GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 10/2003

 

Ý Chung: “Xin cho giới trẻ biết theo Chúa Kitô là Ðường, là Sự Thật và Sự Sống, bằng một lòng nhiệt thành quảng đại và sẵn sàng làm chứng cho Người trong tất cả mọi hoàn cảnh họ sống”.


Ý Truyền Giáo: “Xin cho Giáo Hội được Chúa không ngừng ban cho các Vị Chủ Chăn sâu xa khôn ngoan và dồi dào thánh đức, sẵn sàng bênh vực ánh sáng Phúc Âm cho đến tận cùng trái đất”.

 

___________________________________________

 28/9-4/10/2003

Giovanni Paolo II

 

4/10 Thứ Bảy

Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria: học hỏi đoạn 40-41

Hòa Bình

40.     Những thử thách trầm trọng mà thế giới đang phải đương đầu vào lúc mở màn cho một tân Thiên Kỷ đây đã khiến cho chúng ta nghĩ rằng chỉ có trời cao nhúng tay vào can thiệp, một can thiệp có thể hướng dẫn lòng trí của những ai sống trong những tình trạng xung khắc cũng như những ai đang nắm vận mệnh các quốc gia, mới có thể mang lại hy vọng cho một tương lai sáng sủa hơn.

Kinh Mân Côi tự bản chất của mình là một kinh nguyện cầu cho hòa bình, vì kinh này bao gồm việc chiêm ngắm Chúa Kitô, Vua Hòa Bình, Đấng là “hòa bình của chúng ta” (Eph 2:14). Ai liên kết mình với mầu nhiệm của Chúa Kitô – một liên kết thực sự là mục đích của Kinh Mân Côi – thì biết được bí quyết hòa bình và biến bí quyết này thành dự án hoạt động cho cuộc sống của mình. Ngoài ra, vì tính cách suy niệm của kinh này, ở chỗ âm thầm liên tục đọc các Kinh Kính Mừng, Kinh Mân Côi làm cho những ai lần hạt cảm thấy an bình, giúp cho họ lãnh nhận và cảm nghiệm được tận đáy lòng mình, và truyền bá ra chung quanh họ, một thứ hòa bình chân chính, ân huệ đặc biệt của Chúa Kitô Phục Sinh (x Jn 14:27; 20:21).

Kinh Mân Côi là một kinh nguyện cầu cho hòa bình còn là vì những hoa trái bác ái được trổ sinh từ kinh nguyện này. Khi được dùng để cầu nguyện theo đúng đường lối suy niệm, Kinh Mân Côi dẫn con người lần hạt đến chỗ gặp gỡ Chúa Kitô nơi các mầu nhiệm của Người, do đó, cũng không thể nào không chú ý tới dung nhan của Người nơi các kẻ khác, nhất là nơi thành phần khốn khổ nhất. Làm sao con người có thể chiêm ngưỡng mầu nhiệm về Con Trẻ Bêlem nơi các mầu nhiệm vui mừng mà lại không cảm thấy ước muốn tiếp nhận, bênh vực và cổ võ sự sống, cũng như không chia sẻ gánh nặng của các em nhỏ đang chịu khổ đau trên khắp thế giới được chứ? Làm sao một con người có thể theo chân Chúa Kitô Cứu Chuộc nơi những mầu nhiệm ánh sáng mà lại không dứt khoát làm chứng cho các “Phúc Đức” của Người trong đời sống của mình được chứ? Và làm sao một người có thể ngắm nhìn Chúa Kitô vác cây Thập Giá và Chúa Kitô Tử Giá mà lại không cảm thấy cần phải tác hành như một “Simêon thành Cyrênê”, đối với anh chị em của mình là những người đang bị đè nặng bởi sầu thương hay đang bị nghiền nát bởi những nỗi thất vọng được chứ? Sau hết, làm sao con người có thể hướng nhìn lên vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh, hay của Nữ Vương Thiên Đình Maria, mà lại không khao khát làm cho thế giới này trở nên đẹp đẽ hơn, công chính hơn, am hợp khít khao hơn với dự án của Thiên Chúa được chứ?

Tóm lại, khi chúng ta gắn mắt nhìn lên Chúa Kitô, Kinh Mân Côi biến chúng ta thành những con người đi xây dựng hòa bình cho thế giới. Tự bản chất của mình, đóng vai trò như là một tiếng vang liên tục kêu xin hợp với lời kêu gọi của Chúa Kitô “hãy cầu nguyện không ngừng” (Lk 18:1), Kinh Mân Côi khiến cho chúng ta hy vọng là, thậm chí kể cả ngày hôm nay đi nữa, chúng ta có thể chiến thắng trận chiến “khó khăn” để tạo lập hòa bình này. Chẳng những không làm cho chúng ta lẩn tránh khỏi những rắc rối trục trặc của thế giới, Kinh Mân Côi còn bắt chúng ta phải nhìn những trục trặc rắc rối này bằng con mắt đầy trách nhiệm và dấn thân, và chiếm lấy cho chúng ta sức mạnh để chúng ta có thể đương đầu với những trục trặc rắc rối này bằng một lòng tin tưởng vào ơn trợ giúp của Thiên Chúa, cũng như bằng một ý hướng mãnh liệt muốn làm chứng ở mọi nơi mọi lúc cho một “tình yêu liên kết mọi sự lại với nhau trong hòa hợp” (Col 3:14).

Cảm nghiệm người đọc:
 

Đến đây chúng ta đã từ từ nhận ra sự quan tâm và lo lắng của Đức Thánh Cha đối với nền hòa bình của thế giới, một nền hòa bình mà theo Ngài nếu không có sự can thiệp của trời cao thì không thể nào có được. Lý do vì lòng dạ con người, và vì những mưu mô thâm độc của quỷ dữ đang làm cho tâm trí và trái tim con người ra chai đá, và cứng cỏi. Thế giới mà ở một nơi khác, Đức Thánh Cha đã diễn tả bằng ngôn ngữ hết sức bi quan: “Một nền văn minh của sự chết”.

Khi trao vận mệnh của thế giới vào quyền năng can thiệp của Đức Mẹ, đặc biệt vào sự cầu bầu của Mẹ Maria qua lời cầu của Kinh Mân Côi, chúng ta liên tưởng đến điều mà Đức Mẹ đã nói với nhân loại trong những lần hiện ra ở Fatima. Một trong ba mệnh lệnh của Mẹ để đem lại hòa bình cho nhân loại, là LẦN HẠT MÂN CÔI.

Khi phó thác nền hòa bình thế giới vào tay Mẹ Maria, và khi hô hào mọi người hãy sốt sắng lần hạt Mân Côi để thế giới sớm được hưởng thái bình, Đức Thánh Cha đã hiểu rõ ràng rằng, nếu con người không kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, sẽ không thể sống hòa thuận với chính mình và với người khác được, vì tự thâm tâm họ, sẽ không có sự bình an. Chỉ khi nào có Chúa ngự trị, tâm hồn còn người mới có sự bình an. Nhưng để có Chúa, thì con người phải đến với Đức Trinh Nữ Maria. Mà để đến với Mẹ Maria, chúng ta phải đến với Mẹ qua tràng kinh Mân Côi: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử”. Đó là lời nguyện mà Giáo Hội đã dậy chúng ta cầu xin với Mẹ mội khi đọc kinh Kính Mừng.

Và vẫn theo Đức Thánh Cha, khi chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Giêsu qua những mầu nhiệm được diễn tả trong Kinh Mân Côi, nhất là nhờ Mẹ Maria để chiêm ngưỡng cũng như suy niệm những mầu nhiệm ấy, chúng ta sẽ trở thành những người xây dựng hòa bình. Ngài viết: “Làm sao một người có thể chiêm ngắm nhìn Chúa Kitô vác thập giá và Chúa Kitô tử giá mà lại không cảm thấy cần phải tác hành như một Siêon thành Cyrênê đối với anh chị em mình là những người đang bị đè nặng bởi sầu thương hay đang bị nghiền nát bởi những nỗi thất vọng được chứ?”

Tóm lại, Kinh Mân Côi là phương pháp hữu hiệu nhất, và thiết thực nhất cho con người thời đại khi họ kiếm tìm những giải pháp cho một nền hòa bình đang lung lay hiện nay. Chính Đức Mẹ cũng đã ban cho nhân loại phương pháp thần hiệu để đem lại hòa bình cho thế giới đó là “Lần Hạt Mân Côi”. Và theo Đức Thánh Cha, việc lần hạt Mân Côi sốt sắng chính là cách thức kéo sự hòa bình từ trời cao xuống với nhân loại.



Gia Đình: Cha Mẹ…

41.     Là một kinh nguyện cầu cho hòa bình, Kinh Mân Côi còn là và bao giờ cũng là một kinh nguyện của gia đình và cho gia đình. Có một thời kinh nguyện này được các gia đình Kitô giáo đặc biệt mến chuộng, và kinh này chắc chắn đã làm cho họ gắn bó với nhau hơn. Vấn đề quan trọng là đừng làm mất đi cái gia sản quí báu ấy. Chúng ta cần phải trở lại với việc gia đình cầu nguyện và cầu nguyện cho gia đình, bằng cách tiếp tục đọc Kinh Mân Côi.

Trong Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ Novo Millennio Ineunte, Tôi đã khuyến khích tín hữu giáo dân hãy việc cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh trong sinh hoạt thường xuyên của các cộng đồng giáo xứ cũng như của các nhóm Kitô hữu (Cf. No. 34: AAS 93 [2001], 290).

Giờ đây Tôi cũng muốn làm điều này với Kinh Mân Côi nữa. Hai đường lối cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh và lần hạt Mân Côi này, trong việc chiêm niệm của Kitô Giáo, không hề loại trừ nhau; cả hai bổ túc lẫn cho nhau. Bởi thế, Tôi xin những ai dấn thân hoạt động mục vụ về gia đình hãy kết lòng khích lệ việc lần hạt Mân Côi.

Gia đình cùng nhau cầu nguyện là gia đình cùng nhau chung sống. Kinh Mân Côi Thánh, theo truyền thống lâu đời của mình, đã cho thấy công hiệu đặc biệt của mình như là một kinh nguyện làm cho gia đình chung sống với nhau. Những phần tử của mỗi gia đình, khi hướng mắt nhìn lên Chúa Giêsu, cũng lấy lại được khả năng nhìn vào mắt của nhau, khả năng nói chuyện với nhau, khả năng chứng tỏ tình đoàn kết gắn bó với nhau, khả năng tha thứ cho nhau, và khả năng nhìn thấy giao ước yêu thương của họ được canh tân trong Thần Linh Chúa.

Các gia đình đương thời hiện nay đang phải đối diện với nhiều vấn đề, nhất là trong những xã hội phát triển về kinh tế, gây ra bởi tình trạng họ càng ngày càng cảm thấy khó nói chuyện trao đổi với nhau hơn. Các gia đình ít khi tổ chức việc qui tụ các phần tử gia đình của mình lại với nhau, và khi họ thực hiện những cơ hội hiếm hoi này thường lại là việc họ ngồi coi truyền hình. Vấn đề quay về với việc lần hạt Mân Côi gia đình nghĩa là việc làm cho đời sống thường nhật tràn đầy những hình ảnh khác hẳn, những hình ảnh về mầu nhiệm cứu độ, tức hình ảnh về Đấng Cứu Chuộc, hình ảnh về Người Mẹ Rất Thánh của Người. Gia đình đọc Kinh Mân Côi chung với nhau làm phát sinh một cái gì đó giống như bầu khí của ngôi nhà Nazarét, ở chỗ, các phần tử của gia đình lấy Chúa Giêsu làm tâm điểm của mình, biết cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, biết đặt các nhu cầu và dự định của mình vào bàn tay của Người, biết tím kiếm từ nơi Người niềm hy vọng và sức mạnh để tiến bước.

Cảm nghiệm người đọc:
 

Ở đoạn trên, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến nền hòa bình thế giới chỉ có thể tìm thấy khi con người biết ngồi lại, và sốt sắng Lần Hạt. Những nỗi băn khoăn về nền hòa bình thế giới đã khiến Đức Thánh Cha phải trăn trở, và đã phải hô hào mọi người siêng năng lần hạt để kêu cầu sự hỗ trợ và can thiệp của Mẹ Maria cho nhân loại và cho nền hòa bình thế giới. Giờ đây Đức Thánh Cha quay về các gia đình. Ngài cũng nhấn mạnh rằng hạnh phúc gia đình, sự bằng an trong già đình thật sự chỉ tìm thấy qua việc lần hạt Mân Côi. Ngài viết: “Là một kinh nguyện cầu cho hòa bình, Kinh Mân Côi còn là và bao giờ cũng là một kinh nguyện của gia đình và cho gia đình.”

Với niềm xác tín mạnh mẽ vào sức mạnh của Kinh Mân Côi, và với ý thức sâu xa rằng, chỉ có Kinh Mân Côi và việc gia đình cầu Kinh Mân Côi với nhau mới mang lại sự an vui, hòa thuận và hạnh phúc cho các gia đình, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ hô hào: “Chúng ta cần phải trở lại việc gia đình cầu nguyện và cầu nguyện cho gia đình, bằng cách tiếp tục đọc Kinh Mân Côi.”

Lý do đưa đến sự đổ bể và tan ra của đời sống các gia đình hiện nay không gì hơn là sự thiếu rượu tình yêu nơi các cặp vợ chồng. Cũng như cảnh thiếu rượu của đôi tân hôn tại Cana, nếu không có quyền năng và lời cầu bầu của Đức Mẹ thì tiệc cưới hôm đó hẳn gặp nhiều rắc rối. Nhưng rồi kết quả thật bất ngờ, nhờ Mẹ mà Chúa Giêsu đã làm phép lạ, đã biến nước thành rượu ngon, và đã cứu nguy đôi tân hôn. Đời sống gia đình hiện nay cũng đang lâm vào cảnh thiếu rượu như thế, và vì vậy, mà các gia đình, các đôi hôn nhân phải chạy đến với Đức Mẹ bằng việc lần hạt và suy ngắm Kinh Mân Côi.

Đối với Đức Thánh Cha, những giờ phút gia đình quây quần bên nhau và để đọc Kinh Mân Côi với nhau, chính là những giờ phút làm sống lại hình ảnh của Thánh Gia Nagiaréth, trong đó Chúa Giêsu là trung tâm điểm của gia đình, để từ đó mọi người biết cùng nhau gắn bó, chia sẻ, và thương yêu lẫn nhau. Gia đình cầu kinh, gia đình bình yên. Gia đình cùng nhau lần hạt Mân Côi là gia đình hạnh phúc, là thánh gia giữa dòng đời.

 

Người đọc: Trần Mỹ Duyệt

 

ĐTC chia sẻ mục vụ với các vị giám mục Phi Luật Tân về đề tài “Giáo Hội cho Người Nghèo”

Hôm Thứ Năm 25/9/2003, ĐTC Gioan Phaolô II đã gặp phái đoàn giám mục Phi Luật Tân thuộc các hạt tỉnh Cagayan de Oro, Cotabato, Davao, Lipa, Ozamis và Zamboanga, và chia sẻ mục vụ với các vị về một trong những vấn đề đã được hội đồng giám mục các vị phác họa từ năm 2000.

Qúi Huynh trong Hàng Giáo Phẩm thân mến,

1.     Tôi hết sức vui mừng chào đón quí huynh, những vị Giám Mục Phi Luật Tân thuộc các tỉnh hạt Cagayan de Oro, Cotabato, Davao, Lipa, Ozamis và Zamboanga, dịp quí huynh viếng thăm tòa thánh ngũ niên. Quí huynh thuộc về đợt thứ nhất trong ba đợt Giám Mục Phi Luật Tân, trong vòng hai tháng tới, sẽ đến Rôma để “gặp Phêrô” (x Gal 1:18), để chia sẻ với ngài “các niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và lo âu” (Hiến Chế Gaudium et Spes, 1) nơi các cộng đồng địa phương của quí huynh. Những ngày này là một thời gian ân sủng cho quí huynh khi quí huynh cầu nguyện tại mồ hai thánh Tông Đồ, và tìm kiếm sức mạnh trong việc rao giảng “những kho tàng khôn thấu của Chúa Kitô”, làm tỏ hiện “dự án của mầu nhiệm đã được giữ kín qua các thế hệ trong Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên tất cả mọi sự” (Eph 3:8-9).

Hôm nay Tôi muốn nói với quí huynh, cũng như với những chư huynh Tôi sẽ ngỏ lời với các vị giám mục của quí huynh ở hai đợt tới, nhắm đến tất cả quí huynh ở Phi Luật Tân vớiù nhiệm vụ “chăn dắt đàn chiên của Chúa thuộc phần nhiệm của mình” (1Pt 5:2).

2.     Vào lúc mở màn cho tân thiên niên kỷ này, sau khi bế mạc Đại Năm Thánh 2000 ít lâu, các Vị Giám Mục Phi Luật Tân đã triệu tập một Cuộc Tham Vấn Mục Vụ Toàn Quốc về Việc Canh Tân Giáo Hội, một lần nữa tiếp tục đề tài của 10 năm trước đã là cảm hứng cho một trong những biến cố quan trọng nhất của lịch sử giáo hội địa phương của quí huynh, đó là biến cố Đại Công Đồng Phi Luật Tân Lần Hai. Thật vậy, Cuộc Tham Vấn Toàn Quốc chú trọng tới những thành quả của Công Đồng này, bằng việc cẩn thận và thực tế nhìn vào việc liên tục áp dụng những sắc lệnh của công đồng này.

Để chia sẻ với quí huynh, Tôi cũng muốn những suy tư của Tôi theo chiều hướng của Công Đồng này cũng như những nghị trình của Công Đồng ấy. Có ba vấn đề ưu tiên mục vụ chính được công đồng đề ra, đó là nhu cầu cần phải trở thành một Giáo Hội của người nghèo, lời hứa quyết trở nên một cộng đồng các môn đệ Chúa Kitô, và việc dấn thân tham gia thực hiện vấn đề truyền bá phúc âm hóa toàn diện mới mẻ. Vì các vị Giám Mục Phi Luật Tân sẽ thực hiện cuộc thăm viếng ngũ niên 3 đợt, Tôi sẽ lợi dụng từng vấn đề này như một thứ bố cục bao rộng để chia sẻ với từng đợt. Với đợt của quí huynh, Tôi bắt đầu bằng vấn đề ưu tiên thứ nhất, đó là vấn đề Giáo Hội của người nghèo.

3.     Trong Lời Phát Biểu Viễn Ảnh Truyền Giáo về Giáo Hội ở Phi Luật Tân, chúng ta đọc thấy lời tuyên ngôn đơn sơ song dứt khoát này: “Theo đường lối của Chúa chúng ta, chúng ta quyết trở thành một thứ Giáo Hội của người nghèo”. Công đồng này đã trình bày một cách sâu rộng những gì để có thể trở thành một thứ Giáo Hội của người nghèo (cf. Acts and Decrees of the Second Plenary Council of the Philippines, 122-136). Công đồng đã diễn tả ngắn gọn về Giáo Hội của người nghèo như là một cộng đồng đức tin “ôm ấp và thực hiện tinh thần khó nghèo của Phúc Âm là tinh thần bao gồm việc từ bỏ những sở hữu vật bằng một lòng tin tưởng sâu xa nơi Chúa là nguồn mạch cứu độ duy nhất (ibid 125). Điều này là âm vang của Phúc Đức thứ nhất “Phúc cho ai nghèo khó trong tinh thần, vì nước trời là của họ” (Mt 5:3).

Chúng ta cũng cần phải ghi nhận là chiều hướng ưu tiên cho người nghèo này không loại trừ mà bao gồm tất cả mọi người bất kể tầng lớp sinh sống hay giai cấp xã hội. Tuy nhiên, đây là một thứ Giáo Hội chú trọng đặc biệt tới người nghèo, bằng việc tìm cách chia sẻ thời giờ và nguồn lợi để làm giảm bớt nỗi khổ đau. Đó là một thứ Giáo Hội hoạt động với tất cả mọi lãnh vực xã hội, bao gồm cả chính người nghèo, tìm những biện pháp giải quyết cho các vấn đề bần cùng, nhờ đó giải phóng con người khỏi những cuộc sống lầm than và thiếu thốn. Đó còn là một thứ Giáo Hội biết lợi dụng tài năng và tặng ân của người nghèo, cậy nhờ họ trong sứ vụ truyền bá phúc âm hóa. Giáo Hội của người nghèo là một Giáo Hội người nghèo được tiếp nhận, lắng nghe và chủ động tham gia.

4.     Bởi vậy, một cách rất chân thực, một Giáo Hội thực sự của người nghèo là một giáo hội góp phần nhiều vào việc biến đổi cần thiết của xã hội, vào việc canh tân xã hội theo nhãn quan và các thứ giá trị của Phúc Âm. Việc canh tân này là một đảm trách lấy thành phần tín hữu giáo dân làm tác nhân chính yếu và thiết yếu của mình: do đó, giáo dân cần phải được trao cho các thứ dụng cụ cần thiết để thi hành vai trò này một cách thành hiệu. Vấn đề này đòi phải có một cuộc huấn luyện toàn diện về học thuyết xã hội của Giáo Hội, cũng như đòi phải có một cuộc trao đổi liên lỉ với hàng giáo sĩ và tu sĩ liên quan đến những vấn đề về xã hội và văn hóa. Là những vị Mục Tử và các nhà lãnh đạo tinh thần, việc quí huynh cẩn thận chú tâm đến những công việc này sẽ phục vụ nhiều cho việc Giáo Hội truyền giáo “ad gentes”: vì “theo ân sủng và ơn gọi của Pháp Rửa và Thêm Sức, tất cả mọi giáo dân đều là các nhà truyền giáo; và đấu trường cho việc truyền giáo của họ là cả một thế giới phức tạp về chính trị, kinh tế, kỹ nghệ, giáo dục, truyền thông, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và thể thao” (Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu, 45).

5.     Dĩ nhiên, chúng ta không được phép bỏ qua sự kiện là đấu trường trực tiếp và có lẽ quan trọng nhất của chứng từ giáo dân cho đức tin Kitô giáo đó là đời sống hôn nhân và gia đình. Một khi đời sống gia đình lành mạnh và phát triển thì cũng phát hiện một cảm quan mạnh mẽ về cộng đồng và tình đoàn kết- hai yếu tố thiết yếu cho Giáo Hội của người nghèo. Gia đình chẳng những là đối tượng cho việc mục vụ của Giáo Hội mà còn là một tác nhân truyền bá phúc âm hóa hiệu năng nhất. Thật vậy, “các gia đình Kitô hữu ngày nay được kêu gọi để làm chứng cho Phúc Âm trong những lúc và hoàn cảnh khốn khó, khi mà chính gia đình bị đe dọa bởi một màng lực lượng” (ibid. 46). Quí huynh và các vị linh mục của quí huynh, bởi thế, phải sẵn sàng giúp cho các cặp vợ chồng sống đời sống gia đình một cách cụ thể theo đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (cf. "Familiaris Consortio," 49), bồi dưỡng đời sống thiêng liêng cho cha mẹ và con cái bằng việc cầu nguyện, bằng lời Chúa, bằng các phép bí tích, bằng các gương thánh đức về đời sống và đức bác ái.

Chứng từ phát xuất từ việc là Giáo Hội của người nghèo cũng sẽ có một giá trị khôn lường cho gia đình về ơn gọi Kitô giáo và xã hội của nó. Thật vậy, nếu lưu ý tới những tác dụng độc địa của trào lưu tục hóa hay của việc lập pháp làm băng hoại ý nghĩa đời sống gia đình, hôn nhân và ngay cả chính sự sống, chúng ta có thể nhận thấy rằng cảnh nghèo khổ phải là một trong những yếu tố chính đẩy các gia đình Phi Luật Tân vào mối nguy cơ bất ổn và bị phân mảnh. Có biết bao nhiêu là trẻ em sống thiếu cha hay mẹ vì một hay cả hai người phải tìm việc làm ăn sinh sống ở nước ngoài? Thêm vào đó, còn có nhiều thứ khai thác khác nhau làm suy yếu đời sống gia đình, như tình trạng trẻ em lao động, khiêu dâm và mãi dâm, thường gắn liền với những điều kiện kinh tế ngặt nghèo. Một Giáo Hội của người nghèo có thể làm nhiều hơn nữa trong việc củng cố gia đình cũng như trong việc chiến đấu với việc khai thác của con người.

Trước khi chấm dứt đề tài về gia đình, Tôi phải có lời khen ngợi các Vị Giám Mục Phi Luật Tân cũng như tất cả những ai hoạt động với quí huynh để thực hiện Cuộc Họp Thế Giới Của Các Gia Đình Lần Thứ Tư, được tổ chức ở Manilla đầu năm nay, thật là thành công.

