Lời mở đầu:
 

Giáo Hội Hiện Thế là mục tin về Giáo Hội Trong Tuần giữa thế giới ngày nay, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa Thánh Rôma, nhất là về nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa Thánh được phát biểu qua những sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội cũng như với thế giới. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội Hiện Thế Trong Tuần này, như đa thông báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung được tổng hợp từ nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng tin tức liên quan khác, vừa nhanh hơn một chút. Ngoài ra, để có thể so sánh quan điểm của dân sự với tôn giáo, đôi khi có một số tin tức được lấy từ Màn Điện Toán CNN. Báo chí hay tác giả nào muốn lấy nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và cung cấp ở đây, xin cứ tự tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net. Đa tạ quí vị.
 

___________________________________________

 29/12/2002-5/1/2003

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 1/2003
 

Ý Chung: Xin cho cộng đồng Kitô hữu trong lúc đặc biệt của lịch sử chúng ta đây biết đón nhận một cách hoàn toàn hơn lời Chúa mời gọi trở thành muối đất và ánh sáng thế gian”.

Ý Truyền Giáo:
Xin cho các cộng đồng Kitô hữu Trung Hoa đơn thành đón nhận Lời Chúa được kiên cường những mối liên kết của họ và cộng tác một cách hiệu nghiệm hơn nữa trong việc truyền bá Tin Mừng.

 

___________________________________________

 

 

4/1/2003 Thứ Bảy

ĐHY Ratzinger, Thánh Bộ Trưởng Tín Lý Đức Tin, trả lời về

Tình Hình Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay (tiếp)

Vấn     Hiện đang xẩy ra một cuộc tranh luận về việc đem lời Chúa và những vấn đề liên quan đến quá khứ của một Kitô Giáo Âu Châu vào phần dẫn nhập của Bản Hiến Pháp Âu Châu sau này. Đức Hồng Y có nghĩ rằng sẽ có một khối Hiệp Nhất Âu Châu lại chối bỏ quá khứ Kitô Giáo của mình chăng?

Đáp     Tôi tin rằng Âu Châu không phải chỉ là một cái gì thuần kinh tế hay chính trị; trái lại, nó cần đến những nền tảng thiêng liêng. Sự kiện lịch sử cho thấy Âu Châu là một đại lục Kitô Giáo, và nó đã phát triển trên nền tảng đức tin Kitô Giáo, một đức tin tiếp tục là nền tảng cho những giá trị của một đại lục ảnh hưởng các đại lục khác. Cần phải có một nền tảng cho những giá trị, mà nếu chúng ta hỏi mình nền tảng đó là gì, chúng ta sẽ nhận ra rằng, ngoài các niềm tin ra, chỉ có những giá trị cao cả thuộc đức tin Kitô Giáo mà thôi. Và đó là lý do tại sao cần phải đề cập đến những nền tảng Kitô Giáo của Âu Châu trong bản Hiến Pháp Âu Châu sau này. Tôi không muốn vấp phải lỗi lầm trong việc xây dựng một thế giới Công Giáo chính trị. Đức tin không cống hiến những chỉ dẫn chính trị nhưng qui định các nền tảng của chính trị. Một đàng chính trị có quyền tự lập, nhưng đàng khác giữa chính trị và tôn giáo lại không hoàn toàn tách biệt nhau. Có những nền tảng đức tin giúp cho những lý lẽ của chính trị. Bởi thế, vấn đề được đặt ra là những nền tảng giúp cho chính trị tác hành đây là gì? Những khía cạnh nào cần phải được để nó tự do hành sử? Trước hết, cần phải có một cái nhìn nhân loại học và chính ở đây chúng ta được đức tin soi sáng. Con người của Thiên Chúa có cần phải chiếm thủ cái nhìn nhân loại học bảo đảm cho quyền tự do lập luận chính trị này hay chăng? Một nền luân lý vắng bóng Thiên Chúa, một nền luân lý phân mảnh, do đó, có rất ít trực giác mạnh mẽ về một Vị Thiên Chúa biết chúng ta và là Đấng ấn định con người mang hình ảnh Thiên Chúa, là thứ luân lý cần phải có những nền tảng này. Ngoài ra, việc đề cập đến Thiên Chúa không phải là hành vi phạm đến bất cứ một ai, nó không phá hoại quyền tự do của một người nào cả, nhưng hướng tất cả mọi người về một nơi chốn tự do có thể kiến tạo nên một đời sống luân lý nhân bản thực sự.

Vấn     Có những vị giáo sư chủng viện ở Basque (một miền thuộc nước Pháp nằm về phía Tây rặng núi Pyréné – biệt chú của người dịch được viết bằng những hàng chữ nhỏ như ở đây và những chỗ sau này) đã đi đến chỗ cho rằng việc khủng bố của tổ chức ETA là chính đáng, hoặc họ là những người không lên án loại khủng bố ấy. Hình như có những liên hệ giữa những vị linh mục này với phong trào thần học giải phóng thì phải. Họ thậm chí còn đề cập đến một thứ giáo hội Basque bản xứ nữa. Đã có quyết định nào chống lại vấn đề này chưa?

Đáp     Ở trường hợp này, người ta chỉ có thể áp dụng những gì Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã nói về thần học giải phóng vào khoảng giữa những năm 1984 [see "Instruction on Certain Aspects of the 'Theology of Liberation'"] và 1986 [see "Instruction on Christian Freedom and Liberation"]. Chắc chắn Kitô Giáo có liên hệ đến vấn đề tự do, nhưng tự do thật sự không phải là thứ tự do về chính trị. Lãnh vực chính trị có quyền tự lập của nó; điều này trước hết đã được Công Đồng Chung Vaticanô II nhấn mạnh và không phải đức tin kiến tạo nên như thế; nó cần phải có lý lẽ riêng của mình. Người ta không được suy diễn từ Sách Thánh để lấy ra những chỉ dẫn về chính trị, lại càng không được biện minh cho việc khủng bố. Tôi nghĩ rằng về vấn đề này thì mọi sự đã được phân giải trong hai bản Hướng Dẫn về thần học giải phóng trên đây của Thánh Bộ chúng tôi. Tính cách mới mẻ của vị thiên sai Kitô Giáo là ở chỗ Chúa Kitô không trực tiếp là một vị thiên sai về chính trị, vị thực hiện cuộc giải phóng cho dân Do Thái, như được mong đợi. Đây là kiểu giải phóng Do Thái của Barabbas, một kiểu giải phóng họ muốn chiếm đạt cấp thời, kể cả bằng việc khủng bố. Chúa Kitô đã tạo nên một thứ giải phóng khác, một thứ giải phóng chiếm được nơi cộng đồng tông đồ cũng như trong Giáo Hội, đúng như Giáo Hội đã được kiến tạo, xác nhận và chứng thực trong Tân Ước. Tuy nhiên, như tôi đã nói, mọi sự đều đã được nói đến trong hai bản Hướng Dẫn này.

Vấn     Nếu chúng ta thực hiện một cuộc thẩm định về hoạt động phi thường của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì việc đóng góp quan trọng nhất của triều đại giáo hoàng này là gì? Kitô Giáo sẽ nhớ đến vị Giáo Hoàng này như thế nào?

Đáp     Tôi không phải là một vị tiên tri; đó là lý do tại sao tôi không dám nói những gì họ sẽ nói trong vòng 50 năm nữa, thế nhưng tôi nghĩ sự kiện Đức Thánh Cha đã từng hiện diện nơi tất cả mọi lãnh vực của Giáo Hội sẽ là một sự kiện hết sức quan trọng. Theo chiều hướng này, Ngài đã tạo nên một kinh nghiệm hết sức năng động về công giáo tính cũng như về mối hiệp nhất của Giáo Hội. Sự tổng hợp giữa công giáo tính và mối hiệp nhất là một hợp tấu, chứ không phải là một đồng nhất. Các Vị Giáo Phụ đã nói đến điều này. Babylon là vấn đề đồng nhất, và kỹ thuật tạo nên việc đồng nhất. Đức tin, như đã được thấy ở Ngày Lễ Ngũ Tuần, thời điểm các vị tông đồ nói tất cả mọi thứ ngôn ngữ, lại là một cuộc hợp tấu. Điều này đã được biểu lộ hết sức rõ ràng nơi giáo triều của Đức Thánh Cha đây, qua các cuộc viếng thăm mục vụ của Ngài, qua các cuộc gặp gỡ của Ngài. Tôi nghĩ một số văn kiện sẽ mãi mãi có một tầm mức quan trọng, tôi muốn đề cập đến những bức thông điệp “Redemptoris Missio” (Sứ Vụ của Đấng Cứu Chuộc – 7/12/1990 - về giá trị vĩnh viễn của việc Giáo Hội cần phải Truyền Giáo), “Veritatis Splendor” (Rạng Ngời Chân Lý – 6/8/1993 - về một số vấn đề trọng yếu thuộc giáo huấn luân lý của Giáo Hội), “Evangelium Vitae” (Phúc Âm Sự Sống – 25/3/1995 - về giá trị và tính cách bất khả vi phạm của sự sống con người) cũng như “Fides et Ratio” (Đức Tin và Lý Trí – 14/9/1998 - về chân lý và đức tin, và phương tiện để thấu hiểu và truyền đạt đức tin là triết lý). Đầy là 4 văn kiện thực sự sẽ là những đài tưởng niệm trong tương lai. Sau hết, tôi nghĩ rằng Ngài sẽ được nhớ đến bởi việc Ngài cởi mở với các cộng đồng Kitô Hữu khác, với các tôn giáo khác trên thế giới, với thế giới trần thế, với các ngành khoa học, với giới chính trị. Trong các lãnh vực này, Ngài luôn qui hướng chúng về đức tin và những giá trị của chúng, nhưng đồng thời Ngài cũng cho thấy rằng đức tin có thể nhập cuộc đối thoại với hết mọi người.

