GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 10/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu, với một đức tin mạnh mẽ, nhiệt tình đối thoại với những người thuộc về truyền thống tôn giáo khác”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc tăng triển sự hiện diện cần thiết của người Công Giáo nơi sinh hoạt quốc gia và truyền thông ở Lục Địa Mỹ Châu Latinh”.  

 

__________________

 NGÀY 21  THỨ NĂM

  

ĐTC GPII với Tuần Lễ Xã Hội của Người Công Giáo Ý Quốc về Khuynh Hướng Tương Đối đe dọa Chủ Nghĩa Dân Chủ


Trong sứ điệp gửi cho Tuần Lễ Xã Hội của Người Công Giáo Ý Quốc được tổ chức từ ngày 7-10/2004 ở Bologna, ĐTC GPII đã nhận định và cảnh giác về tình trạng xã hội ngày nay đang hướng chiều về chủ nghĩa tương đối, ở chỗ không chấp nhận những sự thật khách quan về luân lý mà chỉ theo phán đoán thực dụng và duy lợi mà thôi, sẽ là những gì nguy hiểm và tác hại cho nền dân chủ hiện nay. Theo Ngài, sự thật “là kháng tố đệ nhất” chống “khuynh hướng cuồng tín về ý hệ”.


Chủ đề của tuần lễ hằng năm này năm nay là: “Dân Chủ: Những Khung Cảnh Mới, Những Quyền Lực Mới”. Biến cố này đã qui tụ các đại diện thuộc phẩm trật trong Giáo Hội, đại diện về văn hóa, chính trị, đại diện công đoàn thương vụ và các hiệp hội Công Giáo.


ĐTC mở đầu sứ điệp của Ngài bằng việc bày tỏ niềm cảm nhận của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề dân chủ, “vì nó bảo đảm việc tham dự của thành phần công dân vào những lựa chọn chính trị cũng như bảo đảm cho họ có cơ hội tuyển lựa và kiểm soát các nhà cai trị của họ, và thay thế những vị này một cách ôn hòa”.


Tuy nhiên, ĐTC, qua kinh nghiệm thực tế ngày nay đang xẩy ra cho thấy, đồng thời cũng cảnh giác là cần phải nhận thấy “những nguy cơ và đe dọa đối với một nền dân chủ chân thực, nhưng nguy cơ và đe dọa phát xuất từ các trào lưu triết học, từ các quan điểm nhân loại học, hay từ các quan niệm về chính trị mang các thành kiến về ý hệ.


“Chẳng hạn đang có khuynh hướng coi chủ nghĩa tương đối là thái độ của tâm tưởng thích hợp hơn đối với những hình thức chính trị dân chủ, như thể kiến thức về sự thật và việc gắn bó với sự thật là một trở ngại vậy.


“Thực tế cho thấy người ta thường tỏ ra lo sợ sự thật vì không biết được sự thật. Sự thật, đúng như Chúa Kitô đã mạc khải cho biết, là bảo đảm của sự tự do chân thực và trọn vẹn cho con người.


Nếu hoạt động chính trị không qui chiếu vào nhu cầu luân lý cao hơn là những gì được sáng tỏ bởi quan điểm toàn diện về con người và xã hội, thì nó sẽ đi đến chỗ phục vụ những mục đích không thích hợp, thậm chí bất hợp pháp.


“Trái lại, sự thật là kháng tố tốt nhất chống nạn cuồng tín về ý hệ trong lãnh vực khoa học, chính trị cũng như tôn giáo.


Sứ điệp của phúc âm cho thấy tính chất chính yếu về con người như một cái neo siêu ý hệ mà tất cả mọi sự cần phải qui chiếu. Không được bắt nguồn từ chân lý, con người và xã hội sẽ đi đến chỗ bạo loạn theo đam mê và bị lệ thuộc một cách minh nhiên hay mặc nhiên”.

 

 


 

 

ĐHY Chủ Tịch HĐ Công Lý và Hòa Bình về Tiếng Nói của Giáo Hội bị tắc nghẹn...


