GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 2/2004

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu, những người Do Thái và Hồi Giáo biết chung sống hòa bình với nhau ở Thánh Ðịa”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho các Giáo Hội địa phương ở Ðại Dương Châu đặc biệt lưu ý đến các ơn gọi linh mục và tu sĩ lo việc truyền bá phúc âm hóa”.


___________________________________________

 1-7/02/2004

Giovanni Paolo II

 

7/2 Thứ Bảy

Hội Nghị Đối Thoại giữa Chính Thống Giáo và Kitô Giáo

Vào thời gian 27-30/1/2004, tại Cairô Ai Cập đã diễn tiến một cuộc họp đầu tiên của Ủy Ban Quốc Tế Chung Về Việc Đối Thoại Thần Học giữa Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống Coptic. Cuộc họp do Đức Shenouda III sắp xếp, vị Thượng Phụ Chính Thống Coptic ở Alexandria và của Giáo Hội Thánh Marcô, và là cuộc họp được chủ tọa bởi ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo cũng như bởi ĐTGM Amba Bishoy ở Maniette, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giáo Hội Chính Thống Coptic. Trong lời mở đầu, cả hai vị chủ tọa đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc họp này, một cuộc họp mở màn cho một cuộc tân đối thoại chính thức về thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương như là một gia đình với nhau.

Ở phần đầu của cuộc họp này là việc xét lại những vấn đề nghiên cứu học hỏi và sinh hoạt trong 30 năm qua. Sau đó là phần bàn luận về những đề tài như các vấn đề tham vấn không chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương; cuộc đối thoại chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Coptic; Cuộc đối thoại chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Syria Chính Thống Malankara; những bản tuyên ngôn được công bố bởi Giáo Hội Công Giáo và một Giáo Hội Chính Thống nào đó. Phần thứ hai của cuộc họp này là ‘dự án hoạt động’ và lịch trình đối thoại liên quan đến chủ đề “Giáo Hội như một mối hiệp thông” cho phiên họp năm tới, 25-30/1/2005, tại Rôma, theo lời mời của ĐHY Kasper.


Mẻ Cá Lạ

Trò Chơi Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Năm Thường Niên
 

Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, dân chúng chen nhau lại gần Đức Giêsu để nghe lời Thiên Chúa, lúc đó Người đứng ở bờ hồ Giênêsarét. Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ; những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng. Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: “Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu, và thả lưới bắt cá”. Ông Simon thưa Người rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người nầy tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi những thuyền chở nặng gần chìm. Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: “Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa tôi, vì tôi là người tội lỗi”. Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cùng thế. Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: “Đừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta”. Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người.

Hướng Dẫn

Bài Phúc Âm Chúa Nhật V Thường Niên Năm C tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ tiên khởi qua chính nghề nghiệp chuyên môn của các vị.

Các vị là những tay đánh cá chuyên nghiệp, biết đánh ở đâu và vào lúc nào thì bắt được nhiều cá, nhưng lần này đã cố gắng suốt cả đêm mà chẳng bắt được gì cả.

Thế mà chỉ vì tin Thày, dù biết Thày không có nghề đánh cá bằng mình, và mình đã đánh cá ở khu vực Thày bảo, các ông vẫn nhắm mắt làm theo, và đã bắt được một mẻ cá lạ lùng, ngoài sức tưởng tượng của các vị, làm các vị càng khâm phục Đấng các vị đã bỏ mọi sự đi theo làm môn đệ của Người.

Trước tinh thần tin tưởng và thái độ tuân phục của các vị, Chúa Giêsu đã chấp nhận huấn luyện các vị để trở thành những tay chài lưới thiêng liêng, những tông đồ cứu vớt linh hồn con người.

Đó là lý do hôm nay chúng ta sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “mẻ cá lạ”.

Sinh Hoạt

1. Trò chơi có thể chơi theo từng ngành.

2. Nếu chơi chung thì mỗi nhóm cử ra một số người bằng nhau về tuổi và giống nhau về cỡ thân thể. Tất cả quây thành vòng tròn. Hai phần ba ngồi xổm, đóng vai cá, còn một phần ba quì gối đóng vai cá người.

3. Bên đối phương cử ra 4 người đóng vai 4 tông đồ đánh cá chuyên nghiệp. Mỗi người cầm một sợi giây dài có vòng tròn ở đầu như lưới tung ra bắt cá. Hay cũng có thể mỗi người cầm ba chiếc khăn quàng hay áo mặc.

4. Khi nghe hiệu lệnh của người quản trò, cả 4 tông đồ nhắm làm sao để tung lưới bắt được cá. Nếu tung giây thì giây quàng được vào cổ ai thì bắt được người đó. Hoặc nếu tung áo hay khăn thì áo hay khăn phải rơi trúng đầu người nào thì họ mới bị bắt.

5. Trong khi đó các con cá thật và con cá người di chuyển chung quanh vòng tròn theo chiều nào cũng được, cố gắng để khỏi bị chụp lưới. Con cá thật hay con cá người nào bị quăng lưới tròng vào cổ hay bị quăng khăn quàng hoặc áo mặc trên đầu thì kể như bị bắt.

6. Trò chơi thay nhau làm tông đồ bắt cá và làm cá giữa các nhóm với nhau. Cuối cùng nhóm nào bắt được nhiều cá nhất, đặc biệt là cá người là đoạt giải “mẻ cá lạ”.
 

 

Niềm Vui Được Làm Một Người Nữ của Thiên Chúa

Nữ giáo sư triết gia hưu trí Ronda Chervin, ở Hebbronville, Texas, một tác giả trở lại Công Giáo, đã cảm thấy thúc đẩy phải nói lên niềm vui của mình khi được làm một người nữ của Thiên Chúa. Những cảm nhận của bà được thấy trong cuốn “Thiên Chúa Kêo Gọi Những Người Nữ: 12 Hồi Niệm Tâm Linh”, một tuyển tập do Christine Anne Mugridge thực hiện bao gồm 12 hành trình của 12 người nữ trở về với Chúa Kitô và Giáo Hội. Sau đây là những gì bà Chervin đã chia sẻ với Zenit về những minh thức của mình liên quan đến niềm vui tràn đầy Thiên Chúa ban cho người nữ một khi họ biết hiến thân sống cho Chúa Kitô và Giáo Hội.

Vấn     Ơn gọi đặc biệt của Thiên Chúa giành cho nữ giới là gì? Ngài đã gọi bà ra sao?

Đáp     Tông thư của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về “Phẩm Giá và Ơn Gọi Nữ Giới” đã diễn tả điều này rất tuyệt vời.

Nữ giới được kêu gọi để chẳng những mang những đặc tính nữ giới đặc thù của mình được Thiên Chúa tạo dựng và ban tặng như là một ân huệ đến cho tất cả những ai họ có dính dáng liên hệ. Ngoài ra, họ cũng đáp ứng một ơn gọi riêng, như trường hợp của các người nữ được Chúa Giêsu gặp gỡ trong các Phúc Âm. Chẳng hạn như Maria Mai Đệ Liên có ơn gọi khác với Maria Mẹ của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu đã gọi tôi vào năm tôi 20 tuổi với tâm trạng vô thần. Từ hồi đó, tức vào năm 1958, Tôi đã có 3 hình ảnh về nữ giới: hình ảnh thứ nhất là Scarlett O’Hara của cuốn phim “Bay Theo Chiều Gió”, tiêu biểu cho một thứ nữ giới “femme fatale” lòe loẹt; hình ảnh thứ hai là nhân vật mang tên Melanie, cũng trong cùng cuốn phim này, tiêu biểu cho một thứ nữ giới truyền thống, dịu dàng, nhân ái, hiền lành; và hình ảnh thứ ba là Katherine Hepbum, một nữ kịch sĩ, tiêu biểu cho một thứ nữ giới phóng khoáng, dí dỏm, trí thức hơn.

Khi tôi gặp gỡ các người phụ nữ Công Giáo vây quanh đại triết gia Dietrich Von Hildebrand, sau đó tôi đọc về các vị nữ thánh nhân, tôi mới lạ lùng thấy được rằng có một số nữ nhân thánh đức có thể hăng máu như Scarlett nhưng được ân sủng biến đổi, dịu dàng như Melanie nhưng không yếu đuối, nổi tiếng và thu hút như Katherine Hepbum nhưng không nghiệt ngã.

Khi tôi trở thành một người Công Giáo tôi cũng không biết rõ tôi phải trở thành một thứ nữ giới nào nữa, nhưng tôi biết rằng nó phải là một cái gì đó tuyệt vời tốt đẹp hơn việc chỉ là một nhóm tế bào nở ra thành một thứ bản ngã, siêu ngã và ID theo kiểu của Freud, như hầu hết các nhà vô thần nghĩ về bản tính hạn hẹp của tất cả mọi con người.

Vấn     Đề tài về vấn đề hồi niệm tâm linh của bà trong cuốn sách này là gì? Tại sao bà cảm thấy bị thúc đẩy viết về niềm vui được làm một người nữ của Thiên Chúa?

Đáp     Phần đóng góp của tôi trong cuốn sách này mang tựa đề là “Niềm Vui Được Làm Người Nữ của Thiên Chúa”. Tôi đã cảm thấy bị thúc đẩy để bày tỏ niềm vui của mình vì rất nhiều phụ nữ Công Giáo lãnh nhận phép rửa như trẻ em đã không hiểu được cái tương phản giữa tính cách trống rỗng nơi vai trò nữ giới theo vô thần với cái phong phú của ơn gọi nữ giới Công Giáo.

Sau khi bị bắn gục bởi cố gắng trở thành một Katharine Hepburn theo kiểu học hỏi triết lý, cũng như bởi cố gắng song bất thành để trở thành một Scarlett O’Hara theo kiểu cách của những hành động yêu thương rắc rối, tôi đã có ý đi đến chỗ tự tử.

Cho dù có nhiều phụ nữ trẻ Công Giáo hiện nay đang thất vọng vì những kinh nghiệm thê thảm trong thời thơ ấu, cũng có rất nhiều người thuộc thời của tôi được dưỡng dục với cảm quan làm nữ giới là dịp để được tình yêu làm cho nên viên trọn: tình yêu Thiên Chúa, tình yêu người nghèo, tình yêu gia đình theo ơn gọi sống đời tu trì, sống đời hôn nhân, sống đời làm mẹ hay sống đời độc thân.

Cho dù đời sống hôn nhân và gia đình của tôi xẩy ra một số thảm cảnh kinh hoàng, tôi vẫn rất hạnh phúc say mê tâm hồn cũng như thân thể của người chồng tương lai của mình. Tôi rất hạnh phúc cảm nhận cái cá thể đặc thù nơi mỗi một người con của tôi, cho dù tôi cảm thấy việc dưỡng dục chúng rất ư là khó khăn. Nhất là, hay biết mấy đối với những triết gia, thành phần cả ngày thường suy nghĩ về những tư tưởng, ra tay dạy cho những đứa nhỏ cách cột giây giầy của chúng?

Cho dù có nhiều vấn đề đối với việc làm một phụ nữ giáo sư trong một lãnh vực triết học hầu hết của nam nhân, tôi cũng cảm thấy hân hoan giảng dạy theo kiểu cách căn bản của nữ giới, ở chỗ phối hợp đầu óc với con tim, chú trọng nhiều tới các nhu cầu của từng sinh viên một.

Trên hết, niềm vui được làm một người nữ của Thiên Chúa là được trở thành một người yêu của vị tình nhân thần linh toàn hảo như được cảm nghiệm thấy nơi việc Hiệp Lễ hằng ngày.

Vấn     Trong một thế giới đầy những căng thẳng và đấu tranh, một người nữ Kitô giáo có thể mong đợi được hưởng bao nhiêu hạnh phúc ở phía bên này của thiên đường?

Đáp     Không một người nào, dù nữ hay nam, có thể được hạnh phúc trên đời này nếu họ không có những mục đích thực tế. Nếu mục đích của quí vị là loại trừ trên thế gian này hay trong đời sống riêng của mình tất cả mọi thứ căng thẳng và đấu tranh, quí vị sẽ không bao giờ được hạnh phúc cả.

Nếu mục đích của quí vị là sự dụng những tặng ân của Thiên Chúa để yêu thương từng người Thiên Chúa sai đến cho quí vị mỗi ngày, bằng việc hiến cho họ những nụ cười an ủi, bằng việc khích lệ họ, bằng việc cảm thông và hỗ trợ những khó khăn thử thách của họ, thì quí vị mới luôn cảm thấy hạnh phúc, cho dù có ở giữa tình trạng căng thẳng và tranh đấu.

Người nam bình thường cảm thấy hạnh phúc một cách nào đó khi đạt được những mục tiêu hoạt động cho dù đời sống tư của họ không cao cả gì. Thế nhưng, hầu hết nữ giới, vì những lý do tôi sẽ cắt nghĩa sau, sẽ không hạnh phúc tí nào nếu họ không ban tặng tình yêu cho những người khác một cách thân tình, cho dù họ có hoạt động tốt đẹp trong việc làm của họ đi nữa.

Vấn     Những yếu tố chính yếu nào khiến cho phụ nữ Kitô giáo cảm thấy không đực hạnh phúc?

Đáp     Những mong ước không thực tế về mình cũng như về kẻ khác là những gì làm cho chúng tôi cảm thấy không được vui. Những thứ ảo tưởng cho là mình mỹ miều, thông minh và thành đạt nhiều theo nghĩa thế gian, hay những thứ ảo tưởng trong vấn đề tìm kiếm một người bạn trai tuyệt vời, một người chủ, một người chồng, một vị chủ chiên trọn hảo v.v. đều là những gì dẫn tới chỗ vỡ mộng và cay đắng.

Bình thường thì những thứ nhu cầu này phát xuất từ thời thơ ấu thiếu an vui. Một người con gái được thương mến vì bản thân thực hữu nữ nhi của mình, kể cả những yếu kém và giới hạn của mình, có lẽ sẽ ít tìm kiếm những thứ bù đắp khen tặng cho sự thành đạt bề ngoài của mình.

Đối với nữ giới Kitô hữu thì vấn đề này có thể mặc hình thức muốn trở thành một người môn đệ hoàn hảo của Chúa một cách đặc biệt, trái ngược với việc làm một tội nhân cần phải gắng gỏi như tất cả mọi người khác và phó mặc cho Thiên Chúa việc làm cho chúng ta trở thành những vị thánh theo đường lối chuyên biệt thường thương đau của Ngài. Việc tôn thờ ngẫu tượng đối với những hình ảnh mơ tưởng về bản thân và việc khâm phục lý tưởng bất khả đạt khác đều là những gì dẫn tới bất mãn và thất vọng.

Chúng ta cần phải nhận mình là những tội nhân nhỏ bé đáng chê cười, yếu đuối mỏng dòn, nỗ lực vươn lên, những tội nhân cần đến lòng xót thương và ơn tha thứ. Chúng ta càng tin là chúng ta được thứ tha chúng ta càng có thể tha thứ cho kẻ khác.

Vấn     Những yếu tố nào làm tăng thêm cơ hội để phụ nữ Kitô giáo cảm thấy hạnh phúc ở đời này, và tại sao lại như thế?

Đáp     Những người phụ nữ hạnh phúc là những người biết làm giãn cơn khát khao của mình về một thứ tình yêu tuyệt đối ở nguồn suối tình yêu của Chúa Giêsu. Việc làm giãn cơn khát khao này cũng có thể xẩy ra với cả những đòi hỏi yêu thương thấp hơn về những con người hạn hữu, bằng cách tri ân đáp ứng về hết mọi điều thiện do cũng những con người hạn hữu ấy cống hiến cho mình mỗi ngày, bất kể họ bộc lộ cả những điều tiêu cực khác.

Vấn     Câu trả lời của bà vừa rồi có thể áp dụng cho cả nam lẫn nữ. Theo bà nghĩ thì ở đây hình thức đặc biệt nào giành cho người phụ nữ?

Đáp     Tôi nghĩ rằng cây bút tuyệt đại đã nói về nữ giới Kitô giáo là Edith Stein, một phụ nữ duy nhất vừa là giáo sư vừa là triết gia, rồi vừa là nữ tu Camêlô vừa là một vị thánh tử đạo.

Thánh Edith Stein dạy rằng vì thân thể của nữ giới là để làm nhà ở cho một hữu thể con người tí hon, một hài nhi, thậm chí cả những người nữ giống như thánh nữ không thụ thai cũng có sẵn một khuynh hướng muốn sống thân mật với những người khác. Rốt cuộc thì “những người mẹ” lừng danh nhất của thế kỷ 20 đó là Mẹ Têrêsa Calcutta và Mẹ Angelica, không mẹ nào là mẹ về thể lý cả.

Về phương diện tiệu cực thì ước muốn sống thân mật được bộc lộ qua tính cách tò mò tọc mạch quá độ. Về phương diện tích cực thì nó cống hiến cho nữ giới một góc cạnh của việc dưỡng nuôi và đồng cảm. Bởi thế, tôi xin được nói thêm là những khuynh hướng yêu thương bị ngăn trở bởi việc đắng cay không chịu thứ tha là những gì biến nữ giới đặc biệt trở thành một con người khốn khổ.

