GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 11/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu ý thức được ơn gọi riêng của mình trong lòng Giáo Hội, để họ hăng say đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa và nên thánh trong bậc sống của mình”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động truyền giáo luôn ý thức được rằng tác hiệu của việc truyền bá phúc âm hóa xuất phát từ cuộc sống    thánh thiện cũng như từ việc sâu xa kết hợp với Chúa Kitô”.  

 

__________________

 NGÀY 19 THỨ SÁU

  

Tất cả mọi dân nước hãy chúc tụng Thiên Chúa

(ĐTC GPII: Bài 126 Giáo Lý về việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, Thứ Tư 17/11/2004, về Thánh Vịnh 66 [67], cho Kinh Tối Thứ Tư, Tuần Thứ Hai)


1.     “Trái đất sản xuất mùa màng”, bài Thánh Vịnh 66 (67) chúng ta vừa nghe kêu lên như thế, một trong những bài Thánh Vịnh được đưa vào giờ kinh phụng vụ ban chiều. Câu này làm cho chúng ta nghĩ về một bài thánh thi ca tạ ơn dâng lên Đấng Hóa Công về các tặng ân nơi trái đất này, những gì cho thấy dấu hiệu của phúc lành thần linh.

Thế nhưng, yếu tố thiên nhiên này có liên hệ sâu xa với yếu tố lịch sử, ở chỗ, các thứ hoa trái thiên nhiên được coi như là một cơ hội để liên lỉ xin Thiên Chúa chúc lành cho dân của Ngài (x câu 2, 7, 8), nhờ đó, tất cả mọi dân nước trên trái đất mới hướng về Do Thái, nhờ nó tìm cách tiến tới với Vị Thiên Chúa Cứu Độ.

Bởi thế, bài thánh vịnh này cống hiến một viễn ảnh đại đồng và truyền giáo sau khi Thiên Chúa hứa hẹn với Abraham rằng “Tất cả mọi dân nước trên mặt đất sẽ nhờ ông mà được chúc phúc” (Gen 12:3; xem 18:18, 28:14).

2.     Phúc lành thần linh được dân Do Thái kêu cầu này được biểu lộ một cách cụ thể nơi sự phì nhiêu của những ruộng đồng cũng như nơi sự mầu mỡ tức là nơi tặng ân sự sống. Đó là lý do bài Thánh Vịnh này được bắt đầu bằng câu (2) liên quan đến phép lành tư tế nổi tiếng trong Sách Dân Số: “Xin Chúa chúc phúc cho các người và gìn giữ các người! Xin Chúa tỏ dung nhan Ngài ra cho các người và tỏ ra ưu ái với các người! Xin Chúa hãy nhân ái nhìn đến các người và ban cho các người bình an!” (6:24-26).

Đề tài về phúc lành được vang vọng ở cuối bài Thánh Vịnh, phần cho thấy hoa trái của mặt đất (câu 7-8). Đề tài phổ quát này được thấy ở đó cống hiến cho linh đạo của toàn bài thánh thi ca ấy những chân trời lạ lùng rộng mở. Nó là một cửa ngõ cho thấy cảm tính của một dân Do Thái bay giờ tỏ ra sẵn sàng đương đầu với tất cả mọi dân tộc trên trái đất. Việc sáng tác bài Thánh Vịnh này có lẽ được ghi nhận vào ngày tháng sau kinh nghiệm của cuộc lưu đầy Babylon, khi dân chúng bắt đầu sống ở Nơi Tha Hương giữa các dân tộc xa lạ cũng như ở những miền đất mới.

3.     Nhờ phúc lành do dân Do Thái van nài được mà toàn thể nhân loại mới có thể nhận biết “đường lối” và “ơn cứu độ” của Chúa (câu 3), tức là dự án cứu độ của Ngài. Vị Thiên Chúa phân xử và cai quản các dân tộc và các quốc gia trên khắp thế giới, dẫn mỗi dân tộc và quốc gia đến chân trời công lý và hòa bình (câu 5) tỏ mình cho tất cả mọi nền văn hóa và xã hội.

Đó là cả một vấn đề chúng ta đang hướng tới, nó là lời loan báo khẩn trương nhất xuất phát từ bài Thánh Vịnh 66 (67) cũng như từ rất nhiều trang sách tiên tri (x Is 2:1-5; 60:1-22; Job 4:1-11; Zep 3:9-10; Mal 1:11).

Đó cũng là việc loan báo của Kitô Giáo là lời loan báo được Thánh Phaolô phác tả khi ngài nhắc lại rằng ơn cứu độ của tất cả mọi dân nước là tâm điểm của “mầu nhiệm” ấy, tức là của dự án cứu độ thần linh: “Các dân ngoại là những người đồng thừa tự, những phần tủ của cùng một thân thể, và là những người đồng hưởng lời hứa nơi Chúa Giêsu Kitô qua Phúc Âm” (Eph 3:6).