6.     Quí huynh thân mến, việc Tôi chia sẻ với quí huynh hôm nay sẽ không trọn vẹn nếu Tôi không đề cập tới tình trạng không ngớt xẩy ra hoạt động khủng bố ở Phi Luật Tân cũng như tới những giai đoạn bạo động ghê gớm bùng nổ ở đó. Thật sự đây là nguyên cớ cần phải hết sức quan tâm, và Tôi muốn quí huynh biết rằng Tôi thông cảm với những bận bịu của qúi huynh, gần gũi quí huynh và nhân dân của quí huynh trong những hoàn cảnh đau thương và buồn thảm này. Cùng với quí huynh, Tôi không thể nào không cương quyết lên án những hành động ấy. Tôi kêu gọi những phe phái trong cuộc hãy buông những thứ khí giới của chết chóc và hủy hoại, loại trừ nỗi thất vọng và hận thù bởi đó mà ra, cũng như hãy mang lấy những thứ khí giới của thông cảm lẫn nhau, của việc dấn thân và của niềm hy vọng. Đó là những nền tảng vững chắc cho việc xây dựng một tương lai hòa bình và công lý chân thực cho tất cả mọi người.

Trong cuộc vận động chống khủng bố và bạo lực, các vị lãnh đạo tôn giáo đóng một vai trò quan trọng. “Các niềm tin khác nhau của Kitô giáo, cũng như chư đại tôn giáo trên thế giới, cần phải cùng nhau hoạt động để loại trừ những căn gốc về xã hội và văn hóa của nạn khủng bố. Các vị có thể làm điều này bằng việc giảng dạy tính cách cao cả của nhân phẩm con người, cũng như bằng việc truyền bá một cảm quan sáng ngời hơn về mối hiệp nhất của gia đình nhân loại” (Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2002, đoạn 12). Quí huynh ơi, đây là tiếng gọi hiển nhiên đối với việc đối thoại và hợp tác đại kết và liên tôn, những việc tự chúng là những yếu tố sâu xa hơn của một thứ Giáo Hội thực sự của người nghèo. Tôi khuyên quí huynh hãy nỗ lực theo chiều hướng này và xin quí huynh tăng thêm cho chính quí huynh cũng như cho cộng đồng của quí huynh những cơ hội tham dự vào những thứ trao đổi hiệu lực với các tín hữu khác trong Chúa Kitô cũng như với anh chị em Hồi giáo của quí huynh.
……..

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 25/9/2003
 

Trò Chơi Phúc Âm Chúa Nhật XXVII

Những gì Thiên Chúa phối hợp, loài người không được phân ly


Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, những người biệt phái đến gần và hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng?” Người đáp: “Môisen đã truyềtn cho các ông thế nào?” Họ thưa: “Môisen cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị”. Bấy giờ Chúa Giêsu đáp lại: “Chính vì sự cứng lòng của các ông, mà Môisen đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ”. Về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điểm đó. Và Người bảo các ông: “Ai bỏ vợ mình và lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng và lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”. Bấy giờ người ta đưa những trẻ nhỏ đến cùng Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng, nhưng các môn đệ khiển trách họ. Thấy vậy, Chúa Giêsu bất bình và bảo các ông rằng: “Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì nước Thiên Chúa là của những người giống như chúng. Thầy bảo thật các con: “Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó”. Rồi Người ôm chúng, đặt tay ban phép lành cho chúng.

Hướng Dẫn

Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu xác định rõ dự án của Thiên Chúa và đường lối của con người. Dự án của Thiên Chúa bao giờ cũng là muốn con người hiệp nhất nên một; còn đường lối của con người thường hướng chiều về tình trạng chia rẽ ly dị.

Tuy trong bài Phúc Âm Chúa Giêsu không xác định rõ hai vợ chồng phải sống trọn đời với nhau, nhưng nếu hai vợ chồng phải nên một thân thể với nhau mới là vợ chồng theo dự án của Thiên Chúa thì có nghĩa là họ phải sống trọn đời với nhau.

Thật vậy, nếu không ai lại phủ nhận thân thể của mình (x Eph 5:28-29), và không ai mất đầu mà còn sống thế nào, chồng cũng không thể thiếu vợ, không thể phủ nhận vợ là thân thể của mình, và vợ cũng không thể thiếu chồng, không thể tách rời chồng là đầu của mình như vậy.

Chính vì con người cứng lòng, sống theo ý riêng của mình, chứ không sống theo dự án của Thiên Chúa về hôn nhân ngay từ ban đầu như thế mà xã hội loài người càng ngày càng trở nên băng hoại như thực tế hiện nay cho thấy.

Đó là lý do, để cứu vãn tình thế, để sống hợp với dự án của Thiên Chúa trong tất cả mọi sự, cách riêng trong đời sống hôn nhân, Chúa Giêsu kêu gọi con người hãy hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ, tình trạng con người nguyên sơ còn đang ngây thơ vô tội chỉ biết tin tưởng vào Chúa và làm theo ý Chúa mà thôi.

Vậy hôm nay chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi “những gì Thiên Chúa phối hợp, loài người không được phân ly”.


Sinh Hoạt

1. Từng hai nhóm chơi với nhau. Mỗi nhóm cử ra 7 nam và 8 nữ, đứng thành vòng tròn, xen kẽ nhau cứ một nam rồi tới một nữ, mỗi người cầm trên tay một vật quí nhất của mình, tiêu biểu cho con người của mình. Nhóm đối phương sẽ cử ra một người nam đứng ở bên trong vòng tròn này

2. Người nam đứng trong vòng tròn bị bịt mắt, biểu hiệu cho tình trạng Adong ngủ say như trong bài đọc một Chúa Nhật tuần này cho thấy. Người nam bị bịt mắt này đứng yên một chỗ xoay vòng vòng thân thể của mình khi bắt đầu nghe người quản trò từ từ nhắc lại lời Chúa phán: “con người ở một mình không tốt”.

3. Vừa nghe xong lời Chúa phán này, tất cả mọi người đứng thành vòng tròn liền tiến đến gần người nam trong vòng tròn, cách khoảng một cánh tay, sau đó người nam trong vòng tròn chỉ ngón tay của mình về phía trước, mà nói: “đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”.

4. Nếu người được người nam chỉ đó là nam chứ không phải nữ, thì vòng tròn nam nữ lại lui về vị trí cũ, người nam trong vòng tròn vẫn bị bịt mắt, và chơi lại từ đầu, cho tới khi người nam bị bịt mắt chỉ đúng một người nữ.

5. Người nữ nào được người nam chỉ mà nói câu ấy tức là Evà, là người Thiên Chúa muốn phối hợp với người nam Adong ấy. Người nữ sẽ đứng lại đó ngay trước mặt người nam, và người nam bấy giờ tự mở mắt ra nhìn người nữ ấy. Trong khi đó vòng tròn nam nữ sẽ trở về vị trí như trước.

6. Thế rồi hai người nam nữ giữa vòng tròn sẽ xoay lưng vào nhau, hai cánh tay khóa lấy nhau, hai bàn tay xòe ra và hướng mặt về phía vòng tròn nam nữ, một cử chỉ tượng trưng cho tình trạng vừa hiệp nhất nên một giữa vợ chồng với nhau vừa xây dựng và phục vụ cộng đồng xã hội loài người, nhưng cũng chính vì thế mà hai vợ chồng bị những con người trong xã hội lôi cuốn hay phá đám đến nỗi làm cho họ có thể bỏ nhau về tình cảm, hay có thể ly dị theo pháp lý.

7. Vòng tròn nam nữ sẽ cùng nhau ném vào cặp nam nữ ở giữa vòng tròn này để làm sao trúng được một trong hai chỗ, một là trúng ngay giữa chỗ hai vai hay hai lưng của họ, hoặc là trúng vào ngay lòng bàn tay của một trong hai; tất nhiên, trong khi đó người nam sẽ xoay người nữ theo chiều hướng của mình để làm sao tránh được những cuộc tấn công do xã hội loài người tác hại cho đời sống hôn nhân.

8. Trò chơi sẽ được diễn lại từ đầu với nhóm còn lại. Vấn đề thắng thua sẽ được tính điểm ở chỗ cặp nam nữ vợ chồng trong trò chơi có bị đi đến chỗ ly dị (nghĩa là bị ném trúng giữa chỗ hai lưng/vai của họ) hay đi đến chỗ ly thân (nghĩa là bị ném trúng vào ngay bàn tay, tiêu biểu cho việc bàn tay của người bị ném trúng đã chấp nhận tình cảm của người không phải là vợ hay chồng mình) hay chăng? Tất nhiên cặp nào ly dị sẽ thua cặp chỉ ly thân. Nếu cả hai nhóm đều đi đến chỗ vừa ly thân lẫn ly dị, thì xem lúc đầu người nam chọn người nữ của nhóm nào nhanh nhất, tức ít lần hơn, là thắng.
 

3/10 Thứ Sáu

ÐẠO BINH HỒN NHỎ

Hôm kia, 1/10, Lễ Thánh Tiến Sĩ Hồn Nhỏ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, quan thày của Ðạo Binh Hồn Nhỏ Việt Nam Hải Ngoại.  Ngày kia, Chúa Nhật 5/10/2003, Ðạo Binh Hồn Nhỏ Việt Nam Hải Ngoại sẽ mừng 25 năm sinh hoạt ở Hải Ngoại, tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange. Ðó là lý do chúng ta nên nhìn lại tổ chức đặc biệt này theo Thông Ðiệp Tình Yêu Nhân Hậu Chúa Giêsu.

 

1- ĐẠO BINH HỒN NHỎ: THỜI ĐIỂM

  

C

ho đến thế kỷ 20 này loài người nói chung và Giáo Hội nói riêng mới được Thiên Chúa tỏ cho biết thêm hai bí mật, một vào tiền bán thế kỷ và một vào hậu bán thế kỷ. Bí mật thứ nhất là Bí Mật Fatima, mà trọng tâm của bí mật có 3 phần này, như chính Mẹ Maria nói rõ với 3 Thiếu Nhi Fatima ngày 13-7-1917, là "Thiên Chúa muốn thiết lập việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới". Bí mật thứ hai là Bí Mật Tình Yêu Nhân Hậu Chúa Giêsu, như chính Người tiết lộ ở Bỉ 50 năm sau, vào ngày 20-7-1967, đó là "Cha muốn có một Đạo Binh Hồn Nhỏ".

 Tại sao mãi cho đến sau 20 thế kỷ kể từ khi Chúa Giáng Sinh, Người mới tỏ cho chúng ta thấy hai bí mật này? Phải chăng, vì đã đến thời điểm của chúng, thời điểm cấp thời để cứu rỗi loài người đang càng ngày "không biết có còn đức tin trên thế gian này nữa không?" (Luca 18:8), một hiện trạng được tỏ ra nơi thế giới càng loạn lạc chiến tranh và riêng các linh hồn càng hư đi, đúng như nội dung Sứ Điệp Fatima của Mẹ Maria cũng như Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu (TĐTYNH) của Chúa Giêsu, mà lời Chúa Giêsu nói sau đây là tiêu biểu:

"Cha đến không phải để trừng phạt các con mà là để đem các con về với Cha. Những biến cố hiện nay chứng tỏ cho các con thấy những tâm tưởng của một thế giới tham lam, giả tạo và vị kỷ... Hãy mở đường cho Cha, hãy làm lắng dịu phép công thẳng của Cha bằng tình yêu của các con, tình yêu của các Hồn Nhỏ. Bên trên vùng biển bùn lầy tội lỗi đó, Tình Yêu dang cánh của Mình và các con cái trung thành của Người tụ họp lại dưới sự nương náu bao che này... Sự thứ tha mau mắn của Cha và phép công thẳng chậm rãi của Cha là vì các con, các Hồn Nhỏ. Kẻ dữ không sợ chờ mong ngày Chúa đến, vì họ không tin có ngày đó, nhưng sớm muộn gì ngày đó sẽ đến vào chính lúc Cha muốn" (TĐTYNH 1-12-1973)

 Nước Việt Nam nói chung và Chiến Tranh Việt Nam nói riêng, không ngờ, đã được hân hạnh trở thành một trong những nguyên cớ trực tiếp liên quan đến Bí Mật Tình Yêu Nhân Hậu của Chúa Giêsu. Thật vậy, Nước Nga đã liên quan đến Bí Mật Fatima, như lời Mẹ Maria nói vào ngày 13-7-1917: "Để tránh điều này (là thế giới bị Thiên Chúa trừng phạt), Mẹ sẽ đến để xin hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Nếu những yêu cầu của Mẹ được lắng nghe thì Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có hoà bình; bằng không, nó sẽ gieo rắc lầm lạc khắp thế giới, gây chiến cùng bắt bớ Giáo Hội...". Cũng thế, Chiến Tranh Việt Nam đã là một trong những nguyên cớ liên quan đến Bí Mật Tình Yêu Nhân Hậu Chúa Giêsu một cách hết sức đặc biệt, chứ không như biến cố Trung Đông, cũng được Chúa nói đến hai lần, vào ngày 5-6-1967 và 17-10-1973. Những lời Chúa Giêsu nói trong TĐTYNH gửi Hồn Nhỏ của Người vào ngày 10-10-1966 về Chiến Tranh Việt Nam đã chứng thực điều ấy:

         "Đó là con thú vùng lên. Có thể rất nguy hiểm. Phải cầu nguyện nhiều hơn nữa và thành lập Đạo Binh  Hồn Nhỏ".

 Cho đến nay, sau một phần tư thế kỷ thành lập (1971-1999), Đạo Binh Hồn Nhỏ quốc tế, vì đến thời điểm của mình, đã có mặt tại trên 100 quốc gia. Để có một cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về Đạo Binh Hồn Nhỏ liên quan đến bản chất, tổ chức và việc gia nhập, không còn gì hơn là căn cứ vào chính những lời Chúa Giêsu dạy trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu gửi Các Hồn Nhỏ của Người, một cuốn sách được coi là chính Thủ Bản của chung Đạo Binh  Hồn Nhỏ và cũng là Chỉ Nam cho riêng các Hồn Nhỏ:

         "Thông Điệp của Cha là Nhã Ca của thời hiện đại, vang đến tất cả mọi người, nhất là các Hồn Nhỏ" (15-9-1966);

         "Thông Điệp không dành cho kẻ cả cứ muốn làm kẻ cả, mà là cho những con chiên nhỏ bé" (16-12-1966);

         "Thông Điệp này thực sự là một nối dài và đào sâu công việc của Têrêsa nơi các linh hồn" (22-6-1971).

  

2- ĐẠO BINH HỒN NHỎ: BẢN CHẤT

  

Đ

ạo Binh Hồn Nhỏ là gì? Nếu không phải:

 

 

       Một tập thể cho các Hồn Nhỏ và của các Hồn Nhỏ (ý nghiã),

   Được thành lập theo ý muốn của Chúa Giêsu (nguồn gốc),

   Để trở thành một phương tiện cho Chúa Giêsu dùng trong công cuộc cứu lấy thế giới hiện đại (mục đích và giá trị).

  

1)       Ý NGHIÃ ĐẠO BINH HỒN NHỎ

 Đạo Binh Hồn Nhỏ là một tập thể cho các Hồn Nhỏ:

         "Cha kêu gọi họ (các Hồn Nhỏ mà Chúa Giêsu đang nói tới) tất cả hãy tham gia 'Đạo Binh Hồn Nhỏ'" (12-3-1967)

 Đạo Binh Hồn Nhỏ là một tập thể của các Hồn Nhỏ:

         "Con đường của các Hồn Nhỏ là con đường vương giả và vinh thắng. Các Hồn Nhỏ khiêm hạ của Cha sẽ là một đạo binh..." (14-7-1970)

  

2)       NGUỒN GỐC ĐẠO BINH HỒN NHỎ

 Đạo Binh Hồn Nhỏ được thành lập theo ý muốn của Chúa Giêsu:

         "Hỡi các Hồn Nhỏ khiêm hạ và tín thác, hãy lại gần Thiên Chúa của các con, đừng sợ. Vì vinh quang tối đa của Ngài, hãy thành lập bao quanh lấy Ngài, dưới sự hướng dẫn êm ái và dịu dàng của Mẹ Thánh Cha, một đạo binh bất khuất" (14-8-1966).

 Trong việc thực hiện ý định thành lập Đạo Binh Hồn Nhỏ này, Chúa Giêsu đã sử dụng hai phương tiện: Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu gửi Các Hồn Nhỏ và nữ sứ giả người Bỉ lấy tên Margarita.

Trước hết, Chúa Giêsu thành lập Đạo Binh Hồn Nhỏ bằng cách ban bố Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu gửi các Hồn Nhỏ để kích động chính mỗi một Hồn Nhỏ:

         "Thông Điệp này sẽ làm nổi dậy một Đạo Binh Hồn Nhỏ, sẽ biến cải đời sống của họ trở thành một lò lửa tình thương khổng lồ, đốt cháy mọi tội lỗi thế gian, mọi thói hững hờ lãnh đạm gây thương tích đớn đau cho Thánh Tâm Cha" (18-9-1966)

Sau nữa, Chúa Giêsu thành lập Đạo Binh Hồn Nhỏ bằng cách tuyển chọn một nữ sứ giả để chẳng những chuyển giao Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu cho các Hồn Nhỏ, mà còn trao cho sứ mệnh phải đứng ra để thành lập một Đạo Binh Hồn Nhỏ:

         "Con sẽ thành lập Đạo Binh Hồn Nhỏ của Trái Tim Nhân Hậu Chúa Giêsu" (1-4-1967)

 

3)       MỤC ĐÍCH ĐẠO BINH HỒN NHỎ

 Đạo Binh Hồn Nhỏ được thành lập để trở thành một phương tiện cho Chúa Giêsu dùng trong công cuộc cứu lấy thế giới hiện đại. Đạo Binh Hồn Nhỏ là một phương tiện cho Chúa Giêsu dùng ở đây, theo ý Người, có bốn phương diện: đối với Chúa, với Satan, với các linh hồn và với chính Hồn Nhỏ, như sau.

 Mục đích của Đạo Binh Hồn Nhỏ đối với Chúa:

         "Vì Cha nhân từ và thương xót, nên Cha tính đến sự thiện người ta làm hơn là đến sự dữ người ta phạm đến Cha. Công lý của Cha ưa nhường bước cho tình thương của Cha. Đó là lẽ tại sao Cha muốn có một Đạo Binh  Hồn Nhỏ để yêu thương kết hợp trong việc ngăn cản phép công thẳng của Cha đối với các tội nhân, dưới sự chở che của Mẹ Nữ Vương" (20-7-1967)

Mục đích của Đạo Binh Hồn Nhỏ đối với Satan:

        "Đây là triều đại của Satan. Nhưng triều đại này hoang đường và tàn lụi" (21-5-1967). Bởi thế: "Để chống lại đạo binh Satan, các con hãy lập Đạo Binh Hồn Nhỏ. Con cái thiên đàng chống lại con cái tối tăm. Lửa từ trời chống với lửa hoả ngục. Khí giới của các con sẽ là TÌNH YÊU" (10-10-1967)

 Mục đích của Đạo Binh Hồn Nhỏ đối với các linh hồn:

        "Hỡi đứa con nhỏ của Cha ơi, nhờ con, Cha đến để lay động cái ù lì của các dân tộc, tình trạng lãnh đạm nơi những người Kitô hữu trung bình; và để tái sinh tình yêu trong những tấm lòng tinh tuyền. Theo tình thương của mình, Cha đã tìm ra phương thế này để cứu vớt một số lớn những linh hồn bất định và phản loạn, đó là thành lập một Đạo Binh Hồn Nhỏ tinh tuyền cho phần rỗi của những linh hồn ấy" (16-4-1970).

 Mục đích của Đạo Binh Hồn Nhỏ đối với chính Hồn Nhỏ:

 "Cha cần một số Hồn Nhỏ khiêm tốn để chống lại với tính kiêu căng.

Những linh hồn yêu thương để chống lại với tình trạng thiếu hụt yêu thương.

Những linh hồn quảng đại để chống lại với lòng ích kỷ.

Các Hồn Nhỏ nguyện cầu để chống lại với tình trạng thiếu cầu nguyện.

Các Hồn Nhỏ cậy trông để chống lại với tâm trạng bi quan.

Các Hồn Nhỏ tinh tuyền để chống lại với ô nhơ.

Các Hồn Nhỏ chân thật để chống lại với những gian dối và giả hình.

Các Hồn Nhỏ tùng phục để chống lại với việc bất phục tùng.

Các Hồn Nhỏ sốt sắng để chống lại với tình trạng dửng dưng và nhát đảm.

Các Hồn Nhỏ hiến mình làm vật hy sinh để chống lại với tà thuyết.

Và Cha xin mỗi Hồn Nhỏ này một lòng trọng kính bao la đối với Bí Tích Tình Yêu của Cha. Vì Bí Tích này bị tổn thương bởi những xúc phạm mà Cha muốn có những người nhiệt tình bảo vệ" (17-2-1970)

  

4)       GIÁ TRỊ ĐẠO BINH HỒN NHỎ

 Qua những phân tích và minh định về ý nghiã Đạo Binh Hồn Nhỏ (là gì), nguồn gốc (từ đâu) và mục đích (làm gì) trên đây, giá trị của Đạo Binh Hồn Nhỏ nhờ đó cũng được sáng tỏ như sau:

 Giá trị của Đạo Binh Hồn Nhỏ xét về bản chất của nó:

         "Đạo Binh Hồn Nhỏ không phải là việc của loài người, mà là việc cứu rỗi phát xuất từ Thánh Tâm Cha, Thánh Tâm đã bị tan nát, luôn xót thương thế gian khốn khổ" (30-12-1972)

 Giá trị của Đạo Binh Hồn Nhỏ xét về tính cách của nó:

        "Đạo Binh Hồn Nhỏ là một tâm thức thiêng liêng Cha muốn thấy được thiết lập trong mọi tổ chức và trong khắp các nước... Đạo Binh Hồn Nhỏ là một tổ chức có tầm vóc quốc tế, chắc chắn bị chống đối, nhưng có thực, vì đó là Công Cuộc của Cha" (30-3-1973)

 Giá trị của Đạo Binh Hồn Nhỏ xét về vai trò của nó:

         "Nó là một công cuộc được sắp xếp tương xứng với sự cao cả của Đấng soi động để thành lập nên nó, và là một công cuộc mà tất cả những phong trào đang hiện hữu khác phải hiệp nhất với" (25-12-1971)

 Giá trị của Đạo Binh Hồn Nhỏ xét về tư cách của nó:

         "Đạo Binh Hồn Nhỏ có thể được so sánh như những chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô" (21-4-1974)

 

3- ĐẠO BINH HỒN NHỎ: CƠ CẤU

  

V

ì Đạo Binh Hồn Nhỏ được phát sinh từ chính ý muốn của Chúa Giêsu, do đó, Người cũng đã cặn kẽ chỉ dẫn cho cả việc tổ chức như sau:

 

Tổ chức phải từ Giáo Hội và qui về Giáo Hội:

         "Tổ chức Hồn Nhỏ phải được bắt nguồn từ Ngai Tòa Vương Quốc Kitô Giáo" (25-12-1971).

         "Hôm nay đây là thời điểm khốn khó, thời Hội Thánh đau đớn sinh con. Tổ chức  Hồn Nhỏ của Trái Tim Thương Xót Cha sẽ làm cho việc sinh con này mau đến..." (10-2-1974)

 Tổ chức được chia thành từng đơn vị nhỏ gọi là đảo:

        "Các Hồn Nhỏ của Cha có thể cứu thế giới. Các con hãy thành lập những đảo nhỏ thánh thiện ở khắp nơi. Một số ít linh hồn thánh thiện trong một giáo xứ có thể cứu một giáo xứ. Nhiều giáo xứ có một số linh hồn thánh thiện, có thể cứu một quốc gia" (5-12-1967).

 Tổ chức phải được điều khiển bởi thành phần lãnh đạo và có trụ sở:

         "Tổ chức Hồn Nhỏ phải được thiết lập và dẫn đầu bởi các vị linh mục cũng như các linh hồn được Cha tuyển chọn... Một trung tâm quốc tế phải được lập nên... Đó là nơi tập trung cho các nhóm Hồn Nhỏ. Các nhóm này phải kết hợp với nhau và phối hợp các hoạt động do trung tâm điều khiển" (8-6-1970);

         "Những hướng dẫn và gợi ý phải phát xuất từ Trung Tâm, cùng với luật lệ mà tất cả những ai tham gia Phong Trào Hồn Nhỏ phải tuân giữ" (12-8-1974)

 Hưởng ứng lời kêu gọi của Chúa Giêsu, Đạo Binh  Hồn Nhỏ đầu tiên đã được thành lập tại Bỉ vào ngày 25-9-1971. Tại Việt Nam, Đạo Binh Hồn Nhỏ bắt đầu từ ngày lễ Mẹ Maria Dâng Mình Vào Đền Thánh 21-11-1972. Tại hải ngoại, Đạo Binh Hồn Nhỏ trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam bắt đầu sinh hoạt từ tháng 6, Tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu, năm 1978 ở giáo phận Orange, Nam California, Hoa Kỳ.

 Về hình thức, Đạo Binh Hồn Nhỏ được tổ chức trong lòng Giáo Hội, thành những đơn vị nhỏ, dưới quyền điều khiển của một trung tâm, qua các vị lãnh đạo là như thế. Còn về vấn đề tinh thần cũng được tiêu biểu qua và nơi trung tâm của Đạo Binh Hồn Nhỏ, như lời Chúa Giêsu dặn dò sau đây:

 Đối với điạ điểm của Trung Tâm Đạo Binh Hồn Nhỏ:

         "Thông Điệp được ban bố ở Bỉ thì trung tâm cũng sẽ ở tại Bỉ. Thế nhưng, vấn đề ưu tiên vẫn là vấn đề thiêng liêng" (12-6-1972).