Vấn     Nam nhân đóng góp những gì vào niềm hạnh phúc của nữ giới Kitô giáo?

Đáp     Những nam nhân thánh đức trong Thánh Kinh từ Abraham tới Thánh Phaolô đều là những nam nhân cứng cát, bênh đỡ, cung ứng, khôn ngoan, thông minh và lãnh đạo. Nữ giới tìm kiếm như thế nơi nam nhân Kitô giáo, bởi vì cho dù là những nữ nhân tốt lành cũng có cùng những tính chất ấy theo hình thức của một nữ nhân, nam nhân tốt lành cần phải có những phẩm chất ấy theo hình thức nam tính của mình.

Nữ giới, dù độc thân, lập gia đình, làm mẹ hay sống đời tận hiến, đều lấy làm sung sướng mang các tặng ân của mình ra phục vụ bổ khuyết khi sống với nam nhân.

Trái lại, nam nhân cũng có tặng ân khác có thể mang đến cho người nữ, thành phần nữ giới cần cảm thấy được mến chuộng. Một nam nhân có thể là một con người tuyệt vời ở việc lãnh đạo, bênh đỡ và cung ứng cho những thân hữu nữ giới của mình, nữ giới đồng nghiệp của mình, nữ giới phu nhân của mình, nữ giới giáo xứ của mình, thế nhưng nếu nam nhân này không lấy gì làm thích thú nơi họ trong việc đáp ứng những cá tính chuyên biệt của họ, họ sẽ cảm thấy họ bị lừa dối.

Tại sao? Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, đã không tạo dựng nên chúng tôi như là những ngôi vị sao bản mà là những ngôi vị cá thể chuyên biệt. Khi tạo dựng nên chúng ta có nam có nữ, Ngài đã muốn nữ giới cảm nhận được những cái tôi chuyên biệt của nam nhân nơi đời sống của họ và muốn nam nhân cũng cảm nhận những cái tôi chuyên biệt của nữ giới nơi đời sống của họ.

Ngày xưa, khi mà hầu hết nam giới làm việc ở ngoài nhà và hầu hết nữ giới làm việc ở trong nhà, nữ giới cảm thấy xấu nếu họ bị đối xử như là một thứ lao dịch tại gia, và nam nhân cũng cảm thấy xấu nếu họ chỉ được khen tặng về đồng lương của họ. Trong thời đại chúng ta đây, việc thiếu cảm nhận về khía cạnh nồng hậu riêng tư này vẫn còn hiện diện ở những hình thức khác.

Tôi tin rằng chúng ta còn phải bước đi lâu lắm mới tới được chỗ liên hệ nam nữ theo những gì Chúa Giêsu và Mẹ Maria muốn thấy nơi họ.

Vấn     Đức tin và mối liên hệ với Chúa Giêsu đóng vai trò ra sao nơi hạnh phúc của một người nữ? Nơi việc chữa lành thiêng liêng cho một tình trạng bất hạnh?

Đáp     Kinh nghiệm của tôi đó là những người nữ nào đi lễ hằng ngày thường xuyên bao nhiêu có thể, (tôi đã bỏ hai đứa nhỏ sinh đôi của tôi trong một chiếc xe đẩy để tham dự việc hiến lễ và hiệp lễ, cho dù cặp sinh đôi này có vùng vẫy vì lâu la), để Chúa Giêsu có thể đến trong thân xác của họ làm cho họ tràn đầy yêu thương.

Trong tông thứ về “Phẩm Giá và Ơn Gọi của Nữ Giới”, Đức Gioan Phaolô II vạch ra rằng bất kể phụ nữ có bị đối xử thậm tệ đến đâu chăng nữa thì phẩm giá của họ cũng phát xuất từ việc họ kết hợp với Thiên Chúa.

Đối với tôi, Thánh Lễ hằng ngày, việc tôn thờ Thánh Thể và việc liên lỉ đối thoại trong nguyện cầu với Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse là những gì ban cho tôi sự bình an và niềm vui ngay cả trong những lúc đầy khốn khó, chẳng hạn như trong một thời gian ngắn xẩy ra một loạt cái chết tự nhiên của cha mẹ tôi và chồng tôi, cũng như cái chết của thằng con trai tự vẫn của tôi.

Vấn     Giáo Hội có thể làm gì để giúp đỡ những người phụ nữ phải tranh đấu với niềm hạnh phúc?

Đáp     Tôi thấy có nhiều phát triển nơi thừa tác vụ nữ giới cho nữ giới ở cấp giáo xứ. Tình trạng thuận lợi về các vị cố vấn Kitô giáo cũng giúp rất nhiều. Tôi đã sử dụng nhiều việc giúp đỡ của các trị liệu viên tâm lý cũng như của các vị linh hướng để đi vào tận căn gốc của những thái cực cảm xúc.

Johnnette Benkovic vừa mới bắt đầu một phong trào gọi là Nữ Giới của Ân Sủng để mở màn những nhóm học hỏi tại các giáo xứ, nơi nữ giới có thể học hỏi hơn nữa về vẻ đẹp của giáo huấn Giáo Hội cũng như để nâng đỡ nhau trong tình thân hữu và nguyện cầu.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 29/1/2004.

 

6/2 Thứ Sáu

Một Thiên Thần Balan đã cứu được 2500 Trẻ Em Do Thái khỏi bàn tay tán sát của Đảng Nazi

Theo Zenit phổ biến ngày 28/1/2004 ở Warsaw Balan thì Irene Sendler được coi như là một vị thiên thần ơ ũkhu ổ chuột thành phố Warsaw đã cứu 2500 trẻ em Do Thái khỏi bàn tay sát hại của Đảng Nazi thời Thế Chiến Thứ II.

Cô đã bị tống giam và hành hình, chân và cẳng của cô đã bị gẫy và bị kết án tử, nhưng cô vẫn không phản bội đám trẻ em cô đã giải cứu. Câu truyện của cô ncũng như của nhiều người Công Giáo khác dám liều mạng để cứu người Do Thái mới là câu truyện duy nhất được tiết lộ.

Bà Sendler năm nay 93 tuổi, lúc chưa đầy 30 vào năm 1939 đã dấn thân bảo vệ những người Do Thái. Vào năm 1940, những tay Nazis quyết định dẹp khu ổ chuột ở thành phố warsaw, khiến cho 500 ngàn người Do Thái liều mình thiệt mạng bởi những khốn khó và bệnh hoạn. Bà đã diễn tả trẻ em đã bị dinh dưỡng tệ hại là dường nào và các thứ bệnh tật sớm trở thành nạn dịch ra sao.

"Đó là một địa ngục. Những em lớn và nhỏ chết trên đường phố cả hằng trăm trăm đứa, trước con mắt lạnh lùng của thế giới”.

Nhờ vị giáo sư già của mình, vị là đầu của Văn Phòng Sức Khỏe của Công Xã, bà đã lấy được những tờ giấy phép phục vụ của các nữ y tá cho mình cũng như cho một nhóm bạn bè. Sử dụng các thứ ngân quĩ của Công Xã cũng như của các tổ chức nhân đạo của người Do Thái, bà đã mua thực phẩm, các vật dụng thiết yếu, than đốt và áo quần.

Khi Operation Reinhard bắt đầu vào năm 1942, tức cuộc đầy những người Do Thái ở khu ổ chuột đến các trại tử thần, bà và các người khác đã tập trung lại thành nhóm Zegota, hay Hội Đồng Trợ Giúp Người Do Thái, một hội đồng bắt đầu bí mật đem các trẻ em ra khỏi khu ổ chuột để ký gửi chúng cho các cặp vợ chồng Kitô giáo đóng vai trò làm cha mẹ của chúng. Bà kể lại rằng:

“Chúng tôi tìm các địa chỉ của những gia đình có trẻ em và đi đến gặp họ, nêu lên việc đưa những đứa nhỏ ra khỏi khu ổ chuột, trao phó chúng cho các gia đình Balan hay cho các viện cô nhi bằng một tên giả tạo”.

“Thế nhưng chúng có được cứu hay chăng?” là một câu hỏi bà đã nghe thấy nơi hằng trăm lần từ người Do Thái. Đôi khi xẩy ra những cuộc tranh cãi với nhau giữa người mẹ chấp nhận nhưng người cha lại không bằng lòng.

Tuy nhiên, việc đại giải cứu cũng đã được bắt đầu. Hầu hết các trẻ em được mang đi trên những chiếc xe cứu thương. Họ giấu chúng ở dưới đáy xe, phủ lên chúng bằng những tấm dẻ rách thấm máu, hay được buộc lại trong những bao bị. Có những em thoát khỏi khu ổ chuột này trên những chiếc xe tải rác.

Những em lớn được mang đến nhà thờ ở khu ổ chuột: trẻ em Do Thái đã đến đó thì được trao lại cho các cha mẹ Kitô giáo trông coi.

Để bảo đảm cho các em Do Thái một ngày kia có thể gặp lại cha mẹ thật của mình, bà đã làm một mảnh giấy nhỏ có đề tên tuổi của mọi em theo cha mẹ của các em. Bà đã giấu những mảnh giấy nhỏ này trong một cái lọ thủy tinh được chôn ở sau vườn nhà một người bạn.

Vào Tháng 10/1943, bà đã cứu được 400 em khi bà bị tố cáo. Có người đã phản lại bà. Bà đã bị bắt và bị hành hạ, đến gẫy cả tay chân, nhưng bà vẫn nhất định không nói tiết lộ tí gì. Tuy nhiên, trước khi bà bị hành quyết, Zegota đã đút cho một nhân viên Gestapo một số tiền lớn. Bà đã được thả ra mặc dù bà chính thức bị coi như đã chết. Trước khi chấm dứt thế chiến, bà còn cứu thêm được 2 ngàn em nữa.

Vào năm 1965, tổ chức Yad Vashem Holocaust Memorial ở Do Thái đã tưởng thửng cho bà một huy chương như là một trong Thành Phần Công Chính của Chư Quốc. Thế nhưng chế độ Cộng Sản bấy giờ đang nắm quyền ở Balan không cho bà đi. Cho dến mãi năm 1983 bà mới được phép đi Giêrusalem.

Bà là một trong số 19.700 Người Công Chính Giữa Chư Quốc, người thỉc hiện những việc anh hùng để cứu dân Do Thái khỏi bị bách hại. Hầu như tất cả mọi người được tôn kính như thế đều là Công Giáo.
 

ĐTC GPII tiếp Tiểu Ban Người Hoa Kỳ Gốc Do Thái ngày 5/2/2004: những lời lẽ trao đổi

Chủ tịch ủy ban ngỏ lời cùng ĐTC: “Ngài thật là một phúc lành”.

Trọng Kính Ngài,

Hôm nay chúng tôi hết sức hân hạnh được Ngài tiếp đón nơi đây.

Chúng tôi biết rằng, chúng tôi không cần phải giới thiệu cho Ngài biết về Tiểu Ban Người Hoa Kỳ Gốc Do Thái. Những đại biểu chính thức thuộc thành phần lãnh đạo của tổ chức chúng tôi đã được Ngài cho diễm hạnh tiếp kiến vào 4 dịp khác nhau trong Giáo Triều của Ngài, và những vị Giám Đốc Các Liên Tôn Vụ đương kim của chúng tôi cũng đã được hân hạnh gặp gỡ Ngài trong nhiều môi trường khác. Điều này trước hết cho thấy thiện chí và tình thân hữu đặc biệt của Ngài đối với cộng đồng nói chung và tôi tin rằng nó còn cho thấy Ngài cũng cảm nhận được việc dấn thân của AJC nơi lãnh vực liên hệ giữa Kitô hữu và người Do Thái cùng với những gì AJC thực hiện ở lãnh vực này.

Mục đích của chúng tôi hôm nay là muốn bày tỏ lòng tri ân sâu xa và lời ca ngợi hết mình của chúng tôi về việc Ngài đóng góp riêng tư đặc biệt vào tiến trình này trong hơn một phần tư thế kỷ của Giáo Triều Ngài. Việc Ngài đến thăm hội đường ở thành phố này vào năm 1986 sẽ đi vào lịch như là một biến cố có một tầm ảnh hưởng và quan trọng mạnh mẽ. Cũng thế, việc Ngài viếng thăm Giêrusalem trong năm 2000, sau biến cố thiết lập liên hệ trọn vẹn giữa Tòa Thánh và Quốc Gia Do Thái, là một chứng từ hùng hồn nhất về một cuộc biến đổi thực sự nơi mối liên hệ của Giáo Hội đối với Nhân Dân Do Thái. Dĩ nhiên chúng tôi hết sức biết ơn về rất nhiều lời lẽ của Ngài liên quan đến mối liên hệ đặc thù giữa hai Tín Ngưỡng của chúng ta, và việc Ngài diễn tả nhân dân Do Thái như là tiền bối yêu dấu của Giáo Hội trong Cuộc Giao Ước liên tục trường tồn.

Ngài cũng đặc biệt thẳng thắn lên tiếng kết án tất cả mọi thành kiến nhất là cuồng tín bài Do Thái. Chúng tôi biết rằng đó không phải là những gì phù hợp với nhân cách của Ngài, với cuộc đời cũng như với kinh nghiệm của Ngài, nên Ngài đã nhấn mạnh rằng chúng ta phải nhiệt tình hoạt động để bảo đảm rằng ký ức về một Shoah cùng với những gì nó muốn cho nhân loại nói chung biết cần phải được tìm hiểu và giảng dạy cho các thế hệ tương lai. Thế nhưng, vì chúng tôi đang mang những thương tích của cái kinh nghiệm riêng này, dĩ nhiên chúng tôi đặc biệt bị nhiễu loạn trong những ngày này đây bởi làn sóng hiện nay của việc bộc phát và bạo động bài Do Thái. Bởi thế chúng tôi hết lòng cám ơn Ngài về những tuyên ngôn dứt khoát của Tòa Thánh lên án tình trạng bại hoại này.

Chúng tôi cũng nhớ đến buổi hòa nhạc đáng kể do Ngài tổ chức để tưởng niệm biến cố Shoah, và đặc biệt Ngài vừa sắp xếp thực hiện một buổi hòa nhạc nói lên niềm hy vọng và mục tiêu hòa giải giữa ba tín ngưỡng độc thần là Do Thái Giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo. Theo tự nhiên chúng tôi hết lòng chia sẻ với ước vọng ấy, nhưng xin biết cho rằng con đường trước mặt còn dài trước khi chúng ta tiến đến mục tiêu ấy.

Theo chiều hướng này, chúng tôi đặc biệt lấy làm ghê rợn khi tôn giáo bị lợi dụng ở Trung Đông và trên khắp thế giới trong việc biện minh, thậm chí, trong việc tôn vinh việc sát hại thành phần vô tội. Chúng tôi xin cám ơn về những lời phát biểu mạnh mẽ của Ngài trong việc lên án bạo lực nấp dưới chiêu bài tôn giáo, và chúng tôi cầu xin cho thế giới nói chung biết lắng nghe và chấp nhận sự thật của những lời Ngài nói.

Thưa Ngài, chúng tôi cũng muốn lợi dụng dịp này để cám ơn Ngài về Giáo Hội của Ngài ở Hiệp Chủng Quốc. Tôi tin rằng thật sự mà nói không có một cộng đồng Do Thái nào ở bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu lại được hưởng một mức độ thân hữu nồng hậu cùng với sự hợp tác thân hữu chúng tôi vẫn nhận được từ Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ. Chúng tôi biết rằng việc này là do một phần không nhỏ bởi tinh thần lãnh đạo can trường của Ngài, nên chúng tôi hết lòng cám ơn Ngài về điều ấy. Chúng tôi xin Đấng Toàn Năng ban cho Ngài sức mạnh để tiếp tục vai trò lãnh đạo này cũng như cho Giáo Hội của Ngài trên khắp thế giới được tiếp tục thăng tiến trên con đường Ngài đã phác họa, theo gương mẫu của Ngài trong những năm tới đây.

Như chính Ngài đã nói liên quan đến lời hứa Thần Linh cho Abraham trở thành một phúc lành trên thế giới, một phép lành chúng ta đều có trách nhiệm chung. Thế nhưng, để chiếm được phúc lành này, trước hết chúng ta phải là phúc lành cho nhau.

Ngài đã thực sự là phúc lành cho cộng đồng Do Thái, chúng tôi thật lòng tri ân về phúc lành này.

ĐTC GPII đáp từ: "Tôi cầu xin tặng ân hòa bình xuống trên tất cả quí vị 'Shalom aleichem'."

Thưa Quí Tôn Hữu,

Với lòng cảm mến Tôi xin chào quí vị, những phần tử thuộc Tiểu Ban Người Hoa Kỳ Gốc Do Thái dịp quí vị tới Vatican đây. Tôi lấy làm biết ơn khi nhớ lại lần quí vị viếng thăm vào năm 1985 để đánh đấu 20 năm kỷ niệm ban hành sắc lệnh “Nostra Aetate” là sắc lệnh đã đóng góp rất nhiều vào việc củng cố những mối liên hệ giữa Do Thái và Công Giáo.

