GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 11/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu ý thức được ơn gọi riêng của mình trong lòng Giáo Hội, để họ hăng say đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa và nên thánh trong bậc sống của mình”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động truyền giáo luôn ý thức được rằng tác hiệu của việc truyền bá phúc âm hóa xuất phát từ cuộc sống    thánh thiện cũng như từ việc sâu xa kết hợp với Chúa Kitô”.  

 

__________________

 NGÀY 3 THỨ TƯ

  

Tòa Thánh qua Truyền Thông về Tình Hình Căn Gốc Kitô Giáo của Khối Hiệp Nhất Âu Châu.

ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư của Tòa Thánh đặc trách liên hệ với các quốc gia, trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo La Stampa hôm Thứ Sáu, 29/10/2004, tức vào chính ngày 25 quốc gia hội viên chính thức ký kết vào bản hiến pháp này ở Rôma, đã cho biết cảm tưởng của mình về tình hình căn gốc Kitô giáo của Khối Hiệp Nhất Âu Châu như sau:


Vấn:     Việc Tòa Thánh Vatican yêu cầu đề cầp đến các căn gốc Kitô Giáo của châu lục này vào lời dẫn nhập của Bản Hiến Pháp đã bị bác bỏ. ĐTGM có nghĩ rằng việc quyết định ấy nói lên cho thấy tính cách khẩn trương ở Âu Châu về một thành kiến có tính cách trần thế chống Kitô Giáo hay chăng?


Đáp:     Việc đề cập tới các căn gốc của Kitô Giáo của Âu Châu trong lời mở đầu Bản Hiệp Định Hiến Pháp là những gì đã được nhiều Kitô hữu ở châu lục này, như Công Giáo, Chính Thống Giáo và Tin Lành, hết sức mong muốn. Việc này không tác hại, như một số người lo sợ, đến tính cách trần thế, một tính cách trần thế lành mạnh (!) thuộc cơ cấu chính trị.


Trái lại, nó là một việc cần thiết để làm sống động cái ý thức về căn tính lịch sử thực sự của Âu Châu cũng như về các giá trị của châu lục này là những gì vẫn không bao giờ có thể bỏ đi được. Nếu một tân ‘Âu Châu cổ’ muốn thi hành, trong lịch sử vào những năm tới đây, một vai trò xứng với quá khứ của mình, thì nó không thể vui vẻ với những thứ hồi niệm mơ hồ, mà là phải ý thức về những gì đặc biệt đã ghi dấu vết tướng mạo thiêng liêng của nó.


Người ta lấy làm ngỡ ngàng trước cái thiển cận về văn hóa, hơn là thành kiến chống Kitô Giáo, một thành kiến không có gì là lạ, vì khi nói về những căn gốc Kitô Giáo không có nghĩa là vấn đề hạn chế ý hệ, mà là vấn đề tưởng nhớ đến cái men được dậy lên trong lịch sử Âu Châu, và từ Âu Châu lan tràn khắp thế giới việc nhớ lại cuộc cách mạng lớn nhất về tinh thần mà nhân loại đã biết tới; việc nhớ lại này không có nghĩa là hy vọng trở về với những thời điểm đã qua, mà là hy vọng hướng về một tân chủ nghĩa nhân bản là những gì sẽ không mất đi sức mạnh của mình bởi khuynh hướng tương đối hay bị triệt sản bởi kỹ thuật… một tân chủ nghĩa nhân bản vốn tôn trọng và cởi mở với các thứ văn hóa khác, nhất là hướng về một hình thức văn minh mới mẻ và cao qúi hơn.


Vấn:     Có những cuộc bàn luận đang diễn tiến ở Âu Châu về vấn đề cơ hội nới rộng Khối Hiệp Nhất này trong việc bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ. Một đàng lo rằng quyết định này có thể sẽ làm có thể làm suy yếu tính cách hiệp nhất về văn hóa của Châu Lục chúng ta đây vào chính lúc châu lục của chúng ta đang dường như bị mất đi mầu sắc của nó theo chiều hướng tương đối chung chung. Đàng khác, thế giới Hồi Giáo có thể thấy được một tấm gương quan trọng về vấn đề hội nhập văn hóa và loại trừ cái được gọi là đụng độ văn hóa. Về vấn đề này chủ trương của Tòa Thánh ra sao?


