GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 11/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu ý thức được ơn gọi riêng của mình trong lòng Giáo Hội, để họ hăng say đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa và nên thánh trong bậc sống của mình”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động truyền giáo luôn ý thức được rằng tác hiệu của việc truyền bá phúc âm hóa xuất phát từ cuộc sống    thánh thiện cũng như từ việc sâu xa kết hợp với Chúa Kitô”.  

 

__________________

 NGÀY 29 THỨ HAI

  

ĐTC GPII: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật (28/11/2004) về Mùa Vọng và Ngày Chúa Nhật

1.     Hôm nay, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, bắt đầu một tân phụng niên, thời điểm chúng ta sẽ đặc biệt chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể. Chúa Giêsu, Lời Nhập Thể, Đấng Tử Nạn và Phục Sinh, là trung tâm điểm của lịch sử. Giáo Hội tôn thờ Người và khám phá ra nơi Người ý nghĩa tối hậu và liên hợp của tất cả mọi mầu nhiệm đức tin, mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa ban sự sống.

2.     Ở Ý quốc, chính vào những ngày này, bắt đầu sửa soạn cho Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc lần thứ 24 sẽ được tổ chức tại Bari vào thời khoảng 21-29/5/2005. “Chúng Ta không thể sống nếu không có Chúa Nhật” là đề tài của cuộc gặp gỡ quan trọng này trong giáo hội, một biến cố trùng hợp khít khao với Năm Thánh Thể, làm tăng thêm tính cách nổi bật hơn nữa cho Năm Thánh Thể. Tôi kêu gọi cộng đồng giáo hội Ý quốc hãy sốt sắng sửa soạn cho biến cố thiêng liêng này, để “tái nhận thức một cách sâu xa lại ý nghĩa của Ngày Chúa Nhật, ý nghĩa về ‘mầu nhiệm’ của ngày này, của việc cử hành ngày ấy, của tầm quan trọng của nó đối với đời sống Kitô hữu và nhân loại” (Apostolic letter "Dies Domini," No. 3).

3.     Chớ gì Mẹ Maria Rất Thánh, “Người Nữ Thánh Thể” và là Vị Trinh Nữ Mùa Vọng, giúp chúng ta hân hoan lãnh nhận Chúa Kitô là Đấng đang đến cùng xứng đáng cử hành sự hiện diện bí tích của mầu nhiệm Thánh Thể.



ĐTC GPII: Bức Thư ngỏ cùng Đức Thượng Phụ Toàn Cầu Bartholomew I dịp Tặng Trao Di Hài Hai Vị Thánh Giáo Phụ

Trong buổi trao tặng di hài hai vị thánh Gregory Nazianzen và John Chrysostom trong cuộc cử hành đại kết tại Đền Thờ Thánh Phêrô hôm Thứ Bảy 27/11/2004, ĐTC GPII đã ngỏ lời cùng Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo Toàn Cầu Bartholomew I như sau:

Huynh Bartholomew I, Thượng Phụ Constantinople thân mến,

1.     Lòng tôi vẫn sống động niềm vui của cuộc chúng ta gặp gỡ nhau tại đền thờ Vatican này hôm 29/6 năm nay vào dịp lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Và giờ đây, theo lòng từ ái của mình, Chúa lại ban cho chúng ta cơ hội, trước mộ của Thánh Tông Đồ Phêrô đây, một cuộc gặp gỡ huynh đệ khác, trong nguyện cầu và trong quyết tâm cùng nhau tiến về mối hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình như Chúa Kitô mong muốn nơi thành phần môn đệ của Người.

Chúng ta có được cơ hội này là bởi chúng ta cùng tôn kính hài cốt của những vị Thánh Gregory Thần Học Gia and John Chrysostom, hai Vị Giáo Phụ thành Constantinople, hai vị Tiến Sĩ của Giáo Hội, cùng với Thánh Basiliô Cả, là những vị bao giờ cũng được Giáo Hội Công Giáo dâng lễ kính. Phần chúng ta, mỗi lần “chúng ta gặp gỡ những vì Giáo Phụ này là chúng ta được vững mạnh trong đức tin và phấn khởi trong đức cậy” (Apostolic letter "Patres Ecclesiae," No. 1).

2.     Giờ đây, một số những hài cốt của các vị, những di tích thuộc thân thể các đấng đã sống theo Chúa Kitô, đã chịu bắt bớ vì danh Người và đã là đền thờ của Chúa Thánh Thần, được trả về cho Contantinople.