Hôm Thứ Hai 18/10/2004, tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican, ĐHY Renato Martino, trong buổi ra mắt cuốn sách “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Những Thách Đố Về Việc Giáo Hoàng Ngoại Giáo: Tuyển Tập (1978-2003), đã nhận định rằng tiếng nói của Giáo Hội bị tắc nghẹn là vì một phần do bởi “các nhóm áp lực mãnh liệt về văn hóa, kinh tế và chính trị”.


Theo vị hồng y này thì ngày nay có “những thứ thẩm tra thánh mới sặc mùi tiền bạc và ngạo main” bị chi phối “bởi thành kiến” chống lại tất cả những gì là Kitô Giáo.


Nhận định về “những cái mập mờ đang hiện diện nơi những đòi hỏi về nhân quyền”, theo ngài, “tiếng nói của ĐTC và của Giáo Hội Công Giáo ít được lắng nghe, nhất là ở các xứ sở giầu thịnh. Thậm chí những tiếng nói này còn bị cố tình làm cho biến mất bởi cái rầm rộ tấu hợp của các nhóm áp lực mãnh liệt về văn hóa, kinh tế và chính trị bị thúc động chính yếu bởi thành kiến đối với tất cả những gì là Kitô giáo”.


Vị HY này nhận định rằng trong việc chống lại Giáo Hội, đối với “những thứ thẩm tra thánh này… thì hết mọi phương thức đều hợp tình hợp lý nếu góp phần vào việc làm câm lặng đi tiếng nói của Giáo Hội, từ chỗ hăm dọa đến chỗ công khai khinh bỉ, từ chỗ kỳ thị về văn hóa đến chỗ tẩy chay”.


Vị HY chủ tịch này còn nêu lên một trường hợp điển hình nơi hoạt động của các nhóm này, đó là việc họ “phát động một thứ lẫn lộn về vai trò giống tính đực cái, chế diễu việc kết hôn giữa một người nam và một người nữ, và tấn công sự sống là những gì đã trở thành đối tượng cho những cuộc thử nghiệm xúc phạm nhiều nhất.



ĐHY Chủ Tịch HĐ Công Lý và Hòa Bình: “Khoa Học và Đức Tin Phục Vụ Con Người”


Trong bài diễn văn của mình, mang tựa đề “Khoa Học và Đức Tin Phục Vụ Con Người” được phát biểu vào ngày 10/10/2004, tại Hội Lễ Khoa Học ở Bergamo Ý Quốc, Đức Hồng Y Renato Martino đã chủ trương rằng khoa học tân tiến “là sản phẩm thực sự của quan điểm Do Thái Kitô Giáo về thế giới”, chứ không phải là sản phẩm của Thời Minh Tri.


Theo vị hồng y chủ tịch này, “đối với các đại khoa học gia và đại thần học gia ở thời Trung Cổ, như Thánh Albêtô Cả, Roberto Grossatesta và Thánh Hildergard ở Bingen, thì mối liên hệ giữa đức tin và khoa học hầu như là những gì tự nhiên”.


Đó là lý do tại sao “những khoa học gia nổi tiếng ấy và những tín hữu tin Thiên Chúa hóa công” đều nhận thấy “vũ trụ này… hòa hợp giữa hai thứ kiến thức này”. Tuy nhiên, ngài nhận định, “việc hòa hợp giữa khoa học và đức tin đã bị phân rẽ vào thời điểm không nhiều thì ít tương hợp với việc khai mào của Thời Minh Tri”.


Thật vậy, “aude sapere”, tức “dám nghĩ”, lời tổng hợp chủ trương của Thời Minh Tri, cho thấy nó “là một nỗ lực của lý trí tự lập trong việc chối bỏ bất cứ một quyền bính nào ngoài chính nó”.


Chính vì lý do ấy mà Thời Lý Trí này đã được đánh dấu bằng “việc lợi dụng” trường hợp nhà bác học Galileo Galilei, “một trường hợp xuất phát như là một dấu chỉ bị tố giác cho là những gì tương phản giữa khoa học và đức tin, khiến nhiều người đi đến chỗ chấp nhận” “cái tính cách bất tương hợp giữa khoa học và đức tin”.