Đáp:     Tôi không nghĩ rằng cho tới nay Tòa Thánh vẫn chưa bày tỏ chủ trương chính thức của mình. Dĩ nhiên, Tòa Thánh chủ trương rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải đáp ứng tất cả mọi qui chuẩn về chính trị được nêu lên ở Thượng Nghị Copenhagen hồi Tháng 12/2002.


Về vấn đề Giáo Hội ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tòa Thánh chủ trương rằng quyền tự do tôn giáo ở xưứsở này chẳng những cần phải được bảo toàn trên bình diện Hiến Pháp, lập pháp và hành pháp, mà còn cần phải được bảo vệ một cách hiệu lực ở những khía cạnh cụ thể trong đời sống xã hội nữa.


Quí vị đã đề cập đến một số khía cạnh tích cực và tiêu cực liên quan đến vấn đề gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ: Quí vị cho rằng những gì đang gặp nguy hiểm ở đây đó là cái thích đáng của siêu việt tính, do đó mới rất dễ hiểu là có một số chính phủ Âu Châu muốn quyết định của mình được ủng hộ bởi một cuộc trưng cầu dân ý.


Dù sao Tòa Thánh cũng không lo sợ vấn đề nới rộng Âu Châu: Đức Gioan Phaolô II đã nói ở một số lần về một Âu Châu hiệp nhất từ Đại Tây Dương đến Urals. Vấn đề quan trọng là Tân Âu Châu này phải có một sự gắn bó sâu xa nội tại.


Trong trường hợp này chẳng hạn, đối với tôi, vấn đề là Cần phải chú ý hơn nữa đến các quốc gia đang là ứng viên, chẳng hạn như Romania, Bulgaria, Croatia cũng như Ukraine, Moldova, Georgia và Armenia, những xứ sở có một nền văn hóa cổ kính và cao cả. Và danh sách có thể được tiếp tục với các quốc gia khác ở vùng Balkans, như Serbia và Montenegro, Macedonia và Albania, những quốc gia Âu Châu không thể thiếu và là những quốc gia Tòa Thánh cảm thấy rất thân thương.


Vấn:     Ở Tây Ban Nha, những quyết định của chính phủ tân thủ tưởng Zapatero đã gây ra những cáo buộc tỏ ra những thành kiến chống Công Giáo. ĐTGM có nghĩ rằng cũng tại xứ sở này, theo truyền thống tôn giáo sâu xa, đang có cơ nguy xẩy ra một cuộc tấn công vào các giá trị của Giáo Hội Công Giáo hay chăng?


Đáp:     Trong một thời gian rất ngắn, tân chính quyền Tây Ban Nha đã ban hành hay đang chủ trương những đường lối liên quan đến điều kiện giảng dạy đạo Công Giáo ở học đường, đến vấn đề ly dị, vấn đề kết hiệp đồng phái tính, vấn đề phá thai, vấn đề trợ triệt sinh, những vấn đề rõ ràng cho thấy chẳng những chính phủ này chống lại các giá trị của Giáo Hội Công Giáo mà còn chống lại đại truyền thống nhân bản Kitô giáo của nhân dân Tây Ban Nha nữa.


Chính trị đang khôn ngoan lưu ý tới những niềm xác tín tôn giáo sâu xa của một dân tộc, hay ít là về đa số quần chúng. Điều này chưa từng xẩy ra ở Tây Ban Nha.


Những người Công Giáo Tây Ban Nha vẫn không ngừng lên tiếng, và họ chắc chắn sẽ không để mịnh bị đe dọa bởi các cuộc vận động của báo chí hay của những thứ thăm dò dư luận. Họ cũng sẵn sàng thực hiện một cuộc đối thoại nghiêm cẩn và xây dựng.


(xin xem tiếp một bài nữa ngày mai)


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 2/11/2004


 

Tòa Thánh gửi Bản Chủ Trương của mình để bày tỏ với Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Tạo Sinh Sao Bản Con Người


Sau đây là văn thư Tòa Thánh, viết ở Vatican, đề ngày 27/9/2004, gửi Tiểu Ban của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về vấn đề tạo sinh sao bản con người là vấn đề sẽ được cơ quan này bàn luận vào thời khoảng 21-22/10/2004.


