí” ("Redemptor Hominis," 12). Chúng ta bao giờ cũng phải nhớ những lời của Thánh Phaolô vị ngài dạy rằng “không ai trong chúng ta được sống cho chính mình, và không ai được chết cho chính mình” (Rm 14:7). Giáo Hội cũng thúc giục tín hữu hãy khôn ngoan và bác ái tham dự vào cuộc trao đổi và hợp tác với các phần tử thuộc các tôn giáo khác. Một khi chúng ta tham gia với anh chị em của mình, chúng ta mới có thể hướng các nỗ lực của chúng ta về tình đoàn kết bền bỉ giữa các tôn giáo. Cùng nhau chúng ta sẽ cố gằng để nhận thấy nhiệm vụ của chúng ta trong việc xây dựng hiệp nhất và bác ái giữa con người với nhau, bằng việc phản ảnh những gì chúng ta chia sẻ chung cùng với những gì có thể phát triển hơn nữa mối giao hữu nơi chúng ta (cf. "Nostra Aetate," 1, 2).

Việc phấn khích tìm kiếm sự thật đòi phải có một tấm lòng tôn trọng sâu xa hết mọi sự phát xuất nơi con người bởi Thần Linh “muốn thổi đâu thì thổi” (Jn 3:8). Sự thật được mạc khải cho chúng ta bắt chúng ta phải là bảo quản viên của sự thật và là thày dạy sự thật. Trong việc truyền đạt sự thật của Thiên Chúa, chúng ta phải luôn luôn tỏ ra “sâu xa tôn trọng con người, tôn trọng lý trí của họ, ý muốn của họ, lương tâm của họ và tự do của họ. Như thế, chính phẩm vị của con người làm nên thành phần thuộc nội dung cho việc loan truyền sự thật, chẳng những được gói ghém nơi ngôn từ mà còn bằng thái độ đối với sự thật nữa” (x Thông Điệp Redemptor Hominis, 12). Giáo Hội Công Giáo ở Ấn Độ đã liên lỉ cổ võ phẩm giá của hết mọi người và duy trì quyền lợi tương hợp của tất cả mọi dân nước đối với vấn đề tự do tôn giáo. Việc Giáo Hội khuyến khích khoan nhượng và tôn trọng các tôn giáo khác được bày tỏ nơi nhiều chương trình trao đổi liên tôn được quí huynh phát triển ở cả lãnh vực toàn quốc cũng như địa phương. Tôi xin quí huynh hãy tiếp tục những việc bàn thảo thẳng thắn và hữu ích này với những người thuộc tôn giáo khác. Những cuộc bàn thảo như vậy sẽ giúp cho chúng ta vun trồng việc cùng nhau tìm kiếm sự thật, hòa hợp và bình an.

6.     Quí Huynh thân mến, Những Vị Chủ Chăn của Dân Chúa, vào đầu đệ tam thiên kỷ này, chúng ta hãy tái dấn thân cho việc mang con người nam nữ cùng nhau tiến vào mối hiệp nhất của mục đích và hiểu biết…..


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 17/11/2003)
 

27/11 Thứ Năm

Mầu Nhiệm Chúa Kitô Hạ Thân Giữa Chúng Ta

(Ca Vịnh Philippi 2:6-11, Kinh Đêm, Chúa Nhật, Tuần 1)

Trong buổi triều kiến chung hằng tuần cho tuần này, Thứ Tư 26/11/2003, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài Giáo Lý cầu nguyện bằng Thánh Vịnh của Ngài như Ngài hứa trong Tông Thư Mở Màn Tân Thiên Kỷ. Ngài đã chia sẻ xong 87 bài giáo lý về các Thánh Vịnh cho Kinh Ban Mai vào ngày 1/10/2003 với 87 buổi chia sẻ. Và Ngài đã bắt đầu sang các bài Thánh Vịnh cho Kinh Tối từ ngày 8/10/2003, bài tuần này là bài thứ 93, bài chia sẻ Thánh Vịnh 109 {110} cho Ngày Thứ Hai Tuần Thứ Nhất liên quan đến vương quyền của Chúa Kitô. (Xin xem nguyên văn bài giáo lý này vào Thứ Tư tuần tới). Tuần này xin xem bài giáo lý 92 được ĐTC chia sẻ vào Thứ Tư tuần trước sau đây.

1.     Ngoài những bài Thánh Vịnh, phụng vụ giờ kinh tối có cả một số bài ca vịnh thánh kinh nữa. Bài ca vịnh vừa được công bố thật sự là một trong những bài quan trọng nhất và hết sức phong phú về thần học. Đó là một bài thánh ca được thêm vào đoạn thứ hai của Bức Thư Thánh Phaolô gửi cho Kitô Hữu Philippi, một thành phố ở Hy Lạp trong giai đoạn truyền giáo đầu tiên của Thánh Tông Đồ ở Âu Châu. Bài ca vịnh này đã giữ được những biểu hiện của phụng vụ Kitô giáo trong những ngày sơ khai và nó là một niềm vui cho thế hệ của chúng ta, nhờ đó, chúng ta có thể, sau hai ngàn năm, được liên kết với lời nguyện cầu của Giáo Hội tông truyền.

Bài ca vịnh này cho thấy một chiều hướng lưỡng diện theo chiều dọc, trước là xuống sau là lên. Thật vậy, một mặt là chiều hướng xuống của Con Thiên Chúa khi Người vì yêu hóa thân làm người nơi biến cố Nhập Thể. Người đã trở thành “kenosis”, tức là “hư không” về vinh hiển thần linh, đến độ Người đã chết trên cây thập giá, một hình phạt của thành phần nô lệ biến Người trở thành một con người thấp hèn nhất trong loài người, khiến Người trở thành một người anh em thực sự của loài người đau khổ, tội lỗi và bị ruồng bỏ.

2.     Mặt khác, chúng ta thấy được cuộc vinh thăng xẩy ra vào biến cố Phục Sinh khi Chúa Kitô được Cha Người phục hồi trong rạng ngời của thần tính và được xưng tụng là Chúa của toàn thể vũ hoàn cũng như của tất cả mọi con người đã được cứu độ. Chúng ta ở trước một biến cố vĩ đại khi đọc lại mầu nhiệm Chúa Kitô, nhất là mầu nhiệm vượt qua. Thánh Phaolô, ngoài việc loan báo biến cố phục sinh (x 1Cor 15:3-5), còn đi đến chỗ định nghĩa Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô như là một “cuộc tôn thăng”, một “cuộc nâng lên”, một “cuộc vinh hiển”.

Bởi thế, từ chân trời sáng ngời của siêu việt tính thần linh, Con Thiên Chúa đã vượt qua khoảng cách bất tận phân cách giữa Đấng Hóa Công và loài thụ tạo. Người đã không gắn chặt với “thân phận ngang hàng với Thiên Chúa” của mình, một thứ ngang hàng về bản tính chứ không phải bởi chiếm đoạt: Người đã không muốn khư khư giữ lấy cho mình đặc quyền như một bảo tàng này hay không chỉ dùng nó cho lợi lộc riêng tư của mình. Trái lại, Chúa Kitô “đã hư không hóa”, tự “hạ” và trở nên nghèo hèn, yếu đuối, cho đến nỗi bị chết nhục nhã trên cây thập tự giá. Chính từ thân phận hết sức nhục nhã này đã hiện lên một chiều hướng thăng hóa được diễn tả ở phần thứ hai của bài thánh ca của Thánh Phaolô (x Phil 2:9-11).

3.     Vậy Thiên Chúa “vinh thăng” Con Ngài khi ban cho Người một “danh hiệu” vinh hiển, một danh hiệu theo ngôn ngữ thánh kinh, cho thấy chính con người và phẩm vị của họ. “Danh hiệu” này là “Kyrios”, là “Chúa”, một danh xưng linh thánh của Vị Thiên Chúa của Thánh Kinh, bấy giờ được áp dụng vào trường hợp Chúa Kitô phục sinh. Điều này đặt vũ trụ, được chia làm ba phần là trời, đất và hỏa ngục, ở trong thái độ tôn thờ.

Thế là một Chúa Kitô vinh hiển hiện lên ở phần cuối bài thánh ca, như là một “Pantokrator”, tức là như một Vị Chúa toàn năng, Đấng nổi bật uy hùng ở hậu cung của các đền thờ Kitô giáo paleo và Byzantine. Người vẫn mang các dấu tích của Cuộc Khổ Nạn, tức là dấu tích nhân tính thực sự của mình, song bấy giờ Người tỏ mình ra trong vinh quang thần tính. Gắn bó với chúng ta trong đau khổ và chết chóc, để rồi Chúa Kitô thu hút chúng ta đến với Người trong vinh quang, chúc phúc cho chúng ta và làm cho chúng ta tham dự vào vĩnh hằng tính của Người.

4.     Chúng ta kết thúc buổi suy niệm của chúng ta về bài thánh ca của Thánh Phaolô bằng những lời của Thánh Ambrôsiô, vị thường suy niệm hình ảnh Chúa Kitô “tự tước lột vị thế của mình”, hạ mình xuống, đến độ hư không hóa thân mình (“exinanivit semetipsum”) nơi việc nhập thể cũng như hy sinh bản thân mình trên cây thập giá.

Đặc biệt trong việc dẫn giải bài Thánh Vịnh 118, vị giám mục Milan này đã viết: “Chúa Kitô, khi treo thân trên cây thập giá… bị đâm thâu bởi lưỡi đòng và vọt ra một thứ máu cùng nước ngọt ngào hơn mọi thứ dầu thơm thoa bóp, là hy vật đẹp lòng Thiên Chúa, tỏa hương thơm thánh đức khắp thế giới… Giờ đây Chúa Giêsu, bị đâm thâu, làm lan tỏa hương thơm thứ tha tội lỗi và ơn cứu chuộc. Thật vậy, khi hóa thân làm người, với tư cách là Ngôi Lời, Người đã áp đặt lên bản thân mình những thứ giới hạn; mặc dù giầu sang, Người đã vì chúng ta trở nên nghèo nàn, để nhở sự nghèo nàn của Người chúng ta trở nên giầu có (x 2 Cor 8:9); Người quyền năng nhưng đã tỏ ra như một con người đáng thương, đến nỗi bị Hêrôđê khinh khi nhạo báng; Người có thể làm rung chuyển trái đất nhưng vẫn dính chặt với một cây gỗ; Người có thể bao phủ bầu trời bằng tăm tối, có thể đóng đang thế gian, nhưng lại bị đóng đanh; Người đã gục đầu xuống nhưng Lời đã phát hiện; Người đã hủy mình ra không nhưng lại đầy tràn mọi sự. Thiên Chúa đã xuống, nhưng con người đã được nâng lên; Lời đã hóa thành nhục thể để nhục thể có thể chiếm được ngai tòa của Lời bên hữu Thiên Chúa; Người đã trở thành một vết thương to lớn nhưng từ Người tuôn ra dầu thơm thoa xức, Người như là một kẻ bần hèn nhưng lại là Thiên Chúa” (III, 8 "Saemo IX," Milan-Rome, 1987, pp. 131.133).

Anh Chị Em thân mến,

Bài ca vịnh được trích từ Thư gửi Kitô Hữu Philippi được xướng lên vào mỗi Chúa Nhật trong giờ Kinh Tối của Giáo Hội. Bài thánh ca phụng vụ cổ kính này cử hành mầu nhiệm Chúa Kitô hạ mình xuống như một con người giữa chúng ta, đã vâng theo ý của Chúa Cha, đã chết trên thập giá và được tôn vinh bên hữu Cha như Chúa tế của tất cả mọi loài tạo vật. Hạ mình xuống để chung thân phận đau khổ và chết chóc của loài người, Chúa Kitô phục sinh giờ đây kêu mời chúng ta, anh chị em của Người, thông dự vào vinh quang thần tính của Người.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 19/11/2003)

Một cuộc khủng hoảng tự tử

Sau đây là bài trình bày (được các nguồn tài liệu phổ biến ở đây tuy nguyên văn nhưng chỉ lấy những chỗ quan trọng) của bác sĩ Gengt Safsten phân bộ Nội Khoa Y Học tại Bệnh Viện Đại Học ở Uppsala, Thụy Điển, trong hội nghị quốc tế (13-15/11/2003) về tình trạng buồn chán.

“Theo thống kê của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới WHO thì có khoảng 1 triệu người sẽ tự tử hằng năm. Trong vòng 45 năm qua, mức độ tự tử đã tăng lên 60% trên toàn thế giới. Cứ 40 giây lại xẩy ra một vụ tử tử trên thế giới. Tự tử sát hại vị thành niên hơn bất cứ bệnh tật hay nguyên cớ tự nhiên nào khác, và những nố tìm cách tự tử hay có thái độ muốn tự tử còn nhiều hơn cả những vụ tự tử thật nữa.

“Tuy nhiên, thống kê về tự tử khó có thể đối chiếu và có thể không chính xác vì tính cách tế nhị của vấn đề; ngoài ra, những lầm lẫn về phương thức cùng với những phân loại sai lệch cũng làm lu mờ bức tranh tự tử này. Có điều chắc chắn là tâm trạng buồn chán và việc tử tử đã xẩy ra từ khi có các thứ biên bản ghi nhận.

“Hành động tự tử đi từ những ý nghĩ, hành vi và tìm cách tự tử, đến việc tự tử thật sự. Thế nhưng, cũng có những hình thức khác thuộc hành vi tự tử nữa. Nơi thành phần lão niên, việc tự nhịn đói và không tuân theo y khoa có thể cuối cùng sẽ đưa đến cái chết, cho dù nạn nhân không rõ ràng có ý ấy. Hiện tượng này được gọi là kiểu tự tử âm thầm. Việc tự cắt bỏ đi phần thân thể của mình và những cách tác hành tự hủy khác nơi giới trẻ ở một số trường hợp cũng được coi như những hình thức thuộc hành vi tự tử.

“Những thứ bấn loạn tâm thần, chính yếu là những tình trạng buồn chán, chính là những yếu tố tạo nên nguy cơ tự tử từ 50-90% vụ. Nghiện rượu và hút sách không phải là không liên quan đến vấn đề tự rử này, có khoảng 5% vụ tự tử xẩy ra do tâm trạng ngớ ngẩn.

“Cũng cần phải nhớ rằng 10% dân chúng tự tử không hề có bất cứ triệu chứng tâm thần nào. Cũng cần phải biết là đa số những trường hợp bị buồn chán theo y khoa vẫn không có đủ chữa trị cho bệnh trạng của họ.Õ Tuy nhiên, những triệu chứng buồn chán có thể giảm thiểu bằng thuốc men vẫn không làm giảm bớt khuynh hướng muốn tự tử – thuốc men mà thôi không đủ để chữa trị những thứ bấn loạn tâm thần hay những xu hướng muốn tự tử.

“Yếu tố nguy hiểm quan trọng nhất đối với việc đạt được hành vi tự tử đó là những lần đã cố tự tử trước đó. Những yếu tố nguy hiểm khác bao gồm cả trường hợp trong gia đình đã có người trước đó tìm cách tự tử; trường hợp nhập viện tâm thần trong quá khứ hay xuất viện tâm thần trước đó; trường hợp mất ngủ; trường hợp yếu đau thể lý và bị đau đớn kinh niên; trường hợp vừa bị những mất mát (chết chóc, ly dị, việc làm, địa vị, danh giá); trường hợp bị cô lập lẻ loi trong xã hội; trường hợp di dân; trường hợp hút sách hay nghiện rượu; trường hợp gặp bạo động; trường hợp chấn thương khi còn nhỏ; và trường hợp nam giới.

“Con người thường vật lộn với những cảm giác tiêu cực như thất vọng, bất lực, vô dụng và đơn độc một thời gian dài. Qua thời gian, lại tăng thêm những căng thẳng khác nữa, cho đến khi xẩy ra một biến cố căng thẳng kế đó, hay chỉ cần dự tưởng xẩy ra một biến cố căng thẳng khác, là gây ra hành động tự tử, chứ không cần phải có những gì đáng xẩy ra. Việc thay đổi công ăn việc làm hay trường học hoặc những thứ đổi thay về nghề nghiệp có thể là những biến cố này.

“Nói chung thì vấn đề vai trò cha mẹ và tổ chức xã hội ổn định là những gì bảo vệ cho khỏi xẩy ra những vụ tự tử.

“Có thể chữa trị các khuynh hướng muốn tự tử. Tuy nhiên, những thái độ hướng về hành vi tự tử thì khác nhau, và trong một số trường hợp, có thể gây ra trở ngại cho việc chữa trị, can thiệp và ngăn ngừa. Việc chối bỏ, loại trừ hay những thứ cấm kỵ theo lịch sử cho thấy không bao giờ là những cách thức đáng kể và thành công trong việc làm giảm bớt những vụ đe dọa đến tính mạng cả.

“Chúng ta phải đương đầu với những cuộc khủng hoảng về tự tử như là một cuộc khủng hoảng về sức khỏe của quần chúng và khuyến khích các nỗ lực quốc gia cũng như quốc tế thuộc mọi lãnh vực. Không phải chỉ có những cơ quan chăm sóc sức khỏe về y khoa thôi mà tất cả mọi tổ chức trong cộng đồng cũng phải tham phần nữa, chú trọng đến tâm trạng buồn chán, đến việc điều trị đau đớn, đến việc chăm sóc xoa dịu và tính chất của sự sống. Trẻ em và giới trẻ đặc biệt phải được dạy cho những khả năng đương đầu hữu hiệu đối với những khó khăn sau này trong cuộc sống. Phải phát động trước cho học đường, sở làm và các tổ chức như giáo phận và giáo xứ các điều hướng dẫn và các dự án giúp cho con người nhận thức được các trường hợp tự tử và ra tay cấp cứu khi xầy ra vụ tự tử.

“Những nỗ lực thành công trong việc giảm bớt hành vi tự tử đã đạt được và có thể nêu gương từ những dự án gần đây ở Phần Lan, Thụy Điển (tỉnh Gotland) và Hoa Kỳ (Không Lực Mỹ). Những trường hợp này đã chú trọng đến việc giáo dục, nhất là đến mức độ chăm sóc căn bản cũng như bằng việc loại trừ đi những chướng ngại vật chữa trị cùng tăng thêm phương tiện giúp đỡ.

“Sau hết, cũng phải chú trọng đến các nỗ lực giúp cho các nạn nhân có hành vi tự tử trở thành những người sống sót. Các cá nhân gần gũi với nạn nhân có thể trải qua những năm buồn chán, chẳng những về muôn vàn những vấn đề nan giải liên quan đến chết chóc cùng với những cảm thức tội lỗi.

“Mức độ tự tử đang giảm sút một cách chầm chậm mặc dù có những tiến bộ nơi việc chữa trị công hiệu đối với những thứ bấn loạn tâm thần chính. Việc ngăn ngừa bởi thế không phải chỉ có vấn đề y khoa mà còn cả những nỗ lực về xã hội, tâm lý, kinh tế, luân lý, tôn giáo và chính trị nữa, có những nỗ lực liên chư diện.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 24/11/2003


Chính xã hội sống theo chiều hướng tương đối với những nguyên tắc luân lý khách quan đã là nguyên nhân làm lan tràn tình trạng buốn chán.

