GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Tháng 3/2004

Ý Chung: Xin cho đất đai, văn hóa và tất cả mọi quyền lợi của các dân tộc bản xứ trên thế giới được tôn trọng, để đạt được sự hòa hợp giữa họ với nhau cũng như với những ai họ chung sống”.

Ý Truyền Giáo: Xin cho việc hợp tác giữa những tổ chức truyền giáo và các Giáo Hội địa phương ở Phi Châu được phát triển theo các tặng ân khác nhau”.

 

___________________________________________

 Ngày 5 Thứ Sáu


Các Vị Giám Mục Mỹ Châu về Giá Trị của Đời Sống Gia Đình


Các Vị Giám Mục của Giáo Hội ở Mỹ Châu, bao gồm các phần tử thuộc hội đồng giám mục Canada, Hoa Kỳ và Mỹ Châu Latinh, sau cuộc họp lần thứ 32 ở San Antonio Texas Hoa Kỳ của các vị, đã ban hành một Bản Tuyên Cáo xác định giá trị nền tảng và tầm quan trọng của đời sống gia đình, với nhan đề: “Hỡi Gia Đình, Hãy Trở Nên Những Gì Mình Là!”. Sau đây là nguyên văn Bản Tuyên Cáo.


Hỡi Gia Đình, Hãy Trở Nên Những Gì Mình Là!


Sứ Điệp từ Cuộc Họp Thứ 32 của Các Vị Giám Mục thuộc Giáo Hội ở Mỹ Châu
San Antonio, Texas
16-19/2/2004

Trong tân thiên niên kỷ này, toàn thể Lục Địa Mỹ Châu đang trải qua một nghi vấn sâu xa về các thứ nền tảng của xã hội nói chung cũng như về đơn vị nền tảng của nó là gia đình nói riêng. Các gia đình và những phần tử trong gia đình đang phải đương đầu với những thánh đố đầy giẫy hơn bao giờ hết. Mặc dù đại đa số các cặp nam nữ tiếp tục lập gia đình và sinh con cái, vấn đề hôn nhân cũng thường bị trì trệ, không vững chắc cho lắm và dễ bị đổ vỡ. Tình trạng thiếu vững chắc này ảnh hưởng đến cả trẻ em lẫn người lớn. Thực hiện một cuộc dấn thân sống với nhau trọn đời ngày nay rất thường được coi như là một chuyện kinh ngạc. Trước một môi trường văn hóa và xã hội mà phần lớn tương lai dường như bất định ấy, nhiều cặp vợ chồng trẻ đã tỏ ra ngần ngại về việc bắt đầu tạo dựng một gia đình.

Những nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống tân tiến ngày nay đang áp đặt những gánh nặng đáng kể trên vai những bậc làm cha làm mẹ. Thật là đáng lo ngại khi thấy có những gia đình, bất kể họ có linh động mấy đi nữa, quá vất vả làm ăn, bị căng thẳng, đầy những lo lắng về tài chính và không được đại gia đình nâng đỡ gì nữa. Tình trạng thất nghiệp và việc làm lung lay đưa đến tình trạng bất an và chồng chất gánh nặng lên đời sống gia đình. Nền kinh tế thị trường, những xao động và suy đoán về tài chính thường tạo nên một thứ ảnh hưởng tiêu cực về công ăn việc làm cũng như về khả năng mua sắm, trong khi đó càng ngày càng có nhiều trẻ em trở thành những nạn nhân của guồng máy nghèo khổ.

