GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 3/2003

 

 

Ý Chung: “Xin cho mi mt người trong Dân Chúa và trong các vị Mục Tử Dân Chúa được tăng thêm việc nhận thức của mình về tầm quan trọng của bí tích Hòa Giải, tặng ân của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa”


Ý Truyền Giáo:
“Xin cho các Giáo Hội Ðịa Phương ở Phi Châu, giữa những hoàn cảnh khốn khó của lúc này đây cảm thấy được nhu cầu cần phải loan báo Phúc Âm một cách thiết tha và can trường”.

 

 

___________________________________________

 29/3-4/4/2003

 

4/4 Thứ Sáu

Chúng ta đừng để cho thảm trạng của con người trở thành một tai họa cho tôn giáo”

Bài chia sẻ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II với Hội Đồng Giám Mục Nam Dương 29/3/2003

Quí Huynh Giám Mục thân mến,

1. ………

2. Vai trò lãnh đạo của Quí Huynh giúp vào việc bảo đảm là Giáo Hội đang đi tiên phong trong việc bảo trì hòa bình và hòa hợp ở một xứ sở có rất nhiều phái nhóm khác nhau. Thật vậy, Hội Đồng Giám Mục của Quí Huynh đang tìm cách để làm phản ánh khẩu hiệu Bihneka Tungal lka “hiệp nhất trong đa dạng”, một câu khẩu hiệu được thấy trên cầu vai áo của đất nước Quí Huynh. Các thứ gia sản về sắc tộc và văn hóa khác nhau, được qui tụ lại trong một bầu khí của niềm tin, của việc trao đổi đối thoại và của lòng tin tưởng lẫn nhau, có thể mang lại một kiểu mẫu hy vọng cho tất cả mọi người ở Nam Dương. Ở vào lúc mở màn cho một kỷ nguyên mới, Nam Dương đang phải đương đầu với cơn thử thách trong việc xây dựng nên một xã hội được đặt trên nền tảng các nguyên tắc dân chủ của tự do và bình đẳng giữa thành phần công dân của mình, bất kể ngôn ngữ, nòi giống, đường nét sắc tộc, gia sản văn hóa hay tôn giáo. Tôi tin rằng Giáo Hội này vẫn chủ động tham gia vào nỗ lực này, bằng việc phấn khích tất cả mọi người hãy tiếp tục liên kết với nhau trong việc thực thi các trách nhiệm dân sự của mình bằng đối thoại và cởi mở, tránh hết mọi thứ thành kiến hay cố chấp. Việc phát triển của một xã hội thể hiện những lý tưởng dân chủ này sẽ giúp ngăn chặn vấn đề bạo lực hỗn loạn là những gì đã gây tai ương buồn thảm cho xứ sở của Quí Huynh trong mấy năm vừa qua.

Vấn đề tự do tôn giáo, một vấn đề vẫn là một trong những đặc tính truyền thống của Xã Hội Nam Dương, được bảo đảm bởi Hiến Pháp Quốc Gia. Giáo Hội lúc nào cũng cần phải khôn ngoan tỉnh táo để bảo đảm là nguyên tắc này được cả liên bang lẫn địa phương tôn trọng. Tôi hy vọng rằng những nỗ lực này sẽ giúp kiến tạo nên một bầu khí trong đó vấn đề tôn trọng qui tắc luật lệ trở thành một tâm thức mới cho một xã hội dân chủ dung nhượng và bất bạo động. Bước quan trọng đầu tiên này được bắt đầu bằng việc huấn luyện nhân bản. Như Tôi đã nói đến trong Bức Thông Điệp Bách Niên, việc giúp cho “cá nhân con người qua vấn đề giáo dục và huấn luyện theo những lý tưởng chân thực” là một yếu tố cần thiết cho việc kiến tạo nên một trật tự dân sự được đánh dấu bằng mối quan tâm thực sự đến công ích (x đoạn 46).

Về vấn đề này thành phần nghèo khổ cần phải dược chú trọng đặc biệt. Vấn đề Giáo Hội quan tâm là “việc tiến bộ của người nghèotạo nên một cơ hội tốt cho tình trạng phát triển về luân lý và văn hóa của toàn thể nhân loại” (ibid., 28). Vì sứ điệp của Chúa Kitô là một sứ điệp hy vọng mà các môn đệ của Người cũng phải luôn bảo đảm là thành phần bất hạnh ở nơi chúng ta, bất kể tôn giáo hay đặc tính sắc tộc, đều được đối xử theo phẩm vị và tôn trọng như Phúc Aâm đòi buộc. Việc cổ võ những quyền lợi chính yếu của kẻ yếu là một con đường chứng tỏ hướng tới một xã hội ổn định và phát triển. Giáo Hội được kêu gọi để “đứng bên người nghèo, để nhìn thấy công lý nơi những điều họ yêu cầu và giúp đáp ứng những đòi hỏi ấy” (x Thông Điệp Sollicitudo Rei Socialis, đoạn 39).

3. Một trong những đường lối hiệu nghiệm nhất đối với cộng đồng Kitô hữu trong việc giúp đỡ thành phần nghèo khổ là nhờ ở việc giáo dục. Trong lãnh vực này, cũng như trong tổ chức các cơ quan từ thiện bác ái của mình, Giáo Hội ở Nam Dương đã được khen tặng. Mặc dù người Công Giáo chỉ là một phần nhỏ trong tổng số dân, họ cũng đã phát triển được một hệ thống trường sở rộng lớn và đáng nể. Hoạt động của Giáo Hội trong lãnh vực giáo dục được công nhận như là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Quí Huynh cho xã hội Nam Dương, và chắc chắn nó vẫn là phương tiện hiệu nghiệm để truyền đạt những giá trị của Phúc Âm. Việc giáo dục của Công Giáo, như là một phần quan trọng thuộc sứ vụ giảng dạy giáo lý và truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội, cần phải được có một nền tảng triết lý giúp cho đức tin và văn hóa dung hợp với nhau (x Congregation for Catholic Education, The Religious Dimension of Education in a Catholic School, 34). Các nỗ lực của Quí Huynh để bảo trì các trường sở Công Giáo, nhất là ở những miền không phải Công Giáo nghèo nàn và gặp khốn khó về vấn đề tài chính, chứng tỏ việc Quí Huynh mạnh mẽ dấn thân hoạt động cho tình đoàn kết liên văn hóa cũng như cho việc đáp ứng đòi hỏi của tình yêu phúc âm đối với tất cả mọi người. Trong khi cần phải để ý tới mức độ mù chữ cao trong dân chúng, người ta không thể không chú trọng tới con số giới trẻ không tiếp tục theo bậc trung học. Giới trẻ của Quí Huynh cần phải được phấn khích đừng bỏ bê việc học hành của mình để chạy theo cái cuốn hút của khuynh hướng duy vật nông nổi mau qua. Về khía cạnh này, Tôi cũng muốn đề cao công việc thiết yếu của các giáo lý viên ở những xứ sở như Nam Dương, nơi thành phần tín hữu là một thiểu số nhỏ như thế. Thiếu phương tiện cắp sách đến trường Công Giáo ở một số miền nghèo túng, cộng với một môi trường có những lúc xung khắc, hay thậm chí thù nghịch với Kitô giáo, cho thấy cần phải cung cấp những chương trình triệt để huấn luyện về giáo lý cho giới trẻ cũng như giới già. Cộng đồng giáo hội có trách nhiệm bảo đảm là các phần tử của mình được đón tiếp vào “một môi trường họ có thể sống trọn vẹn bao nhiêu có thể những gì họ đã học được” (Sách Giáo Lý Công Đồng Triđentinô, số 24). Dạy giáo lý là công việc của toàn thể cộng đồng đức tin và là việc nối dài thừa tác vụ giảng lời Chúa được ủy thác cho vị Giám Mục và hàng giáo sĩ. Nó là một trách nhiệm của giáo hội đòi phải được huấn luyện đầy đủ về tín lý và sư phạm. Tôi xin Quí Huynh hãy hết mình nâng đỡ những ai sẵn lòng chấp nhận cái khó khăn và công việc gian nan để cung cấp dịch vụ thiết yếu được cả Giáo Hội biết ơn này.

4. Có những lúc Hội Đồng Giám Mục của Quí Huynh nhìn nhận rằng việc truyền bá phúc âm hóa đi liền với việc hội nhập văn hóa một cách sâu xa, từ từ và chính xác. Chân lý của Phúc Âm bao giờ cũng phải được loan báo bằng một đường lối thu phục và hợp thời. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng trong một xã hội phức tạp như xã hội của Quí Huynh, nơi mà ở một số miền và ở một số nhóm, Công Giáo có những lúc được đặt thành vấn đề. Công việc tế nhị của Quí Huynh là trông coi để làm sao Phúc Âm vẫn giữ được ý nghĩa sâu xa của mình, hiệu lực đối với toàn dân và các thứ văn hóa, trong khi đó lại truyền đạt mình ra ở chỗ chú trọng tới những giá trị truyền thống và gia đình. Như Tôi đã nói trong chuyến Tông Du Mục Vụ của mình ở Nam Dương năm 1989, “mẫu gương của Chúa Kitô và quyền lực của Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người thẩm thấu, thanh tẩy và thăng hóa tất cả mọi văn hóa và từng văn hóa” (Homily at Yogyakarta, 10 October 1989).

Việc hội nhập văn hóa thành đạt lệ thuộc vào các đôi phối ngẫu cũng như các gia đình là thành phần làm hiện thực nhãn quan Kitô Giáo về ơn gọi và trách nhiệm của họ. Bởi thế, Tôi xin Quí Huynh hãy tiếp tục cổ võ những giá trị truyền thống về gia đình rất gắn liền với văn hóa Á Châu (x Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu, số 6), bằng cách làm cho những giá trị ấy thấm nhập với một sức sống mới phát xuất từ Phúc Âm. Không được coi thường những quan tâm nghiêm trọng về những mối đe dọa mỗi ngày một hơn đối với đời sống gia đình đã được Quí Huynh lên tiếng ở nhiều dịp. Một “mưu đồ chống lại sự sống” (x Thông Điệp Evangelium Vitae, số 17) và gia đình thực sự đang xuất hiện qua nhiều hình thức, như phá thai, yếm thế tính dục, khiêu dâm, nghiện hút và những áp lực buộc phải chấp nhận những phương pháp kiểm soát dân số không thể chấp nhận về phương diện luân lý. Không kể đến những khó khăn liên quan đến việc đương đầu với những khuynh hướng này nơi một xã hội không phải Kitô Giáo, Quí Huynh, với tư cách là những vị Giám Mục, là “những người đầu tiên được kêu gọi làm bậc thày hăng say giảng dạy Phúc Âm sự sống” (ibid, số 82). Ở mọi thời đại, tiếng nói ngôn sứ của Giáo Hội phải vang lên những gì cần phải tôn trọng và cổ võ lề luật thần linh đã được ghi khắc nơi hết mọi con tim (x Rm 2:15). Bằng việc lắng nghe, đối thoại và nhận thức, các vị Giám Mục phải giúp đỡ đàn chiên của mình sống Phúc Âm ở chỗ hoàn toàn hợp với kho tàng đức tin và những mối hiệp thông giáo hội (x Thông Điệp Redemptoris Missio, số 54).

5. Như một số trong Quí Huynh đã đề cập tới là Giáo Hội ở Nam Dương là một Giáo Hội sống động và chịu khổ với dân, bằng việc đương đầu với những thách đố xẩy ra từ việc liên hệ hằng ngày với một xã hội không phải Kitô giáo. Giáo Hội này là một cộng đồng tìm cách phát triển toàn vẹn con người trong bối cảnh hòa hợp và dung chấp tôn giáo, ở chỗ cống hiến và nhận lãnh trong một môi trường văn hóa phức tạp. Ở xứ sở của Quí Huynh đã đạt tới một mức độ đáng khen trong vấn đề đối thoại liên tôn trên bình diện cơ cấu. Việc trao đổi với nhau về các cảm nghiệm tôn giáo đã được thể hiện cụ thể nơi các dự án bác ái từ thiện cũng như nơi việc hợp tác đã được thực hiện, nhất là sau những vụ thiên tai. Ngay cả ở những miền hầu hết Hồi Giáo, Giáo Hội này cũng có mặt một cách sinh động nơi những nhà bảo anh, nơi các y viện và các cơ quan dấn thân phục vụ thành phần bị đàn áp. Đó là một thể hiện tuyệt vời nói lên bản chất vô biên của tình yêu Chúa Kitô; một tình yêu không phải chỉ giành cho một số ít mà là cho tất cả mọi người.

