GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 11/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu ý thức được ơn gọi riêng của mình trong lòng Giáo Hội, để họ hăng say đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa và nên thánh trong bậc sống của mình”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động truyền giáo luôn ý thức được rằng tác hiệu của việc truyền bá phúc âm hóa xuất phát từ cuộc sống    thánh thiện cũng như từ việc sâu xa kết hợp với Chúa Kitô”.  

 

__________________

 NGÀY 23 THỨ BA

  

Đại diện Tòa Thánh cảnh giác LHQ sử dụng từ ngữ mập mờ trong dự thảo về vấn đề tạo sinh sao bản


ĐGM Elio Sgreccia, phó chủ tịch Học Viện Tòa Thánh về Sự Sống Con Người đã bày tỏ nhận định về lời phát biểu của Ý quốc đã được Liên Hiệp Quốc chấp thuận hôm Thứ Sáu 19/11/2004, lời phát biểu cấm việc tạo sinh sao bản “sự sống con người bằng tiến trình tạo sinh cũng như bằng tất cả mọi cuộc nghiên cứu để chiếm hữu một thành quả như vậy”.


Lời phát biểu này như là một lời để mời gọi các quốc gia hãy chấp chấp nhận những luật lệ hạn chế về vấn đề ấy. Nó cũng kêu gọi việc thiết lập một nhóm chuyên viên hoạt động về những gì sẽ được LHQ chính thức tuyên bố về vấn đề tạo sinh sao bản tới đây. Nhóm chuyên viên này sẽ gặp nhau vào Tháng 2/2005 để làm điều này, và sẽ viết một dự thảo trình lên cho LHQ để được chấp thuận.


Sở dĩ xẩy ra sự kiện này là vì vào Tháng 10/2004, cuộc tranh luận về vấn đề này ở Tổng Hội Đồng LHQ hai ngày đã bị thất bại.


Theo nhận định của vị phó chủ tịch đại diện Tòa Thánh này qua một cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh Vatican, thì việc sử dụng từ ngữ “sự sống con người” (human life) thay vì từ ngữ “hữu thể con người” (human beings) khi đề cập đến các phôi bào được tạo sinh sao bản, cho thấy quyết định này chứng tỏ “cái yếu kém của chủ trương ban đầu, vì nó đã trở thành một câu phát biểu đơn giản không có hiệu lực ép buộc”.


“Về ngôn từ thì những gì đã được phát biểu đã trở thành mập mờ vì từ ngữ ‘sự sống con người’, một từ ngữ thay cho ‘hữu thể con người’ là một từ ngữ không rõ ràng, thậm chí tôi có thể nói, là một từ ngữ vô dụng, bởi một tế bào cũng có thể là ‘sự sống con người’ vậy. Lời diễn tả được Ý quốc phát biểu này, thực tế mà nói, là những gì chẳng chính xác cũng chẳng rõ ràng. Rất khó khăn trong việc chính thức chấp thuận vấn đề tạo sinh sao bản, thế nhưng người ta cũng sẽ thấy một quyết định mạnh mẽ trong việc cứu xét vấn đề những tiến trình sản xuất như là những tiến trình không liên hệ gì tới phẩm vị con người cũng như tới phôi bào con người như là một đối tượng thí nghiệm”.


Liên Hiệp Quốc đã tránh né việc quyết định tạm thời vấn đề có cấm chỉ hết mọi thứ tạo sinh sao bản hay chăng, bằng việc chọn lựa một câu phát biểu về nguyên tắc sẽ giúp hướng dẫn cuộc tranh luận vào tháng 2/2005.


 

Đại diện Tòa Thánh nhận định việc Tiểu Ban UNESCO Tranh Cãi Về Vấn Đề Tạo Sinh Sao Bản Con Người Để Trị Liệu


Các phái đoàn đại biểu của một số quốc gia bày tỏ mối quan tâm của mình về dự án của UNESCO trong việc soạn thảo một bản Tuyên Ngôn Về Các Tiểu Chuẩn Đạo Lý Sinh Học, trong đó, vấn đề tạo sinh sao bản con người có thể được chấp nhận cho thực hiện. Tiểu Ban Đạo Lý Sinh Học Quốc Tế chịu trách nhiệm về việc soạn thảo bản tuyên ngôn này đã tổ chức khóa họp thứ 11 để kiểm lại bản thảo của văn kiện.


