GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 12/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho các trẻ em được coi trọng như là tặng ân của Thiên Chúa, cần phải được tôn trọng, hiểu biết và quí chuộng”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc nhập thể của Chúa Giêsu Kitô trở thành một mô phạm đích thực cho hết mọi nỗ lực hội nhập hóa Phúc Âm”.  

 

__________________

 NGÀY 27 THỨ HAI,

NGÀY 3 TRONG BÁT NHẬT GIÁNG SINH

 

ĐTC Piô XII đã rõ ràng tỏ ra chống lại đảng Nazi


Theo tin tức do Zenit phổ biến từ Rôma hôm 23/12/2004 thì tác phẩm “Cuộc Chiến Piô XII: Những Lời Giải Đáp cho Những Phê Bình Gia về Đức Piô XII” vừa được tái bản. Ấn bản lần nhất do Lexington Books xuất bản đã bán hết ở các tiệm sách Hoa Kỳ.


Tác phẩm được thực hiện bởi ông Joseph Bottum, giám đốc phần sách vở và nghệ thuật của The Weekly Standard, và tôn sư David Dalin, giáo sư về lịch sử và khoa chính trị học ở Đại Học Ave Maria. Nó là một tổng hợp 11 bài viết của các triết gia, thần học gia, ký giả, luật sư, sử gia và chuyên viên vụ Thiêu Tế để trả lời rõ ràng cho những tố cáo phạm đến Đức Piô XII.


Trong tác phẩm này, William Doino liệt kê một thư mục gồm những sách vở và bài viết về những liên hệ giữa Tòa Thánh và chế độ Nazi cùng với cuộc bách hại những người Do Thái. Ngoài ra, khi nói với Zenit, ông này còn cho biết ông cho thêm vào đó cả một lịch trình rat ay cứu với người DoThái của Giáo Hội Công Giáo khỏi cuộc bách hại của đảng Nazi.


Tóm lại, theo ông Doino thì:


“Đức Piô XII đã không nín thinh”.


“Khi còn là khâm sứ tòa thánh ở Đức và quốc vụ khanh của Tòa Thánh, nhất là khi làm giáo hoàng, Đức Pacelli đã minh nhiên và mạnh mẽ chỉ tên vạch mặt những thứ sự dữ trong thời của ngài, tức là nạn duy chủng tộc, tình trạng ghét bỏ về sắc tộc và chủng tộc, chủ nghĩa quốc gia quá trớn, những tội ác chiến tranh và những thứ tàn bạo phạm đến thành phần dân sự”.


Để trả lời cho những phê bình gia khác công nhận là Đức Piô XII đã không tỏ ra nín thinh, nhưng theo họ, những lời tuyên bố của ngài có tính cách chung chung chứ không mạnh mẽ tác hiệu, thậm chí ngài không đủ can đảm để nhắc đến chữ “người Do Thái”, ông Doino nói:


“Điều này sai. Trong bức thông điệp đầu tiên của mình là ‘Summi Pontificatus’, Đức Piô XII chẳng những đề cập đến chữ ‘người Do Thái’ mà còn đề cập đến trong bối cảnh bênh vực gia đình nhân loại nữa. Trích lại lời Thánh Phaolô, Đức Piô XII đã viết: ‘Không còn vấn đề Dân Ngoại hay Do Thái, cắt bì hay không cắt bì, man di hay Scythia, nộ lệ hay tự do. Song Chúa Kitô là tất cả mọi sự và trong mọi sự”.


Trong cuốn sách này, ông Doino đã vạch ra cho thấy những bài viết ở tờ L’Osservatore Romano và những bài nói của Đài Phát Thanh Vatican cho thấy vị giáo hoàng này minh nhiên tỏ ra bênh vực người Do Thái, khi nhắc đến tên của họ cả trước, trong và sau cuộc thế chiến.


Ngoài ra, vào tháng 3/1940, trong một cuộc gặp gỡ riêng với vị ngoại trưởng Đức là Joachim von Ribbentrop, Đức Piô XII đã kịch liệt lên án cuộc bách hại của Nazi đối với những người Công Giáo và Do Thái.


Ông Doino cũng đề nghị với thành phần phê bình chỉ trích là hãy đọc những gì được chính các văn bản của đảng Nazi viết về vị giáo hoàng bị họ tố cáo oan ức này: “Hiển nhiên là đối với các phần tử của chế độ Xã Hội Quốc Gia thì những lời lẽ của Đức Piô XII đã tỏ tường; thật vậy, họ đã tố cáo ngài là ‘phát ngôn viên cho người Do Thái’”.