Vấn     Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã góp phần vào vấn đề đối thoại liên tôn những gì?

Đáp     Đức Thánh Cha này cảm thấy sứ vụ của Ngài là một sứ vụ hòa giải trên thế giới, một sứ vụ hòa bình. Trong khi quá khứ bất hạnh thay có những cuộc chiến tranh về tôn giáo thì Đức Thánh Cha đây muốn chứng tỏ cho thấy rằng mối liên hệ thực sự nơi tôn giáo không phải là chiến tranh, là bạo lực, mà là đối thoại và nỗ lực tìm hiểu những yếu tố của sự thật được thấy nơi các tôn giáo khác. Đức Thánh Cha không muốn tương đối hóa vai trò độc nhất vô nhị của Chúa Kitô, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống, nhưng Ngài muốn chứng tỏ cho thấy rằng sự thật về Chúa Kitô ấy không được loan báo bằng võ lực hay bằng quyền năng nhân loại, mà chỉ bằng sức mạnh của chính sự thật thôi. Đó là lý do cần phải thực hiện việc giao tiếp giữa loài người với nhau về vấn đề đối thoại và yêu thương, như các vị tông đồ đã cho thấy trong cuộc đại truyền giáo thời Giáo Hội sơ khai, ở chỗ các vị không sử dụng đến quyền lực trần gian mà là sức mạnh của niềm tin. Chứng từ khổ đau, bác ái và đối thoại đã chinh phục được thế giới xưa kia. Đức Thánh Cha này chỉ muốn cố gắng nuôi dưỡng sức mạnh của việc đối thoại và yêu thương này của những thế kỷ đầu tiên trong mối liên hệ với các tôn giáo mà thôi.

Vấn     Đã từng được nói đến là cần phải triệu tập một Công Đồng Chung Vaticanô III để Giáo Hội có thể thích ứng với thời đại mới này. Đức Hồng Y nghĩ sao?

Đáp     Trước hết, tôi xin được nói rằng đây là một vấn đề thực tiễn. Chúng ta chưa áp dụng đủ di sản của Công Đồng Chung Vaticanô II. Chúng ta vẫn còn đang hiện thực và giải thích di sản này theo những diễn tiến trọng yếu của nó. Có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật một cách nhanh chóng, nhưng sự sống đi theo những đường lối lâu dài hơn. Cần có thời gian cho một khu rừng mọc lên; cần có thời gian cho một con người tăng trưởng. Bởi thế, những thực tại thiêng liêng này, như việc hiện thực của một công đồng, là những đường lối sống cần một thời khoảng nào đó chứ không thể được hoàn tất ngày trước ngày sau. Đó là lý do tại sao chưa đến lúc cần phải có một công đồng mới. Đây không phải chỉ là vấn đề trọng yếu mà còn là một vấn đề thực tế nữa, ở chỗ, chúng ta thấy có 2 ngàn vị giám mục tham dự Công Đồng Chung Vatican II, và đã cả là một vấn đề khó khăn để họp lại trao đổi với nhau. Hiện nay chúng ta có tới 4 ngàn vị, nên tôi nghĩ chúng ta cần phải sáng chế ra một thứ kỹ thuật trao đổi. Tôi xin nhắc lại những gì đã xẩy ra ở thế kỷ thứ bốn, một thế kỷ của các đại công đồng. Đó là vào thời điểm 10 năm sau một công đồng, Thánh Gregory Nazianzen được mời tham dự một công đồng mới, thánh nhân đã nói: “Không! Tôi không tham dự đâu. Hiện nay chúng ta phải tiếp tục làm việc cho công đồng trước đã. Chúng ta có rất nhiều vấn đề. Tại sao anh em muốn triệu tập liền một công đồng khác vậy?” Tôi nghĩ rằng tiếng nói có tác dụng cảm kích một cách nào đó ấy cho thấy rằng cần phải có thời gian để hiện thực một công đồng. Trong thời gian giữa hai đại công đồng, cần phải có những hình thức liên hệ khác nơi các hàng giáo phẩm, chẳng hạn như những cuộc họp thượng hội giám mục ở Rôma. Chắc chắn cần phải cải tiến về phương thức vì có rất nhiều tính cách đơn điệu. Chúng ta thực sự cần phải tìm ra một tiến trình cho thượng hội giám mục, một đường lối chung. Thế rồi có cả những hội nghị giám mục theo địa lục, theo miền v.v., có hoạt động hiệu nghiệm của các hội đồng giám mục, có những cuộc họp của các hội đồng giám mục với Tòa Thánh. Trong thời gian 5 năm, chúng tôi (ở Giáo Triều Rôma) được gặp tất cả các vị giám mục trên thế giới. Chúng tôi đã cải tiến những cuộc viếng thăm “ngũ niên” này rất nhiều, những cuộc viếng thăm trước đây rất trang trọng nhưng nay thực sự là những cuộc gặp gỡ trao đổi với nhau. Bởi thế, chúng ta cần phải cải tiến những dụng cụ này để thực hiện việc trao đổi thường xuyên nơi tất cả mọi lãnh vực của Giáo Hội cũng như nơi tất cả mọi lãnh vực của Tòa Thánh, hầu chiếm đạt hơn nữa việc áp dụng Công Đồng Chung Vaticanô II. Thế rồi, chúng ta hãy chờ coi …

(xin xem tiếp những câu vấn đáp cuối vào ngày mai)

Mt cuc h sinh phi tính dc th hai s được thực hiện vào Chúa Nhật 5/1/2003 ở Âu Châu và  những lẩn quẩn về đứa bé Evà

Trong khi cả thế giới đang hồ nghi về lời loan báo có một bé sơ sinh tên Evà mới được ra đời tuần trước vào ngày Thứ Năm 27/12/2003 vừa qua, thì bà giám đốc Brigitte Boisselier của hãng tạo sinh phi tính dục Clonaid thuộc giáo phái Raelian lại tuyên bố một hài nhi nữa sẽ được xuất hiện cùng lắm vào Chúa Nhật 5/1/2003 tại một nơi ở Âu Châu không được cho biết tên. Ngoài ra, còn 3 cặp vợ chồng nữa sẽ có con theo kiểu này vào đầu tháng Hai 2003. Còn bé Evà sinh ở một nơi ngoài Hoa Kỳ sẽ được mang đến Mỹ vào Ngày Thứ Hai 6/1/2003, nhưng vẫn chưa nắm chắc vấn đề có xẩy ra hay chăng. Bà Clonaid này cũng cho biết sẽ lấy chất DNA của hai mẹ con này vào Thứ Ba 7/1/2003 tới đây để làm cho những ai hồ nghi được yên tâm và sẽ cho biết kết quả vào tuần sau đó. Bà Boisselier nói: “Những thử nghiệm này chưa được thực hiện. Chúng tôi phải dừng lại những thử nghiệm này”, vì cha mẹ của đứa nhỏ cảm thấy bị căng thẳng sau khi nghe thấy một vị luật sư ở Florida tuần này yêu cầu tòa án tiểu bang chỉ định một pháp nhân bảo quản đứa bé. “Hiện nay cha mẹ này nói với tôi rằng họ cần 48 tiếng đồng hồ để quyết định có cần làm những thử nghiệm này hay chăng. Họ đã về nhà và chỉ muốn yên vui một lúc với đứa nhỏ mà thôi. Có lẽ đứa nhỏ thứ hai sẽ dễ dàng hơn vì xẩy ra ở Âu Châu và ở một xứ sở mà em trai hay gái này được ra đời ít phản ứng hơn. Ðiều này sẽ xẩy ra trong tuần này”.

