GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 11/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu ý thức được ơn gọi riêng của mình trong lòng Giáo Hội, để họ hăng say đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa và nên thánh trong bậc sống của mình”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động truyền giáo luôn ý thức được rằng tác hiệu của việc truyền bá phúc âm hóa xuất phát từ cuộc sống    thánh thiện cũng như từ việc sâu xa kết hợp với Chúa Kitô”.  

 

__________________

 NGÀY 29 THỨ HAI

  

ĐTC GPII với về cuộc họp các vị quản đốc lao tù về những quyền lợi của thành phần tù phạm

Hôm Thứ Sáu 26/11/2004, ĐTC GPII đã tiếp các vị quản đốc lao tù thuộc 45 tiểu bang có liên hệ với Hội Đồng Âu Châu.

Ngài đã nhận định là họ “đang suy tư về cách làm sao cho các thứ luật lệ lao tù Âu Châu đáp ứng tốt đẹp hơn nữa đối với các nhu cầu của các tù nhân… Nơi mọi quốc gia dân sự cần phải có cùng một quan tâm đến việc bảo trì các quyền lợi bất khả vi phạm của hết mọi người”. Bởi thế Ngài nói với họ rằng “quí vị cần phải sửa lại các thứ lề luật và qui tắc có chiều hướng làm ngăn trở những quyền lợi này, nhất là khi nó liên quan đến quyền về sự sống và quyền về sức khỏe, quyền về văn hóa, về làm việc, về việc hành sử tự do tư tưởng và tuyên xưng niềm tin của mình”.

“Việc tôn trọng phẩm vị con người là một giá trị của nền văn hóa Âu Châu bắt nguồn từ Kitô Giáo; nó là một giá trị nhân bản đại đồng, và do đó, hướng đến chỗ được chấp nhận nhiều nhất. Hết mọi quốc gia cần phải thận trọng thực hiện việc bảo đảm các quyền lợi căn bản của con người nơi tất cả mọi lao tù”.

Đức Thánh Cha nói rằng “các biện pháp chỉ có tính cách áp đảo hay trừng phạt, là những gì người ta thường sử dụng ngày nay, là những gì không đủ để đạt được mục đích thực sự phục hồi thành phần tù phạm…. Cần phải loại trừ đi những việc đối xử về thể lý và luân lý tác hại cho phẩm giá con người, và hãy dấn thân thực hiện vai trò chuyên nghiệp hơn của thành phần hoạt động trong các cơ cấu trừng phạt”.

Sau khi thúc giục họ hãy tìm kiếm những hình phạt thay thế cho các lao tù, “với những chương trình huấn luyện về nhân bản, nghề nghiệp và tâm linh”, Ngài nói đến hoạt động của các vị tuyên úy, thành phần thực hiện nhiệm vụ “là một công việc tinh tế và bất khả thay thế ở nhiều khía cạnh”. Ngoài ra, Ngài còn nói: “làm sao chúng ta lại bỏ qua không lưu ý tới những tổ chức và các hiệp hội tình nguyện dấn thân cho sự phúc hạnh của thành phần tù nhân cũng như cho việc giúp thành phần này tái hội nhập vào xã hội?”

ĐTC GPII nhấn mạnh là “Không được để cho việc tôn trọng phẩm vị con người tù nhân gây tác hại cho mối quan tâm xã hội. Đó là lý do cần phải bênh vực thành phần công dân, thậm chí bằng cả những hình thức trừng phạt có tính cách gây nhụt chí để làm gương. Thế nhưng việc áp dụng theo phận sự công bằng trong việc bênh vực các người công dân và phạm vị công cộng không được tương phản với việc lưu tâm cần phải có đối với các quyền lợi của thành phần tù nhân cũng như đối với việc phục hồi họ; trái lại, đây là vấn đề của hai khía cạnh cần phải được dung nhập. Đó là vấn đề ngăn ngừa và triệt hạ, vấn đề giam cầm và phục hồi, là những hành động hỗ tương”.



Nỗ Lực Vận Động Chống Lại Án Tử Hình


Vào Ngày Thứ Ba 30/11/2004, 300 thành phố trên thế giới cùng với thành phố Rôma hợp tiếng phản đối chống lại án tử hình, bằng các loạt biến cố công khai khắp thế giới. Thật vậy, Cộng Đồng Sant’Egidio giáo dân đã phát động chiến dịch liên kết toàn cầu “Các Thành Phố Tranh Đấu Cho Sự Sống – Các Thành Phố Chống Án Tử Hình”.


Cộng đồng này đã xin được khoảng 5 triệu hội viên ở 150 quốc gia, làm bừng lên một cuộc đi tiên phong về liên tôn trong việc chống lại án tử hình. Vào năm 2002, cộng đồng này đã mở màn lần đầu tiên Ngày Quốc Tế Các Thành Phố Chống Án Tử Hình, đó là ngày 30/11/2002. Ngày này sở dĩ được chọn là để nhắc nhở việc hủy bỏ lần đầu tiên án tử hình tại Grand Duchy ở Tuscany ngày 30/11/1786.