Khóa họp lần này được các đại diện thuộc một số tôn giáo quan trọng nhất tham dự, thành phần bày tỏ chủ trương của mình liên quan đến bản tuyên ngôn ấy. Giáo Hội Công Giáo được đại diện bởi cha Gonzalo Miranda, dòng Đạo Binh Chúa Kitô, (LC: Legionaries of Christ) khoa trưởng Phân Khoa Đạo Lý Sinh Học của Pontifical Athenaeum Regina Apostolorum ở Rôma.


Vấn:     Đâu là lý do các đại diện tôn giáo được mời gọi tham dự khóa họp này?


Đáp:     Mặc dù bản văn kiện này đang ở trong giai đoạn viết đã khả quan, nhưng các phần tử của Tiểu Ban Đạo Lý Sinh Học Quốc Tế nghĩ rằng cần phải lắng nghe ý kiến của các tôn giáo về vấn đề ấy. Ở những tháng trước, những cuộc lắng nghe đã được thực hiện đối với thành phần đại diện các cơ quan quốc tế chính, cũng như các chuyên viên về khoa đạo lý sinh học khắp thế giới. Hiển nhiên người ta cũng nhận thấy rằng các tôn giáo cũng cần phải có tiếng nói, và chủ trương của họ cũng góp phần hoạt động trong tinh thần thực sự đa diện là những gì được chính vị tổng giám đốc của UNESCO là Koichiro Matsuura nhắc nhở tiểu ban qua bài diễn văn của mình hôm Tháng Tư.


Mặc dù mỗi một vị đại diện tôn giáo được 10 phút để bày tỏ chủ trương của mình, sau đó là nhiều câu hỏi và trả lời, tôi nghĩ rằng mọi người có mặt đều cảm thấy tích cực. Vào cuối ngày sau đó, khi các phần khác nhau của bản thảo văn kiện tuyên ngôn được đem ra phân tích chung, có người nói với tôi rằng ông ta chưa hề thấy UNESCO chú trọng tới vai trò thích đáng của tôn giáo đến như thế.


Thật vậy, có quá ít tham dự viên đề cập tới những cuộc lắng nghe của ngày hôm trước. Chẳng hạn, một người trong họ nói rằng đa số con người thuộc về đạo giáo, bởi thế, quan điểm của các tôn giáo không thể bị loại trừ về vấn đề đạo đức sinh học, nếu thực sự muốn soạn thảo một bản tuyên ngôn có một tính chất đại đồng.


Vấn:     Cha đã trình bày những điểm nào trong bài tường trình của mình?


Đáp:     Vì có quá ít giờ trong tay, tôi đã quyết định nhấn mạnh đến một khía cạnh tôi nghĩ rằng quan trọng trong tình thế hiện nay, đó là vấn đề trách nhiệm không được kỳ thị một ai cũng như không được vị phạm đến quyền lợi của bất cứ người nào. Việc soạn thảo bản văn kiện ấy bao gồm một cách vững vàng nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người cũng như việc bênh vực nhân quyền, thế nhưng, tiếc thay, chúng ta đều quá rõ là nhiều người nói như thế lại ngấm ngầm biện minh cho những việc thực hành như phá thai, như việc sử dụng phôi bào con người để thí nghiệm, và như việc tạo sinh sao bản để sản xuất ra các phôi bào được lấy làm các thân bào.


Bởi thế, tôi nhấn mạnh rằng tất cả mọi người nhân loại chúng ta đều hoan hưởng cùng một phẩm giá nội tại, bởi nguyên sự kiện thuộc về gia đình nhân loại, và Kitô hữu chúng ta biết rằng tất cả chúng ta đều là con cái của cùng một Thiên Chúa. Tôi nói rằng nguyên tắc bình đẳng phổ quát của con người bao gồm tất cả mọi người bất biệt phân. Tôi đã trích câu nổi tiếng của Thánh Phaolô: “Không còn Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, vì tất cả an hem chỉ là một trong Chúa Giêsu Kitô”, rồi tôi còn thêm rằng: “không còn đã sinh hay chưa sinh, tất cả chúng ta chỉ là một trong Chúa Kitô”. Tôi cũng nhấn mạnh đến vấn đề tôn trọng vì đó là loài người từ tình trạng phôi bào, một thứ tôn trọng không lệ thuộc vào chính quan điểm tôn giáo. Trái lại, nó thể hiện nguyên tắc về phẩm giá chung và sự bình đẳng chung của tất cả loài người là chính nền tảng cho việc sống chung giữa con người và các quốc gia.


