GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 4/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: Xin cho việc sửa soạn đầy đủ để giúp những ứng viên chịu chức thánh cũng như cho việc huấn luyện thường xuyên để giúp các vị thừa tác viên chức thánh được thực hiện một cách cận thận kỹ lưỡng”.

Ý Truyền Giáo: Xin cho tinh thần truyền giáo 'cho muôn dân' trở thành vấn đề ưu tư và là vấn đề liên lỉ dấn thân nơi sinh hoạt mục vụ thường xuyên của cộng đồng Kitô giáo”.  

___________________________________________

 NGÀY 15 THỨ NĂM

 

ĐTC GPII với bài giáo lý cho buổi triều kiến chung hằng tuần về Mầu Nhiệm Phục Sinh

Thứ Tư 14/4/2004, ĐTC đã chia sẻ với 25 ngàn người tham dự buổi triều kiến chung tuần này tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Ngài không đọc bài giáo lý cho buổi triều kiến chung hôm nay, nhưng đọc nhiều lời chào đoàn lữ hành hương thuộc các quốc gia khác nhau bằng các ngôn ngữ khác nhau. Bởi vì, văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết, “theo lời khuyên của vị bác sĩ của Ngài, vì đã mệt mã nhiều với Tuần Thánh, sẽ không tự đọc bản văn cho buổi triều kiến chung”.

Sau đây là những tư tưởng chính yếu trong bài giáo lý của Ngài về Mầu Nhiệm Phục Sinh:

“’Chúa Sự Sống đã chết nhưng nay Người đang sống và chiến thắng!’ Những lời này giúp vào việc suy niệm cho buổi gặp gỡ trong tuần bát nhật Phục Sinh của chúng ta hôm nay đây.

“Chúa Kitô đã chiến thắng sự dữ và sự chết. Các Phúc Âm cho chúng ta biết nhiều chi tiết về việc Ngài gặp gỡ các phụ nữ chạy ra mồ, rồi sau đó với các vị Tông Đồ. Là những chứng nhân, họ là những người đầu tiên rao giảng Phúc Âm về cuộc tử nạn và Phục Sinh của Người…

“Giáo Hội, nơi chất chứa mầu nhiệm cứu độ phổ quát này, truyền đạt phúc âm này từ đời nọ đến đời kia, cho những con người nam nữ ở tất cả mọi thời và mọi nơi.

“Kitô hữu cần phải gặp riêng Chúa Kitô Tử Giá và Phục Sinh, để cho mình được quyền lực yêu thương của Người biến đổi. Khi điều ấy xẩy ra thì buồn sầu trở thành niềm vui, sợ hãi nhường bước cho lòng nhiệt thành truyền giáo.

“’Chúa Kitô là niềm hy vọng của tôi đã phục sinh’. Qua những lời này, bài ca tiếp liên Lễ Phục Sinh nhấn mạnh đến một khía cạnh của mầu nhiệm Phục Sinh mà ngày nay nhân loại cần phải hiểu sâu xa hơn. Bị đe dọa bởi bạo lực và chết chóc, con người tìm kiếm những gì làm cho họ cảm thấy an tâm và vững chắc. Thế nhưng họ có thể tìm thấy hòa bình ở đâu, nếu không phải ở nơi Chúa Kitô, Đấng vô tội, Đấng hòa giải tội nhân với Chúa Cha?

“Trên đồi Canvê, tình thương Chúa đã tỏ dung nhan yêu thương và thứ tha của mình ra cho hết mọi người… Thánh Faustina Kowalska khiêm hạ đã được chọn để loan truyền sứ điệp ánh sáng đặc biệt xứng hợp với thế giới ngày nay này”.


Phản ứng của các gia đình nạn nhân trước chứng từ của bà cố vấn an ninh quốc gia


Trong cuộc điều trần Thứ Năm 8/4/2004, cuộc điều trần 3 tiếng đồng hồ của bà cố vấn an ninh quốc gia Rice, có khoảng 50 người thân của các nạn nhân vụ 911 ngồi ở 3 hàng ghế đầu trong phòng điều trần ở Tòa Đồi Thủ Đô (Capitol Hill).