Hội Nghị Quốc Tế về Tình Trạng Buồn Chán với tham dự viên đủ mọi thành phần đạo đời từ 62 quốc gia trên thế giới đã kết thúc vào ngày 15/11/2003 và đã đúc kết bằng những nhận định và khuyêu dụ sau đây:

“Tình trạng buồn chán là một thứ bệnh ngày nay đang có 340 triệu người vướng mắc”.

“Cá nhân chủ nghĩa, nạn thất nghiệp, vấn đề ly dị, tình trạng mất an ninh, không được giáo dục một cách chuyên chính, thiếu việc truyền đạt kiến thức, văn hóa, luân lý và đời sống tôn giáo, và sự bỏ bê của khuynh hướng tương đối về luân thường đạo lý đối với những qui chuẩn khách quan, đã làm con người bị yếu kém”.

“Lắng nghe, thông cảm, yêu thương, luôn quí trọng con người và khuyến khích họ tham gia và cảm thấy được an ủi” là sứ điệp Giáo Hội cống hiến cho thành phần nạn nhân của tâm trạng buồn chán.

“Thật vậy, khi bắt đầu sự vụ thiên sai của mình, Chúa Giêsu đã nói: ‘Tôi đến với thành phần bệnh nhân’”, trong số đó có thành phần mang tâm trạng buồn chán.

“Đời sống thiêng liêng biến đổi lời hứa này bằng những đường lối thực tế cống hiến cho tín hữu sự nâng đỡ tinh thần để chịu đựng bệnh nạn tật nguyền, bao gồm cả tâm trạng buồn chán”.

“Để tái tạo nên một liên hệ xã hội chuyên chính, bắt đầu bằng việc đổi thay hoàn toàn hành vi cử chỉ của con người, cần phải coi trọng lại những nguyên tắc luân lý, những nguyên tắc có thể ‘gây ra’ một sự thay đổi sâu xa nơi tinh thần của thành phần cảm thấy buồn chán và phấn khích họ, làm phục hồi cùng một lúc cả con người lẫn xã hội”.

Ngoài ra, thành phần tham dự viên hội nghị này cũng không quên nhấn mạnh là: “truyền thông đại chúng là những phương tiện của văn minh, trong việc phổ biến những mẫu sống và những đường hướng văn hóa tôn trọng các thứ giá trị của sự sống, gia đình và xã hội, có thể giúp rất nhiều vào việc biến đổi những thái độ cá nhân chủ nghĩa và những khuynh hướng của thứ văn hóa hậu tân tiến… thành những kiểu mẫu hành vi thiên về sự sống có tính cách tích cực, cá biệt, vị tha và đoàn kết”.
 

26/11 Thứ Tư

Thánh Tôma ĐINH VIẾT DỤ, Linh mục dòng Đaminh, (1783 - 1839)
 

Giả thiết có ai đó đặt câu hỏi như sau: “Anh sắp bị giam tù lâu ngày, anh muốn mang theo cái gì?”. Mỗi người chúng ta sẽ có câu trả lời riêng, nhưng xoay quanh hai nhu cầu là tiền bạc và đồ dùng thường nhật. Câu trả lời bằng hành động của Thánh Tôm Dụ lại rất khác. Tài sản duy nhất, vũ khí duy nhất, cũng là hành lý duy nhất của ngài là một chuỗi tràng hạt Mân Côi. Suốt đời cha đã đọc, đã sống và truyền bá kinh Mân Côi cho mọi người, giờ đây cha tiếp tục phó thác bản thân cho sự bảo trợ của Mẹ Maria.

Một Đời Hiến Dâng

Tôma Đinh viết Dụ sinh khoảng năm 1783 tại làng Phú Nhai, tỉnh Nam Định. Được Chúa kêu gọi từ bé, cậu đã quyết tâm sống đời tu trì. Sau khi thụ phong linh mục, cha Dụ xin nhập dòng Đaminh và khấn ngày 21.12.1814. Cha là một tông đồ nhiệt thành dấn thân vì lợi ích các linh hồn. Đồng thời cha cũng là một tu sĩ gương mẫu về đời sống chiêm niệm, ngày đêm chìm đắm trong suy gẫm cầu nguyện, đến nỗi các bạn trong dòng đã gọi ngài là “Thánh Brunô Việt Nam”.

Cha Dụ đã hoạt động tông đồ nhiều nơi, trước khi tới họ Liễu Đề, Bùi Chu, thay thế cha Phêrô Tuần bị bắt năm 1838. Ngày 20.5.1839, dưới thời vua Minh Mạng cấm đạo, Tổng đốc Trịnh quanh Khanh dẫn tám trăm quân lính bao vây, lục soát làng Liễu Đề, vì có người chỉ điểm báo tin “Danh Trùm Vọng” tức cha Hermosilla Liêm đang ở đó, nhưng lính không bắt được cha Vọng. Phần cha Dụ, khi vừa hoàn tất thánh lễ tại nhà bà Anê Thu, được tin quan quân đã vây kín làng, biết không kịp đến nơi trú ẩn cách đó hơi xa, cha đành cải trang thành người làm vườn qua nhà bên cạnh lúi húi ngồi nhổ cỏ. Quân lính đi ngang qua không biết, nhưng người tố cáo nhận ra được và nói: “Đạo trưởng đấy”. Thế là cha bị bắt và dẫn đến quan đang ở đình làng. Cha bình tĩnh nói: “Tôi là đạo trưởng, có nhiệm vụ coi sóc giáo hữu ở đây”.

Tiếp đó quan hỏi về thừa sai Vọng và các linh mục khác ở đâu, cha nhất quyết không trả lời chi cả. Quan tức giận cho lục soát khắp người xem có tiền bạc giấy tờ gì không. Nhưng ông hoàn toàn thất vọng, vì chỉ thấy có một chuỗi tràng hạt Mân Côi, lính tịch thu và đánh cha hai mươi mốt roi.

Cha vui vẻ chịu đòn, không một lời than van oán trách. Bà Anê Thu, vì không kịp cất giấu đồ lễ, nên cũng bị bắt trói và giữ tại đình làng hai mươi bốn tiếng mới được về.

Xin Vâng Ý Cha

Cha Tôma Dụ bị đóng gông vào cổ, tay chân mang xiềng xích như một tội phạm, và bị giải lên tỉnh Nam Định. Các quan ở đây tiếp tục tra vấn nhiều lần, khuyến dụ cha đạp lên thánh giá. Nhưng mặc cho những lời dụ dỗ hay dọa nạt, cha Dụ vẫn cương quyết không xúc phạm đến thập giá, và không cung khai điều gì hại đến các tín hữu. Cha bị đánh đập tàn nhẫn nhiều lần, lần thứ nhất chín mươi roi, lần thứ hai ba mươi roi, lần khác hai mươi roi và phải đón nhận nhiều lời mắng nhiếc chế nhạo của dân chúng tò mò đến xem.

Sau những chuộc tra tấn, cha Dụ bị tống giam vào ngục, ban ngày mang gông xiềng, ban đêm bị cùm chân, thêm vào đó là chịu đói khát, chịu nóng nực hôi hám khổ cực khôn tả. Vị tông đồ của Chúa chẳng những tỏ ra nhẫn nhục, mà còn vui vẻ coi đó là những cơ hội tốt để suy niệm và bước theo chân Đức Kitô tử nạn. Chứng nhân Giuse Hiền thuật lại chuyện mẹ của ông ta, giả làm hành khất vào tận ngục thăm cha. Khi thấy cha tiều tụy vì những cuộc tra tấn, bà khóc lên nức nở, cha nói với bà:

“Sức lực tôi tuy giảm, nhưng tôi còn có thể chịu đựng được nữa. Chúa chúng ta đã chịu bao cực khổ để cứu độ nhân loại, tôi cũng sẵn lòng chịu những sự khổ này để nên giống Chúa Kitô phần nào”.

Để Danh Chúa Cả Sáng

Lần thứ hai bà vào thăm, cha Dụ cho biết những cực hình sau này cha cảm thấy không đau đớn như trước, hình như Chúa đã giảm bớt sự đau khổ cho cha. Khi bà chào từ biệt, cha nói:

“Tôi không biết ngày nào sẽ được hiến dâng mạng sống vì Chúa, có thể anh chị em không còn gặp tôi nữa. Bà hãy cầu nguyện nhiều, xin Chúa ban cho tôi ơn nhẫn nại chịu đựng tất cả những điều người ta gây cho tôi để danh Chúa được cả sáng”.

Sau sáu tháng giam cầm và tra tấn, quan tuyên bố bản án với những lời sau:

“Đạo trưởng Tôma Đinh viết Dụ bị kết án trảm quyết vì tội truyền bá Gia-tô tả đạo. Các quan đã hết sức khuyên dụ, dọa nạt và tra tấn để bắt y quá khóa theo luật nước, nhưng y không chịu. Y đã trở nên chai đá không gột rửa được những điều dị đoan đã quá ăn sâu... Do đó mọi người thấy rõ y là kẻ điên khùng cố chấp bất trị, đáng khinh dể. Vậy phải nghiêm trị còn phàn nàn gì nữa”.

Thực tế cha Dụ nghe bản án có phàn nàn chi đâu. Ngày 7.11 vua Minh Mạng ký án. Ngày 12.11 án về tới Nam Định. Khi ấy có cha Đaminh Nguyễn văn Xuyên cũng thuộc dòng Thánh Đaminh đã bị bắt ngày 18.8 được đưa tới trại giam chung và cùng bị án tử với cha Dụ. Hai anh em gặp nhau trong tù tay bắt mặt mừng, hàn huyên tâm sự. Hai cha xưng tội với nhau, an ủi khuyến khích nhau kiên trì tới cùng.

Ngân Khánh Trên Thiên Quốc

Ngày 26.11.1839, hai vị tông đồ Chúa bị điệu đến nơi xử án. Hai vị ung dung bước đi giữa một đoàn quân oai vệ, có các quan cỡi voi chỉ huy với cờ quạt chiêng trống, và theo sau đông đảo dân chúng. Vai mang gông, tay mang xiềng, hai vị vừa đi vừa cầu nguyện, dáng điệu hân hoan khiến mọi người phải sửng sốt bỡ ngỡ. Quan hỏi lại lần chót xem nếu chịu xuất giáo sẽ được tha. Hai cha trả lời ngắn gọn “không” rồi tiếp tục cầu nguyện cho tới khi tới pháp trường Bẩy Mẫu. Bà Maria Ơn có mặt trong buổi hành quyết thuật lại rằng: “Tôi thấy hai cha quỳ xuống chắp tay lại, mắt hướng lên trời, lính cưa gẫy gông, chặt đứt xích sắt, trói tay vào cọc rồi chém cổ hai cha”. Sau khi thi hành án trảm, lý hình tung đầu hai cha lên cao làm ba lần và nói: “Đầu đạo trưởng đã bị chém đây”.

Cha Tôma Đinh viết Dụ hưởng thọ 56 tuổi, đã lãnh phúc tử đạo đúng vào năm kỷ niệm Ngân khánh linh mục của cha. Một mùa ngân khánh được ghi vào lịch sử Giáo hội. Thi thể hai cha được an táng ngay tại pháp trường, rồi đến tháng Giêng năm 1841, tín hữu cải táng về Lục Thủy.

Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn linh mục dòng Đaminh, cha Toma Đinh viết Dụ lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900.

Từ đó hài cốt vị tử đạo được đặt trong hòm gỗ sơn son thiếp vàng trưng bày bại đền thờ Phú Nhai. Muôn đời sẽ mãi mãi ghi nhớ hình ảnh người chứng nhân đức tin, một người con yêu của Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi.
 


Thánh Đaminh NGUYỄN VĂN XUYÊN, Linh mục dòng Đaminh (1786 - 1839)
 

Ai ơi giữ lấy túi khôn

Đầy tràn tin cậy đầy lòng mến yêu.

Gươm đao đe dọa dẫu nhiều

Quỉ ma cám dỗ sớm chiều đe loi.

Ai mà thắng được trên đời

Mai sau hưởng phúc cõi trời cao sang.

Đó là những vần thơ lục bát do Thánh Đaminh Xuyên sáng tác trong ngục tù, vừa diễn tả tâm tình của mình vừa khuyên nhủ các tín hữu đến thăm. Những vần thơ vắn gọn nhưng cô đọng trọn vẹn triết lý sống của các vị tử đạo, lòng tràn đầy niềm tin yêu vượt quá mọi gian khổ để chiếm đoạt vinh quang nước trời.

Tấm Lòng Người Tu Sĩ Áo Trắng

Đaminh Nguyễn văn Xuyên còn có tên là Doãn, sinh năm 1786 tại làng Hương Hiệp, tỉnh Thái Bình. Thấy con có trí thông minh, cha mẹ cho cậu đi học chữ Nho, rồi gởi gấm cậu cho Đức cha Delgado Y dạy bảo. Được Đức cha nhắc nhở, cậu Xuyên chăm chỉ học hành, nhất là học hỏi giáo lý. Lớn lên, ngài cho anh vào đại chủng viện, và trao ban chức linh mục năm 1819. Ngày 20.4 năm sau, cha Xuyên tuyên khấn trọn đời trong dòng Thánh Đaminh. Từ đó cha rất nhiệt thành phục vụ các giáo hữu, không ngừng đi nhiều nơi giảng tĩnh tâm, dạy giáo lý và sốt sắng cử hành phụng vụ bí tích.

Trước tiên cha Xuyên coi xứ Phạm Pháo, tỉnh Nam Định, rồi về xứ Kẻ Mèn, Thái Bình trong ba năm. Tại đây, ngài lập họ đạo mới, họ Thanh Minh, chọn Thánh Vinh Sơn làm bổn mạng. Sau cha phụ trách xứ Đông Xuyên mười ba năm. Thời gian này dân chúng bị hạn hán mất mùa nhiều năm, và bị giặc Phan bá Vành quấy phá nên đói nghèo khổ sở. Có lần cha phải dốc cạn túi để giúp đỡ họ, có lần cha nhường phần cơm của mình... Bao giờ cha cũng để một ngân khoản riêng làm việc bác ái.

Cuối năm 1836 cha được bổ nhiệm làm phụ tá cha Fernandez Hiền tại chủng viện Ninh Cường giữa lúc cuộc bách hại của vua Minh Mạng gay gắt. Năm sau cha về làm quản lý địa phận Đông Đàng Ngoài, giúp Đức cha Delgado Y. Khi Đức cha phải lưu lạc về Kiên Lao rồi bị bắt, thì cha Xuyên vừa tìm chỗ ẩn trốn, vừa giúp xứ Hạ Linh. Tuy phải lang thang nay nhà này mai nhà khác, cha cũng phục vụ các tín hữu ở đây được khoảng một năm. Ngày 18.8 cha đến cử hành mừng lễ Thánh Gioachim, Bổn mạng họ Phú Đường (họ lẻ xứ Hạ Linh) thì bị bắt. Một giáo viên trước có dạy ở Bùi Chu biết mặt cha đã đi báo quan kiếm tiền thưởng.

Bền Chí Trung Kiên

Cha Xuyên dâng lễ gần xong, nghe tiếng loa gọi của quân lính. Cha vội rước hết Mình Thánh, rồi cởi áo lễ đi trốn. Nhưng không kịp nữa, quân lính đã tóm bắt cha và dẫn đến quan phủ. Quan phủ cười hỏi: “Đưa đây một số bạc, ta tha cho về”. Cha trả lời: “Tôi chẳng có đồng nào trong người, nếu quan tha tôi cám ơn, nếu quan bắt tôi xin chịu”. Về sau giáo hữu Hạ Linh góp tiền đem đến chuộc, nhưng quan phủ không dám tha nửa vì trên tỉnh đã biết.

Khi nghe thuật lại chuyện, cha Xuyên an ủi họ: “Anh em hãy để tiền lo cho giáo xứ thì hơn, đừng tốn tiền chuộc làm chi vô ích. Ý Chúa đã muốn, chẳng ai làm khác được. Anh em cứ bình an về nhà, nhớ cầu nguyện cho tôi chịu sự khó cho nên”. Thế rồi cha mang gông nặng theo lính về Nam Định.

Biết cha là quản lý tòa giám mục, Tổng đốc Trịnh quang Khanh không những bắt cha bỏ đạo mà còn muốn khai thác các tài sản địa phận. Lần đầu tiên khi ra lệnh đánh đòn, tổng đốc đứng ngay bên thúc giục: “Đánh nữa, mạnh lên cho đến khi nó chịu khai và xuất giáo”. Người chiến sĩ đức tin chỉ biết kêu tên cực trọng “Giêsu Maria, xin cứu con” cho đến khi bất tỉnh phải khiêng về ngục.

Những lần sau ngài cố gắng cắn răng chịu đựng không kêu một tiếng, cũng chẳng tiết lộ điều gì về giáo phận. Quan tổng đốc cho dùng những cực hình dã man hơn: Lấy sắt nung đỏ dí vào cháy từng miếng thịt, cầm kìm nguội kẹp hay cắt nhiều chỗ trên thân thể... Nhưng cha can đảm gắng sức nói thẳng với quan: “Dù sống dù chết tôi cũng không bỏ đạo. Tôi chọn cái chết để sống đời đời, hơn là nghe quan sống thêm ít lâu mà muôn đời bị tiêu diệt”.

Nhiều lần quá đau đớn ngất xỉu giữa cuộc tra tấn. Sợ vị quản lý địa phận chết sớm, tổng đốc sai lính đưa về ngục, cho mời lang y chữa trị để mong biết được những tài sản mà ông tưởng là vô số. Đến khi cha Xuyên bình phục, quan lại đưa ra khảo nữa, nhưng ông phải thất vọng vì thực sự địa phận chẳng có gì để khai, mặt khác, chẳng bao giờ cha chịu khuất phục bỏ đạo.

Phần Thưởng Nước Trời

Ngày 25.10 quan tổng đốc lập bản án trảm quyết gởi về kinh đô. Tháng sau bản án của cha Xuyên và cha Dụ trở lại Nam Định. Những ngày cuối, hai cha được giam chung một phòng, tay bắt mặt mừng, xưng tội với nhau, an ủi khích lệ nhau vững chí cho đến cùng.

Ngày 26.11.1839, hai cha bị dẫn đi xử. Giữa đám quân lính đông đảo võ trang voi ngựa, hai vị chứng nhân Đức Kitô đi bộ mang gông, nhưng bình an vui vẻ, vừa đi vừa cầu nguyện cho tới pháp trường Bẩy Mẫu. Dân chúng đi xem đều bỡ ngỡ thán phục. Quan hỏi lại lần chót có muốn xuất giáo để được tha không. Hai vị trả lời: “Không”, rồi đưa tay cho lính trói vào cọc đã chôn sẵn.

Hai nhát gươm cùng vung lên, hai tôi tớ Chúa được lãnh triều thiên tử đạo tiến thẳng về trời. Cha Xuyên với 53 tuổi đời, phục vụ Chúa trong chức vụ linh mục được hai mươi năm. Thi thể ngài được an táng ngay tại đó. Thánh Giêng năm 1841, tín hữu cải táng hài cốt ngài về Lục Thủy.

Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn cha Đaminh Nguyễn văn Xuyên, linh mục dòng thuyết giáo lên bậc Chân Phước ngày 20.5.1900.

