GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Tháng 3/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: Xin cho đất đai, văn hóa và tất cả mọi quyền lợi của các dân tộc bản xứ trên thế giới được tôn trọng, để đạt được sự hòa hợp giữa họ với nhau cũng như với những ai họ chung sống”.

Ý Truyền Giáo: Xin cho việc hợp tác giữa những tổ chức truyền giáo và các Giáo Hội địa phương ở Phi Châu được phát triển theo các tặng ân khác nhau”.

 

___________________________________________

 Ngày 13 Thứ Bảy

 

FATIMA: CHÂN TRỜI CỨU ĐỘ

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Biệt tặng Phong Trào Thiếu Nhi Fatima

Mừng kỷ niệm thành lập 20 năm 1984-2004


 Fatima: Tổng Quan
(đã phổ biến Thứ Bảy 6/3)

Biến Cố Fatima Dấu Hiệu Cứu Độ
(đã phổ biến Thứ Bảy 6/3)
Bí Mật Fatima Dự Án Cứu Độ
(đã phổ biến Thứ Bảy 6/3)
Sứ Điệp Fatima
Linh Đạo Cứu Độ

Cầu  Kinh Mân Côi (đã phổ biến Thứ Bảy 6/3)

Tôn Sùng Mẫu Tâm

Cải Thiện Ðời Sống (sẽ phổ biến Thứ Bảy tới 20/3)

Thiếu Nhi Fatima Lực Lượng Cứu Độ (sẽ phổ biến Thứ Bảy 27/3)
 


Mệnh Lệnh Fatima thứ hai: Tôn Sùng Mẫu Tâm

Có thể nói, theo thứ tự của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, cũng như theo cấu trúc của toàn bộ Sứ Điệp Fatima, thì việc Tôn Sùng Mẫu Tâm là Mệnh Lệnh Fatima thứ hai. Bởi vì, vào lần hiện ra thứ hai và thứ ba, tức sau lần hiện ra thứ nhất Đức Mẹ bắt đầu kêu gọi kêu gọi “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, Đức Mẹ đã nói đến vấn đề Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Ở lần hiện ra thứ hai, 13/6, Mẹ Maria đã tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima xem thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, một trái tim bị gai cuốn chung quanh và đâm vào cần phải được đền tạ để rút những gai ấy ra. Riêng Lucia, cũng ở vào lần hiện ra thứ hai này, trước đó, tức trước khi tỏ cho cả 3 em thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của mình, Mẹ đã an ủi em về số phận em phải ở lại thế gian lâu hơn Phanxicô và Giaxinta, là “Con đừng buồn, Mẹ sẽ không bỏ rơi con đâu. Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”. Và sở dĩ Thiếu Nhi Lucia phải ở lại thế gian lâu hơn là vì, ngay trước khi an ủi em như thế, Mẹ Maria cũng đã tiết lộ cho em biết về sứ vụ hết sức diễm phúc và đặc biệt của em trên trần gian này, đó là: “Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến. Người muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”.

Tuy nhiên, vào lần hiện ra thứ ba, 13/7, trong những bí mật được Mẹ Maria tiết lộ riêng cho các em biết, chúng ta mới thấy được lý do tại sao Thiếu Nhi Lucia cần phải làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, cũng như lý do tại sao Chúa Giêsu muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Thật thế, chỉ sau khi 3 Thiếu Nhi Fatima được thị kiến thấy hỏa ngục, thấy cảnh vô cùng kinh hoàng và vô cùng bất hạnh của những linh hồn bị hư đi ở phần Bí Mật Fatima thứ nhất, bắt đầu sang phần Bí Mật Fatima thứ hai, Mẹ Maria mới tỏ cho các em cho biết như sau: “Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi tội nhân khốn nạn rơi xuống. Để cứu họ (tức cứu các tội nhân cho khỏi sa hỏa ngục như thế), Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những điều Mẹ dạy được thi hành thì nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình”. Như vậy, sở dĩ Mẹ Maria cần phải được Thiếu Nhi Fatima Lucia làm cho được nhận biết và yêu mến, hay sở dĩ Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới qua trung gian Lucia, tức qua việc Lucia làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, là vì phần rỗi đời đời của các linh hồn tội nhân nói riêng và vì hòa bình thế giới nói chung, nghĩa là Thiên Chúa muốn cứu con người bằng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.

