GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 11/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu ý thức được ơn gọi riêng của mình trong lòng Giáo Hội, để họ hăng say đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa và nên thánh trong bậc sống của mình”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động truyền giáo luôn ý thức được rằng tác hiệu của việc truyền bá phúc âm hóa xuất phát từ cuộc sống    thánh thiện cũng như từ việc sâu xa kết hợp với Chúa Kitô”.  

 

__________________

 NGÀY 26 THỨ SÁU

  

Chúa Kitô là Hình Ảnh Thiên Chúa Vô Hình

(ĐTC GPII: Bài 127 Giáo Lý về việc Cầu Nguyện bằng Thánh Vịnh, Thứ Tư 24/11/2004, Ca Vịnh Colosê 1:3,12-20, cho Kinh Tối Thứ Tư, Tuần Thứ Hai)


1.     Bài thánh thi ca trọng đại này, một bài thánh thi ca bắt đầu Bức Thư gửi giáo đoàn Côlôsê, vừa vang lên. Nơi bài thánh thi ca này, nổi bật là hình ảnh hiển vinh của Chúa Kitô, tâm điểm của phụng vụ và là trọng tâm của toàn thể đời sống giáo hội. Tuy nhiên, chân trời của bài thánh thi ca này liền vươn đến việc tạo dựng và việc cứu chuộc, bao gồm hết mọi tạo sinh và toàn thể lịch sử.

Nơi bài ca này chất chứa một đức tin sống động cùng lời nguyện cầu của cộng đồng Kitô hữu cổ xưa, một cộng đồng có tiếng nói và chứng từ được Thánh Tông Đồ tiếp tục, cũng như ghi dấu ấn của nó nơi bài thánh thi ca ấy.

2.     Sau đoạn dẫn nhập nói lên lòng tri ân đối với Chúa Cha về ơn cứu chuộc (x 12-14), bài ca vịnh này, một bài ca vịnh được phụng vụ giờ kinh chiều lập lại hằng tuần, được ăn khớp với nhau nơi hai tiết khúc. Tiết khúc thứ nhất chúc tụng Chúa Kitô là “trưởng tử của tất cả mọi tạo vật”, tức là được sinh ra trước hết mọi hữu thể, bởi thế khẳng định tính cách vĩnh hằng của Người là những gì vượt thời không (x 15-18a). Người là “hình ảnh”, là “ảnh tượng” hữu hình của Vị Thiên Chúa vẫn huyền nhiệm vô hình. Đó là cảm nghiệm của Moisen, người theo lòng sốt sắng muốn thấy thực tại cá thể của Thiên Chúa, đã nghe thấy lời phán: “Ngươi không thể nhìn thấy nhan Ta; vì không ai thấy Ta mà còn sống cả” (Ex 33:20; x Jn 14:8-9).

Thế nhưng, dung nhan của Chúa Cha là Đấng Tạo Hóa của vũ trụ trở nên hữu hình nơi Chúa Kitô, tác giả của thực tại tạo sinh: “tất cả mọi sự nhờ Người mà được tạo thành… trong Người tất cả mọi sự liên kết với nhau” (Col 1:16,17). Bởi thế, một đàng thì Chúa Kitô là Đấng trổ vượt trên thực tại tạo sinh, nhưng đàng khác, Người cũng được bao gồm trong tạo vật của Người. Ví thế Người có thể được chúng ta thấy như là “hình ảnh của Thiên Chúa vô hình”, vị Thiên Chúa gần gũi chúng ta qua tác động sáng tạo.

3.     Việc chúc tụng tôn vinh Chúa Kitô tiến triển, ở tiết khúc thứ hai (x 18b-20), hướng về một chân trời khác, đó là chân trời cứu độ, chân trời cứu chuộc, chân trời tái sinh loài người được Người dựng nên nhưng cũng là loài, vì phạm tội, đã bị chìm ngập trong sự chết.

Giờ đây, tình trạng “tràn đầy” ân sủng và Thánh Thần được Cha đặt nơi Con là một tình trạng mà nhờ việc chết đi và sống lại Người có thể thông truyền sứ sống mới cho chúng ta (x 19-20).

4.     Bởi thế Người được chúc tụng như “trưởng tử của kẻ chết” (1:18b). Với tình trạng “tràn đầy” thần linh này, song cũng bằng máu của Người đổ ra trên thập tự giá, Chúa Kitô “giao hòa” và “ổn định” lại tất cả mọi thực tại trên trời cũng như dưới thế. Nhờ đó Người trả chúng về cho tình trạng nguyên thủy của chúng, tái tạo tình trạng hòa hợp nguyên khôi theo những gì Thiên Chúa muốn như dự định yêu thương và sự sống của Ngài. Bởi vậy, việc tạo dựng và việc cứu chuộc liên hệ với nhau như những diễn tiến của cùng một lịch sử cứu độ.