Trong khi đó, vị lãnh đạo phong trào Raelian hôm Thứ Ba 31/12/2002 cho biết ông đã bảo vị bác sĩ phụ trách việc làm này không thực hiện bất cứ thử nghiệm DNA nào về đứa bé. Ông nói ông quyết định như vậy là vì “một vị quan tòa ở Florida đã ký giấy ra lệnh bé Evà phải được đưa ra khỏi gia đình, khỏi người mẹ”. Tuy nhiên, không có chuyện như vậy xẩy ra ở Florida. Chỉ có chuyện là một vụ kiện do luật sư Bernard Siegel thực hiện và ngày ra tòa được ấn định vào 22/1/2003 ở Broward County Circuit Court, vì vị luật sư này muốn tòa chỉ định một pháp nhân bảo quản cho đứa bé được tuyên bố do bởi phương pháp tạo sinh phi tính dục cloning này. Nếu người mẹ không ra hầu tòa thì tòa án có thể truyền lấy đứa nhỏ đi. Tuy nhiên, tòa án cũng có thể không đưa ra quyết định nào nếu không có thẩm quyền về vụ này. Luật sư Siegel nói những lời lẽ của giáo phái Rael dường như cho thấy rằng “họ không có câu trả lời trước luật pháp là những gì cho tôi thây rằng đó là một tổ chức bày tạo. Tôi muốn tất cả những gì về đứa nhỏ này phải được công bố”. Vị lãnh đạo phong trào Raelian này cho CNN biết là ông đã nói với bà Boisselier rằng “nếu xẩy ra chuyện đứa nhỏ bị đưa ra khỏi gia đình thì thà mất đi uy tín của bà thì hơn. Tôi nghĩ rằng bà ta đồng ý với tôi như vậy”. Nhóm này đã không trả lời tức khắc cho những cú điện thoại của CNN hôm Thứ Năm 2/1/2003 vừa rồi. Tay làm đầu nhóm đã trả lời câu hỏi dân chúng có cơ hội để sớm trông thấy đứa bé này hay chăng là “tôi không nghĩ như vậy”. Ðược hỏi là nhóm của ông ta phải đang chỉ muốn lôi kéo chú ý của dân chúng hay chăng thì ông đã trả lời qua hệ thống vệ tinh Canada rằng ông bị trục trặc kỹ thuật về bộ phận thụ thính của ông: “Tiếc quá, âm thanh quá xấu đi. Tôi không thể nghe thấy gì cả”.

Các cuộc thanh tra cho thấy Iraq đã khai trình rất chính xác

Trong khi ông Han Blix, vị dẫn đầu phái đoàn thanh tra viên Liên Hiệp Quốc đến kiểm soát vũ khí ở Iraq nói rằng Iraq đã không chứng tỏ cho thấy trong bản trình khai của họ là họ không có những thứ vũ khí đại công phá bị cấm, cũng như trong khi Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc đều nói họ thấy bản trình khai của Iraq thiếu hụt không đầy đủ thì, tướng Amin của Iraq hôm Thứ Năm 3/1/2003 tuyên bố những cuộc kiểm soát “cho thấy những lời trình khai của Iraq đáng tin và những cáo giác của Hoa Kỳ là vô bằng. Họ đang dối trá vì lý do chính trị”. Tướng này cho biết các thanh tra viên đã không tìm thấy một hoạt động hay sự vật nào bị cấm ở 230 địa điểm họ kiểm soát cho tới nay. Ông kêu gọi: “Chúng tôi hy vọng rằng đây là khởi điểm để nghĩ lại cho đúng và trả lại cho nhân dân Iraq quyền sống không bị cấm vận, không bị thanh trừng”

3/1/2003 Thứ Sáu


Huấn từ Tất Niên 2002 và Tân Niên 2003 của ĐTC


Vào lúc 6 giờ chiều 31/12/2002, ĐTC chủ sự buổi nguyện Kinh Tối áp Lễ Trọng Kính Mẹ Thiên Chúa và hát Kinh Tạ Ơn tại Đền Thờ Thánh Phêrô.


Trước hết, ĐTC tạ ơn “Thiên Chúa tận đáy lòng về tất cả mọi ân huệ nhận được trong 12 tháng vừa qua”. Sau đó, Ngài nhấn mạnh đến “con đường của Giáo Hội trong năm nay được đánh dấu bằng một quyết tâm đặc biệt để ý tới ơn gôi linh mục và tu sĩ. Ơn gọi mục vụ trở thành một vấn đề ưu tiên cho các giáo xứ là nơi được kêu gọi để trở thành những học đường thánh đức và nguyện cầu, huấn luyện sống bác ái và phục vụ anh chị em, nhất là huấn luyện sống đời sống gia đình là những tế bào sống còn làm nên cộng đồng giáo xứ. Khi tình yêu chi phối đôi phối ngẫu thì con cái sẽ lớn lên một cách lành mạnh về luân lý và càng dễ nở hoa ơn gọi linh mục và sống đời tận hiến”. ĐTC kêu gọi các gia đình thuộc giáo phận Rôma, trong “Năm Mân Côi” hãy lần hạt Mân Côi hằng ngày, để “nơi anh chị em có được một bầu khí thích thuận giúp lắng nghe tiếng Chúa và trung thành hoàn trọn ý muốn của Ngài”. Theo Kinh Te Deum Tạ Ơn, ĐTC đã kêu gọi tất cả mọi người hãy nài xin ơn tha thứ về mọi yếu đuối riêng tư của mình và hãy hy vọng nơi Chúa: “Chớ gì tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm sẽ gặp thấy và cảm thấy quyền năng của tình yêu Chúa và bình an của Chúa. Chớ gì thành Rôma và toàn thể nhân loại đón nhận Chúa là Đấng Cứu Thế duy nhất của mình. Đó là lời nguyện chúc của Tôi gửi đến tất cả mọi người; một lời nguyện chúc Tôi xin được trao phó vào bàn tay của Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, ‘Salus Populi Romani’”.


Cũng tại Đền Thờ Thánh Phêrô, vào lúc 10 giờ sáng, ĐTC đã chủ sự Thánh Lễ Trọng Kính Mẹ Thiên Chúa và dịp Ngày Hòa Bình Thế Giới 36. Thánh Lễ do Đức Hồng Y Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chủ tế, nhưng ĐTC giảng thuyết.


Trong bài giảng của mình, ĐTC đã nói đến tình hình thế giới và kêu gọi cầu nguyện như sau: “Đối diện với những biến cố đang tàn phá trái đất này, thật sự thì chỉ có một mình Thiên Chúa mới có thể chạm tới tận cốt lõi của linh hồn con người mà thôi; chỉ có bình an của Ngài mới mang lại niềm hy vọng cho nhân loại. Để thực hiện điều này, Ngài cần phải ghé mặt lại đoái nhìn chúng ta, chúc phúc cho chúng ta, bảo vệ chúng ta, và ban cho chúng ta tặng ân hòa bình. Thế nên, đây là cơ hội để mở màn cho một tân niên bằng việc kêu cầu Ngài ban cho chúng ta tặng ân cao quí này. Chúng ta làm điều ấy nhờ Mẹ Maria, Mẹ của ‘Vua Bình An’, chuyển cầu”. Nói đến nơi Chúa Kitô giáng sinh, ĐTC đã phải than lên: “Bêlem! Thánh Địa! Tình trạng căng thăng thê thảm và dai dẳng miền đất Trung Đông này trải qua khiến cho việc tìm kiếm giải pháp tích cực giải quyết cuộc xung đột cố sát và vô lý làm đổ máu quá lâu lại càng trở thành khẩn trương hơn. Cần phải có sự hợp tác nơi tất cả những ai tin vào Thiên Chúa, ý thức được tính cách chân chính của tôn giáo, ở chỗ chẳng những không phải đẩy con người đến chỗ xung khắc nhau, mà còn thôi thúc họ cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình. Đối diện với những cuộc xung khắc hôm nay đây cùng với những căng thẳng hiểm nghèo vào lúc này đây, một lần nữa, Tôi kêu gọi hãy cầu nguyện, hãy tìm kiếm ‘những phương tiện hòa bình’ cho một cuộc kiến tạo được thúc đẩy bởi ‘ước muốn đối thoại đích thực và xây dựng’ hợp với các nguyên tắc của luật lệ quốc tế”.


Vào buổi trưa cùng Ngày Đầu Năm, trong huấn từ Truyền Tin, ĐTC còn nói: “thế giới chỉ có thể trông đợi ơn cứu độ từ Chúa mà thôi. (…) Thâm tín như vậy, tín hữu không được thất vọng, cho dù có phải đối đầu với vô số ngãng trở và nỗ lực xây dựng hòa bình”. ĐTC nhắc nhở rằng: “Gần 40 năm trước đây, trong hoàn cảnh nền an ninh thế giới đang bị đa dọa, Đức Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII đã mạnh mẽ ban hành Thông Điệp ‘Bình an dưới thế’. Tôi muốn đề cập đến biến cố quan trọng này trong Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới hôm nay đây. Cũng như bấy giờ, hôm nay đây mỗi người cũng được yêu cầu để góp phần vào việc cổ võ và thực hiện hòa bình, bằng những chọn lựa quảng đại trong việc hiểu biết nhau, hòa giải với nhau, tha thứ cho nhau và thật lòng chăm sóc cho những người đang cần thiết. Cần phải có ‘những cử chỉ hòa bình’ chân chính trong các gia đình, nơi công sở, nơi các cộng đồng, trong tất cả mọi sinh hoạt bình dân, nơi các cuộc gặp gỡ xã hội thuộc lãnh vực quốc gia và quốc tế. Nhất là, người ta không bao giờ được thôi cầu nguyện cho hòa bình. Một lần nữa, chúng ta phải nói lên niềm hy vọng là, về phần những ai có trách nhiệm thì chớ gì tất cả những gì có thể làm đều được thực hiện trong việc tìm kiếm những giải pháp hòa bình cho nhiều tình trạng căng thẳng trên thế giới, nhất là ở Trung Đông, nhờ đó tránh được gây thêm những khổ đau cho những ai đang phải nặng nề gánh chịu. Tình đoàn kết nhân loại và luật lệ phải chủ trị!”