 Đối với tính chất của Trung Tâm Đạo Binh Hồn Nhỏ:

         "Ngôi nhà này phải là tột đỉnh của đời sống thiêng liêng" (9-1-1974). 

 Đối với tinh thần của Trung Tâm Đạo Binh Hồn Nhỏ:

         "Trung Tâm sẽ là căn nhà tiệc ly nhỏ bé của Tình Yêu. Những tâm hồn trú ngụ trong đó sẽ tỏ mình ra là những môn đệ đích thực của Trái Tim Cha" (12-8-1974)

 Đối với cung cách của Trung Tâm Đạo Binh Hồn Nhỏ:

         "Trong suy niệm lặng lẽ, cẩn thận tránh mọi phân tán tâm trí, đồng thời tránh mọi gương mù, chua chát, bình phẩm và phe nhóm... Nơi bàn ăn hãy loại trừ mọi thứ thịnh soạn... Đừng để sự phô bầy tiện nghi làm cớ gây gương mù cho các con người nhỏ... Tất cả phải loại trừ tinh thần áp đặt. Vị lãnh đạo sẽ là tôi tớ của mọi người. Bất bình, đố kyï và cao ngạo sẽ nhường chỗ cho an bình, hoan lạc và yêu thương..." (12-8-1974)

Để có thể đạt được mục đích của Đạo Binh Hồn Nhỏ, một tổ chức có cả một cơ cấu bề ngoài lẫn tinh thần sống bề trong như thế, Chúa Giêsu cũng không quên thúc giục một điều rất quan trọng nữa, một điều làm nên sứ vụ của chung Đạo Binh Hồn Nhỏ và của riêng Trung Tâm cũng như thành phần lãnh đạo, đó là:

         "Vệc đào tạo các Hồn Nhỏ là một vấn đề khẩn cấp để cứu vãn những gì mà tà giáo đang đe dọa hủy diệt đi" (18-4-1967) 

 Việc đào tạo các Hồn Nhỏ ở đây chính là việc trang bị "đức tin và tình yêu" làm như "chiếc áo giáp thiêng liêng" cho các Hồn Nhỏ, để họ có thể nhân danh "Hai Thánh Tâm Giêsu và Maria" trong cuộc thánh chiến "đánh bại kẻ thù", đúng như ý nguyện của Chúa Giêsu sau đây:

         "ùCác con hãy đánh bại kẻ thù bằng đức tin và tình yêu của các con. Huy hiệu của các con là hai Thánh Tâm Giêsu và Maria. Các con hãy mặc lấy chiếc áo thiêng liêng đó, áo ấy sẽ phù hộ các con trên đường vương giả về trời" (14-8-1966)

 

4- ĐẠO BINH HỒN NHỎ: GIA NHẬP

  

M

ột khi đã muốn lập Đạo Binh Hồn Nhỏ, tất nhiên Chúa Giêsu cũng muốn các linh hồn nói chung và các Hồn Nhỏ nói riêng chủ động và tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Người. Theo ý hướng của Chúa Giêsu, để gia nhập Đạo Binh Hồn Nhỏ, cần phải làm hai việc: trước hết là việc Tận Hiến Cho Chúa Giêsu, sau đó là việc Sống Hoàn Toàn Nhỏ Bé theo 6 Điều Tâm Niệm Hồn Nhỏ.

 1)         Tận Hiến cho Chúa Giêsu.

 Đối với riêng nhân vật mà Chúa Giêsu gọi là "sứ giả nhỏ bé của Tình Yêu Cha" (9-5-1966), "người mà Cha đã chọn để chuyển đạt Thông Điệp Tình Yêu của Cha" (31-5-1966), "sứ mệnh của con là nền tảng cho Đạo Binh thiêng liêng các Hồn Nhỏ" (12-8-1974), thì Người đã yêu cầu tận hiến cho Người như sau:

         "Con gái của Cha ơi, con có muốn hy sinh để làm mồi cho tình yêu không? Cha muốn con long trọng tuyên khấn phó thác trọn vẹn và trung thành cho Tình Yêu Nhân Hậu của Cha" (26-6-1966).

Người nữ sứ giả mà sau này Chúa Giêsu nói là "sau khi đã làm mồi cho tội lỗi, đã trở thành mồi cho tình yêu" (2-9-1966), vì "bao lâu nay Cha vẫn hình thành linh hồn bé nhỏ của con" (15-9-1966), vào ngày lễ Đức Mẹ Carmêlô 16-7-1966, đã chính thức tuyên hứa cùng Chúa như sau:

 "Lạy Chúa Trời con, con sấp mình trước nhan Chúa, có Đức Mẹ nhân từ và triều đình thiên quốc chứng giám, con long trọng cam kết trung thành với Chúa, và con hân hoan tận hiến làm của lễ toàn thiêu cho Tình Yêu Nhân Hậu của Chúa.

Con xin Chúa nung nấu con trong lửa tình yêu thánh thiện của Chúa, thứ tình yêu tạo nên các vị thánh. Lạy Chúa Trời con, vì lẽ con qúa yếu đuối, nên con nài xin Chúa giúp con giữ trọn lời con tuyên hứa cùng Chúa hôm nay, là luôn luôn đáp ứng tiếng gọi của Chúa.

 Nếu cần, xin Chúa nhắc lại cho con nhớ rằng con đã từ bỏ thế gian để chỉ kết hiệp làm một với Chúa mãi mãi. Con xin hiến dâng cho Chúa tất cả những gì thuộc về con và trọn bản thân con.

Con xin hiến dâng toàn vẹn và vĩnh viễn ý muốn của con cho Chúa. Nguyện xin thánh sủng Chúa cho con được sức mạnh để giữ trọn lời khấn mà con đoan nguyền trước nhan Chúa hôm nay. Amen."

 Cũng thế, đối với chung các Hồn Nhỏ muốn gia nhập Đạo Binh Hồn Nhỏ của Người, Chúa Giêsu cũng đã kêu gọi hiến thân cho Người như sau:

         "Hỡi các Hồn Nhỏ, các con có muốn là những con cái của Ơn Cứu Chuộc cùng với Cha không? Giờ đây Cha xin các con điều mà Cha của Cha đã xin Cha. Song các con đừng sợ. Các con sẽ hiến dâng cho Cha nhân tính thấp hèn của các con đã được ân sủng thăng hóa mà các con có thể dâng lên cho Cha. Phần Cha, Cha lấy làm biết ơn khi nhận lấy những tặng vật của các con" (5-7-1967).

 

2)         Sống Hoàn Toàn Nhỏ Bé

 Sau khi đã tận hiến cho Chúa Giêsu để chính thức gia nhập Đạo Binh Hồn Nhỏ, các Hồn Nhỏ còn phải sống Đời Tận Hiến một cách trung thực nữa:

         "Cha muốn các Hồn Nhỏ nên như hình ảnh của Cha. Chỉ làm bộ là Hồn Nhỏ là một xỉ nhục cho lòng nhân lành của Cha. Hãy hoàn toàn nhỏ bé" (6-5-1968).

 Tất cả những gì mà các Hồn Nhỏ đã tận hiến cho Chúa Giêsu để gia nhập Đạo Binh Hồn Nhỏ phải theo và cần giữ đã được Chúa Giêsu tóm gọn trong Sáu Điều Tâm Niệm Hồn Nhỏ:

             "Cho tập đoàn Hồn Nhỏ:

1.         Một chủ tể duy nhất là Thiên Chúa.

2.         Một hướng đạo duy nhất là Mẹ Maria.

3.         Một dụng cụ nhỏ bé là con.

4.         Một đường lối duy nhất là phó thác trong tay Cha.

5.         Kẻ thù thứ nhất phải thắng là cái tôi của mình.

6.         Nhân đức thứ nhất phải thực hành là quảng đại.

            Có như vậy, việc chinh phục các linh hồn sẽ được   thực hiện" (9-5-1967)

 Bản Tâm Niệm Hồn Nhỏ này hoàn toàn phản ảnh với ý nguyện của Chúa Giêsu, khi Người trả lời cho câu hỏi của Hồn Nhỏ sứ giả Margarita của Người: "Lạy Chúa, Chúa muốn gì nơi các Hồn Nhỏ của Chúa?"

           "Họ hãy ở trong trạng thái tùy thuộc vào Cha.

Họ hãy lắng nghe Lời Cha.

Họ hãy nhiệt thành với Đức Mẹ trong mọi sự...

 

Hơn nữa, họ phải cam kết hằng ngày đọc Kinh Mân Côi với hết tâm hồn để cầu cho hòa bình thế giới và cho riêng mỗi tâm hồn. Và cũng để đền tạ những tội và những điều xúc phạm mà Cha hằng ngày phải chịu.

 

Họ phải trung thành thực thi bác ái, nghĩa là phải thương yêu anh em mình vì lòng kính mến Cha, và phải làm ơn lành cho anh em như mình muốn cho anh em làm cho mình...

 

Dù các con ở trong thế gian hay ngoài thế gian, mỗi ngày các con hãy can đảm ôm lấy thánh giá, với lòng nhiệt thành, với hết tâm hồn mình" (22-5-1967)

  

5- ĐẠO BINH HỒN NHỎ: LUẬT SỐNG

  

T

rong thực hành, Bản Tâm Niệm Hồn Nhỏ phản ảnh ý nguyện của Chúa Giêsu trên đây phải được thể hiện và trở thành Tinh Thần Sống, Đường Lối Sống, Tâm Tình Sống, Sứ Vụ Sống và Một Ngày Sống của các Hồn Nhỏ, như những lời Chúa Giêsu dạy sau đây.

 Tinh Thần Sống của Hồn Nhỏ là Tin Yêu Phó Thác:  

        "Cha đặc biệt xin tất cả các Hồn Nhỏ có được một lòng tin tưởng và từ bỏ của một con trẻ bé thơ. Rồi trung thành với ơn thánh trong mọi sự xẩy đến cho chúng. Những hãm mình nho nhỏ được tẩm tình yêu tinh ròng; việc tưởng nhớ đến Sự Hiện Diện linh thánh của Cha; một đức tin toàn vẹn và không lay chuyển theo triều sóng nhấp nhô của tình yêu thần linh. Vì một trong những trò chơi mà Đức Khôn Ngoan của Cha ưa thích nhất là ban phát ra rồi lấy trở về, để lại ban phát nữa cho ai biết nồng nàn thích ứng mình với trò chơi này..." (7-7-1967).

 Đường Lối Sống của Hồn Nhỏ là Nhờ Mẹ Đến Với Chúa:

         "Các con hãy yêu mến Mẹ, hãy phó mình cho Mẹ. Cha lấy làm hài lòng hơn biết bao khi tiếp nhận các con từ tay của Mẹ" (3-12-1966);

         "Tất cả các Hồn Nhỏ phải nhận Mẹ làm Mẹ và làm cố vấn" (22-5-1967).

 Phần Mẹ Maria, chính Mẹ cũng minh định với nữ sứ giả của Con Mẹ là

         "Mẹ sẽ thiết lập Quyền Thống Trị của Con Mẹ trên khắp địa cầu. Mẹ sẽ cứu vớt các dân tộc. Mẹ sẽ cải hoá các tội nhân. Con hãy vững lòng, vì tình Mẹ âu yếm thương con và tất cả các Hồn Nhỏ" (23-5-1967).

 Thế nên, Chúa Giêsu đã không ngần ngại dứt khoát:

         "Các con hãy nhờ Người Mẹ của các con mà đến với Cha" (12-6-1972).

 Tâm Tình Sống của các Hồn Nhỏ là Bác Ái Yêu Thương:

         "Thế giới đang chết đi vì thiếu yêu thương mà chỉ có một mình tình yêu mới có thể cứu được thế giới" (21-10-1969);

         "Một Hồn Nhỏ phải là một linh hồn yêu thương, ngoài ra không còn làm được gì khác... Cha ở giữa các con để dạy cho các con tình yêu là cái duy nhất có thể cứu thế giới" (12-6-1972);

         "Phải yêu thương nhiều để cứu các linh hồn. Ai không mong ước như vậy thì không thể thực sự là Hồn Nhỏ" (29-6-1972);

         "Hỡi các Hồn Nhỏ yêu dấu của Cha, hãy kết chặt mối giây bác ái huynh đệ giữa các con với nhau... Mỗi một Hồn Nhỏ hãy nhận lấy cho mình nỗi khổ đau của người khác. Hãy tương trợ nâng đỡ nhau bằng ân sủng của Cha và vì yêu mến Cha... Hãy là chiếc vũ khí tinh nhuệ của tình yêu Cha để Cha có thể tỏ tình thương cho các tội nhân... Các con hãy hợp thành một đại gia đình Hồn Nhỏ mà Cha là Đấng mang lại sự sống... Sứ mệnh của các con là một sứ mệnh yêu thương cho hạnh phúc và an bình của nhân loại. Cho dù nhân loại này có hư nát đến đâu đi nữa, tình yêu cũng là phương dược duy nhất để chữa trị sự dữ của nó..." (24-5-1970);

         "Là Hồn Nhỏ là gắn liền với thánh giá cứu rỗi. Hỡi những đứa con nhỏ của Cha ơi, các con là những kẻ đi tiên phong cho Công Cuộc Yêu Thương của Cha" (16-8-1972);

         "Cha đến để dạy lại cho các con cách thức yêu thương. Yêu thương là đủ để cứu thế giới" (8-9-1973);

         "Làm một Hồn Nhỏ là chiếu giãi yêu thương" (24-10-1973)

 Sứ Vụ Sống của Hồn Nhỏ là Dấn Thân Phục Vụ:

 "Hãy đến với người khổ đau để an ủi họ.

Hãy đến với người nghi nan để làm cho họ được vững tâm trở lại.

Hãy đến với người khóc than để lau khô những giọt lệ của họ.

Hãy đến với người đợi trông để dạy cho họ biết kiên nhẫn.

Hãy đến với người lầm đường lạc lối để chỉ cho họ đường đi nước bước.

Hãy đến với người đang bị lung lạc để làm cho họ được vững mạnh.

Hãy đến với người kém đức tin để làm cho họ được kiên cường.

Hãy đến với người ở trong tối tăm để ban cho họ niềm hy vọng lãnh nhận ánh sáng.

Hãy đến với người vui mừng hớn hở để làm cho họ được bình lặng.

Hãy đến với người ở trong tuyệt vọng để ban cho họ niềm cậy trông.

Hãy đến với anh em của các con để mang cho họ hương thơm của Chúa Giêsu là đức hiền lành và khiêm nhượng của Người" (21-6-1973)

 Một Ngày Sống của Hồn Nhỏ là Hy Sinh Cầu Nguyện:

 "Đây là ngày sống của một Hồn Nhỏ.

Hãy dâng ngày để cầu cho Đức Giáo Hoàng cũng như cho các ý chỉ của ngài, cho hết mọi vị linh mục; cho hoà bình thế giới, cho các tội nhân ăn năn trở lại, cho những người đau khổ; và để đền tạ những xúc phạm nặng nề đến Thánh Tâm Cha, cũng như đến Trái Tim sầu bi và Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

 Cha mời gọi mỗi một linh hồn hãy hết lòng quảng đại chiến đấu với tính vị kỷ ở trong mỗi người cũng như mọi người; hãy có một tấm lòng bác ái rộng lượng với tha nhân của mình.

 Hãy truyền bá Kinh Mân Côi: việc này sẽ chiếm được nhiều ơn phúc cho Giáo Hội cũng như cho các vị linh mục.

 Việc cầu nguyện thì tùy mỗi linh hồn chọn lựa theo thời giờ thuận tiện của mình.

 Không có lý do quan trọng chớ bỏ bê việc cầu nguyện, vì nó là phương tiện nên thánh và hiểu biết, mà nó dùng sức mạnh làm cho các linh hồn nên sinh động.

 Các Hồn Nhỏ hãy yêu mến và sốt sắng liên kết với nhau theo những ý hướng này.

Để giữ liên lạc thường xuyên với Thiên Chúa, hãy năng nhớ đến Ngài bằng những ước vọng nồng nhiệt.

Hãy hoàn toàn phó mình cho ý muốn của Cha. Hãy cậy trông nơi Cha.

 Đây là qui luật mà mọi Hồn Nhỏ chấp nhận lấy cái ách của nó phải thực hành và tôn trọng; cái ách mà, hãy tin Cha đi, đối với những linh hồn quảng đại thì nhẹ nhàng và dịu ngọt.

 Nếu các con làm như thế thì đà tiến của sự dữ sẽ bị chặn đứng. Nhiều người sẽ tỉnh ngộ trở về với Nguồn Mạch thiện hảo" (5-12-1967).

 Muốn biết mình có thực là một Hồn Nhỏ đích thực của Chúa Giêsu, Đấng muốn thành lập Đạo Binh Hồn Nhỏ và cũng là Đấng mà mình đã tận hiến để được gia nhập Đạo Binh Hồn Nhỏ của Thánh Tâm Người, đúng như Người đã chỉ dạy theo những trình bày trên đây hay chưa, Các Hồn Nhỏ có thể thường xuyên đọc lại 12 Điều Kiểm Thảo Hồn Nhỏ:

 "Xưng mình là Hồn Nhỏ thì chưa đủ để là một Hồn Nhỏ:

1.      Con có yêu thương tha nhân như bản thân con không?

2.      Con có làm lành đối lại với việc dữ không?

3.      Con có đoán được những ước vọng của các người khác để mà giúp đỡ họ không?

4.      Con có để tâm oán hận khi bị hãm hại không?

5.      Con có cố gắng hiến mình cho những kẻ khác không?

6.      Con có tập trung mọi sự vào bản thân con không?

7.      Con có nhận thức rằng con thực sự chẳng là gì không?

8.      Con có cảm thấy bản thân con rất là nhỏ bé trong tay Cha không?

9.      Con có thể hiến dâng cho Thiên Chúa phần thuộc về Người trong mọi sự mà con đã nhận được không?

10.  Con có biết thưa 'Lạy Chúa Trời con, con đội ơn Chúa' trong lúc sướng vui cũng như khi đau khổ không?

11.  Con có thể thực sự phó mình trong cánh tay Cha không?

12.  Con có thể hiến mình cho những ai có ít hơn con không?

 "Nếu được như vậy thì con là một Hồn Nhỏ yêu dấu của Thánh Tâm Cha. Con đừng quên rằng, con không thể tiến đến tình trạng bỏ mình này mà không có Cha. Hãy hiến thân mình, và Tình Yêu sẽ làm việc trên linh hồn nhỏ bé của con, Tình Yêu sẽ điêu khắc nó và làm nó nên phong phú cho việc thánh hóa con cũng như cho mọi linh hồn được lợi ích lớn lao hơn" (24-10-1973).

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

2/10 Thứ Năm

ĐTC gửi sứ điệp cho Hội Nghị Quốc Tế Thánh Tôma: "Nhân bản thuyết của Thánh Tôma tập trung vào trực giác chính yếu này, đó là con người từ Chúa mà đến nên phải trở về với Ngài"

Tuần vừa qua Học Viện Giáo Hoàng Thánh Tôma và Hội Thánh Tôma Quốc Tế đã tổ chức ở Rôma Hội Nghị Quốc Tế Thánh Tôma, với chủ đề “Nhân Bản Kitô Giáo trong Ngàn Năm Thứ Ba”.

Ngày 29/9/2003, Thứ Hai, ĐTC đã gửi một sứ điệp cho thành phần tham dự cuộc hội nghị này. ĐTC viết:

“Nhân bản thuyết của Thánh Tôma tập trung vào trực giác chính yếu này, đó là con người từ Chúa mà đến nên phải trở về với Ngài. Thời gian là giới hạn để con người thực hiện sứ vụ cao quí của họ, lợi dụng những trường hợp được cống hiến cho họ ở tầm mức tự nhiên và ân sủng”.

Trong việc đương đầu với những mối hiểm nguy, như “việc mất đức tin nơi lý trí cũng như nơi khả năng tìm sự thật của nó, nơi việc hủy thể, nơi khuynh hướng tương đối, nơi việc phủ nhận giá trị tr1i thông minh của con người trong việc tìm kiếm chân lý; việc quên lãng hữu thể; việc chối bỏ linh hồn; việc chiều theo những gì vô lý và cảm giác; nỗi sợ hãi tương lai; nỗi lo âu hiện hữu. Tôi đã trình bày cho thấy tư tưởng của Thánh Tôma, với một lòng tin tưởng mạnh mẽ ở lý trí cũng như ở việc giải thích rõ ràng về bản tính tự nhiên và ân sủng, là những tư tưởng có thể cống hiến cho chúng ta những yếu tố căn bản về một thứ đáp ứng hiệu năng. Nhân bản Kitô giáo, như Thánh Tôma dẫn giải, có khả năng bảo trì ý nghĩa của con người cũng như phẩm vị của họ. Đó là một công cuộc cao cả được trao phó cho thành phần môn đệ của thánh nhân!”

ĐTC đã tiếp tục nhắn nhủ 500 tham dự viên triết gia, thần học gia và giáo sư hội nghị quốc tế này như sau: “Sự thật này sáng ngời biết bao đối với con người của thiên kỷ thứ ba này trong việc liên lỉ tìm cầu viên trọn”. Và Ngài đã mời gọi họ hãy tự hỏi “đâu là những gì đóng góp đặc biệt Thánh Tôma có thể cống hiến ở vào lúc mở màn cho thiên kỷ mới đây trong việc hiểu biết và hiện thực khoa nhân bản Kitô giáo”.

ĐTC đã phân tích bộ “Tổng Luận Thần Học” (Summa Theologiae) của Thánh Tôma như sau: phần thứ nhất nhắm vào Thiên Chúa, và phần thứ hai phân tích “cuộc hành trì dài của con người hướng về Thiên Chúa”. Phần thứ ba của bộ sách này nói là Chúa Giêsu “chính vì Người là một con người thực sự đã tỏ cho con người thấy bản thân mình phẩm vị của hết mọi con người, và là con đường hồi qui của cả hoàn vũ về với khởi nguyên của nó là Thiên Chúa. Bởi thế, Chúa Kitô thực sự là đường lối đích thực của con người. Như thế, khoa nhân bản của Thánh Tôma xoay quanh cái trực giác chính yếu này, đó là con người từ Chúa mà đến thì họ cũng cần phải trở về với Ngài. Thời gian là giới hạn để họ có thể hoàn thành sứ vụ cao quí này của họ… Đó là công việc lịch sử của tín hữu trong việc lấy Chúa Kitô là ‘đường lối’ để tiến đến tầm mức nhân bản mới, tức một thứ nhân bản theo dự án của Thiên Chúa. Bởi thế mới thấy cái ưu tiên của việc truyền bá phúc âm hóa thực sự là ở chỗ giúp cho con người thuộc thời đại chúng ta đích thân gặp gỡ Chúa Kitô để sống với Người và cho Người”.

ĐTC gửi sứ điệp cho cuộc hội luận do Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin tổ chức nhân dịp 10 năm Thông Điệp Rạng Ngời Chân Lý: "hãy khám phá ra cái liên kết giữa sự thật, sự thiện và tự do... cái qui chiếu cốt yếu của luân lý Kitô giáo không phải là văn hóa của con người mà là dự án của Thiên Chúa"

Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin tổ chức buổi hội luận này về đề tài “Nhân loại học của khoa luân lý thần học theo Thông Điệp ‘Rạng Ngời Chân Lý’”. ĐTC viết trong sứ điệp đề ngày 24/9/2003: “10 năm kể từ khi phổ biến thông điệp này, giá trị về tín lý của bức thông điệp này vẫn còn hiện đại hơn bao giờ hết. Những giáo huấn thông điệp ‘Rạng Ngời Chân Lý’ tiếp tục đề ra cho chúng ta là hãy bắt đầu lại với Chúa Kitô, là hãy chiêm ngắm dung nhan của Người, là hãy kiên trì theo Người. Vượt trên tất cả mọi thay đổi bề ngoài về văn hóa, có những thực tại nồng cốt không hề đổi thay, song có một nền tảng sâu xa trong Chúa Kitô, Đấng hôm qua, hôm nay và mai ngày vẫn thế. Chắc chắn là ngày nay dường như khó khăn hơn cho các vị mục tử Giáo Hội, cho các vị học giả và giáo sư luân lý Kitô giáo, trong việc dẫn dắt tín hữu hình thành những phán đoán hợp với chân lý trong bầu khí thử thách sự thật cứu độ cũng như trong bầu khí đầy những tương đối thuyết thách đố lề luật luân lý. Bởi thế, Tôi xin tất cả mọi tham dự viên trong cuộc hội luận này hãy khám phá ra cái liên kết giữa sự thật, sự thiện và tự do. Mối liên hệ này, cùng với yếu tố làm người theo bản tính nhân loại, có một nền tảng siêu hình nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể và được canh tân cùng làm sáng tỏ nơi biến cố cứu độ lịch sử của thập giá Chúa Cứu Thế chúng ta”.

ĐTC kết luận: “Bởi thế, cái qui chiếu cốt yếu của luân lý Kitô giáo không phải là văn hóa của con người mà là dự án của Thiên Chúa. Cái bí mật chính yếu của Giáo Hội, do đó, là ở chỗ gắn mắt nhìn lên Chúa Kitô tử giá, cũng như ở việc công bố hy tế cứu chuộc của Người. Câu giải đáp Giáo Hội cống hiến cho vấn đề hạnh phúc của con người hiện đại có một quyền năng và khôn ngoan của Chúa Kitô tử giá, của Chân Lý vì yêu thương hy hiến”.