ĐHY Martino nhận định rằng: “Thực ra khoa học tân tiến là sản phẩm đích thực của Do Thái Kitô Giáo vũ trụ quan là vũ trụ quan được bắt nguồn từ mạc khải Thánh Kinh và giáo huấn của Lời Nhập Thể”.


Ngài đã giải thích như thế này: “đặc tính nguồn gốc vũ trụ của thành phần dân ngoại là nêu lên một thứ tái sinh luân hồi baât khả tránh, không có nguyên thủy và cũng chẳng có cùng tận, hoàn toàn mất hết ý nghĩa”. Đó là “một quan điểm luân hồi và khôn cùng về thời gian trong vũ trụ này”, một quan điểm mà “khoa học không thể nào tiến bộ được”.


Thế mà, khoa học lại cần đến “khả năng để xem xét cái khởi điểm của những tiến trình trong vũ trụ” và “nhận định đầy đủ về thời gian là nền tảng cho việc phát triển việc tính toán ước lượng khác nhau và hòa hợp với nhau”.


“Chính vũ trụ quan thẳng tiến và triển tiến phát xuất từ tín lý Kitô Giáo đã phát động việc tiến triển về khoa học, cũng như những khía cạnh khác nơi sinh hoạt của loài người”.


Tuy nhiên, theo vị hồng y này thì ý nghĩ cho rằng Giáo Hội và khoa học là những gì xa lạ với nhau “đã bị những kẻ thù hằn đưa đến chỗ thái quá”.


“Việc làm cho khoa học ăn khớp với thần học thường là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm giữa các thần học gia và khoa học gia”. Theo ngài, “trong số những cái thái quá ấy có thể kể đến là các nỗ lực muốn làm suy yếu đi cái thực tại khách quan, bằng một lý thuyết tương đối tính sai lạc; là những cố gắng để loại trừ đi nguyên lý về căn gốc, bằng việc sử dụng không hợp lý các thứ thuyết về lượng tử cũng như những phương thức khác trong việc biến thuyết biến hóa thành ý hệ, củng cố ý nghĩ về căn gốc và chối bỏ mục đích của vũ trụ”.


“Điều mà tất cả những nỗ lực này hợp với nhau đó là ý muốn tạo nên một ý hệ về khoa học; chúng tìm cách trao cho khoa học một công việc ở ngoài mục tiêu của nó”.


Vi hồng y này đã nhắc lại là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI “đã nhấn mạnh rằng khoa học không thấu triệt được tất cả thực tại, mà chỉ là một mảnh của nó, của một sự thật có thể được chứng mình bằng những phương thức khoa học”, và “khoa học là vương chủ trong lãnh vực của mình” nhưng lại là những gì để “phục vụ con người”.


“Tóm lại, cần phải tránh khuynh hương duy khoa học là những gì vẫn còn đầy giẫy hiện nay, một chủ trương có khuynh hướng muốn biến mọi sự thành kiến thức khoa học” và “không chịu chấp nhận là đúng những đường lối kiến thức khác với những gì xứng hợp với các khoa học tích cực, bằng việc hạ kiến thức về tôn giáo lẫn thần học cũng như sự hiểu biết về luân thường đạo lý và thẩm mỹ xuống một thứ thuần tưởng tượng hạn hẹp”.


Vị hồng y này cho biết từ khi bắt đầu giáo triều của mình, Đức Gioan Phaolô II “đã đặt nền tảng để cho cả khoa học và đức tin đều phục vụ con người”. Vị hồng y đã trích lại lời của Đức Thánh Cha nói như sau: “việc hiểu biết bản thân chúng ta cũng như vũ trụ sẽ đạt tới chỗ khôn ngoan chân thực chỉ khi nào chúng ta hướng về nhiều đường lối giúp tâm trí con người đạt được kiến thức, qua khoa học, nghệ thuật, triết lý và thần học. Việc tìm hiểu khoa học sẽ có tính cách sáng tạo hơn và thiện ích hơn cho xã hội khi nó góp phần vào việc liên kết kiến thức phát xuất từ những nguồn mạch khác nhau này và dẫn đến chỗ thực hiện một cuộc trao đổi tốt đẹp với tất cả những ai hoạt động ở các lãnh vực hiểu biết khác”.