Trong việc trao trả lại những hài tích thánh này, chúng ta thấy được một cơ hộo ân phúc trong việc thanh tẩy những hồi niệm thương đau của mình, trong việc kiên cường con đường hòa giải của chúng ta, trong việc xác nhận đức tin nơi các vị Tiến Sĩ của chúng ta đây là đức tin của Giáo Hội cả Đông lẫn Tây. Đồng thời chúng ta cũng thấy được giờ phút thuận lợi “để hôm nay đây bày tỏ bằng lời nói cũng như việc làm các kho tàng phong phú được Giáo Hội của chúng ta bảo trì trong các kho truyền thống” ("Orientale Lumen," No. 4).

Đây là “giậy phút thuận lợi” để liên kết với việc chuyển cầu của các vị lời nguyện cầu của chúng tax in Chúa mau làm cho chóng đến giờ chúng ta có thể cùng nhau chung sống hoàn toàn hiệp thông, qua việc cử hành Thánh Thể, nhờ đó, góp phần hữu hiệu hơn nữa trong việc làm cho thế giới tin rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa.

3.     Huynh thân mến, Tôi sẽ không bao giờ thôi tìm kiếm một cách mạnh mẽ và dứt khoát mối hiệp thông của thành phần môn đệ Chúa Kitô này, như lòng tôi mong ước, để đáp ứng ý muốn của Chúa, trở thành một người tôi tớ cho mối hiệp thông “trong chân lý và yêu thương hầu con tầu – một biểu hiệu tuyệt vời được Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội chọn làm huy hiệu – sẽ không bị các thứ phong ba bão tố trấn át và một ngày kia sẽ tiến tới bến bờ bằng an”.

Xin Chúa là Đấng đến nơi các thánh nhân (x Zac 14:5) củng cố mục đích của chúng ta và bảo trì chúng ta trong việc dấn thân hằng ngày của chúng ta để làm trọng giới răn mới. Trong sự nhẫn nại của Chúa Kitô cũng như trong đức bác ái của Thiên Chúa, với lòng cảm mến huynh đệ.

Tại Vatican Ngày 27/11/2004
Gioan Phaolô II

Về phần mình, khi lãnh nhận hài cốt hai vị Thánh Giáo Phụ liên hệ với riêng Giáo Hội Chính Thống Giáo ở Contantinople này, vì cả hai vị đều là Thượng Phụ ở Giáo Hội này, Đức Thượng Phụ Bartholomew I nói rằng hành động này cho thấy rằng “những vấn đề bất khả thắng vượt không còn hiện hữu trong Giáo Hội của Chúa Kitô”.

Thật vậy, sau khi nghe ĐTC GPII ngỏ lời cùng mình, cũng như sau việc tôn kính di hài thánh, sau phần đọc các đoạn Thánh Kinh và các đoạn trích dẫn những lời của hai vị thánh Tiến Sĩ này, sau lúc nguyện cầu và sau khi lãnh nhận di hài thánh, Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Hoàn Vũ này đã công khai lên tiếng cám ơn ĐTC GPII:

“Tác động linh thành được cử hành hôm nay đây, một tác động sửa chữa lại những gì là bất thường và bất chính của giáo hội. Cử chỉ huynh đệ này của Giáo Hội Rôma xưa cho thấy rằng những vấn đề bất khả thắng vượt không còn hiện hữu trong Giáo Hội Chúa Kitô nữa, khi mà yêu thương, công lý và bình an gặp gỡ nhau trong việc ‘phục vụ’ linh thánh của mối hòa giải và hiệp nhất”.

Theo vị Thượng Vụ lãnh đạo thế giới Chính Thống Giáo này thì qua cử chỉ ấy, ĐTC GPII đã nêu “một gương sáng cần phải được bắt chước”.

Hài tích của Thánh Gregory Nazianzen, qua đời năm 390, đã tới Rôma theo một nhóm nữ tu thuộc lễ nghi chính thống Byzantine trong cuộc trốn lành cuộc bách hại tượng ảnh hồi thế kỷ thứ 8 để có thể bảo trì các di hài này.

Những hài tích của Thánh John Chrysostom, qua đời năm 407, có lẽ đã được di chuyển khỏi Giáo Hội Chính Thống Contantinople trong thời đế quốc Latinh Contantinople kéo dài từ năm 1204 đến 1258.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 28/11/2004


 

Hội Ðồng Tòa Thánh Về Văn Hóa và Hội Ðồng Tòa Thánh Về Ðối Thoại Liên Tôn về Phong Trào Thời Mới (tiếp theo những ngày tuần trước)

 

ThỜi MỚi và ÐỨc Tin Công Giáo Tương PhẢn

...............