Ông Stephen Push có vợ là Lisa chết trong chiếc máy bay đâm vào Ngũ Giác Đài nhận định rằng: “Bà ta bỏ nhiều giờ ra để cố đẩy trách nhiệm lên chính phủ cũ hay lên ông Dick Clarke hoặc lên những vấn đề tổ chức vô định hình, và rất khi chấp nhận là vụ này xẩy ra do mình không chu trách”.


Ông Bill Harvey có bà vợ mới cưới được 1 tháng bị chết trong chiếc máy may đầu tiên đâm vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới cũng có cùng một nhận định: “Bà ta là một người đàn bà rất ư là tinh khôn, thế nhưng hôm nay bà ta đã hơi chơi trò kéo giây với ủy ban này. Bà ta đã cố chơi trò chơi chữ khi trả lời một số câu hỏi của ủy ban này, chẳng hạn như phải chăng nó là điều ‘khẩn trương’ hay ‘ưu tiên’. Vấn đề khác nhau ở chỗ nào?”


Ông bà Henry và Elaine Hughes có đứa con trai chết ở lầu thứ 87 thuộc tháp phía nam Trung Tâm Thương Mại Thế Giới cũng đã có cùng nhận định như hai ông chồng trên đây: “Bà ta không thẳng thắn như bà ta đáng lẽ phải tỏ ra. Khi một vấn đề xẩy ra như thế thì người ta cần phải làm sao để đứng lên nói rằng: ‘Quí vị có biết hay chăng? Chúng tôi đã không hành sử đúng đắn, bởi thế giờ đây chúng tôi đang cố làm cho tốt đẹp hơn. Nói rằng bà ta mới mẻ. mới có 233 ngày đó là một thứ chạy tội tôi chưa hề nghe thấy bao giờ”.


Bà Mary Fetchet mất đứa con trai Bradley bày tỏ nhận định thế này: “Dĩ nhiên là hết mọi cơ quan của chính phủ đều làm hỏng chuyện. Vậy thì việc làm cố vấn an ninh quốc gia của bà ta là gì vậy? Tôi nghĩ là chính bà ta phải có trách nhiệm tìm tín liệu từ tất cả các cơ quan không thông đạt này”.


Trái lại, cũng có những người tỏ ra thông cảm với bà Rice: “Tôi cám ơn bà ta đã đến và bà ta đã làm được một việc rất hay”, hay với Tổng Thống Bush: “Tôi nghĩ rằng bất công vì Tổng Thống Bush mới làm việc được một thời gian rất ngắn thôi”, hoặc với chính phủ nói chung vì bất kể ai trong Tòa Bạch Ốc bấy giờ thì: “Những tay (khủng bố) đã sẵn sàng tấn công rồi. Tôi trách 19 người này… và tôi trách kẻ đỡ đầu cho những người này”.

Những chứng từ mới về vụ 911 liên quan đến những sơ xẩy nơi hoạt động của FBI

Để chống đỡ về bản văn kiện báo động đề ngày 6/8/2001 mà ông đã được tường trình cũng vào tháng 8 này, Tổng Thống Bush, hôm Chúa Nhật Phục Sinh 11/4/2004, ở Fort Hood Texas, đã tự biện minh như sau:

“(Bản văn kiện) này không nói về mối đe dọa khủng bố. Không nói gì về thời gian hay địa điểm tấn công. Nó chỉ nói rằng Osama bin Laden có ý định tấn công Hoa Kỳ. Đúng, tôi biết điều ấy. Những gì tôi muốn biết là có bất cứ điều gì đặc biệt sẽ xẩy ra ở Hoa Kỳ cần chúng tôi phản ứng hay chăng”.