Giờ đây khi chúng ta đang tiến đến thời điểm 40 năm mừng kỷ niệm văn kiện lịch sử này, chúng ta rất cần phải lập lại việc lên án nạn kỳ chủng và bài Do Thái. Việc bạo lực nhân danh tôn giáo bào giờ cũng là một thứ tục hóa tôn giáo. Việc đương đầu với chiều hướng nguy hiểm này cần chúng ta phải cùng nhau nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục tôn giáo là việc cổ võ lòng tôn trọng và yêu thương đối với nhau.

Trong những ngày này đây, chúng tôi vẫn chú trọng tới Thánh Địa là nơi tiếp tục bị quằn quại bởi bạo loạn và khổ đau. Tôi tha thiết cầu xin để tìm thấy được một giải pháp chân chính biết tôn trọng quyền lợi và an ninh của cả người Do Thái lẫn Palestine.

Tôi cầu xin tặng ân hòa bình xuống trên tất cả quí vị. "Shalom aleichem."

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 5/2/2004.
 

5/2 Thứ Năm

Chính Thống Giáo chống lại việc thiết lập tòa Thượng Phụ Công Giáo Hy Lạp ở Kiev, Ukraine

Đức Thượng Phụ Bartholomew I, giáo chủ toàn cầu ở Constantinople đã yêu cầu ĐTC GPII đừng thiết lập một tòa thượng phụ Công Giáo Hy Lạp ở Kiev, Ukraine. Lời yêu cầu này ở trong một bức thư được phổ biến bằng tiếng Hy Lạp trong màn điện toán của tòa thượng phụ này, bức thư bàn về một văn kiện được ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, gửi cho Đức Thượng Phụ Moscow Alexy II, giáo chủ Liên Bang Nga. Đức Thượng Phụ Alexy II đã gửi bản văn kiện này cho các vị thượng phụ Chính Thống Giáo, bản văn kiện nói xa xa đến việc dần dần nhìn nhận tước hiệu thượng phụ cho các người Công Giáo Hy Lạp Ukraine.

Trong bức thư đề ngày 29/11/2003, ĐTP Bartholomew I đã bác bỏ bản văn kiện của ĐHY Kasper, cho nó là “sai lầm, rắc rối, bất khả chấp, khiêu khích”, và sau khi dài dòng bác bẻ bản văn kiện có tính cách giáo luật lịch sử của ĐHY Kasper, ĐTP cảnh giác về những hậu quả tiêu cực khả dĩ của việc thiết lập này. Tờ Nguyệt San 30 Ngày ấn bản Ý Ngữ đã phổ biến như sau:

“(Việc này) sẽ gây ra những phản ứng mãnh liệt nơi tất cả các Giáo Hội chị em Chính Thống và sẽ ngăn chặn những nỗ lực tiếp tục cuộc đối thoại về thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống Giáo”.

Trong bức thư gửi cho ĐTC GPII, ĐTP này nói rằng có nguy cơ “trở lại bầu khí thù hận đã từng làm chủ mãi cho tới ít thập niên trước đây. Bởi thế, ngài cần phải bảo đảm với nhân dân Ukraine cũng như với tất cả mọi Giáo Hội Chính Thống hết sức mãnh liệt là ngài không có ý bắt đầu thiết lập Tòa Thượng Phụ Công Giáo Hy Lạp ở Ukraine như bản văn của ĐHY Kasper đã rào đón úp mở”.

Vấn đề này có liên hệ với vấn đề của “uniatism”, một từ ngữ có dụng ý xấu được Chính Thống Giáo sử dụng để nói đến các Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp, như giáo hội Ukraine. Giáo Hội Ukraine này thuộc về truyền thống Byzantine, như Chính Thống Giáo, đồng thời lại hoàn toàn hiệp nhất với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô. Đa số của nhân dân Ukraine là Chính Thống Giáo và thuộc về tòa thượng phụ Nga Sô.

Việc nhìn nhận quyền tối thượng của Thánh Phêrô là điểm chính yếu nơi cuộc bàn luận giữa những người Công Giáo Ukraine theo lễ nghi Đông Phương (chứng 5 triệu người) với Chính Thống Giáo.

Công Nghị Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, được tổ chức vào Tháng 7/2002, khi nhận thấy mức độ phát triển của Giáo Hội mình, đã xin ĐTC phê chuển tiến trình này bằng việc ban cho nó tước hiệu thượng phụ.

Theo sắc lệnh của Công Đồng Chung Vaticanô II “Orientalium Ecclesiarum” về Các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, Đức Giáo Hoàng có năng quyền nhìn nhận theo nhận định của mình cấp thượng phụ của một Giáo Hội mà không cần phải trình việc nhìn nhận này để được sự ưng thuận của các thẩmn quyền giáo hội khác.

Cuộc đối thoại giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo có hai biến cố được dự định là ĐHY Kasper sẽ gặp ĐTP Alexy II trong vòng 2 tuần nữa; và ĐTP Bartholomew I mới đây nói rằng sẽ thăm ĐGH vào ngày lễ Thánh Phêrô và Phaolô 29/6/2004.


Bản Tuyên Cáo của Các Bác Sĩ Công Giáo chống lại Bản Tường Trình về Vấn Đề Trợ An Tử

Vào Ngày Thứ Ba 20/1/2004, tổ chức Quốc Tế Liên Hiệp Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo (FIAMC: International Federation of Catholic Medical Associations) đã phổ biến một bản tuyên cáo liên quan đến việc bỏ phiếu tới đây về vấn đề trợ an tử của Hội Đồng Âu Châu. Sau đây là nguyên văn bản tuyên cáo này:

Vào ngày Thứ Năm 29/1/2004, Cuộc Họp Quốc Hội của Hội Đồng Âu Châu sẽ gặp nhau để bàn luận về Bản Tường Trình Marty về Vấn Đề Trở An Tử (Doc. 9898), một văn kiện được soạn thảo bởi Nhà Tường Trình Người Thụy Sĩ Dick Marty trong Tiểu Ban Công Vụ Xã Hội, Sức Khỏe và Gia Đình.

Ông Kevin McNamara, Tường Trình Viên của Tiểu Ban về Pháp Vụ và Nhân Quyền đối với Hiệp Vương Quốc cũng sẽ trình bày ý kiến của ông về cùng một vấn đề.

Bản tường trình Marty là văn kiện nhằm mục đích phác họa những thứ luật lệ, nơi những Xứ Sở chưa có những thứ luật lệ này, cho phép các vị y sĩ đang giúp cho các bệnh nhân bất trị được kết thúc sự sống của những bệnh nhân ấy (nếu được các bệnh nhân này yêu cầu) mà không bị pháp luật truy tố. Nói cách khác, Bản Tường Trình Marty sẽ yêu cầu tất cả mọi Quốc Gia Âu Châu hãy cổ võ việc phác họa một thứ luật trợ an tử, tương tự như những gì đã được thực hiện ở Hòa Lan và Bỉ Quốc.

Mặc dù không áp bức các quốc gia địa phương, vấn đề giải quyết này, nếu được chấp thuận, cũng sẽ tạo nên một yếu tố áp lực rất mạnh trên các Quốc Hội quốc gia địa phương, trên các vị bác sĩ ý khoa cũng như trên quần chúng, và trong tương lai, nó có thể dẫn đến chỗ khuyến khích các quốc gia cho phép thực hiện vấn đề trợ an tử và giới hạn những ai chống lại việc làm này.

Là Những Bác Sĩ Công Giáo, chúng tôi phản đối bản tường trình Marty cùng với những hậu quả khả dĩ về pháp lý của nó.

1.- Trước hết, chúng tôi sợ rằng bản tường trình này sẽ gây áp lực trên các vị y sĩ (cả về tư cách cá nhân lẫn nghề nghiệp) tác hành phản lại niềm tin tưởng của họ, cũng như phản lại với Qui Ước Nhân Quyền Geneva là văn kiện xác định rằng y sĩ có nhiệm vụ “bảo trì lòng tôn trọng hết sức đối với sự sống con người từ khi nó bắt đầu, cho dù có bị đe dọa, và tôi sẽ không sử dụng kiến thức y học của mình phạm đến các luật lệ của nhân loại”.

Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy xuất hiện một nguy cơ là việc thi hành nghề y khoa sau này sẽ bị loại trừ đối với những vị y sĩ không chấp nhận thi hành việc trợ an tử hay việc tự tử được bác sĩ hộ giúp, như đã từng xẩy ra ở một số thể loại tại vài xứ sở liên quan đến vấn đề phá thai.

Chúng tôi yêu cầu là trong tất cả mọi thứ luật lệ liên quan đến các vấn đề đạo lý y khoa, các vị ý sĩ và y tá được bảo đảm quyền hợp pháp tránh những hành động phản lại với niềm tin tôn giáo và/hay với các niềm xác tín về luân lý của họ.

2. Việc nghiên cứu ý khoa gần đây đã chứng tỏ cho thấy rằng những vị y sĩ đồng nghiệp nào ít được học hỏi về ngành y khoa giảm đau và những y sĩ đồng nghiệp nào quá bận rộn đều là những y sĩ được cho rằng họ thấy vấn đề trợ an tử và vấn đề tự tử được bác sĩ hộ giúp thuộc về những trường hợp khó có thể khách quan (1,2). Không kể đến vấn đề chính của việc trợ an tử và việc tự tử được bác sĩ hộ giúp, cũng cần phải được coi là quá quắt khi các bệnh nhân bị sát hại hay được giúp đỡ để kết liễu sự sống của họ chỉ vì việc làm kém cỏi về y khoa.

Bởi thế, chúng tôi yêu cầu Hội Đồng Âu Châu hãy cố gắng phấn khích các chính quyền địa phương cung cấp việc huấn luyện cho các vị y sĩ về lãnh vực y khoa giảm đau, cả trong thời gian họ được huấn luyện căn bản về y khoa cũng như trong thời gian huấn luyện về nghề nghiệp của họ. Chúng tôi cũng thấy cần phải thiết lập môn y học giảm đau như là một chuyên khoa về y học ở tất cả mọi xứ sở Âu Châu trong cùng một cách thức như đã được thực hiện, chẳng hạn như ở Hiệp Vương Quốc.

3. Vai trò của y nghiệp không bao giờ lại là một thứ nghề sát hại các bệnh nhân. Những điều khoản về việc chăm sóc giảm đau tối đa vào lúc cuối đời, nhất là đối với bệnh nhân yếu nhược, là điều buộc làm đối với một xã hội muốn được cho rằng mình là một xã hội tiến bộ. Việc chăm sóc giảm đau này cần phải được cống hiến trong một hoàn cảnh yêu thương, làm sao cho bệnh nhân không cảm thấy mình trở thành gánh nặng cho họ hàng thân quyến của mình hay cho xã hội. Xã hội có trách nhiệm bảo đảm những cơ sở chăm sóc loại này.

4. Trong khi chúng tôi phản đối bất cứ việc tham phần của các vị bác sĩ y khoa vào vấn đề trợ an tử hay vào vấn đề tự tử được bác sĩ hỗ trợ, chúng tôi đồng thời cũng phản đối bất cứ một việc cứ cố kéo dài vấn đề trị liệu không thể chữa trị bệnh nhân mà chỉ kéo dài thêm tiến trình chết chóc mà thôi.

5. Chúng tôi chống lại hành động sử dụng các vị y sĩ vào việc cung cấp vấn đề giải quyết y khoa phi luân và không cần thiết cho một vấn đề có bản chất thuần xã hội, đó là vấn đề quan tâm về người già và việc chăm sóc kém cỏi vào lúc cuối đời của họ. Chính vì những vấn đề này mới đưa đến những đòi hỏi trợ an tử và vấn đề tự tử được bác sĩ hỗ trợ.

Những văn liệu gần đây được nghiên cứu bởi các tổ chức chuyên nghiệp quan trọng, như EAPC (European Association of Palliative Care), đã làm cho quan niệm này sáng tỏ rất nhiều. (3)

Chúng tôi thiết tha xin Các Phần Tử thuộc Phiêp Họp Quốc Hội của Hội Đồng Âu Châu hãy bỏ phiếu chống lại bản thảo định được đề ra trong bản Tường Trình Marty và hãy cương quyết chống lại bất cứ một nỗ lực nào trong việc cổ võ vấn đề trợ an tử và vấn đề tự tử được bác sĩ hỗ trợ ở Âu Châu.

Các Phần Tử này cũng cần phải cảm thấy mình có trách nhiệm về luân lý cần phải hiện diện trong buổi tranh luận vào ngày 29/1/2004 cũng như cần phải nêu lên những tu chính cho Bản Tường Trình Marty trước ngày hẹn Thứ Tư 28/1 vào lúc 3 giờ chiều.

Thay mặt tổ chức Quốc Tế Liên Hiệp Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo (FIAMC: International Federation of Catholic Medical Associations)

Bác Sĩ Gian Luigi Gigli, MD
(Chủ tịch)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 20/1/2004.

 

Một Người Nữ Phi Châu đầu tiên lấy bằng tiến sĩ ở Học Viện Thánh Kinh

Đó là nữ tu Mary Jerome Obiorah ở Nigeria đã lấy được bằng tiến sĩ về khoa thánh kinh ở Học Viện Thánh Kinh của Tòa Thánh ở Rôma. Nữ tu này đã bày tỏ cảm nhận của mình như sau:

“Nhờ những việc học hỏi này, tôi tin rằng tôi đã trở thành một Kitô hữu thâm tín hơn, có một khả năng khá hơn để hiểu về chính bản thân mình cũng như về việc tôi phục vụ các người khác. Tất cả những điều ấy làm hiện thực giấc mơ tôi đã ôm ấp qua một thời gian dài cuộc đời của mình, một thời gian được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, từ năm 1989 đến 1994, giai đoạn đầu tôi hoàn tất khoa triết lý và thần học; giai đoạn thứ hai, từ năm 1995 tới nay, giai đoạn tôi theo học ở Học Viện Thánh Kinh này”.

Nữ tu này đã đến Rôma theo học sau khi đã tuyên khấn lần đầu ở nhà mẹ của mình là Dòng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria Mẹ Chúa Cứu Thế.

Cái khó khăn nhất của nữ tu trong năm đầu học chuyên khoa ở Học Viện Thánh Kinh này là “học các thứ cổ ngữ, Do Thái, Hy Lạp, là những thứ ngôn ngữ càng khó hơn nữa khi chúng không còn thông dụng trao đổi nữa”.

Cuối cùng nữ tu này cũng đã lấy được mảnh bằng tiến sĩ: “Tôi sẽ trở về Phi Châu để thi hành việc tông đồ của tôi ở đó, ở nước Nigeria của tôi, và cũng ở những miền xung đột nữa”.

4/2 Thứ Tư

ĐTC GPII ban huấn từ Ngày Tận Hiến: “Mỗi ngày hãy hân hoan ý thức lập lại tiếng ‘xin vâng’ đối với Vị Thiên Chúa của Tình Yêu”

Tối Ngày Lễ Mẹ Dâng Con 2/2/2004, nhiều ngàn tu sĩ nam nữ thuộc các dòng tu và hội sống tông đồ tham dự Thánh Lễ do ĐTC chủ tọa ở Đền Thờ Thánh Phêrô. ĐTC đã làm phép nến, tham dự vào cuộc rước nến lúc đầu, sau đó là Thánh Lễ được cử hành bởi ĐHY Eduardo Martinez Somalo, Bộ Trưởng Thánh Bộ Các Dòng Tu và Tu Hội Tông Đồ, cuối cùng ĐTC ban phép lành tòa thánh.

Ngày Lễ Mẹ Dâng Con đã được chọn để làm Ngày Đời Tận Hiến cách đây 7 năm, tức năm nay là năm thứ 8 tổ chức ngày này. ĐTC đã nhắc nhở các tu sĩ nam nữ như sau: “những ai vĩnh viễn hiến đời sống mình cho Chúa Kitô để làm cho Nước Chúa trị đến đều được kêu gọi để lập lại tiếng ‘xin vâng’ của mình đối với ơn gọi họ đã lãnh nhận. Toàn thể cộng đồng giáo hội đồng thời cũng tái nhận thức được cái phong phú của chứng từ ngôn sứ của đời tận hiến nơi tính cách khác nhau về đặc sủng của nó cũng như về việc dấn thân tông đồ của nó”.

Ngài đã nhắc họ là Chúa Kitô đã mời gọi họ “hãy mô phỏng Người hơn bao giờ hết, Đấng vì yêu đã tuân phục, khó nghèo và thanh sạch. Hãy tiếp tục hăng say hiến mình loan báo và phát triển vương quốc của Người, một sứ vụ vẫn cần thiết hôm nay đây cũng như trong quá khứ!”