Như Mệnh Lệnh Fatima “Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” có 3 vấn đề được đặt ra, Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm cũng có 3 điểm cần phải được sáng tỏ như sau: Trước hết, Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Mẹ, chứ không phải tôn sùng những gì khác, như tôn sùng Thánh Tâm hay Thánh Thể hoặc Thánh Linh; sau nữa, Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ chứ không phải tôn sùng Trái Tim Đau Thương hay Trái Tim Đồng Trinh hoặc vai trò Mẹ Thiên Chúa hay quyền thế Mẹ Mân Côi; và sau hết Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới, chứ không phải ở một nơi nào, như chỉ ở trong Giáo Hội mà thôi.

Trước hết, sở dĩ Thiên Chúa tỏ ra “pro” Mẹ Maria, tỏ ra “tôn sùng” Mẹ Maria ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, là vì Thời Điểm Maria của Mẹ, thời điểm Mẹ đến để dọn đường sửa soạn cho Con Mẹ, như Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) khẳng định trong tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của ngài từ đầu thế kỷ 18, ở đoạn 49: “Chính nhờ Mẹ Maria mà việc cứu độ thế giới đã được bắt đầu thế nào thì nó cũng cần phải nhờ Mẹ Maria để được hoàn thành như vậy… Thế nhưng, vào lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria cần phải được Thánh Linh làm cho nhận biết và tỏ hiện, để qua Mẹ, Chúa Giêsu Kitô cũng được nhận biết, mến yêu và phụng sự”. Lời khẳng định của Thánh Long Mộng Phố này không ngờ đã trở thành một lời tiên tri nơi Bí Mật Fatima phần thứ hai về Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ được Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới đây. Nếu quả thực đây là một lời tiên tri đã được hoàn toàn ứng nghiệm nơi Biến Cố Thánh Mẫu Fatima nói chung và nơi Bí Mật Fatima nói riêng thì có thể kết luận rằng Thời Điểm Maria là Thời Điểm Sau Hết, là Mùa Vọng Cánh Chung.

Sau nữa, sở dĩ Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ chứ không phải Trái Tim Đau Thương hay Trái Tim Đồng Trinh của Mẹ Maria, là vì Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc loài người. Vẫn biết Trái Tim Đau Thương (như chúng ta thấy có tấm ảnh Trái Tim Mẹ có 7 lưỡi gươm đâm vào) cũng có liên quan đến vai trò Đồng Công Cứu Chuộc của Mẹ, nhưng chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh đau thương bề ngoài mà thôi. Trong khi đó, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ cho thấy chính cốt lõi của vai trò Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc với Chúa Giêsu Con Mẹ. Tại sao?

Tại vì, “Trái Tim” đây là biểu hiệu cho chính đức tin của Mẹ, một đức tin làm cho Mẹ Maria không bao giờ làm mất lòng Chúa, tức không bao giờ làm cho mức độ đầy ân sủng Mẹ lãnh nhận ngay từ khi được hoài thai trong lòng mẹ qua đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội bị vơi đi, trái lại, đức tin tuyệt đối của Mẹ còn làm cho Mẹ nên một với Con Mẹ hơn, tới mức độ “đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu” (Jn 19:25), nghĩa là tới mức độ của một hạt giống trổ sinh gấp trăm (x Mt 13:23), một mức độ chỉ có thể xẩy ra nơi một mình Mẹ Maria với Trái Tim Đồng Công Vô Nhiễm Nguyên Tội mà thôi. Như thế, tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ tức là chúng ta chẳng những nhìn nhận ơn cứu chuộc của Thiên Chúa nơi riêng Mẹ cũng như nơi chung loài người, mà còn được thừa hưởng “đức tin tuân phục” (Rm 1:5) của Mẹ, một đức tin đầy sinh lực thần linh đã hạ sinh Chúa Kitô nơi các linh hồn, tức làm cho các linh hồn nhận biết Chúa Kitô, đón nhận Chúa Kitô. Trong việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, chúng ta chẳng những cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô qua các Mầu Nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua của Người, mà còn tuyên nhận Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, Đấng Trung Gian Ân Sủng, một vai trò Đồng Công và Trung Gian được phản ảnh hay bao hàm nơi chính tước hiệu Mẹ Mân Côi, một danh xưng Mẹ đã chính thức tuyên nhận tại Biến Cố Thánh Mẫu Fatima vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917.