Thế nhưng, một phần tử của ủy ban điều tra là ông Richard Ben-Veniste cho biết cũng vào cùng Ngày Chúa Nhật là bản văn kiện này cùng với những bản tường trình cùng những sự vụ xẩy ra khác đã đủ tạo nên “một tổng khối tín liệu quan trọng” về những dự án bin Laden có thể ra tay. Trước hết là đầu đề của bản văn kiện đề ngày 6/8/2001 ghi rõ “Bin Laden Đã Quyết Định Tấn Công Ở Hoa Kỳ”. Ông Ben-Veniste, người trước đây đã tố giác vụ Watergate ở thập niên 1970, đã cho các phóng viên báo chí biết như sau:

“CIA đã nhắc nhở vị tổng thống bằng tựa đề … ‘đừng chỉ nhìn ở hải ngoại cơ hội xẩy ra biến cố ngoạn mục được mọi người đang dự đoán này’. Bản văn này thực sự là muốn cập nhật hóa tín liệu về việc bin Laden đã quyết định tấn công ở Hiệp Chủng Quốc. Nó nói về những tổ ẩn nấp ở Hoa Kỳ. Nó nói về những tay khủng bố xuất nhập Hiệp Chủng Quốc. Nó nói về một hệ thống hỗ trợ cho tổ chức al Qaeda ở Hiệp Chủng Quốc”. Bản tường trình còn cho biết rằng bin Laden, sau khi Hoa Kỳ bắn phi đạn vào căn cứ của hắn ở A Phú Hãn năm 1998, muốn trả thù ở Washington.

Vào Mùa Hè năm 2001, một nhân viên FBI ở Phoenix Arizona đã viết một báo thư về một số nam nhân trẻ người Trung Đông tham dự các trường dạy lái máy bay có thể là nhằm mục đích khủng bố. 10 ngày sau bản tường trình 6/8/2001, cơ quan FBI đã bắt nhốt Zacarias Moussaoui về tội di dân sau khi hắn đưa ra vấn đề tham dự trường dạy lái máy bay của hãng Pan Am ở Minnesota. Tên này, một người pháp gốc Morocca đang bị giam ở nhà tù Liên Bang ở Virginia là người duy nhất bị chính phủ Hoa Kỳ ghép tội có dính dáng đến vụ 911.

Ông Ben-Veniste nhận định tiếp: “(bản tường trình 6/8) đã nói về cách bin Laden hoạch định nhiều năm trước khi ra tay. Vậy nếu quí vị nói về ‘năm 1998 và nói về những gì liên quan tới môi trường đe dọa đặc biệt nhất chúng ta đã từng trải qua ở Hiệp Chủng Quốc thì mới thấy vấn đề liên quan của nó”.

Ông này còn đặt lại vấn đề chứng từ của bà cố vấn an ninh quốc gia hôm Thứ Năm 8/4/2004, chứng từ là Tòa Bạch Ốc không có dấu hiệu nào cho thấy al Qaeda sẽ sử dụng máy bay như những phi đạn tầm xa. Ông cho biết nhóm này đã có “kinh nghiệm sử dụng máy bay làm vũ khí”. Ông nói rằng ông “lấy làm lạ khi Tiến Sĩ Rice không biết gì” về vùng phi không vận trên bầu trời ở Genoa Ý Quốc, vì cuộc họp G8 vào mùa xuân năm 2001 đã cảm thấy lo sợ bị các tay khủng bố lao các chiếc máy bay “vào những dinh thự đang có các nhà lãnh đạo hội họp. Thật vậy, một Hội Đồng Tình Báo Quốc Gia đặc biệt năm 1999 đã tường trình rằng có thể thành phần thánh chiến quân al Qaeda, những tay cảm tử đâm những chiếc máy bay chất đầy chất nổ đâm vào Ngũ Giác Đài, vào CIA và Tòa Bạch Ốc”.

Một phần tử khác, cũng thuộc ủy ban điều tra vụ 911 là ông Slade Gorton, nguyên thượng nghĩ sĩ thuộc đảng Cộng Hòa ở Washington, trong chương trình “Fox News Sunday”, nói rằng theo ông FBI đã không “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa” khi họ thực hiện những cuộc điều tra. Báo thư từ Phoenix và tín liệu ở Minnesota đều đến tay cùng một cơ quan FBI này: “vấn đề quan trọng nhất (trong bản tường trình) đó là câu cho biết FBI đã thực hiện đầy đủ 70 cuộc điều tra tại hiện trường. Tôi không biết là 70 cuộc điều ra tại hiện trường này là ở những nơi nào. FBI không nêu lên chỗ nào cả. Không một ai ở Washington biết đến những nơi đó”.

