GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 11/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu ý thức được ơn gọi riêng của mình trong lòng Giáo Hội, để họ hăng say đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa và nên thánh trong bậc sống của mình”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động truyền giáo luôn ý thức được rằng tác hiệu của việc truyền bá phúc âm hóa xuất phát từ cuộc sống    thánh thiện cũng như từ việc sâu xa kết hợp với Chúa Kitô”.  

 

__________________

 NGÀY 11 THỨ NĂM

TRONG NĂM THÁNH THỂ

  

Năm Thánh Thể: Nguyên Do và Mục Đích (tiếp tuần trước)

Đúng thế, để thực hiện bất cứ một việc gì cho xác đáng, chúng ta cần phải biết nguyên do và mục đích của nó. Huống chi Năm Thánh Thể là một biến cố quan trọng của toàn thể Giáo Hội và cho toàn thể Giáo Hội, trong đó có mỗi người Kitô hữu Công Giáo chúng ta, chúng ta lại càng phải biết về lý do tại sao cần phải có Năm Thánh Thể mà lại có vào thời điểm năm 2004-2005 này, và mục đích của Năm Thánh Thể này được mở ra là để làm gì. Ý nghĩa của chính Năm Thánh Thể, cũng như của tất cả những gì chúng ta làm trong Năm Thánh Thể, đều nằm ở ý hướng của Vị đã muốn mở Năm Thánh Thể cho Giáo Hội hoàn vũ này. Vì muốn ý thức rõ ràng để có thể đáp ứng xứng hợp, mà chúng ta cần phải tìm hiểu lý do tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II muốn mở Năm Thánh Thể vào thời điểm năm 2004-2005 này, và Ngài có ý mở Năm Thánh Thể vào lúc này đây để làm gì?

Năm Thánh Thể: Mục Đích

Nếu “Năm Thánh Thể tức là một năm của sự tổng hợp, đó là cao điểm của một cuộc hành trình đang tiến triển”, thì mục đích của Năm Thánh Thể là gì, hay Năm Thánh Thể được mở ra để làm gì? Căn cứ vào những gì Đức Thánh Cha viết trong Tông Thư về Năm Thánh Thể “Xin Chúa Ở Với Chúng Con”, chúng ta có thể thấy được ý hướng của Ngài trong việc mở Năm Thánh Thể. Đó là Ngài muốn năm Thánh Thể là một năm để chung Giáo Hội và riêng mỗi Kitô hữu làm sao có thể ý thức hơn về Mầu Nhiệm Thánh Thể và là một năm sống Phụng Vụ Thánh Thể.

Năm Thánh Thể là một năm ý thức về Mầu Nhiệm Thánh Thể:

• “’Việc bẻ bánh’, như Thánh Thể đã được gọi như thế ở những thời Giáo Hội còn sơ khai nhất, đã luôn là tâm điểm của đời sống Giáo Hội. Nhờ Thánh Thể, Chúa Kitô hiện thực trong thời gian mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Người. Nơi Thánh Thể, bản thân Người đã được lãnh nhận như là ‘bánh sự sống từ trời xuống’ (Jn 6:51), và cùng với Người chúng ta nhận được bảo chứng sự sống đời đời cũng như được tiên hưởng bữa tiệc vĩnh hằng của Gia Liêm thiên quốc. Theo giáo huấn của các Vị Giáo Phụ, của các Công Đồng Chung cũng như của các Vị Tiền Nhiệm của mình, Tôi thường thúc giục Giáo Hội hãy suy tưởng về Thánh Thể, gần đây nhất trong Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia. Ở đây Tôi không có ý lập lại giáo huấn này, một giáo huấn Tôi tin tưởng rằng sẽ được học hỏi kỹ lưỡng hơn và hiểu biết sâu xa hơn. Đồng thời Tôi cũng nghĩ rằng để đạt được mục đích ấy cần phải giành hẳn một năm cho bí tích tuyệt vời này” (khoản số 3).

