GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 4/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: Xin cho việc sửa soạn đầy đủ để giúp những ứng viên chịu chức thánh cũng như cho việc huấn luyện thường xuyên để giúp các vị thừa tác viên chức thánh được thực hiện một cách cận thận kỹ lưỡng”.

Ý Truyền Giáo: Xin cho tinh thần truyền giáo 'cho muôn dân' trở thành vấn đề ưu tư và là vấn đề liên lỉ dấn thân nơi sinh hoạt mục vụ thường xuyên của cộng đồng Kitô giáo”.  

___________________________________________

 NGÀY 19 THỨ HAI

ĐTC GPII với tình hình Iraq hiện nay

Trong huấn từ truyền tin Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh 18/4/2004, Lễ Chúa Tình Thương, ĐTC GPII đã kêu gọi thành phần thực hiện những cuộc bắt cóc lực lượng ngoại quốc hãy thả các con tin bị họ bắt giữ. Ngài cho biết Ngài đã “hết sức cảm thấy buồn khi theo dõi tin tức thê thảm diễn tiến ở Thánh Địa và Iraq. Trong tâm tưởng và nguyện cầu, Tôi đặc biệt gần gũi với những gia đình của tất cả những ai đang lo sợ về số phận của những người thân của mình, nhất là tất cả những ai đang bị bắt làm con tin. Tôi kêi gọi những người thực hiện các cuộc bắt cóc hãy có một cảm quan nhân bản…Tôi xin họ hãy trả về cho các gia đình những người họ đang bắt giữ, Tôi nguyện cầu Thiên Chúa tình thương cho các người dân ở Thánh Địa và Iraq cũng như cho những ai ở miền này đang dấn thân cho việc hòa giải và bình an”.
 

Vị tân thủ tướng của Tây Ban Nha là Jose Luis Rodriguez Zapatero, vị vừa tuyên thệ nhậm chức vào Ngày Thứ Bảy 17/4/2004, đã cho dân chúng qua truyền hình toàn quốc biết hôm Chúa Nhật 18/4/2004, rằng vị bộ trưởng quốc phòng của ông là Jose Bono, đã được lệnh sắp xếp để thực hiện việc đem 1.400 quân ở Iraq về nước sớm bao nhiêu có thể, sau khi Hội Đồng Nội Các của ông tuyên thệ nhậm chức vào Chúa Nhật 18/4/2004. Vị tân thủ tướng 43 tuổi này được tuyển cử sau 3 ngày xẩy ra cuộc khủng bố tấn công chuyến xe lửa ở thủ đô Ma Ní ngày 11/3/2004 làm thiệt mạng 190 người và thương tích cho 1.800 người.

Riêng về phần lực lượng Hoa Kỳ, hôm Chúa Nhật 18/4/2004, con số tử vong xẩy ra trong ngày này là 11 quân nhân, tăng con số thương vong của Hoa Kỳ ở Iraq từ đầu tới nay là 700 mạng.
 

Hôm Thứ Ba 13/4/2004, vị giáo sĩ thuộc phái Hồi giáo Shitte đang được nhân dân tôn sùng và mộ mến là Muqtada al-Sadr, qua một cuộc phỏng vấn trên truyền hình al-Manar, một hệ thống truyền hình của người Labanese do nhóm chiến đấu quân Hezbollah chủ trương và thực hiện, đã tuyên bố là ông muốn lực lượng Hoa Kỳ phải ra khỏi Iraq và ông sẵn sàng hy sinh mạng sống để đạt được mục đích này. Nhóm Hezbollah là một nhóm chiến đấu quân ở Labanon đang tìm cách thiết lập một quốc gia Hồi giáo cực thủ. Nhóm này đã từng thực hiện những cuộc tấn công Do Thái từ Labanon. Vị giáo sĩ này đã ủng hộ nhóm này chống lại Do Thái.

“Tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống mình và tôi kêu gọi nhân dân Iraq đừng để cho cái chết của tôi đưa đến chỗ sụp đổ cuộc chiến đấu cho tự do hầu chấm dứt tình trạng bị chiếm đóng này. Tôi không ngại hiến mạng sống của tôi cho xứ sở cao quí và yêu dấu này. Thế nhưng tôi muốn nhắn gửi nhân dân Iraq là cái chết của tôi không được làm họ ngưng theo đuổi những gì họ muốn trong việc loại trừ việc bị chiếm đóng, theo đuổi độc lập cũng như theo đuổi việc truyền bá Hồi giáo và hòa bình khắp thế giới.

 

"Tôi không phải là những gì quan trọng, tôi chỉ là một xác thể, Anh Em mới là một dân tộc tự do hào hùng loại trừ tất cả mọi thứ chiếm đóng cũng như tất cả mọi thứ tấn công. Bởi vậy mà tôi không sử dụng cái chết của tôi như là một thứ cớ để ngăn chặn những gì làm Thiên Chúa hài lòng cũng như những gì làm cho lề luật Hồi giáo được truyền lan. Đối với vấn đề đe dọa đến mạng sống của tôi thì sát hại, giam nhốt hay chiến thắng là những gì chúng ta đã quen thuộc. Tất cả những gì Thiên Chúa gửi đến đều là những gì nhân hậu xót thương.

 

"Việc thương thảo được thực hiện giữa các phái nhóm và đảng phái. Tôi không thương thảo với bất cứ ai sát hại nhân dân của tôi, nhân dân Iraq. Tất cả mọi cửa ngõ vẫn mở rộng cho tất cả mọi cơ hội xẩy ra. Tôi sẽ không đóng bất cứ cửa ngõ nào. Tôi sẵn sàng mở bất cứ cửa nào giúp cho nhân dân Iraq đáng được hưởng lòng xót thương. Tôi là người phục vụ vai trò lãnh đạo tôn giáo và tôi sẽ làm bất cứ những gì vai trò lãnh đạo này cần đến tôi”.
 