12 Tân Giám Mục trên thế giới


Theo bản thông báo được Văn Phòng Cử Hành Phụng Vụ của ĐTC phổ biến hôm Thứ Hai 30/12/2002 thì vào lúc 9 giờ sáng Ngày Thứ Hai 6/1/2003, Lễ Trọng Kính Chúa Hiển Linh, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, ĐTC Gioan Phaolô II sẽ tấn phong lên hàng giáo phẩm 12 vị linh mục sau đây
1. Đức ông Paul Tschang In-Nam linh mục giáo phận Ch'ongiu, Đại Hàn, sinh ngày 30/10, 1949, chịu chức linh mục 17/12, 1976, được tuyển làm TGM Amanzia và được bổ nhiệm làm khâm sứ tòa thánh ở Bangladesh on October 19, 2002.


2. Đức ông Celestino Migliore linh mục giáo phận Cuneo, Italy, sinh ngày 1/7, 1952, chịu chức linh mục 25/6, 1977, được tuyển làm TGM Canosa và được bổ nhiệm làm quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ngày 30/10, 2002.

 

3. Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tốt linh mục giáo phận Phú Cường, Vietnam, sinh ngày 15/4, 1949, chịu chức linh mục 24/3, 1974, được tuyển làm TGM Rusticiana và được bổ nhiệm làm khâm sứ tòa thánh ở Benin và Togo ngày 25/11, 2002.


4. Đức ông Pedro Lopez Quintana linh mục tổng giáo phận Santiago de Compostela, Spain, sinh ngày 27/7, 1953, chịu chức linh mục 15/6, 1980, được tuyển làm TGM Agropoli và được bổ nhiệm làm khâm sứ tòa thánh ngày 12/12, 2002.


5. Đức ông Angelo Amato linh mục Dòng Don Bosco, sinh ngày 8/6, 1938, chịu chức linh mục 22/12, 1967, được tuyển làm TGM Sila và được bổ nhiệm làm Thư Ký Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin ngày 19/12, 2002.


6. Đức ông Calogero La Piana, of the Salesian Society of Saint John Bosco, sinh ngày 27/1, 1952, chịu chức linh mục 8/8, 1981, được tuyển làm GM Mazara del Vallo, Italy ngày 15/11, 2002.


7. Đức ông Rene-Marie Ehuzu linh mục Dòng Chúa Giêsu Và Mẹ Maria, sinh ngày 12/4, 1944, chịu chức linh mục 30/9, 1972, được tuyển làm GM Abomey, Benin, ngày 25/11, 2002.


8. Đức ông Jan Babjak of the Society of Jesus, sinh ngày 28/10, 1953, chịu chức linh mục 11/6, 1978, được tuyển làm GM Presov, Slovakia ngày 11/12, 2002.


9. Đức ông Andraos Abouna of the Patriarchal Eparchy of Baghdad, Iraq, sinh ngày 23/3, 1943, chịu chức linh mục 5/6, 1966, được tuyển làm GM Zenobia lễ nghi Chaldeans và được bổ nhiệm làm phụ tá Tòa Thượng Phụ Babylonia lễ nghi Chaldeans, Iraq ngày 6/11, 2002.


10. Đức ông Milan Sasik of the Congregation for the Mission, sinh ngày 17/9, 1952, chịu chức linh mục 6/6, 1976, được tuyển làm GM Bononia và được bổ nhiệm làm tông quản "ad nutum Sanctae Sedis" giáo phận Mukacheve, Ukraine, ngày 12/11, 2002.


11. Đức ông Giuseppe Nazzaro of the Order of Friars Minor, sinh ngày 22/12, 1937, chịu chức linh mục 29/6, 1965, được tuyển làm GM Forma và được bổ nhiệm làm đại diện tông tòa Alep lễ nghi Latinh, Syria, ngày 21/11, 2002.


12. Đức ông Brian Farrell of the Legionnaires of Christ, sinh ngày 8/2, 1944, chịu chức linh mục 26/11, 1969, được tuyển làm GM Abitine và được bổ nhiệm làm Thư Ký Hội Đồng Tòa Thánh Về Hiệp Nhất Kitô Giáo ngày 19/12, 2002.
 

 

2/1/2003 Thứ Năm


Tòa Thánh Vatican mở Văn Khố liên quan đến Vấn Đề Nước Đức (1922-1939)


Bắt đầu từ ngày 15/2/2003, những người muốn nghiên cứu được phép xem xét những văn kiện của Mật Hàm Vatican về những liên hệ giữa Tòa Thánh với Nước Đức thuộc giáo triều Piô XI. Theo bản công bố với chữ ký của phát ngôn viên Tòa Thánh là tiến sĩ Joaquín Navarro-Valls đề ngày 28/12/2002, những loại văn thư có thể được đọc bao gồm: Giáo Hội Vụ Ngoại Lệ, Bavaria (1922-1939), Đức (1922-1939), Mật Hàm Vatican, Văn Khố Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Bá-Linh (1922-1930). Riêng Văn Khố cuối cùng này đã bị hư hại nặng vào năm 1945 trong những cuộc dội bom Bá Linh và cuộc hỏa hoạn ở dinh khâm sứ tòa thánh. Bởi thế, các văn kiện liên quan từ năm 1931 đến 1934 hầu hết đã bị hủy hoại hay mất đi. Bản công bố nói rằng các văn kiện liên quan đến Nazi và cuộc lên án chủ nghĩa chủng tộc có thể được thấy trong văn khố của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.


Tòa Thánh với Việc Công Bố Về Bé Sơ Sinh Bởi Phương Pháp Tạo Sinh Vô Tính Dục Cloning


Vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là tiến sĩ Joaquín Navarro-Valls hôm Thứ Bảy 28/12/2002 đã nói rằng: “việc loan báo không có bằng cớ này đã gây ra tình trạng ngờ vực và khiến phần lớn cộng đồng khoa học quốc tế phải lên tiếng phản đối về phương diện luân lý. Bà giám đốc Brigitte Boisselier của hãng tạo sinh phi tính dục Clonaid và vị “giám mục” của giáo phái Raelian đã nói trong một cuộc họp báo ở Orlando, Florida rằng bé sơ sinh “Evà” này được sinh ra vào ngày 26/12/2002 tạo phòng mổ. Tổ chức Clonaid bắt nguồn ở Las Vegas Navada này được thành lập vào năm 1997 bởi một tay đua xe người Pháp đã đổi tên của mình thành Rael và bắt đầu giáo phái Raelian, một giáo phái tin rằng sự sống trên mặt đất này được tạo nên bởi các khoa học gia ngoài trái đất này. Theo lời loan báo của họ, một lời loan báo không được cộng đồng khoa học gia tin tưởng, thì bé gái sơ sinh này được tạo sinh phi tính dục từ một người mẹ 31 tuổi có chồng nhưng không thể có con. Nhóm giáo phái này còn cho biết sẽ có 4 bé sơ sinh kiểu này sẽ vào đời trong vòng 30 ngày nữa. Bà giám đốc Boisselier cho biết “chúng tôi sẽ chờ cuộc sinh sản thứ năm trước khi tuyên bố là chúng tôi đã thành đạt về khoa học”. Nhóm này cho biết Evà được sinh ra ở một nơi kín “ngoài Hoa Kỳ”. Việc kiểm chứng biến cố tạo sinh phi tính dục này được tổ chức Clonaid ủy thác cho một nhóm khoa học gia tên tuổi còn giữ kín. Nhóm khoa học gia này, như bà Boisselier cho biết, được điều hợp bởi Michael Guillen, nguyên tín viên về khoa học cho chương trình “Good Morning America” của Đài Truyền Hình ABC. Ông Guillen nói “trong vòng 8 hay 9 ngày là cùng, chúng tôi sẽ biết kết quả”, và cho biết thêm là chất di truyền DNA của bé Evà sẽ được đối chiếu với chất DNA của mẹ em để chứng thực việc tạo sinh vô tính dục này.


Đức Giám Mục Elio Sgreccia, phó chủ tịch Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống, phát biểu trên Đài Phát Thanh Vatican là: “Tuy nhiên, cho dù có xẩy ra thực sự như thế, tôi cũng coi nó là một vấn đề hệ trọng, vì việc tạo sinh phi tính dục, được gọi là phương pháp trị liệu vô tính dục, là tiêu biểu cho những gì hoàn toàn đoạn tuyệt đối với nhân loại”. ĐGM Sgreccia đã diễn tả việc loan báo này như là một “tội ác phạm đến nhân loại, vì nó áp đặt lên một thứ nô lệ, một biến đổi cá nhân con người thànhđối tượng của một thứ trò chơi và của một cuộc sản xuất quái dị”. ĐGM này nhấn mạnh là việc bênh vực nhân loại phải được bắt đầu nơi luật lệ, “một luật lệ có hiệu lực và có quyền sửa trị những vi phạm”. ĐGM còn thêm: “Cần phải có một giới hạn không được ai vượt qua. Nó không phải là một thứ giới hạn của một tính chất liên quan đến văn hóa về ý hệ. Nó là một thứ giới hạn về nhân tính. Tôi nghĩ rằng những cơ cấu lập pháp, cả ở cấp độ quốc gia lẫn quốc tế, từ Khối Hiệp Nhất Âu Châu đến Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, cần phải có một quan niệm và vị thế rõ ràng và tác hiệu”.