1.     Tòa Thánh tin rằng cần phải ủng hộ và cổ võ việc nghiên cứu khoa học cho lợi ích của nhân loại. Bởi thế, Tòa Thánh hết sức khuyến khích việc nghiên cứu đang được thực hiện ở những ngành y khoa và sinh học, với mục đích để chữa trị các thứ bệnh tật cũng như để cải tiến phẩm chất của sự sống nơi tất cả mọi người, miễn là chúng tôn trọng phẩm vị con người. Việc tôn trọng này đòi bất kỳ cuộc nghiên cứu thích hợp với phẩm vị của con người nào cũng phải hoàn toàn có tính cách luân lý.


2.     Có hai tiềm năng về thân bào trong việc nghiên cứu của con người, trước hết là những loại thân bào “tăng trưởng” (adult), những thân bào được lấy từ máu của cái nhau, từ tủy của xương cũng như từ các mô sợi khác, và thứ hai là các thân bào bởi “phôi bào” (embryonic), những thân bào được cấu tạo bởi việc phân hợp các tế bào phôi thai của con người. Tòa Thánh chống lại việc tạo sinh sao bản các phôi bào con người với mục đích hủy diệt chúng đi để tạo lấy các thân bào của chúng, cho dù với mục đích cao quí, vì việc này không hợp với căn nguyên và động lực của việc con người nghiên cứu ngành y khoa sinh học, tức là nó không hợp với việc tôn trọng phẩm vị con người. Tuy nhiên, Tòa Thánh hoan hô và khuyến khích việc nghiên cứu sử dụng các thân bào tăng trưởng, vì nó hoàn toàn xứng hợp với việc tôn trọng phẩm vị con người. Tính chất mềm dẻo không ngờ của các thân bào tăng trưởng ấy đã làm cho tính chất ấy có thể sử dụng loại tế bào bất phân loại và tự đổi mới này vào việc chữa trị thành công những mô thịt và bộ phận của con người (1), nhất là nơi những trái tim bị hư hại vì tình trạng tắc nghẹn ở màng bắp thịt giữa trái tim (2). Những thành đạt về trị liệu đa năng này đã chứng tỏ cho thấy việc sử dụng các loại thân bào tăng trưởng, cùng với những hứa hẹn chúng mang lại cho các chứng bệnh khác nữa, như chứng lệch lạc suy thoái thần kinh hay chứng tiểu đường, là những gì khiến cho những cố gắng nâng đỡ đường lối nghiên cứu công hiệu này càng trở thành một vấn đề khẩn trương (3). Vấn đề quan trọng nhất được đồng ý chung đó là việc sử dụng các tế bào thân trưởng thành không có bất cứ trục trặc gì về luân thường đạo lý.


3.     Trái lại, việc nghiên cứu các loại thân bào từ phôi bào con người là những gì vẫn gặp trở ngại bởi những khó khăn về kỹ thuật quan trọng (4). Những cuộc thí nghiệm thân bào từ phôi bào chưa làm phát sinh ra được một thành quả trị liệu thiếu phẩm chất nào, thậm chí ở cả những kiểu thân bào nơi loài thú (5). Ngoài ra, những loại thân bào từ phôi bào này còn gây ra cục bướu ở các loại thân bào nơi loài thú (6), và có thể gieo mầm ung thư nếu được thực hiện cho các bệnh nhân (7). Trừ phi loại trừ đi những thứ nguy hiểm trầm trọng này, bằng không các thí nghiệm thân bào từ phôi bào sẽ không có một ứng dụng nào về bệnh lý học cả (8). Ngoài những trục trặc về kỹ thuật như thế, nhu cầu cần phải lấy những tế bào này từ những nhân phôi bào sống là những gì liên quan tới những vấn đề về luân thường đạo lý thuộc lãnh vực cao nhất.