5.     Như mọi lần, giờ đây chúng ta giành chỗ chia sẻ cho các vị đại sư về đức tin, đó là các Vị Giáo Phụ của Giáo Hội. Một trong các vị ấy sẽ dẫn chúng ta đến việc suy niệm về công cuộc cứu độ được Chúa Kitô hoàn tất bằng máu hy sinh của Người.

Khi dẫn giải về bài thánh thi ca của chúng ta đây, Thánh Gioan Đamascênô, trong Bài Dẫn Giải cho rằng của ngài về các Bức Thư của Thánh Phaolô, viết rằng: “Thánh Phaolô nói về ‘việc cứu chuộc bằng máu của Người’ (Eph 1:7). Thật vậy, máu của Chúa được cống hiến như là một thứ giá chuộc, mang thành phần tù nhân của tử thần đến sự sống. Những ai bị làm tôi cho vương quốc của tử thần chỉ có thể được giải phóng bởi Người là Đấng tự dấn thân tham dự vào cái chết của chúng ta… Nhờ việc Người đến, chúng ta đã nhận biết bản tính Thiên Chúa là bản tính hiện hữu trước khi Người đến. Thật vậy, đó là những gì Thiên Chúa làm trong việc dập tắt tử thần, phục hồi sự sống, và mang thế giới về lại với Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao thánh nhân nói: ‘Người là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình’ (Col 1:15), để biểu lộ rằng Người là Thiên Chúa, mặc dù Người không phải là Cha, mà là hình aảh của Cha, và có cùng căn tính với Cha mặc dù Ngài không phải là Cha” ("I Libri della Bibbia Interpretati dalla Grande Tradizione" [The Books of the Bible Interpreted by the Great Tradition], Bologna, 2000, pp. 18,23).

Thánh Gioan Đamascênô sau đó kết luận bằng một cái nhìn tổng quan về công cuộc cứu độ của Chúa Kitô: Cái chết của Chúa Kitgô đã cứu độ và canh tân con người; cũng như đã phục hồi niềm vui nguyên thủy cho các thần trời, vì thành phần cứu độ, và đã hiệp nhất các thực tại hạ giới với các thực tại thượng giới…. Thật thế, Người đã giải hòa và loại trừ sự hận thù ra khỏi những thực tại ấy. Đó là lý do tại sao các thiên thần mới xướng lên: ‘Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bằng an ở nơi dương thế’ vậy” (ibid., p. 37).

Anh Chị Em thân mến,

Nơi bài thánh thi ca về Kitô học được trích dẫn từ Thư gửi giáo đoàn Côlôsê, chúng ta tuyên tụng hình ảnh hiển vinh của Chúa Kitô là tâm điểm của phụng vụ và là trọng tâm của toàn thể Giáo Hội. Trong bài ca vịnh này, chúng ta nhận ra được đức tin sống động và lời nguyện cầu của cộng đồng Kitô Giáo xa xưa về Chúa Giêsu là Đấng được chúc tụng như là “trưởng tử” của tất cả mọi thụ tạo cũng như của những ai sonág lại từ kẻ chết (x 1:15,18).

Với tầm mức “tràn đầy” thần linh của mình, cũng nhờ việc Người đổ máu trên thập giá, Chúa Kitô “giao hòa” và “phục hồi” tất cả mọi sự trên trời và dưới thế. Nhờ đó Người mang lại cho họ tình trạng nguyên khôi của họ như những gì Thiên Chúa muốn theo dự án sự sống yêu thương của Ngài.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 24/11/2004.
 

 

ĐHY Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin về Mẫu Chủ Nghĩa Trần Thế ở Hoa Kỳ


ĐHY Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Tòa Thánh, trong loạt bài phỏng vấn với Đài Phát Thanh Vatican, về nhiều vấn đề, nhất là vấn đề tình hình Âu Châu liên quan đến ý hệ duy trần thế ở đây, ngài đã hướng về mẫu chủ nghĩa trần thế ở Hoa Kỳ. Sau đây là một số tư tưởng tiêu biểu chính yếu của ngài.


“Các nền văn hóa trên thế giới mạnh mẽ đối đầu lại với việc trần thế hóa cực đoan là những gì vẫn vững mạnh ở Tây Phương. Những nền văn hóa trên thế giới này xác tín rằng một thế giới không có Thiên Chúa là một thế giới không có tương lai.