Vị hồng y nói tiếp, khoa học, cả về nghiên cứu lẫn áp dụng thực hành, là “một biểu hiệu quan trọng cho thấy vai trò làm chủ của con người trên tạo vật”, nếu “khoa học và kỹ thuật hướng về con người, là thành phần từ họ chúng xuất phát và phát triển, … và tìm thấy nơi họ cũng như nơi những giá trị về luân lý của họ những gì cho thấy cùng đích của chúng cũng như cho thấy cái hạn hẹp của chúng”.


“Khoa học và kỹ thuật là những nguồn lợi quí giá khi chúng phục vụ con người và phát động việc phát triển toàn vẹn của con người cho lợi ích của tất cả mọi người; tuy nhiên, chúng không thể cho thấy được ý nghĩa của cuộc sống và sự tiến bộ của con người”.


Đó là lý do tại sao can phải loại trừ “quan niệm sai lầm về một thứ khoa học phi giá trị luân lý” và đó cũng là lý do tại sao “chỉ là ảo mộng khi chủ trương tính cách trung dung về luân lý của việc tìm hiểu về khoa học và việc áp dụng khoa học”.


“Vì ý nghĩa sâu xa của mình, khoa học và kỹ thuật cần phải triệt để tôn trọng các qui chuẩn nồng cốt về luân lý; chúng phải phục vụ con người, các quyền lợi bất khả nhượng của con người, thiện ích thực sự và toàn vẹn của con người, hợp với dự án và ý muốn của Thiên Chúa”.


Theo chiều hướng ấy, “mạc khải Kitô giáo thực sự là một vì tinh tú cho con người” và là “cơ hội Thiên Chúa ban để con người tìm thấy tất cả những gì là viên trọn nơi dự án yêu thương được bắt đầu bằng việc tạo dựng của Ngài”.


Đó “là đường lối bảo đảm những khám phá của khoa học sẽ là những gì phục vụ con người. Con người, hằng mong muốn biết chân lý, nếu họ có thể nhìn ra ngoài bản thân mình và hướng tầm mắt ra ngoài các dự định riêng tư của họ, được ban cho khả năng để tái nhận thức được mối liên hệ chân thực với sự sống, theo con đường của chân lý”.



300 Kitô Hữu bị áp lực tái trở lại Ấn Giáo ở tiểu bang Orissa


Biến cố này đã được ĐGM Alphonse Bilung giáo phận Rourkela, nơi lễ nghi tái trở lại đã diễn ra, xác nhận với cơ quan AsiaNews của Tòa Thánh về Việc Truyền Giáo Hải Ngoại.


Sự kiện xẩy ra vào buổi chiều hôm Chúa Nhật 17/10/2004, một số đông tín đồ Ấn Giáo đã tụ họp lại cách nhà thờ Công Giáo khoảng 5 cây số. Các bộ tậc thuộc ba làng khác nhau đã được chở bằng xe jeep và xe vận tại cách xa trên 100 cây số tới khu vực Sindurgh là nơi thực hiện lễ nghi tái trở lại Ấn Giáo này, một lễ nghi đã được kết thúc với việc phân phát lương thực và quần áo cho những ai tái trở lại Ấn Giáo.


Vị giám mục này cho biết những Kitô hữu bộ tộc ấy “sống giữa những người Ấn Giáo và phần lớn lệ thuộc vào đa số việc làm ăn của người Ấn Giáo”.


“Mặc dù truyền thông tường trình là có 80 gia đình tái trở lại Ấn Giáo, sự thật thì chỉ có 336 người trở lại mà thôi bởi vị ép buộc và hứa hẹn. Các nhóm cực thủ Ấn Giáo đang lừa dối và thổi phồng lên con số tái trở lại để gây hoang mang cho các bộ tộc. Nhờ đó họ có thể huyênh hoang về sự thành công trong những hành động xuí giục của họ”.


 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