Đến đây, Tôi muốn bảo đảm với Quí Huynh về mối quan tâm sâu xa của Tôi đối với nhân dân Nam Dương quí mến ở vào lúc cả cộng đồng thế giới đang căng thẳng đến cao độ này. Chiến tranh không bao giờ được phép chia rẽ các tôn giáo trên thế giới. Tôi xin Quí Huynh hãy lợi dụng thời điểm bất ổn này như một cơ hội để cùng nhau, như những người anh em dấn thân cho hòa bình, hoạt động với nhân dân của Quí Huynh, với những ai thuộc các niềm tin tôn giáo khác cũng như với tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm, hầu bảo toàn sự hiểu biết, cộng tác và kết đoàn. Chúng ta đừng để cho thảm trạng của con người trở thành một tai họa cho tôn giáo (cf. Address to the Interreligious Delegation from Indonesia, 20 February 2003).

Tôi cũng quá biết là một số nơi thuộc cộng đồng Kitô hữu ở xứ sở của Quí Huynh đã phải chịu đựng bởi tình trạng kỳ thị và thành kiến, trong khi đó một số nơi khác đã trở thành nạn nhân của những hành động phá hoại và tàn phá. Ở một số miền cộng đồng Kitô hữu đã bị từ chối không được phép xây cất những nơi thờ phượng và nguyện cầu. Nam Dương cùng với cộng đồng quốc tế vừa mới bàng hoàng trước việc thiệt mạng kinh hoàng bởi cuộc ném bom khủng bố ở Bali. Tuy nhiên, trong tất cả mọi trường hợp như thế bởi những hành động của một thiếu số quá khích, người ta phải thận trọng không được chiều theo khuynh hướng vơ đũa cả nắm đối với các nhóm dân chúng chỉ vì hành động của một thiểu số quá khích. Tôn giáo đích thực không bênh vực khủng bố hay bạo lực, song tìm hết cách cổ võ mối hiệp nhất và an bình cho toàn thể gia đình nhân loại.

6. Vì Kitô hữu tạo nên một thiểu số rất nhỏ ở xứ sở của Quí Huynh mà họ được đặc biệt gọi là “men trong đấu bột” (Mt 13:33). Bất chấp khốn khó và hy sinh, thành phần linh mục và tu sĩ của Quí Huynh vẫn tiếp tục làm chứng hằng ngày cho Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, mang nhiều người trở về với Phúc Âm. Vì “Giáo Hội tại Á Châu thấy mình ở giữa thành phần bày tỏ lòng khát khao Thiên Chúa” (Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu, đoạn 9), mà Quí Huynh đã gặp khó khăn trong việc tìm những đường lối cụ thể để đáp ứng nhu cầu này. Thật vậy, nỗ lực của Quí Huynh trong việc cổ võ ơn kêu gọi linh mục và tu sĩ cho thấy Quí Huynh ý thức được nhiệm vụ này. Tôi xin Quí Huynh hãy kiên trì bảo tồn mức độ cao trong việc giáo dục và huấn luyện tại các chủng viện cũng như tại các nhà dòng. Việc quan tâm và chú ý nơi vấn đề tuyển chọn và huấn luyện các dự sinh linh mục và tu sĩ lúc nào cũng phải làm sao có thể mang lại lợi ích cho Giáo Hội địa phương…

Vì việc huấn luyện và phát triển thiêng liêng này là những tiến trình suốt đời, mà các vị Giám Mục có nhiệm vụ thiết yếu trong việc hỗ trợ linh mục của mình, bằng việc sẵn sàng cung cấp cho họ các chương trình huấn luyện liên tục, những cuộc cấm phòng và thời gian cầu nguyện và chia sẻ. Một yếu tố quan trọng trong việc huấn luyện này, cả ở giai đoạn khởi đầu và liên tục, đó là việc huấn luyện đầy đủ về thần học cũng như về đời sống thiêng liêng phụng vụ…..

7……….

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịc theo tài liệu của Tòa Thánh do Zenit phổ biến ngày 30/3/2003

 

3/4 Thứ Năm

Luật lệ cần phải được sử dụng để thắng vượt bạo lực

ĐTGM Celestino Migliore, khâm sứ Tòa Thánh kiêm quan sát viên thường trực ủa Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc hôm qua Thứ Ba 1/4/2003, đã ngỏ lời với Cuộc Họp Chính Yếu Năm 2003 của Ủy Ban Giải Giới về chủ trương của Tòa Thánh đối với vấn đề giải giới này như sau:

Thưa Ngài Chủ Tịch,

Phái đoàn đại biểu chúng tôi hiệp lời chúc mừng ngài được chọn làm chủ tịch của Ủy Ban quan trọng này. Chúng tôi cũng gửi lời chúc tốt đẹp nhất cho các vị khác của văn phòng này.

Những tháng trước đây, Phái Đoàn Đại Biểu của Tòa Thánh đã phát biểu trước Đệ Nhất Ủy Ban trong Phiên Họp Thứ 57 của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc là những qui chế cũ về vấn đề cấm cản nguyên tử lực được áp dụng trong thời Chiến Tranh lạnh, giờ đây phải đưa tới những biện pháp giải giới cụ thể căn cứ vào việc đối thoại và thương thảo của nhiều phía là những gì làm nên những giá trị thiết yếu trong tiến trình giải giới. Qua các phương tiện luật lệ quốc tế…, những việc làm ấy cho thấy niềm xác tín rõ ràng về một thứ văn hóa sự sống và an bình là những gì cần phải được căn cứ vào các giá trị của trách nhiệm, của tình đoàn kết và của việc trao đổi với nhau.

Những lời này dường như trở nên quan trọng hơn nữa vào ngày hôm nay đây, khi mà thế giới một lần nữa đang nghe thấy những tiếng va chạm chát chúa của vũ khí. Chúng ta đang phải đương đầu với hai quan điểm đối nghịch nhau: quan điểm thứ nhất được dựa trên xác tín là các cuộc xung khắc có thể được giải quyết bằng ý muốn cương quyết và bao rộng trong việc thương thảo một cách hiệu nghiệm theo những đường lối và sự khôn ngoan của luật lệ; quan điểm thứ hai chủ trương rằng, trước những mối đe dọa chập chờn thì võ lực mới có hiệu lực và dứt điểm hơn. Tuy nhiên, quan điểm thứ hai dường như cho thấy chỉ làm suy yếu việc hợp tác quốc tế trong vấn đề giải giới hơn là bồi dưỡng nó, gây ra những phản ứng tiêu cực về chiều hướng tham dự của nhiều phía. Phiên họp quan trọng này cần phải đề cao quyền lực của luật lệ chứ không phải luật lệ của quyền lực.

Chúng ta đến tham dự cuộc diễn đàn này: là để bảo trì những đường lối và phương tiện đạt tới việc giải giới nguyên tử, cũng như những biện pháp kiến tạo lòng tin tưởng cụ thể trong lãnh vực các thứ khí giới được công nhận. Những kỹ thuật trong việc điều giải, thương thảo và kiểm chứng ngày nay tất cả đều đang tiến đạt. Hệ thống kiểm soát các thứ vũ khí dường như đã làm việc có hiệu quả và đã mang lại những kết quả đáng kể trong các thập niên vừa rồi. Nó chỉ cần củng cố vấn đề giải quyết một cách tốt đẹp hơn đối với những thách đố mới và đối đầu với những đe dọa mới. Bởi thế, Tòa Thánh muốn lập lại việc Tòa Thánh ủng hộ những nguyên tắc cũng như vấn đề áp dụng một cách hiệu quả những mục tiêu được đề ra trong Hiệp Ước Miễn Leo Thang Vấn Đề Nguyên Tử NPT (Nuclear Non-Proliferation) cũng như trong Văn Kiện Đúc Kết của Hội Nghị Kiểm Điểm Năm 2000.

Thưa Ngài Chủ Tịch,

Cuộc vận động khác thường của những con người nam nữ chúng ta thấy hầu như ở khắp nơi trong những ngày này đây cho thấy rằng vấn đề hòa bình đang có nhiều tiến bộ nơi lương tâm con người. Nó càng cho thấy ước vọng chân thành của dân chúng muốn sống trong an ninh, trong công lý, trong hy vọng và trong một thứ văn hóa bình an, là những gì rất đáng nhớ rằng cuộc vận động này đang được tập trung vào giá trị của con người cũng như vào việc trân trọng đối thoại và cùng sống chung giữa các dân tộc.

Việc nhận thức được mối liên thuộc đáng chú trọng nhất giữa các quốc gia cũng như việc nhận thức về những nguy biến của tình trạng hủy hoại lẫn nhau đòi phải có một cải tiến chính yếu về chiều hướng phe phái là những gì, thay vì đặt nặng vấn đề võ lực không xứng hợp hay vấn đề thi hành tùy hiệp định nào mình muốn, cần tất cả mọi Quốc gia và cá nhân phải quyết liệt áp dụng những luật lệ cùng với những phương thức đã được thiết lập đối với vấn đề giải giới nguyên tử cũng như vấn đề loại trừ những mối đe dọa gây ra bởi những thứ khí giới được công nhận.

Đây là giây phút mà mỗi một người trong chúng ta nhận thấy cái trầm trọng của tình hình hiện nay, khi mà luật lệ cần phải được sử dụng để thắng vượt bạo lực, cần phải được tác động bởi một cảm quan sâu xa về trách nhiệm cần phải thi hành đối với tiến trình giải giới. Đường lối hiệu nghiệm nhất để làm cho hết mọi phần tử của cộng đồng quốc tế tuân hợp quyết tâm của mình đó là một ý muốn rõ ràng vì mọi người cũng như vì tất cả mọi Quốc Gia tuần hợp những dấn thân của mình trong phạm vi của các hiệp định cũng như với nhau bằng một tinh thần đa phe phái chân thực.

Cám ơn Ngài Chủ Tịch

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu do Zenit phổ biến ngày 2/4/2003
 

Những Chứng Từ Hòa Bình Liên Tôn

Trong lúc tình hình thế giới đang biến động trước tình hình khủng bố, tình hình vũ khí nguyên tử ở Bắc Hàn và nhất là tình hình chiến tranh Hoa Kỳ giải giới Iraq, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại một số ý thức về hòa bình của những vị đại diện Liên Tôn trong Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình Thế Giới tại Assissi 24/1/2002. Chứng từ hòa bình liên tôn này, Kitô Giáo đã mở đầu, theo thứ tự, gồm có Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo Bartholomew I tự đọc bằng tiếng Hy Lạp, ĐTGM Canterbury Anh Giáo do ĐGM Richard Garrard đọc bằng tiếng Anh, Tiến Sĩ Ishmael Noko thuộc đại diện Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới, Tiến Sĩ Setri Nyomi, đại diện Liên Minh Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới, và ba vị nữa ở phần kết thúc là Bà Chiara Lubich, Sáng Lập Phong Trào Focolare, Andrea Riccardi và Đức Theoctist Thượng Phụ Chính Thống Romania. Ở khoảng giữa là chứng từ của các tôn giáo ngoài Kitô Giáo, thứ tự của Phật Giáo, Phi Châu Cổ Truyền Đạo, Ấn Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Chúng tôi chỉ xin trích lại những chứng từ của các vị đại diện tôn giáo ngoài Kitô Giáo mà thôi, để xem những ý thức đó như thế nào so với của Kitô Giáo nói chung và của Giáo Hội Công Giáo nói riêng.

(tiếp theo bài 1 và 2 ngày Thứ Sáu 14/3/2003)

Chứng Từ Hòa Bình (bằng tiếng Anh) của Ấn Giáo: Didi Talwalker

Xin cho tôi được bắt đầu bằng việc cám ơn Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn đã mời tôi chia sẻ về hòa bình thế giới. Tôi thực sự cảm thấy rất vinh dự và phúc hạnh trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng.

Ấn Giáo là một nguồn mạnh sâu xa tác động nơi tôi, thế nhưng, tôi không thể nào nói gì hơn vì tôi chỉ là một môn sinh của một truyền thống tôn giáo cả mấy thiên kỷ trước đây. Tôi xin Đức Giáo Hoàng và anh chị em đạo hữu hội họp nơi đây ân xá cho.