• “Về hình thức đặc biệt giành cho Năm Thánh Thể, Tôi đều tin tưởng vào việc đích thân tham gia của các Vị Chủ Chăn ở Giáo Hội riêng, những vị có lòng sùng kính đại Mầu Nhiệm này sẽ không thể không nghĩ ra những phương thức thích hợp. Chư Huynh Giám Mục của Tôi chắc chắn sẽ hiểu được rằng sáng kiến này, một sáng kiến thực sự xuất hiện ngay sau cuộc cử hành Năm Mân Côi, có mục đích đi vào chiều sâu thiêng liêng, bởi thế, nó không ngăn trở gì tới những chương trình mục vụ ở các Giáo Hội riêng. Trái lại, nó còn có thể soi dẫn các chương trình ấy, bằng việc, có thể nói, thắt kết chúng với chính Mầu Nhiệm này là mầu nhiệm nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của tín hữu cũng như hoạt động của mỗi Giáo Hội địa phương. Tôi không yêu cầu các Giáo Hội riêng phải thay đổi những chương trình mục vụ của mình, mà chỉ cần chú trọng tới chiều kích Thánh Thể là yếu tố làm nên tất cả đời sống Kitô Giáo” (khoản số 5).

• “Trong Năm ân sủng này, được Mẹ Maria đỡ nâng bảo trì, chớ gì Giáo Hội tìm được nhiệt tình mới cho sứ vụ truyền giáo của mình và nhận thực trọn vẹn hơn bao giờ hết Thánh Thể là nguồn mạch và là tột đỉnh của tất cả đời sống Giáo Hội”.

Năm Thánh Thể là một năm sống Phụng Vụ Thánh Thể:

• “Trong năm nay, cần phải quyết tâm thực hiện việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ nơi mỗi giáo xứ và các cộng đồng tu trì. Chúng ta hãy tìm giờ để quì trước Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể, để lấy đức tin và đức mến của chúng ta đền tạ những hành động vô ý và coi thường, nhất là những xỉ nhục Chúa Cứu Thế của chúng ta phải chịu ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta hãy, qua tác động tôn thờ này, đi sâu vào việc chiêm ngưỡng Người một cách tư riêng cũng như cộng đồng, bằng cách sử dụng lời nguyện cầu thấm nhuần Lời Chúa và cảm nghiệm của rất nhiều vị thần bí, cũ cũng như mới. Chính kinh Mân Côi, khi được hiểu sâu xa như là một hình thức thánh kinh và qui về Chúa Kitô là những gì Tôi đã huấn dụ trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria Rosarium Virginis Mariae, cũng cho thấy mình là cách đặc biệt xứng hợp dẫn đến việc chiêm ngưỡng Thánh Thể, một thứ chiêm ngưỡng được thực hiện với Mẹ Maria như vị đồng hành và hướng đạo của chúng ta (Cf. Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments, Instruction Redemptionis Sacramentum on certain matters to be observed or to be avoided regarding the Most Holy Eucharist (25 March 2004): L'Osservatore Romano, Weekly Edition in English, 28 April 2004, Special Insert. 137, loc. cit., p.11)…. Năm nay, chúng ta hãy sốt sắng cử hành Lễ Trọng Kính Thánh Thể Chúa Kitô bằng việc cung nghinh theo truyền thống. Đức tin của chúng ta nơi Vị Thiên Chúa hóa thành nhục thể để trở thành bạn đồng hành đi bên chúng ta cần phải được công bố ở khắp mọi nơi, nhất là nơi phố xá và các gia đình, như là một việc bày tỏ tình yêu tri ân của chúng ta và như là một nguồn phúc ân vô tận” (khoản số 18)

• “Đặc biệt Tôi muốn là trong năm nay chúng ta phải hết sức cố gắng để làm sao cảm nghiệm được Chúa Nhật là một ngày của Chúa và là ngày của Giáo Hội. Tôi cảm thấy hoan hỉ khi mọi người suy nghĩ lại những lời Tôi nói trong Tông Thư Ngày Của Chúa Dies Domini. ‘Với Thánh Lễ Chúa Nhật, người Kitô hữu đặc biệt sống lại cảm nghiệm của các Vị Tông Đồ vào buổi tối Phục Sinh xưa, khi Chúa Giâsu Sống Lại hiện ra với các vị lúc các vị đang quay quần với nhau (x Jn 20:19). Theo một ý nghĩa nào đó, Dân Chúa ở mọi thời đã được hiện diện nơi nhóm nhân trung môn đệ nhỏ bé là những hoa trái đầu mùa của Giáo Hội ấy rồi’ (21). Trong năm hồng ân này, theo thừa tác vụ mục vụ của mình, các vị linh mục cần phải chú trọng hơn nữa đến Thánh Lễ Chúa Nhật như là một việc cử hành để qui tụ toàn thể cộng đồng giáo xứ lại, với sự tham dự của các nhóm hội, phong trào và đoàn thể khác nhau” (khoản số 23)