4.     Bấy giờ dân Do Thái có thể xin Thiên Chúa hãy để cho tất cả mọi quốc gia được tham dự vào việc chúc tụng của mình; nó sẽ là một cuộc hợp xướng: “Chớ gì các dân nước chúc tụng Ngài, Ôi Thiên Chúa; chớ gì tất cả mọi dân nước chúc tụng Chúa!” Bài Thánh Vịnh lập lại (câu 4, 6).

Niềm hy vọng của bài Thánh Vịnh có trước biến cố được diễn tả trong Bức Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô khi nó nói xa xa tới bức tường trong đền thờ Giêrusalem ngăn cách những người Do Thái với những người dân ngoại: “Thế nhưng, giờ đây, trong Chúa Giêsu Kitô anh em là những người từng xa cách trở thành gần gũi nhờ máu Chúa Kitô. Vì Người là an bình của chúng ta, là Đấng làm choc ho cả hai thành một và đã phá đổ bức tường hận thù ngăn cách…. Bởi thế an hem không còn là những kẻ xa lạ và lưu trú nữa mà cùng là những người công dân với những vị thánh và những phần tử thuộc gia đình Thiên Chúa” (Eph 2:13-14, 19).

Chúng ta thấy được một sứ điệp ở đây, đó là chúng ta phải đập vỡ những bức tường chia rẽ, hận thù và ghen ghét để gia đình con cái Thiên Chúa qui tụ lại với nhau hòa hợp nơi cùng một bàn tiệc duy nhất, để chúc tụng và ca khen Đấng Hóa Công về những tặng ân Ngài đổ xuống cho tất cả mọi người, bất phân biệt một ai (x Mt 5:43-48).

5.     Truyền thống Kitô Giáo đã cắt nghĩa bài Thánh Vịnh 66 (67) theo chiều hướng Kitô học và Thánh Mẫu học. Đối với các vị Giáo Phụ của Hội Thánh thì “trái đất sản xuất hoa trái” là Đức Trinh Nữ Maria hạ sinh Chúa Kitô.

Nên Thánh Grêgôriô Cả chẳng hạn, trong “Bài Dẫn Giải Sách Chư Vương quyền thứ nhất” đã so sánh câu này với nhiều đoạn Thánh Kinh khác: “Mẹ Maria quả thực được gọi là ‘ngọn núi đầy những hoa trái’, vì từ Mẹ phát xuất một hoa trái thượng hạng đó là một con người mới. Để rồi, khi thấy được vẻ đẹp của Mẹ được trang sức bằng vinh quang của mức độ dồi dào sinh lực của Mẹ, vị tiên tri đã kêu lên rằng ‘từ thân Jesse đã nẩy ra một búp, từ gốc rễ của ông phát sinh ra một chồi’ (Is 11:11). Đavít, hân hoan về hoa trái của ngọn núi này đã thân thưa cùng Thiên Chúa rằng ‘Các dân nước hãy chúc tụng Ngài, Ôi Thiên Chúa, tất cả mọi dân nước hãy chúc tụng Ngài. Trái đất sản sinh hoa trái của nó’. Phải, trái đất sản sinh hoa mầu của nó, vì Đấng được hạ sinh bởi Vị Trinh Nữ không được thụ thai bởi ý muốn của con người mà vì Thánh Linh đã bao phủ Mẹ trong bóng của Ngài. Đó là lý do tại sao Chúa nói cùng Đavít là ngôn sứ và là vua rằng ‘Một trong những người con phát xuất từ thân thể của ngươi sẽ ngự trên ngai vàng của ngươi’ (Ps 131:11). Bởi thế mà tiên tri Isaia đã xác nhận rằng ‘hoa trái của trái đất này sẽ được vinh vang và rạng ngời’ (Is 4:2). Thật thế, Đấng được hạ sinh bởi Vị Trinh Nữ chẳng những là một ‘con người thánh hảo’ mà còn là một “Thiên Chúa Toàn Năng’ (Is 9:5) nữa” ("Testi Mariani del Primo Millennio" [Marian Texts of the First Millennium], III, Rome, 1990, p. 625).

Anh Chị Em thân mến,

“Trái đất sản sinh hoa trái của mình” (Ps 66:7). Câu này từ bài Thánh Vịnh hôm nay nói lên một bài thánh thi ca tạ ơn dâng lên Đấng Hóa Công về các tặng ân của trái đất là dấu hiệu của phúc lành thần linh.

