GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Tháng 3/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: Xin cho đất đai, văn hóa và tất cả mọi quyền lợi của các dân tộc bản xứ trên thế giới được tôn trọng, để đạt được sự hòa hợp giữa họ với nhau cũng như với những ai họ chung sống”.

Ý Truyền Giáo: Xin cho việc hợp tác giữa những tổ chức truyền giáo và các Giáo Hội địa phương ở Phi Châu được phát triển theo các tặng ân khác nhau”.

 

___________________________________________

 NGÀY 30 THỨ BA

 

 

ĐTC với Tòa Xá Giải của Tòa Thánh về Nhu Cầu Xưng Tội Thường Xuyên

Sáng Thứ Bảy 27/3/2004, ĐTC GPII đã tiếp thành phần tham dự viên khóa diễn đàn nội bộ hằng năm của Tòa Xá Giải của Tòa Thánh là phân bộ hiện được điều hành bởi ĐHY James Francis Stafford.

“Giáo Hội đặt trong tay của chúng ta một trợ giúp thuận lợi để sống Bí Tích thứ tha theo chiều hướng Chúa Kitô Phục Sinh.

“Hoa trái của bí tích này không phải chỉ ở việc tha tội cần thiết cho những ai phạm tội. Nó còn thực hiện một ‘cuộc phục sinh thiêng liêng’ đích thực nữa, phục hồi phẩm giá và sự thiện của đời sống làm con cái Thiên Chúa, mà cái cao quí nhất đó là được sống thân tình với Thiên Chúa. Thật là ảo tưởng khi muốn nên thánh theo ơn gọi mỗi người được Chúa kêu mời mà lại không thường xuyên lãnh nhận bí tích hoán cải và thánh hóa này.

“Thống hối, tự mình, bao gồm việc thanh tẩy, nơi cả hành động của hối nhân là thành phần lột trần lương tâm của mình vì rất cần được tha thứ và tái sinh, lẫn việc thông ban ân sủng bí tích để thanh tẩy và canh tân.

“Thống hối là một bí tích sáng soi… Những ai thường xuyên xưng tội với lòng ước ao được tiến đức hãy nhớ rằng, nơi bí tích này, qua việc Chúa thứ tha và ân sủng của Thần Linh, họ lãnh nhận một thứ ánh sáng cao quí cần thiết cho con đường nên trọn lành.

“Sau hết, Bí Tích Thống Hối đạt tới ‘một cuộc hội ngộ hiệp nhất với Chúa Kitô’. Người tín hữu, qua việc thường xuyên xưng tội, cảm thấy được hiệp nhất với Chúa tình thương sâu xa hơn bao giờ hết – cho đến khi họ được hoàn toàn đồng nhất với Người trong ‘sự sống của Chúa Kitô’ hoàn hảo là sự sống chất chứa đức thánh thiện thật sự.

ĐTC cũng nhấn mạnh rằng Bí Tích này “còn là một tặng ân cho linh mục chún g ta, thành phần được kêu gọi để thực hiện ban phép bí tích, cũng xin thứ tha tội lỗi của chúng ta. Niềm vui của việc thứ tha và được tha thứ. “Niềm vui của sự tha thứ và được thứ tha là những gì sánh bước bên nhau”.

Tất cả mọi cha giải tội đều mang trách nhiệm nặng nề trong việc thi hành thừa tác vụ này với lòng nhân từ, khôn ngoan và lòng can đảm. Việc của họ là làm cho cuộc gặp gỡ khả ái và đáng ước mong này thanh tẩy và canh tân chúng ta trên con đường trọn lành Kitô giáo cũng như trong cuộc chúng ta hành trình về nhà của chúng ta”.