• “Trong Năm Thánh Thể đây, Kitô hữu cần phải dấn thân thực hiện những chứng từ mãnh liệt hơn về sự hiện diện của Thiên Chúa trên thế gian này. Chúng ta không được sợ hãi nói về Thiên Chúa và hiên ngang làm chứng cho đức tin của chúng ta. ‘Nền văn hóa Thánh Thể’ phát động một thứ văn hóa đối thoại là thứ văn hóa tìm được sức mạnh và bổ dưỡng nơi nền văn hóa Thánh Thể. Thật là sai lầm khi nghĩ rằng bất cứ qui chiếu công khai nào liên quan tới đức tin thì đều như thể làm suy yếu tính cách tự động được quyền của Quốc Gia cũng như của các cơ cấu dân sự, hay sai lầm khi nghĩ rằng thậm chí có thể khuyến khích những thái độ dung nhượng. Nếu lịch sử chứng tỏ là các tín hữu đã sai lầm về lãnh vực này, như Tôi đã nhìn nhận vào dịp Năm Thánh 2000, thì điều này không được qui trách cho ‘các căn gốc Kitô Giáo’, mà là cho việc Kitô hữu không sống trung thực với những căn gốc ấy. Một con người biết thưa tiếng ‘tạ ơn’ theo cung cách của một Đức Kitô tử giá có thể đi đến chỗ trở thành một vị tử đạo, chứ không bao giờ lại là một tên bắt đạo” (khoản số 27)

• “Chớ gì đối với hết mọi người Năm Thánh Thể là một cơ hội quí báu để ý thức hơn nữa cái kho tàng khôn sánh được Chúa Kitô ký thác cho Giáo Hội của Người ấy. Chớ gì Năm Thánh Thể kích thích việc cử hành Thánh Thể sống động và sốt sắng hơn nữa, mang lại một đời sống Kitô giáo được biến đổi trong yêu thương… Chỉ cần làm sao trong Năm này, ở tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu, phục hồi được việc cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật cũng như việc gia tăng tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ, là Năm ân sủng này hết sức thành đạt rồi vậy” (khoản số 29).

Theo chiều hướng mục đích mở Năm Thánh Thể để chẳng những ý thức Mầu Nhiệm Thánh Thể mà còn sống Phụng Vụ Thánh Thể như thế, Đức Thánh Cha đã kêu gọi hết mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Hội, cũng trong Tông Thư trên, ở khoản số 30 áp kết như sau:

• “Chư Huynh Giám Mục thân mến, Tôi xin trao phó Năm này cho chư huynh, tin tưởng rằng chư huynh sẽ đón nhận lời mời gọi của Tôi bằng tất cả lòng nhiệt thành tông đồ.

• “Quí linh mục thân mến, những vị lập lại các lời thánh hiến mỗi ngày, là những chứng nhân và là những người rao giảng phép lạ cả thể của tình yêu vốn xẩy ra trên đôi bàn tay của mình: xin các vị hãy dấn thân sống ân sủng của Năm đặc biệt này; hãy cử hành Thánh Lễ mỗi ngày với cùng một niềm hân hoan và cùng một lòng sốt mến khi các vị cử hành Thánh Lễ mở tay của mình, và hãy sốt sắng bỏ giờ ra cầu nguyện trước nhà tạm.

• “Chớ gì Năm này cũng là một Năm ân sủng cho anh em, hỡi quí phó tế, những người rất cận kề với thừa tác vụ Lời Chúa và việc phục vụ bàn thờ. Tôi xin quí vị, những người đọc sách, giúp lễ và các thừa tác viên ngoại lệ, hãy ý thức hơn nữa tặng ân các người đã nhận được trong việc phục vụ được trao phó cho các người để xứng đáng hơn trong việc cử hành Thánh Thể.

• “Đặc biệt Tôi kêu gọi anh em, hỡi những linh mục tương lai. Trong thời gian anh em còn ở trong chủng viện, hãy hết sức cố gắng cảm nghiệm được cái đẹp chẳng những của việc tham phần hằng ngày vào Thánh Lễ, mà còn của việc bỏ một số thời giờ nào đó để trao đổi tâm sự với Chúa Giêsu Thánh Thể.

• “Hỡi những con người nam nữ sống đời tận hiến, những người được kêu gọi bởi chính việc tận hiến này để thực hiện việc chiêm ngưỡng dài lâu hơn: đừng bao giờ quên rằng Chúa Giêsu trong nhà tạm muốn anh chị em ở bên Người, nhờ đó Người có thể làm cho tâm can của anh chị em tràn đầy cảm nghiệm thân tình của Người là những gì duy nhất có thể mang lại ý nghĩa cho đời sống của anh chị em mà thôi.

