GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 10/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu, với một đức tin mạnh mẽ, nhiệt tình đối thoại với những người thuộc về truyền thống tôn giáo khác”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc tăng triển sự hiện diện cần thiết của người Công Giáo nơi sinh hoạt quốc gia và truyền thông ở Lục Địa Mỹ Châu Latinh”.  

 

__________________

 NGÀY 25  THỨ HAI

  

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Truyền Giáo 24/10/2004

1. Hôm nay chúng ta cử hành Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới, một ngày được giàngh để nguyện cầu và cụ thể hỗ trợ các việc truyền giáo. Ngoài ra, vào ngày này, tất cả mọi tín hữu được kêu gọi làm sống lại trách nhiệm của mình trong việc loan truyền Phúc Âm cho tất cả mọi dân tộc. Tôi xin cám ơn Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo Cho Các Dân Tộc cũng như các Hội Truyền Giáo Của Tòa Thánh đã nhân danh Tôi phát động Ngày này, và Tôi xin các hoạt động nơi giáo phận và giáo xứ hãy hướng về mục tiêu này.

2. Tôi thân ái gửi lời chào và lòng biết ơn sâu xa đến tất cả những vị thừasai nam nữ dấn thân ngoài tiến tuyến thực hiện việc truyền bá phúc âm hóa. Tôi hứa đặc biệt nhớ nguyện cầu cho họ. Tôi cách riêng nhớ đến tất cả những ai đạt đến tột đỉnh của việc làm chứng nhân cho Chúa Kitô và phục vụ con người bằng việc hy hiến mạng sống của mình.

3. Xin Mẹ Maria Rất Thánh, Nữ Vương Các Việc Truyền Giáo, cầu bầu cho mọi nơi trong Giáo Hội tặng ân nhiều ơn gọi sống sống đời truyền giáo.

Theo tường trình hằng năm của cơ quan truyền giáo Fides của Tòa Thánh Vatican thì trong năm 2003 có ít là 29 nhà thụa sai Công Giáo đã bị sát hại trong khi hành sự, nhiều hơn năm 2002 bốn vị và ít hơn năm 2001 4 vị. Vị cuối cùng của năm 2003 là ĐTGM Michael Coutney, 58 tuổi, người Ái Nhĩ Lan, khâm xứ tòa thánh ở Burundi, bị phục kích hôm Thứ Hai 29/12. Trước đó mấy hôm, vào ngày áp Lễ Giáng Sinh, 24/12, là 1 vị linh mục người Đức tên Anton Probst, 68 tuổi, tu sĩ Con Cái Truyền Giáo của Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, bị giết chết ở Akono, Cameroon, khi ngài trở về phòng và gặp bọn trộm đã bóp cổ ngài, dằn vật ngài và đập chết ngài. Tất cả là 4 giáo dân, 20 linh mục, 1 tu sĩ, 3 chủng sinh và 1 giám mục. Mỹ Châu có 10 vị, 6 ở Colombia, 2 ở El Salvador, 1 ở Ba Tây và 1 ở Guatemala. Phi Châu có 17 vị, 6 ở Uganda, 5 ở Congo và 1 ở Cameroon, 1 ở Burundi, 1 ở Nam Phi, 1 ở Equatorial Guinea, 1 ở Somalia và 1 ở Kenya. Á Châu có 2 vị, 1 ở Ấn Độ và 1 ở Pakistan.

Theo cơ quan thống tấn Fides của Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Cho Các Dân Nước thì tgrong năm 2002 có tất cả 25 vị bỏ mình vì đức tin, trong đó nguyên ở Colombia đã chiếm kỷ lục 10 vị, như sau: 1 TGM, 18 LM, 1 nam tu, 2 nữ tu, 2 chủng sinh và 1 giáo dân.


Tòa Thánh về Vấn Đề Tạo Sinh Sao Bản Phôi Bào Con Người

ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Năm 21/10/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo với Tiểu Ban Thứ Sáu về vấn đề 150: “Công ước quốc tế chống lại việc tạo sinh sao bản con người”. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.

Thưa Ông Trưởng Ban,

Việc tạo sinh sao bản con người cho tới nay đã có trong chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc từ cuối năm 2001.