ĐTC với các giáo xứ thuộc Giáo Phận Rôma về mối hiệp thông huynh đệ

Chiều tối Thứ Bảy, 27/3/2004, ĐTC đã cử hành Lễ ở Sảnh Đường Đức Phaolô VI cho các tín hữu thuộc các giáo xứ Thánh Gioan Thánh Giá, giáo xứ Thánh Felicity cùng 7 Anh Em Tử Đạo và giáo xứ hai thánh Chrysanthus và Đaria.

Trong bài giảng của mình, ĐTC nói rằng các tín hữu thuộc giáo xứ đã sửa soạn cho cuộc qui tụ này bằng việc suy nghĩ đến “những ưu tiên về mục vụ cũng như những thách đố tông đồ khẩn trương và quan trọng nhất”. Họ đã đi đến chỗ kết luận rằng “đối với việc dứt khoát làm chứng về Kitô giáo trong thế giới hôm nay thì việc cổ võ mối hiệp thông huynh đệ nơi tất cả mọi phần tử thuộc giáo xứ là vấn đề bất khả châm chước.

“Một giáo xứ hiệp nhất biết tôn trọng tính cách đa dạng của các thừa tác vụ và đặc sủng là nơi tỏ ra như là một gia đình thân tình, đặc biệt được tác động bởi ước muốn loan truyền và làm chứng cho Phúc Âm! Anh chị em thân mến, hãy tiếp tục đường lối này!

ĐTC lập lại lời kêu gọi “hãy ra chỗ nước sâu” và thôi thúc tín hữu “hãy quan tâm đến những ai còn xa đức tin cùng với những ai có tín ngưỡng. Trước hết hãy chăm sóc các gia đình và giới trẻ. Chớ gì mục đích đặc biệt của anh chị em đó là việc chăm sóc mục vụ cho giới trẻ…. Ngoài ra, đừng bao giờ thôi nuôi dưỡng các ơn gọi làm linh mục và đời sống tận hiến bằng việc nguyện cầu và bằng gương sáng…. Thêm vào đó, hãy chú trọng tới các nhu cầu thiêng liêng và thể lý cho anh chị em của mình, gần cũng như xa. Về điều này, Tôi xin cám ơn anh chị em về việc dấn thân nhận nuôi một con trẻ ở xứ sở khác mà mỗi cộng đồng muốn cho Tôi thấy hôm nay đây.

“Chớ gì lời cứu độ và tình yêu nhân hậu của Người thấm nhập lương tâm anh chị em và hướng dẫn anh chị em trong những quyết định thường nhật…. Cần phải truyền bá Phúc Âm cho nhiều người đang chờ đợi Phúc Âm mà thậm chí không hề biết đến Phúc Âm. Chúa Kitô tin tưởng nơi anh chị em. Anh chị em đừng làm cho Người bị thất vọng!”


 

Những Tiết Lộ và Chứng Từ về Vụ Khủng Bố 911

Những Tiết Lộ từ Một Tác Giả

 

Hôm Thứ hai 22/3/2004, tác phẩm mang tựa đề “Chống Lại Tất Cả Mọi Kẻ Thù: Bên Trong Cuộc Chiến Hoa Kỳ Chống Khủng Bố” của một nhân vật quan trọng cũ trong chính phủ Bush đó là ông Richard Clarke. Trong cuốn sách của mình, vị tác giả này đã tố giác chính phủ Bush nhiều lần coi thường những cảnh giác về mối đe dọa liên quan tới tổ chức khủng bố quốc tế al Qaeda trong năm 2001 để tìm cớ tấn công Iraq.

Ông Clarke đã nói trong một cuộc phỏng vấn trong chương trình truyền hình “60 phút” hôm Chúa Nhật 21/3/2004 về cuốn sách của ông với Đài CBS rằng: “Tôi thấy thật là quá quắt khi vị tổng thống này đang tranh đấu để được tái cử bằng những gì ông thực hiện một cách đại sự về vấn đề khủng bố. Ông ấy đã chẳng để ý gì đến nó. Ông ấy đã không để ý gì tới vấn đề khủng bố trong nhiều tháng trời, một thời gian mà chúng ta có thể làm một điều gì đó để ngăn chặn biến cố 911. Có lẽ chúng takhông bao giờ biết được”.