• “Chớ gì tất cả anh chị em, hỡi tín hữu Kitô Giáo, hãy tái nhận thức tặng ân Thánh Thể như là ánh sáng và là sức mạnh cho đời sống thường nhật của anh chị em trên thế gian này, khi anh chị em thi hành nghề nghiệp tương xứng của mình trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trước hết hãy tái nhận thức được tặng ân này để có thể hoàn toàn cảm nghiệm được vẻ đẹp và sứ vụ của gia đình.

• “Hỡi giới trẻ, Tôi rất kỳ vọng nơi các bạn, khi Tôi hướng tới cuộc gặp gỡ của chúng ta tới đây, Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Cologne. Đề tài cho cuộc gặp gỡ của chúng ta, ‘Chúng tôi đến để triều bái Người’, cho các bạn thấy cách các bạn làm sao để có thể cảm nghiệm thấy năm Thánh Thể này nhất. Các bạn hãy mang đến cuộc hội ngộ với Chúa Giêsu ẩn thân trong Thánh Thể đây tất cả nhiệt tình hăng say của tuổi đời các bạn, tất cả mọi niềm hy vọng của các bạn, tất cả mọi niềm ước muốn yêu thương của các bạn”.

Theo ý hướng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về việc Ngài mở Năm Thánh Thể với mục đích là để chung Giáo Hội và riêng mỗi Kitô hữu làm sao có thể ý thức hơn về Mầu Nhiệm Thánh Thể và là một năm sống Phụng Vụ Thánh Thể, thoidiemmaria.net đã, đang và sẽ phổ biến những gì liên quan đến Thánh Thể và Phụng Vụ trong Năm Thánh Thể. Thoidiemmaria đã phổ biến về Thánh Thể vào các ngày Thứ Năm trong Năm Thánh Thể từ Ngày 4 Thứ Năm, với bài "Năm Thánh Thể: Nguyên Do và Mục Đích"; và những bài về Thánh Thể với Thánh Mẫu ngay từ khi khai mở Năm Thánh Thể, Ngày 16 Thứ Bảy như bài "Tâm Điểm của Kinh Mân Côi là Chúa Kitô và Cầu Kinh Mân Côi là Tuyên Xưng Chúa Kitô". Từ Chúa Nhật này, 7/11/2004, thoidiemmaria sẽ bắt đầu với những bài về Phụng Vụ theo các văn kiện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đó là hai tông thư, tông thư về Hiến Chế Canh Tân Phụng Vụ được ngài ban bố ngày 12/12/2003, dịp kỷ niệm ban hành hiến chế này của Công Đồng Chung Vaticanô II, và tông thư Ngày Của Chúa, ban hành ngày 31/5/1998.

 


Thiên Chúa là Tảng Đá Kiên Cố của Tôi


(ĐTC GPII: Bài 125 Giáo Lý Về Việc Cầu Nguyện bằng Thánh Vịnh, Thứ Tư 10/11/2004, về Thánh Vịnh 61 {62}, cho Kinh Tối Thứ Tư, Tuần Thứ Hai)



1.     Những lời lẽ nhẹ nhàng của bài Thánh Vịnh 61 (62) vừa vang vọng, một bài ca tin tưởng, một bài ca bắt đầu với một loại tụng ca, được lập lại ở giữa bài thánh vịnh. Nó giống như một lời cầu nguyện ngắn ngủi trầm lắng và mạnh mẽ, một lời kêu cầu cũng là một chương trình của đời sống: “Linh hồn tôi chỉ nghĩ yên nơi một mình Thiên Chúa là Đấng ban ơn cứu độ cho tôi. Một mình Ngài là đả tảng và là ơn cứu độ, là tột đỉnh an toàn của tôi; tôi sẽ không bao giờ sa ngã” (câu 2-3, 6-7).


2.     Tuy nhiên, bài Thánh Vịnh này, khi diễn tiến, làm cho hai loại tin tưởng tương phản nhau. Chúng là hai việc chọn lựa chính yếu, một chọn lựa tốt và một chọn lựa hư hỏng, những chọn lựa bao gồm hai loại hành động khác nhau về luân lý. Trước hết là lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, một lòng tin tưởng được đề cao trong lời kêu cầu mở đầu, nơi biểu hiệu vững vàng và an ninh hiện lên, như đá tảng, “tảng đá bênh vực”, tức là một pháo đài và là một thành trì của việc bảo vệ.