Tuy nhiên, gia đình vẫn phải tồn tại. Nó vẫn là nơi đặc biệt để con người được huấn luyện và là nơi để con cái khám phá ra sứ vụ Thiên Chúa đã trao cho chúng trên thế giới cũng như trong Giáo Hội. Gia đình là cơ cấu xã hội lâu đời nhất của tất cả loài người. Lục địa Mỹ Châu, từ những khu rừng ở miền bắc Canada tới vùng Patagonia ở Á Căn Đình, bao gồm cả một thứ đa dạng về văn hóa rộng lớn. Cùng nhau chúng ta xác nhận giá trị nồng cốt và tầm quan trọng của gia đình. Ở ngay cốt lõi của hết mọi dân tộc và văn hóa, gia đình còn là đường lối của Giáo Hội nữa. (1)

Hỡi Gia Đình, hãy trở nên những gì mình là: (2) Giáo Hội trong nhà hay “Giáo Hội tại gia”


Hôn nhân là một cuộc hiệp nhất trọn đời giữa một người nam và một người nữ. Khi gia đình được thành lập bởi hôn nhân thì sự sống của nó cho thấy giao ước vĩnh cửu của Thiên Chúa. Gia đình trở thành một đền thờ của tình yêu và là một cộng đồng của thành phần lãnh nhận phép rửa, được Thiên Chúa kêu gọi biến đổi bằng việc phục vụ sự sống. Nơi Chúa Giêsu, con đường này đã được phác họa cho chúng ta và Thiên Chúa tỏ cho chúng ta thấy con đường này: yêu thương là việc phục vụ thế giới và là quà tặng của con người trao cho thế giới.

Là một “Giáo Hội tại gia”, gia đình có sứ vụ trở thành nhà giáo dục trước tiên của con cái. Bất chấp tất cả mọi khó khăn, gia đình cũng cần phải phản ảnh sự dịu dàng, lòng trung thành và tình xót thương của Thiên Chúa. Nó mở cửa ra cho Chúa Cứu Thế. Nó trở thành một sứ giả của tình yêu nhân hậu của Chúa Kitô, trước hết đối với con cái mà còn đối với chung loài người nữa. Tất cả những gì cha mẹ cần làm đó là hãy để cho Thần Linh sống động của Thiên Chúa làm chủ gia đình. Một khi Thiên Chúa thường được đề cập tới, một khi truyện kể về đời sống của Chúa Giêsu được say sưa chia sẻ, và một khi có cơ hội là cầu nguyện, thì con cái sẽ từ từ song chắn chắn phát triển một đời sống thân mật với Thiên Chúa. Gia đình thực sự là một ngôi nhà của Thiên Chúa.

Hỡi Gia Đình, hãy trở nên những gì mình là: Một cung thánh của sự sống

Giáo Hội coi gia đình như là một cung thánh của sự sống. Bằng việc đón nhận con cái như là quà tặng của Thiên Chúa, gia đình hoàn thành sứ vụ của mình như là một đơn vị nồng cốt của xã hội và của Giáo Hội. Bằng những lời dạy bảo cũng như bằng những cử chỉ nhân ái, dịu dàng và thứ tha, cha mẹ vun cấy nơi con cái của mình niềm tự do đích thực của thành phần là con cái nam nữ của Thiên Chúa. Nhờ đó, con cái lớn lên biết tôn trọng những người khác, có một cảm quan công bằng, có một tinh thần chân thành cởi mở, biết đối thoại, biết quảng đại dấn thân phục vụ, biết cổ võ công lý, hòa bình và tình đoàn kết (3). Đó là công việc Thiên Chúa đã trao cho các người làm cha mẹ Kitô giáo, thành phần thường được hỗ trợ bởi những bậc ông bà đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt đức tin và các thứ giá trị.

Ngay cả khi gia đình bị tổn thương và suy yếu bởi một trong những phần tử của mình, gia đình vẫn là, đối với cả con cái lẫn cha mẹ của chúng, nơi chính yếu họ có thể tìm thấy được sự an ninh và yêu thương rộng mở, mới mẻ và cảm kích. Gia đình tiếp tục là như thế bao lâu nó được quây quần và hỗ trợ bởi các phần tử ruột thịt trong gia đình, cũng như bởi các gia đình khác, những người ý thức được nhu cầu cần phải sống đoàn kết với nhau (4). Theo dự án của Thiên Chúa, gia đình bao giờ cũng là nơi cống hiến sự sống, một sự sống dồi dào (Jn 10:10), cho dù nó ở trong tình trạng mỏng dòn. Chính ở nơi gia đình chúng ta có thể tìm thấy “tin mừng” của một tình yêu thắng vượt sợ hãi và mang lại niềm vui cho thế giới (5).