Ông tiết lộ cho biết rằng vào Tháng Giêng 2001, tức sau khi Tổng Thống Bush vừa nhận chức một chút, ông đã yêu cầu có một cuộc họp ở cấp Nội Các để bàn về hiểm họa al Qaeda đối với Hoa Kỳ: “Lời yêu cầu này không được thực hiện”. Trái lại, tân chính phủ lại chú trọng vào vấn đề như việc phòng vệ phi đạn và Iraq. Ông này còn tiết lộ là một ngày sau biến cố 911, Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld đã đẩy mạnh việc đánh Iraq trả đũa, mặc dù chứng cớ cho thấy là al Qaeda, vì “chẳng có lợi gì khi nhắm đánh A Phu Hãn, song có rất nhiều lợi khi nhắm đánh Iraq”.

Vị tổng trưởng này nói rằng ngay sau ngày của biến cố 911 Tổng Thống Bush đã yêu cầu ông tìm kiếm những móc nối giữa al Qaeda và Iraq. Ông Clarke xác nhận là: “Ông ta không bao giờ nói ‘hãy bày tạo ra’. Thế nhưng, tất cả câu chuyện làm tôi hoàn toàn tin rằng George Bush muốn tôi đi tuyên truyền rằng Iraq đã gây ra vụ ấy”. Khi ông nói với tổng thống rằng tình báo Mỹ cho thấy không có móc nối nào giữa al Qaeda và Iraq cả, vị tổng thống này đã đáp lại một cách “rất bực bội” rằng: ‘Iraq! Saddam! Hãy tìm xem có dính dáng gì chăng’”.
 

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình truyền hình ABC “Good Morning America” sau đó, ông này còn nói dân chúng Hoa Kỳ cần “biết đến các sự kiện này. Vấn đề cốt yếu ở đây là vị tổng thống này đã làm mất đi cơ hội để có thể ứng đối với biến cố 911. Ông ta cần phải đánh thẳng vào A Phú Hãn, vào bin Laden. Thế nhưng ông đã làm cho tất cả cuộc chiến chống khủng bố trở nên hết sức lủng củng bằng việc xâm chiếm Iraq. Tôi nghĩ rằng chúng ta có một cơ hội tốt để bắt được bin Laden, để tóm được tay đầu xỏ hầu tru diệt tất cả tổ chức này nếu chúng ta theo sát hắn”. Tuy nhiên, ông Bush “đã làm cho thế giới Ả Rập bùng lửa và đã tạo nên cả một thế hệ khủng bố al Qaeda mới. Những người lính Hoa Kỳ ra đi liều mạng ở Iraq với ý nghĩ rằng họ đang trả thù cho biến cố 911 trong khi Iraq lại chẳng có dính dáng gì đến nó cả”.
 

Ông Clarke, một nhân viên kỳ cựu đã phục vụ chính phủ Mỹ trong 30 năm trời, qua các đời chính phủ Reagan, Bush bố, Clinton và Bush con, và đã từng là Trưởng Ban Chống Khủng Bố ở Tòa Bạch Ốc, người đã từ nhiệm vào tháng 3/2003, tiết lộ tiếp, trong cuộc họp ngày 12/9/2001, “vị tổng thống này đã tỏ ra rất bực bội khiến cho tôi và nhân viên của tôi có một cảm tưởng là ông muốn chúng tôi đi tuyên truyền những lời lẽ cho rằng có bàn tay Iraq nhúng vào vụ 911, vì nhóm của ông đã có dự định làm gì đó với Iraq trước khi nhậm chức nữa. Tôi nghĩ rằng họ đã có idée fixe, tức có dự tính ngay từ Ngày Đầu là họ muốn làm gì đó với Iraq rồi. Nên trong khi Trung Tâm Thương Vụ Thế Giới còn đang bốc khói, trong khi còn đang tìm bới xác người ở đó, thì người ta ở trong Tòa Bạch Ốc đã nghĩ rằng ‘Hay lắm, đây là cơ hội để chúng ta tìm cách đánh Iraq’”.
 