Hiếu Trung, OP
 

Cuộc chiến chống hội chứng liệt kháng AIDS đang liểng xiểng thảm bại

Theo tường trình của Liên Hiệp Quốc UNAIDS và WHO (World Health Organization ) hôm Thứ Ba 25/11/2003 hướng về Ngày Thế Giới Hội Chứng Liệt Kháng AIDS Thứ Hai 1/12/2003, thì có khoảng 40 triệu người đang bị nhiễm HIV trên khắp thế giới. Nguyên trong năm 2003 (chưa tới cuối năm) đã có 5 triệu người bị nhiễm và 3 triệu người bị chết vì hội chứng tử vong này, một con số chưa từng có. Ở miền nam Phi Châu cứ 5 người lớn có 1 người bị nhiễm HIV hay bị hội chứng này, một hội chứng hiện đang lan tràn đặc biệt tại Trung Hoa, Ấn Độ, Nam Dương và Nga. Miền hạ lưu Sa Mạc Sahara ở Phi Châu có nhiều vụ xẩy ra nhất trong năm 2003, với 3 triệu tân nhiễm và 2.3 triệu người bị chết. Phi Châu chỉ có 2% dân số trên thế giới nhưng lại là nơi chiếm 30% bị nhiễm HIV hay bị chết vì hội chứng liệt kháng này.

Bác sĩ Peter Piot, giám đốc điều hành cơ quan UNAIDS đã tuyên bố nhận định của mình như sau: “Rõ ràng là các nỗ lực hoàn cầu hiện nay của chúng ta vẫn còn thiếu sót đối với một chứng bệnh truyền nhiễm đang tiếp tục hoành hành bất khả chế ngự. AIDS đang chiếm cứ miền nam Phi Châu và đang đe dọa các miền khác trên thế giới. Bản tường trình hôm nay đây cảnh giác những miền đang trải qua chứng bệnh truyền nhiệm HIV này là họ có thể một là ngăn chặn ngay hay phải trả giá sau đó, như Phi Châu hiện đang phải trả. Việc chi tiêu và hành động chính trị đã được cải tiến rất nhiều trong những năm gần đây, nhưng những thứ cải tiến vẫn còn quá ít và chậm trong việc đáp ứng đầy đủ với chứng bệnh truyền nhiễm đang lan tràn khắp thế giới này…. “

Theo bản tường trình này thì việc sử dụng thuốc chính và việc làm tình thiếu an toàn đã cuồn cuộn nổi lên một làn sóng truyền nhiễm bệnh ở Trung Hoa, Ấn Độ, Nam Dương và Nga, và có “nhiều dấu hiệu cảnh giác là Đông Âu và Trung Á có thể trở thành gia cư cho những thứ chứng bệnh truyền nhiễm mới trầm trọng”. Bản tường trình còn báo động là khuẩn này đang lan tràn đến những nơi trong quá khứ không có hay ít có HIV, và đà phát triển nhanh của HIV ở những nơi như Trung Hoa và Việt Nam.
 

Tại Sao Đài Truyền Hình BBC Luân Đôn sai lầm về vấn đề ngăn ngừa hội chứng liệt kháng AIDS

Ông John Smeaton, giám đốc toàn quốc của Hội Bảo Vệ Thai Nhi (SPUC: Society for the Protection of Unborn Children) đã viết thư cho vị giám đốc của Đài Truyền Hình BBC ở Luân Đôn về chương trình phát hình “Tình dục và Thành Thánh” của đài này. Chương trình này được trình chiếu trùng hợp với việc mừng kỷ niệm ngân khánh giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II với chủ trương kiểm điểm lại các giáo huấn của Giáo Hội về tính dục. Ông giám đốc Smeaton này đã chia sẻ với màn điện toán Zenit về nhận định của ông đối với chương trình truyền hình của đài BBC mà ông cho rằng chứng cớ khoa học và kinh nghiệm phản lại với những lời phát biểu của đài BBC, những lời lẽ, theo ông, ám chỉ là quan điểm của ĐGH về việc ngừa thai và phá thai đang gây thương tâm và chết chóc nơi thế giới đang phát triển.

Vấn     Điều gì đã thúc đẩy ông viết bức thư ngỏ này cho Đài Truyền Hình BBC?

Đáp     Đài BBC tiếp tục cho rằng họ gây được ảnh hưởng và gây tiếng vang rất nhiều trên thế giới, thế nhưng thật sự nó vẫn chẳng được ai tin tưởng. Khi nó thực hiện những thứ viện chứng vô bằng và lừa đảo kiểu này sẽ gây ra những hậu quả rất tai hại cho tất cả những ai hoạt động để bênh vực sự sống con người. SPUC không phải là một tổ chức tôn giáo, nhưng chương trình Panorama đã tấn công các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về việc phá thai và tính dục con người được chúng tôi chia sẻ. Chúng tôi cảm thấy có nhiệm vụ bó buộc với tư cách là một Hội để phơi bày tính cách một chiều và thiếu xác thực về vấn đề này của nó.

Vấn     Những điểm chính yếu của ông đối đầu với chương trình phát hình của Đài BBC là gì?

Ðáp     Từ đầu tới cuối, chương trình phát hình này cho rằng việc Giáo Hội cấm đoán vấn đề phá thai và ngừa thai là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghèo khổ và đau khổ ở thế giới đang phát triển. Quan điểm này chẳng hề được đối chất trong suốt buổi phát hình.

Trong phần chương trình về trường hợp ở Nicaragua, những mưu mô phò phá thai rẻ tiền đã được sử dụng một cách vô liêm sỉ, chẳng hạn như việc sử dụng những hình ảnh vô căn cứ về cái chết của người mẹ qua việc phá thai bất hợp pháp, và hình ảnh của những nạn nhân bị hiếp mang bầu để làm chuẩn. Phần chương trình liên quan đến trường hợp ở Manila có những câu lập luận theo thuyết Malthusian lỗi thời đã được nêu lên để trình bày cho thấy việc ngừa thai là câu giải đáp ma thuật cho nạn nghèo khổ và vô gia cư. Phần về trường hợp ở Kenya, chương trình phát hình này còn đi xa đến độ cho rằng Giáo Hội lên án tử cho con người bị hội chứng liệt kháng AIDS bằng việc “tung ra những đồn đại và nghi ngại”.

Chúng tôi không nói rằng những vấn đề này không được tỉ mỉ xem xét. Vấn đề phiền trách chính của chúng tôi ở đây đó là Đài BBC đã không có ý thực hiện một cuộc tường trình cân bằng, thành thực và chính xác.

Vấn     Đâu là những rắc rối trong việc sử dụng các bao cao su làm tình như là giải pháp chính yếu để ngăn chăn hội chứng liệt kháng AIDS

Đáp     Rắc rối chính đó là những bọc cao su làm tình này không an toàn. Điều này thậm chí không phải là điểm tranh cãi. Chính các hãng chế tạo đã vạch ra điều này. Vấn đề vi khuẩn thẩm thấu chắc chắn vẫn còn là vấn đề tranh luận, thế nhưng cho dù chỉ xét đến cái nguy hiểm của việc rách hay giãn của bọc cao su làm tình thì thực sự là có nguy cơ xẩy ra việc truyền nhiễm HIV. Việc sử dụng bọc cao su làm tình có thể làm giảm bớt nguy cơ truyền nhiễm, song việc loan truyền rằng việc sử dụng bọc cao su làm tình là việc ngăn ngừa hội chứng liệt kháng AIDS là một điều dối trá ghê gớm. Không hay tí nào cả khi nói rằng vấn đề nguy hiểm “chỉ có 15%”, hay “chỉ 1 phần 10” nếu chúng ta nói đến mạng sống con người.

Chúng ta phải hỏi mình rằng thành phần có quyền quyết định và những tay biện hộ cho việc ngừa thai có quá vô tâm lắm chăng khi chúng ta nói đến một tình trạng nguy tử được truyền nhiễm bằng đường lối phi tính dục. Chẳng hạn, các chuyên viên chăm sóc sức khỏe có khuyên bảo thành phần hút thuốc liên tục về việc có nguy cơ bị ung thư phổi bằng việc hút thuốc lá với những cái lọc khá hơn thay vì hoàn toàn bỏ hẳn việc hút thuốc? Hơn nữa, họ có khuyên người ấy hãy trao cho vợ con những chiếc mặt nạ để giảm bớt lượng khói thuộc họ thở ra để họ được thoải mái hút trong nhà, hơn là bảo người ấy hãy tác hành một cách hữu trách và đừng gây nguy hại cho bất cứ ai?

Cái rắn rối thứ hai đó là những bọc cao su làm tình phấn khích tác hành vô trách nhiệm vì người ta tin rằng họ được bảo vệ hơn là những bọc cao su này thực sự có khả năng ấy. Một bài viết tựa đề “Những bọc cao su làm tình và giây chằng bụng trên xe: Những so sánh và những bài học” được phổ biến trên tờ báo y khoa The Lancet, đã ghi nhận rằng “chính sách hăng hái phát động bọc cao su làm tình có thể làm tăng lên thay vì giảm xuống tình trạng đi đến chỗ hành vi tính dục không được bảo vệ, vì chính sách này mang lại một hậu quả không ngờ về việc khuyến khích sinh hoạt tính dục ở một mức độ gia tăng hơn nữa”. Những con số đã làm chứng cho vấn đề này. Botswana đã được phân phối số lượng bọc cao su làm tình cao nhất, thế nhưng 39% dân chúng đã bị nhiễm hội chứng liệt kháng AIDS. Tuy nhiên, khi ĐTGM ở Nairobi nêu lên điểm này ở một tờ báo y khoa nổi tiếng thì ngài lại bị tố là nói năng “phi khoa học”.

Vấn     Có những nghiên cứu khoa học nào biện hộ cho những phản chứng đối với việc sự dụng bọc cao su làm tình hay chăng?

Đáp     Vâng có chứ. Trước hết, để tái xác nhận quan điểm của tôi trên đây, thì chẳng có lấy một nghiên cứu khoa học nào tôi đã từng nghiên cứu lại dám cho rằng các bọc cao su làm tình có công hiệu 100% cả. Tất cả mọi nghiên cứu nổi tiếng đều công nhận một thứ mức độ thất bại gây ra do một số yếu tố khác nhau. Ngoài những yếu tố đã được đề cập đến ở trên, còn yếu tố về cái màng của bọc cao su làm tình là một chất liệu tự nhiên có thể bị hư hại nếu để ở trong những hoàn cảnh bất lợi, nếu ở trong những khí độ thái quá hay nếu không sử dụng trong một thời gian lâu dài. Bọc cao su làm tình cũng có thể được sử dụng không đúng trong nhiều trường hợp.

cuộc nghiên cứu thường nói đến việc sử dụng “lý tưởng nhất” hay “liên tục và xứng hợp” so sánh với việc sử dụng “thông thường” có thể đưa đến mức độ thất bại và nguy cơ cao hơn. Một số trường hợp điển hình được Viện Sức Khỏe Toàn quốc Hoa Kỳ nghiên cứu về các thứ bọc cao su làm tình liệt kê trong chương trình Panorama cho thấy mức thất bại ở khoảng giữa 1.6% đến 3.6%. Viện này còn trích lại điều thẩm lượng của Những Cuộc Thăm Dò Tòan Quốc về Việc Phát Triển Gia Đình cho thấy là có 14% cái bầu ngoài ý muốn của các cặp vợ chồng trong năm đầu tiên sử dụng bọc cao su làm tình theo kiểu “bình thường”.

Với bất cứ mức độ thất bại nào liên quan đến việc thụ thai, người ta cũng cần phải nhớ rằng một phụ nữ chỉ có thể thụ thai giữa khoảng từ 5 đến 7 ngày theo chu kỳ kinh nguyệt của họ, trong khi đó vấn đề nhiễm HIV lại có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, trong khi việc thụ thai liên quan đến việc tạo nên một sự sống mới dù vợ chồng có thấy con cái mình như thế nào đi chăng nữa, thì việc nhiễm HIV chỉ có thể là một thảm trạng mà thôi.

Vấn     Ông có thể cho biết tại sao các chương trình dựa vào việc chế dục và thủy chung trong đời sống hôn nhân lại thích hợp hơn đối với việc phân phối thả dàn các thứ bọc cao su làm tình?

Đáp     Các chương trình dựa vào việc chế dục và thủy chung trong đời sống hôn nhân bao giờ cũng thích hợp hơn đối với việc phân phối thả dàn các thứ bọc cao su làm tình trong việc chống lại hội chứng liệt kháng AIDS, và điều này không phải chỉ có Giáo Hội bảo cho chúng ta biết đâu. Cả Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO World Health Organization) và các hãng sản xuất bọc cao su làm tình cũng nói như vậy nữa. Hiện nay các hãng sản xuất bọc cao su làm tình không phải thực sự là những thành phần ủng hộ cho “thần học về thân thể” (đây là một thứ thần học mới do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chủ trương trong loạt 114 bài giáo lý về hôn nhân của Ngài theo chủ đề “tình yêu con người theo ý định của Thiên Chúa”, những bài Ngài chia sẻ vào các buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần từ ngày 5/9/1979 đến 4/7/1984 - biệt chú của người dịch Việt ngữ bài phỏng vấn này), hay là những bảo quản viên cho đời sống hôn nhân Kitô giáo.

Tuy nhiên, ngay cả những tay chế tạo các thứ bọc cao su làm tình Durex (bền dai) cũng đã rõ ràng nói rằng “đối với việc hoàn toàn bảo vệ khỏi bị HIV và những chứng bệnh truyền nhiệm theo đường tính dục, thì biện pháp hoàn toàn hiệu nghiệm duy nhất đó là chế dục hay giới hạn việc ân ái xác thịt với những bạn tình trung thành miễn nhiễm”. Lý lẽ của các chương trình chế dục và thủy chung hôn nhân là những gì giản dị và ngay thẳng. Người ăn nằm lung tung và sử dụng bọc cao su làm tình, là người có nguy cơ bị nhiễm HIV, dù những thứ này có bảo vệ khỏi nguy cơ này thế nào đi nữa; nhưng không ai đã từng bị chết bởi trực tiếp giữ mình trinh sạch. Cũng thế đối với một người nam và một người nữ thủy chung với nhau trong đời sống hôn nhân, trước khi lấy nhau đã biết chế dục. Giáo huấn của Giáo Hội về tính dục con người không phải là giấc mơ lý tưởng được chương trình Panorama công nhận. Giáo huấn này là đường lối cảm nhận chung được hằng tỉ người đã sống qua bao thế hệ.

Vấn     Đâu là mức độ thành công của việc ngăn ngừa hay giảm thiểu hội chứng liết kháng AIDS ở những vùng theo các chương trình tiết dục và thủy chung hôn nhân, so với những vùng được phân phối các thứ bọc cao su làm tình?

Đáp     Có lẽ trường hợp ở Uganda là nơi thành công nhất trong việc chống lại hội chứng liệt kháng và phần lớn của việc thành công này là vì những thứ thay đổi trong tác hành tính dục, nhất là việc chú trọng tới vấn đề tiết dục và thủy chung hôn nhân. Những thứ bọc cao su làm tình được cổ võ như là một biện pháp cuối cùng, nhưng theo bản tường trình của USAID về Uganda thì các thứ bọc cao su làm tình không phải là yếu tố chính trong việc giảm bớt tình trạng truyền nhiễm HIV.

Thật vậy, việc giảm sút tình trạng truyền nhiễm này bắt đầu xẩy ra trước khi vấn đề phát động phân phối các bọc cao su làm tình được thực hiện. Các phê bình gia đối với vấn đề tiết dục cho rằng người ta không cứng cát đủ để chống trả, thế nhưng đây là một thứ tuyên truyền vô bằng cớ. Chỉ trong một địa hạt ở Uganda thôi người ta thấy rằng vấn đề sinh hoạt tính dục nơi đám thiếu nhi từ 13 tới 16 đã giảm bớt 5% vào năm 2001, so với mức 60% vào năm 1994, cả là một thay đổi lớn lao đạt được trong vòng 7 năm về tác hành tính dục. Không như các quốc gia lân bang của mình, Uganda đã giảm bớt tình trạng truyền nhiễm HIV rất nhiều trong một thập niên và có tới 98% dân chúng không được giáo dục gì về hội chứng liệt kháng cả, một trong những mức độ nhận thức cao nhất thế giới.

Vấn     Đường lối nào hay nhất trong việc thay đổi thái độ của công chúng cũng như đức khôn ngoan đại đồng về việc sử dụng các bọc cao su làm tình để chống lại hội chứng liệt kháng?

Đáp     Chúng ta cần phổ biến tín liệu thành thực và chính xác. Chính những dữ kiện sẽ chứng thực vấn đề. Các chính quyền và các cơ quan trợ giúp cần phải loại bỏ các thứ dự án phản gia đình của họ và dồn lực vào những chương trình thực sự làm thay đổi cục diện. Công chung cần phải được cho biết rằng việc tiết dục và duy hôn là những chọn lựa tích cực và thiện ích cho cá nhân cũng như cho xã hội. Không ai bị lên án tử vì chống lại Tây Phương đối với tác hành tính dục hữu trách theo kiểu mẫu thủy chung vợ chồng cả.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 21/11/2003
 

25/11 Thứ Ba

ĐTC tiếp các Giám Mục Bỉ về tình trạng sống đạo ở quốc gia này

Thứ Bảy 22/11/2003, ĐTC Gioan Phaolô II đã tiếp các ĐGM Bỉ và chia sẻ mục vụ với các vị như sau: “Tín liệu Tôi nhận được về tình hình của Giáo Hội ở xứ sở của quí huynh đặc biệt làm tôi lo lắng. Không thể che đậy mối quan tâm thực sự và nghiêm trọng về tình trạng thường xuyên khan hiếm và tầm quan trọng của việc sống đạo nơi xứ sở của quí huynh làm ảnh hưởng đến Lễ Chúa Nhật cũng như đến các phép bí tích, nhất là phép rửa, giải tội và hôn phối. Chưa hết, tình trạng cứ giảm sút con số linh mục và cuộc khủng hoảng liên lỉ về ơn gọi là một quan tâm lớn đối với quí huynh.

“Những biến chuyển nhanh chóng quí huynh nhận thấy chắc chắn là vấn đề hợp với cuộc tiến hóa theo cảm quan của xã hội mang đặc tính tục hóa khiến người ta nghĩ rằng xã hội Bỉ đã trở lưng lại với những căn tính của mình. Ngoài ra, xứ sở của quí huynh gần đây mới chấp thuận đạo luật mới mẻ và đang quan ngại liên quan tới những chiều kích sâu xa của đời sống con người và xã hội, như việc sinh sản, hôn nhân va ụ gia đình, bệnh nạn và chết chóc. Qúi huynh đã không ngừng nêu lên những vấn đề này… những vấn đề ảnh hưởng sâu xa đến chiều kích đạo lý của đời sống con người. …

“Trong một xã hội lạc mất những điểm qui chiếu truyền thống và phát động chiêu hướng tương đối tổng quát nhân danh đa số, thì nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta đó là mang Chúa Kitô tới, mang Phúc Âm hòa bình của Ngài tới để chiếu tỏa một tia sáng mới trên định mệnh của con người… Bởi thế Tôi mời gọi quí huynh hãy chủ động tiếp tục đối thoại với xã hội dân sự và nhân dân Bỉ quốc… và hãy minh nhiên nêu lên những giá trị của đức tin Kitô giáo cùng với kinh nghiệm phong phú của nhân loại qua giòng lịch sử và các thứ văn hóa, không phải để áp đặt mô phạm riêng của quí huynh mà là vì tôn trọng sự thật mà quí huynh là thừa tác viên nhân danh Chúa Kitô cũng như vì tôn trọng chính việc đối thoại đòi phải chú trọng tới căn tính hợp pháp và riêng tư của mỗi một con người…

“Ngoài những khó khăn… quí huynh còn nhấn mạnh đến những dấu hiệu của một cơ hội canh tân, đó là sự sốt sắng đi hành hương, cái hấp dẫn của sự thinh lặng nơi các đan viện, việc tăng thêm con số giáo lý viên người lớn, …. Lòng ước muốn sống một đời sống thiêng liêng chân thực hơn…”.