Ông Domenico Di Virgilio, chủ tịch Hiệp Hội Bác Sĩ Công Giáo Ý, cảnh giác về phương pháp tạo sinh vô tính dục, một phương pháp cho đến nay đã cho thấy những vấn đề trầm trọng nơi các loài có vú. Ông giải thích là trước khi con cừu Dolly được tạo sinh vô tính dục đã có 272 cuộc thử nghiệm “cho thấy gặp phải trục trặc về kỹ thuật”. Ngoài ra, vị này còn cho biết, loài vật, ở vào thời gian 3 năm, tỏ ra có những dấu hiệu ở vào thời gian 14 năm. Điều này “cho thấy rằng có một cái gì đó chúng ta không biết làm cách nào có thể kiểm chế hay điều khiển một cách cụ thể hay đúng đắn”.


Ở Hoa Kỳ, Ban Quản Trị Thực Phẩm Và Y Dược, một tổ chức đã chấp thuận tất cả mọi thí nghiệm có mục đích y khoa, đã bắt đầu thực hiện việc điều tra sau lời loan báo của bà Boisselier. Các quốc gia như Hiệp Vương Quốc Great Britian, Đức, Do Thái và Nhật Bản đã ra những khoản luật cấm chỉ việc sao bản hữu thể con người.

 

Hoa Kỳ tái xét chiến tranh đánh Iraq liên quan đến vấn đề phải trả một giá cao về kinh tế

Nói với các phóng viên ở Crawford, Texas, nơi ông đang hưởng những ngày đầu năm, Tổng Thống Bush đã cho biết rằng một cuộc tấn công của Saddam Hussein hay của một khối liên minh khủng bố “sẽ làm què quặt nền kinh tế của chúng ta. Nền kinh tế này không thể chịu nổi một cuộc tấn công như vậy. Tôi sẽ bảo vệ nhân dân Hoa Kỳ. Kinh tế phải mạnh mẽ. Kinh tế phải vươn lên. Hiển nhiên là bao lâu còn người tìm kiếm việc làm là chúng ta vẫn cần phải tiếp tục làm cho nó mạnh mẽ và vươn lên.

Vị Giám Đốc Văn Phòng Tòa Bạch Ốc về Quản Trị và Ngân Sách là ông Mitch Daniels đã nói với tờ Thời Điểm Nữu Ước trong một cuộc phỏng vấn được phổ biến hôm Thứ Ba 31/12/2003 là một cuộc xung đột như vậy có thể phải trả bằng một giá lên đến 50 đến 60 tỉ Mỹ Kim. “Không thể nào biết được trả hết cở phải trả cho bất cứ một cuộc vận hành quân sự nào. Chúng tôi chỉ biết được giá phải trả cho loại vận hành loại này là Cuộc Chiến Vùng Vịnh, một biến cố trị giá 60 tỉ Mỹ Kim”. Ông này còn cẩn thận nói rằng Tổng Thống Bush chưa đi đến quyết định sử dụng lực lượng quân sự chống lại chế độ của Saddam.

Thượng Nghị Sĩ Kent Conrad, D-North Dakota, chủ tịch Ủy Ban Ngân Sách Thượng Viện, đã phát biểu hôm Thứ Ba, 31/12/2002, là “vấn đề là không ai biết được việc gây chiến với Iraq sẽ phải trả giá tới đâu”. Vị này còn thêm “giá thẩm định từ 50 tới 60 tỉ Mỹ Kim của Mitch Daniels hệ trọng như 100 đến 200 tỉ Mỹ Kim của Larry Lindsey vào Tháng 9 vừa rối. Tất cả đều lệ thuộc vào thời gian kéo dài và loại lực lượng chiến đấu cùng với sự hiện diện, thời gian kéo dài và chiều cỡ của lực lượng bảo vệ hòa bình. Mặc dù có những chi phí mới có thể phải tiêu xài ấy, chính phủ Bush vẫn tiếp tục thi hành chính sách kinh tế yếu nhược, liên quan đến những cắt giảm thuế má cho thành phần giầu, đến những thiếu hụt to lớn hơn nữa cho nhân dân Hoa Kỳ, cũng như đến việc tăng thêm nợ nần cho con cái và cháu chắt của chúng ta”.

 

1/1/2003 Thứ Tư: Ngày Ðầu Năm Dương Lịch - Ngày Mừng Lễ Mẹ Thiên Chúa - Ngày Hòa Bình Thế Giới

 

Ðể mở màn cho một Tân Niên, chúng ta hãy nhờ Mẹ Maria cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, Ðấng ban sự sống và canh tân bộ mặt trái đất, một trái đất đang sống trong tăm tối của một nấm mộ văn hóa sự chết

 

Kinh Cầu Chúa Thánh Thần

Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Xin Chúa thương xót chúng con.
Lạy Cha là Đấng Toàn Năng, xin thương xót chúng con.
Lạy Chúa Giêsu, Con Hằng Hữu của Chúa Cha, Đấng Cứu Thế, xin cứu độ chúng con.
Lạy Thần Linh của Chúa Cha và Chúa Con, là sự sống vô tận của Chúa Cha và Chúa Con, xin thánh hóa chúng con.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi, xin nghe lời chúng con.
Xin Chúa Thánh Thần, Đấng nhiệm sinh từ Chúa Cha và Chúa Con, thấm nhập vào tâm trí chúng con.
Xin Chúa Thánh Thần, Đấng ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Con, thấm nhập vào tâm trí chúng con.

Ngài là Hứa Hẹn của Thiên Chúa Ngôi Cha
- xin thương xót chúng con (từ đây câu nào cũng thưa như câu này),
Ngài là Tia sáng thiên đình,
Ngài là Tác Giả của tất cả mọi điều thiện hảo,
Ngài là Nguồn Nước thiên cung,
Ngài là Ngọn Lửa thiêu đốt,
Ngài là Đức Ái nhiệt tình,
Ngài là Dầu Xức thiêng liêng,
Ngài là Tinh Thần yêu thương và chân thật,
Ngài là Tinh Thần khôn ngoan và thâm hiểu,
Ngài là Tinh Thần huấn dụ và dũng mạnh,
Ngài là Tinh Thần minh thức và thảo hiếu,
Ngài là Tinh Thần kính sợ Chúa,
Ngài là Tinh Thần hồng ân và nguyện cầu,
Ngài là Tinh Thần bình an và nhu hiền,
Ngài là Tinh Thần nết na và thơ ngây,
Ngài là Thánh Thần An Ủi,
Ngài là Thánh Thần Thánh Hóa,
Ngài là Thánh Thần điều khiển Giáo Hội,
Ngài là Tặng Ân của Thiên Chúa Đấng Tối Cao,
Ngài là Thần Linh tràn lan vũ trụ,
Ngài là Thần Linh thừa nhận con cái Thiên Chúa,

Lạy Chúa Thánh Thần, xin khiến cho chúng con biết ghê tởm tội lỗi.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin đến canh tân bộ mặt trái đất.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin chiếu giãi ánh sáng của Chúa vào linh hồn chúng con.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ghi khắc lề luật của Chúa trong tâm trí chúng con.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin đốt lên trong chúng con ngọn lửa Tình Yêu của Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin mở cho chúng con kho tàng hồng ân của Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin dạy chúng con cầu nguyện cho nên.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin soi động chúng con bằng những thiên hứng của Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin dẫn dắt chúng con đi theo con đường cứu độ.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ban cho chúng con một thứ kiến thức cần nhất.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin tác động chúng con biết thực hiện điều thiện hảo.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ban cho chúng con công nghiệp của tất cả mọi nhân đức.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin làm cho chúng con kiên trì sống công chính.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin trở nên phần thưởng đời đời cho chúng con.

Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin sai Thánh Thần Chúa đến với chúng con.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin đổ xuống hồn chúng con những tặng ân của Chúa Thánh Thần.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin ban cho chúng con Thần Linh khôn ngoan và thảo hiếu.

Xướng:     Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến! Hãy tràn đầy lòng trí của tín hữu Chúa.
Đáp:         Và thắp lên trong họ ngọn lửa Tình Yêu của Chúa.

Chúng ta hãy cầu nguyện. Ôi Chúa Cha từ bi thương xót, xin Thần Linh của Chúa hãy sáng soi, nung nấu và thanh tẩy chúng con, để Ngài có thể thấu nhập chúng con bằng sương sa thiên đình của Ngài và làm cho chúng con được sinh hoa kết trái nơi những việc thiện hảo; nhờ Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa, Đấng cùng Cha và hiệp nhất với Thần Linh, muôn đời hằng sống và hiển trị. Amen.


(Trích dịch từ cuốn Preparation for Total Consecration according to Saint Louis Marie de Montfort, Montfort Publications, Bay Shore, New York, 6th Printing 2001, pgs 21-23 – Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Ngày Đầu Năm Dương Lịch 1/1/2003)
 

Tân Evà: con người đầu tiên được khoa học tạo sinh vô tính dục?