Những ý nghĩa liên quan đến quan niệm hòa bình thì khác nhau. Đối với các nhà tư tưởng đời thì hòa bình là vắng bóng bạo lực và là việc giải quyết xung khắc phi bạo lực. Tuy nhiên, nó dường như là một thứ hiểu biết rất hạn hẹp về hòa bình. Dĩ nhiên tình trạng vắng bóng bạo lực là đáng đón nhận và ước mong. Những cơ quan khác nhau ở tất cả mọi cấp độ, như các cơ cấu chính trị, nhiều nhóm tôn giáo và xã hội dân sự v.v., đã từng thực hiện và còn đang thực hiện công việc đáng khen trong vấn đề hành sử ôn hòa tình trạng xung khắc trong các cộng đồng và giữa các cộng động. Tuy nhiên, một thứ hòa bình như vậy vẫn cứ bị ngắc ngứ. Cho đến nay, cái căn bản vững chắc về hòa bình vẫn không ở trong tầm tay của chúng ta. Đối với tôi, hòa bình là tình trạng bảo tồn mức quân bình và hòa hợp cả trong lẫn ngoài. Vì không hiểu được như thế, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến thấy tình trạng bất dung nhượng, khổ sở, khai thác, phân rẽ và bất công.

Tôn giáo, nếu hiểu đúng đắn, là một lực đẩy có thể phục hồi tình trạng hòa hợp và tính cách thánh hảo giữa thế giới bên trong và bên ngoài. Mặc dù các đạo giáo cho rằng và được mong là một thứ lực phối hợp, lịch sử vẫn cho thấy những trường hợp các vị tự xưng mình là cứu tinh tôn giáo đã lạm dụng tôn giáo để phục vụ cho quyền lực và những lực lượng phân tranh. Chúng ta đã thấy dân chúng đang tìm kiếm một thứ chiều hướng tôn giáo thường có tính cách băng hoại hơn bao giờ hết ra sao. Sứ điệp thực sự của tôn giáo không phải và không thể là một thứ chủ trương thiện cận.

Tôi xuất thân từ một nền văn hóa có những cái hết sức giống với tôn giáo được chúng tôi gọi là dharma. Nó là một truyền thống phổ quát liên quan đến một thứ trật tự về luân lý để nói lên mối liên hệ giữa “bản ngã” với “tha ngã” cũng như với năng lực thần linh. Mối liên hệ này bao gồm “một trật tự” giúp cho tâm thức của con người vươn mình ra từ cuộc sống vị kỷ đến tình trạng giao tiếp với thần linh.

Việc thần linh hóa con người như thế hiến cho chúng ta một cảm quan về giá trị của sự sống. Không phải chỉ có một mình tôi là thần linh theo yếu tính mà hết mọi người khác theo yếu tính cũng là thần linh nữa, và đó là những gì liên kết chúng ta lại với nhau trong Tình Nghĩa Phụ Thân của Thiên Chúa (vasudhaiva kutumbhakam). Nếu chúng ta có một sự hiểu biết như thế thì tình trạng xung khắc không còn phát xuất từ vô vàn những cái thuộc hữu nữa. Những gì được Hội Đồng Tòa Thánh này đề ra hôm nay đây là một kiểu mẫu của mối giao hệ liên đức tin. Nó là vấn đề dấn thân mang lại việc trao đổi cởi mở giữa các truyền thống tôn giáo khác nhau hướng đến chỗ phát triển sự hiểu biết về chiều hướng nhân bản linh thiêng kia.

Đối với tôi, tình nghĩa huynh đệ đại đồng này, một yếu tố của parivar (gia đình) Swadhyaya, do Đức Pandurang Shastri Athawale dạy, là những gì tự nhiên mà có, vì ngài đã từ từ đưa chúng ta đến tư tưởng biết chấp nhận tất cả mọi truyền thống tôn giáo (sarva dharma sweekaar). Các thứ truyền thống tôn giáo không loại trừ nhau. Nền tảng của Swadhyaya là tư tưởng về việc Thiên Chúa ngự nơi tất cả mọi người và chúng ta đều là con cái của cùng một Thiên Chúa. Tiến sâu vào gia sản cổ kính của Ấn Độ ngài đã tìm thấy những trở ngại hạ cấp giữa con người với con người, và đã giải thoát tư tưởng về tôn giáo khỏi xu hướng tín điều, tách biệt và lệnh truyền. Đối với chúng tôi thì việc dấn thân vào lãnh vực xã hội, vào việc tái tạo và chữa lành cộng đồng không phải là những hành động cải cách xã hội mà là các hành động tỏ lòng tri ân cảm tạ Hữu Thể Tối Cao. Chúng tôi gọi đó là bhakti hay việc sùng bái Thiên Chúa. Chúng tôi gọi đó là là một lực xã hội, vì nó khiến cho cá nhân có thể biến đổi cái ti tiểu, giận hờn và tham lam (kshudrata, krodh và lobha). Chính việc biến đổi này nơi con người là những gì giúp cho họ có thể biến những gì họ theo đuổi hằng ngày trở thành những lực lượng giải phóng cho khỏi đủ mọi thứ nô lệ và thắng vượt được các thứ căng thẳng, phiền tạp, cùng với cảm quan cô lập, bất an và bất xứng. Nó giúp cho chúng ta có thể tiến từ chỗ chỉ biết bảo toàn các thứ nhân quyền đến mức độ cao hơn của việc bảo toàn phẩm giá con người và nhiệm vụ của con người.

Anh chị em thần linh thân mến, từ những gì tôi cảm nghiệm thấy trên đây, tôi dám kêu gọi nhân loại, qua buổi diễn đàn uy nghi trang trọng này, trước sự hiện diện phúc đức của Đức Giáo Hoàng đây, hãy vươn mình lên trên những gì là tách biệt, hãy triển nở một tình yêu vị kỷ và vô vị lợi đối với Thiên Chúa cũng như đối với tạo vật của Ngài trong việc thắng vượt những cuộc khủng hoảng thường tình. Nó không phải là vấn đề kiến tạo theo lý thuyết. Bằng đường lối nhỏ bé của mình, chúng ta đã chứng tỏ là trật tự xã hội có thể đạt được. Vì hòa bình, chớ gì chúng ta đừng để cho các nguồn mạch nội tại của chúng ta bị thất thoát đi. Việc chúng ta đối thoại với nhau, việc cử hành mối hiệp nhất của các truyền thống khác nhau, một ngày trước đây chưa được xẩy ra. Từ nơi đây, chúng ta có thể tiến đến chỗ trở thành một khối liên minh tôn giáo thế giới để bảo toàn một tương lai chung đầy phúc lành của Thiên Chúa.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Tuần San L’Osservatore Romano, 30/1/2002, trang 8 và 9
 

2/4 Thứ Tư

Bài Giáo Lý hằng tuần về Ca Vịnh Isaia: Khám Phá Ra Việc Thiên Chúa Hiện Diện Trong Thời Gian

Theo thông lệ hằng tuần cho các buổi triều kiến chung của mình, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bao giờ cũng dùng để dạy Giáo Lý. Hôm nay tới bài giáo lý thứ 70 trong loạt bài Giáo Lý về Cầu Nguyện bằng Thánh Vịnh như Đức Thánh Cha trong Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ đã hứa chia sẻ trong các ngày Thứ Tư hằng tuần “Bản thân Tôi đã quyết định dùng những buổi giáo lý vào ngày Thứ Tư hằng tuần tới đây để suy niệm về các Thánh Vịnh, mở đầu là các Thánh Vịnh của Kinh Ban Mai, những kinh nguyện chung được Giáo Hội dùng để kêu mời chúng ta thánh hóa và điều hành ngày sống của chúng ta... phải đặc biệt dạy cho dân chúng cầu nguyện theo kinh phụng vụ...” (đoạn 34.2). Xin xem nguyên văn bài Giáo Lỳ tuần này trong mục Giáo Lý Hằng Tuần cuối tuần này.
 

Thay vì chỉ có một Osama bin Laden, chúng ta sẽ có cả trăm bin Laden

Hội Từ Thiện Bác Ái Caritas Iraq kêu gọi trợ giúp cho 260 ngàn người tị nạn chiến tranh. Hội Bác Ái Từ Thiện Caritas Iraq đã kêu gọi 153 nhóm Caritas hãy ra tay trợ giúp trong vòng 3 tháng nữa. Có khoảng 43 ngàn gia định đã bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, độ 10% cần giúp đỡ cấp thời. Hội Bác Ái Từ Thiện Caritas Iraq có 254 cán sự và tình nguyện viên đang làm việc tại 14 trung tâm ở Iraq và 87 nhà thờ để làm chỗ cho dân trú ngụ. Nhân viên hội từ thiện bác ái Caritas Iraq bao gồm các bác sĩ, kỹ sư, cán sự xã hội và phụ tá bệnh xá. Thành phần được ưu tiên giúp đỡ là trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ đang có thai và các bà mẹ đang nuôi con thơ. Các dự án đã được phác họa cho ba tháng nữa, và sẽ giúp cho 2400 trẻ em dưới 5 tuổi và 1500 phụ nữ đang có thai hay đang nuôi con thơ.

Thứ Hai 31/3/2003, Tổng Thư Ký LHQ Annan Kofi đã gặp phái đoàn lãnh sự của các quốc gia Ả Rập tại Nữu Ước để tường trình cho họ về Iraq và nghe họ bày tỏ quan tâm về cuộc xung đột này. Khối Liên Minh Ả Rập cũng đã không đạt được kết quả trong việc vận động Hội Đồng Bảo An LHQ chấp thuận bản quyết định của họ về việc họ chống lại cuộc chiến tranh bạo lực của phe liên minh US-UK tấn công để giải giới Iraq. Tướng Vincent Brooks của US hôm Thứ Ba đã cho Bộ Chỉ Huy Trung Ương ở Qatar biết là lực lượng đồng minh vẫn chưa tìm thấy chứng cớ nào cho thấy Iraq có những thứ vũ khí đại công phá cả.

Tướng Iraq là Walid Hamid Tawfic đã xuất hiện trên đài truyền hình Al-Jazeera để bác bỏ tin UK cho rằng ông đã bị bắt và cho dân chúng biết về tình hình chiến trường như sau: “Giờ đây quân thù đang bị hỏa mù. Họ đang ở những trận địa và bị bao vây mà không biết cách thoát thân. Chúng ta tiếp tục sử dụng tất cả mọi phương tiện để chiến đấu.Quí vị nghe thấy những tiếng nổ và xe tăng. Các đơn vị vẫn đang lao mình chiến đấu. Tên địch UK đang bất ngờ thả bom đây đó. Họ thả vào những vùng dân cư ở Abu Khassib, Tanuma và các vùng ở khu vực Basra… Chúng ta đã diệt được 5 chiếc xe tăng của liên minh và giết chết 4 người. Chính mắt tôi đã thấy xác của họ. Những tên tấn công này… đã sử dụng những loại bom chùm gây thương tích cho trẻ em, phụ nữ và đan ông”.

Vị lãnh sự của nước Jordan ở Hoa Kỳ là ông Karim Kawar, vào cuối tuần vừa rồi, đã xuất hiện trên CNN và cho biết về quan điểm bất lợi cuộc chiến này gây ra nơi tâm trí của thế giới Ả Rập và Hồi Giáo như sau: “Tôi nghĩ rằng mối quan tâm lớn nhất là cuộc chiến tranh này được dân chúng Ả Rập trên khắp thế giới Ả Rập và Hồi Giáo nhận định ra sao, và tôi nghĩ vấn đề thách đố ở đây là cuộc chiến này có được coi như là một cuộc giải phóng hay chỉ là một cuộc xâm chiếm… Dân chúng ở thế giới Ả Rập nhìn thấy các cuộc tử thương xẩy ra nơi thành phần thường dân. Họ thấy cảnh đau khổ của nhân dân Iraq. Điều này chắc chắn làm tăng thêm yếu tố phức tạp cho cuộc chiến này”.