Linh Địa Thánh Mẫu Fatima sẽ có một tân đền thờ dung chứa 10 ngàn người

Lễ đặt viên đá đầu tiên cho ngôi đền thờ mới này được dự trù vào Tháng 12/2003. Đền thờ này được mô hình bởi kiến trúc sư Chính Thống Hy Lạp Alexandros Tombazis. Hằng năm cả hằng trăm ngàn khách hành hương đến Fatima. Thật vậy, khoảng 10 ngàn người tham dự Thánh Lễ vào các Chúa Nhật tại ngôi đền thờ hiện nay là đền thờ chỉ chứa được 900 người. Chính vì thiếu chỗ mà đa số phải ở ngoài đền thờ. Một cuộc đấu thầu 4 năm trước đây đã về tay nhà kiến trúc trên. Trong cuộc phỏng vấn được tờ nhật báo Ý Avvenire phổ biến hôm Thứ Năm 13/11/2003, kiến trúc sư này nói rằng đức tin Chính Thống không có vấn đề gì khi “một kiến trúc sư phải đáp ứng với những nhu cầu khác nhau”. Lễ khánh thành được dự trù vào ngày 13/5/2007, dịp kỷ niệm 90 năm Biến Cố Thánh Mẫu Fatima.

Các Giám Mục Âu Châu phản đối quốc hội Âu Châu ủng hộ việc nghiên cứu sao bản hủy sinh

Tại Strasbourg Pháp Quốc ngày Thứ Tư 19/11/2003, Đức Ông Noel Treanor, tổng thư ký của ủy ban Cộng Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, sau cuộc bỏ phiếu của quốc hội Âu Châu về việc ủng hộ vấn đề sao bản trị liệu hủy sinh đã lên tiếng chống đối qua một bản văn như sau: “Chúng tôi hết sức quan tâm về việc Quốc Hội Âu Châu cho phép Khối Hiệp Nhất Âu Châu tài trợ cho việc nghiên cứu liên quan đến việc hủy sinh các phôi thai bào. Việc nghiên cứu này làm phát sinh nhiều vấn đề trầm trọng về luân lý. Bởi thế mà có một số quốc gia hội viên thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu không cho phép thực hiện việc này theo quyền hạn lập pháp của mình và chống lại vấn đề phân chi ngân quĩ chung của Khối Hiệp Nhất Âu Châu để sử dụng cho việc này”.

Bản dự thảo đã được chấp thuận với số phiếu 291-235 cho phép sao bản các tế bào thân từ các phôi thai bào rồi sau đó hủy sinh các phôi thai bào ấy đi theo Dự Trình Thứ Sáu Thuộc Phạm Vi Nghiên Cứu Của Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Đức ông TTK trên nhận định là “điều này sẽ tạo cơ hội rắc rối trong việc gián tiếp khuyến khích việc tạo nên những phôi thai bào con người để lấy những tế bào thân phôi thai cho việc nghiên cứu được tài trợ bởi Khối Hiệp Nhất Âu Châu”. Đức ông nhấn mạnh quan điểm Kitô giáo trong vấn đề này như sau:

“Theo quan điểm của chúng tôi thì sự sống của con người được bắt đầu từ khi mới hoài thai nên nó không thể bị vi phạm cho dù có tạo nên những thiện lợi mong chờ gì đi nữa. Do đó chúng vẫn chống lại đường lối hủy sinh bất cứ một phôi thai bào nào để tạo lấy những tế bào thân phôi thai. Chúng tôi xin Hội Đồng Các Vị Bộ Trưởng đừng chấp thuận việc sử dụng các ngân qũi của Khối Hiệp Nhất Âu Châu trong vấn đề liên quan đến việc hủy sinh các phôi thai bào con người. Cần phải nhận định rằng ý kiến của Quốc Hội này, được chấp thuận theo phương thức tham vấn, là điều không buộc hội đồng phải thi hành. Chúng tôi cũng xin lập lại việc chúng tôi ủng hộ vấn đề nghiên cứu khoa học nói chung, nhất là vấn đề nghiên cứu sử dụng các tế bào thân già giặn”.

Hội Đồng Các Vị Bộ Trưởng của Khối Hiệp Nhất Âu Châu sẽ đi đến quyết định cuối cùng theo điều hướng đạo lý vào cuộc họp 27/11/2003 ở Brussels Bỉ Quốc.

Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề Tự Do Tôn Giáo


Thứ Sáu 14/11/2003, với Tiểu Ban Thứ Ba của Đại Hội Đồng về “Những Vấn Đề Nhân Quyền, bao gồm những đường lối thay chuyển để cải tiến Việc Hoan Hưởng Thực Sự Các Thứ Quyền Lợi của Con Người cùng với các Quyền Tự Do nồng cốt”, ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, đã phát biểu chủ trương của Tòa Thánh như sau:

Ngài Chủ Tọa,


Tính cách phổ quát của nhân quyền phát xuất từ sự thật chắc chắn này là tất cả mọi con người bình đẳng về bản tính và phẩm giá. Chính vì lý do này mà Tòa Thánh đã liên lỉ bênh vực và cổ võ việc tôn trọng các thứ quyền lợi của con người cũng như những quyền tự do cốt yếu của tất cả mọi dân tộc. Những quyền lợi và những quyền tự do này không lệ thuộc vào Quốc Gia hay vào việc quốc gia nhìn nhận một thứ quyền lợi nào. Trái lại, chúng thuộc về chính bản tính của con người cũng như về những gì thiết yếu cho bản tính này.


Trong số những quyền tự do cốt yếu của hết mọi con người là quyền tự do tôn giáo. Quyền tự do này ở ngay nền tảng của lâu đài các thứ quyền lợi của con người, vì nó ảnh hưởng đến mối liên hệ nguyên sơ của con người với Đấng Hóa Công.


Một trật tự xã hội chính đáng đòi tất cả mọi người, với tư cách cá nhân cũng như cộng đồng, phải làm sao có thể tuyên xưng niềm tin đạo giáo và các niềm xác tín của mình được người khác hết sức tôn trọng. Những gương sáng vô số của thời đại chúng ta chứng tỏ và xác nhận cho chúng ta thấy rằng một khi niềm tin của đạo giáo được tự do chọn lựa và sống động một cách gắn bó thì các tôn giáo đóng một vai trò thiết yếu trong việc bảo đảm an ninh cũng như trong việc cổ võ các dân tộc chung sống thuận hòa, một điều kiện để ngăn ngừa hiệu nghiệm các cuộc xung khắc và là một dụng cụ có công dụng để xây dựng một nền hòa bình bền vững.


Tự do tôn giáo còn đóng góp một cách quyết liệt vào việc phát triển thành phần công dân được tự do thực sự và giúp cho họ ý thức trách nhiệm hơn nữa trong việc hoàn tất các nhiệm vụ của họ. Việc thi hành quyền tự do tôn giáo vun trồng một cách chung chung cảm quan về người khác giúp cho cá nhân tuyên xưng niềm tin sống với tha nhân bằng một mối liên hệ có tính cách khách quan hơn là chủ quan. Nó là một phương tiện quan trọng cho việc củng cố tính cách liêm chính về luân lý nơi con người. Xã hội dân sự có thể tin tưởng vào những người tín hữu là thành phần, nhờ các niềm xác tín tôn giáo sâu xa của mình, sẽ không dễ dàng chiều theo những ý thức hệ hay những xu hướng đang thịnh hành, song sẽ nỗ lực tác hành theo các ước vọng sâu xa của họ đối với tất cả những gì chân thực và xác đáng, một điều kiện thiết yếu cho việc bảo đảm hòa bình.


Tường Trình Viên Đặc Biệt của Ủy Ban Nhân Quyền về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin thường nhắc nhở những nhà thẩm quyền ở các xứ sở khác nhau về các thứ luật lệ và thực thi hành chính tiếp tục giới hạn hay vi phạm đến các thứ quyền lợi của cá nhân tín hữu hay của các nhóm tôn giáo đã được Hiến Pháp của họ chính thức công nhận. Trong bản tường trình cuối cùng của mình, vị tường trình này đã bày tỏ nhận định về một cuộc bộc phát mới nơi những qui định hành chính về quyền tự do tôn giáo, khi vị này ám chỉ đặc biệt tới việc ghi danh một cách áp bức kỳ thị đối với các nhóm tôn giáo và áp đặt những qui định đặc biệt nơi một số xứ sở để cắt xén quyền tự do tôn giáo, phạm đến các tiêu chuẩn quốc tế.

 

Ở một số xứ sở, những dấu hiệu cho thấy việc bất dung nhượng tôn giáo vẫn còn xẩy ra, chẳng hạn những trường hợp như ngặt nghèo cấm đoán việc dạy tôn giáo cho trẻ em và giới trẻ; giới hạn việc cấp giấy thông hành cho nhân viên tôn giáo; thiếu tự do trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng và những phương tiện truyền thông xã hội khác cho mục đích về tôn giáo; từ chối không cho phép xây cất những nơi thờ phụng mới; ghen ghét việc truyền đạo; có những lúc phổ biến những lời phát biểu không trung thực thậm chí bởi chính quyền để chống lại tôn giáo khác; cấm không cho cử hành việc thờ phượng công khai/cộng; vi phạm đến các nhóm tôn giáo thiểu số, kể cả việc sát hại các vị lãnh đạo và di dân tôn giáo. Thật là đáng tiếc khi thấy có một số hoạt động lập pháp của một số quốc gia không cho phép công dân của mình quyền được thay đổi tôn giáo, ngay cả khi thành phần công dân này quyết định thay đổi tôn giáo sau khi đã tìm kiếm sự thật một cách thành tâm, tự do và ý thức theo tiếng lương tâm của họ. Những hình thức này hay những hình thức khéo léo khác của việc bất dung nhượng và kỳ thị tôn giáo đang gây đau khổ và gánh nặng cho hàng triệu triệu tín hữu. Hết mọi vi phạm đến quyền tự do tôn giáo, dù công khai hay giấu diếm, đều làm thiệt hại nặng nề đến tinh thần hòa bình. Năm nay, nhân dịp mừng kỷ niệm 55 năm Bản Tuyên Ngôn Chung Nhân Quyền, chúng ta đừng quên rằng con người đang trở thành nạn nhân vì các niềm xác tín tôn giáo của họ ở các phần đất khác nhau trên thế giới. Về khía cạnh này, đại biểu tôi xin chia sẻ quan điểm là việc đối thoại và hợp tác với các tôn giáo là những gì có thể góp phần vào những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc cũng như của các tổ chức quốc tế, miền vùng và quốc gia trong việc chiếm đạt hòa bình, hòa hợp và cảm thông khắp thế giới.


Việc áp dụng toàn thể quyền tự do tôn giáo có thể giúp vào việc củng cố nền hòa bình thế giới cũng như bảo đảm công ích cho mỗi quốc gia, mỗi xã hội. Vì khi cá nhân con người biết được rằng các thứ quyền lợi căn bản của mình được bảo vệ, họ phải ra sức hoạt động cho mối an sinh chung. Thế nên, Tòa Thánh mạnh mẽ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục bảo toàn quyền tự do của cá nhân cũng như của các cộng đồng trong việc tuyên xưng và thực hành đạo giáo của họ, một quyền tự do cũng là dụng cụ thiết yếu để duy trì việc nhân loại chung sống thuận hòa cũng như để phát triển tình trạng thái hòa cùng với tình huynh đệ đại đồng nơi các quốc gia và các dân tộc.


Xin cám ơn Ngài Chủ Tọa.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 18/11/2003


 

Một Iraq Bạo Loạn - Một Tương Lai Bụi Đời

 

Trong khi tình hình khủng bố tấn công ở Thánh Địa đột nhiên lắng dịu thì đột nhiên lại xẩy ra các vụ khủng bố tấn công ở các nơi khác, không phải bằng cách ôm bom tự vẫn nữa, mà là bằng đâm xe cho nổ, không phải chỉ có quân đội Hoa Kỳ mà còn cả người Do Thái ở ngoài Thánh Địa (như ở Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ Thứ Bảy 15/11/2003), cả người Ý (trước 11 giờ sáng ngày Thứ Tư 12/11/2003 một chút, có hai chiếc xe đâm vào cổng của tổng hành dinh lực lượng Ý quốc ở Nasiriya), người Hiệp Vương Quốc (tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm Thứ Năm 20/11/2003, dịp Tổng Thống Bush đang thăm Luân Đôn), thậm chí cả chính người Hồi giáo nữa. Sau những cuộc khủng bố tấn công ở Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ, Thứ Bảy 15/11/2003 và Thứ Năm 20/11/2003, cũng như sau cuộc khủng bố tấn công ở Ấn Độ hôm Thứ Sáu 21/11/2003, vào ngày kết thúc Tháng Chay Tịnh Ramadan tại tỉnh Parbhani ở tiểu bang Maharshtra, cách thủ đô của tiểu bang này là Mumbai (thành phố Bombay trước kia) khoảng 185 dặm (hay 300 cây số về phía Đông, lại xẩy ra cuộc khủng bố tấn công ở Iraq hôm Thứ Bảy 22/11/2003.

 

Cuộc khủng bố tấn công ở Iraq này xẩy ra ba vụ trong một buổi sáng: vụ thứ nhất trước 8 giờ sáng địa phương một chút tấn công vào một trạm cảnh sát ở Khan Bani Sa’ad 20 cây số (12 dặm) về phía bắc của thủ đô Baghdad, sát hại chính thủ phạm và 8 người khác, chưa kể 8 thường dân khác bị thương; vụ thứ hai cũng khoảng 8 giờ sáng tấn công vào trạm cảnh sát Ba’quba, cách Baghdad khoảng 80 cây số về phía bắc, sạt hại 10 người Iraq, 6 cảnh sát và 4 thường dân, này của chính người Iraq ở phía bắc thủ đô Baghdad, làm thiệt mạng 19 cảnh sát viên và thường dân, chưa kể từ 15 đến 20 người khác bị thương, hầu hết là cảnh sát. và một tấn công bằng phi đạn vào một chiếc máy bay thường ở phi trường Baghdad, không gây thương tích gì. Ngày hôm trước, Thứ Sáu 21/11/2003, tại Iraq, còn có một cuộc khủng bố tấn công bằng đầu đạn vào tòa nhà điều hành dầu hỏa, và hai khách sạn canh phòng cẩn mật gây cho hai người bị thương.

 

Trong một tình hình bạo loạn hiện nay ở Iraq thời Hậu Chiến, theo tác giả Matthew Chance của CNN tường thuật tại thủ đô Baghdad ngày Thứ Bảy 22/11/2003, thì từ khi chế độ cũ sụp đổ, trẻ em lang thang vô gia đình, thường nghiện ngập và đói khát, đã trở thành một hiện tượng trên hè phố ở thủ đô Baghdad: “Dưới chế độ Saddam Hussein, nạn trẻ em bị bỏ mặc là điều cấm kị và kín đáo, trẻ em trên hè phố bị tống vào các cô nhi viện hay thậm chí vô ngục. Nhưng cuộc sống trên hè phố này dường như càng trở nên tệ hơn”.
 


24/11 Thứ Hai, Lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam

Thánh Phêrô BORIE CAO, Giám mục Thừa sai Paris (1808 - 1838)
 

Người Thợ Xay Lúa

Giám mục Borie Cao chưa làm giám mục đến một ngày, nhưng ngài xứng đáng với tước hiệu đó. Căn cứ vào khả năng và nhiệt tình, Đức cha Havard Du đã chọn ngài làm giám mục phó có quyền kế vị. Cha Cao nhận được giấy quyết định của Tòa Thánh đang khi ở trong tù, và vì thế chưa kịp thụ phong. Tên thường gọi của ngài là Dumoulin (tiếng Pháp là máy xay lúa) do bạn bè đặt. Thế nhưng danh xưng Dumoulin đã đi vào lịch sử với hai tước hiệu vinh quang: Giám mục và tử đạo. Quả thật đối với Chúa, giá trị con người là nhân đức và thiện chí, dù thuộc giai cấp nào, mọi người đều được kêu gọi nên thánh.

Martiri del Vietnam

Khi Thiên Chúa Can Thiệp

Phêrô Borie Cao sinh ngày 20.2.1808, tại Beynat miền Corrèze, thân phụ tên là Guillaume Berie, thân mẫu là Rose Borie. Thế nhưng vì song thân làm nghề xay lúa, bạn bè hàng xóm quen gọi cậu là Dumoulin. Sinh trưởng trong một gia đình tầm thường như vậy, nên thuở bé Dumoulin có tính cẩu thả. Cha mẹ ép cậu vào chủng viện, cậu nghe theo nhưng chẳng hứng thú gì, và vi phạm kỷ luật liên tục. Cha giám đốc phải sử dụng nhiều hình thức xử phạt, cũng chẳng làm cậu khá hơn được. Tuy vậy, Thiên Chúa đã can thiệp vào cuộc đời con người Ngài tuyển chọn.

Bất ngờ Borie bị một cơn sốt trầm trọng. Trên giường bệnh, cậu có cơ hội suy tư về đời mình. Một hôm đang khi đọc cuốn niên giám của trường Thừa sai ghi lại cuộc đời các vị truyền giáo, cậu thấy một tia sáng chói lóa trong tâm hồn. Thế là như thánh Phaolô trên đường Đamas xưa, cuộc đời cậu Borie từ nay chỉ lấy Đức Giêsu làm lẽ sống, từ đó cậu siêng năng đến gặp Chúa trong Thánh Thể. Và trong những giờ gặp gỡ ấy, cậu nghe như Ngài kêu gọi cậu lãnh nhận một sứ mạng cao quý hơn: Sứ mạng truyền giáo.

Trong những giây phút nguyện cầu linh thiêng ấy, Borie như thấy Chúa nói với mình về vùng Viễn Đông xa xăm, về những người ở đây còn chưa biết Chúa, về những Thừa sai đã đến đó rao giảng Tin mừng và hỏi cậu có yêu Ngài đủ để ra đi như thế không. Câu trả lời của Borie đã được chính cậu ghi lại trong một buổi tận hiến cho Đức Maria:

“Lạy Mẹ của con, xin hãy tin nơi con, khi con trưởng thành, con sẽ hiến toàn thân cho việc cảm hóa những người chưa tin. Xin Mẹ giúp con đi theo con đường và tinh thần của ơn kêu gọi đó. Xin cho con được đau khổ vì danh Đức Kitô, được đón nhận ngành lá tử đạo và về đến bến vinh quang”.