Qua cuộc phỏng vấn với nguyên Tổng Thống Clinton, ủy ban điều tra đã được vị tổng thống này cho biết là Tòa Bạch Ốc không có khả năng là bao trong việc điều hướng cho FBI. Đó là lý do ông Gorton cho biết: “Theo tôi, FBI mới là cơ quan cần phải hạch hỏi hơn là bà Condoleezza Rice hay ông Dick Clarke (nguyên cố vấn chống khủng bố ở Tòa Bạch Ốc) hoặc bất cứ ai đã điều trần trước ủy ban của chúng tôi”.

Ông Gary Hart ở Colorado, nguyên Thượng Nghị Sĩ thuộc đảng Dân Chủ, người từng đóng vai đồng chủ tịch của ủy ban nhị đảng trước đây nghiên cứu về tình hình an ninh quốc gia, cũng vào ngày Chúa Nhật 11/4/2004, đã cho chương trình truyền hình “In the Money” của CNN biết là ông đã gặp bà Rice 5 ngày trước khi xẩy ra vụ 911, vì ông sợ rằng chính phủ Bush không động đậy gì trước lời kêu gọi được ủy ban của ông đề nghị cần phải ra tay chống nhóm al Qaeda.

Thật vậy, ủy ban mà ông Gary là đồng chủ tịch với nguyên Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Warren Rudman ở New Hampshire đây là Ủy Ban Hiệp Chủng Quốc về Nền An Ninh Quốc Gia Thế Kỷ 21, do Tổng Thống Clinton thiết lập năm 1998 được thượng viện chấp thuận, đã phổ biến bản tường trình đúc kết vào tháng Giêng Năm 2001 với lời tiên đoán là “những người Mỹ có thể sẽ bị chết trên mảnh đất của mình, với một con số đông. Những gì chính phủ này đã làm… tức là cố ý nói rằng nếu ai nói với chúng tôi là có 19 nam nhân đang cướp 4 chiếc máy bay đâm vào Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế và Ngũ Giác Đài vào lúc 9 giờ sáng ngày 11/9 thì chúng tôi không chịu trách nhiệm nữa”.

Ông Hart cho biết ông đã xin để được gặp bà Rice vào ngày 6/9/2001: “Bà là một người ủng hộ tôi khi tôi tranh cử tổng thống vào năm 1984… và từng là bạn lâu năm với tôi. Tôi đã xin gặp bà vào Tháng Chín vì tôi không thấy chính phủ động tĩnh gì về những lời đề nghị của chúng tôi cả. Bà chỉ nói rằng ‘tôi sẽ nói chuyện với phó tổng thống về vấn đề ấy’ thế thôi”.

Trong tuần lễ sau Phục Sinh 2004 này, những nhân viên thuộc các cơ quan CIA và FBI được mời ra điều trần trước ủy ban điều tra vào hai ngày Thứ Ba và Thứ Tư 13-14/4/2004, trong đó có Luật Sư Tổng Biện Lý Liên Bang John Ashcroft và vị tiền nhiệm của ông ta là Janet Reno; Giám Đốc CIA George Tenet, Giám Đốc FBI Robert Mueller và vị tiền nhiệm Louis Freech cùng vị nguyên sử lý thường vụ giám đốc FBI là Thomas Pickard.

Trong khi nhiều chuyên viên luập pháp và nhân viên chính phủ cho rằng cơ quan FBI không giải quyết hiệu nghiệm các báo thư, thì vị chủ tịch của ủy ban hiện điều tra vụ 911 là ông Thomas Kean cho biết cuộc điều trần sẽ chú trọng tới 4 vấn đề sau đây:

“Chính phủ của chúng ta đã làn những gì trước biến cố 911 để đương đầu với mối đe dọa bị khủng bố ở Hiệp Chủng Quốc?