Thánh Vịnh Gia xác nhận là “Sự an toàn và vinh quang của tôi ở nơi Thiên Chúa là đá tảng và là nơi nương náu vững chắc của tôi” (câu 8). Ông khẳng định điều này sau khi nhắc lại những âm mưu thù hằn của các kẻ thù của ông “đang âm mưu trục xuất mình” (câu 4-5).


3.     Tuy nhiên, cũng có một thứ tin tưởng mang bản chất ngẫu tượng, một lòng tin tưởng làm cho kẻ nguyện cầu nhất định gắn bó với việc chú trọng có tính toán của họ. Nó là một thứ tin tưởng dẫn con người ta đến chỗ tìm kiếm an ninh và bền vững bằng võ lực, cướp giật và giầu sang.


Bởi thế mới có một lời kêu gọi rất rõ ràng và sắc bén là “Đừng tin tưởng vào việc tước đoạt; đừng hy vọng vào sự cướt giật. Cho dù giầu sang có tăng tiến cũng đừng quyến luyến nó” (câu 11). Nó gợi lên cho thấy ba thứ ngẫu tượng, được cho thấy nghịch lại với phẩm giá của con người cũng như với việc cùng sống chung trong xã hội.


4.     Thần tượng sai lầm đầu tiên là bạo lực là những gì, tiếc thay, nhân loại đang tiếp tục gây ra ở vào cả những ngày đẫm máu của chúng ta đây. Loại ngẫu tượng này bao gồm một loạt đông đảo những thứ chiến tranh tàn bạo, những thứ đè nén, những thứ quanh co, những thứ hành xích và những thứ sát hại, giáng xuống không một chút xót thương.


Thần tượng sai lầm thứ hai là cướp giật, một thần tượng được thể hiện nơi tình trạng tống tiền hối lộ, tình trạng bất công xã hội, việc cho vay ăn lời nặng lãi, cũng như việc bại hoại về chính trị và về tài chính. Có quá nhiều người lại vun trồng “cái ảo ảnh” tìm thỏa mãn cái lòng tham lam của họ trên thế giới này.


Sau hết, giầu sang là thần tượng thứ ba là thứ thần tượng “tâm can” của con người “dính bén” với một hy vọng hão huyền là có thể cứu được bản thân mình khỏi tử thần (x Ps 48[49]} cũng như nắm chắc được thế lực và quyền lực.


5.     Bằng việc phục vụ ba thứ ngẫu tượng ấy, con người quên rằng những thứ ngẫu tượng này chẳng những không vững chắcmà còn những gì tai hại nữa. Khi tin tưởng vào các sự vật cũng như vào chính bản thân mình là con người quên rằng họ là “một hơi thở… một ảo ảnh”, thực sự nếu được đặt trên bàn cân, còn “nhẹ hơn cả hơi thở” (Ps 61[62]:10; x Ps 38[39]:6-7).


Nếu chúng ta ý thức hơn về tính cách hư hỏng và các giới hạn của mình là tạo vật, chúng ta sẽ không chọn con đường tin tưởng vào những thứ ngẫu tượng, hay chúng ta sẽ không sống một cuộc sống theo bậc thang của những thứ giá trị mong manh và không vững chắc. Chúng ta, trái lại, sẽ biết hướng đến một thứ tin tưởng khác, một thứ tin tưởng qui về Chúa là nguồn mạch của cõi vĩnh hằng và bình an. Thật vậy, “quyền năng thuộc về” chỉ một mình Ngài mà thôi; chỉ có một mình Ngài mới là nguồn mạch ân sủng; chỉ có một mình Ngài mới là tác giả của công lý, Đấng “đền bù cho con người theo công việc họ làm” (x Ps 61[62]:11-12).


6.     Công Đồng Chung Vaticanô II đã ngỏ lời cùng caá vị linh mục lời kêu gọi của bài Thánh Vịnh 61(62) này là “đừng để lòng trí mình dính bén với giầu sang” (câu 10). Sắc lệnh về thừa tác vụ và đời sống linh mục đã huấn dụ các vị rằng: “Bởi thế, lòng trí không hề quyến luyến các thứ kho tàng, họ cần phải tránh tất cả mọi thứ tham lam và cẩn thận kiêng lánh hết mọi hình thức thương mại” (khoản số 17). Tuy nhiên, lời kêu gọi hãy loại bỏ việc tin tưởng bại hoại mà chọn việc tin tưởng dẫn đến Thiên Chúa cũng áp dụng cho tất cả mọi người và phải trở thành vì tinh tú cột trụ trong tác hành thường nhật, trong những quyết định về luân lý cũng như trong lối sống của chúng ta.