ĐHY Ratzinger trước triết thuyết và  tâm thức thời đại

Tương Đối Thuyết là “Vấn Đề Lớn Nhất của Thời Đại Chúng Ta”

Trong tác phẩm gần 300 trang mới nhất của mình do Cantagalli Publishers xuất bản, một tác phẩm tổng hợp tất cả các bài diễn văn được ĐHY phổ biến trong thập niên qua và đã được ngài tái kiểm chính. Tuy nhiên, bài đầu tiên là một bài viết từ năm 1964 về hiện tượng tôn giáo để chứng tỏ cho thấy cái khác biệt nơi Kitô giáo. Tác phẩm mang tựa đề "Fede, verità, tolleranza -- Il cristianesimo e le religioni del mondo" (Đức Tin, Chân Lý, Khoan Nhượng – Kitô Giáo và Các Tôn Giáo Thế Giới).

Theo vị hồng y tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Tòa Thánh thì “vấn đề chính là vấn đề về sự thật”. Ngài nhận định rằng tương đối chủ nghĩa, một thuyết coi tất cả mọi ý nghĩ là đúng, cho dù chúng có mâu thuẫn với nhau, “là vấn đề lớn nhất của thời đại chúng ta”. Tự bản chất, công việc của ngài làm đó là tìm cách minh định cho thấy “một là tương đối thuyết thật sự là một giả thuyết cần thiết cho việc khoan nhượng; hai là các tôn giáo thật sự đều giống như nhau”, hay đúng là “sự thật thì khả tri”.

Trong chương về “Những Thiên Lệch về Đề Tài Đức Tin, Tôn Giáo và Văn Hóa”, vị hồng y tác giả nhận định là “việc khoan nhượng và tôn trọng kẻ khác hình như đã áp đặt ý nghĩ cho rằng các tôn giáo tương đương với nhau”. Thế nhưng, theo ánh sáng mạc Khải Kitô giáo, đức hồng ý xác nhận, “nơi Chúa Kitô, chúng ta đã được ban cho một tặng ân mới, một tặng ân chính yếu, đó là sự thật, và bởi đó, chúng ta có nhiệm vụ phải cống hiến sự thật này cho kẻ khác một cách nhưng không”.

“Việc nói rằng thật sự có một sự thật, một sự thật sâu xa và vững chắc trong lịch sử nơi con người Đức Giêsu Kitô cũng như nơi đức tin của Giáo Hội, đã bị coi là bảo thủ, hiện lên như là một thứ thực sự tấn công tinh thần văn minh tân tiến và như là một mối đe dọa về nhiều mặt cho sự thiện tối hậu đó là lòng khoan nhượng và quyền tự do”. Tuy nhiên, “việc chối bỏ sự thật lại không cứu được con người”. Trái lại, “đức tin Kitô giáo không ngừng thúc bách hướng tới vấn đề sự thật”, “một sự thật không phạm đến bất cứ ai”. “Nếu chỉ có đức tin Kitô giáo là sự thật thì nó thực sự có liên quan đến tất cả mọi người”, bằng không, nó chỉ là một thứ biểu hiện của văn hóa vậy thôi, theo nhận định lập luận của vị tác giả hồng y.

Trong một thế giới phi tín điều hay chỉ có một tín điều duy nhất là tương đối thuyết thì mối thách đố lớn lao là ở “cuộc gặp gỡ giữa đức tin và lý trí”. Nếu có thể tìm thấy sự thật thì đâu là những mối liên hệ giữa các tôn giáo đa dạng? Vị hồng y tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin trả lời bằng một nghi vấn: “Không phải là con người đang tìm kiếm, đang thực hiện nỗ lực để có được một lương tâm tinh tuyền nhờ đó đến gần hơn – ít là ở chỗ! - những hình thức thuần túy nhất của tôn giáo?”

Thế nên, Kitô hữu không được “chỉ thực hiện việc truyền đạt một cái tương tự về cấu trúc của các tổ chức và tư tưởng, mà là cái chiều kích sâu xa nhất của đức tin, đó là chiều kích thực sự liên hệ với Chúa Kitô”. Đức Hồng Y Ratzinger khẳng định: “Cái dẫn con người đến cùng Thiên Chúa đó là những gì năng động của lương tâm cũng như của việc Thiên Chúa hiện diện một cách thầm lặng nơi lương tâm, chứ không phải cái thần thánh hóa những gì ẩn ẩn hiện hiện khiến con người không thể thực hiện việc tìm hiểu sâu xa hơn”.

ĐHY Ratzinger: Có Kiêu Căng hay chăng khi tuyên xưng Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất?

ĐHY Ratzinger, đương kim Bộ Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin cũng là vị hồng y người Baravia vừa được ĐTC bổ nhiệm hôm 30/11/2002 vừa qua làm trưởng hồng y đoàn (thay cho ĐHY Bernardin Gantin người Benin Phi Châu về hưu 80 tuổi), một chức vụ, theo giáo luật khoản 352, không có quyền gì trên các vị hồng y khác, ngoài phận sự thông báo cho hồng y đoàn về việc qua đời của ĐTC, chủ sự hội đồng hồng y, triệu tập mật nghị hồng y, kể cả mật nghị bầu giáo hoàng, một mật nghị được vị này điều hành việc bầu cử và hỏi vị tân giáo hoàng xem có muốn chấp nhận việc được chọn bầu hay chăng.

Hôm Thứ Bảy 30/11/2002, ĐHY Ratzinger đã ngỏ lời cùng 3000 tham dự viên về chủ đề “Chúa Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”, một hội nghị tập trung các thần học gia nổi tiếng trên thế giới tại Đại Học Công Giáo Thánh Antôn ở Murcia Tây Ban Nha.

“Có kiêu ngạo hay chăng khi nói đến một sự thật liên quan đến các vấn đề tôn giáo, đến nỗi đi đến chỗ khẳng định sự thật này, một sự thật duy nhất, đã được thấy nơi tôn giáo riêng của con người? Ngày nay, nó đã trở thành một thứ châm ngôn vừa giản dị lại nghêng ngang có một sức dội ghê gớm phủ nhận tất cả những ai có thể bị cáo giác là họ tin tưởng rằng họ ‘nắm bắt được’ sự thật. Những người này dường như không thể nào đối thoại với họ được; vì không ai có thể ‘chiếm hữu’ được sự thật nên không cần phải để ý đến họ cho lắm. Chúng ta chỉ có thể tìm kiếm sự thật. Tuy nhiên, người ta có thể phản đối việc khẳng định này, ở chỗ, nếu người ta không bao giờ đạt đến được mục đích thì việc tìm kiếm này nghĩa là gì? Những người này có quả thực tìm kiếm hay họ không muốn tìm sự thật, vì những gì họ tìm kiếm không có được?” Bình thường thì không thể nào nắm bắt được sự thật; đối với sự thật, tôi bao giờ cũng phải là một con người khiêm tốn chấp nhận, một con người ý thức được cái liều lĩnh của mình và chấp nhận kiến thức như là một tặng ân tôi không đáng lãnh nhận, một tặng ân tôi không thể huyênh hoang như thể nó do tôi chiếm đạt. Nếu tôi đã nhận được sự thật, tôi phải coi nó như là một trách nhiệm, một trách nhiệm cũng đóng vai trò phục vụ người khác. Đức tin cũng xác nhận là cái khác nhau giữa những gì chúng ta biết được với chính thực tại thì vô cùng lớn hơn cả cái giống nhau”.

Theo ĐHY này thì kẻ kiêu ngạo là người chủ trương tương đối thuyết: “Không phải kiêu căng hay sao khi nói rằng Thiên Chúa không thể ban cho chúng ta tặng ân sự thật? Không phải là khinh thường Thiên Chúa khi nói rằng chúng ta đã được sinh ra mù lòa nên sự thật không phải là những gì chúng ta cần quan tâm tới? Cái kiêu ngạo thật là ở tại việc muốn chiếm chỗ của Thiên Chúa và muốn quyết định chúng ta là ai, những gì chúng ta làm, những gì chúng ta muốn làm nên chính mình và thế giới. Điều duy nhất chúng ta có thể làm đó là khiêm nhượng nhận biết rằng chúng ta là những sứ giả bất xứng, thành phần không loan báo về bản thân mình, nhưng kính cẩn nói đến những gìkhông phải là mình, song về những gì bởi Thiên Chúa mà đến. Chỉ có như thế mới làm sáng tỏ công cuộc truyền giáo mà thôi, một công việc không nhắm vào mục đích áp đặt chế độ thực dân thiêng liêng, bắt kẻ khác phải lụy phục văn hóa và tư tưởng của mình. Trước hết, việc truyền giáo đòi phải sẵn sàng chịu tử đạo, một tình nguyện đánh mất bản thân mình vì yêu mến sự thật và tha nhân của mình. Chỉ có thế việc truyền giáo mới khả tín. Chân lý không thể và không được có bất cứ một thứ khí giới nào khác ngoài chính mình”.


1/10 Thứ Tư, Lễ Thánh Tiến Sĩ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu

Tại Sao Con Mến Mẹ?

Lễ Thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu mở màn cho Tháng Ðức Mẹ Mân Côi hằng năm. Sau đây là bài thơ "tại sao con mến Mẹ?" của chị liên quan đến các mầu nhiệm Mân Côi Mẹ tham dự với Con Mẹ.

Chuyển ngữ: Bảo-Phác Mai-Tuyết. (Bảo-Phác Mai-Tuyết” tên thật là Phan Thiện Giản, một tu sĩ dòng Đức Mẹ Đồng Công, người đã dịch sang Việt ngữ một số sách đạo đức ,như cuốn Vinh Quang Mẹ Maria của Thánh An-Phong, vị sáng lập dòng Chúa Cứu Thế- dưới bút hiệu chính thức là Phạm Duy Lễ”. Bảo-Phác Mai-Tuyết là biệt hiệu được dịch gỉa sử dụng duy cho bài thơ này mà thôi. Bảo-Phác Mai-Tuyết là âm nghĩa được dịch ra từ tên thánh khấn dòng của dịch gỉa, đó là Bônifaciô Maria Mẹ Xuống Tuyết)”
 

St. Thérèse of Lisieux


Con vẫn hỏi vì sao con mến Mẹ!
Sao lòng con luôn rung cảm vì yêu!
Vì sao khi suy tưởng vẻ cao siêu,
Của Mẹ, mà lòng con không sợ hãi!
Con say sưa và ngắm nhìn mê mải,
Mẹ uy linh vượt trên khắp thánh thần.
Thân con là cát bụi vướng phù vân,
Maria! Con cúi đầu trước bệ.
Trẻ thơ ngây cần say yêu tình Mẹ.
Chia sầu đau và san sẻ niềm vui.
Để dắt con thoát sóng thẳm dập vùi,
Mẹ đã tốn biết bao là châu lệ!
Ngắm đời Mẹ theo tin mừng vạch vẽ,
Con dám nhìn, dám gần lại ngay bên.
Khó chi đâu con dẫu đứa con hèn,
Cũng như con, Mẹ khổ đau và chết.
Khi sứ thần báo tin vui kỳ tuyệt,
Mời Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa toàn năng,
Con ưa nhìn lòng Mẹ trắng hơn băng,
Kho trinh đức chói chang trời mầu nhiệm.
Ôi lạy Mẹ, Mẹ Đồng Trinh Vô Nhiễm,
Chúa qúi yêu lòng Mẹ vượt trời cao,
Lòng khiêm nhu, lòng êm dịu ngọt ngào,
Hoài thai Chúa Giêsu, nguồn phúc cả.
Mẹ tự xưng là nữ tỳ nhu hạ,
Nhưng Chúa yêu đã yêu dấu phận hèn.
Đức nhu mì nâng Mẹ vượt cao lên,
Mẹ kéo cả Ba Ngôi vào lòng Mẹ.
Chúa Thánh Linh đem tình yêu vẹn vẽ,
Bao trùm lên hồn Mẹ rất trinh trong.
Và Ngôi Con xuống chiếm ngự cõi lòng,
Nên Anh Cả của đoàn em tội lệ.
Maria dẫu thân con nho bé,
Con cũng từng chiếm hữu Chúa vô cùng,
Như Mẹ, con không run sợ hãi hùng:
Khổ của Mẹ cũng cùng con chia sẻ.
Maria! Đây con là con Mẹ,
Phúc Mẹ hiền không trối lại con sao?

Khi tẻ đắng con đón Chúa ngự vào,
Chúa đã ngờ được nghỉ an trong Mẹ.
Ôi Nữ Vương của triều thần diễm lệ,
Cho con theo chân Mẹ, cảm mùi hương,
Đường hẹp đi Mẹ cho thấy tỏ tường,
Luôn thực hiện những khiêm hèn nhỏ mọn.
Maria! Con muốn là con nõn.
Cõi vinh quang trần thế tựa phù vân.
Xin dậy con bài yêu mến thân nhân,
Mà Mẹ đã thi hành nơi thân quyến.
Thành Bê-Lem một chiều mùa đông úa,
Mẹ đã từng bị xua đuổi khinh chê,
Vì nghèo nàn. Hàng quán qúi sang kia,
Chỉ tiếp đón những hạng người quyền phú.
Mẹ nghèo nàn đành hang lừa tạm trú,
Ngay nơi đây Mẹ sinh Chúa Tình Yêu.
Ôi Mẹ là Mẹ Chúa cả cao siêu!
Mẹ vĩ đại biết bao trong nghèo cực!
Con thấy Đấng Vô Cùng lên tiếng khóc,
Trong lớp khăn đơn bạc quấn quanh thân.
Mẹ ơi! Con đâu tị với Thiên Thần?

Chúa các vị là Anh con chí ái.
Con cao lời tụng ca tình hà hải,
Mẹ nở ra Bông Hoa Thánh Thần Linh.
Con mến yêu nghe khúc hát an bình.
Mẹ nắm giữ những điều trong tim dạ.
Mẹ khuất tịch với tâm tình khiêm hạ,
Cùng đoàn người phụ nữ khác dâng con.
Mẹ hiến dâng Cứu Chúa các linh hồn,
Vị lão đại ấp yêu vòng tay ấm,
Còn cười tươi vang lên bài ca gấm,
Nhưng rồi thôi lệ nóng đã tuôn tràn.
Ôi tương lai! Một mũi nhọn gươm đao,
Si-Mê-An đã báo tin đau khổ.
Rồi cho đến suốt chiều đời loang đổ,
Mũi gươm đau vẫn đâm xé tâm tình:
Mẹ rụng rời từ tạ đất cha sinh,
Tránh cơn giận của một vì bạo chúa.
Trong lòng Mẹ trẻ Giêsu yên ngủ,
Thánh Giuse giục giã vội lên đường.
Mẹ lĩnh vâng không một chút tơ vương:
Mẹ đi ngay không dặn dò trì hoãn.
Đất Ai-Cập Mẹ dừng chân trú tạm.

Tâm hồn vui nhủ mồ hôi bần cùng,
Vì Giêsu là đất tổ thiên cung.
Thiếu chi nữa chuỗi tháng ngày lưu lạc.
Nhưng than ôi! Những ngày vui tan tác.
Nơi đền thờ Mẹ lạc mất Con yêu.
Ôi mênh mông! Biển cả đắng tiêu điều!
Trẻ Giêsu suốt ba ngày biệt tích.
Lúc tái ngộ tình yêu đương cảm kích:
Nói cùng Con khi luật sĩ hững hờ:
Ôi Con ơi! Sao con nỡ làm ngơ?
Cha và Mẹ tìm Con bao lệ ứa!
Và Hài Nhi - Ôi nhiệm mầu Thiên Chúa,
Vừa trả lời, vừa giơ rộng cánh tay:
Tìm Con chi? Con phải nghĩ từng giây
Đến công việc của Cha Con trao phó.
Và Tin Mừng kể thêm rằng:
từ đó, Chúa Hài Nhi sống tuân phục Mẹ Cha.
Lòng con dang dang cảm động thiết tha,
Chúa vâng lịnh ý tình bao yêu mến.
Bây giờ con mới hiểu lời mầu nhiệm,
Vua của con đáp Mẹ ở đền thờ.
Mẹ ơi, con Mẹ muốn để tình thơ,

Dìu linh hồn giữa đêm tin tăm tối.
Vua trời cao muốn vạch đường chỉ lối,
Để Mẹ vui trong ưu não tâm thần:
Khổ đau là hạnh phúc ở trần gian,
Vâng, đau khổ vì yêu là hạnh phúc,
Giêsu! Hãy thi hành lời hối thúc!
Xin Mẹ thưa cùng Chúa chớ lo con:
Con sẵn vâng Người khuất khỏi tâm hồn,
Cho đến ngày đức tin thành hoàn tất.
Na-za-rét, ôi Nữ Trinh ẩn dật,
Mẹ từng qua cuộc sống thật khiêm nghèo.
Không xuất thần, không phép lạ kèm theo,
Tô điểm sáng cuộc đời trên dương thế.
Trên dương thế số linh hồn thơ trẻ,
Thật đông ngần. Họ không sợ ngước trông,
Lên Mẹ yêu, Mẹ khôn sánh, khâm sùng,
Mẹ thích thú dẫn đưa về bất diệt.
Trong cuộc sống lưu đầy, đầy da diết,
Con muốn theo chân Mẹ suốt ngày đêm.

Ngước trông lên hồn con ngập êm đềm,
Tìm trong Mẹ những vực sâu tình ái.
Ánh Mẹ nhìn đuổi xa ngàn sợ hãi,
Sẽ dậy con khóc lóc với hoan ca.
Không khinh chê những yến tiệc thanh hoa,
Mẹ lại muốn tham gia và chúc tặng.
Thành Cana đôi tân hôn lo lắng:
Tiệc đang vui mà rượu cạn vơi rồi.
Mẹ ân cần thưa Con Mẹ khúc nhôi,
Tin chắc Chúa rộng ban nguồn an ủi,
Chúa Giêsu bề ngoài như từ chối:
Can chi đâu tới Mẹ và tới Con?
Nhưng thâm tâm, tim Chúa lại dập dồn:
Vì lời Mẹ đầu tiên làm phép lạ.
Một ngày kia trên cảnh đời rộn rã,
Từng đoàn dân nghe Chúa giảng Tin Lành.
Có người chen qua lớp lớp vây quanh,
Báo tin Chúa: Mẹ và anh em đến.
Và Con Mẹ, tình thương không bờ bến,
Với chúng con, trước quần chúng bao la
Ai anh em? Ai chị? Ai Mẹ Ta?
Nếu không phải là người vâng Thánh Ý?

Ôi Nữ Trinh, Mẹ
Tình Yêu tế nhị,
Nghe lời Con, Mẹ chẳng chút buồn rầu,
Mẹ còn vui vì ý tứ cao sâu:
Hồn chúng con là gia đình của Chúa.
Vâng, Mẹ vui, Mẹ vui mừng tràn trụa:
Cho chúng con, Chúa ban cả tran tung.
Nhìn tấm lòng Mẹ quảng đại mênh mang,
Sao chúng con còn không yêu mến Mẹ?
Yêu chúng con Mẹ đem lòng tinh tế:
Vì chúng con, Mẹ đành rút thâm tình.
Yêu là cho, là tận tuyệt hy sinh:
Mẹ chứng tỏ để dắt dìu nâng đỡ.
Chúa Cứu Chuộc hiểu lòng bao rộng mở,
Ắp tâm tình của Mẹ với trần gian.
Mẹ là nơi trú ẩn rất an toàn,
Chúa để lại khi về trời mong đợi.
Đỉnh Can-Vê một chiều kia nắng lụi,
Mẹ kề bên Thánh giá hiến dâng lên,
Như linh mục khi dâng lễ chuộc đền
Con của Mẹ để Cha nguôi nghĩa nộ.
Lời tiên tri từ xưa nay sáng tỏ:
Đớn đau nào quằn quại qúa như tôi!

Mẹ Đồng Công cộng tác lễ đền bồi,
Đã đổ hết máu đào trong tim Mẹ.
Nhà Gioan trở thành am lặng lẽ,
Môn đệ yêu thay cho Chúa Giêsu:
Lời Phúc Âm lần chót vang nghìn thu,
Rồi từ đó lặng im về đời Mẹ.
Ôi thanh lặng êm đềm! Ôi vắng vẻ!
Tỏ tình yêu vô giới của Ngôi Lời,
Muốn tụng ca tình Mẹ nhiệm mầu trôi,
Để hứng thú đoàn con nơi cực lạc.
Sắp rồi đây, con sẽ nghe thần nhạc,
Sắp rồi đây, con ngắm Mẹ trên trời.
Bình minh con, Mẹ đã mỉm cười tươi,
Khi chiều xế, Mẹ cười thêm nụ nữa!
Con sợ chi ánh vinh quang rực rỡ,
Của Mẹ: Con cùng Mẹ khổ đau,
Ôi Nữ Trinh, con hy vọng ngày sau:
Ôm gối Mẹ, con là con Mẹ mãi.




Thiên Chúa Cao Cả, Con Người Qúi Trọng

(Bài 86 ngày Thứ Tư 24/9/2003: Thánh Vịnh 8: Kinh Ban Mai, Thứ B ảy, Tuần Thứ Bốn. Ðây là bài giáo lý ÐTC đã không tự chia sẻ như thường, vì bị bệnh ruột từ ngày hôm trước. Ngài chỉ theo dõi qua truyền hình từ nhà nghỉ mát của Ngài, và ÐHY Quốc Vụ Khanh Sodano Angelo đã đọc thay cho Ngài)

1.     Khi suy niệm bài Thánh Vịnh 8, một bài thánh thi ca chúc tụng tuyệt vời, chúng ta tiến đến chỗ kết thúc cuộc hành trình dài của chúng ta qua các bài Thánh Vịnh và ca vịnh làm nên linh hồn của việc cầu nguyện Phụng Vụ Giờ Kinh Ban Mai. Trong những buổi giáo lý ấy, chúng ta đã chuyên chú vào 84 bài cầu nguyện theo thánh kinh, bằng việc đặc biệt chú trọng tới tính cách nặng phần linh thiêng đạo đức của các bài cầu nguyện ấy, nhưng vẫn không bỏ qua vẻ đẹp thi ca của những bài cầu nguyện này.

Thật vậy, Thánh Kinh mời gọi chúng ta bắt đầu ngày sống của chúng ta bằng một bài ca chẳng những tuyên dương các kỳ công do Chúa thực hiện cũng như nói lên việc chúng ta tin tưởng đáp ứng, mà còn cử hành những kỳ công này “một cách nghệ thuật” (x Ps 46:8), tức là một cách đẹp đẽ sáng ngời, vừa nhẹ nhàng vừa mãnh liệt.

Rạng ngời nhất trong số các bài ca này là Thánh Vịnh thứ 8, một bài thánh vịnh mà con người, chìm ngập trong màn đêm đầy trăng sao ngời sáng trên bầu trời bao la (x câu 4), cảm thấy mình như một đốm lửa trong không gian vô cùng bất tận bao trùm mình.

2.     Thật vậy, ở tâm điểm của Thánh Vịnh 8 la ụ một cảm nghiệm lưỡng diện. Một đàng con người cảm thấy như bị nghiền tán bởi cái cao cả vĩ đại của tạo thành, “công cuộc” của những “ngón tay” thần linh. Lối diễn tả tỉ mỉ này thay cho “công cuộc tay Chúa thực hiện” (x câu 7), như muốn nói rằng Đấng Hóa Công đã trưng bày hay đã thêu dệt lên những tinh tù rạng ngời trải khắp vũ trụ bao la.

Tuy nhiên, mặt khác, Thiên Chúa lại cúi mình xuống trên con người và đội cho họ triều thiên làm tiểu vương của Ngài: “Chúa đã… đội cho họ triều thiên vinh quang và danh dự” (câu 6). Chưa hết, Ngài còn trao vào tay tạo vật mỏng dòn này toàn thể vũ trụ, để họ nhờ đó hiểu biết và duy trì sự sống (câu 7-9).

Việc thượng quyền của con người bao trùm trên các loài tạo vật khác đã được liệt kê, như gợi lại trang đầu tiên của Sách Khởi Nguyên: chiên, bò, hoang thú ngoại đồng nội, chim trời, cá biển đều được trao phó cho con người để, khi dặt tên cho chúng (Gen 2:19-20), họ sẽ khám phá ra cái thực tại sâu xa của tạo vật, tôn trọng nó, và biến đổi nó bằng lao công, khi làm cho nó tỏ hiện như nguồn mạch mỹ lệ và sự sống. Bài Thánh Vịnh này làm cho chúng ta nhận thức được cái cao cả của mình, cùng với trách nhiệm của chúng ta đối với tạo vật nữa (x Wis 9:3).