Vào hôm Thứ Tư 14/4/2004, vị giáo sĩ này, qua phát ngôn viên của ông cho biết, muốn giải giới lực lượng chiến đấu của ông và bỏ đi những điều kiện liên quan tới việc thương thảo với lực lượng Hoa Kỳ nếu hội đồng tinh thần của giáo phái Hồi giáo Shitte chấp thuận. Lực lượng Hoa Kỳ đang bao vây Najaf là nơi vị giáo sĩ này đang ở, và đang chiến đấu với nhóm chiến đấu quân của ông ta, nhóm Đạo Quân Mehdi ở Thành Phố Sadr bên cạnh thủ đô Baghdad cùng những tỉnh khác nhau ở miền nam thủ đô này. Lực lượng chiến đấu quân của ông mạnh ở Najaf và Karbala.

Người phát ngôn viên của ông là Sheikh Qais al-Kahzaaly phát biểu ở một cuộc họp báo ở Najaf là: “Có những điều kiện được Sayid Muqtada al-Sadr đặt ra và là những điều kiện đòi tất cả các lực lượng liên minh phải rút khỏi thành thánh Najaf, thành thánh Karbala cũng như bất cứ thành thánh nào. Đồng thời cũng có điều kiện là các tù nhân bị bắt thuộc nhóm al-Sadr đều phải được thả ra. Sayid Muqtada al-Sadr đã đồng ý bỏ đi những điều kiện này nếu và chỉ nếu trước hết được thẩm quyền tôn giáo đồng ý như vậy. Các thành thánh không được chiếm đóng bởi các lực lượng Hoa Kỳ. Những thánh thánh không cho bất cứ một ai khác ngoài nhân dân Hồi Giáo… Đó là đường lối, một đường lối bao giờ cũng thế”.

Cuộc chiến đấu với các lực lượng của vị giáo sĩ này bắt đầu xẩy ra từ đầu tháng 4/2004 sau khi lực lượng liên minh đóng cửa tờ báo của ông ta là tờ Al Hawza vì tờ này kích động bạo lực. Một phần tử của Hội Đồng Quản Trị Iraq lâm thời là ông Abdul-Karim Mahmoud al-Mohammedawi đã đến Najaf và Karbala để nói chuyện với những vị thẩm quyền tôn giáo ở đây.
 

Trong khi đó, vào tối hôm Thứ Ba 13/4/2004, trong buổi họp báo ở Phòng Đông ở Tòa Bạch Ốc, trước những vấn đề về Iraq và những nỗ lực của chính phủ mình trong việc chống khủng bố, Tổng Thống Bush vẫn tỏ ra cương quyết nhất định không trao quyền cho Iraq cho đến ngày hạn định là 30/6/2004. Ông nói rằng chẳng những nhân dân Iraq “không ủng hộ một thứ chiếm đóng vĩnh viễn” mà cả nhân dân Hoa Kỳ cũng thế. “Chúng ta không phải là một quyền lực thực dân đế quốc. Chúng ta là một quyền lực giải phóng”.

Ông công nhận là những tuần vừa qua là những “tuần ghê gớm” nhưng vẫn cho rằng hầu hết ở Iraq vẫn “tương đối yên ổn”. Ông nhận thấy rằng tàn quân của nhà lãnh đạo Saddam Hussein cùng với các tay chiến đấu quân Hồi giáo và những tay khủng bố từ các nước khác đã thực hiện những cuộc tấn công lực lượng Hoa Kỳ gần đây. Bởi thế, ông cho biết: “Nếu cần thêm lực lượng tôi sẽ gửi thêm sang đó”. Ông còn cho biết là ông ra lệnh cho các vị tướng lãnh đạo ở Iraq phải sử dụng “lực lượng quyết chiến” để phục hồi trật tự và bảo vệ quân đội Hoa Kỳ ở Iraq: “Chúng ta sẽ không để cho tình trạng xáo động tràn lan”. Hôm Thứ Hai 12/4/2004, vị Tướng thuộc Tổng Tư Lệnh Hoa Kỳ là John Abizaid đã cho Ngũ Giác Đài biết là ông cần khoảng 1 ngàn quân nữa ở Iraq để đương đầu với tình trạng nổi loạn hung tợn ở đây.

Đáp lại vấn đề được một phóng viên đặt ra so sánh Iraq với trường hợp chiến tranh Việt Nam mà Hoa Kỳ trước đây đã bị sa lầy, ông hoàn toàn phủ nhận: “Tôi nghĩ việc so sánh này là điều sai lầm. Tôi cũng nghĩ là việc so sánh này làm cho quân đội của chúng ta hiểu lầm và làm cho cả kẻ thù của chúng ta lầm lẫn nữa”.

Cuộc họp báo tối Thứ Ba này là cuộc họp báo đơn thân thứ 12 trong hạn kỳ làm tổng thống của ông. Ông đã thực hiện ít cuộc họp báo chính thức hơn các vị tổng thống trong lịch sử hiện đại. Ông đã trả lời những câu hỏi của các phóng viên trong những hoàn cảnh không được chính thức cho lắm. Không có hạn định thời gian cho các cuộc họp báo nào, nhưng các cuộc trước đây chỉ kéo dài từ 45 tới 1 tiếng đồng hồ.