Thật thế, Mẹ Mân Côi là một tước hiệu cho thấy Mẹ Maria, với vai trò Đồng Công Cứu Chuộc, đã tham dự vào tất cả mọi Mầu Nhiệm Chúa Kitô, được biểu hiện qua 20 biến cố làm nên nội dung của Kinh Mân Côi và được gọi là Mầu Nhiệm Mân Côi, một tham dự trọn vẹn bằng một “đức tin tuân phục”, một đức tin đã trổ sinh gấp trăm, có khả năng của một Đấng Trung Gian Ân Sủng, của một bà Mẹ, bởi quyền phép Thánh Linh, có thể thông ban sự sống thần linh là Chúa Kitô cho con cái của mình. Đến đây chúng ta thấy được rằng, tước hiệu “Ta là Mẹ Mân Côi” do Mẹ tự tuyên nhận vào lần hiện ra cuối cùng ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima rất ăn khớp với ý định của Thiên Chúa trong việc Ngài muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới.

Sau hết, sở dĩ Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới, chứ không phải chỉ trong nội bộ Giáo Hội mà thôi, là vì Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ đóng vai trò Đồng Công Cứu Chuộc toàn thể loài người.

Thật vậy, Mẹ Maria, với vai trò Đồng Công Cứu Chuộc của mình, chẳng những là Mẹ của Giáo Hội, một tước hiệu đã được ĐTC Phaolô VI tuyên bố ngay trong Công Đồng Chung Vaticanô II vào dịp ban hành Hiến Chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium ngày 21/11/1964, tức là Mẹ của mỗi và mọi Kitô hữu, mà còn là Mẹ của Nhân Loại nữa, với tư cách là một Tân Evà, “mẹ của tất cả mọi sinh linh” (Gen 3:20), một Đệ Nhất Tạo Vật về Ân Sủng và là Đấng Trung Gian Ân Sủng. Chính vì Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới mà, theo nhiệm ý của mình, Ngài đã muốn Giáo Hội hoàn vũ, qua hàng giáo phẩm thế giới hợp với đầu của mình là Đức Giáo Hoàng hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Bởi vì, qua biến cố “Nước Nga sẽ trở lại” này, đúng như lời Mẹ đã tiên báo ở cuối phần Bí Mật Fatima thứ hai, thành phần thiện tâm, như ba chiêm tinh gia Đông Phương nhận ra ngôi sao của Người (x Mt 2:2), trước những dấu chỉ thời đại, như dấu chỉ của một Đông Âu Cộng Sản sụp đổ, một Liên Sô Nga Cộng giải thể, sẽ nhận ra Đấng Làm Chủ Lịch Sử loài người, Đấng đã thực sự muốn cứu loài người bằng Con Đường Maria, bằng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, một “đức tin tuân phục” có thể làm cho giờ của Thiên Chúa xẩy ra, làm cho vương quốc của Ngài trị đến, như đức tin tuân phục này đã từng làm cho vinh quang của Chúa Kitô được tỏ hiện ra trước mắt các môn đệ tiên khởi nơi tình trạng thiếu rượu ở tiệc cưới Cana vậy.
 

 Chờ sinh hoa kết trái

Trò Chơi Phúc Âm Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Chay

 Phúc Âm

 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có những keœ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hòa lẫn với máu các vật họ tế sinh. Ngài lên tiếng baœo: “Các ngươi tươœng rằng mấy người xứ Galilê bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất caœ những người khác ơœ xứ Galilêa ư? Ta baœo các ngươi: không phaœi thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối caœi, thì tất caœ các ngươi cũng sẽ bị huœy diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tươœng họ tội lỗi hơn những người khác ơœ Giêrusalem ư? Ta baœo các ngươi: không phaœi thế, nếu các ngươi không ăn năn hối caœi, thì tất caœ các ngươi cũng sẽ bị huœy diệt như vậy”. Ngài còn nói với họ dụ ngôn này: “Có người trồng một cây vaœ trong vườn nho mình. Ông đến tìm quaœ ơœ cây đó mà không thấy, ông liền baœo người làm vườn rằng: kìa, đã ba năm nay ta đến tìm quaœ cây vaœ này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!” Nhưng anh ta đáp rằng: “Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân: may ra nó có quaœ chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi”.