Vấn:     Cha có nhận định gì về việc soạn thảo bản văn kiện này hay chăng?


Đáp:     Có chứ. Tôi nói rằng một bản văn kiện của UNESCO (tức là của một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc) không được phác họa, chuẩn nhận hay ủng hộ bất cứ một việc làm nào phản nghịch với Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1948, nhất là quyền sống được ấn định ở Khoản số 3. Và tôi cũng nhắc nhở họ là Khoản số 2 nói rằng các quyền lợi và quyền tự do được đề cập tới trong Bản Tuyên Ngôn ấy tương xứng “với hết mọi cá nhân con người… không phân biệt lý do chủng tộc… hay các điều kiện khác”. Những điều kiện khác đã chỉ có nghĩa là vô điều kiện.


Tôi đã kêu gọi hãy chú trọng tới mối nguy hiểm là bản văn có thể chấp thuận một cách gián tiếp hay mặc nhiên một số thực hành chống lại những quyền lợi căn bản ấy, ở chỗ lên án một số phương thức của những việc làm nào đó mà không đề cập tới những phương thức khác. Chẳng hạn, điều này có thể xẩy ra nơi trường hợp ở cái được gọi là “tạo sinh sao bản sản xuất” thì bị lên án, còn việc “tạo sinh sao bản trị liệu” lại không hề được nhắc tới. Nó có thể được hiểu là vấn đề xảo quyệt trong việc chấp thuận vấn đề “tạo sinh sao bản trị liệu”. Một việc làm như thế, tôi cho biết, là một thứ bất thành kính về trí thức.


Dù sao đi nữa, cần phải thành thực mà nói, về hình thức thứ hai này, người ta không đạt đến một quan điểm chung nài, do đó, bản văn không tuyên bố gì về vấn đề ấy cả.


Vấn:     Tương lai và tính chất của Bản Tuyên Ngôn đươc UNESCO đang soạn thảo đây sẽ ra sao?


Đáp:     Vấn đề đó là bản tuyên ngôn này sửa soạn phổ biến vào Tháng 9-10/2005. Đối với tôi, sự thật đó là bản tuyên ngôn này khó có thể tự mình công bố về những vấn đề chuyên biệt của khoa đoạo lý sinh học.


Trước hết, là vì những vấn đề này thì nhiều mà lại hết sức phức tạp (khi chào người có trách nhiệm trong nhóm phụ trách soạn thảo này, tôi đã nhắc nhở ông ta rằng có một cuốn Bách Khoa về Đạo Lý Sinh Học, có đến cả mấy bộ, thế mà vẫn chưa đầy đủ. Ông cười đồng ý gật đầu).


Ngoài ra, trong khóa họp vấn đề của những quan điểm hiện hữu khác nhau về nhiều thứ trục trặc đã nhiều lần xuất phát, đôi khi có những chủ trương bất khả dung hợp với nhau. Chính vì lý do này mà vấn đề được đồng ý là có lẽ thích hợp nhất nếu bản tuyên ngôn này chỉ xác định những nguyên tắc chung về khoa đạo lý sinh học cùng với một số những chủ trương căn bản, và nên kê khai ra nhiều vấn đề đặc biệt, và nói rằng Tiểu Ban Đạo Lý Sinh Học Quốc Tế sẽ phổ biến thêm những nghiên cứu cụ thể về những thứ được liệt kê ấy, theo tinh thần và chiều hướng của Bản Tuyên Ngôn Chung. Tôi nghĩ rằng đó là giải pháp hay nhất.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 3/9/2004
 


Hội Ðồng Tòa Thánh Về Văn Hóa và Hội Ðồng Tòa Thánh Về Ðối Thoại Liên Tôn về Phong Trào Thời Mới

 

Những chủ trương và chiều hướng của LHQ trên đây là một thí dụ điển hình cho thấy con người ngày nay đang sống theo phong trào Thời Mới.