Ngài tiếp tục kêu gọi họ hãy làm mới lại lòng trung thành của họ với Thiên Chúa “bằng cùng một lòng nhiệt thành và quảng đại như khi anh chị em mới tuyên khấn. Mỗi ngày hãy hân hoan ý thức lập lại tiếng ‘xin vâng’ đối với Vị Thiên Chúa của Tình Yêu. Trong thâm cung của đan viện hay kề cận bên thành phần nghèo khổ và sống bên lề xã hội, giữa giới trẻ hay trong các cơ cấu tổ chức của giáo hội, nơi các sinh hoạt tông đồ khác nhau hay ở những miền đất truyền giáo, Thiên Chúa đều muốn anh chị em hãy trung thành với tình yêu của Ngài và dấn thân cho thiện ích của anh chị em mình. Đó là việc đóng góp quí giá anh chị em có thể cống hiến cho Giáo Hội để phúc âm hy vọng có thể vươn tới tất cả mọi con người nam nữ thuộc thời đại chúng ta”.

Kết thúc bài giảng của mình, ĐTC kêu gọi họ hãy bắt chước Vị Trinh Nữ là Đấng “đã chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa một cách vô tư”. Mẹ Maria “là mô phạm chính yếu và cao cả nhất đối với tất cả mọi con người tận hiến.Xin anh chị em hãy phó mặc cho Mẹ hướng dẫn. Hãy tin tưởng vào sự trợ giúp của Mẹ bằng một lòng cậy trông khiêm hạ, nhất là vào những giây phút bị thử thách”.

Cuốn Niên Giám của Tòa Thánh Năm 2004

Sáng Thứ Ba 3/2/2004, ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano, và ĐTGM Leonardi Sandri, đã kính trình lên ĐTC GPII cuốn Niên Giám 2004 đầu tiên, trước sự hiện diện của tất cả những ai góp phần thực hiện cuốn sách này. Sau đây là những con số quan trọng cần biết:

Căn cứ vào các dữ kiện từ năm 2002, bản thống kê cho thấy con số Công giáo đã được rửa tội là 1.071.000.000, tức 17.2% dân số thế giới (6.212.000.000), với 50% ở toàn Mỹ Châu, 26.1% ở Âu Châu, 12.8% ở Phi Châu, 10.3% ở Á Châu và 0.8% ở Đại Dương Châu. So với dân số chung ở mỗi châu thì ở Mỹ Châu có 62.4% Công giáo, ở Âu Châu có 40.5%, ở Đại Dương Châu có 26.8%, ở Phi Châu có 16.5% và ở Á Châu có 3%.

Con số hiến thân cho hoạt động mục vụ gồm có 4.217.572 người, được phân phối như sau: 4.605 giám mục, 405.058 linh mục (trong số đó có 267.334 là linh mục triều), 30.097 phó tế vĩnh viễn, 54.828 tu sĩ khấn dòng không phải là linh mục, 782.932 nữ tu (trong đó có 51.371 sống đời chiêm niệm), 28.766 phần tử của các tu hội đời; 143.745 thừa sai giáo dân và 2.767.451 giáo lý viên.

So với năm 2001, tổng số linh mục vẫn không hơn không kém, với con số 405.067 vào năm 2001. Tuy nhiên, riêng linh mục triều lại tăng, từ 266.448 vào năm 2001 lên 267.334 vào năm 2002. Con số phó tế vĩnh viễn cũng tăng 3.1% và giáo dân thừa sai tăng 3.4%, chủng sinh tằng .7%, từ 112.244 năm 2001 lên 112.982 năm 2002. Con số học làm linh mục ở Phi Châu tăng trên 5.8% và ở Mỹ Châu hơn 1.4%, trong khi ở Âu Châu và Á Châu hơn giảm một chút.

Màn Điện Toán của Phòng Báo Chí Tòa Thánh lên tới 22 triệu người muốn vào thăm.

Theo tín liệu do văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết, trong năm 2003 có tới gần 22 triệu lần màn điện toán của Tòa Thánh được viếng thăm, tức trung bình mỗi ngày có 59.667 người ghé thăm. Tháng bận nhất là Tháng 3 trong năm, có 3.598.183 điều yêu cầu được giải đáp và mỗi ngày có khoảng 116.072 ghé thăm.

Những lần vào thăm hay yêu cầu phát xuất từ Bắc Mỹ và Nam Mỹ, Âu Châu và Á Châu theo thứ tự như sau: Hiệp Chủng Quốc, Ý, Hiảp Vương Quốc, Gia Nã Đại, Tây Ban Nha, Ba Tây và Pháp.

Những chữ thường được tìm kiếm nhiều nhất là chữ “Vatican, News, Information, Press service”. Những ngày có nhiều sinh hoạt nhất là Thứ Năm và Thứ Sáu. Lúc kẹt lưu thông tín liệu nhất trong ngày ở vào khoảng từ 7 tới 9 giờ sáng, giờ địa phương Rôma.

Năm 2003 VIS (Vatican Information Service) đạt tới con số cao nhất với 15.916 độc giả ghi danh để trực tiếp nhận tin (trong đó có hailmaryqueen@thoidiemmaria.net). Thành phần độc giả ghi danh trực tiếp nhận tin này có 54% muốn tin tức bằng Anh ngữ, 28.34% bằng Tây Ban Nha, 8.46% bằng tiếng Pháp và 8.54% bằng tiếng Ý.



Một Vị Thiên Chúa Nhân Lành… Không phải là một số phận bí nhiệm
 

(Bài Giáo Lý 97 ngày Thứ Tư 28/1/2004, bài về Thánh Vịnh 10 [11] – Kinh Tối Thứ Hai, Tuần Thứ Nhất)


1. Chúng ta tiếp tục việc chúng ta suy niệm về các bài Thánh Vịnh, những bài Thánh Vịnh làm nên những bài chính yếu cho phụng vụ của giờ kinh tối. Chúng ta vừa nghe Thánh Vịnh 10[11] vang vọng trong lòng của chúng ta, một lời nguyện cầu ngắn ngủi tin tưởng, theo nguyên ngữ Do Thái, một lời cầu nguyện được lấm chấm bằng một danh xưng thần linh “Adonaja”, Chúa. Danh xưng này được nghe ngay từ đầu (câu 1), được lập lại 3 lần ở giữa bài (câu 4-5) và xuất hiện một lần nữa ở cuối bài (câu 7).

Cung giọng thiêng liêng của toàn thể bài ca này được diễn tả rõ ràng ở câu kết thúc: “Chúa là Đấng công chính và yêu chuộng những việc làm chân chính; kẻ công chính sẽ nhìn thấy dung nhan của Ngài”. Đó là căn gốc của tất cả mọi niềm tin tưởng và là nguồn mạch của tất cả mọi niềm hy vọng vào ngày tăm tối và thử thách. Thiên Chúa không dửng dưng trước thiện và ác; Ngài là một Vị Thiên Chúa nhân lành, chứ không phải là một thứ định mệnh tối tăm, bất khả triệt và bí nhiệm.

2. Bài Thánh Vịnh này diễn tiến chính yếu qua hai cảnh trí. Nơi cảnh thứ nhất (câu 1-3), thành phần gian ác được diễn tả cho thấy việc chiến thắng tỏ tường của họ. Họ hiện lên với hình ảnh của một tay hăng máu và săn bắn: Họ là một kẻ hư hoại, thành phần hung tợn nhắm mũi tên hiếu chiến hay săn bắn của mình bắn vào nạn nhân của mình, tức là vào thành phần công chính (câu 2). Bởi thế, thành phần nạn nhân này nghĩ mình cần phải né mình tránh thoát cuộc tấn công không nương tay ấy. Họ muốn “tẩu thoát như chim bay lên các ngọn núi” (câu 1), xa khỏi cơn lốc ác ôn, khỏi cuộc công hãm của kẻ gian ác, khỏi những mũi tên vu khống do các tội nhân bội phản bắn tới.

Thành phần công chính như bị thất đảm, cảm thấy lẻ loi và không thể chống lại cuộc tấn công của sự dữ. Đối với họ, những nền tảng của trật tự chân chính nơi xã hội dường như bị rung chuyển và ngay chính những cơ sở nơi việc nhân loại chung sống với nhau cũng bị suy sụp (câu 3).

3. Thế rồi xẩy ra một cuộc thay đổi lớn, như được diễn tả ở cảnh thứ hai (câu 4-7). Chúa, Đấng ngự trên thiên ngai, phóng cái nhìn thấu suốt của mình về toàn thể chân trời của nhân loại. Từ vị thế siêu việt ấy, dấu chỉ cho thấy sự toàn tri và toàn năng thần linh, Thiên Chúa có thể thấu triệt và sàng sẩy hết mọi người, phân lành ra khỏi dữ, và nghiêm nghị kết án những gì là bất chính (câu 4-5).

Hình ảnh rất sống động và an ủi là hình ảnh con mắt thần linh chăm chú nhìn đến các hành động của chúng ta. Chúa không phải là một chủ quyền xa xôi cách biệt, thu mình trong một thế giới vàng son của mình, mà là một Hiện Diên tinh anh thiên về phía sự thiện và công lý. Ngài nhìn thấy và cung ứng khi can thiệp bèng lời nói và hành động của Ngài.

Thành phần công chính thấy trước được rằng, như dã xẩy ra ở Sođôma (x Gen 19:24), Chúa “làm mưa diêm sinh (xuống trên kẻ gian ác)” (câu 6), biểu hiệu cho những gì Ngài phán quyết để thanh tẩy lịch sử khi kết án sự dữ. Thành phần gian ác, bị giáng phạt bởi trận mưa tóe lửa này, một biến cố baóo trước số phận tối hậu của họ, cuối cùng cảm nghiệm thấy rằng Chúa chính là “Đấng quan án trên trái đất!” (Ps 57[58]:12).

4. Tuy nhiên, bài Thánh Vịnh này lại không kết thúc ở hình ảnh thảm thê trừng phạt và kết án này. Câu cuối cùng đã mở ra một chân trời sáng lạn và an bình giành cho thành phần công chính là những ai sẽ chiêm ngắm Chúa của mình, vị quan án công minh, nhưng trên hết là một vị giải phóng nhân hậu: “kẻ công chính sẽ nhìn thấy dung nhan của Ngài” (câu 7). Đó là một cảm nghiệm về mối hiệp thông hoan lạc và về lòng tin tưởng yên hàn nơi Thiên Chúa, Đấng giải cứu khỏi sự dữ.]

Trong giòng lịch sử, vô số người công chính đã cảm nghiệm thấy một cái gì đó tương tự như thế. Nhiều câu truyện kể lại lòng tin tưởng của các vị tử đạo Kitô giáo trước những cực hình và lòng cương quyết của họ, những người đã không trốn chạy trước các cơn thử thách.

Trong "Acts of Euplo" ("Atti di Euplo"), một vị phó tế ở Catania, bị sát hại dưới thời hoàng đế Diocletian khoảng năm 304, vị tử đạo này đã đột hứng thốt lên những lời nguyện như sau: “Ôi Chúa Kitô, con xin cám ơn Chúa: xin hãy bảo bệ con vì con đang chịu khổ vì Chúa… Con tôn thờ Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần. Con tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi… Ôi CHúa Kitô, con xin tạ ơn Chúa. Xin hãy đến cứu giúp con, Ôi Chúa Kitô! Vì Chúa mà con chịu khổ, lạy Chúa Kitô… Ôi Chúa, vinh quang của Chúa cao cả nơi các người tôi tớ được Chúa chiếu cố kêu gọi theo Chúa! Con tạ ơn Chúa, Lạy Chúa Giêsu Kitô, vì sức mạnh của Chúa dã an ủi con; Chúa đã không để cho linh hồn con phải vong thân bởi tay kẻ gian ác, và Chúa đã ban cho con ân sủng vì danh Chúa. Vậy xin Chúa hãy chứng tỏ những gì Chúa đã làm nơi con, để làm rối loạn hành động trơ tráo của kẻ Địch Thù” (A. Hamman, "Preghiere dei Primi Cristiani," [Prayers of Early Christians], Milan, 1955, pp. 72-73).

Anh Chị Em thân mến,

Bài Thánh Vịnh 10 nói về Chúa ngự trên tòa cao, Đấng chú ý tới tất cả mọi sự xay ra trên trái đất. Bài Thánh Vịnh nói rõ ràng là Thiên Chúa không dửng dưng với những sì phải trái. Thiên Chúa là Đấng tốt lành và trong lúc Ngài nghiêm thẳng kết án tất cả những gì là bất chính thì Ngài cũng an ủi thành phần công chính trong những cơn thử thách của họ. Ngài là Đấng Cứu Thế của họ và họ sẽ được an bình trước sự hiện diện của Ngài. Niềm hy vọng này đã nâng đỡ nhiều tín hữu trong các sự khó khăn của họ cũng như đã ban lòng can đản cho vô số vi tử đạo.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 28/1/2004.
 

3/2 Thứ Ba

Hội Piô X của ĐTGM Lefebvre gửi 1 bức thư tấn công quan niệm đại kết của ĐTC GPII

Hội này đã viết 1 bức thư đề ngày 6/1/2004 và gửi cho mấy đức hồng y. Bức thư này được ký bởi giám mục Bernard Fellay, bề trên tổng quyền và bởi 4 vị giám mục khác trong hội huynh đệ linh mục được ĐTGM Lefebvre thành lập, vị đã qua đời năm 1991. Bức thư đã được trình bày trong buổi họp báo ở Rôma hôm Lễ Mẹ Dâng Con, 2/2/2004.

Bức thư này là một bản văn kiện dầy 47 trang, mang tựa đề “Từ Vấn Đề Đại Kết đến Vấn Đề Âm Thầm Bội Giáo của một Giáo Triều 25 Năm” ("De l’oecuménisme à l’apostasie silencieuse, 25 ans de pontificat").

Lý do tại sao hội này không gửi trực tiếp bức thư này đến ĐTC GPII “là vì”, theo bức thư, “tình trạng sức khỏe trở nặng hơn mà chúng tôi đã không trực tiếp viết thư này cho Ngài”.

Bản văn này cắt nghĩa chủ trương của ĐTC GPII và các nhân vật khác của Giáo Hội về vấn đề đại kết như là một dấu hiệu mất mát căn tính riêng của Giáo Hội Công Giáo, bằng việc đặt căn tính này ngang hàng với những Kitô giáo phái khác.

Văn kiện này không hề đề cập đến bản tuyên ngôn “Dominua Jesus” do Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin phổ biến trong năm 2000 về “Duy Nhất Tính và Phổ Quát Tính Cứu Độ của Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội”, hay của việc ĐTC GPII luôn bác bỏ quan niệm đồng hóa sai lầm về đại kết ấy.

Trong 1 bức thư gửi cho giám mục Fellay ngày 5/4/2002, ĐHY Darío Castrillión Hoyos, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ và là chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh “Ecclesia Dei”, sau những lần liên lạc để thắng vượt việc hội này dứt đoạn với Rôma, ĐHY đã nói đến một “cuộc tấn công thẳng mặt” được hàm chứa trong việc tố cáo nói rằng Đức Giáo Hoàng “đã loại bỏ Truyền Thống”: “Thật vậy, nó tạo nên một thứ tự tín nguy hiểm trong việc phán xét một Thẩm Quyền Tối Cao… (rồi trích lời Công Đồng Chung Vaticanô I, ĐHY viết tiếp) Chúng tôi tin rằng không ai có thể ngang nhiên cho mình có quyền phán xét Tòa Thánh”.

Trong tông thứ “Ecclesia Dei” năm 1988, ĐTC GPII nhấn mạnh đến việc ĐTGM Lefebvre truyền chức “bất hợp pháp” cho các vị giám mục trong hội này, một hành động trở thành “một hành động lạc đạo”.

Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây là sở dĩ ÐTGM Lefebvre tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo là vì cho Giáo Hội Công Giáo lạc đạo khi Công Ðồng Chung Vaticanô II quyết định canh tân phụng vụ và Ðức Thánh Cha Phaolô VI chính thức ban hành sắc lệnh  thực hiện quyết định canh tân phụng vụ này của Công Ðồng. Vậy nhân dịp Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô cũng vừa mới ban hành vào ngày 4/12/2003 bức tông thư nhân dịp kỷ niệm 40 năm (4/12/1963-2003) Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh của Công Ðồng Chung Vaticanô II, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại vấn đề phụng vụ như sau.

 

Công Đồng Chung Vaticanô II đã gây lộn xộn Phụng Vụ của Giáo Hội Công Giáo?