3.     Đọc lại bài Thánh Vịnh 8, vị tác giả của bức thư gửi Giáo Đoàn Do Thái đã có được một kiến thức sâu xa hơn về dự án của Thiên Chúa đối với loài người. Ơn gọi của con người không phải chỉ hạn hẹp ở thế giới trần gian này thôi; khi xác quyết là Thiên Chúa đã đặt hết mọi sự dưới chân con người, tác giả Thánh Vịnh muốn nói rằng Ngài cũng muốn “thế giới mai hậu” (Heb 2:5) lụy thuộc vào họ, “một vương quốc bất di dịch” (12:28). Tóm lại, ơn gọi của con người là “một ơn gọi trời cao” (3:1). Thiên Chúa muốn “mang lại” cho “nhiều con cái” “vinh hiển” thiên đường (2:10). Để dự án thần linh này được hiện thực, ơn gọi của con người cần phải được hoàn thành trên hết nơi “vị tiền phong” (ibid.). Vị tiền phong này là Chúa Kitô.

Vị tác giả của bức Thư gửi giáo đoàn Do Thái nhận thấy nơi cái liên hệ này là những gì bài Thánh Vịnh diễn đạt đều được áp dụng nơi Chúa Kitô một cách ưu tú, tức là áp dụng vào trường hợp Chúa Kitô thì đích đáng hơn là áp dụng vào trường hợp loài người. Thật vậy, theo nguyên gốc, vị tác giả Thánh Vịnh sử dụng động từ “kém hơn”, khi thưa cùng Chúa: “Ngài đã dựng nên họ kém thần linh một chút những đã đội triều thiên vinh quang và danh dự cho họ” (x Ps 8:6; Heb 2:6). Đối với những con người bình thường thì động tự này không đúng; họ không “thấp hơn” các thần trời, vì các vị không bao giờ ở trên họ. Tuy nhiên, đối với Chúa Kitô, động từ này lại xác đáng, vì là Con Thiên Chúa, Người ở trên các thần trời và đã hạ mình xuống khi làm người, để rồi Người đã được đội triều thiên vinh hiển phục sinh. Như thế Chúa Kitô đã hoàn toàn làm trọn ơn gọi của con người và đã hoàn trọn nó, vị tác giả minh định, “cho thiện ích của tất cả mọi người” (Heb 2:9).

4.     Theo ý nghĩa ấy, Thánh Ambrôsiô đã giải thích bài Thánh Vịnh này và áp dụng vào trường hợp của chúng ta. Thánh nhân bắt đầu với câu diễn tả việc “đội triều thiên” cho con người: “Chúa… đã đội cho họ triều thiên vinh hiển và danh dự” (câu 6). Nơi niềm vinh hiển này thánh nhân thấy được một thứ phần thưởng Chúa giành cho chúng ta khi chúng ta thắng vượt cơn thử thách cám dỗ.

Sau đây là những lời của vị đại Giáo Phụ trong bài Dẫn Giải Phúc Âm Thánh Luca: “Chúa cũng đã đội triều thiên vinh quang và uy nghi cho kẻ Ngài chọn. Thiên Chúa, Đấng ban triều thiên, là Vị để cho cám dỗ xẩy ra: bởi thế, khi anh em bị cám dỗ thì hãy nhớ rằng Ngài đang dọn sẵn triều thiên cho anh em đó. Nếu anh em loại bỏ cuộc chiến đấu của những vị tử đạo là anh em cũng loại bỏ triều thiên của các ngài; nếu anh em loại bỏ những thứ cực hình là anh em cũng sẽ loại bỏ vinh phúc của các vị” (IV, 41: Saemo 12, pp. 330-333).

Thiên Chúa sửa dọn cho chúng ta “triều thiên công chính” (2Tim 4:8) là những gì Ngài sẽ thưởng cho lòng trung thành của chúng ta đối với Ngài, được biểu lộ ngay cả trong những lúc thử thách nhất làm rối loạn tâm trí chúng ta. Thế nhưng, Ngài bao giờ cũng nhớ đến tạo vật Ngài chọn và bao giờ cũng muốn nhìn thấy “hình ảnh” thần linh chiếu giãi nơi họ (Gen 1:26), nhờ đó họ sẽ trở thành dấu hiệu hòa hợp, sáng ngời và an bình trên thế giới này.

Anh Chị Em thân mến,

Bài Thánh Vịnh hôm nay chúc tụng sự cao cả của Thiên Chúa và phẩm vị của con người. Bức Thư gửi giáo đoàn Do Thái mời gọi chúng ta hãy đọc một số lời diễn tả của bài Thánh Vịnh này theo chiều hướng Chúa Kitô. Bằng việc trở thành con người, Chúa Giêsu đã “kém hơn các thần trời một chút” (Heb 2:9). Giờ đây chúng ta thấy Người “đội triều thiên vinh hiển và danh dự”. Thánh Ambrôsiô đã áp dụng sứ điệp của bài Thánh Vịnh này vào đời sống của chúng ta, ở chỗ, Thiên Chúa giúp chunùng ta thắng vượt các cơn thử thách của cuộc đời, và sẽ nâng chúng ta lên tới độ vinh quang trong Chúa Kitô.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 10/9/2003)
 

Danh Sách 31 Tân Hồng Y và lược sử hồng y đoàn

7 vị TGM làm việc tại Tòa Thánh Rôma:

-- ĐTGM Jean-Louis Tauran, Bộ trưởng ngoại giao (Pháp);
-- ĐTGM Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình (Ý);
-- ĐTGM Francesco Marchisano, chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng Về Các Thứ Sản Vật Về Văn Hóa của Giáo Hội (Ý);
-- ĐTGM Julián Herranz of the Prelature of the Opus Dei, chủ tịch Hội Đồng Giải Thích Các Bản Luật (Tậy Ban Nha);
-- ĐTGM Javier Lozano Barragán, Chủ Tịch Hội Đồng Cán Sự Xã Hội Chăm Sóc Sức Khỏe (Mễ);
-- ĐTGM Stephen Fumio Hamao, chủ tịch Hội Đồng Di Dân và Du Hành (Nhật);
-- ĐTGM Attilio Nicora, president of the Administration of the Patrimony of the Holy See (Ý).

19 vị TGM mục tử các TGP địa phương:
-- ĐTGM Angelo Scola, thượng phụ Venice, Italy;
-- ĐTGM Anthony Olubunmi Okogie TGP Lagos, Nigeria;
-- ĐTGM Bernard Panafieu TGP Marseilles, France;
-- ĐTGM Gabriel Zubeir Wako TGP Khartoum, Sudan;
-- ĐTGM Carlos Amigo Vallejo TGP Seville, Spain;
-- ĐTGM Justin Francis Rigali TGP Philadelphia, Pennsylvania;
-- ĐTGM Keith Michael Patrick O'Brien TGP St. Andrews and Edinburgh, Scotland;
-- ĐTGM Eusebio Oscar Scheid, TGP Sao Sebastian of Rio de Janeiro;
-- ĐTGM Ennio Antonelli TGP Florence, Italy;
-- ĐTGM Tarcisio Bertone TGP Genoa, Italy;
-- ĐTGM Peter Kodwo Appiah Turkson TGP Cape Coast, Ghana;
-- ĐTGM Telesphore Placidus Toppo TGP Ranchi, India;
-- ĐTGM George Pell TGP Sydney, Australia;
-- ĐTGM Josip Bozanic TGP Zagreb, Croatia;
-- ĐTGM Jean Baptiste Pham Minh Man TGP Thành Phố Hồ Chí Minh, Vietnam;
-- ĐTGM Rodolfo Quezada Toruđo TGP Guatemala City;
-- ĐTGM Philippe Barbarin TGP Lyon, France;
-- ĐTGM Peter Erdư TGP Esztergom-Budapest, Hungary;
-- ĐTGM Marc Ouellet, TGP Quebec, Canada.

4 vị linh mục nổi bật trong việc phục vụ Giáo Hội:

- Cha Georges Cottier, nhà thần học Giáo Hoàng Gia người Thụy Sĩ dòng Đaminh;
- Đức Ông Gustaaf Joos, linh mục chính tòa Giáo Phận Gand, Bỉ;
- Cha Thomas Spidlik dòng Tên người nước cộng hòa Czech;
- Cha Stanislas Nagy, linh mục Dòng Thánh Tâm Chúa người Balan.

ĐTC thường chọn một số vị linh mục làm hồng y vì có công với Giáo Hội, những vị ở vào tuổi 80, trên hay gần. Vị linh mục thứ ba trên đây đã giảng phòng cho Tòa Thánh năm 1995 và khuyến khích ĐTC viết Thông Điệp “Ut Unum Sint” về đại kết.

Lần chọn hồng y nào cũng thế, cũng có nhiều cái bất ngờ. Bất ngờ về có hàng linh mục trong, còn có cả những vị được dấu tên nữa. Chẳng hạn như vị không ngờ nhất là ĐTGM Gabriel Zubeir Wako TGP Khartoum, Sudan và Archbishop Rodolfo Quezada Toruđo TGP Guatemala City. Ngược lại, những vị theo dự đoán của giới phóng viên lại hụt, như các ĐTGM Anthony Olumbunmi Okogie TGP Lagos, Nigeria; Archbishop Peter Kodwo Appiah Turkson of Cape Coast, Ghana; Archbishop Telesphore Placidus Toppo TGP Ranchi, India. Những vị mới ở chức giám mục (chưa làm TGM) dù giữ chức chủ tịch Hội Đồng Giám Mục quốc gia, như Đức Cha Nguyễn Văn Hòa ở Việt Nam hay Đức Cha Grêgôry Wilton ở Hoa Kỳ, vẫn không được chọn để lãnh tước hồng y. Hai vị hồng y được dấu tên trong cuộc phong tước hồng y ở cuộc mật nghị hồng y ngày 21/2/1998 đã được ĐTC cho biết vào ngày 21/2/2001 là Cardinal Marian Jaworski, archbishop of Lviv of the Latins, in Ukraine; và Cardinal Janis Pujats, archbishop of Riga, Latvia.

Lịch sử phong tước hồng y được bắt đầu diễn tiến từ thế kỷ thứ 4. Trước hết các vị đóng vai trò cố vấn viên và cộng tác viên của đức giáo hoàng trong việc phục vụ giáo hội. Sau đó, các vị phục vụ ở những nhà thờ có tước phẩm ở Rôma và ở những nhà thờ quan trọng nhất trên thế giới.

Hồng y đoàn được thành hình vào năm 1150, với một vị làm đầu, vị là giám mục giáo phận Ostia và là vị sẽ thay giáo hoàng quá cố điều khiển công việc của Tòa Thánh. Từ năm 1059 chỉ có các vị hồng y mới được bầu giáo hoàng. Từ thế kỷ 13 đến 15, số hồng y thường không hơn 30 vị. Đức Sixtus V đã ấn định là 70 vị, gồm có 6 vị hồng y giám mục, 50 vị hồng y linh mục và 14 vị hồng y phó tế (xem hiến chế Postquam Verus, 3/12/1586).

Vào cuộc mật nghị riêng ngày 15/12/1958, Đức Gioan XXIII đã tăng số hồng y lên trên conb số được ấn định bởi Đức Sixtus V, một con số vốn đã được cho vào bộ Giáo Luật 1917 khoản 231. Vào ngày 15/4/1962, qua văn kiện “Cum Gravissima, Đức Gioan XXIII còn ấn định tất cả mọi hồng y đều là giám mục.

Đức Phaolô VI đã đưa các vị thượng phụ Đông Phương vào hàng ngũ hồng y qua văn kiện “Ad Purpuratorum Patrum” ban hành ngày 11/2/1965. Cũng vì giáo hoàng này, vào ngày 21/11/1970, qua văn kiện “Ingravescentem Aetatem” đã thiết định rằng những vị hồng y nào ở vào tuổi 80 không còn là phần tử của các phân bộ trong Tòa Thánh nữa, và không còn hợp lệ để bầu giáo hoàng. Trong cuộc mật nghị kín ngày 5/11/1973, Đức Phaolô VI còn ấn định số 120 vị hồng y tối đa cho hồng y đoàn được quyền bầu giáo hoàng. Đức Gioan Phaolô II cũng đã tái xác định điều hướng này trong tông hiến “Universi Dominici Gregis” ngày 22/2/1996.

 

30/9 Thứ Ba

31 Vị Tân Hồng Y được tuyên danh trong bầu trời tăm tối Rôma

Trưa Chúa Nhật, 28/9/2003, ngay trước khi nguyện kinh Truyền Tin, giữa bầu trời tăm tối Rôma, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nêu tên của những vị tân hồng y trong Giáo Hội. Thật vậy, Thành Vatican, cũng như toàn Nước Ý, đã bị chìm ngập trong tăm tối nhiều tiếng đồng hồ. Khu vực Tòa Thánh đã phải sử dụng đến máy phát điện khẩn cấp. Văn phòng báo chí của Tòa Thánh đầy những phóng viên báo chí khi Đức Thánh Cha đọc tên những vị hồng y tương lai. Màn điện toán và Đài Phát Thanh Vatican đã gặp trục trặc trong nhiều giờ bởi hiện tượng thiên nhiên bất ngờ này. Không biết đây có phải là dấu chỉ thời đại liên quan đến thời đại của vị giáo hoàng tương lai sau Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hay chăng, vì, sau mật nghị phong tước hồng y từ lần trước tới lần này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tỏ ra càng yếu hơn về thân xác, vị đã nói với một phái đoàn giám mục Á Căn Đình, trong lần các ngài sang thăm tòa thánh dịp ngũ niên đợt nhất ngày 12/2/2002, và dùng bữa trưa trò truyện với ngài, là “người kế thừa của tôi chưa làm hồng y”. Nếu đây là một lời tiên tri thì giáo hoàng tương lai sẽ là một trong 31 vị tân hồng y lần này.

Trong số 31 tân hồng y trong mật nghị hồng y lần thứ 9 trong giáo triều của vị giáo hoàng đương kim ngày 21/10/2003 tới đây, một thời điểm ngay sau dịp Mừng Kỷ Niệm 25 Năm Giáo Triều Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, 19/10/2003, một thời điểm ngoại lệ hình như có vẻ gấp rút, có 7 vị làm đầu trong các phân bộ của Tòa Thánh, 4 vị linh mục (1 Bỉ, 1 Balan, 1 Thụy Sĩ, và 1 Cộng Hòa Czech), 1 vị còn đang giữ kín tên tuổi, và 19 vị đang là TGM ở các giáo hội địa phương, trong đó có ĐTGM Phạm Minh Mẫn TGP Sài Gòn, vị chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay không công nhận việc phong tước này của Tòa Thánh. Nhìn tổng quan về quốc tịch của 31 vị tân hồng y, Hoa Kỳ 1, Gia Nã Đại 1, Tô Cách Lan 1, Mễ Tây Cơ 1, Ấn Độ 1, Ba Tây 1, Guatemala 1, Tây Ban Nha 1, Nigeria 1, Pháp 3, Sudan 1, Ghana 1, Croatia 1, Việt Nam 1, Hung Gia Lợi 1, Nhật Bản 1 và Ý 6.

Hồng y đoàn hiện nay có 164 vị, trong đó chỉ có 109 vị là hội đủ điều kiện về tuổi (dưới 80) để bầu giáo hoàng hay được bầu làm giáo hoàng theo qui định của Đức Phaolô VI ngày 21/11/1970, và con số hồng y đoàn tối đa là 120 cũng được Đức Phaolô VI ấn định ngày 5/11/1973, một con số ĐTC Gioan Phaolô II cũng đã tái xác nhận ngày 22/2/1996. Nếu tổng cộng 31 vị tân hồng y tới đây thì hồng y đoàn lên tới 194 vị (không kể vị còn đang được dấu tên), trong đó có 135 vị hợp thức về tuổi dưới 80, tức qúa 15 vị ấn định, nhưng để đề phòng con số về hưu cho tới khi bầu vị tân giáo hoàng.

ĐTC Gioan Phaolô II đã nêu tên của các vị tân hồng y đợt này vào dịp kỷ niệm 45 năm được thụ phong giám mục của Ngài. Sau đây là những lời Ngài tuyên bố: “Tháng 10, tháng Mân Côi Thánh, đang tiến đến. Tôi xin ký thác cho Đức Mẹ một cách đặc biệt mật nghị Tôi có ý định triệu tập vào ngày 21/10, dịp kỷ niệm 25 năm giáo triều của Tôi. Tôi sẽ thiết lập các vị tân hồng y vượt chỉ số ấn định một lần nữa. Tất cả các vị hồng y, qua các việc phục vụ đa diện của mình sẽ phản ảnh tính cách đại đồng của Giáo Hội. Chúng ta hãy ký thác các tân tước cho Đức Trinh Nữ, xin Mẹ bảo vệ các vị vá các việc làm của các vị trong vườn nho Chúa”.

Tòa Thánh Tại Liên Hiệp Quốc Về Vấn Đề Nạn Hội Chứng Liệt Kháng AIDS

Hôm Thứ Hai 22/9/2003, tại Nữu Ước, một cuộc đại hội cao cấp của Liên Hiệp Quốc đã diễn ra để kiểm điểm về cuộc họp liên quan đến “Việc Áp Dụng Tuyên Ngôn Dấn Thân Về Vấn Đề HIV/AIDS”. ĐHY Claudio Hummes, TGM Sao Paulo, lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh Vatican đã lên tiếng qua một bài diễn từ trước đại hội như sau:

Thưa Ngài Chủ Tịch,

Trước hết, thay mặt cho phái đoàn đại biểu của tôi, tôi xin bày tỏ lòng chân thành biết ơn của tôi về việc thực hiện cuộc Hội Nghị Cao Cấp liên quan đến vấn đề HIV/AIDS này, một công việc rất thuận lợi để nói lên cho thấy cộng đồng thế giới muốn giải quyết vấn đề này bằng việc tạo thêm các biện pháp hữu hiệu hầu đối đầu với những thách đố gây ra bởi hội chứng lây nhiễm nhanh chóng này, cũng như bởi những chứng bệnh bất khả ngăn ngừa khác, như sốt rét, thổ tả và lao phổi. Phái đoàn đại biểu chúng tôi xin có lời ca ngợi việc ông Tổng Thư Ký dấn thân chống lại HIV/AIDS, cùng cám ơn ông về bản tường trình toàn diện về sự tiến triển trong việc áp dụng thi hành Bản Tuyên Ngôn Dấn Thân Cho Vấn Đề HIV/AIDS được Cuộc Họp Đặc Biệt Thứ 26 của Đại Hội Đồng này phác họa.

HIV/AIDS đã từng là và vẫn còn là một trong những thảm hoạ chính yếu của thời đại chúng ta. Nó không phải chỉ là vấn đề sức khỏe hết sức đáng lo ngại; nó còn là vấn đề về xã hội, kinh tế và chính trị nữa; và như phái đoàn đại biểu chúng tôi một số lần đã nhấn mạnh ở tại Liên Hiệp Quốc này cũng như ở những nơi khác, nó còn là mảt vấn đề luân lý, vì những căn nguyên của hội chứng lây nhiễm này hiển nhiên cho thấy cả một cuộc khủng hoảng trầm trọng về các thứ giá trị. Việc lan truyền nhanh chóng của nó cũng như những hậu quả thảm khốc của nó đã không tha cho một phần đất nào của gia đình nhân loại hết.

Hơn 70 triệu người được cho rằng sẽ bị chết vị hội chứng liệt kháng AIDS trong vòng 20 năm tới đây. Trong năm 2001, vào dịp Thượng Hội Giám Mục Công Giáo lần thứ 10, các vị Giám Mục Phi Châu ở miền hạ Sa Mạc Sahara đã kêu gọi cộng đồng thế giới cấp thời ra tay giúp đỡ họ chống lại trận chiến đấu với hiểm họa đang “gặt hái một mùa chết chóc rùng rợn” ở vùng đó. Thật vậy, đại đa số thành phần đã chết cũng như của những ai chờ chết vì hội chứng liệt kháng AIDS, và những ai đang bị nhiễm phải thứ khuẩn này đều ở vùng hạ Sa Mạc Sahara này.

Xin cho phép tôi được đặc biệt đề cập đến một trong những nhóm nạn nhân của HIV/AIDS đáng thương nhất đó là thành phần trẻ em của chúng ta. Rất nhiều người trong các em đã và vẫn tiếp tục trở thành những nạn nhân của hội chứng lây nhiễm này, hoặc vì các em bị lây nhiễm bởi vi khuẩn truyền sang cho các em qua đường sinh sản, hay vì các em trở thành mồ côi bởi cha mẹ các em bị chết yểu do hội chứng liệt kháng AIDS gây ra.

HIV/AIDS đang làm tăng số tử vong nơi trẻ em rất nhiều: trong số 19 triệu em dưới 15 tuổi năm ngoái đã có 3 triệu 8 đã chết vì hội chứng liệt kháng AIDS này. Trong hai thập niên vừa rồi đã có trên 14 triệu em bị mồ côi, trong đó có 11 triệuở miền hạ Sa Mạc Saraha. Theo một bản ước tính thì vào năm 2010 sẽ có tới 40 triệu trẻ em bị mồ côi bởi hội chứng AIDS, trong đó, 95% sẽ có thứ khuẩn này.

Nhu cầu khẩn trương để chữa trị cho những bệnh nhân trẻ trung này có thể được đáp ứng bởi những tiến bộ nơi ngành y khoa. Tiếc thay, giá phải trả cho việc chữa trị này lại cao và vượt khả năng của chẳng những thành phần nghèo mà còn cả thành phần có lợi tức trung bình nữa. Vấn đề kinh tế này còn được kèm theo bởi các thứ vấn đề về pháp lý nữa, chẳng hạn như những giải thích rắc rối về thứ quyền lợỉi thuộc sở hữu tri thức. Phái đoàn đại biểu chúng tôi lấy làm hài lòng về bản thỏa định của Tổ Chức Thương Vụ Thế Giới WTO (World Trade Organization) đạt được ngày 30/8/2003 vừa qua, bản thỏa định giúp cho các Quốc Gia nghèo được dễ dàng nhập cảng những dược liệu chung rẻ hơn theo giấy phép đòi hỏi. Bản thỏa định này cần phải cống hiến cho những bệnh nhân trẻ trung có nhiều cơ hội hưởng y dược hơn nữa. Chúng tôi dám hy vọng là ý chí chính trị và lòng can đảm về luân lý theo đó sẽ sớm có nhiều việc thực hiện cụ thể hơn nữa.

Tuy nhiên, thành phần nạn nhân HIV/AIDS không phải chỉ cần đến sự giúp đỡ của các hãng dược liệu; họ trước hết kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế hãy thực hiện ý chí chính trị và lòng can đảm về luân lý. Thật vậy, vì chỉ có một số ít người đầu tư vào ngành dược liệu để cung cấp thuốc men hết sức cần cho thành phần bệnh nhân trẻ trung này, mà tất cả chúng ta, cá nhân cũng như cộng đồng, cần phải là những tay đầu tư vào việc phục vụ cao quí cho việc bảo vệ trẻ em và giới trẻ khỏi bị nhiễm HIV/AIDS, cũng như cho việc cứu vãn những ai đang mang trong người thứ khuẩn ấy, vì họ là tương lai của loài người.

Thưa Ngài Chủ Tịch,

Tòa Thánh và các tổ chức Công giáo đã không chịu thua trong trận chiến toàn cầu chống lại HIV/AIDS. Phái đoàn đại biểu chúng tôi hân hạnh ghi nhận là có 12% số thành phần chăm sóc cho các bệnh nhân HIV/AIDS là các cơ quan của Giáo Hội Công giáo và 13% cơ quan trên thế giới xoa dịu những ai bị hội chứng lây nhiễm này là các tổ chức Công giáo phi chính phủ. Nhờ các tổ chức của mình trên khắp thế giới, Tòa Thánh cung cấp 25% việc chăm sóc cho các nạn nhân HIV/AIDS, dẫn đầu thành phần biện hộ ở lãnh vực này, nhất là nơi những thành phần chăm sóc tận tâm nhất cho các nạn nhân này ở khắp nơi.

Thật vậy, trong năm nay, qua Hội Đồng Tòa Thánh Phụ Trách Ngành Chăm Sóc Sức Khỏe cũng như qua các tổ chức Công Giáo khác nhau, Tòa Thánh sẽ đạt được mục tiêu của mình trong việc thiết lập các tổ chức và chương trình hoạt động ở tất cả các xứ sở thuộc miền hạ Sa Mạc Sahara, cũng như bắt đầu có những tổ chức và chương trình hoạt động mới ở Ba Tây, Á Căn Đình, Mễ Tây Cơ, Thái Lan và Lithuania, thêm vào những tổ chức và chương trình hoạt động hiện có nơi các quốc gia khác trên khắp thế giới. Những tổ chức và chương trình hoạt động này cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, từ những cuộc vận động ý thức đến việc giáo dục liên quan đến việc tác hành một cách hữu trách, từ việc huấn dụ đến việc trợ giúp về luân lý, từ những trung tâm dinh dưỡng đến các cô nhi viện, từ việc chữa trị ở bệnh viện đến việc chăm sóc tại gia và tại lao tù đối với thành phần bệnh nhân bị HIV/AIDS.