Đức Mẹ như đã nhận lời cậu. Càng ngày Borie càng cương quyết hơn với giấc mơ truyền giáo. Để giấc mơ có thể thành hiện thực, cậu xin chuyển qua chủng viện hội Thừa sai Paris. Tại đây cậu kiên trì học tập, lãnh chức phó tế năm 1829, vị tân linh mục bắt đầu xuống tàu khởi hành đến Viễn Đông. Thế nhưng vì bão tố phải dừng lại ở Macao khá lâu, ngày 15.5.1832 cha Borie mới tới được Việt Nam.

Vị Tông Đồ Di Trú

Nửa năm sau, ngày 6.1.1833, vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo trên toàn quốc. Các thừa sai bị lùng bắt gắt gao, nên phải di chuyển liên tục, nay nhà này, mai nhà khác. Ngày 24.3, cha Borie kể trong thư là “Tôi đã phải đổi chỗ ở đến mười bảy lần". Những năm sau, mỗi cha đổi chỗ khoảng hai đến sáu lần nữa. Nét đặc biệt của cha Borie: là hòa mình rất nhanh với phong tục địa phương. Ngay ngày đầu tiên, cha đã có thể ăn nước mắm cách ngon lành (điều này thật khó đối với người Âu châu), cha học tiếng Việt cách dễ dàng và phát âm khá chính xác. Nhờ bản tính bình dân, vui tươi và hoạt bát, cha nhanh chóng lấy được cảm tình của các tín hữu và với cả lương dân nữa.

Năm 1836, khi đọc những điều vu cáo trong chiếu chỉ của vua Minh Mạng, cha Borie Cao định viết một lá thư điều trần, nhưng các thừa sai cản lại, vì nói là vô ích thôi. Năm 1838, sau khi giết thừa sai Jaccard Phan, vua Minh Mạng vẫn chưa thỏa mãn. Ông cho lệnh tiếp tục truy tìm cha Candalh Kim, giám đốc chủng viện Di Loan. Ngày 2.7 khi quan quân bắt linh mục Khoa, thì bắt được hai thầy giảng Đức và Khang. Thầy Khang lúc bị tra tấn quá đau, đã khai rằng có một thừa sai Âu châu ở Bố Chính, thủ phủ của Nghệ An. Người bị tiết lộ tung tích đó là cha Cao, không phải là cha Candalh. Dựa vào lời thầy Khang, quân lính bủa vây khắp vùng Bố Chính, bắt bớ nhiều tín hữu rồi đe dọa, tra tấn và dụ dỗ, để tìm cho ra chỗ ẩn của vị linh mục.

Giai đoạn này cha Cao không thể ở nhà nào được vài giờ, luôn luôn ngài phải di động. Các tín hữu có người muốn cho trú, nhưng lại sợ người khác khi bị đánh đập, sẽ tố cáo họ. Cuối cùng ngày 31.7, cha Cao đành xuống một thuyền nhỏ chèo ra khơi, chờ mong cuộc lùng bắt lắng dịu. Nhưng trời bỗng nổi cơn giông bão, dồn nghe của cha tắp vào bờ. Cha nghĩ rằng đây là dấu Chúa muốn mình ở lại, cha bỏ ghe trở lên đất liền, và ẩn núp dưới một hố sâu có cây cối che phía trên.

Các Anh Chị Đi Tìm Ai?

Một thiễu nữ mười sáu tuổi bị bắt và bị tra khảo. Dù biết chỗ cha ẩn trốn, cô cắn răng chịu đựng, không tiết lộ điều mình biết. Nhưng bố cô không dằn lòng được khi thấy con mình bị đánh đập, đã chỉ chỗ cho lính đến nơi trốn của ngài. Dầu đang giữa đêm, quân lính cũng kéo nhau rất đông đi bắt vị thừa sai. Cha Cao nghe rõ tiếng chân của đám lính, biết rằng không thể thoát được nữa, cha liền leo lên và hỏi: “Các anh đi tìm ai?”. Tất cả đám lính đều ngỡ ngàng trông thấy một bóng đen to lớn từ đưới đất chui lên, họ cứ tưởng là ma, nên hoảng sợ không dám hé môi. Lát sau, khi lấy lại bình tĩnh, biết là linh mục, họ yêu cầu cha ngồi xuống, và cha Cao nhẹ nhàng ngồi xuống. Ngài muốn bước vào cuộc hiến tế bằng một thái độ vâng phục hoàn toàn.

Thầy Tự thấy cha bị bắt cũng vội chạy đến xưng là đệ tử của cha. Cha chối không biết, nhưng thầy khẩn khoản: “Xin cha cho con theo cha đến cùng”. Cha Cao nghe thầy xin thế thì xúc động, ngài tháo chiếc khăn quàng, xé một mảnh trao cho người môn sinh và nói: “Cầm lấy, con hãy giữ nó làm bằng chứng cho lời con đã hứa”. Thầy Tự đã giữ mãi miếng vải đó trong những ngày tháng cùng bị giam với cha. Sau này thầy đã viết lại cuộc tử đạo đau thương của tôn sư mình, và cuối cùng với mảnh vải như kỷ vật giao ước, thầy Tự đã theo gót người cha kính yêu: hy sinh mạng sống vì Đức Kitô ngày 10.7.1840.

Tại Đồng Hới, cha Cao phải ra tòa chung với cha Điểm và cha Khoa. Quan hỏi:

“Đạo trưởng Cao, vua đã cấm đạo Gia-tô. Nếu ông bước qua thập giá, ta sẽ thả ông về ngay”.

“Thà tôi chết ngàn lần còn hơn”.

“Tại sao ông không về nước mà giảng, ở đây làm gì để phải trốn tránh hết chỗ này đến chỗ khác?”

“Vua cấm đạo sau khi tôi đã đến nước này, từ đó vua cấm tàu Âu châu cập bến Việt Nam, thì làm sao tôi có thể về được”.

“Ông đã ở nhà những ai?”

“Tôi đã bị quan bắt, tôi xin chịu cực hình một mình tôi thôi”.

Quan liền ra lệnh đánh cha ba mươi roi, lính nọc cha ra, đánh cho đủ số. Tuy rất đau đớn, cha Cao vẫn không kêu than một lời, quan hỏi ngài có đau không, cha đáp:

“Tôi cũng bằng xương bằng thịt như ai khác, lẽ nào không đau. Nhưng mặc kệ, trước và sau trận đánh tôi vẫn thấy thoải mái”.

Quan đành giải cha về ngục, hôm khác, quan bắt cha chứng kiến cảnh tra tấn thầy Tự và bảo: “Nếu ông không khai chỗ ở, tôi cứ cho lệnh đánh hoài”. Cha đành khai vài gia đình, nhưng chọn lựa những người đã chết. Quan tưởng thật vui vẻ tha cho thầy Tự, nhưng đến khi thẩm tra lại, ông gọi cha Cao ra đối chất:

Tại sao ông cứng đầu thế?

Thưa, câu hỏi của ngài tôi không trả lời khác hơn được.

Đã vậy ngày mai ông sẽ chịu một trăm roi.

Thưa dù đánh ba trăm roi tôi cũng chịu, chỉ xin một điều là đừng hỏi tôi về dân chúng.

Thế nếu ông phải ra mắt vua, đứng bên lò lửa cháy bùng, với những chiếc kìm nung đỏ sắp lóc thịt ông ra, liệu ông còn im lặng được không?

Thưa chừng đó sẽ biết, tôi không dám quá tự phụ về mình.

Biết không thể làm cha đổi ý, quan liền nghị án gởi về kinh đô. Cha Cao bị giam chung với hai cha Điểm và Khoa, ba vị linh mục hằng ngày cùng nhau đọc kinh Mân Côi và hát vang bài Ave Maria Stella: Kính chào Mẹ Maria là sao mai rực rỡ, xin chuyển cầu cho chúng con. Mấy ngày đầu, vì chưa tìm ra tràng hạt, ba vị nhổ lông quạt để đếm kinh. Ba cha phó thác đời mình cho Nữ Vương các linh mục: “Như xưa Mẹ đã dâng Con yêu quý trong đền thờ, nay xin cung hiến dâng chúng con trong cuộc tử đạo đầy hồng phúc”.

Trong những ngày tù tội, cha Cao nhận được văn thư Tòa Thánh gởi tới, đặt ngài làm giám mục hiệu tòa Acanthe và làm đại diện tông tòa coi sóc địa phận Tây Đàng Ngoài, thay thế Đức cha Havard Du. Thế nhưng vì đang bị cầm tù, ngài không thể tiến hành nghi lễ thụ phong. Chức vụ đó sau này được trao cho cha Retord Liêu.

Đường Về Thiên Quốc

Ngày 24.11.1838, quan vào ngục tuyên đọc bản án xử trảm, Đức cha Cao yên lặng lắng nghe sắc chỉ của nhà vua, rồi nói với quan rằng:

“Thưa quan, từ bé đến nay tôi chưa lạy ai, vì bên Âu châu chúng tôi đó là hành vi kính trọng chỉ dành cho Đấng Tối Cao. Nhưng điều tôi vừa nghe làm tôi vui mừng, xin được bày tỏ lòng tri ân của tôi theo kiểu Đông phương”.

Nói xong, ngài quỳ xuống định lạy, nhưng viên quan quá xúc động, không thốt nên lời, vội cản ngăn ngài lại.

Lúc dẫn đi xử, Đức cha Cao đi đầu, cổ mang gông, tay cầm tràng hạt, vừa đi vừa đọc kinh. Một viên quan khác, ít thiện cảm với người Công giáo đi lại gần, hỏi Đức cha có sợ chết không. Ngài trả lời:

“Tôi đâu phải là quân phiến loạn hay quân trộm cướp mà sợ chết. Tôi chỉ sợ một mình Thiên Chúa. Hôm nay tôi chết, mai sẽ đến phiên ông”.

Nghe thế, viên quan thét lên: “Láo quá, tát cho nó vài cái”. Nhưng không người lính nào tuân lệnh ông. Đức cha nói với quan: “Nếu lời đó làm phiền ông, thì xin ông tha lỗi”.

Tại pháp trường Đồng Hới, hai cha Khoa và Điểm bị xử giảo trước. Đến lượt xử chém Đức cha Cao, người lý hình rất kính phục ngài, phải uống rượu để lấy bình tĩnh, không ngờ vì quá chén, anh đã chém trật vào tai, hàm và vai Đức cha. Mãi đến nhát thứ bảy, đầu vị thừa sai mới lìa khỏi cổ. Thân xác ngài được chôn cất ngay tại chỗ, năm sau mới được các tín hữu cải táng về họ Hướng Phương.

Năm 1843 hài cốt Đức cha Cao được đưa về chủng viện hội Thừa sai Paris, đặt cạnh hài cốt thừa sai Kính và Phan.

Đức Lêo XIII suy tôn Giám mục Borie Cao lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900.
 


Thánh Phêrô VŨ ĐĂNG KHOA, Linh Mục (1790 - 1838)
 

An Vui Trong Hiểm Nguy

Phêrô Vũ đăng Khoa sinh năm 1790 tại làng Thuận Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cậu là con thứ ba trong bảy người con của ông Phaolô Vũ đình Tân và bà Maria Nguyễn thị Hoan. Lên tám tuổi, cậu Khoa được học chữ Hán, rồi tiếp tục học thêm với hai linh mục Hòa (Hoan) và Phương. Nhận thấy cậu có trí thông minh, tính tình hiền lành và có ý dâng mình cho Chúa, hai cha đã gởi cậu vào học tại chủng viện Vĩnh Trị (Nam Định), dưới sự giáo huấn của cha chính Jeantet Khiêm. Năm 1820, thầy Khoa được lãnh chức linh mục.

Với nhiệt tình của người thanh niên ba mươi tuổi cha Vũ đăng Khoa được bổ nhiệm làm phụ tá cho cha Nguyễn thế Điểm coi sóc hai xứ Lu Đăng và Vĩnh Phước, thuộc hạt Bố Chính. Trong thời gian chín năm làm phụ tá, cha Khoa đã hăng say trong nhiệm vụ, học hỏi thêm trong chức vụ chủ chăn. Nhờ có đời sống đạo đức và niềm nở với mọi người, cha đã thu hoạch được nhiều thành quả tốt đẹp.

Năm 1829, Đức cha Havard Du bổ nhiệm cha về coi sóc giáo xứ Cồn Dừa. Về nhận xứ mới, cha Khoa đã vận dụng hoàn cảnh thuận lợi, khiến cho công tác mục vụ ngày càng tiến triển không ngừng. Trong những công việc bận rộn của giáo xứ, cha vẫn giữ được nét trang nghiêm, nói năng điềm đạm, nhất là luôn quảng đại, nhân từ, nên được mọi người kính nể và yêu mến.

Ngày 6.1.1833 vua Minh Mạng ra chiếu chỉ toàn quốc: lùng bắt các giáo sĩ nước ngoài cũng như bản xứ, kể cả các tín hữu, triệt hạ các thánh đường và các cơ sở tôn giáo. Nhất là sau chiếu chỉ thứ ba ban hành ngày 25.1.1836, cha Khoa phải thay đổi chỗ ở luôn để có thể tiếp tục công tác mục vụ trong hai năm liền (1836-1838). Mặc dù hoàn cảnh bất lợi và nhiều hiểm nguy, cha vẫn an vui vì thấy mình đang sống như Chúa Giêsu xưa “Cáo có hang, chim có tổ, nhưng Con Người không chỗ gối đầu”.

Trọn Đường Khổ Giá

Người môn đệ của Chúa Kitô, cha Phêrô Vũ đăng Khoa đâu ngờ mình sắp được chia con đường khổ nạn theo chân Thầy Chí Thánh. Đó là đêm 2.7.1838, cha đang trú ẩn ở làng Lệ Sơn, hạt Bố Chính, thì một văn nhân tên là Tú Khiết đột nhập vào nhà bắt trói cha cùng với hai thầy giảng Đức và Khang. Sau đó Tú Khiết tra gông vào cổ, giải tất cả các ngài lên Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình ngày 10.7.1838.

Tại công trường Đồng Hới, quan tra vấn cha Khoa nhiều lần, khuyên dụ cha bỏ đạo và khai báo chỗ ở của linh mục thừa sai Candalh Kim. Quan còn ra lệnh đánh cha bảy mươi sáu roi để uy hiếp tinh thần, nhưng quan vẫn chẳng khai thác được điều mong đợi. Không thành công trong việc tra khảo cha Khoa quan xoay sang hai thầy giảng Đức và Khang. Thầy Khang khai báo sao đó, khiến quan tìm ra nơi trú ẩn của thừa sai Cao và cha Điểm. Ít lâu sau, hai vị này cũng bị bắt ngày 31.7 và giam chung với cha Khoa.

Quan tiếp tục thi hành nhiều mưu kế và khổ hình để lung lạc đức tin cha Khoa cùng các vị khác. Là linh mục, là chủ chăn, làm sao lại có thể chối Chúa được, cha Khoa cương quyết đi trọn đường khổ nạn. Các quan đành thua cuộc và quyết định lên án xử giảo cha. Các quan đệ bản án vào kinh đô xin nhà vua phê chuẩn cùng với án trảm quyết thừa sai Cao và án xử giảo cha Điểm. Từ đó ba chiến sĩ đức tin mong đợi ngày vinh quang sắp tới, phó thác đời mình qua tay Đức Mẹ. Ba vị linh mục hằng ngày cùng nhau đọc kinh Mân Côi và hát vang bài Ave Maria Stella: Kính chào Mẹ Maria, là sao mai rực rỡ, xin chuyển cầu cho chúng con. Mấy ngày đầu vì chưa tìm ra tràng hạt, ba vị nhổ lông quạt để đếm kinh. Ba cha phó thác đời mình cho Nữ Vương các linh mục “như xưa Mẹ đã dâng Con yêu quý trong đền thờ, nay cũng xin Mẹ hiến dâng chúng con trong cuộc tử đạo đầy hồng phúc”.

Vua Minh Mạng châu phê bản án và ban lệnh thi hành. Ngày 24.11.1838, quân lính áp giải cha Khoa, Đức cha Cao và cha Điểm đến pháp trường ngoài thành Đồng Hới. Tấm thẻ ghi án của cha Khoa viết: “Đạo trưởng Vũ đăng Khoa, bất khẳng quá khóa, phải xử giáo”.

Đến nơi chỉ định, cha quỳ xuống cầu nguyện. Lý hình tròng giây vào cổ cha. Nghe hiệu lệnh, lý hình cầm hai đầu dây xiết mạnh cho đến khi vị anh hùng đức tin nghẹt thở và lìm dần. Với 48 tuổi đời và mười tám năm làm linh mục, cha Phêrô Khoa đã thi hành trọn vẹn chức vụ linh mục của mình: Hòa với của lễ vô giá là Đức Kitô, cha hiến tế chính mạng sống mình để dâng lên Thiên Chúa Cha, Đấng hằng yêu thương nhân loại và con người.

Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn cha Phêrô Vũ đăng Khoa lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900.
 

Thánh Vinh Sơn NGUYỄN THẾ ĐIỂM, Linh mục (1761 - 1838)
 

Cuộc Đời Thánh Thiện

Vinh Sơn Nguyễn thế Điểm sinh năm 1761 tại An Do, gần Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị. Lớn lên cậu theo học tại chủng viện Kẻ Vĩnh, Nam Định thuộc địa phân Tây Đàng Ngoài, và sau được thụ phong linh mục.

Lãnh nhiệm vụ chánh xứ Cồn Nam và coi sóc giáo hữu các vùng lân cận thuộc hạt Bố Chính, cha Vinh Sơn Điểm nêu gương vị mục tử đạo đức, nhân từ, hay thương giúp người nghèo khổ, chuyên cần giảng truyền lời Chúa, nhiệt tình ban phát các bí tích cho giáo dân và loan báo Tin mừng cho muôn dân. Ngài có lòng kính mến Đức Maria đặc biệt, năng lần chuỗi Mân Côi. Ngài rất quan tâm, chuyên chú huấn luyện và đào tạo các thầy giảng. Mặc dầu đã cao niên, với tinh thần hy sinh cao độ, ngài vẫn ăn chay mỗi tuần hai ngày, thứ Tư và thứ Bảy, hẳn là có ý tôn kính Đức Maria và Thánh Giuse.

Đi Về Đâu

Vào năm 1838, cuộc bách hại Công giáo của vua Minh Mạng trở nên ác liệt hơn. Ngày 2.7 năm ấy, quan quân tập nã vùng Bố Chính truy lùng thừa sai Candalh Kim, bắt được linh mục Vũ đăng Khoa, trước là phó xứ của linh mục Vinh Sơn Nguyễn thế Điểm, cùng với hai thầy giảng Đức và Khang tại làng Lệ Sơn, rồi nộp các vị cho quan Đồng Hới. Bị tra khảo đau đớn, thầy Khang đã tiết lộ nơi ẩn trú của cha Borie Cao. Quân lính liền được lệnh truy nã bủa vây khắp vùng Bố Chính. Quan chưa tìm thấy vị thừa sai, nhưng khi đến gần làng Đơn Sa, họ bắt được linh mục Vinh Sơn Điểm và một chú học trò.

