GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 4/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: Xin cho việc sửa soạn đầy đủ để giúp những ứng viên chịu chức thánh cũng như cho việc huấn luyện thường xuyên để giúp các vị thừa tác viên chức thánh được thực hiện một cách cận thận kỹ lưỡng”.

Ý Truyền Giáo: Xin cho tinh thần truyền giáo 'cho muôn dân' trở thành vấn đề ưu tư và là vấn đề liên lỉ dấn thân nơi sinh hoạt mục vụ thường xuyên của cộng đồng Kitô giáo”.  

___________________________________________

 NGÀY 14 THỨ TƯ

 

ĐTC với các Giám Mục Hoa Kỳ về Việc Canh Tân Nội Tâm để Canh Tân Giáo Hội


Hôm Thứ Sáu 2/4/2004, ĐTC GPII đã gặp một số các vị Giám Mục Hoa Kỳ thuộc các giáo tỉnh Atlanta và Miami dịp các vị giám mục đớt đầu tiên định kỳ sang thăm Tòa Thánh ngũ niên này. Sau đây là những lời chia sẻ của Ngài với các vị liên quan đến tình hình Giáo Hội ở Hoa Kỳ hiện nay cũng như đến đường lối hiệu nghiệm để có thể cứu vãn tình thế.


Quí Huynh Giám Mục thân mến,


1… Những cuộc gặp gỡ của chúng ta đây diễn tiến vào một thời điểm khó khăn của lịch sử Giáo Hộio ở Hoa Kỳ. Nhiều huynh đã nói với Tôi về nỗi đớn đau gây ra bởi nạn gương mù lạm dụng tình dục của hai năm qua, cũng như về nhu cầu khẩn trương trong việc tái thiết lòng tin tưởng và phát triển việc chữa lành giữa các vị giám mục, linh mục và giáo dân ở xứ sở của các huynh. Tôi tin tưởng rằng việc chư huynh tỏ ra sẵn sàng nhìn nhận và nói lên các lỗi lầm và thua bại trong quá khứ, đồng thời rút kinh nghiệm từ đó,sẽ góp phần rất nhiều cho việc hòa giải và canh tân này. Thời gian thanh tẩy này, với ơn Chúa, sẽ dẫn đến “một thiên chức linh mục thánh hảo hơn, một hàng giáo phẩm thánh đức hơn và một Giáo Hội thánh thiện hơn” (Lời ĐTC ngỏ cùng các vị hồng ý và giám mục Hoa Kỳ ngày 23/4/2002, đoạn 4), một Giáo Hội thâm tín hơn bao giờ hết sự thật của sứ điệp Kitô Giáo, về quyền năng cứu chuộc của Thập Giá Chúa Kitô, cũng như về nhu cầu hiệp nhất, trung thành và tin tưởng làm chứng cho Phúc Âm trước thế giới.


2.     Lịch sử của Giáo Hội chứng tỏ cho thấy rằng không có một cuộc canh tân nào hiệu lực mà lại thiếu được việc canh tân nội tâm cả. Đây là một sự thật chẳng những đối với cá nhân mà còn đối với hết mọi nhóm hội và cơ cấu trong Giáo Hội. Nơi đời sống của hết mọi vị giám mục, thách đố về cuộc canh tân nội tâm cần phải bao gồm một kiến thức toàn vẹn về việc phục vụ như vị mục tử của đàn chiên Chúa “pastor gregis”, vị mục tử được Chúa Kitô trao phó cho thừa tác vụ đặc biệt trong việc điều hành mục vụ trong Giáo Hội cũng như trao cho các vị trách nhiệm cùng quyền năng tông truyền hợp với thừa tác vụ này. Tuy nhiên, để là một “pastor gregis” có hiệu năng, vị giám mục cũng cần phải liên lỉ là mẫu mực của đàn chiên Chúa “forma gregis” (x 1Pt 5:3); thẩm quyền tông đồ của các vị trước hết và trên hết cần phải được coi như là một chứng từ về đạo giáo cho Chúa Phục Sinh, cho sự thật về Phúc Âm và cho mầu nhiệm cứu độ hiện diện và hoạt động nơi Giáo Hội. Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ Lần Thứ 10 đã nhắc lại rằng “đời sống của vi Giám Mục phải hoàn toàn gắn bó với lời Chúa nơi việc ngài hằng ngày dấn thân giảng dạy Phúc Âm một cách hết sức nhẫn nại theo tín lý lành mạnh” ("Pastores Gregis," 28; cf. 2 Timothy 4:2).