Hỡi Gia Đình, hãy trở nên những gì mình là: Muối đất, ánh sáng thế gian


Thiên Chúa đã ủy thác khu vườn cho thế giới cho gia đình, để sự sống, công lý và an bình ở đó có thể mọc lên. Qua tính cách sáng tạo của đức bác ái (6), gia đình hiện thực lòng xót thương của Chúa Kitô. Sống đúng với sứ vụ của mình, gia đình tạo nên những đường lối mới của tình đoàn kết. Bắt nguồn từ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô và được nuôi dưỡng bằng niềm hy vọng Phục Sinh của Người, gia đình được kêu gọi biến đổi thế giới này, ở chỗ, nhận biết Thiên Chúa trong hết mọi thời điểm và trong hết mọi sự; chiêm ngưỡng thấy Thiên Chúa trong hết mọi con người; tìm kiếm ý muốn của Ngài trong tất cả những gì xẩy ra.

Chính trong nhịp sống hằng ngày mà các gia đình khiêm tốn nhưng thực sự biến đổi thế giới, khi họ tìm theo Chúa Giêsu. Ngày qua ngày, bằng những cử chỉ đơn sơ sáng soi đời sống của những người khác, các gia đình mang đến cho tâm điểm của thế giới các thứ giá trị quảng đại và yêu thương của Kitô giáo. Khi các gia đình truyền bá phúc âm hóa môi trường của mình là họ biến đổi cuộc sống thường nhật thành một nơi đặc biệt để gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng kêu gọi Kitô hữu phải là ánh sáng thế gian và là muối đất (Mt 5:13-14).

Hỡi Gia Đình, hãy trở nên những gì mình là: “Tin Mừng” cho toàn thế giới


Những thứ khó khăn, tình trạng nhọc nhoài, xung khắc và những lắng lo hằng ngày đều là một phần đời sống của tất cả mọi gia đình. Khi cha mẹ, bất chấp những trục trặc của mình, cũng như bất chấp những bất toàn và yếu kém của mình, tỏ ra nhân ái hơn là hung bạo, dịu dàng hơn là bạo động, thứ tha hơn là nghiệt ngã, là lúc gia đình loan truyền cuộc chiến thắng của tình yêu, cuộc chiến thắng của Thánh Giá.


Khi tình trạng này xẩy ra là các phần tử của gia đình trở thành những chứng nhân cho tin mừng lạ lùng về Chúa Giêsu Kitô là Đấng mà nơi Người tình yêu vĩnh viễn chiến thắng sự chết. Mầu nhiệm về đời sống gia đình là như thế, ở chỗ, con người biến đổi thế giới bằng việc sống sự sống của Chúa Giêsu, một sự sống trọn vẹn làm viên trọn những niềm hy vọng sâu xa nhất. Điều này không phải là một thách đó hay là một cuộc thám hiểm, mà là một Tin Mừng!


Khi chúng tôi nhắc đến hôn nhân và gia đình là tin mừng chúng tôi nhìn nhận rằng chúng là những biểu hiện cho tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, một tình yêu tỏ mình ra qua tình yêu vợ chồng cũng như nơi niềm hoan hưởng tặng ân con cái. Nhờ đó, hôn nhân và gia đình trở thành nguồn mạch tin mừng cho cha mẹ cũng như cho cộng đồng. Chúng tôi muốn xin các cặp nam nữ hãy lãnh nhận bí tích hôn phối và hãy xây dựng một đời sống gia đình theo dự án của Chúa Giêsu. Chúng tôi muốn giúp hôn nhân và gia đình ý thức được rằng họ thực sự là một giáo hội tại gia, nơi mà mỗi một phần tử được mời gọi trở thành chứng nhân sống động của phúc âm sự sống trong giáo hội và trong xã hội. Ước vọng của Giáo Hội Công Giáo đó là được hiện diện và hỗ trợ các cặp nam nữ từ lúc họ bắt đầu sửa soạn kết hôn và tiếp tục suốt các đoạn đời của họ.