2.3.  Những Nguyên Tắc Nồng Cốt Nơi Tư Tưởng Thời Mới

2.3.1.   Việc Ðáp Ứng Toàn Cầu Trong Một Thời Ðiểm Khủng Hoảng

Vấn đề lâu dài về triết lý  của cái một và cái nhiều có một hình thức tân thời và hiện đại theo khuynh hướng muốn thắng vượt chẳng những tình trạng chia rẽ không nên không phải, mà ngay cả tính cách khác nhau và biệt phân thực sự nữa, thông dụng nhất là holism, một yếu tố chính yếu của Thời Mới và là một trong những dấu hiệu chính của những thời điểm thuộc một phần tư thế kỷ 20 vừa rồi. Rất ư là nhiều cố gắng đã được dồn vào việc nỗ lực thắng vượt tình trạng chia rẽ nơi những yếu tố mang đặc tính của một thứ ý hệ có tính cách máy móc, thế nhưng điều này đã dẫn đến một cảm quan bị bắt buộc phải lụy thuộc vào một cơ cấu toàn cầu có một thẩm quyền bán siêu việt tính. Nỗ lực này được tỏ hiện hiển nhiên nơi tiến trình biến đổi về tâm thức và phát triển về môi sinh (Michael Fuss, “New Age and Europe – A Challenge for Theology”, in Mission Studies Vol. VIII-2, 16, 1991, p. 199. )... Những gì đã thành đạt đó là việc tổng quát hóa môi sinh như là một thứ say mê với thiên nhiên và tái linh thánh hóa trái đất là vị Thổ Mẫu hay Gaia, với việc truyền bá đặc tính nhiệt thành của thứ chính trị Xanh. Tác nhân thừa hành của Trái Ðất là toàn thể loài người, và tình trạng hòa hợp cùng hiểu biết là những gì cần đến một nền cai trị có trách nhiệm càng ngày càng được hiểu là một thứ chính quyền toàn cầu, với một hệ thống đạo lý toàn cầu. Tính cách đôn hậu của vị Thổ Mẫu có thần tính thấm nhập toàn thể tạo sinh được cho là chiếc cầu nối khoảng cách giữa tạo sinh với vị Thiên Chúa Cha siêu việt của Do Thái Giáo và Kitô Giáo, nhờ đó cũng loại trừ đi được cả ý tưởng bị một Hữu Thể như thế phán xét.

Với một nhãn quan về một thứ vũ trụ khép kín bao gồm "Thiên Chúa" cùng với những hữu thể linh thiêng khác kể cả chính chúng ta như thế, chúng ta thấy được nơi đây bao gồm một thứ phiếm thần. Ðây là điểm nồng cốt đã thấm nhập vào tất cả tư tưởng và việc làm của Thời Mới, và là điều kiện cần phải có trước bất cứ hiểu biết nào khác để chúng ta có thể chiều theo một khía cạnh nào đó của linh đạo Thời Mới.

2.3.2.   Nguồn Gốc Chính Yếu của Tư Tưởng Thời Mới

Nguồn gốc chính yếu của tư tưởng Thời Mới được tìm thấy nơi truyền thống thần tri  là những gì được chấp nhận tương đối rộng rãi bởi thành phần trí thức Âu Châu trong thế kỷ 18 và 19. Vấn đề này đặc biệt mạnh mẽ nơi tam điểm, duy linh thuyết, bí nhiệm quyết và thần trị học, những thứ có dính dáng đến một thứ văn hóa bí hiểm. Theo vũ trụ quan này thì những vũ trụ hữu hình và vô hình được liên kết với nhau bằng một loạt những gì tương đương, những gì là tương tự và những gì là ảnh hưởng giữa tiểu vũ trụ và đại vũ trụ, giữa các thứ kim loại và các hành tinh, giữa các hành tinh và những phần thể khác nhau nơi thân xác con người, giữa những vũ trụ hữu hình và những lãnh giới thực tại vô hình. Thiên nhiên là một hữu thể sống độnhg, bị bắn xuyên qua bởi những cơ cấu thiện cảm và mất thiện cảm, được sinh động bởi một thứ ánh sáng và một thứ lửa bí mật mà loài người tìm cách kiểm soát. Người ta có thể giao tiếp với các thế giới, thượng giới hay hạ giới, bằng việc họ tưởng tượng (một cơ quan của linh hồn hay của tinh thần), hoặc bằng việc sử dụngcác thành phần trung gian (thiên thần, thần linh, ma quỉ), hay bằng các thứ nghi thức.