Trong số những thành phố ủng hộ cuộc vận động chống án tử hình là Amsterdam, New York, Buenos Aires, Berlin, Hiroshima và Paris. Hí Trường ở Rôma sẽ là khởi điểm của một số trình diễn được cộng đồng này phát động.



Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tránh né việc phán quyết về Vấn Đề Hôn Nhân Đồng Phái Tính


Hôm Thứ Hai 29/11/2004, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã bỏ qua một bên, mà không hề cho bietá lý do, trong việc lật ngược lại quyết định một năm qua của Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang Massachusetts cho phép hôn nhân đồng phái tính.


Trong năm vừa qua có ít là 3 ngàn cặp hôn nhân nam tính đã thực hiện lễ nghi thành hôn, cho dù thành phần cử tri vào năm tới có cơ hội thay đổi Hiến Pháp của tiểu bang là bản hiến pháp cho phép hôn nhân dân sự có lợi cho các cặp hôn nhân đồng tính.


Trong một bản tuyên cáo, Hội Đồng Công Giáo Massachusetts nói rằng: “Quyết định của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ không tiếp tục cứu xét đến việc khiếu nại của vụ Largess kiện Tối Cao Pháp Viện Massachusetts là một quyết định gây bất mãn nhưng cũng chẳng có gì lấy làm lạ.


“Việc khiếu nại ấy nêu lên vấn đề Tối Cao Pháp Viện Massachusetts năm ngoái quyết định tái định nghĩa lại vấn đề hôn nhân, và cướp quyền hành lập pháp trong việc qui định việc hôn nhân, có là những gì vi phạm điều khoản trong Hiến Pháp Hiệp Chủng Quốc đòi các quốc gia phải bảo trì một ‘hình thức chính phủ cộng hòa’ hay chăng”.


“Những tòa án liên bang hạ pháp viện khiếu nại đã phán quyết rằng điều khoản quyết định ấy không áp dụng cho việc phân ly các thứ vi phạm về quyền hạn trong việc lật ngược lại quyết định của Tối Cao Pháp Viện, bằng một tu chính hiến pháp. Những thứ khiếu nại căn cứ vào điều khoản quyết định của tối cao pháp viện ấy khó lòng mà thắng nổi.


“Mục đích vẫn còn đó, đó là dân chúng Massachusetts cần phải có cơ hội để tái xác nhận rằng vấn đề hôn nhân là vấn đề hiệp nhất giữa một con người nam và một con người nữ. Cần phải thực hiện một bản tu chính hiến pháp trong việc lật ngược lại quyết định của tối cao pháp viện cũng như trong việc tỏ ra hết sức bảo vệ đời sống hôn nhân bao nhiêu có thể để cho dân chúng có cơ hội cứu xét”.


 

Hội Ðồng Tòa Thánh Về Văn Hóa và Hội Ðồng Tòa Thánh Về Ðối Thoại Liên Tôn về Phong Trào Thời Mới (liên tục từ ngày 23/11)

 

Chúa Giêsu Kitô CỐng HiẾn Cho Chúng Ta ThỨ NưỚc SỰ SỐng

 

Nền tảng duy nhất của Giáo Hội là Ðức Giêsu Kitô, Chúa của Giáo Hội. Người là tâm điểm của hết mọi hoạt động của Kitô Giáo cũng như của hết mọi sứ điệp Kitô Giáo. Bởi thế Giáo Hội liên lỉ quay về để gặp gỡ Chúa của mình. Các Phúc Âm đã nói về nhiều cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, từ những mục đồng ở Bêlem đến hai kẻ trộm bị đóng đanh với Người, từ những vị tiền bối khôn ngoan lắng nghe Người trong Ðền Thờ đến các môn đệ buồn khổ đi về làng Emmau. Thế nhưng, có một đoạn cho thấy hết sức rõ ràng về những gì Người cống hiến cho chúng ta, đó là câu truyện về việc Người gặp gỡ người phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp ở đoạn 4 Phúc Âm Thánh Gioan; đoạn này thậm chí được diễn tả như là "một kiểu mẫu cho việc chúng ta giao tiếp với sự thật" (Helen Bergin o.p., “Living One's Truth”, in The Furrow, January 2000, p. 12.). Cảm nghiệm về cuộc gặp gỡ một con người lạ mặt cống hiến cho chúng ta nước sứ sống là chìa khóa mở lối cho Kitô hữu có thể và cần phải làm sao để dấn thân đối thoại với bất cứ ai chưa biết đến Chúa Giêsu. 