Như thế, việc canh tân Giáo Hội gắn liền với việc canh tân sứ vụ giáo phẩm. Vì vị giám mục được kêu gọi một cách đặc biệt để trở thành một Chúa Kitô khác, “alter Christus”, một vị đại diện của Chúa Kitô nơi Giáo Hội địa phương và cho Giáo Hội địa phương của mình, ngài cần phải là người đầu tiên hiệp nhất cuộc sống của mình với Chúa Kitô trong sự thánh thiện và liên lỉ cải thiện. Chỉ khi nào ngài có tâm tình của Chúa Kitô (x Phil 2:5) và có được “một cách thức suy nghĩ thiêng liêng mới mẻ” (Eph 4:23), ngài mới có thể thi hành một cách hiệu nghiệm vai trò của mình như là vị thừa kế các Thánh Tông Đồ, như là vị hướng đạo cộng đồng đức tin, và như điều hợp viên của những đặc sủng và sứ vụ được Chúa Thánh Thần không ngừng tuôn đổ xuống trên Giáo Hội.


3.     Thượng Hội Giám Mục Thế Giới mới đây và bản tông huấn “Pastores Gregis” hậu thượng hội này đã nhấn mạnh đến nhu cầu cần có một khoa giáo hội học về hiệp thông và truyền giáo là những gì phải trở thành “điểm qui chiếu cốt yếu” để hiểu biết và thực hành thừa tác vụ của hàng giáo phẩm (Patores Gregis, 2). Khi thực hiện điều này là các ngài tiếp tục nhãn quan trọng yếu của Công Đồng Chung Vaticanô II, một nhãn quan gợi lên một cảm nhận mới về mầu nhiệm của Giáo Hội là mầu nhiệm được sâu xa bắt nguồn từ sự sống Ba Ngôi Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần (x Sắc Lệnh Ad Gentes, 2; Hiến Chế Lumen Gentium, 2-4), một nhãn quan làm nền tảng cho việc tái khẳng định mối hiệp nhất giữa nội tâm của Giáo Hội với việc vươn mình truyền giáo thế giới. Lời kêu gọi này của Công Đồng ấy ngày nay vẫn còn hiệu lực hơn bao giờ hết. Việc trở về với tâm điểm của Giáo Hội, việc tái khám phá ra nhãn quan đức tin về bản tính và mục đích của Giáo Hội theo dự án của Thiên Chúa, và việc hiểu biết rõ hơn giữa mối liên hệ của Giáo Hội với thế giới cần phải là yếu tố thiết yếu nơi vấn đề liên lỉ hoán cải về với lời mạc khải của Thiên Chúa là những gì đòi hỏi nơi hết mọi phần tử của Thân Mình Chúa Kitô, thành phần được tái sinh trong Bí Tích Rửa Tội và được kêu gọi để làm cho Vương Quốc Thiên Chúa trị đến trên thế gian (x Lumen Gentium, 36).


"Ecclesia sancta simul et semper purificanda." Những lời hiệu triệu khẩn trương của Công Đồng trong việc nguyện cầu, hoạt động và hy vọng để hình ảnh của Chúa Kitô được chiếu tỏa rạng ngời hơn bao giờ hết trên dung nhan của Giáo Hội (x Lumen Gentium, 15) là những gì đòi phải liên lỉ tái khẳng định việc đức tin thuận chiều theo lời mạc khải của Thiên Chúa và đòi phải quay về nguồn mạch duy nhất của việc canh tân giáo hội chân chính, đó là Thánh Kinh và Tông Truyền theo sự hiểu biết thế giá của Huấn Quyền Giáo Hội. Thật vậy, nhãn quan của Công Đồng này, một nhãn quan được diễn tả nơi hai hiến chế quan trọng “Lumen Gentium” và “Gaudium et Spes”, vẫn còn là “một địa bàn chúng ta cần phải sử dụng trong thế kỷ giờ đây mở màn” (Novo Millennio Ineunte, 57).


