GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 12/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho các trẻ em được coi trọng như là tặng ân của Thiên Chúa, cần phải được tôn trọng, hiểu biết và quí chuộng”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc nhập thể của Chúa Giêsu Kitô trở thành một mô phạm đích thực cho hết mọi nỗ lực hội nhập hóa Phúc Âm”.  

 

__________________

 NGÀY 12 CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG A

TRONG NĂM THÁNH THỂ

 

"Người là Đấng phải đến?"

 

Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng A-B-C

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.            "'Người là Đấng phải đến'... 'Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các người nghe và thấy'": "Đây Thiên Chúa đến báo oán, Ngài sẽ đến cứu các người bằng đắp đổi thần linh" - "Lạy Chúa, xin đến cứu độ chúng tôi"' "Này vị quan án đứng ở cửa - qúi vị phải nhẫn nại (và) bền lòng".

 

B.        "Có một Đấng ở giữa qúi vị mà qúi vị không biết, Người là Đấng đến sau tôi": "Thần Linh của Chúa là Thiên Chúa ở trên tôi vì Chúa đã xức dầu cho tôi... Chúa là Thiên Chúa làm cho đức công chính và lời chúc tụng vang lên trước mọi dân tộc"- "Linh hồn tôi nhẩy mừng trong Chúa"' "Đấng đã kêu gọi chúng ta là Đấng trung tín nên Ngài sẽ thực hiện - Chớ gì anh em được gìn giữ trọn vẹn cả tinh thần, linh hồn và thân xác"

 

C.        "Có Đấng sẽ đến uy quyền hơn tôi... Người sẽ rửa qúi vị trong Thánh Linh và trong lửa": "Chúa là Thiên Chúa các ngươi ở giữa các ngươi, Đấng Cứu Tinh quyền năng... sẽ canh tân các ngươi trong tình yêu của Người" - "Hãy nhẩy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi, có Đấng Thánh của Ich-Diên thật cao cả"' "Sự bình an của riêng Thiên Chúa vượt mọi hiểu biết sẽ bảo toàn lòng trí anh em - Hãy dẹp đi mọi lo âu cho khỏi tâm trí của anh em".

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Lời đã hóa thành nhục thể" là "Đấng phải đến". Nói đến "Đấng sẽ đến" là nói đến nguồn gốc Thần Linh của "Đấng phải đến", tức nói đến lời Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Thế, như chúng ta đã chiêm nghiệm Phụng Vụ Lời Chúa trong Chúa Nhật 2 Mùa Vọng. Như thế, trong Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng này, nói đến "Đấng phải đến" là nói đến sứ mệnh Thần Linh của "Đấng sẽ đến", một sứ mệnh được thể hiện qua "những gì các người (môn đệ của Gioan) nghe và thấy" (Phúc Âm năm A).

 

"Đấng sẽ đến", "nụ hoa nở ra từ các rễ của (chồi Đavít)" (bài đọc 1 CN2MV năm A), là một ngôi vị Thần Linh có hai bản tính, Thiên Tính và nhân tính, nên "Đấng phải đến" chính là "Thiên Chúa ở giữa các ngươi, Đấng Cứu Tinh quyền năng... sẽ canh tân các ngươi trong tình yêu của Người" (bài đọc 1 năm C).

 

"Đấng sẽ đến" là một ngôi vị Thần Linh có hai bản tính, Thiên Tính và nhân tính, nên "Đấng phải đến"  cũng chính là Đấng được Thiên Chúa "xức dầu" cho, bằng "Thần Linh của Chúa là Thiên Chúa ở trên (Người)" (bài đọc 1 năm B), nhờ đó, như Gioan Tiền Hô đã báo trước về Người là "Người sẽ rửa qúi vị trong Thánh Linh và trong lửa" (Phúc Âm năm C).

 

"Đấng phải đến" chính là "Đấng Thánh của -ch-Diên thật cao cả" (đáp ca năm C), "đến báo oán... bằng đắp đổi thần linh" (bài đọc 1 năm A) để canh tân con người như thế, chứ không phải bằng oán phạt công minh, mà "sự bình an của riêng Thiên Chúa vượt mọi hiểu biết sẽ bảo toàn lòng trí" (bài đọc 2 năm C) những ai biết "nhẩy mừng trong Chúa" (đáp ca năm B), và họ "sẽ được gìn giữ trọn vẹn cả tinh thần, linh hồn và thân xác" (bài đọc 2 năm B).