Vào ngày Thứ Bảy Đầu Tháng 10/2002, tại Pomona, TGP/LA, trong 1 buổi học hỏi của các em Thiếu Nhi Fatima sau giờ Đền Tạ và Thánh Lễ Đầu Tháng, có một em huynh trưởng nam hỏi tôi một câu về phụng vụ căn cứ vào một tài liệu em đã đọc, tờ tài liệu sau đó em đưa cho tôi coi được in ấn đàng hoàng đầy hai mặt với nhan đề “Những Cái Xấu Xa của Thứ Phụng Vụ Mới” (The Evils of The New Liturgy), do Our Lady of the Rosary Library ở 4016 Preston Hwy - Louisville, KY 40213 phổ biến. Những vấn nạn về phụng vụ được em huynh trưởng này đặt ra hỏi tôi được căn cứ vào tài liệu em đọc và em cảm thấy có lý khi cho rằng phụng vụ cũ đúng hơn và tốt hơn phụng vụ mới, vì thực tế cho thấy phụng vụ mới chẳng những gây ra nhiều thứ lộn xộn về phụng vụ mà còn làm cho đời sống thiêng liêng của con người bị sa sút, xa Chúa hơn là gần Ngài v.v. Tôi đã cho em biết 3 điều căn bản tối thiểu sau đây:

Điều thứ nhất, đó là phụng vụ mới như chúng ta đang áp dụng hiện nay là do Công Đồng Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965) canh tân, hay nói cách khác, là do Chúa Thánh Thần linh ứng để các vị Nghị Phụ Công Đồng cùng với Đức Thánh Cha quyết định đi đến chỗ canh tân phụng vụ theo nhu cầu thời đại;

Điều thứ hai, một khi đã được Thánh Thần linh ứng thì tất cả những gì phụng vụ được Công Đồng canh tân đều hợp ý Chúa và có lợi cho các linh hồn trong thời đại mới, chẳng hạn như đi sâu vào Thánh Kinh nhiều hơn qua các bài đọc trong Thánh Lễ, hay như việc cử hành bằng tiếng địa phương để giáo dân có thể tham dự một cách ý thức và chủ động hơn, hoặc như việc làm lễ quay xuống theo chiều hướng nhập thể và nhập thế của Chúa Giêsu Kitô hay theo tư thế Chúa Giêsu đối diện với các tông đồ để cử hành việc Người lập Bí Tích Thánh Thể v.v.

Điều thứ ba, sở dĩ có những lộn xộn về phụng vụ, đến nỗi đã làm mất đi tính cách tôn nghiêm, uy nghi và sốt sắng của phụng vụ, là do việc con người lạm dụng phụng vụ hay không thi hành phụng vụ đúng chiều hướng hay tinh thần canh tân phụng vụ của Công Đồng Chung Vaticanô II mà thôi, chứ không phải bởi những gì Công Đồng đã canh tân phụng vụ. Tôi đã dẫn một chứng cớ rất cụ thể là ĐHY Mahony, TGP/LA, vào Tháng Tư năm 1999, đã gửi cho mỗi vị linh mục thuộc thẩm quyền của mình 1 bức thư, trong đó, một trong những điều ngài đề cập tới là vấn đề không được cầm tay nhau khi đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ nữa. Thế mà có một số giáo xứ vẫn không chịu tuân theo. Trong khi đó, chính giáo xứ không được quí vị có thẩm quyền nhắc bảo cần phải tuân giữ theo ý Đấng bản Quyền địa phương này, khi ĐHY đến làm Phép Thêm Sức, lại không có một vị linh mục nào trên bàn thờ dám nắm tay nhau khi đọc Kinh Lạy Cha cả! Như thế thì vấn đề lộn xộn trong phụng vụ bởi đâu mà ra?

Tờ Truyền Đơn đả phá Thánh Lễ Mới

Sau buổi học hỏi Thứ Bảy Đầu Tháng này, tôi đã bỏ giờ ra đọc tờ tài liệu nhận được từ em huynh trưởng nêu lên vấn nạn về phụng vụ mới thì thấy rằng em đã bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng tuyên truyền sai lầm sâu hiểm và cực thủ này. Ngay câu đầu tiên của tờ truyền đơn đả phá phụng vụ mới đã tóm gọn tất cả nội dung của nó: “Bài viết này có ý cho những người Công Giáo tân thời biết về những cái xấu xa cùng với những hậu quả tàn hại của ‘Thứ Thánh Lễ Mới’, bằng việc nhìn đến lịch sử và bản chất của Phụng Vụ Mới, nhìn đến lời tiên tri nói về thứ phụng vụ mới này của một bí nhiệm gia ở Pháp, cũng như nhìn đến những gặt hái của thứ phụng vụ mới này”.

Về lịch sử, ngoài vấn đề nêu lên một số thay đổi như làm lễ quay xuống, rước lễ bằng tay, thừa tác viên Thánh Thể, nữ nhi giúp lễ, bài đọc bằng thổ âm v.v., bài viết này trích lại lời của Thánh Giáo Hoàng Piô IX trong lời công bố văn kiện Quo Primum năm 1570 về Thánh Lễ Latinh Truyền Thống, tức về Thánh Lễ được Giáo Hội Hoàn Vũ cử hành trước Công Đồng Vaticanô II, như sau: “Bất cứ lúc nào trong tương lai sau này không một vị linh mục nào, dù là triều hay dòng, có thể bị buộc phải sử dụng một cách nào khác trong việc dâng Thánh Lễ. Vậy để loại trừ những điều lương tâm bối rối cũng như những nỗi sợ hãi bị giáo hội trừng phạt và kiểm soát, chúng tôi tuyên bố ở đây là, bằng Tông quyền của mình chúng tôi truyền chỉ và qui định rằng lệnh truyền và sắc lệnh của chúng tôi đây là những gì vĩnh viễn và không bao giờ được vãn hồi hay tu chính về pháp lý sau này…”. Chúng ta nên biết rằng sở dĩ Thánh Giáo Hoàng Piô IX cần phải dùng những từ ngữ cương quyết và mạnh mẽ như thế là vì liên quan đến Phong Trào Cải Cách của anh chị em Thệ Phản Tin Lành mới bùng lên trước đó nửa thế kỷ, tấn công Giáo Hội về những lạm dụng Thánh hồi bấy giờ, chứ Ngài không hề có ý truyền một điều gì trái với nguyên tắc và vượt quá thẩm quyền của Ngài, như những gì được Đức Thánh Cha Piô XII nói đến trong Thông Điệp Mediator Dei về Phụng Vụ Thánh dưới đây.

Về hậu quả tàn hại của phụng vụ mới, bài viết này đưa ra các thứ thống kê cho thấy Giáo Hội đang bị khủng hoảng trầm trọng về ơn gọi linh mục và tu sĩ, cũng như về việc giảm sút đi tham dự Thánh Lễ, về tình trạng tín hữu không chấp nhận giáo lý của Giáo Hội về vấn đề ly dị và ngừa thai, về niềm tin vào Chúa Giêsu Thánh Thể. Vấn đề ở đây là, theo bản văn này, tình trạng khủng hoảng được họ dẫn chứng và được họ cho là hậu quả trực tiếp của vấn đề canh tân phụng vụ: “Đó là những hoa trái của một thứ Tân Phụng Vụ … được nhóm giám mục và thần học gia tân tiến của Công Đồng Vaticanô II phác họa… Cuộc khủng hoảng này nơi Giáo Hội sẽ tiếp tục tàn hại hơn cho đến khi chúng ta trở về với chính thống và kỷ cương… Thánh Lễ Mới không thể từ Thiên Chúa mà ra… Con đường an toàn duy nhất để theo đó là tham dự Thánh Lễ Truyền Thống bằng bất cứ giá nào… Liều mình mất linh hồn đời đời thật là phí phạm. Muốn biết Thánh Lễ Truyền Thống gần mình nhất ở đâu xin gọi chúng tôi ở số…” Tóm lại, theo chiều hướng và chủ trương của bản văn cực thủ tuyên truyền này thì ai xem lễ mới đều bị mất linh hồn.

Có cái lạ ở đây là tại sao bàn tay viết lên những luận điệu này không nêu thêm một lý do nữa cho độc giả suy nghĩ xem sao liên quan đến tình trạng khủng hoảng đức tin của Giáo Hội hiện nay. Lý do đó là chính vì đức tin con người đã bị yếu kém mới xẩy ra tình trạng khủng hoảng sống đạo như thế, và cũng chính vì để cứu vãn tình trạng khủng hoảng này mà Giáo Hội đã phải canh tân phụng vụ để đem con người thời đại về với cảm nghiệm thần linh qua những thích ứng về phụng vụ. Tiếc thay, vì con người không biết trở về với Chúa bằng cảm nghiệm thần linh qua phụng vụ, họ lại càng xa Ngài hơn nữa, điển hình như những gì đã xẩy ra được tờ truyền đơn chống phụng vụ mới liệt kê.

Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây về chiều hướng và tinh thần của Công Đồng Chung Vaticanô II liên quan đến Phụng Vụ để thấy được tầm quan trọng của việc Giáo Hội canh tân phụng vụ này. Tất cả những gì Công Đồng của đầu hậu bán thế kỷ 20 này chủ trương và công bố đều được chất chứa trong 16 văn kiện (4 hiến chế, 9 sắc lệnh và 3 tuyên ngôn). Xét về giá trị theo bản chất của mình thì các văn kiện về Hiến Chế là những văn kiện quan trọng nhất, nồng cốt nhất của Công Đồng, vì liên quan đến các vấn đề trọng yếu. Trong 4 Hiến Chế này có hai Hiến Chế về Giáo Hội, 1 Hiến Chế về Phụng Vụ và 1 Hiến Chế về Mạc Khải. Căn cứ vào số lượng 2 trong 4 Hiến Chế về Giáo Hội cũng đủ cho thấy Công Đồng Chung Vaticanô II là Công Đồng về Giáo Hội.

Thật vậy, theo chiều hướng của Công Đồng, Giáo Hội phải là hay phải trở thành Vui Mừng và Hy Vọng (Gaudium et Spes, tên của Hiến Chế mục vụ về Giáo Hội ban hành ngày 7/12/1965) trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay. Nhưng muốn được thế, Giáo Hội cần phải nhận thức được bản chất “Ánh Sáng Muôn Dân” (Lumen Gentium, tên của Hiến Chế tín lý về Giáo Hội ban hành ngày 21/11/1964) của mình, với vai trò là bí tích cứu độ, là phương tiện hiệp nhất, là dấu hiệu hiệp thông (x. Lumen Gentium, 1). Và Giáo Hội chỉ có thể làm sáng tỏ bản chất “Ánh Sáng Muôn Dân” này của mình để có thể thực sự mang lại “Vui Mừng và Hy Vọng” cho Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay, chỉ duy bằng Cảm Nghiệm Thần Linh mà thôi, đó là nhờ Lời Chúa (Dei Verbum, tên của Hiến Chế về Mạc Khải ban hành ngày 18/11/1965) và nơi Phụng Vụ Thánh (Sacram Liturgiam, tên của Hiến Chế về Phụng Vụ được ban hành ngày 25/1/1964). Việc Công Đồng công bố Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh đầu tiên và Hiến Chế mục vụ về Giáo Hội cuối cùng có một ý nghĩa hết sức sâu xa, đó là Giáo Hội Trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay trước hết phải làm sao được tràn đầy Cảm Nghiệm Thần Linh, vì “Phụng Vụ là tột đỉnh qui về của hoạt động Giáo Hội, đồng thời cũng là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội” (Sacram Liturgiam, 10).

Ý thức được chiều hướng của Công Đồng Chung Vaticanô II về vấn đề chú trọng tới việc canh tân phụng vụ đầu tiên, chúng ta mới thấy được cái thiển cận của tờ truyền đơn. Sở dĩ tôi cho rằng bản văn đả phá Thánh Lễ Mới là tuyên truyền, là vì ngoài lời lẽ và chủ trương quá khích chất chứa trong đó, còn ở chỗ tác giả của bài viết (cá nhân hay một nhóm nào đó bí mật) chỉ trích lại những gì hợp với chủ trương ủng hộ Thánh Lễ Truyền Thống mà thôi, chứ không hề khách quan đề cập tới những tài liệu nói hay, nói tốt, nói có lợi cho Thánh Lễ mới cả, kể cả những văn kiện của chính các Đức Giáo Hoàng. Chẳng lẽ thành phần viết tờ tuyên truyền đả phá Thánh Lễ Mới này lại kém học thức đến như thế, đến nỗi không hề biết đến các văn kiện khác của Giáo Hội về Thánh Lễ Mới, đã dám dại dột và hồ đồ công khai lên tiếng phê bình chỉ trích một Giáo Hội “thánh thiện, duy nhất, công giáo và tông truyền” của mình?!?

Trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam cũng đã có một số “trí thức” cũng bị ảnh hưởng bởi những thứ tuyên truyền này và đã cộng tác để tiếp tay tuyền truyền theo chiều hướng như thế trong cộng đồng của mình. Điển hình nhất là một vị ở San Dimas TGP/LA, chủ trương tờ Bản Tin Hoa Kỳ vào giữa thập niên 1990, và một ở San Jose chủ trương tập san Tiếng Loa Cảnh Báo. Hai vị biết 3 ngôn ngữ Anh-Pháp-La này đều gửi những văn bản “nghiên cứu” của mình mang danh xưng trên đây cho tôi. Trong cả hai loại văn bản tuyên truyền chống Giáo Hội và đả phá Thánh Lễ Mới này, vì tinh thần xây dựng cho nhau, nhất là để bảo vệ thế giá của Giáo Hội, tôi đã thẳng thắn và chân tình trực tiếp viết thư gửi cho từng vị. Với vị chủ trương tờ Bản Tin Hoa Kỳ, vị cho rằng Thánh Lễ Mới bị ảnh hưởng của Tin Lành, tôi đã trích lại nguyên văn lời của một trong những vị mục sư Tin Lành đã tham dự Công Đồng Chung Vaticanô II trong Nguyệt San 30 Days cho biết Công Đồng không hề bị Tin Lành chi phối gì cả, để rồi sau đó tôi không còn nhận được Bản Tin Hoa Kỳ như trước nữa. Với vị chủ trương tập san Tiếng Loa Cảnh Báo, vị đã viết thư mời tôi cộng tác cũng là vị cho rằng Đức Phaolô VI sai lầm, tôi đã thẳng thắn nhắc khéo ông là nếu Đức Thánh Cha Phaolô VI trọng vọng, tài đức, khôn ngoan theo bậc của Ngài như thế mà còn sai lầm thì thành phần nhỏ dại, dốt nát, hèn kém như chúng ta sẽ sai lầm đến đâu (tôi cố ý nói đến việc sai lầm phê bình ĐTC!) Tuy nhiên, sau đó tôi vẫn nhận được Tiếng Loa Cảnh Báo thêm mấy số nữa, rồi không bao giờ còn dịp để tiếp tục cho những thứ tuyên truyền chẳng những thiếu tính cách xây dựng mà còn công khai đả phá gây thiệt hại cho biết bao tâm hồn nhẹ dạ này vào chỗ xứng đáng của chúng nữa.

Đó là lý do tôi cảm thấy đã đến lúc, nhân cơ hội bức Tông Thư của ĐTC Gioan Phaolô II về Phụng Vụ Thánh của Công Đồng Chung Vaticanô II 40 năm trước, cần phải trích lại ở đây một số đoạn văn kiện rất quan trọng của Huấn Quyền, hoàn toàn ngược lại với chủ trương chống Thánh Lễ Mới của riêng bản văn trên đây cũng như của chung những người vốn nghĩ Công Đồng Chung Vaticanô II đã sai lầm trong việc canh tân phụng vụ. Trước hết là Thông Điệp Mediator Dei về Phụng Vụ Thánh của ĐTC Piô XII ban hành ngày 20/11/1947, sau đó là Tông Thư Dominicae Cenae của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 24/2/1980 về Mầu Nhiệm và Việc Tôn Thờ Thánh Thể. Xin đọc kỹ những điều được chọn lọc và trích lại ở đây để phân biệt rõ phải trái, để bảo vệ đức tin của mình cũng như của anh em đồng đạo của mình, nhất là để thấy được rằng những lời khẳng định chí lý của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ở đoạn áp cuối (15) trong Tông Thư về Hiến Chế Phụng Vụ Thánh của Công Đồng Vaticanô II dịp kỷ niệm 40 năm Công Đồng đã ban hành bản văn kiện đầu tiên này:

• “Nếu không tôn trọng qui chuẩn phụng vụ, có những lúc thậm chí người ta tiến đến chỗ thực hiện những lạm dụng trầm trọng làm lu mờ đi thực tại của mầu nhiệm và tạo nên tình trạng phiền toái cũng như căng thẳng nơi Dân Chúa. Những lạm dụng như vậy không hề có liên quan gì tới tinh thần đích thực của Công Đồng hết, và là những lạm dụng cần phải được Các Vị Mục Tử sửa chữa bằng một thái độ mạnh mẽ khôn khéo”.