Con người ta có thể được tham dự vào các mầu nhiệm về các thứ vũ trụ, về Thiên Chúa và về bản thân mình bằng đường lối biến đổi linh thiêng. Ðích điểm từ từ đạt được đó là gnosis, một thể thức cao nhất của kiến thức là những gì tương đương với sự cứu độ.

Khuynh hướng chuyển đổi tâm lý và linh đạo được tỏ hiện mạnh mẽ nơi Phong Trào Năng Lực Nhân Loại khi được phát triển vào cuối thập niên 1960 tại Viện Esalen ở California. Vấn đề tâm lý liên cá thể, một vấn đề bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các tôn giáo Ðông Phương cũng như bởi Jung, đã cống hiến cho cuộc hành trình hiện đại một nơi gặp gỡ cho khoa học và thần bí học. Tình trạng căng thẳng được chú trọng về thể lý, việc tìm kiếm những đường lối để vươn giãn tâm thức cũng như việc vun trồng những thứ huyền thoại về tình trạng vô thức chung tất cả đều được khuyến khích tìm kiếm "một Vị Thiên Chúa bên trong" bản thân mình. Ðể hiện thực năng lực của mình, người ta cần phải vượt ra ngoài cái tôi của mình, để trở thành thần linh ởsâu xa nơi mình. Ðiều này có thể thực hiện bằng việc chọn lựa cách trị liệu thích hợp, tĩnh niệm, những cảm nghiệm bán tâm lý, việc sử dụng những loại thuốc ma túy. Ðó là tất cả những cách thức để chiếm đạt "những cảm nghiệm tột đỉnh", những cảm nghiệm "thần bí" được hòa hợp với Thiên Chúa cũng như với vũ trụ.

2.3.3.   Những Ðề Tài Chính Yếu của Thời Mới

Tân Thời, nói một cách xác đáng, không phải là một thứ tôn giáo, nhưng lại hào hứng chú trọng đến những gì được gọi là "thần linh". Thời Mới tự bản chất là một thứ hiệp hội lỏng lẻo về những hoạt động khác nhau, về những tư tưởng và về thành phần (của nó). Bởi thế, không thể nói đến ở đây một điều gì duy nhất nơi Thời Mới như các tín lý của những tôn giáo chính. Tuy thế, và mặc dù có nhiều thứ khác nhau nơi nội bộ Thời Mới, có một số điểm chung sau đây:

- Các thứ vũ trụ được coi như là một tổng thể.

- Nó được tác động bởi một Năng Lực là những gì được đồng hóa với Hồn linh hay Thần Linh;

- Tin tưởng vào tĩnh niệm của các thực thể linh thiêng khác nhau, những con người có khả năng thăng hóa lên những lãnh giới vô hình, hay làm chủ được đời sống của mình sau khi chết.

- Tin tưởng là cần phải có một thứ "kiến thức perennial" là những gì có trước và vượt trổi hơn tất cả mọi tôn giáo và văn hóa

- Con người ta nghe theo những vị sư phụ sáng suốt giác ngộ....

Những gì Tân Thời nói về

... Con Người

Tân Thời tin tưởng sâu xa vào khả năng toàn hảo hóa của con người nhờ những thứ khác nhau về kỹ thuật và trị liệu (phản với quan điềm Kitô Giáo về việc hợp tác với ân sủng thần linh). Tân Thời hầu như đồng ý với chủ trương của Nietzsche là Kitô Giáo đã ngăn cản việc bộc lộ trọn vẹn một thứ nhân loại chân thực. Theo chiều hướng này thì tình trạng trọn hảo có nghĩa là việc đạt tới tình trạng tự viên trọn theo một cấp trật những giá trị do chính chúng ta tạo nên và đạt được bằng sức riêng của mình: bởi đó, người ta có thể nói về một thứ bản thân tự tạo...

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch từ văn kiện của Tòa Thánh

(còn tiếp)

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