“Tình trạng đa văn hóa rất nhiều của chúng ta kêu gọi chúng ta hãy sống bản thân mình…. Chúng ta vẫn không biết Âu Châu sẽ đi về đâu, thế nhưng Bản Hiến Pháp của Khối Hiệp Nhất Âu Châu có thể là bước đầu tiên hướng về một cuộc ý thức tìm kiếm mới cái hồn sống của nó.


Được hỏi phải chăng việc mới đây loại bỏ ông Rocco Buttiglione làm ủy viên Khối Hiệp Nhất Âu Châu là những gì cho thấy việc chống đối có tính cách hận thù đối với việc đóng góp của Kitô hữu vào vấn đề xây dựng Khối này hay chăng, vị hồng ý này cho biết:


“Trước hết nó là một dấu hiệu cho thấy đường lối mà tính cách trung lập của lãnh vực quốc gia liên quan đến nhãn quan về thế giới, sắp sửa được biến đổi thành một thứ ý hệ về tín điều. Chủ nghĩa trần thế không còn bảo đảm cho nhiều niềm xác tín nữa, nhưng lấy mình như là một ý hệ áp đặt những gì cần phải suy tư và nói năng; chẳng hạn nó không còn bảo đảm cho sự hiện diện công khai của Kitô Giáo nữa.


“Tôi tin rằng nó là một hiện tượng khiến chúng ta phải suy nghĩ. Những gì dường như bảo đảm cho một thứ tự do chung đang bị biến thành một ý hệ là những gì cũng đang tiến đến chỗ giáo điều nguy hại đến quyền tự do tôn giáo”.


Liên quan tới vấn đề tranh đấu để các căn gốc Kitô giáo được công khai nhìn nhận nơi bản Hiến Pháp của Khối Âu Châu, vị hồng y này cho biết: “Chắc chắn vấn đề quan trọng trước hết đó là việc hiện diện của lương tâm chúng ta về pháp lý và luân lý được rõ ràng bảo đảm nơi những lãnh vực có tính cách quan trọng hơn, những vấn đề đã từng được đạt tới một phần nào đó.


“Tôi nghĩ rằng người ta đã thực hiện những nỗ lực để làm cho di sản Kitô giáo trở thành những yếu tố đặc biệt nơi bản Hiến Pháp Âu Châu cũng như nơi hình thức pháp lý của nó, ở các mức độ thành đạt khác nhau, tùy từng trường hợp.


“Thế nhưng tôi cũng không coi nó là vô dụng hay hoàn toàn sai lầm trong việc nói lên căn tính của Âu Châu nơi Lời Nói Đầu, cũng như trong việc chỉ cần nói nó là gì, nó từ đâu tới, và làm thế nào nó trở thành các qui chuẩn phán đoán.


“Tôi cũng xin nói là lập luận cho rằng đường lối này gây ra một cuộc đụng chạm với các tôn giáo khác là thứ lập luận sai lầm. Trái lại, các tôn giáo cảm thấy mình bị tấn công bởi chủ nghĩa duy trần thế của chúng ta.


Trong việc so sánh những thái độ của Hoa Kỳ và Âu Châu đối với những tôn giáo đa dạng, vị hồng y này cho biết: “Tôi nghĩ rằng, căn cứ vào nhiều quan điểm thì mẫu Hoa Kỳ là một mẫu trần thế khá hơn. Âu Châu vẫn bị sa lầy trong một thứ chủ nghĩa duy trần thế caesaropapism.


“Những người không muốn thuộc về một thứ giáo hội quốc gia đã đến Hiệp Chủng Quốc và có chủ ý kiến tạo nên một quốc gia không áp đặt giáo hội và là một quốc gia không phải chỉ được coi như trung lập về tôn giáo mà còn là một nơi cho các tôn giáo có thể nhúc nhích cũng như hoan hưởng quyền tự do về cơ cấu tổ chức chứ không bị đẩy vào lãnh vực tư riêng.


“Người ta có thể hiển nhiên học nơi Liên Hiệp Quốc cái tiến trình giúp cho quốc gia giành chỗ cho tôn giáo là những gì không bị áp đặt, mà là những gì nhờ quốc gia sống động, hiện hữu và có một quyền lực sáng tạo công khai”.


Đề cập tới sử gia Arnold Toynbee, vị hồng ý này cho biết: “Ông ta đã đúng khi nói rằng vận mệnh của một xã hội bao giờ cũng lệ thuộc vào những nhóm thiểu số sáng tạo. Những người Kitô hữu cần phải coi mình là một nhóm thiểu số sáng tạo loại này và đóng góp những gì họ có thể để Âu Châu nhờ đó tái nhận thức được cái gia sản được thừa hưởng cao quí nhất của mình mà trở thành hữu dụng cho toàn thể nhân loại”.