4.     Cái được gọi là “việc tạo sinh sao bản trị liệu”, mà đáng lẽ nên gọi là “việc tạo sinh sao bản nghiên cứu” vì chúng ta vẫn còn xa vời với những thứ áp dụng về trị liệu, đã được đặt ra để ngăn ngừa việc loại trừ tình trạng khả miễn nhiễm của các tế bào thân từ phôi bào lấy từ một thí chủ hơn là một thủ chủ. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thân bào từ phôi bào được tạo sinh sao bản bao gồm tình trạng rất nguy hại là đưa các tế bào từ các phôi bào bất bình thường vào người bệnh nhân. Vấn đề đã được nhận định rõ ràng là hầu hết các phôi bào không phải là con người được sản xuất bằng việc tạo sinh sao bản chuyển hạch nhân đều là những thứ phôi bào bất bình thường, với sự hư hao nơi một vài chất di giống (mang dấu và không mang dấu) cần cho việc phát triển của một phôi bào sơ khai (9). Các tế bào thân từ phôi bào lấy được từ những phôi bào bất bình thường và bất xứng hợp ấy sẽ mang “những cái hư hao về việc phân bào” mà chuyển ít là một phần nào đó nơi chúng sang các tế bào con cái của chúng. Việc chuyển những thân bào từ phôi bào được tạo sinh sao bản như thế sang một bệnh nhân do đó là những gì rất nguy hại: ở chỗ, những tế bào này có thể gây ra những lệch lạc về di truyền, hay làm phát sinh chứng bạch cầu hoặc các thứ ung thư khác. Ngoài ra, một kiểu tạo sinh sao bản loài linh trưởng không phải là người, một loại tạo sinh sao bản cần thiết để thực hiện những thí nghiệm trong việc thiết định sự an toàn trước khi cố gắng thực hiện các cuộc thí nghiệm trị liệu nơi con người, vẫn chưa được khai triển (10).


5.     Những lợi ích về sức khỏe của việc tạo sinh sao bản trị liệu là những gì giả định, giống như chính phương pháp của nó thực sự vẫn là một giả thuyết. Bởi thế, việc quá đề cao hứa hẹn về loại nghiên cứu kiểu này cuối cùng sẽ làm yếu kém đi chính căn nguyên được nó cho rằng có ích lợi (11). Thật vậy, cho dù có gạt ra ngoài những cân nhắc về luân thường đạo lý căn bản, kể cả những gì bệnh nhân mong đợi, thì tình trạng hiện nay của “việc tạo sinh sao bản trị liệu”, giờ đây cũng như cận lai, vẫn đang tẩy chay bất cứ áp dụng về bệnh lý nào.


6.     Các khoa học gia, triết gia, chính trị gia và nhân bản gia đều đồng ý về việc cần phải cấm vấn đề tạo sinh sao bản sản xuất trên toàn thế giới. Theo quan điểm sinh vật học, việc sản sinh những thai bào con người được tạo sinh sao bản là những gì rất nguy hiểm cho nòi giòng con người. Hình thức sản sinh phi tính dục này sẽ loại trừ đi việc “linh động” của những chất di giống là những gì làm cho mỗi cá nhân trở thành đặc thù theo bộ nhiễm sắc thể của mình, cũng như sẽ ấn định một cách độc đoán cái cấu giống ấy ở một dạng thể đặc biệt duy nhất (12), gây ra những hậu quả di giống tiêu cực khả đoán đối với khối di giống của con người. Vấn đề tạo sinh sao bản riêng tư cũng là việc nguy hiểm cần phải bị cấm đoán (13). Theo quan điểm nhân chủng học, hầu hết con người ta đêà công nhận rằng việc tạo sinh sao bản là những gì phạm đến phẩm vị con người. Thật vậy, việc tạo sinh sao bản này có thể mang sự sống đến cho con người, nhưng qua việc mạo dụng phòng thí nghiệm ở mức độ thuần kỹ thuật học kiểu sở thú. Con người được tạo sinh kiểu sở thú ấy sẽ xuất hiện trên đời như là một “sao bản” (cho dù chỉ là một sao bản về sinh vật học) của kẻ khác. Mặc dầu theo siêu hình học là những gì đặc thù và đáng tôn trọng, nhưng cách thức làm con người được tạo sinh sao bản này xuất hiện trên đời cho thấy con người ấy như là một giả tượng hơn là một con người đồng loại, một thay thế hơn là một cá nhân đặc thù, một dụng cụ theo ý muốn của người khác hơn là làm chủ bản thân mình, một thứ hàng hóa tiêu thụ có thể thay thế hơn là một biến cố bất khả tái diễn trong lịch sử loài người. Bởi thế, nơi việc tạo sinh sao bản vốn tiềm tàng tính cách bất kính đối với phẩm vị của con người rồi vậy.