Nguyên do khi nghe tin cha Khoa bị bắt, cha Điểm sai chú Sang đến làng An Bì hỏi giáo hữu có sẵn lòng cho ngài đến trú ẩn không. Giáo hữu thấy làng mình không đủ đảm bảo an ninh, nên không dám nhận lời. Vị linh mục lão thành còn đang lang thang ngoài ruộng đồng, nhận được câu trả lời như thế, không biết đi về đâu để tìm nơi ẩn trú. Ngài tiếp tục đi một quãng nũa, thì bị bắt giải về Đồng Hới. Trong tù linh mục Vinh Sơn Điểm gặp lại cha
Khoa, và mấy tuần sau gặp cha Cao, thầy giảng Nguyễn khắc Tự, rồi ông trùm Nguyễn hữu Quỳnh. Cả năm chứng nhân Chúa Kitô sau này đều được phúc tử đạo.

Thà Chết Trăm Lần

Trong lần tra vấn đầu tiên, vì mệt mỏi và sợ hãi, cha Vinh Sơn Điểm lỡ lời khai ra mấy nhà giáo hữu, nhưng ngài rất mạnh dạn tuyên xưng đức tin, nhất quyết không bước qua ảnh chuộc tội. Đến khi gặp cha Cao vào tù cho biết những lời khai ấy đã làm tổn hại một số giáo hữu, cha Điểm tìm cách sửa lỗi, thưa lại với quan: “Tôi già nua lẩm cẩm, trong lúc sợ hãi quá, đã khai dông dài, có khi gây oan ức cho một số người. Xin quan bỏ qua lời khai của tôi, đừng bận tâm với những người ấy kẻo lầm”.

Những cuộc tra khảo sau này chung với cha Cao và cha Khoa, ngài thường thinh lặng. Tuy nhiên, khi cần thiết, ngài cũng lên tiếng minh chứng niềm tin của mình. Một lần quan hỏi ngài: “Này đạo trưởng Điểm, hoàng thượng đã ra lệnh cấm đạo rất ngặt, dầu vậy nếu ông chịu quá khóa, ta sẽ tha ông ngay tức khắc”. Cha đáp: “Tôi thà chết trăm lần, chẳng thà quá khóa”. Vì đã 77 tuổi, cha Điểm không bị đánh đập, luật pháp đương thời cấm tra tấn tù nhân tuổi tác.

Trong thời gian bị giam giữ, cha Vinh Sơn Điểm đã luôn nêu gương đạo đức trung kiên cho các tín hữu cùng bị bắt và đối xử bác ái quảng đại với các bạn tù ngoại giáo. Ngài chia sẽ lương thực và khuyên họ sống ngay chính lương thiện. Tại đây cha Điểm cũng được vinh dự chia sẻ niềm vui của cha Cao qua văn thư Tòa Thánh đặt vị này làm giám mục địa phận Tây Đàng Ngoài. Được Đức cha Cao khuyên bảo và ban các bí tích cần thiết, cha Vinh Sơn Điểm như được thêm ơn Chúa Thánh Thần, càng ngày cha càng tỏ ra can đảm vững tin hơn, đêm ngày cha cầu nguyện và mong ước được hiến mạng sống để làm chứng cho đạo thánh Chúa Kitô.

Ngày 24.11.1838, bản án được vua Minh Mạng chuẩn phê về tới Đồng Hới. Ước nguyện của vị mục tử lão thành được thỏa mãn, ngài bị kết án xử giảo. Ba vị tông đồ mục tử: Đức cha Cao, cha Khoa và cha Vinh Sơn Điểm được dẫn ra pháp trường. Người lính đi đầu cầm tấm thẻ ghi chữ Hán cho mọi người biết đây là đạo trưởng tả đạo cố chấp bất tuân lệnh vua nên phải chết.

Đến nơi xử, cha Vinh Sơn Điểm quỳ xuống cầu nguyện một lát. Quân lính thi hành nhiệm vụ, trói chân tay cha vào cột, quấn giây thừng vào cổ, và theo hiệu lệnh, họ kéo mạnh hai đầu giây cho đến khi vị chứng nhân Chúa Kitô tắt thở. Cha Phêrô Nguyễn đăng Khoa cũng bị xử như vậy. Riêng Đức cha Cao bị trảm quyết cùng ngày ngay tại đây. Người ta chôn cất ba vị tử đạo ngay tại pháp trường Đồng Hới. Về sau linh mục Tự cải táng hài cốt về nhà thờ họ Hướng Phương.

Linh mục lão thành Vinh Sơn Nguyễn thế Điểm được Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn Chân Phước ngày 27.5.1900.

 

Hiếu Trung, O.P.

 

23/11 Chúa Nhật XXXIV Chúa Kitô Vua Năm B

TA LÀ VUA

Kể từ khi nghe theo lời xúi bẩy của Satan - con rắn già hỏa ngục – ngang nhiên chống lại giới lệnh của Thiên Chúa, ăn trái cấm, và trở thành những người con phản nghịch, Nguyên Tổ đã bị đuổi ra khỏi cảnh Diệu Quang, và đi vào một hành trình gian khổ của kiếp người, bị chi phối bởi quyền lực của bóng tối, của sự chết. Nhưng chính trong những giây phút ấy, tình thương Thiên Chúa đã rạng chiếu như ánh quang đầy hy vọng. Ngài phạt tội, nhưng không nỡ phạt người có tội. Do đó, Ngài đã sai Ngôi Hai xuống trần chuộc tội cho nhân loại. Sự xuất hiện của Chúa Giêsu như mặt trời công chính xua tan bóng đêm, đem hơi nóng và sức sống lại cho con người. Tuy nhiên, sự xuất hiện ấy chỉ hoàn tất khi Ngài đem tất cả về cho vinh quang Thiên Chúa như Tiên Tri Danien đã tiên báo: “Tất cả các dân tộc, chi họ, và tiếng nói đều phụng sự Ngài; quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất. Vương quốc Ngài không khi nào bị phá hủy” (Dan 7:14). Trong ý nghĩa ấy, Ngài trở thành vua muôn dân và vua muôn loài thụ tạo.

Giáo Hội đã rất ý nghĩa khi đặt đầu niên lịch phụng vụ bằng việc bắt đầu những tuần lễ của Mùa Vọng, như dấu chỉ của vui mừng và hy vọng. Và niềm hy vọng ấy chỉ nên trọn khi Đức Kitô trở thành vua thống trị mọi loài thay cho sự thống trị của Satan.

“Con vua thì lại làm vua. Con bác sãi chùa lại quyét lá đa”. Đó là nhận xét tự an ủi của phần đông những kẻ sinh ra bởi những cha mẹ thuộc thành phần dân giả, thấp cổ bé miệng, những người mà xã hội nhìn họ bằng cặp mắt không mấy thiện cảm. Dầu vậy, câu nói này cũng không bảo đảm là hễ cha mẹ mình là vua, thì chắc chắn mình cũng sẽ được làm vua. Cảnh tranh dành ngôi thứ, cảnh hưng phế trong lịch sử đã cho biết rằng một thái tử hôm nay có thể trở thành thường dân ngày mai, và một người hôm nay là vua, ngày mai có thể trở thành một tội phạm. Nhưng trường hợp Chúa Giêsu thì khác, Ngài đã xác định một cách công khai về thân thế mình với Philatô khi ông này do dự hỏi Ngài: “Thế ông là vua sao” bằng câu trả lời: “Tôi là vua” (Gio 18:37).

Ngài làm vua, nhưng không giống bất cứ một vua trần gian nào khác. Vương quốc ngài là vương quốc tinh thần, vương quốc tâm linh vượt trên tất cả vương quốc trần gian. Thần dân Ngài là những tâm hồn thiện chí, những tâm hồn trong trắng, và có tinh thần xây dựng hòa bình. Vương quốc đó được gọi là nước Thiên Chúa, những ai sống trong vương quốc ấy được gọi là dân riêng của Chúa. Giáo Hội đã vui mừng dâng lên lời hoan ca trong Kinh Tiền Tụng hôm nay: “Nhờ đó, Người tự hiến thân làm lễ vật tinh truyền và giao hòa trên bàn thờ thập giá, để hoàn tất mầu nhiệm cứu chuộc nhân loại, qui phục mọi loài dưới quyền bính mình và đặt dưới uy quyền vô hạn của Chúa một vương quốc bao la vĩnh cửu: vương quốc sự thật và sự sống, vương quốc thánh thiện và ân sủng, vương quốc công chính, yêu thương và an bình”. Điều này cũng do chính Chúa xác nhận khi Philatô muốn biết thêm về vương quốc của Ngài: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Gio 18:36).

Nhưng dường như nhân loại trải qua muôn thế hệ đã không mấy niềm nở đón nhận sứ điệp và Tin Mừng này. Nhiều người đã không muốn chấp nhận Chúa Giêsu là vua của mình. Lịch sử đã minh chứng điều đó và qua Thánh Kinh đã ghi lại rằng khi Philatô muốn tha cho Chúa Giêsu và muốn giới thiệu với người Do Thái lúc bấy giờ vị vua của họ, lập tức họ đã phản ứng: “Đóng đinh nó đi. Đóng đinh nó vào thập giá” (Gio 19:6), và “chúng tôi không có vua nào khác ngoài vua Caesar” (Gio 19:15).

Caesar là tượng trưng của sự thống trị, đau khổ, và đầy ải. Chấp nhận Caesar cũng là chấp nhận sống trong nô lệ. Thái độ chọn lựa ấy, ngày nay vẫn thấy xuất hiện trong sinh hoạt tôn giáo, và trong niềm tin của nhiều người. Người ta chấp nhận sống trong nô lệ của đam mê, dục vọng, trong nô lệ và sự thống trị của bóng tối Satan. Chấp nhận sống trong khóc lóc, thảm sầu của vòng tội khiên, nhưng không chấp nhận Chúa Giêsu là vua bình an, là vua hòa bình, vua đầy lòng yêu thương và tha thứ. Sự lựa chọn ấy đã và còn đang đẩy đưa con người vào những tranh chấp nội tâm, và sự thù hận ấy đã bùng lên trong những giao tế thường ngày của nhân loại. Người sát hại người, chiến tranh lan tràn đó đây, bóng tối và hơi hám tử thần như đang che rợp bầu trời nhân sinh.

Chúa Giêsu là vua. Ngài không những là vua thống trị muôn loài, Ngài còn là vì vua đã chiến thắng tội lỗi và quyền lực hỏa ngục. Ngài là vua kẻ lành, người công chính. Ngài cũng là vua cả đối với những kẻ gian ác, bị luận phạt. Uy linh Ngài bao trùm cả hỏa ngục vì theo Thánh Phaolô, thì mọi đầu gối trên trời, dưới đất, hay trong hỏa ngục đều phải quì gối khi nghe tên Ngài. Vương quyền của Ngài vượt thời gian và không gian, xuyên thấu và ngự trị trong cõi đời đời. Nhưng như Ngài đã nói: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi” (Gio 18:36-37). Phần chúng ta hãy tự hỏi mình, tôi có muốn là thần dân của vương quốc mà Giêsu là vua không. Nếu có, tôi đã nghe được tiếng Ngài chưa?!!

 

Trần Mỹ Duyệt

Chúa Kitô là tất cả sự thật về Thiên Chúa và về loài người

Phụng niên hằng năm của Giáo Hội được kết thúc vào tuần lễ với Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua, một lễ nói lên Mầu Nhiệm Chúa Kitô đã được hoàn toàn nên trọn trên thế gian, một mầu nhiệm đã lên đến tuyệt đỉnh của mình qua việc Chúa Kitô Tái Giáng trong vinh quang, toàn quyền trên trời dưới đất, làm chủ cả lịch sử loài người lẫn vũ trụ càn khôn. Theo kết cấu văn chương thì đây là một câu truyện có hậu. Tức là cuối cùng lành thắng dữ. Nếu phụng niên được mở màn bằng việc trông đợi Chúa Kitô đến ở Mùa Vọng thì phụng niên quả thực cần phải được kết thúc ở Lễ Chúa Kitô Vua, Đấng đến để đáp ứng lòng mong đợi của con người, thành phần luôn ngưỡng vọng Người bằng một đời sống đức tin chân thực được nuôi dưỡng bằng một đức cậy vững vàng và được tỏ hiện bằng một đức mến trọn hảo.

Đó là lý do khi đến lần thứ hai, với tư cách là vua, Chúa Kitô đến để thực hiện cuộc chung thẩm về sự thật nơi thành phần lành dữ, như bài Phúc Âm của Thánh Ký Mathêu Năm A trình thuật, tức phán xét về việc con người có tin nhận Sự Thật là chính Người hay chăng, qua thành phần hèn mọn nhất được Người nhận là anh em của Người, đồng hóa họ với Người, đến nỗi làm phúc cho họ hay không là hành động trực tiếp đụng đến Người. Bởi vì, vào lần đến thứ nhất, Người đã đến để làm chứng cho sự thật, một sự thật giải phóng những ai tin tưởng và tìm kiếm, như chính Người đã khẳng định với quan tổng trấn Rôma Philatô trong bài Phúc Âm của Thánh Ký Gioan thuộc chu kỳ Năm B. Và Người đã đến để làm chứng cho sự thật cứu độ: sự thật Người là Đấng Thiên Sai, bằng việc vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá, cho dù có thể xuống khỏi thập giá cũng không, như Phúc Âm Thánh Ký Luca Năm C cho biết.

Như thế, vấn đề Chúa Kitô Vua ở bài Phúc Âm theo Thánh Ký Gioan cho chu kỳ Năm B có thể nói là vấn đề then chốt của Lễ Chúa Kitô Vua được Giáo Hội cử hành vào Chúa Nhật cuối cùng của phụng niên hằng năm. Bởi vì, trong bài Phúc Âm này, chúng ta thấy Chúa Kitô khẳng định rõ ràng và dứt khoát là “lý do Tôi được sinh ra, lý do Tôi đã đến trong thế gian là để làm chứng cho sự thật. Ai tìm kiếm sự thật thì nghe thấy tiếng Tôi”. Thật vậy, Chúa Kitô không thể phán xét con người về sự thật (theo bài Phúc Âm Năm A), nếu Người không mạc khải ra cho họ biết sự thật bằng chính thập giá của Người (theo bài Phúc Âm Năm C). Tuy nhiên, sự thật mà Người đã làm chứng cho con người thấy và sẽ phán xét con người trong cuộc chung thẩm đây là gì và như thế nào, chúng ta chỉ thấy được nơi bài Phúc Âm của Thánh Ký Gioan trong chu kỳ phụng vụ Năm B thôi.

Phúc Âm Thánh Gioan không cho chúng ta biết lý do tại sao tổng trấn Philatô tự nhiên hỏi Chúa Giêsu: “Ngươi có phải là vua dân Do Thái chăng?” Câu chất vấn cũng là câu vấn nạn của tổng trấn Philatô này cũng đã làm cho chính nhân vật bị chất vấn lấy làm ngạc nhiên hỏi lại: “Quan tự mình nói như thế hay đã có ai nói với quan về Tôi?” Tổng trấn Philatô không trả lời dứt khoát cho Chúa Giêsu biết như thế nào, tự ông suy ra hay nghe đồn thổi như vậy hoặc nhận thấy như thế. Ở đây chúng ta nên để ý là, Chúa Giêsu không tự động xưng mình rõ ràng “Tôi là Đấng Thiên Sai” bao giờ trước mặt dân Do Thái nói chung và giáo quyền Do Thái nói riêng, như trong trường hợp Người đã tự xưng mình “Thày là sự sống lại và là sự sống” (Jn 11:25) hay “Thày là đường, là sự thật và là sự sống” (Jn 14:6). Cũng thế, đối với chính quyền Rôma, Người cũng không bao giờ công khai xưng mình “Tôi là Vua” trước mặt dân chúng, trước chính quyền Hêrôđê hay trước chính quyền đế quốc Rôma bao giờ. Tuy nhiên, hễ ai nói đúng thực tại của Người hay về Người, Người vẫn không hề phủ nhận bao giờ, trái lại, còn gián tiếp xác nhận hay thừa nhận nữa, vì Người biết thực sự Người là ai, từ đâu tới và sẽ đi đâu (x Jn 8:14; 7:28-29), một sự thật Philatô hết sức thắc mắc (x Jn 18:38) nhưng vẫn không được Chúa Giêsu tỏ cho biết (x Jn 19:9-11).

Về thực tại Thiên Sai, trước hết, Người đã được tông đồ Phêrô tuyên xưng và Người đã công nhận là đúng (x. Mt 16:16-17); ngoài ra, Người cũng đã được Hội Đồng Do Thái, qua vị thượng tế Caipha nhân danh Thiên Chúa hỏi Người “có phải là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa chăng?”, và Người cũng đã không chối mà rằng “Chính Ngài đã nói lên điều này…” (Mt 26:23-24). Về đạo, với dân Do Thái cũng như với giáo quyền Do Thái, Chúa Kitô không chối Người chính là Đấng Thiên Sai. Cũng thế, về đời, với đế quốc Rôma, và qua đế quốc này, với dân ngoại nói chung, Người cũng không chối cãi Người thực sự là vua, như thái độ và ngôn từ Người hàm ý tỏ ra trước tổng trấn Philatô trong bài Phúc Âm Lễ Chúa Kitô Vua năm B. Trước hết, để trả lời cho câu chất vấn bất ngờ của tổng trấn Philatô: “Ngươi có phải là vua dân Do Thái hay chăng?”, Người thừa nhận Người quả thực là vua, nhưng không phải là vua riêng của ngươiụi Do Thái theo kiểu chính trị trần gian, qua lời minh định: “Vương quốc của Tôi không thuộc về thế gian này… Thực sự vương quốc của Tôi không thuộc về chốn này”. Chính tổng trấn Philatô, qua câu trả lời gián tiếp của Chúa Giêsu như thế, đã không ghép cho Chúa Giêsu là “Vua dân Do Thái” như lúc đầu nữa, mà là một thứ vua tổng quát khi ông nói: “Thế thì ông là vua chứ gì?” Bấy giờ Chúa Giêsu mới thừa nhận bằng câu: “Chính quan là người nói Tôi là vua…”.

Ở đây chúng ta có thể suy ra lý do tại sao tổng trấn Philatô lại chất vấn Chúa Giêsu “có phải là vua Do Thái hay chăng?” Thứ nhất, có thể là vì Philatô muốn gài bẫy Chúa Giêsu, vì ông ta không thể xử Chúa Giêsu nếu Người chỉ đụng chạm đến luật lệ liên quan đến tôn giáo riêng của dân Do Thái, như ông đã tuyên bố với họ trước đó (x Jn 18:29-31). Nếu Chúa Giêsu công nhận mình là vua Do Thái thì Người quả thực đã dính dáng đến chính trị, đúng như lời tố cáo của dân Do Thái là Người đã xui dân làm loạn, chống lại hoàng đế Cêsa (x Lk 23:2). Thứ hai có thể là vì ông ta đã nghe trình báo về biến cố Chúa Giêsu đã được dân chúng long trọng đón vào thành Giêrusalem cách đó mấy ngày và hoan hô vạn tuế Người là Con Vua Đavít , Đấng nhân danh Chúa mà đến (x Mt 21:9). Dầu Chúa Giêsu công nhận hay phủ nhận vai trò làm vua dân Do Thái, quan tổng trấn vẫn nghĩ và ghép cho Người danh hiệu “Vua Dân Do Thái” (Jn 19:15,22), và ông đóng đanh Người là đóng đanh một ông vua của người Do Thái, đóng đanh một tay chính trị chứ không phải đóng đanh một vị tôn sư đáng kính trong dân. Không rõ trong tâm trí của tổng trấn Philatô bấy giờ có tin thật Chúa Giêsu là vua Do Thái hay chăng, vì còn có quận vương Hêrôđê đó, lúc ấy lại ở ngay trong thành Giêrusalem, người Philatô cho giải Chúa Giêsu đến (x Lk 23:7-11), chỉ biết rằng hễ quân lính Rôma hành hạ hay xỉ nhục Chúa Giêsu là họ tỏ ra hành hạ và xỉ nhục một vị Vua dân Do Thái (x Mt 27:29; Lk 23:36-37).