 

Hội Ðồng Tòa Thánh Về Văn Hóa và Hội Ðồng Tòa Thánh Về Ðối Thoại Liên Tôn về Phong Trào Thời Mới (tiếp hôm qua)

 

3.1.  Thời Mới Như Là Một Linh Ðạo

Thời Mới thường được thành phần phát động nó đề cập đến như là một thứ 'linh đạo mới'. Vấn đề có vẻ buồn cười khi gọi nó là 'mới', khi rất nhiều những tư tưởng của nó đã được lấy từ nhưng tôn giáo và văn hóa cổ thời. Thế nhưng, cái thực sự mới ở đây là Thời Mới là một cuộc ý thức tìm cầu những gì thay thế cho văn hóa Tay Phương cùng với những căn gốc đạo lý theo Do Thái Giáo và Kitô Giáo của nền văn hóa này. Theo chiều hướng này thì 'linh đạo' ám chỉ về một thứ cảm nghiệm nội tại về tình trạng hòa hợp và hiệp nhất với toàn thế thực tại, một cảm nghiệm hàn gắn những cảm giác về sự bất toàn và hữu hạn của mình. Con người nhận thức được mối liên hệ sâu xa của mình với sức mạnh hay với năng lực linh thánh của vũ trụ là trọng tâm của tất cả mọi sự sống. Khi họ khám phá ra như thế thì con người nam nữ mới có thể bắt đầu con đường nên trọn lành, một con đường sẽ giúp cho họ có thể giải quyết cuộc sống riêng tư của họ cùng với mối liên hệ của họ với thế giới, để chiếm được vị thế trong tiến trình hoàn vũ của việc trở thành cũng như trong Cuộc Khởi Nguyên Mới của một thế giới liên tục biến đổi. Thành quả xẩy ra đó là một thứ thần bí vũ trụ (Cf. Carlo Maccari, “La 'mistica cosmica' del New Age”, in Religioni e Sette nel Mondo 1996/2.) được căn cứ vào việc conn người ý thức được cái burgeoning vũ trụ với các năng lực sinh động. Bởi thế mà năng lực vũ trụ, việc rung động, ánh sáng, Thiên Chúa, tình yêu, thậm chí ngay cả Bản Thể tối thượng, tất cả đều nói đến một thực tại giống nhau, một nguồn mạch nguyên khôi hiện hữu nơi hết mọi hữu thể.

Linh đạo này gồm có 2 yếu tố khác biệt, một yếu tố về siêu hình học và một yếu tố về tâm lý học. Yếu tố siêu hình học phát xuất từ những căn gốc về bí hiểm và thần tri của Thời Mới, và theo căn bản là một hình thức mới của kiến thức linh ứng. Con đường tiến đến chỗ thần linh là nhờ kiến thức về những mầu nhiệm kín mật, nơi mỗi việc cá nhân tìm cầu 'cái hiện thực ở đằng sau những gì chỉ là ngoại diện, cái căn gốc bên ngoài thời gian, cái siêu việt bên ngoài những gì chỉ thuần túy nổi nang, cái truyền thống nguyên khôi hơn là truyền thống chỉ kéo dài ngắn hạn, tha nhân hơn là bản thân, thần tính của vũ trụ hơn là cá nhân nhập thể". Linh đạo bí hiểm "là một cuộc tra vấn về Hữu Thể vượt trên tình trạng biệt phân của các hữu thể, một thứ hoài vọng về tình trạng hiệp nhất đã bị mất đi" (Jean Vernette, “L'avventura spirituale dei figli dell'Acquario”, in Religioni e Sette nel Mondo 1996/2, p. 42f.).

Yếu tố về tâm lý học của loại linh đạo này bắt nguồn từ cuộc hội ngộ giữa văn hóa bí hiểm và tâm lý bí hiểm (cf. 2.32). Thời Mới bởi thế trở thành một cảm nghiệm của cuộc biến đổi tâm lý và tinh thần của con người là những gì được coi như cảm nghiệm tôn giáo. Ðối với một số người thì cuộc biến đổi này mặc hình thức của một thứ cảm nghiệm thần bí sâu xa, sau khi trải qua một cuộc khủng hoảng về bản thân hay một cuộc tìm kiếm thiêng liêng dài lâu. Ðối với những người khác thì cuộc biến đổi này phát xuất từ việc sử dụng vấn đề tĩnh niệm hay từ một thứ trị liệu nào đó, hoặc từ những cảm nghiệm bán bình thường là cảm nghiệm làm đổi thay những tình trạng tâm thức và làm sáng tỏ mối hiệp nhất của thực tại (Cf. J. Gordon Melton, New Age Encyclopedia, Detroit (Gale Research) 1990, pp. xiii-xiv

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch từ văn kiện của Tòa Thánh

(còn tiếp)

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