7.     Chắc chắn đó là một con đường gay go bao gồm cả những thử thách và những chọn lựa can đảm đối với thành phần công chính là thành phần bao giờ cũng phải nổi bật lòng tin tưởng vào Thiên Chúa (x Ps 61[62]:2). Theo chiều hướng ấy, các vị Giáo Phụ của Hội Thánh đã nhìn thấy nơi bài Thánh Vịnh 61(62) hình ảnh tiên báo veê Chúa Kitô, và đã đặt lời kêu gọi hoàn toàn tin tưởng ở đầu bài thánh vịnh và việc gắn bó với Thiên Chúa vào môi miệng của Người.


Về vấn đề này, trong Bài Dẫn Giải về Thánh Vịnh 61(62), Thánh Ambrôsiô đã lập luận thế này: “Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, bằng việc mắc lấy xác thịt của con người, để thanh tẩy xác thịt ấy nơi bản thân của Người, chẳng lẽ Người lại không hủy hoại lập tức ảnh hưởng của sự dữ nơi tội lỗi xa xưa hay sao? Bằng việc bất tuân phục, tức là, bằng việc vi phạm tới các mệnh lệnh thần linh, tội lỗi đã xuất hiện, lôi kéo chúng ta xuống. Vì thế, trước hết, Người cần phải sửa chữa sự vâng phục, phải chặn lại xu hướng tội lỗi… Bản thân Người đã phải vâng lời, để truyền đạt sự vâng lời ấy cho chúng ta” ("Commento a Dodici Salmi," [Commentary on Twelve Psalms], SAEMO, VIII, Milan-Rome, 1980, p. 283).

 

Anh chị em thân mến,


Những lời nhẹ nhàng của bài Thánh Vịnh này chúng ta vừa nghe trước đây giống như một bài ca chúc tụng mạnh mẽ và tĩnh lặng, và những lới lẽ ấy cho chúng ta thấy chúng ta cần phải sống như thế này: “Linh hồn tôi nghỉ yên trong một mình Thiên Chúa. Chỉ có một mình Ngài mới là đá tảng, là thành lũy của tôi”.


Tương phản hoàn toàn với niềm tin tưởng vào Chúa đây là những thứ dính bán gắn bó ngẫu tượng, đó là lòng yêu thích bạo lực, tham lam, tham của, là những gì được coi như là phương tiện để chiếm đoạt quyền lực và thế lực.


Tuy nhiên, những ai hiểu được bản tính sa ngã của nhân loại và những giới hạn nơi tạo vật sẽ tránh xa những thứ giá trị sai lầm này. Họ xây dựng cuộc sống của họ chung quanh lòng tin tưởng chân chính, tập trung vào Chúa, Đấng là nguồn vui và an bình.


Buổi triều kiến chung ngoài quảng trường Thánh Phêrô tuần này bị mưa, nên được diễn ra tại hai địa điểm khác nhau vào hai lúc khác nhau, vì số đông người tham dự. Trước hết tại Đền Thờ Thánh Phêrô với nhóm hành hương nói tiếng Đức và tiếng Anh, sau đó tại Sảnh Đường Phaolô VI với thành phần hành hương còn lại.


Đặc biệt trong buổi triều kiến chung tuần này bất ngờ còn có màn trình diễn xiệc nữa ở trên sân khấu Sảnh Đường Phaolô VI, do đoàn xiệc Cirque du Soleil thực hiện với các mục ca vũ, nhào lộn và thủ xảo.


 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 10/11/2004.

 

Tòa Thánh kêu gọi Cộng Đồng Quốc Tế giúp cải tiến Phi Châu


ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Ba 19/10/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo với Khóa Họp thứ 59 của Đại Hội Đồng LHQ bàn đến vấn đề Vai Trò Tân Đồng Chí Cho Việc Phát Triển Phi Châu (NEPAD: New Partnership for Africa's Development). Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.