Việc chúc tụng Chúa này vang vọng khắp vũ trụ, liên kết tất cả mọi con người nam nữ thuộc hết mọi quốc gia: ‘Các dân nước hãy chúc tụng Ngài, Ôi Thiên Chúa, tất cả mọi dân nước hãy chúc tụng Ngài’ (câu 4-6).

Đối với cả chúng ta nữa, sứ điệp này cũng có tính cách rất quan trọng. Những bức tường hận thù và ghen ghét cần phải bị phá đổ để gia đình con cái Thiên Chúa có thể qui tụ lại hòa hợp nơi một bàn tiệc duy nhất hầu chúc tụng và ngợi khen Đấng Hóa Công về nhiều tặng ân Ngài đã làm cho đời sống chúng ta nên dồi dào phong phú (x Mt 5:43-48).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 17/11/2004.

Trong cuộc triều kiến chung hôm nay, ĐTC GPII đã gặp gỡ 25 bà góa cùng với gia đình của họ của những quân nhân Ý bị sát hại ở Iraq năm vừa qua vào ngày 12/11/2003. Sau khi Ngài nói vài lời với họ ở Sảnh Đường Phaolô VI, “Tôi đặc biệt ưu ái chào các phần tử gia đình của các quân nhân Ý đã bỏ mạng sống mình một năm trước đây ở Nasiriyah đang khi thi hành sứ vụ hòa bình của mình”, mọi người vỗ tay hoan hô. Sau đó từng người trong họ được đến chào Ngài, vị tỏ ra xúc động rõ ràng. ĐTGM thư ký của Ngài là Stanislaw Dziwisz nói với họ hãy cho Ngài xem ảnh người chồng của họ.
 

Những bóng tối của trào lưu cực thủ Hồi Giáo


Ông Massimo Introvigne, sáng lập viên kiêm giám đốc của Trung Tâm Nghiên Cứu Các Tân Giáo đề cập đến hiện tượng phức tạp liên quan đến trào lưu cực thủ Hồi Giáo trong cuốn sách của mình "Fondamentalismi. I Diversi Volti dell'Intransigenza Religiosa – Những trào lưu cực thủ: Các Bộ Mặt Khác Nhau của Tính Cách Bất Dung Nhượng Về Tôn Giáo”, do Piemme xuất bản bằng Ý ngữ. Ông cũng là tác giả của cuốn “Thời Mới, Thời Tới” và “Thiên Chúa Đã Trở Lại”. Sau đây là cuộc phỏng vấn của Zenit với vị tác giả này về những vấn đề nghiên cứu chuyên môn được phổ biến trong sách vở của ông.


Vấn:     Phải chăng cái thế giới bất ổn và mỏng dòn này đã làm bùng lên trào lưu cực thủ về tôn giáo?


Đáp:     Tất cả đều tùy thuộc vào sự định nghĩa về trào lưu cực thủ, một định nghĩa không đồng nhất. Trong tác phẩm của tôi, tôi phân biệt 5 loại thái độ về đạo giáo, đó là cực cấp tiến, cấp tiến, bảo thủ, cực thủ, và cực bảo thủ. Tiêu chuẩn để phân tích những thái độ này khác nhau và một số tiêu chuẩn hoàn toàn có tính cách kỹ thuật.


Vấn:     Ông cho thể trưng dẫn thí dụ điển hình được không?


Đáp:     Thái độ liên hệ tới việc phân biệt tôn giáo và văn hóa được bắt đầu từ Thời Minh Trí, và bởi thế cũng là việc tách biệt giữa tôn giáo và chính trị.


Thành phần cấp tiến chấp nhận sự phân biệt này như là những gì bất khả tránh, còn thành phần cực cấp tiến thì lại nhiệt liệt chấp nhận nó.


Thành phần cực thủ bác bỏ việc phân ly này theo nguyên tắc, nhưng sẵn sàng dung hòa. Thành phần cực bảo thủ không chấp nhận bất cứ một thứ dung hòa nào và hoàn toàn tách mình khỏi xã hội, cố gắng thay đổi xã hội bằng bạo lực.


Chủ trương bảo thủ, mà về số lượng, đa số dân chúng trên thế giới xưng mình có đạo nắm giữ, không chấp nhận việc phân ly thực sự của Thời Minh Trí hay tình trạng hỗn hợp sâu đậm giữa tôn giáo và văn hóa.


Chủ trương bảo thủ thích sự phân biệt hơn là phân rẽ, thích cái độc lập của văn hóa và chính trị không ngăn cản tôn giáo trong việc bày tỏ chủ trương của tôn giáo về lãnh vực phân biệt này.


Đối với những lý do về chính trị, dù nó là vấn đề của Hồi Giáo hay Âu Châu thì một số truyền thông cũng gán cho là thành phần bảo thủ, cực thủ và cực bảo thủ là cực thủ, thế nhưng những chủ trương của họ rất khác nhau.