Theo quan điểm Kitô Giáo thì "chỉ có ánh sáng Mạc Khải thần linh mới có thể làm sáng tỏ thực tại về tội lỗi, nhất là thứ tội đã vấp phạm từ ban đầu của loài người. Không có kiến thức được Mạc Khải từ Thiên Chúa ấy, chúng ta không thể nhận thấy tội lỗi một cách rõ ràng và có khuynh hướng giải thích nó thuần túy như là một thứ rạn nứt tăng trưởng, một thứ yếu kém về tâm lý, một thứ lầm lẫn, hay là cái hậu quả tất yếu của một cấu trúc xã hội thiếu hụt v.v. Chỉ khi nào nhận thức được dự án của Thiên Chúa đối với con người, chúng ta mới có thể thấu triệt được rằng tội lỗi là một thứ lạm dụng tự do được Thiên Chúa ban cho những con người tạo sinh để họ có thể kính mến Ngài và yêu thương nhau" (Catechism of the Catholic Church, § 387.). Tội lỗi là những gì phạm đến lý trí, sự thật và lương tâm ngay chính; nó là tình trạng thua bại trước tình yêu chân thực đối với Thiên Chúa cũng như đối với tha nhân, gây ra bởi một thứ dính bén bại hoại với các thứ sản vật nào đó. Nó làm tổn thương bản tính của con người và tổn hại đến tình đoàn kết... (John Paul II, Apostolic Letter on human suffering “Salvifici doloris” [11 February 1984], 19.). Tội lỗi là những gì phạm đến Thiên Chúa... tội lỗi chống lại tình yêu Thiên Chúa giành cho chúng ta và làm cho chúng ta trở mặt với tình yêu này... Bởi thế tội lỗi là "việc yêu bản thân mình đến độ khinh khi Thiên Chúa" (Catechism of the Catholic Church, § 1850.)

..........

Cả vấn đề hiệp nhất với vũ trụ lẫn việc đầu thai luân hồi đều bất khả dung hòa với những gì  Kitô Giáo tin rằng mỗi một con người là một hữu thể khác biệt, sống một cuộc đời duy nhất, một cuộc đời họ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm: việc hiểu về con người này dẫn đến vấn đề trách nhiệm và tự do. Kitô hữu biết rằng "nơi thập giá của Chúa Kitô, chẳng những việc cứu chuộc được hoàn tất bằng đau khổ mà chính đau khổ của con người cũng được cứu chuộc nữa. Chúa Kitô, tự mình hoàn toàn vô tội, đã đích thân gánh lấy 'tất cả những gì là xấu xa của tội lỗi'. Kinh nghiệm cảm thấy về những gì là xấu xa này đã làm nên nỗi khổ đau khôn sánh của Chúa Kitô, một nỗi khổ đau đã trở nên giá cứu chuộc... Ðấng Cứu Chuộc đã chịu khổ thay cho con người và vì con người. Hết mọi người đều nhận được phần của mình nơi ơn cứu chuộc này. Mỗi một người cũng được kêu gọi để thông phần vào nỗi khổ đau đã giúp hoàn thành ơn cứu chuộc ấy. Bằng việc dùng khổ đau mang lại ơn cứu chuộc, Chúa Kitô cũng đã thăng hóa khổ đau của con người đến tấm mức cứu chuộc. Bởi thế, nơi khổ đau của mình, mỗi người cũng có thể trở thành kẻ được thông phần vào nỗi khổ đau cứu chuộc của Chúa Kitô" (John Paul II, Apostolic Letter on human suffering “Salvifici doloris” [11 February 1984], 19.).

..........

Ở đâu có yêu thương thực sự ở đó phải có một tha (nhân) khác. Một Kitô hữu chân thực tìm kiếm mối hiệp nhất nơi khả năng và tự do của tha nhân trong việc họ đáp ứng 'thuận' hay 'chống' với tặng ân yêu thương. Nơi Kitô Giáo, việc kết hiệp được coi như hiệp thông, việc hiệp nhất được coi là cộng đồng.

.............

Kitô hữu liên lỉ ở trong tình trạng tỉnh thức, sẵn sàng chờ đón ngày cùng tháng tận là lúc Chúa Kitô sẽ tái giáng; Thời Mới của họ được bắt đầu từ 2000 năm trước đây với Chúa Kitô là chính "Giêsu Nazarét; Ðấng là Lời Chúa hóa thân làm người vì phần rỗi của tất cả loài người". Thánh Linh của Người hiện diện và sinh động nơi con tim của con người, nơi "xã hội và lích sử, nơi các dân tộc, các nền văn hóa cũng như các tôn giáo". Thật vậy, "Thần Linh của Cha, được Con tuôn đổ tràn lan, là hồn sống của tất cả mọi sự" (Cf. John Paul II, Encyclical Letter Redemptoris Missio [7 December 1990], 6, 28, and the Declaration Dominus Jesus [6 August 2000] by the Congregation for the Doctrine of the Faith, 12.). Chúng ta đang sống trong những thời buổi cuối cùng.

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch từ văn kiện của Tòa Thánh

(còn tiếp)

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