Thưa Ông Chủ Tịch,


Đại biểu tôi đây lấy làm hân hạnh được góp phần về vấn đề này liên quan đến sự tiến bộ trong việc áp dụng Vai Trò Tân Đồng Chí Cho Việc Phát Triển Phi Châu NEPAD cũng như việc quốc tế ủng hộ đối với Vai Trò Tân Đồng Chí Cho Việc Phát Triển Phi Châu NEPAD. Vấn đề này là vấn đề thuộc nhiệm vụ của cộng đồng thế giới, nhất là của các quốc gia có thế lực hơn, trong việc tái lên tiếng về những tình trạng chênh lệch đang hành hạ Phi Châu, cũng như trong việc giúp giải quyết những xung đột ở cấp vùng và ở cấp quốc gia Phi Châu, những cuộc xung đột không phải chỉ cần bàn đến những căn nguyên gây ra chúng mà thôi. Những cuộc xung đột ở Phi Châu là những gì quá là hiển nhiên. Tuy nhiên, những nguyên do gây ra những cuộc xung khắc này thì phức tạp và những diễn viên hay những động lực bên trong những cuộc xung khắc này không hẳn chỉ do bởi những quốc gia Phi Châu hay những bè phái ở Phi Châu, mà còn được thấy nơi cả ở ngoài Phi Châu cùng với những thứ lợi lộc của nó nữa.


Đại biểu tôi đây phải công nhận rằng, về vấn đề xây dựng hòa bình, vấn đề an ninh chung, vấn đề ngăn ngừa những cuộc xung đột, vấn đề kiến tạo và bảo trì hòa bình, thì Phi Châu mỗi ngày một khá hơn, bất chấp nó có phải chạm trán với nhiều thứ nghịch cảnh và thiếu cả phương tiện để thắng vượt những nghịch cảnh ấy. Bản tường trình của tổng thư ký về Vấn Đề Cổ Võ Hòa Bình Bền Vững Và Phát Triển Khả Thủ Ở Phi Châu (A/59/285) đã cho thấy một cái nhìn tổng quan tích cực về việc hợp tác hiệu nghiệm đang diễn tiến về chính trị và quân sự giữa Liên Hiệp Quốc, Khối Hiệp Nhất Âu Châu và các cơ quan thuộc vùng Phi Châu, như Cộng Đồng Kinh Tế Các Quốc Gia Tây Phi (ECOWAS: Economic Community of West African States), Thẩm Quyền Liên Chính Phủ Về Vấn Đề Phát Triển (IGAD: Intergovernmental Authority on Development) và nhiều tổ chức khác nữa.


Việc giải quyết những cuộc xung đột ở Tây Phi cũng đáng được đặc biệt nhắc đến. Chiều hướng hiện nay trong việc hòa hợp ở tầm mức quốc tế, tầm mức toàn vùng Phi Châu và tầm mức thuộc vùng Phi Châu chẳng những là một thứ đo lường của sự thành công đạt được bởi những phần tử của Khối Hiệp Nhất Phi Châu; nó còn là một thứ thành đạt chất chứa những bài học giá trị trong việc giải quyết những cuộc khủng hoảng ở các vùng khác trên thế giới cũng như trong việc cải tiến chính tổ chức Liên Hiệp Quốc nữa.


Tương tự như thế, ở tầm mức quốc gia, cũng cần phải nhìn nhận rằng có nhiều tấm gương về việc quản trị tốt đẹp, về qui tắc luật lệ, về việc chiến đấu chống tình trạng bại hoại được thúc đẩy bởi Hệ Thống Kiểm Điểm Đồng Hữu Phi Châu (APRM: African Peer Review Mechanism), về hệ thống tự giám sát Phi Châu được thiết lập bởi Khối Hiệp Nhất Phi Châu để hiện thực hơn nữa Vai Trò Tân Đồng Chí Cho Việc Phát Triển Phi Châu NEPAD là tổ chức có nhiều quốc gia đã tỏ rat ha thiết gắn bó. Việc điều động về tình liên đới trong những sự vụ của Phi Châu do những người Phi Châu ấy sẽ giúp thực hiện những bước tiến quan trọng trong việc cung cấp những nhu cầu căn bản, như nước sạch sẽ, đồ ăn, nhà cửa, phương tiện chăm sóc sức khỏe và giảm bớt tình trạng lan tràn bệnh sốt rét và vị khuẩn liệt kháng HIV, đó là chưa nhắc đến vấn đề môi trường bảo đảm để sống, làm việc và sống đời sống gia đình. Đi đôi với việc hợp tác theo vùng hoạt động cho hòa bình, một vai trò hữu dụng mà Hệ Thống Kiểm Điểm Đồng Hữu Phi Châu APRM có thể thực hiện được trong việc cổ võ những qui chế cũng như những thực hành lành mạnh thuộc lãnh vực quốc gia là một tấm gương và là những gì đi tiên phong cho các vùng khác trên thế giới.