 Hướng Dẫn

Bài Phúc Âm Chúa Nhật II Mùa Chay Năm C tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu dạy con người phải lợi dụng những sự dữ xẩy ra cho người khác như dịp tốt để tự kiểm điểm bản thân mà cải thiện đời sống cho tốt lành hơn.

 Đó là lý do, bài Phúc Âm cho chúng ta thấy Chúa Giêsu đã thẳng thắn bảo cho thành phần đến thuật vụ Philatô sát hại một số người Galilê biết rằng họ đã có một mặc cảm hay tâm tưởng tự mãn hoàn toàn sai lầm và hết sức nguy hiểm. Ở chỗ, họ cho rằng không có lửa làm sao có khói, tức là những người gặp hoạn nạn như thế là do bởi tội lỗi của những người ấy, mà họ không gặp hoạn nạn như những người ấy tức là họ không có tội lỗi như những nạn nhân ấy, và một khi không có lỗi, không phạm tội đến nỗi cần phải lãnh chịu một hậu quả như thế, thì họ không cần phải cải thiện, không cần phải ăn năn hối cải!

 Theo chiều hướng của bài Phúc Âm hôm nay và căn cứ vào những lời Chúa Giêsu dạy ở phần thứ hai của bài Phúc Âm này thì thành phần không gặp hoạn nạn khốn khổ chưa chắc đã tốt lành hơn những nạn nhân trong cuộc, bởi thế, ai cũng cần phải cải thiện đời sống.

 Mà việc cải thiện đời sống không phải chỉ là một nhu cầu tiêu cực, ở chỗ tránh tội hay giữ mình không phạm tội là đủ, mà là một nhu cầu tích cực, ở chỗ sống trọn lành hơn, qua việc sinh hoa kết trái, qua việc chẳng những lánh dữ mà còn làm lành, làm những việc bác ái yêu thương, điển hình như việc làm phúc bố thí chẳng hạn (x Is 58:6-7).

 Vì cải thiện đời sống ở tại chỗ sinh hoa kết trái, ở chỗ sống bác ái yêu thương chứ không phải chỉ ở chỗ ăn chay, hy sinh, hãm mình, cầu nguyện, bởi thế như cây vả xum xuê sẽ bị đốn đi vì không sinh hoa kết trái thế nào, con người ta cũng bị trừng phạt như thế, như trường hợp được Chúa Giêsu nêu lên làm gương trong dụ ngôn người đầy tớ đem chôn nén bạc của mình không chịu sinh lời cho chủ (x Mt 25:24-28).

Tuy nhiên, việc cải thiện đời sống là một việc khó chứ không phải dễ, cần phải có thời gian. Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự nên thông cảm với con người bất toàn và yếu đuối về điều này. Đó là lý do thái độ nhẫn nại của Thiên Chúa và thời gian nhẫn nại của Ngài là để chờ con người sinh hoa kết trái vậy, đúng như phần cuối của bài Phúc Âm hôm nay cho thấy.

 Sinh Hoạt

 Hai nhóm chơi với nhau một lúc. Mỗi nhóm cử ra 3 người: 1 đóng vai Chúa Giêsu, 1 đóng vai cây cả và 1 đóng vai người làm vườn.

 Người đóng vai Chúa Giêsu của nhóm này đứng đối diện với người đóng vai làm vườn và người đóng vai cây vả.

Người đóng vai cây vả đứng đằng sau người làm vườn, đầu đội mũ nhọn tiêu biểu cho ngọn cây, hai tay giang thẳng ra như thể cành cây, và hai chân giạng ra như rễ đâm xuống lòng đất cho cây mọc lên vững vàng.

 Người đóng vai Chúa Giêsu cầm trong tay một cái khăn dùng như con dao để chặt cây vả vì thấy cây vả không sinh hoa trái. Người đóng vai Chúa Giêsu có thể chém ba nhát, và chém 3 lần như vậy, một nhát chặt ngọn cây (đầu), một nhát chặt cành cây (tay) và một nhát chặt gốc cây (chân), không cần theo thứ tự và từ từ, trái lại, có thể chém liền một lúc và chém lung tung. 

 Người đóng vai làm vườn phải làm sao để đỡ những nhát dao của người đóng vai Chúa Giêsu muốn chém chặt cây vả. Người đóng vai cây vả đứng im khi bị Chúa Giêsu chém chặt. Nhóm nào có cây vả bị chém chặt ít nhất là đoạt giải trò chơi Phúc Âm “chờ sinh hoa kết trái”.