“Mối đe dọa trong năm 2001 là gì và chính phủ của chúng ta đã phản ứng ra sao?

“Cộng đồng tình báo đã đương đầu với mối đe dọa này ra sao?

“Những việc cải cách nào đã được thực hiện từ vụ 911 để đối đầu với mối đe dọa khủng bố ở Hiệp Chủng Quốc, và những thứ cải cách nào đã gặt hái được những thành quả nào?”

Những chứng từ của các nhân viên an ninh quốc gia về vấn đề tổ chức yếu kém nhất là CIA

 

Hôm Thứ Ba 13/4/2004, ông luật sư tổng biện lý Ashcroft đã chẳng những biện hộ cho mình về những lời tố cáo là ông ít chú trọng tới những mối đe dọa khủng bố trước biến cuộc 911, mà còn đổ cho chính phủ Clinton về việc chính phủ này có những nỗ lực chống khủng bố một cách khập khễnh.


Chứng từ của ngày hôm nay của các nhân vật trong chính phủ Clinton và Bush, bằng cách này hay cách khác, đều qui trách cho những vấn đề như thiếu phương tiện, thiếu ngân khoản, bị hạn chế vô lý và có những vị lãnh đạo thiếu chú trọng là những gì cho thấy lý do tại sao những nỗ lực chống khủng bố không đủ mạnh mẽ trước biến cuộc 911.


Luật sư tổng biện lý Ashcroft chỉ trích chính phủ Clinton như thế này: “Chúng tôi không biết cuộc tấn công xẩy ra vì gần một thập niên chính phủ của chúng ta đã nhắm mắt lại trước kẻ thù. Các nhân viên của chúng ta đã bị cô lập bởi những bức tường do chính phủ dựng lên, bị những hạn chế của chính phủ còng tay và bị thiếu thốn kỹ thuật thông tin căn bản”.


Tuy nhiên, ông Thomas Pickard, nguyên sử lý thường vụ vai trò giám đốc FBI cho biết ông Ashcroft đã bãi bỏ những lời cảnh giác về các thứ đe dọa khủng bố vào mùa hé năm áy và đã không chịu kêu gọi thêm ngân quĩ chống khủng bố. Ông Pickard nói rằng theo bản tường trình thì “vào cuối Tháng 6 và trong Tháng 7, ông đã gặp Tổng Biện Lý Ashcroft mỗi tuần một lần. Ông nói với chúng tôi rằng ông tự tường trình cho vị tổng biện lý ấy về những mối đe dọa này, và sau hai lần tường trình, vị tổng biện lý đã nói với ông rằng vị ấy không muốn nghe đến tín liệu này nữa”. Ông Pickard còn cho biết thêm, mặc dù Tổng Thống Bush đã nhận được báo thư đề ngày 6/8/2001, nhưng cả vị tổng thống này lẫn vị tổng biện lý Ashcroft đều không muốn gặp ông giữa khoảng thời gian này và cuộc khủng bố 911.


Ông J. Cofer Black, vị cầm đầu truing tâm chống khủng bố của CIA cho biết những bản tường trình tình báo vào mùa hè năm 2001 đã nói đến một cuộc khủng bố tấn công “đại thể” đang diễn tiến: “tiếc thay, không có một cuộc khủng bố tấn công nào xác định rõ về phương pháp, thời gian và địa điểm. Những nơi chúng tôi có dấu vết lại là dự án đang thực hiện tấn công ở Trung Đông hay Âu Châu”. Ông còn cho biết thêm vào lúc ấy ông và đồng nghiệp của ông “hết sức thảm thương. Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể. Chúng tôi đã làm hết sức mình”. Thế nhưng, cơ quan của ông bị thiếu tiền và nhân viên là những gì “làm tổn hại trầm trọng đến việc hoạt động và phân tích của chúng tôi”.