 

Ðài truyền hình NBC sáng Thứ Bảy 28/12/2002, vào giờ tin tức 7 giờ sáng, đã cho biết một em bé gái mới sinh hôm Thứ Năm 26/12/2002, nặng 7 pounds, tên là Evà, do kỹ thuật tạo sinh vô tính dục cloning. Ðài này đã phỏng vấn nữ bác sĩ Brigitte Boisselier, Clonaid, ở Miami Florida thực hiện việc sản sinh vô tính dục em bé gái ấy, và đặt vấn đề tại sao bà không tiết lộ hình ảnh về hai mẹ con này thì bà nói có một số vấn đề chưa tiện tiết lộ, cần phải chờ khoảng từ 10 ngày đến 2 tuần nữa. Ðài này cũng phỏng vấn cả giáo sư Glenn McGee thuộc Trung Tâm Luân Lý Sinh Học ở Philadelphia Pennsylvania và hỏi ông có tin sự kiện này chăng, ông cho biết hiện nay với những mập mờ nội vụ như vậy ông không tin.

 

Chẳng những đối với vấn đề tạo sinh vô tính dục cloning này, mà còn với tất cả mọi kỹ thuật tạo sinh ngoại nhiên không do cha mẹ chính thức thực hiện việc giao hợp vợ chồng mà ra, như kỹ thuật tạo sinh ống nghiệm, tạo sinh thai mướn v.v., đều là những việc làm phản luật tự nhiên do Thiên Chúa ấn định, do đó cũng phản với luân thường đạo lý.

 

Riêng vấn đề khoa học có thể tạo sinh vô tính dục cloning con người được chăng, trong bài "Sống Ðộng Là Tăng Trưởng Tầm Vóc" cho buổi phát thanh Vui Mừng Và Hy Vọng 9 ngày Chúa Nhật 17/3/2002, qua Ðài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại phát đi từ thủ đô Hoa Thịnh Ðốn từ 11 giờ 30 sáng đến 12 giờ trưa, tác giả đã nêu lên nhận định như sau:

 

"Nếu mỗi một con người là một Ngôi Vị, hoàn toàn đặc thù và chuyên nhất như thế, cả về hình thù lẫn tầm vóc, thì phương pháp cloning tạo sinh phi tính dục, phương pháp tạo nên hai sinh vật giống hệt nhau, như đã xẩy ra ở trường hợp loài cừu bên Tô Cách Lan ngày 22/2/1997, thì phương pháp này, nếu áp dụng vào loài người, chẳng những phản luân lý mà còn phản cả tâm lý, triết lý và thần học nữa. Theo tôi, dù văn minh tột đỉnh và cố gắng hết sức, chắc chắn con người sẽ không thể nào và không bao giờ thực hiện được việc thử nghiệm tạo sinh con người theo phương pháp cloning phi tính dục như lòng mong ước. Bởi vì, nơi sự sống đã có tầm vóc, nơi sự sống con người đã có một Ngôi Vị linh thiêng vô cùng cao quí vậy".

 

Tuy nhiên, nếu quả thực việc con người có thể tạo sinh bằng đường lối vô tính dục thì không còn vấn đề hôn nhân gia đình nữa, và nữ giới sẽ trở thành chúa tể, bởi vì không cần đàn ông họ cũng tự mình có con được, một đứa con giống hệt như họ chứ không còn những đứa con giống bố chúng hay giống người hàng xóm nữa. Trong buổi phát thanh Vui Mừng Và Hy Vọng 48 ngày 15/12/2002, qua đề tài "Sự Chết", tác giả trên còn nhận định thêm về vấn đề khủng hoảng văn hóa loài người nói chung và vấn đề tạo sinh vô tính dục nói riêng như sau:

 

"Sự chết còn được thể hiện qua hậu quả của nó là tình trạng băng rữa của xác thể sinh vật sau khi chúng chết, chúng trở thành một xác thể vô hồn. Hiện tượng rữa nát này thật sự đang xẩy ra nơi con người hiện đại nói riêng và nền văn hóa phi luân của con người ngày nay nói chung. Ở chỗ, con người chẳng những ly dị, tình trạng chia rẽ tình nghĩa vợ chồng, tức tình trạng chết nơi đời sống hôn nhân, và phá thai, tình trạng chia rẽ giữa mẹ con, tức tình trạng chết nơi tình nghĩa mẫu tử, mà còn từ chỗ chết nơi đời sống hôn nhân và gia đình này đã đi đến chỗ băng hoại nữa, đó là đi tới chỗ đồng tính hôn nhân và tạo sinh ngoại nhiên (trong ống nghiệm, bằng phương pháp cloning phi tính dục v.v.), những việc làm quái gở, chứng tỏ con người đang bị phá sản về luân lý và khủng hoảng về văn hóa, làm cho họ thực sự đang ở vào một giai đoạn lịch sử mùa đông đầy tối tăm và sặc mùi chết chóc về cả tinh thần lẫn việc làm".

 

Nếu Evà đầu tiên do Thiên Chúa tạo dựng nên từ Adong, thì Evà ngày 26/12/2002 một khi thực sự do loài người tạo nên này cho thấy mộng ước muốn nên bằng Thiên Chúa của đệ nhất Evà (x Gen 3:5) đã hầu như trở thành hiện thực. Con người văn minh tối tân tiến về vật chất phải chăng đã và đang trở thành Thiên Chúa, đúng hơn chiếm chỗ của Ngài. Ở chỗ, họ chẳng những hạ bệ Thiên Chúa xuống, bằng cách chẳng những loại bỏ đi tất cả những gì Thiên Chúa thiết dựng ngay từ ban đầu về hôn nhân nam nữ và sinh sản bởi hôn nhân (x Gen 2:23-25; 1:28), mà còn thay vào đó những ngẫu tượng quái gở của mình là đồng tính hôn nhân và những kỹ thuật tạo sinh ngoại nhiên, như kỹ thuật tạo sinh vô tính dục. Nếu chưa đạt đến chỗ tự mình tạo sinh ngoại nhiên mà con người còn lên mặt kiêu căng tự phụ, gạt Thiên Chúa ra ngoài, làm cho xã hội loài người bị mất nền tảng, trở nên chới với và choáng váng đến chỗ hỗn loạn chưa từng thấy, thì một khi đã có thể tạo sinh ngoại nhiên vô tính dục, xã hội loài người càng biến loạn hơn nữa, càng sớm đi đến chỗ tự diệt và tận diệt, đi đến thời điểm của ngày tận thế...?

 

Liên Hiệp Quốc nhận định về Vấn Đề Iraq


Vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là ông Kofi Annan, trong một cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh Quân Đội của Do Thái hôm Thứ Ba 31/12/2002, đã cho biết là:


“Iraq đang tỏ ra hợp tác và các thanh tra viên vẫn có thể làm việc của họ một cách dễ dàng, bởi thế, hiện nay tôi không thấy vấn đề cần phải đi đến hành động quân sự. Mọi người đều đồng ý là các thanh tra viên sẽ trở lại tường trình cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào ngày 27/1/2003. Họ có thể thực hiện một bản tường trình tạm trước ngày 27/1 này, và tôi thực sự không thấy bất cứ lý do nào cần phải hành động cho tới lúc ấy cả, nhất là khi họ đang có thể thực hiện công việc của họ một cách dễ dàng”.


Hôm nay các thanh tra viên tiếp tục công việc của mình khi đến tra xét ít là 7 địa điểm nữa ở nước này. Vị tổng thư ký này còn tỏ ra tin tưởng là nếu Iraq bị Hoa Kỳ tấn công, Iraq sẽ không có lý do gì để tấn công Do Thái cả. Vấn đề được đặt ra là vì trong lần Hoa Kỳ tấn công Iraq vào đầu năm 1991, Iraq đã bắn các phi đạn tầm xa Scud 39 sang Do Thái làm thiệt mạng 1 người. Để trấn an Do Thái đang lo sợ Saddam Hussein bị Hoa Kỳ tấn công sẽ làm liều, vị tổng thư ký này nói:


“Tôi hy vọng là Iraq sẽ không tấn công Do Thái. Cái lầm lỗi lớn đã xẩy ra lần trước đang dội lại nên tôi hiểu được lý do tại sao Do Thái muốn bảo vệ mình và sửa soạn cho dân chúng của mình. Thế nhưng tôi thực sự… không thấy có một lý do chính đáng nào để họ tấn công một xứ sở không phải là phe xung khắc”.