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha đã sai Con của Cha là "Đấng phải đến" với loài người chúng con, như như một "vị quan án đứng ở cửa" (bài đọc 2 năm A) - xin cho chúng con biết "nhẫn nại (và) bền lòng" (bài đọc 2 năm A), trong việc "dẹp đi mọi lo âu cho khỏi tâm trí" (bài đọc 2 năm C), để chúng con có thể nhận thức được sự hiện diện Thần Linh của Người, bằng khát vọng sâu xa của chúng con: "Lạy Chúa, xin đến cứu độ chúng tôi" (đáp ca năm A).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 


GIOAN LÀ TIẾNG, ĐỨC KITÔ LÀ LỜI

 

Bài Suy Niệm Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Vọng


(Thánh Âu-Quốc-Tinh: Sermo 293, 3: PL 1328-1329)

Gioan là tiếng, còn Chúa Kitô là Lời, Đấng đã có từ ban đầu. Gioan là tiếng chỉ vang lên trong một thời gian; Chúa Kitô từ ban đầu là Lời tồn tại muôn đời.

Nếu bỏ lời nói đi, bỏ ý nghĩa đi thì tiếng nói là chi? Nếu thiếu mất ý nghĩa thì tiếng nói cũng vô dụng. Tiếng mà không có lời thì chỉ đập vào tai chứ không nâng tâm hồn lên.

Tuy nhiên, chúng ta hãy quan sát những gì xẩy ra khi chúng ta mới bắt đầu nâng tâm hồn mình lên. Khi tôi nghĩ về những gì tôi sắp nói thì lời hay sứ điệp đã có nơi tâm hồn tôi rồi. Khi tôi muốn nói với anh em thì tôi tìm cách chia sẻ với tâm hồn anh em những gì đã có nơi tâm hồn của tôi.

Khi tôi tìm cách để chuyển sứ điệp này tới anh em, để lời ở trong tâm hồn tôi tìm được chỗ đứng nơi tâm hồn anh em, thì tôi sử dụng tiếng để nói với anh em. Âm vang của tiếng tôi nói chuyên chở ý nghĩa của lời đến với anh em để rồi sau đó qua đi. Lời nói được âm thanh chuyển chở tới anh em giờ đây ở trong tâm hồn anh em, song nó cũng vẫn còn ở nơi tâm hồn tôi.

Khi lời đã được chuyển chở tới anh em thì không phải hay sao âm thanh như muốn nói rằng: lời phải nổi nang còn tôi phải giảm thiểu? Âm thanh của tiếng nói đã được nghe thấy trong việc phục vụ lời để rồi qua đi, như thể nó nói rằng: niềm vui của tôi trọn vẹn. Chúng ta hãy nắm giữ lấy lời; chúng ta không được làm mất đi lời đã được thụ thai một cách sâu xa trong tâm hồn của chúng ta.

Anh em có cần chứng cớ cho thấy tiếng nói thì qua đi nhưng Lời thần linh vẫn tồn tại hay chăng? Hôm nay phép rửa của Thánh Gioan đâu rồi? Phép rửa này đã đạt đích của mình và đã qua đi. Giờ đây chỉ có phép rửa của Chúa Kitô là phép rửa chúng ta cử hành mà thôi. Chính ở nơi Chúa Kitô mà tất cả chúng ta tin tưởng; chúng ta hy vọng ơn cứu độ nơi Người. Đó là sứ điệp được tiếng nói loan báo.

Vì khó có thể phân biệt được lời với tiếng, ngay cả Gioan cũng được cho là Đức Kitô. Tiếng được cho là lời. Thế nhưng, tiếng đã nhận biết mình là gì, chứ không hung hăng phạm đến lời. Gioan nói: Tôi không phải là Đức Kitô, cũng không phải là Eâlia, hay là một tiên tri. Thế rồi vấn đề được đặt ra là: Vậy ông là ai? Thánh nhân trả lời: Tôi là tiếng của một người kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường cho Chúa.