Để thực hiện được điều này, chúng tôi thấy cần phải sửa soạn cho các vị giám mục cũng như tất cả mọi thừa tác viên mục vụ, như các linh mục, tu sĩ và giáo dân, trong việc hỗ trợ những cặp vợ chồng này và những gia đình ấy. Chúng tôi cũng cần phải kêu gọi các nhóm giáo dân chuyên nghiệp giúp chúng tôi trong công việc này nữa.


Trong ngàn năm mới này, gia đình quả thực đang lênh đênh trên biển cả nổi sóng. Các cặp vợ chồng và gia đình ngày nay đang phải mang vác những gánh nặng khủng khiếp. Tuy nhiên, khi họ quyết tâm kiên trì và sống đức tin cũng như đức cậy, là lúc họ tạo nên một nơi đặc biệt cho những con người vào đời và lớn lên trong tình yêu vô tư. Những người cha, ngươiụi mẹ và con cái tỏ Thiên Chúa ra cho nhau cũng như cho thế giới, Đấng đồng hành với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, Đấng làm cho chúng ta viên mãn khôn lường, và là Đấng ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (Mt 28:20).


Chúng tôi xin ký thác cho Thánh Gia Nazarét việc chăm sóc đời sống hôn nhân và gia đình của Lục Địa Mỹ Châu chúng ta, nhờ đó, được tác động bởi tình yêu dịu dàng của Mẹ Maria cũng như bởi lòng trung thành của Thánh Giuse, đời sống hôn nhân và gia đình được trở thành những nhân chứng hân hoan cho Phúc Âm Gia Đình!


Ngày 8 tháng 2 năm 2004


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 1/3/2004


Các Trích Dẫn


1 John Paul II, Letter to Families, 1994, No. 3.
2 "Family, become what you are" is a phrase used by John Paul II in "Familiaris Consortio," 1982, No. 17.
3 John Paul II, "Evangelium Vitae," 1995, No. 92.
4 According to John Paul II, solidarity "is not a feeling of vague compassion ... it is a firm and persevering determination to commit oneself to the common good ... because we are all really responsible for all." "Sollicitudo Rei Socialis," 1987, No. 38.
5 Pontifical Council for the Family, Conclusions of the Theological and Pastoral Congress - IV World Family Meeting, Manila, January 24, 2003.
6 John Paul II, "Novo Millennio Ineunte," 2001, No. 49.
7 John Paul II, "Ecclesia in America," 1999, No. 29.

Các vị tham dự viên thuộc Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh
Consejo Episcopal Latinoamericano (CELAM)

Card. Francisco Javier Errázuriz Ossa; Arzobispo de Santiago de Chile; Presidente del CELAM
Mons. Carlos Aguiar Retes; Obispo de Texcoco, México; Primer Vicepresidente
Mons. Geraldo Lyrio Rocha; Arzobispo de Vitĩria da Conquista, Brasil; Segundo Vicepresidente
Mons. Andrés Stanovnik, O.F.M., Cap.; Obispo de Reconquista, Argentina; Secretario General Interino
Card. Pedro Rubiano Sáenz; Arzobispo de Bogotá, Columbia; Presidente del Comité Econĩmico
Representantes de Conferencias Episcopales de América Latina:
Card. Julio Terrazas Sandoval, C.SS.R.; Arzobispo de Santa Cruz de la Sierra; Pres. de la. Con. Ep. (Bolivia)
Card. Geraldo Majella Agnelo; Arzobispo de São Salvador; Presidente de la CNBB (Brasil)
Mons. Alberto Suárez Inda; Arzobispo de Morelia; Vicepresidente de la CEM (México)
Mons. Catalino Claudio Giménez Medina; Obispo de Caacupé; Pres. de la Con. Ep. (Paraguay)
Mons. Ramĩn Benito De La Rosa y Carpio; Arzobispo de Santiago de los Caballeros; Pres. (Rep.Dom.)