 

Ngày Thứ Tư 14/4/2004, giám đốc CIA Tenet đã bày tỏ nhận định của mình về cơ quan CIA của ông là “hệ thống ống nước” của cơ quan này, tức hạ tầng cơ sở cần để huấn luyện và dò thám hiện trường, đã bị bỏ bê đã lâu và đang sửa chữa vào thời gian xẩy ra cuộc khủng bố tấn công. Bởi thế, theo vị giám đốc này thì cộng đồng tình báo của Hoa Kỳ cần một thời gian “năm năm nữa mới có một loại dịch vụ mật thám xứ sở của chúng ta cần có” để chống khủng bố. Lời thẩm định này đã làm cho ủy ban điều tra lấy làm lo âu.

 

 

Ông Mueller giám đốc cơ quan FBI, cũng trong cùng ngày Thứ Tư này, đã cho biết rằng cơ quan FBI của ông đã phá vỡ những bức tường trong nội bộ, nhất là giữa những hoạt động tình báo và an ninh, cũng như với các cơ quan khác để chiến đấu chống khủng bố một cách tốt đẹp hơn. Ông này còn nhận định là việc tạo nên một cơ quan tách biệt để thu thập tín liệu tình báo ở Hiệp Chủng Quốc “sẽ là một lầm lỗi nặng”. Việc phân rẽ những phận vụ an ninh và tình báo sẽ làm cho cả hai cơ quan này “chiến đấu chống khủng bố bằng một tay bị trói ở đằng sau lưng”.

Một Số Đoạn từ Bản Tường Trình 11 của Ủy Ban Điều Tra Vụ 911
 

Hôm Thứ Tư 14/4/2004, sau ba cuộc điều trần với nhiều nhân vật thuộc hai chính phủ hiện tại và mới tiền nhiệm liên quan đến nội vụ biến cố 911, Ủy Ban điều tra đã có những nhận định trong bản tường trình 11 được phổ biến vào sáng Thứ Tư như sau:

“Việc điều tra của chúng tôi cho tới nay đã thấy cộng đồng tình báo cố gắng thu thập và phân tách về hiện tượng khủng bố xuyên quốc gia từ giữa đến cuối thập niên 1990.

“Dù có nhiều viên chức tận tâm làm việc ngày đêm trong nhiều năm để ghép lại tin tức thành một tổng hợp chung về chứng cớ liên quan đến nhóm al Qaeda cũng như để tìm hiểu những mối đe dọa ấy, nhưng cuối cùng thì vẫn không thể tiến đến chỗ thành đạt trước cuộc tấn công 911.

“Cho dù có nhiều bản tường trình về Osama bin Laden cũng như về tổ chức al Qaeda đang phát triển của hắn, nhưng vẫn không có một thẩm định toàn diện nào về loại kẻ thù này, cả việc đi đến chỗ thỏa thuận với nhau hay làm sáng tỏ những điều khác biệt của nhau.

“Không kể đến những trường hợp ngoại lệ liên quan tới những cuộc tấn công bằng các thứ vũ khí hóa chất, sinh trùng, phóng xạ hay nguyên tử, những phương pháp được phát triển cả bao thập niên để cảnh giác những cuộc tấn công bất ngờ đã không được đem ra sử dụng vào vấn đề cảnh giác chống những cuộc khủng bố tấn công.

“Nơi những gì tình báo thu góp được, mặc dù có nhiều nỗ lực tuyệt vời, vẫn thiếu một cuộc kiểm điểm tổng quan về những gì cộng đồng này biết được, những gì cộng đồng ấy không biết, để phác họa một dự án chung cho cả một cộng đồng để khỏa lấp đi những khoảng trống ấy.

“Vị giám đốc cơ quan tình báo (là George Tenet) đã làm việc trong và chịu trách nhiệm cho một cộng đồng các cơ quan liên hệ bị lỏng lẻo cũng như những văn phòng phân bộ thiếu động lực cộng tác, hợp lực và chia sẻ tín liệu với nhau. Như các vị tiền nhiệm của mình, ông ta đã dồn nỗ lực của mình vào những gì có thể làm tăng thêm giá trị thượng thặng mà thôi - CIA là một phần nhỏ thuộc khả năng tình báo toàn diện của quốc gia. Bởi thế, vấn đề được đặt ra ở đây là ai chịu trách nhiệm về tình báo?”