Ngoài ra, để phối hợp hơn nữa các hoạt động của mình, Tòa Thánh đã thiết lập một Tiểu Ban Đặc Biệt chống lại HIV/AIDS. Tiểu Ban này có mục đích để bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đối với vùng hạ Sa Mạc Sahara, nơi cơn bệnh xẩy ra dữ dội nhất, cũng như để đặc biệt chú trọng tới các vấn đề bê bối và kỳ thị xẩy ra cùng với thứ bệnh ấy, tới cách thức để được chữa trị và chăm sóc, tới việc giáo dục về tác hành dục tính có trách nhiệm – bao gồm cả việc chế dục và trung thành trong đời sống hôn nhân – cũng như tới việc chăm sóc cho các trẻ em mồ côi bởi HIV/AIDS. Với những khởi xướng mới này, Tòa Thánh muốn củng cố hơn nữa việc dấn thân của mình và muốn đẩy mạnh việc góp phần của mình vào cuộc chiến đấu toàn cầu chống lại HIV/AIDS, vì Tòa Thánh muốn tái xác quyết niềm tin của mình về giá trị và tính cách linh thánh của hết mọi sự sống con người.

Để kết thúc, xin cho tôi được lập lại việc Tòa Thánh sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong việc chiến đấu với cơn khổ nạn của thế kỷ này, trong việc giảm bớt tầm ảnh hưởng phá hoại của nó hiện nay, trong việc làm chủ tính cách hăm dọa đầy ám ảnh ghê rợn bao trùm khắp thế giới liên quan đến các thế hệ tương lai. Chúng ta không thể nào không làm chủ cái thách đố nguy hại này.

Cám ơn Ngài Chủ Tịch.

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 23/9/2003

Hội Nghị Về Hội Chứng Liệt Kháng AIDS không mời Tòa Thánh Vatican


Giáo Hội Công Giáo chăm sóc 1 phần tư bệnh nhân bị hội chứng liệt kháng AIDS trên thế giới. Thế mà Hội Nghị Thế Giới 14 về Hội Chứng Liệt Kháng AIDS được tổ chức tại Barcelona Tây Ban Nha lần này 7/2002 không mời Tòa Thánh Vatican tham dự. ĐTGM Javier Lozano Barragấn nói với The Roman agency I Media rằng “Chúng tôi không hiểu tại sao Tòa Thánh Vatican không được mời tham dự”. Ngài còn thêm là có 26% trong tổng số trung tâm điều trị Hội Chứng Liệt Kháng trên thế giới là của Công Giáo. Về vấn đề đáp ứng hội chứng này, ĐTGM còn nói Giáo Hội Công Giáo phải được coi là “cộng sự viên quan trọng nhất” trong số những phần tử của Liên Hiệp Quốc. Bởi thế, Tòa Thánh Vatican “có quyền được lắng nghe ý kiến của mình”. Một trong những lý do Tòa Thánh Vatican không được mời, có lẽ, như ĐTGM này than phiền, là vì hội nghị này nhấn mạnh đến vấn đề được gọi là “việc vợ chồng đồng tính” sai lầm, tức là việc phổ biến bao cao su để phòng ngừa dịch Hội Chứng Liệt Kháng, một phương sách hoàn toàn thất bại như vừa được ủy ban Liên Hiệp Quốc chân nhận và công bố mới đây.
 

29/9 Thứ Hai

Lời Chào Mừng Đức Cha Đôminicô Mai Thanh Lương trước Thánh Lễ Khai Trường UCI 2003-2004, Chúa Nhật 28/9/2003

Bái Kính Đức Cha,

Kính thưa Đức Cha, chúng con, sinh viên Công Giáo Đại Học Tiểu Bang California ở Irvine rất hân hạnh được Đức Cha đến với chúng con hôm nay để dâng Thánh Lễ Khai Trường niên khóa 2003-2004 của chúng con.

Con xin đại diện sinh viên Công giáo Đại Học Tiểu Bang California ở Irvine nói chung, sinh viên Công giáo Á Châu nói riêng, nhất là sinh viên Công giáo Việt Nam, xin bái chào Đức Cha, vị chủ chăn đại diện Chúa Kitô đến với chúng con, như bảo chứng cho việc Người hiện diện giữa chúng con, chăm lo lợi ích thiêng liêng cho chúng con, và chăn dẫn chúng con đến những đồng cỏ xanh tươi tràn đầy sự sống thần linh. Nguyện chúc Đức Cha tràn đầy Thần Linh của Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành.

Xin Đức Cha cầu nguyện cho sinh viên Công Giáo giới trẻ chúng con, để chúng con chẳng những biết tìm Chúa bằng đức tin nơi các khoa chúng con học trong thời gian còn là sinh viên, mà còn biết lấy yêu thương phục vụ nhân loại bằng kiến thức của mình sau khi ra trường, để xây dựng một nền văn hóa sự sống cho thế giới văn minh vật chất ngày nay.

Con xin kính bái Đức Cha.

Thánh Lễ được bắt đầu đúng 4 giờ chiều. Và kết thúc vào lúc gần 5 giờ 45. Số người tham dự, cả sinh viên lẫn phụ huynh, khoảng 4 trăm người, tại khu khoa kỹ sư học. Thánh Lễ được cử hành theo sắc thái văn hóa dân tộc: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Nam Dương, Phi Luật Tân, Việt Nam, Mễ Tây Cơ v.v. 10 lá cờ của các quốc gia có sinh viên ngoại quốc học ở đó và một lá cờ Liên Hiệp Quốc. Sinh viên mặc quốc phục của mình. Việt Nam có sinh viên nam mặc áo thụng xanh, sinh viên nữ mặc áo dài. Việt Nam đóng vai chủ yếu trong việc tổ chức và phụng lễ. 7 bó hoa được cha tuyên úy Patrick tuyên dương và trao tặng sau Thánh Lễ, ngoài bà giám đốc Trung Tâm Liên Tôn (Inter- faith) và chủ tịch sinh viên Công Giáo UCI người Phi Luật Tân, 5 bó đã được trao cho Việt Nam, 1 nam phó chủ tịch sinh viên, 1 nữ ca trưởng, 1 nam điều khiển ban nhạc, một nữ lo mua và trang trí hoa. 12 nữ sinh viên mặc áo dài đỏ thực hiện bài vũ phụng vụ. Trong bài giảng, Đức Cha Mai Thanh Lương đã nhấn mạnh đến chiều kích đa tôn giáo nhưng vẫn có thể hiệp nhất trong Thiên Chúa. Ngoài ra, Đức Cha dùng bài giảng bằng tiếng Anh, để khẳng định và khuyến họ hai điều quan trọng: thứ nhất là đặt Thiên Chúa làm ưu tiên đệ nhất và theo Chúa Giêsu đi đến cùng. ĐGM nói tôn giáo và khoa học tự chúng không có gì đối nghịch nhau.

Người Công giáo cứu vớt những người Do Thái bị sát hại tập thể.

Cha Beato Ambord đã liệt kê một bản danh sách trong năm 1945 và đã phổ biến hôm Thứ Ba 23/9/2003 tại một cuộc họp do Nhóm Điều Hợp Các Sử Gia Tôn Giáo tổ chức. Theo bản văn kiện lịch sử này thì từ đầu năm 1943, khi đảng Nazi quyết định diệt trừ những người Do Thái ở Ý thì đã có 155 giáo xứ cũng như có cả chục nữ tu viện ở Rôma đã ra tay cứu được 4.447 người Do Thái. Hội nghị này cũng nhận thấy rằng còn ít là 7 nữ tu viện và 9 tu hội nữ đan sĩ không được liệt kê trong bản văn kiện ấy.

Ông Emmanuelle Pacifici, chủ tịch của Chư Hữu Hiệp Hội Yad Vashem và là con của tôn sư Genoa trong thời Thế Chiến II, đã nói với Zenit rằng ông đã mắc nợ mạng sống với một bị hồng y và nợ những thứ trú dưỡng nơi các nữ tu viện. Ông còn cho biết các vị linh mục và tu sĩ nam nữ đã liều mạng để che chở cho những người Do Thái trú ẩn. Ông này nói rõ linh mục Gaetano Tantalo, một linh mục giúp xứ ở Tagliacozzo chẳng những cho các chú bác của ông trú ẩn mà còn tìm bột làm bánh không men cho Lễ Vượt Qua của Dân Do Thái nữa: “Giáo Hội Công giáo đã khởi công điều tra phong chân phước cho vị linh mục này”, ông tiết lộ.

Đức Thượng Phụ Chính Thống ở Moscow quan tâm đến vấn đề dụ giáo

Đức Thượng Phụ Alexy II cai quản Giáo Hội Chính Thống Nga cho biết là ngài sẽ sẵn lòng gặp ĐTC Gioan Phaolô II miễn là Giáo Hội Công giáo phải cấm chỉ vấn đề dụ giáo ở Nga. Ngài đã nói với các phóng viên báo chí hôm Thú Năm 25/9 rằng “ít là phải lên án việc dụ giáo”. Vị thượng phụ 74 tuổi này cho biết: “Tôi không muốn nó là một cuộc gặp gỡ trước ống kính truyền hình mà lại không mang lại một thành quả gì. Chúng tôi cần phải gặp nhau để nói về một số vấn đề cụ thể, nhất là vấn đề dụ giáo”.

Vào Tháng 7/2002, ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, qua cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh Vatican, đã nói ngài sẵn sàng cùng với tòa Thượng Phụ Chính Thống phân tách ý nghĩa dụ giáo: “Qui chế của Tòa Thánh với Giáo Hội Chính Thống Nga đã rõ ràng. Chúng ta muốn đối thoại, chúng ta muốn hợp tác, chúng ta phủ nhận việc dụ giáo, chúng ta muốn đại kết, chúng ta muốn phát triển việc chăm sóc mục vụ cho các người Công giáo của chúng ta”.

Hậu Chiến Iraq: tiếp tục Phản Chiến hay bắt đầu Phản Chiếm

Chiều Thứ Sáu 26/9/2003, trên đường đi lễ 5 giờ 30 chiều hằng ngày ở nhà thờ Our Lady of The Assumption ở Claremont thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles, tôi thấy ở ngã tư Indianna Hills và Arrow Highway có khoảng độ 30 người cầm biểu ngữ đứng ở 4 góc đường, với những câu phản chiến, chống chính phủ Bush đã gian dối về vấn đề chiếm đóng Iraq và yêu cầu rút quân chứ đừng để thí mạng lính của mình ở Iraq. Không ngờ, ngày hôm sau, Thứ Bảy 27/9, qua CNN, tôi thấy được cả một trào lưu phản chiến lại bắt đầu tái diễn qua những cuộc xuống đường ở nhiều thành phố Âu Châu vào ngày thứ bảy này, những cuộc xuống đường tuy không tranh đấu đông đảo và ồ ạt bằng thời tiền chiến Iraq, nhưng cũng mãnh liệt cho thấy lòng người rất bất mãn về tất cả những gì là bất chính của cuộc tấn công giải giới Iraq của Hiệp Chủng Quốc (US: United States) và Hiệp Vương Quốc (UK: United Kingdoms).

Ở Luân Ðôn, thủ đô của UK, như cảnh sát ước lượng, có khoảng 10 ngàn người (trong số 100 ngàn người như ban tổ chức The Stop The War Coalition ước định) tỏ vẻ giận dữ về cuộc chiếm đóng cũng như về lý do của lực lượng US và UK chiếm đóng này. Ông Peter Mason, 45 tuổi, đã nói với Hãng Thông Tấn Reuters rằng: “Tất cả là giả dối. Hàng triệu người xuống đường trước cuộc chiến đã đúng”. Những lời hô hoán không ngớt vang lên trên đường phố “Lính tráng hãy ra khỏi Iraq và Blair vượt cả chỉ số 10”. Vào Tháng 2/2003, Luân Ðôn đã chứng kiến một cuộc xuống đường phản chiến chưa từng có trong lịch sử của UK. Từ Tháng Tư trở đi, tức từ sau khi xẩy ra cuộc tấn công giải giới, đây là lần đầu tiên Luân Ðôn lại chứng kiến một cuộc phản chiếm thời hậu chiến Iraq. Cuộc xuống đường này diễn ra một ngày trước khi đảng Labour của Thủ Tướng Blair gặp nhau hằng năm. Ban tổ chức xuống đường hôm nay nói họ tiếp tục xuống đường nữa khi Tổng Thống Bush thăm Thủ Tướng Blair vào Tháng 11 tới đây.

Ở Tây Ban Nha, trong khi cuộc xuống đường sẽ được thực hiện vào buổi tối Thứ Bảy này, và ở Vienna thủ đô Áo quốc có 200 người xuống đường phản chiếm, thì ở Nhã Ðiển thủ đô nước Hy Lạp có khoảng 2 ngàn người mang biểu ngữ với hàng chữ “Ngưng lại việc can thiệp của một tên đế quốc” "Stop imperialist intervention" và “Những kẻ xâm chiếm hãy cút khỏi Iraq” "Occupiers out of Iraq."  Ở Bá Linh, thủ đô Ðức Quốc, theo cảnh sát, có khoảng 400 người xuống đường ở gần tòa nhà quốc hội để chống lại cuộc chiếm đóng Iraq cũng như để tỏ ra ủng hộ nhân dân Palestine đang chống lại việc Do Thái chiếm đóng đã 3 năm rồi. Em Carlotta Wendt 14 tuổi đã nói với hãng thông tấn Reuters rằng: “Chúng ta không được giúp tiền bạc cho việc tái thiết Iraq của người Hoa Kỳ vì họ đã dội bom Iraq”. Em Daniel Compart, 19 tuổi, đã sơn hai bàn tay mình đỏ lòm, biểu hiệu bàn tay đẩm máu của Hoa Kỳ nhúng vào Iraq, em đã nói với Reuters rằng: “Ðiều quan trọng là những người bình thường vẫn còn chống lại chiến tranh cho dù chiến tranh đã chấm dứt”.

Riêng về vấn đề Do Thái tấn công khủng bố Palestine, theo tờ nhật báo Haaretz của Do Thái phát hành ngày Thứ Tư 24/9/2003, thì tướng tư lệnh không quân Dan Halutz đã nhận được một bức thư của 27 sĩ quan không quân vừa tại ngũ lẫn hưu trí bày tỏ ý muốn không tham gia vào các cuộc tấn công người Palestine ở vùng Tây Ngạn và ở giải Gaza. Lực Lượng Phòng Vệ Do Thái IDF (Israel Defense Forces) không tỏ ra phản ứng gì cấp bách. Trong số những người ký vào bức thư này có tướng Yiftah Spector, một vị tư lệnh của Cuộc Chiến Yom Kippur 1973 lừng danh. Một số người ký vào bức thư này trước đây cũng đã lên tiếng phản đối những cuộc tấn công như thế.

Trong khi đó, ở Iraq, theo một bản thăm dò Gallup ở Washington, thì Kết quả cho thấy đa số (62%) dân cư ở Iraq cho rằng việc lật đổ chế độ Saddam Hussein thì xứng đáng với giá những khốn khổ họ đã phải chịu đựng trong thời kỳ này, tuy nhiên, họ bất đồng với nhau về tình trạng đất nước của họ khá hơn hay tệ hơn sau cuộc xâm chiếm của người Hoa Kỳ (WASHINGTON (AP) -- While most residents of Baghdad say that ousting Saddam Hussein was worth the hardships they've endured since then, they are divided on whether the country is worse off or better off than before the U.S. invasion, according to a Gallup poll).

2/3 hay 67% dân chúng nghĩ rằng tình trạng Iraq sẽ khá hơn trong vòng 5 năm nữa, khá hơn trước cuộc xâm chiếm của Hoa Kỳ; chỉ có 8% nghĩ rằng tệ hơn trước. Tuy nhiên, đối với tình hình hiện nay, có 47% cho rằng tệ hơn trước, và chỉ có 33% cho rằng khá hơn trước. Cuộc thăm dò này có 1.178 người lớn Iraq tham dự thẳng với người thăm dò tại nhà của mình ở Iraq, cuộc thăm dò được thực hiện từ ngày 28/8 đến 4/9/2003. Viện thăm dò Gallup đã thiết lập một trung tâm ở Baghdad thủ đô Iraq. 6/10 người Iraq thiên về Hội Đồng Quản Trị Iraq mới, nhưng hầu hết thấy rằng những ưu tiên của hội đồng này đã được sắp xếp bởi các thẩm quyền thuộc lực lượng liên minh. Phân nửa cho rằng các thẩm quyền liên minh đã hành sử khá hơn hai tháng trước, còn 14% cho rằng tệ hơn trước.

Thế nhưng, vấn đề US cần phải chiếm đóng Iraq để giữ an ninh cho Iraq và lập chính phủ cho Iraq sẽ kéo dài bao lâu, Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell cho biết ông đã bàn với các ngoại trưởng Pháp, UK, Nga và Tầu cũng như các phần tử thuộc Hội Đồng Quản Trị Iraq do Hoa Kỳ chỉ định về vấn đề này. Qua cuộc phỏng vấn đêm Thứ Năm 25/9/2003 với chương trình truyền hình đàm luận của David Latterman, vị bộ trưởng này đã cho biết chi tiết về thời gian cần bao lâu để chuyển giao quyền bính lại cho nhân dân Iraq như sau: “Chúng tôi nóng lòng thấy được bản hiến pháp được viết và ưng chuẩn trong vòng 6 tháng tới đây hay khoảng đó, và nếu có thể sau đó một khoảng thời gian trước cuộc tuyển cử. Khó lòng mà đưa ra ngày giờ chính xác được”. Sau khi nghe ông Latterman mớm “Vậy thì có thể là một năm nữa, một năm rưỡi nữa chăng?”, ông Powell trả lời “tối thiểu là như thế”. Ông cho biết nhân dân Iraq cần phải có một chính quyền được tuyển cử đã trước khi đồng minh trao quyền kiểm soát cho nước này và rút quân.

Cho đến hôm Thứ Năm 25/9/2003, kể từ khi cuộc chiến xẩy ra, US đã thiệt mạng tới 307 người, trong số đó có 196 người vì đụng trận, còn 111 người bị chết vì các cuộc khủng bố và tai nạn. Về vấn đề truy lùng vũ khí đại công phá ở Iraq, cho đến nay vẫn chưa thấy gì, như một bản tường trình vừa cho biết qua Tòa Bạch Ốc. Tuy nhiên, phát ngôn viên của tòa nhà trắng này là Scott McClellan cho biết: “Đó là tiến triển cho đến nay, nhưng sự thật sẽ được sáng tỏ”.

 

28/9 Chúa Nhật 26 Thường Niên Năm B

GƯƠNG SÁNG HAY GƯƠNG TỐI

Môn đệ của Chúa, ngoài tinh thần phục vụ vô vị lợi, đơn sơ và khiêm tốn, còn phải là những nhà mô phạm về luân lý và đạo đức nữa. Thiếu tư chất đạo đức và mô phạm này, họ coi như đã chọn nhầm nghề, và hậu quả thật là hết sức bi đát: “Nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn” (Mc 9: 42).

Trái tim và vòng tay người môn đệ phải mở rộng, và vươn ra để ôm lấy mọi người. Nó không thể nhỏ mọn và hẹp hòi như cái nhìn của Gioan. Thánh Sử Máccô kể lại là Gioan đã tỏ ra nhỏ nhen và ghen tức khi thấy một người khác nhân danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ. Vì thế, khi Gioan đem vấn đề ra hỏi Chúa Giêsu, thì Ngài đã nhân cơ hội ấy nói cho các ông biết thế nào là một tâm hồn rộng mở, thế nào là trái tim của một người phục vụ đích thực. Theo đó, không cần phải là phe nhóm, cũng không cần phải vỗ ngực xưng tên mới là những môn đệ Ngài. Cái làm nên môn-đệ-tính là tâm hồn, là trái tim, và thái độ hòa đồng trước những khác biệt và dị đồng. Ngài nói với các ông: “Đừng ngăn cấm y, vì chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con” (Mc 9: 39-40).

Tiếp đó, Ngài muốn cho các ông hiểu thêm rằng, tinh thần người môn đệ cần phải phản ảnh tinh thần của chính Ngài. Do đó, người môn đệ phải có bổn phận làm sáng tỏ khuôn mặt Đức Kitô bằng chính đời sống gương sáng của mình. Đây không phải là vấn đề tranh dành ngôi thứ và quyền lợi. Đây cũng không phải là hành động phe nhóm. Muốn làm lớn, muốn trở thành kẻ cả, và muốn độc quyền với Tin Mừng cứu độ thì vẫn có thể được, nhưng hãy coi chừng, không sống xứng đáng với vai trò ấy, người môn đệ có thể tự chuốc họa vào thân và còn làm thiệt hại cho nhiều người khác nữa: “Nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn” (Mc 9: 42).

Trong tâm lý giáo dục, và qua những tấm gương của ngành giáo dục, chưa thấy có lời khuyên nào như thế, cũng như chưa có hình phạt nào như thế cả. Có thể nói là chưa có một triết lý giáo dục, hoặc phương pháp giáo dục nào mà lại bao gồm những lời hướng dẫn mạnh bạo và dứt khoát như của Chúa Giêsu. Và cũng chưa ai dám áp dụng nguyên tắc giáo dục này, là buộc cối đá vào cổ một người rồi quẳng xuống biển với mục đích là để tránh cho người ấy khỏi phải nhìn thấy một gương xấu. Sở dĩ mà không ai dám làm vì ngay trong hoàn cảnh của môi trường thời đó, nếu phải làm như vậy, thì không biết có bao nhiêu người đã phải bỏ xuống biển. Và nếu những lời ấy được áp dụng theo nghĩa đen vào thời đại chúng ta đang sống đây, thì nhân loại trên trái đất này chỉ còn cách di nhà xuống biển mà ở. Thống kê cho biết, nguyên trong lãnh vực truyền thông, mỗi năm một người phải nhìn đến hơn 40.000 cảnh chướng tai, gai mắt trên màn ảnh chiếc TV của mình. Như vậy thì biển cả sẽ là đất bằng, và mọi người sẽ xuống đó làm nhà ở, vì đâu đâu trên trái đất cũng nhìn thấy gương xấu.

Chúa dùng hình ảnh những nạn nhân của gương xấu là những người nhỏ bé, hèn mọn, những kẻ thấp cổ, bé miệng, những kẻ bị xã hội coi rẻ. Điều này cho ta hiểu rằng những người làm gương xấu, những kẻ gây ra gương mù là chính thành phần có vai vế, có quyền lực, và ảnh hưởng lớn trong xã hội. Họ là những Pharisiêu, những ký lục, những luật sỹ, và những thượng tế thời đó, cũng như những Pharisiêu, những ký lục, những luật sỹ và thượng tế thời đại.

Dưới con mắt của tâm lý giáo dục, thì nhiều lỗi lầm và hậu quả của giáo dục không phải đến từ những người thụ huấn, mà là do những người mang trách nhiệm giáo dục. Bởi thế, đứng trước một gương xấu, nếu phải buộc cối đá vào cổ mà quẳng xuống biển, thì cách tốt nhất là nên quăng cả người nhận gương xấu và kẻ làm gương xấu như vậy mới công bằng. Và nếu nói tới khía cạnh có tính cách đề phòng, ngăn ngừa thì tốt nhất vẫn là đừng có gương xấu; do đó, người làm gương xấu phải bị quăng xuống biển trước. Điều này đã và đang xẩy ra ngay trong cuộc sống của Giáo Hội và trong lòng Giáo Hội. Giáo Hội Hoa Kỳ, đang trải qua những khủng hoảng trầm trọng mà kết quả cũng là những người trong vai trò mô phạm luân lý và đạo đức không chu toàn trách nhiệm mình, ngược lại, đã trở thành những kẻ làm gương xấu.

Thánh Sử Máccô còn đi xa hơn về vấn đề gương xấu khi nhắc lại lời Chúa Giêsu nói về những điều kiện để vào Thiên Đàng. Ngài nói với tất cả những ai muốn lên đó rằng, họ thà cụt tay, cụt chân, chột mắt mà vào Thiên Đàng, còn hơn có hai chân, hai tay, hai mắt lành lặn: “Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà rằng mất một tay mà vào được cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hỏa ngục” (Mc 9: 43). Ngài tiếp tục nói về chân, và về mắt một cách tương tự. Câu hỏi được nêu lên ở đây là tại sao đang nói về thái độ cần đối xử với một người làm phép lạ ngoài nhóm Tông Đồ, Chúa Giêsu lại đề cập đến những kẻ hèn mọn trước thái độ gương mù, rồi lại dẫn đến hình ảnh vào Thiên Đàng với một mắt, một chân, hoặc một tay?

Thưa đó là những nét chính để vẽ nên hình ảnh của một nhân dáng trọn vẹn của Đức Kitô, một nhân dáng mà tất cả những ai muốn làm môn đệ đều phải mô phỏng mỗi khi giới thiệu hoặc nói về Chúa. Thật vậy, những gì gọi là đẹp thì phải đơn sơ, trinh nguyên và tinh tấn. Vẻ đẹp của một bức tranh, vẻ đẹp của một bài thơ, vẻ đẹp của một thân hình. Nhiều người ngày nay đã bỏ ra bao nhiêu tiền bạc cho được chiếc cằm chẻ, cặp môi trái tim, bộ ngực đầy đặn, hoặc đôi má lúm đồng tiền. Như vậy khi Chúa đề cập đến việc vào Thiên Đàng của những người một mắt, một chân, một tay, là Ngài có ý nhấn mạnh đến cái giá phải trả cho vẻ đẹp tinh thần ấy. Ngài không có ý nói đến hình thức.