(Những chỗ in đậm nơi những lời của Huấn Quyền trên đây hay dưới đây là do người dịch tự ý nhấn mạnh)



Thông Điệp Mediator Dei về Phụng Vụ Thánh của ĐTC Piô XII

50. Phụng Vụ Thánh thật sự bao gồm cả yếu tố thần linh cũng như nhân loại. Yếu tố thần linh, do Thiên Chúa thiết định, con người không được thay đổi bất cứ cách nào. Thế nhưng, các yếu tố về nhân loại có thể được phép làm, tùy theo nhu cầu thời đại, theo đòi hỏi về hoàn cảnh và lợi ích của các linh hồn, cũng như theo Thẩm Quyền Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần…

58. Chỉ có một mình Giáo Hoàng mới được quyền công nhận và thiết lập việc thi hành nào liên quan đến vấn đề tôn thờ Thiên Chúa, đến vấn đề phác họa hay chuẩn nhận những nghi thức mới, cũng như đến vấn đề điều chỉnh những nghi thức Ngài phán đoán thấy cần phải hoàn chỉnh. Về phần mình, các vị Giám Mục có quyền và nhiệm vụ cẩn thận coi sóc việc tuân giữ chính xác những qui định theo qui điển thánh xứng với việc tôn thờ thần linh. Bởi thế, cá nhân, cho dù là giáo sĩ, không được quyền tự quyết định về những vấn đề linh thánh kính tôn này…

60. … Việc sử dụng tiếng Latinh, quen thuộc lâu đời trong Giáo Hội, là một dấu hiệu hiệp nhất tỏ tường và tuyệt vời, cũng là một chất kháng độc hữu hiệu đối với bất cứ vấn đề hư hoại nào về sự thật thuộc tín lý. Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng mẻ đẻliên quan đến một số lễ nghi có thể lại sinh nhiều lợi ích cho con người…

61. Một số người có khuynh hướng muốn phục hồi lại hết tất cả bất cứ một lễ nghi cũng như những nghi thức cũ nào. Phụng vụ của các thời xưa thực sự rất đáng được tôn trọng mọi bề. Tuy nhiên không được cho rằng việc sử dụng cổ thức ấy thích hợp và xứng hợp hơn, dù theo quyền lợi hay tính cách quan trọng của việc này, đối với những thời gian hay những tình trạng mới mẻ sau đó, chỉ vì việc sử dụng cổ thức giữ được hương vị và hương thơm của cổ nhân. Những lễ nghi phụng vụ cận đại cũng đáng được tôn kính và tôn trọng. Những lễ nghi này cũng được linh ứng bởi Thánh Thần, Đấng hỗ trợ Giáo Hội ở mọi thời đại cho tới tận thế. Những lễ nghi cận đại này cũng là những nguồn thiêng được Hiền Thê uy nghi của Chúa Giêsu Kitô sử dụng để cổ võ và chiếm được sự thánh thiện cho con người.

62. … Việc phục hồi mọi sự để quay về với cổ thức bằng mọi cách là những gì bất khôn và là những gì bất xứng…

63. … Thật là bất khôn và lầm lẫn đối với lòng nhiệt thành của con người về những vấn đề phụng vụ khi họ muốn trở lại với các lễ nghi và việc sử dụng cổ thức, bằng cách loại trừ những kiểu cách mới mẻ được ấn định bởi Đấng Quan Phòng Thần Linh hầu đáp ứng những đổi thay của hoàn cảnh và trường hợp.

 

Tông Thư Dominicae Cenae của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về Mầu Nhiệm và Việc Tôn Thờ Thánh Thể.

11. Trong những năm gần đây, chúng ta còn thấy một hiện tượng khác. Đôi khi, đúng hơn, rất thường xẩy ra, mọi người tham dự cử hành thánh thể đều lên Hiệp Lễ; vào một số trường hợp như vậy, theo kinh nghiệm của các vị chủ chăn xác nhận, việc đến với bí tích Thống Hối để thanh tẩy lương tâm của mình không được chú trọng. Dĩ nhiên điều này có nghĩa là những người tiến đến bàn Tiệc của Chúa thấy lương tâm của mình không có gì cả, theo luật khách quan của Thiên Chúa, để giữ họ khỏi hành động cao trọng và vui mừng trong việc được kết hợp với Chúa Kitô. Thế nhưng, có những lúc, ở đằng sau hành động này ít nhất còn nấp một tư tưởng nữa, đó là tư tưởng cho Thánh Lễ chỉ là một bữa tiệc (x.Instituto Generalis Missalis Romano, 7-8) mà người ta tham dự bằng việc nhận lãnh mình Chúa Kitô để biểu lộ trước hết mối hiệp thông huynh đệ. Cộng với những lý do này cũng có thể kể đến thể diện trần thế nào đó và đến việc chỉ biết 'hùa theo'...

Theo lời khuyến dụ (trong lễ nghi chịu chức linh mục), thái độ của linh mục trong việc tiếp xúc với bánh và rượu đã trở nên mình máu Đấng Cứu Chuộc phải xứng đáng. Bởi vậy, tất cả chúng ta là những thừa tác viên Thánh Thể cần phải cẩn thận xét lại những tác động của mình nơi bàn thờ, nhất là cách thức chúng ta tiếp xúc với của ăn và thức uống là mình và máu của Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở trong tay của chúng ta: đó là cách thức chúng ta trao Mình Thánh; cách thức chúng ta tráng chén sau khi cho rước lễ.

Tất cả những động tác này có một ý nghĩa riêng của chúng. Dĩ nhiên phải tránh việc quá kỹ càng tỉ mỉ, nhưng Thiên Chúa muốn chúng ta tránh tác hành một cách thiếu kính trọng, tránh vội vàng quá đáng, tránh hấp tấp gây nên gương mù gương xấu...

Ở một số xứ sở, việc Rước Lễ bằng tay được ban phép. Việc này do các hội đồng giám mục riêng xin và được Toà Thánh chấp thuận. Tuy nhiên, có những trường hợp cho thấy thiếu trọng kính đáng tiếc đối với các hình thánh thể, những trường hợp đáng trách chẳng những về phía các cá nhân có hành động lầm lỗi như vậy, mà còn về phía cả các vị chủ chăn của giáo hội nữa, những vị không đủ tỉnh táo trước thái độ của tín hữu đối với Thánh Thể. Có trường hợp còn xẩy ra là, ở những nơi được phép cho Rước Lễ bằng tay lại không tôn trọng tự do của những người thích chịu Thánh Thể bằng lưỡi...

12.
Nhân danh bản thân mình cũng như nhân danh tất cả quí huynh, những người anh em đáng kính và yêu dấu trong hàng giám mục, Tôi muốn xin được thứ tha về mọi sự mà, bất cứ vì lý do gì, bởi bất cứ yếu đuối nhân loại nào, hấp tấp hay bất cẩn, cũng như bởi cả những lần áp dụng lệch lạc, một chiều và lầm lẫn những chỉ thị của Công Đồng Chung Vaticanô II, có thể đã gây ra gương mù và lộn xộn liên quan đến việc cắt nghĩa giáo điều và tôn kính xứng hợp với bí tích cao trọng này. Và Tôi cầu xin Chúa Giêsu để chúng ta, trong tương lai, tránh được, theo cách thức chúng ta đối với mầu nhiệm linh thánh này, những gì có thể làm yếu kém và sai lệch, bất cứ cách nào, ý nghĩa về việc tôn kính và yêu mến vẫn có nơi các người tín hữu.

13. Trên hết, Tôi muốn nhấn mạnh là những vấn đề của phụng vụ, nhất là của
Phụng Vụ Thánh Thể, không được trở thành một dịp gây chia rẽ các người Công Giáo và đe dọa đến việc hiệp nhất của Giáo Hội... Làm sao có thể được, Thánh Thể, một bí tích trong Giáo Hội là sacramentum pietatis, signum unitatis, vinculum catitatis (Thánh Augustinô), trong lúc này, lại tạo nên giữa chúng ta một mấu chốt chia rẽ và là một nguồn mạch lệch lạc về tư tưởng cũng như hành vi, thay vì là một điểm tựa và một nhân trung, đúng như yếu tính của mình, cho mối hiệp nhất của chính Giáo Hội?

"...
Nhân danh sự thật này và tình yêu này, nhân danh Chúa Kitô tử giá và Mẹ Người, Tôi xin anh em, và Tôi van anh em: Chúng ta hãy loại trừ tất cả mọi chống đối và chia rẽ, và chúng ta tất cả hãy hiệp nhất trong sứ vụ cứu độ cao cả này, là giá cả cũng là hoa trái ơn cứu chuộc của chúng ta".
 

Riêng tôi, được sống 20 năm ở vào thời Giáo Hội còn tham dự Thánh Lễ Cũ trước khi Thánh Lễ Mới được chính thức áp dụng (từ năm 1968-1970, tùy địa phương được Tòa Thánh công nhận bản dịch Sách Lễ và Sách Bài Đọc sớm hay muộn), tôi tự nhiên cảm thấy hết sức bồi hồi khi được dịp tham dự Thánh Lễ Cũ này hai lần nữa, một vào dịp Giáng Sinh Năm Thánh 2000, và một vào Lễ Phục Sinh 2001, ở một nhà thờ (Sacred Heart) gần nhà tôi nhất thuộc Giáo Phận San Bernadino California. Tất cả mọi sự vẫn y hệt như hơn 30 năm về trước: cũng có linh mục đội mũ gầu và bưng chén lễ đậy khăn tiến ra từ phòng áo, cũng có cảnh cả chủ tế lẫn giúp lễ cúi mình thống hối trước bàn thờ bằng việc thú nhận “mea culpa” (lỗi tại tôi) 3 lần, cũng có hai bài Evan (Phúc Âm) trong lễ, cũng nâng gấu áo lễ của cha khi cha nâng Mình Thánh và Máu Thánh lên cao sau lời truyền phép, cũng quì dọc trước cung thánh để chịu lễ, cũng có đĩa hứng khi cho chịu lễ, cũng có các bài bình ca Latinh rất uy nghi hùng tráng, cũng có các phụ nữ tham dự đồng loạt đội khăn trên đầu v.v. 

Bấy giờ tự nhiên tôi thầm nghĩ và ước mong có một sự dung hòa nào đó giữa Thánh Lễ Cũ và Thánh Lễ Mới. Theo tôi, chẳng hạn phần Phụng Vụ Lời Chúa thì quay xuống và bằng tiếng địa phương, phần Phụng Vụ Thánh Thể (cho tới khi hiệp lễ) thì quay lên và bằng tiếng Latinh, tuy nhiên, phần hiệp lễ (từ lúc chúc bình an) cho tới hết lễ thì quay xuống và bằng tiếng địa phương. “Gió muốn thổi đâu thì thổi…nhưng không biết sẽ đi về đâu” (Jn 3:8).

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


2/2 Thứ Hai

Lễ Mẹ Dâng Con, 2/2

Mẹ Maria đóng vai trò trong sứ vụ cứu độ của Chúa Giêsu (ÐTC GPII); Chúng Ta Hãy Nhận Lấy Ánh Sáng Đời Đời Rạng Chiếu (Thánh Sophronius); Dâng Chúa Trong Đền Th ờ (Thần Ðô Huyền Nhiệm)
 

Thánh Tử Ðạo Việt Nam:

Thứ Hai 02/02/2004

Gioan Théophane Vénard Ven, Lm thừa sai

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 1-2 về Ngày Phò Sự Sống ở Ý Quốc

1.     “Không có trẻ em không có tương lai”. Đó là đề tài của Ngày Phò Sự Sống được cũ hành ở Ý hôm nay đây. Trong sứ điệp của mình, các vị giám mục Ý chiếu tỏ cho thấy nhiều nguyên do đưa đến tình trạng khủng hoảng hiện nay về vấn đề sinh sản, nhấn mạnh đến sự kiện môi trường văn hóa và xã hội bình thường không thiên về gia đình và vai trò của thành phần phụ huynh.

Ngoài ra, các cặp vợ chồng muốn có thêm con cái không ít, nhưng hầu như bị bó tay không làm được điều này vì những khó khăn về tài chính. Việc trợ giúp của các tổ chức công cộng, mặc dù quí hóa, thường vẫn không đủ. Cần có một chính sách qui mô ủng hộ gia đình nữa.

2.     Nhân trung gia đình, phát xuất từ hôn nhân, là tế bào cơ bản của xã hội. Trong tế bào này, như trong một cái tổ an tòan, sự sống bao giờ cũng phải được cổ võ, bênh vực và bảo vệ, và Ngày Phò Sự Sống hôm nay nhắc nhở về tất cả trách vụ nồng cốt này.

Anh chị em thân mến, chúng ta không được thoái lui trước những cuộc tấn công sự sống con người, nhất là trước việc phá thai! Tôi xin lập lại lòng cảm phục của Tôi về việc can đảm nâng đỡ được Phong Trào Phò Sự Sống ở Ý thực hiện, và Tôi kêu gọi hết mọi cộng đồng giáo hội hãy nâng đỡ hoạt động và dịch vụ của phong trào này. Các nỗ lực đang được tăng phát để quyền sống của trẻ em chưa sinh được củng cố không phạm đến các bà mẹ mà là hợp với các bà mẹ.

3.     Giờ đây chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria Rất Thánh và kêu cầu Người cách đặc biệt cho các gia đình để, tin tưởng vào ơn trợ giúp thần linh, họ biết dấn thân thi hành một cách hân hoan và nhiệt tâm sứ vụ tuyệt vời của họ trong việc cống hiến cho nhân loại một tương lai đầy hy vọng.

Như ĐTC đã nhắc đến sứ điệp của các vị giám mục Ý liên quan đến căn nguyên phá thai nhân Ngày Phò Sự Sống lần thứ 26 ở Ý. Thật vậy, trong sứ điệp của mình, các vị đã liên kết hiện tượng giảm sút kinh khủng về nhân số, đến dưới cả mức độ thay thế (giữa chết đi và sinh ra), với cá nhân chủ nghĩa, với cảm quan yếu kém về vấn đề dấn thân xã hội cũng như với những căng thẳng về kinh tế. Đó là lý do các vị chọn đề tài cho Ngày Phò Sự Sống 26 này là không có trẻ em cũng không có tương lai:

“Không có trẻ em cũng không có tương lai. Nếu có ít trẻ em thì tương lai biến mất trong một xã hội của người lớn và của thành phần già nua. Chúng ta sẽ truyền lại những gì chúng ta có cho ai đây, những gì cha mẹ của chúng ta đã ban cho chúng ta?

“Lập luận nghịch đảo cũng đúng nữa: không có tương lai cũng không có trẻ em. Khi chân trời trở nên bất định hay nguy biến thì người ta nhận thấy sự kiện ít ham muốn để truyền sinh, để can đảm có con cái”.

Trong năm 2002, theo tờ nhật báo Il Corriere della Sera tường trình vào tháng 12 thì mức độ sinh sản của phụ nữ Ý tắng lên chút xíu, ở chỗ mỗi phụ nữ là 1.26 trẻ em, hơn năm trước đó mỗi phụ nữ chỉ có 1.25 trẻ em mà thôi. Mức độ thay thế của mỗi phụ nữ là 2.2 trẻ em.

Sứ điệp của các vị giám mục đặc biệt kêu gọi việc thắng vượt cá nhân chủ nghĩa hay cái tôi chủ nghĩa (egoism) “là những gì thúc đẩy con người cho lòng quảng đại, mối hiệp thông và tình huynh đệ như là những hành động tầm bậy của thành phần bại trận, trong khi lịch sử cho thấy về đường dài thì chúng lại là những nhân đức của kẻ thắng cuộc”.

Ngay từ Ngày Phó Sự Sống đầu tiên năm 1979, các vị giám mục Ý đã kêu gọi các cộng đồng Kitô hữu đừng nhắm mắt làm ngơ trước “sự dữ tự bản chất của việc phá thai”.

 

Thánh Địa lại bùng lên cơn lốc khủng bố tấn công và tấn công khủng bố
 

Sau một thời gian lắng dịu bạo động, ngoại trừ tình trạng vẫn căng thẳng về tình hình an ninh liên quan đến việc thiết dựng bức tường rào cản của Do Thái để ngăn chặn trào lưu khủng bố của Palestine, tuần vừa rồi lại tái diễn cảnh Palestine khủng bố tấn công hôm Thứ Năm 28/1/2004, và Do Thái tấn công khủng bố từ Thứ Sáu 29/1 kéo dài cho đến Chúa Nhật 1/2/2004.

Thật vậy, sáng Thứ Năm, vào lúc 8 giờ 45 địa phương, tuần vừa rồi, cuộc khủng bố tấn công của một người Palestine ôm bom tự sát xẩy ra ở Azza Street, gần tư gia của Thủ Tướng Sharon, cũng như gần Cafe Moment, nơi cũng đã xẩy ra một vụ khủng bố khác vào Tháng 3/2002 sát hại 11 người và làm nhiều người bị thương. Theo nguồn tin của Palestine thì kẻ ôm bom tự sát để khủng bố tấn công này là một cảnh sát viên ở Bêlem. Cuộc khủng bố làm nổ tung chiếc xe buýt số 19 đi từ nhà thương Hadassa Ein Karem ở Giêrusalem, đã gây thiệt mạng cho ít là 11 người và gây thương tích cho 45 người. Theo nguồn tin từ bên Palestine thì cảnh sát viên khủng bố này tên là Ali Ja’ara đã để lại chúc thư cho phái Al Aqsa Martyrs Brigades, một nhóm chiến đấu quân của phong trào Fatah, nói rằng động lực thúc đẩy ông thực hiện cuộc khủng bố tấn công là “để trả thù cho những cuộc tàn sát” Do Thái đã ra tay ở Gaza.