7.     Tuy nhiên, có một số người lại muốn bỏ quan điểm về “việc tạo sinh sao bản trị liệu” ra khỏi vấn đề bị quốc tế dự định cấm cản này, như thể nó là một tiến trình khác với tiến trình sản xuất. Sự thật là thế này, việc tạo sinh sao bản sản xuất và việc tạo sinh sao bản “trị liệu” hoặc “nghiên cứu” là hai loại khác nhau trong vấn đề tạo sinh sao bản: ở chỗ, chúng bao gồm cùng một tiến trình về kỹ thuật tạo sinh sao bản mà chỉ khác nhau ở mục đích của chúng mà thôi. Với việc tạo sinh sao bản sản xuất, người ta nhắm đến việc cấy một phôi bào được tạo sinh sao bản vào tử cung của một người mẹ thế để “sản xuất” ra một đứa con; với việc tạo sinh sao bản “nghiên cứu”, người ta nhắm đến việc lợi dụng lập tức phôi bào được tạo sinh sao bản, không để nó có cơ hội phát triển, hầu loại trừ nó đi trong tiến trình này. Người ta có thể thậm chí khẳng định rằng bất cứ loại tạo sinh sao bản nào cũng là loại tạo sinh sao bản “sản xuất” ở giai đoạn đầu, vì nó phải sản xuất, qua tiến trình tạo sinh sao bản, một cơ cấu mới độc lập riêng, được bẩm sinh với một căn tính riêng biệt đặc thù, trước khi thực hiện bất cứ một việc nào khác đối với phôi bào ấy.


8.     “Việc tạo sinh sao bản trị liệu” về luân thường đạo lý không phải là vấn đề trung dung. Thật thế, nói theo luân thường đạo lý, nó thậm chí còn xấu hơn cả “việc tạo sinh sao bản sản xuất” nữa. Trong việc tạo sinh sao bản “sản xuất”, người ta ít là còn con người mới được sản xuất, một con người vô tội tự bản chất, một cơ hội để tăng trưởng và sinh ra. Còn nơi việc tạo sinh sao bản “trị liệu”, người ta sử dụng con người mới được tạo sinh sao bản như là một chất liệu thí nghiệm thuần túy. Việc sử dụng như phương tiện con người như thế là những gì trầm trọng phạm đến phẩm vị con người và đến loài người. Chữ “phẩm vị”, như được sử dụng trong Bản Chủ Trương này cũng như trong Bản Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc, không liên quan đến quan niệm về giá trị của các thứ năng khiếu và khả năng của cá nhân con người cũng như thứ giá trị được người khác qui về cho họ, một thứ giá trị có thể được gọi là “phẩm vị gán cho”.


Quan niệm về thứ phẩm vị được gán cho như thế cho phép có những phán đoán về giai cấp, bất bình đẳng, độc đoán và thậm chí kỳ thị. Phẩm vị được nói đến ở đây có nghĩa là cái giá trị nội tại giành cho chung tất cả mọi con người một cách phổ quát và bình đẳng, bất kể những điều kiện về xã hội, tri thức hay thể lý của họ. Chính phẩm vị này bắt tất cả chúng ta phải tôn trọng hết mọi người, bất kể thân phận của họ, lại càng phải tôn trọng họ hơn nếu họ cần được bảo vệ và chăm sóc. Phẩm vị là nền tảng củ atất cả mọi thứ nhân quyền. Chúng ta buộc phải tôn trọng các quyền lợi của kẻ khác vì trước hết chúng ta nhìn nhận phẩm vị của họ.