Vị lãnh sự của Syria ở Hoa Kỳ là Rostom Al-Zoubi, cũng xuất hiện trên CNN cuối tuần vừa rồi đã cho biết về thời hạn kéo dài của cuộc tấn công Iraq này như sau: “Tôi nghĩ rằng chiến tranh đang đi đến chỗ kéo dài hơn những gì đã được dự đoán trước đây, vì nhận định của dân Ả Rập. Họ nghĩ rằng cuộc chiến này không chỉ tấn công Iraq, nó tấn công thế giới Ả Rập nói chung. Bởi thế, cuộc chống cự sẽ xẩy ra và tôi nghĩ rằng cuộc chiến này sẽ kéo dài hơn là dự tưởng trước đây”. Phần chính phủ Syria, sau khi nghe ông bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld hôm Thứ Sáu 28/3/2003 và bộ trưởng nội vụ Hoa Kỳ Colin Powell hôm Chúa Nhật 30/3/2003 đặt vấn đề với họ về việc tiếp vận cho Iraq (Rumsfeld) và thái độ họ ủng hộ chế độ Iraq (Powell), hôm Thứ Hai 31/3/2003, qua phát ngôn viên của bộ ngoại vụ, đã tuyên bố như sau: “Syria đã quyết định ngả theo người anh em nhân dân Iraq đang đương đầu với một cuộc xâm chiếm bất hợp pháp và bất chính, và đang chống lại những kẻ gây ra đủ mọi loại tội ác phạm đến nhân loại”.

Tổng Thống Ai Cập là Hosni Mubarak hôm Thứ Hai 31/3/2003 đã cho quân đội Ai Cập ở thành phố Suez biết về hậu quả của cuộc chiến tranh bạo lực giải giới Iraq như sau: “Cuộc chiến tranh này sẽ gây ra những hậu quả kinh hoàng. Thay vì chỉ có một Osama bin Laden, chúng ta sẽ có cả trăm bin Laden… Chủ trương của Ai Cập đã và vẫn hiển nhiên là bác bỏ… giải pháp quân sự và không chấp nhận việc tham gia hành động quân sự của lực lượng liên minh chống lại người anh em Iraq”. Vị tổng thống này còn cho biết dân chúng thuộc các nước Ả Rập và Hồi Giáo, nhất là ở Trung Đông, về “uy tín của hệ thống quốc tế trong việc bảo vệ an ninh chung của Liên Hiệp Quốc”. Những người Ả Rập nghĩ rằng Hoa Kỳ đã sử dụng thủ đoạn nhập nhằng, ở chỗ áp dụng quyết định của Liên Hiệp Quốc đối với Iraq trong khi không làm gì Do Thái trong vấn đề Do Thái phải tuân hành các quyết định của LHQ rút khỏi các lãnh địa Palestine…”

Ngoại trưởng Saudi Arabia là Prince Saud Al-Faisal đã nói với Đài ABC là “cuộc chiến này chỉ có thể dẫn đến xâu xé, đổ máu và tăng thêm hận thù, tăng thêm lo lắng ở miền đấy ấy mà thôi”.

Giáo sư Fawaz Gerges, một phân tích gia của Đài ABC dạy về Quốc Tế Vụ và Nghiên Cứu Trung Đông ở Đại Học Sarah Lawrence Nữu Ước đã cho biết là “rất có nhiều cơ nguy là Iraq sẽ trở thành một biểu hiệu kháng chiến Hồi Giáo chống lại việc hiện diện của quân đội Hoa Kỳ giống như trường hợp của A Phú Hãn với Sô Viết”. Sô Viết đã xâm chiếm A Phú Hãn vào năm 1979 và thành lập một chính phủ vô thần. Một thập niên sau, cả chục ngàn giới trẻ Hồi Giáo khắp thế giới đã nhào về nước để chiến đấu với So Viết, biến nước này trở thành một chiến trường đẫm máu nhất của Sô Viết. Osama bin Laden là một trong thành phần chiến đấu bấy giờ. A Phú Hãn đã mang danh như một “Việt Nam của Liên Hiệp Sô Viết”.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1/4 Thứ Ba

Vấn đề khó khăn trong việc đối thoại với Hồi Giáo

Cha Maurice Borrmans, giáo sư Viện Giáo Hoàng Nghiên Cứu về Ả Rập đã từng chủ động trong việc đối thoại liên tôn với những người Hồi Giáo, qua một cuộc phỏng vấn được Zenit phổ biến ngày 23/3/2003, đã cho biết về những khó khăn trong mối liên hệ với Hồi Giáo như sau.

Vấn     Hồi giáo cáo buộc Tây Phương là thiếu hiểu biết? Điều này có đúng không?

Đáp     Lời cáo buộc này có thể lật ngược và theo chiều hướng phản hồi. Về khía cạnh này, tôi muốn nói đến một bài viết của Edward Said là người chủ trương rằng chúng ta phải nói đến “cái đụng độ của tình trạng vô tri thức”. Để thắng vượt điều này, người ta phải nhớ rằng những nỗ lực của cả đôi bên trong việc hiểu biết nhau là nhờ những bản dịch chẳng hạn. Tuy nhiên, trong khi chúng ta có nhiều bản dịch bằng các ngôn ngữ Aâu Châu của những tác phẩm chính về văn hóa Ả Rập, thì lại có rất ít bản dịch bằng tiếng Ả Rập về những tác phẩm chính thuộc gia sản Kitô Giáo. Có lẽ là vì bên người Hồi giáo có thể đi sâu vào các thứ ngôn ngữ của chúng ta dễ dàng hơn và những bản văn có thể đọc bằng nguyên ngữ. Hơn nữa, bên nào cũng muốn cho nhau biết về tôn giáo của mình ở những khía cạnh tốt đẹp và thu hút, không muốn bình phẩm mình hay bình phẩm nhau.

Vấn     Cha đang có ý nói về vấn đề phương pháp tìm hiểu các sách thánh trân quí?

Đáp     Đúng thế. Kitô hữu chúng ta thường dùng phương pháp bình luận chẳng hạn trong việc học hỏi Thánh Kinh cũng là phương pháp thanh tẩy đức tin và cảm nghiệm tôn giáo. Tuy nhiên, bên phía người Hồi Giáo thì chủ trương Koran là một cuốn sách hoàn toàn được Allah phán và tỏ cho Mohammed, nên không thể áp dụng phương pháp bình luận theo khoa học. Ngoài ra, những người Tây Phương chúng ta bị cáo buộc là không có khả năng hiểu được chính cuốn Koran, dĩ nhiên là điều không đúng. Đó là nguồn gốc của việc hiểu lầm giữa những vấn đề quan điểm khác nhau. Siêu việt tính của Thiên Chúa đã được qui cho Koran, rồi cho xã hội và cho lề luật Hồi Giáo. Với những đặc tính này thì việc đối thoại sẽ gặp khó khăn, trừ phi chúng ta muốn nói về phẩm giá của con người, các quyền lợi và nghĩa vụ của con người.

Vấn     Chính quyền Saudi đang nói đến việc loại trừ thành phần cảnh sát đặc biệt đóng vai trò buộc phải tôn trọng luật Koran ở ngoài đường phố. Cha có nghĩ rằng Tây Phương phải công nhận cử chỉ này là một dấu hiệu tiến bộ hay chăng?

Đáp     Trong tất cả các nước Hồi Giáo thì Saudi Arabia là một kiểu mẫu bất bình thường vì điều kiện của những người không phải là Hồi Giáo ở dưới những gì có thể được đòi hỏi nhân danh quyền lợi con người. Nếu hiện nay nước này có ý điều chỉnh kiểu mẫu của mình, bằng việc có lẽ loại bỏ đi cơ cấu tình nguyện viên này thì tình hình có thể đổi thay. Tuy nhiên, nhu cầu quan trọng, nhu cầu đối với nhiều người Hồi Giáo, vẫn là việc cập nhật hóa sách thánh của họ và truyền thống lưu tồn của họ. Điều này có nghĩa là được quyền tự do bày tỏ. Lề Luật linh thánh ở tất cả mọi chi tiết của mình hay chỉ ở các nguyên tắc của lề luật này thôi? Đó là những vấn đề cần phải được giải quyết bằng việc đối thoại liên văn hóa. Vấn đề còn đúng ở chỗ thành phần tha hương ở Aâu Châu hay ở Hiệp Chủng Quốc có lẽ mang lại việc thích ứng với chiều hướng dân chủ và tính cách đa dạng.

Vấn     Trong vấn đề đối thoại, phải chăng Tây Phương không được chú trọng tới vấn đề hợp tác hơn là vấn đề xung khắc?

Đáp     Chắc chắn xã hội của chúng ta phải xét lại lương tâm của mình. Sau ngày 11/9/2001, vấn đề được thấy là thành phần hiểu biết hơn trong vấn đề đối thoại liên văn hóa đã chứng tỏ cho thấy họ đã sốngvà truyền đạt niềm tin của họ ra sao, và họ đã đánh giá niềm tin của những người khác như thế nào. Ở Âu Châu chúng ta có những xã hội được dân chúng hóa, trong đó, có những phân biệt rất rõ ràng giữa tôn giáo, chính quyền và luật pháp, và thực sự trong các quốc gia của mình, chúng ta cũng có những thành phần thiểu số Hồi Giáo đủ loại khác nhau, từ cấp tiến nhất đến cực đoan. Họ phát động những mục đích của họ trước chiều hướng dân chúng hóa của chúng ta là chiều hướng không còn biết làm thể nào để định vị chính mình, và họ thượng tôn một đạo Hồi Giáo có những thứ loại lỗi thời đối với chúng ta; từ đó nẩy sinh ra những khó khăn trong việc hiểu biết lẫn nhau. Đối với chúng ta thì đây vẫn còn là một lý do khác để hiểu biết lẫn nhau; thế nhưng, nói cho chính xác hơn thì chiều hướng dân chúng hóa của chúng ta không được làm cho chúng ta quá dung hợp với những người cực bảo thủ, lại càng không được như thế khi một phần lớn những ai đang ở bên chúng ta đang có thể sống một cuộc đời đạo đức riêng tư bằng một đường lối chung song không cố ý nhắm đến việc Hồi Giáo hóa xã hội của chúng ta.

Vấn     Vậy thì cần phải hiểu ở những thứ giá trị nào?

Đáp     Tất cả các đạo Thiên Chúa giáo đều công nhận phẩm vị của con người, thành phần phải tôn trọng các tạo vật và phát triển thế giới với lòng tôn trọng dự án thần linh. Bởi thế, tất cả mọi lãnh vực về môi sinh làm nên một phần của một thứ đối thoại cần phải được khai triển, cũng như vấn đề tôn trọng sự sống, vấn đế những khám phá khoa học, vấn đề các thứ kỹ thuật. Tất cả những thứ này thuộc về dự án thần linh. Khi để ý đến vấn đề cùng đích của lịch sử được qui hướng về Thiên Chúa, theo tôi thì còn nhiều điều phải làm lắm.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 

Cuộc can thiệp quân sự ở Iraq và luật pháp quốc tế

Thoidiemmaria.net thấy rằng, thật là sai lầm khi nghĩ rằng đánh nhau mà có thể giới hạn vấn đề chết chóc. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Annan Kofi, người ra lệnh rút ban thanh tra vũ khí ở Iraq khi vừa nghe Hoa Kỳ yêu cầu, đã kêu gọi điều này. Bộ trưởng nội vụ Hoa Kỳ Colin Powell cũng đã gọi sang Tòa Thánh Vatican để trấn an Tòa Thánh về điều này. Thực tế phũ phàng vẫn đã xẩy ra là “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”. Đó là lý do hai bên Iraq và phe đồng minh US-UK đang đổ lỗi cho nhau về những vụ sát hại thường dân Iraq. Chiều Thứ Hai 31/3/2003, tại một trạm kiểm soát quân đội US ở gần tỉnh Najaf, theo Bộ Tổng Tư Lệnh Hoa Kỳ cho biết, lính Hoa Kỳ đã bắn vào một chiếc xe Van dân sự vì chiếc xe này không chịu ngừng sau khi họ đã bắn chỉ thiên và bắn vào máy xe. Cuối cùng họ đã bắn vào trong xe có 15 hành khách thường dân, làm chết 7 người cả phụ nữ lẫn trẻ em. Ôi, đi giải phóng dân nhân Iraq kiểu này thì chết rồi. Đất nước của người ta đang đi lại dễ dàng, kể cả dưới chế độ độc tài Saddam Hussein, nay lại bị chết oan uổng bởi những người đến giải phóng. Chiếc xe Van này đã bị bắn vào đấu máy thì làm sao chạy được nữa, tức làm sao nó có thể đâm đầu vào lính Hoa Kỳ để họ có thể bị khủng bố tự sát, thế mà hành khách trên xe vẫn bị coi như những tên khủng bố tự sát nên đã bị bắn chết thì quả là lực lượng Hoa Kỳ đã thực sự tỏ ra hoảng hốt lắm rồi, đến nỗi đã làm mất đi cái mục đích của một cuộc “chiến tranh chính đáng”, một cuộc chiến "giải phóng nhân dân Iraq", để làm cho dân này "được tự do hạnh phúc hơn", theo những lời lẽ hết sức tốt lành của vị tổng thống đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ. Theo ngoại trưởng Iraq là ông Sabri, kể đến cuối tuần vừa rồi, Iraq đã gửi Liên Hiệp Quốc một bức thư tố cáo phe đồng minh về những vụ vi phạm qui ước chiến tranh, trong đó, ông cho biết phe Iraq đã có 420 người thường dân bị thiệt mạng và hơn 40 ngàn người đã bị thương.