Các vị tham dự viên thuộc Hội Đồng Giám Mục Canada
Conférence des Évêques Catholiques du Canada (CECC)
Canadian Conference of Catholic Bishops (CCCB)

Archbishop Brendan M. O'Brien, Archbishop of St. John's, NF, President
Archbishop André Gaumond, Archbishop of Sherbrooke, QC, Vice President
Most Reverend V. James Weisgerber, Archbishop of Winnipeg, MB, Co-treasurer

Các vị tham dự viên thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
United States Conference of Catholic Bishops (USCCB)

Bishop Wilton D. Gregory; Bishop of Belleville, Illinois; President
Bishop William S. Skylstad; Bishop of Spokane, Washington; Vice President
Archbishop James P. Keleher; Archbishop of Kansas City, Kansas; Treasurer
Archbishop Michael J. Sheehan; Archbishop of Santa Fe, New Mexico; Secretary
Bishop John H. Ricard, SSJ; Bishop of Pensacola-Tallahassee, Florida; Chairman, International Policy
Bishop John R. Manz; Auxiliary Bishop of Chicago, Illinois; Chairman, Church in Latin America


“Cố tình sát hiến mạng sống của bất cứ con người nào đều là việc bất khả chấp”


Bản Công Bố về việc các khoa học gia Đại Hàn tạo sinh sao bản con người


Rôma ngày 26/2/2004, Tổ Chức Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo (FIAMC: The World Federation of Catholic Medical Associations), sau khi nghe thấy tin các khoa học gia Đại Hàn thực hiện được một cuộc tạo sinh sao bản các phôi bào con người, đã phổ biến Bản Công Bố sau đây:


Tin báo mới đây của tờ “Khoa Học” về sự kiện một nhóm khoa học gia Đại Hàn thực hiện thành đạt trong việc làm cho 30 phôi bào con người phát triển cho tới giai đoạn lỗ bào blastocyst (biệt chú riêng của người dịch: giai đoạn nhất ở tuần lễ đầu sau khi đậu thai phôi bào được gọi là cục bào morula và giai đoạn tiếp vào tuần lễ thứ hai được gọi là lỗ bào blastula hay blastocyst), đã gây nên những vấn đề quan trọng cho toàn thể cộng đồng khoa học và y học.


Theo các tờ nhật báo thì nhóm khoa học gia Đại Hàn này đã kiếm được 242 noãn sào để bằng việc sao bản làm nên 30 lỗ bào, tức các phôi bào mới chỉ có 100 tế bào. Từ những lỗ bào này họ đã lấy được một số các thân bào khả sinh.


Đây là thành đạt quan trọng đầu tiên trong việc sao bản phôi bào con người để kiếm thân bào mà cho tới nay nhiều khoa học gia đã cố gắng song không mang lại những kết quả đáng kể.


Ngược lại với câu truyện huyền thoại vô bằng của phái Raelian (biệt chú của người dịch: nhóm này vào cuối năm 2002 và đầu năm 2003 công bố là họ đã tạo sinh sao bản được một số em bé, rồi sau đó thú nhận là chỉ tung tin này để kéo chú ý của thế giới tới giáo phái của họ mà thôi) cũng như các loan báo trên báo chí của các vị bác sĩ tìm cách nổi danh một cách ngon lành mà không có những nền tảng khoa học vững chắc, chẳng hạn như trường hợp của bác sĩ người Ý là Antinori, việc thông báo này đã bắt nguồn từ một nhóm khoa học gia Đại Hàn lành mạnh và khả tín. Công trình của họ, được tài trợ bởi các cơ quan của chính phủ, sẽ được phổ biến trên một thứ tờ nhật trình khoa học đang cẩn thận thẩm định tính chất của những thành quả được tường trình này.