Về luận đề của Susan Zuccotti, người nói rằng Đức Piô XII không biết gì về nhiều người Công Giáo đã rat ay hỗ trợ người Do Thái, ông Doino gọi điều là “một luận đề ngớ ngẩn”. Theo ông, “Cuộc Chiến Piô” này làm phong phú hóa những văn kiện cho thấy việc trực tiếp hỗ trợ được Đức Piô XII điều hợp để cứu giúp những người Do Thái bị bắt bớ khắp Âu Châu.


“Chính bản thân tôi đã phỏng vấn Đức ông John Patrick Carroll-Abbing, một phần tử thuộc tổ chức chống Nazi ở Rôma, vị đã nói với tôi rằng vị ấy đã nhận lệnh trực tiếp từ Đức Piô XII để che dấu và bảo vệ những người Do Thái”.

 

 

 

ĐTC GPII: Chiêm Ngưỡng Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể Giáng Sinh Làm Người (Tuần Bát Nhật Giáng Sinh: ngày 3)

Với Chúa Kitô,

Vĩnh Cửu đã đi vào Thời Gian  

 Bài Giáo Lý số 2 về Chúa Kitô dọn mừng Đại Năm Thánh 2000 (Thứ Tư ngày 26-11-1997)

 

V

iệc cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm giúp chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu Kitô như là tận điểm của thời gian trước Người và như là khởi điểm của tất cả thời gian sau Người. Thật thế, Người đã khai mào cho một tân sử, không những cho những ai tin Người mà còn cho cả cộng đồng nhân loại, vì ơn cứu chuộc Người hoàn thành là để hiến cho mỗi một con người. Từ đó, những hoa trái của việc Người cứu chuộc được thấm nhập tràn lan khắp giòng lịch sử một cách mầu nhiệm. Với Chúa Kitô vĩnh cửu đã đi vào thời gian.

          “Ngay từ ban đầu đã có Lời” (Jn.1:1). Bằng những lời này, thánh Gioan khai mở cho Phúc Aâm của ngài, mang chúng ta vượt ra ngoài khởi điểm thời gian của mình, đến tận cõi vĩnh hằng thần linh. Lời diễn tả này đã vang vọng lời diễn tả trong đoạn sáng tạo: “Ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên các tầng trời và đất” (Gn.1:1). Thế nhưng, trong việc tạo dựng, nó là một vấn đề của thời gian, trong khi đó, nơi mà Lời được nói đến, lại là một vấn đề của vĩnh hằng.

          Có hai khoảng cách vô cùng giữa hai yếu tố. Nó là một khoảng cách giữa thời gian và vĩnh cửu, giữa tạo vật và Thiên Chúa.

2-       Là Lời từ đời đời hiện hữu, Chúa Kitô có một nguồn gốc vượt xa khỏi cuộc hạ sinh của Người trong thời gian.

          Lời minh xác của thánh Gioan được căn cứ vào chính những lời của Chúa Giêsu. Để trả lời cho những người Do Thái hạch trách Người vì Người cho rằng Người đã thấy Abraham trong khi Người chưa đầy 50 tuổi, Chúa Giêsu đáp: “Thật vậy, thật vậy, Tôi nói cho qúi vị hay, Tôi hiện hữu trước khi có Abraham” (Jn.8:58). Lời minh xác này nhấn mạnh đến cái tương phản giữa việc trở nên (the becoming) của Abraham và việc hiện hữu (the being) của Chúa Kitô. Chữ “genésthai” được dùng trong bản văn Hy Lạp chỉ về Abraham thực sự có nghĩa là “trở nên” (to become), hay “hình thành” (to come into being): nó là một động từ xác đáng để chỉ về thể thức hiện hữu hợp với loài tạo vật. Ngược lại, chỉ có một mình Chúa Giêsu mới có thể nói: “Tôi hiện hữu” (I am), một diễn tả xác định mức độ hoàn toàn của hiện thể, vượt ra ngoài tất cả những năng thể. Như thế là Người chứng tỏ Người nhận thức được việc Người có một hiện hữu cá biệt từ đời đời.