Vụ khủng bố tấn công này càng làm cho phe Do Thái kiên quyết thực hiện bức tường rào cản khủng bố của mình. Một trong những viên chức của Do Thái là ông Gold đã cho biết: “Chỉ khi nào hoàn thành bức tường rào cản an ninh của Do Thái, một bức tường bị một số người cố gắng ngăn chặn, dựa vào LHQ và Tòa Án Công Lý Quốc Tế, cuối cùng mới cung cấp an ninh cho người Do Thái khỏi bị những thứ tấn công như thế này”.

Đối với phe Palestine thì việc xây bức tường rào cản an ninh chống khủng bố là một thứ chộp giật đất đai của Palestine, một việc sẽ đực Tòa Án Công Lý Quốc Tế ở The Hague, Hòa Lan, phán quyết về tính cách hợp pháp của nó vào tháng tới. Trong khi đó, cố vấn tối cao của Thủ Tướng Sharon là Ra’annan Gissin đã nhận định về cuộc khủng bố tấn công vừa rồi như sau: “Cuộc khủng bố tấn công rùng rợn này là chứng cớ tối hậu cho thấy rằng không ai trên thế giới này có quyền lợi hay thẩm quyền về luân lý để bảo chúng tôi về cách thức và bằng đường lối nào chúng tôi cần phải bênh vực quyền sống của những công dân đất nước chúng tôi”.

Còn bên Palestine, qua trưởng ban điều đình Saeb Erakat, vừa lên án cuộc khủng bố tấn công vừa trách khéo Do Thái rằng: “Hôm nay điều này đã chứng tỏ cho thấy rằng câu giải đáp về vấn đề an ninh của Do Thái sẽ không đạt được ở những bức tường, những cuộc định cư, những cuộc xâm nhập và việc chiếm đóng”.
 

Để trả đũa cuộc khủng bố tấn công này, cũng như để thanh trừng các tay khủng bố, vào hôm sau, Thứ Sáu, 29/1/2004, lực lượng Do Thái đã tiến vào West Bank và Gaza, hạ sát 3 người được lực lượng này cho là những tay khủng bố. Ngoài ra, vào sáng sớm Thứ Bảy, 30/1, lực lượng này còn bắt 3 người tình nghi khủng bố khác và lục soát từng nhà trước khi rút lui. Ngoài ra, lực lượng Do Thái còn phá hủy ngôi nhà của cảnh sát viên khủng bố tấn công hôm Thứ Năm vừa rồi, ngụ ý là để “báo cho những tay ôm bom khủng bố và đồng bọn của họ biết rằng bất cứ ai tham gia vào những hoạt động khủng bố đều phải trả giá”.

Ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan lên tiếng là “Một lần nữa, tôi kêu gọi cả những người Do Thái lẫn Palestine hãy thắng vượt những cảm giác giận dữ và thù hằn, dù là tự nhiên, và hãy dồn nghị lực của mình vào việc điều đình thương lượng về một nền hòa bình thật sự và bền vững làm cho hai dân tộc sống bên nhau, một dân tộc ở trong quốc gia của mình”.

Sáng Chúa Nhật 1/2/2004, lực lượng Do Thái xâm nhập Jericho là một tỉnh thuộc West Bank, đụng độ với những người Palestine trước khi san bằng bình địa một ngôi nhà và hạ sát một phần tử của phái Al Aqsa Martyrs Brigades. Lần cuối cùng Do Thái tiến vào Jericho là tháng 7/2003. Ngôi nhà bị lực lượng Do Thái san bằng bình địa đây là nơi, theo phe Do Thái cho biết, có một số người Palestine võ trang, trong đó có một người đang bị họ truy lùng. Hai bên đã bắn nhau. Hai người đã lọt ra khỏi ngôi nhà và đã bị bắn thương. Còn người bị truy lùng không chịu ra đầu hàng sau khi được kêu gọi nên phe Do Thái đã phải hủy hoại ngôi nhà và tìm thấy xác của người ấy.

Iraq Hậu Chiến: Càng Rối Loạn, Hỗn Loạn và Bạo Loạn

Theo CNN thì hôm Thứ Hai 19/1/2004, trước những chống đối của hằng trăm ngàn người Hồi giáo, thuộc nhóm giáo phái Sunni và Shia, ở thủ đô Baghdad, xuống đường ủng hộ ý kiến bầu cử trực tiếp cùng lắm vào cuối tháng 6/2004 của Đại Tôn Ayatollah Ali Sistani, vị giáo sĩ lãnh đạo phái Shia, những viên chức Hoa Kỳ và Iraq (IGC: Iraqi Governing Council) đã xin ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan sai “đoàn vụ kỹ thuật” đến Iraq để cân nhắc xem có nên thực hiện những cuộc tuyển cử trực tiếp sớm để bầu một chính quyền lâm thời hay là thực hiện những giải pháp khác. Tuy nhiên, ông TTK/LHQ cho phóng viên báo chí biết sau khi đã gặp các viên chức trên:

“Tôi đã nói là tôi không nghĩ rằng sẽ có đủ thời gian từ bây giờ đến tháng Năm để tổ chức các cuộc tuyển cử”.

Thế nhưng, nhiều người Iraq lại cho rằng những cuộc tuyển cử trực tiếp là dấu hiệu kiểm soát xứ sở của họ. Theo hiệp định của LHQ ngày 15/11/2003 thì cần phải có một chính phủ lâm thời cùng lắm vào ngày 1/7/2004.

Cuộc diễn hành hôm Thứ Hai này là một cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay. Những tham dự viên, hầu hết là nam giới, hô hoán và giơ những tấm bảng viết những chữ như “Dân chủ thực sự nghĩa là tuyển cử thực sự”. Một vị giáo sĩ giáo phái Shia đọc sứ điệp của đại tôn Sistani.

Hoa Kỳ và LHQ đã phải đương đầu với những căng thẳng đối với việc kiểm soát Iraq. Ông TTK/LHQ cũng nói hôm Thứ Hai rằng “rất nhiều điều đồng ý giữa chúng tôi” là một khi chính quyền lâm thời được thiết định vào đầu Tháng Bảy, thì “LHQ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc làm việc với chính phủ lâm thời Iraq… về những vấn đề chính liên quan đến pháp chế và bầu cử”. Tới bấy giờ thì “dễ dàng hơn”, ông nói, “Thế nhưng nếu chúng ta đi sai lệch vào giai đoạn này thì lại càng khó khăn hơn nữa, làm chúng ta khó có thể tiến sang giai đoạn kế tiếp”.

Tuy nhiên, vào ngày Thứ Sáu 30/1/2004, ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan đã tuyên bố với báo chí ở Brussels, Bỉ quốc, nơi ông chính thức mở một văn phòng cho LHQ, là một nhóm của LHQ sẽ đến Iraq để bắt đầu làm việc trong vòng mấy ngày tới đây.

Lời tuyên bố này của ông xẩy ra sau khi nhân viên LHQ đã đến Iraq vào đầu tuần này để xem xét tình hình an ninh ở đây. Lời tuyên bố này quả thực là một dấn thân của LHQ, vì tình hình bạo loạn và hỗn loạn đang xẩy ra ở đây. Lời tuyên bố này, thực sự nếu được thực hiện, sẽ bù đắp một phần nào lệnh của chính vị tổng thư ký này truyền phái đoàn LHQ thanh tra vũ khí cấm ở Iraq rút lui ngay trước ngày Hoa Kỳ tuyên bố tấn công Iraq 19/3/2003 trước đây.

LHQ thật sự đã cố gắng chu toàn vai trò toàn cầu của mình, nhất là về lãnh vực nhân đạo (trong khi Hoa Kỳ không chịu trao quyền giải quyết Iraq thời hậu chiến về chính trị và kinh tế), đến nỗi vào tháng 10/2003, phái đoàn nhân đạo LHQ đã phải rút lui vì cuộc khủng bố tấn công vào Tháng 8/2003 đã giết hại 22 mạng nhân viên LHQ, trong đó có cả vị lãnh đạo phái đoàn này là ông Sergio Vieira de Mello. Ngoài ra, lời tuyên bố của vị tổng thư ký LHQ còn cương quyết đến nỗi, như ông cho biết ông đã được lực lượng Hoa Kỳ cảnh giác là không thể bảo vệ cho nhân viên LHQ của ông: “Liên quân đã nói với tôi rằng họ sẽ không làm hết sức được trong việc bảo vệ những nhóm sẽ đến Iraq, bởi thế, tôi nghĩ rằng, từ nơi đây, trong vòng mấy ngày nữa, sẽ có những nhóm sửa soạn đến đó để bắt tay vào việc”.

Trong khi Liên Hiệp Quốc, từ ngày phái Hồi Giáo Shiites xuống đường biểu tình đòi trực tiếp bầu cử, cũng như từ khi Hoa Kỳ nhờ đến LHQ giúp giải quyết yêu cầu này của phái Hồi giáo Iraq này, đang cố gắng nhúng tay vào việc giải quyết vấn đề Iraq thời hậu chiến liên quan đến vấn đề chính trị và tiến trình chiếm thủ chủ quyền của họ thì tình hình Iraq càng ngày càng trở nên bạo loạn và hỗn loạn hơn bao giờ hết.

Thật vậy, cho dù nhà lãnh tụ Saddam Hussein đã bị bắt từ ngày 13/12/2003, vẫn không ngớt những cuộc khủng bố tấn công ở Iraq, trái lại, ngoài những cuộc xuống đường biểu tình của tôn giáo đòi chủ quyền mới xẩy ra khoảng từ trung tuần Tháng Giêng 2004, còn xẩy ra những cuộc khủng bố tấn công đẫm máu hơn nữa.

Hôm Thứ Tư 21/1 và Thứ Năm 22/1/2004, trong vòng 24 tiếng đồng hồ, những tay nổi loạn thuộc nhóm “Sunni Triangle” đã thực hiện 3 cuộc tấn công chết người, sát hại 2 quân nhân Hoa Kỳ, 3 nhân viên cảnh sát Iraq và 4 thường dân.

Thứ Ba 27/1/2004, nội trong vòng một ngày lại xẩy ra 5 cuộc tấn công khác, gây thiệt mạng cho 13 người, trong đó có 6 quân nhân Hoa Kỳ và 2 nhân viên của CNN, 4 cảnh sát viên Iraq và 1 thường dân.

Tính đến cuộc tấn công cuối cùng này thì con số quân nhân Hoa Kỳ bị thiệt mạng ở Iraq là 518 người, trong đó có 361 bị chết thời hậu chiến Iraq. Hiện nay Hoa Kỳ đang có 100 ngàn quân ở Iraq.

Ngày Thứ Bảy 31/1/2004, hai cuộc đâm xe nổ bom tự sát để khủng bố tấn công, một vào một trạm cảnh sát ở phía bắc thành phố Mosul, đã gây thiệt mạng cho 9 người Iraq, và gây thương tích cho 45 người khác, và một vào một chiếc xe tuần tiểu của Hoa Kỳ giữa đoạn đường thuộc các tỉnh miền bắc Iraq là Tikrit và Kirkuk đã gây thiệt mạng cho 3 quân nhân Hoa Kỳ.

Ngày Chúa Nhật 1/2/2004, lại xẩy ra những cuộc khủng bố tấn công cùng một lúc vào buổi sáng hôm nay ở những văn phòng của các đảng chính trị của sắc dân Kurdish thuộc tỉnh Erbil miền bắc Iraq, gây thiệt mạng cho 50 người, trong đó có 1 viên chức cao cấp của người Kurdish, và làm nhiều người khác bị thương. Viên chức cao cấp bị thiệt mạng này là Sami Abdul Rahman, phó thủ tướng ở miền Erbil và là vị lãnh đạo Đảng Dân Chủ Kurdish. Cả hai cuộc tấn công này xẩy ra vào khoảng 11 giờ sáng. Mỗi văn phòng đang cử hành việc khai mạc cho 4 ngày Lễ Hy Hiến Eid al-Adha, một trong những kễ chính của Hồi Giáo.

Phải chăng thấy trước được chiều hướng thuộc nội bộ Iraq và tình hình có thể xẩy ra này, ĐTGM lễ nghi Chaldean là Louis Sako ở Kirkuk, 56 tuổi, đã lên tiếng cảnh giác việc bầu cử quá sớm, một yêu cầu của Đại Tôn Ayatollah Ali al-Sistani, “một người được mọi người coi trọng. Thế nhưng”, theo vị giáo chủ Kitô giáo này:

“Chúng ta cần phải thực tế: Lời yêu cầu của vị này trong việc tổ chức các cuộc bầu của trong vòng 2 tháng là điều bất khả. Người ta cần phải chấp nhận với những gì đã được thực hiện. Nhân dân Iraq vẫn chưa sẵn sàng đủ; họ cần phải được dọn đường. Họ cần phải biết tôn trọng và chấp nhận nhau. Tất cả những điều ấy không thể thực hiện trong vòng một hai ngày. Ngoài những yêu cầu bất khả thực hiện này còn có những áp lực của nước ngoài nữa, những áp lực không để ý gì tới tình hình nội bộ và những nhu cầu thỉc sự của dân chúng”.


1/2 Chúa Nhật IV Thường Niên Năm C

Chính Việc Thoát Thân cũng là cách Chúa Kitô muốn Tỏ Mình là Đức Kitô

Thoát thân chỉ vì tỏ mình một cách thất sách?

Chúng ta đã ở vào Chúa Nhật thứ tư Mùa Thường Niên, thời điểm Giáo Hội đang cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô chính thức công khai tỏ mình ra nơi dân Do Thái. Bởi thế, theo chiều hướng của các bài Phúc Âm Phụng Vụ Năm C từ đầu Mùa Thường Niên tới nay, chúng ta thấy thứ tự như sau: trước hết, ở Chúa Nhật thứ nhất, Chúa Giêsu tỏ mình ra cho riêng Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, khi Người lãnh nhận phép rửa ở Sông Dược Đăng; sau đó, ở Chúa Nhật thứ hai, Người tỏ mình ra cho mấy môn đệ tiên khởi, khi Người biến nước thành rượu ở tiệc cưới Cana; và ở Chúa Nhật thứ ba, Chúa Giêsu tỏ mình cho dân làng Nazarét của Người vào Ngày Hưu Lễ trong một hội đường, khi Người áp dụng lời tiên tri Isaia về bản thân Người. Kết quả của việc tỏ mình ra cho dân làng Nazarét của Người ra sao?

Chúng ta thấy về phần thính giả, ngay chính lúc họ thán phục Người về lời Người nói thì họ lại thắc mắc về thân thế của Người, vì họ là dân làng của Người và đã quá quen biết Người cũng như gia đình của Người, ở chỗ, họ không thể giải thích được cái khác biệt giữa thân thế và uy thế của Người. Thế nhưng, sau khi nghe Người nói về họ như thành phần cứng lòng tin, họ liền nổi giận và trục xuất Người ra khỏi địa phương của họ, thậm chí thù ghét Người đến nỗi âm mưu xô Người xuống sườn núi cho chết đi. Song họ có ngờ đâu rằng họ không thể làm gì được Người. Chính việc Người thoát khỏi tay họ và âm mưu của họ cũng là cách gián tiếp Người tỏ mình ra cho họ biết Người là ai: Không phải ở chỗ Người là Đấng quyền năng hơn họ cho bằng ở chỗ Người là Đấng Thiên Sai vì giờ của Người chưa tới, Người không thể chết không đúng như những gì đã được Thánh Kinh tiên báo về Người.

Tuy nhiên, về phương diện loài người, người ta nói chung và môn đệ của Người nói riêng vẫn có thể thắc mắc là tại sao Chúa Kitô đã gặp phản ứng hết sức bất lợi từ chính dân làng Nazarét của Người vào ngay lúc Người mới bắt đầu tỏ mình ra cho họ? Phải chăng Người đã làm một việc hoàn toàn thất sách, ở chỗ đã tỏ mình ra không đúng nơi, đúng lúc và đúng người, tức nói theo kiểu của dân gian, đó là Người đã không gặp vận số, hay chưa tới thời cơ của Người là lúc “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”?

Trước hết, chúng ta phải nhớ rằng, cho dù Thiên Chúa có tỏ mình ra cho nhân loại chúng ta thấy, một cách hiển nhiên và sống động nhất nơi Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, chúng ta cũng không thể và vẫn không thể nào tự mình nhận biết Ngài được hay chấp nhận được tất cả những gì Ngài muốn tỏ ra cho chúng ta.