Thế nhưng vấn đề không phải chỉ có thế. Các khoa học gia Đại Hàn nói rằng việc chiếm đạt của họ là để góp phần vào việc chữa trị các thứ bệnh tật quan trọng, chẳng hạn như những chứng bệnh run rẩy lẩy bẩy Parkinson, những chứng chóng lãng quên những gì vừa xẩy ra Alzheimer và những chứng bệnh tiểu đường. Ngoài ra, họ còn gán ghép giá trị theo bản chất luân lý vào việc làm của họ nữa.


Theo quan niệm của chúng tôi, đó chính là lý do tại sao những thành quả của họ lại càng là những vấn đề hết sức hệ trọng và đặc biệt cần phải chú ý. Những thành quả này cần phải có một tổ chức cấp thời nơi các khoa học gia sinh chất và các bác sĩ y khoa mạnh mẽ chống lại trào lưu văn hóa.


Thật vậy, thật là một việc làm vô luân khi đầu tư những số tiền khổng lồ (kể cả các thứ ngân quĩ chung) không vào việc sử dụng chúng để giải quyết những thảm trạng khắp thế giới tân tiến ngày nay, như thảm trạng hội chứng liệt kháng AIDS, chứng sốt rét hay tình trạng dinh dưỡng tệ hại.


Thật là vô luân trong việc tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của quần chúng cho những dự án này, bằng những thứ hứa hẹn thực hiện việc chữa trị sắp đạt được đối với những thứ bệnh kinh niên, mặc dù không nắm chắc được gì về tính cách thực tiễn của nó trong những năm tháng tới đây, cũng như đã cố tình lơ đi việc nghiên cứu dự bị nơi loài thú.


Thật là vô luân khi trình bày những thành quả sau này như là một thứ quà tặng cho nhân loại, mặc dù vấn đề đã rõ là việc trị liệu sẽ rất là mắc mỏ và nó sẽ được thực hiện bởi các tổ chức đòi phải có những thứ bù đắp khổng lồ về tài chính.


Quan trọng hơn nữa, những dự án này là những dự án vô luân, vì các nhà nghiên cứu cần phải sát hại những phôi bào con người được sao bản để lấy ra những thân bào.


Không chấp nhận được việc cố tình sát hiến sự sống của bất cứ con người nào, cho dù được thực hiện để giải quyết các vấn đề sức khỏe của những con người khác.


Một thứ yêu thương không nhìn nhận giá trị nội tại của con người, cho dù họ là những phôi bào nhỏ bé và bất lực, là một thứ yêu thương phi nhân bản.


Chúng tôi xác tín rằng, thái độ này cho thấy những quan niệm duy lợi mà thôi chứ không phải là một thứ nhân đạo, một thứ quan niệm duy lợi muốn lèo lái tư tưởng quần chúng và ủng hộ những lãnh vực lợi lộc về kinh tế, như việc nghiên cứu về các thứ thân bào được sao bản từ phôi bào. Quan niệm duy lợi này đồng thời cũng che chở cho những nghiên cứu, như những nghiên cứu kín đáo được thực hiện đối với các thân bào già, mặc dù những nghiên cứu này đã gặt hái được những thành quả quan trọng về lãnh vực khoa học, thậm chí về cả phương diện y khoa.


Thế nhưng, một lần nữa, không phải tất cả chỉ có thế. Thật là nguy hiểm khi cổ võ việc sử dụng những thân bào được sao bản từ phôi bào mà không mang chi đến khả năng mãnh liệt của chúng đối với một thứ tăng trưởng bất khả kiểm soát, một thứ tăng trưởng sẽ biến thành một nguy cơ lớn tác hại đến sự sống, khi thứ tăng trưởng này được sử dụng vào việc sữa chữa hay thay thế mô thịt hoặc cơ phận.


Ngược lại với trường hợp ở các xứ sở khác, chẳng hạn trường hợp ở Hiệp Chủng Quốc, Đại Hàn đã thông qua một đạo luật về đạo lý sinh học tháng 12/2003 cho phép sao bản con người để sử dụng về y khoa, và đã tài trợ theo chiều hướng đạo luật ấy cho việc nghiên cứu đang có vấn đề này.