Ở thế giới Hồi Giáo, Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là một người bảo thủ, nhà giảng thuyết Sheikh Youssef al-Qaradawi nhóm Al Jazeera là một người cực thủ, và Osama bin Laden là một người cực bảo thủ. Ở lãnh giới Kitô Giáo, cả Bush lẫn Rocco Buttiglione đều là những người bảo thủ, thế nhưng cuộc bút chiến về chính trị lại gán cho họ là những người cực thủ.


Vấn:     Thành phần cực thủ về tôn giáo mong muốn điều gì? Mong muốn những gì vững chắc, một cuộc quay trở về quá khứ, chết đi và tái sinh?


Đáp:     Cả ở đây nữa, cái khác nhau giữa thành phần bảo thủ, cực thủ và cực bảo thủ cũng rất khác nhau. Tôi có thể nói rằng chẳng có thành phần nào trong 3 thành phần này muốn trở về với quá khứ hết.


Đặc biệt là theo Hồi Giáo, thành phần cực thủ là một hình thức tân thời muốn kiếm cách phục hồi luật lệ Hồi Giáo bằng các phương tiện chính trị của thế kỷ 20. Vấn đề cần phải phân biệt với những hình thức của thành phần truyền thống là thành phần sử dụng những phương tiện truyền thống và tập trung vào vấn đề luân lý hơn là chính trị.


Vấn:     Kinh tế có dính dáng gì đến thành phần cực thủ hay chăng?


Đáp:     Tôi được cảm hứng từ trường phái xã hội học là trường phái đề cập tới “thị trường tôn giáo” hay “kinh tế tôn giáo”. Chúng tôi sử dụng những dụng cụ và kiểu mẫu về kinh tế để nghiên cứu tôn giáo.


Thế nhưng, đây là một thái độ có tính cách phương pháp học là phương pháp không hế có ý muốn biến tôn giáo hay khuynh hướng cực thủ thành một hiện tượng bị các động lực về kinh tế chi phối.


Vấn:     Phải chăng Tây Phương phải chịu trách nhiệm một phần nào đó về việc xuất hiện của thành phần cực thủ Hồi Giáo?


Đáp:     Đúng thế, vì qua một thời gian dài, thành phần cực thủ này đã ủng hộ chủ nghĩa dân tộc cũng như những chế độ trần tục, như những chế độ quân đội độc tài ở Maghreb hay của chính Saddam Hussein, là những chế độ ra tay đàn áp với những thay bảo thủ, cực thủ và cực bảo thủ nhiệt liệt như nhau. Nếu tất cả thành phần này bị trừ diệt thì thành phần duy nhất có thể ngầm hoạt động đó là thành phần cực bảo thủ.


Việc trừ diệt mà ra tay làm cỏ chủ nghĩa cực thủ thật sự gây thuận lợi cho những hình thức cực đoan nhất của nó.


Nói chung, Tây Phương đang trải qua một thứ hội chứng Voltaire, một cách đột biến, nhất là ở Pháp, một hội chứng dẫn Tây Phương đến chỗ cho những người Hồi Giáo cấp tiến và cực cấp tiến một là không có, hai là những tay tướng lãnh sửa soạn cai trị bằng họng súng, hay là những tay trí thức tham dự các cuộc hội nghị ở Âu Châu, mà không màng chi tới tí nào ở các quốc gia của họ, hoặc ở nơi các cộng đồng di dân.


Trào lưu thay thế cho trào lưu cực thủ không phải là Hồi Giáo cấp tiến mà là Hồi Giáo bảo thủ.


Vấn:     Ông có thấy trước việc tăng phát của trào lưu cực thủ Hồi Giáo trong tương lai trước mắt hay chăng?


Đáp:     Tôi có thể nói là không. Nếu các cộng đồng tôn giáo được cởi mở và nền dân chủ được dịp thi hành thì Hồi Giáo bảo thủ sẽ làm chủ trào lưu cực thủ, như được thấy trong những trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ, Mã Lai và Nam Dương.


Vấn:     Ông nghĩ thế nào về trào lưu cực thủ cổ thời? Phải chăng đó là một hiện tượng mới?


Đáp:     Trào lưu phản giáo sĩ là một hiện tượng cổ. Dù sao những trào lưu cực thủ cổ thời chúng ta thấy ở Pháp, như trường hợp những luật lệ chống lại những gì được gọi là những thứ sùng bái hay chống lại những biểu tượng của đạo giáo phái, hay ở Khối Âu Châu, như xẩy ra trong trường hợp Buttiglione, đều là phản ứng cho sự kiện là tôn giáo, một tôn giáo theo thành phần cực thủ cổ thời cần phải biến mất, có những lúc trở lại qua những hình thức mới không ngờ.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 8/11/2004

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