Nhân cách của một người môn đệ. Vai trò mô phạm của người Kitô hữu mà Máccô đã ghi lại mới đọc xem ra có phần tiêu cực và gây một ấn tượng bi quan. Nhưng nếu suy ngắm cẩn thận tất cả những gì được nêu lên, và sự trùng hợp của nó với nhau, ta sẽ thấy hình ảnh trọn vẹn ấy chính là khuôn mặt Đức Kitô. Những người mang danh tông đồ, môn đệ, hoặc Kitô hữu là những người trước hết phải tìm hiểu, phải mô phỏng cách đầy đủ trước khi họ trình bày và nói với những người khác về Ngài.

Tinh thần người môn đệ, nếp sống người môn đệ, do đó, cần phải có một trái tim rộng mở, một tâm lý sống trưởng thành, và một sự bén nhậy trước lời dậy dỗ của Thiên Chúa. Hình ảnh này cho ta một cái nhìn về Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, thánh thiện, và tuyệt vời. Ngài chính là mô phạm của cuộc đời và lối sống của chúng ta. Ngoài Ngài ra, ta sẽ không tìm được bậc thầy, nhà mô phạm nào thanh khiết, tốt lành, và thánh thiện như thế cả. Và điều này cũng nhắc nhở chúng ta rằng, tuy bất xứng, nhưng một khi được mời tham dự ơn gọi làm người Kitô hữu, làm môn đệ, tức là được trao cho vai trò làm chứng về Chúa Giêsu, giảng về Chúa Giêsu, hướng dẫn người khác tìm đến với Chúa Giêsu, thì chúng ta cũng phải cố gắng hết lòng để sống sao không trở thành một vấp ngã cho chính mình và những người khác: “Nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn” (Mc 9: 42).

Trần Mỹ Duyệt

Thiên đàng toàn là thành phần què cụt đui mù tử đạo

Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XXVI tuần này có hai vấn đề rõ rệt, tất cả đều được chất chứa theo bố cục của bài Phúc Âm. Vấn đề thứ nhất đó là vấn đề tinh thần bè phái của thành phần tông đồ được Thánh Ký Marcô ghi lại ở phần đầu của bài Phúc Âm, và vấn đề thứ hai đó là vấn đề gương mù gương xấu ở phần thứ hai của bài Phúc Âm. Bài đọc thứ nhất hợp với phần đầu của bài Phúc Âm, phần về tinh thần bè phái của thành phần tông đồ; và bài đọc thứ hai lại ăn khớp với phần thứ hai của bài Phúc Âm, phần về gương mù gương xấu.

Vấn đề tinh thần bè phái. Vì các vị tông đồ còn đầy tinh thần thế gian, tinh thần tranh chấp ngôi vị, một tinh thần phản lại với tinh thần phục vụ của Chúa Kitô, của Mầu Nhiệm Vượt Qua, như bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước đã cho thấy, bởi thế không lạ gì khi có vị tỏ ra tinh thần bè phái trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này: “Thày ơi, chúng con đã thấy một người sử dụng danh Thày mà trừ quỉ, và chúng con đã cố ngăn cản hắn vì hắn không thuộc về nhóm của chúng ta”. Nghe thấy tông đồ Gioan trình báo và có thái độ như thế, Chúa Giêsu đã lợi dụng dạy cho riêng vị tông đồ được Người yêu riêng và chung các tông đồ khác tinh thần hiệp thông như sau: “Đừng có ngăn cản họ. Không ai sử dụng danh Thày làm phép lạ mà đồng thời lại nói xấu Thày. Ai không chống lại chúng ta là hợp với chúng ta…” Ở đây, theo câu nói của tông đồ Gioan, thoạt tiên chúng ta có thể nghĩ rằng vị tông đồ này tỏ ra muốn ngăn cản người khác trừ quỉ là vì họ nhân danh Thày của mình mà làm, tức muốn bảo vệ tên tuổi lừng lẫy của Thày mình mà thôi. Tuy nhiên, người đọc cũng có thể hiểu sâu xa hơn nữa là thái độ ngăn cản của tông đồ Gioan có nghĩa là chỉ có thành phần tông đồ của Đấng các vị tuyên xưng ”Thày là Đức Kitô” trong bài Phúc Âm Chúa Nhật cách đây hai tuần, mới có quyền năng làm và mới được thẩm quyền làm mà thôi, một quyền lực mà các vị đã được Thày của các vị ban cho các vị khi Người sai đi rao giảng, như được nhắc tới ở bài Phúc Âm Chúa Nhật XV năm B.

Không biết có phải vì tinh thần bè phái này, tinh thần tranh chấp chẳng những trong nội bộ tông đồ đoàn, như bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước cho thấy, mà còn cả với phương diện đối ngoại nữa, như bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho thấy, mà các vị không nhìn ra rằng tên tuổi của Thày các vị sẽ càng được rạng danh hơn khi có người không thuộc về nhóm của các vị cũng làm được phép lạ, cũng trừ được quỉ như các vị. Đáng lẽ các vị phải mừng mới đúng, vì thấy ảnh hưởng của Thày mình vươn tới hết mọi giới người. Bởi vì, quyền năng trừ quỉ không phải ai cũng có, ngoại trừ duy nhất Con Thiên Chúa, Đấng “tỏ mình ra là để hủy hoại các việc làm của ma quỉ” (1Jn 3:8), và những ai được Người ban cho, được thông phần vào quyền năng của Người. Đó là lý do Chúa Giêsu đã khẳng định: “Không ai sử dụng danh Thày làm phép lạ mà đồng thời lại nói xấu Thày”. Câu khẳng định này của Chúa Giêsu chẳng khác nào câu Người phán với những người Pharisiêu là thành phần cho rằng Người đã nhờ quỉ cả mà trừ quỉ con: “Làm sao Satan lại đi trừ Satan chứ? Một vương quốc chia rẽ nhau thì tồn tại thế nào đây?” (Mk 3:23-24). Bởi thế, thái độ bè phái nơi các tông đồ cũng chẳng khác nào thái độ của thành phần Pharisiêu tự cao tự đại, cái gì cũng cho mình là hay, là đệ nhất thiên hạ, không ai bằng. Và đó cũng là lý do Chúa Giêsu đã bảo các tông đồ phải coi chừng men gương mù gương xấu của nhóm Pharisiêu (x Mt 16:6) và dạy cho các tông đồ một nguyên tắc sống hiệp thông, ở chỗ hễ ai không phản lại mình là hợp với mình!

Thật vậy, công ích là do mọi người xây dựng, và công ích là trách nhiệm chung chứ không phải là việc riêng của một cá nhân nào hay của một phái nhóm nào; mọi người cần phải đóng góp vào việc chung, bằng những việc lành theo khả năng, ơn gọi và hoàn cảnh của mình; và không phải chỉ có việc lành hay việc làm của mình mới là việc đóng góp xây dựng công ích, còn việc của người khác làm dù hay đến mấy, lợi đến mấy cũng không bằng mình, có thể còn chướng tai gai mắt mình, động đến lòng ghen tương và tinh thần tranh chấp của mình, thậm chí, như thời đại văn minh nhân bản trọng nhân quyền ngày nay cho thấy đã xẩy ra bao trường hợp, khiến con người đi đến chỗ tẩy chay nhau, kỳ thị nhau, sát hại nhau, chỉ vì không hợp với nhau, về mầu da, về tôn giáo, về văn hóa.

Thế nhưng, vấn đề ở đây là nếu người được ban cho quyền trừ quỉ trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này không làm sinh lợi nén bạc quyền năng trừ quỉ của mình, người ấy sẽ phải trả lẽ trước Đấng Tối Cao, ở chỗ, người đó đã trở thành một kẻ phá đám, đã không sử dụng những gì được ban cho để làm lành, để chia sẻ, để phục vụ, để ban phát, như lời Chúa Giêsu khẳng định: “Ai không xây dựng là phá đám” (Mt 12:30), như trường hợp của người đầy tớ được trao cho 2 nén bạc lại đem đi chôn giấu, nhưng vẫn bị phạt dù không làm thiệt hại gì cho 2 nén bạc còn nguyên ấy cả (xem Mt 25:24-30). Trái lại, nếu biết đóng góp, thì dù việc làm có nhỏ bé mấy đi nữa, vật cho đi có tầm thường hầu như không có giá là bao chăng nữa trước mắt thế gian đi nữa, như một ly nước lạnh được Chúa Giêsu nói đến trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, cũng có công trước mặt Chúa. Bởi vì, yếu tố làm cho ly nước lạnh có giá trị không phải là chính việc làm cho bằng ý hướng làm, làm vì Chúa, vì yêu mến, vì “các con thuộc về Chúa Kitô”. Tức là chính Chúa Kitô, danh Chúa Kitô làm cho tất cả mọi sự con người làm, dù tầm thường đến đâu, âm thầm đến mấy, cũng trở thành vô giá. Tuy nhiên, nếu một việc lành hay việc làm tầm thường mà còn trở thành vô giá bởi liên quan đến thần linh, đến Chúa Kitô như thế, thì những việc xấu xa con người làm, dù nhỏ mọn mấy đi nữa, thầm kín mấy đi nữa, nếu liên quan đến Chúa Kitô, cũng trở thành trầm trọng, cần phải tuyệt đối tránh.

Thánh Âu Quốc Tinh đã nói đến tác hại của gương mù gương xấu, nhất là trong trường hợp gây ra bởi các vị mục tử như sau: “Vị mục tử sống một đời sống tội lỗi trước dân chúng là người sát hại chiên do các vị chăm sóc.Vị mục tử này đừng có tự lừa dối mình khi thấy chiên không chết, vì dù nó vẫn sống thật, vị ấy cũng trở thành một kẻ sát nhân – giống hệt như người đàn ông nhục dục nhìn người đàn bà một cách thèm thuồng, thì hắn đã phạm tội ngoại tình dù cho người đàn bà đó có còn trong sạch… Hắn không lên giường với nàng, nhưng hắn đã chiếm đoạt nàng trong phòng ngủ của lòng mình rồi. Bởi thế, kẻ nào sống đời sống tội lỗi trước mặt những ai thuộc quyền chăm sóc của mình là những kẻ sát hại bởi chính họ cho dù những người ấy khỏe mạnh. Những ai bắt chước họ thì chết; ai không thì sống. Nhưng đối với chính họ, họ đã sát hại cả hai…” (Bài Giảng về Các Vị Mục Tử, sermo 46, 9: CCL 41, 535-536 – dịch theo cuốn The Office of Reading, Saint Paul Edition, 1983, trang 1077).

Điển hình nhất là trường hợp làm gương mù gương xấu tác hại đến tâm linh, đến đức tin của con người, làm cho họ bỏ đạo, bỏ Chúa. Vẫn biết việc bỏ đạo, bỏ Chúa, mất đức tin là do mỗi một con người có ý thức và tự do, nhưng kẻ gây ra gương mù gương xấu vẫn không tránh được trách nhiệm của họ, cả ở đời này lẫn đời sau, như Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này. Ở đời này, hình phạt của kẻ gây ra gương mù gương xấu, kẻ làm cho anh chị em mình mất đức tin, bỏ Chúa, là bị thắt cối đá vào cổ mà quăng xuống biển; còn ở đời sau là bị tống vào hỏa ngục. Hình ảnh bị thắt cối đá đây chính là hình ảnh tiêu biểu cho thấy con người phải chịu trách nhiệm về việc xấu mình làm, một việc tự nó tác hại đến công ích, dù làm một mình không ai biết, vì trước hết và trên hết nó tác hại đến chính bản thân đương sự, một bản thân thuộc về cộng đồng nhân loại và phải sống cho công ích, như một chi thể yếu kém làm ảnh hưởng đến cả toàn thân. Biển đây là hình ảnh tiêu biểu cho tình trạng hỗn độn bất ổn trên thế gian, một tình trạng sẽ qua đi khi trời đất mới xuất hiện (x Rev 21:1). Vậy nếu bị cột cối đá là chịu trách nhiệm về việc xấu xa tác hại do con người làm, và biển là tình trạng lộn xộn hỗn độn trên thế gian, thì Chúa Giêsu có ý nói gì đối với trường hợp người làm gương mù gương xấu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này khi phán “thà bị cột cối đá mà quăng xuống biển thì hơn”? Phải chăng Người cố ý nói họ bị chết về phần xác còn hơn là người khác bị thiệt mất phần hồn, giống như trường hợp thà mất hết cả đàn heo, thiệt hại vật chất mà cứu được một con người khỏi bị quỉ ám còn hơn (x Lk 8:32-37)?

Căn cứ vào mạch văn của bài Phúc Âm, ý nghĩa của cụm từ “còn hơn” đây còn có một ý nghĩa khác nữa, đó là ý nghĩa giá trị giữa đời này và đời sau. Con người làm gương mù gương xấu thà biết nhận trách nhiệm của mình về những việc làm gây lộn xộn tác hại trên thế gian, hay làm cho lương tâm của mình cắn rứt, để sửa mình còn hơn mù quáng đến nỗi sau này sẽ bị đời đời trầm luân trong hỏa ngục. Đó là lý do Chúa Giêsu kêu gọi con người hãy dứt khoát với bản thân mình, hãy chân nhận sự thật lầm lỗi của mình, để rồi mới có thể từ bỏ bản thân và xa tránh dịp tội, mới có thể cải thiện đời sống và nhờ đó được trường sinh vinh phúc. Bằng không, như Người đã cho con người thấy trong bài Phúc Âm, dù họ có được lành lặn toàn thân song mất linh hồn thì được ích gì. Nếu chỉ qua cửa hẹp và đường gồ ghề con người mới được cứu độ, mới được vào Nước Trời (x Mt 7:13-14), thì có thể kết luận là trên Thiên Đàng toàn là thành phần què cụt, đui mù, bởi họ đã móc mắt, chặt tay, cắt chân của họ đi mất rồi vì những phần thể này đã làm cho họ làm mất lòng Chúa. Thế nhưng, dù không có mắt họ cũng có thể mò được vào Nước Trời, không có chân họ vẫn có thể bước tới Thiên Đàng. Bởi vì họ đã sống bằng đức tin, một đức tin đã làm cho họ tái sinh với một con người mới hoàn toàn hơn trước, một con người được sống sự sống viên mãn hơn (x Jn 10:10), một sự sống được thể hiện nơi chính thân xác của họ, một thân xác được thông phần vinh quang của Chúa Kitô phục sinh, một Chúa Kitô phục sinh vẫn mang trên thân xác của Người những dấu vết tử giá, những dấu vết tử giá cứu độ tràn đầy sự sống vinh quang!

Thật ra, tất cả những gì Thiên Chúa dựng nên và ban cho con người đều tốt lành. Mắt, tay và chân của con người cũng thế. Con người không được làm hại đến chúng, bằng không sẽ phạm đến Chúa. Chúng được ban cho con người như phương tiện để sử dụng trong việc phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Sở dĩ chúng trở thành những dụng cụ hay phương tiện cho sự dữ là vì những gì xấu xa phát xuất từ bên trong con người mà ra, như được Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm Chúa Nhật 22 cách đây 4 tuần. Nếu những gì từ ngoài vào (hay ở bên ngoài như mắt, tay, chân) không làm cho con người ra xấu xa dơ bẩn mà là những gì từ bên trong như Chúa Giêsu dạy, thì những gì cần phải loại trừ, cần phải móc bỏ hay chặt bỏ đây chính là đam mê nết xấu và ý hướng xấu của con người. Tuy nhiên, một khi con người nhất định cố gắng hoán cải, không còn ý hướng xấu nữa, không theo đam mê nhục dục nữa, thì, theo bản tính tự nhiên, mắt của con người cũng chẳng khác nào như bị móc bỏ đi, vì chúng không còn được tha hồ xem những phim con heo nữa, và tay chân của con người cũng như bị chặt đi, vì chúng không còn được thủ dâm nữa, ăn cắp ăn trộm nữa, không còn động một tí là đấm đá anh chị em của mình khi tức lên nữa v.v. Tuy nhiên, chính lúc con người bị đui mù què cụt như thế, một thứ tàn tật thiêng liêng, một dấu chứng sẵn sàng tử đạo, thậm chí chẳng những chột mắt, cụt tay, què chân, mà còn dám mất cả đầu mình nữa, như một Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, thì bấy giờ chẳng những các phần thể này của họ mà còn cả toàn thể tạo vật mới hoan hưởng tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa (x Rm 8:21)!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

TỘI theo quan niệm của tâm lý học

Tội là gì? Một định nghĩa thông thường nhất khi ta nghĩ về tội, đó là tư tưởng, lời nói, và hành động đi ngược lại những gì mình biết là xấu, là không tốt. Thí dụ, tôi biết rõ ràng rằng thò tay rút cái ví của người khác là một việc làm rất xấu xa nhưng tôi vẫn cứ làm. Tư tưởng thúc đẩy hành động, và hành động này đi ngược với lương tâm, với luật pháp và sự hiểu biết, đó là một việc làm tội lỗi, hay gọi là tội.

Quan niệm về tội thường đưa ra những thắc mắc liên quan đến lương tâm và tâm lý, bởi thế, khi ta đề cập đến một con người thành nhân, một con người trưởng thành, như những chủ đề trước, tức là ta nói đến một sự phát triển đầy đủ và đều đặn không những về thể lý, tâm lý, mà còn về tâm linh nữa. Chúng ta hãy để cho các nhà đạo đức học, thần học, tu đức, luân lý và luật học bàn và nói về tội. Hôm nay, đề tại về tội chỉ xin được diễn tả một cách đơn giản dưới khía cạnh tâm lý học.

Tại sao lại cho rằng tội có liên quan đến tâm lý, và tâm lý đóng vai trò gì trong vấn đề tội phúc của một người, hay của đời sống con người.

Thưa rằng, đời sống đầy đủ và trọn vẹn của một người bao gồm thể lý, tâm lý và tâm linh. Sự phát triển ba chiều này phải đều đặn, phải song song với nhau. Thiếu một trong những khía cạnh ấy, cuộc sống một người sẽ bị què cụt hoặc ốm yếu, bệnh tật. Theo các nhà tâm lý học, nhất là tâm lý đạo đức, thì nếu như con người sinh ra có chút kém cỏi về diện mạo, nhưng trưởng thành về tâm lý và đạo đức, người đó vẫn được chấp nhận và kính trọng trong xã hội. Người Việt Nam có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người”. Ở đây, tâm lý và tâm linh chiếm một địa vị quan trọng hơn sắc đẹp và sự thu hút của thể lý. Nhưng giả thử như tâm lý con người có yếu kém đôi chút, thí dụ, một người sinh ra có ít nhiều ảnh hưởng tâm lý di truyền và có một đôi khuyết điểm, nhưng bù lại cố công tập luyện và trao dồi đời sống tâm linh cho trưởng thành, cho nghiêm chỉnh, người ấy cũng vẫn được chấp nhận và yêu mến. Thí dụ, một người có bản tính nóng giận, hoặc nghiêng về dục tính quá nhưng biết dùng ảnh hưởng tôn giáo, ảnh hưởng niềm tin để cùng phát triển đến mức trưởng thành về niềm tin và kìm hãm tính nóng nẩy, cũng như những ước muốn, đòi hỏi vô luân của bản năng tính dục, lúc ấy họ đáng khen hơn những người bản tính hiền thục, nhẹ nhàng trong những đòi hỏi về sinh lý lại bày đặt tập tành hút sách, gái gẩm, hoặc văng tục, chửi thề.

Đời sống luân lý có một liên quan chặt chẽ với tâm lý, và tâm lý lại trực tiếp ảnh hưởng đến thể lý. Do đó, khi nói đến tội, là phải đề cập nhiều hơn trung gian giữa một cuộc sống con người là tâm lý. Điều này, ngay cả các nhà thần học luân lý cũng cho rằng quan trọng, vì tâm lý ảnh hưởng rất nhiều trong những quyết định liên quan đến một hành vi tội phạm. Trong các vụ xử án, và trong những lý do được tha bổng cho một người trước hành vi tội lỗi của người ấy có yếu tố và lý do tâm lý. Thí dụ, một người đánh nhau, hoặc giết người trong lúc tâm thần và tâm lý bất ổn, không kìm hãm được bản năng và sinh hoạt của mình thì không có tội, nếu luật sư biện hộ tìm cách chứng minh được một tâm lý bất ổn đã ảnh hưởng người ấy trong lúc đánh nhau và giết người. Tóm lại, ngoài việc không biết, không hiểu ra, ảnh hưởng tâm lý cũng là một yếu tố quyết định cho một hành vi tội lỗi.

Nhưng tại sao vẫn có người cho rằng mình không có tội. Thưa, đây chỉ là những câu nói, hoặc ý nghĩ của con người một là thiếu quân bình về tâm lý, hai là người mang tâm lý kiêu căng tự phụ. Nếu thiếu quân bình về tâm lý thì như đã vừa trình bày, có thể tha thứ. Nhưng nếu vì kiêu căng tư phụ, thì hành động tự cho mình vô tội đã là một thứ tội rồi.

Trở lại vấn đề ảnh hưởng của tâm lý về tội, thì theo nhà tâm lý đạo đức Kohlberg, lược đồ phát triển luân lý của ông chia thành 3 thời kỳ, và mỗi thời kỳ gồm 2 đặc tính luân lý khác nhau. Ba thời kỳ đó là: Tiền phát triển, phát triển, và hậu phát triển. Và 6 đặc tính của ba thời kỳ này là:

Thời kỳ thứ nhất gồm:
Nhận thức về hình phạt và sự vâng phục,
và tìm khen thưởng và tránh bị phạt.

Thời kỳ thứ hai gồm:
Nhận thức về thế nào là một đứa trẻ tốt,
và ứng dụng luật lệ bởi quyền bính.

Thời kỳ thứ ba gồm:
Nhận định về quyền lợi, về sự liên đới của luân lý,
và thiết lập những nguyên tắc của lương tâm.

Như vậy, đặc tính thứ nhất và thứ hai hoàn toàn có tính cách cá nhân. Đến đặc tính thứ ba và thứ bốn, con trẻ đã nhìn xa hơn vào đời sống của xã hội bằng những luật lệ và sự thưởng phạt. Cuối cùng đặc tính thứ năm và thứ sáu, con người mới thật sự thiết lập cho mình những nguyên tắc luân lý cho cuộc sống. Vẫn theo Kohlberg thì tuy mỗi người đều khác nhau, nhưng thời gian chuyển tiếp của thời kỳ thứ nhất và thời kỳ thứ hai xẩy ra vào khoảng 10 hay 11 tuổi, và từ thời kỳ thứ hai đến thời kỳ thứ ba là thời gian hậu dậy thì hay vào lúc con người đã phát triển thành người lớn.

Cũng theo tâm lý phát triển thì khi một em bé lên 7 tuổi, em có khả năng nói láo một cách sành sỏi, và có thể làm cho cha mẹ phải hiểu lầm. Rồi khi lên 15 tuổi, em có khả năng lý luận như một người đã lớn. Những điểm này cũng bổ túc cho quan niệm về phát triển tâm sinh lý và đạo đức, và cho biết rằng, không ai có thể nói mình hoàn toàn vô tội, hoặc không biết tội. Và như vừa trình bày trên, chỉ có người bị điên loạn và bị tâm lý khủng hoảng mới hành xử và coi mình như là người vô tội. Tóm lại, những tư tưởng như báo thù, giận hờn, toan tính làm thiệt hại người này người khác tuy nói ra hay không nói ra, đều có một tầm ảnh hưởng rất quan trọng trong việc dẫn tới hành động. Và những hành động như giết người, cướp của, gian dâm, trộm cướp, hành hung… là những hành vị tội mà ít nhất một trẻ em lên 5, lên 10 cũng đã biết. Và nếu một người lớn tuổi suy nghĩ, và hành động như thế thì ít có trường hợp được coi là không có tội. Tóm lại, theo tâm lý phát triển và tâm lý đạo đức, con người ngoài yếu tố tinh thần, yếu tố tâm lý cũng đã chỉ cho biết rằng, mình không được phép làm điều xấu, vì điều xấu không những bị ngăn cấm, bị phạt, mà còn làm ảnh hưởng xấu đến đời sống chung, đến những quan hệ bên trong và bên ngoài cuộc sống của mình và những người chung quanh mình.