Màn điện toán Zenit đã phỏng vấn ông Ronald Rychlak, đại biểu của Tòa Thánh Vatican ở Pháp Đình Tội Ác Quốc Tế và phổ biến cuộc phỏng vấn này ngày Chúa Nhật 30/3/2003. Ông này là phó học vụ Đại Học Mississipi.

Vấn     Có hợp lý lắm chăng khi nói về một cơ cấu công pháp, hay, trong một thế giới vẫn còn bị chi phối bởi các chính quyền quốc gia thì có còn cần phải lệ thuộc nhiều đến một thỏa thuận chung ở lãnh vực chính trị hay chăng?

Đáp     Tôi nghĩ rằng những gì quí vị nghĩ là đúng. Các hiệp định, thỏa ước, thậm chí ngay cả đến các quyết định của Liên Hiệp Quốc đi nữa, tất cả cũng đều phải tùy thuộc vào mức độ quan trọng của việc thỏa thuận chung. Nếu một bên đồng ý với hiệp định lại quyết vi phạm nó thì các giải pháp cho phe bên kia, ngoài vấn đề đơn phương trả đũa là những gì có thể xẩy ra, từ việc trả đũa về kinh tế tối thiểu nhất đến chiến tranh, đều hoàn toàn lệ thuộc vào ý của phe bị vi phạm có muốn tiến đến vấn đề pháp quyền thuộc Tòa Án Công Lý Quốc Tế hay chăng.

Vấn     Có một số những cơ cấu liên quan đến những vấn đề pháp lý ở cấp độ quốc tế, như Tòa Án Công Lý Quốc Tế, hay Tổ Chức Thương Vụ Thế Giới để giải quyết những vụ tranh cãi về buôn bán v.v. Tuy nhiên, những quyết định của các cơ cấu này thường bị coi thường. Ông nghĩ thế nào về tương lai liên quan đến vấn đề áp dụng một cách hiệu lực các thứ luật lệ quốc tế.

Đáp     Để những tổ chức này có hiệu năng, chúng phải làm sao để tất cả mọi phe đều công nhận giá trị của chúng và tầm mức quan trọng của việc cần phải hợp tác với chúng. Tiếc thay, những quyết định về chính trị đôi khi lại ảnh hưởng đến những cơ cấu này, làm cho các quốc gia có lý do, ít là đúng bề ngoài, đặt vấn đề hợp lý của cơ cấu này hay vấn đề quản trị của nó. Trừ phi chúng ta muốn trao cho các cơ cấu ấy một quyền làm cảnh sát thực sự, tôi không nghĩ là ở bất cứ lúc nào chúng ta cũng hầu như muốn làm điều này, thì chúng đôi khi mới có ích trong thẩm quyền hết sức giới hạn.

Vấn     Nhiều quốc gia đã nói hành động quân sự, ngoài việc triệt để tự vệ, phải được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho phép. US và UK đã bênh chữa cho hành động chống lại Iraq bằng việc lấy các quyết định trước đây của Hội Đồng Bảo An để biện minh. Những người khác thì nêu lên cái khó khăn trong vấn đề thiết định những nguyên tắc pháp lý rõ ràng trong việc qui định chiến tranh. Vậy thì ai đúng?

Đáp     Hai hành động quân sự trong cả lịch sử đã được Hội Đồng Bảo An ban phép, đó là Cuộc Chiến Đại Hàn và Cuộc Chiến Vùng Vịnh. Một số người nghĩ rằng chúng ta đang tiến đến một kỷ nguyên mà Hội Đồng Bảo An cần phải thường xuyên hơn nữa, nếu không muốn nói là luôn luôn, là một thực thể quyết định những vấn đề này. Tôi nghĩ rằng đây là một cái gì đó không thực tế cho lắm. Cho dù Hội Đồng này có không muốn bắt buộc áp dụng những quyết định của mình, hay liên minh US-UK quyết định cứ làm không cần Liên Hiệp Quốc chấp thuận, thì thẩm quyền của Hội Đồng Bảo An trong lãnh vực này dường như đã bị suy yếu một cách trầm trọng. Tất cả mọi người Hoa Kỳ sẽ cảm thấy hài lòng hơn nếu Liên Hiệp Quốc đỡ đầu cho chuộc chiến tranh này, thế nhưng, tôi không nghĩ rằng hầu hết các quốc gia muốn bỏ qua quyền bính quyết định chiến tranh với bất cứ cơ quan quốc tế nào.

Vấn     Luật nhân đạo quốc tế là một lãnh vực đang sôi nổi nhanh chóng. Hiện nay Tòa Án Tội Ác Quốc tế đã bắt đầu hoạt động của mình, ông thấy được những diễn tiến nào trong tương lai sắp tới đây? Những gì sẽ xẩy ra nếu Hiệp Chủng Quốc không chịu tuân theo cơ cấu này?

Đáp     Tòa Án Tộc Ác Quốc Tế (ICC Intenational Criminal Court) này là một dụng cụ. Được sử dụng một cách xứng hợp, nó có thể giúp vào việc mang lại công lý cho thế giới, chính yếu là ở chỗ mang những ai tàn bạo ra trước công lý. Đồng thời tòa án này cũng có thể là căn nguyên gây nên những tổn thương to lớn. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nghĩ rằng nhiều nỗ lực muốn sử dụng tòa án này để hình thành những qui chế của các quốc gia độc lập. Tất cả mọi cơ cấu đều cần phải được điều hành bởi những con người biết lo toan và có khả năng. Tòa Án Tội Ác Quốc Tế cố gắng bảo đảm công lý bằng việc đặt ra một công thức toán học làm giảm thiểu cái tinh khôn của con người. Những cơ quan ân xá quốc gia sẽ không được nhìn nhận; tất cả mọi kẻ làm điều sai trái sẽ bị tố cáo. Ở một số trường hợp, Nam Phi và Chí Lợi chẳng hạn, biện pháp này, một biện pháp loại trừ cái tinh khéo của con người, có thể dẫn đến tình trạng đổ máu nhiều hơn chứ không ít. Tôi cũng không tin rằng những kẻ thực sự hành ác sẽ sợ bị đe dọa đem ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế này. Một cuộc xử tội theo tiến trình cần phải có những vị luật sư và không sợ bị tử hình. Tôi không vận động để tòa án này tòa án này thừa nhận án tử hình, nhưng việc đe dọa bị xử thường không phải là biện pháp được căn cứ vào hình phạt phải có và tính cách nặng nề của hình phạt. So với những gì mà một tay độc tài như Mussolini phải đối diện thì hình như Tòa Án Tội Ác Quốc Tế không gia tăng một trong hai điều này.

Vấn     Ông có nghĩ thế giới Hồi Giáo có thể đóng góp điều gì đáng kể nào cho lề luật quốc tế hay chăng?

Đáp     Chắc chắn là có. Chúng ta không thể nào biết được tương lai ra sao, nhưng ít ra chúng ta cũng hy vọng rằng sau cuộc chiến tranh hiện nay, các quốc gia ở Trung Đông sẽ nở hoa và chúng ta sẽ hoan hưởng an bình và thịnh vượng. Ở vào thời gian ấy, các quốc gia này có thực hiện những việc đóng góp quan trọng, như họ đã làm trong quá khứ. Khi cần phải bảo vệ thai nhi, các quốc gia Ả Rập thường liên minh chặt chẽ với Tòa Thánh.

Vấn     Theo quan điểm lịch sử thì hành vi của US đối địch với Iraq ra sao so với hành vi của các xứ sở khác trong việc họ theo đuổi những biện pháp quân sự của họ?

Đáp     So với AÂu Châu, vì thực sự bị cô lập, Hoa kỳ thường chiến đấu với những thứ chiến tranh để bảo vệ bờ cõi của mình. Ít là trong vòng 100 năm qua, Hoa Kỳ thường chiến đấu cho những tư tưởng, những nguyên tắc hay trợ giúp các nước khác khắp thế giới. Vì những lợi lộc của đất nước chúng ta không phải lúc nào cũng hiển nhiên mà có một phong trào đáng kể trong quốc gia này đang có khuynh hướng biệt lập. Nói cách khác, vì những điều xấu đang xẩy ra “ở đằng kia” thì tại sao chúng ta lại pha mình vào nhỉ? Dĩ nhiên là cần phải bàn đến vấn đề này. Tuy nhiên, người Hoa Kỳ thường quyết định nhúng tay vào vì cho rắng đó là “điều đúng cần phải làm”, và vì nếu chúng ta không làm, những điều ấy có thể sẽ lan mạnh rồi dần dần trở nên mối đe dọa cho đất nước của chúng ta, chẳng hạn như biến cố Trân Châu Cảng và 11/9 là những thí dụ đáng kể nhất. Những người Hoa Kỳ không chiến đấu để thắng trận; chúng ta hầu như được coi là những người đi giải phóng. Chắc chắn chúng ta đã gây ra những lỗi lầm. Có lẽ chúng ta sẽ nhìn lại cuộc chiến hiện nay như là một lỗi lầm bất khôn không ít. Tuy nhiên, hầu hết những người Hoa Kỳ nghĩ rằng lực lượng của chúng ta đang cố gắng làm một điều gì đó đúng. Phải mất cả mấy tháng chúng ta mới biết được vấn đề.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
 

31/3 Thứ Hai

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật IV Mùa Chay về Thông Điệp Chúa Giêsu Thánh Thể

Anh Chị Em thân mến!

1. Hôm nay, Chúa Nhật thứ 4 Mùa Chay, Phúc Âm nhắc chúng ta rằng “Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian đến nỗi Ngài đã ban Người Con duy nhất của Ngài, để ai tin vào Người thì không phải chết nhưng được sự sống trường sinh” (Jn 3:16).

Chúng ta nghe thấy lời loan báo an ủi này vào một thời điểm đang xẩy ra những cuộc đụng độ võ khí đau lòng, đe dọa những gì nhân loại hy vọng thấy được một tương lai tốt đẹp hơn. “Chúa Giêsu đã khẳng định là “Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian”. Thế nên, tình yêu của Chúa Cha đã tiến đến với hết mọi người sống trên thế gian này.

Làm sao con người lại không thể nhìn thấy cuộc dấn thân được phát xuất từ hành động khơi nguồn này của Thiên Chúa chứ? Ý thức được một tình yêu cao cả như vậy, con người không thể nào không mở lòng mình ra để lấy tình huynh đệ mà chấp nhận anh em đồng loại của mình.

2. “Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian đến nỗi Ngài đã ban Người Con duy nhất của mình”. Đó là những gì đã xẩy ra ở hy tế Núi Canvê, đó là Chúa Giêsu đã chết và phục sinh vì chúng ta, đã niêm ấn bằng máu của Người giao ước mới và tối hậu với loài người.

Bí tích Thánh Thể là việc tưởng niệm mãi mãi chứng từ yêu thương tối cao này. Nơi bí tích ấy, Chúa Giêsu, Bánh sự sống đời đời và là “manna” thực sự, bảo trì các tín hữu trên con đường băng qua “sa mạc” lịch sử hướng về “Đất Hứa” Thiên Đình (x Jn 6:32-35).