Từ ban đầu, vấn đề rõ ràng là, mặc dù vấn đề nghị sự này mang danh xưng “Công ước quốc tế chống lại việc tạo sinh sao bản sản xuất con người”, nhưng mục đích của việc làm này thực sự là để tìm kiếm một cơ sở về pháp lý cho phép và tăng gấp cái tiến bộ của khoa y học trong việc tạo thu và sử dụng các thân bào, cũng như để vạch mặt và cấm đoán những việc bất kính đối với phẩm vị của con người.

Theo quan điểm thuần khoa học thì việc tiến bộ về trị liệu đã đạt được với những thân bào được gọi là phát triển, tức là các thân bào từ tủy xương, từ máu sợi và từ những mô thịt già giặn khác đã cho thấy rất hứa hẹn. Về việc tạo sinh sao bản thân bào từ phôi bào con người còn xa vời đối với mức tiến bộ được thành phần ủng hộ nêu lên. Tuy nhiên, người ta đã thành công một cách rõ ràng về bệnh lý khi sử dụng thân bào được sao bản từ phôi bào ngay ở cả những cuộc thí nghiệm nơi loài vật. Công việc giúp an toàn trong việc thí nghiệm về con người bằng cách này có thể sẽ cần đến một thời gian rất lâu, và những trở ngại ấy có thể không bao giờ vượt qua nổi.

Ngoài ra, đôi khi cần phải thực hiện việc phân biệt giữa vấn đề tạo sinh sao bản sản xuất và trị liệu là việc phân biệt đáng quí. Cả hai đều dính dáng đến cùng một tiến trình tạo sinh sao bản về kỹ thuật mà chỉ khác nhau ở mục đích mà thôi. Cả hai hình thức tạo sinh sao bản đều tỏ ra bất kính với phẩm vị của con người. Thật vậy, theo quan điểm luân thường đạo lý và nhân loại học thì việc tạo sinh sao bản được gọi là trị liệu, việc tạo nên những phôi bào con người có chủ ý hủy hoại chúng đi, cho dù việc thực hiện nhắm đến mục đích có thể giúp đỡ các bệnh nhân trong tương lai, dường như là một việc hoàn toàn không xứng hợp với sự tôn trọng phẩm vị con người, ở chỗ biến sự sống của người này trở thành phương tiện cho người kia. Hơn nữa, nếu căn cứ vào sự kiện là những phôi bào được tạo sinh sao bản không khác gì với những phôi bào được tạo nên bằng việc cấy thai trong ống nghiệm để sửa soạn gieo vào bụng dạ người phụ nữ rồi sinh nó ra, chúng ta tin rằng về phương diện thực hành không thể nào lại bắt tuân hành một thứ phương tiện cho phép kiểu tạo sinh sao bản mà lại cấm kiểu tạo sinh khác.

Nếu việc nghiên cứu thân bào tăng trưởng đã cho thấy những điều kiện thành công và không gây ra những vấn đề gì về luân thường đạo lý, thì nó cần phải theo đuổi thực hiện trước khi khoa học bắt đầu tạo sinh sao bản những phôi bào như nguồn sản xuất ra các thân bào, một điều vẫn gặp rắc rối về cả khoa học lẫn luân thường đạo lý.

Phải chăng như thế có nghĩa là chúng tôi chống lại sự tiến bộ của khoa học? Trái lại, chúng tôi xin nói rằng việc chọn lựa này không phải là việc chọn lựa giữa khoa học và luân thường đạo lý mà là giữa khoa học có tính cách hữu trách về luân thường đạo lý và khoa học không có tính cách luân thường đạo lý. Hằng ngàn sự sống đã được cứu vãn bằng những thân bào tăng trưởng, hầu hết thường trong việc chữa trị chứng bệnh bạch cầu cũng như các chứng bệnh ung thư khác. Chứng cớ vững chắc về khoa học hiện nay đã cho thấy rằng những cuộc thay bộ phận thân bào tăng trưởng là những gì an toàn, và các thành quả sơ khơi cho thấy là chúng có thể giúp cho các thành phần bị bệnh Run Lẩy Bẩy, bị thương tích ở xương sống, bị hư tim và cả chục chứng bệnh khác nữa. Cái nguy hiểm ở đây là sự tiến bộ đối với những việc chữa trị này sẽ bị cản trở hay bị trì chậm bởi sự thiếu chú trọng cùng nguồn liệu đối với việc tạo sinh sao bản con người như là một tiềm xuất các thứ thân bào.

Thưa Ông Trưởng Ban, đại biểu tôi đây xin kết thúc những trình bày của mình bằng việc nêu lên 2 điểm cuối cùng.