Đó là lý do sau khi rao giảng dụ ngôn Nước Trời, Chúa Giêsu vẫn cần phải giải thích riêng cho các môn đệ hiểu, như trong dụ ngôn gieo giống được Phúc Âm Thánh Marcô thuật lại ở đoạn 4 từ câu 1 đến 20. Đó cũng là lý do sau khi cho các môn đệ xem chân tay của mình để chứng minh Người thật sự là Đấng bị đóng đanh song đã phục sinh từ trong kẻ chết, thậm chí sau khi trích dẫn cả những lời Thánh Kinh cho họ thấy rằng những gì tiên báo về Người cần phải được nên trọn và đã được nên trọn, Phúc Âm Thánh Luca ở đoạn 24 câu 45 còn tiết lộ cho chúng ta biết một chi tiết hết sức quan trọng, đó là việc Chúa Giêsu Phục Sinh đã thực hiện một tác động quyết liệt nữa các môn đệ mới chấp nhận tất cả những gì Người đã dùng lời nói và việc làm để chứng tỏ Người đã phục sinh, đó là tác động: “Bấy giờ Người mở trí khôn họ ra để họ hiểu các lời kinh thánh”. Đó còn là lý do tại sao, theo Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 16 câu 13, Chúa Giêsu đã nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Thánh Thần sẽ được sai đến với các môn đệ như sau: “Thày có nhiều điều phải nói với các con, song hiện nay các con không thể nào hiểu được. Thế nhưng, là Thần Chân Lý, khi Ngài đến Ngài sẽ dẫn các con vào tất cả sự thật”.

Chính vì thế, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo số 153 đã tuyên xưng như sau: “Trước khi thực thi đức tin, con người cần phải có ơn Chúa đánh động và nâng đỡ; họ phải được Thánh Linh ban ơn trợ giúp bề trong, Ngài là vị tác động tâm trí và qui hướng nó về Thiên Chúa, Đấng mở mắt trí khôn và ‘làm cho mọi người dễ dàng chấp nhận cùng tin tưởng chân lý’”. Thật vậy, nếu Lời Chúa Giêsu phán trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 11 câu 27 không sai, ở chỗ: “không ai biết Con ngoài ra Cha và không ai biết Cha ngoài Con và những kẻ Con muốn tỏ ra cho”, thì Lời Người đã khẳng định với người Do Thái trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 6 câu 44 cũng hoàn toàn là một sự thật, đó là: “không ai đến được với Tôi nếu Cha là Đấng sai Tôi không lôi kéo họ”, hay ở câu 65 “nếu Cha Tôi không cho phép họ”.

Vậy, áp dụng vào trường hợp của dân làng Nazarét, lý do chính yếu làm cho dân làng này không thể hay đúng hơn chưa thể chấp nhận Chúa Kitô là Mạc Khải Thần Linh, trái lại, còn chống đối, thậm chí đến nỗi đã có dã tâm muốn sát hại Người nữa, như bài Phúc Âm Thánh Luca của Chúa Nhật Thứ Bốn Mùa Thường Niên hôm nay thuật lại, là vì họ bấy giờ họ chưa có Thần Linh Thiên. Mà Thần Linh được sai đến từ Chúa Kitô, Đấng được xức dầu Thần Linh khi lãnh nhận Phép Rửa bằng nước của Gioan, và là Đấng Gioan loan báo sẽ ”làm phép rửa trong Thánh Linh” trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 1 câu 33.

Do đó, trong trường hợp lần đầu vừa xuất quân coi như thảm bại trước mắt thế gian này, Chúa Kitô vẫn nắm phần thắng thế và chủ động, vì chưa đến giờ Người tỏ hết mình ra, đó là giờ Người tử nạn, và đó cũng chưa đến giờ Người ban Thánh Linh, giờ Người Phục Sinh từ trong kẻ chết. Bởi thế, bài Phúc Âm Thánh Luca Năm C cho Chúa Nhật Thứ Bốn Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh hôm nay ở đoạn 4 câu 30 đã kết luận: “Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi”.


Người thoát thân để thắp lên ngọn lửa tin yêu?

Đúng thế, dù Kitô hữu chúng ta đang sống trong thời đại văn minh tân tiến vào đầu thiên kỷ thứ ba đây có được trực tiếp sống đồng thời với Chúa Kitô đi nữa, như trường hợp các Thánh Tông Đồ thời bấy giờ, nhưng không phải vì thế mà chúng ta không cần đến đức tin, trái lại, chúng ta lại càng cần phải có đức tin mạnh hơn ai hết và mạnh hơn bao giờ hết, bằng không, chúng ta cũng vẫn có thể phản bội Người như Tông Đồ Giuđa Ích Ca, vẫn có thể như tất cả mọi vị Tông Đồ đã bỏ Người mà tẩu thoát (xem Marcô 14:50), khi Người bị bắt trong vườn nhiệt, nhất là vẫn có thể trắng trợn chối bỏ Người một cách phũ phàng 3 lần như Vị Tông Đồ Trưởng Phêrô.

Tuy nhiên, dù Kitô hữu hậu sinh chúng ta không được diễm phúc là những chứng nhân tiên khởi như các Thánh Tông Đồ sống liền với nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét, song đức tin của chúng ta cũng như của các vị hoàn toàn như nhau và giống nhau, ở chỗ, cả hai đều tin tưởng vào cùng một đối tượng, đó là những gì được Thánh Phêrô tuyên xưng trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 16 câu 16: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.

Dù sao thì Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật Thứ Bốn Thường Niên Năm C tuần này cũng có một điều hơi lạ, đó là trong khi bài Phúc Âm nói về việc Chúa Kitô bị dân làng Nazarét chống đối thì Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côrintô trong bài đọc hai lại nói đến bài ca Đức Ái. Không biết giữa bài Phúc Âm và bài đọc hai này có liên hệ gì với nhau không, có ăn khớp với nhau hay chăng?

Đúng thế, theo Thánh Phaolô trong bài đọc này thì chỉ có Đức Ái mới là tất cả mọi sự và mới vượt trên hết mọi sự khác, bằng không, không có Đức Ái, tất cả đều là hư không, đều như xác vô hồn, dù có kiến thức cao siêu, có đức tin chuyển núi di sông hay hiến thân tử đạo đi nữa. Bởi thế, nếu không có hay chưa có Đức Ái đích thực, thì con người vẫn còn ở trong tình trạng ấu trĩ, như Thánh Phaolô viết ở đoạn 13, câu 11 và 12,: “Khi còn bé nhỏ, tôi nói như trẻ nhỏ, suy tưởng như trẻ nhỏ, lý luận như trẻ nhỏ; nhưng khi tôi đã trưởng thành, tôi loại bỏ những gì là trẻ nhỏ. Hiện giờ chúng ta thấy mờ mịt như qua tấm gương, nhưng bấy giờ, tôi biết một cách trực diện. Hiện giờ tôi biết có giới hạn, nhưng lúc bấy giờ, tôi sẽ biết như tôi được biết”.

Vậy, căn cứ vào bài đọc thứ hai, chúng ta có thể suy luận và kết luận cái mâu thuẫn liên quan đến bài Phúc Âm như thế này: Sở dĩ dân làng Nazarét tỏ ra thái độ chống đối Chúa Kitô chính là vì họ “còn bé nhỏ, nói như trẻ nhỏ, suy tưởng như trẻ nhỏ, lý luận như trẻ nhỏ”, nghĩa là họ chưa đạt đến mức độ trọn lành của Đức Ái. Mà Đức Ái nơi chung con người và riêng Kitô hữu là do bởi Thánh Linh mà có, như Thánh Phaolô cảm nhận trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma, đoạn 5 câu 5 như sau: “Tình yêu của Thiên Chúa được đổ tràn đầy vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần được ban cho chúng ta”. Nếu yêu thương là một thứ ngôn ngữ quốc tế thế nào, tức dù thất học hay khác chủng tộc, khác văn hóa cũng vẫn có thể nhận biết nhau, thông cảm với nhau và hiệp thông với nhau thế nào, thì sống Đức Ái cũng chính là Ngôn Ngữ Thần Linh như vậy, một thứ Tiếng Lạ của Ngày Lễ Hiện Xuống, một thứ ngôn ngữ hiệp thông và nên một với nhau.

Như thế, nếu dân làng Nazarét yêu kính Vị Thiên Chúa Làm Người ở giữa họ nơi Con Người lịch sử Giêsu Nazarét, thì họ đã nhận biết Người và chấp nhận Người, không chống đối và muốn sát hại Đấng Thiên Sai nữa. Thế nhưng, nếu “vô tri bất mộ” thì làm sao dân làng này có thể yêu mến Người nếu không biết Người. Tuy nhiên, có biết Người sinh ra ở Bêlem xứ Giuđa, các nhà thông thái ở Gialiêm cũng vẫn không đến triều bái Người như ba nhà đạo sĩ vương giả Đông Phương, những người ở xa không hề biết Người song lại theo lòng khao khát chân lý đã tìm kiếm Người cho đến khi gặp được Người. Đó là lý do cho thấy chỉ có ngôn ngữ của cõi lòng mới có thể nhận ra và gặp được Đấng “đến thế gian để thắp lên ngọn lửa và mong ước cho ngọn lửa ấy cháy sáng lên” (Lk 12:49).

Đúng thế, Chúa Kitô “đã sinh ra và đã đến trong thế gian để làm chứng cho chân lý” (Jn 18:37), không phải bằng lời giảng dạy mà thôi, mà nhất là bằng cách tỏ tình yêu thương của Người ra cho con người thấy, ở chỗ, Người đã thực sự thắp sáng ngọn lửa yêu thương này trên cây Thập Tự Giá của Người, để nhân loại có thể nhờ đó mà nhận biết và yêu mến Người, như Người đã tuyên bố trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 12, câu 32, đó là: “Khi nào Tôi bị treo lên, Tôi sẽ kéo hết mọi người lên cùng Cha”, hay trong cùng Phúc Âm ở đoạn 8, câu 28: “Khi nào quí vị treo Con Người lên, quí vị sẽ biết Tôi”.

Lạy Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã lợi dụng tất cả mọi sự trên trần gian này để tỏ ra Chúa thực là Đấng Thiên Sai, kể cả những gì xúc phạm đến Chúa nhất. Đó là lý do tuyệt đỉnh của Mạc Khải Thần Linh, của việc Chúa tỏ mình ra là ở nơi cây thập tự giá. Bằng Thần Linh Chúa đã thông ban cho chúng con qua các Bí Tích Thánh, xin Chúa cho chúng con, như Mẹ Maria đầy ơn phúc luôn lưu giữ trong lòng những gì Mẹ thấy nơi Chúa xưa, chẳng những biết nhận ra mà còn đáp ứng tất cả mọi Tác Động Thần Linh trong tất cả mọi sự, cho Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Amen.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

CON BÁC PHÓ MỘC

Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người, và là Đấng cứu chuộc nhân loại. Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đã làm chứng về Ngài. Chính Ngài cũng tự mặc khải mình qua những phép lạ. Nhưng ngay những ngày đầu của cuộc đời công khai, Ngài đã gặp nhiều chống đối và thử thách.

Trên sông Giođan, sau biến cố phép rửa, Chúa Giêsu đã được Chúa Cha và Chúa Thánh Thần long trọng giới thiệu với mọi người: “Vậy khi tất cả dân chúng chịu phép rửa, và chính lúc Chúa Giêsu đã chịu phép rửa xong, Ngài đang cầu nguyện thì trời mở ra, và Thánh Thần Chúa ngự trên Ngài dưới hình chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha” (Luc 3: 21-22). Tại tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu đã tự giới thiệu mình qua phép lạ nước lã hóa thành rượu ngon. Theo Thánh Gioan, thì: “Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên này tại Cana xứ Galilêa, và đã tỏ vinh quang Ngài và các môn đệ Ngài tin Ngài” (Gio 2: 11). Tiếp theo sau đó, Ngài đã công khai giới thiệu mình bằng việc đọc và chia sẻ Thánh Kinh trong hội trường nơi Ngài cư ngụ. Ngài đã thẳng thắn nói với họ rằng những lời Thánh Kinh các tiên tri nói về Đấng Thiên Sai nay đã nên trọn nơi Ngài.

Tuy nhiên, sự hiện diện của Ngài đang gây xôn xao, và đã có những phản ứng bất lợi. Người ta đã bắt đầu khó chịu về sự có mặt của Ngài, không những qua thái độ thiếu thân thiện, mà cả bằng những lời nói thẳng thắn, đụng chạm. Phản ứng ấy còn đi xa hơn, khi dân chúng tìm cách loại bỏ Ngài: “Mọi người trong hội trường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Ngài ra khỏi thành. Họ dẫn Ngài lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Ngài xuống vực thẳm” (Luc 4: 29-30). Sự chống đối của đồng hương và đương thời với Chúa Giêsu hệt như hình thức chống đối trong những sinh hoạt xã hội, chính trị của thời đại chúng ta. Trước hết là tìm cách hạ uy tín bằng cách thêu dệt những mẩu chuyện về thời thơ ấu, về đời sống tình cảm, hôn nhân gia đình, hoặc khai thác những lỗi lầm của đời tư. Trong trường hợp Chúa Giêsu, vì không có gì để khai thác và thêu dệt, nên chỉ còn gia cảnh nghèo của Ngài là lý do chính có thể dùng, và vì thế người đồng hương của Ngài đã không ngần ngại nói về Ngài một cách đầy khinh bỉ: “Người này không phải là con ông Giuse sao?” (Luc 4:22).

Ông Giuse là ai thì trong làng Nagiarét người nào mà chả biết. Đó là một bác thợ mộc nghèo. Một bác thợ mộc tận tụy và có lương tâm nghề nghiệp, nhưng chắc chắn không phải là bác thợ mộc thành công trong nghề nghiệp. Điều này có thể chứng minh qua nếp sống nghèo của gia đình Nagiarét này. Một gia đình mà cái nghèo như quyện lấy từ vợ đến chồng, từ cha mẹ đến con cái. Chính vì thế, ta cũng có thể suy ra rằng tuổi thơ Chúa Giêsu chắc không được cắp sách đến trường, vì nhà nghèo. Thế mà nay anh chàng nhà nghèo này bỗng nói năng hoạt bát, thông lầu Kinh Thánh, và hơn thế nữa, làm được những dấu kỳ, phép lạ, thì sự ghen tương, và khó chịu của đồng hương ấy xẩy ra là một chuyện bình thường.

Qua những câu chuyện xẩy ra chung quanh cuộc đời Chúa Giêsu vào những ngày đầu thi hành sứ vụ, chúng ta có lẽ thắc mắc và tự hỏi, tại sao bọn người đồng hương và đương thời với Ngài lại ngu xuẩn và cố chấp đến thế. Chắc bọn họ không có mắt để xem, có tai để nghe, và đã không chứng kiến được vô số những điều kỳ lạ xẩy ra quanh con người đặc biệt ấy sao! Nhưng tâm lý sống của con người ngày nay cũng không khác với tâm lý sống của con người ngày xưa. Người ta cũng vẫn đánh giá cao những cái vỏ bên ngoài, không những trong đời sống thường ngày, mà ngay cả trong lãnh vực tâm linh, đạo đức. Tâm lý chung, ai cũng muốn được thân cận với người giầu có, và được làm bạn với những người quyền quý. Tóm lại, nếu Chúa Giêsu xuất hiện hôm nay trong xã hội chúng ta đang sống, chưa chắc gì Ngài đã được nhiều người nhận biết, đó là chưa nói tới giáo thuyết của Ngài luôn đi ngược với cảm tình, suy nghĩ và lối sống tự nhiên của nhiều người.

“Ông ta không phải là con ông Giuse sao”. Câu hỏi này cũng cần phải áp dụng để chúng ta hỏi lại chính mình khi đi tìm dung nhan Chúa Giêsu. Nó cũng là câu hỏi mà người khác muốn đặt nơi chúng ta khi họ đi tìm dung mạo của Ngài. Một hôm, có một thiếu phụ trẻ đẹp qua đời. Ngay sau khi chết, bà được đem lên gặp Thánh Phêrô, người giữ cửa và sổ Thiên Đàng. Bà sắp hàng chờ đến phiên mình, nhưng khi đến phiên bà, Thánh Phêrô đã mất rất nhiều thời giờ mà vẫn không tìm ra lý lịch của bà. Thấy Thánh Cả như muốn nổi giận, bà liền lý nhí thưa với Ngài: “Thưa Thánh Cả, con đổi tên mỹ rồi ạ. Còn hình trong sổ này là hình con chụp trước khi sửa sắc đẹp. Bây giờ con đã chống mũi, bơm môi, cắt mắt, và chẻ cằm rồi ạ!”.

Nếu câu chuyện trên được áp dụng cho chúng ta hôm nay, thì nhiều người cũng khó lòng nhìn chúng ta để tìm ra hình ảnh của Chúa Giêsu. Ngược lại, chúng ta cũng khó lòng nhìn thấy dung nhan Ngài nơi nhiều Kitô hữu. Lý do, vì chúng ta đã dị ứng với câu: “Ông ta không phải là con ôâng Giuse sao”, mà người Do Thái đương thời đã dùng để mỉa mai Chúa Giêsu, nên đã không muốn làm bạn với Ngài. Và vì không muốn ai biết mình là bạn với Ngài, nên chính chúng ta cũng đã thay tên, đổi họ, cạo sửa căn cước của mình. Không muốn nhận mình là người Công Giáo, và cũng không muốn ai biết mình là môn đệ của Chúa Giêsu.

Nhưng ít ai biết rằng, con người thợ mộc nghèo nàn kia lại chính là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế, và qua Ngài, nhân loại mới tìm được sự sống và ơn cứu độ.

 

Trần Mỹ Duyệt

 

(Giáo Hội Hiện Thế các tuần trước)