 

31/12 Thứ Ba

 

Vấn Đề Hoa Kỳ mâu thuẫn giữa Bắc Hàn và Iraq


Hôm Thứ Bảy 28/12/2002, chính phủ Iraq đã trao cho phái đoàn thanh tra vũ khí quốc tế ở Baghdad một danh sách 500 khoa học gia đã dính dáng đến chương trình vũ khí của Iraq. Các thanh tra viên cảm thấy bị Hoa Kỳ áp lực trong việc đưa các khoa học gia và gia đình họ ra khỏi Iraq để phỏng vấn cho khỏi bị chi phối bởi tổng thống Saddam Hussein. Cố Vấn Viên của tổng thống Saddam Hessein là ông Amer As-Sa’di cho biết về chi tiết liên quan đến áp lực của Hoa Kỳ muốn đem khoa học gia Iraq ra khỏi nước để phỏng vấn như thế này: “Vấn đề đưa các khoa học gia ra khỏi Iraq là dự tính của Hoa Kỳ nhắm đến việc đe dọa hay dụ dẫm họ trong việc đưa ra những điều sai lạc như đã xẩy ra với những người khác ra khỏi nước trước đây”. Tuy nhiên, cho đến nay, hai trong số khoa học gia này đã được các thanh tra viên phỏng vấn tại nội địa và họ đã từ chối ra khỏi nước.


Chúa Nhật 29/12/2002, các vị lãnh đạo tôn giáo ở Iraq đã xuất hiện trên truyền hình để kêu gọi những người Hồi Giáo đừng hợp tác với Hoa Kỳ. Tờ nhật báo của đảng Baath đã viết một bài xã luận gần đây tố cáo về việc hành sử lưỡng đối của Hoa Kỳ với Bắc Hàn và Iraq. Ở chỗ, trong khi Bắc Hàn tuyên bố đang chế tạo vũ khí nguyên tử thì Hoa Kỳ lại cố gắng giải quyết vấn đề bằng ngoại giao, trong khi Iraq tuyên bố mình không có vũ khí đại công phá thì Hoa Kỳ lại phản ứng bằng bom đạn.


Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell cũng hôm Chúa Nhật cho biết là Iraq đã tỏ ý định muốn dùng vũ khí đại công phá mặc dù đối với nhân dân Iraq. Còn tình hình Bắc Hàn tuy “trầm trọng” nhưng “không phải là một cuộc khủng hoảng”. Vị phát ngôn viên của bộ nội vụ này hôm Thứ Hai 30/12/2002 cho biết: “Chúng là hai trường hợp khác nhau… hai tình hình rất khác nhau. Mỗi một trường hợp có một tính cách khác nhau… “.

 

Ngũ Giác Đài cho biết khoảng từ 50 đến 100 máy bay chiến đấu nội tuần này sẽ từ các căn cứ ở Hoa Kỳ và Âu Châu đến vùng Vịnh Ba Tư, và cũng có khoảng từ 20 đến 30 ngàn quân không bao lâu sẽ được gửi đến vùng này. Bộ trưởng nội vụ Powell cho biết “cần phải bắt đầu thực hiện việc dàn quân …” ở Iraq, thế nhưng, ở vào trường hợp xẩy ra chiến tranh thì “những mỏ dầu là tài sản của nhân dân Iraq. Nếu lực lượng liên minh tiến đến những mỏ dầu này là vì chúng tôi muốn bảo vệ những mỏ dầu này và muốn bảo đảm những mỏ dầu ấy được sử dụng làm lợi ích cho nhân dân Iraq, chứ không bị hủy hoại hay tàn phá bởi một chế độ thảm bại đang tìm cách thoát thân”.
 

Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
Cho Ngày Thế Giới Ơn Gọi 11/5/2003

“Đề Xướng Cho Giới Trẻ Lý Tưởng Phục Vụ”

(tiếp)

 

6. Như ở những dịp khác, lần này đây, chúng ta cũng hãy hướng mắt lên Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội và là Ngôi Sao cho việc tân truyền bá Phúc Âm hóa. Chúng ta hãy tin tưởng kêu cầu Mẹ, để nơi Giáo Hội sẽ không thiếu những con người nam nữ sẵn lòng đáp lại cách quảng đại lời Chúa kêu mời, Đấng kêu gọi họ trực tiếp phục vụ Phúc Âm.

“Maria, người tỳ nữ thấp hèn của Đấng Tối Cao,
Người con được Mẹ sinh ra đã làm cho Mẹ thành người tôi tớ của nhân loại.
Đời sống của Mẹ là một đời sống khiêm tốn và quảng đại phục vụ.
Mẹ là tôi tớ của Ngôi Lời khi thiên thần
Loan báo cho Mẹ biết dự án cứu độ thần linh.
Mẹ là tỳ nữ của Ngôi Con, khi ban cho Người sự sống
Và tiếp tục hướng về mầu nhiệm của Người.
Mẹ là nữ tỳ của Ơn Cứu Chuộc,
Khi can đảm đứng dưới chân Thập Giá,
Gần bên Người Tôi Tớ Khổ Đau và là Chiên Con
Đã hy sinh mình vì yêu chúng con.
Mẹ là tữ của Giáo Hội trong Ngày Lễ Ngũ Tuần,
Và với lời chuyển cầu của Mẹ, Mẹ tiếp tục sinh Giáo Hội ra nơi hết mọi tín hữu,
Ngay cả trong những lúc khó khăn và rắc rối hiện nay.
Hỡi giới trẻ của ngàn năm thứ ba hãy nhìn lên Mẹ,
Người Nữ Tử trẻ trung của dân Do Thái,
Vị biết được cái nhiệt tình của con tim giới trẻ,
Khi con tim này đối diện với dự án của Thiên Chúa Hằng Sống.
Xin hãy làm cho họ biết chấp nhận lời mời gọi của Con Mẹ
Trong việc hiến trọn đời sống mình cho vinh danh Thiên Chúa.
Xin hãy làm cho họ hiểu được rằng phục vụ Thiên Chúa là việc làm thỏa mãn tâm can,
Cũng như hiểu được rằng trong việc phục vụ Thiên Chúa và vương quốc của Ngài,
Chúng con mới nhận ra bản thân mình đúng như dự án thần linh,
Và đời sống mới trở thành một bài thánh thi ca cho vinh quang của Ba Ngôi Chí Thánh
Amen.

Tại Vatican ngày 16/10/2002
Gioan Phaolô II


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo văn bản Tiếng Anh được Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 24/11/2002, tài liệu nguyên gốc bằng tiếng Ý do Vatican Press Office ban hành cùng ngày)
 

 

30/12 Thứ Hai

 

Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
Cho Ngày Thế Giới Ơn Gọi 11/5/2003

“Đề Xướng Cho Giới Trẻ Lý Tưởng Phục Vụ”

(tiếp)

 

4. “Thày ở đâu, tôi tớ của Thày cũng ở đó” (Jn 12:26)

Chúa Giêsu, Người Tôi Tớ và là Chúa, cũng là Đấng kêu gọi. Người gọi chúng ta nên giống như Người, vì chỉ có ở nơi việc phục vụ con người mới khám phá ra phẩm giá của mình cũng như phẩm giá của người khác. Họ được kêu gọi phục vụ như Người đã phục vụ. Khi những mối giao h65 liên bản vị được tác động phục vụ lẫn nhau thì tạo nên một tân thế giới, một thế giới phát triển văn hóa ơn gọi chân chính.

Qua sứ điệp này, Tôi xin lên tiếng thay cho Chúa Giêsu để đề ra cho giới trẻ lý tưởng phục vụ, cũng như để giúp họ thắng vượt được những khuynh hướng chiều theo cá nhân chủ nghĩa và ảo vọng trong việc chiếm đạt hạnh phúc bằng đượng lối này. Không kể đến một số mãnh lực phản ngược, hiện nay cũng đang cho thấy nơi ý hệ ngày na, trong tâm trí của nhiều người trẻ, còn có một mầm mống tự nhiên hướng về những người khác, nhất là về thành phần thiếu thốn nhất. Mầm mống này làm cho họ quảng đại, có khả năng cảm thông, sẵn sàng quên mình để lấy kẻ khác làm ưu tiên hơn những lợi lộc họ ưa thích.

Giới trẻ thân mến, phục vụ là một ơn gọi hoàn toàn tự nhiên, vì con người tự bản chất là những người tôi tớ, chứ không phải là chủ nhân ông của sự sống và hữu thể họ, nên cần phải phục vụ kẻ khác. Việc phục vụ chứng tỏ là chúng ta thoát được thái độ pha mình của cái tôi. Nó chứng tỏ là chúng ta có trách nhiệm với kẻ khác. Và mọi người đều có thể phục vụ, bằng những cử chỉ có vẻ nhỏ mọn nhuj7ng thực sự lại to lớn nếu họ được tác động bởi một tình yêu chân thành. Những người tôi tớ đích thực thì khiêm tốn và biết mình “vô ích” (Lk 17:10) như thed61 nào. Họ không tìm kiếm những lợi lộc cho cái tôi, song chia sẻ những lợi lộc ấy cho kẻ khác, cảm thấy nơi tặng ân ban phát này niềm vui của một thứ hoạt động ban tặng.


Giới trẻ thân mến, Tôi hy vọng các bạn biết lắng nghe tiếng của Thiên Chúa kêu gọi các bạn phục vụ. Đây là con đường dẫn đến nhiều thể thức tác vụ cho lợi ích của cộng đồng: từ thừa tác vụ thánh tới những thừa tác vụ khác được tổ chức và được nhìn nhận, như thừa tác vụ giáo lý, điều hạnh phụng vụ, giáo dục giới trẻ và những thể hiện khác của đức ái (x Novo Millennio Ineunte, 46). Vào lúc kết thúc Đại Năm Thánh, Tôi đã nhắc quí bạn rằng Đây là “thời điểm cho một ‘việc sáng tạo’ mới nơi Đức Ái” (Ibid. 50). Hỡi giới trẻ, vấn đề là tùy ở các bạn có biết bảo đảm là đức aí được thể hiện nơi tất cả những gì phong phú về thiêng liêng cũng như về việc tông đồ của mình.