9.     Thành thực mà nói, nếu một cuộc nghiên cứu đặc biệt nào chứng tỏ cho thấy những điều kiện thành đạt mà không gây ra những trục trặc gì về luân thường đạo lý thì nó cần phải được theo đuổi thực hiện trước khi bắt tay vào việc nghiên cứu khác mà lại cho thấy ít thành đạt và liên quan đến những quan tâm về luân thường đạo lý. Những cách thức liên quan đến những cuộc nghiên cứu về sinh vật học đều bị hạn chế. “Việc tạo sinh sao bản trị liệu” là một lý thuyết chưa được chứng thực có thể trở thành những gì làm tốn phí thời gian và tiền của rất nhiều. Theo cảm quan tốt đẹp và nhu cầu cần phải đạt chỉ tiêu, mà cuộc nghiên cứu căn bản được thực hiện cách nghiêm cẩn mới kêu gọi cộng đồng y khoa sinh học thế giới hãy phân phối ngân quĩ cần thiết cho việc nghiên cứu các thân bào “tăng trưởng”.


10.     Thế giới không thể đi nước đôi: đi con đường của những ai muốn hy tế hay thương mại hóa con người vì một thiểu số diễm phúc, và đi con đường của những ai không thể chấp nhận việc lạm dụng ấy. Vì bản thân mình, nhân loại cần có một nền tảng chung, một kiến thức chung về con người và một kiến thức chung về những nền tảng trọng yếu xây nền móng cho tất cả mọi ý nghĩ của chúng ta về nhân quyền. Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ đẩy mạnh mọi nỗ lực để tìm kiếm cái nền tảng trọng yếu ấy, nhờ đó, nhân loại được tôn trọng một cách xứng đáng. Việc thực hiện sự án cấm đoán toàn cầu quốc tế vấn đề tạo sinh sao bản con người là một phần của sứ vụ và nhiệm vụ của tổ chức Liên Hiệp Quốc vậy.


Tại Vatican ngày 27/9/2004

1) Kưrbling M, Estrov Z. Adult stem cells for tissue repair - a new therapeutic concept? New England Journal of Medicine 2003; 349: 570-582.
Bunting K, Hawley R. Integrative molecular and developmental biology of adult stem cells Biology of the Cell 95 (2003) 563-578. Wang J, Kimura T, Asada R, Harada S, Yokota S, Kawamoto Y, Fujimura Y, Tsuji T, Ikehara S, Sonoda Y, 2003a. SCIDrepopulating cell activity of human cord blood-derived
CD34- cells assured by intra-bone marrow injection. Blood 101, 2924-2931; Gluckman E, Broxmeyer HE, Auerbach AD et al. (1989). Hematopoietic reconstitution in a patient with Fanconi's anemia by means of umbilical-cord blood from an HLA-identical sibling. N. Engl. J. Med. 321, 1174-1178.

2) Wollert KC, Meyer GP, Lotz J, Ringes-Lichtenberg S, Lippolt P, Breidenbach C, Fichtner S, Korte T, Hornig B, Messinger D, Arseniev L, Hertenstein B, Ganser A, Drexler H. Intracoronary autologous bone-marrow cell transfer after myocardial infarction: the BOOST randomized controlled clinical trial. Lancet 2004: 364: 141-148. Beltrami, AP, Barlucchi, L, Torella D, Baker M, Limana F, Chimenti S, Kasahara H, Rota M, Musso E, Urbanek K, Leri A, Kajstura J, Nadal-Ginard B, Anversa P, 2003. Adult cardiac stem cells are multipotent and support myocardial regeneration. Cell 114, 763-776. Stamm C, Westphal B, Kleine HD, Petzsch M, Kittner C, Klinge H, Schumichen C, Nienaber CA, Freund M, Steinhoff G, 2003. Autologous bone-marrow stem-cell transplantation for myocardial regeneration. Lancet 361, 45-46.

3) Cfr for exemple: Mezey E, Key S, Vogelsang G, Szalayova I, Lange GD, Crain B, 2003. Transplanted bone marrow generates new neurons in human brains. Proc. Natl. Acad. Sci USA 100, 1364-1369; Vescovi AL, Martino G, 2003. Injection of adult neurospheres induces recovery in a chronic model of multiple sclerosis. Nature 422, 688-694; Hess D, Li L, Martin M, Sakano S, Hill D, Strutt B, Thyssen S, Gray DA, Bhatia M., 2003. Bone marrow-derived stem cells initiate pancreatic regeneration. Nat. Biotechnol. 21, 763-770 Horb ME, Shen CN, Tosh D, Slack J.M., 2003. Experimental conversion of liver to pancreas. Curr. Biol. 13, 105-115.