Thứ nhất, Tiểu Ban này và Tổng Hội Đồng là những diễn đàn thích hợp cho những cuộc bàn cãi của chúng ta, vì các vấn đề chung quanh việc tạo sinh sao bản con người là những gì phi biên giới, văn hóa hay thời gian. Thế nhưng, quan trọng hơn nữa, đó là chủ đề của việc đặc biệt theo đuổi về khoa học này liên quan tới bản tính và sự hiện hữu của chính sự sống con người. Bởi thế, một cơ cấu siêu quốc có tầm vóc xứng hợp d8ể bao gồm tất cả chiều kích của vấn đề này. Vấn đề này – vấn đề về lợi ích hệ trọng đối với loài người ngày nay và trong tương lai – xứng hợp thuộc về cơ cấu hoàn cầu này.

Thứ hai, chúng tôi tin rằng chủ đề tạo sinh sao bản phôi bào con người có thể được giải quyết hay nhất bằng phương tiện pháp lý, vì qui tắc của luật lệ là những gì thiết yếu đối với vấn đề cổ võ và bảo vệ sự sống con người. Chính bởi qui tắc luật lệ căn cứ vào lý trí đúng đắn, mà các xã hội có thể điều hành một cách thích hợp những gì có vẻ thách thức những quan niệm căn bản của chúng ta về sự sống và phẩm giá con người. Chính về vấn đề này mà, Thưa Ông Trưởng Ban, đại biểu tôi đây đã dựa vào Tờ tín liệu để qui chiếu về lý lẽ của lý trí đúng chứ không phải về các niềm tin tôn giáo.

Tóm lại, Tòa Thánh vẫn tin rằng cái khôn ngoan của một dụng cụ pháp lý quốc tế sẽ cấm toàn diện việc tạo sinh sao bản phôi bào con người.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 22/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)

 

Cuộc Tranh Luận của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Tạo Sinh Sao Bản Con Người đã kết thúc bằng việc không bỏ phiếu

Tuần vừa rồi, ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Năm 21/10/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo với Tiểu Ban Thứ Sáu về vấn đề 150: “Công ước quốc tế chống lại việc tạo sinh sao bản con người”. Cuộc tranh luận diễn tiến trong phạm vi của tiểu ban pháp luật của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, một tiểu ban được thành lập để tìm hiểu kỹ lưỡng về việc thỏa thuận quốc tế đối với vấn đề này.

Mặc dù tất cả các quốc gia đều đồng ý về vấn đề cấm tạo sinh sao bản con người mới mục đích sinh sản, nhưng tình trạng chia rẽ và bất đồng đã xẩy ra liên quan đến vấn đề tạo nên các phôi bào con người cho việc thí nghiệm về y khoa.

Nước Costa Rica nêu lên một quyết nghị, được 64 quốc gia, trong đó có cả Tòa Thánh Vatican, đồng ý, về việc toàn toàn cấm việc tạo sinh sao bản con người nếu bao gồm việc loại trừ các phôi bào con người.

Nước Bỉ nêu ra một quyết nghị thay thế về những gì được gọi là việc tại sinh sao bản để trị liệu. Quyết nghị này được sự ủng hộ của Hiệp Vương Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Nhật và 18 quốc gia khác, cũng như của ông tổng thư ký LHQ Kofi Annan.

Cuộc tranh luận đặc biệt trở nên căng thẳng khi cuộc vận đồng bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lên tới mức cao điểm nhất, ở chỗ, tổng thống Bush ủng hộ quyết nghị thứ nhất, còn ứng cử viên John Kerry lại ủng hộ quyết nghị thứ hai.

 

Tòa Thánh về Việc Củng Cố Hệ Thống Tổ Chức Liên Hiệp Quốc


Hôm Thứ Hai 4/10/2004, ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, đã bày tỏ chủ trương của Tòa Thánh về vấn đề củng cố hệ thống tổ chức của Liên Hiệp Quốc, với Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong cuộc Tranh Luận Chung về “Việc Tái Sinh Động Hóa Hoạt Động Của Đại Hội Đồng” và “Việc Củng Cố Cơ Cấu Liên Hiệp Quốc”. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.