Ở đây, trong bản án tử của nhân vật Giêsu Nazarét, có một sự trùng hợp rất khít khao, một mối liên hệ hết sức sâu xa giữa vai trò Đấng Thiên Sai và Vua Dân Do Thái. Đó là, trong khi dân Do Thái, qua Hội Đồng Do Thái (x Mt 27:63-68), hoàn toàn căm hờn phủ nhận nhân vật Giêsu Nazarét này “là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa”, đến nỗi đã đòi đóng đanh và giết chết Người, thì thẩm quyền dân ngoại là đế quốc Rôma cai trị họ bấy giờ lại cứ gán ghép cho nhân vật bị họ phủ nhận này là Vua Dân Do Thái, đến nỗi họ cố gắng sửa chữa cũng không được (x Jn 19:22), khi minh định với tổng trấn Philatô rằng: “Quan không được đề là ‘Vua Do Thái’ mà phải đề ‘Người này xưng mình là Vua Dân Do Thái’” (Jn 19:21). Thế nhưng, qua câu minh định này của dân Do Thái với tổng trấn Philatô, chúng ta thấy rằng, tự thâm tâm, dân Do Thái công nhận Đấng Thiên Sai chính là Vua Dân Do Thái, vì nhân vật Thiên Sai này, đối với họ, sẽ là nhân vật có quyền lực giải thoát họ khỏi quyền lực ngoại bang là đế quốc Rôma bấy giờ.

Sở dĩ họ phủ nhận nhân vật Giêsu Nazarét là Đấng Thiên Sai chỉ vì nhân vật này chẳng những không giải thoát họ về phương diện chính trị, mà còn có những ngôn từ và cử chỉ trầm trọng phạm đến quốc giáo của họ, phạm đến lề luật thánh của họ (như không giữ Ngày Hưu Lễ chẳng hạn – x. Jn 5:10-18), phạm đến Đền Thờ của họ (như xui “cứ phá đền thờ đi ba ngày sau Tôi sẽ dựng lại” (Jn 2:19; Mt 26:61), phạm đến Thiên Chúa duy nhất của họ (khi cho mình ngang hàng với Thiên Chúa: “Tôi và Cha Tôi là một” – Jn 10:30). Có cái lạ là khi nhân vật Giêsu vừa được sinh ra ở Bêlem, cũng chính dân ngoại đã nhận biết Người là “Vua Dân Do Thái mới sinh” (Mt 2:1), qua ba vị chiêm tinh vương Đông phương, trái lại, chính quyền Do Thái lại hoàn toàn phủ nhận và tìm cách triệt hạ Người. Tuy nhiên, chính hành động triệt hạ này, giống như hành động minh định của dân Do Thái với tổng trấn Philatô về tấm bảng đề “Vua Dân Do Thái”, như đã được suy diễn trên đây, cũng gián tiếp và ngấm ngầm cho chúng ta thấy Dân Do Thái thực sự trông đợi Đấng Thiên Sai, và Đấng Thiên Sai ấy phải là vị có quyền lực về chính trị. Quận vương Hêrôđê ra tay sát hại “Vua Do Thái mới sinh” là vì tin rằng Vua Do Thái mới sinh đó thực sự là Đấng Thiên Sai, nên ông mới sợ vị vua mới sinh ấy sau này sẽ ra tay giải phóng dân Do Thái và từ đó sẽ được dân tôn lên làm vua thì triều đại của ông sẽ bị kết thúc.

Phần Chúa Giêsu, qua những gì Người trả lời cho tổng trấn Philatô về lời ông ta chất vấn Người “Ông có phải vua dân Do Thái hay chăng?”, chúng ta thấy rằng Người quả thực là vua, không phải về phương diện chính trị, mà là phương diện tâm linh, không phải về phương diện hiện thế mà là phương diện vĩnh hằng. Bởi vì, chính Người là Sự Thật, một Sự Thật như “ánh sáng đã chiếu trong tăm tối, một thứ tăm tối không át được ánh sáng” (Jn 1:5), đến nỗi, như Người khẳng định, “ai tìm kiếm chân lý thì nghe thấy tiếng Tôi”. Nếu trong suốt cả lịch sử loài người từ tạo thiên lập địa tới tận thế, không một vua chúa trên trần gian này có thể thoát được bàn tay tử thần, kể cả những vị hoàng đế của một đế quốc dài nhất và lớn nhất lịch sử loài người là đế quốc Rôma, kể cả chế độ chuyên chế đã sát hại 6 triệu người Do Thái thời Thế Chiến Thứ Hai đi nữa, cuối cùng những tên vua chúa trần gian ấy, những tay độc tài ác ôn ấy, cũng chỉ là một thứ nô lệ cho tử thần, một thứ tay sai của tử thần, bị tử thần cai trị, bị tử thần nuốt mất, thì quả thực chỉ có Đấng Phục Sinh từ trong kẻ chết mới là Vị có toàn quyền trên trời dưới đất (x Mt 28:18) mà thôi. Và thần dân của Vị Cứu Tinh Nhân Trần “Redemptor Hominis” (R.H. - Nhan đề của bức thông điệp đầu tiên của ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay 4/3/1979) này, được thông công với quyền lực phục sinh của Người, cũng đã làm chủ thế gian này, chẳng những ở chỗ thế gian không tác hại được họ (x Mk 16:18), trái lại, họ còn như muối đất men bột biến đổi thế gian (x Mt 5:13,13:33) nữa.

Như thế, Chúa Kitô Vua chẳng những là Đấng Thiên Sai nơi Lịch Sử Cứu Độ của Dân Do Thái mà còn là Đấng Cứu Thế Nhân Trần của lịch sử loài người vậy. Mãnh lực của Người là ở chỗ, như Người đã khẳng định với tổng trấn Philatô: “Ai tìm kiếm chân lý thì nghe thấy tiếng Tôi”. Bởi thế, dù không phải là vua chúa nắm quyền lực chính trị, nhưng loài người nói chung và thành phần chính trị gia cùng các nhà lãnh đạo chính trị nói chung, sẽ không thể nào và không bao giờ có thể thực sự và bền vững “tề gia trị quốc bình thiên hạ” nếu không sống trong sự thật và sống theo sự thật, sự thật của ơn gọi làm người theo đúng dự án thần linh của Đấng Hóa Công khi dựng nên loài người, một ơn gọi làm người đã được hoàn toàn sáng tỏ và trọn hảo nơi nhân vật Giêsu Nazarét, Đấng đã đến không hưởng thụ nhưng phục vụ (x Mt 20:28). Thế giới hiện đại càng văn minh vật chất và nhân bản ngày nay càng bị phá sản về văn hóa và khủng hoảng đức tin chính là dấu chỉ thời đại cho thấy con người sẽ đi đến chỗ diệt vong nếu chỉ biết sống bởi bánh kinh tế vật chất, và nếu không chịu trở về với Chúa Kitô là tất cả sự thật về Thiên Chúa và về loài người, “Đấng là tâm điểm của vũ trụ và lịch sử” (R.H.,1), Đấng “rạng ngời chân lý” (Veritatis Splendor) qua “Phúc Âm Sự Sống” (Evangelium Vitae) được Giáo Hội rao giảng tới khi Người tái giáng!

Lạy Chúa Giêsu Kitô là Vua trên hết các vua, là chúa trên hết các Chúa. Vì Chúa đã được toàn quyền trên trời dưới đất sau khi chiến thắng tội lỗi và sự chết. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Nữ Vương trời đất, xin Chúa giúp chúng con chiến thắng thế gian bằng đức tin bất khuất. Amen

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

C H Ế T!

Bốn điều mà những người Công Giáo tin tưởng một cách rất mãnh liệt, và được kể như những điều cần thiết cho cuộc sống tâm linh đó là, chết, phán xét, Thiên đàng, và hỏa ngục. Người Công Giáo gọi 4 điều này là tứ chung, hay 4 sự sau. Có nghĩa là những điều này liên quan trực tiếp đến số phận sau khi chết của con người. Ngược lại, đối với những kẻ vô thần, không tin tưởng, thì chết là hết.

Câu hỏi được đặt ra là thực tế có đời sau không? Hoặc chết là hết? Điều này đã gợi lên những tò mò của một số nhà tâm lý học. Họ muốn tìm hiểu tâm lý con người như thế nào sau khi chết. Và con người có đi vào thế giới siêu hình như một số vẫn tin tưởng, hoặc ngược lại, chết rồi là hết. Để thỏa mãn sự tò mò ấy, gần đây một số nhà tâm lý, nhất là tâm lý siêu hình có khuynh hướng muốn khảo cứu về cái chết. Họ muốn tìm hiểu xem con người cảm nghĩ thế nào đang lúc tiến vào cõi chết, và nhất là sinh hoạt tâm lý con người như thế nào sau khi đã chết. Theo tôi, thì người ta có thể phần nào khảo cứu được những cảm nhận khi con người đang đi vào cõi chết, chứ không thể nào tìm hiểu được bên kia cái chết con người cảm nghĩ và sinh hoạt như thế nào. Câu trả lời sau cái chết này chỉ dành riêng cho lãnh vực tôn giáo. Tóm lại, không ai có thể khảo cứu được trạng thái tâm lý sau khi chết. Bởi vì chết rồi thì làm sao mà khảo cứu; nhất là sau khi chết, con người bước sang một thế giới khác, thế giới thần linh. Riêng về tình trạng con người như thế nào sau khi chết, đức tin Kitô Giáo đã trả lời như sau: Sau khi chết, con người một là về Thiên Đàng, hai là vào Hỏa Ngục.

Nhưng ai đã vào Hỏa Ngục, và lên Thiên Đàng rồi kể lại cho ta về cuộc sống, nhất là sinh hoạt tâm lý con người ở những nơi đó như thế nào. Đúng ra thì chưa ai trong số những người còn sống hiểu và biết tường tận thế nào là Thiên Đàng, và thế nào là Hỏa Ngục. Trong Thánh Kinh Kitô Giáo, Phaolô, người tự cho mình đã lên đến tầng trời thứ ba, nhưng khi kể lại những gì Oâng thấy, nghe, và cảm được thì Oâng cũng chỉ mô tả một cách rất mơ hồ và khó hiểu: “Mắt chưa hề thấy, tai chưa hề nghe, lòng trí chưa hề tưởng tượng”. Tóm lại, con người ra sao sau khi chết, ở đâu sau khi chết, và như thế nào sau khi chết chỉ có tôn giáo mới có câu trả lời một cách rõ ràng. Và câu trả lời ấy là niềm tin vào đời sau của mỗi tôn giáo.

Riêng về sự chết thì đã quá rõ ràng và không ai có thể chối cãi được. Hễ đã sinh ra làm người thì ai cũng phải chết. Lịch sử nhân loại đã minh chứng điều này. Chưa ai trong con cái loài người đã thoát khỏi cái chết, dù họ là bất cứ ai. Tần Thủy Hoàng, một bạo chúa của Trung Quốc, cách đây hơn 2000 năm đã nghĩ đến lúc phải chết. Oâng đã cho các danh y Oâng tìm phương pháp luyện thuốc trường sinh. Nhưng Oâng và tất cả các danh y ấy cũng đã thành người thiên cổ. Gần đây, Moussulini, nhà độc tài của Ý trong Thế Chiến II, cũng đã cho các phù thủy của mình luyện bùa hộ mệnh để đeo. Nhưng trước lúc bị treo cổ, Oâng cũng đã não nề thốt lên: “Cuối cùng thì cũng không thoát khỏi cái chết”!

Tâm lý con người trước cái chết tuy khó hiểu, nhưng nó vẫn là một cái gì hấp dẫn tính tò mò của một số các nhà tâm lý học. Họ đã tìm được một số người mà họ cho là thích hợp với công việc khảo cứu này, để mong khảo cứu cảm nghĩ của con người trước ngưỡng cửa sự chết, những người mà ta gọi là chết hụt. Các tâm lý gia đã phỏng vấn những người này, và kết quả được chia thành hai nhóm. Một nhóm lạc quan và một nhóm bi quan. Nhóm lạc quan mô tả cái chết như một cửa ngõ dẫn vào một thế giới thần linh, đầy ánh sáng lạ lùng. Trong khi nhóm bi quan nhận xét rằng chết là một giây phút kinh hoàng, và là một cánh cửa mở ra để đẩy con người vào một thế giới u tối, và kinh dị. Người thì kể lại cảnh mình đang đứng giữa một vườn hoa đầy hương thơm ngào ngạt, và đang thưởng thức những khúc nhạc mê hồn thì giật mình tỉnh giấc và thấy mình đang trên giường bệnh. Một số khác thì ru rẩy và sợ hãi khi thuật lại mình đang đứng trước một bờ vực thẳm, mà dưới đó là một thung lũng tăm tối, bốc lên những mùi hôi thối, và nghe vọng lên những tiếng ai oán, gầm thét não nề. Những người này coi mình như có phúc vì mở mắt ra thấy mình còn đang sống.

Mặc dù không khảo cứu trực tiếp và một cách đầy đủ về cái chết. Nhưng tâm lý con người đã cho thấy rằng sau khi chết có một nơi chốn và một không gian nào đó cho con người. Phải chăng điều này trùng hợp với niềm tin Kitô Giáo vừa được nhắc tới ở trên. Và khi đối diện với cái chết, có ít nhất hai loại người, với hai tâm lý khác biệt. Như vậy, thì chết là một chuyện có thật, còn con người như thế nào sau khi chết, thì ngoài niềm tin vào thế giới siêu hình, thật sự con người không ai có thể giải thích được. Bởi vì mỗi người có một tâm lý sống, hoàn cảnh sống, lối sống, và theo đó, có một cái chết, một lối nhìn, và một hoàn cảnh chết khác nhau.

Ngoài ra, cũng qua những gì mà con người linh cảm được về thế giới siêu hình, thế giới sau cái chết, cũng hé mở cho thấy rằng dù tin hay không tin, trước khi chết mỗi người thật sự phải đối diện với lương tâm của mình về tất cả những gì mình đã nghĩ, đã nói, và đã làm trong suốt cuộc đời mình. Qua đó, mỗi người phải thanh toán một cách sòng phẳng tất cả những món nợ tinh thần ấy, trước hết là với chính mình, tiếp đến là với tha nhân, và trên hết là với Thượng Đế. Còn nơi mà con người sẽ đến, chắc chắn là một nơi thích hợp nhất với những gì mỗi người đã làm trong cuộc đời này.

Nhưng đối với cái chết, mỗi người đều có những tâm tư và lối giải thích khác nhau. Có những người tự hỏi, “bạn nghĩ sao nếu Thượng Đế cho bạn biết lúc nào bạn sẽ chết, và chết bằng cách nào”? Đó là điều mà hầu như ai cũng mong biết được bí mật ấy. Nhưng sự thật là không ai biết mình sẽ chết lúc nào, và chết bằng cách nào. Bí mật về sự chết vẫn là một bí mật không ai giải thích được, và không ai biết rõ ngoài trừ Thượng Đế. Và điều này có phải là một bất hạnh cho con người hay không? Nó có phải là một điều xui xẻo không? Cám ơn Thượng Đế vì đã giữ bí mật sự chết cho riêng mình Ngài và đã không cho con người biết ngày, giờ, nơi chốn, và cách chết. Ta hãy tưởng tượng xem nhân loại ra sao, và thế giới này sẽ ra như thế nào nếu con người biết được ngày nào mình chết, chết ở đâu, và chết như thế nào?! Chắc chắn thiên hạ sẽ trở thành đảo điên, và hốt hoảng đến nỗi không ai có thể sống yên ổn và hạnh phúc được. Tóm lại, mặc dù chết vẫn là mầu nhiệm, một mầu nhiệm rất khó hiểu như tất cả mọi mầu nhiệm khác. Nhưng chết không gì hơn là một cánh cửa mở ra để con người đi vào một thế giới mới. Một thế giới của hạnh phúc bất diệt, hoặc một thế giới với những đọa đầy và trầm lâm muôn kiếp.

Tuy phần lớn nhân loại tin vào cái chết, và muốn tìm cho mình một chỗ bên kia cái chết, nhưng vẫn có một số không coi cái chết là gì, và sống như mình không bao giờ chết. Đó mới là một bất hạnh ghê gớm. Thánh Kinh Kitô Giáo có một câu rất khôn ngoan và rất giá trị về đề tài đang được bàn đến hôm nay, đó là: “Phúc cho ai luôn đặt sự chết trước mặt”. Suy ngắm về sự chết, để sự chết trước mặt sẽ làm cho con người khôn ngoan hơn, bình tĩnh hơn, và đối đãi một cách công bình, bác ái, và hoà thuận hơn với chính mình, với tha nhân, và với Thượng Đế hơn.

Tóm lại, chết không phải là hết như nhiều người vẫn nhầm tưởng, hoặc cố tình dối gạt mình. Như kết quả của những khảo cứu tâm lý trên, mặc dù không đi vào cốt lõi và lột tả được một cách chính xác thế nào là chết, nhưng qua đó, nó cũng cho thấy một quan niệm rõ ràng rằng, con người khi đối diện với sự chết thường có hai tâm lý, mà theo từ ngữ của thần học, đó là hai chọn lựa của linh hồn: Một đi vào vĩnh hằng với đời đời hạnh phúc, hai đi vào hỏa hình với đời đời trầm luân. Nhưng cái đó lại tùy thuộc vào niềm tin, vào giá trị cuộc sống mỗi người. Việt Nam ta có câu: “Cây nghiêng chiều nào sẽ đổ theo chiều đó”. Đây cũng là những gì con người cần suy về cái chết, hơn là sợ hãi, trốn tránh, hoặc phủ nhận cái chết.

Trần Mỹ Duyệt

Sự Chết

Sự Kiện Chết

Ngày nay, hơn bao giờ hết, con người văn minh tuyệt vời về vật chất và tột độ về nhân bản lại đang thực sự sống trong một bầu khí được Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là “văn hóa sự chết”. Bởi vì, theo vị lãnh đạo thế giới Công Giáo hơn cả tỉ người này, con người ngày nay đang chủ trương sát hại sự sống, một chủ trương đã trở thành pháp lý và quyền lợi, quyền được sát hại lẫn nhau, điển hình nhất là quyền phá thai và quyền trợ an tử. Phải công nhận là, trong suốt giòng lịch sử của mình, chỉ có thể kỷ 20 là một thế kỷ con người đã sát hại nhau chưa từng thấy, gây ra bởi các cuộc chiến tranh và hiện tượng sát chủng.