Nhưng điểm quan trọng ở đây khi bàn về tội theo quan niệm tâm lý học, là sự day dứt, cắn xé và gậm nhấm tâm hồn của người phạm lỗi. Dù không ai biết, nhưng chăc chắn mình biết mình đã nghĩ gì, nói gì, và làm gì với ai, ở đâu, khi nào và như thế nào. Khi ra trước tòa án, các luật sư có thể biện hộ cho mình thế này, thế khác, nhưng tự thâm tâm và tự mình, mình đã biết mình như thế nào. Cũng vậy, người đời có thể nói xấu, nói tốt, hoặc phê bình, chỉ trích, khen thưởng mình, nhưng không ai rõ hơn mình là người mình biết có đáng bị chỉ trích, có đáng được khen thưởng như vậy hay không. Nhiều người đứng trước tiếng lương tâm xâu xé đã không chịu nổi mà đành phải lấy cái chết để tự trấn át. Khoa học ngày nay cũng chứng minh rằng, phần lớn các chứng bệnh, nhất là bệnh ung thư chẳng hạn đều phát xuất bởi nội tâm bất ổn, bởi những suy nghĩ triền miên, bởi những xáo trộn về tâm lý. Như vậy, đừng kể đến sự bằng an tâm hồn theo nghĩa tôn giáo, đạo đức, và luân lý, chỉ riêng sự bằng an theo cái nhìn tâm lý cũng là một yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc sống lành mạnh của con người. Sự thiếu trưởng thành về tâm lý, do đó, ảnh hưởng và làm sai lệch những phán đoán của một người, và những phán đoán này có thể dẫn tới hành vi tội lỗi. Thí dụ, một người có tính lăng loàn, lấy chuyện tính dục làm một thú vui. Vì không trưởng thành về tâm lý, và vì không ý thức trách nhiệm hành động của mình, nên người ấy có thể nói láo, thề hứa, và dối gạt một người để chiếm đoạt thân xác của họ. Trong thâm thâm người này, không hề có chuyện yêu thương, hoặc có yêu thì chỉ là yêu cái thể xác, yêu cái thú nhục dục mà qua con người ấy họ đang muốn thụ hưởng. Hành động lừa gạt tình yêu và chiếm đoạt này đừng kể những liên quan về luân lý, rõ ràng nói lên người ấy thực sự không trưởng thành về tâm lý. Hoặc ít nhất có một phán đoán rất lệch lạc về quan niệm tình yêu, tình bạn, và sinh lý.

Tuy nhiên, khi đề cập đến những khía cạnh tâm lý liên quan đến tội, là chúng ta đề cập đến bổn phận giáo dục và hướng dẫn. Tự giáo dục mình, giáo dục mình trong khi hướng dẫn con em mình. Đây là một vinh dự cũng như một trọng trách rất lớn lao của những người làm cha mẹ, của những người có ảnh hưởng trong vấn đề giáo dục tuổi trẻ. Làm sao để tuổi trẻ biết nhận mình có lỗi, biết xin lỗi, và biết sửa lỗi. Làm sao để tuổi trẻ đừng mặc cảm khi phải xin lỗi, và nhận lỗi với mình. Và nhất là làm thế nào để tuổi trẻ nhận ra rằng điều cần thiết phải làm sau mỗi một lỗi lầm là tìm sự tha thứ, can đảm chấp nhận, và cố gắng sửa sai. Trong những trường huấn luyện về lương tâm con người, về sự trưởng thành tâm lý và tâm linh con người, thì trường gia đình, trường cha mẹ là những học đường mà tuổi trẻ có thể học được những kinh nghiệm sống ấy.

Ngày nay, con người đang mất dần đi ý niệm tội lỗi, và theo Đức Gioan Phaolô II, thì con người đang sống trong một nền văn hóa của sự chết. Chết về tâm lý, chết về tinh thần, và chết về ý niệm tôn giáo. Cũng chính vì thế, bổn phận của cha mẹ, của những nhà hướng dẫn tinh thần là phải làm sao để sự phát triển con người song song với sự phát triển về tâm lý, nhất là tâm lý đạo đức. Từ đó, sức lôi cuốn của tôn giáo như một động lực thúc đẩy sẽ làm trưởng thành cuộc sống của con người, và lúc ấy con người sẽ sống trong lương tâm an ổn, trong sự hài hòa. Tôi muốn dùng tư tưởng của Kitô Giáo để kết thúc phần trình bày hôm nay. Trong Thánh Kinh, khi Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần tại đồng quê Belem, thì các thiên sứ hát mừng Ngài và nhân loại rằng: “Vinh danh Chúa cả trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Luc 2:14). Cái tâm trong sáng, cái tâm trưởng thành chính là căn nguyên của sự bình an. Mà sự bình an là một món quà của Thượng Đế và không ai có thể dùng tiền của, danh vọng, chức quyền, hoặc sắc đẹp để mua được sự bình an. Bình an chỉ có thể tìm thấy nơi những người có tâm hồn thiện tâm.

Trần Mỹ Duyệt

Tội Lỗi

 
Ý Thức Tội Lỗi

Nói đến tội lỗi, trước hết và trên hết là nói đến ý thức luân lý, ý thức đúng sai, lành dữ, chứ không phải chỉ nói đến những hành động xấu xa, bậy bạ, sai quấy, trái phép. Bởi vì, có những hành động tội lỗi nhưng con người vì thực sự không biết hay hoàn toàn vô thức nên đã vấp phạm, bằng không đã không làm. Đó là lý do mới có câu “không biết thì vô tội”, và đó cũng là lý do, theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo thì yếu tố chính yếu làm nên tội lỗi thật đó là ý thức những gì mình làm là tội mà cứ cố tình làm. Hay dù có ý thức được tội lỗi đi nữa, con người vẫn cứ làm vì họ có lý do của họ. Bởi thế mới đang xẩy ra tình trạng những gì ngày xưa cho là tội lỗi, xấu xa, cần phải xa lánh, như ly dị, phá thai v.v. thì ngày nay con người lại cho là thiện ích, tốt đẹp, cần phải thực hiện.

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao con người có ý thức tội lỗi, hay ý thức tội lỗi từ đâu mà ra hoặc bởi đâu mà có? Phải chăng do truyền thống xã hội mà có, bởi vì, có những hành động ở xã hội địa phương này, hay ở xã hội thời ấy được làm, chẳng hạn tục đa thê hay chế độ nô lệ, nhưng ở xã hội địa phương kia và ở xã hội ngày nay không được làm nữa; hoặc ngược lại, trước đây hay ở đó có những hành động không được làm, nhưng bây giờ và ở kia lại được làm, như ly dị và phá thai v.v. Đó là lý do trước khi xác quyết tội lỗi bởi đâu mà có, cần phải nhận diện được đích thực chân tướng của tội lỗi là gì và như thế nào.

Trước hết, đối với Phật Giáo, nếu không xác định rõ tội lỗi là gì, Phật Giáo sẽ gặp rắc rối trong vấn đề đầu thai luân hồi. Thật vậy, theo giáo lý Nhà Phật, sở dĩ con người cần phải đầu thai luân hồi là vì nghiệp báo, tức vì những hành động tội lỗi xấu xa của họ. Thế nhưng, nếu ngày nay con người văn minh chủ trương những gì vốn được truyền thống cho là tội lỗi đều là những gì vô tội, đều là những gì thiện ích, thì chẳng lẽ tất cả mọi hành động của con người văn minh ngày nay không còn bị nghiệp báo nữa hay sao? Ngoài ra, bản chất hay ý nghĩa của tội lỗi còn liên quan cả đến vấn đề thời hạn cần phải đầu thai luân hồi nữa, tức con người cần phải đầu thai luân hồi lâu hay mau là tùy ở số lượng tội lỗi, tùy ở tầm mức trầm trọng của tội lỗi họ phạm, tức càng tội lỗi đầy đầu con người càng bị đầu thai luân hồi lâu, đầu thai hết đời này đến đời khác. Bởi thế, nếu không biết đến tội lỗi là gì thì con người chủ quan làm sao biết được biết mình phạm những tội đáng phải đầu thai luân hồi bao lâu. Vả lại, theo giáo lý Phật Giáo, con người muốn thoát khổ cần phải đạt đến mức độ trở thành “vô ngã”, mà thành phần mất ý thức tội lỗi, tức không còn biết đến tội lỗi là gì nữa phải chăng đã đạt đến mức độ trở thành “vô ngã”, vì chỉ có hữu ngã con người mới chịu trách nhiệm về hành động của mình mà thôi, tức mới cảm thấy mình cần phải đầu thai luân hồi.

Nếu giáo lý Phật Giáo gặp nan giải trong vấn đề bản chất tội lỗi, tức tội lỗi là gì liên quan chẳng những đến vấn đề đầu thai luân hồi mà còn liên quan cả đến tầm mức “vô ngã” thượng thừa của họ nữa, thì thần học Kitô Giáo cũng phải đối đầu với vấn đề nguồn gốc tội lỗi, tức tội lỗi bởi đâu mà có như vậy. Đúng thế, theo Mạc Khải Thần Linh, một mạc khải đã được ghi nhận trong cuốn Sách Thánh đầu tiên là cuốn Sáng Thế Ký của Do Thái Giáo, thì ngay từ ban đầu loài “linh ư vạn vật” là con người đã được Thiên Chúa Hóa Công dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa, ở chỗ có hồn thiêng bất tử và nhờ đó có quyền tự do, hoàn toàn tốt lành, hoàn toàn tinh nguyên, không bị một hư hại nào. Nghĩa là ngay từ ban đầu, khi mới được tạo dựng nên, con người còn ở trong tình trạng công chính nguyên thủy, còn ở trong tình trạng hòa hợp với Thượng Đế Chí Tôn, với thiên nhiên tạo vật, nhất là với chính bản thân mình và với nhau. Tức nơi con người bấy giờ chưa xẩy ra tình trạng giằng co nội tâm giữa phần hạ và phần thượng; nơi họ bấy giờ cũng chưa có mầm mống tội lỗi là đam mê nhục dục và tính mê nết xấu. Nếu ngay từ ban đầu con người không hề biết đến tội lỗi là gì, thậm chí không hướng chiều về tội lỗi, không có căn cớ để phạm tội, thế mà tại sao con người lại có thể phạm tội được? Tội ở đâu mà có là như vậy. Nếu nói rằng sở dĩ con người yếu đau về phần xác là vì thân thể họ không được khỏe mạnh, tức yếu đau là do tình trạng yếu kém về sức lực, thì tại sao ngay từ ban đầu, con người đang sung sức về tinh thần lại có thể bị yếu đau thiêng liêng, tức có thể bị bệnh tật về đạo lý là phạm tội như vậy? Vấn đề tội ở đâu mà có là như thế.

Nguồn Gốc Tội Lỗi

Về nguồn gốc tội lỗi, theo cảm nghiệm cụ thể, người ta cho rằng tội lỗi là những gì phát xuất từ tự do của con người, vì nếu không có tự do con người sẽ không thể phạm tội và không bao giờ phạm tội. Thế nhưng, nếu không có tự do con người cũng sẽ không phải là và không còn là con người nữa, vì không có tự do, con người sẽ chỉ sống theo bản năng như con vật, không biết yêu thương là gì, yếu tố làm nên sự sống nhân bản của con người và kiến tạo nên văn minh của con người. Như thế, nếu tự do tự bản chất là yếu tố làm nên con người thì tự do không thể nào là căn nguyên gây nên tội lỗi nơi con người. Tuy nhiên, nếu tự do không phải là nguồn gốc gây nên tội lỗi nơi con người thì nguyên nhân khiến con người phạm tội chắc chắn phải là thử thách và cám dỗ. Như trường hợp đệ nhất nữ nhân nguyên tổ Evà đã gặp phải trong vườn địa đàng trước những lời dụ ngọt hợp lý của rắn quỉ tinh khôn, đến nỗi bà đã làm ngược lại tất cả những gì Đấng Tối Cao phán dạy còn vang vọng rõ ràng trong lương tâm và ý thức của bà, như bà nhắc cho con rắn quỉ này biết khi bị nó cám dỗ (xem Sánh Thế Ký 3:2-3). Bởi vì, nếu không có thử thách, con người tự do sẽ không có cơ hội để phạm tội, để lạm dụng tự do của mình. Thế nhưng, ngược lại, nếu không có thử thách, con người cũng không cần có tự do, yếu tố làm nên con người “nhân linh ư vạn vật”, hay ngược lại, con người không cần tự do nếu không có thử thách, vì thử thách chẳng những là yếu tố ngoại tại chứng tỏ con người thực sự có tự do mà còn là cơ hội cho con người chứng tỏ mình có tự do thực sự, tự do hoàn toàn, tự do đến nỗi không bị một cái gì, dù là thử thách, có thể ảnh hưởng và chi phối được mình. Như thế, nếu thử thách là phương thế cần có để làm cho con người tự do phát triển hơn là khiến họ bị suy thoái, thì thử thách tự bản chất không thể nào là nguyên nhân gây nên tội lỗi nơi con người.

Dầu sao cũng phải công nhận rằng tự do, dù không phải là nguyên nhân chính khiến con người phạm tội, thì cũng là khả năng để con người có thể phạm tội. Bởi vì, con người bị bắt buộc mà làm điều xấu, hay làm điều xấu trong tình trạng không làm chủ được mình bởi những quyền lực ngoài ý muốn, như trường hợp những người Công Giáo không chịu bước qua Thánh Giá là tác động biểu hiệu chối đạo và bỏ đạo, họ đã được lệnh khênh họ qua thập giá v.v., thì họ hoàn toàn vô tội. Nghĩa là, bởi có tự do con người mới có khả năng chọn lựa lành dữ, tốt xấu, đúng sai, lợi hại. Chính tác động chọn lựa của con người, nhất là chọn xấu là yếu tố tạo nên tội lỗi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có những cái con người chọn sai nhưng hoàn toàn vì nhầm lẫn, vì không rõ, vì vô thức, nên tác động xấu xa tội lỗi của họ, tự bản chất của nó, đối với Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, một là vô tội hai là nhẹ tội. Như thế, yếu tố chính làm nên tội là ý thức của con người. Thậm chí, cũng theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, chính ý thức này còn tạo nên tội lỗi nữa, dù hành động con người làm không phải là tội thật. Chẳng hạn, theo luật, việc người Công Giáo vì lười bỏ không tham dự lễ Chúa Nhật là một trọng tội, nhưng hôm họ bỏ lễ không phải Chúa Nhật, mà họ lại tưởng là Chúa Nhật. Như thế, nếu thực sự ngày họ tưởng là Chúa Nhật ấy quả thực là Chúa Nhật họ cũng bỏ không đi tham dự lễ vậy. Tội là ở chỗ ý thức của con người là thế.

Bản Chất Tội Lỗi

Tuy nhiên, cho dù, về phương diện chủ quan, vấn đề tội lỗi ở đây gây ra bởi tác động con người chọn lựa và ý thức, song về phương diện khách quan, vấn đề tội lỗi ở tại chính bản chất của nó, ở tại nó là việc xấu, việc ác. Chẳng hạn việc gian dâm hãm hiếp, việc cướp của giết người v.v. những việc mà dù con người có ý ngay lành mấy đi nữa, cũng không thể vì ý tốt của tác nhân mà việc vốn xấu trở thành việc tốt lành, cũng không thể biện minh cho việc làm của họ. Hay chẳng hạn những trường hợp như ra tay sát hại những người bị bệnh bất trị cho họ khỏi khổ; sát hại những thai nhi có thể bị tật nguyền để đỡ gánh nặng cho xã hội; đi làm điếm để cầu thực nuôi thân, như đi ăn cướp của người giầu đem bố thí cho người nghèo; chính sách vô sản nhân dân làm chủ chính phủ quản lý để san bằng mọi giai cấp và bất công xã hội v.v. cũng thế. Bằng không, chính con người là Đấng Tối Cao. Nghĩa là tất cả những gì con người nghĩ đều là chân thật, ở chỗ tất cả những gì họ nghĩ đúng là đúng, nghĩ sai là sai, và tất cả những gì con người muốn đều thiện hảo, ở chỗ những gì con người không thích là xấu, ngược lại những gì con người thích là tốt v.v. Nếu xã hội loài người sống theo đường lối chủ quan về luân lý, cũng là đường lối tương đối hóa luân lý như thế, nó sẽ trở thành vô cùng lộn xộn và hỗn loạn, vì trăm người trăm tính, mà ai cũng cho mình là đúng, là hay, thử hỏi không phải xã hội loài người sẽ trở thành một xã hội sống theo luật rừng mạnh được yếu thua hay sao? Phải chăng xã hội con người văn minh ngày nay đang sống theo luật rừng mạnh được yếu thua này, khi kẻ mạnh là thai mẫu có quyền giết kẻ yếu là thai nhi? Sở dĩ con người văn minh ngày nay đã tiến đến chỗ sống theo luật rừng mạnh được yếu thua này là vì họ đã tự cho mình là chúa tể, cho mình có quyền pro choice, được toàn quyền định đoạt lành dữ theo ý họ.

Vậy, nếu tội lỗi tự bản chất thực sự là việc xấu, việc ác, và con người phạm tội là con người làm việc xấu, việc ác, thì làm sao để có thể biết được, hay căn cứ vào đâu để biết được, đâu là việc xấu, việc ác. Trước hết, có thể nói, tất cả những việc gì con người làm không đúng với sự thật đều là việc xấu, việc ác. Đó là lý do hành động tội lỗi còn được gọi là hành động gian ác, hay nói ngược lại, tất cả những gì không phản ảnh chân lý, không thật đều là những sự xấu xa, những sự gian ác, như ăn gian, nói dối. Như thế, tự bản chất, tội lỗi trước tiên là tất cả những gì dối trá, không thật. Con người tội lỗi là con người không sống theo sự thật hay không sống trong sự thật, và chính vì không sống trong sự thật hay sống theo sự thật mà con người đã làm những gì không hợp với sự thật làm người của mình, không sống theo thân phận làm người của mình, không sống đúng với phẩm giá làm người của mình. Bởi vậy, có thể thực tế định nghĩa tội lỗi là tất cả những gì con người thực hiện phản nghịch lại với sự thật làm người của họ hay phạm đến nhân phẩm làm người của họ, những gì cũng đã được nhân gian công nhận và gọi là ác nhân ác đức hay thất nhân thất đức.

Thế nhưng, đâu là sự thật làm người, hay sự thật làm người này là gì, nếu không phải sự thật làm người ở ngay chính nhân phẩm của con người, và nhân phẩm là tất cả sự thật về con người. Vậy nhân phẩm của con người đây là gì mà hễ con người không sống đúng với nó là con người không sống đúng với sự thật làm người, là con người sống trong tội lỗi?

Trước hết, nhân phẩm tự bẩm sinh mà có nơi con người, chứ không phải xã hội hay thẩm quyền trần gian nào đã ban cho họ. Chính bởi nhân phẩm bẩm sinh này của mình mà con người mới có những quyền lợi bất khả vi phạm xứng với thân phận làm người của mình, như quyền được sống, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập gia đình, quyền được tự vệ và biện hộ v.v. Đó là lý do tất cả những hành động nào phạm đến các quyền này đều là tội ác, chẳng hạn như trường hợp sát nhân; trường hợp cấm cách và bắt đạo, hoặc lừa bịp, dụ dẫm, ép buộc bắt kẻ khác theo đạo của mình; trường hợp không cho phổ biến hay đăng tải những tin tức chính đáng vì sợ tuyên truyền phản chính sách của mình, thậm chí kỳ thị nhau, không cho nhau bày tỏ và thể hiện những nét văn hóa riêng của họ; trường hợp bắt con cái lập gia đình theo chủ quan và ý thích của cha mẹ; trường hợp chụp mủ và xử án cho có vẻ dân chủ ở một số xã hội chuyên chế độc quyền v.v.

Tuy nhiên, cũng chính vì những quyền lợi là do bẩm sinh mà có, chứ không phải do con người lập được, tức những quyền lợi con người có là được ban cho, mà con người còn có trách nhiệm kèm theo nữa, tức còn có trách nhiệm đối với những quyền lợi con người nhận được. Ở chỗ, họ phải làm sao sử dụng đúng đắn những quyền lợi ấy cho hợp với sự thật làm người của mình, chứ không được lạm dụng chúng, sử dụng chúng theo ý muốn chủ quan của mình.

Chẳng hạn, được quyền tự do ngôn luận thì không phải được quyền muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi, muốn vu khống ai thì vu khống, vì quyền tự do ngôn luận này theo sự thật làm người là quyền con người cần có chẳng những để truyền đạt bản thân mình mà còn để hiểu biết nhau, nhờ đó xích lại gần nhau nữa; bởi vậy, bất cứ lời nói nào gây chia rẽ nhau đều là những tác động phản nhân bản, những tác động xấu xa, cần phải tránh, phải bỏ. Được quyền sống không phải là muốn chết lúc nào thì chết, hay được quyền tha hồ nghiện hút làm hại đến sức khỏe, hoặc được quyền lái xe ẩu nguy hiểm đến tính mạng, vì quyền sống này theo sự thật làm người là quyền con người cần có để làm cho sự sống phát triển, sự sống truyền sinh, sự sống phục vụ; bởi vậy, bất cứ hành động nào tác hại đến sự sống hay triệt hạ sự sống đều là những hành động tội ác, cần phải tránh, phải bỏ. Được quyền lập gia đình không có nghĩa là được quyền tiền dâm hậu thú, được quyền đồng tính kết hôn v.v. vì quyền lập gia đình này theo sự thật làm người là quyền con người cần có để hiệp thông xã hội và truyền sinh nòi giống; bởi thế, tất cả những việc làm nào phản lại đời sống hôn nhân gia đình đều là những việc làm xấu xa tội lỗi, cần phải tránh, phải bỏ. Được quyền tự do tôn giáo không có nghĩa là được quyền muốn lập đạo nào thì lập như đạo thờ quỉ Satan, hay được quyền nhân danh tôn giáo để khủng bố, vì quyền tự do tôn giáo này theo sự thật làm người là quyền con người cần có để con người chẳng những thăng tiến tâm linh mà còn cứu nhân độ thế nữa; bởi thế, bất cứ hành động nào làm cho con người suy thoái tâm linh hay tác hại đến xã hội loài người, đều là những hành động tộc ác, phản tôn giáo.

Chân Tướng Tội Lỗi

Tóm lại, với nhân phẩm làm người của mình, con người cần phải có tự do và cần phải được hưởng những quyền lợi bẩm sinh xứng hợp với tự do của mình. Thế nhưng, thứ tự do nào làm cho con người thăng tiến mới là thứ tự do thật, tức làm cho họ đạt được đích điểm làm người của họ, đạt đến tầm vóc thành toàn của họ, dù họ có phải trả bằng một giá cao, bằng những hy sinh, thử thách và khổ đau, chẳng hạn thà chết hơn bỏ đạo, một tác động bất khuất, chẳng những thắng vượt quyền lực tội lỗi và sự chết, mà còn làm sáng tỏ chân lý làm người, chân lý con người thuộc về thượng giới chứ không phải hạ giới. Ngược lại, thứ tự do nào làm cho con người đánh mất bản thân mình, như những hành động mất tính người, những hành động cho thấy con người sống như con vật hay thua con vật, hay thứ tự do biến con người trở thành nô lệ, như nghiện ngập không bỏ được, thì đó chỉ là thứ tự do giả tạo, vì quyền tự do nói chung theo sự thật làm người đó là quyền để con người có thể làm lành lánh dữ, có thể chế ngự sự dữ, có thể bằng an tự tại không bị chi phối hay ngã gục bởi bất cứ một yếu tố hay quyền lực ngoại tại nào; bởi thế, bất cứ hành động tự do nào làm cho con người băng hoại đều là hành động phi nhân bản, ngược lại, bất cứ hành động hy sinh chịu đựng nào làm con người thăng tiến, làm cho họ đạt đến đích điểm và tầm vóc thành toàn của mình, đều là những hành động thành nhân, những hành động trọn hảo. Đó là lý do tôn giáo nào có quyền năng biến đổi con người, giúp họ sống trọn ơn gọi làm người của họ, sống một đời sống nhân bản trọn lành mới là tôn giáo đáng theo.

Thế nhưng, tất cả những hành động phản lại với sự thật làm người không phải chỉ trực tiếp phạm đến phẩm giá của con người mà còn phạm đến chính nguồn gốc của phẩm giá này, tức phạm đến chính Đấng đã ban cho họ được hưởng những quyền lợi làm người, và vì thế họ phải có trách nhiệm sử dụng những quyền lợi ấy theo ý muốn của Ngài là chủ nhân ông tối thượng của tất cả những gì Ngài ban cho họ và đặt để nơi họ. Như thế, nói cho cùng, tội lỗi là tất cả những gì làm trái với ý muốn trọn hảo của Thiên Chúa, một ý muốn thần linh được vang vọng qua tiếng lương tâm chân chính của họ, cũng như được tỏ hiện phổ quát nơi lề luật tự nhiên và những nguyên tắc luân lý tối yếu. Đó là lý do con người chân thành bao giờ cũng cảm thấy áy náy khi làm ngược lại tiếng lương tâm, và con người thiện chí bao giờ cũng cảm thấy hối hận khi làm gì phản trái với luân thường đạo lý.

Tuy nhiên, dù sao tội lỗi cũng cho thấy con người khao khát một cái gì đó trổi vượt hơn quyền hạn của họ, một cái gì đó vô cùng viên mãn dù bị cấm đoán. Tội lỗi như thế là dấu chứng tỏ cho thấy con người thực sự muốn nên bằng Thiên Chúa, muốn tuyệt đối tự do, muốn toàn quyền định đoạt lành dữ, vì, theo Thánh Kinh Do Thái Giáo và niềm tin Kitô Giáo, con người đã được dựng nên theo hình ảnh Thần Linh và tương tự như Thiên Chúa. Con người còn cảm thức tội lỗi, còn cảm thấy áy náy, còn cảm thấy hối hận, là dấu chứng tỏ họ là một con người hữu thần, còn tin tưởng Thần Linh, còn hướng về tha nhân, còn sống trong sự thật, còn có thể hoán cải và còn có thể cứu độ.
 

Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh, BVL
(Bài chia sẻ cho buổi phát thanh Vui Mừng Và Hy Vọng 49, 22/12/2002)

 

 


(Giáo Hội Hiện Thế các tuần trước)