3. Tôi thực sự muốn viết về chủ đề Thánh Thể một bức thông điệp mà nếu Chúa muốn, vào Thứ Năm Tuần Thánh tới đây, Tôi sẽ ký ban hành trong Thánh Lễ Tiệc Ly. Tôi sẽ trao bức thông điệp này một cách tượng trưng cho các vị linh mục thay vì Lá Thư Tôi thường gửi cho các vị, và qua các vị, Tôi muốn trao cho tất cả Dân Chúa vào dịp ấy.

Từ giây phút này đây, Tôi xin ký thác cho Mẹ Maria bản văn kiện quan trọng này, bản văn kiện nhắm đến giá trị nội tại và tầm quan trọng đối với Giáo Hội về một bí tích được Chúa Giêsu để lại cho chúng ta như một tưởng niệm sống động cho cuộc tử nạn và phục sinh của Người.

Chúng ta cũng hướng về Mẹ Maria để cầu nguyện cho các nạn nhân của những cuộc xung đột đang xẩy ra. Với lòng đau buồn và tin tưởng tha thiết, chúng ta hãy xin Mẹ chuyển cầu cho hòa bình ở Iraq cũng như ở hết mọi miền đất trên thế giới.

Ngày 18/3 Thứ Ba, thoidiemmaria.net đã phổ biến tin về bức Thông Ðiệp Thánh Thể và tiên đoán đúng thời điểm ban bố bức thông điệp này vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngày ÐTC vẫn có thói quen gửi Thư cho các linh mục. Nguyên văn những gì thoidiemmaria.net đã phổ biến hôm ấy như sau: "Theo nguồn tin Vatican cho Zenit biết thì Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sẽ ban hành bức thông điệp thứ 14 của Ngài trong Năm Mân Côi, đó là bức thông điệp về Chúa Giêsu Thánh Thể. Thời điểm ban hành bức thông điệp này có thể vào Tháng Tư. Theo thoidiemmaria.net thì có thể vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngày Đức Thánh Cha vẫn có thói quen hằng năm gửi thư cho các vị linh mục. Cũng theo nguồn tin Vatican, bức thông điệp này là bức thông điệp tổng hợp tất cả mọi văn kiện của vị giáo hoàng dẫn dắt Giáo Hội 25 năm này, bắt đầu từ Thông Điệp đầu tiên vào Mùa Chay năm 1979 về Chúa Kitô mang tựa đề “Đấng Cứu Chuộc nhân trần”. Trong Tông Thư năm 1998 “Ngày Của Chúa” Dies Domini, Ngài đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Theo thoidiemmaria.net, nếu thật sự bức thông điệp về Thánh Thể được ban hành vào Mùa Chay năm 2003 này là văn kiện tổng hợp tất cả tâm tưởng của vị giáo hoàng này, một văn kiện qui về Chúa Kitô, cân đối với bức thông điệp mở đầu cũng về Chúa Kitô, nhưng lại một Chúa Kitô Thánh Thể trong Năm Thánh Mẫu Mân Côi, thì phải chăng thời điểm đóng vai trò Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian Kế Thừa Thánh Phêrô của Ngài sắp sửa đến lúc viên trọn?".
 

Cuộc chiến tranh bạo lực để giải giới Iraq đã bắt đầu đụng độ với một cuộc thánh chiến Hồi Giáo.

Cuộc chiến tranh bạo lực để giải giới Iraq đã bắt đầu đụng độ với một cuộc thánh chiến Hồi Giáo. Thật vậy, Thứ Hai tuần trước, 24/3/2003, cuộc chiến tranh bạo động bất chấp công pháp này của phe liên minh đã thấy được phản ứng của Khối Liên Hiệp Ả Rập 22 quốc gia, cuối tuần này nó đã bắt đầu thấy được là không phải nó đang tấn công Iraq, tấn công Saddam Hussein, mà là tấn công Hồi Giáo. Thật vậy, dấu hiệu báo động của cuộc Thánh Chiến này xẩy ra vào ngày Thứ Bảy 29/3/2003, với một cuộc khủng bố tự sát làm 4 binh sĩ Hoa Kỳ thuộc quân đoàn 3 Infantry tử thương ở một trạm kiểm soát quân sự ở tỉnh Najaf thuộc trung phần Iraq. Đây là cuộc khủng bố tự sát đầu tiên để phản công cuộc chiến tranh bạo lực bất chấp quyền bính quốc tế này của US và UK. Theo lời đại tá Will Grimsley kể lại thì người tài xế taxi khủng bố tự sát này làm hiệu cho binh lính Hoa Kỳ biết là xe của ông ta bị hư, để cho những người ấy đến gần thì cho bom nổ. Truyền Hình Iraq hôm Chúa Nhật 30/3/2003 cho biết Tổng Thống Saddam Hussein đã thưởng cho gia đình người hùng này 100 triệu dinars, hay 35 ngàn Mỹ kim.

Phó Tổng Thống Iraq là Taha Yassin Ramadan hai tháng trước đã cảnh giác về những vụ khủng bố tự sát này rồi. Hôm Thứ Bảy, sau khi xẩy ra vụ khủng bố tự sát đầu tiên ấy, vị phó tổng thống này cho biết thêm: “Đó mới chỉ là mở màn thôi, và quí vị sẽ còn nghe thấy tin vui vào những ngày tới đây. Một ngày sẽ xẩy ra là chỉ cần một cuộc tử đạo duy nhất cũng sát hại cả 5 ngàn quân thù… Chúng ta có quyền sử dụng bất cứ phương tiện nào để sát hại quân thù của chúng ta ở đất nước của chúng ta và chúng ta sẽ theo quân thù đến tận đất nước của họ nữa. Đó mới chỉ là khởi đầu mà thôi”. Để tránh phạm chạm trán với những cuộc khủng bố tự sát hay tử đạo tự sát này, vị phó tổng thống ấy khuyên lực lượng liên minh “hãy cuốn gói lên đường, chớ đụng đến chúng tôi nữa”.

Về phe đồng minh, cho dù bộ tư lệnh rất lạc quan về cuộc chiến, nhưng tin tức của cuộc khủng bố tự sát này cũng làm cho quân đội cảm thấy bị xao động. Một người trong họ là Bryce Ivings ở Sarasota, Florida, cho biết: “Thật là hổ thẹn khi họ làm như thế, vì giờ đây chúng tôi sẽ phải đối xử với hết mọi xe cộ thường dân như là kẻ thù. Nếu chúng tôi giết lầm một người thường dân vì họ quẹo ngược đường tiến đến chỗ chúng tôi, thì đó là là do cái đầu (lãnh đạo chính quyền Iraq) của họ”. Bộ trưởng thông tin Minister Mohammed Saeed al-Sahhaf hôm Chúa Nhật 30/3/2003, đã tường trình là có một ít thường dân Iraq đã bị quân đội đồng minh bắn chết trong xe của họ để trả thù cuộc khủng bố tự sát tấn công hôm trước.

Tướng Hazem al-Rawi, một viên chức phòng vệ cao cấp của Iraq cho biết cuộc khủng bố tự sát tấn công này “là khởi điểm của một con đường thánh chiến dài của những người Iraq và Ả Rập trong viếc chống lại những quân xâm lược”. Ông còn tiết lộ thêm, có cả 4 ngàn tình nguyện viên thuộc các nước Ả Rập khác nhau đã đến để tham dự vào những cuộc tấn công tự sát này. Vào ngày Chúa Nhật 30/3/2003, lại xẩy ra một vụ khác, đó là vụ một người đàn ông mặc áo thường dân đã lái một chiếc xe vận tải đâm vào một nhóm lính Hoa Kỳ đang đứng ở ngoài một cửa tiệm tại căn cứ Camp Udairi vùng sa mạc Kuwait, làm bị thương 15 mạng.

Lại một chiếc trực thăng của đồng minh nữa, chiếc Marine UH-1 Huey, bị nạn, làm thiệt hại 3 mạng người và bị thương 1 người, tất cả đều là Thủy Quân Lục Chiến. Thời gian xẩy ra tai nạn này vào lúc 8 giờ 30 tối ở miền nam Iraq trong sứ vụ chuyển vận. Các sĩ quan đồng minh cũng bắt đầu đặt vấn đề họ đang phải đương đầu với chiến lược chống cự của lực lượng đối phương. Phần tướng tổng chỉ huy Franks cho biết “không ai biết được chiến tranh sẽ kéo dài bao lâu”. Ông bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld hôm Chúa Nhật, qua một cuộc phỏng vấn, cũng cho biết về cuộc chiến vô hạn định này: “Chung tôi không bao giờ có hạn định cả. Chúng tôi bao giờ cũng nói là nó có thể vài ngày, vài tuần hay vài tháng, chúng tôi không biết. Và tôi không nghĩ rằng quí vị cần hạn định”.

Cho tới Chúa Nhật 30/3/2003, tức sau 10 ngày xẩy ra cuộc tự động đơn phương tấn công giải giới Iraq của phe US và UK, tổng số bị chết là 36 US và 23 UK, chưa kể 16 US mất tích. Bên Iraq có chừng 425 thường dân bị chết, hơn 4 ngàn bị thương, và 4 ngàn bị bắt. Phát ngôn viên quân đội Iraq là tướng Hazem al-Rawi đã đặt vấn đề chiếm lợi của phe đồng minh và cho biết quân đội Iraq đã ngăn chặn được các lực lượng của đồng minh, giết được hằng trăm người, đả thương hàng ngàn người và đe dọa vấn đề tiếp vận. Ông còn cho biết rõ thêm là lực lượng Iraq đã phá hủy và chiếm được hơn 130 chiếc xe tăng, các thứ quân liệu và xe cộ khác. Các viên chức Hoa Kỳ không hề lên tiếng gì về lời tường trình này của đối phương. Riêng ở Thánh Địa, Nhóm thánh chiến Hồi Giáo đã tuyên bố chính họ đã gây ra một cuộc nổ bom tự sát hôm Chúa Nhật 30/3/2003, gây thương tích cho ít là 49 người, và công bố đó là “món quà cho nhân dân Iraq do Palestine gửi tặng”.

Trong khi đó, thế giới vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình chống cuộc chiến tranh bạo lực của US và UK, như ở Đức có 30 ngàn người buộc tay vào nhau bằng một sợi xích dài 31 dặm. Ở Paris có 10 ngàn người. Hàng ngàn người biểu tình ở Boston, New York và các tỉnh khác, ngược lại, ở Harrisburg, Pennsylvania lại ó cả hàng ngàn người tụ lại ủng hộ quân đội Hoa Kỳ và phản đối nhóm phản chiến.

Tổng Thống Saddam Hussein mới đây đã bắt đầu công khai tuyên bố việc làm của ông có dính dáng đến tôn giáo, bằng những lời trích dẫn thánh kinh Quran và bảo đảm với nhân dân Iraq rằng Thiên Chúa ở về phe của họ. Ngoài ra, truyền hình Iraq cũng sử dụng những ngôn từ sặc mùi tôn giáo, khi gọi quân đội của mình là “binh lính của Thiên Chúa” và các nhà lãnh đạo Ả Rập liên minh với US là “thành phần bất trung và vô thần”. Phó Tổng Thống Iraq Ramadan không cho biết Iraq có chấp nhận Osama bin Laden trợ giúp hay chăng, mà chỉ cho biết là Iraq sẽ ủng hộ bất cứ ai muốn đứng lên chống lại với lực lượng của US và UK cho đến khi lực lượng này phải rút lui.

Vào đầu tháng này, các viên chức Iraq đã dẫn các ký giả ngoại quốc đến một trại huấn luyện ở phía đông thủ đô Baghdad để cho họ thấy khoảng 40 người trong số tình nguyện viên thuộc các nước Algeria, Libya, Tunisia, Egypt, Syria và Saudi Arabia. Ở trại huấn luyện này, các ký giả thấy những người đàn ông mặc tất cả những thứ đồ háo chiến của người Hồi Giáo. Hầu hết để râu, hô những câu tôn vinh cuộc thánh chiến, vang những lời căn hận Hoa Kỳ và nói rằng họ muốn được tử đạo ở sa trường. Trong bộ đồng phục, họ đã cùng nhau cầu nguyện, lắng nghe một bài giảng kích động thánh chiến và hát những lời thề sống chết với Hoa Kỳ và Do Thái. Một người Palestine không muốn cho biết tên tuổi đã tuyên bố: “Tôi đến để hiến mạng sống mình vì quốc gia Ả Rập và vì Iraq. Việc chúng tôi đến đây là một phần dự án tử đạo chống lại những người Hoa Kỳ”.