Thưa Ngài Chủ Tịch,


Tòa Thánh nhín vào tiến trình của việc củng cố tổ chức Liên Hiệp Quốc với một niềm hy vọng, hết sức chú tâm và sẵn sàng đóng góp phần của mình. Nó là một vấn đề phức tạp cần nhiều nỗ lực bao gồm ba đối tượng khác nhau là các cơ cấu, phương tiện và các đích điểm.


Trong những tháng vừa rồi, cả quần chúng lẫn các quốc gia phần tử đều có lý tập trung vào cơ cấu của các thành phần thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc. Gói ghém trong cuộc bàn luận này bao giờ cũng là vấn đề về cách thức để làm sao cho cơ cấu và hoạt động của tổ chức này xứng hợp với những mục đích của Bản Hiến Chương cũng như làm cách nào chúng ta có thể tin tưởng được việc áp dụng thực hành của những mục đích ấy. Chính vì cái ý nghĩa này mà chúng ta thiết tha với việc bàn luận đang diễn tiến về tính cách “effective multilateralism”: tức là về khả năng làm trọn các công việc được phác họa trong Bản Hiến Chương mà một số đã được nhấn mạnh ở MDGs.


Vì tính cách vai trò là phần tử quốc tế của mình, tổ chức này cần phải được thích ứng với những mục đích hoàn vũ tương đương với nhau. Theo kinh nghiệm, chúng ta biết rằng việc hình thành đời sống chính trị và tầm ảnh hưởng do việc cai trị của công quyền không phải bao giờ cũng hướng đến việc cổ võ công ích. Ngày nay, công ích phổ quát đang phải đụng độ với những vấn đề thuộc các chiều kích toàn cầu; những vấn đề mà vì thế chỉ có thể được giải quyết bằng một thẩm quyền có quyền lực, tổ chức và phương tiện tương đương với những vấn đề ấy và là một thẩm quyền có tầm hoạt động quốc tế. Bởi vậy mà cần phải thành hình những cơ cấu của cộng đồng quốc tế để chúng có thể hiện thực công ích bằng những đường lối và phương tiện xứng hợp với các điều kiện đổi thay của lịch sử.


Cho đến nay, cuộc tranh luận đã nhấn mạnh đến nhiều lý do, động lực và suy tư đáng giá về việc cấu tạo về cơ cấu của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Về khía cạnh này, có lẽ điểm chính chúng ta muốn lập lại ở đây đó là những cấu trúc cần phải phản ảnh nhiệm vụ của mình. Để cải tiến những cơ cấu này, đại biểu tôi xin đề nghị một số điều để suy nghĩ.


Trước hết, chúng ta cần phải nhớ rằng Liên Hiệp Quốc là một cộng đồng các quốc gia chủ trương cùng những giá trị nồng cốt, những gì đã được rõ ràng liệt kê trong Bản Tuyên Ngôn Thiên Kỷ, đó là tự do, bình đẳng, đoàn kết, tương nhượng, tôn trọng thiên nhiên và chia sẻ trách nhiệm.


Việc củng cố hệ thống Liên Hiệp Quốc bao gồm cả việc nhìn nhận rằng đây là một tổ chức được thành lập trên căn bản hợp tác hơn là đấu tranh giữa các quốc gia và được tích cực nuôi dưỡng bằng ý muốn xây dựng, bằng lòng tin tưởng, bằng việc tiếp tục dấn thân và hợp tác nơi các quốc gia phần tử một cách đồng trách và tương trách. Công việc chính yếu ở đây là làm sao cho những nguyên tắc nồng cốt này trở thành những gì bất khả vãn hồi.


Trong tiến trình cải cách và thích ứng tổ chức này, cần phải xác định những nguyên tắc hướng dẫn, cũng như những qui chuẩn khách quan, chính đáng và công bằng được tất cả mọi quốc gia phần tử chấp thuận, những gì sẽ mở đường cho việc chia sẻ xây dựng về vấn đề thiết lập những cơ cấu khác nhau.


Vấn đề nồng cốt ở đây là việc nhìn nhận nguyên tắc tất cả mọi quốc gia tự bản chất đều bình đẳng về phẩm vị. Chúng ta quá biết rằng nơi tổ chức này, cho dù các quốc gia có khác nhau rất nhiều nơi mức tiến bộ về vật chất cũng như nơi quyền lực về quân sự, tất cả các nước đều ý thức được tính cách bình đẳng về pháp lý của mình. Tuy nhiên, quả thực các quốc gia đạt tới một mức độ siêu vượt nơi việc phát triển về khoa học, văn hóa và kinh tế phải có trách nhiệm đóng góp nhiều hơn cho lợi ích chung.