Tiếng của một người kêu trong hoang địa là tiếng của một người phá vỡ thinh lặng. Thánh nhân nói Hãy dọn đường cho Chúa, như thể thánh nhân muốn nói rằng: “Tôi lên tiếng để dẫn Ngài vào tâm hồn của anh em, thế nhưng Ngài không chọn tới những nơi tôi dẫn Ngài đến trừ phi anh em dọn đường cho Ngài”.

Hãy dọn đường nghĩa là hãy cầu nguyện sốt sắng; nghĩa là khiêm tốn nghĩ về bản thân mình. Chúng ta phải thấy nơi Gioan Tẩy Giả một bài học. Thánh nhân được cho là Đức Kitô; thánh nhân tuyên bố mình không phải như họ nghĩ. Thánh nhân không lợi dụng cái lầm lẫn của họ để đi đến chỗ tôn vinh mình.

Nếu thánh nhân nói “tôi là Đức Kitô”, anh em có thể tưởng tượng xem thánh nhân sẽ dễ dàng được chấp nhận là chừng nào, vì họ đã tin thánh nhân là Đức Kitô ngay cả trước khi thánh nhân lên tiếng. Tuy nhiên, thánh nhân đã không nói như vậy; thánh nhân nhận biệt mình là ai. Thánh nhân tỏ tường cho thấy mình là ai; thánh nhân đã tự hạ mình xuống.

Thánh nhân đã thấy ơn cứu độ của mình nằm ở chỗ nào. Thánh nhân hiểu rằng mình là một cây đèn và chỉ sợ rằng nó có thể bị ngọn gió kiêu căng thổi tắt đi thôi.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 42-44)
 

Chúa Nhật trong Năm Thánh Thể

Theo ý hướng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về việc Ngài mở Năm Thánh Thể với mục đích là để chung Giáo Hội và riêng mỗi Kitô hữu làm sao có thể ý thức hơn về Mầu Nhiệm Thánh Thể và là một năm sống Phụng Vụ Thánh Thể, thoidiemmaria.net đã, đang và sẽ phổ biến những gì liên quan đến Thánh Thể và Phụng Vụ trong Năm Thánh Thể.

Thoidiemmaria đã phổ biến về Thánh Thể vào các ngày Thứ Năm trong Năm Thánh Thể từ ngày 4/11/2004, và những bài về Thánh Thể với Thánh Mẫu ngay từ khi khai mở Năm Thánh Thể, Thứ Bảy 16/10/2004. Từ Chúa Nhật 7/11/2004, thoidiemmaria đã bắt đầu với những bài về Phụng Vụ theo các văn kiện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đó là hai tông thư, tông thư về Hiến Chế Canh Tân Phụng Vụ được ngài ban bố ngày 12/12/2003, dịp kỷ niệm ban hành hiến chế này của Công Đồng Chung Vaticanô II, và tông thư Ngày Của Chúa, ban hành ngày 31/5/1998.

Trong Tông Thư về Năm Thánh Thể “Xin Chúa Ở Với Chúng Con” khoản số 23 và 29, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói rõ và nhấn mạnh đến Phụng Vụ Thánh Thể Chúa Nhật như sau:

• “Đặc biệt Tôi muốn là trong năm nay chúng ta phải hết sức cố gắng để làm sao cảm nghiệm được Chúa Nhật là một ngày của Chúa và là ngày của Giáo Hội. Tôi cảm thấy hoan hỉ khi mọi người suy nghĩ lại những lời Tôi nói trong Tông Thư Ngày Của Chúa Dies Domini. ‘Với Thánh Lễ Chúa Nhật, người Kitô hữu đặc biệt sống lại cảm nghiệm của các Vị Tông Đồ vào buổi tối Phục Sinh xưa, khi Chúa Giâsu Sống Lại hiện ra với các vị lúc các vị đang quay quần với nhau (x Jn 20:19). Theo một ý nghĩa nào đó, Dân Chúa ở mọi thời đã được hiện diện nơi nhóm nhân trung môn đệ nhỏ bé là những hoa trái đầu mùa của Giáo Hội ấy rồi’ (21). Trong năm hồng ân này, theo thừa tác vụ mục vụ của mình, các vị linh mục cần phải chú trọng hơn nữa đến Thánh Lễ Chúa Nhật như là một việc cử hành để qui tụ toàn thể cộng đồng giáo xứ lại, với sự tham dự của các nhóm hội, phong trào và đoàn thể khác nhau” (khoản số 23)