Theo các chuyên gia, như John Voll, chuyên về nội vụ Hồi Giáo ở Đại Học Georgetown, đã nhận định thế này: “Nếu xẩy ra cuộc xâm chiếm của Hoa Kỳ, thì Iraq chắn chắn sẽ đi đến tới cùng bản danh sách thánh chiến của hệ thống Phong Trào Hồi Giáo quốc tế”. Dia’a Rashwan, một chuyên viên về các nhóm Hồi Giáo cấp tiến nhìn thấy nơi việc Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq như là một trường hợp “tuyệt hảo” cho thành phần háo chiến Hồi Giáo cho rằng cuộc tấn công của Hoa Kỳ là cuộc tấn công Hồi Giáo: “Thành phần binh sĩ Hoa Kỳ được vận dụng để xâm chiếm Iraq rất đông là thành phần sẽ được coi là những con tin vậy”.

 

30/3 Chúa Nhật

“Này là Mẹ của con!”

(Jn 19:27)


(Sứ điệp của ĐTC Gioan cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XVIII - 13/4/2003)



Giới trẻ thân mến!

1. Bao giờ Tôi cũng hết sức cảm thấy hân hoan khi gửi một sứ điệp đặc biệt cho các bạn vào dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Nó cũng là cách chứng tỏ cho các bạn thấy lòng Tôi quí mến các bạn. Hoài niệm sống động về cảm nghiệm Tôi có qua các lần gặp gỡ trong Ngày Giới Trẻ của chúng ta vẫn còn in đậm trong ký ức của Tôi: giới trẻ cùng với Giáo Hoàng, và một cuộc qui tụ đông đảo các vị Giám Mục và linh mục, tất cả đều ngước mắt lên Chúa Kitô, ánh sáng thế gian, kêu xin Người và loan báo Người cho toàn thể gia đình nhân loại. Khi Tôi dâng lời tạ ơn Chúa về chứng từ đức tin các bạn đã bày tỏ một lần nữa ở Toronto gần đây, Tôi muốn lập lại lời mời gọi Tôi đã gửi đến các bạn trên bờ Hồ Ontario, đó là: “Giáo Hội hôm nay đây tin tưởng trông nhìn vào các bạn và mong các bạn trở nên một dân của các Mối Phúc Đức!” (Exhibition Place, 25 July 2002; ORE, 31 July 2002, p. 6).

Về Ngày Giới Trẻ Thế Giới 18 là ngày sẽ được cử hành tại các giáo phận trên khắp thế giới, Tôi đã chọn đề tài liên quan tới Năm Mân Côi, đó là đề tài “Này là Mẹ của con!” (Jn 19:27). Trước khi chết, Chúa Giêsu đã ký thác cho tông đồ Gioan những gì quí hóa nhất đối với Người, đó là Mẹ của Người, Mẹ Maria. Đây là những lời cuối cùng của Đấng Cứu Thế, bởi thế, chúng có một bản chất quan trọng và có thể được coi như chứng từ thiêng liêng của Người.

2. Những lời của thần Gabiên ở Nazarét: “Kính mừng đầy ơn phúc” (Lk 1:28) cũng chiếu giãi ánh sáng cho cảnh đồi Canvê. Truyền Tin xẩy đến như mở màn, Thập Giá cho thấy kết thúc. Vào lúc Truyền Tin, Mẹ Maria đã ban cho Con Thiên Chúa bản tính nhân loại trong lòng dạ của Mẹ; dưới chân cây Thập Giá, Mẹ đón nhận toàn thể nhân loại trong trái tim của Mẹ nơi con người Gioan. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa từ giây phút đầu tiên của biến cố Nhập Thể, và Mẹ trở thành mẹ của nhân loại vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời Người Con Giêsu của Mẹ trên trần gian. Mẹ vô nhiễm tội trên Canvê đã “cảm nghiệm” trong chính bản thân mình nỗi đớn đau gây ra bởi tội lỗi là những gì đã được Con Mẹ gánh chịu vào thân để cứu độ nhân loại. Dưới chân cây Thập Giá, trên đó, Đấng Mẹ đã thụ thai khi thưa lời ‘xin vâng” lúc Truyền Tin đang hấp hối, Mẹ Maria đã thực sự lãnh nhận một “cuộc truyền tin thứ hai”: “Hỡi Bà, này là con của bà!” (Jn 19:26).

Người Con trên cây Thập Giá có thể trào đổ đau khổ của Người vào trái tim của Mẹ Người. Hết mọi con trẻ chịu khổ đau đều cảm thấy nhu cầu này. Giới trẻ thân mến, các bạn nữa cũng đang phải đối diện với khổ đau: với nỗi cô đơn, với các thất bại cùng với những tâm trạng bất mãn trong đời sống tư riêng của các bạn; với những khó khăn trong việc các bạn vươn mình vào thế giới của người lớn cũng như vào sinh hoạt nghề nghiệp, ở chỗ, gia đình của các bạn bị tách lìa và mất mát; với tình trạng bạo lực của chiến tranh và cái chết của thành phần vô tội. Tuy nhiên, các bạn hãy biết rằng, trong những lúc khó khăn khốn khó mọi người cảm nghiệm này, các bạn không bị lẻ loi một mình đâu, vì, như Gioan dưới chân cây Thập Giá, Chúa Giêsu cũng ban Mẹ của Người cho các bạn để Người dịu dàng an ủi các bạn.

3. Phúc Âm thuật lại rằng “từ giớ ấy, vị môn đệ này đem Người về nhà riêng của mình” (Jn 19:27). Câu Phúc Âm này, một câu được nhiều lời dẫn giải từ thời Kitô Giáo sơ khai, không chỉ nguyên nói đến nơi chốn Gioan sống mà thôi. Vượt ra ngoài khía cạnh chất thể, câu này gợi lên chiều kích thiêng liêng của việc đón nhận ấy cũng như của mối liên hệ mới được thiết lập giữa Mẹ Maria và Gioan.

Giới trẻ thân mến, các bạn nhiều ít ở vào lứa tuổi của Gioan và các bạn cũng có ước muốn ở với Chúa Giêsu. Hôm nay đây, chính các bạn được Chúa Giêsu minh nhiên xin hãy tiếp nhận Mẹ Maria “vào nhà của các bạn” cũng như đón nhận Mẹ “như là một người trong các bạn”; hãy học nơi Mẹ là vị “đã giữ tất cả những điều ấy mà suy niệm trong lòng” (Lk 2:19) cái khả năng nội tâm biết lắng nghe, cũng như cái thái độ khiêm tốn và quảng đại, là những gì đã làm cho mẹ trở thành đệ nhất hợp tác viên của Thiên Chúa trong công cuộc cứu độ. Mẹ sẽ thực hiện tác vụ của mình như một người mẹ và sẽ huấn luyện cùng khuôn đúc các bạn cho đến khi Chúa Kitô hoàn toàn hình thành nơi các bạn (cf. Rosarium Virginis Mariae, n. 15).

4. Đó là lý do tại sao giờ đây Tôi muốn lập lại câu khẩu hiệu cho việc phục vụ thuộc hàng giáo phẩm và giáo hoàng của Tôi, đó là câu “tất cả của con là của Mẹ, “Totus tuus”. Trọn cuộc sống của mình, Tôi đã cảm nghiệm được sự hiện diện âu yếm và mãnh liệt của Người Mẹ của Chúa. Mẹ Maria đã cùng Tôi đồng hành mọi ngày để hoàn thành sứ vụ Thừa Kế Thánh Phêrô của Tôi.

Mẹ Maria là Mẹ ân sủng thần linh, vì Mẹ là Mẹ của Tác Giả ân sủng. Các bạn hãy hoàn toàn tin tưởng phó mình cho Mẹ! Các bạn sẽ rạng ngời vẻ đẹp của Chúa Kitô. Các bạn hãy mở lòng mình ra trước hơi thở Thần Linh, và các bạn sẽ trở thành những vị tông đồ can trường, có khả năng làm lan tràn ngọn lửa đức bác ái cùng với ánh sáng chân lý cho tất cả mọi người chung quang các bạn. Nơi học đường của Mẹ Maria, các bạn sẽ khám phá ra việc dấn thân đặc biệt như Chúa Kitô mong mỏi nơi các bạn, và các bạn sẽ biết đặt Chúa Kitô lên trên hết trong cuộc đời của mình, cũng như biết hướng tâm tưởng và tác hành của mình về Người.

Giới trẻ thân mến, các bạn biết rằng Kitô giáo không phải là một chọn lựa cũng không chất chứa những hư từ. Kitô giáo là Chúa Kitô! Là một Con Người, một Con Người Sống Động! Ơn gọi của Kitô hữu là gặp gỡ Chúa Kitô, yêu mến Người và làm cho Người được yêu mến. Các bạn đã Mẹ Maria là Vị đã được ban cho các bạn để giúp các bạn tiến sâu vào mối liên hệ chân thực hơn và thân tình hơn với Chúa Giêsu. Bằng gương mẫu của mình, Mẹ Maria dạy cho các bạn biết yêu mến gắn mắt nhìn lên Người, vì Người đã yêu thương chúng ta trước. Qua lời chuyển cầu của mình, Mẹ tạo nên nơi các bạn một con tim của người môn đệ biết lắng nghe Con Mẹ, Đấng tỏ dung nhan Cha của Người ra cùng với phẩm giá thực sự của con người.

5. Vào ngày 16/10/2002, Tôi đã công bố “Năm Mân Côi”, và Tôi đã kêu gọi tất cả mọi con cái Giáo Hội hãy làm cho kinh nguyện Thánh Mẫu cổ kính này thanh một việc thực hành đơn sơ nhưng sâu xa ở chỗ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô. Lần hạt Mân Côi tức là biết nhìn lên Chúa Giêsu bằng con mắt của Mẹ Người, và yêu mến Chúa Giêsu bằng con tim của Mẹ Người. Hôm nay đây, giới trẻ thân mến, trong tinh thần, Tôi cũng đang trao cho các bạn những hạt Mân Côi. Bằng việc nguyện cầu và suy niệm các mầu nhiệm ấy, Mẹ Maria dẫn các bạn một cách an tòan đến với Con của Mẹ! Các bạn đừng lấy làm hổ thẹn khi một mình lần hạt Mân Côi, trên con đường các bạn đi bộ đến trường, đến đại học hay đi làm, hay khi các bạn di chuyển bằng phương tiện chuyên chở công cộng. Hãy có thói quen lần hạt Mân Côi trong các bạn, trong nhóm của các bạn, phong trào và hội đoàn của các bạn. Đừng ngại ngùng đề nghị với cha mẹ và anh chị em hãy lần hạt trong gia đình, vì việc lần hạt này sẽ tái thắp sáng và củng cố những mối liên hệ giữa các phần tử với nhau. Kinh nguyện này sẽ giúp các bạn được một đức tin mạnh mẽ, một đức ái kiên cường và một đức cậy vững vàng.

Cùng Mẹ Maria, người tỳ nữ của Chúa, các bạn sẽ khám phá ra niềm vui và sự phong phú của một cuộc đời ần dật. Với Mẹ, người môn đệ của Vị Tôn Sư, các bạn sẽ theo Chúa Giêsu qua các nẻo đường Palestine, trở nên những chứng nhân cho việc rao giảng và các phép lạ của Người. Cùng Mẹ, người Mẹ sầu bi, các bạn sẽ hộ tống Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn và tử nạn của Người. Với Mẹ, Vị Trinh Nữ của niềm hy vọng, các bạn sẽ đón nhận tin mừng Phục Sinh và tặng ân Thánh Linh vô giá.