3-       Khi áp dụng lời “Tôi hiện hữu” cho chính mình, Chúa Giêsu đã làm cho danh của Thiên Chúa thành tên của Người, một danh xưng được tỏ cho Moisen trong sách Xuất Hành. Sau khi trao cho Moisen sứ mệnh giải thoát dân của mình khỏi cảnh làm tôi ở Ai Cập, Giavê là Chúa đã bảo đảm sẽ hộ giúp và sát cánh với Moisen, và để đoan quyết cho lòng trung thành của mình, Ngài đã tỏ cho ông biết mầu nhiệm danh tánh của Ngài: “Ta là Đấng hiện hữu” (Ex.3:14). Nhờ đó, Moisen có thể nói cùng các người Yến-Duyên rằng: “Đấng hiện hữu đã sai tôi đến với qúi vị” (ibid.). Danh xưng này chẳng những nói lên sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa dành cho dân của Ngài, mà còn nói lên mầu nhiệm khôn thấu của Ngài.

          Chúa Giêsu lấy danh hiệu thần linh này làm của mình. Trong Phúc Aâm thánh Gioan, lời diễn tả này xuất hiện một số lần trên môi miệng Người (xem 8:24,28,58;13:19). Với danh hiệu này, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy một cách thực sự rằng, nơi bản thân Người, vĩnh cửu chẳng những có trước thời gian mà còn đi vào thời gian nữa.

          Cho dù chia sẻ với thân phận con người, Chúa Giêsu vẫn nhận thức được việc hiện hữu đời đời của mình, một hiện hữu khiến cho tất cả mọi hoạt động của Người có một giá trị cao cả hơn. Chính Người đã nhấn mạnh giá trị đời đời này: “Trời đất có qua đi nhưng những lời của Tôi sẽ không qua đi” (Mk.13:31; par.). Những lời của Người, cũng như những tác hành của Người, có một giá trị chuyên biệt chung kết, và sẽ tiếp tục kêu gọi loài người đáp ứng cho đến cùng thời gian.

4-       Việc làm của Chúa Giêsu có hai phương diện liên hệ chặt chẽ với nhau: việc của Người là một việc cứu độ giải thoát con người khỏi quyền lực sự dữ, việc của Người cũng là một việc tân tạo để con người được tham dự vào sự sống thần linh.

          Việc giải thoát khỏi sự dữ đã được báo trước trong Cựu Ước, nhưng chỉ một mình Đức Kitô mới hoàn toàn chiếm được nó. Chỉ có một mình Người là Con mới có quyền năng vĩnh hằng trên lịch sử con người: “Nếu Con giải thoát cho qúi vị, qúi vị sẽ thực sự được giải thoát” (Jn.8:36). Thư gửi cho giáo đoàn Do Thái cũng hết sức nhấn mạnh đến sự thật này, khi tỏ cho thấy hy tế duy nhất của Con đã chiếm lấy cho chúng ta “ơn cứu độ đời đời” (Heb.9:12), vượt trên giá trị của những hy tế Cựu Ước.

          Việc tân tạo chỉ có thể đạt được bởi Đấng toàn năng, vì nó bao hàm việc thông truyền sự sống thần linh cho việc hiện hữu của con người.

 5-       Quan điểm về nguồn gốc đời đời của Lời, đặc biệt được nhấn mạnh trong Phúc Aâm thánh Gioan, thôi thúc chúng ta đi sâu hơn vào mầu nhiệm này.

          Bởi thế, chúng ta hãy tiến đến Cuộc Mừng Kỷ Niệm, bằng việc tuyên xưng đức tin của mình nơi Đức Kitô càng ngày càng mãnh liệt hơn bao giờ hết: “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Aùnh Sáng bởi Aùnh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”. Những đoạn của Kinh Tin Kính đây hiến cho chúng ta lối tiến vào mầu nhiệm này; chúng là một lời mời gọi tiến đến mầu nhiệm này. Chúa Giêsu tiếp tục làm chứng cho thế hệ của chúng ta, như Người đã làm 2000 năm trước đối với các môn đệ của Người cũng như với những ai nghe Người, về việc Người nhận thức được căn tính thần linh của Người: mầu nhiệm Tôi hiện hữu.

          Vì mầu nhiệm này, lịch sử nhân loại không còn rơi vào tình trạng băng hoại nữa, nhưng có một ý nghĩa và một hướng đi: một cách nào đó, lịch sử nhân loại đã được thai nghén với vĩnh cửu. Lời hứa an ủi mà Chúa Kitô đã nói với các môn đệ của Người vang lên cho mọi người là: “Này đây Thày luôn ở cùng các con cho đến cùng thời gian” (Mt.28:20). 

 (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 3/12/1997)

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