Một nhận định thực tế hơn, đó là những qui chuẩn thiết yếu, những qui chuẩn cần phải chú trọng tới về việc tái hình thành các cấu trúc cũng như về việc tái cứu xét những phương thức của tổ chức này, là những qui chuẩn như thế này: về cấu trúc, phải có tính cách đại diện và bao hàm; về phương thức, phải vô tư, hiệu lực và hiệu năng; về thành quả, phải có tính cách khả tín và hữu trách.


Tính cách hợp lệ của những quyết định ở Liên Hiệp Quốc, kể cả ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, thật sự được phát xuất, như bất cứ một tổ chức chính trị nào, từ hai cột trụ, đó là mức độ và phạm vi đại diện, cũng như tiến trình thực hiện việc quyết định. Bởi thế, nói chung, việc thực hiện quyết định tiến đến chỗ được đồng ý nhiều hơn nơi những cuộc bàn cãi.


Vẫn biết, trên thực tế, không phải tất cả mọi phần thể của Liên Hiệp Quốc đều có thể được sắp xếp theo khuôn mẫu của Đại Hội Đồng. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là bộ nguyên tắc và qui chuẩn vừa được đề cập tới không thể nào áp dụng cho Hội Đồng Bảo An được, hoàn toàn không phải là như thế. Trong việc tái cấu trúc hội đồng này, ngươờ ta có thể để ý tới việc cấu tạo nó cần phải phản ảnh bao nhiêu có thể sự đại diện của dân số toàn cầu, của các miền theo địa dư, của những mức độ khác nhau về việc phát triển kinh tế cũng như về nền văn minh khác nhau.


Bản liệt kê này vẫn chưa đầy đủ, nhưng nó bao gồm những qui chuẩn thiết yếu để cải tiến uy tín và tính cách hiệu lực của một Hội Đồng Bảo An được canh tân đổi mới. Sau hết, cũng cần phải để ý tới khả năng thực sự cũng như tới ý muốn chính trị trong việc góp phần thiết yếu vào việc đạt được những mục đích liên quan đến mối ưu tiên đối với đại đa số các quốc gia phần tử.


Đồng thời, như nhóm về Những Liên Hệ Giữa Liên Hiệp Quốc Và Xã Hội Dân Sự đề nghị trong bản tường trình của mình với vị tổng thư ký, Liên Hiệp Quốc cần trở thành một tổ chức hướng ngoại hơn nữa, có khả năng chuyên chú lắng nghe hơn nữa về những nhu cầu và đòi hỏi của cộng đồng hoàn vũ.


Theo chiều hướng ấy, chúng ta còn được nhóm này nhắc nhở về đề nghị “nối kết toàn cầu với địa phương”. Tiêu chuẩn này có thể thấy như là một thứ ấn bản tân thời về quan niệm trợ thuộc quá hiển nhiên, một thứ đánh dấu khác nơi tiến trình canh tân vậy. Thật vậy, hầu hết các vấn đề trên thế giới ngày nay, vì tính cách trầm trọng của chúng, tính cách rộng lớn và khẩn trương của chúng, thường rất khó lòng cho những nhà cai trị ở từng quốc gia có thể giải quyết một cách thành công chút nào đó.


Chúng ta đồng thời cũng phải làm sáng tỏ vấn đề là mục đích chính yếu của Liên Hiệp Quốc đó là tạo điều kiện toàn cầu có thể giúp cho các công quyền của mỗi quốc gia, thành phần công dân của nó và những tổ chức trung gian, có thể thi hành công việc của mình, chu toàn nhiệm vụ của mình và hành sử quyền lợi của mình một cách an toàn hơn.


Chúng tôi hy vọng rằng một số những ý nghĩ này có thể giúp bảo đảm là việc cải tiến tổ chức này chẳng những giúp hiện thực các thứ công ích của chúng ta, mà còn đầu tư Liên Hiệp Quốc bằng một thẩm quyền cần thiết, về phương diện uy tín và thẩm quyền về luân lý, trong việc tác hành phục vụ thiện ích của cộng đồng thế giới. Đó phải là lý do chính yếu cho việc hiện hữu của tổ chức Liên Hiệp Quốc vậy.


Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 6/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)


GIÁO HỘI HIỆN THẾ