4) Cfr Stojkovic M. Lako M, Strachan T, Murdoch1 A. Derivation, growth and applications of human embryonic stem cells Reproduction (2004) 128 259-267.

5) Freed CR. Will embryonic stem cells be a useful source of dopamine neurons for transplant into patients with Parkinson's disease. Proceedings of the National Academy of Sciences 2002; 99: 1755-1757.

6) Tsai RY, McKay RD. A nucleolar mechanism controlling cell proliferation in stem cells and cancer cells. Genes and Development 2002: 16: 2991-3003; Wakitani S, Takaoka K, Hattori T, Miyazawa N, Iwanaga T, Takeda S, Watanabe TK, Tanigami A. Embryonic stem cells injected into the mouse knee joint form teratomas and subsequently destroy the joint. Rheumatology 2003; 42:
162-165; Erdư F, Bủhrle C, Blunk J, Hoehn M, Xia Y, Fleischmann B, Fưcking M, Kủstermann E, Kolossov E, Hescheler J, Hossmann K-A, Trapp T.
Host-dependent tumorigenesis of embryonic stem cell transplantation in experimental stroke. Journal of Cerebral Blood Flow and Metabolism 2003; 23:
780-785.

7) Marx J. Mutant stem cells may seed cancer. Science 2003; 301: 1308-1310.

8) The fact that these epigenetic factors that contribute to the development of embryonic stem cells in the embryo are also the one that contribute to the development of cancers in the adult is troubling. In fact, stem cells have been found in tumors. Normile D. Cell proliferation. Common control for cancer, stem cells. Science 2002; 298: 1869; Valk-Lingbeek ME, Bruggeman SW, Van Lohuizen M. Stem cells and cancer: the polycomb connection. Cell 2004;
118: 409-418.

9) Bortvin A, Eggan K, Skaletsky H, Akutsu H, Berry DL, Yanagimachi R, Page DC, Jaenisch R. Incomplete reactivation of Oct4-related genes in mouse embryos cloned from somatic nuclei, Development 2003: 130: 1673-1680; Mann MR, Chung YG, Nolen LD, Verona RI, Latham KE, Bartolomei MS, Disruption of imprinted gene methylation and expression in cloned preimplantation stage mouse embryos. Biology of Reproduction 2003; 69: 902-914; Boiani M, Eckardt S, Leu NA, Scholer HR, McLaughlin KJ, Pluripotency deficit in clones overcome by clone-clone aggregation: epigenetic complementation? EMBO Journal 2003; 22: 5304-5312; Fulka J, Miyashita N, Nagai T, Ogura A, Do cloned mammals skip a reprogramming step? Nature Biotechnology 2004; 22:
25-26; Mann MR, Lee SS, Doherty AS, Verona RI, Nolen LD, Schultz RM, Bartolomei MS, Selective loss of imprinting in the placenta following preimplantation development in culture. Development 2004; 131: 3727-3735.

10) Simerly C, Dominko T, Navara C, Payne C, Capuano S, Gosman G, Chong KY, Takahashi D, Chace C, Compton D, Hewitson L, Schatten G, Molecular correlates of primate nuclear transfer failures. Science 2003; 300: 297; Wolf DP. An opinion on human reproductive cloning. Journal of Assisted Reproduction and Genetics 2001: 18: 474-475.

11) Knight J. Biologists fear cloning hype will undermine stem-cell research. Nature 2004; 430: 817.

12) During the meiotic phase, there is a segregation of alleles with subsequent random assortment of homologues. This "shuffling" of genes, which is the basis for genetic identity, prevents the occurrence of severe genetic abnormalities. There is no such healthy "shuffling" of genes in nuclear transfer cloning.

13) Healy DL, Weston G, Pera MF, Rombauts L, Trounson AO. Human cloning, 2001. Human Fertility 2002; 5: 75-7.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 22/10/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
 



GIÁO HỘI HIỆN THẾ