 

5. “Nếu ai muốn làm đầu, họ phải làm cuối và làm đầy tớ cho mọi người” (Mk 9:35)

Đây là những gì Chúa Giêsu nói với Nhóm 12 Vị, khi Người bắt được các vị đang tranh luận với nhau về việc “ai là người cao trọng nhất” (Mk 9:34). Đó là khuynh hướng liên lỉ, một khuynh hướng thậm chí không tha cho người được kêu gọi chủ tế Thánh Lễ, Bí Tích tình yêu cao cả của “Người Tôi Tớ Khổ Đau”. Ai thi hành việc phục vụ này mới càng xứng đáng thực sự được gọi là người tôi tớ hơn nữa. Thật vậy, họ được kêu gọi để tác hành “in persona Christi” thay cho Chúa Kitô, và nhờ đó làm tái diễn những gì Chúa Giêsu đã làm ở Bữa Tiệc Ly, bằng việc, như Chúa Giêsu, yêu thương cho đến cùng, cho dù có hiến mạng sống mình. Bởi thế, việc chủ tế nơi Bữa Tiệc Ly của Chúa là một lời mời gọi khẩn trương trong việc hiến mình làm tặng vật, để thái độ của Người Tôi Tớ Khổ Đau và là Chúa có thể được tiếp tục và phát triển trong Giáo Hội.

Giới trẻ thân mến, các bạn hãy bảo dưỡng lòng mộ mến của các bạn với những giá trị và chọn lực chính yếu là những gì sẽ biến đổi đời sống của quí bạn thành dịch vụ cho kẻ khác, theo chân Chúa Giêsu, Con Chiên Thiên Chúa. Quí bạn đừng để cho mình bị cám dỗ bởi tiếng gọi của quyền lực và những tham vọng cá nhân. Lý tưởng linh mục phải luôn được thanh tẩy khỏi những thứ ấy và những mập mờ nguy hiểm khác.

Lời kêu gọi của Chúa Giêsu vẫn còn vang vọng hôm nay đây “nếu ai phục vụ Tôi thì hãy theo Tôi” (Jn 12:26). Quí bạn đừng sợ lời mời gọi này. Các bạn chắc chắn sẽ đụng đầu với khốn khó và hy sinh, nhưng các bạn sẽ lấy làm sung sướng phục vụ, các bạn sẽ là những chứng nhân của một niềm vui mà thế giới này không thể nào mang lại cho các bạn. Các bạn sẽ là những ngọn lửa sống động của một tình yêu vô tận và vĩnh hằng. Các bạn sẽ cảm thấu cái phong phú thiêng liêng của thiên chức linh mục, một tặng ân là một mầu nhiệm thần linh.
 

 

(còn tiếp)
 

 

29/12 Chúa Nhật

 

Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
Cho Ngày Thế Giới Ơn Gọi 11/5/2003

“Đề Xướng Cho Giới Trẻ Lý Tưởng Phục Vụ”

 


Quí Huynh khả kính trong Hàng Giáo Phẩm
Anh Chị Em rất thân mến trên thế giới!

1. “Đây là tôi tớ Ta tuyển chọn, người yêu dấu Ta lấy làm hài lòng” (Mt 12:18; cf Is 42:1-4).

Đề tài Sứ Điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Ơn Gọi lần thứ 40 kêu gọi chúng ta trở về với cội nguồn của ơn kêu gọi Kitô Giáo, trở về với chuyện của con người đầu tiên được Chúa Cha kêu gọi là Chúa Giêsu Kitô. Người là “tôi tớ” của Chúa Cha, Vị được các tiên tri loan báo trước, như là một Đấng Cha tuyển chọn và hình thành từ trong bụng mẹ (x Is 49:1-6), Vị Cha yêu dấu và lấy làm hài lòng (x Is 42:1-9), Đấng Cha đã đặt Thần Linh của Ngài và là Đấng được Ngài thông cho quyền năng (x Is 49:5), và như Đấng Ngài sẽ vinh thăng (x Is 52:13-53:12).

Bản văn được linh ứng này đã làm cho chữ “tôi tớ” có một cung giọng hết sức tích cực, một cung giọng hết sức hiển nhiên. Trong văn hóa ngày nay, con người phục vụ được coi như bị lép vế thấp hèn; nhưng theo lịch sử thánh, người tôi tớ là người được Thiên Chúa kêu gọi để thi hành việc cứu độ và cứu chuộc đặc biệt. Người tôi tớ biết rằng họ đã nhận được tất cả những gì họ có và họ là. Từ đó, họ cũng cảm thấy được kêu gọi để đem những gì họ nhận được ra phục vụ kẻ khác.

Theo Thánh Kinh, phục vụ luôn luôn gắn liền đặc biệt với một ơn gọi riêng của Thiên Chúa. Vì lý do này, phục vụ là một tiêu biểu cho thấy tầm mức hoàn tất trọn vẹn nhất của phẩm giá tạo vật, cũng như gợi lên cho thấy chiều kích mầu nhiệm siêu việt của tạo vật. Đây là trường hợp xẩy ra nơi đời sống của cả Chúa Giêsu nữa, Người Tôi Tớ trung thành, Vị được kêu gọi để thi hành công cuộc cứu chuộc phổ quát.

2. “Như con chiên bị dẫn đi sát tế” (Is 53:7)

Theo Thánh Kinh, việc phục vụ và ơn cứu chuộc luôn luôn gắn liền với nhau một cách chặt chẽ và rõ ràng, cũng như giữa việc phục vụ và đau khổ, giữa Người Tôi Tớ và Con Chiên của Thiên Chúa. Đấng Thiên Sai là Người Đầy Tớ Khổ Đau, vác trên vai gánh nặng tội lỗi của loài người. Người là con chiên “bị dẫn đi sát tế” (Is 53:7) để trả giá chuộc lại tội lỗi do con người xúc phạm, nhờ đó mang lại cho nhân loại việc phục vụ rất cần cho họ. Người Tôi Tớ này là Con Chiên “bị bức hiếp, bị hành khổ nhưng không hề mở miệng than trách” (Is 53:7), nhờ đó đã tỏ ra một quyền năng phi thường, một quyền năng không lấy sự dữ đối lại sự dữ, nhưng bằng sự lành.

Đó là m4nh lực cao cả của người tôi tớ, người tìm thấy sức mạnh của mình nơi Thiên Chúa, và là người nhờ đó được Thiên Chúa làm cho trở thành “ánh sáng soi các dân nước”, và là Người thực hiện ơn cứu độ (Is 49:5-6). Một cách mầu nhiệm, ơn kêu gọi phục vụ là một ơn gọi tham dự thân tình nhất vào thừa tác vụ cứu độ, một sự tham dự đắt giá và đau thương cùng với những điều khác.

3.- “Thậm chí như Con Người đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ” (Mt 20:28).

Thật vậy, Chúa Giêsu làmẫu thức trọn hảo của một “người tôi tớ” được Thánh Kinh nói tới. Người là Đấng hoàn toàn tự hủy với “thân phận tôi đòi” (Phil 2:7) và trọn vẹn dấn thân cho những điều Chúa Cha (x Lk 2:49), như Người Con Yêu Dấu làm Cha hài lòng (x Mt 17:5). Chúa Giêsu không đến để được phục vụ, “nhưng để phục vụ và để hiến mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28). Người đã rửa chân cho các môn đệ của mình và tuân phục ý định của Cha cho đến chết, một cái chết trên thập giá (x Phil 2:8). Vì thế, chính Chúa Cha đã tôn vinh Người, ban cho Người một danh hiệu mới và làm cho Người thánh chúa tể trời đất (x Phil 2:9-11).

Làm sao người ta lại không đọc thấy nơi câu truyện về “người tôi tớ Giêsu” là một câu truyện của mọi thứ ơn gọi: câu truyện mà Đấng Hóa Công đã phác họa cho hết mọi con người, câu truyện được diễn tiến qua ơn gọi phục vụ và đạt đến tuyệt đích ở chỗ khám phá thấy một danh hiệu mới do Thiên Chúa ấn định cho mỗi một con người? Nơi “danh hiệu” này, người ta có thể nắm được trọn vẹn căn tính của mình, hướng nó đến một mức độ viên trọn bản thân khiến họ được tự do và hạnh phúc. Nhất là làm sao người ta lại không đọc thấy nơi dụ ngôn về Người Con, Người Tôi Tớ và là Chúa, câu truyện ơn gọi của một người được Chúa Giêsu kêu gọi theo Người khít khao hơn: tức là, trở thành một người tôi tớ trong thừa tác vụ linh mục hay đời sống tận hiến tu trì? Thật vậy, ơn gọi linh mục hay ơn gọi tu sĩ bao giờ cũng là, tự bản chất của nó, ơn gọi dấn thân phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.

(còn tiếp)