Cần phải đón nhận việc thông qua Những Điều Tháng Bảy của WTO là những gì tái mở đường cho những cuộc thương thảo ở hội nghị Bàn Tròn về Phát Triển ở Doha, nhất là vì Những Điều này đã được những quốc gia Phi Châu trình bày cho thấy một số khó khăn. Việc thực hiện những qui chế về kinh tế xứng hợp cho Phi Châu, cho tình trạng phúc hạnh của những gia đình ở ngoại ô và làng quê như nhau cũng như cho việc bảo trì những giá trị của người Phi Châu, thực sự là một trách nhiệm khẩn trương của quốc tế. Bởi thế mới đáng tiếc là những Hội Đồng Quản Trị IMF và Ngân Hàng Thế Giới, cũng như cuộc họp của các Tác Viên Tài Chính ở Thượng Nghị G-7 trước đó, đã không đồng ý về việc hoàn toàn bãi nợ cho 27 quốc gia nghèo. Ít ra cũng có thể nói rằng vấn đề đồng thuận đã được bàn đến lần đầu tiên trong lịch sử về nhu cầu bãi bỏ thứ nợ nần ấy.


Ngoài ra, cũng cần phải chú trọng tới vấn đề điều hành các tài nguyên thiên nhiên, cả từ những người dân Phi Châu lẫn cộng đồng thế giới. Khi những cuộc xung đột chấm dứt thì việc kéo dài nền hòa bình sẽ lệ thuộc rất nhiều vào khả năng của mỗi chính phủ trong việc kiểm soát các tài nguyên thiên nhiên cũng như điều hành cái phong phú của quốc gia một cách liêm chính mang lại lợi ích cho toàn dân. Hơn nữa, cộng đồng quốc tế còn phải tăng gia việc hỗ trợ của mình đối với những đường lối ngăn chặn việc sản xuất các thứ sản phẩm châm ngòi chiến tranh ở các thị trường quốc tế. Về vấn đề này, Tiến Trình Kimberley đối với việc thông thương trao đổi bất hợp pháp kim cương hột xoàn vừa là một thành đạt quan trọng vừa là một mở đường thiết yếu cần phải được áp dụng vào các thứ sản phẩm về chiến lược hay đắt giá khác.


Còn nhiều điều cần phải làm để tái thiết lòng tin tưởng nơi các dân tộc cũng như nơi những nhóm sắc tộc ở mỗi quốc gia xứ sở, nhờ đó một tân cơ cấu về tình đoàn kết mới có thể mở đường cho việc phát triển. Chứng cớ về vai trò chủ động của chính những người Phi Châu trong việc giải quyết những cuộc xung đột gần đây cho thấy rằng những giải quyết Phi Châu cho các vấn đề Phi Châu đã xuất đầu lộ dạng. Cái gia sản phong phú về tình thân hữu cũng như về tình đoàn kết gia đình ở Phi Châu, nếu được nở hoa, có thể đóng một vai trò trong việc giải quyết các cuộc xung khắc cũng như trong việc xây dựng hòa bình. Việc cổ võ hợp tác hơn nữa nơi các tôn giáo ở Phi Châu cũng có thể là một yếu tố quyết liệt trong việc xây dựng hòa bình và bảo trì hòa bình.


Thưa Ông Chủ Tịch, đại biểu tôi đây thành thực hy vọng rằng việc hợp tác hoạt động cho hòa bình được hoàn thành bởi Liên Hiệp Quốc, bởi Khối Hiệp Nhất Âu Châu cũng như bởi các nhóm toàn vùng Phi Châu và thuộc vùng Phi Châu, cũng như hoạt động của Vai Trò Tân Đồng Chí Cho Việc Phát Triển Phi Châu NEPAD, sẽ trở thành một liên minh thực sự, một liên minh được xây dựng trên cảm quan chung về trách nhiệm. Những khó khăn hiện tại ở Phi Châu, những khó khăn không khác gì với những khó khăn đang trải qua ở các miền khác trên thế giới, cần phải được thấy như là một thời cơ để tạo nên một đổi thay mới của tình đoàn kết toàn cầu. Tổ chức Liên Hiệp Quốc cần phải chộp lấy cơ hôi này để chứng tỏ rằng nó thực sự là một gia đình Chư Quốc, sẵn sàng hỗ trợ những quốc gia cần đến nó.


Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 20/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