4.     Chư huynh thân mến, vào cuộc gặp gỡ mở đầu này của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô với càc vị giám mục Hoa Kỳ, Tôi muốn tái xác nhận niềm tin tưởng của Tôi nơi Giáo Hội ở Hoa Kỳ, niềm cảm nhận của Tôi về đức tin sâu xa của những người Công Giáo Hoa Kỳ cũng như lòng tri ân của Tôi đối với nhiều đóng góp của họ cho xã hội Hoa Kỳ cũng như cho đời sống của Giáo Hội trên khắp thế giới. Với cái nhìn của đức tin thì giây phút khó khăn hiện nay cũng là giây phút hy vọng, một niềm hy vọng “không làm thất vọng” (Rm 5:5), vì nó được bắt nguồn từ Thánh Thần, Đấng liên lỉ làm phát sinh những năng lực mới mẻ, những ơn gọi và những sứ vụ nơi Thân Mình Chúa Kitô.


Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Đặc Biệt, được cử hành với tâm thức về biến cố lịch sử 11/9/2001, đã có lý nhận định rằng giám mục được kêu gọi trở thành một ngôn sứ, chứng nhân và tôi tớ của niềm hy vọng thế giới (x Pastores Gregis, 3), không những vì ngài loan báo cho tất cả mọi người nguyên nhân của niềm hy vọng Kitô giáo (x 1Pt 3:15) mà còn vì ngài làm cho niềm hy vọng này hiện diện nơi thừa tác mục vụ của ngài là thừa tác mục vụ tập trung ở 3 lãnh vực thánh hóa, giảng dạy và quản trị. Việc thực hiện chứng từ ngôn sứ này nơi xã hội Hoa Kỳ hiện nay, như nhiều vị trong chư huynh cho biết, càng ngày càng khó khăn bởi hậu quả của vụ gương mù mới đây cũng như tình hình thù oán công khai đối với Phúc Âm nơi một số lãnh vực của quần chúng, tuy nhiên nó vẫn không phải là những gì có thể tránh né hay ủy thác cho ai khác. Chính vì xã hội Hoa Kỳ đang phải đối đầu với một thứ mất mát đáng ngại cái cảm quan về siêu việt tính cũng như với một tình trạng chấp nhận một thứ văn hóa vật chất mau qua mới hết sức cần đến một chứng từ hy vọng như vậy. Chính nhờ hy vọng mà chúng ta đã được cứu độ (x Rm 8:24); Phúc Âm của niềm hy vọng giúp chúng ta có thể nhận thức được sự hiện diện an ủi của Vương Quốc Thiên Chúa giữa thế giới và cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng, bình an và hướng dẫn thay thế cho nỗi vô vọng gây ra sợ hãi, hận thù và bạo lực trong lòng mỗi một cá nhân cũng như nơi chung xã hội.


5.     Đó là lý do Tôi nguyện cầu để cho những cuộc gặp gỡ của chúng ta đây chẳng những củng cố mối hiệp thông giáo phẩm là điều nối kết Vị Kế Thứa Thánh Phêrô với chư huynh giám mục của mình ở Hiệp Chủng Quốc, mà còn sinh muôn vàn hoa trái cho việc phát triển Giáo Hội địa phương của quí huynh trong niềm hiệp nhất và lòng nhiệt thành truyền giáo để quảng bá Phúc Âm. Nhờ đó, Giáo Hội địa phương mới tiến tới chỗ phản ảnh trọn vẹn hơn nữa “mầu nhiệm cao cả” của Giáo Hội, một Giáo Hội, theo lời của Công Đồng Chung Vaticanô II, ở trong Chúa Kitô là một “bí tích hiệp nhất sâu xa với Thiên Chúa và hiệp nhất tất cả nhân loại” (Lumen Gentium, 1), là những hoa trái đầu mùa của Vương Quốc Thiên Chúa và là hình bóng tiên báo cho thấy trước một thế giới giải hòa và bình an.


Trong những tháng tới đây, Tôi muốn chia sẻ với chư huynh cũng như chư huynh giám mục của các huynh một loạt suy tư về việc hành sử sứ vụ giáo phẩm về 3 khía cạnh khiến vị giám mục, bởi việc truyền chức, được nên giống Chúa Giêsu Kitô linh mục, ngôn sứ và đế vương. Tôi hy vọng rằng việc suy tư liên tục về tặng ân và mầu nhiệm được ký thác cho chúng ta sẽ góp phần vào việc hoàn trọn thứa tác vụ của chư huynh như những người rao giảng Phúc Âm cũng như vào việc canh tân Giáo Hội ở Hiệp Chủng Quốc. ……..


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 2/4/2004)