• “Chớ gì đối với hết mọi người Năm Thánh Thể là một cơ hội quí báu để ý thức hơn nữa cái kho tàng khôn sánh được Chúa Kitô ký thác cho Giáo Hội của Người ấy. Chớ gì Năm Thánh Thể kích thích việc cử hành Thánh Thể sống động và sốt sắng hơn nữa, mang lại một đời sống Kitô giáo được biến đổi trong yêu thương… Chỉ cần làm sao trong Năm này, ở tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu, phục hồi được việc cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật cũng như việc gia tăng tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ, là Năm ân sủng này hết sức thành đạt rồi vậy” (khoản số 29).
 

Tông Thư

NGÀY CỦA CHÚA – DIES DOMINI

của

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

gửi

Các Vị Giám Mục, Giáo Sĩ và Tín Hữu thuộc Giáo Hội Công Giáo

về

Việc Giữ Ngày Của Chúa Thánh Hảo
 

Nội Dung

Nhập đề

Chương I
Ngày của Chúa – Dies Domini
Việc Cử Hành Công Cuộc của Đấng Hóa Công
“Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành” (Jn 1:3)
“Từ ban đầu Thiên Chúa đã tạo dựng nên trời đất” (Gen 1:1)
“Ngày Hưu Lễ”: Việc nghỉ ngơi vui vẻ của Đấng Hóa Công
“Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hóa ngày này” (Gen 2:3)
“Giữ thánh hảo” bằng “việc tưởng nhớ”
Từ Ngày Hưu Lễ đến Chúa Nhật

Chương II
Ngày của Đức Kitô – Dies Christi
Ngày của Chúa Phục Sinh và của Tặng Ân Thánh Linh
Lễ Phục Sinh hằng tuần
Ngày thứ nhất trong tuần
Càng khác biệt với Ngày Hưu Lễ
Ngày của việc tân tạo
Ngày thứ tám: hình ảnh của vĩnh hằng
Ngày của Chúa Kitô Ánh Sáng
Ngày của tặng ân Thần Linh
Ngày của đức tin
Một ngày bất khả châm chước!

Chương III
Ngày của Giáo Hội – Dies Ecclesiae
Cộng Đồng Thánh Thể: Tâm Điểm của Chúa Nhật
Sự hiện diện của Vị Chúa Phục Sinh
Cộng Đồng Thánh Thể
Thánh Thể Chúa Nhật
Ngày của Giáo Hội
Một dân lữ hành
Một ngày hy vọng
Bàn tiệc lời Chúa
Bàn tiệc Thánh Thể
Bữa tiệc Phục Sinh và quây quần huynh đệ
Từ Thánh Lễ tới “việc truyền giáo”
Việc bắt buộc giữ Chúa Nhật
Một cuộc hân hoan cử hành bằng ca hát
Một cử hành bao gồm tất cả mọi người
Những giây phút khác của Chúa Nhật Kitô Giáo
Các cộng đồng Chúa Nhật thiếu linh mục
Truyền thanh và truyền hình

Chương IV
Ngày của Con Người – Dies Hominis
Chúa Nhật: Ngày của Niềm Vui, Nghỉ Ngơi và Kết Đoàn
“Niềm vui trọn vẹn” của Chúa Kitô
Tầm mức trọn vẹn của Ngày Hưu Lễ
Ngày nghỉ ngơi
Một ngày kết đoàn

Chương V
Ngày của mọi ngày – Dies Dierum
Chúa Nhật: Ngày Lễ Nguyên Thủy Tỏ Hiện Ý Nghĩa của Thời Gian
Chúa Kitô là Alpha và Omega của thời gian
Chúa Nhật trong Phụng Niên

Tổng Kết


 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