Chúng tôi xin các cơ quan công quyền, các đại học đường và các phương tiện truyền thông hãy cung cấp tín liệu thực tế về tình trạng thực sự liên quan đến những cơ hội trị liệu sẵn có bằng các thân bào già và các thân bào sao bản từ phôi bào.


Chúng tôi kêu gọi hoàn toàn cấm chỉ việc sao bản các phôi bào con người. Thay vào đó, cần phải khuyến khích việc nghiên cứu loại thân bào già.


Nếu việc này không được thực hiện, vấn đề có thể sẽ xẩy ra là việc thiếu tôn trọng tương tự đối với những thành phần mềm yếu nhất loài người ngày nay, một việc thiếu tôn trọng hôm nay đây đã sản xuất ra được những lỗ bào để nghiên cứu, thì mai đây cũng sẽ không ngần ngại sao bản những phôi bào con người để sản xuất ra hằng loạt con trẻ.


Lúc này đây là thời điểm chặn đứng: bởi vì khó lòng mà kiểm soát được việc sử dụng các phôi bào con người một khi việc sản xuất những phôi bào này được phép thực hiện!


Giáo sư Gian Luigi Gigli, M.D., Chủ tịch


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 26/2/2004

 

Những cuộc khủng bố tấn công kiểu 911 vẫn còn có thể xẩy ra

Hôm Thứ Ba 24/2/2004, các vị giám đốc của các cơ quan an ninh đệ nhất của Hoa Kỳ đã nói với Tiểu Ban Tình Báo Thượng Viện là các tổ chức khủng bố đã bị hư hoại những vẫn còn có khả năng tấn công Hoa Kỳ, bao gồm cả những âm mưu thực hiện những cuộc khủng bố tấn công như đã xẩy ra ở biến cố 911.

Ông giám đốc CIA của Mỹ là George Tenet đã cho biết những nhân viên tình báo “đã lật tẩy được một lần nữa những mưu đồ đang lộ hiện. Về những âm mưu không vận mà thôi, chúng tôi đã khám phá ra những dự án mới trong việc tuyển một các phi công để tấn công những biện pháp an ninh mới ở Đông Nam Á, ở Trung Đông và ở Âu Châu. Thậm chí các cuộc tấn công gây thảm họa có tầm mức của biến cố 911 van còn ở trong tầm tay của nhóm al Qaeda”.

Trong cuộc thẩm định về những thứ đe dọa quốc tế, ông Tenet trên đây, ông Robert Mueller Giám Đốc FBI và ông Lowell Jacoby, trưởng Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng, mỗi người cho biết về những thành quả và tiến bộ họ đã thực hiện được. Ông Mueller cho biết sứ vụ của ông còn lâu mới hoàn tất nổi:

“Chúng tôi đang phải đương đầu với một kẻ thù chí tử, một kẻ thù tinh xảo, một kẻ thù lì lợm, một kẻ thù nhắm đến ôm mộng tiêu diệt Hiệp Chủng Quốc. Kẻ thù naỳy vẫn có khả năng đánh Hiệp Chủng Quốc cũng như đập công dân Hoa Kỳ ở hải ngoại với mới chút xíu cảnh báo hay chẳng cảnh báo gì”.

Ông Tenet cho biết giai cấp của tổ chức al Qaeda đặc biệt đã bị hư hoại, thế nhưng những tổ chức từng miền bất liên kết với nhau, vẫn có thể khỏa lấp những khoảng cách gây khó khăn cho Bin Laden, bằng việc phối hợp khủng bố tấn công. Ông này còn thêm là những tổ chức khủng bố vẫn còn đang tìm kiếm và cố gắng chế ra những thứ vũ khí đại công phá, nên Hoa Kỳ vẫn cần phải tiếp tục tìm kiếm các thứ vũ khí nguy hiểm này.