6. Giới trẻ thâm mến, chỉ có một mình Chúa Giêsu mới biết được những gì trong lòng của các bạn cũng như những ước ao sâu xa nhất của các bạn mà thôi. Chỉ có một mình Người, Đấng đã yêu thương các bạn cho đến cùng (x Jn 13:1), mới có thể làm trọn những khát vọng của các bạn. Những lời của Người là những lời sự sống trường sinh, những lời mang lại ý nghĩa cho đời sống. Không ai tách mình khỏi Chúa Kitô lại có thể hiến cho các bạn hạnh phúc chân thực cả. Bằng việc theo gương Mẹ Maria, các bạn phải biết cách dâng lên Người tiếng “xin vâng” vô tư. Đời sống của các bạn không có chỗ cho vị kỷ hay biếng lười. Giờ đây, hơn bao giờ hết, các bạn cần phải là “những người chờ chực hừng đông”, những người sẵn sàng loan báo ánh sáng rạng đông và mùa xuân mới của một Phúc Âm đang thấy đâm chồi nẩy lộc. Nhân loại đang cần đến chứng từ của thành phần giới trẻ tự do và can đảm dám đi ngược lại với triều sóng và dám cương quyết loan truyền đức tin của mình nơi Thiên Chúa là Chúa và là Đấng Cứu Độ.

Các bạn thân mến, các bạn cũng biết rằng sứ vụ này không phải là dễ. Nó thật sự là bất khả nếu con người chỉ tin vào mình mà thôi. Thế nhưng, “những gì bất khả đối với con người thì lại khả dĩ đối với Thiên Chúa” (Lk 18:17, 1:37).

Thành phần môn đệ đích thực của Chúa Kitô ý thức được nỗi yếu hèn của mình. Bởi thế, họ đặt tất cả niềm tin tưởng của họ vào ân sủng của Thiên Chúa, và họ chấp nhận ơn Ngài ban bằng trọn cả tấm lòng, thâm tín rằng ngoài Ngài ra họ không làm gì được (x Jn 15:5). Những gì làm cho họ khác với và phân biệt họ khỏi những người khác không phải là tài năng của họ hay những tặng ân tự nhiên của họ. Nó chính là lòng cương quyết tiến bước làm môn đệ của Chúa Giêsu. Chớ gì các bạn là những người theo gương họ như họ theo gương của Chúa Kitô! “Chớ gì con mắt tâm hồn của các bạn sáng suốt để các bạn biết được những gì các bạn hy vọng là ở lời Người kêu gọi, những gì là vinh quang ngời sáng ở nơi gia sản của Người thuộc các vị thánh, và những gì là cao cả trổi vượt nơi quyền năng của Người giành cho chúng ta là thành phần tin tưởng như quyền năng mãnh liệt của Người tỏ ra” (Eph 1:18-19).

7. Giới trẻ thân mến, Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới đây, như các bạn biết, sẽ được tổ chức ở Đức vào năm 2005 tại thành phố và giáo phận Cologne. Con đường tuy còn dài, nhưng hai năm ngăn cách chúng ta từ đây đến điểm hẹn ấy có thể trở thành một thời gian sửa soạn kỹ lưỡng. Để giúp các bạn theo con đường này, Tôi đã chọn những đề tài sau đây cho các bạn:

• 2004 – Ngày Giới Trẻ Thế Giới 19: “Chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu” (Jn 12:21);

• 2005 – Ngày Giới Trẻ Thế Giới 20: “Chúng tôi đến triều bái Người” (Mt 2:2).

Trong khi chờ đợi, Tôi sẽ gặp các bạn ở Giáo Hội địa phương của các bạn vào Chúa Nhật Lễ Lá: các bạn hãy sống cảm nghiệm này một cách hăng say, trong nguyện cầu, bằng việc chăm chú lắng nghe và hân hoan tham dự vào những dịp ấy để “tiếp tục học hỏi”, và chứng tỏ cho thấy niềm tin sùng đạo sống động của các bạn! Như các Vị Đạo Sĩ, các bạn cũng phải là những con người hành hương được kích động bởi ước muốn tìm gặp Đấng Thiên Sai và tôn thờ Người! Các bạn hãy hiên ngang loan báo rằng Chúa Kitô, Đấng tử nạn và phục sinh, đã chiến thắng sự dữ và sự chết!

Trong những lúc bị đe dọa bởi bạo lực, hận thù và chiến tranh này đây, các bạn phải chứng tỏ là Người và chỉ một mình Người mới có thể ban hòa bình thực sự cho con tim của những cá nhân, gia đình và dân tộc trên trái đất này. Các bạn hãy dấn thân tìm kiếm và cổ võ hòa bình, công lý và hiệp thông. Các bạn đừng quên những lời của Phúc Âm: “Phúc cho những ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa” (Mt 5:9).

Trong khi Tôi xin trao phó các bạn cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Kitô và Mẹ Giáo Hội, Tôi gửi đến các bạn Phép Lành Tòa Thánh, một dấu hiệu chứng tỏ lòng Tôi tin tưởng các bạn và bày tỏ lòng cảm mến của Tôi đối với các bạn.

Tại Vatican ngày 8/3/2003

Gioan Phaolô II
 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 19/3/2003)

 

29/3 Thứ Bảy

Giáo Hội cần nhiều vị truyền bá phúc âm hóa có phẩm chất

Hôm Thứ Sáu, ĐTC đã tiếp các tham dự viên đại hội của Ủy Ban Giáo Hoàng về Mỹ Châu Latinh. Trong bài huấn từ của mình, Đức Thánh Cha cho biết:

“Để loan báo Chúa Kitô hơn nữa cho con người nam nữ ngày nay, nhờ đó chiếu giãi đức khôn ngoan của Phúc Âm cho những thách đố và vấn đề Giáo Hội và xã hội đang trải qua ở Mỹ Châu Latinh vào đầu thiên kỷ này, Giáo Hội cần nhiều vị truyền bá phúc âm hóa có phẩm chất, thành phần rao giảng ‘về Chúa Giêsu nhiều hơn nữa’, bằng một lòng hăng hái mới, với một nhiệt tình mới, một tinh thần giáo hội mới, tràn đầy đức tin và đức cậy. Tính cách nguyên tuyền và phong phú của Phúc Âm, một nguồn sáng tạo liên tục, bao giờ cũng làm bật lên những thể hiện và việc làm mới mẻ trong sinh hoạt giáo hội và giúp khám phá ra những đường lối mới để truyền bá phúc âm hóa mà, khi hoàn toàn trung thành với Huấn Quyền và truyền thống của Giáo Hội, chúng trở thành những gì cần thiết để loan truyền Phúc Âm ở những nơi xa xôi cho tất cả mọi con người nam nữ, cho hết mọi sắc tộc và hết mọi giai cấp xã hội, kể cả những thành phần khó khăn nhất hay những người chống đối”.

Đức Thánh Cha đã nói đến hiện tượng giáo phái là những gì được bàn đến trong đại hội, và cho biết, để có thể đương đầu “một cách quyết liệt vấn đề trầm trọng và tai hại ngấm ngầm này”, cần phải thực hiện “việc truyền bá phúc âm hóa sâu rộng, sự hiện diện liên tục và chủ động của các vị chủ chiên, giám mục và linh mục, nơi giáo hữu trong giáo xứ của các vị, và mối liên hệ riêng tư của tín hữu với Chúa Kitô”.

 

lập tức chấm dứt chiến tranh… Trở về với giải pháp chính trị… Chúng tôi được cho khá ít thời gian…

Tổng Thống Nga Putin hôm Thứ Sáu 28/3/2003 đã nói với Quốc Hội Nga là cuộc chiến ở Iraq đã vượt ra ngoài biên giới của một cuộc xung khắc “được địa phương hóa” và đang “rung chuyển tận nền tảng của sự bền vững thế giới và luật lệ quốc tế”. Ông nói cuộc chiến này càng ngày càng trở nên “dữ dội” hơn: “Con số tử thương và việc hủy hoại tăng lên từng giờ, những người công dân, trẻ con, người già, phụ nữ, đang bị chết chóc. Các quân nhân Hoa Kỳ và Hiệp Vương Quốc cũng đang chết đi, cả quân nhân Iraq nữa”. Theo ông, chỉ còn một cách duy nhất để thoát được tình hình này, là “lập tức chấm dứt hoành động quân sự và tái diễn tiến trình giải pháp chính trị trong phạm vị của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc”. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, cũng cùng ngày, khi được phóng viên báo chí phỏng vấn tới tấp về vấn đề cuộc chiến ở Iraq, nhất là về thời gian kéo dài, Tổng Thống Bush nói không có vấn đề thời gian chỉ có vấn đề chiến thắng mà thôi.

Cũng vào cùng ngày Thứ Sáu này, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Donald Rumfeld đã cảnh cáo Syria về việc nước này tiếp vận cho Iraq: “Những cuộc tiếp vận này trực tiếp đe dọa đến tính mạng của lực lượng liên minh. Chúng tôi coi những việc chuyển vận này là hành động thù hận và sẽ bắt chính quyền Syria phải chịu trách nhiệm về những việc chuyển vận ấy”. Thế nhưng, từ Damasco nữ phát ngôn viên Hala Gorani của ngoại trưởng Syria cho biết lời cáo buộc này “hoàn toàn vô bằng”. Trước đây Hoa Kỳ cũng đã tố cáo Nga đã bán vũ khí cho Iraq song Tổng Thống Putin đã bác bỏ điều ấy. Giống như trường hợp liên minh cho rằng Iraq có thể sử dụng vũ khí đại công phá trong cuộc chiến này thì bộ trưởng thông tin Iraq lại cho rằng phe liên minh một khi chán nản sẽ đi đến chỗ sử dụng những thứ vũ khí ấy chứ không phải là Iraq.

Bác sĩ Hakki Ismail Marzooki, tổng giám đốc Bệnh Viện Al Noor cho biết vào lúc 6 giờ chiều địa phương, Al Shula gần nhà thương là một khu chợ không có quân đội đã bị tấn công, và theo dân chúng Baghdad cho đài truyền hình Ả Rập biết thì đã có tới 50 thường dân bị tử thương ở đây. Theo Bộ Trưởng Thông Tin Iraq Mohammed Saeed al-Sahaf: “Con số thường dân nạn nhân chiến cuộc đã có 230 tử thương và 800 bị thương. Trong khi đó, vào hôm Thứ Năm, 27/3/2003, tức sau đúng một tuần chiến cuộc bùng nổ, Bộ Trưởng Y Tế Mubarak cho biết đã có 350 thường dân Iraq tử thương và khoảng 4 ngàn bị thương. Về phía đồng minh, Ngũ Giác Đài cho biết Hoa Kỳ mất 27 mạng và Hiệp Vương Quốc mất 22 mạng. Về phía quân đội Iraq con số tử thương không rõ bao nhiêu, phe đồng minh phỏng đoán cả hơn ngàn mạng, và con số bị bắt hơn 4 ngàn tù binh.

Cũng vào Thứ Sáu, vị trưởng ủy ban UNMOVIC thanh tra vũ khí LHQ là ông Hans Blix tuyên bố ông sẽ ra đi vào cuối tháng 6 này, vì bất mãn trước sự kiện ban thanh tra của ông không được cho thêm ít tháng nữa để hoàn tất việc giải giới Iraq một cách ôn hòa. Ông cho biết ông sẽ trình cho ủy ban này bản tường trình của ông vào ngày 1/6 rồi về hưu vào cuối tháng, trước khi 75 tuổi mấy ngày. Ông Blix được mời trở lại phụ trách ủy ban này từ tháng 3/2000. Ông cho biết ông tin rằng Tổng Thống Bush “hy vọng là đường lối giải giới sẽ thành công”. Nhưng, ông nói, chính phủ Hoa Kỳ “đã bỏ cuộc việc thanh tra” vào cuối Tháng Giêng hay đầu Tháng Hai và bắt đầu quay sang việc sửa soạn hành động quân sự. Ông nói ông tiếc rằng ông đã không thúc giục những người Iraq trước đó tích cực hơn nữa để chứng tỏ họ tích cực hợp tác về những vấn đề chất thể. Ông nói rằng họ đã tỏ ra cộng tác hơn vào cuối Tháng Giêng và đầu Tháng Hai. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã quyết định đẩy mạnh quyết định tối hậu lệnh bắt Saddam Hussein giải giới hay phải đương đầu với chiến tranh. Hoa Kỳ và đờng minh UK và TBN bỏ cuộc hôm 17/3, bị chống đối kịch liệt của Pháp, Nga, Đức và Tầu. Chiến tranh xẩy ra sau đó hai ngày. “Tôi nghĩ rằng chúng ta đã được cho hơi quá it thời gian. Một ít tháng nữa chắc hẳn sẽ có lợi”.
 

 

(Giáo Hội Hiện Thế các tuần trước)