story.rice.tue.jpg

Dĩ nhiên chính phủ Bush phải lên tiếng chống chữa, nếu thực sự có những gì bị tác giả này vạch trần ra như thế. Với chương trình truyền hình “Gooa Morning America” của Đài CNN hôm Thứ Ba 23/3/2004, vị tác giả này còn cho biết thêm: “Tôi nghĩ rằng vấn đề là ở chỗ những guồng máy hoạt động của Hoa Kỳ, như FBI, CIA, DOD (Bộ Quốc Phòng), Tòa Bạch Ốc, đã thất bại trong cả thời chính phủ Clinton lẫn Bush”. Bởi vì, theo ông, các viên chức chính phủ chỉ chú trọng đến vấn đề Iraq hơn là mối hiểm họa al Qaeda, một cáo buộc làm cho Tòa Bạch Ốc mãnh liệt chống chọi.

Ông tiết lộ thêm: “Quí vị nên biết rằng Tòa Bạch Ốc sửa soạn những sự kiện quá xa, chẳng hạn như vào những tuần lễ ngay sau biến cố 911 thì vị tổng thống này đã ký một bản chỉ dẫn vấn đề an ninh quốc gia truyền cho Ngũ Giác Đài phải sửa soạn xâm chiếm Iraq. Mặc dù bấy giờ họ biết được từ tôi, từ Văn Phòng Điều Tra Liên Bang FBI, từ Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA là Iraq không hề có liên quan dính dáng gì đến biến cố 911 cả”.

Tướng hồi hưu Wesley Clark, người đã từng làm việc với tác giả này với tư cách là chủ tịch Các Thủ Lãnh Hỗn Hợp Đặc Trách Nhân Viên, đã nói với chương trình truyền hình “Hôm Nay” của Đài NBC là những gì ông Clarke nói “rất khả tín” chứ không có tính cách đảng phái. Ông Clarke cảm thấy cũng có một phần nào trách nhiệm trong biến cố 911, và ông cũng được yêu cầu ra đối chất vào ngày Thứ Tư 24/3/2004 với ủy ban độc lập điều tra vụ 911. Tác phẩm của ông tung ra ngay trước ngày (Thứ Ba 23/3/2004) ủy ban này thực hiện cuộc điều tra phỏng vấn (2 ngày) với các nhân vật cao cấp trong chính phủ Clinton và Bush.

 

Những tiết lộ và cáo giác của ông Clarke trên đây có đúng hay chăng? Đó là vấn đề cần phải được làm sáng tỏ bởi Ủy Ban Quốc Gia về Cuộc Khủng Bố Tấn Công Hoa Kỳ, một ủy ban được Quốc Hội thành lập năm 2002, bao gồm cả hai đảng cộng hòa và dân chủ thuộc thượng viện. Thế nhưng, theo diễn tiến liên quan đến ủy ban này cho thấy những tiết lộ và cáo buộc trên đây là đúng. Vì, đối với đảng Dân Chủ và nạn nhân của biến cố 911, thì ngay từ đầu chính phủ Bush đã không hào hứng gì với ủy ban này, thậm chí chống lại việc thiết lập ủy ban này, và đã tỏ ra rất chậm trễ đáp ứng những đòi hỏi của ủy ban này về việc cung cấp hồ sơ cho họ điều tra. Bởi đó thời hạn của ủy ban này phải được dời lại cho tới ngày 26/7, ngày ủy ban này phải tường trình về kết quả những gì tìm thấy, trước khi hoàn toàn chấm dứt nhiệm vụ 30 ngày.


Những Chứng Từ trong Cuộc Điều Trần (xin xem tiếp ngày mai)