Về những cuộc chiến tranh, nguyên với hai Trận Thế Chiến mà thôi, con số tử vong đã kinh hoàng lắm rồi: Thế Chiến I (1914-1919) gây tử thương cho 10 triệu binh sĩ, và Thế Chiến II (1939-1945) gây tử thương cho 17 triệu người lính, 20 triệu mạng người dân Nga, 10 triệu mạng người dân Tầu, chưa kể đến 150 ngàn mạng dân Nhật bị chết vì bom nguyên tử của Mỹ, và 6 triệu dân Do Thái bởi cuộc diệt chủng của Hitler Đức Quốc Xa. Cuộc chiến tranh chia đất giữa Nigeria và Biafra chưa đầy ba năm (6/1967-1/1970) cũng đã gây tử thương cho 2 triệu người. Cuộc chiến tranh về lãnh địa giữa Iraq và Iran (9/1980) đã gây tử vong cho nửa triệu nhân mạng. Cuộc chiến tranh Việt Nam (1960-1975) với con số tử vong là 1 triệu lính, 2 triệu dân và 58.132 mạng người Mỹ. Đấy là chưa kể đến những cuộc chiến nổi tiếng khác, như Chiến Tranh chống cộng ở Đại Hàn từ năm 1950, Chiến Tranh Vùng Vịnh (1990-1991), Chiến Tranh Chủng Tộc 3 năm ở Bosnia (1992-1995), Chiến Tranh Chính Thể ở các nước Phi Châu từ năm 1990, nhất là Chiến Tranh Trung Đông giữa khối Do Thái và Palestine từ năm 1948 tới nay hầu như không thể chấm dứt, càng ngày càng khủng khiếp và đẫm máu hận thù.

Về hiện tượng sát chủng, ngoài 6 triệu dân Do Thái đã bị tiêu diệt thời Thế Chiến Thứ II như được kể đến trên đây, còn có thể kể đến, theo thứ tự thời gian, năm 1915 có 1.5 người Armenia đã bị thảm sát ở Thổ Nhĩ Kỳ; năm 1933 có 6 triệu người Ukraine bị chết đói dưới thời bạo quyền Cộng Sản Stalin ở Liên Sô; năm 1945 có 2 triệu người Việt Nam bị chết đói vì quân phiệt Nhật Bản nhúng tay vào lịch sử Việt Nam trong thời Thế Chiến II bấy giờ; từ năm 1945 đến 1961 có 30 triệu người Trung Hoa dưới thời bạo Chúa Mao Trạch Đông ở Trung Cộng, riêng cuộc Cách Mạng Văn Hóa năm 1967 đã có 500 ngàn người thiệt mạng; từ năm 1975 đến 1979 có 1.5 triệu người bị Khờ Me Đỏ của Pol Pot thảm sát ở Cambốt v.v. Chưa kể đến 60 triệu thai nhi hằng năm bị chính cha mẹ mình thảm sát trên thế giới. Vụ thảm sát mới nhất vừa xẩy ra hôm Thứ Bảy 7/12/2002 ở Monoko-Zohi, Ivory Coast, một vụ thảm sát gây tử thương cho 120 mạng người, được những nạn nhân sống sót qui tội cho lực lượng chính phủ.

Chưa hết, để mở màn cho một tân thiên niên kỷ, thiên niên kỷ thứ ba cũng là đầu thế kỷ 21, lịch sử loài người, qua phương tiện truyền thông tối tân tiến, đã tận mắt chứng kiến thấy một hiện tượng “văn hóa sự chết” mới, khủng khiếp hơn nữa, dã man hơn nữa, đó là hiện tượng tự sát khủng bố, như đã bùng lên từ biến cố 911 ở Hoa Kỳ với trên 3 ngàn mạng người chết, rồi ở Bali Nam Dương vào đêm 12/10/2002 với 180 người bị thiệt mạng. Vụ khủng bố tấn công thảm thương nhất sau biến cố 911 của Hoa Kỳ đã xẩy ra ở chính thủ đô Moscow Nga vào 9 giờ 5 phút đêm Thứ Tư 23/10/2002, và kết thúc vào 5 giờ 30 sáng Ngày Thứ Bảy 26/10/2002, gây thiệt hại cho với 67 sinh mạng con tin và 50 kẻ liều mạng khủng bố, chưa kể đến gần 118 mạng con tin bị chết sau đó vì hơi lạ của lực lượng giải cứu.

Về con số người chết trên thế giới, từ năm 2000 và trước đó mấy năm nay, con số luôn đứng ở mức .9%, tức cứ 111 người thì có 1 người chết. Căn cứ vào dân số trên thế giới thì trung bình về thời gian có 1.76 người chết trong vòng 1 giây, 106 người chết trong vòng 1 phút, 6340 người chết trong vòng 1 giờ, 152 ngàn người chết trong vòng 1 ngày, 55.5 triệu người chết trong vòng 1 năm.

Về những căn nguyên chính yếu thường đưa con người đến chỗ chết nhiều nhất, cho cả nam lẫn nữ, theo thứ tự, là bệnh ung thư, bệnh kinh mạch, bệnh tim, tai nạn và bệnh gan. Xét đến tuổi tác, từ 30 trở xuống chết vì tai nạn nhiều nhất, rồi mới tới bị bệnh ung thư, trong khi đó, từ 40 trở lên chết vì bị bệnh ung thư nhiều nhất rồi tới bệnh kinh mạch.

Về tôn giáo, thực tế cho thấy, nói đến Hồi Giáo là nói đến một cái chết khủng bố, tức một cái chết hy sinh liều mạng để cải tổ xã hội loài người tội lỗi, tội đàn áp của thế giới kinh tế tư bản, cũng như tội ăn chơi hoang đàng của thế giới văn minh hưởng thụ; nói đến Phật Giáo là nói đến một cái chết tự thiêu, một cái chết cũng là một cách chết để có thể được hoàn toàn siêu độ, tức cái chết làm cho con người không còn lục côn là ngũ quan và tri thức nữa, những gì làm cho con người luôn bị chi phối bởi lục trần là ngoại vật bên ngoài nữa, những gì khiến con người không thể tránh được nghiệp báo nên cứ phải đầu thai luân hồi; nói đến Khổng Giáo là nói đến một cái chết tuẫn tiết, một cái chết của thành phần chính nhân quân tử, thà chết vinh chứ không chịu sống nhục, một cái chết vẻ vang như cái chết của những cảm tử quân Nhật Bản thời Thế Chiến Thứ Hai; nói đến Kitô giáo là nói đến một cái chết tử đạo, tức một cái chết vì đức tin, chết để làm chứng cho sự thật của đạo mình, nhưng lại là một cái chết không phải bị thúc đẩy bởi tự ái đoàn thể, mà là một cái chết hoàn toàn nhân ái thứ tha cho chính kẻ sát hại mình, một cái chết yêu thương chiến thắng sự dữ.

Hiện Tượng Chết

Thế nhưng, tự bản chất của mình, sự chết không thể nào và không bao giờ có thể tiêu diệt được chính sự sống. Bởi vì, thực tế cho thấy, sự chết chỉ xẩy ra nơi loài sinh vật mà thôi, và sự chết chỉ có khả năng tiêu hủy được cơ sở chất chứa sự sống (như cơ thể vật chất) của sinh vật mà thôi, chứ không làm gì được chính sự sống. Do đó, sự chết chỉ là một hiện tượng chứ không phải là một thực tại như sự sống, và vì tự bản chất của mình chỉ là một hiện tượng, mà sự chết sẽ không vĩnh viễn tồn tại, tức chắc chắn sẽ qua đi, sẽ bị tiêu diệt bởi thực tại, bởi sự sống, chẳng khác gì như màn đêm tăm tối dù tạm thời có lấn át được ánh sáng, nhưng cuối cùng cũng vẫn bị biến khuất trước ánh sáng rực rỡ của hừng đông lên và ban ngày tới.

Nếu chết là một hiện tượng thì tất cả những gì là hình thức, là vật chất, là hữu hạn, đều mang sẵn trong mình mầm mống sự chết. Dù loài “nhân linh ư vạn vật” là con người có hồn thiêng cao cả giống như thần thiêng bất tử đi nữa, nhưng với thân xác hữu hình và hữu hạn, làm sao họ có thể vĩnh viễn tồn tại với những gì là vật chất cấu tạo nên thân xác của họ được. Mà nếu chết là tột đỉnh và là tận cùng của khổ đau, và đã là một con người mang xác chất không ai có thể thoát chết, thì con người sống trên trần gian này cũng không thể nào thoát được khổ đau, tức sẽ phải chịu những gì có thể đưa họ đến sự chết, như bị bệnh hoạn, già nua, tai nạn v.v. Thế nhưng, theo bản năng và tâm lý tự nhiên, con người không bao giờ muốn chết và tự nhiên rất sợ chết. Bởi vì, với hồn thiêng giống như thần linh, con người, dù có sống như không có đời sau, sống hoàn toàn vô thần, bao giờ cũng hướng về cõi trường sinh bất tử, hướng về một thực tại siêu việt bất biến, ở chỗ, họ mong mỏi và hết sức tìm kiếm một thứ hạnh phúc vững chắc vô cùng bất tận. Đó là lý do, con người cảm thấy cuộc đời của mình trên trần gian này như bị đầy ải, hay chỉ là một cuộc hành trình đi về vĩnh cửu, hoặc một cuộc trở về với nguồn cội của mình. Với cảm thức đó, nhân gian mới có câu “sống gửi thác về”!

Đó là lý do không phải ngẫu nhiên mà con người khác với con vật ở cung cách nằm ngủ, một tác động ngủ biểu hiệu cho sự chết, một trạng thái hoàn toàn không còn biết gì nữa. Nếu đối với con vật, chết là hết, thực sự và tuyệt đối là hết, thì cung cách nằm ngủ của chúng là sấp mặt xuống đất, xuống những gì hạ giới, trong khi con người ngủ nằm ngửa mặt lên trời, như hướng về trời cao, về cõi siêu hình, cõi trường sinh bất tử, như mong mỏi một cái gì vĩnh viễn không qua đi.

Thế nhưng, thực tế cho thấy, cuộc sống của con người trên trần gian này không phải chỉ đơn giản là một cuộc sống gửi thác về, một cuộc hành trình đi về vĩnh cửu vậy thôi, mà thực sự còn là một cuộc vượt qua sự chết mà vào sự sống. Bởi vì, tự bản chất hữu hình và hữu hạn, con người tự bản chất chẳng những đã chất chứa sự chết và bị sự chết chi phối, mà còn mang sẵn mầm mống sự chết nơi bản thân mình, nơi bản tính mình. Nếu một xác chết nằm trong quan tài mở nắp trong nhà quàn, được trang điểm xinh đẹp như đang thiếp ngủ, thực sự đã hoàn toàn trở thành một thi thể, một thây ma vô hồn không còn biết gì nữa, với ba đặc tính nói lên hiện tượng chết chóc sau đây: hết sức nặng nề, hoàn toàn lạnh ngắt và cứng ngơ cứng ngắc thế nào, thì nơi tất cả mọi con người còn đang sống cũng có đủ ba tử tính này ở cả xác thể lẫn hồn thiêng của họ nữa. Ngoài ra, hậu quả của sự chết còn được thể hiện qua hiện tượng băng hoại, rữa nát của thi thể vô hồn, một hiện tượng cũng thực sự phản ảnh văn hóa sự chết của con người văn minh ngày nay. 

Trạng Thái Chết

Trước hết, về tính chất đầu tiên của sự chết là “hết sức nặng nề”, một tử tính liên quan đến xác thịt của con người. Ở chỗ, sau một đêm dài mê ngủ, con người rất khó chỗi dạy khi tới giờ của mình. Có những người ngủ say đến nỗi đồng hồ báo thức cũng chẳng nghe thấy gì. Thậm chí có nghe thấy cũng tắt nó đi để ngủ tiếp. Chỉ có một cái gì đó hết sức khẩn trương, chẳng hạn gần tới giờ đi làm, hay đang hào hứng một cái gì đó, như sắp sửa đi chơi hoặc sắp tới ngày thành hôn, mới có thể giúp họ bật dậy một cách dễ dàng và nhanh chóng mà thôi. Con người quả thực mang sẵn tử tính “hết sức nặng nề” nơi thân xác của mình vậy.

Sau nữa, về tính chất thứ hai của sự chết là “hoàn toàn lạnh ngắt”, một tử tính liên quan đến tình cảm của con người. Ở chỗ, con người không biết thông cảm với tha nhân, thậm chí họ chỉ biết sống cho mình và lo cho mình, đến nỗi không còn biết gì chung quanh họ nữa, “bay chết mặc bay”. Ai đói cũng mặc, tiền bạc vất vả làm ra cần phải hưởng thụ, chẳng những tiêu vào những thứ cần thiết mà còn cả vào những thứ xa xỉ, chơi bời, cờ bạc v.v., không hề biết giúp đỡ anh chị em bất hạnh thiếu thốn cả những thứ tối cần nhất để sống xứng với nhân phẩm làm người. Hiện tượng ly dị giữa cha mẹ, bất chấp hạnh phúc và thiện ích về tinh thần của con cái không phải là thái độ “hoàn toàn lạnh ngắt”, “bay chết mặc bay”, sặc mùi tử khí xông ra từ tình cảm của con người hay sao? Hiện tượng phá thai, chỉ biết có thân thể của mình, chỉ biết làm sao cho đời sống của mình thoải mái theo bản năng nhục dục mà không bị gánh nặng con cái chi phối, không phải là “hoàn toàn lạnh ngắt”, “bay chết mặc bay”, đầy những tử chất trong tình cảm của con người hay sao?

Sau hết, về tử tính thứ ba của sự chết là “cưng ngơ cứng ngắc”, một tử tính liên quan đến lòng muốn của con người. Đây là vấn đề “cứng lòng” trước tiếng lương tâm, trước sự thiện, trước sự thật, biết được đâu là chân thiện mỹ những không chấp nhận, không làm theo. Một trong những lý do con người tỏ ra “cứng đầu cứng cổ” không chịu làm theo tiếng lương tâm, không chấp nhận sự thật, không chịu nhận lỗi, là vì họ sợ đối diện với sự thật. Bởi vì, nếu chấp nhận sự thật, họ phải làm theo sự thật, phải bỏ mình, không còn được làm theo ý nghĩ, ý thích, ý muốn của họ nữa. Nghĩa là “con người chuộng tối tăm hơn ánh sáng, vì họ làm những sự gian ác” (xem Phúc Âm Gioan 3:19), đúng như lời Vị Sáng Lập Kitô Giáo nhận định về họ. Nếu không sống trong sự thật không phải là sống trong sự chết hay sao, vì sự chết là tất cả những gì tăm tối, vô minh, huyền hoặc. Đó là lý do bản chất của sự chết chính là tình trạng hoàn toàn vô tri không còn biết gì nữa.

Thật vậy, bản chất của sự chết chính là trạng thái hoàn toàn vô tri, vô thức. Chính vì thế, những khoáng chất hay khoáng vật như kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, dù nó có trước sinh vật và tồn tại lâu hơn sinh vật về thời gian, nhưng chúng vẫn không phải là loài sinh vật, tức đều là những vật vô tri, vô giác, không phải là một loài có hồn, có nguyên lý sự sống được gọi là hồn sống như nơi các loài sinh vật. Như loài thực vật cỏ cây có sinh hồn, loài động vật chim trời cá biển cầm thú có giác hồn, và loài nhân vật có linh hồn. Chính nhờ có hồn sống là “tri thức” bẩm sinh của mình, sinh vật mới “biết” hoạt động và phát triển về hình hài theo bản tính tự nhiên của chúng, cho tới khi sinh vật đạt đến tầm vóc đặc thù hoàn toàn của chúng, một tầm vóc mà, vì ở trong không gian hữu hình và thời gian hữu hạn, cuối cùng cũng sẽ qua đi khi hết thời của nó, tức cho đến khi hồn sống không còn ở trong sinh vật nữa. Như thế, nếu tự bản chất sự chết là trạng thái hoàn toàn vô tri, vô thức nơi sinh vật, thì về thực tại, sự chết chính là trạng thái phân ly giữa xác thể và hồn sống.

Nếu thực tại của sự chết là trạng thái phân ly giữa xác thể và hồn sống, thì quả thực con người dù đang sống đây cũng đã mang sẵn mầm mống sự chết nơi bản thân của họ rồi vậy. Ở chỗ, không ai trong họ có thể chối cãi được một trận chiến vô cùng gay go liên tục xẩy ra trong nội tâm của họ, từ khi họ có trí khôn, biết suy nghĩ, cho tới khi họ nhắm mắt lìa đời. Đó là trận chiến giữa phần thượng và phần hạ, giữa tinh thần và xác thịt, giữa lương tâm và tà tâm, giữa nhân đức và tội lỗi, giữa hy sinh và lợi lộc v.v. Thế nhưng, kinh nghiệm phũ phàng vẫn cho thấy, phần hạ thường nắm được ưu thế, đến nỗi lấn át và làm chủ phần thượng, và con người, dù lúc nào cũng hướng về và tìm kiếm chân thiện mỹ, thực tế lại cứ nghĩ tưởng, phát ngôn, tác hành và phản ứng hoàn toàn ngược chiều, hoàn toàn mù quáng đâm đầu vào những cái làm hại cho chẳng những nhân phẩm và sự sống của mình mà còn cả của nhau nữa.

Sự chết còn được thể hiện qua hậu quả của nó là tình trạng băng rữa của xác thể sinh vật sau khi chúng chết, chúng trở thành một xác thể vô hồn. Hiện tượng rữa nát này thật sự đang xẩy ra nơi con người hiện đại nói riêng và nền văn hóa phi luân của con người ngày nay nói chung. Ở chỗ, con người chẳng những ly dị, tình trạng chia rẽ tình nghĩa vợ chồng, tức tình trạng chết nơi đời sống hôn nhân, và phá thai, tình trạng chia rẽ giữa mẹ con, tức tình trạng chết nơi tình nghĩa mẫu tử, mà còn từ chỗ chết nơi đời sống hôn nhân và gia đình này đã đi đến chỗ băng hoại nữa, đó là đi tới chỗ đồng tính hôn nhân và tạo sinh ngoại nhiên (trong ống nghiệm, bằng phương pháp cloning phi tính dục v.v.), những việc làm quái gở, chứng tỏ con người đang bị phá sản về luân lý và khủng hoảng về văn hóa, làm cho họ thực sự đang ở vào một giai đoạn lịch sử mùa đông đầy tối tăm và sặc mùi chết chóc về cả tinh thần lẫn việc làm.

Đó là lý do sự sống thể lý nơi con người có liên quan hết sức mật thiết đến sự sống tâm linh của họ, và cuộc đời của con người trên trần gian thực sự là một cuộc vượt qua sự chết mà vào sự sống vậy.
 

Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh, BVL
(Bài chia sẻ cho buổi phát thanh Vui Mừng Và Hy Vọng 48, 15/12/2002)

 

 




 

(Giáo Hội Hiện Thế các tuần trước)