Một trong những yếu tố hấp dẫn nơi trình thuật của Thánh Gioan về cuộc gặp gỡ này đó là cần phải mất một thời gian mới làm cho người phụ nữ ấy thoáng thấy được những gì Chúa Giêsu muốn nói về thứ nước "sự sống", hay nước 'hằng sống' (câu 11). Chính vì thế, chính vì chị đã tỏ ra ngỡ ngàng, chẳng những trước bản thân của nhân vật lạ mặt mà còn trước sứ điệp của Người nữa, mà chị đã lắng nghe. Sau khi chị thoạt cảm thấy xúc động ở chỗ thấy rằng Chúa Giêsu biết về chị ("Chị nói đúng 'tôi không có chồng': vì chị đã có 5 đời chồng, và người đang sống với chị hiện nay cũng không phải là chồng của chị; chị quả thực là nói đúng đó" - câu 17-18), chị đã hoàn toàn cởi mở trước lời Người nói: "Tôi thấy rằng ngài là một vị tiên tri" (câu 19). Cuộc đối thoại về việc tôn thờ Thiên Chúa bắt đầu: "Các người tôn thờ những gì các người không biết; còn chúng tôi tôn thờ những gì chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do Thái" (câu 22). Chúa Giêsu đã đánh động lòng chị nhờ đó đã dọn lòng chị lắng nghe những gì Người nói về Bản Thân Người là Ðấng Thiên Sai: "Tôi là Ðấng đang nói với chị đây - Tôi chính là Ngài" (câu 26), dọn lòng cho chị hướng lòng chị về việc tôn thờ chân thật trong Thần Linh cũng như về việc tự tỏ mình ra của Chúa Giêsu là Ðấng Thiên Chúa Xức Dầu.

Người phụ nữ này "đã bỏ gầu nước xuống, chạy vội vào thành nói cho dân chúng biết" tất cả mọi sự về con người ấy (câu 28). Tác dụng mạnh mẽ trên người phụ nữ này bởi cuộc gặp gỡ của chị với con người lạ mặt khiến cho họ tò mò đến nỗi, cả họ nữa cũng "bắt đầu tuốn đến cùng Người" (câu 30). Chẳng mấy chốc họ đã chấp nhận sự thật về căn tính của Người: "Giờ đây chúng tôi không còn tin tưởng bởi những gì chị nói với chúng tôi nữa; chính chúng tôi đã nghe Người và chúng tôi nhận ra rằng Người thực sự là đấng cứu thế" (câu 42). Họ đã tiến từ chỗ nghe về Chúa Giêsu đến nhận biết Người một cách riêng tư, đoạn hiểu được tầm vóc quan trọng phổ cập của căn tính Người. Tất cả những điều này xẩy ra là vì lý trí của họ, tâm can của họ và hơn thế nữa đều dự phần.

Sự kiện về việc câu truyện này xẩy ra bên một bờ giếng cũng là một sự kiện quan trọng. Chúa Giêsu ban cho người phụ nữ này "một mạch nước... vọt lên sự sống đời đời" (câu 14). Ðường lối nhân ái được Chúa Giêsu sử dụng để đối xử với người phụ nữ ấy là một khuôn mẫu cho việc hiệu năng về mục vụ, giúp cho kẻ khác biết thành thực mà không cảm thấy nhức nhối trong tiến trình khó khăn nhận biết chính mình ("Người đã nói với tôi mọi sự tôi đã làm" - câu 39). Phương cách này có thể làm trổ sinh một mùa gặt dồi dào liên quan đến con người là thành phần có thể bị thu hút đến nơi chứa nước (Aquarius) nhưng cũng là người vẫn thực sự tìm kiếm chân lý. Họ cần phải được mời gọi để lắng nghe Chúa Giêsu, Ðấng hiến ban cho chúng ta không phải chỉ là một cái gì đó làm giãn cơn khát của chúng ta hôm nay đây, mà còn những gì sâu thẳm thiêng liên kín mật của 'nước hằng sống'. Cần phải nhận thấy cái chân tình của con người tìm kiếm chân lý; không có vấn đề lừa đảo hay tự dối mình ở đây. Cũng cần phải nhẫn nại nữa, như nhà giáo dục lành nghề nào cũng biết. Con người được sự thật chiếm đoạt liền trở thành nhiệt thành bởi một cảm quan hoàn toàn mới mẻ về tự do, nhất là từ những thất bại và hãi sợ quá khứ, để rồi "con người nỗ lực biết mình, như người phụ nữ bên bờ giếng, sẽ làm cho kẻ khác cũng cảm thấy ước mong nhận biết một sự thật giải phóng họ nữa" (Cf. P. Heelas, op. cit., p. 138.).

Lời mời gọi gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, Ðấng chất chứa nước sự sống, sẽ gây tác dụng hơn nữa nếu nó được vang lên bởi con người rõ ràng đã được cuộc hội ngộ giữa họ với Chúa Giêsu hoàn toàn tác dụng, vì lời mời gọi này không phải được vang lên bởi con người chỉ nghe về Người, mà là bởi con người tin rằng "Người thực sự là Ðấng Cứu Thế" (câu 42). Ðó là vấn đề hãy để cho con người hãy phản ứng theo đường lối của họ, theo hoàn cảnh của họ, cũng như để cho Thiên Chúa thực hiện những gì còn lại vậy.

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch từ văn kiện của Tòa Thánh

(còn tiếp)

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